Chương 6. Câu kinh của cuộc đời cuối cùng

Chương 6. Câu kinh của cuộc đời cuối cùng

Price:

Read more

Osho - Mặt trời tâm thức
Chương 6. Câu kinh của cuộc đời cuối cùng
20 tháng mười 1970, buổi tối tại Poona, Ấn Độ.

Các bạn yêu quý của tôi,
Câu kinh thứ tám của Yoga. Trong bảy câu kinh tôi đã nói với các bạn, rằng cuộc sống thức tỉnh có hai dạng - tự ý thức và tự vô ý thức. Câu kinh thứ tám: Yoga đã bắt đầu tự ý thức và kết thúc trong sự tan rã của cái tôi. Trở nên tự ý thức là phương pháp, trở nên tự do khỏi cái tôi là mục đích. Trở nên tràn đầy ý thức đối với cái tôi là thiền định, cuối cùng chỉ có tâm thức còn lại và cái tôi biến mất, đó là chứng ngộ.
Những người không hiểu chính mình chắc chắn là những người lạc hậu, chậm tiến, những người bị sa lầy bởi chính mình, họ cũng còn bị tụt hậu lại phía sau. Giống như một người nào đó, sau khi trèo lên cái thang, vẫn ở nguyên trên cái thang đó, thế rồi việc trèo lên đó trở nên vô dụng. Con người phải trèo lên cái thang và cũng phải rời cái thang đó. Nếu anh ta dừng lại giữa chừng, vậy thì anh ta sẽ không tới được đích. Con người phải du hành trên đường và người đó cũng phải rời con đường đó. Vậy thì người đó đạt được mục tiêu. Con đường có thể dẫn bạn tới mục tiêu chỉ khi bạn đã chuẩn bị rời con đường. Và con đường sẽ trở thành rào cản trong việc đạt tới mục tiêu nếu người đó vẫn ngoan cố dừng lại trên con đường đó.
Trở nên tràn đầy tâm thức đối với cái tôi là điều hữu ích để làm tan rã cái tôi. Nhưng chính cái tôi vẫn cố kháng cự. Có lẽ đó là điều quan trọng nhất để hiểu câu kinh này. Chúng ta ước mong tha thiết để đạt được chính mình, và cũng để làm tan rã chính mình. Nhưng đó lại là điều khó khăn nhất. Chính vì vậy mà nhiều người tìm kiếm đạt tới câu kinh thứ bảy nhưng không có khả năng đi vào câu kinh thứ tám. Cho tới câu kinh thứ bảy, không có rào cản nào đối với bản ngã của chúng ta. Do vậy mà cho tới câu kinh thứ bảy, nếu người tìm kiếm được yêu cầu từ bỏ sự giàu có người đó sẽ từ bỏ sự giàu có. Nếu người đó được yêu cầu từ bỏ gia đình mình, người đó sẽ từ bỏ. Nếu người đó được yêu cầu từ bỏ danh tiếng, tham vọng, ngai vàng, người đó sẽ từ bỏ tất cả. Nhưng đằng sau tất cả sự từ bỏ này, bản ngã lại trở nên mạnh mẽ hơn.
Người đó sẽ quan tâm nhiều hơn đến thiền sao cho cái ‘Ta’ trở nên được đề cao hơn. Người đó sẽ cam kết với thiền để cái ‘ta’ trở thành một cái gì đó. Người đó sẽ tìm kiếm điều linh thiêng, và người đó sẽ không thể giữ nguyên nếu không có điều đó. Không có khó khăn nào, không có sự cản trở nào xuất hiện cho tới câu kinh tứh bảy. Vấn đề thực sự là việc hiểu câu kinh thứ tám sau câu kinh thứ bảy, bởi vì câu kinh thứ tám là việc làm mất chính mình, tan rã chính mình. Cho đến câu kinh thứ bảy, con người có thể đạt được những quyền năng lớn lao. Cho đến câu kinh thứ bảy, năng lượng vô hạn sẽ được sinh ra nhưng sẽ không trở thành một với điều linh thiêng. Cho đến câu kinh thứ bảy con người sẽ chỉ gặp chính mình.
Thậm chí gặp chính mình cũng không phải là vấn đề nhỏ, đó là vấn đề rất quan trọng. Nhưng nó quan trọng trong nội dung của sáu câu kinh cuối, đến nội dung câu kinh thứ tám thì nó không còn là vấn đề quan trọng nữa. Đạt được chính mình là vấn đề khó khăn. Để biết chính mình một cách toàn bộ cũng là vấn đề khó khăn, nhưng việc làm tan rã chính mình là điều còn khó khăn hơn. Nếu việc làm tan rã chính mình là điều còn khó khăn hơn. Nếu một người bị tống vào nhà tù, vậy thì điều kiện đầu tiên để anh ta được tự do sẽ là, anh ta phải nhận ra rằng mình đang ở trong nhà tù. Nếu anh ta không nhận ra mình đang ở trong nhà tù, vậy thì không có cách nào để anh ta thoát ra khỏi nhà tù đó. Điều kiện đầu tiên để anh ta thoát ra khỏi nhà tù sẽ là, anh ta phải biết mình đang ở trong nhà tù. Điều kiện thứ hai là phải biết rõ về nhà tù, rằng cái gì đã sẵn sàng? Bức tường ở đâu? Lối thoát ở đâu? Những cửa sổ ở đâu? Kính ở đâu? Đâu là điểm yếu mà từ đó có thể trốn thoát, những người lính gác ở đâu? Câu kinh tiếp theo sẽ là trở nên hoàn toàn quen thuộc với nhà tù, là trở nên hoàn toàn nhận biết về nhà tù, chỉ khi đó mới có khả năng thoát khỏi sự ám ảnh của nhà tù.
(Còn tiếp)
Hết quyển “Mặt trời tâm thức” - Quay về Mục lục

Ads Belove Post