Chương 2. Dốt nát là tối thượng

Chương 2. Dốt nát là tối thượng

Price:

Read more

Thực Hành Vô Ngã by Vô Ngã

Thiền – Con Đường Của Nghịch Lý – Osho

Bài nói về Thiền

Tập 1

Chương 2. Dốt nát là tối thượng


Câu hỏi thứ nhất:

Có một truyền thống cổ móc nối khôn và ngu. Người khôn có phải là người đơn giản không? Sự đơn giản hoá tới từ khôn theo tuổi hay mệt mỏi? Khác biệt gì giữa người khôn và người ngu?

Truyền thống này là đúng. Có sự tổng hợp đi ra ngoài ngu, cái đi cao hơn bản thân khôn - sự tổng hợp trong đó khôn và ngu biến mất trong một thể thống nhất.

Ngu và khôn là nhị nguyên, như mọi nhị nguyên khác: đàn ông và đàn bà, ngày và đêm, mùa hè và mùa đông, sống và chết. Mọi nhị nguyên đều phải được siêu việt. Chừng nào các nhị nguyên chưa được siêu việt bạn không bao giờ đi tới biết cái một, cái thực, vũ trụ.

Theo nghĩa đó người khôn cũng là người ngu - vì trong siêu việt đó cả hai được bao hàm. Nhưng người đó không là người ngu theo nghĩa thông thường - người đó thậm chí không khôn theo nghĩa thông thường. Khôn của người đó là thực tại tách rời hoàn toàn, ngu của người đó cũng vậy. Người đó là khôn vì người đó biết, và người đó là người ngu vì người đó biết, rằng điều huyền bí của sự sống là tới mức nó không thể được biết. Người đó khôn vì cuộc hành trình của người đó được kết thúc và người đó là người ngu vì người đó bây giờ lần đầu tiên biết rằng không có gì để biết và không có khả năng nào của việc biết, rằng dốt nát là tối thượng. Người đó đã đi tới biết rằng dốt nát là tối thượng. Không có cách nào để giải huyền bí sự tồn tại.

Chúng ta gọi một người đã nhận được câu trả lời, là khôn, nhưng người khôn thực đã không nhận được câu trả lời. Các câu hỏi của người đó đã biến mất và mọi câu trả lời cũng vậy - người đó là trong trống rỗng vô cùng. Và người đó không biết theo nghĩa của tri thức.

Chúng ta gọi một người là ngu vì người đó thiếu tri thức; chúng ta gọi một người là am tường, là khôn, vì người đó đầy tri thức. Nhưng người thực sự khôn đã đi tới thấy rằng không có cách nào để biết cái thực. Có cái thực không? Bạn có thể sống nó, bạn có thể là nó, nhưng không có cách nào để biết nó. Tri thức hàm ý phân chia - phân chia giữa người biết và cái được biết; tri thức hàm ý phân chia; tri thức được dựa trên nhị nguyên.

Người thực sự khôn đã đi tới điểm mà người đó không còn tách rời, nơi người đó không còn là hòn đảo, nơi người đó đã biến mất trong cái toàn thể. Người đó đập rộn ràng cùng cái toàn thể, người đó rung động cùng cái toàn thể, người đó không còn nữa. Duy nhất Thượng đế hiện hữu. Đây là nghĩa của người thấy Upanishad khi người đó tuyên bố 'Aham Brahmasmi' - 'Ta là Thượng đế'. Đây là nghĩa khi Christ liên tục nói 'Ta và cha ta là một.'

Khi bạn nhìn vào sự tồn tại như đối thể, bạn vẫn còn tách rời, nhưng khi bạn tham gia cùng sự tồn tại, khi bạn trở thành người tham gia, khi bạn nhìn vào đối thể và nó trở thành chính chủ thể của bạn - thế thì không có tri thức và thế thì không có dốt nát. Khi không có tri thức, làm sao có thể có dốt nát? Dốt nát và tri thức là các mặt của cùng một đồng tiền và người khôn đã vứt bỏ cả hai. Cho nên người khôn không là cái nào và là cả hai.

Có một truyền thống cổ móc nối khôn và ngu. Điều đó là đúng. Có một truyền thống nói rằng Jesus là ngu - và ông ấy là vậy. Có một truyền thống nói rằng thánh Francis là người ngu - và ông ấy là vậy. Ở Ấn Độ cái tên của Phật đã mang một hình tướng rất kì lạ. Nó đã trở thành Buddhu - có nghĩa là 'người ngu'. Chính cái tên ngụ ý người khôn nhất đã lấy hình tướng khác, cái đối lập cực - nó đã trở thành Buddhu. Nó có nghĩa 'người ngu, người hoàn toàn ngu'.

Vâng, các cực gặp gỡ. Đó là điều tôi đã nói tới hôm qua - về điều các nhà khoa học gọi là lưỡng tính. Từng đàn ông là cả đàn ông và đàn bà nhưng bạn trở nên bị đồng nhất chỉ với một phần của con người bạn. Bạn nghĩ bạn là đàn ông nhưng cũng có đàn bà bên trong bạn, chờ đợi để được nhận ra, được đón nhận, được chấp nhận. Và bạn liên tục phủ nhận nó. Bạn nói, 'Tôi là đàn ông.' Bạn sẽ vẫn còn nghiêng về một bên. Nếu bạn là đàn bà cũng có người đàn ông đang đợi bên trong bạn, và bạn liên tục phủ nhận người đàn ông này. Thế thì bạn sẽ không bao giờ là một toàn thể, bạn bao giờ cũng sẽ vẫn còn bị chia chẻ.

Có một điểm của nhận biết, hiểu biết, cái nhìn, nơi đàn ông và đàn bà bên trong của bạn gặp gỡ và hoà quyện và biến mất trong nhau. Đó là điều William Blake đã gọi là 'hôn nhân bên trong' khi bạn đã trở thành cả hai, lưỡng tính, cả đàn ông và đàn bà. Ở Ấn Độ chúng ta có biểu tượng hoàn hảo cho nó - ardhanarishwar. Có những bức tượng của Shiva trong đó một nửa thân thể ông ấy là đàn ông và một nửa thân thể ông ấy là đàn bà. Ông ấy là cả người yêu và người được yêu, âm và dương. Ông ấy là lưỡng tính.

Cùng kiểu gặp gỡ với các cái đối lập liên tục xảy ra theo nhiều hướng và nhiều chiều. Ngu và khôn là hai cực của bạn. Nếu bạn khôn và bạn phủ nhận ngu của bạn, bạn không thực sự là khôn, vì một phần của bạn còn chưa được hấp thu. Một phần của bạn đang treo quanh bạn; nó chưa trở thành một phần không thể thiếu của bạn. Nếu bạn là người ngu và bạn nghĩ rằng bạn là người ngu, thế thì người khôn của bạn ở bên trong bạn đã bị phủ nhận, bị đè nén. Người khôn là cả hai vậy mà không là cái nào. Người đó siêu việt trên cả hai cho nên bạn có thể nói người đó không là cái nào, nhưng vì nhị nguyên đã biến mất trong người đó và đã đi tới trở thành việc tổng hợp mới, bạn cũng có thể gọi người đó là cả hai.

Người khôn có phải là người đơn giản không? Không. Người khôn là không để ý - không phải đơn giản, không phải phức tạp. Lần nữa có cùng nhị nguyên: tâm trí đơn giản và tâm trí phức tạp. Người khôn là vô trí. Người khôn đã đi ra ngoài các giới hạn của tâm trí, người đó biết không có tâm trí chút nào. Tâm trí phân chia. Tâm trí là rào chắn giữa bạn và sự tồn tại. Tâm trí tồn tại như bức Trường thành Trung Quốc - nó là áo giáp của bạn.

Người khôn không có áo giáp. Người đó không được bảo vệ, người đó là mong manh, người đó là mở. Người đó không bảo vệ bản thân người đó chống lại tự nhiên theo bất kì cách này - người đó là sẵn có, người đó sẵn sàng đi toàn thể con đường cùng nó. Người đó không đẩy sông, người đó chảy cùng nó. Người đó không cần có bất kì tâm trí nào vì tâm trí của cái toàn thể là đủ. Người đó không cần có tâm trí riêng tư của riêng mình vì người đó không có mục đích riêng tư. Người đó không đi bất kì đâu, người đó không là người thành đạt, người đó không có tham vọng - đó là điều tôi ngụ ý khi tôi nói rằng người đó không có mục đích riêng tư. Cho nên nhu cầu gì để có tâm trí riêng tư? Tâm trí vũ trụ là đủ.

Hoặc gọi nó là vô trí hoặc gọi nó là Tâm trí với chữ 'T' hoa. Thiền nhân làm cả hai. Họ gọi nó là 'vô trí' nếu họ đơn giản muốn phủ nhận tâm trí mà bạn có; và họ gọi nó là Tâm trí vũ trụ, Tâm trí càn khôn, Tâm trí với chữ 'T' hoa, khi họ muốn chỉ ra tính khẳng định của nó.

Nó đích xác là gì? Khi chúng ta gọi nó là 'vô trí' chúng ta đơn giản nói rằng nó không phải là điều chúng ta có; khi chúng ta gọi nó là Tâm trí vũ trụ, càn khôn, chúng ta đã chỉ ra đích xác nó là gì. Việc gọi nó là 'vô trí' nói cái gì đó phủ định về nó - nó không là tâm trí mà bạn đã quen thuộc. Việc gọi nó là Tâm trí, Tâm trí lớn, chỉ ra bản chất của nó. Người khôn là vô trí hay người khôn là Tâm trí càn khôn.

Vâng, người đó đơn giản giống đứa trẻ nhưng người đó không là người khờ. Người đó đơn giản giống đứa trẻ nhưng người đó không ngây thơ, nhớ lấy. Có khác biệt bao la giữa việc là ngây thơ và việc là như trẻ con. Khi Jesus nói, 'Chỉ những người giống như trẻ nhỏ sẽ có khả năng đi vào trong vương quốc Thượng đế của ta,' ông ấy đang nói về sự đơn giản, hồn nhiên của thời thơ ấu - nhưng ông ấy không nói về tính trẻ con, ông ấy không nói về sự non nớt. Người khôn không non nớt mặc dầu người đó giống đứa trẻ. Người đó không phức tạp theo nghĩa rằng triết gia, nhà logic, nhà thượng đế học là phức tạp; người đó không phức tạp theo nghĩa rằng người đó có nhiều học thuyết và ý thức hệ và người đó liên tục thêu dệt các lí thuyết - người đó không phức tạp theo nghĩa đó. Tâm trí của người đó nghỉ ngơi. Không có đám đông. Tâm trí của người đó là trống rỗng. Người đó không cần nghĩ.

