Chương 3. Thầy và Môn đệ

Chương 3. Thầy và Môn đệ

Price:

Read more

Osho - ZEN
Chương 3. Thầy và Môn đệ



Kính thầy,
Một hôm một tu sĩ đến tu viện Isan để học hỏi;
Nhìn thấy Isan có cử chỉ như muốn đứng dậy.
“Xin đừng đứng lên!” vị tu sĩ  kêu lên.
“Tôi chưa hẳn ngồi xuống!” Isan nói.
“Tôi cũng chưa hẳn lạy ngài” tu sĩ nói.
“Kẻ vô lễ!” Isan bình phẫm.
Nhân cơ hội khác,
Isan đang nhìn bụi cây cháy, và hỏi Dogo: “Con thấy lửa không?”
“Con thấy” Dogo đáp.
Vị thầy hỏi: “Lửa từ đâu đến?”
Dogo nói: “Con muốn, thầy hỏi con điều gì khác.
Điều đó đâu có ích lợi gì.
Tốt hơn là đi kinh hành, ngồi thiền hay nghỉ ngơi.”
Isan bỏ đi.
Một lần,
Isan được Ichu mời đến sáng tác Gatha cho ông.
Isan trả lời:
“Điên khùng mới sáng tác Gatha khi còn sống.
Không có lý do gì để viết lời cuối trên giấy!”
Ichu đến Kyozancũng yêu cầu như thế.
Lập tức, Kyozan vẽ vòng tròn và viết vài chữ kế bên:
“Suy nghĩ rồi biết chỉ là lớp hai.
Không suy nghĩ mà biết là lớp ba.”
Trước khi thảo luận về bản văn Maneesha đem đến nhờ dẫn giải. Có những mẫu chuyện nho nhỏ về Isan tôi nghĩ cũng cần thiết. Ngoại trừ bạn đã hiểu rõ về Isan, về sự giáo dục và những phẫm tính tốt. Nếu không bạn sẽ không khả năng hiểu được sự trong sáng của bản văn.
Bản văn thường thể hiện bằng tính bay bổng, hay vẽ vời trên mặt nước. Người soạn ra những Sutra - nói về Sutra hay chú giải những giai thoại phải hiểu rõ tường tận tất cả những gì liên quan với Isan. Những điều ông nói được phủ bằng những màu sắc qua tâm thức và bạn không thể nào trích dẫn hay tách rời nó khỏi bản văn.
Isan có phẫm tính riêng biệt hoàn toàn khác hẳn với Bodhiharma vị thầy hoàn toàn nghiêm khắc. Isan rất nhẹ nhàng và tế nhị. Sự lịch thiệp tự nhiên của ông có ảnh hưởng đến bất cứ vấn đề gì xảy ra xung quanh.
Ông rất khiêm tốn, chẳng bao giờ cố gắng làm biến đổi hay chuyển hóa bất cứ một ai. Trái lại, ông ẩn kín vào rừng sâu để không một ai có thể đến gặp. Ông cảm thấy có chút hổ thẹn khi được xem như là một vị thầy, vì nó sẽ làm giảm giá trị những người đi theo.
Ông rất vui vẻ, nhã nhặn, khéo léo, có phẫm cách một thi sĩ, tính nghệ thuật cao và bậc thầy của những vũ điệu thiên nhiên. Có thể nói Isan là vị thầy già giặn, đầy kiên nhẫn trong phong cách hướng dẫn thực tập sinh đi đến tỉnh thức. La hét, đánh đập là điều không bao giờ xảy ra đối với ông. Ông đại diện cho biểu tượng thể hiện tình thương và lòng tử tế nguyên thủy .
Với phong cách rất bình thường và hoàn toàn giản dị. Có lẽ vì thế đã sáng tạo những phương cách hướng dẫn hoàn toàn khác Bodhidhama hay Nansen. Tuy nhiên tính cư xử hòa ái chỉ là bình phong che đậy con người bên trong là người thẳng thừng vạch ra những sai lầm.
