Chương 11. Thuật giả kim của việc thở hỗn loạn

Chương 11. Thuật giả kim của việc thở hỗn loạn

Price:

Read more

Osho - Thiền động (Đi tìm điều huyền bí - Tập 1)
Chương 11. Thuật giả kim của việc thở hỗn loạn

Người hỏi: một nhà huyền môn người Nga, George Gurdjieff đã viết bản kí sự về cuộc phiêu lưu tâm linh của ông ấy được biết như những cuộc gặp gỡ với những người xuất sắc. Trong cuốn sách này ông ấy nói rằng ông ấy rất bị ấn tượng bởi cuộc thảo luận với một tu sĩ Sufi về pranayam và asanas yoga. Tu sĩ này đã cảnh báo ông ấy đừng làm mọi loại luyện tập thở, bởi vì bất kì thay đổi nào trong hệ thống thở tự nhiên cũng sẽ đem tới những mất trật tự trong cuộc sống với kết quả thảm hoạ. Thầy nói gì về điều đó?
Có chân lí nào đó trong điều ông ấy nói về pranayam và những bài tập thở khác. Trong thực tế, không có lời nói dối nào mà không chứa một mẩu chân lí; điều đó không thể khác được. Mọi dối trá đều có chút ít chân lí trong nó. Và chính yếu tố chân lí nhỏ bé này gây ấn tượng cho người ta. Nhưng cùng với nó, lời dối trá đi tiếp và tìm ra sự tín nhiệm; bằng không người ta sẽ không biết về điều đó.
Bây giờ đúng là chúng ta không thể can thiệp và cản trở những con đường tự nhiên của cuộc sống mình; bằng không sẽ có rắc rối. Sẽ là tốt nếu chúng ta không cản trở vận hành tự nhiên của thân thể mình; chúng ta không nên can thiệp vào cách chúng ta thở, cách chúng ta bước, đứng hay ngồi. Bởi vì ngay khi chúng ta đặt ra những cản trở trên con đường của chúng, thì thay đổi bắt đầu xảy ra.
Nhớ rằng bất kì loại mất nào cũng đều có nghĩa thay đổi, và việc được cũng có nghĩa thay đổi. Cả mất lẫn được đều là những thay đổi. Cho nên nếu bạn muốn vẫn còn như bạn đang thế, thì đúng là bạn đừng nên can thiệp vào việc thở của mình. Nhưng nếu bạn có chỗ nào đó để đi, nếu bạn muốn đem tới thay đổi, biến đổi trong cuộc sống của mình, thế thì bạn sẽ phải nhận lấy nguy cơ. Nguy cơ là nếu bạn đem tới thay đổi trong hình mẫu thở của mình, nó sẽ làm thay đổi toàn thể phong cách sống của bạn. Nếu bạn được thoả mãn với việc là bạn như hiện thời, nếu bạn cho rằng như bạn hiện tại thế là được, bạn không cần làm gì cả. Nhưng nếu bạn cảm thấy rằng như bạn hiện tại là không đủ, thế thì bạn sẽ phải tạo ra thay đổi.
Và thế thì thay đổi trong việc thở của chúng ta trở thành quan trọng với chúng ta, quan trọng nhất. Và ngay khi các bạn tạo ra khác biệt trong cách thở của mình, nhiều điều trong các bạn sẽ bắt đầu gắn lại với nhau. Bây giờ, sau hàng nghìn kinh nghiệm, người ta phát hiện ra cái gì là cái sẽ bị bỏ đi khỏi bạn và cái gì là cái sẽ được gắn lại và được thêm vào cho bạn. Chính bây giờ là tốt khi vấn đề được giải quyết - một khoa học thực sự.
Vài điều cần được biết đối với tất cả chúng ta từ những kinh nghiệm hàng ngày của mình. Chẳng hạn, khi bạn giận dữ, việc thở của bạn trải qua thay đổi; nó không còn như cũ nữa. Và việc thở thay đổi ngay cả khi bạn cảm thấy yên tĩnh và im lặng; nó sẽ không là cái nó vẫn thường là vậy. Và nếu bạn biết cách thở trong trạng thái im lặng, thế thì bạn có thể tạo ra trạng thái đó bằng việc điều chỉnh việc thở của mình theo cách tương ứng với im lặng.
Cả tâm trí và việc thở đều được liên nối với nhau.
Khi tâm trí bị khuấy động về dục, hình mẫu của việc thở lập tức trải qua thay đổi. Cho nên trong trạng thái khuấy động dục bạn không cho phép hình mẫu thở của mình thay đổi, dâm dục sẽ biến mất ngay. Ham muốn dục sẽ dừng lại; nó không thể kéo dài lâu được. Để bất kì cái gì xảy ra, mọi thứ trong bộ máy thân thể đều cần ở vào một trạng thái đặc biệt liên kết với mọi thứ khác. Cho nên nếu bạn bắt đầu thở chậm khi một con sóng giận dữ mạnh tấn công bạn, giận dữ sẽ bay hơi; bởi vì nó sẽ thấy không có chỗ trong việc thở chậm để ở lại như nó vẫn thế.
Do đó kỉ luật của việc thở có ý nghĩa lớn lao. Thay đổi trong việc thở ảnh hưởng tới thay đổi tương ứng trong tâm trí bạn. Và không có nguy hiểm gì được bao gồm khi nó đã được thiết lập - và được thiết lập rất khoa học - cách tâm trí cư xử trong những trạng thái thở khác nhau. Có nguy hiểm tất nhiên trong những giai đoạn khởi đầu của thực nghiệm này. Trong thực tế, nguy hiểm có đó ngay cả bây giờ trong giai đoạn thực nghiệm của mọi cuộc tìm kiếm phiêu lưu mới trong Cuộc sống. Nhưng khi thực nghiệm này thành công nó biến thành qui luật khoa học. Chẳng hạn, không thể làm cho một người giận dữ được nếu người đó giữ việc thở vững chắc và bình thản của mình. Cả hai việc thở giận dữ và bình thản không thể đi đôi với nhau được. Điều ngược lại cũng là có thể. Nếu bạn bắt đầu thở theo cách bạn thở trong giận dữ, bạn sẽ thấy ngay việc phát sinh cơn giận trong tâm trí mình.
Pranayam, hay kỉ luật của việc thở, đã khám phá ra nhiều phương pháp để làm biến đổi tâm trí bạn.
