Read more
Osho - Bí mật của
những bí mật (Tập 2)
Chương 4. Lời không thể chứa nó
Ngày 30 tháng 8
năm 1978, buổi sáng tại thính đường Phật
Câu hỏi 1
Osho ơi,
Tôi yêu thầy. Tôi cũng yêu chuyện cười của
thầy. Tôi rất nghiêm trang trong những ngày này. Toàn thể trò chơi chứng ngộ là
quá nặng nề. Xin thầy kể nhiều chuyện cười hơn.
Majida, chứng ngộ, chính ý tưởng
về chứng ngộ, là trò cười lớn nhất có đó. Nó là trò cười bởi vì nó cố được cái
gì đó mà đã có đó rồi. Nó đang cố đạt tới đâu đó nơi bạn đã ở đấy rồi. Nó cố gạt
bỏ cái gì đó mà không có đó chút nào. Nó là nỗ lực mà thật buồn cười.
Bạn được chứng ngộ từ chính lúc
bắt đầu. Chứng ngộ là bản tính của bạn. Chứng ngộ không phải là cái gì đó phải
được đạt tới, nó không phải là mục đích. Nó là cội nguồn của bạn, nó là chính
năng lượng của bạn.
Nhưng một khi bạn bắt đầu nghĩ
về chứng ngộ như mục đích, bạn sẽ trở nên nghiêm trang, bạn sẽ trong rắc rối vô
cùng - và tuyệt đối không cần thiết, về sự sáng tạo riêng của bạn. Và bạn sẽ
không bao giờ thành công nữa, bởi vì nghĩ về chứng ngộ như mục đích là đã bỏ lỡ
toàn thể vấn đề. Nó không có đó để được tìm, nó ở trong người tìm kiếm. Người
tìm kiếm không thể tìm được nó! Nếu người tìm kiếm cố tìm nó, người đó sẽ không
bao giờ tìm thấy nó. Cũng dường như ai đó đang cố tìm kính của mình và kính
đang ở trên mũi; người đó cố tìm kính với sự giúp đỡ của kính, và người đó
không nhận biết. Thật là kì cục!
Bạn đang tạo ra cuộc hành trình
nghiêm trang cho bản thân bạn. Bạn đang làm cho nó thành mục đích và nó là cội
nguồn của bạn. Bạn đang làm nó thành tham vọng của bạn - và nó đã là hoàn cảnh!
Từ chính lúc ban đầu, không ai là không chứng ngộ. Thế thì cái gì đã xảy ra cho
mọi người? Tại sao họ tìm? Tại sao họ cứ tìm mãi? Tại sao họ làm ra mục đích từ
nó?
Trong cuộc sống, mọi thứ khác
phải được tìm ra - ngoại trừ chứng ngộ. Nếu bạn muốn tiền, nó phải là mục đích;
bằng không bạn sẽ không tìm thấy nó. Bạn phải làm việc vất vả vì nó, bạn phải
đưa toàn thể năng lượng của bạn vào trong tham vọng, chỉ thế thì bạn sẽ tìm ra.
Thế nữa điều đó cũng là không tuyệt đối chắc chắn - bạn có thể tìm ra, bạn có
thể không tìm ra. Nếu bạn muốn quyền lực bạn sẽ phải tìm và kiếm theo mọi cách
có thể - hợp pháp, bất hợp pháp, đúng, sai. Trong cuộc sống, mọi thứ đều phải
được tìm ra bởi vì bạn không đem tiền đi cùng bạn và bạn không mang quyền đi
cùng bạn, và bạn không mang cung điện đi cùng bạn. Bạn tới trần trụi, tay trống
rỗng, và bạn đi trần trụi và tay trống rỗng. Bạn không đem thứ gì của thế giới
này - và tất cả những thứ được cần đó, bạn xông tới và bạn cố đạt được cái này
cái nọ.
Dần dần, dần dần ý tưởng này nảy
sinh trong bạn rằng tất cả những thứ này sẽ bị lấy đi khỏi bạn, chết sẽ tới và
sẽ triệt tiêu mọi thứ: bạn trở nên kinh hoàng, sợ nảy sinh. Từ sợ, bạn bắt đầu
nghĩ tìm cái gì đó mà sẽ không bị lấy đi khỏi bạn: Thượng đế, chân lí, chứng ngộ,
niết bàn, hay bạn có thể cho nó bất kì cái tên nào. Bây giờ bạn bắt đầu tìm niết
bàn, chứng ngộ, Thượng đế, samadhi theo cùng cách như bạn đã từng tìm tiền, quyền,
danh - bởi vì bạn đã biết một logic, bạn đã học một chương trình. Bây giờ
chương trình này nói, “Mình không thể có được tiền mà không kiếm nó, làn sao
mình có thể có được chứng ngộ mà không tìm nó? Cho nên tìm, kiếm, tranh đấu, vật
lộn đi.” Và có toàn thể điểm nút của vấn đề - và bạn trở nên lố bịch.
Tiền phải được tìm nếu bạn muốn
có nhiều tiền, nhưng chứng ngộ đã có đó rồi. Bạn mang nó cùng bạn. Nó là mặt
nguyên thuỷ của bạn. Nó là cái trống rỗng của bạn, tâm thức của bạn. Nó là bản
thể bạn. Khi bạn chết, mọi thứ khác sẽ chết ngoại trừ chứng ngộ của bạn, ngoại
từ tâm thức của bạn. Không ai có thể lấy nó đi khỏi bạn được.
Nhưng logic mà bạn đã học trong
thế giới làm bạn phát rồ. Nó rất logic cho tìm, kiếm tiền, quyền, tên tuổi,
danh vọng; nó rất phi logic để tìm chứng ngộ. Và thế thì nó trở thành trò nặng
nề, rất nghiêm trang. Đó là lí do tại sao người tôn giáo trông nghiêm trang thế.
Người tôn giáo không thể nghĩ được ai đó có tính tôn giáo nếu người đó không
nghiêm trang. Nghiêm trang đã trở thành gần đồng nghĩa với tôn giáo - buồn, mặt
dài ra. Bạn có thấy các thánh nhân của bạn cười không? Đó là lí do tại sao cái
gọi là các thánh nhân Ấn Độ chống lại tôi: họ không thể tin được rằng người chứng
ngộ có thể kể chuyện cười. Họ không thể tin được!
Kinh nghiệm riêng của tôi là ở
chỗ chỉ người chứng ngộ mới có thể kể chuyện cười. Cái gì khác còn lại? Người
đó đã thấy những chuyện cười vĩ đại nhất tất cả của nó: người đó đã thấy toàn
thể cái ngớ ngẩn của việc tìm chứng ngộ.
Người ta thấy chứng ngộ không
phải bởi việc tìm, mà bởi một ngày nào đó đi tới điểm tuyệt vọng tới mức người
ta vứt bỏ mọi nỗ lực. Trong chính khoảnh khắc đó người ta trở nên nhận biết về
nó: khi việc tìm dừng lại, việc ham muốn biến mất, bạn bị bỏ lại một mình cùng
bản thể bạn - không đâu mà đi, bạn ở trong.
Cuộc hành trình bên trong không
thực là cuộc hành trình. Khi mọi cuộc hành trình biến mất - không đâu mà đi,
không mối quan tâm nào tới việc đi, bạn đã tìm theo mọi hướng và mọi hướng đều
không được với bạn - trong tuyệt vọng hoàn toàn bạn đơn giản dừng lại, bạn sụp
đổ. Nhưng chính việc sụp đổ đó là khoảnh khắc của biến đổi. Không đâu mà đi, bạn
ở trong. Không tìm cái gì, chỉ người tìm kiếm còn lại. Không cố gắng bắt giữ
cái gì, bạn đột nhiên trở nên nhận biết về kẻ bắt giữ. Không quan tâm tới bất
kì đối thể nào - tiền hay chứng ngộ hay Thượng đế - chỉ tính chủ thế có đó. Bạn
quay trở về nhà... và có tiếng cười lớn, bởi vì bạn bao giờ cũng ở đó rồi.
Tương truyền là khi Bồ đề đạt
ma trở nên chứng ngộ ông ấy đã không thôi cười trong bẩy năm. Có câu chuyện
khác, ở Nhật Bản, về phật cười, Hotei.
Toàn thể giáo huấn của ông ấy
chỉ là tiếng cười. Ông ấy sẽ đi từ chỗ nọ sang chỗ kia, từ bãi chợ này sang bãi
chợ khác. Ông ấy sẽ đứng ở giữa chợ và bắt đầu cười - đó là buổi giảng đạo của
ông ấy. Tiếng cười của ông ấy truyền nhiễm, hay lây; tiếng cười thực, toàn thể
bụng ông ấy rung lên cùng tiếng cười, chuyển động cùng tiếng cười. Mọi người sẽ
tụ tập lại, họ bắt đầu cười, và thế rồi tiếng cười sẽ lan rộng, và con sóng triều
tiếng cười, và cả làng được tràn ngập với tiếng cười.
Mọi người thường đợi Hotei tới
làng họ vì ông ấy đem tới niềm vui thế, phúc lành thế. Ông ấy chưa bao giờ thốt
ra dù một lời, chưa bao giờ. Bạn hỏi về Phật và ông ấy sẽ cười, bạn hỏi về chứng
ngộ và ông ấy sẽ cười, bạn hỏi về chân lí và ông ấy sẽ cười. Tiếng cười là
thông điệp duy nhất của ông ấy.
Bây giờ trên cực đoan đối lập,
người Ki tô giáo nói Jesus chưa bao giờ cười. Người Ki tô giáo phải diễn giải
sai Jesus. Nếu người Ki tô giáo mà đúng, thế thì Jesus không chứng ngộ - và tôi
ưa thích Jesus chứng ngộ hơn là người Ki tô giáo là đúng. Cho nên tôi nói với bạn,
ông ấy đã cười! Ông ấy phải đã cười chứ. Chỉ những người như thế mới có thể cười.
Toàn thể năng lượng của họ trở thành niềm vui sùng sục. Toàn thể bản thể của họ
tuôn ra trong mở hội. Tiếng cười là việc mở hội. Jesus phải đã cười. Cảm giác
riêng của tôi là ở chỗ tiếng cười của ông ấy phải đã xúc phạm tới cái gọi là
các giáo sĩ nghiêm trang vào thời của ông ấy.