Bạn không nên hiểu tính khiêm cung hòa ái của ông là thỏa hiệp với lối mòn xưa cũ và tính cách truyền thống cực đoan. Ông luôn là người sẵn sàng phản đối bằng tính cách mạnh mạnh mẽ với tất cả những gì có chiều hướng ngăn ngại sự tỉnh thức.
Thái độ ôn nhu hòa ái là tấm màn bao bọc sự phản bác cực kỳ như sẵn sáng bùng cháy. Ông hoàn toàn lịch thiệp, mọi người đều bị sự mềm mại và thanh nhả của ông cuốn hút.
Bởi vì nhiều người thường nghe nói những vị thầy của Zen; là những chuyên gia về sử dụng những phương tiện cứng rắn và thô bạo như: la hét, đánh đập, bất ngờ cho những cú đá khủng khiếp. Thái độ này dường như quá phi lý. Còn Isan trông có vẽ tốt hơn so với các bậc tổ thiền.
Cho dù chẳng hứng thú thu nhận đệ tử và chọn ẩn cư trong rừng sâu, thế vẫn có hàng ngàn người tụ họp chung quanh. Họ đến từ phương xa vì nghe nói Isan không đánh đập hay tát vô mặt. Ông dịu dàng, yêu thương và có tính hài hước...
Nhưng đó là bên ngoài, tận bên trong là ngọn lửa rực cháy, và chính vì thái độ thân thiện bạn mới có thể đến gần ông. Thế là bạn bị dính bẫy. Khi đến gần, bạn mới phát hiện tính như lửa của ông. Nhưng đã quá muộn để rút lui vì bạn rơi vào tình yêu vô cùng tận của ông. Bây giờ, dù bất cứ điều gì xảy ra, bạn phải bước qua ngọn lửa. Nhất định bạn phải bước qua.
Trở về đoạn văn mở đầu: Khi động tác lưng chừng, ở giữa rất khó quyết định bạn sắp sửa ngồi xuống hay đứng lên. Người tu sĩ đến để thọ giáo và nhìn thấy Isan hình như muốn đứng lên. Đây là trò chơi để nhận biết đáp thái độ và suy nghĩ của người đối diện. Isan chưa hẳn là đứng dậy mà chỉ hình như đứng lên.
“Xin Đừng đứng lên!” Bởi vì đứng lên hàm ý sự trân trọng trong lúc đón tiếp khách xa. Vị tu sĩ nghĩ Isan đứng lên chào đón ông. Isan hiểu ngày trong phong cách vi tế của ông. Tu sĩ hoàn toàn chính xác khi nói: “Ngài đừng đứng lên.” Nhưng duyên cớ nào Isan lại đứng lên để đón tiếp?
Isan: “Tôi chưa hẳn ngồi xuống! (Cái gì gọi là đứng lên trong khi tôi chỉ sắp sửa ngồi xuống. Tại sao ông nghĩ như vậy?)" Giả định sự mong mõi sâu sắc là muốn được tôn kính. Ham muốn tiềm ẩn trong vô thức được Isan moi ra.
Nếu nghĩ Isan sắp sửa ngồi xuống. Ông ta kẹt ở giữa, vì cả hai giả thuyết đứng hay ngồi đều có thể xảy ra. Nhưng ông chọn Isan phải đón tiếp ông.  Điều đó thể hiện sự rắc rối của mong mõi, khao khát được đón tiếp như người tỉnh thức.
Mặc dù đến để xin học và nghiên cứu pháp; thuần túy như một thực tập sinh. Isan nói: “Tôi chưa hẳn ngồi xuống!” Có nghĩa vấn đề đứng lên chưa thể xảy ra. Nhưng tu sĩ đáng thương không hiểu phong cách vi tế nên nói: “Tôi chưa hẵn lạy ngài!” Isan bình phẩm: “Kẻ vô lễ!” Vì hẳn đây chỉ là kẻ lanh mồm lẹ miệng.