Nghĩ là cái thay thế. Khi bạn không biết, bạn nghĩ. Khi bạn biết, nghĩ phỏng có ích gì? Bạn đã biết nó rồi. Nghĩ là trạng thái của mù quáng. Nếu bạn đang ngồi ở đây và bạn mù và bạn muốn đi ra ngoài, thế thì bạn sẽ phải nghĩ về cửa ở đâu. Bạn sẽ phải hỏi người khác cửa ở đâu. Bạn sẽ sợ vấp ngã, bạn sẽ sợ đâm vào tường và bạn sẽ trở nên lo nghĩ về cửa ở đâu. Nhưng người có mắt không hỏi. Người đó biết cửa ở đâu, người đó có thể thấy nó, cho nên người đó không nghĩ về nó. Câu hỏi 'Cửa ở đâu?' là không liên quan vì người đó thấy nó. Người khôn có mắt, người đó có thể thấy, cho nên không có nhu cầu nghĩ. Chỉ người mù nghĩ.

Ở phương Tây ý tưởng về nhà tư tưởng là khác toàn bộ với ý tưởng phương Đông về người thấy. Bạn phải đã thấy tượng của Rodin về 'Người nghĩ', hay ít nhất bức tranh của nó, bức ảnh. Chúng ta không gọi nó là người nghĩ. 'Người nghĩ' của Rodin dường như ốm yếu, lo nghĩ. Bạn có thể nhìn vào bức tượng này và bạn có thể thấy hàng triệu ý nghĩ xô đẩy trong tâm trí người đó - nó là lưu thông giờ cao điểm. Bạn có thể thấy chúng trong bức tượng đá này - trong cách ông ấy ngồi, đầu trong tay, đường nhăn lo nghĩ trên trán. Bạn gần như có thể cảm thấy rằng nếu người đó liên tục ở trong cùng tư thế này, người đó sẽ phát điên.

Quan niệm về người thấy là khác toàn bộ - đó là lí do tại sao chúng ta gọi người đó là người thấy. Một Phật là người thấy, không là người nghĩ; một Mahavir là người thấy, không là người nghĩ; Jesus là người thấy, không là người nghĩ. Và những Thiền nhân này là người thấy. Tại sao chúng ta gọi họ là người thấy? Họ có thể thấy. Khi bạn có thể thấy, không có nhu cầu để nghĩ. Cái gì có đó để nghĩ tới khi bạn có thể thấy? Khi mắt sẵn có, việc nghĩ bị bỏ đi. Nghĩ giống như chiếc gậy của người mù mà người đó mang để dò đường.

Có câu chuyện ngụ ngôn. Một người mù tới Jesus. Jesus chạm vào mắt của người mù và người đó được chữa khỏi. Và người đó đang mang một chiếc gậy lớn cái người đó đã mang cả đời mình. Người đó cám ơn Jesus và bắt đầu đi về nhà mình - rất, rất hạnh phúc vì người đó đã có được mắt và lần đầu tiên người đó đã thấy mầu sắc và mặt trời và ánh sáng mặt trời và hoa và mọi người và các bộ mặt. Người đó xúc động. Nhưng người đó vẫn mang chiếc gậy của mình. Jesus gọi người đó và nói, 'Thưa ông, sao ông không vứt gậy của ông đi bây giờ? Sao ông đang mang nó?' Và người đó đáp, 'Vứt nó đi sao? Làm sao tôi có thể vứt nó được? Tôi không thể sống mà không có nó.'

Đó là thói quen cũ. Người đó không biết rằng vì người đó đã có mắt không có nhu cầu mang gậy.

Điều này xảy ra khi bạn đi vào hoà hợp với vô trí lần đầu tiên. Bạn vẫn tiếp tục nghĩ. Nó chỉ là thói quen của người mù cũ. Nhưng dần dần bạn trở nên nhận biết rằng bây giờ chẳng có vấn đề trong điều đó - bạn đơn giản lặp lại, bạn ở trong đường mòn cũ.

Nghĩ trở thành không liên quan - đó là điều tôi ngụ ý khi tôi nói rằng người khôn là đơn giản nhưng không là người khờ. Mọi thứ là sẵn có cho người đó - làm sao người đó có thể là người khờ được? Ý thức của người đó đã mở rộng, ý thức của người đó đã trở thành thiêng liêng, người đó là giầu như bản thân Thượng đế - cho nên đừng nghĩ rằng người đó là người khờ. Giầu có của người đó là nhiều hơn nhiều so với giầu có của người nghĩ, nhiều hơn vô hạn, hàng triệu lần hơn. Nhưng dầu vậy người đó là đơn giản; hồn nhiên của người đó vẫn còn không bị làm ô uế, cội nguồn ý thức của người đó vẫn còn không bị che mờ.

Bạn hỏi: Sự đơn giản hoá tới từ khôn theo tuổi hay mệt mỏi? Điều tới cùng tuổi là mệt mỏi. Khôn chẳng liên quan gì tới tuổi. Người trẻ có thể trở thành khôn và bạn có thể thấy nhiều người ngu già như bạn muốn thấy - nếu bạn cố tìm ra một người bạn sẽ thấy cả nghìn người. Tuổi già chẳng liên quan gì tới khôn. Vâng, người già có nhiều kinh nghiệm hơn, nhưng điều đó không làm cho người đó khôn. Người già am tường nhiều hơn, nhưng điều đó không làm cho người đó khôn. Người đó vẫn còn ngu như bao giờ.

Cả ngu lẫn khôn đều không phải là vấn đề về lượng. Không phải là người ngu biết ít hơn và người khôn biết nhiều hơn, không. Nó là việc dịch chuyển toàn bộ; nó là động thái mới hoàn toàn. Người dốt nát, cái gọi là người ngu, và cái gọi là người am tường tồn tại trong cùng một chiều - khác biệt là về lượng chứ không về chất. Có thể người ngu chỉ biết vài điều và người am tường biết nhiều điều, nhưng khác biệt này là giữa ít và nhiều; khác biệt này không là về chất, nó chỉ là về lượng, khác biệt này là chỉ ở mức độ.

Người khôn không còn trên cùng bước sóng, người đó đã đi vào bước sóng khác. Khác biệt giữa người khôn và người ngu là lớn vô cùng tới mức nó không thể được gọi là về lượng. Và khác biệt giữa người khôn và người ngu đích xác cũng như khác biệt giữa người khôn và người am tường. Người đó được bỏ xa khỏi người am tường như người đó được được bỏ xa khỏi người dốt nát. Người đó được bỏ xa khỏi người có giáo dục như người đó được bỏ xa khỏi người vô giáo dục. Nó là động thái mới toàn bộ. Phẩm chất ý thức của người đó đã thay đổi - không phải là người đó biết nhiều hơn, người đó là nhiều hơn. Lắng nghe điều đó... không phải là người đó biết nhiều hơn, người đó là nhiều hơn. Con người của người đó là nhiều hơn.

Có thể là bạn có thể biết nhiều hơn Jesus; thực ra, điều đó là tuyệt đối chắc chắn. Bạn biết nhiều hơn Jesus, bạn biết nhiều hơn Phật. Nếu Phật tới đây và đột nhiên phải làm bài thi lấy bằng cử nhân hay bằng sau đại học, ông ấy nhất định trượt - nhưng nhiều người sẽ đỗ sẽ không khôn hơn ông ấy. Ông ấy sẽ không biết cả nghìn lẻ một thứ. Nếu bạn hỏi ông ấy 'lượng tử' là gì ông ấy sẽ không biết. Nếu bạn hỏi ông ấy lí thuyết tương đối mà Albert Einstein đã đề xuất là gì, ông ấy sẽ không biết. Nhưng điều đó không làm cho ông ấy không khôn.

Khác biệt giữa bạn và Phật là về chất. Sự hiện diện của ông ấy là khác, nhận biết của ông ấy là khác, từ bi của ông ấy là khác. Không phải là ông ấy biết nhiều. Ngay cả vào thời Phật còn sống, đã có những người biết nhiều hơn ông ấy. Những học giả lớn đã có đó, những bác học lớn đã có đó và họ thường tới để cãi nhau với ông ấy, để tranh cãi với ông ấy. Nhưng những ngày đó đã là đẹp. Mọi người không cao ngạo thế. Họ có thể thấy. Ngay cả các học giả - điều gần như là không thể được - ngay cả các học giả cũng có thể thấy rằng người này đã là khác toàn bộ, rằng ông ấy tồn tại trên bước sóng khác. Và họ sẽ buông xuôi theo ông ấy. Không phải là họ biết ít hơn ông ấy, họ biết nhiều hơn, nhưng ông ấy đã là nhiều hơn. Vấn đề không phải là ông ấy đã tích luỹ nhiều thông tin hơn, cái gì đó đã trở nên được biến đổi trong ông ấy. Đã không có tối trong con người ông ấy, nó đã đầy ánh sáng. Đó là nghĩa của chứng ngộ của ông ấy - ông ấy đã đạt tới ánh sáng.

Ánh sáng này là khôn. Làm sao ánh sáng này có thể tới bởi tuổi tác? Đôi khi điều đó đã xảy ra cho trẻ con - về Lão Tử chuyện kể rằng ông ấy được sinh ra đã chứng ngộ. Câu chuyện là ở chỗ ông ấy đã được sinh ra mà già lão, ông ấy đã được sinh ra già tới mức ông ấy đã gần tám mươi hai tuổi và tóc ông ấy trắng toát, trắng như tuyết, và ông ấy có râu. Câu chuyện hay này là biểu dụ - nó không thực, nó không tự nhiên. Nó nói rằng ông ấy đã là khôn như con người sẽ là khôn vào lúc người đó tới tám mươi hai tuổi.

Ở Ấn Độ Shankara chết khi ông ấy ba mươi ba - rất gần với giới hạn tuổi người hippie là ba mươi. Ông ấy đã không đi rất xa. Nhưng ông ấy đã là một trong những người chứng ngộ nhất trên thế gian. Ngay cả những hiền nhân rất, rất già vẫn thường tới và ngồi dưới chân ông ấy và đã được ông ấy chuyển tâm.

Khi Jesus bị đóng đinh ông ấy mới ba mươi ba tuổi. Ông ấy đã không thể rất từng trải, đã không thể rất am tường. Đã có nhiều giáo sĩ Do Thái người biết nhiều hơn, người có thể đã trích dẫn kinh sách đích thực hơn nhiều. Jesus đã gần như không được giáo dục, là con trai ông thợ mộc. Bạn không thể mong đợi được mấy. Nhưng khác biệt là gì? Khác biệt đã không ở trong thông tin, khác biệt đã ở trong con người này. Ông ấy đã đầy ánh sáng, đầy niềm vui, đầy phúc lạc. Ông ấy có hương thơm của việc đã đạt tới - không đâu mà đi, không cái gì để được đạt tới thêm nữa, mọi ham muốn đã biến mất.

