Chương 9. Vắng bóng người là tự do của người đó

Chương 9. Vắng bóng người là tự do của người đó

Price:

Read more

Dhammapada: Con đường của Phật (Tập 7)
Chương 9. Vắng bóng người là tự do của người đó


Con đường tám làn.
Có bốn chân lí.
Mọi đức hạnh nằm trong tách rời.
Người chủ có mắt mở.
Đây là con đường duy nhất,
Con đường duy nhất để mở mắt.
Theo nó đi.
Đánh lừa ham muốn.
Theo nó tới tận cùng của buồn khổ.
Khi ta rút mũi tên khổ ra
Ta chỉ cho ông con đường.
Chính ông phải làm nỗ lực.
Thầy chỉ chỉ con đường.
Nhưng nếu ông thiền và tuân theo luật
Ông sẽ tự giải phóng mình khỏi ham muốn.
Phật Gautama đã làm việc vất vả trong sáu năm trong đủ mọi loại kỉ luật để về nhà, để biết chân lí của bản thể mình, để nhận ra nghĩa của cuộc sống. Nhưng ông ấy đã hoàn toàn thất bại - không phải bởi vì ông ấy thiếu nỗ lực, không phải bởi vì ông ấy không cam kết với phương pháp ông ấy đang thực hành, mà bởi vì ông ấy đã không có tính thiền trong chúng. Nỗ lực của ông ấy, theo một cách nào đó, là bề ngoài, chúng không nảy sinh từ cốt lõi bên trong nhất của ông ấy. Ngược lại, chúng bị áp đặt từ bên ngoài bởi người khác - theo truyền thống, theo thầy giáo, theo kinh sách.
Sau sáu năm nỗ lực gian khổ và thất vọng ông ấy nhận ra điều này: "Mình có thể được biến đổi chỉ khi cái gì đó trở thành cái nhìn xuyên thấu riêng của mình, khi cái gì đó tới trong cách nhìn riêng của mình. Cách nhìn vay mượn sẽ không có tác dụng, phương pháp vay mượn sẽ không có tác dụng. Kinh sách sẽ làm mình thành vẹt, nhưng chúng không thể làm mình thành người chứng ngộ."
Sau sáu năm ông ấy thay đổi toàn thể cách sống của ông ấy: ông ấy bắt đầu sống từ bên trong. Và điều đó trở thành điểm ngoặt. Điều đó trở thành cuộc hành trình vô tận vào chân lí. Điều đó trở thành việc bắt đầu của vui vẻ, lễ hội vĩnh hằng.
Điều đó là tự nhiên. Mọi người lúc ban đầu đều theo người khác; điều đó tới dễ dàng. Bản thân bạn không biết đi đâu, làm gì, làm sao làm nó. Bạn bắt đầu hỏi chuyên gia. Và vấn đề là ở chỗ trong truy tìm tâm linh không có chuyên gia - không thể có được, bởi vì từng cá nhân đều duy nhất tới mức tính chuyên gia là không thể có được.
Tính chuyên gia là có thể nếu không có tính cá nhân. Về vật chất bạn có thể đi tới kết luận - vật chất là dự đoán được - nhưng về con người bạn không thể đi tới kết luận được theo cùng cách. $ketdoan $modoan
Cái gì đó về con người vẫn còn không dự đoán được, và phẩm chất không dự đoán được đó là chính tinh hoa của người đó. Đó là điều làm cho người đó thành con người; đó là tự do của người đó. Người đó không bị gắn với luật nhân quả; người đó vận hành theo một loại luật khác toàn bộ. Người đó có thể cư xử theo cách mà nó sẽ không thể nào là quan niệm nổi cho bạn, khi nhìn tình huống, khi được cho tình huống để hình dung. Nếu bạn mà dự đoán được điều đó, dự đoán của bạn sẽ dường như có vẻ ngớ ngẩn. Nhưng con người có thể hàng động bên ngoài luật nhân quả.
Thế thì làm sao giúp cho con người? - làm sao quan niệm thầy giúp được người khác? Thầy giúp không phải bằng việc cho thông tin, chỉ dẫn chi tiết; thầy giúp chỉ bằng chỉ dẫn. Thầy gợi ý, thầy không hướng dẫn. Đó là một trong những điều bản chất nhất cần được hiểu về Phật: ông ấy không phải là người hướng dẫn. Ông ấy không cho bạn toàn thể bản đồ của cuộc hành trình mà chỉ cho chỉ dẫn, gợi ý mơ hồ, tinh tế. Bạn không cần theo ông ấy về mọi chi tiết. Bạn có thể hiểu ông ấy và thế rồi bạn sẽ phải làm việc theo phong cách sống riêng của bạn.
Và tôi hoàn toàn đồng ý với ông ấy. Ông ấy biết nó theo cách vất vả; tôi cũng biết nó theo cách vất vả.
Nghe tôi - lắng nghe với trái tim cởi mở. Cố hiểu điều đang được truyền đạt cho bạn, nhưng đừng theo nó một cách máy móc. Để điều đó đầu tiên trở thành hiểu biết trong bạn, thế rồi đi theo hiểu biết của bạn, không theo chỉ dẫn của tôi. Chỉ dẫn của tôi chỉ có thể giúp bạn ngước mắt lên trời. Nó không thể cho bạn hình mẫu sống cố định; nó không thể cho bạn kỉ luật nhưng nó có thể cho bạn chiều hướng. Và sự khác biệt là lớn lao: chiều hướng là hiện tượng khác toàn bộ; mô tả, mô tả chi tiết, làm cho bạn thành nô lệ.
Chỉ là mở ra... ngón tay chỉ trăng có ích mênh mông. Bạn không cần níu bám lấy ngón tay, bạn không cần tôn thờ ngón tay. Thực ra, khi bạn bắt đầu nhìn vào trăng bạn phải quên tất cả về ngón tay. Bạn sẽ cảm thấy biết ơn, nhưng bạn sẽ không là người bắt chước. Bạn sẽ là cá nhân theo quyền riêng của mình. Bạn sẽ là tâm thức tự do. Đó là thông điệp nền tảng của Phật.
Ông ấy nói:
Con đường tám làn.
Nhớ lấy, đó chỉ là gợi ý. "Con đường tám làn" đơn giản là cách diễn đạt kinh nghiệm của ông ấy, cho bạn một chiều hướng nào đó. Điều tinh tuý của con đường tám làn là ở từ 'chính'. Phật dùng từ 'chính' về mọi thứ. Ông ấy chia cuộc sống thành tám phần và ông ấy dùng 'chính' cho từng phần: chính thức ăn, chính nỗ lực, chính lưu tâm, chính định, vân vân và vân vân. Và vấn đề không phải chỉ là tám điều; nếu bạn hiểu, thế thì nó phải được dùng như một chiều hướng.
Bất kì điều gì bạn đang làm cũng đều có thể được làm theo cách sai hay theo cách đúng; cả hai phương án này bao giờ cũng có đó. Cho nên bạn phải hiểu điều ông ấy ngụ ý bởi "chính," điều tinh tuý của nó. Bạn phải thưởng thức hương vị của cái chính, thế thì bạn có thể áp dụng nó vào mọi thứ mà bạn đang làm. Bạn đang bước đi: bạn có thể bước theo cách đúng và bạn có thể bước theo cách sai. Bạn đang nói: bạn có thể nói theo cách đúng, bạn có thể nói theo cách sai. Bạn đang nghe: bạn có thể nghe theo cách đúng, bạn có thể nghe theo cách sai. $ketdoan $modoan
Nếu bạn lắng nghe đủ mọi loại định kiến, đó là cách nghe sai; nó thực sự là cách không lắng nghe. Bạn có vẻ như lắng nghe, nhưng bạn chỉ nghe chứ không lắng nghe. Nghe đúng nghĩa là bạn gạt tâm trí mình sang bên. Nó không có nghĩa là bạn trở nên cả tin, rằng bạn bắt đầu tin vào bất kì điều gì được nói cho bạn. Nó chẳng liên quan gì tới tin hay không tin. Lắng nghe đúng nghĩa là, "Tôi không bận tâm ngay bây giờ liệu có tin hay không tin. Không có vấn đề đồng ý hay bất đồng vào khoảnh khắc này. Tôi đơn giản cố gắng lắng nghe bất kì cái gì đang đấy. Về sau tôi có thể quyết định cái gì là đúng và cái gì là sai. Về sau tôi có thể quyết định liệu theo hay không theo."
