Chương 2. Bản dạo đầu của trận quyết chiến

Chương 2. Bản dạo đầu của trận quyết chiến

Price:

Read more

Liệu Bhagwan Shree Rajneesh có bị đầu độc không?
Sue Appleton


Chương 2. Bản dạo đầu của trận quyết chiến

Chính phủ Mĩ chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc về việc Bhagwan Shree Rajneesh ở Mĩ. Tổng thống Reagan, Chưởng lí Mĩ Ed Meese, luật sư Mĩ cho vùng Oregon, Charles Turner, nghị sĩ vùng Oregon Mark Hatfield, và những người khác trong màn kịch đặc biệt này là những người Công giáo chính thống, trung thành. Họ tin vào việc Christ sắp tới lần thứ hai và, đặc biệt hơn, họ phải chuẩn bị cho trận quyết chiến chờ đợi từ lâu giữa Christ và quỉ satan. (xem Tiên tri và Chính trị, Người truyền giáo trung kiên trên con đường tới chiến tranh hạt nhân của Grace Halsell, nxb Laurence Hill, 1986). Họ tin rằng người không là Công giáo đều thuộc vào quỉ satan, và rằng nghĩa vụ thiêng liêng của họ là nghiền nát và tiêu diệt “những kẻ chống Christ” như Bhagwan Shree Rajneesh, ngay cả với giá tính mạng con người và quyền con người. Rốt cuộc, với ngày tận thế sắp tới của thế giới trong tầm nhìn trước mắt, (Reagan có lần đã nói với nhà truyền giáo trên ti vi Him Backer rằng ông ta tin rằng “chúng ta có thể là thế hệ chứng kiến trận quyết chiến”), tại sao phải bận tâm tới quyền con người cho những ai không thừa nhận Christ và do vậy chẳng có hi vọng nào được cứu rỗi gì cả?
Reagan, có “một người mẹ đã gieo trồng một niềm tin lớn trong tôi” như ông ta thú nhận với Billy Graham, đã kiên quyết đưa bản thân mình vào con đường cứu rỗi qua chiến dịch sốt sắng để đưa việc cầu nguyện vào trường học, chống lại việc phá thai và chống lại cái ông ta gọi là “quyền lực ác quỉ”. Trong các bài phát biểu ông ta ám chỉ một cách bí ẩn (với những người chưa biết) tới cuộc chiến của ông chống lại sự xâm lấn của “biển băng tối”.
Với những người Công giáo chính thống cuồng tín này, Bhagwan Shree Rajneesh không chỉ là một bậc thầy ngoại quốc không tên tuổi nào đó. Ông là mối đe doạ thực sự. Vào lúc mà giáo đoàn Công giáo đang suy sụp nghiêm trọng, thì gần hai mươi nghìn người đổ về Rajneeshpuram, cộng đồng 126 000 a của Bhagwan ở Oregon, để kỉ niệm bốn lễ hội hàng năm. Và ông đã hấp dẫn ngày càng nhiều công luận hơn. Giữa tháng 7 và tháng 9 năm 1985, (ngay trước khi ông bị bắt), Bhagwan đã xuất hiện trên đài truyền hình quốc gia vào giờ chủ chốt chín lần, kể cả, “Chào nước Mĩ vào buổi sáng” (17/07) và “Tuyến đêm” (30/09). Và ông chẳng có gì hay ho để nói về Công giáo cả. Với logic chính xác tàn nhẫn, ông đã chế nhạo và xuyên thẳng vào niềm tin của người Công giáo và phơi bầy ra thái độ đạo đức giả của những người vẫn thuyết giảng về nó. (Chỉ người lập dị, ông nói, mới có thể rêu rao mình là đứa con duy nhất của Thượng đế.) Ông cũng quất mạnh vào Reagan và chính phủ của ông ta, bằng cách lên án với lời lẽ bốp chát và không khoan nhượng về nền dân chủ giả hiệu và do người Công giáo thao túng. (“Chẳng có gì phải chọn lựa nhiều lắm giữa Liên xô và Mĩ - chỉ có mỗi điều là Liên xô thì thẳng thắn, chấp nhận thẳng thừng rằng đó là nền chuyên chính của vô sản. Mĩ chỉ là kẻ đạo đức giả.” Ông nhằm vào các tu sĩ và chính khách xem như những kẻ làm tha hoá loài người và là kẻ phá huỷ tự do con người. Ông nói Kinh thánh đầy những chuyện khiêu dâm, ông gọi Thượng đế là kẻ nói dối lớn nhất mà con người bịa đặt ra.
