Chương 4. Bí ẩn của bẩy thể và bẩy luân xa

Chương 4. Bí ẩn của bẩy thể và bẩy luân xa

Price:

Read more

Osho - Thiền động (Đi tìm điều huyền bí - Tập 2)
Chương 4. Bí ẩn của bẩy thể và bẩy luân xa

Trong bài nói hôm qua, Thầy đã nói rằng người tìm kiếm trước hết phải lo nghĩ về sự tiếp nhận riêng của mình và không nên ăn xin hết cửa nhà nọ đến cửa nhà kia. Thế nhưng chính ý nghĩa của sadhak là ở chỗ có chướng ngại trên con đường trưởng thành tâm linh của người đó. Người đó không biết cách mang tính tiếp nhận. Liệu có khó thế để gặp người hướng dẫn đúng không?
Tìm kiếm và yêu cầu là hai điều khác nhau. Thực tế, chỉ người không muốn tìm kiếm mới yêu cầu. Tìm kiếm và yêu cầu không phải là một và không như nhau; thay vì thế chúng mâu thuẫn nhau. Người muốn tránh việc tìm kiếm thì yêu cầu. Quá trình tìm kiếm và quá trình xin xỏ là rất khác nhau. Trong yêu cầu, chú ý được đặt trọng tâm vào người khác - vào người cho; trong tìm kiếm, trọng tâm được đặt vào bản thân người ta - vào người nhận. Nói rằng có chướng ngại trong con đường trưởng thành tâm linh có nghĩa là có chướng ngại bên trong bản thân người tìm kiếm. Con đường nữa cũng nằm bên trong và không phải là khó lắm để hiểu cản trở riêng của người ta. Sẽ phải giải thích rất dài về chướng ngại là gì và làm sao chúng có thể được loại bỏ. Hôm qua tôi đã nói cho các bạn về bẩy thể. Chúng ta sẽ nói chi tiết nhiều hơn nữa về những thể này và nó sẽ trở nên rõ ràng cho bạn.
Vì có bẩy thể, nên cũng có bẩy luân xa, các trung tâm năng lượng, và mỗi luân xa đều được nối theo cách đặc biệt với thể tương ứng của nó. Luân xa của thể vật lí là muladhar. Đây là luân xa đầu tiên và nó có việc nối toàn diện với thể vật lí. Luân xa muladhar có hai khả năng. Tiềm năng thứ nhất của nó là tiềm năng tự nhiên được trao cho chúng ta với việc sinh thành; khả năng kia của nó là thu được qua thiền.
Khả năng tự nhiên cơ sở của luân xa này là thôi thúc dục của thể vật lí. Chính vấn đề đầu tiên nảy sinh trong tâm trí của người tìm kiếm là phải làm gì đối với nguyên lí trung tâm này. Bây giờ có khả năng khác của luân xa này, và đó là brahmacharya, vô dục, điều đạt tới được thông qua thiền. Dục là khả năng tự nhiên còn brahmacharya là biến đổi của nó. Tâm trí càng hội tụ vào và bị ham muốn dục nắm giữ, sẽ càng khó để đạt tới tiềm năng tối thượng của brahmacharya.
Bây giờ điều này có nghĩa là chúng ta có thể sử dụng tình huống được tự nhiên trao cho chúng ta theo hai cách. Chúng ta có thể sống trong điều kiện mà tự nhiên đã đặt chúng ta vào - nhưng thế thì quá trình trưởng thành tâm linh không thể bắt đầu được - hoặc là chúng ta biến đổi trạng thái này. Nguy hiểm duy nhất trên con đường biến đổi là ở chỗ có khả năng là chúng ta có thể bắt đầu tranh đấu với trung tâm tự nhiên của mình. Cái gì là nguy hiểm thực sự trên con đường của người tìm kiếm? Chướng ngại đầu tiên là ở chỗ nếu thiền nhân chỉ mê đắm vào trật tự mọi việc của tự nhiên, người đó không thể nào vươn lên khả năng tối thượng của thể vật lí của mình và người đó trì trệ tại điểm bắt đầu. Một mặt có nhu cầu; mặt khác có kìm nén gây cho thiền nhân phải tranh đấu với thôi thúc dục. Kìm nén là chướng ngại trên con đường thiền. Đây là chướng ngại của luân xa thứ nhất. Biến đổi không thể nào tới cùng kìm nén.
Nếu kìm nén là chướng ngại, giải pháp là gì? Thế thì hiểu biết sẽ giải quyết vấn đề này. Biến đổi xảy ra bên trong khi bạn bắt đầu hiểu dục. Có lí do cho điều này. Tất cả các yếu tố của tự nhiên nằm mù quáng và vô ý thức bên trong chúng ta. Nếu chúng ta trở nên có ý thức về chúng, biến đổi bắt đầu. Nhận biết là giả kim thuật; nhận biết là giả kim thuật của việc thay đổi chúng, của việc biến đổi chúng. Nếu một người trở nên nhận biết về ham muốn dục của mình với toàn bộ cảm giác của mình và toàn bộ hiểu biết của mình, thế thì brahmacharya sẽ bắt đầu sinh thành bên trong người đó ở vị trí của dục. Chừng nào mà một người còn chưa đạt tới brahmacharya trong thể thứ nhất của mình, vẫn còn khó khăn để làm việc với tiềm năng của các trung tâm khác.
Thể thứ hai, như tôi đã nói, là thể xúc động hay thể ê te. Thể thứ hai được nối với luân xa thứ hai, luân xa svadhisthan. Luân xa này nữa cũng có hai khả năng. Về cơ bản, tiềm năng tự nhiên của nó là sợ hãi, căm ghét, giận dữ và bạo hành. Tất cả những điều này đều là những điều kiện thu được từ tiềm năng tự nhiên của luân xa svadhisthan. Nếu một người trì trệ tại thể thứ hai, thế thì những điều kiện đối lập trực tiếp của biến đổi - tình yêu, từ bi, dũng cảm, thân thiện - không xảy ra. Chướng ngại trên con đường của thiền nhân trong luân xa thứ hai là căm ghét, giận dữ và bạo hành, và vấn đề là việc biến đổi chúng.
Ở đây nữa cùng sai lầm bị phạm phải. Một người có thể trút giận dữ của mình ra; người khác có thể kìm nén giận dữ của mình. Một người có thể chỉ sợ hãi; người khác có thể kìm nén sợ hãi của mình và phô bầy dũng cảm. Nhưng cả hai đều không dẫn tới biến đổi. Khi có sợ nó phải được chấp nhận; chẳng hữu dụng gì mà che giấu hay kìm nén nó. Nếu có bạo hành bên trong chẳng hữu dụng gì trong việc che đậy nó bằng khăn choàng bất bạo hành. Hô khẩu hiệu bất bạo hành sẽ không đem tới thay đổi trong trạng thái bạo hành bên trong. Nó vẫn còn bạo hành. Nó là điều kiện được tự nhiên trao cho chúng ta trong thể thứ hai. Nó có cái dụng của nó cũng như có nghĩa cho dục. Qua một mình dục các thể vậy lí khác có thể cho việc sinh thành. Trước khi thể vật lí này sụp đổ, tự nhiên đã tạo ra thứ dự trữ cho việc sinh thành ra thể vật lí khác.
Sợ hãi, bạo hành, giận dữ, tất cả đều cần thiết trên bình diện thứ hai; bằng không, con người có thể không tồn tại được, không thể bảo vệ được bản thân mình. Sợ hãi bảo vệ người đó, giận dữ đưa người đó vào trong cuộc vật lộn chống lại người khác và bạo hành giúp cho người đó cứu bản thân mình khỏi bạo hành của người khác. Tất cả những điều này đều là phẩm chất của thể thứ hai và là cần thiết cho sự sống còn, nhưng nói chung chúng ta dừng lại ở đây và không đi xa thêm. Nếu một người hiểu được bản chất của sợ hãi, người đó đạt tới vô sợ hãi, và nếu người đó hiểu bản chất của bạo hành, người đó đạt tới bất bạo hành. Tương tự, bằng hiểu biết giận dữ chúng ta phát triển phẩm chất bao dung.
Thực tế, giận dữ là một mặt của đồng tiền, bao dung là mặt kia. Chúng mặt nọ lẩn sau mặt kia - nhưng đồng tiền phải được lật lại. Nếu chúng ta đi tới biết hoàn toàn mặt này của đồng tiền, tự nhiên chúng ta trở nên tò mò muốn biết mặt bên kia là gì - và do vậy đồng tiền lật lại. Nếu chúng ta giấu đồng tiền và giả vờ chúng ta không sợ hãi, không bạo hành bên trong, chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể biết được bạo dạn và bất bạo hành. Người chấp nhận sự hiện diện của sợ hãi bên trong bản thân mình và người đã nghiên cứu nó tường tận sẽ sớm đạt tới chỗ người đó sẽ muốn tìm ra cái gì nằm đằng sau nỗi sợ. Tò mò của người đó sẽ động viên người đó nhìn sang phía bên kia của đồng tiền.
Khoảnh khắc người đó lật nó lên, người đó trở thành không sợ hãi. Tương tự, bạo hành sẽ biến thành từ bi. Đây là những tiềm năng của thể thứ hai. Do vậy, thiền nhân phải đem biến đổi vào trong những phẩm chất mà tự nhiên trao cho anh ta. Và với điều này không cần phải đi vòng hỏi người khác; người ta phải giữ việc tìm kiếm và hỏi bên trong bản thân mình. Tất cả chúng ta đều biết rằng giận dữ và sợ hãi là trở ngại - bởi vì làm sao kẻ hèn nhát có thể tìm kiếm được chân lí? Kẻ đó sẽ cầu xin chân lí; kẻ đó sẽ muốn rằng ai đó sẽ đem nó cho mình mà mình không phải đi vào mảnh đất chưa biết.
Thể thứ ba là thể vía. Thể này cũng có hai chiều. Về căn bản, thể thứ ba xoay quanh hoài nghi và suy nghĩ.
Nếu những điều này được biến đổi, hoài nghi trở thành tin cậy và suy nghĩ trở thành vivek, nhận biết. Nếu hoài nghi bị kìm nén bạn chẳng bao giờ đạt tới shraddha, tin cậy, mặc dầu chúng ta được khuyên hãy kìm nén hoài nghi và tin vào điều ta nghe. Người kìm nén hoài nghi của mình chẳng bao giờ đạt tới tin cậy, bởi vì hoài nghi vẫn còn hiện diện bên trong mặc dầu bị kìm nén. Nó sẽ lẻn bên trong tựa như ổ ung thư và gặm nhấm sinh lực của bạn. Niềm tin được cấy vào vì nỗi sợ hoài nghi. Chúng ta sẽ phải hiểu phẩm chất của nghi ngờ, chúng ta sẽ phải sống nó và đi cùng nó. Thế thì rồi một ngày nào đó chúng ta sẽ đạt tới điểm mà tại đó chúng ta sẽ bắt đầu có hoài nghi về chính bản thân việc hoài nghi. Khoảnh khắc chúng ta bắt đầu hoài nghi bản thân việc hoài nghi, tin cậy bắt đầu.
Chúng ta không thể nào đạt tới sự sáng tỏ phân biệt mà không đi qua quá trình suy nghĩ. Có những người không nghĩ và những người cổ vũ họ không nghĩ. Họ nói, "Đừng nghĩ; vứt bỏ mọi ý nghĩ." Người chấm dứt việc suy nghĩ tự mình tiếp đất vào dốt nát và niềm tin mù quáng. Đây không phải là sáng tỏ. Quyền năng của việc phân biệt chỉ có được sau khi đã trải qua phần lớn các quá trình suy nghĩ tinh tế nhất. Đâu là ý nghĩa của vivek, phân biệt? Hoài nghi bao giờ cũng hiện diện trong ý nghĩ. Nó bao giờ cũng lưỡng lự. Do đó, những người nghĩ rất nhiều chẳng bao giờ đi tới quyết định. Chỉ khi họ bước ra khỏi bánh xe của ý nghĩ họ mới có thể quyết định. Quyết định tới từ trạng thái sáng tỏ ở bên ngoài ý nghĩ.
Ý nghĩ không có mối nối nào với quyết định. Người bao giờ cũng mê mải trong ý nghĩ chẳng bao giờ đạt tới quyết định. Đó là lí do tại sao điều thường xảy ra là những người có cuộc sống ít bị ý nghĩ chi phối rất quyết đoán, trong khi những người nghĩ rất nhiều lại thiếu quyết tâm. Có nguy hiểm trong cả hai loại người này. Những người không nghĩ cứ xông lên và làm bất kì cái gì họ quyết tâm làm, bởi lí do đơn giản là họ không có quá trình suy nghĩ để tạo ra hoài nghi bên trong.
Người giáo điều và người cuồng tín trên thế giới là những người rất tích cực và hăng hái; với họ không có vấn đề về hoài nghi - họ chẳng bao giờ suy nghĩ! Nếu họ cảm thấy rằng cõi trời được đạt tới bằng việc giết một nghìn người, họ sẽ dừng lại chỉ sau khi đã giết một nghìn người và không dừng lại trước lúc đó. Họ chưa bao giờ dừng để suy nghĩ về điều họ đang làm cho nên chẳng bao giờ có lưỡng lự về phần họ. Một người hay nghĩ, ngược lại, sẽ cứ suy nghĩ mãi thay vì ra bất kì quyết định nào.
Nếu chúng ta đóng cánh cửa của mình đối với nỗi sợ ý nghĩ, chúng ta sẽ bị bỏ lại chỉ với những niềm tin mù quáng. Điều này là rất nguy hiểm và là chướng ngại lớn trên con đường của thiền nhân. Điều được cần tới là có suy xét khôn ngoan với đôi mắt mở to và các ý nghĩ rõ ràng, quả quyết, và điều đó cho phép chúng ta ra quyết định. Đây là ý nghĩa của vivek: sáng tỏ, nhận biết. Nó có nghĩa là sức mạnh suy nghĩ là hoàn chỉnh. Nó có nghĩa chúng ta đã trải qua các ý nghĩ chi tiết đến mức tất cả các hoài nghi đều bị xoá sạch. Bây giờ chỉ còn lại quyết định thuần khiết trong bản chất của nó.
