Read more
Osho - Thiền: Nghệ thuật của
nhập định
Chương 1. Thiền định: Nghệ
thuật của lễ hội
Tập trung chú ý là sự lựa chọn
tự nguyện. Điều đó loại trừ tất cả đối tượng bên ngoài của sự tập trung; đó là
sự thu hẹp. Nếu bạn đang bước trên đường phố, bạn sẽ phải thu hẹp ý thức của bạn
trong khi bước đi. Bạn không thể nhận biết được tất cả những gì đang xảy ra, bởi
vì nếu bạn nhận biết mọi thứ đang xảy ra bạn sẽ trở nên mất tập trung. Do vậy sự
tập trung là cần thiết. Sự tập trung tâm trí là cần thiết để sống - để sống sót
và để tồn tại. Đó là lí do tại sao mọi nền văn hóa, bằng mọi cách có thể, nhằm
giới hạn tâm trí của trẻ nhỏ.
Đặc tính của trẻ nhỏ là không
tập trung; ý thức của chúng mở rộng về mọi hướng. Mọi điều đều có thể được tiếp
nhận mà không có ngoại lệ nào. Trẻ nhỏ cởi mở với mọi cảm giác; mọi cảm giác đều
trong ý thức của chúng.
Rất nhiều điều được tiếp nhận!
Chính vì vậy, trẻ nhỏ rất mong manh, chập chờn không ổn định. Tâm trí bản năng
của trẻ nhỏ là dòng chảy - dòng chảy của các cảm giác - nhưng chúng sẽ hông thể
tồn tại được với kiểu tâm trí như vậy. Chúng phải học cách làm thế nào giới hạn
tâm trí của chúng lại để có thể tập trung hơn.
Ở thời điểm bạn giới hạn tâm
trí, bạn trở nên đặc biệt ý thức về một điều gì đó, và đồng thời trở nên mất ý
thức về nhiều vấn đề khác. Tâm trí càng thu hẹp thì thành công sẽ nhiều hơn. Bạn
sẽ trở thành chuyên gia, bạn sẽ trở nên lão luyện, nhưng toàn bộ vấn đề là sẽ
có nhiều hiểu biết hơn về những điều ít ý nghĩa hơn.
Thu hẹp là sự cần thiết hiển
nhiên; không ai chịu trách nhiệm về vấn đề đó. Để tồn tại, đó là điều cần thiết,
nhưng như thế là chưa đủ. Thu hẹp tâm trí là vị lợi, nhưng chỉ để tiếp tục tồn
tại thì điều đó là chưa đủ; chỉ vì vị lợi điều đó cũng chưa đủ. Cho nên khi bạn
trở nên vị lợi, ý thức sẽ bị thu hẹp, bạn từ chối khả năng trí não của bạn. Bạn
không sử dụng toàn bộ trí não; bạn chỉ sử dụng một phần nhỏ của nó.
Và phần còn lại - phần chính
nhất - sẽ trở thành vô thức.
Thực tế không có ranh giới giữa
ý thức và vô thức. Không có hai tâm trí. "Tâm trí tỉnh táo" có nghĩa
là một phần của tâm trí đã được sử dụng trong một quá trình giới hạn. "Tâm
trí vô thức" có nghĩa là phần còn lại bị sao lãng, bị bỏ quên, bị khép lại.
Điều này tạo ra sự chia, sự tách biệt. Phần lớn hơn trong tâm trí của bạn sẽ trở
nên xa lạ với bạn. Bạn trở nên xa lạ với chính bản thân mình; bạn trở thành người
xa lạ đối với toàn bộ con người mình.
Phần nhỏ hơn được nhận diện
như là chính bạn và phần còn lại đã biến mất. Nhưng phần vô thức còn lại luôn
có đó như là tiềm năng chưa được sử dụng, như là sự thử thách thay đổi lối sống.