Cũng tốt để hiểu khác biệt giữa điều chúng ta gọi là thở nhân tạo và điều chúng ta gọi là thở tự nhiên. Điều các bạn biết như thở tự nhiên không phải là cái tự nhiên đó. Nếu các bạn hiểu nó đúng, các bạn sẽ biết rằng nó tất cả đều là thở nhân tạo mà các bạn đã trở nên quen thuộc. Bởi vì các bạn đã từng thở theo cách này trong thời gian rất dài, ngay từ thời thơ ấu của mình, nên các bạn đã trở nên quen với nó. Nó đã trở thành thói quen của bạn - bản tính thứ hai. Thực sự bạn không biết việc thở tự nhiên là gì.
Các bạn thở theo cách này ban ngày, và ban đêm các bạn thở theo cách hoàn toàn khác. Việc thở ban ngày của các bạn là nhân tạo. Ban đêm trong khi ngủ, thở tự nhiên chiếm lĩnh - quá trình này, cái vẫn vận hành trong giấc ngủ của bạn, là tự nhiên hơn thở ban ngày của bạn.
Chúng ta đã lâm vào một thói quen thở nào đó trong giờ làm việc, cái không tự nhiên, và có lí do cho nó. Nếu bạn có chút ít tỉnh táo về cách thở của mình khi bạn trong đám đông và khi bạn một mình, bạn sẽ thấy rằng chúng hoàn toàn khác lẫn nhau. Các bạn cũng thấy rằng cách thở của các bạn thay đổi ngay khi bạn một mình sau khi đã rời bỏ đám đông.
Bạn thở theo một cách thức nào đó trong khi bạn đang ở cùng đám đông, và bạn thở hoàn toàn khác khi một mình. Bị bao quanh bởi đám đông, tâm trí bạn căng thẳng và hơi thở bạn ngắn và nông; nó không đi sâu. Nhưng khi bạn ngồi một mình và thảnh thơi, việc thở của bạn trở lại sâu. Và khi bạn lên giường ban đêm, nó trở thành hoàn toàn sâu trong giấc ngủ của bạn. Bạn chưa bao giờ thở sâu thế lúc ban ngày; khi thức dậy, bạn chưa bao giờ thở tự nhiên và sâu đến mức nó to và bạn nghe thấy nó.
Điều được biết là việc thở tự nhiên của chúng ta không phải là tự nhiên; nó chỉ là việc thở được huấn luyện và nhân tạo. Nó bị nắn theo hình mẫu đến mức nó đã biến thành thói quen.
Trẻ con thở theo cách hoàn toàn khác. Đưa một đứa trẻ vào giấc ngủ và rồi quan sát nó; nó thở bằng bụng, và khi nó thở chính bụng của nó dâng lên và hạ xuống. Nhưng người lớn thở bằng ngực của mình, và do vậy chính ngực của họ chuyển động lên và xuống cùng việc thở. Trẻ con thở bằng bụng một cách tự nhiên. Và nếu bạn bắt đầu thở theo cách trẻ con thở, tâm trí bạn sẽ dần đi vào trong cùng trạng thái như của đứa trẻ đó; tâm trí bạn sẽ hồn nhiên như tâm trí đứa trẻ. Hay ngược lại, nếu bạn trở nên hồn nhiên như đứa trẻ hồn nhiên, bạn sẽ bắt đầu thở bằng bụng của mình.
Đó là lí do tại sao tượng Phật được làm ở Nhật Bản và Trung Quốc hoàn toàn khác với tượng được làm ở Ấn Độ. Ở Ấn Độ, hình ảnh của Phật có bụng nhỏ và ngực lớn. Điều đó hoàn toàn khác ở Nhật Bản và Trung Quốc; tất cả hình ảnh của ông ấy ở những nước này đều có bụng lớn và ngực nhỏ. Với chúng ta, tượng Phật của Nhật Bản và Trung Quốc trông có vẻ kì dị; chúng ta có thể cho rằng chúng méo mó và xấu xí. Nhưng trong thực tế, đó là điều phải; bởi vì khi một người của im lặng như Phật thở, thì người đó thở bằng bụng mình - cách thở tự nhiên.
Một người hồn nhiên như Phật không thể thở bằng ngực được, điều phi tự nhiên và nhân tạo. Và khi người ta thở bằng bụng, bụng nhất định phải to và phình ra. Cho nên bụng lớn của tượng Phật là mang tính biểu tượng. Thực tế nó có thể không to đến vậy, nhưng nó phải được miêu tả theo cách nó đã được miêu tả. Và lí do là ở chỗ một người như Phật thở bằng bụng, và ông ấy hồn nhiên như trẻ con.
Khi chúng ta hiểu điều này, chúng ta có thể tiến thêm các bước nữa tới việc thở tự nhiên. Như nó đấy, việc thở của chúng ta là phi tự nhiên, nhân tạo. Tu sĩ Sufi kia là sai khi bảo các bạn đừng thở kiểu nhân tạo. Trong thực tế, việc thở của chúng ta đã đủ nhân tạo, đủ phi tự nhiên rồi. Nhưng khi việc hiểu của chúng ta về nó được sâu sắc hơn, chúng ta sẽ thở tăng dần tính tự nhiên. Và khi việc thở của chúng ta hoàn toàn tự nhiên, khả năng lớn nhất của cuộc sống chúng ta sẽ bắt đầu hiện thực hoá và hiển lộ bản thân nó từ bên trong.
Cũng tốt mà biết rằng việc thực hành thở nhân tạo bất thần là có ích lợi.
Tại đây, một điều nên được hiểu cho rõ ràng: rằng chỗ mà có được thì cũng có cả mất nữa. Người quản lí cửa hàng được lợi nhuận và bị tổn thất nữa theo cùng một mức độ. Và người khác đánh bạc cũng là người được và là người mất theo cùng mức độ. Tỉ lệ được và mất bao giờ cũng như nhau. Cho nên tu sĩ Sufi này đang nói rằng điều nguy hiểm là can thiệp vào việc thở của người ta. Nhưng điều đó chỉ là chân lí một nửa. Nó có đầy các khả năng nữa. Nó là việc đánh bạc.
Cho nên nếu đôi khi chúng ta thở chút ít theo cách thức hoàn toàn phi tự nhiên - phi tự nhiên theo nghĩa chúng ta chưa bao giờ thở theo cách này - chúng ta sẽ bắt đầu nhận biết về những trạng thái rất mới, những tình huống mới bên trong  mình. Đây là những tình huống trong đó chúng ta có thể phát điên, và chúng ta cũng có thể được giải thoát trong những tình huống như vậy. Chúng ta có thể điên và chúng ta cũng có thể trở nên tự do trong những tình huống như vậy. Cả hai khả năng đều có đó. Và vì nó có đó nên chúng ta những người tạo ra những tình huống này trong mình, chúng ta có thể kiểm soát rất tốt và hoàn tác lại chúng khi chúng ta nghĩ nó là cần thiết. Cho nên không có nguy hiểm. Nguy hiểm là có thể chỉ nếu chúng ta không thể hoàn tác lại được chúng. Nhưng bởi vì chúng ta đã đem chúng vào sự hiện hữu, chúng ta có thể chấm dứt chúng ngay khi chúng ta muốn.