Luân xa liên quan tới thể thứ ba là manipur. Hoài nghi và tin cậy là hai dạng của nó. Khi hoài nghi được biến đổi tin cậy là kết quả. Nhưng nhớ lấy, tin cậy không phải là đối lập hay mâu thuẫn với hoài nghi. Tin cậy là sự phát triển thuần khiết nhất và tối thượng nhất của nó. Nó là cực điểm tối thượng của hoài nghi, nơi mà ngay cả hoài nghi cũng trở nên bị mất đi bởi vì ở đây hoài nghi bắt đầu hoài nghi bản thân nó và theo cách này nó tự tử. Thế thì tin cậy được sinh ra.
Bình diện thứ tư là thể trí hay hồn và luân xa thứ tư, anahat, được nối với thể thứ tư. Phẩm chất tự nhiên của bình diện này là tưởng tượng và mơ. Đây là điều mà tâm trí bao giờ cũng làm: tưởng tượng và mơ. Nó mơ trong đêm và ban ngày nó mơ ngày. Nếu tưởng tượng được phát triển đầy đủ, tức là nói nếu nó được phát triển tới hết cỡ của nó, theo một cách đầy đủ, nó trở thành quyết tâm, ý chí. Nếu mơ phát triển đầy đủ, nó được biến đổi thành linh ảnh - linh ảnh hồn. Nếu khả năng mơ của con người được phát triển đầy đủ, người đó chỉ cần nhắm mắt và người đó có thể thấy mọi thứ. Thế thì người đó thấy được thậm chí xuyên qua tường. Ban đầu người đó chỉ mơ thấy bên ngoài bức tường; về sau người đó thực tế thấy bên ngoài nó. Bây giờ người đó chỉ có thể đoán điều bạn đang nghĩ, nhưng sau biến đổi người đó thấy điều bạn nghĩ. Linh ảnh nghĩa là thấy và nghe những cái mà không dùng giác quan thông thường. Các giới hạn về thời gian và không gian không còn nữa đối với người phát triển linh ảnh.
Trong mơ bạn du hành nơi xa. Nếu bạn đang ở Bombay, bạn tới Calcutta. Trong linh ảnh bạn cũng có thể du hành khoảng cách xa, nhưng sẽ có khác biệt: trong mơ bạn tưởng tượng bạn đã đi, trong khi trong linh ảnh bạn thực đi. Thể hồn, thứ tư thực tại có thể hiện diện ở đó. Vì chúng ta không có ý tưởng nào về khả năng tối thượng của thể thứ tư này, chúng ta đã bỏ qua khái niệm cổ đại về mơ trong thế giới ngày nay. Kinh nghiệm cổ đại là ở chỗ trong mơ một trong các thể của con người thoát ra khỏi người đó và tiến hành cuộc hành trình.
Có một người, Swedenborg, được mọi người coi là một tay mơ. Ông ấy hay nói về cõi trời và địa ngục và rằng chúng chỉ có thể tồn tại trong mơ. Nhưng một buổi chiều, khi ông ấy thiếp đi, ông ấy bắt đầu kêu to: "Cháy!
Cháy! Nhà tôi cháy rồi." Mọi người xô đến, nhưng không có đám cháy nào ở đó. Mọi người đánh thức ông ấy dậy để đảm bảo cho ông ấy là đấy chỉ là mơ và không có nguy hiểm gì về cháy cả. Tuy nhiên ông ấy cứ khăng khăng rằng nhà ông ấy bị cháy. Nhà ông ấy ở cách xa gần năm trăm ki lô mét và nó bị bốc cháy vào thời điểm đó. Vào ngày thứ hai hay thứ ba, tin về thảm hoạ này mới tới. Nhà ông bị cháy thành tro, và nó thực cháy khi ông ấy kêu lên trong giấc ngủ. Bây giờ điều này không còn là mơ nữa mà là linh ảnh. Khoảng cách năm trăm ki lô mét không còn đó nữa. Con người này đã chứng kiến điều đã xảy ra cách xa năm trăm ki lô mét.
Bây giờ các nhà khoa học cũng thừa nhận rằng những khả năng hồn lớn lao của thể thứ tư. Bởi vì con người bây giờ đã bước ra không gian, cho nên nghiên cứu theo hướng này đã trở thành quan trọng hơn. Sự kiện vẫn còn lại là cho dù các máy móc con người đang dùng có tin cậy đến đâu đi chăng nữa, vẫn không thể nào dựa cậy vào chúng hoàn toàn được. Nếu liên lạc radio trong con tầu không gian bị dừng hoạt động, các nhà du hành vũ trụ sẽ mất tiếp xúc với thế giới vào mọi lúc. Họ sẽ không thể nào báo cho chúng ta họ đang ở đâu hay điều gì đã xảy ra với họ. Cho nên các nhà khoa học ngày nay rất sính phát triển viễn cảm và linh ảnh của thể hồn để vượt qua rủi ro này. Nếu nhà du hành vũ trụ có khả năng liên lạc trực tiếp bằng quyền năng của viễn cảm, đó sẽ là một phần của việc phát triển thể thứ tư. Thế thì việc du hành không gian có thể an toàn. Rất nhiều công trình đã được tiến hành theo hướng này.
Ba mươi năm trước đây một người khởi hành thám hiểm Bắc cực. Ông ấy được trang bị với tất cả những gì cần thiết cho liên lạc không dây. Một sự thu xếp thêm cũng đã được thực hiện mà cho tới nay vẫn còn chưa được biết tới. Một người lên đồng có khả năng thể thứ tư đang vận hành cũng đã được làm thành người nhận để nhận việc truyền tin từ người thám hiểm. Điều đáng ngạc nhiên nhất là ở chỗ khi thời tiết xấu, các thiết bị không dây không làm việc, nhưng người lên đồng này vẫn nhận được tin tức mà không khó khăn gì. Khi so sánh các nhật kí về sau người ta mới thấy rằng tám mươi đến chín mươi phần trăm thời gian tín hiệu được nhận bởi người lên đồng này là đúng, trong khi các tin tức truyền qua ra dio, không sẵn có trong hơn bẩy mươi hai phần trăm thời gian, bởi vì có nhiều lần bị đứt đoạn. Bây giờ Nga và Mĩ cả hai nước này đều rất hăng hái, và rất nhiều công việc đang được tiến hành trong lĩnh vực viễn cảm, thiên nhãn, qua việc phóng chiếu và qua việc đọc. Tất cả những điều này đều là khả năng của thể thứ tư. Mơ là phẩm chất tự nhiên của nó; thấy chân lí, thấy cái thực, là khả năng tối thượng của nó. Anahat là luân xa của thể thứ tư này.
Luân xa thứ năm là vishuddhi. Nó nằm ở cổ họng. Thể thứ năm là thể tâm linh. Luân xa vishuddhi được nối với thể tâm linh. Bốn thể đầu và luân xa của chúng đều được chia làm đôi. Nhị nguyên chấm dứt với thể thứ năm.
Như tôi đã nói trước đây, khác biệt giữa nam và nữ kéo dài cho tới thể thứ tư; sau đó nó chấm dứt. Nếu ta quan sát thật kĩ, tất cả các nhị nguyên đều thuộc về nam hay nữ. Khi khoảng cách giữa nam và nữ không còn nữa, tại đúng điểm đó tất cả nhị nguyên đều dừng lại. Thể thứ năm là bất nhị. Nó không có hai khả năng mà chỉ có một.
Đây là lí do tại sao không có nhiều nỗ lực cho thiền nhân để thực hiện: bởi vì tại đây không có gì mâu thuẫn để phát triển; tại đây người ta chỉ phải đi vào. Vào lúc chúng ta đạt tới thể thứ tư, chúng ta phát triển nhiều khả năng và sức mạnh đến mức rất dễ dàng đi vào thể thứ năm. Trong trường hợp đó làm sao chúng ta có thể biết được sự phân biệt giữa người đã đi vào thể thứ năm và người chưa đi vào? Khác biệt sẽ là ở chỗ người đã đi vào thể thứ năm, hoàn toàn loại bỏ mọi vô ý thức. Người đó thực tế sẽ không ngủ ban đêm. Tức là, người đó ngủ nhưng chỉ một mình thân thể người đó ngủ thôi; ai đó bên trong tỉnh thức mãi mãi. Nếu người đó trở mình trong giấc ngủ, người đó biết điều đó; nếu người đó không trở mình trong giấc ngủ, người đó cũng biết điều đó. Nếu người đó đắp chăn, người đó biết điều đó; nếu người đó không đắp chăn thế thì người đó cũng biết điều đó. Nhận biết của người đó không bị giảm bớt trong giấc ngủ; người đó tỉnh thức cả hai mươi bốn giờ. Với người còn chưa đi vào thể thứ năm, trạng thái của người đó lại là đối lập lại. Trong giấc ngủ người đó ngủ, và trong những giờ tỉnh vẫn còn một tầng của người đó sẽ ngủ.
Mọi người dường như là làm việc. Khi bạn về nhà vào mọi tối, chiếc xe ô tô rẽ trái vào cổng nhà bạn; bạn đạp phanh khi bạn tiến tới hành lang. Bạn đừng ảo tưởng rằng bạn đang làm tất cả những điều này một cách có ý thức. Nó xảy ra một cách vô ý thức bởi một lực hoàn toàn thói quen. Chỉ trong những khoảnh khắc nào đó, những khoảnh khắc nguy hiểm lớn, chúng ta mới thực sự đi vào tỉnh táo. Khi nguy hiểm lớn đến mức không thể thiếu được tỉnh táo, chúng ta thức tỉnh. Chẳng hạn, nếu một người chĩa dao vào ngực bạn, bạn sẽ nhảy vào ý thức. Cái điểm dao chĩa trong khoảnh khắc đó đưa bạn thẳng vào thể thứ năm. Với ngoại lệ của những khoảnh khắc này trong cuộc sống của mình, chúng ta sống giống như người mộng du.
Vợ không thấy đúng khuôn mặt của chồng mà chồng cũng chẳng thấy khuôn mặt vợ. Nếu chồng cố gắng quán tưởng khuôn mặt vợ, anh ta sẽ không thể nào làm được như vậy. Các đường nét khuôn mặt cô ấy sẽ bắt đầu lẩn đi và sẽ khó nói liệu đấy là cùng khuôn mặt mà anh ta đã thấy trong ba mươi năm qua hay không. Bạn chưa bao giờ thấy được, bởi vì phải có người thức tỉnh bên trong bạn để thấy.
Người đang "thức tỉnh" dường như là thấy đấy nhưng thực tế người đó không thấy - bởi vì người đó đang ngủ bên trong, đang mơ, và mọi thứ cứ tiếp diễn trong trạng thái mơ này. Bạn giận dữ, thế rồi bạn nói, "Tôi không biết làm sao tôi phát cáu; tôi đâu có muốn thế." Bạn nói, "Tôi xin lỗi! Tôi không muốn thô lỗ, điều ấy buột ra khỏi mồm." Bạn hay dùng lời lẽ tục tĩu và chính bạn lại từ chối ý định dùng nó. Tội nhân bao giờ cũng nói, "Tôi không muốn giết người. Việc ấy xảy ra bất chấp tôi." Điều ấy chứng tỏ chúng ta như cái máy tự động. Chúng ta nói điều ta không muốn nói; chúng ta làm điều ta không muốn làm.
Mọi tối chúng ta nguyện sẽ dậy vào bốn giờ sáng. Nhưng khi bốn giờ sáng và chuông báo thức reo, chúng ta lại chuyển ý nói chẳng cần phải dậy sớm thế. Thế rồi bạn dậy vào lúc sáu giờ và tràn đầy hối hận vì đã ngủ quá. Thế rồi bạn lại thề giữ cùng lời nguyện như ngày hôm qua. Thật kì lại rằng người quyết định một điều vào buổi tối và không giữ lời hứa vào buổi sáng! Thế thì điều người đó quyết định vào lúc bốn giờ sáng lại bị thay đổi so với trước vào lúc sáu giờ, và điều người đó quyết định lúc sáu giờ lại thay đổi rất lâu trước buổi tối, và ở khoảng giữa người đó thay đổi hàng nghìn lần. Những quyết định này, ý nghĩ này, tới chúng ta trong trạng thái ngủ. Chúng cũng tựa như giấc mơ vậy: chúng mở rộng và nổ tựa như bong bóng. Không có người tỉnh thức đằng sau chúng - không ai tỉnh táo và có ý thức.
Cho nên ngủ là điều kiện bẩm sinh trước khi bắt đầu bình diện tâm linh. Con người là kẻ mộng du trước khi người đó đi vào thể thứ năm, và tại đó phẩm chất là thức tỉnh. Do đó, sau khi trưởng thành từ thể thứ tư chúng ta có thể gọi một cá nhân là phật, người thức tỉnh. Bây giờ một người như thế là thức tỉnh. Phật không phải là tên của Gautam Siddharth mà là cái tên được đặt cho ông ấy sau khi ông ấy đạt tới bình diện thứ năm. Phật Gautama có nghĩa là Gautam người đã thức tỉnh. Tên ông ấy vẫn còn là Gautam, nhưng đấy chỉ là cái tên của người ngủ cho nên dần dần nó bị bỏ đi và chỉ còn lại Phật.
Khác biệt này tới với việc đạt tới thể thứ năm. Trước khi chúng ta đi vào trong nó, bất kì điều gì chúng ta làm đều là hành động vô ý thức không thể tin cậy được. Khoảnh khắc này một người nguyện sẽ yêu đương và trìu mến người yêu mình cả đời rồi đến khoảnh khắc tiếp người đó hoàn toàn có khả năng bóp chết cô ấy. Mối thông gia mà người đó hứa cho cả đời không kéo dài cho lắm. Con người đáng thương này không nên bị trách cứ. Đâu là giá trị của lời hứa được đưa ra trong giấc ngủ? Trong mơ tôi có thể hứa, "Đây là mối quan hệ cả đời." Lời hứa này có giá trị gì? Vào buổi sáng tôi sẽ phủ nhận nó bởi vì đấy chỉ là mơ.
Không thể tin cậy vào người đang ngủ được. Thế giới này của chúng ta hoàn toàn là thế giới của người ngủ; do đó, biết bao nhiêu là lẫn lộn, biết bao nhiêu là xung đột, biết bao nhiêu là tranh cãi, biết bao nhiêu là hỗn loạn. Tất cả nó đều là việc làm của những người đang ngủ.