Tâm trí vô thức - đó là tiềm năng, tâm trí chưa được sử dụng này sẽ luôn tranh
đấu với tâm trí tỉnh táo; đó là lí do tại sao luôn có xung đột bên trong.
Con người luôn trong tình trạng
mâu thuẫn vì sự phân chia giữa ý thức và vô thức. Nhưng chỉ bởi tiềm năng đó mà
vô thức đã dẫn đến sự nở hoa trong bạn, bạn sẽ cảm nhận được niềm vui sướng của
tồn tại. Nếu không bạn sẽ không nhận được gì.
Nếu như phần cốt yếu trong tiềm
năng của bạn chưa được mãn nguyện thì cuộc sống của bạn sẽ trở nên buồn chán.
Chính vì vậy mà những người vị lợi là những người ít hoàn thiện hơn, ít phúc lạc
hơn. Đối với những người quá vị lợi trong cách tiếp cận cuộc sống, tiếp cận
công việc, lối sống của họ nghèo nàn hơn, ít sự kính trọng hơn. Phần tâm trí
không thể biến thành hữu ích cho những người vị lợi đã bị từ chối.
Lối sống vị lợi là cần thiết
nhưng cái giá phải trả cũng quá đắt: bạn đã đánh mất tính lễ hội của cuộc đời.
Cuộc sống trở nên hoan hỉ, trở thành lễ hội nếu như tất cả tiềm năng của bạn nở
hoa để rồi cuộc sống sẽ là lễ hội hoan hỉ. Chính vì vậy mà tôi luôn nói rằng
tôn giáo có nghĩa là sự biến đổi cuộc sống thành lễ hội. Tầm cỡ của tôn giáo
chính là tầm cỡ của lễ hội, của không vị lợi.
Tâm trí vị lợi không được coi là toàn bộ. Phần còn lại, phần lớn hơn – toàn bộ tâm trí - không nên hy sinh vì phần tâm trí vị lợi. Tâm trí vị lợi không phải là mục đích. Nó sẽ có đó như là phương tiện. Còn phần khác, phần còn lại. phần lớn hơn, phần tiềm năng – phải trở thành mục đích. Đó là những gì tôi muốn đề cập bằng cách tiếp cận mộ đạo.
Tâm trí vị lợi không được coi là toàn bộ. Phần còn lại, phần lớn hơn – toàn bộ tâm trí - không nên hy sinh vì phần tâm trí vị lợi. Tâm trí vị lợi không phải là mục đích. Nó sẽ có đó như là phương tiện. Còn phần khác, phần còn lại. phần lớn hơn, phần tiềm năng – phải trở thành mục đích. Đó là những gì tôi muốn đề cập bằng cách tiếp cận mộ đạo.
Với cách tiếp cận phi tôn
giáo thì tâm trí thực dụng, tâm trí vị lợi sẽ trở thành mục tiêu. Khi nó trở thành mục tiêu, phần vô thức sẽ
không có khả năng biến tiềm năng thành hiện thực; phần vô thức sẽ bị từ chối. Nếu phần vị lợi là mục đích thì điều đó có
nghĩa, người làm thuê sẽ đóng vai trò của người chủ.
Tính khôn ngoan, việc giới hạn
tâm trí là phương tiện để sống sót, để tồn tại chứ không phải để sống. Sống sót, tồn tại không phải là sống.
Sự tồn tại là cần thiết – tiếp
tục sống trong thế giới vật chất là cần thiết – nhưng mục đích sống phải luôn dẫn
đến sự nở hoa của tiềm năng, điều đó tùy thuộc vào bạn. Nếu bạn được hoàn thiện một cách tuyệt hảo, nếu
không có gì được giữ lại bên trong ở dạng hạt mầm, nếu mọi thứ trở thành thực tại,
nếu bạn đang nở hoa, thế thì bạn có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc, sự nhập định
của cuộc đời.