Những tình huống như vậy là trong tay bạn, bởi vì mọi khoảnh khắc bạn đều biết bạn đang chuyển đi đâu, liệu bạn có đang di chuyển tới phúc lạc hay bạn đang di chuyển tới khổ, liệu bạn đang di chuyển tới an bình hay tới nguy hiểm. Tại mọi bước bạn đều biết rõ ràng điều gì đang xảy ra. Cho nên không có nguy hiểm về bất cứ cái gì.
Và nếu hình mẫu của việc thở bị thay đổi rất bất thần và mạnh mẽ, thế thì toàn thể trạng thái bên trong của bạn trải qua thay đổi hoàn toàn. Chúng ta không bao giờ có thể biết, theo cách thở quen thuộc của mình, rằng chúng ta tách rời khỏi thân thể. Thói quen đã trở thành ăn sâu trong chúng ta đã bắc cầu qua hai điều này; nó có tác dụng như chiếc cầu bắc giữa thân thể và tâm trí, và chúng ta đã trở nên quen thuộc với việc là một của chúng.
Điều đó cũng giống như bạn về nhà mọi ngày, và mọi ngày khi bạn về tới nhà bạn tự động quay xe và thấy mình đứng trên hành lang. Bạn không phải nghĩ về nó - chẳng bao giờ. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu một tối khi bạn quay xe sang trái như bạn vẫn thường làm mọi ngày, chiếc xe quay sang phải, và con đường quen thuộc của bạn biến mất, và thay vào đó là một con đường hoàn toàn khác xuất hiện trong tầm nhìn? Bạn bỗng nhiên đâm ra phân vân và hoang mang và thấy mình ở trong trạng thái tâm trí rất kì lạ và không thể tin nổi. Lần đầu tiên bạn sẽ trở nên hoàn toàn nhận biết.
Sự kì lạ của một việc lập tức làm rung chuyển bạn ra khỏi lối mòn của vô thức; nó đặt dấu chấm hết cho giấc ngủ tâm lí của bạn. Vô thức của bạn có thể chẳng bao giờ chấm dứt trong một thế giới được tổ chức và ổn định tốt, và nơi mà mọi thứ cứ tự lặp lại nó một cách máy móc mọi ngày. Vô thức của bạn cứ diễn ra khi điều gì đó bất ngờ, kì lạ và đáng ngạc nhiên xảy ra, và xảy ra một cách bất thần.
Chẳng hạn, tôi đang nói với các bạn ở đây. Điều này sẽ không đem bạn ra khỏi trạng thái vô ý thức. Nhưng nếu bỗng nhiên cái bàn này bắt đầu nói, thì không người nào có thể vẫn còn vô ý thức ở đây được. Bạn sẽ không thể vẫn còn vô ý thức được nếu cái bàn này bắt đầu nói. Ngay cả một nghìn lời của tôi cũng không đủ; bạn sẽ nghe chúng một cách vô ý thức. Nhưng một lời từ cái bàn này và tất cả các bạn sẽ đạt tới trạng thái nhận biết mà các bạn chưa bao giờ biết trước đây. Tại sao? Bởi vì nó kì lạ, nó kì quái, nó ra ngoài con đường. Chính cái kì lạ này làm đảo lộn trạng thái bên trong của bạn và phá vỡ những hình mẫu hành vi đã được thiết lập.
Cho nên khi các kinh nghiệm về việc thở đẩy bạn vào một tình huống rất kì lạ, thế thì những khả năng mới của sự phát triển tâm linh mở ra trước bạn; bạn đạt tới nhận biết, và thế rồi bạn thực sự thấy điều gì đó.
Và nếu ai đó có thể phát điên một cách có ý thức, điều đó sẽ là kinh nghiệm lớn; không kinh nghiệm nào khác có thể lớn hơn thế này. Nhưng người đó phải điên và vậy mà vẫn còn nhận biết. Trong thiền động tôi phát minh ra, một không gian như vậy có thể được tạo ra, nơi bạn vẫn còn tràn đầy nhận biết bên trong, và bạn cứ phát điên hoàn toàn bên ngoài. Bạn phát điên đến mức nếu ai đó khác mà ở vào chỗ bạn thì bạn sẽ không ngần ngại gọi người đó là điên. Cho nên bạn rất có thể gọi bản thân mình là điên. Nhưng đồng thời bạn nhận biết và quan sát rằng mình đang múa may và quay tròn. Cho nên cả hai điều xảy ra đồng thời: nhận biết của bạn và phát điên của bạn.
Nhưng vì bạn nhận biết, làm sao bạn có thể thực sự phát điên được? Vậy mà điều đang xảy ra cho bạn hệt như với người điên. Chính trong tình huống như vậy mà một cảm giác về sự kì lạ hoàn toàn tràn ngập bạn, và bạn tách bản thân mình khỏi thân thể. Không phải là bạn làm điều đó, sự tách bạch xảy ra theo cách riêng của nó. Bạn bỗng nhiên thấy rằng tất cả mọi mối nối, tất cả mọi trao đổi giữa bạn và thân thể đã gãy ra, rằng tất cả mọi cây cầu đã gãy, và mọi điều chỉnh đã sụp đổ. Bạn thấy rằng mọi thứ liên quan đã trở thành không liên quan; sự thích hợp hàng ngày của mọi thứ tất cả đều bị mất đi. Mọi thứ đang xảy ra theo cách riêng của chúng. Tay bạn đang di chuyển mà không có ý muốn của bạn để di chuyển chúng. Mắt bạn trào nước mắt mà không có việc muốn khóc của bạn. Bạn muốn dừng tiếng cười, nhưng nó cứ tiếp tục mặc bạn.
Việc tạo ra khoảnh khắc của sự kì lạ như vậy là rất quan trọng cho nhận biết. Và chúng được tạo ra nhanh chóng thông qua việc thở hơn là thông qua bất kì cái gì khác. Nơi các kĩ thuật khác cần tới hàng năm, việc thở sẽ làm điều đó trong mười phút. Điều này là vì việc thở được gắn sâu sắc với bản thể chúng ta đến mức ngay cả một cú chạm khẽ vào nó cũng làm vang động toàn bộ bản thể chúng ta.