Có một khác biệt quan trọng khác giữa người ngủ và người đã thức tỉnh mà chúng ta nên nhớ trong tâm. Người ngủ không biết mình là ai, cho nên người đó bao giờ cũng cố gắng chứng tỏ cho người khác rằng mình là thế này hay mình là thế nọ. Đây là nỗ lực cả đời của người đó. Người đó cố gắng theo cả nghìn cách để chứng tỏ bản thân mình. Đôi khi người đó leo lên chiếc thang chính trị và tuyên bố, "Tôi là như thế và như thế." Đôi khi người đó xây nhà và trưng bày của cải của mình, hay người đó trèo lên núi và thể hiện sức mạnh của mình. Người đó cố gắng theo đủ mọi cách để chứng tỏ bản thân mình. Và trong tất cả những nỗ lực đó thực tế người đó không chủ ý cố gắng tìm ra cho bản thân mình xem mình là ai. Người đó chẳng biết mình là ai cả.
Trước khi đi qua bình diện thứ tư chúng ta không thể nào tìm được câu trả lời. Thể thứ năm được gọi là thể tâm linh bởi vì tại đó bạn thu được câu trả lời cho việc truy tìm "Tôi là ai?" Việc nhắc tới cái ‘tôi’ dừng lại một lần cho mọi lần trên bình diện này; tuyên bố là ai đó đặc biệt tan biến ngay lập tức. Nếu bạn nói với người như vậy, "Anh là như vậy và như vậy,", người đó sẽ cười. Tất cả mọi lời tuyên bố từ phía người đó bây giờ sẽ dừng lại, bởi vì bây giờ người đó biết. Không còn bất kì nhu cầu nào để chứng tỏ bản thân mình, bởi vì mình là ai bây giờ là sự kiện đã được chứng minh.
Những xung đột và vấn đề của cá nhân chấm dứt ở bình diện thứ năm. Nhưng bình diện này có những hiểm nguy của riêng nó. Bạn đã đi tới biết về bản thân mình, và việc biết này phúc lạc và mãn nguyện đến mức bạn có thể muốn kết thúc cuộc hành trình của mình tại đây. Bạn có thể không cảm thấy cần phải tiếp tục nữa. Mối hiểm nguy mà đã có cho tới nay tất cả đều là đau đớn và đau khổ; bây giờ hiểm nguy bắt đầu là phúc lạc. Bình diện thứ năm phúc lạc đến độ bạn sẽ không còn đành lòng rời bỏ nó và đi thêm nữa. Do đó, những cá nhân đi vào bình diện này phải rất tỉnh táo về việc níu bám vào phúc lạc để cho nó không cản trở người đó đi thêm nữa. Tại đây phúc lạc là tối cao và tại đỉnh vinh quang của nó; nó là trong chiều sâu sâu lắng nhất. Một biến đổi lớn tới bên trong cho người đã biết tới bản thân mình. Nhưng điều này không phải là tất cả; còn phải đi thêm nữa.
Sự kiện là ở chỗ thất vọng và đau khổ không cản trở con đường chúng ta nhiều như niềm vui. Phúc lạc là rất cản trở. Việc rời bỏ đám đông và sự lẫn lộn của bãi chợ đã khó, nhưng còn một nghìn lần khó hơn nữa để rời bỏ âm nhạc dịu dàng của đàn veena trong đền. Đây là lí do tại sao nhiều thiền nhân dừng lại tại atma gyan, việc nhận ra cái ta, và không tiến lên Brahma gyan, kinh nghiệm về Brahman - thực tại vũ trụ.
Chúng ta sẽ phải tỉnh táo về phúc lạc này. Nỗ lực của chúng ta ở đây phải là không bị mất hút trong phúc lạc này. Phúc lạc kéo chúng ta về bản thân nó; nó nhấn chìm chúng ta; chúng ta hội nhập vào nó hoàn toàn. Đừng trở nên bị hội nhập vào trong phúc lạc. Biết rằng điều này nữa cũng là một kinh nghiệm. Sướng là một kinh nghiệm, khổ là một kinh nghiệm; phúc lạc nữa cũng là một kinh nghiệm. Đứng ngoài nó, là nhân chứng. Chừng nào còn kinh nghiệm thì vẫn còn chướng ngại: điểm cuối tối thượng vẫn còn chưa đạt tới. Tại trạng thái tối thượng tất cả các kinh nghiệm chấm dứt. Niềm vui và nỗi buồn đi tới kết thúc, cả phúc lạc cũng vậy. Tuy nhiên ngôn ngữ của chúng ta không vượt được ra ngoài điểm này. Đây là lí do tại sao chúng ta đã mô tả Thượng đế là sat-chit- ananda - chân lí-tâm thức-phúc lạc. Đây không phải là dạng của cái ta tối thượng, nhưng đây là điều tối thượng mà lời có thể diễn tả được. Phúc lạc là cách biểu diễn tối thượng của con người. Thực tế, lời không thể vượt ra ngoài bình diện thứ năm. Nhưng về bình diện thứ năm chúng ta có thể nói, "Phúc lạc có đấy; có thức tỉnh hoàn hảo; có việc nhận ra cái ta ở đó." Tất cả điều này có thể được mô tả.
Do đó, sẽ không có bí ẩn về những người dừng lại tại bình diện thứ năm. Việc nói của họ sẽ có vẻ rất khoa học bởi vì thực tại của bí ẩn nằm bên ngoài bình diện này. Mọi thứ đều rất rõ ràng cho tới bình diện thứ năm. Tôi tin rằng khoa học chẳng chóng thì chầy sẽ hấp thu những tôn giáo lên tới thể thứ năm, bởi vì khoa học có khả năng đạt tới atman.
Khi người tìm kiếm lên đường, trên con đường này việc tìm kiếm của người đó chủ yếu là về phúc lạc và không phải là chân lí. Bị thất vọng bởi đau khổ và bất ổn người này lên đường tìm kiếm phúc lạc. Cho nên người tìm kiếm phúc lạc, nhất định sẽ dừng lại tại bình diện thứ năm; do đó, tôi phải bảo bạn tìm kiếm không phải phúc lạc mà là chân lí. Thế thì bạn sẽ không còn lại lâu ở đó.
Thế thì một câu hỏi nảy sinh: "Có ananda: điều này là tốt và tốt lành. Mình biết bản thân mình: điều này nữa cũng là tốt và tốt lành. Nhưng những điều này chỉ là lá và hoa. Gốc rễ ở đâu? Mình biết bản thân mình, mình là phúc lạc - điều đó là tốt, nhưng mình phát sinh từ đâu? Gốc rễ mình ở đâu? Từ đâu mình tới đây? Đâu là chiều sâu của sự tồn tại của mình? Từ đại dương nào có con sóng này mà mình nảy sinh ra?"
Nếu cuộc truy tìm của bạn là về chân lí bạn sẽ tiến tới thể thứ năm. Do đó ngay từ ban đầu, cuộc truy tìm của bạn nên là về chân lí chứ không phải là phúc lạc; bằng không, cuộc hành trình của bạn tới bình diện thứ năm sẽ dễ dàng nhưng bạn sẽ dừng lại ở đó. Nếu việc truy tìm là về chân lí, không có vấn đề dừng lại ở đó.
Cho nên chướng ngại lớn nhất trên bình diện thứ năm là niềm vui vô song mà chúng ta kinh nghiệm - và còn nhiều hơn thế bởi vì chúng ta tới từ một thế giới không có gì ngoài đau đớn, đau khổ, lo âu và căng thẳng. Thế thì, khi chúng ta đạt tới ngôi đền này của phúc lạc, có ham muốn tràn ngập để nhảy múa với cực lạc, được nhấn chìm, được mất hút trong phúc lạc này. Đây không phải là chỗ để mất hút. Chỗ đó rồi sẽ tới, và thế thì bạn sẽ không phải làm mất bản thân mình; bạn sẽ đơn giản mất đi. Có khác biệt lớn lao giữa đánh mất bản thân mình và bị mất hút. Nói cách khác, bạn sẽ đạt tới chỗ mà cho dù bạn muốn bạn cũng không thể cứu được bản thân mình. Bạn sẽ thấy bản thân mình trở nên bị mất đi; không phương cứu chữa. Vậy mà ở đây tại thể thứ năm bạn cũng có thể làm mất bản thân mình. Nỗ lực của bạn, cố gắng của bạn, vẫn có tác dụng ở đây - và cho dù bản ngã đã chết thực sự ở bình diện thứ năm, nhưng cái-tôi-đây vẫn còn dai dẳng. Do đó cần phải hiểu khác biệt giữa bản ngã và cái-tôi-đây.
Bản ngã, cảm giác về ‘tôi’, sẽ chết, nhưng cảm giác về ‘đây’ vẫn chưa chết. Có hai điều trong "tôi đây," cái ‘tôi’ là bản ngã còn cái ‘đây’ là asmita - cảm giác về sự hiện hữu. Cho nên cái ‘tôi’ sẽ chết trên bình diện thứ năm, nhưng sự hiện hữu, cái ‘đây’, sẽ còn lại: tôi-đây sẽ còn lại. Đứng trên bình diện này, thiền nhân sẽ tuyên bố, "Có vô hạn linh hồn và từng linh hồn đều khác lẫn nhau và tách biệt nhau." Trên bình diện này thiền nhân sẽ kinh nghiệm sự tồn tại của vô hạn linh hồn, bởi vì người đó vẫn còn cảm thấy cái đây, cảm thấy sự hiện hữu mà làm cho người đó cảm thấy tách rời người khác. Nếu việc truy tìm chân lí hiểu thấu tâm trí, chướng ngại của phúc lạc có thể bị vượt qua - bởi vì phúc lạc không dừng trở thành chán ngắt. Một giai điệu đơn độc có thể trở thành tẻ nhạt.
Bertrand Russel có lần đã nói đùa: "Tôi không bị hấp dẫn với giải thoát, bởi vì tôi nghe nói chẳng có gì ngoài phúc lạc ở đó. Một mình phúc lạc sẽ rất đơn điệu - phúc lạc và phúc lạc mà chẳng có gì khác cả. Nếu không có một dấu hiệu về bất hạnh - không lo âu, không căng thẳng trong nó - làm sao người ta có thể chịu đựng được phúc lạc như vậy?"
Bị mất hút trong phúc lạc là nguy hiểm của bình diện thứ năm. Nó rất khó vượt qua. Đôi khi phải mất nhiều lần sinh thành để làm như vậy. Bốn bước đầu không khó lắm để vượt qua, nhưng bước thứ năm là rất khó. Nhiều lần sinh thành có thể cần phải có để cho chán phúc lạc, để cho chán cái ta, để cho chán atman.
Cho nên truy tìm cho tới thể thứ năm vẫn là để gạt bỏ đau đớn, hận thù, bạo hành và ham muốn. Sau thể thứ năm việc tìm kiếm là để gạt bỏ cái ta. Cho nên có hai điều: thứ nhất là tự do khỏi cái gì đó; đây là một điều và nó được hoàn tất tại bình diện thứ năm. Điều thứ hai là tự do khỏi cái ta, và do vậy một thế giới hoàn toàn mới bắt đầu từ đây.
Thể thứ sáu là Brahma sharira, thể vũ trụ, và luân xa thứ sáu là luân xa agya. Tại đây không có nghị nguyên. Kinh nghiệm về phúc lạc trở nên mạnh mẽ ở bình diện thứ năm và kinh nghiệm về sự tồn tại, về hiện hữu, là ở bình diện thứ sáu. Asmita bây giờ sẽ bị mất - tôi đây. Cái tôi trong điều này bị mất tại bình diện thứ năm và cái đây sẽ ra đi ngay khi bạn siêu việt lên trên bình diện thứ năm. Cái có đây sẽ được cảm thấy; tathata, cái như thế sẽ được cảm thấy. Không đâu còn cái cảm giác về tôi hay đây; chỉ cái đang đó còn lại. Cho nên ở đây sẽ là sự cảm nhận về thực tại, về hiện hữu - cảm nhận về tâm thức. Nhưng ở đây tâm thức tự do với tôi; nó không còn là tâm thức của tôi. Nó chỉ là tâm thức - không còn là sự tồn tại của tôi, mà chỉ là sự tồn tại.
Một số thiền nhân dừng lại sau khi đạt tới Brahma sharira, thể vũ trụ, bởi vì trạng thái của "Tôi là Brahman" đã tới - trạng thái của "Aham Brahmasmi," khi tôi không có đó mà chỉ có Brahman. Bây giờ cái gì có đấy nữa để mà tìm kiếm? Cái gì phải được tìm? Chẳng gì còn lại để mà tìm kiếm cả. Bây giờ mọi thứ đều đã đạt tới. Brahman nghĩa là toàn bộ. Người đứng tại điểm này nói, "Brahman là chân lí tối thượng, Brahman là thực tại vũ trụ. Chẳng có gì vượt ra ngoài nữa."
Có thể dừng lại ở đây, và người tìm kiếm quả có dừng lại tại giai đoạn này hàng triệu lần sinh thành, bởi vì dường như  là  chẳng  còn  gì phía trước nữa. Cho nên Brahma gyani, người đã đạt tới việc nhận ra Brahman, sẽ bị mắc kẹt ở đây; người đó sẽ không đi thêm nữa. Điều này khó khăn thế để vượt qua vì chẳng có gì để vượt qua cả. Mọi thứ đều đã được bao quát. Người ta không cần một không gian để đi vào sao? Nếu tôi muốn đi ra ngoài căn phòng này phải có chỗ nào đó khác để đi chứ. Nhưng căn phòng bây giờ đã trở nên khổng lồ, vô thuỷ vô chung, vô hạn, vô biên tới mức chẳng có đâu mà đi cả. Cho nên chúng ta sẽ đi tìm kiếm ở đâu? Chẳng cái gì còn lại để được tìm kiếm; mọi thứ đều đã được bao quát cả rồi. Cho nên cuộc hành trình có thể dừng lại tại giai đoạn này cho vô hạn lần sinh thành.
Cho nên Brahman là chướng ngại tối thượng - rào chắn cuối cùng trong cuộc truy tìm tối thượng của người tìm kiếm. Bây giờ chỉ hiện hữu là còn lại, nhưng vô hiện hữu, vẫn còn phải được hiểu. Hiện hữu, cái đây, đã được biết tới, nhưng vô hiện hữu vẫn còn cần được nhận ra - cái không có vẫn còn phải được biết. Do đó, bình diện thứ bảy là nirvana kaya, thể niết bàn, và luân xa của nó là sahasrar. Chẳng điều gì có thể nói được liên quan tới luân xa này. Chúng ta chỉ có thể tiếp tục nói nhiều nhất cho tới bình diện thứ sáu - và điều đó nữa cũng là rất khó khăn rồi. Phần lớn trong đó đều sẽ trở thành sai.