Khi việc trở thành biến mất bạn là sự hiện diện - người khôn đạt tới sự hiện diện. Người không khôn theo đuổi việc trở thành - trở thành cái này, trở thành cái nọ, là giầu, là quyền lực, thế này và thế nọ. Người khôn đơn giản hạnh phúc theo cách người đó là vậy, ở chỗ người đó hiện hữu, vào lúc người đó hiện hữu. Người đó không có khao khát - thậm chí không khao khát Thượng đế, thậm chí không khao khát chứng ngộ. Người đó không khao khát cái gì. Ham muốn đã biến mất, ham muốn đã bỏ người đó. Trạng thái không ham muốn này của tâm thức là điều chúng ta gọi là khôn.

Không, khôn chẳng có gì liên quan tới tuổi. Với tuổi tác mệt mỏi tới. Nhưng nhiều người già bắt đầu nghĩ dưới dạng am tường. Họ bắt đầu thuyết giảng cho người trẻ. Họ bắt đầu nó về những điều họ chưa bao giờ làm cho bản thân họ; họ mệt mỏi, mệt nhoài, và theo cách rất sâu, ghen tị. Nếu bạn thấy một cậu trẻ trèo lên cây, bạn không cảm thấy ghen tị sao? Và lập tức ghen tị của bạn được khẳng định trong lời khuyên rất lớn nào đó - bạn bảo cậu bé, 'Đừng lên đó. Cháu có thể ngã xuống. Nghe bác đây. Nghe theo người có tuổi.' Nhìn sâu xuống và bạn sẽ thấy rằng bạn đang ghen tị rằng những ngày đó đã qua rồi, rằng bạn không thể trèo lên cây được và cậu bé này đang làm điều đó.

Khi ông già thấy một nam thanh niên và một nữ thanh niên đi tay trong tay với rung động yêu lớn lao quanh họ, ông ấy cảm thấy ghen tị. Giờ ông ấy không thể làm được điều đó thêm nữa cho dù ông ấy muốn làm nó. Nhưng ghen tị lấy hình tướng rất đẹp. Nó nói rằng điều này là ngu xuẩn, điều này chỉ là nhất thời. 'Nghe đây,' ông già nói, 'điều này sẽ biến mất sớm hay muộn. Đừng bị lừa bởi nó.' Đừng nghĩ rằng ông ấy đã trở thành khôn. Nếu ông ấy thực sự đã trở thành khôn ông ấy chắc sẽ hiểu thanh niên, ông ấy sẽ không chống lại họ.

Khôn thực không bao giờ chống lại sự sống; khôn thực bao giờ cũng là 'có' với sự sống, không bao giờ là 'không'. Bất kì khi nào bạn thấy cái 'không' mà rất, rất nhấn mạnh, nhớ, cái gì đó khác đang giả vờ là khôn.

Và cuối cùng bạn hỏi: Khác biệt gì giữa người khôn và người ngu? Người khôn biết rằng người đó là ngu và người ngu không biết điều đó.

Câu hỏi thứ hai:

Thầy xử trí với chết thế nào?

Tôi chết mọi khoảnh khắc, tôi không tích luỹ chết - cho nên nó không phải là vấn đề. Nếu bạn thực sự sống, thế thì chết không phải là vấn đề chút nào. Bạn không cần xử trí với nó vì nó không tồn tại.

Chết là vấn đề được tạo ra. Cố hiểu nó đi. Vì bạn không cho phép quá khứ chết đi, nó liên tục được tích luỹ, nó trở thành gánh nặng lên bạn, nó là tải trọng chết. Nếu bạn cho phép quá khứ chết đi từng khoảnh khắc khi thời gian trôi qua, nếu bạn kết thúc với nó, thế thì từng khoảnh khắc bạn lại được sinh ra và bạn không tích luỹ quá khứ chết. Thế thì bạn không tích luỹ chết và do đó không có vấn đề để xử trí, không có vấn đề để giải quyết. Từng khoảnh khắc bạn trở thành tươi tắn - và bạn biết rằng tươi tắn này là vĩnh hằng, vô thời gian. Ngay cả khi cái gọi là chết sẽ xảy ra, bạn sẽ không chết. Trong khoảnh khắc đó sống đã trở thành quá khứ, cho nên bạn không bám vào nó. Bạn đã học một điều trong sống - không bám víu. Cho nên bạn không bám vào nó và vấn đề không nảy sinh. Nếu bạn bám vào sống, có sợ chết. Việc bám vào sống tạo ra vấn đề.

Tại sao bạn bám vào sống? Bạn bám vào sống vì bạn không biết cách sống nó, bạn chưa bao giờ được bảo cho cách sống nó. Bạn đã thực sự hoàn toàn bị làm hư hại, bạn đã được ước định theo cách mà bạn không sống. Bạn không sống cuộc sống, do đó có sợ. Bạn không bao giờ đi vào trong bất kì cái gì một cách toàn bộ. Bạn không yêu một cách toàn bộ, bạn không khóc một cách toàn bộ, bạn không cười một cách toàn bộ - bạn đã quên ngôn ngữ của tính toàn bộ. Bạn không biết tính toàn bộ nghĩa là gì - bạn bao giờ cũng là bộ phận. Ngay cả trong khi đang yêu, bạn không đi tới tận cùng, bạn không cho phép nó xảy ra. Bạn liên tục chống lại.

Đầu tiên bạn liên tục tích luỹ quá khứ chết - điều đó đang tích luỹ chết quanh bạn. Quá khứ bị đông cứng đó sẽ trở nên ngày càng nặng hơn mọi ngày vì nó đang tăng lên mọi ngày. Và cuộc sống của bạn là rất tinh tế và mong manh; với quá khứ chết đó trên đỉnh của nó, bạn đang nghiền nát nó. Và quá khứ chết đó sẽ không cho phép bạn sống bất kì khoảnh khắc nào một cách toàn bộ, nó bao giờ cũng kéo bạn lại. Bạn muốn đi lên trước, nhưng nó kéo bạn lại sau. Cho dù bạn đi, bạn không đi toàn thể con đường. Cho nên không cái gì được hoàn thành, không cái gì đã bao giờ được hoàn thành. Bạn đã không bao giờ yêu, bạn đã không bao giờ cười. Vâng, bạn đã cười nhiều lần nhưng tiếng cười đã không bao giờ là toàn bộ, nó bao giờ cũng bộ phận, mảnh nhỏ.

Bạn vẫn không nhận biết về sống là gì - bạn chưa múa điệu múa đó, bạn chưa hát bài hát đó. Khi bạn sống cuộc sống trong tính toàn bộ của nó, từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, bạn không cảm thấy sợ chết, không có gì để sợ. Bạn đã sống cuộc sống của bạn, bạn đã tận hưởng phúc lành này, bạn cảm thấy biết ơn. Chết sẽ bắt đầu xuất hiện như việc nghỉ ngơi lớn, không gì khác. Chết sẽ không có khả năng lấy đi bất kì cái gì từ bạn vì bất kì cái gì có thể bị lấy đi đều đã bị bỏ đi trước khi chết tới. Bạn đã không bao giờ tích luỹ nó. Và chết sẽ không phá huỷ bất kì cái gì vì bạn biết cách sống từng khoảnh khắc một cách toàn bộ. Khi chết tới, bạn cũng sẽ sống cái chết một cách toàn bộ.

Khi Socrates sắp chết sau khi bị đầu độc, các đệ tử của ông ấy đã kêu và khóc. Ông ấy mở mắt ra và nói, 'Các ông làm gì vậy? Sao các ông khóc? Trong khoảnh khắc đẹp thế các ông đang làm gì? Sao các ông bỏ lỡ điều này? Tham gia cùng ta đi. Chết đang xảy ra. Đừng bỏ lỡ cơ hội này. Cố nhìn chết đi. Đó là điều ta đang làm.'

Và ông ấy tiếp tục nói cho các đệ tử của mình, 'Bây giờ chân ta đã tê dại rồi. Nhưng nó là điều huyền bí - chân ta đã tê dại, ta không thể cảm thấy chân ta nữa, nhưng cảm giác của ta về bản thân ta vẫn như vậy, nó không kém đi.' Thế rồi ông ấy nói, 'Tay ta đang tê dại đi. Chúng đã biến mất. Ta không thể cảm thấy chúng.' Ông ấy đề nghị một trong các đệ tử của ông ấy cấu vào ông ấy. Ông ấy bị cấu, nhưng ông ấy không thể cảm thấy nó. Và ông ấy cười và nói, 'Điều này kì lạ. Bây giờ thân thể ta gần như chết nhưng ta vẫn sống như bao giờ. Việc cảm của tâm thức của ta là toàn bộ như bao giờ.'

Thế rồi ông ấy bắt đầu cảm thấy rằng tim ông ấy đang chìm đi nhưng tới chính khoảnh khắc cuối cùng ông ấy nói, 'Nhớ, đây là lời cuối cùng của ta. Ta sẽ không có khả năng nói bất kì cái gì thêm nữa vì lưỡi của ta đang đông cứng.' Điều cuối cùng ông ấy nói với các đệ tử của mình là, 'Ta đang sống toàn bộ như bao giờ, tâm thức của ta đã không giảm đi chút nào. Cho nên thân thể không thể phá huỷ được ta. Thân thể đã mất đi, ta đang trên bờ của việc biến mất, nhưng việc cảm bên trong của ta, việc cảm về tính chủ thể của ta là không bị chạm tới bao giờ. Thực ra, nó là rõ ràng hơn bao giờ trước đây.'

Chết cho hoàn cảnh; nó trở thành bảng đen và sống trở thành cái gì đó được viết bằng phấn trắng trên bảng đen. Trong sống bạn có thể không có khả năng cảm thấy sự sống tinh thính thế, sắc bén thế, nhạy cảm thế, nhưng trong chết bạn có thể cảm được vậy vì sự tương phản. Nó cũng giống như nhìn sao ban đêm, và khi đêm tối sao là sáng hơn. Trong ngày chúng vẫn có đó nữa, chúng đã không đi bất kì đâu, chúng không thể đi bất kì đâu được. Chúng có thể đi đâu được? Chúng có đó. Nhưng vì ánh sáng mặt trời bạn không thể thấy được chúng. Ánh sáng của chúng bị mất trong ánh mặt trời. Trong đêm tối chúng có đó - đẹp thế, nhấp nháy. Đích xác cùng điều này xảy ra trong chết. Sống trở thành ngôi sao chói sáng.

Bạn hỏi tôi: Thầy xử trí chết thế nào? Tôi không biết chết là gì vì tôi liên tục chết, từng khoảnh khắc tôi liên tục chết đi quá khứ. Tôi không sống trong quá khứ. Và tôi không sống trong quá khứ tôi không sống trong tương lai - tương lai bao giờ cũng là phóng chiếu của quá khứ. Quá khứ chết tạo ra tương lai giả, và chỉ khoảnh khắc này là thực.