Ông ấy phải đã kể những chuyện
cười hay. Ông ấy là người Do Thái, và người Do Thái có những chuyện cười hay nhất
thế giới. Và ông ấy không phải là người có thể được tin là nghiêm trang tới mức
ông ấy chưa bao giờ cười. Một ấn tượng sai đã được tạo ra bởi Ki tô giáo. Jesus
được vẽ khi bị đóng đinh - điều đó cho ấn tượng sai. Trong cả đời mình ông ấy
đã không ở trên cây chữ thập. Hiểu biết riêng của tôi là ở chỗ trên cây chữ thập
ông ấy phải đã cười, bởi vì chỉ con người của tiếng cười lớn mới có thể nói với
Thượng đế, “Cha ơi, xin tha thứ cho những người này, bởi vì họ không biết họ
đang làm gì.” Ông ấy không nghiêm trang, ông ấy không buồn, ngay cả cây chữ thập
cũng là mở hội.
Con vật có thể chơi, nhiều nhất,
nhưng không con vật nào có thể mở hội. Điều đó chỉ được trao cho con người. Đó
là đặc quyền của họ, quyền, để mở hội. Và tiếng cười là việc mở hội tốt nhất.
Cười là phẩm chất con người nền tảng của bạn. Nếu bạn bắt gặp một con trâu cười,
bạn sẽ phát điên. Không con vật nào có thể cười, duy nhất con người. Đó là cái
gì đó đặc biệt, món quà của Thượng đế. Và một cách tự nhiên, khi người ta trở
nên chứng ngộ, người ta sẽ có khả năng có tiếng cười toàn bộ. Bạn cần lí do để
cười; ông ấy sẽ không cần lí do nào để cười. Tiếng cười sẽ chỉ là phẩm chất tự
nhiên của ông ấy.
Đó là nghĩa của câu chuyện rằng
Bồ đề đạt ma chưa bao giờ dừng cười trong bẩy năm. Không có lí do nào - chỉ
toàn thể cái buồn cười của sự việc: nhiều chư phật thế và mọi người đều tin rằng
mình không phải là phật và cố đạt tới phật tính.
Các bạn tất cả đều là chư phật.
Dù bạn biết điều đó hay không, không thành vấn đề - phật tính của bạn không bị ảnh
hưởng bởi nó, bạn vẫn còn là vị phật. Bạn có thể tin rằng bạn không là vị phật;
niềm tin của bạn sẽ không làm biến đổi bản tính của bạn. Bạn có thể tin vào bất
kì cái gì! Niềm tin của bạn vẫn còn là hời hợt. Tại chính cốt lõi của linh hồn
bạn, bạn là vị phật.
Khoảnh khắc bạn không trong ham
muốn, bạn sẽ trở nên nhận biết về trung tâm bên trong nhất của bạn. Ham muốn
đem bạn đi xa khỏi bản thân bạn. Và đó là vấn đề, Majida: bạn phải quá ham muốn
về chứng ngộ, do đó bạn đang trở nên nghiêm trang. Bằng không chẳng có gì
nghiêm trang trong chứng ngộ.
Câu hỏi 2
Tại sao chân lí không thể diễn đạt được?
Sao nó không thể được nói?
Chân lí là kinh nghiệm về vô ý
nghĩ. Chân lí là kinh nghiệm về vô lời. Bạn đi tới kinh nghiệm chân lí chỉ
trong im lặng hoàn toàn. Nó là im lặng hoàn toàn, do đó không thể nào thu nó lại
thành âm thanh, thành lời, thành ý nghĩ. Bản chất cố hữu của nó là không có ý
nghĩ. Diễn đạt chân lí trong lời sẽ giống như diễn đạt bầu trời qua mây. Bầu trời
là không diễn đạt được qua mây. Bầu trời, bị bao phủ bởi mây, biến mất, bạn
không thể thấy được nó. Mây càng nhiều bầu trời càng ít sẵn có, mây càng ít bầu
trời càng sẵn có, không mây và toàn thể bầu trời là sẵn có. Bạn không thể diễn
đạt bầu trời qua mây được. Chúng là chướng ngại. Ý nghĩ cũng vậy.
Chân lí là tâm thức của bạn, ý
nghĩ là mây trên bầu trời tâm thức. Bạn không thể diễn đạt qua ý nghĩ được. Ý
nghĩ của bạn nhiều nhất có thể chỉ ra - như ngón tay chỉ trăng. Nhưng nhớ lấy, ngón
tay không phải là trăng và đừng bắt đầu tôn thờ ngón tay. Đó là điều đã xảy ra
trên thế giới: ai đó đang tôn thờ ngón tay này, ai đó khác tôn thờ ngón tay
khác - người Ki tô giáo, người Mô ha mét giáo, người Hindu, Phật tử. Phật tử
đang làm gì? - tôn thờ Phật. Đây chỉ là ngón tay chỉ trăng. Trăng ở đâu? Họ
đang mút ngón tay và đã hoàn toàn quên mất trăng.
Đó là lí do tại sao tôi nói với
bạn: Đừng bắt đầu cắn ngón tay tôi! Đừng trở thành quá quan tâm tới điều được
nói. Điều được nói chỉ là việc chỉ ngón tay tới cái không thể được nói. Mọi lời
cũng là như vậy, nhiều nhất, là mũi tên thôi. Đó là lí do tại sao chúng có thể
bị hiểu lầm, dễ dàng bị hiểu lầm: các ngón tay bạn quen rồi, trăng bạn chưa bao
giờ thấy, và khi tôi chỉ trăng bằng ngón tay nhiều khả năng bạn trở nên quan
tâm tới ngón tay hơn là nhìn xa khỏi ngón tay và thấy trăng. Để nhìn trăng bạn
sẽ phải nhìn xa khỏi ngón tay, bạn sẽ phải trở nên hoàn toàn quên lãng về ngón
tay.
“Nói chân lí,” Oscar Wilde nói,
“bạn phải đeo mặt nạ.”
Mọi lời đều là mặt nạ, mọi lí
thuyết, giáo điều, triết học đều là mặt nạ, mọi tôn giáo, mọi thượng đế học đều
là mặt nạ. Ông ấy đúng: nói chân lí, bạn phải đeo mặt nạ. Bạn không thể nói thẳng
nó được, không có cách nào. Đem lời vào đơn giản nghĩa là: bây giờ bạn không thể
thẳng băng được, trung gian phải bước vào. Bây giờ cách diễn đạt là qua trung
gian, trung gian sẽ đem việc bóp méo riêng của nó vào trong điều đó. Nếu bạn có
kính mầu đeo trước mắt, bạn sẽ thấy thế giới trong cùng một mầu. Bây giờ lời sẽ
trở thành giống như kính đeo trên mắt bạn: chúng sẽ tô mầu thế giới của bạn. Đó
là lí do tại sao mọi người nhìn vào thế giới theo những cách khác nhau - bởi vì
họ đã bị ước định khác nhau.
Người Hindu nhìn thế giới khác
với người Ki tô giáo. Người Hindu có thể tôn thờ cây và người Ki tô giáo sẽ
nghĩ, “Vô nghĩa làm sao! Tôn thờ cây sao?” Người Ki tô giáo sẽ nghĩ, “Người này
phải đưa về ý thức thôi, phải được cải đạo. Người này là kẻ ngoại đạo. Làm nỗ lực
để đem anh ta về tôn giáo đúng. Người này nguyên thuỷ quá” - bởi vì người Ki tô
giáo có giáo dưỡng khác, ước định khác. Hỏi người Hindu: người đó có tâm trí
khác. Người đó nói, “Toàn thể sự tồn tại là thiêng liêng. Cây cũng thiêng
liêng. Và vấn đề không phải là bạn đang tôn thờ cái gì, vấn đề là ở chỗ bạn tôn
thờ. Điều bạn tôn thờ không tạo ra khác biệt gì.” Và người Hindu sẽ nói, “Bạn
liên tục tôn thờ cây chữ thập chết - nó được làm bằng gỗ - còn tôi tôn thờ cây
sống, và bạn nghĩ tôi ngu sao? Ai ngu? Cây sống động và cuộc sống đang tuôn chảy,
và cây xanh tươi và cây đang nở hoa. Thượng đế vẫn đang tuôn chảy trong nó như
nhựa sống xanh. Cây chữ thập của bạn là chết. Tốt hơn cả là tôn thờ cây,” người
Hindu sẽ nói, “hơn là tôn thờ cây chữ thập.”
Người Hindu tôn thờ Krishna -
nhảy múa, thổi sáo - và người Ki tô giáo không thể tin được điều đó vì thế giới
đang đau khổ: “Và làm sao người này lại độc ác tới mức ông ta thổi sáo? Thế giới
cần được cứu rỗi và ông ta nhảy múa với con gái! Ông ta đang làm gì? Đây là loại
tôn giáo gì vậy?” Người đó có ước định rằng con người của Thượng đế phải chết
cho thế giới để cho thế giới có thể được cứu rỗi, con người của Thượng đế phải
trở thành sự hi sinh, người đó phải là một người hi sinh vì nghĩa cả - không là
ca sĩ, không là nhạc sĩ, không là vũ công, nhưng là người hi sinh vì nghĩa cả.
Người Hindu có ước định khác:
người đó nghĩ nếu Jesus bị đóng đinh thế thì ông ấy phải đã chịu khổ từ nghiệp
xấu trong kiếp quá khứ của ông ấy - nếu không tại sao ông ấy bị đóng đinh? Đóng
đinh không phải là điều tốt. Điều đó nghĩa là ông ấy phải đã phạm phải điều xấu
nào đó trong kiếp sống quá khứ của ông ta, bởi vì ‘vì ông gieo hạt, vậy ông thu
hoạch'. “Ông ta không thể là con người của Thượng đế được. Nếu ông ta là con
người của Thượng đế thế thì việc đóng đinh đơn giản là không thể được.” Họ có
cách nhìn khác và ước định khác: con người của Thượng đế phải ca bài ca về Thượng
đế, bài ca tinh tú, Bhagavad-Gita. Người đó phải nhảy múa và hay ca ngợi Thượng
đế. Thế giới không cần phải cứu rỗi, thế giới chỉ phải được làm chứng ngộ, được
giúp đỡ - để cười, để yêu, để hiện hữu.