Và cái đẹp của nghe đúng là thế này: rằng chân lí có âm nhạc riêng của nó. Nếu bạn có thể lắng nghe mà không định kiến, trái tim bạn sẽ nói nó là đúng. Nếu nó đúng, chuông bắt đầu reo trong trái tim bạn. Nếu nó không đúng, bạn vẫn còn xa rời, không quan tâm, dửng dưng; không chuông nào reo trong tim bạn, không đồng bộ nào xảy ra. Đó là phẩm chất của chân lí: rằng nếu bạn lắng nghe nó với trái tim cởi mở, nó lập tức tạo ra sự đáp ứng trong bản thể bạn - chính trung tâm của bạn được nâng lên. Bạn bắt đầu giang đôi cánh; bỗng nhiên toàn thể bầu trời mở ra.
Đó không phải là vấn đề quyết định về mặt logic liệu điều được nói là đúng hay không đúng. Ngược lại, đó là vấn đề về tình yêu, không về logic. Chân lí lập tức tạo ra tình yêu trong tim bạn; cái gì đó được nảy ra trong bạn theo cách thức rất bí ẩn.
Nhưng nếu bạn lắng nghe sai - tức là, đầy tâm trí của bạn, đầy rác rưởi của bạn, đầy tri thức của bạn - thế thì bạn sẽ không cho phép trái tim bạn đáp ứng với chân lí. Bạn sẽ bỏ lỡ khả năng vô cùng, bạn sẽ bỏ lỡ sự đồng bộ. Trái tim bạn đã sẵn sàng đáp ứng với chân lí.... Nó đáp ứng chỉ với chân lí, nhớ lấy, nó chưa bao giờ đáp ứng với cái không thực. Với cái không thực nó vẫn còn hoàn toàn im lặng, không có tính đáp ứng, không bị ảnh hưởng, không bị khuấy động. Với chân lí nó bắt đầu nhảy múa, nó bắt đầu ca hát, cứ dường như bỗng nhiên mặt trời đã mọc và bóng tối không còn nữa, và chim chóc đang hót và hoa sen đang nở, và toàn thể trái đấy thức dậy.
Đích xác giống như điều đó, khi bạn nghe thấy chân lí một cách thực sự, một cách toàn bộ, ngay lập tức cái gì đó thức tỉnh trong bạn. Chân lí có tác động mênh mông đó. Do đó Phật sẽ nói: Lắng nghe đúng, nỗ lực đúng...
Bạn có thể làm nỗ lực tới cực đoan, và thế thì bạn sẽ bỏ lỡ. Bạn có thể làm nỗ lực quá nhiều và bạn sẽ bỏ lỡ, hay bạn có thể làm nỗ lực quá ít và bạn sẽ bỏ lỡ. Bạn có thể trở nên chứng ngộ chỉ khi nỗ lực đích xác được cân bằng, trong thăng bằng.
Từ của Phật là samyaktva; từ này khó dịch. Chỉ một trong các nghĩa của nó là đúng, chính. Nghĩa khác là thăng bằng; và nó có vài phẩm chất khác về điều đó nữa. Nghĩa thứ ba là bình thản. Nghĩa thứ tư là, nhìn vào mọi thứ bằng con mắt như nhau, không phán xét; nhìn vào mọi thứ một cách bình đẳng, không có phán xét hay kết luận trước nào - nhìn vào mọi thứ mà không kết luận chút nào. Bởi vì nếu bạn đã có kết luận rồi, bạn không thể nhìn vào một thứ như nó đang vậy; kết luận của bạn sẽ can nhiễu vào. Nhưng nghĩa quan trọng nhất là đúng, chính.
Chính nỗ lực, nỗ lực đúng sẽ nghĩa là không nghiêng quá nhiều sang trái hay không nghiêng quá nhiều sang phải. Nỗ lực đúng sẽ nghĩa là đích xác như đi trên dây. Bạn đã từng thấy người đi trên dây chưa? Người đó liên tục làm bản thân mình cân bằng giữa bên phải và bên trái. Nếu người đó nghiêng chút ít quá nhiều sang trái người đó sẽ ngã; người đó lập tức làm cân bằng bản thân mình bằng việc chuyển sang phía đối lập. $ketdoan $modoan
Nhưng nếu người đó nghiêng chút ít quá nhiều sang phải người đó sẽ ngã nữa; thế thì lần nữa người đó làm cân bằng bằng việc chuyển sang trái. Người đó liên tục chuyển giữa phải và trái. Cân bằng không phải là cái gì đó tĩnh tại; nó là quá trình động.
Do đó bạn không thể quyết định được tính cách của mình một lần cho tất cả. Và những người quyết định tính cách của họ một lần cho tất cả đều là người chết. Họ đơn giản cứ tuân theo một thường lệ chết; họ không được biến đổi bởi thường lệ chết này.
Cuộc sống là quá trình liên tục, sự vận động - nó là dòng sông. Bạn phải điều chỉnh bản thân mình theo tình huống; bằng không bạn vẫn còn bị cố định, và cuộc sống cứ thay đổi khắp xung quanh. Kết quả duy nhất sẽ là ở chỗ lỗ hổng nảy sinh giữa bạn và cuộc sống của bạn, và lỗ hổng đó tạo ra khổ, buồn.
Bạn bao giờ cũng lỡ tàu. Hoặc bạn tới quá sớm hoặc bạn tới quá muộn, nhưng bạn không bao giờ tới đúng điểm. Bạn hoặc chạy lên trước hoặc bạn tụt lại sau. Bạn hoặc trong quá khứ hoặc trong tương lai. Một số người sống trong kí ức của họ và số khác sống trong tưởng tượng của họ.
Và sống đúng nghĩa là ở trong hiện tại, ở đích xác chính giữa - ở giữa quá khứ và tương lai, ở giữa tưởng tượng và kí ức, ở giữa cái không còn nữa và cái chưa có. Ở đích xác chỗ giữa đó là cái đúng: samyaktva.
Và Phật áp dụng điều này cho mọi mặt của cuộc sống, cho mọi khía cạnh. Bạn có thể ăn quá nhiều và thế rồi một ngày nào đó bạn trở nên mệt mỏi với ăn quá nhiều; bạn chịu đựng, thân thể bạn chịu đựng. Thế rồi bạn bắt đầu nhịn ăn - đó là đi sang cực đoan khác. Thân thể bạn lại chịu đựng, trước hết từ quá nhiều thức ăn, thế rồi từ không có thức ăn chút nào. Khi nào bạn sẽ đích xác ở giữa?
Và nhớ, lại để tôi nhắc lại điều đó: chỗ giữa không phải là điểm cố định. Bạn không thể quyết định được một lần cho mãi mãi rằng đây là chỗ giữa, rằng "Mình sẽ ăn chỉ ngần ấy thôi" - bởi vì nhu cầu của bạn thay đổi. Ngày này bạn đã đi mười dặm, bạn có thể cần thêm chút ít thức ăn. Ngày nọ bạn đã nghỉ ngơi, bạn không làm việc chút nào, đó là ngày nghỉ - bạn sẽ cần ít thức ăn hơn chút ít. Ngày này bạn đã chẻ củi; bạn sẽ cần nhiều thức ăn hơn, thân thể bạn cần nhiều chất nuôi dưỡng hơn. Và ngày nọ trời mưa bạn đơn giản chơi bài; bạn có thể ăn ít thức ăn.
Và thỉnh thoảng thân thể bạn có thể không cần thức ăn chút nào. Nếu bạn ốm sẽ tốt để cho thân thể hoàn toàn nghỉ ngơi, bởi vì ăn nghĩa là làm việc đối với thân thể. Thân thể phải tiêu hoá nó, thân thể phải liên tục làm việc với thức ăn. Thỉnh thoảng điều đó là tốt; nếu bạn cảm thấy rằng thân thể không trong tình trạng tốt, thì không ăn là tốt. Nhưng không có phẩm chất tôn giáo nào về điều đó cả; đây là cách tiếp cận rất khoa học.
Một điều là chắc chắn: rằng không cái gì có thể trở thành hiện tượng tĩnh tại. Bạn phải cứ chuyển động.
Khi bạn còn trẻ bạn sẽ cần giấc ngủ tám giờ. Khi bạn trở nên già bạn sẽ cần giấc ngủ bốn giờ, giấc ngủ ba giờ, và điều đó sẽ là đủ. Khi bạn là đứa trẻ bạn cần mười giờ ngủ. Trong bụng mẹ đứa trẻ cần hai mươi tư giờ ngủ; sau khi sinh, hai mươi hai giờ, rồi hai mươi giờ, rồi mười tám giờ, và dần dần, dần dần... đến cuối cùng, khi một người đi tới chết, người đó chỉ cần giấc ngủ hai giờ và thế là đủ. $ketdoan $modoan
Trong bụng mẹ đứa trẻ đang lớn lên; chín tháng đó người ta lớn lên nhiều tới mức người ta sẽ không lớn nhiều như thế trong thời gian chín mươi năm. Rất nhanh! Nhịp độ này nhanh và chóng tới mức đứa trẻ cần nghỉ ngơi tuyệt đối. Nhưng người già, người đó đã dừng lớn lên từ lâu rồi. Bây giờ thân thể không cần nghỉ ngơi nhiều thế. Thân thể không còn phục hồi bản thân nó; nó đang sẵn sàng chết, quá trình phục hồi đã dừng lại. Bây giờ bất kì tế bào nào đang chết là đang chết; chúng không được tái tạo lại nữa. Do đó, giấc ngủ ngày một ít được cần tới. Bạn không thể cố định nó mãi mãi được.