Phần phủ nhận trong bạn, phần
vô thức trong bạn, có thể trở nên sống động, trở nên sáng tạo chỉ khi bạn bổ
sung diện mạo mới cho cuộc sống của bạn – diện mạo của lễ hội, diện mạo của cuộc
chơi vui vẻ.
Do vậy, thiền không phải là
công việc, nó là cuộc chơi. Cầu nguyện
không phải là công việc mà là cuộc chơi.
Thiền không phải là một cái gì đó được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu
an bình, hạnh phúc – mà nó là một cái gì đó vui thú như chính mục đích của nó.
Tầm cỡ lễ hội là một cái gì
đó quan trọng nhất phải được hiểu – và chúng ta đã đánh mất nó hoàn toàn. Thông qua lễ hội, tôi muốn đề cập đến khả
năng để vui chơi, hưởng thụ, từ thời điểm đến thời điểm, tất cả điều đó sẽ xuất
hiện trong bạn.
Chúng ta trở nên quá điều kiện,
và các thói quen trở thành máy móc, thậm chí khi không có công việc nào được thực
hiện, tâm trí của chúng ta là thực dụng.
Khi sự giới hạn không cần đến thì bạn lại bị giới hạn. Thậm chí khi bạn đang chơi, thực ra bạn không
chơi, bạn không thích thú. Khi bạn đang
chơi bài, bạn không thích thú về điều đó.
Bạn chơi để giành phần thắng và cuộc chơi trở thành công việc; do vậy những
gì đang diễn ra là không quan trọng mà kết quả mới là quan trọng.
Trong công việc, kết quả là
quan trọng, còn đối với lễ hội, hành vi hoạt động là quan trọng. Nếu bạn có thể tạo ra bất kỳ hoạt động ý
nghĩa nào thì bạn sẽ trở thành lễ hội, và bạn có thể vui mừng về điều đó.
Bất kỳ khi nào bạn ở trong lễ
hội, sự giới hạn sẽ bị phá vỡ. Sự giới hạn
là không cần thiết, chúng phải bị quẳng đi.
Bạn thoát ra khỏi sự kìm hãm, sự hạn chế của bạn, đó là sự giới hạn của
tập trung chú ý. Bây giờ bạn không lựa
chọn; bạn cho phép mọi thứ có thể xuất hiện.
Và ở thời điểm bạn cho phép toàn bộ tồn tại thì bạn sẽ trở thành một với
nó. Đó là sự đồng cảm.
Đồng cảm – hoạt động lễ hội,
sự nhận biết không lựa chọn, thái độ không thực dụng – tôi gọi là thiền định.
Lễ hội là thời điểm, là hành
động, nó không phải là sự băn khoăn về kết quả, nó không phải là sự đạt được một
cái gì đó.
Không có gì để đạt được, do vậy
bạn có thể vui mừng hưởng thụ những gì đang hiện có nơi đây.
Bạn có thể giải thích như thế
này: tôi đang nói chuyện với bạn; nếu
tôi lo lắng về kết quả, vậy thì cuộc nói chuyện sẽ trở thành công việc. Nhưng khi tôi nói chuyện với bạn mà không có
mong đợi nào, không có một ước mong nào về kết quả, lúc đó cuộc nói chuyện trở
thành cuộc chơi. Động thái chính trong bản
thân nó đã kết thúc, và rồi sự giới hạn là không cần thiết. Tôi có thể chơi với từ ngữ, tôi có thể chơi với
ý nghĩ. Tôi có thể chơi với câu hỏi của
bạn, tôi có thể chơi với câu trả lời của tôi; điều đó là không quan trọng, đó
là sự vui vẻ, thư thái.
Nếu bạn đang lắng nghe tôi mà
không suy nghĩ về việc lấy được một cái gì đó, vậy thì bạn đang thư giãn; bạn
có thể cho phép tôi trong mối đồng cảm với bạn, và sự thức tỉnh của bạn sẽ
không bị giới hạn. Nó sẽ là cởi mở -
rong chơi và hưởng thụ.