Bây giờ điều đó là tuỳ, điều đó
tương ứng với ước định của bạn. Một khi bạn bỏ mọi loại ước định bạn sẽ có khả
năng hiểu mọi loại tâm trí rất dễ dàng, và bạn sẽ có khả năng thấy cái lợi và
cái hại của chúng. Bạn sẽ có khả năng thấy cái gì là đẹp trong ước định nào đó
và cái gfi là xấu. Vâng, người Hindu có cái gì đó đẹp để nói: “Thượng đế có đó
và chúng ta phải ca ngợi Thượng đế.” Đúng! Nhưng thế giới đang chịu khổ nữa, và
cái gì đó phải được làm cho thế giới, vì đau khổ của nó. Và người Ki tô giáo
không tuyệt đối sai: chỉ là chiếc sáo chẳng có tác dụng gì, nó đã chẳng làm gì
mấy cho Ấn Độ. Ấn Độ nghèo khủng khiếp, chết đói. Cuộc sống là xấu. Mọi người bằng
cách nào đó kéo lê, lê lết bản thân họ. Nó đã không được giúp đỡ bằng chiếc
sáo. Cái gì đó nhiều hơn là được cần, chỉ nhảy múa sẽ không có tác dụng. Các
trường học sẽ được cần và bệnh viện sẽ được cần và thức ăn sẽ được cần.
Người Ki tô giáo không sai,
nhưng lần nữa nó chỉ làm phát biểu một nửa. Khi thức ăn có đó, khi nhà có đó,
khi thuốc có đó, khi giáo dục có đó, thế thì sao? Thế thì chỉ đóng đinh bản
thân bạn sao? Cái gì khác còn lại? Chiếc sáo đâu rồi?
Phương Tây khổ từ giầu có: tất
cả đều có đó bây giờ, nhưng không ai biết phải làm gì. Họ đã làm việc ba trăm
năm, làm việc vất vả, để làm cho mọi thứ đúng. Bây giờ mọi thứ là đúng: nhà sẵn
sàng, thức ăn có sẵn, công nghệ đã cung cấp cho mọi nhu cầu - bây giờ phải làm
gì? Ngoại trừ tự tử cuộc sống dường như vô nghĩa, bởi vì chiếc sáo bị thiếu.
Ở phương Đông con người đã sống
với cách nhìn một nửa: Thượng đế là đẹp, và cuộc sống là đẹp, nhưng thế rồi người
đó đã né tránh phần xấu của nó và không cố gắng biến đổi nó chút nào. Phương
Đông đã sống theo cách rất không cách mạng, cách phản cách mạng. Nó đã sống cuộc
sống rất phản động - chính thống, qui ước, tuân thủ. Cách mạng là cái gì đó ở
phương Tây, cách mạng là cái gì đó có tính Ki tô giáo. Thế giới phải được biến
đổi nhiều như tâm thức phải được biến đổi.
Nhưng khi bạn gạt tất cả những
ước định sang bên bạn sẽ có khả năng thấy rằng thế giới cần một loại cách nhìn
khác toàn bộ. Nó cần cái nhìn toàn bộ - không Ki tô giáo không Hindu không Mô
ha mét giáo. Nó cần cái nhìn toàn bộ. Tất cả những điều này đều là các mặt của
cái nhìn toàn bộ đó: Mohammed là một cánh cửa, Christ là cánh cửa khác, Krishna
lại là cánh cửa khác, và Phật nữa. Tất cả đều là những cánh cửa khác nhau tới
cùng một ngôi đền và tất cả các cánh cửa đều được cần, chỉ thế thì ngôi đền mới
giầu có. Và cho dù mọi cánh cửa đều được chấp nhận, thế nữa chân lí vẫn không
được nói trong tính đầy đủ của nó - bởi vì nó là vô hạn. Bạn có thể đặt Phật,
Christ, Zarathustra, Lão Tử, Mahavira, Mohammed vào cùng nhau: dầu vậy chân lí
đã không được nói trong tính toàn bộ của nó. Nó không bao giờ có thể được nói.
Nó là vô hạn. Mọi lời đều là nhỏ bé, mọi nỗ lực con người đều có giới hạn.
Và thế rồi nó không thể được
nói thẳng. Nó có thể được trao đổi thẳng, nhưng nó không thể được nói thẳng - và
đó là khác biệt giữa nhà tư tưởng và thiền nhân. Nhà tư tưởng đi lòng vòng bởi
vì người đó phải đi đi lại lại. Người đó tìm bầu trời qua mây và bị lạc trong
mây, có thể chẳng bao giờ đạt tới bầu trời: nhà tư tưởng bị lạc trong các ý
nghĩ. Thiền nhân bắt đầu bằng việc bỏ các ý nghĩ. Ông ấy bắt đầu bằng việc bỏ bản
thân mình, và một khoảnh khắc tới khi không có ý nghĩ: thế thì có sự tức khắc,
thế thì không có gì giữa bạn và cái đang đó. Thế thì không có gì chút nào - bạn
được bắc cầu với thực tại. Nhưng đó là kinh nghiệm và bất kì khi nào bạn muốn kể
kinh nghiệm đó cho ai đó khác bạn sẽ phải dùng lời - do sự cần thiết - và lời
không thể chứa được nó.
Với chủ định nào đó bạn có thể
nói thẳng chân lí - với chủ định nào đó. ‘Mèo ngồi trên chiếu’: hoặc mèo đã làm
điều đó, nó đã ngồi ở đó, hay nó không ngồi. Nhưng có các loại chân lí khác mà
bạn không thể bắt giữ được dễ dàng thế. Đây là sự kiện, không phải là chân lí.
Cho nên nhớ sự khác biệt: nếu một số chân lí có thể được nói qua ngôn ngữ, thế
thì nó là sự kiện. ‘Mèo ngồi trên chiếu’ - bây giờ có một cách khách quan để biết
liệu điều này là đúng hay không. Nếu nó là đúng, nó là sự kiện, nếu nó không
đúng nó không là sự kiện, nó là hư cấu. Nhưng có các loại chân lí khác mà không
thể được nói dễ dàng thế. Bạn không thể bắt giữ được chúng.
Ngôn ngữ bị thách đố với mọi loại
mơ hồ. Nếu bất kì ai nói Thượng đế, tình yêu hay tự do, bạn cần biết đích xác
người đó ngụ ý gì khi người đó nói điều đó. Đây là những từ lớn lao - ‘Thượng đế’.
Bây giờ người Hindu ngụ ý điều gì đó, người Mô ha mét giáo ngụ ý điều gì đó
khác, người Ki tô giáo ngụ ý điều gì đó khác. Có ba trăm tôn giáo trên thế giới,
cho nên có ba trăm nghĩa cho từ ‘Thượng đế’. Ngay cả ba trăm nghĩa này cũng
không vét cạn nó bởi vì các tôn giáo mới đang được tạo ra mọi ngày, và chúng sẽ
liên tục được tạo ra. Có thể có nhiều tôn giáo như có mọi người trên thế giới.
Từng người đều có thể có tôn giáo riêng của người đó.
Thế thì nghĩa của từ ‘Thượng đế’
là gì? Nó trở nên mơ hồ hơn và mơ hồ hơn và mơ hồ hơn. Nó trở thành hỗn độn. Bạn
không thể xác định chính xác cái gì về nó. Và nếu bạn cố xác định chính xác bạn
phá huỷ cái đẹp của nó, bởi vì bạn phá huỷ tính vô giới hạn của nó. Nếu bạn cố
định nó, bạn đã giết chết nó.
Con bướm tung cánh là một điều,
và con bướm chết và được kẹp trong an bum là điều khác toàn bộ. Nó không là
cùng con bướm. Cuộc sống ở đâu? Khoảnh khắc bạn kẹp con bướm vào an bum, nó chỉ
là cái xác.
Khi Phật nói ‘Thượng đế’, đó là
con bướm tung cánh: bạn bắt giữ lời, bạn ghim nó vào trong sách, bạn nghĩ bạn
biết, bạn nghĩ bạn đã hiểu; mọi điều bạn đã có chỉ là cái xác, cuộc sống đã bay
mất rồi.
Cuộc sống là kinh nghiệm! Lời
không thể mang được kinh nghiệm. Khi tôi nói cái gì đó... điều không được nói,
khi nó đang đập rộn ràng trong tim tôi, nó là sống động. Khoảnh khắc nó rời khỏi
môi tôi nó không còn là cùng điều nữa: cuộc sống bị bỏ lại sau trong tim tôi,
nó vẫn cứ đập rộn ràng ở đó, và chỉ lời - chết, như cái xác - đi vào trong
không trung. Chỉ âm thanh, gợn sóng, đạt tới bạn. Nó không phải là cùng một điều
khi nó đã không được nói.
Và thế rồi những phức tạp nữa nảy
sinh: khoảnh khắc âm thanh đạt tới tâm trí bạn, bạn bắt đầu đem nghĩa của bạn
cho nó - và nghĩa của bạn có thể chính là cái đối lập với nghĩa của tôi bởi vì
điều đó sẽ tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của bạn. Nếu bạn thiền, thế thì có thể
nghĩa của bạn sẽ lại gần hơn và gần hơn với tôi. Nếu bạn đã đi tới điểm mà bạn
có thể dừng mọi suy nghĩ và được hoà điệu sâu sắc với bản thân bạn tới mức có
im lặng tuyệt đối, thế thì bạn sẽ lại gần nhất với nghĩa của điều đã được nói với
bạn. Thực ra, thế thì sẽ không có nhu cầu ngay cả để nói nó ra. Tôi có thể chỉ
nhìn vào trong mắt bạn và bạn sẽ hiểu, tôi có thể chỉ ngồi cạnh bên bạn và cầm
tay bạn và bạn sẽ hiểu. Thế thì hiểu là việc truyền, việc truyền trao - bên
ngoài lời, bên ngoài kinh sách. Bạn càng đi lên cao hơn, điều huyền bí càng
tăng dầy hơn.
