Chương 5. Như thế là tự tính của chúng ta

Chương 5. Như thế là tự tính của chúng ta

Price:

Read more

Osho – Bồ Đề Đạt Ma: Thiền sư vĩ đại nhất
Chương 5. Như thế là tự tính của chúng ta


Phật nói mọi người đều bị ảo tưởng. Đây là lí do tại sao khi họ hành động họ rơi vào Dòng sông tái sinh vô tận. Và cố gắng thoát ra, họ chỉ chìm sâu thêm. Và tất cả bởi vì họ không thấy bản tính của mình. Nếu mọi người không bị ảo tưởng, tại sao họ không hỏi về điều gì đó ngay phía trước họ? Không người nào trong họ hiểu chuyển động của tay và chân riêng của họ. Vị Phật không bị sai lầm. Nhưng người bị ảo tưởng không biết họ là ai. Cái gì đó khó thăm dò thế được biết bởi vị phật chứ không phải ai khác. Chỉ người trí huệ biết tâm trí này, tâm trí này được gọi là pháp tính, tâm trí này được gọi là giải thoát. Cả sống lẫn chết đều không thể ngăn trở tâm trí này. Không cái gì có thể ngăn trở. Nó cũng còn được gọi là Tathagata (Như Lai) Không thể ngăn được, Cái không thể hiểu được, Cái Ta thiêng liêng, Cái Bất tử, Hiền nhân Vĩ đại. Tên của nó thay đổi nhưng tinh tuý của nó không đổi. Chư phật cũng biến thiên, nhưng không ai để lại tâm trí riêng của mình.
Năng lực của tâm trí là vô giới hạn, và những biểu hiện của nó là vô tận. Nhìn hình dạng bằng mắt ông, nghe âm thanh bằng tai ông, ngửi mùi bằng mũi ông, nếm vị bằng lưỡi ông, mọi chuyển động hay cách thức, đấy tất cả là tâm trí của ông. Tại mọi chuyển động, nơi  ngôn  ngữ không thể tới, đó là tâm trí của ông.
Lời kinh nói, "Các hình dạng của tathagata (như lai) là vô tận. Và nhận biết của ông ấy là vậy." Sự đa dạng vô tận của hình dạng là do tâm trí. Khả năng của nó để phân biệt mọi thứ, dù bất kì chuyển động hay cách thức nào, đều là nhận biết của tâm trí. Nhưng tâm trí không có hình dạng và nhận biết của nó không giới hạn. Do đó nó được gọi là, "hình dạng của tathagata (như lai) là vô tận. Và nhận biết của ông ấy là vậy."
Thân thể vật chất của bốn yếu tố là rắc rối. Thân thể vật chất là chủ thể cho sinh và tử. Nhưng thân thể thật tồn tại không có sự tồn tại bởi vì thân thể thực của tathagata (như lai) không bao giờ thay đổi. Kinh nói, "Mọi người nên nhận ra rằng bản tính phật là cái gì đó mà họ bao giờ cũng có. " Mahakashyapa chỉ nhận ra bản tính riêng của ông ấy.
... Kinh nói, "Mọi thứ có hình dạng đều là ảo tưởng." Họ cũng nói, "Bất kì chỗ nào ông ở, đều có phật." Tâm trí ông là vị phật. Đừng dùng vị phật để tôn thờ vị phật.
Ngay cả vị phật hay bồ tát bỗng nhiên xuất hiện trước ông, cũng cần tôn kính. Tâm trí này của chúng ta là trống rỗng và không chứa hình dạng như vậy. Những người bám giữ vào hình tướng là ma quỉ. Họ sa ngã khỏi Đạo. Tại sao tôn thờ các ảo tưởng được sinh ra từ tâm trí? Người tôn thờ không biết. Và người biết không tôn thờ. Bằng việc tôn thờ ông tới dưới bùa mê của ma quỉ. Ta chỉ ra điều này bởi vì ta sợ ông không nhận biết về nó. Bản tính cơ sở của vị phật không có hình dạng như thế. Nhớ điều này trong tâm trí, cho dù cái gì đó bất thường hiện ra. Đừng ôm lấy nó, và đừng sợ nó. Và đừng hoài nghi rằng tâm trí ông về cơ bản là thuần khiết. Nơi đâu có thể có chỗ cho bất kì hình dạng nào như thế? Cũng thế, với sự xuất hiện của hồn ma, quỉ, hay sinh linh thiêng liêng, quan niệm không kính trọng cũng không sợ hãi. Tâm trí ông về cơ bản là trống rỗng. Mọi hình tướng đều là ảo tưởng. Đừng ôm giữ vào hình tướng.
Chính một trong những sự trùng hợp kì lạ nhất là Phật Gautam và Mahavira cả hai đều nổi dậy chống lại người thông thái, người có học, học giả, brahmin, kẻ sĩ, bởi một lẽ - rằng với thông thái, bạn đơn giản che dậy dốt nát của mình. Nó không bị xua tan đi khỏi bản thể bạn.
Cũng giống như đêm tối khi bạn không có đèn trong nhà mình. Bạn có thể có nhiều thông tin về ánh sáng tuỳ thích, nhưng thông tin của bạn về ánh sáng không đem ánh sáng vào trong nhà. Nhà sẽ vẫn còn tối. Nhưng một điều là có thể: thông tin của bạn có thể tạo ra ảo tưởng cho bạn. Bạn có thể trở thành bị dính líu vào thông tin về ánh sáng đến mức mà bạn quên mất bóng tối. Nhưng bóng tối vẫn có đó; dù bạn quên nó hay không cũng không tạo ra khác biệt gì.
Thực ra tốt hơn cả là biết rằng bóng tối có đó, và cái gì đó phải được làm để tạo ra ánh sáng, để phá huỷ bóng tối. Việc biết về ánh sáng không ích gì; ánh sáng thực được cần tới. Trùng hợp kì lạ là ở chỗ cả Phật Gautam và Mahavira đều được các học giả brahmin bao quanh. Và tất cả những điều họ đã nói đã được biên soạn lại bởi cùng những người chống lại người đã nói suốt cả đời mình.
Mahavira có mười một đệ tử thân thiết - họ tất cả đều là học giả brahmin có hiểu biết toàn vẹn lớn, có học thức lớn, có tri thức lớn, nhưng dốt nát của họ là cùng như của bất kì ai khác. Người dốt có thể trang điểm cho mình bằng tri thức, nhưng điều đó chỉ che giấu nó; điều đó không phá huỷ nó. Người ta phải khám phá ra ánh sáng riêng của mình, bản thể riêng của mình, tự tính riêng của mình. Khoảnh khắc người ta phát hiện ra bản thể bên trong của mình, mọi bóng tối bắt đầu biến mất, bởi vì tại chính trung tâm của bản thể bạn là không có gì ngoài ánh sáng thuần khiết. Nhưng điều đó phải được khám phá ra.
Những người quan tâm tới tri thức, hay quan tâm tới kinh sách, hay quan tâm tới việc học từ những người trí huệ khác, không làm bất kì cái gì để đạt tới ánh sáng riêng của họ, đạt tới chính cội nguồn chứng ngộ.