Chúng ta đã có những kĩ thuật rất có giá trị về việc thở, nhưng tôi không đánh giá cao pranayam hay bất kì cách thở có phương pháp nào. Bởi vì ngay khi bạn hệ thống hoá việc thở, nó mất đi khả năng tạo ra tình huống của sự kì lạ cho bạn. Khi một người thực hành việc thở theo phương pháp - hít vào bằng lỗ mũi này, giữ nó lại một chốc và thế rồi thở nó ra bằng lỗ mũi kia - điều đó trở thành mang tính phương pháp, nó trở thành một phần của thói quen người đó. Và nó là việc thở theo thói quen, nó là việc thở có huấn luyện mà đến lượt nó, lại bắc cầu cho bạn với thân thể.
Việc thở mà tôi dạy đây tuyệt đối là không phương pháp; nó không có qui tắc nào; nó là ngớ ngẩn. Nó không phải là vấn đề thở ra, thở vào và giữ lại hơi thở theo cách thức có phương pháp. Nó là cách tạo ra cảm giác kì lạ trong bạn - để đặt bạn ra ngoài cơ cấu, đặt bạn vào trong sự lẫn lộn và hỗn loạn hoàn toàn đến mức bạn không thể đưa nó lại về trật tự. Nếu bạn tạo ra một trật tự trong cái mất trật tự này, tâm trí bạn - cái tinh ranh thế - sẽ chẳng mấy chốc chấp nhận nó và tự điều chỉnh mình theo nó. Việc thở theo bất kì cách thức có phương pháp nào cũng sẽ biến thành hệ thống. Nhưng nó sẽ mất đi tất cả mọi điều kì lạ về nó.
Điều tôi muốn là ở chỗ một khoảnh khắc phải tới khi tất cả mọi gốc rễ của bạn, tất cả mọi liên kết của bạn bị bẻ gãy trong một nhát quét. Một ngày phải tới khi bạn bỗng nhiên thấy rằng bạn không có gốc rễ, không danh tính, không liên kết với bất kì cái gì; rằng bạn không có cha mẹ, không anh chị em, rằng bạn thậm chí không có thân thể cho mình. Tôi muốn các bạn hiện hữu trong trạng thái ngớ ngẩn đó nơi người ta dường như mất trí.
Nhớ rằng nếu các bạn đi vào trong trạng thái vô nhận biết và không có nỗ lực của mình, các bạn sẽ thực sự phát điên. Nhưng nếu các bạn đạt tới nó qua nỗ lực của mình với nhận biết, các bạn không thể phát điên được. Bởi vì thế thì nó sẽ trong tay các bạn, và các bạn có thể theo dõi nó từ bất kì khoảnh khắc nào.
Theo cách nhìn của tôi, nếu một người bị chứng rối loạn tinh thần mà được khuyên tập thiền động, có mọi khả năng khôi phục được sự lành mạnh và mạnh khoẻ cho người đó. Bởi vì một khi người đó thấy rằng mất trí là điều bản thân người đó tạo ra, người đó cũng sẽ biết cách mình có thể chữa nó. Trong quá khứ, mất trí đã tự nó nắm bắt người đó; người đó không nắm nó trong tay. Việc thiền này sẽ chỉ ra cho người đó cách người đó có thể nắm trong tay việc tạo ra nó và thế rồi gạt bỏ nó. Tất nhiên, kĩ thuật này có rủi ro của nó - nhưng rủi ro này xứng đáng nhận lấy; nó tràn đầy các khả năng. Cho nên một người có thể được chữa khỏi chứng mất trí thông qua thiền động. Nó có thể được dùng để trị liệu các ốm yếu tinh thần một cách có kết quả.
Với người bình thường khi tập cách thiền này, có thể nói có bảo đảm rằng người đó sẽ không bao giờ thành con mồi cho mất trí - bởi vì bây giờ người đó tự mình biết mất trí được tạo ra như thế nào. Cho nên người đó rất có thể tắt đi điều người đó đã bật lên. Bây giờ sẽ không thể nào làm người đó thành điên được, bởi vì bây giờ người đó bao giờ cũng sẽ còn là người chủ riêng của mình. Bây giờ người đó biết bí mật của mất trí và lành mạnh.
Việc thở mà tôi đang nói tới đây là không theo nhịp điệu và không phương pháp. Các bạn không thể lặp lại nó ngày hôm nay theo cách các bạn đã làm nó ngày hôm qua, bởi vì nó không có bất kì phương pháp nào. Không chỉ bạn không thể lặp lại việc trình diễn của mình ngày hôm qua - thậm chí hôm nay bạn cũng không thể chấm dứt nó theo cách bạn sẽ bắt đầu. Nó sẽ là điều nó sẽ là.
Và ý định duy nhất của nó là để thấy rằng những ước định của tâm trí bạn, những thói quen của  nó, những hình mẫu đã thiết lập của nó đều bị chùng ra. Ông tu sĩ Sufi kia là phải khi nói rằng những chi tiết cần thiết của cấu trúc thể chất và tinh thần của bạn sẽ bị chùng ra; thực tế chúng phải bị làm chùng ra. Tại khoảnh khắc này, cấu trúc này - với những ước định của nó, những hình mẫu và thói quen đã được thiết lập - vẫn còn chặt tới mức bởi vì nó, việc tách linh hồn ra khỏi thân thể là không thể được. Chỉ khi nó hoàn toàn bị làm chùng lại bạn mới biết rằng có cái gì đó còn hơn nữa bên trong bạn, cái được nối với thân thể và đã không bị tách ra.
Nhưng kể từ khi việc làm chùng này xảy ra qua việc thở, chính là qua một loại thở đặc biệt mà nó trở thành chặt lại; các bạn không phải làm gì để thắt chặt nó. Không cần phải làm cái gì đó để điều chỉnh nó; tự nó điều chỉnh rồi. Tất nhiên, nếu việc thở làm phát sinh ra một loại mất trí nào đó bên trong bạn mà lọt ra ngoài sự kiểm soát của bạn - nếu nó trở thành sự ám ảnh và liên tục cho phần còn lại của ngày - thế thì nó thực sự sẽ là điều xấu.
Nhưng nếu ai đó làm nó chỉ trong một giờ và thế rồi bỏ nó, thế thì mọi thứ rơi trở lại vị trí riêng của nó. Sau đó chỉ kí ức về kinh nghiệm này là còn lại với bạn. Bạn sẽ nhớ cách bạn đã trở thành tách rời khỏi thân thể, và cách bạn đã được nối liền với nó theo cách thức có trật tự. Nhưng bây giờ bạn biết, thậm chí sau khi được nối với thân thể, rằng bạn là tách biệt. Bạn biết rằng bạn là tách biệt mặc cho việc thống nhất trở lại với thân thể sau khi việc thiền đã hết.
