Chương 6. Trí tưởng tượng

Chương 6. Trí tưởng tượng

Price:

Read more

Osho – Trực giác
Chương 6. Trí tưởng tượng


Khả năng trực giác và khả năng thiết lập thực tại của riêng mỗi người không những khác biệt mà thực tế còn là những th1i cực đối lập tuyệt đối. Trực giác cũng giống như một tấm gương, nó không kiến tạo ra thứ gì mà chỉ làm nhiệm vụ phản ánh. Trực giác phản ánh những gì vốn có. Trực giác là một mặt nước trong lành, phẳng lặng, tinh khiết đang phản chiếu những ngôi sao lung linh và cả vầng trăng trên bầu trời đêm, nó không sáng tạo ra cái gì mới. Trực giác là một khả năng nhìn xuyên thấu vẫn được người phương Đông gọi dưới cái tên con mắt thứ ba. Đã là mắt thì không thể kiến tạo cái mới, nó chỉ đơn thuần cho chúng ta biết có thứ gì đang hiện hữu.
Việc kiến tạo thực tại của bản thân một ai đó gọi là sự tưởng tượng. Đó là một biệt tài của con người trong các giấc mơ. Hàng đêm, chúng ta thiết lập không biết bao nhiêu là thứ trong những giấc mơ. Và điều đáng ngạc nhiên nhất chính là mỗi người, trong cuộc đời của mình, không đêm nào lại không mơ, để rồi mỗi sáng khi thực dậy, chúng ta biết rằng: À, thì ra mình mới mơ. Đêm lại tới, chúng ta chìm vào giấc ngủ chũng chính là lúc trí tưởng tượng bắt đầu dang đôi cánh của mình, bao lấy toàn bộ con người, và chúng ta cũng ngay lập tức tiếp nhận nó mà không hề nghi hoặc.
Khả năng đặc biệt này của trí tưởng tượng cũng được thể hiện qua nhiều cách thức khác nữa. Trí tưởng tượng xây nên những giấc mơ của con người mà chúng ta vẫn biết rằng chúng không hề có thật. Song ngay khi xuất hiện, những giấc mơ ấy có khi còn thật hơn cả hiện thực, và con người bị bao bọc trong những gì mà những giấc mơ ấy tạo ra. Nói rằng cảm giác trong mơ còn thật hơn cả cuộc sống là bởi vì trong cuộc sống hiện thực, thi thoảng chúng ta còn ngờ vực, cảnh giác. Chẳng hạn như trong thời khắc ngắn ngủi này, mọi người có thể đang băn khoăn nghi ngại xem những gì mình được nghe, được nhìn có phải là thật, hay là ta mới chìm vào một cơn mơ. Nó có thể là một giấc mơ. Chúng ta chỉ có thể biết là mình mơ sau khi tỉnh giấc.
Điểm khác biệt duy nhất là ở chỗ: trong hiện thực, con người ta có thể nghi hoặc, 'liệu có phải là một giấc mơ chăng?', nhưng trong giấc mơ, không ai mảy may nghĩ rằng mình đang mơ. Đó là điểm khác biệt duy nhất giữa mơ và tỉnh; hiện thực cho phép con người lập luận tìm lí do, còn mơ thì không.
Một khả năng đặc biệt tương tự cũng tạo ra những mộng tưởng, những giấc mơ ngày... Chỉ cần ngồi im, không làm gì cả, và cơn mơ bắt đầu bồng bềnh trôi trước mắt chúng ta; khi ấy dù đang tỉnh nhưng con người ta vẫn mải mê nghĩ tới chuyện trở thành tổng thống. Vẫn thức cho nên những dòng chảy ngầm bên trong con người vẫn biết rõ rằng trong họ đang tồn tại những ý nghĩ vớ vẩn, song những ý nghĩ ấy lại quá ngọt ngào đến nỗi chúng ta cứ để mặc cho nó lan tràn, cứ mơ tới việc trở thành người hùng chinh phục được cả thế giới hay trở thành người ìau nhất hành tinh chẳng hạn. Rõ ràng là đang thức nhưng một người nào đó vẫn có thể mơ tưởng. Nếu điều này xảy ra quá thường xuyên, con người ta dễ đánh mất sự minh mẫn. Cứ thử vào một nhà thương điên hay một bệnh viện tâm thần, chúng ta sẽ phải ngạc nhiên về cách những con người ở đó sống trong trí tưởng tượng của họ: họ nói chuyện với những người ở ngoài, mà không chỉ nói chuyện, họ trả lời câu hỏi của những người khác theo quan điểm của họ, không một chút do dự, không chút hoài nghi.
(Chương này còn tiếp)

Ads Belove Post