Chương 3. Ham muốn cảm giác

Chương 3. Ham muốn cảm giác

Price:

Read more

Thuật giả kim mới hướng bạn vào trong
Bài giảng về Thiền
Chương 3. Ham muốn cảm giác

Giết ham muốn cảm giác... Học từ cảm giác và quan sát nó, vì chỉ như thế ông mới có thể bắt đầu khoa học về tự biết, và đặt chân ông vào bậc đầu tiên của chiếc thang.
Giết ham muốn cảm giác. Chúng ta sống vì các cảm giác, chúng ta khao khát các cảm giác. Chúng ta liên tục tìm kiếm những cảm giác mới hơn và mới hơn; toàn thể cuộc đời chúng ta là nỗ lực để thu lấy những cảm giác mới. Nhưng cái gì xảy ra? Bạn càng tìm cảm giác, bạn càng trở nên ít nhạy cảm. Tính nhạy cảm bị mất.
Điều đó có vẻ ngược đời. Trong cảm giác, tính nhạy cảm bị mất. Thế thì bạn đòi hỏi cảm giác thêm và cái 'thêm' đó giết tính nhạy cảm của bạn thêm. Thế thì bạn đòi hỏi thậm chí còn thêm nữa, và chung cuộc một khoảnh khắc tới khi mọi giác quan của bạn đã trở thành đờ đẫn và chết. Con người trước đây chưa bao giờ đờ đẫn và chết như con người ngày nay. Con người trước đâybao giờ cũng sống động hơn, vì đã không có nhiều khả năng thế để đáp ứng cho nhiều cảm giác thế. Nhưng bây giờ khoa học, tiến bộ, văn minh, giáo dục, đã tạo ra nhiều cơ hội thế để đi ngày càng xa hơn vào trong thế giới cảm giác. Chung cuộc, bạn biến thành người chết; tính nhạy cảm của bạn bị mất. Nếm nhiều thức ăn hơn - vị mạnh hơn, thức ăn mạnh hơn - và vị giác của bạn sẽ bị mất. Nếu bạn đi khắp thế giới và liên tục nhìn ngày càng nhiều những thứ đẹp, bạn sẽ trở nên mù; tính nhạy cảm của mắt bạn sẽ bị mất.
Đổi đối tượng yêu của bạn mọi ngày - bạn gái hay bạn trai của bạn, vợ bạn hay chồng bạn. Nếu bạn đổi họ mọi ngày, tính nhạy cảm của bạn với yêu sẽ chết. Bạn đang đi vào trong địa hình nguy hiểm. Bạn sẽ không bao giờ đi vào trong chiều sâu; bạn sẽ chỉ đi trên bề mặt, ngoại vi. Bạn càng trải nghiệm nhiều thứ, năng lực của bạn để trải nghiệm càng trở nên ít đi. Và thế thì đến cuối, khi mọi thứ quanh bạn đã đi tới chết, bạn đòi hỏi điều thiêng liêng, bạn đòi hỏi phúc lạc, bạn đòi hỏi chân lí. Người chết không thể trải nghiệm được điều thiêng liêng. Để trải nghiệm điều thiêng liêng bạn cần tính nhạy cảm toàn bộ; bạn cần tính sống động. Nhớ lấy, chỉ điều tương tự mới có thể mang ra điều tương tự.
Nếu bạn muốn điều thiêng liêng - 'điều thiêng liêng' nghĩa là cái sống động nhất, cái bao giờ cũng sống động, bao giờ cũng xanh tươi - nếu bạn muốn gặp gỡ điều thiêng liêng, bạn sẽ phải sống động nhiều hơn. Làm sao làm điều đó? Giết mọi ham muốn cảm giác. Không tìm cảm giác; tìm tính nhạy cảm, trở nên nhạy cảm nhiều hơn.
Hai điều này là khác nhau. Nếu bạn đòi hỏi cảm giác, bạn sẽ đòi hỏi các đồ vật; bạn sẽ tích luỹ các đồ vật. Nhưng nếu bạn đòi hỏi tính nhạy cảm, toàn thể công việcphải được làm trên giác quan của bạn, không trên các đồ vật. Bạn không tích luỹ đồ vật. Bạn phải làm sâu sắc cảm giác của bạn, tim bạn, mắt bạn, tai bạn, mũi bạn. Mọi giác quan nên được làm sâu sắc hơn theo cách nó trở nên có năng lực cảm thấy điều tinh tế.