Cùng điều này đã xảy ra cho Phật Gautam. Các đệ tử gần gũi nhất của ông ấy đều là những brahmin và do đó hiểu lầm lớn đã phát sinh trong các lời thuật lại của họ. Điều họ thuật lại về Phật Gautam bị trộn lẫn, bị ô nhiễm, bị biến chất bởi thông thái riêng của họ, bởi cái học riêng của họ. Tâm trí họ đã bước vào và đã xen vào bản thông điệp được đưa ra trong im lặng - một thông điệp đã được truyền từ tim qua tim, từ bản thể qua bản thể, nhưng không từ tâm trí sang tâm trí.
Cùng tình huống không may đó đã xảy ra với Bồ đề đạt ma - thậm chí lại còn trên một qui mô lớn hơn bởi vì Bồ đề đạt ma được sinh ra ở Ấn Độ, nhưng ông ấy đã thuyết giảng ở Trung Quốc. Những người quanh ông ấy, người trở nên quan tâm tới ông ấy, đều là những người đã quan tâm tới tri thức. Và chắc chắn ông ấy có chìa khoá vàng mở ra mọi bí ẩn của cuộc sống. Mọi lời ông ấy đều tới từ kinh nghiệm đích thực. Ông ấy đã hấp dẫn hàng nghìn sư, nhưng vấn đề là ở chỗ những người này là những người đã nhồi nhét lời ông ấy và quên mất sự hiện diện phi thường của Bồ đề đạt ma. Và họ đã viết ra những lời kinh này. Một cách tự nhiên, có những sai lầm lớn nhưng cho dù có nhiều tảng đá, vẫn có vài viên kim cương, và chúng ta có thể tìm thấy những viên kim cương này.
Cho dù họ không có khả năng kinh nghiệm theo cùng cách như Bồ đề đạt ma, họ chắc chắn đã bị ấn tượng bởi bản thể đầy sức lôi cuốn của ông ấy. Giống như bướm đêm lao tới ngọn lửa chiếc nến, họ tới từ các tỉnh xa xôi ở Trung Quốc, chỉ để ngồi dưới chân ông ấy. Nhưng điều đó là không đủ. Nó là mở đầu tốt, nhưng nó không phải là chỗ kết thúc của cuộc hành trình. Họ không thể nào quên được tâm trí của riêng họ. Ngay cả trong khi nghe ông ấy, họ vẫn nghĩ các ý nghĩ riêng của họ, họ vẫn so sánh liệu điều đó có khớp với ý thức hệ của họ hay không. Họ đã diễn giải, đưa ra các nghĩa mới, mầu sắc mới cho lời ông ấy.
Và bởi vì Bồ đề đạt ma đã không viết ra điều gì... Không người chứng ngộ nào đã từng viết ra điều gì bởi một lẽ đơn giản rằng lời viết ra là lời chết. Lời được nói ra có hơi ấm, sự huy hoàng, và sự hiện diện của thầy. Lời được nói ra là một loại hoàn toàn khác với lời được viết ra. Lời được viết ra chỉ là cái xác; lời được nói ra sống động; nó vẫn còn thở. Nó có nhịp tim đập điều mà lời viết ra không thể có được. Đó là lí do tại sao không người chứng ngộ nào trên khắp thế giới, trong bất kì thời đại nào, lại đã từng viết ra điều gì.
Cho nên bạn phải rất nhận biết. Tôi sẽ chỉ ra chỗ mà tâm trí của các đệ tử, người đang thu thập những lời kinh này đã xen vào và phá huỷ điều gì đó cực kì đẹp đẽ. Nhưng cho dù họ có thể không thuật lại đích xác điều Bồ đề đạt ma đã nói, đây đó, có lẽ bởi sai lầm, họ đã thuật lại những lời thực.
Ngay cả việc tìm thấy vài lời thực tại do Bồ đề đạt ma nói ra và trả lại cho chúng nhịp tim đập, là niềm vui lớn lao. Lời bình luận của tôi không chỉ là lời bình luận; nó đang cho cuộc sống, sự phục sinh, cho những lời đẹp đẽ mà đã rơi vào trong những bàn tay sai. Chúng phải được giải toả và giải thoát khỏi sự tồn tại tựa xác chết đầy lẫn lộn, tù túng này.
Lời kinh:
Phật nói mọi người đều bị ảo tưởng. Đây là lí do tại sao khi họ hành động họ rơi vào Dòng sông tái sinh vô tận. Và cố gắng thoát ra, họ chỉ chìm sâu thêm. Và tất cả bởi vì họ không thấy bản tính của họ. Nếu mọi người không bị ảo tưởng, tại sao họ hỏi về điều gì đó ngay phía trước họ? Không người nào trong họ hiểu sự chuyển động của tay và chân riêng của họ. Vị Phật không bị sai lầm. Nhưng người bị ảo tưởng không biết họ là ai.
Điều đầu tiên cần hiểu là ở chỗ đây là những lời thực tại của Bồ đề đạt ma không bị can nhiễu vào từ những người đã thu thập những lời này.
Nhấn mạnh trong những lời kinh này là ở chỗ mọi người đều bị ảo tưởng. Ảo tưởng của họ là gì? Ảo tưởng của họ là ở chỗ họ không biết họ là ai. Bởi vì họ không biết họ là ai, họ tạo ra cá tính giả quanh họ - bởi vì không thể nào sống mà biết rằng bạn không biết bạn là ai; bạn chắc chắn sẽ phát điên.
Nghĩ một chốc: nếu bạn nhận biết rằng bạn không biết mình là ai, điều đó sẽ là cú sốc thế, tan nát tất cả sự đồng nhất của bạn. Bạn không thể nào sống mà không biết tới bản thân mình, bạn là ai. Và nếu bạn không thể nào biết được, thế thì bạn phải tạo ra cái gì đó. Nó sẽ là cái thay thế giả tạo, nhưng nó sẽ lấy đi tình huống điên khùng của việc không biết về bản thân mình.
Hỏi ai đó xem người đó là ai, và người đó sẽ nói người đó là bác sĩ, người đó là kĩ sư, người đó là giáo sư, người đó là người Ki tô giáo, người đó là người Hindu, người đó là Phật tử... Đây là những đồng nhất giả tạo. Những điều này đang tạo ra một tầng giả dối quanh bản thân bạn để quên đi tình huống điên khùng rằng bạn không biết bản thân mình.
Bạn bị đồng nhất với cả nghìn lẻ một thứ. Bạn là chồng, bạn là vợ... nhưng đây không phải là bản tính của bạn. Bạn đã không được sinh ra là chồng, và bạn đã không được sinh ra là kĩ sư; và bạn không được sinh ra là bác sĩ, hay giáo sư. Những điều này được tạo ra bởi bạn và bởi xã hội để cho bạn không liên tục cảm thấy trong trống rỗng, điều có thể là nguy hiểm và có thể tạo ra không lành mạnh trong bạn.