Có những kẻ ngu cứ cố định nó, người nói, "Tôi đã lấy lời nguyện ngủ chỉ năm tiếng một đêm." Họ sẽ khổ khi họ trẻ, họ sẽ khổ khi họ già; khổ của họ sẽ không bao giờ chấm dứt. Khi họ trẻ họ sẽ khổ bởi vì thân thể có thể cần giấc ngủ mười giờ, giấc ngủ chín giờ, ít nhất cũng giấc ngủ tám giờ - và họ đã quyết định ngủ chỉ năm giờ. Họ sẽ liên tục bỏ lỡ ba giờ đó. Họ sẽ trông hơi buồn, mệt mỏi, khuôn mặt họ bơ phờ, mắt họ bao giờ cũng buồn ngủ. Họ sẽ không biểu lộ thông minh, bởi vì thân thể và tâm trí cần nghỉ ngơi sâu. Họ sẽ đơn giản đi qua cuộc sống như kẻ mộng du, nửa thức nửa ngủ.
Và kinh sách của họ nói rằng nếu bạn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày điều đó nghĩa là bạn là tội nhân, tamasik, rằng bạn đang chịu chứng lờ phờ. Và điều duy nhất mà bạn thực sự chịu đưng là sự ngu xuẩn! Bạn đã quyết định rằng bạn sẽ ngủ chỉ năm giờ khi nhu cầu là tám giờ. Và trong tuổi già bạn sẽ cố gắng ngủ năm giờ và bạn sẽ không thể nào ngủ được, thế thì bạn sẽ khổ bởi vì bạn chỉ có thể ngủ ba giờ thôi. Thế thì cả đêm bạn xoay mình trở mình và làm cả thế giới khổ, và bạn không thể quan niệm được tại sao bạn không thể ngủ được ít nhất năm giờ. Và cố gắng ngủ năm giờ khi bạn chỉ có thể ngủ ba giờ sẽ là sự rối loạn; nó sẽ giữ bạn trong thất vọng. Bạn sẽ liên tục nghĩ rằng cái gì đó đang bị bỏ lỡ.
Đừng bao giờ quyết định như thế. Phật nói: Để cuộc sống của bạn năng động. Nó phải tương ứng với thực tại, với tình huống mà bạn đang ở. Đừng theo các qui tắc chết; đáp ứng với thực tại đi, với cái đang đó. Trong tính đáp ứng đó bạn trưởng thành, bạn trở nên chín chắn. Có tính đáp ứng là đúng.
Và ông ấy nói tính đúng này phải được áp dụng trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Ngay cả với nhận biết, thiền, ông ấy cũng nói "chính tâm" được cần tới - bởi vì người ta có thể trở nên quá bị ám ảnh với thiền.
Người ta có thể trở nên mê say với thiền tới mức người ta có thể bắt đầu trốn khỏi cuộc sống.
Điều đó đã xảy ra trong nhiều thời đại. Hàng triệu người đã trốn khỏi cuộc sống bởi một lẽ đơn giản là họ muốn thiền và cuộc sống là sự quấy rối. Họ không thể thiền được ở bãi chợ, họ không thể thiền được trong gia đình, họ không thể thiền được với trẻ con bu xung quanh. Họ phải đi lên các hang động Himalaya; chỉ thế thì họ mới có thể thiền. Đó là thiền sai. Nếu thiền mà nghèo nàn, mà bất lực đến nỗi bạn không thể thiền được trong nhà riêng của mình, thế thì việc thiền của bạn chẳng đáng giá gì. Nếu nó cần Himalaya, thế thì không phải việc thiền của bạn làm cho bạn im lặng đâu; đó chính là im lặng của Himalaya.
Sau ba mươi năm thiền trên Himalaya, bạn về với thế giới, và thế rồi mọi nỗ lực, toàn thể cuộc hành trình gian nan đó, tất cả ba mươi năm làm việc với bản thân mình đó, sẽ đơn giản biến mất, bay hơi. Thế giới sẽ quấy rối bạn nhiều hơn trước đây, bởi vì bây giờ bạn đã sống bên ngoài thế giới ba mươi năm rồi. Bạn đã trở nên không quen thuộc với nó, với sự ồn ào của nó, mọi người của nó, cách thức của họ. Đây không phải là thiền đúng. $ketdoan $modoan
Thiền đúng phải trở thành sức mạnh trong bạn, không phải là điểm yếu. Nó phải làm cho bạn mạnh hơn - mạnh tới mức bạn có thể ngồi ở bãi chợ và vậy mà vẫn có tính thiền.
Và Phật thậm chí còn dùng từ 'chính' cho đại định samadhi. Điều đó phải được hiểu. Ông ấy nói: "nhận ra đúng chân lí." Người ta tự hỏi, liệu có thể có việc nhận ra sai về chân lí sao? Phật nói có đấy. Samadhi là trạng thái tối thượng khi mọi ham muốn biến mất, mọi ý nghĩ biến mất, toàn thể tâm trí biến mất. Bạn ở trong trạng thái vô trí. Nhưng điều này có thể xảy ra theo hai cách.
Bạn có thể rơi vào trong giấc ngủ sâu, sâu tới mức thậm chí không có cả mơ - tâm trí đã biến mất. Trong giấc ngủ sâu không có ham muốn, không có tâm trí, không có ý nghĩ. Nhưng đây không phải là samadhi - đây là cơn mê!
Và nhiều người - đặc biệt ở Ấn Độ - đi vào cơn mê như thế, và họ nghĩ họ ở trong samadhi. Trong nhiều giờ họ trở nên vô ý thức. Đó là một loại cơn cuồng loạn. Bạn có thể thấy khuôn mặt họ, mồm họ sùi bọt. Bạn có thể thấy phẩm chất của bản thể họ. Họ nằm ườn ra như cái xác; họ không rạng ngời. Bạn sẽ không thấy vui vẻ nào quanh họ, chỉ mỗi một loại trống rỗng tiêu cực. Nhưng họ được coi là những thánh nhân vĩ đại.
Phật nói đây là loại thiền sai và loại samadhi (định) sai. Samadhi đúng nghĩa là bạn phải hiện hữu mà không có tâm trí, tràn đầy thức tỉnh; trong thức tỉnh, ý nghĩ phải biến mất. Dễ dàng rơi vào giấc ngủ, rơi vào cơn mê sâu, vào một loại cơn cuồng loạn nào đó và không có tâm trí; nhưng đó là rơi xuống bên dưới tâm trí chứ không siêu việt lên trên tâm trí. Chính định, samadhi đúng, là siêu việt: bạn đi ra ngoài tâm trí, nhưng bạn tràn đầy tỉnh táo, nhận biết. Chỉ thế thì mới là chính định - khi nó phát triển trong nhận biết và khi nhận biết phát triển qua nó. Khi bạn trở nên chứng ngộ bạn phải tuyệt đối thức tỉnh; bằng không bạn bỏ lỡ bước cuối cùng.
Theo cách này Phật phân chia cuộc sống thành tám phần và gọi con đường của mình là "đường tám làn - bát chính đạo." Con đường tám làn. Nhưng bạn phải nhìn vào cuộc sống của mình, bạn sẽ phải quyết định về cuộc sống của mình. Đừng chỉ theo lời của Phật. theo tinh thần của nó, bởi vì mọi sự đã thay đổi. Trong hai mươi nhăm thế kỉ nó nhất định là như vậy. Bạn đang sống trong một loại xã hội khác, bạn đang sống trong một loại tâm trí khác. Cuộc sống của bạn không còn hệt như nó đã thế trong thời Phật. Cho nên cốt lõi tinh tuý sẽ vẫn còn như cũ, nhưng nhiều điều sẽ phải được thay đổi.
Nhớ rằng bạn phải luôn luôn tỉnh táo, quan sát, cân bằng; bao giờ cũng ở giữa, không bao giờ đi sang cực đoan, không bao giờ trở nên thái quá trong bất kì cái gì. Nhưng thế thì điều bạn phải làm là tìm ra nó; người khác nhau sẽ phải tìm ra các bình diện khác nhau cho cuộc sống của họ.
Nếu bạn đơn giản theo lời Phật - như các Phật tử đang làm trên khắp thế giới... Họ bỏ lỡ toàn bộ vấn đề; họ vẫn cứ làm cùng điều. Phật thường bước đi, họ vẫn đang bước đi, bởi vì bạn phải bước đi theo cách đúng...