Tôi ở đây, ngay bây giờ cảm khoảnh khắc này. Vấn đề chết ở đâu? Làm sao bạn có thể chết trong khoảnh khắc này? Chết bao giờ cũng là vấn đề được phóng chiếu: một ngày nào đó bạn sẽ chết. Nó chỉ là suy diễn - ngày nào đó. Ai đó đã chết, bạn đã thấy một người chết, và thế rồi bạn trở nên sợ rằng bạn sẽ chết. Nhưng bạn có thực sự thấy rằng người đó đã chết không? Bạn đã chỉ thấy cách biểu hiện bên ngoài của cái chết của người đó, bạn không biết cái gì đã xảy ra cho người đó ở bên trong.

Không ai đã bao giờ chết. Chết là điều không thực lớn nhất; nó không tồn tại. Chỉ sự sống tồn tại. Sự sống là vĩnh hằng. Nếu bạn bỏ quá khứ, tương lai cũng bị bỏ đi. Và trong hiện tại không có chết, trong hiện tại chỉ có sống.

Lắng nghe câu chuyện hay này.

Lớp tâm lí đại học đang nghiên cứu phản ứng của con người với kích thích dục và mối quan tâm đặc biệt đã là tần xuất của mối quan hệ say đắm.

'Bao nhiêu sinh viên ở đây,' giáo sư nói, 'tham gia vào nhiều hơn một lần một tuần?

Năm người giơ tay lên.

'Và bao nhiêu người tham gia một tuần một lần?' Mười tay giơ lên.

'Bao nhiêu người hai lần một tháng?' Tám tay giơ lên.

'Một lần một tháng?' Bốn tay giơ lên.

'Và bao nhiêu người một lần một năm?'

Một cậu nhỏ người ở hàng cuối vẫy tay điên cuồng và cười khúc khích điên dại.

'Nếu em tham gia chỉ một lần một năm,' giáo sư nói, 'tôi không thấy làm sao em quá vui mừng thế.'

Đỏ mặt với kích động, anh chàng nhỏ người nói, 'Vâng, nhưng đêm nay là đêm đó!'

Để khoảnh khắc này là khoảnh khắc duy nhất đi. Đừng sống trong quá khứ vì không ai có thể sống trong quá khứ. Nó không còn nữa. Và đừng làm cung điện của bạn trong tương lai, nó không thể được làm. Tương lai không tồn tại. Sống trong khoảnh khắc này đi.

Jesus nói với đệ tử của ông ấy, 'Nhìn những hoa loa kèn này trên cánh đồng. Chúng đẹp làm sao. Ngay cả Solomon, được trang điểm trong mọi vật dụng đắt tiền, đã không đẹp như thế.' Và bí mật gì của hoa loa kèn trên cánh đồng? Chúng sống trong khoảnh khắc. Hôm nay là ngày, đêm nay là đêm và khoảnh khắc này là khoảnh khắc duy nhất.

Một khi bạn bắt đầu sống trong khoảnh khắc này bạn thường xuyên trong tiếp xúc với sự sống. Và sự sống làm tươi mới bạn, sự sống liên tục làm khoẻ lại bạn.

Vâng, thân thể sẽ biến mất một ngày nào đó, nhưng đó không phải là chết - đó đơn giản là thân thể mệt mỏi đi nghỉ. Vâng, tâm trí này sẽ bị mất đi, vì tâm trí này đã được dùng. Bạn muốn gì? Bạn có muốn dùng cùng tâm trí này mãi mãi không? Bạn có chán với nó không? Tâm trí này làm việc từ ngày bạn được sinh ra cho tới ngày bạn chết - bẩy mươi, tám mươi, chín mươi năm. Nó là cái máy. Cảm thấy chút ít từ bi với cái máy này đi - dần dần nó trở nên già, dần dần nó không vận hành tốt thế, cho nên bạn cần cái máy mới.

Thân thể này trở nên già, thân thể này trở nên rệu rã, nó là cái máy. Và nó là cái máy cực kì rắc rối và phức tạp; khoa học chưa có khả năng phát minh ra bất kì cái gì khác như nó. Nó là tự động thế. Bạn nghĩ tự động hoá là mới sao? Thân thể bạn đã là tự động trong hàng triệu năm. Khi bạn ăn thức ăn được nó tiêu hoá một cách tự động. Bạn không phải tiêu hoá. Khi bạn hít vào, máu nhận ô xi và xả ra các bô níc một cách tự động - bạn không phải làm những điều này. Nghĩ mà xem nếu như bạn phải làm những điều này! Bạn chắc phát rồ bên trong một ngày nào đó, bạn chắc sẽ không có khả năng sống sót. Nó toàn là tự động. Và trong bẩy mươi, tám mươi, chín mươi năm cái máy này vận hành tốt hoàn hảo. Vâng, đôi khi bạn cảm thấy ốm, đôi khi bạn không khoẻ, và thế này và thế nọ - nhưng điều đó không là gì cả. Với cái máy phức tạp và tinh tế thế, mọi ốm bệnh đều không là gì. Chính phép màu là dẫu sao bạn tồn tại. Chính phép màu là đôi khi bạn mạnh khoẻ.

Nhưng mọi máy đều bị mệt mỏi. Ngay cả thép cũng bị mệt. Bây giờ các nhà khoa học nói rằng thép bị mệt. Khi tôi đang nói không chỉ thân thể tôi sẽ mệt mỏi, cái microphone này cũng sẽ bị mệt nữa. Mọi thứ bị mệt mỏi và mọi thứ đều cần nghỉ ngơi.

Chết chỉ là nghỉ ngơi, không gì khác. Bạn tan biến thành các yếu tố. Thân thể trở về với đất để nghỉ ngơi. Nhưng nó sẽ được hồi sinh lại trong cả nghìn lẻ một thân thể, nó sẽ lại quay lại. Bạn không thể quan sát nó ở mọi nơi sao? Xuân tới, cây nở đầy hoa, và thế rồi hoa biến mất trở lại trong đất. Thế rồi lá rụng xuống vào trong đất và trở thành phân. Chúng lại sẽ đi vào trong vòng tuần hoàn của cây khác nào đó, chúng sẽ lại trở thành một phần của cây khác nào đó, chúng sẽ lại sống dưới mặt trời, chúng sẽ lại tận hưởng gió và trăng và sao, chúng sẽ lại cười, chúng sẽ lại mỉm cười, chúng sẽ lại hát bài ca và chim sẽ lại tới với chúng và mọi người sẽ tận hưởng việc nhìn chúng.

Điều này tiếp diễn. Sự sống là vòng hành động và nghỉ ngơi liên tục. Sự sống không chỉ là cái mà bạn gọi là sống - chết là một phần của sống, chết không phải là kết thúc của sống. Chết là một phần của sống; thực ra, chính là qua chết mà sống tồn tại, vì qua chết sống đi vào nghỉ ngơi và lại trở nên đầy năng lượng và sức sống và quay lại. Nó giống như đi ngủ trong đêm. Vâng, ngủ là chết nhỏ. Bạn chết trong vài giờ. Nếu bạn chết đúng trong ngủ của bạn thế thì đến sáng bạn rất tươi tắn, bạn lại trẻ trung, mắt bạn lại có tia lửa của chúng, chân bạn lại có điệu vũ của chúng, bạn lại đầy niềm vui và phấn chấn. Nếu bạn đã không có khả năng ngủ ngon thế thì đến sáng bạn mệt.

Cho nên học sống tốt và học chết tốt đi. Khi bạn chết, chết hoàn toàn để cho khi bạn lại được sinh ra, lại phấn chấn sẽ tuôn chảy. Và tại sao bị bận tâm về điều đó? Bạn không bận tâm về một điều - bạn đã bao giờ bàn tán về nó chưa? Bạn đã bao giờ nghĩ bạn đã ở đâu trước kiếp này, trước việc sinh này? Bạn không quan tâm. Tại sao? Thế thì tại sao bạn chăm lo về chết? Bạn đã trải qua chết nhiều lần nhưng bạn không quan tâm chút nào. Bạn có thể đã là Alexander Đại đế, ai biết? Mọi loại người điên đang ở đây. Bạn có thể đã là Thành Cát Tư Hãn hay Adolf Hitler... nhiều người Đức đang ở đây! Ai biết?

Mọi loại điều xảy ra trong thế giới này nhưng bạn không lo nghĩ. Cho dù ai đó nói bạn đã là Alexander Đại đế, bạn sẽ nói rằng bạn không quan tâm. Có thành vấn đề gì? Nhưng khi bạn đã là Alexander Đại đế điều đó thành vấn đề lắm - và bạn đã nghĩ nhiều về chết.

Bạn sẽ chết và vậy mà bạn sẽ không chết. Đây là sự tổ hợp. Thân thể này bị mệt mỏi, tâm trí này bị mệt mỏi, bản ngã này bị mệt mỏi... và cái là thực ở bên trong, người chủ thực của ngôi nhà của bạn, tâm thức, lấy cú nhảy, cố tìm ra thân thể khác, bụng mẹ khác, và cứ thế tiếp diễn.

Thế rồi một khoảnh khắc tới khi bạn mệt với những cái vòng này của bản thân sự sống. Đầu tiên bạn bị mệt với một vòng, thế rồi bạn đi vào vòng khác, thế rồi lại vòng khác, thế rồi lại vòng khác, bánh xe tiếp bánh xe. Một khoảnh khắc tới trong đời bạn khi bạn trở nên ngày càng tỉnh táo hơn về điều đang xảy ra. Bạn bị mệt, không chỉ của một kiếp mà mệt về sự sống như vậy, về việc tới và đi thường xuyên này - điều người Hindus gọi là awagaman, tới và đi.

Ngày bạn trở nên mệt về chính việc tới và đi này, bạn trở thành có tính tôn giáo. Thế thì một yếu tố mới đã đi vào trong tâm thức của bạn, một tia sáng mới. Thế thì bạn bắt đầu nghĩ về niết bàn. Chết bình thường gạt bỏ một kiếp sống để cho bạn có thể lại sống; niết bàn gạt bỏ mọi kiếp sống để cho bạn không sống như một cá nhân, bạn bắt đầu sống như vũ trụ, bạn bắt đầu sống như Thượng đế. Thế thì không có nhu cầu quay lại thân thể, tâm trí, bản ngã.

Câu hỏi thứ ba:

Một triết gia đã nói: 'Tri thức là đức hạnh trong nửa thứ hai của cuộc sống nhưng chán là ở nửa thứ nhất.' Sadhana chẳng phải là được dành cho những người trên bốn mươi sao?

Tri thức bao giờ cũng là chán. Không phải là tri thức là chán khi bạn là trẻ, tri thức bao giờ cũng là chán, tri thức là rác rưởi. Tri thức không phải là thứ thực. Cho nên làm sao nó có thể là khác được? Nó phải là chán. Nó không là thứ thực. Điều đó dường như là ai đó đói và bạn liên tục nói về cách làm và thức ăn và thế này thế nọ - người này vẫn còn đói.

