Read more
Osho - Lòng trắc ẩn - Sự nở
hoa cuối cùng của tình yêu
Biểu hiện của lòng trắc ẩn
Mọi người đều có thể ích kỉ - ngoại trừ những kẻ đạo đức giả.
Từ 'ích kỉ' gợi lên sự chê trách nặng nề bởi vì tất cả các
tôn giáo đều lên án nó. Họ muốn bạn không được ích kỉ. Nhưng tại sao lại vậy?
Là để giúp người khác...
Tôi nhớ rằng: Khi một đứa trẻ nhỏ trò chuyện với mẹ, người mẹ
đã nói rằng, "Con hãy nhớ là luôn phải giúp đỡ người khác." Sau đó đứa
trẻ hỏi, "Thế những người khác sẽ làm gì ạ?" Người mẹ trả lời một
cách tự nhiên, "Họ sẽ giúp đỡ những người khác nữa." Đứa trẻ ngạc
nhiên, "Điều này thật sự kì lạ. Tại sao lại không giúp chính bản thân mình
hơn là làm thay đổi và làm những việc phức tạp một cách không cần thiết?"
Sự ích kỉ là rất tự nhiên. Khi bạn vui sướng tột cùng, bạn
có thể chia sẻ. Ngay lúc này những người nghèo khổ đang giúp đỡ những con người
đáng thương khác, những người mù vẫn đang dẫn lối cho những người khác cùng cảnh
ngộ. Bạn có thể giúp gì? Đây quả là một điều trăn trở qua nhiều thế kỉ.
Trong một ngôi trường nhỏ, cô giáo đã khuyên các cậu học trò
rằng, "Các em nên làm một việc tốt ít nhất một lần một tuần." Một cậu
bé đã hỏi, "Cô có thể đưa chúng em ví dụ về những việc tốt không ạ? Chúng
em không biết thế nào là tốt." Cô giáo trả lời, "Các em giúp một người
phụ nữ mù đi qua đường. Đó là một việc tốt, một việc có đức."
Tuần sau đó, cô giáo lại hỏi, "Có bạn nào nhớ điều cô
đã dặn các em không?" Có ba học sinh giơ tay. Cô giáo nói, "Thật là
không tốt. Cả lớp đã không chú ý. Nhưng dù sao cũng không tệ vì có ba bạn đã
làm được những việc tốt." Cô hỏi bạn thứ nhất, "Thế em đã làm
gì?" Cậu trả lời, "Em đã làm đúng theo lời cô dạy - em đã giúp một
người phụ nữ mù sang đường."
Cô giáo nói, "Rất tốt. Chúa sẽ phù hộ cho em." Cô
giáo tiếp tục hỏi học sinh thứ hai, "Còn em đã làm gì?" Cậu trả lời,
"Em cũng làm như vậy - em giúp một người phụ nữ mù sang đường." Cô
giáo hơi chút bối rối - không biết chúng tìm thấy nhữngngười phụ nữ mù ở đâu.
Nhưng đây là một thành phố lớn, chúng có thể tìm thấy hai người như vậy. Cô
giáo lại hỏi đến học sinh thứ ba và cậu bé cũng trả lời ngay rằng, "Em
cũng làm như hai bạn kia là giúp người phụ nữ mù qua đường."
Cô giáo hết sức ngạc nhiên, "Nhưng các em đã tìm thấy
ba người phụ nữ mù ở đâu?" Chúng nói, "Cô hiểu sai rồi ạ. Không có ba
người phụ nữ mù mà chỉ có một người phụ nữ mù. Giúp bà ấy qua đường thật là
khó! Bà ấy đánh chúng em và kêu thét lên bởi vì bà ấy không muốn qua đường,
nhưng chúng em lại muốn làm một việc tốt. Có một đám đông vây quanh và la hét
vào chúng em, nhưng chúng em đã giải thích rằng, "Đừng lo lắng. Chúng cháu
đang giúp bà ấy sang bên kia đường. Nhưng bà ấy lại không muốn sang bên
đó!"
Mọi người được khuyên rằng phải giúp đỡ người khác - yêu
hàng xóm, yêu cả kẻ thù - và họ không bao giờ được dạy phải yêu chính bản thân
mình. Tất cả các tôn giáo, dù trực tiếp hay gián tiếp, đều khuyên con người ta
ghét chính mình. Một người mà không biết yêu chính bản thân mình thì không thể
yêu bất cứ ai; anh ta chỉ giả vờ mà thôi.