Tôi sẽ bảo bạn: không cần bước đi để thực hành cách đi đúng đâu. Bạn có thể ngồi trong máy bay theo cách đúng. Bạn phải áp dụng điều tinh tuý của giáo huấn của Phật vào tình huống của bạn. Ông ấy có thể đã không nói - hiển nhiên rồi - rằng bạn phải ngồi trong máy bay theo cách đúng. Bây giờ, bạn không thể bước đi từ Chicago tới Pune được, bạn sẽ phải tới bằng máy bay; nhưng bạn có thể ngồi trong máy bay theo cách đúng. Và nếu phi công thông báo cho bạn rằng một động cơ đã hỏng và động cơ kia cũng sắp hỏng đến nơi rồi, bạn phải vẫn còn yên tĩnh, tĩnh lặng, cân bằng. Cho dù máy bay bắt lửa và bạn đang rơi sớm hay muộn - vấn đề chỉ là vài khoảnh khắc - bạn sẽ chết, bạn phải giữ nhận biết của mình, bạn phải giữ bình thản của mình. Bạn không trở nên rối loạn. $ketdoan $modoan
Bạn phải áp dụng điều tinh tuý này vào cuộc sống của mình, bằng không mọi sự vẫn còn bề ngoài. Người ta thực hành chúng, nhưng sâu bên dưới người ta vẫn còn không được thay đổi.
Một cô Italia và một cô Do Thái cùng ngồi tắm nắng cạnh nhau tại một khách sạn đẹp ở Miami. Cô Do Thái bắt đầu ba hoa về chồng mình. "Chồng em hào phóng lắm - em xin anh ấy chiếc Cadillac và anh ấy cho em chiếc Rolls Royce!"
"Tốt bụng thế-a!" cô Italia nói.
"Anh ấy tuyệt vời thế. Nếu em hỏi xin chiếc áo khoác ngoài, anh ấy mua cho em chiếc áo lông chồn."
"Tốt bụng thế-a!" lời đáp vang tới.
"Nếu em nói em mệt, anh ấy lập tức cho em tới Miami."
"Tốt bụng thế-a!"
"Thế chồng chị thế nào?"
"Chồng mình," cô Italia nói, "ấy-a tốt bụng thế, anh ấy-a cho mình kết thúc trường học-a ngay, chỗ người ta dạy mình nói 'Tốt bụng thế-a,' thay vì 'Chị đầy cứt-a!'"
Bạn có thể học những từ hoa mĩ. Bạn có thể cứ nói "Tốt bụng thế-a!" và sâu bên dưới bạn vẫn đang nói cùng một điều. Sâu bên dưới bạn không thay đổi chút nào. Kết thúc trường cũng chẳng ích gì. Bạn trở nên có văn hoá, tinh tế, tôn giáo. Bạn thiền, bạn cầu nguyện, bạn làm mọi loại nghi lễ, nhưng chúng vẫn còn là nghi lễ - thậm chí không sâu hơn lớp da. Chỉ gãi chút xíu thôi và bạn sẽ thấy con người thực - và người đó là giống con vật như các con vật khác, hay đôi khi còn hơn. Bởi vì không con vật nào có thể rơi xuống thấp như con người, và không con vật nào có thể vươn lên cao như con người. Sa ngã của con người là lớn, vươn lên của con người là lớn.
Con người là chiếc thang giữa cõi trời và địa ngục, giữa con vật và Thượng đế. Rơi xuống con vật là quá trình vô ý thức; vươn lên tới Thượng đế là nỗ lực có ý thức.
Phật nói:
Con đường tám làn.
Có bốn chân lí.
Đây là bốn chân lí, ông ấy nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại. Thứ nhất: cuộc sống như bạn biết nó là khổ. Ông ấy muốn làm cho bạn nhận biết về hiện tượng là cuộc sống của bạn không là gì ngoài khổ. Nó là tấm thảm kịch dài, dài, nó là thảm kịch. Bạn không muốn nghe những điều như vậy; bạn muốn cứ tin rằng bạn đã trong thiên đường.
Bạn không muốn thấy những vết thương của mình - còn Phật cứ mở đi mở lại những vết thương của bạn. Ông ấy buộc bạn nhìn tất cả những mủ mà bạn đang mang. Do đó mọi người trở nên giận ông ấy. Trước Phật, họ đã được bảo về những điều đẹp đẽ về bản thân họ bởi các tu sĩ và cái gọi là các thầy tôn giáo. $ketdoan $modoan
Phật là người thầy đầu tiên muốn bạn tuyệt đối đích thực về bản thân bạn. Ông ấy muốn bạn trở nên nhận biết về tình huống thực. Ông ấy không quan tâm tới việc hát bài ru con, mối quan tâm của ông ấy là ở việc đánh thức bạn. Ông ấy không phải là người dụ dỗ, ông ấy là người thức tỉnh.
Chân lí thứ nhất cho người tìm kiếm thực, ông ấy nói, là biết rằng đời là khổ. Chân lí thứ hai là ở chỗ có nguyên nhân cho nó. Cách tiếp cận của ông ấy rất khoa học. Ông ấy nói: trước hết trở nên nhận biết rằng cuộc đời của ông là khổ. Nhưng đừng lo, đừng trở nên buồn bởi sự kiện này. Có nguyên nhân cho nó. Và nếu có nguyên nhân cho nó, chân lí thứ ba là: có cách loại bỏ nó. Nếu có nguyên nhân cho nó, nó có thể được gỡ bỏ nguyên nhân. Nếu không có nguyên nhân cho khổ của bạn, thế thì nó không loại bỏ được; thế thì có thất vọng thực sự, thế thì không có hi vọng nào.
Điều đó đích xác là chỗ những người hiện sinh hiện đại tìm thấy bản thân họ. Họ đã hiểu chân lí thứ nhất - rằng đời là khổ, vô nghĩa, ngớ ngẩn - nhưng họ đã không đi ra ngoài điều đó. Sartre, Heidegger, Jaspers, Marcel, họ tất cả đều treo quanh chân lí thứ nhất. Do đó, họ đã tạo ra thất vọng lớn lao trong giới trí thức của toàn thế giới. Nếu cuộc sống là khổ và không có cách nào thoát khỏi nó, tự nhiên điều đó tạo ra vô vọng. Tự nhiên, dường như tự tử là việc làm đúng; cứ tiếp tục sống là hèn nhát. Để làm gì? Nếu nó chỉ là khổ, thế thì sao cứ sống mãi? Sao không trả lại vé? Và cái gì có đó mà biết ơn Thượng đế?
Phật nói: "Đời là khổ" mới chỉ là chân lí thứ nhất. Chân lí thứ hai là: có nguyên nhân cho nó, cho nên đừng lo. Khổ có đó, nhưng bởi vì có nguyên nhân cho nó nên có hi vọng. Và có cách để loại bỏ nó. Con đường tám làn là cách loại bỏ nó.
Và nguyên nhân là gì? Ham muốn - tanha - là nguyên nhân của nó.
Và chân lí thứ tư là chân lí tối thượng: có trạng thái khi khổ không còn nữa: trạng thái của chứng ngộ, giải thoát, niết bàn.
Trong bốn chân lí đơn giản này ông ấy đã tạo ra toàn thể cuộc truy tìm tâm linh, toàn thể nỗ lực tâm linh. Và ông ấy đã rút gọn nó theo cách thực hay và theo cách đơn giản tới mức bất kì ai có chút ít thông minh sẽ thấy chẳng khó hiểu gì.
Có bốn chân lí...
Cuộc sống này mà bạn đang sống là khổ, nhưng đây không phải là cuộc sống duy nhất. Đây là cuộc sống bạn đã chọn. Bạn có thể sống loại cuộc sống khác: Phật đã sống nó, tôi đang sống nó, bạn có thể sống nó. Bạn có thể sống theo cách khác toàn bộ: bạn có thể sống một cách vô ham muốn, bạn có thể sống có tính thiền, bạn có thể sống bằng nhận biết vô chọn lựa. Bạn có thể sống định tâm và bắt rễ vào bản thể mình tới mức khổ không thể còn lại được. Không buồn, không khổ, không chết nào còn có thể có được; chúng tất cả biến mất. Khi bạn trở nên đầy ánh sáng, cuộc đời bạn trải qua biến đổi. Đây không phải là loại cuộc sống mà bạn đang sống.
Người bán rong hỏi người nông dân xin ở trọ lại một đêm. Người nông dân nói, "Chắc được thôi, nhưng ông sẽ phải ngủ với con trai tôi."