Loại sự kiện thấp hơn có thể được
chuyển tiếp qua lời vì chúng ta có mọi kinh nghiệm về chúng. Khi tôi nói 'cây'
bạn hiểu đích xác điều tôi ngụ ý, nhưng khi tôi nói ‘niết bàn’ bạn chỉ nghe từ
này, bạn không hiểu điều tôi ngụ ý - vì khi có liên quan tới cây, nó là kinh
nghiệm chung - kinh nghiệm của tôi, kinh nghiệm của bạn. Nếu tôi nói ‘đá’, ngay
lập tức nó được hiểu. Nó là sự kiện trần tục. Nhưng khi tôi nói 'yêu', điều đó
có chút khó khăn hơn. Và khi tôi nói ‘niết bàn’, thậm chí còn khó hơn nữa - vì
chân lí càng cao, càng ít người có khả năng hiểu nó.
Jesus bị hiểu lầm. Từ hiểu lầm
ông ấy đã bị giết. Ông ấy đã nói về Vương quốc của Thượng đế, và những kẻ cai
trị La Mã trở nên nghi ngờ. Họ bắt đầu nghĩ, “Nó là một chính khách và nó muốn
cai trị thế giới. Nó muốn tạo ra vương quốc riêng của nó” - bởi vì ông ấy liên
tục nói và nói với mọi người, “Ta phải đi tới thiết lập Vương quốc của Thượng đế.”
Ông ấy nói cái gì đó, các chính khách diễn giải ra cái gì đó khác. Ông ấy không
nói về vương quốc của thế giới này, ông ấy nói về vương quốc của thế giới kia,
cõi vô hình. Ông ấy không quan tâm tới chính trị chút nào.
Điều đó bao giờ cũng xảy ra: bạn
càng lên cao hơn bạn càng cảm thấy câm hơn, bất kì điều gì bạn nói bạn cũng có
thể lập tức thấy nó đã bị hiểu lầm.
Lão Tử đã nói, “Nếu ta nói cái
gì đó và mọi người hiểu nó, thế thì ta biết nó không đáng nói. Nếu ta nói cái
gì đó và mọi người không hiểu, thế thì ta biết rằng phải có chân lí nào đó
trong nó.”
Chúng ta phải học sống cùng điều
này, bí ẩn này của chân lí cao hơn. Âm nhạc là một cách làm nó, tốt hơn ngôn ngữ
nhiều, bởi vì âm nhạc không có lời, cho nên nó không thể nói được cái gì - chân
lí, phi chân lí - cho nên nó không thể nói chân lí hay dối trá. Nó chẳng nói
gì, nó đơn giản chỉ ra - và đó là cái đẹp của âm nhạc. Bạn không nghĩ liệu âm
nhạc là đúng hay không đúng; điều đó không liên quan. Bạn đơn giản nghe nó, bạn
trở nên được tràn ngập bởi nó, bạn bị nó sở hữu, bạn rơi vào trong hài hoà với
nó, bạn được mang lên cõi giới nào đó khác, tới cách nhìn thực tại nào đó khác.
Bạn không trong thế giới trần tục: âm nhạc đem bạn tới các đỉnh cao hơn của cuộc
sống và sự tồn tại. Nó đơn giản cầm tay bạn và dẫn bạn đi, rất lễ phép, rất
đáng yêu, vào trong điều huyền bí.
Âm nhạc được sinh ra như một phần
của tôn giáo. Âm nhạc được sinh ra trong đền chùa, âm nhạc được sinh ra trong
các trường phái huyền bí, trong các trường phái bí truyền của những người tìm
kiếm chân lí. Nó được sinh ra như một nỗ lực để truyền đạt cái gì đó mà không
thể truyền đạt được qua lời. Âm nhạc có thể mang nhân chứng cho điều huyền bí,
và đó là tất cả.
Nếu bạn yêu Thầy, bạn bắt đầu
nghe thấy âm nhạc của thầy, âm nhạc của bản thể thầy. Cho dù qua lời bạn bắt đầu
nghe thấy thông điệp vô lời, bạn bắt đầu nghe thấy... lắng nghe kẽ hở giữa các
lời, bạn bắt đầu đọc giữa các dòng. Dần dần, dần dần lời trở thành trong suốt;
thế thì chúng không che giấu, chúng để lộ ra. Nhưng để có điều đó, tin cậy và
yêu là được cần. Với điều đó, tính đệ tử được cần.
Mới hôm nọ một sannyasin mới đã
ở đây, Kavio - một người đẹp với tiềm năng lớn. Anh ấy đã tới đây cùng người
yêu của anh ấy. Cô ấy cũng là người đàn bà đẹp. Cô ấy muốn nhìn vào mắt tôi, và
cô ấy còn chưa là một sannyasin. Kavio hỏi tôi về điều đó, và tôi phải nói rằng
chừng nào cô ấy chưa là một sannyasin, cho dù cô ấy nhìn vào mắt tôi cô ấy sẽ
không có khả năng thấy được cái gì.
Là một sannyasin nghĩa là sẵn
sàng đón nhận. Tôi sẽ cho, nhưng cô ấy sẽ không có khả năng nhận - bởi vì cô ấy
không sẵn sàng để trả giá gì để nhận nó. Cô ấy nên lấy cú nhảy vào tính chất
sannyas. Sannyas nghĩa là buông xuôi, buông xuôi tạo ra tính cảm nhận. Buông
xuôi nghĩa là trở nên mong manh, cởi mở, bạn không phòng ngự. Buông xuôi nghĩa
là bây giờ bạn bỏ vũ khí của bạn đi, bây giờ bạn bỏ áo giáp của bạn. Bây giờ
ngay cả Thầy muốn giết bạn, bạn sẽ hạnh phúc để được Thầy giết.
Tôi đã nghe...
Một hôm Hassan of Busra và
Malik, con trai của Dinar, và Sakik của vùng Bulk, tới thăm Rabiya el-Adawiya
khi bà ấy đang ốm.
Rabiya là một trong những nhà nữ
huyền môn vĩ đại nhất của thế giới, và ba thánh nhân này tới thăm bà ấy vì bà ấy
bị ốm.
Hassan nói, “Không ai là chân
thành trong lời tuyên bố của mình về yêu Thượng đế chừng nào người đó còn chưa
chịu đựng một cách kiên nhẫn các cú đánh của Thượng đế của người đó.”
Rabiya nói, “Điều này sặc mùi ý
thức bản ngã.”
Sakik nói, “Không ai là chân
thành trong tuyên bố của mình chừng nào người đó còn chưa cám ơn những cú đánh
của Thượng đế của người đó.”
Rabiya nói, “Điều phải tốt hơn
rồi. Dầu vậy cái gì đó của ý thức bản ngã vẫn có đó.”
Malik, con của Dinar, nói,
“Không ai là chân thành trong tuyên bố của mình chừng nào người đó còn chưa vui
mừng trong những cú đánh của Thượng đế của người đó.”
Rabiya nói, “Tốt, nhưng dầu vậy
vẫn cần được cải tiến. Một bản ngã rất tinh vi vẫn ẩn nấp ở đó như cái bóng.”
Thế rồi tất cả họ đều nói, “Xin
thầy nói cho. Bản thân thầy nói.”
Bà ấy nói, “Không ai là chân
thành trong tuyên bố của mình chừng nào người đó còn chưa quên mọi cú đánh khi
thấy Thượng đế của mình.”
Để tôi nhắc lại điều đó: “Không
ai là chân thành trong tuyên bố của mình chừng nào người đó còn chưa quên mọi
cú đánh khi thấy Thượng đế của mình.”
Ngay cả khi Thầy đánh, bạn cảm
thấy cực kì hạnh phúc. Và Thầy phải đánh để tạo ra chỗ mở trong bản thể bạn. Bạn
đã phát triển lớp vỏ cứng quanh bản thân bạn, điều đó là cần thiết cho sống
còn; bằng không bạn sẽ không sống còn chút nào. Bạn phải bảo vệ bản thân bạn chống
lại nhiều tình huống nguy hiểm trong cuộc sống. Bạn đã trở nên sợ, kinh hoàng;
bạn đã tạo ra bức Trường thành Trung Quốc quanh bản thân bạn.
Khi bạn đi tới Thầy bạn phải vứt
bỏ áo giáp đó. Và áo giáp có thể đã đi sâu tới mức bạn không thể bỏ nó được, thế
thì Thầy phải đánh bạn, Thầy phải dùng búa tạ! Thầy phải chặt nhiều khúc bản thể
bạn vì chúng không thực sự là một phần của bạn. Chúng là một phần của áo giáp
mà đã trở nên bị đồng nhất quá nhiều với bản thể bạn. Và khi các khúc này được
bỏ đi và chặt ra, điều đó là đau đớn, nó gây đau - nhưng chỉ thế thì Thầy mới
có thể rót bản thân thầy vào bạn.
Người ta phải trả giá cho nó.
Và với việc trả giá tôi ngụ ý: người ta phải sẵn sàng vứt bỏ mọi phòng thủ. Đó
là điều tính chất sannyas tất cả là gì; chỉ trong quan hệ thầy-đệ tử chân lí mới
có thể được truyền đạt, bởi vì chỉ trong quan hệ đó mà lời không được cần tới.
Tôi dùng lời để thuyết phục bạn
trở thành đệ tử. Lời không thể truyền đạt được chân lí, nhưng lời có thể truyền
đạt cách tiếp cận này: rằng có khả năng của việc ở trong mối quan hệ yêu nào đó
với một Thầy, có khả năng tiến tới gần hơn với ai đó người đã thấy mình là ai.
Bạn cũng là điều đó, nhưng bạn còn chưa thấy nó. Lại gần ai đó người đã biết, một
ngày nào đó rung động của người đó bắt đầu lẩy cò một quá trình biết trong bản
thể bạn. Đó là việc truyền trao.
Người đàn bà của Kavio có niềm
khao khát được kết nối với tôi, được có quan hệ với tôi, nhưng dầu vậy vẫn muốn
được có quan hệ với tôi như người ngoài - sợ việc dính líu, sợ việc trở nên cam
kết. Nhưng chính nỗi sợ đó sẽ không cho phép cô ấy nhận được điều tôi muốn cho.
Tôi sẵn sàng cho bất kì ai! Về phía tôi đó không phải là điều kiện rằng bạn phải
là một sannyasin, rằng chỉ thế thì năng lượng của tôi mới chảy tới bạn được.
Đây là quan sát và kinh nghiệm của tôi: rằng chỉ sannyasin mới nhận nó, những
người khác không sẵn sàng để nhận.