Bất kỳ thời điểm nào cũng có
thể là thời điểm của công việc, bất kỳ thời điểm nào cũng có thể là thời điểm của
thiền; sự khác nhau là ở thái độ. Nếu nó
không phải là sự lựa chọn, nếu bạn chơi với nó, vậy thì nó là thiền.
Có những nhu cầu xã hội và
cũng có những nhu cầu của tồn tại, cả hai đều phải được thực hiện. Tôi sẽ không nói, “không được đặt điều kiện
cho trẻ nhỏ”. Nếu bạn để cho chúng hoàn
toàn bản năng, chúng sẽ thở thành man rợ.
Chúng sẽ không có khả năng để tồn
tại. Sự tồn tại cần có điều kiện nhưng đó
không phải là mục tiêu, cho nên bạn phải có khả năng mang nó vào hoặc bỏ nó ra
như là mặc quần áo. Bạn có thể mặc nó để
đi làm, sau đó cởi nó ra khi về đến nhà.
Lúc đó bạn chính là bạn.
Nếu bạn không được nhận ra với quần áo của bạn, với trạng thái của bạn,
nếu bạn không nói, ví dụ như, “Tôi là tâm trí của tôi,” điều đó không khó; bạn
có thể thay đổi một cách dễ dàng. Nhưng
nếu bạn được nhận ra với trạng thái của mình.
Bạn nói, “Trạng thái của tôi chính là tôi,” và tất cả điều đó không phải
là trạng thái bị từ chối của bạn. Bạn
nghĩ, “Tất cả những gì không có điều kiện không phải là tôi, sự vô thức không
phải là tôi; tôi là người tỉnh táo, là người tập trung tâm trí”. Sự nhận dạng này là nguy hiểm, không nên như
vậy. Sự giáo dục phù hợp là không có điều
kiện, nhưng nó đã bị quy định bởi nhu cầu vị lợi; bạn phải có khả năng mang nó
vào và bỏ nó đi.
Khi cần, bạn mang nó vào, và
khi bạn không cần bạn có thể quẳng đi.
Cho đến khi con người được giáo dục sao cho họ không được nhận ra với những
điều kiện của họ, thế thì con người không thực sự là con người tự nhiên.
Họ là những người máy – những
con người bị quy định, bị giới hạn.
Hiểu điều này là trở nên nhận
biết một phần của tâm trí, phần lớn hơn, phần đã từ chối ánh sáng. Và để biết điều đó bạn phải trở nên nhận biết
rằng bạn không phải là tâm trí tỉnh táo.
Tâm trí tỉnh táo chỉ là một phần.
“Ta” là cả hai, và phần lớn hơn là bản năng. Và nó luôn có đó, nó đang chờ đợi.
Định nghĩa của tôi về thiền
là như vậy, nó đơn giản là nỗ lực để nhảy vào vô thức. Bạn không thể nhảy bằng việc tính toán, bởi
vì toàn bộ việc tính toán là của sự tỉnh táo và tâm trí tỉnh táo không cho phép
điều đó. Nó sẽ cảnh báo: “Bạn sẽ trở thành kẻ điên. Không được làm điều đó.”
Tâm trí tỉnh táo luôn sợ vô
thức bởi vì nếu vô thức nổi lên thì tất cả mọi yên lặng và trong sáng của tỉnh
táo sẽ bị cuốn đi. Thế rồi mọi thứ sẽ trở
nên đen tối như trong rừng rậm.
Giống như là thế này: bạn làm một khu vườn có hàng rào bao
quanh. Một khu đất rất nhỏ được làm sạch,
bạn trồng lên đó những cây hoa và mọi thứ đều rất đẹp – ngăn nắp, sạch sẽ.
Chỉ có điều, cánh rừng ở ngay
bên cạnh. Nó phát triển phóng túng,
không kiểm soát, và khu vườn luôn sợ nó.
Ở bất kỳ thời điểm nào cánh rừng cũng có thể xâm chiếm và rồi khu vườn sẽ
dần biến mất.