"Trời ơi là trời," người bán rong nói, "Tôi rơi vào chuyện đùa sai rồi!" $ketdoan $modoan
Vâng, bạn đang trong chuyện đùa sai đấy - bạn đang trong cuộc sống sai. Nhưng bởi vì bạn đã chọn nó nên có hi vọng lớn lao: bạn có thể chấm dứt việc chọn nó. Và bạn phải chọn nó liên tục, thường xuyên, chỉ thế thì bạn mới có thể ở trong nó. Nhớ lấy, sống trong cái sai bạn phải làm nỗ lực lớn lao - và bạn đang làm nỗ lực lớn lao.
Nhìn các chính khách mà xem, họ đã làm bao nhiêu nỗ lực để vẫn còn trong quyền lực. Nhìn người giầu, họ đã làm bao nhiêu nỗ lực để vẫn còn giầu. Và giầu có của họ chỉ đem lại khổ, và trò quyền lực của họ chỉ đem lại khổ. Họ càng có nhiều quyền, họ càng tham hơn; họ càng có nhiều của cải, họ càng tham. Họ trở nên ngày một bị ám ảnh với cùng một thứ. Họ cứ phí hoài các kiếp sống của họ... và đến cuối cùng họ chết với hai bàn tay trắng.
Bạn đang nuôi dưỡng cuộc đời sai của mình. Bạn cứ tưới nước cho hạt mầm và bạn cứ hi vọng rằng một ngày nào đó hoa hồng sẽ đi tới nở hoa. Bạn cứ hi vọng rằng "xuân sẽ tới và sẽ có hoa hồng và hoa hồng trong vườn nhà mình." Nhưng hạt mầm không thể tạo ra hoa hồng được. Bạn phải nhổ cỏ dại và bạn phải chấm dứt việc nuôi dưỡng chúng. Bạn phải làm quang vườn khỏi rễ cây, đá sỏi, cỏ dại, và chỉ thế thì bạn mới có thể trồng hoa hồng được.
Có nguyên nhân cho khổ của bạn: bạn là nguyên nhân. Việc ngủ của bạn là nguyên nhân, vô ý thức của bạn là nguyên nhân. Và trong vô ý thức của mình bạn cứ mơ và ham muốn những điều ngu xuẩn, với những hăng hái lớn lao thế, với nhiệt tình lớn lao thế. Thật kì lạ khi thấy mọi người để nhiều nỗ lực thế vào việc tạo ra địa ngục riêng của họ; với cùng nỗ lực này họ có thể tạo ra cả nghìn lẻ một thiên đường. Nỗ lực đó mà bạn đưa vào việc tạo ra một địa ngục là đủ để tạo ra cả nghìn lẻ một thiên đường.
Phật nói: Có nguyên nhân cho nó - ham muốn thường xuyên của bạn. Và có cách để loại bỏ nó - trở nên nhận biết về ham muốn của bạn, nhìn nó, thấu suốt nó. Và thế rồi có trạng thái tối thượng của tự do, khi ham muốn dừng lại, biến mất. Bạn được bỏ lại không ham muốn nào, không mơ nào, không ngủ nào - tỉnh táo, nhận biết, ý thức. Thế thì bạn biết cuộc sống thực.
Bạn có thể gọi nó là Thượng đế; đó không phải là từ của Phật. Ông ấy nghi ngờ từ 'Thượng đế'. Bởi vì từ này 'Thượng đế', các tu sĩ đã khai thác nhân loại lâu tới mức Phật chẳng bao giờ dùng nó. Ông ấy nghi ngờ về từ 'linh hồn' nữa, bởi vì đã từng có nhiều người đã không dùng từ 'Thượng đế', nhưng thế rồi họ đã thay thế 'Thượng đế' bằng 'linh hồn'. Và họ đã dùng cùng cách khai thác với từ 'linh hồn', họ đã làm cùng điều đó cho nhân loại. Phật tránh Thượng đế, linh hồn, cõi trời, mọi thứ. Ông ấy tạo ra từ mới, một từ rất lạ. Bây giờ nó không có vẻ kì lạ thế, nhưng lần đầu tiên ông ấy dùng nó đã thực là lạ, đặc biệt ở đất nước này trong hàng nghìn năm mọi người đã nói mãi về tôn giáo.
Không ai đã từng nhận biết rằng từ như vậy có thể được dùng cho trạng thái tối thượng. Phật dùng từ 'niết bàn'. Niết bàn về mặt từ nguyên nghĩa là dừng lại, biến mất, tan biến; bạn không còn nữa. Điều đó dường như không thật hấp dẫn mấy! Bạn không còn nữa sao? Đây là mục đích sao? Bạn dừng hiện hữu - và với điều đó người phải làm nỗ lực gian nan sao? Và người ta phải thiền và trở nên vô chọn lựa và vứt đi mọi ham muốn sao? Để làm gì? - chỉ để không hiện hữu thôi sao?
Shakespeare nói: Hiện hữu hay không hiện hữu, đó là câu hỏi. Ông ấy sẽ quyết định ủng hộ cho "hiện hữu"; Phật quyết định ủng hộ cho "không hiện hữu." Ông ấy nói, "Vâng, đó là vấn đề. Hiện hữu là khổ, không hiện hữu là vui." $ketdoan $modoan
Nhưng mọi người rất phân vân: "Làm sao có thể có vui nếu tôi không có đó? Nếu tôi đã dừng lại toàn bộ việc hiện hữu, ai sẽ tận hưởng?"
Và Phật nói, "Đó là toàn bộ vấn đề để hiểu: nếu ông hiện hữu, khổ hiện hữu - khổ là cái bóng của ông; khi ông không có đó, tất nhiên không có ai để tận hưởng, nhưng có vui vẻ."
Một cách rất lạ để diễn đạt điều đó, nhưng tôi có thể hiểu được khó khăn của ông ấy. Dùng bất kì từ nào có thể cho bạn ý niệm nào đó về bản ngã và bạn níu bám lấy nó ngay. 'Linh hồn' trở thành bản ngã được khuếch đại duy nhất, bản ngã được làm thuần khiết. Và nhớ: người được thuần khiết là độc hại hơn. Từ 'linh hồn' đơn giản nghĩa không là gì ngoài bản ngã rất lớn, tối cao, linh thiêng, thiêng liêng, thần thánh; nhưng đó là cùng bản ngã, bây giờ được trang điểm loè loẹt, đeo vương miện, đội vòng hoa. Ban đầu nó là tạm thời, bây giờ nó là bất tử. Ban đầu nó là nhất thời, bây giờ nó là vĩnh hằng... nhưng nó là cùng bản ngã!
Bất kì khi nào bạn nghĩ về bản thân mình như đã chứng ngộ bạn đang làm gì vậy? Ý niệm chứng ngộ của bạn là gì? Bạn vẫn còn đó như bạn vậy; chỉ một điều được thêm vào cho bạn: chứng ngộ. Bạn vẫn còn là người cũ cộng với chứng ngộ. Phật nói điều đó là không thể được; hoặc bạn hiện hữu, hoặc chứng ngộ hiện hữu; cả hai không thể cùng nhau được. Bạn phải biến mất. Và ông ấy đúng, ông ấy tuyệt đối đúng.
Bản ngã phải ra đi, trong mọi dạng của nó, và thế thì thực tại đích thực bùng nổ. Và bùng nổ đó là vui vẻ vô cùng, nó là phúc lạc. Không có ai để kinh nghiệm nó, không có ai để quan sát nó. Bạn không là người quan sát phúc lạc này, bạn là bản thân phúc lạc; không có người quan sát tách rời khỏi nó. Cái được quan sát là người quan sát, cái được kinh nghiệm là người kinh nghiệm, người biết là cái được biết. Nhị nguyên cũ không còn liên quan.
Từ của Phật là có ý nghĩa: niết bàn, dừng lại, dừng hiện hữu.
Mọi đức hạnh đều nằm trong tách rời.
Do đó, trở nên được tách rời khỏi bản ngã của bạn đi, trở nên tách rời khỏi sở hữu của bạn. Trở nên đơn giản được tách rời khỏi mọi nguồn có thể của gắn bó.
Vị giáo sư đãng trí rời khỏi phòng khách sạn và phát hiện ra mình đã bỏ quên ô ở sau. Ông ta quay lại để lấy nó và thấy rằng căn phòng đã bị cho thuê. Qua cửa ông ta nghe thấy tiếng nói.
"Em là em bé bỏng của ai?" "Em bé bỏng của anh."
"Thế bàn tay bé bỏng này là của ai?" "Bàn tay bé bỏng của anh."
"Thế cái chân bé bỏng này của ai... và cái đầu gối bé bỏng này của ai... và cái bé bỏng này của ai...?"
"Khi anh tới chiếc ô," vị giáo sư nói, qua cánh cửa, "nó là của tôi."