Do đó, cách thở này là không thể thiếu được; chúng ta không thể thực hành mà thiếu nó.
Cho nên ông tu sĩ Sufi kia là phải khi nói rằng việc can thiệp vào việc thở là nguy hiểm. Nó có nguy hiểm của nó, quả vậy. Nhưng nếu chúng ta đang tìm kiếm một cuộc sống dư thừa, thì chúng ta phải được chuẩn bị để đối diện với nguy hiểm lớn như mục đích của chúng ta. Nhưng có nguy hiểm và có nguy hiểm. Có nguy hiểm bất chợt đương đầu với chúng ta theo cách riêng của nó, và chúng ta không thể thoát khỏi nó được. Và có nguy hiểm chúng ta mời tới và tạo ra, và điều đó chúng ta có thể thu được vào bất kì lúc nào chúng ta muốn.
Chẳng hạn, trong quá trình thiền này các bạn trải qua đủ mọi loại chuyển động và hành động. Ai đó la hét, ai đó khác đang nhảy múa và ca hát. Nhưng nếu họ được yêu cầu dừng mọi thứ lại, họ có thể làm như vậy ngay lập tức. Họ sẽ dừng lại, bởi vì mọi thứ đều là việc làm riêng của họ - đây là một điều. Và điều đó hoàn toàn khác nếu những việc như khóc lóc và nhảy múa xảy ra cho bạn một cách không cố ý, không có sự hợp tác của bạn. Một người điên đang nhảy múa trên đường; việc nhảy múa của người đó là bị cưỡng bách. Người đó không biết điều gì về việc đó cả, cho nên người đó không thể làm gì để dừng lại việc đó.
Hiểu biết của tôi là ở chỗ chẳng chóng thì chầy, việc thiền này mà tôi đang trao cho các bạn sẽ là cách trị liệu có ý nghĩa lớn, và điều tất yếu là nó sẽ trở thành một cách điều trị bệnh tinh thần và phục hồi sức khoẻ cho họ. Và nếu có thể, mọi đứa trẻ đến trường cũng trải qua việc thiền này, thì nó sẽ được cứu khỏi bị mất trí trong cả đời mình. Nó sẽ không bao giờ phát điên; nó sẽ được miễn nhiễm khỏi bệnh này, bởi vì thế thì nó sẽ là người chủ riêng của mình, người chủ của tâm trí thân thể mình.
Ông tu sĩ Sufi này, mà với ông ấy Gurdjieff đã có cuộc thảo luận về việc thở, là một lữ khách trên một con đường khác. Ông ấy chưa bao giờ thực hành việc thở, và ông ấy đã kinh nghiệm tình huống của sự kì lạ qua cách khác nào đó. Và đây là rắc rối - rắc rối là ở chỗ người biết này về một con đường mất thời gian trong việc gọi các con đường khác là sai. Nhưng một điều là đúng hay sai đều trong hoàn cảnh của một con đường đặc biệt. Điều là sai với con đường này có thể hoàn toàn đúng cho con đường khác.
Chẳng hạn, có cái chốt trong bánh của chiếc xe bò kéo. Bây giờ một người với chiếc xe máy có thể nói rằng chiếc chốt này hoàn toàn vô dụng. Nó có thể vô dụng trong hoàn cảnh của chiếc xe máy, nhưng nó hữu dụng cho chiếc xe bò như bất kì phần nào của chiếc xe có thể hữu dụng cho chiếc xe bò này. Cho nên chẳng có gì sai hay đúng tuyệt đối cả; mọi thứ đều tương đối.
Nhưng sai lầm này bao giờ cũng được lặp lại. Ông tu sĩ Sufi này đã đạt tới thông qua con đường khác, con đường có những kĩ thuật khác. Người Sufi nói chung làm trong giấc ngủ của mình, và không làm theo việc thở. Với ông ấy, việc thức đêm có ý nghĩa lớn lao. Ông ấy sẽ giữ cho mình thức hàng tháng; và một tình huống kì lạ có thể nảy sinh từ việc thức lâu dài và thường xuyên, như nó nảy sinh từ việc thở nhanh và mạnh. Nếu bạn có thể đi và không ngủ cả tháng tròn thì bạn sẽ đi vào cùng một trạng thái của điên khùng, tới qua việc thở sâu và hỗn loạn.
Bởi vì ngủ là hiện tượng rất tự nhiên - nó cũng tự nhiên như thở vậy - nên người Sufi làm việc công kích trực diện vào giấc ngủ, và do vậy trải qua những kinh nghiệm rất kì lạ và kì quái.
Nhưng thức đêm có nguy hiểm riêng của nó, và chúng còn lớn hơn những nguy hiểm cố hữu trong thở hỗn loạn. Đây là quá trình dài và kéo dài: bạn phải giữ cho mình thức hàng tháng trời - thức đêm một hay hai ngày là vô dụng. Và nếu điều gì đó đi sai sau khi bạn giữ thức đêm trong hai tháng, cái sai đó không thể chữa lại trong một hay hai giây. Nhưng cái sai nảy sinh sau mười phút thở có thể chữa lại trong một giây. Nếu bạn đi vào giấc ngủ sau hai tháng thức thường xuyên, bạn không thể bù lại mất mát trong hai mươi bốn giờ. Có thể, bạn sẽ thậm chí không có khả năng ngủ sau hai tháng thức đêm.
Con đường của người Sufi còn nguy hiểm hơn, mặc dầu thức đêm là rất hữu dụng. Người tìm kiếm cứ thức hết đêm nọ tới đêm kia và chờ đợi một cách kiên nhẫn. Ông tu sĩ Sufi này, người đã gặp Gurdjieff, đã đi theo con đường này.
Người Sufi cũng dùng nhảy múa làm phương cách. Nhảy múa cũng có thể là phương tiện để đem tới việc tách thân thể và linh hồn, nhưng nhảy múa phải là điều không được học và thực hành và chuẩn bị. Nếu bạn nhảy múa theo cách đã được thực hành, nó sẽ không có tác dụng. Như tôi đã nói, rằng việc thở theo cách của pranayam không thể đem tới tách rời thân thể và linh hồn - bởi vì pranayam là phương pháp luận - một cách tương tự, nếu ai đó lặp lại điệu vũ đã được chuẩn bị, người đó chẳng mấy chốc sẽ đồng nhất bản thân mình với thân thể. Nhưng nếu tôi bảo một người trong các bạn ở đây, người không biết nhảy múa rằng người đó nên nhảy múa, và người đó bỗng nhiên bắt đầu nhảy múa và nhảy nhót, người đó có thể làm được điều đó. Đây là điều kì lạ đến mức bạn không thể đồng nhất bản thân mình với nó được, bạn không thể biết rằng bạn đang nhảy múa.