Mọi người cần biết chứ không tri thức; mọi người cần hiểu chứ không tri thức; mọi người cần trí huệ chứ không tri thức. Tri thức là chán. Không thành vấn đề bạn già thế nào.

Và điều thứ hai: tôn giáo chẳng liên quan gì tới tuổi tác. Đôi khi nó có thể xảy ra khi bạn là trẻ, đôi khi nó có thể không xảy ra khi bạn là trẻ. Điều đó phụ thuộc vào cả nghìn lẻ một thứ. Đôi khi một người là tỉnh táo tới mức trong khi người đó còn trẻ người đó trở nên nhận biết về cái giả của thế giới, và đôi khi chuyện xảy ra là một người đã trở nên già và vậy mà đã không trở nên tỉnh táo về cái giả của thế giới. Mọi người không giống nhau. Họ là rất khác. Cho nên không thể có qui tắc cố định và nhanh.

Nhưng như một phát biểu chung điều có thể được nói là mọi người bắt đầu trở nên có tính tôn giáo gần quãng bốn hai tuổi. Đừng coi điều đó là luật cố định, nó không phải vậy. Thực thể càng cao trong sự tồn tại, các luật cố định càng ít áp dụng được. Thực thể càng thấp, luật cố định càng áp dụng được nhiều hơn. Bạn có thể nói rằng nước bay hơi ở một trăm độ. Điều này là cố định. Dù đó là Tây Tạng hay Ấn Độ hay Iran đều không thành vấn đề, nước sẽ bay hơi ở một trăm độ dù bạn ở bất kì đâu - vì nước chưa có ý thức cá nhân, nó không có tự do.

Cây có chút ít tự do nhiều hơn cho nên chúng trở nên không thể dự đoán được nhiều hơn một chút. Con vật lại có chút ít tự do hơn, chúng thậm chí trở nên không thể dự đoán được nhiều hơn. Con người là tác nhân tự do nhất trong sự tồn tại này, con người là rất không thể dự đoán được. Nhưng như một phát biểu chung có thể coi đương nhiên là quãng gần bốn mươi hai tuổi, mọi người bắt đầu nghĩ về tôn giáo. Có xu hướng tự nhiên nào đó vào thời gian đó.

Theo yoga và Tantra, sự sống có thể được chia thành các đoạn bẩy năm. Đứa trẻ đi vào thay đổi thứ nhất khi nó bẩy tuổi. Thế thì thời thơ ấu của nó qua rồi. Một thay đổi lớn. Khi nó mười bốn tuổi dục đi vào trong sự sống. Một thay đổi lớn khác. Bây giờ nó sẽ có cái nhìn khác, ham muốn khác. Tại tuổi hai mươi mốt tham vọng đi vào sự sống. Người ta trở thành chính trị hơn, nổi dậy, phản đối, tranh đấu - sẵn sàng tranh đấu với bất kì người nào. Người đó trở thành nhà cách mạng. Tại tuổi hai mươi tám người đó bắt đầu lắng đọng, người đó trở nên quan tâm hơn tới an nhàn, số dư ngân hàng, lương tốt, nhà tốt, vợ, con, ti vi, xe hơi - những thứ kiểu như vậy. Người đó bắt đầu trở thành người nệ cổ hơn.

Cho nên người hippy là đúng. Đừng tin vào người đã ngoài ba mươi vì sau ba mươi mọi người trở thành chính thống. Đó là xu hướng tự nhiên. Sau hai mươi tám người ta trở thành người chủ hộ. Cho nên bạn không thấy người hippy già. Không, gần quãng hai mươi tám người hippy biến mất trong thế giới rộng lớn ngược lại với điều họ đã tranh đấu. Đến lúc họ hai mươi tám tuổi họ bắt đầu trở thành truyền thống, theo tục lệ, tuân thủ hơn. Những ngày của cách mạng đã qua rồi. Giờ họ phải lắng đọng, họ phải làm tổ trên cây nào đó, họ bắt đầu nghĩ tới hôn nhân, con cái. Và một cách tự nhiên, khi hôn nhân và con cái xảy ra, bạn không thể là nhà cách mạng thêm nữa.

Đến tuổi ba mươi nhăm người ta trở thành gần như được thích nghi - bất kì cái gì đã xảy ra người đó trở nên thích nghi. Nếu người đó thành công, người đó trở nên được thích nghi trong thành công của mình; nếu người đó đã thất bại người đó trở nên thích nghi trong thất bại của mình. Thế thì người đó biết rằng bây giờ không cái gì có thể được làm; bất kì cái gì đã xảy ra đều đã xảy ra rồi. Người đó trở nên rất, rất cuồng tín, người đó bắt đầu tin vào số mệnh; người đó nói rằng bây giờ chẳng cái gì có thể được làm, bất kì cái gì được viết trên tay người đó đã xảy ra. Bây giờ người đó không sẵn sàng tranh đấu theo bất kì cách nào; người đó thảnh thơi.

Đến tuổi bốn hai người đó bắt đầu trở nên nhận biết hơi chút một ít... Người đó đang làm gì ở đây, kiếm tiền, quyền, danh sao? Chết đang tới. Chết gõ cửa lần đầu tiên gần quãng bốn mươi hai - đó là tuổi khi bạn bị đau tim hay huyết áp và ung thư và những thứ kiểu như thế. Đó là cái gõ cửa đầu tiên. Nhận biết về tuổi bốn hai đi, nó là tuổi nguy hiểm nhất.

Thế rồi bạn bắt đầu cảm thấy chút ít lung lay, thế rồi bạn bắt đầu cảm thấy chút ít run rẩy bên trong, bạn không còn chắc chắn như bạn vẫn thường vậy. Bạn mất tự tin. Bạn đã sống, bạn đã biết tiền, bạn đã biết vợ, con, bạn đã biết dục và yêu, bạn đã thấy cái này cái nọ, bạn đã du hành quanh thế giới - nhưng không cái gì đã thoả mãn bạn, điều đó cho cảm giác như cái gì đó bị thiếu. Đây là khoảnh khắc mà tôn giáo bước vào trong đời bạn. Nhớ, chết và tôn giáo đi vào cùng nhau. Cái gõ cửa của chết là cái gõ cửa của tôn giáo nữa.

Bây giờ điều đó tuỳ ở bạn. Nếu bạn rất chống tôn giáo bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội là sannyasin khi chết gõ cửa. Nếu bạn rất chống tôn giáo, cố định trong thái độ của bạn, trong định kiến của bạn, thế thì bạn sẽ chỉ có đau tim, huyết áp, lao phổi, ung thư. Thế thì bạn không thể có Thượng đế. Đây là chọn lựa của bạn.

Nhưng nếu bạn là người mở, không có định kiến nào, đây là khoảnh khắc bạn bắt đầu tìm Thượng đế. Khi chết có đó bạn bắt đầu tìm cái gì đó vĩnh hằng. Chết đang tới, bây giờ không nhiều thời gian còn lại. Bạn phải nhìn vào trong cuộc sống của bạn, bạn phải thanh toán tài khoản với cuộc sống. Và cuộc sống này mà bạn đã sống mãi cho tới giờ đột nhiên trở thành vô tích sự, vô nghĩa.

Nhưng điều đó xảy ra cho mọi người ở những thời điểm khác nhau. Với ai đó nó có thể xảy ra ở ba nhăm tuổi, với ai đó nó có thể xảy ra ở năm mươi tuổi. Tôi đang nói chỉ người trung bình: bốn mươi hai là trung bình. Nếu bạn rất thông minh nó có thể xảy ra sớm, nếu bạn rất ngu nó sẽ không xảy ra ngay cả ở bốn hai - điều đó là tuỳ. Đó là vấn đề của thông minh. Người ngu liên tục vẫn còn phi tôn giáo tới chính tận cùng.

Người thông minh bắt đầu quay sang tôn giáo từ chính lúc bắt đầu. Vâng, đó là vấn đề của thông minh, không phải vấn đề của tuổi tác. Nhưng tuổi tác đóng vai trò vì thay đổi hooc môn bắt đầu xảy ra. Đến tuổi bốn mươi hai dục không còn là ám ảnh thế. Bạn được kết thúc với nó.

Bạn được kết thúc với nó chừng nào bạn chưa là thánh nhân, chừng nào bạn chưa rơi thành nạn nhân của mahatma nào đó - thế thì bạn ở trong rắc rối đấy. Thế thì bạn có thể liên tục bị ám ảnh với dục cho tới tận cùng. Bạn càng có tự do dục, dục càng nhanh chóng trở thành vô nghĩa. Bạn càng có nhiều kinh nghiệm dục, nó càng sớm mất đi mọi ý nghĩa. Nó trở thành rất bình thường. Nhớ điều này: tránh mahatmas, người khổ hạnh, vì họ sẽ không bao giờ cho phép bạn đi ra ngoài dục.

Điều này sẽ có vẻ rất kì lạ với bạn, nhưng nghe tôi đi. Đây là những người đã giữ dục sống động trên thế gian. Nếu những người như tôi được phép có lời của họ, dục sẽ sớm biến mất khỏi thế gian. Nó sẽ vẫn còn rất sinh học, nó sẽ mất mọi lãng mạn, nó sẽ mất mọi cái vô nghĩa mà bạn liên tục đặt vào nó. Cái vô nghĩa đó nảy sinh từ kìm nén. Nếu bạn kìm nén dục thế thì ngay cả ở độ tuổi bốn hai bạn sẽ không cảm thấy rằng dục là vô nghĩa. Thực ra, bạn càng kìm nén nó, dục sẽ càng tấn công bạn; nó sẽ quay lại với việc trả thù lặp đi lặp lại mãi. Nó sẽ ám ảnh bạn trong mơ của bạn, nó sẽ ám ảnh bạn trong tưởng tưởng của bạn.

Đó là lí do tại sao bao giờ cũng có cùng câu chuyện trong các kinh sách cổ: những người thấy lớn đang ngồi dưới cây và các apsaras tới từ cõi trời - những đàn bà đẹp với thân bằng vàng - và nhảy múa trần truồng quanh ông ta. Bây giờ tại sao? Anh già đáng thương này, ông ấy đã không làm bất kì cái gì sai với bất kì người nào. Ông ấy đang ngồi dưới cây, làm japa, lần tràng hạt, ông ấy đã bỏ thế gian - bây giờ tại sao cõi trời quan tâm thế với người đáng thương này? Tại sao quấy rối ông ấy?