Và mọi người đều không được thoả mãn. Họ cứ làm cho cái tầng giả tạo này ngày một dầy thêm. Họ trở thành đảng viên của đảng phái chính trị, họ trở thành thành viên của các tôn giáo, họ trở thành thành viên của câu lạc bộ Rotary, câu lạc bộ Lions; họ cứ tạo ra ý tưởng nào đó về việc họ là ai. Điều này được cần chỉ để giữ bạn trong cái không lành mạnh bình thường của mình.
Người ta phải đối mặt với bản thân mình trong sự trần trụi hoàn toàn, không có tất cả những quần áo này mà bạn đã che phủ lên bản thân mình.
Đây là ảo tưởng, rằng mọi người đang sống một cuộc sống không tới từ tự tính của mình, điều giống như đóng kịch hơn là việc sống đích thực. Quan sát bản thân bạn, và bạn sẽ thấy sáng suốt lớn lao trong phát biểu rất có ý nghĩa và nghĩa này, mọi người đều ảo tưởng. Đó là lí do tại sao hành động của họ bao giờ cũng đi theo hướng sai. Đó là lí do tại sao họ sống cuộc sống khổ sở, đau đớn, phiền não, tủi hổ.
Khi Bồ đề đạt ma nói rằng mọi người cứ rơi mãi vào bóng tối, ông ấy đang nói rằng họ cứ trở nên ngày một ảo tưởng hơn. Họ phải làm cho tầng ảo tưởng của họ dầy nhất có thể được để cho họ có thể vẫn còn không nhận biết về thực tại của họ. Và từ cái tầng giả tạo này, tình yêu của họ trở thành giả, tình bạn của họ trở thành giả, cả cuộc đời họ trở thành chỉ là vở kịch.
Họ đang làm mọi thứ, nhưng điều đó không tới từ tính tự phát của họ. Nó không tới từ tính cá nhân của họ. Nó không tới từ chính bản thể họ. Do đó, họ bao giờ cũng mờ nhạt, họ bao giờ cũng ngần ngại, họ bao giờ cũng hỏi cái gì là phải, và cái gì là trái; họ bao giờ cũng hỏi những câu hỏi về mọi thứ.
Người biết tới bản thân mình không có câu hỏi để hỏi. Người biết tới bản thân mình biết đích xác điều gì phải được làm, và không có vấn về chọn lựa. Bất kì điều gì người ấy làm đều đúng. Từ tự tính của bạn, chỉ cái đúng phát sinh. Hệt như từ bụi hồng thực, chỉ hoa hồng đích thực phát sinh. Đấy là hiện tượng tự nhiên.
Tôi quen sống vài tháng ở Raipur và ngay bên cạnh nhà tôi là một giáo sư toán học về hưu. Tôi thường nhìn ông ấy từ cửa sổ nhà tôi. Ông ấy có một chậu hoa đẹp với nhiều hoa đẹp, và mọi ngày ông ấy hay đem nước ra tưới cho chậu hoa này. Ngày đầu tiên không có vấn đề gì, nhưng khi nhiều ngày trôi qua, tôi ngạc nhiên là những hoa đó cứ như thế mãi. Cánh hoa không rụng đi, chúng không biến mất như theo cách tự nhiên của cuộc sống - rằng cái cũ mất đi để nhường chỗ cho cái mới. Cuối cùng tôi không thể nào cưỡng lại được ý định của mình. Tôi tới gần cửa sổ nhà ông ấy và tôi ngạc nhiên. Đấy không phải là hoa thực, chúng là hoa nhựa. Nhưng để giữ ảo tưởng cho hàng xóm rằng chúng là hoa thật, ông ấy cứ tưới nước cho chúng. Tôi gõ cửa và hỏi ông già này, "Ông làm gì vậy? Những hoa này không cần tưới nước."
Ông ấy nói, "Tôi cũng biết điều đó, nhưng toàn thể hàng xóm không biết về điều đó. Tôi phải tưới cho chúng, chỉ để giữ cái vẻ thôi."
Cá tính giả tạo của bạn chỉ là hoa nhựa. Nó không thể cho bạn sự thoả mãn, nó không thể nào cho bạn chứng ngộ, nó không thể nào cho bạn giải thoát khỏi khổ.
Nó không thể đưa bạn từ đau đớn của bạn vào kinh nghiệm cực lạc. Nó không thể đưa bạn từ bóng tối ra ánh sáng, từ cái chết vào bất tử. Đây là ảo tưởng.
Cái gì đó khó thăm dò được biết bởi vị phật chứ không ai khác.
Nhớ lấy, 'phật' không ngụ ý bất kì tên người nào. 'Phật' đơn giản có nghĩa là người đã thức tỉnh. Bất kì ai trở nên thức tỉnh, chứng ngộ, đều là phật. Bạn cũng là phật; khác biệt duy nhất là ở chỗ bạn không nhận biết về điều đó. Bạn chưa bao giờ nhìn vào bên trong mình và tìm thấy vị phật ở đó.
Chính cuộc sống của bạn không là gì ngoài việc chứng ngộ.
Bồ đề đạt ma đang nói: Cái gì đó khó thăm dò được biết tới bởi vị phật chứ không ai khác.
Bạn sẽ chỉ biết rằng bạn ảo tưởng nếu bạn đi vào bản thân mình và thấy tính cá nhân đích thực của mình. Thế thì sẽ có so sánh. Người chưa bao giờ thấy hoa hồng thật có thể vẫn còn ở với hoa hồng nhựa trong cả đời mình, cứ tin rằng đây là hoa hồng thật. Để đánh thức người đó dậy, bạn phải mang hoa thật tới để cho người đó có thể so sánh và người đó có thể thấy sự khác biệt. Hoa nhựa là chết; chúng không có hương thơm nào. Chúng đã không trưởng thành; chúng sẽ không chết.
Hoa thực là mảnh mai. Vào buổi sáng nó tới trong sự tồn tại, nhảy múa trong mưa, trong gió, trong ánh mặt trời, và đến chiều tối nó qua đi. Nó tới từ cái không biết và trở lại vào cái không biết. Cùng điều ấy là tình huống của cuộc đời con người chúng ta.
Chúng ta tới từ cái không biết và chúng ta cứ đi vào cái không biết. Chúng ta sẽ tới lần nữa; chúng ta đã ở đây hàng nghìn lần rồi, và chúng ta sẽ ở đây hàng nghìn lần. Bản thể tinh túy của chúng ta là bất tử nhưng thân thể chúng ta, hình hài chúng ta là hữu tử. Cái khuôn khổ mà chúng ta đang ở, cái nhà của chúng ta, thân thể, tâm trí, chúng được tạo nên từ những thứ vật chất. Chúng sẽ mệt mỏi, chúng sẽ trở nên già đi, chúng sẽ chết. Nhưng tâm thức của bạn, với nó Bồ đề đạt ma dùng từ 'vô trí' - Phật Gautam cũng dùng từ 'vô trí' - là cái gì đó bên ngoài thân thể và tâm trí, cái gì đó bên ngoài mọi thứ; vô trí đó là vĩnh hằng. Nó tới trong cách diễn đạt, và nó lại đi vào trong cái không biết
Chuyển động này từ cái không biết vào cái biết, và từ cái biết vào cái không biết, tiếp diễn vĩnh hằng, trừ phi ai đó trở nên chứng ngộ. Thế thì đó là kiếp sống cuối cùng của người đó; thế thì đoá hoa này sẽ không quay lại nữa. Đoá hoa này, cái đã trở nên nhận biết về bản thân mình, không cần quay lại cuộc sống nữa, bởi vì cuộc sống không là gì ngoài trường học để mà học. Người đó đã học xong bài học rồi, người đó bây giờ ở ngoài ảo tưởng. Người đó sẽ đi từ cái biết lần đầu tiên không vào cái không biết, mà vào cái không thể biết được.