Như một tác giả Mĩ có sách bán chạy nhất Tom Robbins sau này có nói, “Ông hiển nhiên là một người rất hiệu quả, nếu không thì ông đã không là một mối đe doạ đến vậy. Ông nói những điều mà không ai có đủ dũng cảm để nói ra. Một người có tất cả những loại ý tưởng đó, họ không chỉ là kích động, họ cũng còn mang âm hưởng của chân lí, điều xua đuổi những ham muốn quái dị về kiểm toả ... Các nhà cầm quyền trực giác cảm thấy có gì đó nguy hiểm trong thông báo của Bhagwan. Tại sao ông đã bị chọn ra cho một loại khủng bố tinh ma mà họ chưa bao giờ nhắm vào nhà độc tài Filipino hay don Mafia? Nếu Ronald Reagan có cách thức của mình thì người ăn chay này đáng phải bị đóng đinh lên thảm cỏ Nhà Trắng. Điều nguy hiểm mà họ trực cảm được là ở chỗ trong lời nói của Bhagwan... có thông tin rằng, nếu được hấp thu đúng, có thể giúp cho đàn ông và đàn bà tháo lỏng sự kiểm toả của họ. Không có gì đáng sợ cho quốc gia này, hay kẻ đồng hành tội ác của nó, tôn giáo có tổ chức, nhiều bằng viễn cảnh toàn dân đều suy nghĩ về chính mình và việc sống tự do.”
Cho nên việc huỷ diệt “kẻ chống Christ” Bhagwan Shree Rajneesh và công trình của ông ăn khớp đáng phục với những mục tiêu Công giáo chính thống của Reagan, và đã tạo nên bản dạo đầu cho điều Reagan coi như trận chiến tối hậu đang tới.
Không chỉ có Bhagwan Shree Rajneesh là mục tiêu của điều Gore Vidal gọi là “sự thèm khát tôn giáo nguyên thuỷ” của Reagan (Armageddon, Andre Deutsh, 1988). Chính quyền Reagan đã tung ra một chiến dịch tàn nhẫn điều tra và hành động pháp lí chống lại Nhà thờ Scientology, phong trào Hare Krishna, Da Free John, Nhà thờ Thống nhất (Moonise), và phong trào hồi giáo da đen và tôn giáo da đỏ. Nhưng, lương thiện nhất phải nói đấy không chỉ là những người Công giáo chính thống cuồng tín bị Bhagwan lật nhào.
Từ lúc ông bắt đầu nói, ở Ấn Độ, Bhagwan đã phải đối phó với việc xa lánh của chính quyền Ấn Độ và tất cả những người lãnh đạo tôn giáo Hindu khi ông lên án thẳng thắn giới có uy quyền và tôn giáo chính thức. Khi những người phương Tây bắt đầu dồn về đạo tràng Poona của ông trong những năm bẩy mươi thì không chỉ có những người lãnh đạo nhà thờ phương tây là được báo động về việc mất “khách hàng” của mình cho ông, mà thậm chí những chính phủ chính như Tây Đức cũng bắt đầu ra lệnh điều tra “hiện tượng Rajneesh” (nguyên văn) và đưa ra lời cảnh báo cho công dân mình phải đề phòng con người này. (Xem 9/1979, báo cáo “Jugend Religionen”, Berich der Bunders-Regierung an den Petitionsausschuss des Deutschen Bundestages.)
Không phải là Bhagwan tán thành bất kì lí do hay tôn giáo đặc biệt nào, hay chủ trương lật đổ chính phủ, hay huấn luyện quân đội hay kẻ khủng bố, hay thậm chí lãnh đạo bất kì tổ chức chính trị hay tôn giáo nào. Ông chỉ đơn thuần nói về việc nâng cao tâm thức của các cá nhân để cho họ không còn là nô lệ nữa vào những ước định, dạy dỗ, xã hội, nền giáo dục, tôn giáo, nhà cầm quyền của họ.
Ông dạy mọi người cách thức sống tự nhiên, đến giản và hồn nhiên, cách tìm ra tính cá nhân đích thực của riêng họ, “khuôn mặt thật” của họ, thay vì chỉ là một loại người mà những kẻ mối lái quyền lực cần để duy trì nguyên trạng (như người chăn cừu cần đàn cừu).