Cho tới thể thứ năm, việc tìm kiếm diễn ra bên trong phương pháp rất khoa học; mọi thứ đều có thể được giải thích. Tại bình diện thứ sáu chân trời bắt đầu mờ nhạt đi; mọi thứ dường như vô nghĩa. Hướng dẫn vẫn có thể được cho nhưng chung cuộc ngón tay chỉ cũng mất và hướng dẫn cũng không còn nữa bởi vì sự hiện hữu riêng của người ta bị xoá bỏ. Cho nên Brahman, hiện hữu tuyệt đối, được biết tới từ thể thứ sáu và luân xa thứ sáu.
Do đó những người tìm kiếm Brahman sẽ thiền về luân xa agya nằm ở giữa hai con mắt. Luân xa này được nối với thể vũ trụ. Những người làm việc hoàn toàn trên luân xa này sẽ bắt đầu nhớ tới sự mở rộng vô hạn bao la mà họ chứng kiến con mắt thứ ba. Đây là con mắt thứ ba mà từ đó bây giờ họ có thể xem vũ trụ, cái vô hạn.
Một cuộc hành trình nữa vẫn còn lại - cuộc hành trình vào vô hiện hữu, vô tồn tại. Sự tồn tại chỉ mới là một nửa câu chuyện: còn có cả vô tồn tại. Ánh sáng có, nhưng phía bên kia có bóng tối. Cuộc sống là một phần, nhưng cũng có cái chết. Do đó, cũng cần biết cái vô tồn tại còn lại, cái hư không, vì chân lí tối thượng chỉ có thể được biết khi đã biết cả hai được biết - sự tồn tại và sự vô tồn tại. Hiện hữu được biết trong tính toàn bộ của nó và vô hiện hữu cũng được biết trong tính toàn bộ của nó: thế thì việc biết là đầy đủ. Sự tồn tại được biết trong tính toàn bộ và sự vô tồn tại cũng được biết trong tính toàn bộ của nó: thế thì chúng ta biết cái toàn thể; bằng không kinh nghiệm của chúng ta là không đầy đủ. Có bất hoàn hảo trong brahma gyan, mà đó là việc không thể nào biết được cái vô hiện hữu. Do đó, brahma gyani phủ nhận rằng có những điều như vô tồn tại và gọi nó là ảo tưởng. Người đó nói rằng nó không tồn tại. Người đó nói rằng hiện hữu là chân lí còn không hiện hữu là giả dối. Đơn giản không có điều như vậy, cho nên vấn đề biết nó không nảy sinh.
Nirvana kaya, thể niết bàn, có nghĩa là shunya kaya, cái hư không mà từ đó chúng ta nhảy từ hiện hữu vào vô hiện hữu. Trong thể vũ trụ cái gì đó vẫn còn chưa được biết tới. Cái đó nữa cũng phải được biết - không hiện hữu là gì, cái gì còn phải bị xoá sạch. Do đó, bình diện thứ bẩy theo một nghĩa nào đó là cái chết tối hậu. Niết bàn, như tôi đã nói với các bạn trước đây, nghĩa là sự tắt ngấm của ngọn lửa. Cái mà đã là tôi tắt ngấm rồi; cái đã là đây tắt ngấm rồi. Nhưng bây giờ chúng ta lại đi vào hiện hữu bởi việc là một với tất cả. Bây giờ chúng ta là Brahman, và điều này nữa sẽ phải bỏ đi. Người mà sẵn sàng lấy cú nhảy cuối cùng, biết cả sự tồn tại và cả sự vô tồn tại.
Cho nên có bẩy thể và bẩy luân xa, và bên trong chúng có tất cả các phương tiện cũng như rào  chắn. Không có rào chắn nào ở bên ngoài. Do đó, không có nhiều lí do để mà tìm kiếm ở bên ngoài. Nếu bạn đã đi hỏi ai đó hay hiểu từ ai đó, thế thì đừng xin xỏ. Hiểu là một chuyện, xin xỏ là chuyện khác. Tìm kiếm của bạn bao giờ cũng nên tiếp tục. Bất kì cái gì bạn đã nghe và hiểu cũng nên được làm thành việc tìm kiếm của bạn. Đừng làm nó thành niềm tin bằng không nó sẽ thành xin xỏ.
Bạn hỏi tôi điều gì đó; tôi trao cho bạn câu trả lời. Nếu bạn tới xin của bố thí, bạn sẽ đặt câu trả lời này vào túi và cất nó đi như kho báu của mình. Thế thì bạn không phải là thiền nhân mà là kẻ ăn xin. Không, điều tôi nói với bạn nên trở thành cuộc truy tìm của bạn. Nó nên làm tăng tốc việc tìm kiếm của bạn; nó nên kích thích và động viên tính tò mò của bạn. Nó nên đẩy bạn vào khó khăn lớn, làm cho bạn bất ổn hơn và nêu ra những câu hỏi mới trong bạn, những chiều hướng mới, để cho bạn sẽ khởi hành một con đường khám phá mới. Thế thì bạn đã không lấy của bố thí từ tôi, thế thì bạn đã hiểu điều tôi nói. Và nếu điều này giúp cho bạn hiểu bản thân mình, thế thì đây không phải là xin xỏ.
Cho nên đi để biết và hiểu; đi để tìm kiếm. Bạn không phải là người tìm kiếm duy nhất; nhiều người khác cũng đang tìm kiếm. Nhiều người đã tìm kiếm, nhiều người đã đạt tới. Cố gắng để biết, để hiểu thấu, điều đã xảy ra cho những người như thế và cả những điều còn chưa xảy ra; cố gắng và hiểu tất cả những điều này. Nhưng trong khi hiểu điều này, đừng dừng việc cố gắng hiểu về cái ta riêng của bạn. Đừng nghĩ rằng việc hiểu người khác đã trở thành việc nhận ra của bạn. Đừng đặt niềm tin vào kinh nghiệm của họ; đừng tin mù quáng vào họ. Thay vì thế chuyển mọi thứ thành đặt câu hỏi. Biến chúng thành câu hỏi chứ không phải là câu trả lời; thế thì cuộc hành trình của bạn sẽ tiếp tục. Thế thì nó sẽ không phải là việc xin xỏ: nó sẽ là cuộc truy tìm của bạn.
Chính việc tìm kiếm của bạn sẽ đưa bạn đến cái cuối cùng. Khi bạn thấm vào bên trong bản thân mình, bạn sẽ thấy hai phía của từng luân xa. Như tôi đã nói với các bạn, một phía do tự nhiên trao cho bạn và một phía bạn phải khám phá ra. Giận dữ được trao cho bạn; bao dung bạn phải tìm ra. Dục được trao cho bạn; vô dục (brahmacharya) bạn phải phát triển lấy. Giấc mơ bạn có; linh ảnh phải tiến triển ra.
Việc tìm kiếm của bạn về cái đối lập sẽ tiếp tục cho tới luân xa thứ tư. Từ luân xa thứ năm việc tìm kiếm của bạn sẽ bắt đầu cho cái không phân chia được, cho cái bất nhị. Cố gắng liên tục tìm kiếm cái khác với cái đã đến với bạn trong thể thứ năm. Khi bạn đạt tới phúc lạc, cố gắng tìm ra cái nằm bên ngoài phúc lạc. Tại bình diện thứ sáu bạn đạt tới Brahman, nhưng vẫn giữ việc tìm kiếm, "Cái gì có đó bên ngoài Brahman?" Thế thì một ngày nào đó bạn sẽ bước vào thể thứ bẩy, nơi hiện hữu và vô hiện hữu, ánh sáng và bóng tối, sống và chết, đều cùng xuất hiện. Đó là đạt tới điều tối thượng... và không có phương tiện trao đổi gì trong trạng thái này.
Đây là lí do tại sao các kinh sách của chúng ta chấm dứt với thể thứ năm, hay nhiều nhất, cũng chỉ lên tới thể thứ sáu. Những người với thiên hướng tâm trí khoa học hoàn toàn không nói về cái gì ở sau thể thứ năm. Thực tại vũ trụ, vô biên và vô giới hạn, bắt đầu từ đây, nhưng các nhà huyền môn như người Sufi nói về những bình diện bên ngoài bình diện thứ năm. Rất khó để nói về những bình diện này bởi vì người ta phải tự mâu thuẫn với chính mình lặp đi lặp lại. Nếu bạn đọc qua văn bản của tất cả những điều mà một thầy Sufi nói, bạn sẽ nói con người này là điên. Đôi khi ông ấy nói điều này đôi khi nói điều gì đó khác. Ông ấy nói, "Có Thượng đế" và ông ấy cũng nói luôn, "Không có Thượng đế." Ông ấy nói, "Ta đã thấy ngài" và trong cùng nhịp thở đó ông ấy nói luôn, "Làm sao ông thấy ngài được? Ngài không phải là một vật mà mắt có thể thấy!" Những nhà huyền môn này hay đưa ra những câu hỏi mà bạn sẽ phải tự hỏi liệu ông ta có đang tự hỏi chính mình hay hỏi người khác.
Huyền môn bắt đầu với bình diện thứ sáu. Do đó, nơi không có huyền môn trong tôn giáo, biết rằng nó đã kết thúc ở thể thứ năm. Nhưng huyền môn cũng không phải là giai đoạn cuối cùng. Cái tối thượng là hư không - cái không. Tôn giáo kết thúc với huyền môn sẽ kết thúc ở thể thứ sáu. Hư không là điều tối thượng, hư vô là điều tối thượng, bởi vì sau nó chẳng còn gì nữa để mà nói.
Cho nên việc tìm kiếm advaita, bất nhị, bắt đầu với thể thứ năm. Tất cả việc tìm kiếm về cái đối lập đều chấm dứt với thể thứ tư. Tất cả các rào chắn đều bên trong chúng ta và chúng là hữu dụng, bởi vì chính những chướng ngại này khi được biến đổi đều trở thành phương tiện của bạn để tiến tới.
Tảng đá nằm trên đường. Chừng nào bạn còn không hiểu, nó sẽ vẫn là chướng ngại cho bạn. Cái ngày bạn hiểu ra, nó sẽ trở thành chiếc thang cho bạn. Tảng đá nằm trên đường: chừng nào bạn chưa hiểu, bạn sẽ kêu to, "Tảng đá đang ngáng đường tôi. Làm sao tôi có thể đi lên được?" Khi bạn đã hiểu, bạn sẽ trèo qua tảng đá và tiến tới, cám ơn tảng đá bằng những lời, "Bạn đã ban ân huệ cho tôi nhiều lắm vì sau khi trèo qua bạn tôi đã tìm thấy bản thân mình ở bình diện cao hơn. Bây giờ tôi đang tiến tới trên mức cao hơn. Bạn là phương tiện và tôi đã coi bạn như rào chắn," bạn sẽ nói thế. Con đường bị chắn bởi tảng đá cuội này. Điều gì sẽ xảy ra? Cứ trèo qua nó và sẽ biết. Theo cách này, vượt qua giận dữ đi; xuyên qua nó và đạt tới bao dung, cái ở mức độ khác. Xuyên qua dục và đạt tới brahmacharya cái ở bình diện hoàn toàn khác. Thế thì bạn sẽ cám ơn dục và giận dữ vì là những hòn đá bước lên.
Mọi tảng đá trên con đường đều có thể là rào chắn cũng như người trung gian. Điều đó tuỳ thuộc hoàn toàn vào điều bạn làm với nó. Một điều là chắc chắn: Đừng tranh đấu với tảng đá, bởi vì thế thì bạn sẽ chỉ làm vỡ đầu mình và tảng đá sẽ không giúp ích gì. Nếu bạn tranh đấu với tảng đá, tảng đá sẽ chắn đường bạn, vì bất kì nơi đâu chúng ta tranh đấu chúng ta dừng lại. Chúng ta phải dừng lại gần người hay vật mà chúng ta tranh đấu; chúng ta không thể nào tranh đấu từ một khoảng cách. Đó là lí do tại sao nếu ai đó tranh đấu với dục, người đó phải bị dính líu vào dục cũng nhiều như người khác mê say trong nó. Thực tế, nhiều lần người này đến gần dục hơn, bởi vì người say mê trong nó cũng có thể rút ra khỏi nó một ngày nào đó, có thể siêu việt lên trên nó. Nhưng người tranh đấu không thể rút ra khỏi nó được; người đó cứ đi lòng vòng mãi.
Nếu bạn tranh đấu với giận dữ, bạn sẽ trở nên giận dữ với bản thân mình. Toàn bộ nhân cách của bạn sẽ chất đầy với giận dữ và từng thớ thịt trong thân thể bạn sẽ rung động với nó. Bạn sẽ phát ra giận dữ tất cả xung quanh bạn. Những câu chuyện chúng ta đọc về các hiền nhân và thầy tu khổ hạnh như Durwasa rất giận dữ là có bởi vì họ đã tranh đấu với giận dữ; do vậy, họ chẳng thể nghĩ gì ngoài nguyền rủa. Nhân cách của người như thế biến thành lửa. Đây là những người đã tranh đấu với tảng đá và bây giờ đang trong khó khăn. Họ đã trở thành cái mà họ tranh đấu chống nó.
Bạn sẽ đọc về các tu sĩ khác mà các tiên nữ tinh tú trên trời giáng xuống và làm hư hỏng họ trong khoảnh khắc. Thật là kì lạ! Điều này chỉ có thể nếu một người đã tranh đấu với dục; không thể khác. Người đó đã tranh đấu và tranh đấu và do vậy làm yếu dần bản thân mình. Thế thì dục là an toàn trong chỗ riêng của nó; nó chỉ đợi cho người này bị suy sụp. Dục này bây giờ có thể bùng ra bất kì đâu. Hầu như không có khả năng một apsara thực tế từ trên trời xuống - chẳng lẽ những tiên nữ như thế lại hợp đồng để quấy nhiễu các tu sĩ và munis? Khi dục bị kìm nén bằng bàn tay nặng nề, người đàn bà thông thường cũng trở thành tiên nữ tinh tú. Tâm trí phóng chiếu các mơ mộng vào ban đêm và ý nghĩ vào ban ngày và nó trở thành chất đầy với những ý nghĩ này. Thế thì một thứ mà không hấp dẫn chút nào lại trở thành quyến rũ.