Nếu từ cái biết bạn đi vào cái không biết, bạn sẽ được sinh ra lần nữa. Nhưng nếu bạn đi từ cái biết vào cái không thể biết, vào bí ẩn của sự tồn tại, bạn trở thành một với vũ trụ này; không có việc quay lại nữa.
Chỉ người trí huệ biết vô trí này, vô trí này được gọi là pháp tính, vô trí này được gọi là giải thoát.
Tại đây người này, người đã ghi lại những lời này, đã bỏ lỡ mất vấn đề. Thay vì nói vô trí, anh ta nói tâm trí. Tâm trí không phải là thực tại tối thượng của bạn. Anh ta đã không hiểu Bồ đề đạt ma và việc biểu diễn sai một người chứng ngộ là tội lỗi lớn nhất bởi vì trong hàng thế kỉ mọi người sẽ bị lẫn lộn.
Cả sống lẫn chết không thể ngăn trở vô trí này. Không cái gì có thể ngăn trở được.. Nó cũng còn được gọi là Tathagata (như lai) Không thể ngăn được, Cái không thể hiểu được, Cái Ta thiêng liêng, Cái Bất tử, Trí huệ vĩ đại.
Và người đã ghi lại những ghi chép này thậm chí không đủ thông minh để thấy ra vấn đề là tâm trí không thể nào được gọi là tathagata (như lai). Tâm trí không thể nào được gọi là Cái không thể hiểu được. Tâm trí không thể nào được gọi là Cái Ta thiêng liêng, Cái Bất tử, Hiền nhân vĩ đại.
Tâm trí rất tầm thường, phàm tục. Nó hữu dụng cho công việc hàng ngày; chức năng của nó là ở trong thế giới bên ngoài. Trong thế giới bên trong nó tuyệt đối vô dụng. Những người muốn biết tới bản thể bên trong của họ đều phải vượt ra ngoài tâm trí.
Họ phải bỏ lại tâm trí đằng sau.
Đó là toàn thể quá trình của thiền.
Một từ tathagata (như lai) phải được hiểu. Người dịch đã không thể nào tìm được bất kì từ nào để dịch nó; có lẽ người đó thậm chí không thể hiểu được nghĩa của từ này bởi vì ở phương Tây và trong các ngôn ngữ phương Tây, không có từ tương xứng tồn tại cả. Tathagata đặc biệt là một thuật ngữ Phật giáo. Phật Gautam đã thuyết giảng triết lí về tathata và tathata là rất gần với từ 'tính như thế'. Bất kì cái gì xảy ra, Phật nói, tính như thế là bản tính của mọi vật. Không cần sướng, không cần khổ, không cần bị ảnh hưởng chút nào bởi bất kì cái gì xảy ra. Sinh xảy ra, tử xảy ra, nhưng bạn vẫn còn trong tính như thế, nhớ rằng đây là cách thức cuộc sống vận hành.
Đây là cách thức của cuộc sống.
Bạn không thể làm bất kì cái gì ngược lại nó.
Như sông đi về đại dương, đó là tính như thế của chúng. Như lửa là nóng, đấy là tính như thế. Tính như thế là tự tính của chúng ta.
Cho nên bất kì cái gì xảy ra... ai đó tới và xúc phạm Phật Gautam, xỉ vả ông ấy. Ông ấy im lặng lắng nghe và khi được các đệ tử mình hỏi, khi người này đã đi rồi, "Sao thầy vẫn còn im lặng thế?" Phật nói, "Đó là tính như thế của anh ta, đó là cách thức hành xử của anh ta. Tính như thế của ta là vẫn còn im lặng. Ta không thiêng liêng hơn người đó, ta không cao hơn người đó, chỉ tính như thế của chúng ta là khác, bản chất chúng ta là khác."
Từ tathata có thâm thuý lớn. Người hiểu tathata là gì trở nên không bị nhiễu loạn trong mọi tình huống; không cái gì có thể quấy rối người đó, người đó trở thành không thể bị quấy rối được. Và tathagat có nghĩa là người đã sống khoảnh khắc nọ sang khoảnh khắc kia trong tathata. Tathagat là một trong những từ hay nhất có thể có trong bất kì ngôn ngữ nào: người sống đơn giản theo bản tính của mình không bận tâm về bản tính của người khác.
Phật Gautam hay nói, "Có lần ta đi ngang qua một khu rừng, và một cành cây rơi vào ta. Các ông nghĩ sao? Ta có nên đánh cành cây đó bởi vì nó làm ta bị thương không?" Người đang nghe ông ấy nói đáp lại, "Không có vấn đề đánh cái cành ấy; nó không có ham muốn làm đau thầy, nó không có ham muốn rơi vào thầy. Đấy chỉ là sự tình cờ tự nhiên mà thầy đã đi qua dưới cây đó khi cành rơi xuống."
Phật nói, "Nếu ai đó xúc phạm ta, điều đó cũng cùng như vậy thôi. Ta đơn giản ngẫu nhiên ở đó và người kia đang tràn đầy giận dữ. Nếu như ta không có đó người đó chắc sẽ giận dữ với ai đó khác. Đấy là bản tính của người đó; người đó đang theo bản tính của mình. Ta theo bản tính của ta."
Và hài hoà với bản tính của bạn, bạn chắc chắn trở thành không xuyên thấu nổi, không xáo trộn nổi. Bạn trở nên được kết tinh trong bản thân mình đến mức không cái gì có thể quấy rối bạn được.
Tên của nó thay đổi nhưng tinh tuý của nó không đổi. Chư phật cũng biến thiên, nhưng không ai để lại vô trí riêng của mình.
Đây là một phát biểu có ý nghĩa cần được hiểu. Chư phật cũng biến thiên... Từng người thức tỉnh đều có tính duy nhất của riêng người đó. Điều này đã tạo ra hiểu lầm lớn trong mọi người, bởi vì Christ không hành xử giống Phật Gautam, Mahavira không hành xử giống Phật Gautam, Krishna không hành xử giống Phật Gautam. Ngay cả Bồ đề đạt ma, một đệ tử của Phật Gautam, không hành xử giống Phật Gautam.
Điều này đã tạo ra lẫn lộn lớn trên thế giới. Mọi người nghĩ những người này không thể tất cả là đúng.
Phật tử nghĩ chỉ Phật Gautam là đúng; Christ không thể đúng được. Hiểu lầm phát sinh bởi vì họ nghĩ mọi vị phật trong các thời đại đều như nhau.
Trong sự tồn tại, không cái gì là như nhau cả. Mọi người đều có tính duy nhất của riêng mình.
