Chương 1. Giới thiệu về con đường của Yoga

Chương 1. Giới thiệu về con đường của Yoga

Price:

Read more

Yoga: Alpha và Omega (Tập 1)
Chương 1. Giới thiệu về con đường của Yoga

Bây giờ kỉ luật của Yoga.
Yoga là việc dừng lại của tâm trí.
rồi nhân chứng được đưa vào trong bản thân nó.
Trong trạng thái khác có đồng nhất
với những biến thể của tâm trí.
Chúng ta sống trong ảo tưởng sâu sắc - ảo tưởng về hi vọng, về tương lai, về ngày mai. Như con người đang vậy, con người không thể tồn tại mà không tự lừa dối mình.
Nietzsche nói ở đâu đó rằng con người không thể sống với điều thực: con người cần mơ, con người cần ảo tưởng, con người cần dối trá để tồn tại. Và Nietzsche là đúng. Như con người vậy, con người không thể tồn tại cùng chân lí. Điều này phải được hiểu rất sâu sắc, bởi vì không có hiểu biết không thể có lối vào cuộc truy tìm có tên là Yoga.
Tâm trí phải được hiểu sâu sắc - tâm trí cần dối trá, tâm trí cần ảo tưởng, tâm trí không thể tồn tại với cái thực, tâm trí cần mơ. Bạn không chỉ mơ ban đêm; ngay cả khi thức bạn cũng đang liên tục mơ. Bạn có thể nhìn tôi, bạn có thể nghe tôi, nhưng luồng mơ cứ diễn ra bên trong bạn. Tâm trí liên tục tạo ra mơ, hình ảnh, tưởng tượng.
Bây giờ các nhà khoa học nói rằng con người có thể sống mà không ngủ nhưng người đó không thể sống mà không mơ. Vào thời xưa điều đã được hiểu là giấc ngủ là cần thiết, nhưng bây giờ nghiên cứu hiện đại nói ngủ không thực là cần thiết; ngủ được cần chỉ để cho bạn có thể mơ. Việc mơ là cần thiết. Nếu bạn được phép ngủ nhưng không được phép mơ, bạn sẽ không cảm thấy tươi tắn, sống động, vào buổi sáng. Bạn sẽ cảm thấy mệt, cứ dường như bạn đã không có khả năng ngủ chút nào.
Đêm có các thời kì - thời kì ngủ sâu và thời kì mơ. Có nhịp điệu, cũng như ngày và đêm vậy. Có nhịp điệu: bạn đầu bạn rơi vào giấc ngủ sâu trong quãng bốn mươi, bốn mươi nhăm phút, thế rồi pha mơ tới; thế rồi bạn mơ; thế rồi lại giấc ngủ không mơ, thế rồi lại mơ. Điều này cứ diễn ra cả đêm. Nếu giấc ngủ của bạn bị quấy rối trong khi bạn ngủ say không mơ, đến sáng bạn sẽ không cảm thấy rằng bạn đã thiếu cái gì. Nhưng trong khi bạn mơ nếu giấc mơ của bạn bị quấy rối thì đến sáng bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn mệt mỏi, kiệt sức.
Bây giờ điều này có thể được biết tới từ bên ngoài. Nếu ai đó đang ngủ bạn có thể phán xét liệu người đó đang mơ hay ngủ. Nếu người đó mơ mắt người đó sẽ liên tục chuyển động, cứ dường như người đó đang nhìn cái gì đó bằng mắt nhắm. Khi người đó ngủ say mắt sẽ không chuyển động; chúng sẽ vẫn còn đứng vững. Cho nên nếu giấc ngủ của bạn bị quấy rối trong khi mắt bạn chuyển động, đến sáng bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi. Trong khi mắt bạn không chuyển động giấc ngủ không thể bị quấy rối; đến sáng bạn sẽ không cảm thấy cái gì bị thiếu.
Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng tâm trí con người được nuôi dưỡng bằng mơ; mơ là cần thiết, và mơ là tự lừa dối toàn bộ. Và điều này là vậy không chỉ ban đêm: khi thức cũng cùng hình mẫu đó vẫn theo sau. Ngay cả ban ngày bạn có thể chú ý - thỉnh thoảng sẽ có mơ nổi lên trong tâm trí, thỉnh thoảng sẽ không có mơ.
Khi có mơ bạn sẽ làm cái gì đó nhưng bạn sẽ vắng bóng. Bên trong bạn bận rộn. Chẳng hạn, bạn ở đây. Nếu tâm trí bạn trải qua trạng thái mơ bạn sẽ nghe tôi mà chẳng nghe chút nào, bởi vì tâm trí bạn sẽ bận rộn bên trong. Nếu bạn không trong trạng thái mơ, chỉ thế thì bạn mới có thể lắng nghe tôi.
Ngày và đêm, tâm trí cứ chuyển từ không mơ sang mơ, thế rồi lại từ mơ sang không mơ. Đây là nhịp điệu bên trong. Chúng ta không chỉ liên tục mơ, trong cuộc sống chúng ta cũng phóng chiếu hi vọng vào tương lai.
Hiện tại bao giờ cũng là địa ngục: bạn có thể kéo dài địa ngục này chỉ bởi vì hi vọng mà bạn đã phóng chiếu vào tương lai. Bạn có thể sống hôm nay bởi vì ngày mai. Bạn đang hi vọng cái gì đó sẽ xảy ra ngày mai - một số cánh cửa sẽ mở ra ngày mai. Chúng chưa bao giờ mở ra hôm nay, và khi ngày mai tới nó sẽ không tới như ngày mai, nó sẽ tới như hôm nay, nhưng lúc đó tâm trí bạn đã di chuyển đi lần nữa rồi. Bạn cứ đi lên trước bạn: đây là điều mơ nghĩa là gì. Bạn không phải là một với cái thực, cái đang ở cận kề, cái đang ở đây và bây giờ, bạn ở đâu đó khác - đi lên trước, nhảy lên trước.
Và ngày mai đó, tương lai đó, bạn đã đặt tên nó theo nhiều cách thế. Mọi người gọi nó là cõi trời, một số người gọi nó là moksha, nhưng nó bao giờ cũng trong tương lai. Ai đó đang nghĩ dưới dạng của cải, nhưng của cải đó sẽ là ở trong tương lai. Và ai đó đang nghĩ dưới dạng thiên đường, và thiên đường đó sẽ là ở sau khi bạn chết - xa xăm trong tương lai. Bạn phí hiện tại của bạn cho cái không có đó: đây là điều mơ nghĩa là gì. Bạn không thể ở đây và bây giờ. Ở ngay khoảnh khắc này dường như là gian nan.
Bạn có thể ở trong quá khứ, bởi vì lần nữa đó là việc mơ - kí ức, việc nhớ lại cái không còn nữa - hay bạn có thể ở trong tương lai, cái là sự phóng chiếu, cái lại đang tạo ra cái gì đó từ quá khứ. Tương lai không là gì ngoài quá khứ lại được phóng chiếu - nhiều mầu sắc hơn, đẹp hơn, nhiều hài lòng hơn, nhưng nó là quá khứ được làm tinh tế lên.
Bạn không thể nghĩ được gì khác hơn quá khứ: tương lai không là gì ngoài quá khứ lại được phóng chiếu - và cả hai là không có. Hiện tại có, nhưng bạn chưa bao giờ trong hiện tại. Đây là điều mơ nghĩa là gì. Và Nietzsche là đúng khi ông ấy nói rằng con người không thể sống được với chân lí. Con người cần dối trá, con người sống qua dối trá. Nietzsche nói rằng chúng ta cứ nói là chúng ta muốn chân lí, nhưng không ai muốn nó. Cái gọi là chân lí của chúng ta không là gì ngoài dối trá, dối trá hay. Không ai sẵn sàng nhìn thực tại trần trụi.