Cũng tương tự như vậy, bạn đã
gieo trồng một phần tâm trí bạn.
Bạn đã làm cho mọi thứ rõ
ràng. Nhưng sự vô thức vẫn luôn quanh bạn,
và tâm trí tỉnh táo luôn sợ hãi điều đó.
Tâm trí tỉnh táo nói, “Không vào vô thức. Không nhìn nó. Không suy nghĩ về nó.”
Con đường dẫn của vô thức là
tối tăm và không được biết đến. Để suy
luận, nó có vẻ phi lý, phi logic. Cho
nên, nếu bạn suy ngẫm để vào thiền thì bạn sẽ không bao giờ đạt được, bởi vì
suy ngẫm không cho phép bạn làm điều đó.
Điều đó trở thành mâu thuẫn. Bạn không thể làm việc gì mà không suy nghĩ,
và với sự suy nghĩ bạn không thể vào thiền.
Làm thế nào đây? Thậm chí nếu bạn nghĩ, “Tôi sẽ không nghĩ,”
thì điều này cũng là suy nghĩ. Đó là một
phần suy nghĩ của tâm trí đang nói, “Tôi không cho phép nghĩ.”
Thiền không thể thực hiện bởi
nghĩ; đây là mâu thuẫn – mâu thuẫn lớn nhất.
Những người tìm kiếm sẽ phải đối mặt với mâu thuẫn này; ở một nơi nào
đó, vào một thời điểm nào đó, mâu thuẫn sẽ xuất hiện. Nhưng người hiểu được điều này sẽ nói, “Hãy
nhảy! Không nghĩ!”, nhưng bạn không thể
làm việc mà không suy nghĩ. Chính vì vậy
mà những phương tiện không cần thiết đã được sáng tạo ra – Tôi nói những phương
tiện không cần thiết, bởi nếu bạn nhảy không cần nghĩ thì phương tiện sẽ không
cần đến.
Nhưng bạn không thể nhảy mà
không cần nghĩ, cho nên phương tiện là cần thiết.
Bạn có thể nghĩ về phương tiện,
tâm trí nghĩ của bạn có thể thoải mái về phương tiện, nhưng không phải với thiền.
Thiền có thể nhảy vào những
vùng chưa biết. Bạn có thể làm việc với
phương tiện, và phương tiện sẽ tự động đưa bạn vào vùng chưa biết. Phương tiện cần đến chỉ bởi sự huấn luyện của
tâm trí; nếu không thì sẽ không cần đến.
Đã có lần nào đó khi bạn nhảy,
bạn sẽ nói, “Phương tiện là không cần
thiết, không cần dùng đến nó”. Nhưng đây
là quá khứ; về sau này bạn sẽ biết rằng phương tiện đã không được dùng đến. Đó là những gì mà Krishnamurti nói: “Không có phương tiện nào là cần đến: đó là
phi nỗ lực”. Nhưng điều này là vô lý với
những người chưa vượt qua được ràn cản.
Và đây chính là cuộc nói chuyện với những người chưa vượt qua rào cản.
Cho nên tôi nói rằng phương
tiện là nhân tạo. Đó chỉ là mánh lới để
làm cho tâm trí lý trí của bạn được thư giãn, để rồi bạn bị đầy vào vùng chưa
biết.
Đó là lý do tại sao tôi dùng
những phương pháp mạnh mẽ đầy sinh lực.
Phương pháp càng mạnh mẽ thì tâm trí tính toán của bạn càng ít cần
hơn. Phương pháp càng mạnh mẽ thì càng
trở nên toàn bộ hơn, bởi vì sức sống không chỉ của tâm trí mà còn là của cơ thể,
của những xúc cảm.
Nó tràn đầy thực tại bạn.
Một số tu sĩ đã sử dụng khiêu
vũ như là kỹ thuật, như là phương tiện.