Nhưng điều này xảy ra trong mọi lứa tuổi. Điều này xảy ra cho người Hindu, điều này xảy ra cho người Ki tô giáo, điều này xảy ra cho người Jaina, điều này xảy ra cho các Phật tử - nó dường như là hiện tượng rất, rất phổ biến. Tại sao nó xảy ra? Những người này liên tục diễn giải nó dường như đó là Quỉ đang cố làm sao lãng họ. Không ai đang cố làm sao lãng họ, đó là dục bị kìm nén của họ cái đang quay lại trả thù. Khi bạn kìm nén dục, nó dẫn bạn tới phát rồ. Cái gọi là những người thấy này đang ngồi dưới cây trong hang động ở Himalaya đơn giản phát bệnh thần kinh. Họ cần điều trị tâm thần. Họ không cần bất kì cái gì khác, họ cần tràng kỉ của nhà tâm thần. Họ phải đi tới Freud nào đó, tới Jung nào đó, tới Adler nào đó. Những người này phải đi vào trong mơ của họ, chúng phải được phân tích.

Nếu bạn không kìm nén dục, dục mất nghĩa theo thời điểm riêng của nó. Cũng như nó trở nên rất, rất có nghĩa ở tuổi mười bốn, vậy nó trở nên rất, rất vô nghĩa ở tuổi bốn hai.

Nhớ hai điều: khi chết gõ cửa, khi chết bắt đầu bước vào, dục bắt đầu bước ra. Chúng có quan hệ. Dục là sinh. Chết và dục là các kẻ thù, chúng không thể tồn tại cùng nhau. Khi chết bắt đầu tới, dục bắt đầu đi ra. Chúng không thể sống trong cùng ngôi nhà với nhau. Nhưng một điều rất, rất bản chất cần hiểu - dục chỉ đi nếu bạn đã sống nó một cách hoàn toàn, nếu bạn đã biết nó, nếu bạn đã trải nghiệm nó, nếu bạn đã không kìm nén nó theo bất kì cách nào, nếu bạn đã rất, rất có tính diễn đạt. Thế thì nó chết đi cái chết đơn giản theo cách riêng của nó. Nếu bạn kìm nén nó thế thì nó đeo bám. Bất kì ham muốn nào không được sống đều đeo bám, bất kì thứ gì không được sống liên tục treo quanh bạn.

Tại độ tuổi bốn mươi chín lại một thay đổi lớn xảy ra. Người ta không chỉ quan tâm tới cái gì đó lớn hơn dục, người ta trở nên được tham gia, được cam kết. Vào tuổi bốn mươi hai người đó bắt đầu suy nghĩ, nghiền ngẫm, suy tư; đến tuổi bốn mươi chín người đó bắt đầu được cam kết. Người đó có thể trở thành sannyasin, người đó có thể trở thành khất sĩ, người đó có thể trở thành sư, hay cho dù người đó không lấy bất kì hình tướng bên ngoài nào, người đó có thể bắt đầu thay đổi trong thế giới bên trong của mình. Người đó sẽ trở thành thiền nhân, người đó sẽ bắt đầu cầu nguyện. Và đây sẽ là cam kết. Bây giờ điều này sẽ không là việc cảm, không chỉ là việc cảm, người đó sẽ hiến dâng toàn thể đời mình cho nó. Sùng kính nảy sinh ở tuổi bốn mươi chín, cam kết nảy sinh ở tuổi bốn mươi hai.

Và nếu mọi sự đi đúng, và bạn không bị làm sao lãng với những người ngu khắp xung quanh, đến tuổi năm mươi sáu thiền của bạn sẽ bắt đầu nở hoa - tỏ ngộ đầu tiên, thoáng nhìn đầu tiên về Thượng đế sẽ xảy ra.

Và vào độ tuổi sáu mươi ba bạn sẽ được đưa vào đại ngộ, bạn sẽ trở nên được chứng ngộ - nếu mọi sự đi đúng. Thế thì trong ít nhất bẩy năm - nếu bạn sẽ là bẩy mươi tuổi, tôi đã phân chia tương ứng theo bẩy mươi - trong bẩy năm bạn có thể sống cuộc sống thiêng liêng, truyền đạt điều thiêng liêng cho người khác. Bạn có thể trở thành Thầy.

Đây là quá trình đúng. Mãi tới bốn mươi hai bằng cách nào đó nó diễn ra ổn thoả, vì cho tới bốn mươi hai mọi thứ là trong thế giới. Nhưng bên ngoài bốn mươi hai, mọi thứ bắt đầu đi sai vì bên ngoài bốn mươi hai bạn bắt đầu đi ra ngoài thế giới. Và mọi cam kết và tham gia và đầu tư mà bạn đã làm cho tới bốn mươi hai trở thành rào chắn.

Chẳng hạn, bạn yêu người đàn bà, bạn xây dựng gia đình, và bây giờ đột nhiên bạn bắt đầu trở thành thiền nhân. Người đàn bà này sẽ chống lại điều đó vì cô ấy cảm thấy sợ - và đúng như vậy. Cô ấy cảm thấy sợ rằng nếu bạn trở thành thiền nhân bạn sẽ mất quan tâm tới cô ấy. Và cô ấy là đúng. Bây giờ cô ấy sẽ quấy rối bạn, cô ấy sẽ chống lại bạn, cô ấy sẽ không cho phép bạn trở thành sannyasin. Cô ấy sẽ nói, 'Không, nghĩ tới em đi, nghĩ tới con em. Cái gì đã xảy ra cho anh? Anh có phát điên không? Thế thì sao anh đã lấy em ngay chỗ đầu tiên? Và tại sao anh đã cho sinh ra những đứa trẻ này nếu như anh định trở thành sannyasin?'

Đó là lí do tại sao tôi nói không có nhu cầu bỏ con cái và không có nhu cầu bỏ vợ. Bạn có thể ở cùng họ và vậy mà bạn có thể là sannyasin, vì tính chất sannyas là cuộc hành trình vào bên trong.

Vợ sẽ tạo ra rắc rối, chồng sẽ tạo ra rắc rối, - vì mối quan tâm mới đang tới trong cuộc sống của bạn điều chưa bao giờ có đó trước đây. Một cách tự nhiên, mối quan tâm mới này sẽ thay đổi toàn thể hình mẫu của bạn; bạn sẽ không là cùng người đó nữa. Nếu vợ bạn tới tôi và trở nên quan tâm, bạn sẽ bị bối rối. Nếu bạn tới, vợ bạn sẽ trở nên bối rối, vì mối quan tâm mới đang nảy sinh. Và ai biết nó sẽ dẫn bạn tới đâu? Sợ, ghen, phòng thủ, vật lộn... các bản ngã cảm thấy tổn thương. Bạn đã kiếm tiền, bạn đã làm ra vương quốc lớn, bạn đã làm ra đế quốc lớn - bây giờ đột nhiên ở tuổi bốn mươi hai bạn bắt đầu thiền. Bây giờ toàn thể đế quốc sẽ chống lại bạn. Nó là thay đổi bất thần thế.

Mọi thay đổi đều là bất thần. Mãi cho tới bốn mươi hai các thay đổi đã ở trong thế giới cho nên đã không có vấn đề gì. Nhưng ngoài bốn mươi hai thay đổi là cao hơn thế giới, chúng bắt đầu chuyển động hướng tới Thượng đế, gần với Thượng đế hơn. Bạn đang đi về nhà. Nó là cuộc hành trình trở về nhà. Nó là cuộc hành trình trở về. Thế giới này được kết thúc.

Bạn hỏi: Một triết giá đã nói: 'Tri thức là đức hạnh trong nửa thứ hai của cuộc sống nhưng chán là ở nửa thứ nhất.' Tri thức bao giờ cũng là chán nhưng trí huệ, trí huệ là đức hạnh. Và trí huệ là đức hạnh suốt cuộc sống của bạn, nó không bao giờ là chán. Tôi chưa bao giờ thấy một người chán với trí huệ.

Nếu bạn ở quanh người trí huệ bạn sẽ không bao giờ bị chán. Thực ra, bạn sẽ ngạc nhiên bạn không bị chán nhiều thế. Người trí huệ là rất tươi tắn và người đó liên tục rót sự tươi tắn của người đó vào trong bạn. Người đó rất trẻ trung - người đó có thể già nhưng dầu vậy người đó là trẻ vì tâm thức của người đó là trẻ thế. Người đó liên tục nở hoa theo những cách mới. Người đó không mang bụi của quá khứ, người đó bao giờ cũng tươi tắn, gương của người đó là sạch sẽ. Bạn bao giờ cũng có thể nhìn vào trong người đó và thấy mặt bạn đang phát triển; bạn bao giờ cũng có thể nhìn vào trong người đó và thấy sự nuôi dưỡng qua người đó. Trí huệ không bao giờ chán, trí huệ là sự nuôi dưỡng.

Nhưng tri thức là chán. Tri thức lập tức tạo ra chán - vì nó là giả, nó là đờ đẫn, nó được vay mượn, nó là chết.

Bạn có thấy đứa trẻ nhỏ chơi quanh bạn không? Bạn không chán với nó. Nó sống động, sôi nổi - múa, hát, chạy - tới mức bạn bắt đầu cảm thấy trẻ trung với nó. Và bạn có ngồi cùng người già không? Ông ấy có thể không làm bất kì cái gì, ông ấy có thể chỉ ngồi đó, đọc báo nhưng bạn bắt đầu cảm thấy chán. Ông ấy không nói một lời, chỉ chính con người của ông ấy là nặng nề.

Tri thức là nặng; trí huệ là nhẹ.

Câu hỏi thứ tư:

Mọi điều thầy đã nói sáng nay được chứa trong sách Phúc âm. Cho nên tại sao thầy bác bỏ Jesus và sách Phúc âm trước chúng tôi thay vì nói chúng là toàn bộ làm sao chứ không nói rằng thông điệp này đã bị con người giết chết? Và, nếu chúng tôi là người Ki tô giáo, chúng tôi nên quay lại với nguồn, sách Phúc âm, hay nếu không là người Ki tô giáo, thử làm những bước đầu tiên với cách tiếp cận của thầy.

Người Ki tô giáo đã tới!

Nếu bạn hiểu sách Phúc âm thế thì câu hỏi này sẽ không nảy sinh - vì bất kì điều gì tôi đã nói đều được chứa trong sách Phúc âm, ngay cả việc phủ nhận sách Phúc âm. Mọi kinh sách thực đã phủ nhận kinh sách. Mọi sách sống đã chống lại sách chết.

Nếu bạn đã hiểu sách Phúc âm, câu hỏi này sẽ không nảy sinh. Bạn không hiểu sách Phúc âm của bạn và bạn không thể hiểu được nó - vì cách duy nhất để hiểu sách Phúc âm là đi vào bên trong. Sách Phúc âm không thể được hiểu một cách trực tiếp; bạn không thể đi và đọc Kinh Thánh và hiểu nó - điều đó sẽ cho bạn tri thức nhưng không cho cái nhìn sâu. Tri thức đó bạn phải có và đó là lí do tại sao bạn trở nên băn khoăn. Bất kì cái gì tôi đã nói, ngay cả đôi khi tôi nói cái gì đóng chống lại Christ, ông ấy sẽ chấp thuận điều đó. Tới Christ và hỏi ông ấy mà xem.