Lời nói của Bhagwan là vũ khí duy nhất. Nhưng tác động của những lời này là “đủ xua đuổi những ham muốn quái dị về kiểm toả.” Việc Bhagwan bóc trần các phương pháp mà các tu sĩ và chính khách sử dụng dùng suốt trong nhiều thời đại để kiểm toả con người, để duy trì và làm tăng quyền lực của riêng họ, hiển nhiên đã chạm nọc sâu sắc, được đánh giá theo các phản ứng. Gần như mọi thể chế đã thiết lập trên thế giới - dù là tư bản, cộng sản, Công giáo, Do Thái giáo, Hindu hay phát xít, đều lên án ông.
Như họ đã làm với Jesus và Socrates trước ông, những người đã có độc quyền về quyền lực bây giờ muốn huỷ diệt Bhagwan. (Jesus và Socrates đã bị giết bởi vì họ đã trở nên phổ biến, và giáo huấn của họ trực tiếp chống lại những kẻ có quyền lợi - giáo sĩ, kẻ giầu có, kẻ bóc lột - người kiểm soát chính phủ. Họ đã đe doạ sự cân bằng quyền lực của nguyên trạng. Bhagwan cũng làm như vậy.)
Những sự kiện chỉ ra rằng ngay từ khi ông tới Mĩ tháng 6/1981, chính phủ Mĩ đã dựng lên một chiến dịch để tống khứ Bhagwan ra khỏi nước mình, điều ưa thích hơn là phá huỷ cả sự kính trọng và việc đi theo ông. (Xem Nước Mĩ và Bhagwan Shree Rajneesh : Khung cảnh bạo chúa Công giáo, của Philip J. Toelkes, nxb Rebel Publishing House, 1988). Ngay lập tức sau khi Bhagwan chuyển tới Oregon, một người Công giáo chính thống, nghị sĩ Oregon Mark Hatfield, đã bố trí bổ nhiệm một người Công giáo chính thống khác, Charles Turner, làm luật sư Mĩ tại vùng Oregon. Turner, dưới sự hướng dẫn của Hatfield, chủ mưu nhiều việc điều tra về Bhagwan và đệ tử ông để quấy nhiễu cộng đồng Rajneesh trong bốn năm sau đó.
Tư liệu do luật sư của Bhagwan khám phá ra theo Luật thông tin và tự do Mĩ để lộ ra rằng cơ quan chính phủ đều có dính líu vào dự án này, từ Sở di trú tới Giáo dục, từ cơ quan thuế tới bộ tư pháp, từ thuế quan tới cơ quan y tế và phúc lợi xã hội. Tư liệu cũng chỉ ra rằng FBI đã dành nhiều năm điều tra về những người theo Bhagwan để cố chỉ ra rằng họ đã tham dự vào “buôn bán ma tuý và làm tiền giả.” Mặc dầu họ không tìm được bất kì bằng chứng nào, Bộ ngoại giao Mĩ vẫn gửi telex sang các nước đã đề nghị cho Bhagwan ở lại sau khi rời khỏi Mĩ, nói rõ rằng những người đi theo Bhagwan đã tham dự vào buôn bán ma tuý, buôn lậu vũ khí và mãi dâm. Các tư liệu khác thu được cũng chỉ ra rằng từ 1981 đến 1982 Cơ quan phòng chống ma tuý Mĩ đã kiểm tra ngầm các thành viên cộng đồng thông qua các toà đại sứ Mĩ ở Ấn Độ, Bỉ, Hà lan, Đức và Anh. Tư liệu này cũng chỉ ra rằng đến 1983 Bộ tư pháp Mĩ đã dùng văn phòng của FBI ở Las Vegas để điều phối nhiều cuộc điều tra về Bhagwan và các tổ chức có cơ sở tại cộng đồng. Hàng nghìn đô la và giờ làm việc đã được đổ ra trong nỗ lực của chính phủ suốt bốn năm trời.
Ban đầu sự tập trung nhằm vào đến của Bhagwan xin thường trú như một bậc thầy và nhà lãnh đạo tôn giáo. Một người như vậy tự động có được quyền thường trú. Chính phủ Mĩ phản ứng nhanh chóng. Một loạt các telex đã được gửi từ các quan chức Bộ ngoại giao Mĩ ở Ấn Độ về Sở di trú tại Washington, DC, với những câu chuyện tiêu cực và không thể tin được với ngụ ý về Bhagwan và đạo tràng của ông. Trên cơ sở những bức telex này, chính phủ Mĩ đã từ chối việc đến của Bhagwan như một nhà lãnh đạo tôn giáo.