Nếu bạn khiêu vũ bạn sẽ không còn giữ được vẻ tao nhã, bởi vì khiêu vũ
là một hiện tượng đầy gian khổ; nó đòi hỏi toàn bộ bản thể bạn. Và đến một thời điểm nào đó, khiêu vũ sẽ trở
thành không cần động não. Càng sinh động
càng mạnh mẽ, sự hiện diện của bạn càng nhiều thì sự hiện hữu của lý trí càng
ít đi. Cho nên khiêu vũ được nghĩ ra như
là một kỹ thuật để vào thiền. Ở một vài
thời điểm bạn không thể khiêu vũ, nhưng vũ điệu vẫn cứ diễn ra, bạn sẽ bị cuốn
đi xa đến suối nguồn chưa được biết đến.
Các bậc thầy của trường phái
thiền Nhật Bản dùng phương pháp koan (các tu sĩ từ bỏ lý lẽ và sử dụng trực
giác để đạt đến thông tuệ). Koan (công
án) là những trò chơi mà bản chất của chúng là ngớ ngẩn. Chúng không thể bị loại bỏ bởi lý lẽ; bạn
không thể suy xét về chúng. Có vẻ như là
một cái gì đó ngớ ngẩn. Chúng không thể
bị loại bỏ bởi lý lẽ; bạn không thể suy xét về chúng. Có vẻ như là một cái gì đó có thể được nghĩ đến,
nó như là một sự nắm bắt. Có vẻ như có một
điều gì đó được tưởng tượng về koan, cho nên bạn bắt đầu suy ngẫm. Tâm trí lý trí của bạn được thư giãn; một cái
gì đó được tạo ra cho nó đã bị loại bỏ.
Nhưng có một điều gì đó khác được gán cho nó không thể bị loại bỏ. Bản chất quan trọng nhất không thể bị loại bỏ,
bởi vì thực chất trò chơi đó là gian trá, là ngớ ngẩn.
Có hàng trăm trò chơi. Các bậc thầy sẽ nói, “Hãy suy ngẫm về âm
thanh của sự im lặng”. Bằng lời nói, điều
đó có vẻ như được nghĩ đến. Nếu bạn cố gắng,
bằng cách này hay bằng cách khác, ở đâu đó âm thanh của sự im lặng sẽ xuất hiện;
có thể là như vậy. Và rồi, ở một thời điểm
chắc chắn nào đó – thời điểm không thể dự báo trước, với mọi người điều này là
không như nhau – tâm trí hoàn toàn biến mất.
Bạn có đó, nhưng tâm trí đã hoàn toàn biến mất. Lúc đó bạn như một đứa trẻ.
Điều kiện không có đó, bạn là
người tỉnh táo; sự tập trung giới trong hạn không có đó. Lúc đó bạn nhận ra rằng phương tiện là không
cần thiết – nhưng đây là suy nghĩ sau hành động, nó không được đề cập sớm hơn.
Không có phương pháp nào được
coi là nguyên nhân; không có phương pháp nào tạo ra thiền. Đó là lý do tại sao có rất nhiều phương
pháp. Mọi phương pháp chỉ là phương tiện,
nhưng các tôn giáo lại cho rằng phương pháp của họ là con đường riêng mà không
phương pháp nào khác sẽ thực hiện được.
Tất cả họ đều nghĩ về thuật ngữ của luật nhân quả.
Nước đun nóng sẽ bốc
hơi. Nhiệt là nguyên nhân: Không có nhiệt, nước không thể bốc hơi. Đây là nguyên nhân. Nhiệt là cần thiết để thúc đẩy quá trình bốc
hơi. Nhưng thiền không phải là nguyên
nhân, cho nên bất kỳ phương pháp nào cũng có thể chấp nhận được. Mọi phương pháp đều chỉ là phương tiện; nó chỉ
tạo ra hoàn cảnh để thiền xuất hiện; nó không phải là nguyên nhân.