Làm sao tôi có thể phủ nhận Christ? Làm sao ông ấy có thể phủ nhận tôi? Điều đó là không thể được. Đó là vấn đề của tâm thức khác. Christ chẳng liên quan gì tới Ki tô giáo - cũng như Phật chẳng liên quan gì tới Phật giáo, cũng như Krishna chẳng liên quan gì tới Hindu giáo. Những người này sống trong tâm thức khác toàn bộ. Và nếu bạn muốn hiểu họ, lời của họ sẽ không giúp bạn đâu. Bạn sẽ phải đi vào trong thế giới tâm thức đó, chỉ thế thì bạn sẽ hiểu.

Bạn nghĩ rằng chúng ta phải đi tới nguồn, sách Phúc âm. Sách Phúc âm không phải là nguồn; nguồn ở bên trong bạn. Nếu bạn đi tới nguồn bên trong bạn, bạn sẽ hiểu sách Phúc âm, không khác, không có điều ngược lại. Không phải là bạn hiểu sách Phúc âm và thế thì bạn có thể đi vào bên trong bản thân bạn, không. Con đường là qua cốt lõi bên trong nhất của bạn.

Jesus nói gì cho mọi người? 'Vương quốc của Thượng đế là bên trong ông.' Ông ấy không nói nó là trong sách Phúc âm. Ông ấy nói, 'Nhìn vào bên trong đi, Thượng đế ở đó.' Ông ấy không nói, 'Nhìn lên trời đi,' ông ấy nói, 'Nhìn vào bên trong.'

Và đó là đích xác điều Thiền nói. Jesus là Thiền sư. Thiền đang nói đốt kinh sách. Đừng cảm thấy bị xúc phạm, đó là cách Thiền nói. Nó là một trong những cách nói sâu sắc nhất - 'Đốt kinh sách.' Tại sao? Để cho bạn không có bất kì cái gì để nhìn ở bên ngoài, để cho chiếc cầu tới bên ngoài bị gẫy. Thế thì bạn sẽ phải đi vào bên trong. Và ngày bạn đạt tới tâm thức riêng của bạn, bạn sẽ thấy Jesus đúng làm sao. Thế thì bạn trở thành sách Phúc âm.

Bạn hỏi: Mọi điều thầy đã nói sáng nay đều được chứa trong sách Phúc âm. Vâng, lưu ý điều này nữa - việc phủ nhận cũng được chứa trong sách Phúc âm. Chính việc phủ nhận của sách Phúc âm được chứa trong nó. Toàn thể việc dạy của Jesus là ở chỗ Thượng đế là kinh nghiệm. Jesus không là nhà thượng đế học, ông ấy là nhà huyền bí. Nhưng điều đó bao giờ cũng xảy ra. Mọi nhà huyền bí lớn, khi họ mất rồi, bị các nhà thượng đế học vồ lấy.

Tôi đã nghe về Michelangelo. Trong nhà thờ ông ấy đã vẽ một bức tranh về Jesus. Khi giáo hoàng và vài tổng giám mục tới xem nó họ bắt đầu phê bình nó, họ bắt đầu tìm lỗi với nó. Michelangelo đứng đó nghe và cuối cùng giáo hoàng nói, 'Được, mọi thứ là được, nhưng ông đã vẽ mặt của Jesus quá đỏ.'

Và Michelangelo nói, 'Không, thưa giáo hoàng, tôi đã không vẽ mặt ông ấy quá đỏ. Ông ấy đang cảm thấy xấu hổ vì người các ông. Ông ấy xấu hổ khi nhìn vào những người đã làm rơi mất lời của ông ấy.'

Điều này bao giờ cũng xảy ra. Điều này sẽ xảy ra với tôi nữa. Cảnh giác vào.

Vậy sao thầy bác bỏ Jesus và sách Phúc âm trước chúng tôi...? Tôi bác bỏ sách Phúc âm, tôi bác bỏ Ki tô giáo, đôi khi tôi thậm chí bác bỏ Jesus - để cho tôi có thể mang bạn tới Jesus. Để tới Jesus người ta phải đi qua phủ nhận toàn bộ, bằng không bạn sẽ liên tục bám víu. Không cái gì được còn lại bên ngoài bạn - kinh sách, nhà thờ, Ki tô giáo. Mọi thứ phải bị phá huỷ để cho bạn được ném trở lại bản thân bạn - đó là phương pháp của Thiền.

Nhưng tôi có thể hiểu được. Nếu bạn đã sống trong một loại định kiến nào đó, nếu bạn là người Hindu hay người Mô ha mét giáo hay người Ki tô giáo, rất khó để gạt bỏ nó. Nó không như quần áo mà bạn có thể bỏ dễ dàng, nó giống như da của bạn. Điều đó là khó, điều đó là đau đớn. Nhưng không có đau đớn đó không có trưởng thành.

Đọc kinh sách bạn vẫn còn là người nghe qua trung gian vì Thượng đế của bạn vẫn còn là nghe qua trung gian.

Một bà cô bốn mươi tuổi có một người anh ở biển, người này gửi cho bà cô một đôi vẹt trong chiếc lồng kép. Bà cô mê mải để biết con nào là con đực và con nào là con cái, vì chúng đích xác như nhau. Thế là bà ấy đi hỏi ý kiến bác sĩ thú y.

'Quan sát chúng,' bác sĩ thú y nói. 'Con trèo lên đỉnh là con đực.'

'Tôi có quan sát chúng,' quí bà nói, 'nhưng chúng không bao giờ làm bất kì cái gì.'

'Thế thì bò bên dưới lúc chạng vạng và ngó thử, và khi bà biết con nào là con đực, phải chắc và đánh dấu nó.'

Bà cô tuân theo chỉ dẫn và bắt được con chim trong chính hàng động giao phối. Xúc động một chút, bà ấy buộc một giải băng trắng quanh cổ con đực.

Chủ nhật tiếp đó cha sở tới uống trà. Khi ông ấy cởi áo choàng con vẹt đực kêu lên, 'Xin chào, vậy là ông cũng đã bị bắt làm đàn bà, chứ gì!'

Mọi tri thức vay mượn là giống điều đó.

Đừng mang Thượng đế gián tiếp. Thượng đế sẽ không bao giờ hài lòng với bạn. Đừng trở thành bản sao giấy than; Thượng đế yêu bản gốc vì Thượng đế là Thượng đế nguyên gốc vô cùng, không muốn nhiều hơn một Jesus bằng không ngài chắc đã tạo ra Jesus khác. Và Thượng đế không muốn nhiều hơn một Phật bằng không ngài chắc đã tạo ra Phật khác. Ngài tạo ra một Phật chỉ một lần, ngài không bao giờ lặp lại.

Cho nên nếu bạn thực sự muốn đạt tới Thượng đế, là bản thân bạn đi. Đừng là người Ki tô giáo và đừng là người Hindu và đừng là người Mô ha mét giáo. Là bản thân bạn thôi. Là con người đích thực. Và trong việc là điều đó bạn sẽ biết Jesus là gì, trong việc là điều đó bạn sẽ biết Phật là gì, trong việc là điều đó bạn sẽ biết Thượng đế là gì.

Câu hỏi cuối cùng:

Tôi thấy rất chán với dục và điều đó tạo ra lo âu. Dường như tôi đang mất quan tâm tới bản thân sự sống. Và thế thì cái gì còn lại đó ngoại trừ chết? Tôi phải làm gì?

Bạn đã đi tới người sai rồi. Bạn phải đi tới cái gọi là mahatma nào đó. Bạn có thể đọc sách của Mahatma Gandhi hay sách của Swami Sivananda - chúng sẽ giúp ích. Chúng vận hành gần như thuốc kích dục.

Vài gợi ý: đừng nhìn vào các tạp chí Playboy, đừng đi xem phim, đừng nhìn đàn bà. Khi bạn bước đi, giữ qui tắc của Phật: chỉ nhìn một mét hai phía trước trên đất. Nếu bạn thấy đàn bà, trốn ngay. Bạn sẽ sớm không chán với dục! Apsaras sẽ bắt đầu tới với bạn.

Câu hỏi này phải đã tới từ một người phương Tây, nó không bao giờ có thể tới từ người Ấn Độ. Người Ấn Độ không bao giờ chán, họ không thể chán được. Họ có nhiều mahatma thế. Khi người Ấn Độ tới tôi câu hỏi của họ là làm sao gạt bỏ dục. Cứ nhìn cách việc ước định có thể tạo ra khác biệt lớn! Khi người Hindu tới người đó bao giờ cũng lo nghĩ về cách gạt bỏ dục.

Câu hỏi này phải là từ người Mĩ. Vâng, ở Mĩ không có tương lai cho dục, nó bị kết thúc. Nếu không phải bây giờ, thế thì trong vòng hai mươi năm nó sẽ bị kết thúc hoàn toàn. Khi dục được chấp nhận tuyệt đối nó nhất định trở thành chán. Nó là việc lặp lại thế; nó là cùng điều lặp đi lặp lại. Và khi nó sẵn có, bạn không mơ màng về nó. Và khi nó sẵn có quá nhiều, dần dần bạn bắt đầu tự hỏi bạn đang làm gì, cái vô nghĩa này là gì. Bạn bắt đầu có vẻ hơi chút không lành mạnh. Bạn đang làm gì? Xúc động, nếu bạn thực sự muốn giữ nó mãi mãi tươi tắn, mãi xanh tươi, có thể được duy trì chỉ qua kìm nén.

Trong mọi thời đại quá khứ, Đông hay Tây, dục đã không bao giờ là thứ chán, không bao giờ, vì mọi tôn giáo đã chăm nom tới nó. Họ đã thuyết giảng chống dục và qua chống dục họ đã giữ cho dục sống động.

Người hậu Freud nhất định một ngày nào đó này khác sẽ cảm thấy rằng dục là thứ chán. Nó là vậy. Nó là thứ rất máy móc. Mọi điều bạn thấy trong nó bắt nguồn từ kìm nén của bạn. Nó không có đó.

Điều đó gần giống như một người đã từng nhịn ăn - thức ăn trở thành mơ tưởng lớn khi bạn đói. Nếu bạn nhịn ăn và bạn đi ra chợ, bạn sẽ không thấy bất kì cái gì khác ngoại trừ cửa hàng thức ăn, nhà hàng, khách sạn. Bạn sẽ không thấy những thứ khác. Có những thứ khác nữa, cả triệu thứ đang được bán, nhưng bạn sẽ chỉ thấy thức ăn ở mọi nơi, thức ăn sẽ nổi ở mọi nơi.