Điều căn bản là phải biết yêu bản thân bạn nhiều đến mức
tình yêu đó vượt ra khỏi bạn và vươn đến người khác. Tôi không phản đối sự chia
sẻ nhưng tôi hoàn toàn không tán thành chủ nghĩa vị tha. Tôi ủng hộ việc chia sẻ
nhưng để có thể chia sẻ được, trước tiên bạn phải có một thứ gì đó. Và khi đó bạn
không làm bất cứ điều gì như là bổn phận của bạn với người khác - mà ngược lại,
người được nhận từ bạn đang làm ơn cho bạn. Bạn nên cảm thấy biết ơn vì người
khác đã có thể từ chối sự giúp đỡ của bạn; họ thật là người rộng lượng.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng mỗi cá nhân nên tràn ngập hạnh phúc,
vui vẻ, thanh thản và hài lòng. Khi đó anh ta bắt đầu chia sẻ phần vui sướng vượt
khỏi bản thân. Anh ta có rất nhiều, anh ta giống như một đám mây khi trời sắp
mưa vậy: anh ta phải ào xuống.
Nếu sự thèm khát của người khác không còn, nếu sự thèm khát
của cả trái đất cũng không còn, đó là điều không quan trọng. Nếu mỗi người đều
tràn ngập niềm vui, sự thanh thản, họ sẽ san sẻ chúng mà không cần ai khác yêu
cầu, bởi lẽ chia sẻ cũng là một niềm vui. Việc cho đi hạnh phúc hơn nhiều so với
việc nhận lại.
Nhưng toàn bộ quan điểm nên được thay đổi. Không nên dạy con
người phải có lòng vị tha. Họ là những người nghèo khổ - vậy họ có thể làm gì?
Họ là những người mù - vậy họ có thể làm gì? Họ có cuộc đời đau khổ - vậy họ có
thể làm gì? Họ chỉ có thể cho thứ mà họ có. Vậy mọi người đang cho sự nghèo
đói, sự chịu đựng, sự đau khổ, sự phiền muộn cho những người khác biết họ. Đó
là chủ nghĩa vị tha! Không, tôi muốn mọi người phải tuyệt đối ích kỉ.
Mỗi một cái cây đều ích kỉ: nó dẫn nước đến rễ, nó đưa chất
dinh dưỡng đến từng cành cây, chếc lá, quả và hoa. Và khi nở hoa, nó lại đem
hương thơm đến cho mọi người: thân quen hay khác lạ. Khi ra quả, nó lại cho đi
những quả này. Nhưng nếu bạn dạy những cái cây này phải vị tha, tất cả chúng sẽ
chết, đúng ngay lúc toàn bộ loài người cũng không còn - chỉ còn những xác chết
đi lang thang. Chúng đang đi đâu? Chúng đang đi đến nghĩa địa để an nghỉ trong
những ngôi mộ của mình.
Cuộc sống nên là một điệu nhảy. Và cuộc đời của mỗi con người
cũng vậy. Nó nên là một điệu nhạc - và khi đó bạn có thể chia sẻ; bạn sẽ phải
chia sẻ. Tôi không phải là người nói điều này bởi vì đó là một trong những quy
luật bất diệt của cuộc sống; bạn càng chia sẻ niềm hạnh phúc của mình hiều bao
nhiêu, niềm hạnh phúc sẽ càng được nhân lên bấy nhiêu.
Tôi dạy bạn sự ích kỉ.
Chương 7. Đừng là một luật
sư - Hãy là một người giàu lòng yêu thương
Trong cuốn Matthew 22 có viết
rằng:
Một trong số họ, người là luật sư, đã hỏi
Ngài một câu: Thưa ngài, trong luật lệ thì điều răn nào là quan trọng nhất?
Chúa Jesus đã nói với anh ta rằng: Nhà
ngươi nên kính yêu Chúa bằng tất cả trái tim, tâm hồn và trí óc. Đó là điều răn
trước tiên và lớn nhất. Và điều thứ hai cũng giống như vậy, ngươi nên yêu
thương những người hàng xóm như chính mình.
Hai điều răn này chi phối tất cả luật lệ
và các nhà tiên tri.