Cho nên có hai phương pháp mà người Sufis dùng: thức đêm và nhảy múa. Một số phương pháp khác cũng đã được sử dụng. Chẳng hạn, người Sufis dùng len làm áo quần của họ. Họ mặc quần áo len trong khí hậu nóng bức điển hình của sa mạc - đó là cách họ chống lại thân thể. Ai đó nhịn ăn cũng là chống lại thân thể. Ai đó ngồi với một chân đặt lên đinh nhọn, và người khác ngủ trên giường gai. Tất cả những điều này đềy là những phương cách để tạo ra tình huống tâm lí kì lạ nơi sự tách biệt có thể xảy ra.
Tuy nhiên điều tự nhiên là người hành hương của một con đường đặc biệt không thể nghĩ được rằng cùng tình huống này có thể được tạo ra bởi các phương cách khác nữa. Ông tu sĩ của Gurdjieff chẳng biết gì về pranayam. Và ông ấy sẽ tự làm hại mình nếu ông ấy thực hành điều gì đó giống nó; nó sẽ thực sự gây hại cho ông ấy. Trong trường hợp của ông ấy, cái hại có thể là đau khổ. Điều đó cũng giống như dùng bánh xe bò kéo thế vào cho xe máy - điều đó sẽ là nguy hiểm. Bây giờ nếu một người thức đêm mà thực hành pranayam, người đó nhất định phát điên ngay lập tức, tẩu hoả nhập ma. Người đó sẽ đi ra ngoài tâm trí mình ngay trong đêm. Và có những lí do chính đáng cho điều đó.
Con người của bạn không thể chịu đựng được tác động tổ hợp của hai bài tập - thức đêm và pranayam. Đó là lí do tại sao người Jaina đã không dùng pranayam, bởi vì họ đã tạo ra cái kì lạ đó qua việc nhịn ăn. Nếu họ tổ hợp việc nhịn ăn với pranayam, họ sẽ trong rắc rối sâu sắc - nguy hiểm này thực sự là lớn. Pranayam không hữu dụng theo bất kì cái gì đối với người Jaina; sư Jaina sẽ nói rằng nó tất cả đều vô dụng. Nhưng ông ấy không biết rằng bằng việc phủ nhận pranayam ông ấy chỉ muốn nói rằng nó không có chỗ trong loại kỉ luật tâm linh của ông ấy. Nhịn ăn làm cho ông ấy điều pranayam làm cho người khác.
Chính bởi lí do này mà người Jaina đã không quan tâm tới asanas của yoga và phần còn lại của nó, bởi vì chúng có thể gây hại trầm trọng cho người đang trải qua việc nhịn ăn dài ngày. Những người tới với asanas yoga đều cần thức ăn rất nhẹ và béo như sữa, bơ và ghee, đem lại thoả mãn sâu sắc. Việc nhịn ăn đi ngược lại điều đó.
Nhịn ăn làm cho bạn khô đi và cằn cỗi từ bên trong. Nhịn ăn kích thích cơn đói của bạn, và nó sẽ làm hỏng việc thực hiện asanas trong trạng thái đói cồn cào. Ngọn lửa của cơn đói có thể dâng lên não bạn và bạn có thể phát điên. Cho nên sư Jaina sẽ bảo bạn rằng yogasanas chẳng có gì bản chất về chúng cả, chúng vô giá trị.
Nhưng với con đường dùng chúng, các asanas yoga này có giá trị mênh mông. Được thực hiện với đúng loại đồ ăn kiêng, chúng có thể có tác dụng đáng ngạc nhiên. Điều cần thiết là thân thể ở trong trạng thái mềm mại và uyển chuyển, dường như nó được tra dầu mỡ tốt - do đó mới có tầm quan trọng của thức ăn nhẹ và béo - bởi vì từng xương và gân và thần kinh đều sẽ phải trải qua thao tác và biến đổi lớn lao. Thân thể sẽ vỡ ra nếu nó không đủ mềm mại và uyển chuyển. Nó phải linh hoạt và uyển chuyển vượt trội.
Bây giờ những asanas yoga này không là gì ngoài những tư thế hay cử chỉ thân thể kì lạ mà chúng ta thường không chấp nhận. Và chúng ta chẳng có ý tưởng gì về cách tất cả các tư thế thân thể chúng được nối mật thiết với tâm trí chúng ta.
Khi một người lo âu và lo nghĩ, người đó bắt đầu gãi đầu. Người ta có thể hỏi tại sao người đó gãi đầu - cái gì có đó có liên quan tới lo âu của người đó? Nhưng nếu bạn ngăn cản người đó không cho làm như vậy, bạn sẽ thấy rằng người đó không thể lo nghĩ được. Để ở trong trạng thái lo nghĩ, người đó sẽ bắt buộc phải đưa tay lên đầu. Và nếu bạn kìm người đó không cho làm như vậy, người đó sẽ thấy khó mà lo nghĩ được. Mọi lo âu đều có những liên kết thể chất cần thiết nào đó với nó; điều cần thiết là các cơ của tay bạn phải ở vào một tư thế đặc biệt trong mối quan hệ với thần kinh của bạn. Lo âu của người đó có thể được kích hoạt chỉ khi thân thể người đó lấy tư thế được yêu cầu.
Tất cả các asanas yoga và ấn mudras đều tuân theo những hình mẫu của các trạng thái khác nhau của tâm trí chúng ta. Và chúng là kết quả của vô số thực nghiệm và kinh nghiệm.
Như tôi đã nói với các bạn sáng nay, asanas và mudras, tư thế và điệu bộ thân thể, tự chúng được tạo nên trong quá trình thiền mà các bạn đang làm ở đây. Sau hàng nghìn thực nghiệm người ta đã tìm ra loại mudra (ấn) nào được hình thành trong trạng thái đặc biệt của tâm trí. Thế rồi quá trình ngược lại cũng có thể được soạn thảo ra, theo đó bạn có thể đạt tới một trạng thái đặc biệt của tâm trí bằng việc thực hiện ấn tương ứng với nó.
Chẳng hạn, Phật ngồi theo một cách đặc biệt; và nếu bạn có thể ngồi theo cách đó, sẽ dễ dàng hơn cho bạn đạt tới trạng thái tâm trí mà Phật có, bởi vì mọi trạng thái của tâm trí đều có gắn với một tư thế tương ứng của thân thể. Nếu bạn có thể bước đi như Phật bước, nếu bạn có thể ngồi như Phật ngồi, nếu bạn có thể thở như Phật thở, sẽ dễ dàng hơn cho bạn để đạt tới trạng thái tâm trí của ông ấy. Hay đảo lại, nếu bạn có thể đạt tới trạng thái tâm trí của Phật, bạn sẽ thấy sự tương tự rất lớn giữa cách thức của bạn và cách thức của Phật trong bước đi và ngồi.
