Lời nói đầu

Lời nói đầu

Price:

Read more

Osho – Trực giác
Lời nói đầu

Con người ta vẫn không thể nào lý giải một cách khoa học về trực giác, có lẽ, bởi trực giác vồn dĩ là một hiện tượng lạ kì đầy phi lý và phi khoa học. Con người không thể áp cho trực giác bất kì một cách luận giải nào. Nếu chỉ đơn thuần đứng trên góc độ ngôn ngữ học thì một câu hỏi đại loại như: “Có thể giải thích được trực giác không?” chẳng có gì đáng bàn cãi. Nhưng xét về bản chất, người đặt câu hỏi ấy lẽ ra phải diễn đạt rằng: “Có thể quy trực giác về với trí năng của con người được hay không?” Trực giác, đó là thứ thực sự đã vượt ra ngoài trí năng của con người, không lệ thuộc vào ý chí chúng ta, và nó xuất phát từ một nơi nào đó mà trí óc của con người hoàn toàn không thể nhận thức được. Bằng trí năng của mình, con người chỉ có thể cảm nhận, mà không thể nào lý giải.
Sự xuất hiện đột ngột của trực giác luôn đi cùng với một khoảng trống nào đó mà con người chúng ta có thể phát hiện ra. Chính trí năng giúp chúng ta cảm nhận được sự tồn tại của trực giác, nhờ trí năng mà chúng ta có thể nhận thấy rằng đã có việc gì đó khác thường xảy ra, nhưng chúng ta không thể giải thích được điều đó, đơn giản là vì mọi lý giải đều cần phải có căn cứ hợp lý. Lý giải về trực giác cũng có nghĩa là tìm câu trả lời cho câu hỏi: trực giác tới từ đâu, tại sao lại có trực giác, và nguyên do của tất cả những đều ấy là gì. Nhưng có một điều rõ rang, đó là nó không xuất phát từ bản thân trí năng mà xuất phát từ một nơi nào đó, bởi vậy, bằng trí tuệ của mình, con người không thể tìm thấy lời giải thích nào rõ rang. Sự tồn tại của trực giác không có căn nguyên, không sợi dây liên hệ, không chung nguồn mạch nào với trí năng của chúng ta.
Trực giác là một miền đất khác lạ, nơi đang diễn ra những sự việc không hề có mối liên hệ nào với trí óc con người, mặc dù nó tồn tại ngay bên trong trí óc của chúng ta. Trực giác bước vào trong trí năng cũng tương tự như sự thâm nhập của một dạng tồn tại ở cấp cao vào bên trong một dạng tồn tại ở cấp độ thấp hơn, có điều, sự thâm nhập ấy chỉ diễn ra theo một chiều, không hề có chiều ngược lại.
Giống như việc trí tuệ có thể thâm nhập vào thể xác con người, trong khi thể xác không làm được điều ngược lại, sự tồn tại cũng có thể quyết định được trí tuệ, nhưng trí tuệ, một lần nữa, lại không thể thâm nhập trở lại vào bản thân sự tồn tại. Đó là lí do tại sao để tiến tới tồn tại ta lại cần phải tách bạch chính mình với cả thân thể và tâm trí. Thân thể và tâm trí không thể tiến lên cấp độ cao hơn nó được.
Để bước tới một hình thái cao hơn, thế giới hiện tại nhất thiết phải tự cắt gọt. Các thuật ngữ của con người không còn tồn tại và không còn đủ ý nghĩa để lí giải cho điều đó, nhưng trí năng thì vẫn cảm nhận được sự khác biệt ấy. Trí năng có thể nhận ra rằng “có thứ gì đó vẫn đang diễn ra, nhưng nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.” Thậm chí, trí năng còn có thể làm được nhiều hơn cả sự nhận biết đó.
Nhưng cũng có thể, trí năng sẽ không thừa nhận những gì đã xảy ra. Ở đây, vấn đề là có hay không một được tin. Những ai tin rằng không có gì thực sự tồn tại trên đời mà không thể giải thích được bằng khoa học là người “vô thần”. Và sự tồn tại của họ vẫn sẽ cứ tiếp tục chảy quẩn quanh ở cấp thấp, cấp bậc của trí năng, họ tiếp tục bị bó buộc trong thế giới của những điều có thể giải thích được ấy. Họ không thừa nhận những bí ẩn vốn không thể nào giải thích nổi, và tất nhiên là cũng không để cho trực giác có cơ hội lên tiếng.
Đó là hình ảnh của người theo chủ nghĩa duy lý. Họ thậm chí sẽ không nhận ra rằng bản thân mình đang có cơ hội tiếp xúc với điều kì lạ đến tuyệt diệu, mà nếu chỉ dùng những gì có trong thế giới của mình, họ sẽ chẳng bao giờ giải thích được. Trở thành một sản phẩm của chủ nghĩa duy lý có nghĩa là sẽ không thừa nhận một cấp độ tồn tại cao hơn, sẽ phũ nhận nhận nó bằng mọi cách, và khăng khăng: “Không thể nào. Điều đó chỉ có trong trí tượng hoặc trong mơ. Tôi sẽ không thừa nhận điều đó trừ khi tôi có thể chứng minh nó bằng tri thức.” Một bộ óc duy lý là một bộ óc hạn hẹp, đóng chặt cửa bằng những giới hạn của lập luận, và bởi thế, trực giác không thể nào đặt chân vào đó.