Âm nhạc của im lặng, âm nhạc của
buông xuôi đáng yêu, âm nhạc của bản thể Thầy - đó là cách để quan hệ, để truyền
đạt.
Âm nhạc, theo một nghĩa nào đó,
là tuyệt đối im lặng. Âm thanh có đó nhưng những âm thanh đó chỉ làm cho im lặng
sâu sắc hơn: chúng giúp cho im lặng, chúng không chống lại im lặng - đó là khác
biệt giữa tiếng ồn và âm nhạc. Tiếng ồn chỉ là âm thanh mà không dẫn bạn tới im
lặng, âm nhạc là âm thanh trở thành cánh cửa dẫn tới im lặng. Âm nhạc hiện đại
không mấy là âm nhạc, nó là tiếng ồn; nó không dẫn bạn tới im lặng. Âm nhạc cổ
điển là âm nhạc thực. Định nghĩa về âm nhạc thực là: âm thanh đó dẫn bạn tới im
lặng.
Âm nhạc, theo một nghĩa nào đó,
là tuyệt đối im lặng. Ngay cả bài hát cũng không là âm nhạc thuần khiết, bởi vì
bài hát có lời trong nó. Nó là sự thoả hiệp với ngôn ngữ, nó là nửa đường tới
âm nhạc. Nó là tốt hơn ngôn ngữ thường. Thơ ca là tốt hơn văn xuôi, thơ ca là gần
âm nhạc hơn chút ít, và thơ ca càng gần với âm nhạc nó càng có tính thơ ca hơn.
Do đó dạng cao nhất của thơ ca tới rất gần với âm nhạc: nó không có nhiều nghĩa
nhưng nó chứa nhiều im lặng, nó khêu gợi im lặng.
Bản thể của Thầy là bản thể của
âm nhạc, thơ ca, bài hát. Nhưng chúng tất cả dẫn tới im lặng, và chân lí chỉ có
thể được truyền đạt trong im lặng. Bạn đã không quan sát sự kiện rằng bất kì
khi nào bạn ở trong tình yêu bạn có thể im lặng dễ dàng sao? Bạn không cần nói,
bạn có thể chỉ ở cùng với người bạn yêu. Không có gì để nói. Chỉ ở cùng nhau là
quá đủ, nhiều hơn người ta có thể đòi hỏi. Chỉ ở cùng nhau trong sự mãn nguyện
thế. Thậm chí không cần nói rằng “Anh yêu em.” Điều đó sẽ là một loại rối loạn,
điều đó sẽ là hoàn toàn vô dụng. Điều đó sẽ không nói gì mấy. Trong yêu, bạn có
thể im lặng.
Tính chất sannyas là chuyện
tình, và bạn có thể im lặng chỉ khi tình yêu sâu sắc lên - và thế thì chân lí
có thể được truyền trao. Nhưng nó là việc truyền năng lượng, âm nhạc, tình yêu.
Nó không phải là lời nói miệng, nó không phải là triết lí.
Câu hỏi 3
Tại sao thầy không rời khỏi Ấn Độ? Các
chính khách ngu đần ở New Delhi sẽ là người cuối cùng trên thế giới hiểu cái gì
đang diễn ra ở đây.
Khó cho tôi rời bỏ Ấn Độ. Ấn Độ
có cái gì đó cực kì có giá trị: nó có việc tìm kiếm chân lí lâu nhất, sâu nhất.
Nhiều chư phật đã bước đi trên mảnh đất này, dưới những cây này - chính mảnh đất
này đã trở thành thiêng liêng. Hiện hữu ở đây là khác toàn bộ với bất kì chỗ
nào khác. Và điều tôi đang cố đem tới cho bạn là có thể dễ dàng ở đây hơn ở bất
kì chỗ nào khác.
Ấn Độ đã rơi xuống từ các đỉnh
cao của nó. Nó không còn là niềm vinh quang quá khứ của nó. Nó là một trong những
chỗ xấu nhất bây giờ trên trái đất này, nhưng dầu vậy, vì Phật Gautam đã bước
đi, và một Mahavira và một Krishna, và hàng triệu người mà không nước nào khác
có thể đòi...
Jesus là rất một mình ở
Jerusalem, Mohammed rất rất một mình ở các nước A rập, Lão Tử có một nhóm rất
nhỏ - Trang Tử và vài người khác. Họ đã cố gắng vất vả để tạo ra cái gì đó,
nhưng Ấn Độ có rung động tâm linh lâu nhất. Ít nhất trong năm nghìn năm việc
tìm kiếm đã tiếp tục sâu sắc thêm, và dầu vậy nước vẫn chảy.
Bản thân người Ấn Độ đã quên về
họ. Thực ra họ không còn quan tâm tới di sản riêng của họ nữa. Họ không còn
quan tâm tới những dòng nước sống đó. Họ đã rời bỏ những người đó. Nhưng với bất
kì ai muốn tìm và kiếm và hiện hữu, Ấn Độ vẫn cung cấp bầu khí hậu tốt nhất - bầu
khí hậu tâm linh, tôi ngụ ý.
Ấn Độ đã trở nên rất vật chất,
điều đó đúng. Nhưng với nhiều chư phật thế việc thoát ra năng lượng vẫn đang đập
rộn ràng, mặc cho chủ nghĩa vật chất của người Ấn Độ. Ấn Độ đã thực sự trở
thành vật chất, còn vật chất hơn nhiều so với bất kì nước nào trên thế giới. Và
đạo đức giả lớn tồn tại, bởi vì họ liên tục nói là có tính tôn giáo, và họ
không còn thế nữa. Quan sát riêng của tôi là ở chỗ bây giờ tâm trí Ấn Độ ngày
càng vật chất hơn, ngày càng thô hơn bất kì tâm trí nào. Toàn thể mối quan tâm
của họ là vào tiền, vào chính trị quyền lực, vào các thứ vật chất.
Mới vài ngày trước đây tôi đã bảo
Laxmi mua chiếc xe ô tô đắt nhất trong nước. Một điều tốt về Laxmi: cô ấy chưa
bao giờ hỏi tại sao. Cô ấy đã mua nó. Điều đó có tác dụng - nó là một phương
cách.
Laxmi đã gõ cửa các ngân hàng để
vay tiền cho công xã mới - chúng ta cần nhiều tiền, quãng năm mươi triệu ru pi
sẽ được cần tới. Ai sẽ cho tôi vay nhiều tiền thế? Ngày cô ấy mua cho tôi chiếc
xe, thấy rằng chúng tôi có tiền, các ngân hàng bắt đầu tới văn phòng cô ấy, đưa
ra đề nghị, “Lấy bao nhiều tiền tuỳ các ngài cần.” Bây giờ cô ấy đâm ra phân
vân: nhận tiền từ ai? Mọi người đều muốn cho thời hạn tốt hơn, và họ đều theo
đuổi cô ấy.
Tôi đã làm việc ở Ấn Độ trong
hai mươi năm liên tục, hàng nghìn người đã được biến đổi, hàng triệu người đã
nghe tôi và nhiều người nữa đã từng đọc điều tôi nói, nhưng tờ Thời báo Ấn Độ,
tờ báo theo tập quán nhất của Ấn Độ, vẫn nhiều tính Anh nhất, đã không xuất bản
một bài báo nào về tôi hay công việc của tôi. Nhưng ngày Laxmi mua xe đã có một
bài báo lớn - về chiếc xe, không về tôi!
Bây giờ họ tất cả đều quan tâm.
Tin tức về chiếc xe đã được công bố trên khắp nước - trong mọi tờ báo, trong mọi
ngôn ngữ. Bây giờ đây là những loại người nào? Mối quan tâm của họ không phải
là vào tôi, không vào thiền, không vào hàng nghìn người đang thiền ở đây; họ
hoàn toàn không nhận biết về điều đang xảy ra ở đây. Nhưng họ trở nên quan tâm
tới chiếc xe.
Họ tới đây - nhiều người tới
văn phòng - không để gặp tôi hay để gặp bạn. Họ lục vấn, “Chúng tôi có thể xem
chiếc xe không?” Laxmi nói với họ, “Các ông có thể tới vào bài nói sáng sớm, và
các ông có thể thấy chiếc xe nữa.” Và gã khờ - họ phải tới và nghe trong chín
mươi phút chỉ để xem chiếc xe. Tra tấn làm sao! Và đây là những người giầu, người
có giáo dục đấy. Nhưng bạn có thể nghĩ về một nước đang trở nên ngày một vật chất
không? Và họ rất lo nghĩ, và các bài xã luận đã được viết về chiếc xe và họ hỏi,
“Tại sao?” - tại sao tôi không thể sống cuộc sống giản dị?
Cuộc đời tôi là tuyệt đối đơn
giản: đơn giản thực sự, tới mức tôi bao giờ cũng được thoả mãn với các thứ tốt
nhất. Điều đó là tuyệt đối đơn giản! Còn cái gì đơn giản hơn là có thể? Trong một
câu, nó có thể được nói: thứ đồ tốt nhất. Không có phức tạp về điều đó: tôi
thích chất lượng. Tôi không quan tâm tới nó giá bao nhiều nhưng quan tâm tới chất
lượng. Tôi thích chất lượng trong mọi người, không trong số lượng. Tôi thích chất
lượng trong mọi thứ, không về số lượng. Chúng tôi có thể đã mua ba mươi xe Ấn Độ
thay vì một chiếc này, nhưng điều đó sẽ là số lượng thôi - và ngay cả ba mươi
chiếc này cũng sẽ không hữu dụng gì.
Nhưng phân vân của họ, tại sao
họ không thể hiểu được điều đó, là ở chỗ họ giả vờ có tính tôn giáo, nhưng sâu
bên dưới toàn thể ám ảnh của họ là có tính vật chất. Họ mang đạo đức giả, và để
hoàn thành đạo đức giả của họ, toàn thể thế giới tôn giáo Ấn Độ phải thoả hiệp.
Nếu ai đó muốn trở thành thánh nhân, người đó phải sống trong nghèo nàn cùng cực.
Nó gần như một loại tự bạo: người đó phải tự hành hạ mình. Người đó càng hành hạ
bản thân mình, mọi người càng nghĩ người đó có tính tôn giáo: “Xem ông ta sống
tôn giáo làm sao!”