Cho nên người tìm kiếm phải nhận biết về khuynh hướng tranh đấu. Người đó nên cố gắng tột bực để hiểu, và việc cố gắng để hiểu có ngụ ý là hiểu cái được tự nhiên trao cho người đó. Qua cái đã được trao cho bạn, bạn sẽ đạt tới cái còn cần đạt tới. Đây là điểm bắt đầu. Nếu bạn chạy khỏi cái chính là chỗ bắt đầu thì không thể nào đạt tới đích được. Nếu bạn chạy khỏi dục trong hoảng loạn, làm sao bạn đạt tới brahmacharya? Dục là lối mở do tự nhiên trao cho còn vô dục brahmacharya là việc truy tìm cần phải được tiến hành qua chính lối mở này. Nếu bạn thấy trong viễn cảnh này, không cần phải xin xỏ từ đâu cả; hiểu biết chính là cái được cần tới. Tất cả sự tồn tại đều có đó với mục đích cho hiểu biết. Học từ bất kì ai, nghe mọi người, và cuối cùng, hiểu cái ta riêng của mình từ bên trong.

Thầy đã làm sáng tỏ cho chúng tôi về bẩy thể. Thầy có thể nói cho chúng tôi tên một số cá nhân - cổ đại hay hiện đại - người đã đạt tới thể niết bàn, thể vũ trụ hay thể tâm linh không?
Đừng bận tâm về điều này. Nó không phục vụ cho mục đích gì cả; nó là vô nghĩa. Cho dù tôi nói cho bạn, bạn cũng chẳng có phương tiện kiểm chứng nó. Nhiều nhất có thể được, tránh so sánh và đánh giá các cá nhân vì nó chẳng phục vụ cho mục đích gì; nó không có nghĩa. Vứt mối bận tâm đó đi.

Người đã đạt tới thể thứ năm và các thể sau đó có lấy lại các thể vật lí sau khi chết không?
Có, điều đó đúng. Người đạt tới thể thứ năm hay thứ sáu trước khi chết, được tái sinh ở cõi trời cao nhất, và tại đó người đó sống ở bình diện của các deva (thần). Người đó có thể ở lại cõi này lâu tuỳ ý, nhưng để đạt tới niết bàn, người đó phải quay trở lại hình hài con người. Sau khi đạt tới thể thứ năm, không có việc sinh thành trong thể vật lí, những vẫn có các thể khác. Thực tế, điều chúng ta gọi là deva hay thần có nghĩa là một loại thân đang tồn tại. Kiểu thân này tồn tại sau khi đạt tới thể thứ năm. Sau thể thứ sáu, ngay cả những thân này cũng sẽ không có. Thế thì chúng ta sẽ thu  được dạng của cái ta  gọi là Ishwar, sinh linh tối cao.
Nhưng tất cả những điều này vẫn là các thể. Kiểu nào là vấn đề phụ. Sau thể thứ bẩy, không có thể nào nữa. Từ thể thứ năm trở đi các thể ngày càng trở nên tinh tế hơn cho tới khi chúng đạt tới trạng thái vô thể sau thể thứ bẩy.

Trong một bài nói trước, Thầy đã nói Thầy thích shaktipat gần nhất với ân huệ - nếu nó được như thế là tốt hơn cả. Điều này có nghĩa là có khả năng tiến triển và phát triển dần dần trong quá trình shaktipat không? Nói cách khác liệu có thể có quá trình lượng đổi trong shaktipat không?
Rất có thể có. Nhiều điều là có thể. Thực tế, khác biệt giữa shaktipat và ân huệ là lớn. Về nền tảng, chỉ ân huệ mới hữu dụng và không qua trung gian chính là sự thuần khiết nhất của nó, bởi vì sẽ không có ai ở giữa để làm cho nó thành không thuần khiết. Cũng hệt như là khi tôi nhìn bạn trực tiếp bằng đôi mắt riêng của mình: hình ảnh của bạn sẽ rõ nét nhất. Thế rồi tôi đeo đôi kính vào: cái nhìn sẽ không còn thuần khiết nữa, bởi vì bây giờ vật trung gian đã len vào giữa. Bây giờ có thể có nhiều đa dạng về vật trung gian - thuần khiết, không thuần khiết. Đôi kính có thể có mầu, đôi khác trong suốt, và chất lượng của bản thân thấu kính cũng sẽ thay đổi.
Cho nên khi chúng ta thu được ân huệ qua trung gian, nhất định có không thuần khiết và chúng là do người trung gian. Do đó, ân huệ thuần khiết nhất là ở chỗ nó được nhận trực tiếp khi không có trung gian. Bây giờ, chẳng hạn, nếu chúng ta có thể thấy mà không cần mắt, đấy sẽ có nghĩa là cái nhìn thuần khiết hơn, bởi vì ngay cả mắt cũng là trung gian và nhất định gây ra cản trở nào đó. Ai đó có thể có mắt lác, ai đó có thể có thị lực yếu, ai đó có thể có trục trặc khác về mắt - cho nên đây là những khó khăn. Người có thị lực yếu sẽ thấy một cặp kính đặc biệt làm trung gian là rất có ích. Có lẽ nó có thể cho người đó cái nhìn rõ ràng hơn mắt nhìn không đeo kính, và do vậy kính sẽ trở thành một trung gian nữa. Bây giờ có hai trung gian, nhưng trung gian thứ hai bù thêm cho cái yếu của trung gian thứ nhất.
Theo đích xác cùng cách thức này ân huệ đạt tới một người thông qua người khác thu thập những thứ không thuần khiết trên con đường. Bây giờ nếu những cái không thuần khiết này làm cho chúng có hiệu quả đảo ngược lại những cái không thuần khiết bên trong người tìm kiếm, cả hai sẽ bù trừ cho nhau. Thế thì điều sẽ xảy ra sẽ gần với ân huệ nhất. Nhưng điều này sẽ phải được quyết định tách biệt trong từng trường hợp.
Do đó, ưa thích của tôi là dành cho ân huệ trực tiếp. Đừng bận tâm về trung gian. Nếu đôi khi trong quá trình cuộc sống, thoáng nhìn có thể tới từ người trung gian nữa, nhưng người tìm kiếm không nên lo nghĩ hay lo âu về điều này. Đừng đi xin xỏ, bởi vì như tôi đã nói, thế thì người cho nhất định sẽ kéo đến. Thế thì trung gian càng đậm đặc, pha trộn càng có hiệu quả. Người cho phải là người không có ý thức về việc cho; thế thì shaktipat có thể là thuần khiết. Cho dù thế nó vẫn không phải là ân huệ. Bạn sẽ vẫn cần nhận được ân huệ trực tiếp không qua trung gian. Phải không có ai giữa bạn và và Thượng đế; phải không có ai giữa điều thiêng liêng và bạn. Và điều này bao giờ cũng nên có trong tâm trí bạn. Điều này nên là khao khát của bạn và điều này nên là việc tìm kiếm của bạn. Nhiều sự kiện sẽ xảy ra trên con đường, nhưng bạn không dừng lại ở đâu cả; đó là tất cả những điều được đòi hỏi ở bạn. Và bạn sẽ cảm thấy khác biệt. Nhất định có khác biệt về định tính cũng như định lượng, và lí do sẽ có nhiều.
Shaktipat có thể xảy ra qua người trung gian, người đã đạt tới thể thứ năm, nhưng nó sẽ không thuần khiết như nó có thể tới từ người ở thể thứ sáu, bởi vì asmita của người đó, cái có-đây của người đó vẫn còn không bị động tới. Cái tôi, đã chết, nhưng cái đây vẫn còn. Bây giờ cái đây này vẫn sẽ cảm thấy tự hài lòng. Trong người của thể thứ sáu cái đây cũng đã biến mất; chỉ còn lại Brahman. Thế thì shaktipat sẽ là thuần khiết. Vậy mà một số ảo tưởng vẫn còn, bởi vì trạng thái vô hiện hữu vẫn còn chưa được đạt tới dù rằng trạng thái hiện hữu đã có. Việc hiện hữu này cũng là màn che rất tinh tế - rất mảnh mai, rất trong suốt; tất cả là như nhau, nó có đấy.
Cho nên shaktipat qua người ở thể thứ sáu sẽ tốt hơn cái đến qua người ở thể thứ năm, và sẽ rất gần với ân huệ trực tiếp. Tuy nhiên dù nó có thể gần, một hơi  chút khoảng cách, dẫu sao, cũng vẫn là khoảng cách. Và một thứ càng vô giá, khoảng cách dù nhỏ nhất cũng trở thành khoảng cách lớn. Cho nên điều vô giá là địa hạt của ân huệ mà ngay cả tấm màn che tinh tế nhất của hiện hữu cũng tỏ ra là rào chắn.
Bây giờ shaktipat thu được từ người đã đạt tới bình diện thứ bẩy sẽ là thuần khiết nhất - nhưng dầu vậy nó vẫn không là ân huệ. Dạng thuần khiết nhất của shaktipat giáng xuống qua thể thứ bẩy - thuần khiết nhất. Tại đây shaktipat sẽ đạt tới trạng thái tối thượng, bởi vì không có tấm màn chắn chừng nào có liên quan tới người trung gian: người đó là một với cái hư không. Nhưng chừng nào bạn còn có liên quan, còn có rào chắn. Bạn sẽ coi người đó như một người trong toàn bộ cuộc sống của mình; tấm màn của bạn sẽ gây ra rào chắn tối thượng. Người đó là một với cái hư không; người đó không có bất kì rào chắn nào - nhưng bạn sẽ nhìn người đó như một cá nhân.
Bây giờ giả sử tôi đạt tới bình diện thứ bẩy: tôi sẽ biết rằng tôi đã đạt tới cái hư không, nhưng bạn thì sao? Bạn sẽ nhìn tôi như một người, và khái niệm này về một cá nhân sẽ trở thành tấm màn che cuối cùng. Bạn chỉ có thể gạt bỏ khái niệm này khi biến cố xuất hiện qua cái vô hình. Nói cách khác, thế thì bạn không thể nào chỉ ra được biến cố xảy ra từ đâu và như thế nào. Khi bạn không thể nào tìm được cội nguồn, khái niệm này sẽ bị loại bỏ. Biến cố này phải là vô nguồn. Nếu tia nắng mặt trời tới, bạn sẽ nghĩ rằng mặt trời là người. Nhưng khi tia sáng tới từ không đâu cả, khi mưa rơi mà chẳng có đám mây nào, thế thì tấm màn che cuối cùng được tạo nên bởi việc nhân cách hoá sẽ sụp đổ.
Khi bạn tiếp tục khoảng cách sẽ trở nên ngày càng tinh tế, và biến cố cuối cùng của ân huệ sẽ xảy ra khi không có ai ở giữa. Chính ý nghĩ của bạn rằng có ai đó ở giữa là đủ thành rào chắn. Chừng nào có hai, còn có nhiều cản trở: bạn có đó và người khác có đó. Ngay cả khi người khác không còn nữa, bạn vẫn còn, và bởi vì bạn có đấy nên sự hiện hiện của người khác cũng được cảm thấy. Ân huệ sẽ giáng xuống không có nguồn gốc nào, không có bất kì gốc gác ở đâu cả, sẽ là tốt nhất. Cá nhân bên trong bạn sẽ tuôn chảy đi trong ân huệ này, cái tới từ hư không. Nếu người khác hiện diện, người đó phục vụ cho mục đích cứu lấy tính cá nhân của bạn mặc cho sự kiện rằng người đó đang làm việc vì bạn.
Nếu bạn đi ra bãi biển, bạn sẽ kinh nghiệm an bình lớn hơn, nếu bạn đi vào rừng sâu, bạn sẽ kinh nghiệm an bình lớn hơn, bởi vì người khác không hiện diện ở đó và do vậy bạn vẫn còn vững chắc và mạnh mẽ. Nếu hai người ngồi trong một căn phòng, có sóng và phản sóng căng thẳng ở đó cho dù hai người có thể không đánh nhau hay không cãi nhau hay thậm chí không nói. Cho nên ngay cả khi họ im lặng, cái tôi của mỗi người vẫn thường xuyên hoạt động. Xâm lấn và đề phòng có đó trong độ hoạt động lớn nhất. Những điều này có thể tiếp tục một cách im lặng và chẳng cần đụng độ trực tiếp. Chỉ sự hiện diện của hai người và căn phòng tràn đầy căng thẳng.
Nếu bạn thu được tri thức đầy đủ về tất cả những luồng chảy phát xuất từ bạn, bạn sẽ thấy rõ ràng rằng căn phòng chứa hai người đã bị phân chia thành hai và mỗi cá nhân đã trở thành một trung tâm. Các rung động năng lượng từ cả hai đối diện nhau giống như hai đội quân trên chiến trường. Sự hiện diện của người khác làm mạnh thêm cho cái tôi của bạn. Khi người khác bỏ đi, căn phòng sẽ trở thành một chỗ khác. Bạn thảnh thơi. Cái tôi đã cáu kỉnh sẽ tự buông bỏ mình. Nó bây giờ dựa lên nệm và nghỉ ngơi, nó bây giờ thở tự do vì người khác không có đó. Do đó, ý nghĩa của đơn độc là thảnh thơi cho bản ngã bạn và giúp nó buông bỏ. Chính bởi lí do này mà bạn thấy dễ chịu khi ở gần cây cối hơn là trong một toán người khác.
Đây là lí do tại sao, trong các nước mà căng thẳng giữa người và người đang trở nên ngày một sâu sắc hơn, người ta có khuynh hướng sống với con vật nuôi. Sống với vật nuôi dễ dàng hơn với con người, bởi vì chúng không có cái tôi. Bạn thắt vòng cổ cho con chó, và nó đi lăng xăng hạnh phúc. Chúng ta không thể thắt vòng cổ cho người theo cách này, mặc dầu chúng ta cố gắng lắm. Vợ thắt vòng cổ cho chồng, chồng thắt vòng cổ cho vợ, và cả hai cố gắng hạnh phúc - nhưng vòng cổ này là tinh tế và không thể nào thấy được một cách công khai. Vậy mà mỗi người đều cố gắng giũ vòng cổ ra và được tự do - nhưng con chó, bước đi hạnh phúc vẫy đuôi. Cho nên niềm vui mà con chó đem lại, không người nào có thể đem lại được, bởi vì người khác lập tức đem bản ngã của bạn vào sự chú ý của bạn, và thế là rắc rối bắt đầu.