Cả hai điều này đi song song với nhau.
Bây giờ những người như Gurdjieff - người theo một nghĩa nào đó là người đã bật gốc rễ - không thể biết điều đó được, bởi vì họ đã không có truyền thống nào đằng sau mình, quay lại hàng nghìn năm. Hơn nữa, Gurdjieff trong quá trình đi lang thang của mình đã gặp gần hai chục tá các nhà huyền môn thuộc vào các trường phái khác nhau. Và chính từ những nguồn đa dạng như vậy mà ông ấy đã thu thập được nhận biết của mình. Nhận biết của ông ấy bao gồm một số phần thuộc vào một số công cụ tâm linh - mỗi một trong chúng đều hoàn toàn khác nhau.
Những phần này là đúng ở chỗ riêng của chúng, nhưng khi tất cả chúng đều được trộn lộn xộn với nhau thì chúng tạo ra một sự sắp xếp rất kì lạ. Đó là lí do tại sao đôi khi một kĩ thuật của Gurdjieff có tác dụng trên ai đó, nhưng nó chẳng bao giờ có tác dụng đầy đủ cho bất kì ai. Do đó, không một người nào trong những người đã làm việc với Gurdjieff có thể đạt tới sự hoàn thành đầy đủ. Điều đó đơn giản là không thể được, bởi vì khi ai đó bắt đầu làm việc với Gurdjieff và cái gì đó bật ra, người đó trở nên quan tâm tới công việc này và đi vào con đường, cái là một mớ pha trộn các con đường đa dạng. Cho nên, chẳng mấy chốc các kĩ thuật khác bắt đầu vận hành lên người đó theo cách thức đảo ngược lại. Điều này là vậy bởi vì Gurdjieff không có hệ thống kỉ luật tâm linh đầy đủ. Người ta phải nói rằng đó là đa hệ, và đồng thời không đầy đủ. Nhiều mối nối cần thiết đang bị thiếu, ngay cả trong dây chuyền này của một đa hệ thống.
Phần lớn thông tin của Gurdjieff đã được thu thập từ người Sufi. Ông ấy không có tri thức về yoga Tây Tạng, và khi có liên quan tới hatha yoga, thì điều đó là không thích hợp. Bên cạnh đó, tất cả mọi thông tin của ông ấy về hatha yoga đều tới từ những địch thủ của kỉ luật này, nó tới từ các tu sĩ Sufi. Gurdjieff không phải là người tinh thông về hatha yoga. Tất cả mọi tri thức của ông ấy về yoga hay kundalini đều được suy ra từ các nguồn thù địch, hay từ những người đã là lữ khách của những con đường đối lập.
Cho nên điều Gurdjieff nói về cơ sở của thông tin này là không nhất quán theo nhiều cách. Chẳng hạn, cái nhìn của ông ấy về kundalini hoàn toàn ngớ ngẩn. Ông ấy không biết gì về nó cả. Ông ấy cứ gọi nó là "bộ đệm kunda." Bộ đệm này không phải là thuật ngữ khéo chọn. Ông ấy ngụ ý nói rằng chính bởi vì kundalini mà bạn không đạt tới tri thức; nó có tác dụng như bộ đệm, như rào chắn giữa bạn và điều tối thượng. Cho nên cần phải siêu việt lên trên nó bằng việc phá huỷ nó. Theo Gurdjieff không cần phải đánh thức kundalini chút nào. Bây giờ ông ấy không biết mình đang nói gì.
Tất nhiên có bộ đệm giống như những thứ trong cá tính chúng ta, và chính bởi vì chúng mà chúng ta có thể chịu nhiều loại sốc trong cuộc sống. Nhưng kundalini không phải là bộ đệm. Kundalini là bản thân cú sốc, nhưng Gurdjieff không có tri thức gì về nó cả. Nó là cú sốc lớn nhất có thể có. Khi kundalini dâng lên, nó đi tới bạn như cú sốc mạnh mẽ nhất. Tất nhiên, có những bộ đệm trong hệ thống của bạn, nhưng chúng là điều khác; chúng có tác dụng như bộ hấp thu sốc. Và điều cần thiết là những bộ đệm này bị phá huỷ đi. Nhưng Gurdjieff coi bản thân kundalini là bộ đệm, bởi vì ông ấy chẳng biết gì về nó cả. Trong thực tế, ông ấy không có kinh nghiệm về kundalini, bởi vì ông ấy đã không có cơ hội biết nó từ những người tinh thông kundalini yoga. Đó là lí do tại sao nhiều lần những điều không thích hợp xảy ra.
Những người như Gurdjieff và Krishnamurti đã là nạn nhân của những sự không thích hợp như vậy. Sự không thích hợp là ở chỗ họ đã không thể có tri thức có hệ thống về những bí mật nằm đằng sau các thuật ngữ và năng lượng như kundalini. Trong thực tế, tri thức như vậy là rất khó thu được. Nó đơn giản không có thể có trong một kiếp sống. Nó xảy ra chỉ trong trường hợp một số hiếm hoi các cá nhân, những người học và trưởng thành giữa hàng tá trường phái trong quá trình hàng tá kiếp sống; bằng không thì điều đó là không thể được. Nếu ai đó trưởng thành giữa hàng tá trường phái - điều hiển nhiên phải mất hàng tá kiếp sống - chỉ thế thì mới có khả năng là trong kiếp sống cuối cùng của mình người đó sẽ tìm thấy sự tổng hợp giữa những kỉ luật tâm linh đa dạng. Bằng không thì không thể tìm ra được sự tổng hợp.
Điều thông thường là ở chỗ một người đạt tới chỗ cao nhất thông qua một trường phái, và thế rồi người đó không cần lấy việc sinh thành khác nữa. Mục đích của người đó được đạt tới, cuộc sống của người đó được hoàn thành. Do đó sự tổng hợp không xảy ra. Về sau, tôi đã nghĩ rằng sự tổng hợp giữa các kỉ luật tâm linh đa dạng của toàn thế giới là điều có thể, và đó là cái gì đó đáng làm. Tất cả các kỉ luật đều phải được tiếp cận tới từ các đầu khác nhau và thế rồi được gắn lại. Mọi nơi điều tối thượng xảy ra đều như nhau; chỉ phương pháp là khác.