Quả là cuộc gặp gỡ kỳ diệu! Khi Isan nói: “Tôi chưa hẳn ngồi xuống!”, Ngay lúc đó có lẽ cúi đầu lạy và chạm chân để bày tỏ sẵn sàng học hỏi hơn là đối đáp. Vị tu sĩ cho rằng Isan chọc tức nên nói: “Tôi chưa hẳn lạy ngài!” Isan bình phẫm “Kẻ vô lễ!”
Đó không phải là tư cách của người sẵn sàng học hỏi. Các bạn cần hết lòng biết ơn hay cảm kích vì đã được thầy chấp thuận, thay vì biểu lộ vô minh. Tu sĩ nghĩ: “Ông đừng tưởng và cho tôi đã là học trò của ông, nên tôi chưa thể quỳ.”

Ông ta đến để trao dồi tu tập,nhưng vô minh vi tế vượt khỏi nhận biết nên lập tức nó hoạt động: “Tôi chưa hẳn quỳ xuống!” Bây giờ, nên hiểu có nhiều sự việc không nên nói và sử dụng ngôn ngữ đồng nghĩa đánh mất sự biết ơn.
Cúi xuống là hành động biểu lộ: “Con đã sẵn sàng. Thầy có thể tin con không lãng phí thời gian thầy chỉ dạy và hướng dẫn thiền định hay giới luật. Con ghi khắc tất cả mọi ân sũng và đến với thầy bằng cả tấm lòng chân thật vì Pháp.” Phong cách như thế, ngôn ngữ không còn ý nghĩa.
Con người như Isan cần sự biết ơn của bạn chăng? Đối với Isan, bạn không thể làm ông ta cao quý hơn mà ngược lại, bạn trở nên tươi thắm và phong phú hơn. Bạn học cách sống mới, tư duy mới. Sống trong quan kiến mới và hành vi và ngôn ngữ hoàn toàn tươi mát.
Tây phương, người học viên không bao giờ chạm chân vị thầy. Họ nghĩ đó là điều kỳ cục và tự hạ thấp phẩm chất (tự ngã). Vì thế không hiểu tầm quan trọng trong việc truyền trao bí mật giữa thầy – trò. Khi học viên chạm chân và thầy sờ đầu thực tập sinh hình thành nguồn năng lượng giao lưu. Năng lượng truyền trao này, người ngoài không thể thấy vì chỉ nhìn hình tướng.
Phương đông, cách đây  hơn 10.000 năm đã hiểu con đường bí ẩn này. Vị thầy đặt tay lên đầu đệ tử chỉ khi nào ông biết bạn sẵn sàng thọ nhận. Khi chạm chân vị thầy, ông ta nhận biết ngay lập tức tâm thức người được truyền trao như thế nào.
Khi ông ta đưa tay chạm vào đầu, tất cả tiềm năng của năng lượng trải nghiệm từ bản thân ông sẽ tuôn tràn sang người đó. Thực tập sinh sẽ cảm nhận một trải nghiệm kỳ lạ tuy còn mơ hồ và không biết nó là gì. Chỉ biết một niềm hạnh phúc ngập tràn từ bên trong tỏa sáng.
Vì tu sĩ biễu lộ vô minh qua ngôn ngữ, nên Isan phê phán là kẻ khiếm nhã,  và không được chấp thuận là đệ tử. Muốn được nhận là đệ tử của vị thầy phi thường và cao quý không phải là chuyện dễ dàng. Vì sự tỉnh thức và tự do cần sức đột phá mãnh liệt.
Còn bạn chỉ ở bên lề. Chỉ khi nào hoàn toàn sẵn sàng, hoàn toàn quên cả thân mạng vị thầy mới nhận đệ tử. Ông chỉ chấp nhận khi nhìn thấy tiềm năng sẵn sàng rộng mở. Đó là trò chơi trí huệ sáng tỏ rõ biết đầy nghệ thuật tính, không thể nhìn thấy từ bên ngoài .