Và khi ông ấy trở nên chứng ngộ, tính duy nhất của ông ấy thậm chí trở thành duy nhất hơn. Ông ấy trở thành một đỉnh Himalaya, giống như đỉnh Gourishankar, đứng tách rời, một mình, đạt tới các vì sao. Nó không giống bất kì đỉnh nào khác trong Himalaya, hay bất kì núi nào khác. Nó chỉ là bản thân nó.
Đó là lí do tại sao tôi đã nói về biết bao nhiêu người chứng ngộ. Điều này đã được làm lần đầu tiên trong toàn bộ lịch sử con người. Người Hindu đã từng nói về Krishna, về Rama; Phật tử đã từng nói về Phật, về Bồ đề đạt ma; người Ki tô giáo đã từng nói về Christ, thánh Francis, Meister Eckhart. Người Mô ha mét giáo đã từng nói về Mohammed; người Sufi đã từng nói về Jalaluddin Rumi, Sarmad, Al- Hillaj Mansoor. Nhưng không ai dám gắn tất cả những người chứng ngộ đó lại với nhau.
Toàn bộ nỗ lực của tôi là để làm rõ ràng cho thế giới rằng tất cả những người chứng ngộ, dù khác nhau thế nào trong hành vi của họ, dù khác nhau thế nào trong triết lí của họ, dù khác nhau thế nào trong hành động của họ, dù khác nhau thế nào trong tính cá nhân của họ, vẫn có cùng một hương vị, vẫn có cùng vô trí. Cốt lõi bên trong nhất của họ là một. Đấy là cùng ánh sáng.
Đừng căn cứ vào hình dáng chiếc nến. Chiếc nến có thể có bất kì hình dáng nào, nhưng ngọn lửa trong mọi chiếc nến - với hình dạng khác nhau, kích cỡ khác nhau, mầu sắc khác nhau - là một. Những người biết tới ngọn lửa không bận tâm tới chiếc nến và hình dáng của chúng và kích thước của chúng và mầu sắc của chúng. Điều quan trọng không phải là chiếc nến, điều quan trọng là ngọn lửa.
Vô trí là ngọn lửa của mọi người đã thức tỉnh. Người đó vận hành từ tự tính của mình, không từ tâm trí của mình.
Năng lực của vô trí là vô giới hạn, và những biểu hiện của nó là vô tận. Nhìn hình dạng bằng mắt, nghe âm thanh bằng tai, ngửi mùi bằng mũi, nếm vị bằng lưỡi, mọi chuyển động hay cách thức, đấy tất cả là vô trí của ông. Tại mọi chuyển động, nơi ngôn ngữ không thể tới, đó là vô trí của ông.
Nhưng người thuật lại lời của Bồ đề đạt ma cứ nói nó là tâm trí của bạn. Bây giờ điều đó là ngu xuẩn, phi logic, bất hợp lí đến mức người ta không thể nào quan niệm nổi đây là cái loại đệ tử gì, người không thể thấy một mâu thuẫn đơn giản. Ngôn ngữ không thể đi tới tâm trí... ngôn ngữ thuộc về tâm trí, không cần phải đi. Ngôn ngữ không thể nào đi tới vô trí, tới im lặng bên ngoài ý nghĩ được. Tâm trí đầy những ý nghĩ và mọi ý nghĩ đều mang hình dạng của ngôn ngữ.
Lời kinh nói, "Các hình dạng của tathagata là vô tận. Và nhận biết của ông ấy là vậy."
Không hiểu rằng hình dạng của tathagata, của chư phật, của những người thức tỉnh là vô tận, các tôn giáo đã đánh nhau vì điều tầm thường. Chẳng hạn, người Jaina không chấp nhận Phật Gautam là đã chứng ngộ bởi lí do đơn giản: bởi vì họ chấp nhận Mahavira là chứng ngộ, và Mahavira thì sống trần. Phật Gautam không sống trần. Chỉ mỗi quần áo...
Bởi vì Phật đã dùng quần áo, ông ấy không chứng ngộ. Mahavira sống trần; ông ấy chứng ngộ. Và cùng tính huống đó với các học giả Phật tử. Họ không chấp nhận Mahavira là chứng ngộ vì ông ấy đã sống trần.
Không ai sẵn sàng chấp nhận tính đa dạng. Họ muốn chư phật được tạo ra gần như ô tô trên dây chuyền lắp ráp. Mọi chiếc xe đều trông như nhau. Trong các xưởng máy của Ford, mỗi phút lại một chiếc xe Ford rời khỏi dây chuyền lắp ráp, và bạn không thể nào phân biệt nổi giữa chiếc xe Ford này và chiếc khác. Trong một giờ, sáu mươi chiếc xe Ford sẽ ra xưởng và chúng sẽ tất cả như nhau
Vị phật không phải là cái máy. Máy có thể giống nhau. Ngay cả những người chưa chứng ngộ cũng không giống nhau. Tại đây, năm nghìn người đang ở đây, và bạn không thể nào tìm ra hai người giống nhau. Ngay cả anh chị em sinh đôi cũng không hệt như nhau. Mẹ của họ nhận ra họ và dần dần bạn bè họ cũng bắt đầu nhận ra họ. Mặc dầu họ trông gần như là một - nhưng đấy là gần như thôi - vẫn có hơi khác biệt thậm chí trong anh chị em sinh đôi. Và những chư phật này không phải là anh chị em sinh đôi. Christ có hương vị riêng của ông ấy, Mahavira có cái đẹp của ông ấy, Phật có cái rực rỡ riêng của ông ấy.
Tôi muốn gây ấn tượng sâu sắc nhất có thể được cho bạn rằng trên khắp thế giới trong các thời đại khác nhau, trong các chủng tộc khác nhau, người chứng ngộ đều tồn tại. Và đây là lúc họ nên được nhận ra là thuộc vào cùng một loại, mặc dầu vẫn bảo vệ tính duy nhất của họ. Họ có cái một nào đó nhưng đó là cốt lõi bên trong nhất của họ. Tại ngoại vi, họ là duy nhất như bạn có thể hình dung. Và điều đó là đẹp. Nếu mọi vị phật đều giống Jesus Christ, mọi người đều mang cây chữ thập trên vai, thế giới này sẽ rất nghèo nàn. Dù bạn đi đâu, bạn cũng sẽ gặp một Jesus Christ mang cây chữ thập. Hay nếu mọi người chứng ngộ đều sống trần, như Mahavira, điều đó sẽ không làm giầu gì cho thế giới này.
Mahavira một mình là hoàn toàn tốt. Ông ấy có tính duy nhất của ông ấy, cái đẹp của ông ấy, cái cao thượng của ông ấy, và ông ấy là không so sánh được.
Mọi người chứng ngộ đều không so sánh được. Ông ấy là vô song với bất kì ai.
Đây là cách mọi việc phải là vậy. Thế giới này không nên có chỉ hoa hồng, nó nên có đủ mọi loại hoa, và nó nên có đủ mọi loại hương thơm. Chỉ thế thì sự tồn tại này mới trở nên giầu có.