'Tôi' tồn tại qua 'của tôi'; do đó có nhiều ham muốn về của cải thế. Bạn cứ tích luỹ và bạn càng tích luỹ nhiều bạn càng cảm thấy bạn hiện hữu. Của cải của bạn càng lớn, bạn càng có nhiều tiền, bạn càng cảm thấy mình hiện hữu. Bản ngã là trống rỗng; nó cần được liên tục lấp đầy bởi mọi thứ để cho nó có thể vẫn còn trong lừa dối, trong ảo tưởng rằng nó là đầy. Nhưng nó chưa bao giờ thực sự trở nên đầy cả, nó là cái hố không đáy. Bạn cứ cho các thứ vào trong nó và chúng cứ biến mất; nó vẫn còn trống rỗng. Nó chưa bao giờ đầy - nó không thể đầy được theo chính bản chất của mọi sự. Nó là thực thể giả, làm sao nó có thể đầy được? $ketdoan $modoan
Bạn mới đầy. Nhưng khi tôi nói "bạn," tôi không ngụ ý bản ngã đâu; tôi không ngụ ý bất kì cái gì bạn hiểu bởi bản thân mình. Tất cả những cái đó phải ra đi, thế thì bạn thực mới được phát hiện ra. Và bạn thực đó không tách rời khỏi tôi, và bạn thực đó không tách rời khỏi cây, và bạn thực đó không tách rời khỏi mây. Bạn thực đó là một phần của cái toàn thể.
Đó là lí do tại sao Phật nói bạn trở thành một phần của luật vũ trụ, pháp, Đạo. Bạn biến mất như một thực thể tách biệt. Bạn đơn giản là con sóng trong đại dương. Đây là giải thoát: giải thoát khỏi bản thân bạn là giải thoát, tự do khỏi bản thân bạn là tự do.
Mọi đức hạnh đều nằm trong vô tư.
Người chủ có mắt mở.
Mắt bạn nhắm bởi vì bạn chỉ nhìn ra bên ngoài. Ở bên trong, bạn hoàn toàn mù. Và có kho báu thực và có chân lí của cuộc sống của bạn - và về điều đó bạn mù. Bạn thấy những điều vô nghĩa, bạn thấy đủ mọi loại rác rưởi. Bạn cứ bỏ lỡ trung tâm riêng của mình, cội nguồn tâm thức riêng của mình. Phật nói: Thấy nó là người thấy; bằng không ông bị mù.
Người chủ có mắt mở - và bạn cũng có những con mắt bên trong đó, nhưng bạn đang để cho chúng nhắm lại. Bạn đã hoàn toàn quên mất rằng bạn có những con mắt đó. Các phương pháp thiền không là gì ngoài các phương pháp mở con mắt bên trong. Chúng có đó; bạn phải học cách mở chúng.
Đây là con đường duy nhất,
Con đường duy nhất để mở mắt.
Theo nó.
Đánh lừa ham muốn.
Cách duy nhất để mở con mắt bên trong là vứt bỏ việc ham muốn. Ham muốn là gì? Ham muốn nghĩa là: "Tôi cảm thấy trống rỗng và tôi muốn được đầy. "Trống rỗng làm tổn thương. "Tôi cần tiền, tôi cần quyền, tôi cần danh, tới mức tôi có thể cảm thấy đầy" - mặc dầu những người có nhiều tiền và quyền và danh cũng trống rỗng như bạn. Nhìn họ đi, quan sát đi! Nhìn quanh đi! Bạn có thấy người giầu không? - người đó có thực sự giầu không? Được bao quanh bởi giầu có, tất nhiên, nhưng người đó có giầu không? Có tính giầu có bên trong nào không? Người đó có nhạy cảm hơn với chân lí không? Người đó có nhiều nhận biết về cái đẹp không? Người đó có nhiều khả năng yêu hơn không? Người đó có kinh nghiệm người đó là ai không? Người đó có biết ý nghĩa của cuộc sống không? Người đó có ý thức gì về điều tối thượng không?
Đây là những điều làm cho người ta giầu. Vâng, người đó có số dư ngân hàng lớn, nhưng làm sao điều đó có thể làm cho người đó giầu được? Người đó có thể nổi tiếng, cả thế giới có thể biết tới người đó, nhưng người đó có biết tới bản thân mình không? Và nếu bản thân người đó còn không quen với bản thân mình, thì bao nhiêu người biết tới người đó có thành vấn đề gì không? Sâu bên dưới người đó thậm chí không nhận biết về bản thể riêng của mình. Có bóng tối lớn bên trong - và có ánh sáng khắp xung quanh, nhưng phỏng có ích gì để có nhiều ánh sáng thế khi không có ánh sáng bên trong? Vâng, có mặt trời và sao và mặt trăng bên ngoài, nhưng bên trong thậm chí không có tới một cây nến! Và bạn gọi điều đó là giầu có sao? $ketdoan $modoan
Không, Phật giầu có bởi vì ánh sáng bên trong có đó. Jesus giầu có bởi vì ánh sáng bên trong có đó. Bạn giầu có nếu bản thể bên trong của bạn tràn ngập với ánh sáng, được tắm trong ánh sáng. Bạn giầu có nếu bạn biết rằng sự tồn tại là thiêng liêng. Bạn giầu có nếu bạn đã kinh nghiệm cái đẹp tinh tế bao quanh, thấm đẫm cái toàn thể. Bạn giầu có nếu bạn đã nếm trải nước cam lồ của tâm thức riêng của bạn. Bạn giầu có nếu bạn có khả năng chia sẻ tình yêu của mình một cách vô điều kiện. Bằng không bạn là kẻ ăn xin.
Phật nói: Con đường duy nhất để mở mắt là trở nên vô ham muốn.
Theo nó tới tận cùng của khổ.
Và cứ nhổ bật rễ hết ham muốn nọ tới ham muốn kia - bởi vì tâm trí rất tinh ranh. Bạn nhổ rễ ham muốn này, nó lập tức bắt đầu mọc ra ham muốn khác. Nó tinh ranh thế, nó thậm chí có thể trở thành ham muốn về Thượng đế. Nó tinh ranh thế, nó thậm chí có thể trở thành ham muốn về niết bàn. Nó có thể ham muốn không hiện hữu. Ham muốn đó là ngớ ngẩn, nhưng tâm trí tinh ranh thế. Thận trọng với tinh ranh của tâm trí!
Khách qua đường trên một lối ngầm ở New York bị hấp dẫn bởi một người Ai len trông bẩn thỉu đang đứng trước một tấm biển lớn có viết: nhìn điều duy nhất của thế giới, một và chỉ một, mèo biết nói chỉ 10 đô la!
Sau khi một đám đông lớn đã tụ tập và túi của người này đầy tràn tiền, anh ta kéo ra một con vật trông ghẻ lở từ một cái hộp và dứ nó trong không trung, thì thào vào tai của khán giả đứng gần nhất.
Thay vì bối rối, vị khán giả đáng thương này nhìn vào mắt con mèo hoang mang và nói, "Ai là chủ tịch cuối cùng của Trung Quốc?"
Ngay lập tức người Ai len kéo đuôi con mèo và con vật gào to lên, "Mao...!"
Tâm trí rất tinh ranh. Nó có thể tìm ra cách để khai thác người khác và nó có thể tìm ra cách để khai thác bạn nữa. Và nó cứ thu thập đủ mọi tinh ranh từ thế giới. Đó là điều bạn gọi là kinh nghiệm.
Bạn càng trở nên già bạn càng trở nên tinh ranh, mặc dầu bạn giả vờ rằng bạn đã trở nên trí huệ hơn. Chỉ bằng việc trở nên già không ai trở nên trí huệ; bằng không mọi người già đã trở thành vị Phật. Chỉ bằng việc trở nên già bạn chắc chắn trở nên tinh ranh. Tất nhiên, kinh nghiệm cả đời của bạn về việc bị lừa dạy cho bạn bài học nào đó: bạn bắt đầu lừa người khác, bạn bắt đầu học cách thức của thế giới. Đứa trẻ hồn nhiên; người già vẫn hồn nhiên là rất khó tìm thấy. Bạn trở thành chuyên gia lão luyện về tri thức vay mượn.
Một người bị đau lưng tới một nhà chuyên môn nổi tiếng lấy giá rất đắt, ông này khuyên chữa bằng chườm nước nóng. Sau khi dùng cách chườm nước nóng anh ta cảm thấy còn tồi tệ hơn trước.
Cô hầu gái, thấy anh ta ủ rũ, hỏi có chuyện gì vậy. Khi anh ta kể câu chuyện này cô ấy nói, "Không phải là chườm nóng. Chườm lạnh chứ!" $ketdoan $modoan
Anh ta thử và thấy giảm bớt. Cáu tiết, anh ta quay lại nhà chuyên môn này và tường trình lại toàn bộ câu chuyện.