Sống có tính tôn giáo nghĩa là
sống vui vẻ. Sống có tính tôn giáo nghĩa là sống có tính thiền. Sống có tính
tôn giáo nghĩa là sống thế giới này như món quà của Thượng đế. Nhưng tâm trí họ
bị ám ảnh và họ không thể hiểu được.
Một khi mục đích của chiếc xe
được đáp ứng, nó sẽ mất đi. Mục đích gần như được đáp ứng, nhưng nó có thể chỉ
ra cho bạn... Tôi thậm chí có thể tới trong chiếc xe bò kéo. Điều đó sẽ không
là mấy. Nó thậm chí có nhiều màu sắc hơn, và tôi sẽ tận hưởng đi trên nó nhiều
hơn.
Họ tới đây và họ nhìn, và toàn
thể vấn đề của họ là “Tại sao đạo tràng đẹp thế?” Họ muốn cái gì đó bẩn thỉu, tồi
tàn, một chỗ nhếch nhác, và thế thì đó là một đạo tràng. Họ không thể tin được
rằng đạo tràng có thể sạch sẽ, đẹp đẽ, có cây và hoa, và thoải mái. Họ không thể
tin được vào điều đó. Và không phải là họ không muốn làm thoải mái cho bản thân
họ; họ khao khát điều đó. Thực ra họ ghen tị. Tâm trí Ấn Độ đã trở nên vật chất,
vật chất thô.
Tâm trí tâm linh không phân biệt
giữa vật chất và tâm linh. Nó là không phân chia. Toàn thể sự tồn tại là một:
đó là tâm trí tâm linh. Người vật chất, cho dù người đó yêu người đàn bà, vẫn
thu cô ấy về đồ vật. Thế thì ai là người tâm linh? Người tâm linh là người, cho
dù người đó chạm vào một đồ vật, biến nó thành người. Bạn sẽ ngạc nhiên bởi định
nghĩa của tôi. Người tâm linh là người, cho dù người đó lái xe, chiếc xe trở
thành người. Người đó cảm chiếc xe, người đó lắng nghe âm thanh rù rù của nó.
Người đó có mọi yêu mến và chăm nom cho nó. Ngay cả đồ vật cũng bắt đầu trở
thành người, sống động; người đó có giao cảm với đồ vật nữa. Và người vật chất
là người, cho dù người đó yêu người đàn ông hay đàn bà, một người, ngay lập tức
thu họ lại thành đồ vật. Người đàn bà trở thành người vợ - vợ là một đồ vật;
người đàn ông trở thành người chồng - chồng là một đồ vật - một thể chế và mọi
thể chế đều xấu, chết.
Bạn hỏi tôi, “Sao thầy không rời
bỏ Ấn Độ?”
Ấn Độ mà bạn thấy trong báo
chí, Ấn Độ này tôi đã rời bỏ rồi. Ấn Độ mà bạn biết, tôi đã rời bỏ rồi. Bạn đã
bao giờ thấy tôi đi ra khỏi cổng không? Tôi sống trong phòng của tôi. Dù phòng
này ở đây hay bất kì chỗ nào khác, tôi sẽ sống trong phòng này; nó sẽ là như
nhau. Tôi đã rời bỏ Ấn Độ rồi. Tôi không quan tâm tới Ấn Độ này mà bạn đi tới
biết qua radio, truyền hình, báo chí - Ấn Độ của các chính khách, của những kẻ
đạo đức giả, của những mahayma tự bạo. Tôi đã rời bỏ nó rồi.
Nhưng tôi không thể bỏ đi được.
Có một Ấn Độ ngầm nữa, một Ấn Độ bí truyền nữa - nơi chư phật vẫn sống động,
nơi bạn có thể tiếp xúc với Mahavira còn dễ dàng hơn bất kì chỗ nào khác, nơi
toàn thể truyền thống của những người đã thức tỉnh là giống như dòng chảy ngầm.
Tôi không thể rời bỏ điều đó được. Với tôi, không có vấn đề gì; tôi có thể rời
bỏ, tôi sẽ ở cùng chỗ dù là bất kì chỗ nào. Nhưng với bạn nó sẽ không là cùng
chỗ.
Tôi muốn dùng dòng chảy ngầm đó
cho biến đổi của bạn. Nó sẽ dễ dàng hơn. Một cách không chủ ý, không nhận biết,
nhưng bạn sẽ được bao quanh bởi rung động của Phật. Và một khi công xã mới được
thiết lập, bạn sẽ thấy phép màu xảy ra, bởi vì tôi có thể làm cho dòng chảy ngầm
đó thành sẵn có cho bạn trong tính toàn bộ của nó. Điều đó sẽ là không thể được
ở bất kì chỗ nào khác.
Không đâu khác mà tôn giáo đã sống
mạnh mẽ thế như nó đã sống ở đất nước này. Cũng như khoa học là sản phẩm phụ của
phương Tây, tôn giáo là sản phẩm phụ của phương Đông. Nếu bạn muốn học khoa học
bạn phải đi sang phương Tây, vì các nguồn có đó. Toàn thể tâm trí phương Tây là
tới mức khoa học bắt nguồn từ nó rất dễ dàng. Đó đã là hoàn cảnh, khi có liên
quan tới tôn giáo, ở phương Đông, và phương Đông là đồng nghĩa với Ấn Độ.
Bạn không nhận biết, bạn không
thể nhận biết được điều tôi dự định làm. Đây toàn là các phương cách, cho nên đừng
bao giờ bắt đầu làm ra kết luận chỉ bằng việc thấy cái gì đó: bạn có thể không
nhận biết về bối cảnh của nó, bạn có thể không nhận biết về ý định, bạn có thể
không nhận biết về điều sẽ xảy ra qua nó.
Bây giờ Laxmi biết rằng chiếc
xe đã giúp cho cô ấy vô cùng. Một khi công việc của nó được hoàn thành nó có thể
mất đi. Đừng bao giờ coi cái gì trên bề mặt của nó là có giá trị ở đây, mọi sự
đều có nghĩa ngầm. Chúng là phương cách.
Công xã mới sẽ trở thành dòng
sông của mọi chư phật. Bạn sẽ có khả năng dùng mọi năng lượng lớn đó một cách dễ
dàng. Chúng ta sẽ làm kho chứa lớn về nó. Bạn sẽ có khả năng sống và thở trong
nó, và bạn có thể cưỡi trên các con sóng triều đó và đi vào cái không biết.
Cho nên tôi không thể rời bỏ Ấn
Độ được.
Và bạn nói: “Các chính khách
ngu đần ở New Delhi sẽ là người cuối cùng trên thế giới hiểu cái gì đang diễn
ra ở đây.”
Chính khách là chính khách. Họ
tất cả đều giống nhau ở mọi nơi; có thể khác biệt chút ít trên bề mặt, nhưng
sâu bên dưới họ là cùng người vì chính trị là chính trị. Tôi biết chính trị Ấn
Độ đã trở thành bẩn thỉu nhất trên thế giới. Điều đó nữa cũng là một phần của
thói đạo đức giả Ấn Độ. Ngay cả các chính khách Ấn Độ cố chứng minh rằng họ là
mahatmas, ngay cả Morarji Desai cố chứng minh rằng ông ấy là siêu-mahatma.
Chính khách và là mahatma sao? Bởi vì thói đạo đức giả này mà chính trị Ấn Độ
đã trở thành trò chơi bẩn thỉu nhất.
Nếu sự việc là rõ ràng, nếu ai
đó nói, “Tôi tham vọng và tôi muốn ở trên đỉnh,” ít nhất người đó cũng chân
thành. Nhưng ở Ấn Độ các chính khách nói, “Tôi là người khiêm tốn nhất, và tôi
không muốn ở trên đỉnh. Cái gì có đó? Chả có gì cả. Tìm kiếm của tôi là về Thượng
đế, nhưng chỉ vì phục vụ mọi người tôi phải đi. Tôi buộc lòng vì bạn mà trở
thành thủ tướng của đất nước.” Bây giờ thói đạo đức giả này đang làm mọi sự
thành rất bẩn.
Mới vài ngày trước chính trị Ấn
Độ đã lấy một thay đổi, và người ta hi vọng rằng nó sẽ là để tốt hơn. Nhưng nó
đang chứng minh chính điều đối lập lại: thay đổi đã là tồi hơn. Và bây giờ điều
dường như rõ ràng là người đã từng chịu trách nhiệm cho thay đổi này, J.
Prakash Narayan, sẽ không được tương lai tha thứ, vì ông ấy đã trao quyền cho
phần phản động nhất của đất nước. Ông ấy đã trao quyền cho nhóm những con sói
đói quyền lực, và bây giờ bản thân ông ấy cảm thấy bất lực và không thể làm được
cái gì. Một khi họ nắm quyền họ chẳng chăm lo gì về ông ấy. Bây giờ toàn thể cảnh
quan Ấn Độ không là gì ngoài chính trị: làm sao đạt tới quyền lực và làm sao
khai thác, làm sao có nhiều tiền hơn và làm sao có nhiều quyền hơn, và làm sao
vẫn còn trong quyền lực lâu hơn.
Nhưng điều này là như vậy ở khắp
mọi nơi, ít hay nhiều. Và các chính khách sẽ tạo ra rắc rối ở mọi nơi cho tôi
và cho người của tôi, bởi vì tôi đại diện cho một cách nhìn mới toàn bộ về cuộc
sống. Tôi đại diện cho cuộc cách mạng trong tâm thức con người. Chính trị bao
giờ cũng hỗ trợ cho các quyền lợi được đầu tư - nó phải hỗ trợ cho điều đó -
cho nên ở mọi nơi rắc rối sẽ là như nhau.
Một điều nữa sẽ là khó: từ bất
kì nước nào tôi có thể bị đuổi ra ngay lập tức, ở đây họ không thể làm điều đó
được. Và không phải là điều này chỉ là như vậy với tôi, nó bao giờ cũng như vậy.
Gurdjieff đã không được phép
vào Anh, ông ấy đã không được phép định cư ở nhiều nước. Suốt cả đời mình, ông ấy
đã đi từ nước này sang nước khác. Ông ấy không thể làm được công việc của ông ấy.