Lí do được nêu ra là ở chỗ giáo huấn của Bhagwan là “vô thần về tôn giáo,” và rằng ông không thể là một bậc thầy vì ông “im lặng”. Điều này khơi ra sự phản đối kịch liệt từ các nhà chuyên môn tôn giáo trên khắp Mĩ, và thực tế trên toàn thế giới. (Xem Bhagwan Shree Rajneesh : The Most Dangerous Man Since Jesus Christ, Sue Appleton, The Rebell Publishing House, 1987). Điều đó cũng đem lại sự nhắc nhở cho chính phủ từ phía các luật sư của Bhagwan rằng những lí lẽ để từ chối là phi hiến pháp thô bạo và vi phạm luật lệ riêng của Sở di trú. (Chính phủ Mĩ không được phép về mặt hiến pháp và luật lệ để ưa chuộng một tôn giáo này hơn tôn giáo khác và đưa ra các luật lệ về sự hợp lệ của bất kì niềm tin hay giáo huấn tôn giáo nào).
Chính phủ nhanh chóng rút lại lời từ chối của mình và chuyển vấn đề “để xem xét lại.” Trong khi đó, bản sao của các telex gốc của Bộ ngoại giao đã được dò rỉ một cách nặc danh cho luật sư của Bhagwan. Khi phải đối chất, chính phủ phủ nhận sự tồn tại của những bản telex này. Luật sư của Bhagwan ra toà và hỏi được một mệnh lệnh ép chính phủ tạo ra chúng. Họ đã làm. Nội dung của các bản telex này nhanh chóng và dễ dàng được chứng minh là giả mạo. (Xu hướng của chính phủ Mĩ để tạo ra và lan truyền thông tin sai, hay “thông tin lạc hướng”, để xúc tiến các mục tiêu chính trị của họ bây giờ ai cũng rõ. Năm ngoái điều này được làm sáng tỏ với việc phát hiện ra rằng chính phủ đã có cân nhắc kĩ càng “làm dò rỉ” cho báo chí thông tin sai rằng họ đang lập kế hoạch tấn công Li bi lần thứ hai và ném bom Kadaffi. Quả thực năm 1985 Carl Jensen, Giám đốc “Dự án bị kiểm duyệt”, một dự án nghiên cứu phương tiện truyền thông tại đại học bang Sonoma, California, đã phát biểu rằng, “Lời cảnh báo nghiêm trọng nhất trong kết quả năm nay là nỗ lực còn ít được biết tới của chính quyền nhằm kiểm soát thông tin bằng cách dùng các cơ quan liên bang cho các mục tiêu chính trị... và, lần đầu tiên, phân phát một cách chính thức các thông tin sai lạc.”)
Chẳng bao lâu sau khi những bức telex của Bộ Ngoại giao về Bhagwan bị chứng minh là đầy những thông tin sai thì chính phủ mới ban cho ông qui chế của bậc thầy tôn giáo. Tuy nhiên, Sở di trú Mĩ lại từ chối hoàn toàn bước thứ hai của tiến trình này - thay đổi qui chế của Bhagwan từ ‘du lịch’ sang ‘thường trú’. Luật sư Mĩ người Công giáo chính thống cho vùng Oregon Charles Turner sau này thú nhận, một cách tự hào, rằng sự chậm trễ bất hợp pháp (điều đó vi phạm luật liên bang và qui định INS) trong việc xử lí đến xin thường trú của Bhagwan là một phần của kế hoạch chính phủ để có thời gian cho tới khi đưa ra được một loại buộc tội ông.
Một khi Bhagwan đã được ban cho qui chế thường trú vĩnh viễn thì còn khó khăn hơn nhiều cho chính phủ để đẩy ông ra khỏi nước, vì như một cư dân thường trú ông sẽ có thể ra toà và tranh đấu với bất kì nỗ lực nào như thế. Phát biểu của Turner còn được làm vững thêm bởi các biên bản của INS mà luật sư của Bhagwan thu được. Các biên bản phát biểu một ý đồ tiếp tục điều tra về Bhagwan cho tới khi có thể tìm được một cơ sở để từ chối đến xin thường trú của ông. Đó là điều bất hợp pháp rành rành.