"Hừm," bác sĩ đăm chiêu, "chườm lạnh. Cô hầu gái của tôi nói chườm nóng chứ!"
Nhà chuyên môn và người không chuyên môn chẳng khác nhau gì mấy. Chuyên gia và không chuyên gia, cả hai đều trong cùng con thuyền.
Thận trọng với người thông thái! Họ chẳng biết gì vậy mà họ giả vờ rằng họ biết. Không chỉ thế, họ còn dạy người khác. Bản thân họ đã phí hoài các kiếp sống của mình và một cách vô ý thức họ đang phá huỷ các kiếp sống của người khác.
Trong thế giới này, nếu mọi người quyết định một điều - rằng "Mình sẽ nói với người khác chỉ điều mình đã biết" - thế giới ngay lập tức có thể trở thành một chỗ đẹp hơn và tốt hơn nhiều lắm so với nó đương đó. Một quyết định đơn giản về phần của mọi người, rằng "Mình sẽ không cứ truyền đạt tri thức vay mượn. Mình sẽ nói chỉ điều mình đã kinh nghiệm "... ngay lập tức, chín mươi chín phần trăm rác rưởi sẽ đơn giản biến mất khỏi thế giới.
Nhưng với điều đó cũng sẽ biến mất luôn cả các học giả, các nhà bác học, các tu sĩ, những người lãnh đạo chính trị - và họ không muốn biến mất. Họ đã đầu tư nhiều thế vào tri thức vay mượn của họ; ngay cả bảo họ rằng "tri thức của anh là vay mượn" cũng làm cho họ giận.
Việc biết thực xảy ra chỉ khi ham muốn đã biến mất. Thế thì mắt của bạn trong veo không có khói, không mây mù. Thế thì bạn có thể thấy. Và khi bạn có thể thấy, bạn có thể thấy cả bên trong và bên ngoài.
Một cô gái trẻ đáng yêu bước vào văn phòng của bác sĩ vào giờ ăn trưa và nói với một thanh niên đẹp trai trong bộ áo choàng trắng. "Em bị đau ở vai cả tuần rồi. Anh có thể giúp em được không?" cô ấy hỏi.
"Nằm lên bàn này," anh ta nói, "và tôi sẽ xoa bóp chỗ đó cho cô."
Sau vài phút bệnh nhân xinh đẹp kêu lên, "Bác sĩ ơi, đấy không phải là vai em!"
Anh thanh niên mỉm cười và đáp, "Không sao, và tôi cũng không phải là bác sĩ đâu!"
Quan sát bạn đang nghe ai. Quan sát bạn đang đọc ai. Tôi đã biết nhiều cuốn sách về thiền được viết ra bởi những người chẳng biết gì về thiền. Họ đã tới tôi để hỏi về thiền, và khi họ tới để hỏi, tôi đâm ra phân vân. Tôi hỏi, "Nhưng tôi đã đọc sách của ông rồi. Ông đã viết cuốn sách hay thế về thiền!"
Họ nói, "Vâng, nó bán chạy lắm và chúng tôi đã kiếm được nhiều, nhưng khi có liên quan tới thiền, chúng tôi đã chẳng thực hiện nó chút nào."
Tôi hỏi họ, "Làm sao ông đã viết ra cuốn sách hay thế?"
Họ nói, "Đọc ở các cuốn sách khác chứ sao nữa."
Mọi điều bạn cần là chiếc kéo tốt và keo dán, và bạn có thể viết ra cuốn sách về bất kì cái gì! Cứ thu thập lấy năm mươi cuốn sách, cứ cắt gọt những phần có liên quan và dán chúng lại, và một cuốn sách mới được tạo ra. Đó là cách mọi loại ngớ ngẩn diễn ra mãi. Sách mới cứ xuất hiện trên từng chủ đề. Có nhiều sách về thiền tới mức nếu nhiều người thế mà thiền thì thế giới này chắc đã là thiên đường rồi! Biết bao nhiêu sách về yoga, bao nhiêu sách về Thượng đế, bao nhiêu sách về Christ, Phật, Mahavira! $ketdoan $modoan
Nếu mọi người biết Phật, Mahavira, Christ, Mohammed, rõ thế, thế giới này đã không thể có hình dạng xấu xí thế. Nhưng họ không biết. Họ là người thông thái, chắc chắn, nhưng tri thức của họ có tính máy móc. Họ đã đọc - bởi vì họ có thể hiểu ngôn ngữ - nhưng họ đã không kinh nghiệm cái gì.
Và tôn giáo về căn bản là kinh nghiệm. Nó là thực nghiệm bằng tính chủ quan riêng của bạn. Nó là cuộc hành trình vào nội tâm. Nó là việc xuyên thấu vào lãnh thổ bên trong riêng
Khi ta rút mũi tên khổ ra
Ta chỉ cho ông con đường.
Ông ấy nói, "Ta không phải là học giả, ta không phải là chuyên gia, nhưng một điều là chắc chắn - ta không còn khổ nữa. Buồn khổ của ta đã biến mất. Và khoảnh khắc buồn khổ của ta biến mất, ta đã chỉ cho ông con đường." Đó là cách đúng để chỉ con đường cho người khác. Hãy là cái bạn muốn người khác là. Ngoại trừ điều đó, tất cả những điều người khác vẫn nói đều vô nghĩa.
Tôi đã biết nhiều sư Phật giáo, những người là học giả lớn về Phật, người đã đọc mọi kinh sách Phật giáo, nhưng lại không thiền chút nào; người đã không nếm trải ngay cả một giọt kinh nghiệm của Phật, nhưng họ cứ tin rằng họ là Phật tử. Không chỉ thế, họ cứ chuyển đạo người khác sang Phật giáo.
Thận trọng với những người như vậy! Dù họ là Phật tử, người Hindu, người Mô ha mét giáo, người Jaina giáo, người Do Thái, điều đó không thành vấn đề - Thận trọng với những người như vậy. Né tránh những người như vậy. Nhìn vào mắt một người; cảm thấy sự hiện diện của người đó. Nếu bạn có thể cảm thấy cái gì đó không vahy mượn, nếu bạn có thể cảm thấy cái gì đó đã xảy ra cho người này, thế và chỉ thế - nếu trái tim bạn bị xúc động và khuấy động - lắng nghe người đó và theo sáng suốt của người đó: bằng không thì đừng. Vấn đề không phải là về sách vở, vấn đề là việc kinh nghiệm có tính tồn tại. Khi ta rút mũi tên khổ ra, ta chỉ cho ông con đường.
Chính ông phải làm nỗ lực.
Thầy chỉ chỉ con đường.
Phật nói, "Dầu vậy ta chỉ có thể chỉ ra con đường thôi. Ông sẽ phải làm mọi nỗ lực. Ta không thể làm được điều đó cho ông. Ta không thể là cứu rỗi của ông được."
Xem cái đẹp của con người này! Ông ấy nói, "Ta không thể là cứu rỗi của ông được. Nếu điều đó mà có thể với ta để là người cứu rỗi của ông, thế thì ta đã làm điều đó rồi. Ta thậm chí đã không hỏi xin phép của ông!"
Người Ki tô giáo cứ nói rằng Jesus là việc cứu rỗi, nhưng đó là điều vô nghĩa bởi vì nếu Jesus là việc cứu rỗi, thế thì sao thế giới này vẫn trong đau khổ? Jesus đã xảy ra rồi! Ông ấy đáng phải giải quyết các vấn đề của mọi người. Ông ấy đã không giải quyết được vấn đề của ai cả, thậm chí không giải quyết được vấn đề của người Ki tô giáo - ông ấy không thể giải quyết được! Không ai có thể làm được điều đó, và điều tốt là không ai có thể làm được điều đó, bởi vì nếu người khác có thể làm được điều đó thế thì họ có thể hoàn tác được nó nữa. Và nếu tự do của bạn có thể được người khác trao cho thì nó sẽ chẳng mấy là tự do đâu; nó sẽ là một loại tù túng khác. $ketdoan $modoan
Tự do phải được đạt tới bởi nỗ lực riêng của bạn. Không ai có thể trao nó cho bạn được; do đó không ai có thể lấy nó đi khỏi bạn được. Nó tuyệt đối là của bạn.
Phật nói:
Chính ông phải làm nỗ lực.
Thầy chỉ chỉ con đường.
Nhưng nếu ông thiền và tuân theo luật
Ông sẽ tự giải phóng mình khỏi ham muốn.
Làm hai điều: thiền, quan sát quá trình ý nghĩ của bạn; trở thành khán giả của tâm trí bạn. Đó là thiền, trở thành nhân chứng. Và thứ hai: tuân theo luật, tuân theo tiến trình tự nhiên. Đừng phi tự nhiên, đừng cố gắng tranh đấu với tự nhiên - thôi là chiến sĩ. Học cách thảnh thơi với tự nhiên, học cách buông bỏ. Tuôn chảy với tự nhiên, cho phép tự nhiên sở hữu bạn một cách toàn bộ. Bằng "tự nhiên" ông ấy ngụ ý pháp, Đạo, bản tính tối thượng của mọi sự, luật phổ dụng.