Khả năng của nó để phân biệt mọi điều, dù bất kì chuyển động hay cách thức nào, đều là nhận biết của vô trí. Nhưng vô trí không có hình dạng và nhận biết của nó không giới hạn. Do đó nó được gọi là, "hình dạng của tathagata là vô tận. Và nhận biết của ông ấy là vậy."
Thân thể vật chất của bốn yếu tố là rắc rối. Thân thể vật chất là chủ thể cho sinh và tử. Nhưng thân thể thật - bản thể thật - tồn tại không có sự tồn tại bởi vì thân thể thực của tathagata không bao giờ thay đổi.
Bên trong cái gọi là thân thể của bạn có một bản thể bên trong, một thân thể bên trong, thân của nhận biết của bạn, thân của ngọn lửa tâm thức của bạn. Cái đó không bao giờ thay đổi.
Lời kinh nói, "Mọi người nên nhận ra rằng bản tính phật là cái gì đó mà họ bao giờ cũng có."
Đây là một trong những nhấn mạnh quan trọng nhất của Bồ đề đạt ma. Rằng tất cả các bạn đều có - mọi con người đều có - cùng không gian bên trong, cùng vô trí, và cùng tiềm năng để nở hoa thành việc nở hoa duy nhất. Không ai nghèo và không ai giầu khi có liên quan tới bản thể bên trong. Bạn bao giờ cũng có nó. Thậm chí chính khoảnh khắc này tất cả các bạn đều là chư phật. Nhưng bạn chưa bao giờ nhìn vào trong bản thân mình, bạn chưa bao giờ phát hiện ra nó. Nhớ phật tính, chứng ngộ, thức tỉnh, giải thoát, moksha, niết bàn; tất cả những từ này đều ngụ ý cùng một điều.
Khi bạn trở nên chứng ngộ, điều đầu tiên là thốt ra tiếng cười thoải mái về bản thân mình. Và điều thứ hai là uống một chén trà nóng ngon lành. Tiếng cười thoải mái, bởi vì bạn đã tìm kiếm điều gì đó mà bạn bao giờ cũng có bên trong mình. Và một chén trà... bạn mệt mỏi thế, bao nhiêu năm đi tìm và kiếm và tìm thấy cái không. Và vấn đề là bạn có thể đã đi tìm kiếm bao nhiêu năm và bạn sẽ không tìm thấy, bởi vì người tìm kiếm bản thân người đó là việc tìm kiếm của bạn. Điều bạn đang cố gắng tìm thấy ở bên ngoài trong thế giới này, bạn lại không tìm thấy bởi vì bản thân người tìm kiếm là cái được tìm.
Một khi bạn phát hiện ra bản thân mình, bạn sẽ đơn giản ngạc nhiên - bạn bao giờ cũng đã chứng ngộ rồi, bạn chỉ không nhận biết về điều đó mà thôi. Cứ dường như là bạn có viên kim cương, viên Kohinoor, trong túi mình, và bạn đi ăn xin cả đời, không biết rằng trong túi mình bạn có viên kim cương quí báu nhất trên thế giới. Cái ngày bạn khám phá ra điều đó, bạn nhất định phải ngạc nhiên là cuộc sống đã chơi trò đùa lớn với bạn.
Mahakashyapa chỉ nhận ra bản tính riêng của ông ấy.
Bạn cần được nhắc nhở về câu chuyện đó. Bồ đề đạt ma không phải là người sáng lập ra Thiền. Người sáng lập thực là Mahakashyapa. Nhưng bởi vì ông ấy chưa bao giờ nói, mọi người bao giờ cũng quên mất ông ấy; ông ấy đã rơi vào thành cái bóng, nhưng ông ấy là một con người cực kì đẹp đẽ, một con người duyên dáng vô cùng. Và cách thức ông ấy đã trở thành người sáng lập ra Thiền là điều gì đó cần được ghi nhớ.
Một hôm, một người nghèo ở Vaishali - anh ta là người đóng giầy - tìm thấy trong ao nhà mình, một bông hoa sen trái vụ. Anh ta rất hạnh phúc rằng mình có thể bán nó với giá hời bởi vì lúc đó không phải là mùa sen, và nó là hoa sen đẹp. Anh ta hái bông hoa này, và khi anh ta định đi tới lâu đài, anh ta thấy người giầu có nhất của thành phố đi tới anh ta trong chiếc xe vàng. Thấy bông sen đẹp, người siêu giầu này dừng xe lại và hỏi Sudas, "Anh đặt giá bao nhiêu cho bông hoa sen trái mùa này?"
Anh Sudas đáng thương không thể hình dung được là bao nhiêu. Anh ta nói, "Bất kì cái gì ông có thể trả cho tôi cũng sẽ đủ cho tôi. Tôi là người nghèo." Nhà giầu nói, "Có lẽ anh không biết nhưng ta đang định tới gặp Phật Gautam, người đang ngụ bên ngoài thành phố trong khu rừng xoài, và ta muốn có bông hoa sen trái vụ này để đặt dưới chân ông ấy. Ngay cả ông ấy sẽ ngạc nhiên với món quà như vậy. Ta sẽ cho anh năm trăm đồng vàng."
Sudas không thể nào tin nổi vào điều đó. Anh ta chưa bao giờ mơ thấy rằng mình lại có tới năm trăm đồng vàng. Nhưng vừa lúc đó thì xe của nhà vua dừng lại, và vua nói với Sudas, "Bất kì cái gì mà người nhà giầu kia cho ngươi, ta sẽ cho ngươi gấp bốn lần hơn. Đừng bán nó, đợi đấy."
Sudas không thể nào tin nổi điều vừa xảy ra. Năm trăm đồng vàng, bốn lần. Hai nghìn đồng vàng cho một bông hoa. Anh ta hỏi nhà vua, "Tôi không hiểu. Đâu là lí do tại sao ngài quan tâm đến thế?"
Nhưng người nhà giầu không chịu thất bại dễ dàng thế. Ông ta còn giầu hơn cả vua; thực ra nhà vua còn nợ ông ta tiền. Ông ta nói, "Điều đó không phải cho bệ hạ. Bệ hạ là vua, nhưng ngay bây giờ chúng ta là kẻ cạnh tranh. Thần sẽ trả bốn lần hơn cái mà nhà vua trả." Và theo cách này họ cứ bốn lần, bốn lần... còn Sudas thì lạc lối không biết bao nhiêu tiền. Người nghèo này không biết nhiều về số học; điều đó vượt ra ngoài khả năng đếm của anh ta. Nhưng một điều anh ta bỗng nhiên hiểu ra. Và anh ta dừng cả hai người này lại và nói, "Đợi đã, tôi không định bán nó nữa." Cả hai đều bị sốc và nói, "Có chuyện gì vậy? Anh muốn nữa sao?"
Anh ta nói, "Tôi không biết giá đã lên đến bao nhiêu. Và tôi không muốn hơn. Tôi đơn giản không muốn bán nó bởi lí do đơn giản cả hai ông đều định đem nó cho Phật Gautam. Tôi không biết gì về ông ấy cả, tôi chỉ nghe tên ông ấy thôi. Nếu con người này là ở mức mà các ông tranh giành nhau để trả tiền, thế thì tôi sẽ không bỏ lỡ cơ hội này. Tôi sẽ đem tặng bông hoa sen cho Phật Gautam. Để cho ông ấy ngạc nhiên gấp đôi." Từ một người nghèo, người được đề nghị vô số tiền... Nhưng anh ta đã từ chối.