Ví dụ, bên ngoài phòng này là
không gian rộng lớn. Bạn chưa bao giờ
nhìn thấy nó. Tôi có thể nói với bạn về
bầu trời, về sự mát mẻ, về biển, về tất cả những gì bên ngoài căn phòng này,
nhưng bạn chưa bao giờ nhìn thấy. Bạn
không biết về nó. Bạn chỉ cười; bạn cho
rằng tôi đang đùa. Bạn nói, “Tất cả điều
đó là kỳ quái. Thầy là người mơ mộng”. Tôi không thể thuyết phục bạn đi ra ngoài, bởi
vì tất cả những gì tôi nói đều vô nghĩa với bạn.
Sau đó tôi nói, “Căn nhà đang
cháy!” Điều này gây cho bạn sự chú ý; điều
này thì bạn có thể hiểu.
Bấy giờ tôi không phải nói với
bạn bất kỳ sự giải thích nào. Bạn chỉ bỏ
chạy; bạn theo tôi. Ngôi nhà không bị
cháy, nhưng vào thời điểm bạn đang ở ngoài ngôi nhà, bạn không hỏi tại sao tôi
nói dối. Ý nghĩa có đó; bầu trời còn
đó. Bây giờ bạn cám ơn tôi về điều nói dối. Nói dối chỉ là phương tiện; nó chỉ là phương
tiện để bạn ra ngoài. Nó không tạo ra sự
tồn tại của không gian bên ngoài.
Mọi tôn giáo đều dựa trên
phương tiện dẫn dụ. Tất cả các phương
pháp đều là giả tưởng; chúng chỉ tạo ra hoàn cảnh, chúng không phải là nguyên
nhân. Những phương tiện mới có thể được
tạo ra. Những phương tiện cũ trở nên vô
vị, những giả tưởng cũ cũng trở nên nhạt nhẽo, do vậy những cái mới cần phải được
tạo ra. Bạn đã nhiều lần được thông báo
rằng ngôi nhà bị cháy nhưng thực tế không phải như vậy, thế rồi lời dẫn dụ đã trở nên vô dụng.
Bây giờ một người nào đó phải
tạo ra phương tiện mới.
Nếu một cái gì đó là nguyên
nhân của một cái gì đó khác, điều đó không bao giờ là vô dụng. Phương tiện cũ luôn vô dụng, phương tiện mới
là cần thiết. Chính vì vậy mà những nhà
tiên tri mới sẽ phải đấu tranh với những nhà tiên tri cũ. Họ sẽ vẫn phải làm những công việc mà họ đang
làm, nhưng họ sẽ phải chống lại những thuyết giảng của người cũ, bởi vì họ sẽ
phải từ chối những phương tiện cũ đã trở nên nhạt nhòa và vô nghĩa.
Tất cả những con người vĩ đại
– Đức Phật, Thánh Christ, Mahavira đã vượt ra ngoài lòng trắc ẩn, họ đã tạo ra
những dẫn dụ vĩ đại chỉ để đẩy bạn ta khỏi căn nhà của bạn. Nếu bạn có thể đẩy tâm trí bạn ra ngoài thông
qua bất kỳ phương tiện nào thì đó là tất cả những gì cần đến. Tâm trí của bạn là ngục tù, là chết chóc; nó
là nô lệ.
Như tôi đã từng nói, mâu thuẫn
này buộc phải xảy, đó là lẽ tự nhiên của cuộc sống. Bạn phải học cách làm hẹp tâm trí bạn. Sự làm hẹp này sẽ là hữu ích khi bạn hướng ra
ngoài, nhưng sẽ là sự tê liệt ở bên trong.
Đó sẽ là vị lợi với những người khác; đó là sự tự sát với chính họ.
Bạn phải tồn tại với đồng loại
và với chính bạn. Bất kỳ cuộc sống một
chiều nào cũng đều là què quặt, khập khiễng.