Làm hai điều này, và bạn sẽ tự giải phóng bản thân mình khỏi ham muốn và ham muốn sẽ biến mất. Thiền và buông bỏ. Đây là con đường, con đường duy nhất... và ham muốn biết mất theo cách riêng của nó.
Chính ham muốn giữ bạn trong tù túng, đó là nguyên nhân của khổ. Và bởi vì ham muốn bạn phải làm nhiều điều ngu xuẩn thế; bạn phải cư xử như kẻ ngu. Chạy theo tiền là ngu, chạy theo quyền là ngu. Bạn đang làm ra kẻ ngu của bản thân mình, nhưng bạn chưa bao giờ trở nên nhận biết về nó bởi vì người khác cũng làm cùng điều đó. Bởi vì đa số đang làm cùng điều mà không ai để ý tới nó; bằng không bạn sẽ bị coi là điên.
Tôi biết người giầu, người có nhiều tới mức họ không biết phải làm gì với nó, nhưng dầu vậy họ vẫn cứ làm tiếp. Họ đã quên cách dừng lại, dường như tâm trí họ không có phanh nào, chỉ có bộ tăng tốc. Cho nên họ cứ tăng tốc; họ không biết cách dừng lại. Bây giờ chẳng có ích gì mà kiếm nhiều tiền bởi vì họ có mọi thứ mà tiền có thể mua được. Họ có nhiều tiền hơn mười thế hệ tiếp của họ sẽ cần - nhưng họ không thể sống được. Từ sáng tới đêm họ bị sở hữu bởi chứng gàn, bởi sự điên khùng kiếm nhiều hơn nữa và nhiều hơn nữa.
Nếu bạn hỏi họ tại sao, họ không thể trả lời được. Và hỏi câu hỏi gây bối rối thì thì không được coi là lễ phép!
Quan sát: ham muốn của bạn làm bạn thành ngu xuẩn, chúng làm đờ đẫn thông minh của bạn. Chúng làm cho bạn cư xử như anh hề.
Cô Nusbaum bảo chồng rằng anh ta bao giờ cũng trông ăn mặc tồi tàn và rằng anh ta nên mua quần áo mới nào đó. Và giờ ăn trưa anh Nusbaum để ý rằng có bán hạ giá ở hiệu giầy cho nên anh ấy đã mua một đôi giầy mới nào đó. Khi anh ta về nhà, anh ta nói một cách mong đợi, "Em nghĩ thế nào, Becky?"
"Em chẳng thấy gì cả," cô ấy nói. $ketdoan $modoan
Thế là anh ta đi vào nhà tắm và cởi mọi thứ ra ngoại trừ đôi giầy mới của mình và rồi lại bước ra lần nữa. "Thế nào?" anh ta nói.
"Thế thì," cô ấy đáp, "nó trông hệt như cũ với em!" "Không, nhìn xem! Nó đang trỏ vào giầy anh." "Hừ! Thế thì tốt hơn cả anh nên mua cái mũ mới!"
Ham muốn là ra người ngu từ mọi người. Nhưng bởi vì mọi người khác cũng trong cùng con thuyền nên bạn chưa bao giờ trở nên nhận biết về điều đó. Và nếu, thỉnh thoảng, vị Phật xuất hiện trong thuyền của bạn, bạn ném ông ấy ra khỏi thuyền bởi vì ông ấy trở thành sự quấy rối, sự phiền hà. Ông ấy bắt đầu bảo bạn rằng "Điều này là vô nghĩa! Điều này là ngu xuẩn!" Ông ấy không dung thứ.
Một hiện tượng rất kì lạ là người hảo tâm thực của nhân loại có vẻ nguy hiển và người nguy hiểm thực sự - người đầu độc tâm trí bạn và bản thể bạn - dường như là người hảo tâm. Các chính khách và tu sĩ và các bác học, đây là những kẻ đầu độc; nhưng họ là những người lãnh đạo lớn lao, người hướng dẫn lớn lao. Họ hướng dẫn bạn vào mương rãnh ngày một lớn hơn, họ hướng dẫn bạn vào trong bóng tối ngày một nhiều hơn! Bạn có thể nhìn vào thế giới và bạn sẽ bị thuyết phục bởi sự kiện này.
Bất kì khi nào vị Phật xuất hiện bạn đều bị ông ấy làm khó chịu nhiều lắm, bởi sự hiện diện của ông ấy, bởi vì ông ấy bắt đầu nói về ánh sáng. Ông ấy bắt đầu nói về mở con mắt bên trong của bạn. Ông ấy bắt đầu nói về tính chủ quan của bạn, tâm thức của bạn. Và đây là những điều bạn chưa nghe nói tới. Đây là những điều bạn không quan tâm tới, bởi vì không ai khác dường như quan tâm tới chúng. Bạn quan tâm tới tiền, và vị Phật nói về thiền.
Thỉnh thoảng mọi người tới tôi và họ nói, "Nếu chúng tôi thiền, chúng tôi sẽ trở nên giầu có chứ?"
Và có những người giả nói "Có đấy." Maharishi Mahesh Yogi nói với mọi người, "Nếu ông thiền ông sẽ trở nên giầu có, ông sẽ thành giầu - bởi vì thiền hấp dẫn tiền."
Không có gì ngạc nhiên ông ấy đã có sức hấp dẫn lớn thế ở Mĩ, bởi vì ai mà không thích ngồi im lặng chỉ mười lăm phút vào buổi sáng và buổi tối và hấp dẫn tiền tới? Một bí mật kì diệu để trở nên giầu có hơn, quyền lực hơn - bạn có thể trở thành tổng thống, thủ tướng, chỉ bằng việc thực hiện Thiền Siêu việt, sáng và tối. Hai mươi hay ba mươi phút dường như không phải là phí hoài; điều đó dường xứng đáng với nó.
Mọi người tới tôi nữa, để hỏi, "Điều đó sẽ giúp cho chúng tôi trở nên giầu không, trở nên quyền lực hơn không?" Cho dù bạn quan tâm tới thiền, bạn trở nên quan tâm bởi các lí do sai. Việc thiền của bạn cũng là thiền sai, không phải là thiền đúng.
Nếu bạn trở nên quan tâm tới samadhi, bạn hỏi, "Cái lợi sẽ là gì? Chúng ta sẽ được gì từ nó? Loại thiên đường nào sẽ sẵn có cho những người đã đạt tới samadhi?"
Và có những tôn giáo cứ cho bạn các ý niệm về thiên đường, rằng bạn sẽ có cái này và bạn sẽ có cái nọ - sông rượu, đàn bà đẹp, cây vàng, đường được nạm kim cương và ngọc. Tất cả những cái bạn ham muốn, họ sẵn sàng cung cấp cho bạn. Và thế rồi bạn trở nên quan tâm tới samadhi. Đó là samadhi sai. Đó không phải là cách tiếp cận đúng tới tôn giáo.
Phật là đúng. Ông ấy nói, "Ông sẽ không có đó, tâm trí ông sẽ không có đó. Không một ham muốn nào của ông sẽ được hoàn thành. Mọi ham muốn của ông sẽ bay hơi, biến mất. Không có cách nào để nói điều gì với ông về trạng thái tối thượng đó bởi vì ông nhất định hiểu lầm nó. Nó sẽ là sự gián đoạn với ông. Ông sẽ dừng lại, dừng lại toàn bộ, và sẽ có một loại cuộc sống hoàn toàn mới mà về nó chẳng cái gì có thể được nói theo ngôn ngữ của ông, theo ngôn ngữ mà ông có thể hiểu."
Những người theo Phật phải đã là những người thực sự dũng cảm, người với lòng can đảm. Điều đó bao giờ cũng như vậy và điều đó bao giờ cũng sẽ như vậy.
Những người ở cùng với tôi là những người dũng cảm, những người đã sẵn sàng liều tất cả: ham muốn của họ, bản ngã của họ, chính sự tồn tại của họ. Nhưng nếu bạn có thể liều tất cả, tất cả trở thành sẵn có cho bạn.
Chỉ hai điều nhỏ: thiền và buông bỏ. Nhớ hai từ khoá này: thiền và buông xuôi. Thiền sẽ đưa bạn vào trong, và buông xuôi sẽ đưa bạn vào trong cái toàn thể. Và đây là tính toàn thể của tôn giáo. Trong hai từ này Phật đã cô đọng toàn thể tinh hoá của tôn giáo.
Đủ cho hôm nay.

Ads Belove Post