Sudas tới. Nhà vua và nhà giầu cũng đã tới đó trước và họ đã kể lại câu chuyện này: "Chúng tôi đã bị sốc bởi anh chàng thợ giầy; chúng tôi đã bị thất bại. Anh ta từ chối bán nó với bất kì giá nào. Tôi đã sẵn sàng trả cho anh ta toàn bộ kho báu của mình." Và thế rồi Sudas, bước đến, đã tới, chạm chân Phật Gautam, và cúng dường bông hoa dưới chân ông ấy.
Phật Gautam nói, "Sudas, ông đáng phải đã chấp nhận; họ đã cho ông nhiều tiền thế. Ta không thể cho ông cái gì cả." Nước mắt lăn từ đôi mắt Sudas, và anh ta nói, "Nếu thầy có thể chỉ cầm bông hoa của tôi trong tay thầy, thế là đủ.
Điều đó còn lớn hơn nhiều so với cả vương quốc. Điều đó còn lớn lao hơn toàn bộ kho báu của nhà giầu này. Tôi nghèo, nhưng tôi hoàn toàn được; tôi kiếm sống được. Không cần cho tôi giầu. Nhưng đấy sẽ là sự kiện lịch sử được ghi nhớ từ thế kỉ nọ đến thế kỉ kia - chừng nào loài người còn nhớ tới thầy, Sudas sẽ được nhớ và bông hoa của anh ta sẽ được ghi nhớ. Thầy chỉ cầm nó trong tay thầy."
Phật cầm bông hoa trong tay... và đây là lúc buổi sáng khi ông ấy thường cho bài thuyết giảng buổi sáng. Mọi người đang đợi ông ấy bắt đầu nhưng thay vì bắt đầu bài thuyết giảng buổi sáng, ông ấy đơn giản cứ nhìn mãi vào bông sen. Nhiều phút trôi qua, một giờ trôi qua. Mọi người bắt đầu trở nên bất ổn, suy nghĩ, "Chuyện gì xảy ra? Bông hoa này dường như là cái gì đó kì diệu đến mức ông ấy đơn giản nhìn vào bông hoa."
Vào khoảnh khắc đó Mahakashyapa, một trong các đệ tử của Phật Gautam - người chưa bao giờ nói, và người chưa bao giờ được nhắc tới trước việc này hoặc sau việc này, trong bất kì kinh sách nào - cười to. Và Phật Gautam đã gọi Mahakashyapa tới, và trao bông hoa cho ông ấy.
Và ông ấy nói, "Nó không chỉ bông hoa mà ta trao cho ông, ta đang truyền cho ông toàn bộ ánh sáng của ta, toàn bộ hương thơm của ta, toàn bộ sự thức tỉnh của ta. Nó là việc truyền trao trong im lặng; bông hoa này chỉ là biểu tượng."
Đây là bắt đầu của Thiền.
Mọi người hỏi Mahakashyapa, "Chuyện gì đã xảy ra? Mặc dầu chúng tôi đều hiện diện và chúng tôi chứng kiến tận mắt, chúng tôi không thể thấy cái gì ngoại trừ bông hoa được trao cho ông. Và ông chạm chân Phật Gautam và trở lại chỗ của ông và nhắm mắt lại. Chuyện gì đã xảy ra?"
Mahakashyapa tương truyền đã nói chỉ một điều: "Các ông hỏi thầy ấy. Trong khi thầy còn sống, tôi không có quyền trả lời." Và Phật Gautam nói, "Đây là bắt đầu mới, truyền trao không lời toàn bộ kinh nghiệm của ta. Người ta chỉ phải tiếp nhận. Và Mahakashyapa, bằng tiếng cười của ông ấy, đã bầy tỏ tiếp nhận của ông ấy. Các ông không biết tại sao ông ấy cười. Ông ấy cười bởi vì trong khoảnh khắc đó, ông ấy bỗng nhiên nhìn vào bản thân mình và ông ấy thấy rằng mình cũng là vị phật. Và ta đã trao bông hoa như sự thừa nhận - 'Ta chấp nhận thức tỉnh của ông.'"
Con người Mahakashyapa này là người sáng lập ra Thiền - hay tình huống này giữa Mahakashyapa và Phật Gautam là sự bắt đầu của dòng sông Thiền. Nhưng Bồ đề đạt ma là một cá nhân mạnh mẽ đến mức ông ấy gần như trở thành người sáng lập, mặc dầu ông ấy tới sau Mahakashyapa một nghìn năm. Nhưng ông ấy có khả năng nói mênh mông. Ông ấy có thể nói những điều mà không thể được nói. Ông ấy có thể nói điều không thể nói nổi. Ông ấy có thể tìm thấy cách thức và phương tiện và phương cách để đem bạn về nhà, để đánh thức bạn về tự tính của bạn.
Mahakashyapa chỉ nhận ra bản tính của riêng của ông ấy. Không cái gì được trao cho ông ấy cả; đấy chỉ là sự thừa nhận từ thầy. Thầy chưa bao giờ trao bất kì cái gì cho đệ tử ngoại trừ sự thừa nhận cuối cùng. Đệ tử đã có mọi thứ. Đệ tử chỉ phải bị mắc mưu theo cách nào đó để nhìn vào bản thân mình. Mọi cách thiền đều đơn giản là những phương pháp tuỳ ý để nhìn vào bản thân bạn. Một khi bạn nhìn vào bản thân mình thầy có thể trao cho bạn sự thừa nhận.
... Lời kinh nói, "Mọi thứ có hình dạng đều là ảo tưởng." Chúng cũng nói, "Bất kì chỗ nào ông ở, đều có phật."
Bạn có đó: không thể có bất kì ai khác, nhưng bất kì chỗ nào bạn ở, đều có vị phật, bởi vì bạn là vị phật. Đừng nhìn quanh xem phật ở đâu. Bất kì chỗ nào bạn ở, đều có vị phật, bởi vì bạn có đó.
Vô trí của ông là vị phật. Đừng dùng vị phật để tôn thờ vị phật.
Do đó, Phật đã không dạy tôn thờ, bởi vì điều đó là xấu. Tất cả đều là phật - vài người đang ngủ, vài người thức, nhưng điều đó không tạo ra khác biệt mấy. Những người đang ngủ sẽ trở nên thức. Những người thức đã từng ngủ. Không có vấn đề tôn thờ. Không có lời cầu nguyện như trong giáo huấn của Phật.
Ngay cả vị phật hay bồ tát bỗng nhiên xuất hiện trước ông, không có nhu cầu tôn kính.
Bồ đề đạt ma đang nói điều gì đó mà có thể bị hiểu sai. Thực ra, mọi thứ mà ông ấy nói đều có thể bị hiểu sai, cho nên bạn phải rất tỉnh táo đừng hiểu sai ông ấy. Hiểu ông ấy là rất khó, hiểu sai ông ấy rất đơn giản. Nếu bạn có thể xoay xở không hiểu sai ông ấy, có khả năng để hiểu ông ấy.