Bạn phải tồn tại giữa đồng loại với tâm trí có điều kiện, nhưng bạn cũng
phải tồn tại với chính bản thân bạn, với toàn bộ sự tỉnh táo còn có nghĩa là mở
rộng; nó là không giới hạn. Cả hai điều
đó đều cần thiết và phải được hoàn thiện.
Tôi gọi những người thông
thái là những người có khả năng hoàn thiện cả hai nhu cầu nói trên. Hoặc thái cực này là khờ dại; hoặc thái cực
kia là có hại. Cho nên sống trong cộng đồng
bạn cần phải có tâm trí, cần có điều kiện, nhưng sống cho riêng bạn thì tâm trí
sẽ không cần, sự huấn luyện cũng sẽ không cần.
Hãy sử dụng tâm trí như là một tiềm lực, đừng biến nó thành mục tiêu;
khi có cơ hội bạn hãy thoát ra khỏi nó. Ở
thời điểm một mình, bạn hãy thoát ra khỏi nó.
Hãy ca ngợi thời điểm đó; hãy ca ngợi chính tồn tại, hãy ca ngợi chính sự
sống.
Hãy như là lễ hội tuyệt vời nếu
bạn biết cách thoát ra khỏi điều kiện ràng buộc. Sự “thoát khỏi” này bạn sẽ học được thông qua
Thiền động. Nó sẽ không là nguyên nhân;
nó sẽ đến với bạn mà không có lý do nào.
Thiền sẽ tạo ra hoàn cảnh và bạn sẽ khám phá ra vùng chưa biết; dần dần
bạn sẽ bị đẩy lùi khỏi thói quen, tính máy móc cá nhân. Hãy can đảm lên: thực hành thiền động một cách tích cực, mạnh
mẽ và rồi tất cả mọi thứ còn lại sẽ theo bạn.
Đó sẽ không phải là cái bạn làm, đó là cái sẽ diễn ra.
Bạn không thể mang lại điều
linh thiêng, nhưng bạn có thể cản trở nó xảy ra. Bạn không thể mang mặt trời vào nhà, nhưng bạn
có thể đóng các ô cửa. Nói một cách tiêu
cực, tâm trí có thể đóng các ô cửa. Nói một cách tiêu cực, tâm trí có thể làm
được nhiều điều; nhưng ngược lại sẽ chẳng có điều gì xảy ra. Mọi thứ tích cực đều là quà tặng, mọi thứ
tích cực đều là miềm vui sướng; nó đến với bạn, trong khi đó mọi thứ tiêu cực đều
do bản thân bạn gây ra.
Thiền và những phương tiện của
nó có thể làm được một điều: đẩy bạn
thoát ra khỏi cản trở tiêu cực của bạn.
Nó có thể mang bạn ra khỏi ngục tù tâm trí, và khi bạn thoát ra bạn sẽ
cười lớn. Bước ra khỏi thật dễ dàng, ở
đó thật có lý. Chỉ cần “một bước
chân”. Nhưng chúng ta đã rơi vào vòng luẩn
quẩn và “một bước chân” luôn bị lỡ . . .
“một bước chân” đó có thể đưa bạn vào trung tâm.
Bạn rơi vào vòng luẩn quẩn ở
ngoại vi và chỉ lập lại một điều: Ở một
nơi nào đó sự liên tục sẽ bị phá vỡ. Đó
là tất cả những gì có thể làm được bằng bất kỳ phương pháp thiền nào. Nếu sự liên tục bị phá vỡ, nếu bạn trở nên bị
đứt đoạn với quá khứ, vậy thì đó chính là thời điểm bùng nổ! Ở chính thời điểm đó bạn đang quay vào trung
tâm, vào trung tâm bản thể bạn, và rồi bạn sẽ nhận ra rằng tất cả luôn là của bạn,
tất cả những cái đó chỉ chờ đợi bạn mà thôi.
Xem Chương 2 – Quay về Mục lục
Xem Chương 2 – Quay về Mục lục