Isan nhìn bụi cây đang cháy, và hỏi Dogo: “Con có nhìn thấy lửa cháy?” Một hiện tượng lạ lung khác. Lửa ngay tại đó, Dogo ở đó, Isan đang ngồi đó. Tại sao lại hỏi. Dogo trả lời: “Con thấy” Thầy hỏi tiếp: “Lửa xuất phát từ đâu?” Đệ tử nói: “Con thích thầy hỏi điều gì khác. Điều đó đâu có ích gì?  Hành thiền, đi kinh hành hay nghĩ ngơi - thư giản. Tốt hơn” Isan bỏ đi.
Dogo đã đóng hết các cánh cửa lại . Khi Isan hỏi, ông nên tỉnh thức. Khi bạn sống gần vị thầy, bạn nên rõ biết từng giây phút. Những gì ông nói đều có ngụ ý vì ngôn ngữ thì bất toàn. Cả hai đều nhìn thấy lửa, nhưng hàm ý của vị thầy Dogo không thể nắm. Thế là đánh mất cơ hội.
“Con có nhìn thấy lửa không?”; hay con có mặt ngay tại đây không? Bạn nhìn lửa nhưng tâm thức lại ở nơi nào đó, chỉ còn ngọn lửa đang nhìn bạn. Và cái nhìn của bạn chỉ là sự nhạt nhòa, không còn chân thực. Bạn không thể trải nghiệm sống ngay bây giờ. Nếu tâm thức chất chứa quá nhiều tư tưởng hay vọng niệm. Bạn có thể quên ngọn lửa. Thế ai đang nhìn? Bạn phải có mặt ngay lúc đó. Đó là mấu chốt ẩn kín trong câu hỏi nếu Dogo hiễu và nhận rõ tâm mình đang lang thang.
Câu hỏi tiếp, Dogo nhìn lửa vậy lửa xuất phát từ đâu? Bây giờ, Isan hỏi xuất hiện từ đâu. Lửa chỉ là biễu tượng đưa ra làm đại diện. Cuối cùng chúng đi về đâu? Nguồn gốc muôn loài phát sinh từ đâu và đi về đâu?
Đối với người sống trong thiền định, từ từ trở thành rõ ràng điểm nhắm và mục tiêu chỉ là một. Cùng là nguồn năng lựợng chuyển động thành vòng tròn và lúc nào cũng trở về điểm xuất phát. Bạn lúc nào cũng ở tại một điểm.
Khi sinh ra và chết. Bạn có thể thay đổi rất nhiều dạng trong một lúc, với quá nhiều kinh nghiệm , quá nhiều tri thức. Đó là lý do tại sao bạn đánh mất bản thể trong vô minh, và đánh mất bản thể trong cái chết vì tri thức
Tuy nhiên, bạn không biết khao khát nhận diện bản thể trong suốt từ lúc sanh ra. Bạn quên tính tự nhiên. Trải nghiệm này trở thành xa lạ. Bạn không thể định danh nó là gì. Khi chết đi sẽ mang theo mớ tri thức chất chứa chống lại tính nguyên sinh nên mang đầy những trang bị cho hành trình tương lai.
Ở Ấn độ, trải nghiệm luân hồi được goị là Sansar có hai nghĩa: Thế giới và Luân hồi. Khởi thủy tính bạn hồn nhiên đến quá trình kết thúc. Thế thì cuộc đời là tình yêu bất diệt, mỗi thời khắc sống là trầm tư, yên lặng.
Sống với tất cả những gì phóng chiếu từ yên lặng. Không khởi nguồn từ sự xáo trộn bởi những thống khỗ tinh thần, thể xác và tư tưởng. Con người hoàn toàn trọn vẹn đến giây phút trở về khởi điểm. Rồi mãi tiếp tục như thế.
Dogo đánh mất cơ hội khi Isan hỏi: “Muôn loài từ đâu đến và sẽ đi về đâu?” Dogo đã đóng tất cả cánh cửa và ánh sáng không thể rọi vào nên đáp: “Con muốn thầy hỏi....”