Chúng ta thậm chí không thể cảm thấy cái thô, và chúng ta phải trở nên có năng lực cảm thấy cái tinh. Thế giới dường như là thô chỉ bởi vì chúng ta không thể cảm được cái tinh. Cái vô hình được ẩn trong cái hữu hình. Nhìn những cây này. Bạn nhìn vào cái thô: thân cây. Bạn không bao giờ nhìn, bạn không bao giờ cảm, sự sống ở bên trong. Sự lớn lên! Bản thân cây này không lớn lên: cây chỉ là thân thể. Cái gì đó khác - cái vô hình - đang lớn lên trong nó. Và bởi vì điều đó, cây lớn lên. Cái bên trong đang lớn lên, và vì nó, cái bên ngoài đang lớn lên. Nhưng bạn chỉ nhìn vào cây, cho nên chỉ cái bên ngoài được thấy.
Nhìn quanh bạn mà xem. Nhìn vào mắt bạn của bạn. Bạn chỉ nhìn vào mắt, không nhìn vào người nhìn qua chúng. Chạm vào thân thể bạn của bạn. Bạn chạm chỉ và cái thô; bạn không bao giờ cảm thấy cái tinh bên trong. Chỉ thân thể, cái bên ngoài, được cảm thấy; vì mắt bạn (các giác quan của bạn) đã trở nên đờ đẫn tới mức chúng không thể cảm được cái bên trong, cái vô hình.
Tính nhạy cảm hơn được cần tới. Ít đòi hỏi về cảm giác và tăng trưởng lên trong tính nhạy cảm. Khi bạn chạm, trở thành cái chạm. Khi bạn nhìn, trở thành mắt. Khi bạn nghe, toàn thể tâm thức của bạn phải đi tới tai. Lắng nghe bài ca, hay lắng nghe chim hót, trở thành tai. Quên mọi thứ khác để cho dường như bạn chỉ là tai. Đi tới tai bằng toàn thể con người bạn. Thế thì, tai bạn sẽ trở nên nhạy cảm hơn.
Khi bạn nhìn vào cái gì đó - đoá hoa hay mặt đẹp hay ngôi sao - trở thành mắt. Quên mọi thứ khác, dường như toàn thể phần còn lại của thân thể bạn đã đi ra ngoài sự tồn tại và tâm thức bạn đã trở thành chỉ là mắt. Thế thì mắt bạn sẽ có khả năng nhìn sâu hơn, và bạn sẽ trở nên có khả năng nhìn vào cái vô hình nữa. Cái vô hình cũng có thể được thấy, nhưng bạn cần con mắt xuyên thấu hơn để nhìn nó.
Giết mọi ham muốn cảm giác, và trưởng thành trong tính nhạy cảm. Nghĩ về thế giới ít hơn và nghĩ về giác quan của bạn nhiều hơn. Làm thuần khiết chúng. Khi bạn không đòi hỏi cảm giác, chúng trở nên được làm thuần khiết. Khi bạn đòi hỏi ngày càng nhiều cảm giác, bạn đang giết chết giác quan của bạn.
Người tìm thấy điều thiêng liêng là người có các giác quan sống động toàn bộ tới năng lực cực đại của chúng. Thế thì không chỉ việc bạn có thể thấy điều thiêng liêng. Bạn có thể nếm điều thiêng liêng, bạn có thể ngửi điều thiêng liêng. Điều thiêng liêng có thể đi vào trong bạn qua bất kì giác quan nào. Chỉ khi điều thiêng liêng đi vào trong bạn từ mọi giác quan thì việc nhận ra tối thượng mới xảy ra. Nếu bạn chỉ có thể thấy điều thiêng liêng, nó chỉ là việc nhận ra một phần. Thế thì bạn không thực sự được chứng ngộ. Bạn chỉ được chứng ngộ một phần nếu bạn không thể chạm được điều thiêng liêng, nếu bạn không thể nếm được nó.
Dùng các từ như thế có vẻ phi logic. Nếm Thượng đế sao? Ngài là thức ăn à? Vâng ngài là mọi thứ. Bạn có thể nếm ngài, nhưng thế thì bạn cần một năng lực rất tinh tế để nếm. Chính thức ăn của bạn sẽ trở thành điều thiêng liêng. Qua thức ăn, điều thiêng liêng sẽ được cảm thấy. Các hiền nhân Upanishad đã nói rằng thức ăn là brahma.
"Anna là brahma." Họ phải đã nếm ngài, họ phải đã ăn ngài.