Các cuộc điều tra làm lộ ra điều gì đó mà qua đó việc bắt giữ Bhagwan rõ ràng được chỉ đạo từ trên chóp. Luật sư của Bhagwan thu được một bản sao bức thư năm 1982 ở Nhà Trắng xác nhận một cuộc đối thoại về giám sát bằng máy bay đối với Rajneeshpuram, và một cam kết dùng bất kì nguồn tài nguyên nào cần thiết để tiếp tục điều tra cho tới khi có thể tìm thấy một điều gì đó chống lại Bhagwan. Bức thư cũng bầy tỏ mối quan tâm rằng khối lượng đầu tư vào Rajneeshpuram của những đệ tử Bhagwan chứng tỏ một sự cam kết ở lại mà không dễ cho sự quấy rối của chính phủ cản lại được. Chữ kí của tác giả đã bị bôi đen nhưng các nguồn tin đều chỉ ra rằng có lẽ đó là của người Công giáo chính thốnng viên Chưởng lí Mĩ, Edwin Meese.
Các cuộc điều tra tiếp tục trong bốn năm mà chẳng kết quả gì. Cuối cùng trong năm 1985, luật sư của Bhagwan bắt đầu gây sức ép pháp lí lên chính phủ Mĩ. Họ đến toà án liên bang yêu cầu rằng INS phải phân xử đến xin thường trú của Bhagwan. Đồng thời Bhagwan bắt đầu nói trở lại với công luận, và ông đã mở ra những cuộc công kích kịch liệt chống lại chính phủ và người Công giáo giả mạo. Các phóng viên vô tuyến truyền hình và báo chí đánh lẫn nhau để phỏng vấn ông khi tên ông, ảnh và lời phát biểu được công bố và phát trên toàn nước Mĩ. Sự chú ý không làm hài lòng những người trong chính phủ đang cố gắng đuổi Bhagwan ra khỏi nước.
Điều đó cũng không làm thư kí riêng của Bhagwan, Sheela, hài lòng. Trong khi Bhagwan còn im lặng thì Sheela đã đạt tới tiếng tăm đáng kể (hay khét tiếng) như người phát ngôn duy nhất của ông. Nhưng khi Bhagwan nói chuyện trực tiếp với báo chí thì thị chẳng được ai để ý tới, thị mong muốn lắm có được sự chú ý. Vào giữa tháng 9 thị rời bỏ Bhagwan và Rajneeshpuram. Sau khi thị ra đi, tiếng đồn về sự dính líu của thị vào nhiều việc làm sai trái đưa tới Bhagwan. Ông lập tức triệu tập cuộc họp báo, qua đó ông mời các quan chức chính phủ Mĩ tới để trình bầy về các hoạt động của Sheela. Nói cách khác, chính bản thân Bhagwan đã lưu ý cho chính phủ về những tội phạm mà ông tin là người cựu thư kí của mình đã phạm phải.
Ông thường mời tất cả các cơ quan chính phủ tới thành phố Rajneeshpuram để tiến hành cuộc điều tra đầy đủ. Ông thậm chí còn sẵn sàng tự mình tham dự vào các cuộc thẩm vấn để cung cấp cho chính phủ bất kì thông tin thêm nào về phía mình.
Rajneeshpuram chẳng mấy chốc thành một thành phố bị bao vây. Nó nhung nhúc các quan chức Bộ tư pháp Mĩ, văn phòng Chưởng lí Mĩ, FBI, Cơ quan kiểm tra rượu, thuốc lá và vũ khí, Văn phòng quận trưởng cảnh sát quận Wasco, văn phòng quận trưởng cảnh sát quận Jefferson, cảnh sát bang Oregon và cảnh sát thành phố Dalles. Trong năm tuần họ đột kích vào các văn phòng và mang đi các hồ sơ, thẩm vấn người thường trú và lục lọi trong nhà và cửa hàng. Họ thậm chí còn tiến hành cả những cuộc lùng sục bất ngờ bằng cách chĩa súng vào khu dân cư nằm ngay trên các văn phòng mà đã được họ thuê. Khi họ mặt đỏ gay trở xuống cầu thang, vẫn lăm lăm súng trong tay mà chẳng thu được gì trong tay cả, họ đã bảo với viên trưởng lực lượng cảnh sát Rajneeshpuram đang giận dữ (người không được báo gì về “cuộc lùng sục” này) rằng họ đi tìm việc đặt máy nghe trộm trong phòng ngủ tầng trên vì họ sợ cuộc điều tra của mình bị kiểm soát!