Bây giờ một Thiền sư ném người tìm kiếm qua cửa sổ. Điều này chỉ tạo ra một không gian của điều kì lạ trong người tìm kiếm chứ không gì khác. Nhưng Thiền sư sẽ nói rằng không có nhu cầu về pranayam và rằng bhastrika này là pranayam - thấp dưới như việc thở - là vô dụng. Có lí do cho ông ấy nói như vậy. Người ta có thể hỏi rằng liệu bhastrika không thể làm được điều đó sao. Làm sao việc ném một người qua cửa sổ có thể có tác dụng được? Nếu bạn đi và bảo Phật hay Mahavira rằng ai đó đạt tới hiểu biết sau khi bị ném qua cửa sổ, các ông ấy sẽ nói bạn điên. Mọi ngày mọi người vẫn ngã xuống từ mái nhà hay từ ngọn cây và chẳng người nào trong số họ đạt tới hiểu biết cả.
Nhưng ngã là một điều và bị ném ra là điều hoàn toàn khác. Ngã từ mái nhà cũng giống như ai đó phát điên; nhưng khi vài người nâng thân thể một người lên và ném người đó ra khỏi cửa sổ, và người đó biết rằng mình bị ném ra, thế thì người đó sẽ nhanh chóng trải qua kinh nghiệm về sự kì lạ về toàn bộ vấn đề. Người đó mọi lúc đều nhận biết và tự hỏi về toàn bộ tình huống khi người đó bị ném ra, và khi người đó ngã ra trên đất. Và đó là khoảnh khắc mà người đó trở nên tách rời khỏi thân thể.
Một Thiền sư khác lấy cây thiền trượng của mình và đánh vào đầu người tìm kiếm. Điều này cũng kì lạ. Người tìm kiếm này đã đi tới ông ấy để làm an bình tâm trí, còn thầy đánh người đó bằng chiếc thiền trượng của mình. Điều này bỗng nhiên tạo ra một khoảnh khắc của sự kì lạ cho người tìm kiếm. Nhưng nó sẽ không như vậy ở Ấn Độ. Nếu bạn đánh ai đó ở đây, người đó sẽ đánh lại bạn; người đó sẽ sẵn sàng cho việc đánh lại. Điều đó sẽ chỉ xảy ra ở Nhật Bản, bởi vì thực tế này đã tìm thấy chỗ cho mình ở nước đó. Mọi người đều nhận biết rằng các Thiền sư có thể làm điều gì đó vĩ đại qua việc đánh người tìm kiếm.
Nếu bạn đi tới một thánh nhân và lập tức khi thấy bạn ông ấy bắt đầu xúc phạm mẹ và chị bạn bằng lời thô tục, ông ấy sẽ thành công tạo ra một tình huống hoàn toàn kì lạ cho bạn. Bạn tới ông ấy trong tin rằng ông ấy là người biết chân lí, và ông ấy ném lời thô tục vào bạn! Tương phản làm sao! Nhưng điều này là được chỉ nếu bạn có nhận biết nào đó về nó; bằng không bạn sẽ gặp khó khăn. Bạn có thể cho rằng mình đã tới lầm người và bạn sẽ không tới gặp ông ấy nữa.
Nhưng trong một số trường phái, ngay cả quở trách và lời chửi rủa đã được dùng để tạo ra sự kì lạ. Có một fakir ở một làng nhỏ tên là Saikheda ở gần Gadarwara. Các bạn có thể chẳng bao giờ biết ông ấy sẽ đón nhận bạn thế nào khi bạn tới ông ấy. Ông ấy có thể dùng lời thô tục với bạn, và ông ấy có thể làm bất cứ cái gì kì quái và điên khùng. Có thể ông ấy sẽ đứng dậy trong sự hiện diện của khách thăm của mình và bắt đầu đái. Bạn sẽ hoàn toàn bị sốc. Điều đó tạo ra cái được gọi là không gian của điều kì lạ trong bạn.
Ngoài điều đó, ông ấy thậm chí còn định đánh bạn về mặt thể chất. Và trong cố gắng đánh bạn, ông ấy có thể rượt đuổi bạn hàng dặm đường. Nhưng những người hiểu ông ấy được lợi nhiều chỉ bằng việc tới thăm ông ấy. Những người không hiểu, họ xua đuổi ông ấy như người điên. Mà ông ấy chẳng liên quan gì tới những người không hiểu ông ấy. Nhưng ông ấy chắc chắn có ích cho những người muốn hiểu ông ấy. Bây giờ người mà ông ấy đuổi theo hàng dặm đường chắc chắn thấy mình ở trong một không gian rất kì lạ. Cứ thử nghĩ tới tình huống này: một người bị ông ấy rượt và cả nghìn người đang quan sát cảnh tượng đó. Chắc chắn một bầu không khí kì lạ được tạo ra.
Điều này có thể được làm bằng nhiều trường phái, kĩ thuật và hệ thống khác. Nhưng khó khăn là ở chỗ mọi trường phái như vậy không nhận biết rằng các trường phái khác đang làm cùng điều đó theo cách riêng của họ.
Vậy mà có khó khăn khác trong vấn đề này. Cho dù ai đó biết, như tôi biết, rằng cùng kết quả có thể được đạt tới bằng các kĩ thuật khác nào đó, thì người đó sẽ không nói ra điều đó. Khi tôi đang giải thích một hệ thống đặc biệt, tôi phải trình bày nó là cao nhất; bằng không thì sẽ không có hiệu quả. Cho dù tôi biết rằng điều này có thể được đạt tới bằng các phương pháp khác nào đó, tôi sẽ không nói như vậy khi tôi đang nói về một hệ thống đặc biệt. Thế thì tôi sẽ nói rằng điều này có thể được đạt tới chỉ qua hệ thống này thôi và không qua cái gì khác. Và có lí do cho việc làm như vậy. Bạn không thông minh tới mức bạn có thể hiểu nó trong đúng cảnh quan của nó. Nếu tôi nói rằng tất cả các trường phái đều có thể làm được điều đó, các bạn sẽ bị lẫn lộn. Các bạn sẽ kết luận rằng chẳng trường phái nào có thể làm được điều đó thực. Bên cạnh đó, tất cả các trường phái này mâu thuẫn nhau đến mức bạn sẽ bắt đầu tự hỏi làm sao nó có thể thế được. Lẫn lộn của bạn thậm chí sẽ còn bị lẫn lộn hơn.
Đó là lí do tại sao nhiều lần người trí huệ, những người biết, phải nói theo ngôn ngữ của người dốt nát. Họ phải quả quyết rằng "Đây là con đường duy nhất, không có đường nào ngoài con đường này." Bởi lí do này tôi tự thấy mình gặp khó khăn lớn, vì tôi biết rõ rằng điều đó có thể được đạt tới.

Ads Belove Post