Tâm trí này không thể đi vào con đường của Yoga bởi vì Yoga nghĩa là phương pháp luận để khải lộ chân lí. Yoga là phương pháp để đi tới tâm trí không mơ. Yoga là khoa học để ở đây và bây giờ. Yoga nghĩa là bây giờ bạn sẵn sàng không đi vào trong tương lai. Yoga nghĩa là bây giờ bạn sẵn sàng không hi vọng, không nhảy lên trước bản thể mình. Yoga nghĩa là đương đầu với thực tại như nó vậy.
Cho nên người ta có thể đi vào Yoga, hay con đường của Yoga, chỉ khi người đó thất vọng toàn bộ với tâm trí riêng của mình như nó vậy. Nếu bạn vẫn còn hi vọng rằng bạn có thể thu được cái gì đó qua tâm trí bạn, Yoga không dành cho bạn. Thất vọng toàn bộ là cần thiết - khải lộ rằng tâm trí này cái phóng chiếu ra là vô tích sự, tâm trí này cái đang hi vọng là vô nghĩa, nó chẳng dẫn tới đâu cả. Nó đơn giản khép mắt bạn lại, nó làm bạn bị nhiễm độc, nó chưa bao giờ cho phép thực tại được hiển lộ cho bạn. Nó bảo vệ bạn chống lại thực tại.
Tâm trí bạn là ma tu ý. Nó chống lại cái đang đó. Cho nên chừng nào bạn còn chưa thất vọng toàn bộ với tâm trí bạn, với cách bạn đang hiện hữu, với cách bạn đã tồn tại mãi cho tới giờ... nếu bạn có thể vứt bỏ nó một cách vô điều kiện, thế thì bạn có thể đi vào con đường này.
Cho nên nhiều người trở nên quan tâm nhưng rất ít người đi vào, bởi vì mối quan tâm của bạn có thể chỉ vì tâm trí bạn thôi. Bạn có thể hi vọng rằng bây giờ, qua Yoga, bạn có thể thu được cái gì đó, nhưng động cơ đạt tới có ở đó - rằng bạn có thể trở nên hoàn hảo qua Yoga, bạn có thể đạt tới trạng thái phúc lạc của con người hoàn hảo, bạn có thể trở thành một với Brahman, bạn có thể đạt tới satchitananda... Điều này có thể là nguyên nhân tại sao bạn quan tâm tới Yoga. Nếu đây là nguyên nhân thế thì có thể không có gặp gỡ giữa bạn và con đường chính là Yoga. Thế thì bạn toàn bộ chống lại nó, đi vào chiều đối lập toàn bộ.
Yoga nghĩa là: “Bây giờ không hi vọng, không tương lai, không ham muốn. Nhưng tôi sẵn sàng biết cái gì đang đó. Tôi không quan tâm tới cái gì có thể có, cái gì phải có, cái gì nên có. Tôi không quan tâm! Tôi chỉ quan tâm tới cái đang đó” - bởi vì chỉ cái thực mới có thể làm bạn tự do, chỉ thực tại mới có thể trở thành giải thoát.
Thất vọng toàn bộ là cần. Thất vọng toàn bộ đó được Phật gọi là dukkha. Nếu bạn thực sự trong khổ thì không còn hi vọng, vì hi vọng của bạn sẽ chỉ kéo dài khổ này. Hi vọng của bạn là ma tuý. Nó có thể giúp bạn tiếp tục, nhưng bạn đang đi đâu? Nó sẽ giúp cho bạn đạt tới chỉ cái chết và không đâu khác. Mọi hi vọng của bạn có thể dẫn bạn chỉ tới cái chết - chúng đang dẫn đi.