Với tất cả những điều làm nhặng sị chính thức lên, các nhà điều tra cũng chẳng tìm thấy điều gì chống lại Bhagwan cả. Họ thậm chí cũng không nhận lời đề nghị của ông về việc được thẩm vấn. Charles Turner, luật sư Mĩ cho vùng Oregon, vài tháng sau thừa nhận điều đó, sau khi Sheela đã bị kết án và bị xử phạt bởi những tội lỗi do Bhagwan tiết lộ. Được hỏi trong cuộc họp báo tổ chức trong văn phòng mình ở Portland ngày 22/06/1986, tại sao Bhagwan lại không bị kết án mà lại bị tống vào tù, Turner trả lời rằng, “Chính phủ đã đạt được mục đích của mình là phá huỷ cộng đồng và tống Bhagwan ra khỏi đất nước. Và không có bằng chứng gì gắn Bhagwan vào bất kì tội lỗi nào cả”!
Một cách ngẫu nhiên, một trong các luật sư của Bhagwan, Jack Ransom, đã có mặt trong cuộc họp báo đó. Sau đó ông ta tới đài truyền hình để xin một bản sao băng video lời chú thích của Turner, ông được bảo rằng băng đã bị chính phủ “yêu cầu” lấy lại và rằng “không có bản sao.” Thực tế chính phủ đã tìm thấy cái gì đó trong suốt bốn năm và hàng nghìn đô la đổ ra cho cuộc điều tra - khả năng là một số đệ tử người nước ngoài của Bhagwan đã cưới công dân Mĩ để ở lại nước Mĩ. Bồi thẩm đoàn liên bang đã nhóm họp để điều tra những đám cưới cho là giả này - mười sáu trường hợp nghi ngờ trong toàn bộ năm nghìn cư dân của Rajneeshpuram.
Chính phủ đã đập vụn đến đáy thùng. Cho dù không có bất kì đám cưới nào như thế, thì vẫn cứ cố buộc Bhagwan vào, họ giống như Mafia buộc Giáo hoàng vào tội buôn ma tuý - đặc biệt khi quan điểm của Bhagwan chống lại hôn nhân ai cũng rõ. Nhưng chính phủ vẫn cố gắng.
Vào thứ tư, 23/10/1985 viên chủ tịch bồi thẩm đoàn trao cho Charles Turner một bản cáo trạng liên quan tới những ‘đám cưới giả’ này. Bản cáo trạng chứa ba mươi hai lời buộc tội chống lại nhiều cá nhân khi vin vào sự dính líu của họ trong việc tạo ra mười sáu đám cưới với mục đích lừa dối Sở di trú. Bhagwan cũng bị nêu tên. Không có lời buộc tội thực sự riêng nào về ông, mà chỉ là một cớ để vin vào rằng ông “đã giúp đỡ, xúi bẩy, cố vấn, chỉ đạo, xui khiến và chỉ bảo” cho những đám cưới đó. Một lời buộc tội thêm nữa rằng ông đã vi phạm luật di trú bằng cách tới Mĩ theo thị thực du lịch trong khi có ý đồ ở lại nước Mĩ mãi mãi.
Luật sư và bồi thẩm đã đọc bản cáo trạng ‘bí mật’ này sau đó rất ngạc nhiên - sau bốn năm điều tra mà chỉ có những lời buộc tội về Bhagwan được mô tả nặc danh như “thuần tuý kĩ thuật” và “mỏng như tờ giấy”. Báo chí chế giễu về những lời buộc tội đám cưới giả. “Hàng nghìn người đang sống ở Mĩ đều ‘phạm tội’ bởi sự vi phạm tương tự,” tờ La Domenica del Corriere (Italia) bình luận về bản cáo trạng này. Joel McNally trong The Milwaukee Journal, 31/10/ 1985 lưu ý rằng, “Nếu chính phủ liên bang bố ráp mọi người mà đám cưới của họ là giả thì phải biến sân vận động thành nhà tù như người ta đã làm ở Nam Mĩ.”
Về lời buộc tội “có ý định với chủ tâm ở lại nước Mĩ,”thì các luật sư mô tả điều đó đơn thuần là một sự vi phạm kĩ thuật mà chẳng bao giờ được dùng làm cơ sở cho việc buộc tội chống lại người du lịch, người đã định đến để xin qui chế thường trú. Nếu chính phủ có tìm ra ‘ý định với chủ tâm’ như vậy thì chính phủ sẽ phủ nhận việc đến của người đó và trục xuất anh ta. Chẳng cần phải mất thời gian và tiền bạc ở toà án tội phạm để đạt tới cùng mục đích. Nhưng để chính phủ tìm ra một nền tảng để dựa vào đó công kích kẻ ‘chống Christ’ Bhagwan, đấy quả là chẳng có giá trị gì...

Ads Belove Post