Tuy nhiên, con người vẫn có thể sử dụng trí năng và hệ thống lý luận như một công cụ hữu ích để mở cửa chính mình. Hãy lĩnh hội những tầm cao mới, nếu chúng đến, hãy mở cửa đón nhận. Khi đó trí năng đã trở thành một công cụ trợ giúp hữu hiệu.
Mặt khác, trí năng có thể được sử dụng để diễn tả trực giác, vâng, là diễn tả chứ không phải là diễn giải. Đức Phật chẳng hề giải thích bất kì điều gì. Thay vào đó, người thể hiện nó, chứ không thanh minh, cũng không giải thích.
Tất cả những bộ Áo Nghĩa Thư (Upanishads) cũng đều hướng tới sự biểu hiện mà không hề giảng giải. Trong đó chỉ nói rằng: "Đó là cái này..., đây là cái này..., đó là những gì đang xảy ra. Nếu muốn, hãy tự bước vào thế giới ấy. Đừng chỉ đứng từ ngoài nhìn vào. Chỉ đứng ngoài sẽ chẳng bao giờ có thể thấu hiểu những gì diễn ra trong đó. Bởi vậy, hãy mở cửa bước vào, hãy trở thành người trong cuộc.
Thậm chí cho dù đã bước chân vào thế giới ấy rồi, cũng không thể trông chờ được nhận những lời giải thích. Ta chỉ có thể bước tới để biết, và cảm nhận những gì xung quanh. Như một lẽ đương nhiên, lúc này, trí óc của chúng ta bắt đầu vận động để cố gắng tìm ra câu trả lời, nhưng thất bại sẽ là điều chắc chắn. Một thế giới ở cấp độ cao không thể nào lùi lại cấp thấp hơn.
Trực giác du ngoạn trên chiếc xe vô hình, đó là lí do tại sao người ta nói trực giác là một bước nhảy vọt; cũng là lí do tại sao nó lại được coi là một bước ngoặt lớn. Trực giác là một bước nhảy từ một điểm này tới một điểm khác dù giữa hai điểm ấy không hề có bất cứ mối quan hệ hay sự liên kết nào. Nếu tôi tiến từ từ từng bước tới trước mặt một người, hành động đó không được ci là bước nhảy. Và, một bước nhảy thực sự thậm chí còn có ý nghĩa sâu xa hơn nhiều. Nó có nghĩa là: một thứ từng tồn tại ở điểm A nào đ1o , đã chuyển sự tồn tại của mình qua một điểm B, điều quan trọng là giữa hai điểm A và B lại không hề có một sợi dây tồn tại nào liên kết cả.
Trực giác thực sự là một bước nhảy, nó không đến với con người ta tuần tự từng bước một. Chính xác trực giác là một thứ gì đó "diễn ra" với chúng ta chứ không phải là thứ gì đó "tiến đến" với chúng ta, nó diễn ra mà không hề có mối quan hệ nhân quả với bất cứ điều gì, cũng không thể xác định được nguồn gốc từ đâu. Nó hoàn toàn xảy đến bất ngờ. Nếu như nó không diễn ra đột ngột, hoặc giả có một mối liên hệ nào đó với những gì xảy ra trước đó, thì có lã con người đã có thể bám lấy kênh dẫn hay những mạch nguồn nào đó của vấn đề để tìm ra câu trả lời cho mình cho dù việc làm đó có thể mất nhiều thời gian công sức. Trí tuệ của con người ắt hẳn sẽ cho chúng ta khả năng có thể nhận biết, nắm bắt và kiểm soát nó, để rồi một ngày nào đó, khi mà hệ thống công cụ của con người đủ mạnh, sẽ có một thiết bị thích hợp để thu được tín hiệu của trực giác, cũng tương tự như radio thu sóng phát thanh hay TV thu sóng truyền hình mà thôi.
Nếu như trực giác được thể hiện ở dạng tia hay ở dạng song chắc chắn sẽ không khó để tạo ra một thiết bị có thể thu được nó. Nhưng con người lại không thể làm được điều đó đơn giản là vì trực giác không phải là song, cho dù là một loại song đặc biệt nào đó đi nữa. Mà thực tế thì trực giác cũng hoàn toàn không phải là một sự vật, cho dù là sự vật đặc biệt nhất. Nó là một bước nhảy, một bước nhảy để trở thành tồn tại từ trong chính hư vô.
Trực giác chỉ là thế, đây cũng chính là lí do khiến cho trí tuệ luôn không thừa nhận nó. Sở dĩ trí tuệ không thừa nhận trực giác là bởi vì trí tuệ không thể nào tiếp cận được nó. Trí tuệ chỉ có thể tiếp cận được với những thực thể nếu như nó có thể áp được thực thể ấy vào công thức “nguyên nhân – kết quả” mà thôi.