Đức Phật hoạt động suốt cuộc sống như cơ hội để thiền định. Khi đi nên bước đi với tính cách hoàn toàn rõ biết, ý thức trong từng bước. Nghĩ ngơi hay nằm ngồi đều trong nhận thức rõ ràng, không còn tuân thủ theo thói quen. Và Zazen là phẩm tính thiền đầy nhiệt huyết và khẩn cấp. Dogo không đáp ứng câu hỏi vì cần hệ quả trong thiền định.
Chỉ trong thiền bạn mới hiểu rõ vạn vật tất nhiên cùng lý vận hành tất nhiên. Chẳng có gì gọi là sống hay chết. Tất cả hiện tượng được định hình chỉ là những cột mốc để tiến trình chuyển hóa. Hình dạng gì trước khi thành gỗ và bây giờ trở thành ngọn lửa, và trong chốc lát sẽ biến thành tro bụi.
Tất cả đều vào thực tại tối hậu. Hoa ẩn trong cây. Cây bắt đầu đơm bông, hoa nở thoát khỏi sự giam hãm. Một thoáng niềm vui trong cuộc sống đang nhảy múa và tàn lụi để hình thành.
Lửa ẩn đâu đó trong vận hành, để rồi xuất hiện để chuyển thành khói. Những làn khói cũng có chút hương vị phúc lạc, từ từ tan biến. Sự việc như thế cần trải nghiệm trong thiền định hơn trả lời. Bởi vì trong yên lặng mới có thể trải nghiệm lửa bắt nguồn từ đâu và về đâu.
Ngoại trừ biết trung tâm bản thể, còn không thì làm sao có thể trả lời vạn vật xuất phát từ đâu? Đời sống bạn như ngọn lửa và cuối cùng đi về đâu ? . Muôn loài đều tan biến và hình thể bên ngoài phải tan biến về nơi nó sinh ra.
Chỉ có người sống trong khoảng lặng mới nhận biết sự bí ẫn bên trong. Đời sống tiềm ẩn, ngấm ngầm ở trung tâm. Có khi xuất hiện ở thế giới vật chất bên ngoài và khi mõi mệt lại quay về chốn xưa.
Một trong những con người vĩ đại nhất trong lịch sử là Patanjali - Người sáng lập toàn bộ khoa học Yoga độc nhất. Rất là khó khăn để sáng tạo cả tiến trình khoa học Yoga đơn độc. Cách đây ba ngàn năm được truyền trao nhưng không thể bổ sung hay cắt bỏ một câu hay một chữ.
Hệ thống trọn vẹn nguyên thủy. Tất cả hệ thống Yoga khác không thể nào vượt qua Patanjali. Con đường hướng con người khám phá ra kho tàng ẫn sâu trong họ, rõ biết nguồn gốc và mục tiêu đều cùng trên một điểm.
Còn Zen không quan tâm bất cứ điều gì. Thực tế, rất nhiều trường hợp, tân thực tập sinh mới tới và vị thầy hỏi: “Con đến từ đâu?” Người tìm kiếm chân lý sẽ nói: “Con không biết. Con đến với thầy là để khám phá từ đâu con xuất hiện” Đây là dạng đệ tử được chấp thuận.
Lại có người trả lời (thường là số đông): “Từ làng, xã, thành phố...” Thế thì vị thầy hỏi tiếp: “Giá gạo trong làng hôm nay bao nhiêu?” Thế là họ bắt đầu nói về giá cả mà không nhận biết thầy đang thử nghiệm mình có khả năng đi vào thiền định hay chỉ chú tâm vào những chuyện lặt vặt, vớ va vớ vẫn.