Heinrich Heine đã viết rằng một lần ông ấy bị lạc trong rừng. Trong ba ngày ông ấy đã không thể tìm được đường ra khỏi nó, và ông ấy đói. Thế rồi đêm trăng tròn tới. Ông ấy là nhà thơ lớn, và ông ấy bao giờ cũng đã viết về trăng, ông ấy bị quyến rũ bởi trăng. Ông ấy bao giờ cũng so sánh trăng với người yêu đẹp của ông ấy.

Nhưng đêm hôm đó ông ấy đã ngạc nhiên - vì ông ấy đã thấy lát bánh mì trắng nổi trên trời.

Người đàn bà đẹp đã biến mất. Ông ấy phải đã cọ mắt. Cái gì đã xảy ra? Ông ấy có phát rồ không? Nhưng chẳng cái gì đã xảy ra. Khi bạn thấy người đàn bà đẹp trong trăng, đó là cùng một thứ, việc phóng chiếu. Nếu bạn nhịn ăn, thức ăn sẽ trở thành việc phóng chiếu.

Trong quá khứ cái gọi là người tôn giáo chăm nom về dục, cho nên các thời đại quá khứ đã rất quan tâm tới dục. Trong các kinh sách đã chống lại nó, mọi tu sĩ đã chống lại nó, mọi giáo hoàng đã chống lại nó. Họ đã giữ cho nó sống động. Nhưng bây giờ điều đó là khó.

Và bạn đang hỏi người sai.

Nghe vài câu chuyện.

Những người đi tuần trăng mật ở thác Niagara, nơi họ đi thẳng vào một phòng khách sạn và đã không rời khỏi nó trong năm ngày. Vào sáng ngày thứ sáu ông chồng nhận xét, 'Cưng ơi, em có muốn xem kì quan thứ tám của thế giới không?'

Vợ anh ta đáp, 'Nếu anh lấy thứ đó ra lần nữa, em sẽ la lên và gọi cảnh sát đấy.'

Đó là điều đang xảy ra. Có giới hạn. Bạn đang bị chán. Bạn ở vào khoảnh khắc mà bạn sẽ la lên và gọi cảnh sát.

Một cậu bé mười hai tuổi đi tới bố nó cùng với một bé gái mười tuổi, con gái nhà hàng xóm.

'Bố ơi,' nó nói, 'chúng con muốn lấy nhau.'

'Vâng, con trai, mười năm nữa.'

'Không, bố, bây giờ cơ!'

'Con sẽ sống với cái gì?'

'Chúng con có thể xoay xở bằng tiền túi của bạn ấy và của con.'

Người bố nói (vừa đùa cùng với chuyện cười), 'Ồ, bố thấy rồi, và nếu bạn ấy có em bé thì sao?'

'Này, bố, không cái gì đã xảy ra cho tới giờ.'

Từ mười tuổi, và thậm chí trước đó, bạn bắt đầu. Bạn có thể vẫn còn không chán được bao lâu? Và mọi loại đồ vật đã trở thành sẵn có ở Mĩ - 'Kamasutras' của Vatsyayana và những ảnh và sách ảnh về Khajuraho, Konarak và Puri, và cả nghìn lẻ một phương pháp tạo ra thân thể đẹp - ít nhất cũng là ảo tưởng về thân thể đẹp - qua nhiếp ảnh, các kĩ xảo chụp ảnh. Sách báo khiêu dâm đã trở thành quan trọng tới mức nó đang giết chết ham muốn dục của bạn. Hefner là kẻ thù của ham muốn dục, và Playboy và mọi tạp chí con gái khác đang giết chết và phá huỷ nó.

Và thế rồi có dị dục, đồng dục, song dục và cả nghìn lẻ một loại phương pháp làm tình. Trong khi đọc 'Kamasutras' của Vatsyayana - nó là một trong những công trình vĩ đại - tôi bao giờ cũng cảm thấy rằng trong những ngày của Vatsyayana, Ấn Độ phải đã ở trong cùng trạng thái tâm trí như Mĩ đang ở ngày nay. Mọi người phải đã phát chán, bằng không ai phát minh và nhiều tư thế dục thế? Tại sao? Một tư thế bao giờ cũng là đủ. Và Vatsyayana liên tục phát minh. Dường như là mọi người phải đã trở nên rất chán - thế thì bạn phải phát minh ra cái gì đó. Tính phát minh này đơn giản chỉ ra sự chán. Vatsyayana phải đã giúp đỡ cho mọi người - ông ấy đã là một người thấy vĩ đại, người trí huệ vĩ đại. Ông ấy phải đã nhìn vào khổ của mọi người. Họ đã phát chán tới mức cái gì đó phải được làm.

Bất kì khi nào một nền văn hoá trở thành quá tự do về dục, nó trở thành chán. Ấn Độ đã có thời rất, rất tự do - một trong những nước tự do nhất trên thế giới. Khi có tự do, một cách tự nhiên bạn không kìm nén. Khi bạn không kìm nén, chán nảy sinh. Cho nên nhiều tư thế đã được phát minh ra - nhiều cách để cố có được cùng vui thú qua những kênh mới. Nếu bạn chán, thử nó theo cách khác. Dục theo nhóm phải đã thịnh hành - có những chỉ dẫn trong đền Khajuraho. Khi mọi người phát chán với mối quan hệ một đàn ông, một đàn bà, họ bắt đầu chơi với nhóm. Đổi vợ đã trở thành thịnh hành.

Đây toàn là những dấu hiệu rằng dục đang chết, chết vì quá nhiều tự do.

Một người bán sách hippie trẻ bị bắt bởi thành viên của Đội kiểm tục vì bán rong ảnh khiêu dâm.

'Nhưng các ông đang phạm phải sai lầm lớn!' người hippie nói. 'Đây không phải là ảnh tục tĩu!'

Viên sĩ quan chọn một hình đặc biệt phức tạp gồm nhiều đàn ông và đàn bà trần truồng, 'Bây giờ anh không thể nói với tôi rằng đây không phải là tranh tục tĩu nhé!'

'Ấy, thôi nào anh bạn!' người hippie nhún vai. 'Anh chưa bao giờ thấy năm người đang yêu trước đây à?'

Những điều như thế đã trở thành rất thông thường. Đây là dấu hiệu của chán.

Nhưng tôi sẽ vẫn nói rằng bạn đã đi tới người sai vì tôi rất hài lòng rằng bạn đang chán. Toàn thể nỗ lực của tôi ở đây là để làm cho bạn chán với dục. Vì nếu bạn chán với dục chỉ thế thì bạn có thể trở nên quan tâm tới Thượng đế, không bao giờ khác hơn. Người kìm nén quan tâm tới dục, đó là lí do tại sao tôi chống lại kìm nén. Bạn sẽ ngạc nhiên, nhưng đây là logic của tôi, đây là toán học của tôi. Người kìm nén vẫn còn quan tâm tới dục, vẫn còn bị ám ảnh với dục, cho nên tôi nói có mọi dục mà bạn có thể có và bạn sẽ sớm được kết thúc với nó. Và khi bạn được kết thúc với nó và dục mất đi mọi nghĩa, điều đó sẽ là ngày lớn lao, khoảnh khắc lớn lao trong đời bạn. Thế thì bạn có thể trở nên quan tâm tới Thượng đế, không bao giờ trước điều đó.

Chỉ người chán - chán với dục - mới thực sự có thể trở thành vô dục. Brahmacharya nảy sinh, brahmacharya thuần khiết nảy sinh - từ việc chán vô cùng. Nếu bạn còn chưa chán, thế thì brahmacharya của bạn sẽ là kìm nén và tôi không thiên về bất kì kìm nén nào vì kìm nén kìm lại niềm vui trong dục sống động.

Mọi người nghĩ rằng tôi dạy dục. Tôi là một trong những người dạy Thượng đế. Nếu tôi nói về dục có lí do cho điều đó - lí do là ở chỗ tôi muốn bạn biết nó trước khi quá trễ. Biết nó, biết nó một cách toàn bộ, đâm đầu vào trong nó và được kết thúc với nó. Đi vào trong nó có tính thiền, tỉnh táo, nhận biết - đó là cách tiếp cận của Tantra, đó là thái độ Tantra. Đi vào trong nó và thấy nó. Nếu bạn biết rõ cái gì đó bạn tự do với nó. Tri thức, hiểu biết, giải thoát.

Với tôi bạn đang ở trong trạng thái tâm trí tốt, đừng lo nghĩ. Điều đó là tốt, bạn may mắn đấy. Dục được kết thúc. Bây giờ đừng đi tới bất kì mahatma nào bằng không nó có thể bắt đầu lại. Đây là khoảnh khắc khi bạn có thể giúp cho năng lượng của bạn đi tới Thượng đế mà không có bất kì cản trở nào. Bây giờ không có chướng ngại chút nào.

Chính năng lượng dục trở thành đại ngộ. Khi năng lượng dục được tự do khỏi các đối thể dục, nó bắt đầu chuyển vào trong thiền, nó trở thành lời cầu nguyện. Vâng, Jesus là đúng khi ông ấy nói Thượng đế là yêu. Chính năng lượng yêu của bạn nở hoa như Thượng đế. Một khi nó được tự do khỏi đàn ông và đàn bà, một khi bạn không còn quan tâm tới đàn ông và đàn bà, thế thì năng lượng của bạn sẽ đi đâu? Nó sẽ bắt đầu đi vào trong. Người đàn ông là ở bên ngoài, người đàn bà là ở bên ngoài. Nếu bạn vẫn còn quan tâm tới đàn ông và đàn bà bạn vẫn còn quan tâm tới người khác. Khi không dục nào còn lại, khi bạn được kết thúc với người khác, mắt bạn bắt đầu đóng lại. Bạn trở nên im lặng một cách tự nhiên.

Nhưng tôi có thể hiểu được lo âu của bạn - lo âu kiểu Mĩ. Bạn nghĩ rằng chỉ dục mới là sự sống. Nếu dục bị kết thúc thế thì cái gì còn lại ngoại trừ chết? Tôi muốn bảo bạn rằng Thượng đế vẫn còn lại. Khi dục được kết thúc, Thượng đế bắt đầu. Đừng lo nghĩ, đừng lo âu, đừng trong phiền não. Thảnh thơi trong trạng thái này đi. Và đừng làm mất cơ hội này vì có mọi khả năng rằng bạn có thể rơi vào tay của người nào đó khác và người đó có thể tạo ra ham muốn dục của bạn lần nữa. Dùng cơ hội này cho thiền đi; nó là cơ hội lớn đấy. Cánh cửa đã mở ra một chút ít, nhìn qua nó đi.

Vâng, chính cùng cánh cửa này qua đó chết đi vào và qua đó tính chất sannyas đi vào. Nó là cùng cánh cửa qua đó chết tới và qua đó Thượng đế tới. Nó là cơ hội được Thượng đế trao cho. Đừng bỏ lỡ nó.

Xem tiếp Chương 3 - Quay về Mục Lục Tập 1

Quay về Mục Lục Toàn Tập

Ads Belove Post