Dần dần con người cố gắng phá vỡ mối quan hệ của mình với người khác và thiết lập mối quan hệ với đồ vật bởi vì chúng dễ giải quyết hơn. Cho nên số các đồ vật cứ tăng lên hàng ngày. Có nhiều đồ trong nhà hơn là người.
Mọi người đem tới mất trật tự và lẫn lộn; đồ đạc không làm bận tâm. Cái ghế vẫn còn ở chỗ tôi đặt nó. Nếu tôi ngồi lên nó, nó không gây rắc rối gì. Sự hiện diện của cây cối, dòng sông, núi non, không gây rắc rối; do đó chúng ta cảm thấy thoải mái ở gần chúng. Lí do chỉ là thế này: cái tôi không đứng với sức mạnh đầy đủ trước chúng ta; do đó, chúng ta cũng cảm thấy được thảnh thơi. Khi người khác không có đó, cần gì có cái tôi? Thế thì cái tôi nữa cũng không có. Nhưng hơi chút ý niệm mơ hồ về người khác thôi, và cái tôi nhảy vào chú ý. Nó lo nghĩ về an ninh của nó, về việc thiếu thông tin của nó như khoảnh khắc tiếp có thể đem tới cái gì; do đó, nó phải sẵn sàng mọi lúc.
Bản ngã bao giờ cũng còn tỉnh táo cho tới khoảnh khắc cuối cùng. Ngay cả khi bạn gặp một người ở bình diện thứ bẩy, bản ngã cũng tỉnh táo. Đôi khi nó trở nên tỉnh táo quá mức trước một người như vậy. Bạn không sợ người thường mấy đâu, bởi vì cho dù người đó làm bạn tổn thương, vết thương cũng không sâu lắm. Nhưng người đã đạt tới thể thứ năm hay bên ngoài thể thứ năm, có thể gây ra cuộc phẫu thuật sâu trong thể của bạn ở mức người đó đã đạt tới. Do vậy sợ của bạn trở nên nhiều hơn, bởi vì "Trời biết ông ấy có thể làm gì." Bạn bắt đầu cảm thấy cái gì đó chưa biết dường như các lực không quen thuộc đang quan sát bạn qua người đó, cho nên bạn trở nên thận trọng. Bạn thấy vực thẳm khắp quanh người đó. Bạn trở nên tỉnh táo và cảnh giác. Bạn bắt đầu cảm thấy kinh nghiệm về thung lũng sâu, và bạn bị nỗi sợ bắt giữ rằng nếu bạn đi vào trong người đó, bạn sẽ rơi vào trong vực thẳm này.
Đó là lí do tại sao khi những người như Jesus, Krishna và Socrates được sinh ra, chúng ta giết họ: chính sự hiện diện của họ gây ra lẫn lộn lớn trong chúng ta. Đi gần họ là đi có chủ tâm gần nguy hiểm. Thế rồi khi họ chết chúng ta tôn thờ họ bởi vì bây giờ không có sợ nữa. Bây giờ chúng ta có thể đúc ảnh họ bằng vàng và đứng chắp tay trước họ, gọi họ là sư phụ kính yêu của chúng ta. Nhưng trong thời họ còn sống, chúng ta đối xử với họ khác. Thế thì chúng ta rất sợ họ và sợ này là về điều chúng ta cũng chẳng biết: bạn không biết chắc vấn đề là gì. Người càng đi sâu vào bên trong bản thân mình, người đó càng trở thành giống như vực thẳm với chúng ta. Thế thì điều đó cũng giống hệt như ai đó sợ nhìn xuống thung lũng bởi vì nó làm cho người đó chóng mặt. Tương tự vậy, nhìn vào mắt người như thế cũng sẽ tạo ra sợ hãi: chúng ta chắc chắn chóng mặt.
Có một câu chuyện hay về Moses. Sau khi Hazrat Moses có linh ảnh về Thượng đế, ông ấy chẳng bao giờ để khuôn mặt mình lộ trần ra nữa. Cả đời mình, ông ấy đều đi với tấm mạng che mặt, bởi vì nhìn vào khuôn mặt ông ấy trở thành nguy hiểm. Bất kì ai làm như vậy đều phải chạy trốn. Có vực thẳm vô hạn trong mắt ông ấy. Cho nên Moses đi lại đều với mặt được che kín bởi vì mọi người sợ đôi mắt ông. Mắt ông dường như kéo họ lại như nam châm tới vực thẳm chưa biết đó ở bên trong. Họ trở nên sợ hãi bởi vì họ không biết đôi mắt ông ấy sẽ lôi họ đi đâu và điều gì sẽ xảy ra với họ.
Người đã đạt tới bình diện thứ bẩy và bình diện cuối cũng vẫn tồn tại chừng nào còn liên quan tới bạn, nhưng bạn, sẽ cố gắng để bảo vệ bản thân mình khỏi người đó và rào chắn sẽ còn lại ở giữa. Do đó, shaktipat trong trường hợp này cũng không thể là thuần khiết. Nó có thể thuần khiết nếu bạn vứt bỏ ý nghĩ về một sinh linh như vậy là người - nhưng điều này chỉ có thể xảy ra khi cái tôi của bạn mất đi. Khi bạn đạt tới trạng thái mà bạn hoàn toàn không biết gì về bản ngã, bạn sẽ có thể thu được shaktipat từ bất kì đâu, bởi vì thế thì không có vấn đề về việc nó tới từ bất kì ai; nó sẽ trở thành vô nguồn gốc, nó sẽ trở thành ân huệ.
Đám đông càng lớn, bản ngã của bạn càng cô đặc và cứng rắn hơn. Do đó, từ lâu đã có việc thực hành thoát khỏi đám đông và cố gắng vứt bỏ bản ngã trong đơn độc. Nhưng con người thật kì lạ: nếu người đó ngồi dưới gốc cây lâu, người đó sẽ bắt đầu nói về điều đó và đề cập tới điều đó như ‘bạn’. Nếu người đó ngồi gần đại dương, người đó cũng làm hệt như thế. Cái ‘tôi’ trong chúng ta sẽ làm bất kì cái gì có thể để giữ cho nó còn sống. Nó sẽ tạo ra người khác không thành vấn đề bạn đi đến đâu, và nó sẽ thiết lập mối quan hệ tình cảm ngay cả với những vật vô tri và sẽ bắt đầu nhìn chúng như các cá nhân.
Khi một người tiến tới giai đoạn cuối, người đó làm Thượng đế thành người khác để cho người đó có thể cứu cái ‘tôi’ của mình. Do đó, người sùng kính bao giờ cũng nói, "Làm sao chúng tôi có thể là một với Thượng đế được? Ngài là ngài và chúng tôi là chúng tôi. Chúng tôi ở dưới chân ngài, và ngài là Thượng đế." Người sùng kính chẳng nói gì khác hơn điều này, rằng nếu bạn muốn là một với ngài, bạn sẽ phải làm mất bản ngã của mình. Cho nên người đó giữ Thượng đế ở một khoảng cách và người đó bắt đầu hợp lí hoá. Người đó nói, "Làm sao chúng ta có thể là một với ngài được? Ngài vĩ đại, ngài là tuyệt đối. Chúng ta là những kẻ bị ruồng bỏ bất hạnh cho nên làm sao chúng ta có thể là một với ngài được?" Người sùng kính đang cứu cái ‘ngươi’ để cứu cái ‘tôi’ của mình. Do đó, bhakta, người sùng kính, chưa bao giờ vươn lên trên bình diện thứ tư. Người đó thậm chí không lên tới bình diện thứ năm: người đó mắc kẹt tại bình diện thứ tư. Thay vì tưởng tượng, trên bình diện thứ tư linh ảnh tới với người đó. Người đó phát hiện ra tất cả những khả năng tốt nhất của thể thứ tư. Biết bao nhiêu biến cố xảy ra trong cuộc đời người sùng kính, mà là điều huyền bí, nhưng bhakta vẫn cứ còn ở bình diện thứ tư như cũ.
Atma sadhak - người đi tìm cái ta - hatha yogi - nhà yoga theo khổ hạnh - và nhiều người trải qua các thực hành tương tự, đạt tới bình diện thứ năm là nhiều nhất. Ham muốn bản chất của sadhak là đạt tới phúc lạc, đạt tới giải thoát và tự do khỏi đau khổ. Đằng sau tất cả những ham muốn này có cái ‘tôi’: người đó nói, "Tôi muốn giải thoát" - không phải là giải thoát khỏi cái tôi, mà là giải thoát của cái tôi. Người đó nói, "Tôi muốn được tự do, tôi muốn phúc lớn." Cái tôi của người đó vẫn cô đặc, cho nên người đó chỉ đạt tới bình diện thứ năm.
Raja yogi có thể đạt tới bình diện thứ sáu. Người này nói, "Có gì trong cái ‘tôi’? Tôi là cái không; một mình ngài hiện hữu - không phải tôi, nhưng ngài, Brahman, là mọi thứ." Người đó sẵn sàng đánh mất bản ngã nhưng người đó không được chuẩn bị để mất sự hiện hữu của mình. Người đó nói, "Tôi sẽ còn là một phần của Brahman; tôi là một với ngài. Tôi là Brahman. Tôi sẽ buông bỏ bản thân mình, nhưng bản thể bên trong của tôi sẽ còn được hội nhập trong ngài." Người tìm kiếm như vậy có thể đi lên tới thể thứ sáu.
Một thiền nhân như Phật, đạt tới bình diện thứ bẩy bởi vì người đó sẵn sàng vứt bỏ tất cả - ngay cả Brahman. Người đó sẵn sàng đánh mất bản thân mình và đánh mất mọi thứ. Người đó nói, "Cứ để cái hiện hữu còn lại. Về phần mình, tôi không ham muốn cái gì còn lại cả: tôi sẵn sàng đánh mất tất cả mọi cái của tôi." Người đã chuẩn bị mất mọi thứ có quyền thu được tất cả.
Thể niết bàn chỉ được đạt tới khi chúng ta được chuẩn bị trở thành cái không. Thế thì có sự sẵn sàng để biết ngay cả cái chết. Để biết cuộc sống, nhiều người đã sẵn sàng. Do đó, người muốn biết về cuộc sống sẽ dừng tại bình diện thứ sáu. Nhưng người sẵn sàng tìm hiểu về cái chết cũng sẽ có thể biết tới tầng thứ bẩy.
Tại sao thiền nhân đã thu được khả năng linh ảnh và cái nhìn tinh tế ở bình diện thứ tư - và nhiều người đã đạt tới giai đoạn này - vẫn không thể tiết lộ tri thức về mặt trăng, mặt trời, trái đất và chuyển động của chúng, như các nhà khoa học đã làm?
Có bốn điều cần phải hiểu liên quan tới điều này. Điều thứ nhất là ở chỗ nhiều trong số những sự kiện này đã được tiết lộ bởi những người như thế, người tại bình diện thứ tư. Chẳng hạn, có rất ít khác biệt giữa tuổi trái đất như được những người này chỉ ra và như các nhà khoa học chỉ ra, và ấy vậy mà người ta vẫn không thể nói được rằng khoa học là đúng đắn. Các nhà khoa học bản thân họ không tuyên bố mình là tuyệt đối đúng đắn.
Thứ hai, thậm chí còn có ít khác biệt về thông tin do hai loại người này đưa ra về hình dạng và kích thước của trái đất. Bên cạnh đó, ngay cả trong liên hệ với vấn đề này cũng không nhất thiết những người đã đạt tới bình diện thứ tư là sai trong ước lượng của họ. Hình dạng trái đất thay đổi mãi mãi. Khoảng cách giữa trái đất và mặt trời không phải là một như trong thời cổ đại, và cùng tình huống đó cũng xảy ra giữa mặt trăng và trái đất. Châu Phi không phải ở ở cùng chỗ nó như bây giờ; đã có thời nó gắn với Ấn Độ. Hàng nghìn thay đổi đã xuất hiện và vẫn còn đang xuất hiện, và nhiều thay đổi xảy ra thường xuyên. Tính tới những thay đổi thường xuyên này bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng người ở bình diện thứ tư từ lâu đã tiết lộ nhiều khám phá mà khoa học ngày nay mới tìm ra.
Cũng nên hiểu rằng có khác biệt nền tảng giữa ngôn ngữ diễn đạt của người ở bình diện thứ tư và nhà khoa học. Đây là khó khăn rất lớn. Người ở bình diện thứ tư không có ngôn ngữ toán học. Người đó có ngôn ngữ của linh ảnh, hình ảnh và kí hiệu. Người đó có ngôn ngữ của dấu hiệu. Như không có ngôn ngữ trong giấc mơ, trong linh ảnh nữa cũng không có ngôn ngữ. Nếu chúng ta hiểu thấu đáo, chúng ta sẽ biết rằng nếu chúng ta mơ trong đêm điều chúng ta làm trong cả ngày, chúng ta sẽ chọn phương tiện kí hiệu và dấu hiệu, bởi vì không có ngôn ngữ ở đó. Nếu tôi là người tham vọng, người muốn ở trên mọi người khác, tôi sẽ mơ tôi là con chim bay cao trên trời trên các con chim khác. Trong giấc mơ tôi sẽ không thể nào diễn tả bằng lời rằng tôi tham vọng, cho nên toàn thể ngôn ngữ thay đổi trong giấc mơ. Theo cùng cách đó, ngôn ngữ của linh ảnh không phải là lời nói mà là hình ảnh.
Việc diễn giải giấc mơ bắt đầu phát triển sau Freud, Jung và Adler. Bây giờ chúng ta có thể tìm ra ý nghĩa của giấc mơ. Theo cùng cách thức đó, bất kì điều gì người ở bình diện thứ tư đã nói đều phải đợi diễn giải. Vậy mà thậm chí chúng ta vẫn không có khả năng giải thích hiện tượng mơ một cách thấu đáo; việc giải thích linh ảnh hồn cũng là vấn đề khó khăn. Chúng ta phải biết ý nghĩa của điều đã được thấy trong linh ảnh và của điều mà người ở bình diện thứ tư đang nói.
Chẳng hạn, khi Darwin nói rằng con người đã tiến hoá từ con vật, ông ấy nói theo ngôn ngữ khoa học.