Huyền bí như Sufi và Bayazid đến vị thầy lần đầu tiên, ông sống trong nhà thờ Hồi giáo. Bayazid bước vào chỉ một mình. Vị thầy nói ngay: “Để đám đông ồn ào ở bên ngoài!. Ông bước vào một mình, đây không phẳi là chốn tụ họp hổn độn” Ông nhìn chung quanh và nói: “Đâu có ai chỉ có mình con”
Vị thầy: “Đừng nhìn ra ngoài mà hãy nhìn vào bên trong. Ông mang quá nhiều tư tưởng vào đầy như: Gia đình, bạn bè... Họ đưa tiển ông ra khỏi làng. Nhưng ông vẫn mang họ đi đến đây”
Bayazid mất hết một năm. Ông ngồi ngoài cửa, quan sát tư tưởng, chờ đợi đến khi thức không can thiệp và trống không. Giây phút khám phá sự thật : “Bây giờ, đám đông tan biến” Ông bước vào thánh điện.Vị thầy ôm ông và nói: “Đôi bàn tay ta nhỏ bé, không thể ôm trọn đám đông. Bây giờ, con đến đơn độc và có thể điều gì đó xảy ra”
Isan được thỉnh nguyện bởi Ichu xin Ngài sáng tác Gatha (Gatha là bài kệ cuối cùng của vị thầy trước khi rời bỏ). Câu hỏi không đúng lúc. Nó chỉ được yêu cầu vào thời điểm vị thầy vô thường.
Đệ tử thỉnh cầu như là sự ghi nhớ: “Chỉ viết vài dòng. Những lời cuối, với bàn tay của Ngài. Nó sẽ là kho tàng vô giá” Lời cuối cùng được gọi là Gatha. Đó là câu hỏi ngu xuẫn, bởi Isan chưa qua đời.
Khi thầy đối diện, khi thầy còn sống: “Học và cảm nhận trái tim ta. Gatha chỉ viết khi ta sắp vô thường. Đó là lời thỉnh nguyện đầy ngu xuẫn. Khi ta còn sống tại sao không cảm nhận sự hiện diện của ta”
Isan muốn nói rất là khờ dại, vì khi vị thầy hiện diện tại sao không hoan hỷ, tại sao không cùng ta nhảy múa với hiện tượng. Tại sao không uống say ngà trong sự có mặt của ta.
“Giá trị gì trên giấy bút ư?
Khi không thể hiểu, và nhận rõ sự sống vị thầy
và từ hành động và ngôn ngữ của ông.
Lời trên giấy bút chỉ là cái chết và bạn sẽ làm gì với nó?”
Khi Ichu đến với Kyozan. Ông ta không làm Gatha, nhưng ông đáp lại bằng phong cách khác. Phong cách độc nhất cách độc nhất vô nhị. Không sáng tác thơ hay kệ, ông vẽ một vòng tròn và viết lời chú giải: “Nghĩ rồi mới biết là lớp hai. Không nghĩ mà biết là lớp ba.” Ichu bỏ quên lớp nhất.
Lớp nhất là gì? Nhưng Ichu không hỏi: “Còn lớp một thì sao?” Là nhận biết rõ ràng không còn câu hỏi hay suy nghĩ. Đơn thuần là rõ biết. Giây phút bước vào chân trời tất cả vạn vật là tánh không.
Đơn thuần còn lại là sự quan sát. Sự quan sát là tánh sáng tỏ, là lớp một. Nhưng Ichu đã đánh mất cơ hội. Trong bản văn hàm ý Ichu không hình thành bước đầu tiên đi sâu vào cuộc sống thẫm sâu , mặc dù tất cả đều đã sẵn sàng.
Soseki viết:
Đừng hỏi vì sao cây thông,
Đứng nổi bật trước vườn.
Cong quằn phô xương,
Tự tính bẩm sinh.
Muôn loài sinh ra,
Xuất phát từ đó.
Điều này có tính chất gợi ý. Bạn nhìn cây thông hay bất cứ cây nào, chẳng bao giờ ngay thẳng, cho dù bạn muốn. Môi trường chung quanh có thể không chấp nhận sự thực. Có thể người làm vườn muốn nó uốn khúc, quanh co; nhưng tính chân thực, bản thể nội tại như nhiên lúc nào cũng thế.
Xem Chương 4  Quay về Mục lục

Ads Belove Post