Đứng trên góc độ của trí năng thì có hai dạng tồn tại: những gì đã sáng tỏ và những gì chưa sáng tỏ. Trong đó, những gì chưa biết được hiểu là những thực thể chưa được khám phá, nhưng sẽ được làm sáng tỏ trong một ngày nào đó. Tuy nhiên những người theo chủ nghĩa thần bí lại chia sự tồn tại làm ba địa hạt: những điều đã biết, những gì chưa biết và những gì không thể nhận biết được. Theo đó, những gì không thể nhận biết được chính là những thứ nằm ngoài khả năng nhận biết của con người cho dù có cố gắng tới mức nào.
Trí năng bao hàm cả những gì đã biết và những gì chưa biết, nhưng không bao hàm những gì mà nằm ngoài giới hạn nhận biết của con người. Những điều còn lại đó thuộc về phạm vi của trực giác. Đó không chỉ là vấn đề mất bao lâu thì những vấn đề đó được khám phá, mà bản chất của vấn đề là ở chỗ chúng ta không có khả năng khám phá được chúng. Đó không phải là chuyện hệ thống công cụ của con người có đủ hiện đại, tư duy của con người có khả năng bắt kịp được không, hay là vấn đề về khả năng toán học của con người. Bản chất bên trong của “những gì con người không thể nhận biết được” chính là ở tính chất “không thể nhận biết được”. Chúng luôn tồn tại như những thực thể không thể nào nhận biết được.
Đây là lĩnh vực thuộc về trực giác.
Sự chuyển biến từ khu vực của những gì không thể nhận biết sang khu vựv của những gì đã được nhận biết thực sự là một bước nhảy, không có kênh liên hệ nào, không có sự chuyển tiếp nào, và cũng không có một hành trình nào từ điểm này tới điểm khác.
Tuy nhiên, chuyến du ngoạn ấy dường như là một điều ngoài sức tưởng tượng, cho nên khi tôi nói rằng tôi có thể cảm nhận được nó nhưng không thể hiểu được nó, tôi  cũng biết rằng mình đang phát ngôn trong vô giác. “Vô giác” ở đây được hiểu là những gì không thể nhận thức được bằng giác quan. Và tâm hồn chúng ta cũng là một giác quan, một giác quan tinh tế nhất.
Rõ rang trực giác là hoàn toàn có thực, có thực giống như sự tồn tại thực tế của những gì mà con người không thể nhận thức được. Khoa học phủ nhận sự tồn tại của những điều kì bí này bởi lẽ khoa học cho rằng; “Chỉ có một cách phân chia duy nhất: những điều đã biết và những điều chưa được khoa học khám phá. Nếu như có Chúa Trời, chúng ta nhất định sẽ có phương pháp nghiên cứu để biết được. Và nếu như Chúa thực sự tồn tại, khoa học nhất định sẽ tìm ra nơi Người ở.”
Ngược lại, những người theo chủ nghĩa thần bí lại nói rằng: “Bất cứ việc gì chúng ta làm, cho dù dựa trên những cơ sở chắc chắn nhất của sự tồn tại đi chăng nữa thì vẫn cứ bao hàm những điều mà con người không có khả năng tiếp cận, những điều huyền bí.” Và nếu như quan điểm này là không đúng đắn thì tôi cho rằng khoa học sắp sửa phá vỡ mất ý nghĩa trọn vẹn của cuộc sống này. Nếu không còn gì được coi là bí mật, rõ rang là cuộc sống không giữ được cái ý nghiã đầy đủ của nó và toàn bộ cái đẹp vốn có cũng không còn.
Những điều nằm ngoài khả năng nhận thức của con người chính là cái đẹp, là ý nghĩa, là khát vọng, là những mục tiêu, bởi lẽ cuộc sống chỉ có ý nghĩa nếu như có chúng. Khi tất cả đều rõ mồn một, đều tường tận, thì cuộc sống trở nên bằng phẳng, đều đều.
Những điều không thể biết chính là bí mật của cuộc sống, và là chính bản thân cuộc sống của chúng ta.
Và tôi cho rằng:
Lý trí là sự nỗ lực để biết được những điều chưa biết, còn trực giác là sự diễn tiến của những điều con người không bao giờ có thể biết được. Con người có thể bước chân vào thế giới của những điều như thế, nhưng lí giải nó là điều không tưởng.
Cảm nhận thì có thể nhưng luận giải thì không. Càng cố gắng tìm cách giải thích, chúng ta càng tự bó buộc mình lại, bởi vậy, đừng cố làm điều đó. Hãy cứ để cho lí trí của chúng ta làm đúng phận sự của nó, nhưng hãy luôn nhớ rằng còn có những “địa hạt” sâu hơn. Có những lớp sâu hơn mà lí trí không thể nào nhận thức được . Và có những lớp cao hơn cả sự tưởng tượng của lý trí con người.

Ads Belove Post