Chúng ta liên tục nghĩ rằng Thượng đế là vấn đề logic cho nên chúng ta liên tục tranh cãi về, và về, ủng hộ hay chống đối. Chúng ta liên tục tranh cãi liệu Thượng đế tồn tại hay không. Điều đó không liên quan. Thượng đế không phải là vấn đề về biện luận, về logic, về lập luận. Thượng đế thực sự là vấn đề về tính nhạy cảm. Nếu bạn không cảm thấy ngài, trở nên nhạy cảm nhiều hơn đi. Không suy nghĩ logic nào sẽ giúp ích gì. Trở nên nhạy cảm hơn đi! Nếu bạn nhạy cảm, ngài có đó. Ngài bao giờ cũng có đó, nhưng bạn không nhạy cảm. Các đồ vật làm cho bạn đờ đẫn, các cảm giác làm cho bạn đờ đẫn. Giết ham muốn cảm giác đi.
Giết cơn đói vì trưởng thành.
Lời kinh này là rất cách mạng, rất nguy hiểm.
Giết cơn đói vì trưởng thành. Điều đó có vẻ ngớ ngẩn, vì nếu bạn giết mọi cơn đói vì trưởng thành thế thì cần gì trưởng thành vào trong điều thiêng liêng? Thế thì làm sao người ta có thể đạt tới chân lí, làm sao người ta có thể trở nên chứng ngộ? Thế thì tại sao có thiền này và mọi thứ ồn ào này? Chúng ta sẽ phải đi sâu vào trong lời kinh này.
Giết cơn đói vì trưởng thành. Có hai kiểu trưởng thành. Một là kiểu bạn có thể làm cái gì đó về nó; và kiểu kia, kiểu bạn không thể làm gì về nó. Với kiểu này, nỗ lực của bạn được cần; và với kiểu kia, vô nỗ lực của bạn được cần.
Trưởng thành tâm linh là kiểu thứ hai. Nỗ lực của bạn sẽ không giúp ích gì; nó sẽ chỉ tạo ra rào chắn. Bạnkhông thể làm được bất kì cái gì về trưởng thành tâm linh. Điều duy nhất bạn có thể làm là buông xuôi và đó là vô làm. Bạn chỉ có thể làm một điều: cho phép điều thiêng liêng làm việc bên trong bạn. Bạn có thể đơn giản hợp tác, có vậy thôi. Bạn có thể đơn giản nổi, việc bơi của bạn là không được cần tới - buông bỏ sâu sắc. Đây là điều được ngụ ý bởi Giết cơn đói vì trưởng thành.
... trưởng thành như hoa lớn lên một cách vô ý thức, nhưng lo âu một cách hăm hở để mở linh hồn của nó ra không khí. Cho nên ông phải hối hả mở linh hồn ông cho cái vĩnh hằng.
Nhưng nó phải là cái vĩnh hằng!
Nhưng nó phải là cái vĩnh hằng, cái kéo ra sức mạnh và cái đẹp của ông, không ham muốn vì trưởng thành. Vì trong hoàn cảnh này ông phát triển trong sự dồi dào của tính thuần khiết, trong hoàn cảnh khác ông tôi luyện bằng đam mê ép buộc vì tầm cỡ cá nhân.
Tôi sẽ lặp lại: Nhưng nó phải là cái vĩnh hằng, cái kéo ra sức mạnh và cái đẹp của ông, không ham muốn vì trưởng thành - vì mọi ham muốn đều là cản trở, thậm chí ham muốn để đạt tới điều thiêng liêng; mọi ham muốn đều là tình trạng nô lệ, ngay cả ham muốn được giải thoát. Ham muốn, như vậy, là vấn đề, cho nên bạn không thể ham muốn điều thiêng liêng được. Đó là mâu thuẫn. Bạn chỉ có thể ham muốn thế giới, bạn không thể ham muốn điều thiêng liêng; vì ham muốn là thế giới, ham muốn là luân hồi, sansar. Bạn không thể ham muốn moksha được. Khi bạn ở trong trạng thái vô ham muốn,moksha xảy ra cho bạn; khi bạn ở trong trạng thái vô ham muốn, giải thoát xảy ra cho bạn, điều thiêng liêng xảy ra cho bạn.
Cho phép điều thiêng liêng đem tới mọi điều được ẩn kín trong bạn. Không tìm trưởng thành. Buông xuôi để cho trưởng thành xảy ra. Trưởng thành sẽ xảy ra, nhưng nó sẽ không xảy ra qua nỗ lực của bạn mà qua ân huệ của ngài. Nó sẽ là qua ngài. Có lí do cho điều đó.