Làm sao ông ấy có thể làm được công việc? Công việc cần một loại lắng đọng. Ông
ấy sẽ thu thập các đệ tử và thế rồi phải bỏ đất nước và các đệ tử tan tác. Lần
nữa ông ấy lại thu thập, ông ấy sẽ dành ra vài năm để thu thập, và đến lúc đệ tử
đã tụ tập lại, các chính khách chống lại ông ấy và ông ấy phải bỏ nước này, và
lần nữa mọi thứ lại bị rối loạn.
Điều này tiếp tục suốt cả đời
ông ấy. Ông ấy không thể giúp đỡ được - không một người nào có thể trở nên chứng
ngộ qua ông ấy, và nhiều người đáng đã trở nên chứng ngộ. Ông ấy có tiềm năng.
Ông ấy là thiên tài hiếm hoi, một Thầy hiếm hoi - nhưng tình huống không cho
phép.
Nếu tôi rời bỏ Ấn Độ điều đó sẽ
là tình huống lặp đi lặp lại. Bất kì khi nào người của tôi sẽ tụ tập ở một nước,
sẽ có rắc rối. Và ở đây họ có thể tạo ra rắc rối cho bạn - điều đó có thể được
xoay xở dễ dàng - nhưng họ không thể tạo ra rắc rối cho tôi được. Ít nhất họ
không thể đuổi tôi ra khỏi đất nước được! Họ muốn tôi đi, họ sẽ làm mọi thứ để
tôi rời bỏ, bởi vì sự hiện diện của tôi đang trở thành khó khăn, rất khó khăn
cho họ. Tôi càng ở đây và nhiều người của tôi đang phát triển và nhiều công xã
sẽ được thiết lập sẽ trở thành sự kiện, tôi sẽ làm tan tành mọi giá trị của họ,
mọi thói đạo đức giả của họ.
Cho nên tôi không thể rời bỏ Ấn
Độ được. Và tôi biết các chính khách Ấn Độ sẽ là những người cuối cùng trên thế
giới hiểu điều đang diễn ra ở đây. Họ thậm chí sẽ không là người cuối cùng - họ
sẽ không bao giờ hiểu.
Chính khách không thể hiểu được
tôn giáo. Điều đó là không thể được. Ngôn ngữ của chính trị chính là cái đối lập
với ngôn ngữ của tôn giáo. Tôn giáo là không ham muốn, không tham vọng, không sở
hữu. Tôn giáo là sống ở đây bây giờ. Chính trị là tham vọng, ham muốn, bao giờ
cũng trong tương lai, ngày mai. Tôn giáo là chấp nhận bản thân người ta, chấp
nhận bất kì cái gì người ta là và thảnh thơi với nó. Chính trị nảy sinh từ phức
cảm kém cỏi, từ so sánh. So sánh bản thân bạn với người khác và bạn bao giờ
cũng cảm thấy kém cỏi. Ai đó đẹp hơn, ai đó thông thái, ai đó thông minh hơn -
và bạn khổ từ phức cảm kém cỏi. Bạn muốn chứng minh bản thân bạn.
Bây giờ, nếu bạn không thông
minh, bạn có thể làm gì để trở nên thông minh? Điều đó là không thể được. Nếu bạn
không có thiên tài âm nhạc, bạn có thể làm được gì? Không có cách nào nào để
làm bất kì cái gì về nó. Nếu bạn không đẹp, bạn không đẹp thôi. Nhưng thế thì một
điều duy nhất còn lại: bạn có thể trở thành chính khách. Đó là phương cách cuối
cùng của mọi người bị khổ từ phức cảm kém cỏi: ở đó, bất kì ai, người có đủ bạo
hành, đủ tàn bạo, bất kì ai có hoạt động con vật trong người đó, đều có thể xô
tới. Không tài năng nào khác được cần, không loại thiên tài nào được cần. Thực
ra bạn càng có ít thông minh, cơ hội thành công của bạn sẽ càng tốt hơn.
Tôi đã nghe...
Mulla Nasruddin khổ lắm vì mọi
người nghĩ anh ta là kẻ ngốc. Cuối cùng anh ta quyết định đi tới bác sĩ giải phẫu
não và để ông ta cấy não khác vào. Thế là anh ta đi tới nhà giải phẫu, và nhà
giải phẫu nói, “Nhưng Mulla này, có nhiều não lắm. Anh tới và anh thấy ngay.”
Và có nhiều não thực.
Mulla nói, “Khác biệt gì đâu -
vì tôi thấy giá khác nhau được viết ở mọi hộp? Trên hộp này giá chỉ hai mươi
nhăm ru pi và trên hộp khác giá những hai mươi nhăm nghìn ru pi.” Mulla hỏi,
“Khác biệt gì nào?”
Nhà giải phẫu nói, “Mulla, điều
đầu tiên, cái có giá chỉ hai mươi nhăm ru pi đó, thuộc vào nhà khoa học lớn. Và
cái thứ hai, cái có giá hai mươi nhăm nghìn ru pi, thuộc vào chính khách.”
Mulla nói, “Ông ngụ ý nói rằng
não của chính khách cao siêu hơn não nhà khoa học sao?”
Nhà giải phẫu nói, “Không, đừng
hiểu lầm tôi. Nó có giá cao hơn nhiều vì nó chưa bao giờ được dùng cả. Nó tuyệt
đối không được dùng, mới toanh. Não của nhà khoa học đã được dùng quá nhiều. Nó
bị kết thúc rồi, nó kiệt quệ rồi.”
Trong chính trị bạn không cần
trí não, bạn không cần thông minh, bạn không cần nhạy cảm, bạn không cần nhận
biết, bạn không cần yêu, bạn không cần từ bi. Đây toàn là rào chắn! Trong chính
trị bạn cần chính phẩm chất đối lập. Các thứ không đủ tư cách ở mọi nơi khác là
đủ tư cách trong chính trị. Mọi điều được cần là đói điên về quyền - và điều đó
được tạo ra bởi phức cảm kém cỏi.
Người tôn giáo không có phức cảm
kém cỏi. Chỉ người tôn giáo mới không có phức cảm kém cỏi vì người đó không bao
giờ so sánh, và không so sánh bạn không thể là cao siêu hay kém cỏi được. Cho
nên người tôn giáo không cao siêu không kém cỏi, người đó đơn giản là bản thân
người đó. Người đó chấp nhận cách Thượng đế đã làm ra người đó và người đó tận
hưởng cách Thượng đế đã làm ra người đó. Người đó hoàn toàn hạnh phúc. Chỉ bởi
vì người đó hiện hữu, người đó biết ơn. Mọi khoảnh khắc của người đó đều là khoảnh
khắc của sự biết ơn. Người đó không muốn trở thành bất kì ai khác, người đó
hoàn toàn mãn nguyện. Người đó biết người đó là duy nhất - không kém cỏi không
cao siêu. Người đó biết mọi người đều duy nhất, bởi vì hai người là không hệt
như nhau.
Cho nên các chính khách không
bao giờ có thể hiểu được tôn giáo là gì. Họ không bao giờ hiểu được Phật, họ
không bao giờ hiểu được Christ, họ không bao giờ hiểu được bất kì hiện tượng
tôn giáo nào đã xảy ra trên trái đất. Họ bao giờ cũng chống lại nó. Sự hiện diện
của người tôn giáo là nguy hiểm cho chính khách.
Và tôi biết bạn là đúng: “Những
chính khách ngu đần ở New Delhi” sẽ không bao giờ hiểu tôi. Điều đó là đúng.
Nhưng chúng ta không lo nghĩ. Tôi không quan tâm theo bất kì cách nào rằng họ
phải hiểu tôi. Họ không cần hiểu. Mọi điều tôi quan tâm là: rằng họ để tôi một
mình, và công việc của tôi một mình - có vậy thôi. Và sớm hay muộn họ sẽ phải bỏ
nó một mình, bởi vì họ không thể tranh cãi với tôi, họ chẳng có gì để nói. Họ
đã không trả lời tôi. Tôi đã phê phán họ trong hai mươi năm: họ đã không trả lời,
họ không thể trả lời được. Điều tôi đang nói họ cũng cảm thấy, sâu bên dưới, là
đúng.
Các chính khách đến tôi một
cách cá nhân và họ nói, “Osho ơi, bất kì điều gì thầy nói cũng đều tuyệt đối
đúng, nhưng chúng tôi không thế thú nhận điều đó một cách công khai được, rằng
‘Nó là điều đang xảy ra ở đó ở New Delhi’.”
Chỗ riêng tư họ bao giờ cũng
nói, “Thầy là đúng,” nhưng chỗ công cộng họ không thể nói được điều đó, bởi vì
nếu tôi đúng, nếu họ nói điều đó ở chỗ công cộng, đám đông, quần chúng sẽ chống
lại họ. Họ phải phụ thuộc vào đám đông, họ phải phụ thuộc vào nó một cách liên
tục để có phiếu bầu. Họ phải liên tục hỗ trợ cho mọi loại ý tưởng ngu xuẩn và
những mê tín của quần chúng. Sự phụ thuộc của họ là cực kì lớn.
Trong hai mươi năm tôi đã phê
phán Mahatma Gandhi và triết lí của ông ấy. Không người theo Gandhi nào đã trả
lời. Nhiều người theo Gandhi đã tới tôi và họ nói, “Bất kì điều gì thầy nói
cũng đúng, nhưng chúng tôi không thể nói được điều đó ở chỗ công cộng, bởi vì nếu
chúng tôi nói rằng bất kì cái gì thầy nói về Mahatma Gandhi cũng đúng, chúng
tôi sẽ thua.” Công chúng tin vào Mahatma Gandhi, cho nên điều vô nghĩa hoàn
toàn phải được hỗ trợ vì Gandhi chống lại công nghệ. Bây giờ đất nước này sẽ vẫn
còn nghèo nếu đất nước này vẫn còn chống lại công nghệ, đất nước này sẽ không
bao giờ ở trạng thái mạnh khoẻ. Và không có nhu cầu về công nghệ bao giờ cũng
chống lại sinh thái. Không có nhu cầu: công nghệ có thể được phát triển mà có
thể hoà điệu với sinh thái, công nghệ có thể được phát triển điều có thể giúp
cho mọi người và sẽ không phá huỷ tự nhiên. Nhưng Gandhi đã chống lại công nghệ.