Khi ông ấy nói không có nhu cầu tôn kính, câu này là rõ ràng. Nhưng nó có thể dễ dàng bị hiểu lầm. Ông ấy đang nói: không có nhu cầu tôn kính. Ông ấy không nói rằng không có khả năng nào cho tôn kính tự phát. Không có nhu cầu; nó không phải là bổn phận. Bạn không bị buộc phải tôn kính vị phật, nhưng toàn bộ bản thể bạn có thể cảm thấy, mặc dầu không có nhu cầu. Không có nhu cầu nào, bạn có thể cảm thấy tôn kính lớn lao, lòng biết ơn lớn lao chỉ bởi vì vị phật biểu thị cho tương lai của bạn, nhắc nhở bạn về tự tính của bạn.
Ông ấy là người nhắc nhở. Ông ấy là mũi tên trỏ tới bạn. Cho nên không có nhu cầu tôn kính, nhưng có thể có tình cảm tự phát cho tôn kính.
Ngay cả Mahakashyapa cũng chạm chân Phật Gautam; không có nhu cầu. Ngay cả Bồ đề đạt ma, hàng ngày - mặc dầu Phật đã chết một nghìn năm trước - vẫn quen cúi mình từ Trung Quốc, hướng về nơi Phật đã trở nên chứng ngộ, gần Bodh Gaya, bên bờ dòng sông nhỏ, Niranjana.
Ông ấy hay tìm trên bản đồ, nơi Phật đã trở nên chứng ngộ một nghìn năm trước, và ông ấy sẽ chạm đầu vào đất Trung Quốc. Và ông ấy đang nói: không có nhu cầu tôn kính.
Chắc chắn không có nhu cầu. Nhưng có nảy sinh tôn kính tự phát, và đó là tôn kính đích thực. Khi bạn làm nó như một nhu cầu, nó là giả. Khi bạn phải làm nó bởi vì nó được trông đợi từ bạn, thế thì nó là đạo đức giả. Nhưng khi nó đã được nói ra cho bạn rằng không có nhu cầu và dầu vậy nó vẫn nảy sinh trong bạn, thế thì nó có tính đích thực, chân thành, tình yêu, lòng biết ơn, chân lí, cái đẹp của riêng nó.
Vô trí này của chúng ta là trống rỗng và không chứa hình dạng như vậy. Những người bám giữ vào hình dạng là ma quỉ.
Cần phải nói với bạn rằng trong Phật giáo, cả Thượng đế lẫn ma quỉ đều không tồn tại. Thượng đế và ma quỉ có thể tồn tại chỉ cùng với nhau. Chúng là hai mặt của cùng đồng tiền. Thượng đế không thể có tác dụng nếu không có ma quỉ, và ma quỉ không thể có tác dụng nếu không có Thượng đế; họ là đối tác trong cùng kinh doanh - nhưng cả hai đều là giả thuyết. Cho nên khi Bồ đề đạt ma dùng từ ‘ma quỉ’ ông ấy đơn giản ngụ ý bóng tối. Đấy là việc nhân cách hoá cho bóng tối. Không có người nào là ma quỉ; không có người nào là Thượng đế. Có tính thượng đế, và có ma quỉ. Đây là những phẩm chất, không phải người.
Những người bám giữ vào hình tướng là ma quỉ.
Họ đang sống trong bóng tối, họ sống cuộc sống của ma quỉ.
Họ rơi khỏi Đạo. Tại sao tôn thờ các ảo tưởng được sinh ra từ tâm trí? Những người tôn thờ không biết.
Đây là những phát biểu rất mạnh mẽ và rất hàm chứa. Những người tôn thờ không biết. Chắc chắn họ không nhận biết rằng họ đang mang bên trong mình bản thân vị phật.
Và những người biết không tôn thờ.
Cho nên trong chùa chiền, trong giáo đường Do Thái, trong đền thờ Hồi giáo, trong nhà thờ, mọi việc tôn thờ đang diễn ra hoàn toàn là từ dốt nát, từ bóng tối. Những người biết không tôn thờ. Họ sống cuộc sống mà bản thân nó là tôn thờ rồi. Họ không tới nhà thờ, họ không đến chùa chiền. Họ sống cuộc sống hai mươi bốn giờ không có gì ngoài việc tôn thờ. Họ sống cuộc sống mà không có gì ngoài tính cầu nguyện. Họ sống cuộc sống của từ bi và tình yêu và lòng biết ơn. Mỗi một trong những hành động của họ đều biểu lộ chứng ngộ của họ.
Bằng việc tôn thờ ông tới dưới bùa mê của ma quỉ. Ta chỉ ra điều này bởi vì ta sợ ông không nhận biết về nó. Bản tính cơ sở của vị phật không có hình dạng như thế. Ghi nhớ điều này trong tâm trí, cho dù cái gì đó bất thường hiện ra. Đừng ôm lấy nó, và đừng sợ nó. Và đừng hoài nghi rằng vô trí của ông về cơ bản là thuần khiết. Tại đâu còn có thể có chỗ cho bất kì hình dạng nào như vậy? Cũng thế, với sự xuất hiện của hồn ma, quỉ, hay sinh linh thiêng liêng, quan niệm không kính trọng không sợ hãi.
Đây chỉ là những tưởng tượng của tâm trí bạn; chúng chỉ là ảo giác. Có những người thấy Krishna, có những người thấy Christ, có những người thấy ma. Có những người, đủ mọi loại người, thấy đủ mọi loại ảo tưởng. Chúng là bịa đặt của tâm trí bạn. Không có nhu cầu cho kính trọng hay sợ hãi.
Vô trí của ông về cơ bản là trống rỗng. Mọi hình tướng đều là ảo tưởng. Đừng ôm giữ vào hình tướng.
Nhớ chỉ một điều: bản tính cơ sở của bạn là tuyệt đối im lặng, chân thành, an bình, gần như cái không, trống rỗng. Và đó là phật tính của bạn, đó là bản tính của bạn được thức tỉnh tới tiềm năng của nó. Nhận biết về nó là kinh nghiệm lớn nhất của cuộc sống, bởi vì nó đem tới giải thoát khỏi sống, sinh, tử. Nó đưa bạn ra khỏi bánh xe cứ quay vĩnh cửu cho bạn sinh và tử, và tất cả những phiền não và đau khổ này. Nó đưa bạn vào thế giới của cực lạc, của phúc lạc vĩnh hằng.
Những lời kinh này không chỉ dành cho giải trí của bạn. Chúng dành cho chứng ngộ của bạn. Và nhớ chứng ngộ sẽ không tới từ bên ngoài. Nó đã có đó rồi. Bạn chỉ phải thức dậy. Bạn đã ngủ hàng triệu kiếp rồi. Bạn còn muốn ngủ thêm bao nhiêu kiếp nữa? Đến lúc rồi. Thực ra, bạn đã ngủ quá nhiều. Bây giờ tốt với bản thân mình đi và thức dậy đi.
Được chứ Maneesha?
Vâng, thưa Osho.

Ads Belove Post