Nhưng nếu chúng ta đã đọc câu chuyện về các hoá thân Hindu, chúng ta sẽ thấy rằng điều này không là gì ngoài cùng câu chuyện đã được kể hàng nghìn năm trước đây dưới dạng biểu tượng. Hoá thân thứ nhất không phải là người, ông ấy là cá. Darwin cũng nói rằng dạng đầu tiên của người là hình dạng cá. Bây giờ, khi chúng ta nói rằng hoá thân đầu tiên là matsya avatar - cá, đây là biểu tượng. Đây không phải là ngôn ngữ của khoa học: một hoá thân và con cá! Chúng ta phủ nhận phát biểu này. Nhưng khi Darwin nói rằng phần tử sống đầu tiên tới dưới dạng cá và rồi các dạng khác theo sau, chúng ta sẵn sàng đồng ý vì nó dường như hợp lí với chúng ta. Phương pháp và việc tìm kiếm của Darwin là khoa học.
Bây giờ những người thấy linh ảnh đều thấy điều thiêng liêng lấy dạng sinh đầu tiên là cá. Người viễn kiến nói theo ngôn ngữ của ngụ ngôn. Thế rồi hoá thân thứ hai là con rùa. Sinh vật này thuộc về cả đất và nước. Hiển nhiên, việc chuyển cuộc sống từ nước lên đất không thể đột nhiên được. Phải có trạng thái trung gian. Cho nên bất kì sinh vật nào đã tiến hoá, cũng đều phải thuộc vào cả đất và nước. Thế rồi dần dần con cháu của rùa bắt đầu sống trên đất, và rồi phải có tách biệt rõ rệt với cuộc sống trong nước.
Nếu bạn đọc qua câu chuyện này về các hoá thân Hindu, bạn sẽ ngạc nhiên mà để ý rằng chúng ta đã phát hiện ra từ rất lâu điều mà Darwin đã phát hiện mãi hàng nghìn năm sau, và theo thứ tự niên đại đúng. Thế thì, trước biến hình cuối cùng, phải có hoá thân nửa người, nửa vật - narsinh avatar. Sau rốt, con vật không trở thành con người trong một bước chuyển; chúng nữa cũng phải trải qua giai đoạn trung gian có dạng nửa người nửa vật. Không thể nào một con vật cho sinh ra một con người được. Có mối móc nối bị thiếu giữa con vật và con người mà có thể là narsinh - nửa người nửa vật.
Nếu chúng ta hiểu tất cả những câu chuyện  này, chúng ta sẽ biết rằng điều Darwin nói dưới dạng khoa học, những người ở bình diện thứ tư đã nói từ trước đó lâu theo ngôn ngữ của Puranas. Nhưng mãi cho tới giờ những kinh sách huyền thoại Hin du này vẫn còn chưa được giải thích đúng đắn. Lí do cho điều này là ở chỗ Puranas đã rơi vào tay những người dốt nát, vô học. Chúng không ở trong tay các nhà khoa học.
Một khó khăn khác là ở chỗ chúng ta đã đánh mất chìa khoá để giải mật mã của Puranas. Chúng ta không có mã giải; do đó, khó khăn. Bây giờ khoa học nói rằng con người có thể tồn tại trên trái đất nhiều nhất là bốn nghìn năm nữa. Tiên đoán trong nhiều Puranas là ở chỗ thế giới này không thể kéo dài hơn năm nghìn năm. Khoa học nói ngôn ngữ khác. Nó nói mặt trời sẽ lạnh dần đi, các tia sáng của nó sẽ giảm đi, nhiệt của nó sẽ khuếch tán, và trong bốn nghìn năm nữa nó sẽ lạnh đi. Thế thì cuộc sống trên trái đất sẽ dừng lại cùng với nó.
Puranas nói theo ngôn ngữ khác. Và nếu Puranas đưa ra thời gian năm nghìn năm chứ không phải là bốn nghìn năm như các nhà khoa học nói, phải nhớ trong trí rằng vẫn chưa quyết định được liệu khoa học có tuyệt đối đúng không. Có thể là năm nghìn năm - và tôi tin rằng sẽ như thế, bởi vì có thể có sai lầm trong tính toán của khoa học nhưng không bao giờ có sai lầm trong linh ảnh. Do đó khoa học cứ tự cải tiến nó hàng ngày. Nó nói một điều ngày hôm nay rồi lại điều khác vào ngày mai và điều khác nữa vào ngày kia. Nó phải thay đổi hàng ngày. Newton nói điều này, Einstein nói điều gì đó khác.
Cứ năm năm khoa học lại thay đổi lí thuyết của nó bởi vì nó đi tới các giải pháp tốt hơn. Không thể quyết định được liệu điều chung cuộc trong khoa học có khác biệt với linh ảnh của bình diện thứ tư không. Và nếu những điều này không trùng nhau, cũng không nhất thiết phải ra quyết định hấp tấp trên nền tảng của điều ta biết bây giờ qua khoa học và qua điều những người viễn kiến đã nói. Cuộc sống là sâu sắc đến mức chỉ tâm trí không khoa học mới đưa ra quyết định hấp tấp. Nếu chúng ta xem xét những khám phá của khoa học trong vòng một trăm năm qua chúng ta sẽ thấy rằng tất cả các khám phá một trăm năm qua đọc giống như chuyện cổ Puranas: không ai sẵn sàng tin vào chúng thêm nữa bởi vì những điều khác và tốt hơn được khám phá theo quá trình thời gian.
Mã để lộ ra chân lí trong Puranas đã bị mất. Bây giờ, chẳng hạn, nếu có thế chiến thứ ba, tác động đầu tiên của nó sẽ là ở chỗ tất cả tầng lớp người văn minh, có giáo dục sẽ bị tiêu diệt. Cũng kì lạ là chỉ những người vô văn hoá, vô giáo dục là còn lại. Một số bộ lạc nguyên thuỷ ở Ấn Độ sống trên vùng núi non và rừng rậm xa xôi sẽ vô sự. Không ai sẽ được miễn thứ ở Bombay hay New York. Bất kì khi nào có cuộc thế chiến, bao giờ những cộng đồng tốt nhất cũng bị tiêu diệt, bởi vì chính họ bị tấn công. Thổ dân nào đó ở Bastar, Ấn Độ có thể sống sót. Người này có thể kể cho con cháu mình về máy bay trên trời mặc dầu người đó sẽ không có khả năng giải thích cho chúng. Người đó đã thấy chúng bay và điều đó là thật, nhưng người đó không thể nào giải thích thế nào và tại sao về nó vì người đó không có mã. Mã có cùng những người sống ở Bombay, nhưng bây giờ họ đã chết.
Với một hay hai thế hệ, trẻ con có thể tin vào các bậc huynh trưởng, nhưng về sau chúng sẽ hỏi trong hoài nghi, "Bác đã thấy chúng chưa?" Và các bận huynh trưởng sẽ đáp, "Chúng ta cũng chỉ nghe nói như vậy, ông cha chúng ta nói như vậy - và đến lượt họ, cũng được ông cha họ nói như vậy - rằng máy bay bay trên trời. Thế rồi xảy ra một cuộc chiến tranh lớn và mọi thứ đều bị tiêu huỷ." Dần dần trẻ con sẽ hỏi, "Máy bay ở đâu? Cho chúng cháu chỉ dẫn nào đó, dấu hiệu nào đó." Sau hai nghìn năm trẻ con sẽ nói, "Tất cả những điều này chỉ là tưởng tượng của tổ tiên chúng ta. Chẳng ai bay trên trời cả."
Những sự kiện như thế đã từng xảy ra. Trên đất nước này tri thức đã thu được bởi tâm trí lên đồng đã bị tiêu huỷ trong trận chiến Mahatharata. Bây giờ nó chỉ là một câu chuyện. Bây giờ chúng ta nghi ngờ liệu Rama có thể bay được trong máy bay từ Sri Lanka không. Tất cả đều là vấn đề nghi ngờ bởi vì khi mà thậm chí không có đến một chiếc xe đạp còn lại từ thời đó, thế thì máy bay dường như là điều không thể có được. Và điều đó cũng chẳng được nhắc gì tới trong bất kì sách vở nào. Thực tế, toàn bộ tri thức đã tồn tại trước Mahatharata đều bị tiêu huỷ trong cuộc chiến này. Cái mà có thể còn được giữ lại trong kí ức là tất cả những gì có thể được giữ. Do đó tên của các nhánh tri thức cổ đại là smriti - được ghi nhớ theo truyền thống và được viết ra về sau; và shruti - được nghe kể theo truyền thống và rồi được viết ra. Đấy là những tuyển tập tri thức đã được ghi nhớ và đã được kể lại; chúng không phải là khối lượng sự kiện đã được kiểm nghiệm và minh chứng. Ai đó bảo ai đó, thế rồi người đó nói cái gì đó khác, và tất cả những điều này chúng ta đã thu thập và gìn giữ dưới dạng kinh sách. Nhưng bây giờ chúng ta không thể nói là chứng minh được điều gì từ chúng.
Nhớ rằng giới trí thức của thế giới chỉ là một nhúm nhỏ người. Nếu Einstein chết, sẽ khó khăn để tìm ra người khác giải thích về thuyết tương đối. Bản thân ông cũng đã nói rằng không quá mười đến mười hai người hiểu được lí thuyết này. Nếu mười hai người này chết đi, chúng ta sẽ có sách về tương đối nhưng chẳng ai hiểu được nó. Tương tự, Mahabharata đã tiêu diệt tất cả những người tài giỏi của thời đó. Thế thì cái còn lại trở thành chuyện kể. Tuy nhiên bây giờ các cuộc điều tra vẫn đang tiếp diễn để kiểm chứng lại chúng, nhưng chúng ta ở Ấn Độ lại không may vì bản thân chúng ta chẳng làm gì theo hướng này cả.
Gần đây, người ta đã phát hiện ra một nơi mà quãng bốn đến năm nghìn năm trước dường như là sân bay. Không có lí do có thể nào khác cho một nơi như thế. Việc xây dựng này đã được tìm thấy mà không thể nào khả dĩ nếu không có máy móc. Thực tế, đá đã được nâng lên các kim tự tháp đều vượt ra ngoài khả năng của những máy nâng lớn nhất của chúng ta. Những tảng đá này đã được đặt ở đó - điều đó thật rõ ràng - và chúng đã được con người nâng lên. Hoặc là những người này có máy móc phức tạp để dùng hoặc là họ đã dùng thể thứ tư.
Chẳng hạn, tôi sẽ kể cho bạn một thực nghiệm mà bạn có thể thử được. Để một người nằm dài trên đất. Bây giờ bốn người khác đứng quanh người đó. Hai người đặt ngón tay lên đầu gối người nằm ở mỗi bên, còn hai người kia đặt ngón tay vào dưới vai người nằm. Mỗi người chỉ đặt một ngón tay thôi. Rồi mỗi người nên hạ quyết tâm chắc chắn nâng người nằm lên chỉ bằng một ngón tay mình. Họ nên thở mạnh trong năm phút, rồi ngừng thở và nâng người nằm lên. Họ có thể thành công trong việc nâng người này chỉ bằng ngón tay của mình. Cho nên những tảng đá của kim tự tháp hoặc là được nâng lên bằng những máy nâng khổng lồ hoặc bởi lực hồn nào đó. Người Ai cập cổ đại có thể đã dùng phương pháp nào đó như vậy; không có cách khác. Đá còn đó và chúng đã được đặt đúng chỗ đó: điều này không thể phủ nhận được.
Điều nữa cần lưu ý là ở chỗ lực hồn có chiều hướng vô hạn. Không nhất thiết là người đã đạt tới bình diện thứ tư phải biết đến mặt trăng. Có thể người đó chẳng quan tâm tới việc biết đó; người đó có thể coi là chẳng đáng để biết. Những người như thế quan tâm tới việc biết những thứ khác - những thứ còn có giá trị hơn theo họ - và họ đã hoàn thành việc tìm kiếm của mình theo những chiều hướng này. Chẳng hạn, họ háo hức biết liệu linh hồn có là một thực tại hay không - và họ đã biết. Bây giờ khoa học đã khám phá ra rằng linh hồn là có. Những người đã đạt tới thể thứ tư đều háo hức muốn biết người ta đi đâu sau khi chết và như thế nào.
Những người đã đạt tới bình diện thứ tư gần như không quan tâm gì mấy đến thế giới vật chất. Họ không bận tâm về đường kính trái đất. Trông đợi họ quan tâm tới những vấn đề như vậy cũng giống như trẻ con kể cho người đã trưởng thành, "Chúng cháu không coi bác là người khôn ngoan vì bác không thể nói cho chúng cháu con búp bê được làm như thế nào. Thằng bé nhà bên cạnh biết tất cả về điều đó. Nó là người biết tất." Chúng là đúng theo cách riêng của chúng, bởi vì chúng quan tâm tới việc biết cái gì bên trong con búp bê, trong khi người lớn, không thể quan tâm tới điều đó được.
Nghiên cứu của người ở bình diện thứ tư thay đổi chiều hướng. Người đó muốn biết những điều khác. Người đó muốn biết về cuộc hành trình của linh hồn sau cái chết: con người đi đâu sau khi chết, người đó du hành theo con đường nào, nguyên tắc của cuộc hành trình này là gì, làm sao người đó lại được sinh ra, và liệu có thể nói trước về việc sinh và nơi sinh của người đó không. Người đó không quan tâm tới việc con người lên mặt trăng: điều đó chẳng liên quan gì với người đó cả. Người đó háo hức muốn tìm ra cách chứng ngộ của con người, bởi vì chỉ mỗi điều này là có nghĩa cho người đó. Một người như thế bao giờ cũng khát khao biết cách atman đi vào bụng mẹ khi đứa trẻ được thụ thai, liệu atman có được giúp đỡ để chọn đúng bụng mẹ hay không, và phải mất bao lâu để atman đi vào bào thai.
Có một cuốn sách Tây Tạng tên là Sách Tây Tạng về người chết. Mọi người ở Tây Tạng mà đã đạt tới thể thứ tư đều làm việc trên một dự án: làm sao có thể trợ giúp tốt nhất cho một người sau cái chết. Giả sử bạn chết: tôi yêu bạn, nhưng tôi chẳng thể giúp gì cho bạn sau cái chết. Nhưng ở Tây Tạng có thu xếp đầy đủ để hướng dẫn và trợ giúp cho một người và động viên người đó chọn việc sinh thành đặc biệt và đi vào bụng mẹ đặc biệt. Khoa học sẽ vẫn còn phải tốn thời gian để khám phá ra điều này, nhưng nó sẽ phát hiện ra điều đó, chẳng có gì khó khăn. Và người  Tây  Tạng đã tìm thấy những cách thức  và phương tiện để kiểm tra lại tính hợp lệ của những biến cố này.