Bất kì cái gì bạn làm sẽ không bao giờ lớn hơn bạn. Nó không thể lớn hơn được. Bất kì cái gì bạn làm bao giờ cũng sẽ thấp hơn bạn. Người làm bao giờ cũng lớn hơn việc làm. Bằng không thì không thể được. Hoạ sĩ là lớn hơn bức tranh của ông ấy, và thiền nhân là lớn hơn việc thiền của ông ấy. Bất kì cái gì bạn làm bao giờ cũng sẽ thấp hơn bạn, cho nên làm sao bạn có thể đạt tới điều thiêng liêng được? Điều thiêng liêng không thấp hơn bạn, cho nên qua nỗ lực riêng của bạn, bạn không thể đạt tới nó được. Nếu như có khả năng nào mà bạn có thể đạt tới Thượng đế qua nỗ lực riêng của bạn, Thượng đế đó chắc sẽ thấp hơn bạn, không cao hơn bạn, Thượng đế đó chắc chỉ là hàng hoá - cái gì đó mà bạn có thể giữ trong tay bạn, cái gì đó mà bạn đã đạt tới. Cho nên nhớ lấy, Thượng đế không thể được đạt tới qua nỗ lực của bạn. Thượng đế có thể xảy ra cho bạn, nhưng nó sẽ không là thành tựu.
Thế thì cái gì cần được làm? Cái gì bạn có thể làm về phần bạn? Về phần bạn, bạn phải làm nỗ lực phủ định. Nỗ lực phủ định đó là: không tạo ra rào chắn, không tạo ra cản trở. Vẫn còn mở và chờ đợi và sẵn sàng di chuyển, sẵn sàng đi. Nếu nam châm bắt đầu làm việc, bạn sẽ cho phép nam châm làm việc.
Thế thì thiền là gì mà tôi nhấn mạnh nhiều thế? Nó chỉ là để phá huỷ các rào chắn của bạn; nó là nỗ lực phủ định. Qua thiền bạn sẽ không đạt tới điều thiêng liêng, nhưng qua thiền bạn sẽ trở nên sẵn có để cho điều thiêng liêng có thể làm việc. Qua thiền bạn sẽ trở nên mở; lời cầu nguyện của bạn sẽ đạt tới ngài. Bạn đang nói rằng bạn sẵn sàng, rằng bây giờ bạn sẽ có tính cộng tác.
Đó là mọi điều được cần về phần bạn. Cho phép, buông bỏ, buông xuôi. Qua ý chí, không cái gì có thể được làm. Trong chiều hướng của điều thiêng liêng, không cái gì có thể được làm qua ý chí, chỉ qua buông xuôi. Nhưng thế thì mọi thứ xảy ra.
Qua thiền mà chúng ta đang làm ở đây, bạn chỉ mới phá vỡ các rào chắn của bạn. Đó là lí do tại sao tôi nhấn mạnh rằng bạn nên giống như trẻ con. Quay lại là trẻ con lần nữa đi. Quên văn minh của bạn, văn hoá của bạn, xã giao của bạn, tư thế của bạn, nhân cách của bạn, các bộ mặt của bạn. Mọi thứ đó đều là mẽ ngoài. Vứt nó đi! Trở thành giống trẻ nhỏ.
Điều đó sẽ có vẻ như điên. Vứt tâm trí bạn và quay trở lại thời thơ ấu của bạn sẽ có vẻ như điên. Vậy nên điên đi! Nhưng với bất kì giá nào, cứ lại như trẻ con. Jesus nói rằng chỉ những người giống trẻ con sẽ vào trong vương quốc của Thượng đế. Tôi cũng nói cùng điều đó. Quay lại tới điểm mà văn minh bắt đầu làm biến chất bạn, tới điểm mà giáo dục bắt đầu làm biến chất bạn, tới điểm mà xã hội đã đi vào. Đi tới điểm mà bạn đã không có tính xã hội hay tiền xã hội, chỗ không xã hội nào bị áp đặt lên bạn. Mãi cho tới điểm đó bạn còn hồn nhiên và thuần khiết, và chừng nào bạn chưa trở lại tới điểm đó lần nữa, các ngọn cờ sẽ vẫn còn.
Lại trở thành trẻ con đi. Trong quá trình này, bạn sẽ cảm thấy rằng bạn điên, vì bạn đang ném đi mọi giá trị người lớn của bạn: văn hoá giáo dục, tôn giáo, kinh sách, xã giao. Bạn đang ném đi mọi thứ. Bạn đang trở lại điểm mà bạn là bản thân bạn nơi không xã hội nào đã làm biến chất bạn.
Toàn thể quá trình này sẽ có vẻ như điên, nhưng nó không vậy. Nó là việc tẩy rửa. Và nếu bạn có thể đi qua nó, bạn sẽ đi ra lành mạnh hơn, ít điên hơn. Tính điên khùng sẽ bị vứt đi. Bạn sẽ trở nên thuần khiết hơn, lành mạnh hơn.
Xem tiếp Chương 4Quay về Mục lục

Ads Belove Post