Ông ấy chống lại đường sắt, ông
ấy chống lại bưu điện, ông ấy chống lại điện. Ông ấy chống lại máy móc đủ mọi
loại. Họ biết điều này là ngu xuẩn, vì nếu điều này tiếp tục... nhưng họ liên tục
nói vậy, và họ cứ bày tỏ lòng tôn kính Mahatma Gandhi bởi vì họ phải có được
phiếu bầu từ mọi người, và những người tôn thờ Mahatma - vì Mahatma khớp với ý
tưởng của họ về cách mahatma phải vậy.
Mahatma Gandhi khớp với quần
chúng Ấn Độ. Quần chúng Ấn Độ tôn thờ ông ấy. Các chính khách phải theo quần chúng.
Bao giờ cũng nhớ: trong chính trị người lãnh đạo đi theo người theo sau. Ông ta
phải vậy! Ông ta chỉ giả vờ rằng ông ta lãnh đạo. Sâu bên dưới ông ta phải theo
những người theo sau. Một khi những người theo sau bỏ ông ta, ông ta chẳng ở
đâu cả. Ông ta không thể đứng theo cách riêng của mình, ông ta không có nền tảng
riêng của mình.
Gandhi tôn thờ nghèo nàn. Bây
giờ nếu bạn tôn thờ nghèo bạn sẽ vẫn còn nghèo. Nghèo nàn phải bị ghét chứ. Tôi
ghét nghèo!
Tôi không thể tôn thờ nó được -
điều đó sẽ là tội lỗi - và tôi không thấy phẩm chất tôn giáo nào trong việc chỉ
là nghèo. Nhưng Gandhi nói nhiều về nghèo và cái đẹp của nó - điều đó giúp cho
bản ngã của người nghèo, nó làm vững chắc cho bản ngã của người ta, người ta cảm
thấy thoải mái. Nó là sự an ủi: rằng người đó có tính tôn giáo, giản dị, người
đó nghèo - người đó có thể không có giầu nhưng người đó có giầu có tâm linh nào
đó.
Nghèo trong bản thân nó không
phải là giầu có tâm linh; không, chẳng chút nào. Nghèo là xấu và nghèo phải bị
phá huỷ. Và để phá huỷ nghèo, công nghệ phải được đem vào.
Mahatma Gandhi chống lại kiểm
soát sinh đẻ. Bây giờ nếu bạn chống kiểm soát sinh đẻ đất nước này sẽ trở nên
ngày càng nghèo hơn mọi ngày. Thế thì không có khả năng nào.
Một hôm Mulla Nasruddin nói với
tôi, “Osho ơi, dường như chẳng mấy chốc mọi người sẽ được thu lại thành kẻ ăn
xin thôi. Tất cả sẽ đi ăn xin!”
Tôi hỏi anh ta, “Nasruddin, từ
ai?”
Nước này đang đi tới nghèo tới
mức ngay cả để tồn tại như kẻ ăn xin cũng sẽ không thể được, bởi vì bạn sẽ xin
ăn từ ai? Và khi có nghèo sẽ có tội ác. Nghèo là cội nguồn của mọi tội ác -
không phải là cội nguồn của tính tôn giáo, không phải là cội nguồn của tính tâm
linh.
Giầu có là cội nguồn của tính
tâm linh và tính tôn giáo, bởi vì tôn giáo là xa hoa tối thượng. Nó là nghệ thuật
cao nhất, âm nhạc vĩ đại nhất, điệu vũ sâu lắng nhất. Khi bạn có mọi thứ khác,
chỉ thế thì bạn mới bắt đầu tìm tới Thượng đế. Khi bạn được kết thúc với mọi thứ
khác, khi bạn đã thấy mọi thứ và bạn đã tìm ra rằng bạn không được thoả mãn, bạn
bắt đầu tìm Thượng đế.
Người nghèo không có ý tưởng về
Thượng đế. Thượng đế của người đó không là gì ngoài sự hỗ trợ: người đó bám lấy,
dựa vào ý tưởng về Thượng đế.
Điều này xảy ra mọi ngày: khi một
người nghèo tới tôi, người đó chưa bao giờ tới với vấn đề có tính tôn giáo. Người
đó nói, “Vợ tôi ốm. Osho ơi, thầy có thể ban ân huệ cho cô ấy được không? Con
trai tôi chưa kiếm được việc làm. Thầy có thể giúp được không?” Bây giờ những
điều này chẳng có liên quan gì với tôn giáo chút nào. Nhưng người đó không bao
giờ tới với vấn đề về thiền hay yêu; những điều đó không phải là vấn đề của người
đó chút nào. Vấn đề của người đó là bánh mì, chỗ ở. Cuộc sống đang tới trạng
thái mà người đó cố gắng để tồn tại bằng cách nào đó. Khi một người sắp chết đuối
trong sông, người đó có hỏi “Thiền là gì?” hay “Yêu là gì?” không? Người đó muốn
được giúp đỡ để thoát ra khỏi tình huống của mình trước. Người đó sắp chết đuối,
cuộc sống sắp biến mất - ai bận tâm về thiền?
Người đói không thể quan tâm tới
thiền được. Nhưng Gandhi nghĩ rằng nghèo có cái gì đó tâm linh trong nó. Điều
đó là xấu. Nó là điều phi tâm linh nhất trên thế giới, vì nó là cội nguồn của mọi
tội ác và tội lỗi.
Tôi đã nghe...
Có những tường trình của những
người nói đã thấy hồn của Diogenes hiển hiện và đi qua các phố của nhiều thủ đô
trên thế giới. Người Hi lạp uyên bác này lần đầu tiên được phát hiện ra ở
Paris. Một số người tiến tới triết gia mang đèn này: “Diogenes, ông làm gì ở
Paris vậy?”
Diogenes cười một cách chân thật,
ông ấy rất rất hạnh phúc, và ông ấy nói, “Thưa tôn ông, tôi đang tìm chân lí.”
Đã có niềm vui, đã có điệu vũ, đã có hi vọng trong mắt ông ấy.
Và thế rồi người ta nghe nói rằng
ông ấy đã được thấy đang đi ở London. Vài cảnh sát lại thấy ông ấy cầm đèn:
“Diogenes, ông làm gì ở London vậy?”
Bây giờ ông ấy không được vui
thế. Ông ấy cố mỉm cười nhưng nụ cười tới chỉ bằng nỗ lực. Ông ấy nói, “Thưa
quí ông, tôi đang tìm chân lí.” Hi vọng đã biến mất khỏi mắt ông ấy, nỗi buồn lắng
đọng.
Và thế rồi ông ấy được thấy ở
New York. Hi vọng đã hoàn toàn biến mất, ông ấy cực kì buồn, nhưng ông ấy vẫn lặp
lại, gần như máy móc, như vẹt, “Tôi đang tìm chân lí.”
Và thế rồi điều không tránh khỏi
người ta báo cáo ông ấy đã được nhìn thấy ở New Delhi. Một chính khách theo
Gandhi, mặc đồ vải kaki trắng toát, tiến tới ông ấy và hỏi, “Diogenes, ông đang
làm gì ở New Delhi?”
Và ông ấy giận lắm, gần phát rồ,
và ông ấy nói, “Netaji, tôi đang tìm chiếc đèn của tôi!”
Ở New Delhi bạn không thể giữ
được cả chiếc đèn của bạn.
Đất nước này đang rơi vào trong
khổ ngày càng sâu mọi ngày. Khổ đang tạo ra nhiều khổ hơn. Nó bao giờ cũng xảy
ra: nếu bạn có bạn có nhiều hơn, nếu bạn không có, ngay cả cái bạn đang có cũng
bắt đầu biến mất. Và chính khách Ấn Độ chịu trách nhiệm cho tất cả những vô
nghĩa này vì ông ta cứ thuyết giảng các lí tưởng cao xa.
Chính khách Ấn Độ chỉ nói, hứa
hẹn - chẳng cái gì đã bao giờ được hoàn thành. Ông ta không thể hoàn thành được
bởi vì niềm tin của ông ta là ngu xuẩn; hay có thể ông ta phải tin vào những mê
tín ngu xuẩn đó.
Chẳng hạn, họ vẫn nó về vô dục
- không kiểm soát sinh nhưng vô dục: mọi người phải vô dục để cho dân số có thể
được giảm đi. Bây giờ điều này là vô nghĩa. Làm sao nhiều người có thể vô dục
được? Và điều này không phải là cách để giảm dân số. Và họ vẫn nghĩ dưới dạng
không công nghệ, không máy móc.
Cả nước đã trở nên giống vết
thương, ung thư.
Tôi thấy mọi điều này. Đó cũng
là lí do tại sao tôi không muốn rời khỏi nước này. Tôi muốn tạo ra một ốc đảo
nhỏ của công xã của tôi, cái sẽ là tuyệt đối công nghệ và vẫn là sinh thái. Nó
phải là mô hình để cho chúng ta có thể nói với cả nước rằng nếu điều này có thể
xảy ra với năm nghìn sannyasins ở một chỗ nhỏ, tại sao nó không thể xảy ra trên
qui mô cao hơn, qui mô lớn hơn, cho cả nước?
Công xã của tôi có thể trở
thành một điển hình. Nó sẽ đơn giản và giầu có. Nó sẽ có tính kĩ thuật và không
chống lại sinh thái. Nó sẽ tuyệt đối khoa học và vậy mà nhân bản. Nó sẽ là một
loại chủ nghĩa xã hội khác toàn bộ. Nó sẽ là một công xã không vì cái gì đó từ
bên ngoài hay từ bên trên đỉnh, nhưng vì mọi người yêu mến lẫn nhau - họ đã tạo
ra một gia đình, họ muốn sống cùng nhau. Chúng tôi sẽ làm nông trại, nông trại
tập thể, với mọi công nghệ có thể. Chúng tôi sẽ làm công xã thành tuyệt đối độc
lập, không cần đi ra ngoài. Và nỗ lực của tôi là ở chỗ chúng tôi sẽ không đem bất
kì cái gì vào bên trong, chúng tôi sẽ tạo ra mọi thứ. Nó có thể trở thành ốc đảo
lớn trong đất nước sa mạc này. Nó có thể có ích nhiều, nó có thể tạo ra hứng khởi
lớn.
Cho nên tôi sẽ không rời bỏ nó
đâu. Đất nước này sẽ cần tôi, và các bạn nữa.
Đủ cho hôm nay.