Tại Tây Tạng, khi Đạt lai Lạt ma chết, ông ấy nói trước nơi ông ấy sẽ sinh ra tiếp đó và cách thức người khác nhận ra ông ấy. Ông ấy để lại những dấu hiệu về sau để nhận ra ông ấy. Thế rồi sau khi ông ấy chết, việc tìm kiếm bắt đầu trên khắp cả nước. Đứa trẻ nói được bí mật của dấu hiệu, sẽ được coi là hoá thân của vị Lạt ma đã chết, bởi vì chỉ mình nó biết bí mật này. Đạt lai Lạt ma hiện tại đã được phát hiện theo cách này. Đạt lai Lạt ma trước ông ấy đã để lại một dấu hiệu. Một châm ngôn đặc biệt được truyền đi mọi thôn làng, và đứa trẻ nào có thể giải thích điều đó đều được hiểu là người mà linh hồn của vị Đạt lai Lạt ma kia đã đi vào. Việc tìm kiếm cũng khá lâu, nhưng cuối cùng người ta cũng tìm ra đứa trẻ có thể giải thích điều mã hoá. Đó là một công thức rất bí mật, và chỉ Đạt lai Lạt ma chân thực mới biết ý nghĩa của nó.
Cho nên tò mò của người ở bình diện thứ tư là hoàn toàn khác. Vũ trụ là vô hạn và bí ẩn và bí mật của nó cũng vô hạn. Đừng nghĩ rằng chúng ta đã khám phá ra tất cả những điều cần khám phá bởi nghiên cứu khoa học ngày nay. Hàng nghìn khoa học mới sẽ đi ra ánh sáng bởi vì có hàng nghìn chiều hướng và tầm hướng khác nhau. Và khi khoa học mới phát triển, người ta sẽ gọi chúng ta là người không khoa học, bởi vì chúng ta sẽ không biết tới điều họ sẽ biết. Nhưng chúng ta không nên gọi người cổ đại là không khoa học; đấy chỉ là tò mò của họ mang bản chất khác. Các chiều hướng có thể cho việc nghiên cứu là đa dạng và nhiều lắm.
Chúng ta rất có thể hỏi rằng vì chúng ta đã tìm ra cách chữa cho nhiều bệnh tật, tại sao những người ở bình diện thứ tư không tìm ra chúng? Bạn sẽ sửng sốt mà biết đến số dược thảo đã được mô tả trong nhánh y học Ayurvedic và Yunanic. Làm sao mà những người này, chẳng có giúp đỡ gì của nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, đã phát hiện ra đúng cách chữa cho mọi bệnh tật? Có mọi khả năng là điều này đã được đưa lại bởi việc dùng thể thứ tư.
Có câu chuyện nổi tiếng về Vaidya Lukman, chuyện kể rằng ông trồng từng cây và hỏi công dụng của nó là gì. Bây giờ, câu chuyện này đã trở thành vô nghĩa trong thế giới ngày nay. Trông đợi cây cỏ nói dường như là thất bại của logic. Đây cũng là một sự kiện mà cho đến năm mươi năm qua người ta không cho là cây cối có cuộc sống. Nhưng bây giờ khoa học thừa nhận có cuộc sống trong cây cỏ. Ba mươi năm trước đây chúng ta đã không tin rằng cây cỏ cũng thở; bây giờ chúng ta thừa nhận rằng chúng có thở. Mười lăm năm trước đây chúng ta  đã không tin rằng cây cỏ có thể cảm được, nhưng trong mười lăm năm qua chúng ta đã phải thừa nhận rằng chúng có cảm giác. Khi bạn tiến tới cây cỏ trong giận dữ, trạng thái hồn của nó thay đổi, và khi bạn tiến tới nó trong yêu thương, lần nữa trạng thái nó thay đổi. Cho nên cũng sẽ chẳng sai chỗ nếu chúng ta phát hiện ra trong năm mươi năm tới là chúng ta có thể nói chuyện với cây cỏ nữa - nhưng điều này sẽ là sự phát triển dần dần.
Tuy nhiên, Lukman đã chứng minh điều đó từ lâu trước đây. Nhưng cách đối thoại này không thể như cách đối thoại của chúng ta. Trở thành một với cây cỏ là phẩm chất của thể thứ tư. Thế thì cây cỏ cũng có thể được hỏi han. Tôi tin vào câu chuyện này, bởi vì không có nhắc gì đến phòng thí nghiệm đủ khổng lồ trong những ngày đó nơi Lukman có thể tiến hành nghiên cứu của ông ấy về hàng triệu loại cỏ mà ông ấy đã đưa vào sử dụng. Điều đó là không thể được, bởi vì mỗi cây cỏ sẽ đòi hỏi một thời gian sống để tiết lộ ra bí mật của nó nếu được làm một cách khoa học, trong khi người này nói về cây cỏ vô giới hạn. Bây giờ khoa học thừa nhận hiệu quả của những dược thảo này trong chữa bệnh và chúng vẫn còn được dùng. Tất cả những nghiên cứu trong quá khứ đều là nghiên cứu của người ở bình diện thứ tư.
Bây giờ chúng ta điều trị hàng nghìn bệnh, mà rất không khoa học. Người của bình diện thứ tư sẽ nói, "Chẳng có bệnh tật gì hết cả. Tại sao các ông chữa cho họ?" Bây giờ khoa học hiểu điều này và phép chữa đối chứng đang dùng những phương pháp trị liệu mới. Trong một số bệnh viện ở Mĩ người ta đang làm việc về các phương pháp mới. Giả sử có mười bệnh nhân đang bị cùng chứng bệnh. Năm người được tiêm nước còn năm người kia được cho cách trị liệu thuốc thang thông thường. Thế rồi phát hiện chỉ ra rằng các bệnh nhân của mỗi nhóm đáp ứng với cách chữa trị của họ là như nhau. Điều này chứng tỏ rằng những người được điều trị với nước, không thực sự ốm đau nhưng có ảo tưởng là bệnh tật. Nếu những người này được được chữa trị thông thường cho bệnh tật, điều ấy sẽ đầu độc hệ thống của họ và đem lại kết quả trái ngược. Họ chẳng cần chữa trị.
Nhiều tật bệnh được sinh ra do việc chữa trị không cần thiết và thế thì chúng lại thành khó chữa chạy. Nếu bạn không có bệnh thật - chỉ bệnh hão huyền - thuốc cho bệnh đó sẽ phải tác động theo cách nào đó cho dù các điều kiện cần thiết của bệnh này không có trong bạn. Nó sẽ tạo ra chất độc bên trong mà bạn sẽ phải trải qua việc điều trị mới. Bệnh hão huyền sẽ cứ dọn đường cho bệnh thật nào đó. Theo khoa học, chín mươi phần trăm bệnh tật đều là do căng thẳng thần kinh. Năm mươi năm trước đây khoa học hiện đại từ chối tin vào điều này, nhưng bây giờ cách trị liệu đối chứng thừa nhận nó là năm mươi phần trăm. Tôi nói họ sẽ phải thừa nhận thêm bốn mươi phần trăm nữa, bởi vì đó là thực tại.
Bây giờ không ai xác định được điều người ở bình diện thứ tư đã biết; không ai cố gắng diễn giải người đó. Không người nào có thể đặt tri thức của người đó vào đúng cảnh quan theo thuật ngữ khoa học ngày nay; đây là khó khăn duy nhất. Một khi điều này có thể được thực hiện, sẽ không có vấn đề gì. Nhưng ngôn ngữ ngụ ngôn lại rất khác.
Khoa học ngày nay nói rằng tia sáng mặt trời đi qua lăng kính và chia thành bẩy phần; và theo cách này chúng trở nên được phân phối thành bẩy mầu. Các nhà thơ tu sĩ (rishi) của Veda nói, "Thần mặt trời có bẩy con ngựa với bẩy mầu." Bây giờ đây là ngôn ngữ của ngụ ngôn. "Mặt trời có bẩy con ngựa với mầu khác nhau và ông ấy cưỡi lên chúng" có nghĩa là các tia sáng mặt trời chia thành bẩy phần. Phần trước là ngụ ngôn còn phần sau là dạng khoa học. Chúng ta sẽ phải hiểu ngôn ngữ của ngụ ngôn hệt như chúng ta hiểu ngôn ngữ của khoa học ngày nay. Không nên có bất kì khó khăn nào.
Những người với khả năng cận hồn tiên đoán mọi điều sớm hơn nhiều còn khoa học hiểu chúng muộn hơn nhiều. Nhưng thế thì tiên đoán tất cả đều theo ngôn ngữ biểu tượng. Chỉ khi khoa học chứng minh cùng sự kiện, chúng mới được đưa vào ngôn ngữ hàng ngày. Trước lúc đó, không có ngôn ngữ. Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết, nếu bạn nghiên cứu theo mọi chiều hướng, rằng khoa học chỉ là kẻ mới đến còn ngôn ngữ và toán học, đến sớm hơn nhiều. Những người đã phát hiện ra ngôn ngữ và toán học, họ có thể đã dùng việc thống kê nào? Họ có thể đã có phương tiện nào - biện pháp nào? Làm sao họ đi tới biết rằng trái đất quay xung quanh mặt trời một lần trong một năm? Chính đây là một tiến hoá của trái đất quanh mặt trời mà phải mất một năm. Bây giờ, đây là một khám phá rất cổ - rất xa trước khoa học; cùng điều này cũng là trường hợp của sự kiện có ba trăm sáu mươi lăm ngày trong một năm. Nhưng dường như không có bất kì phương tiện khoa học nào đằng sau nhà tiên tri cổ đại. Do đó, linh ảnh hồn là câu trả lời thay thế duy nhất.
Một sự kiện rất kì lạ đã đưa ra ánh sáng. Một người ở Arabia có trong tài sản của mình một tấm bản đồ thế giới bẩy trăm năm trước. Đây là cái nhìn từ trên không mà không thể nào quan niệm nổi khi đứng trên đất. Chỉ có hai giải pháp: hoặc đã có máy bay từ bẩy trăm năm trước đây - và điều này, dường như không thể có được - hoặc người nào đó đã tự nâng mình lên cao trong thể thứ tư của mình và thế rồi vẽ ra bản đồ này. Một điều là chắc chắn: lúc đó không có máy bay. Nhưng bản đồ trên không này về thế giới đã được làm ra từ bẩy trăm năm trước. Điều này có nghĩa gì?
Nếu chúng ta nghiên cứu Charak và Sushrut, hai bậc thầy cổ đại về khoa học thảo mộc, chúng ta sẽ sửng sốt mà biết rằng họ đã mô tả mọi thứ về thân thể con người mà các nhà khoa học mới đi tới biết bằng giải phẫu. Có thể chỉ có hai phương pháp để biết. Một khả năng là ở chỗ việc giải phẫu đã trở nên tinh tế đến mức không thể có bằng chứng về việc giải phẫu đã được tiến hành - bởi vì không có công cụ giải phẫu nào hay sách vở nào về giải phẫu đã được phát hiện ra. Nhưng có những mô tả về từng phần rất kĩ lưỡng của thân thể con người - những bộ phận tỉ mỉ đến mức khoa học chỉ mãi về sau mới phát hiện ra, các bộ phận mà chỉ hai mươi nhăm năm trước đây các nhà khoa học còn từ chối chấp nhận như hiện tại. Nhưng những điều này đã được các thầy chữa cổ đại này mô tả. Có một cách thức có thể thứ hai mà qua đó người ta cũng có thể biết: người trong trạng thái linh ảnh có thể đi vào thân thể con người và thấy những điều này.
Ngày nay chúng ta biết rằng tia X có thể đi vào thân thể con người. Nếu một người nói rằng người đó có thể chụp ảnh bộ xương chúng ta một trăm năm trước đây, chúng ta không tin anh ta. Ngày nay chúng ta phải tin bởi vì nó là như vậy. Nhưng bạn có biết: mắt của người ở thể thứ tư có thể thấy thậm chí còn sâu hơn là tia X, và rằng bức tranh về thân thể bạn có thể được tạo ra mà còn đầy đủ hơn bức tranh được tạo ra như kết quả của việc giải phẫu. Giải phẫu đã được phát triển ở phương Tây bởi vì ở đó người ta chôn người chết. Tại một nơi như Ấn Độ, nơi mà cái xác bị đem thiêu, điều này là không thể có được. Và bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng nghiên cứu này đến với sự giúp đỡ của kẻ cắp, cho nên họ sẽ đánh cắp xác chết và bán chúng cho các bác sĩ để nghiên cứu và tìm hiểu.
Tục lệ hoả thiêu cũng là một ý tưởng của những người hồn, bởi vì họ tin rằng linh hồn gặp khó khăn khi lấy lần sinh thành mới nếu thân thể của kiếp sống trước vẫn còn lại. Thế thì nó cứ lởn vởn quanh cái xác cũ. Nếu cái xác này bị thiêu thành tro, linh hồn sẽ gạt bỏ trở ngại này - bởi vì một khi nó thấy thân thể biến thành tro, trong thân thể tiếp có lẽ nó sẽ hiểu rằng cái được coi là của riêng nó, sau cùng chỉ là thứ có thể bị tiêu huỷ.
Cho nên có việc hoả táng ở Ấn Độ, và do đó không có cách nào để giải phẫu thân thể con người. Tại phương Tây kẻ cắp đã đánh cắp xác chết từ nghĩa trang và bán chúng cho các nhà khoa học dùng trong nghiên cứu của họ. Có những trường hợp đưa ra toà và nhiều khó khăn khác cho những người này, bởi vì đánh cắp xác chết và giải phẫu nó cả hai đều bị coi là tội ác.
Cho nên điều chúng ta đi tới biết được qua vô số việc giải phẫu, sách vở ba nghìn năm trước đã tiết lộ mà chẳng cần giải phẫu. Điều này chỉ chứng tỏ rằng có phương pháp khác mà qua đó mọi thứ có thể được biết bên cạnh thực nghiệm khoa học. Thỉnh thoảng tôi sẽ nói chi tiết về chủ đề này để cho bạn có thể hiểu rõ hơn.

Ads Belove Post