Trở nên vô hi vọng toàn bộ đi - không tương lai, không hi vọng. Khó đấy... điều đó cần dũng cảm đối diện với cái thực. Nhưng những khoảnh khắc như vậy tới với mọi người, lúc này hay lúc khác. Một khoảnh khắc tới với mọi người khi người đó cảm thấy vô hi vọng toàn bộ. Vô nghĩa tuyệt đối xảy ra cho người đó. Khi người đó trở nên nhận biết rằng bất kì cái gì mình làm cũng đều vô dụng, bất kì nơi đâu người đó đi, người đó chẳng đi tới đâu cả, mọi việc sống đều là vô nghĩa - đột nhiên hi vọng mất đi. Tương lai mất đi, và lần đầu tiên bạn trong hài hoà với hiện tại, lần đầu tiên bạn đối diện với thực tại.
Chừng nào khoảnh khắc này còn chưa tới với bạn... bạn có thể cứ làm asanas, các tư thế; đó không phải là Yoga. Yoga là quay vào bên trong. Nó là quay lại toàn bộ. Khi bạn không đi vào tương lai, không đi tới quá khứ, thế thì bạn bắt đầu đi vào bên trong bản thân mình - bởi vì bản thể của bạn là ở đây và bây giờ, nó không phải là ở trong tương lai. Bạn hiện diện ở đây và bây giờ, bạn có thể đi vào thực tại này. Nhưng thế thì tâm trí phải ở đây. Khoảnh khắc này được chỉ ra bởi lời kinh đầu tiên của Patanjali. Trước khi chúng ta nói về kinh đầu tiên này, vài điều khác phải được hiểu.
Yoga không phải là tôn giáo, nhớ điều đó. Yoga không phải là Hindu giáo, nó không là Mô ha mét giáo. Yoga là khoa học thuần khiết cũng giống như toán học, vật lí hay hoá học. Vật lí không phải là người Ki tô giáo, vật lí không phải là Phật tử. Nếu người Ki tô giáo đã khám phá ra luật của vật lí, thế nữa vật lí vẫn không là Ki tô giáo. Chỉ ngẫu nhiên mà người Ki tô giáo đã đi tới khám phá ra luật của vật lí. Nhưng vật lí vẫn còn là khoa học. Yoga là khoa học - chỉ ngẫu nhiên mà người Hindu khám phá ra nó. Nó không phải là mang tính Hindu. Nó là toán học thuần khiết của bản thể bên trong. Cho nên người Mô ha mét giáo có thể là một yogi, người Ki tô giáo có thể là một yogi, người Jaina, Phật tử có thể là một yogi.
Yoga là khoa học thuần khiết. Và Patanjali là cái tên vĩ đại nhất khi có liên quan tới thế giới của Yoga. Người này là hiếm hoi, không có cái tên khác sánh được với Patanjali. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại người này đã mang tôn giáo tới trạng thái của khoa học. Người này đã làm cho tôn giáo thành khoa học; luật thuần khiết, không niềm tin nào được cần.
Cái gọi là tôn giáo cần niềm tin. Không có khác biệt giữa tôn giáo này và tôn giáo khác; khác biệt chỉ là về niềm tin. Người Mô ha mét giáo có niềm tin nào đó, người Hindu có niềm tin khác nào đó, người Ki tô giáo có niềm tin khác nào đó. Khác biệt là về niềm tin. Yoga không có gì khi liên quan tới niềm tin; Yoga không nói phải tin vào bất kì cái gì. Yoga nói “Kinh nghiệm.” Cũng như khoa học nói “Thực nghiệm,” Yoga nói "Kinh nghiệm". Thực nghiệm và kinh nghiệm cả hai là một; chiều hướng của chúng là khác. Thực nghiệm nghĩa là có cái gì đó bạn có thể làm bên ngoài; kinh nghiệm nghĩa là cái gì đó bạn có thể làm bên trong. Kinh nghiệm là thực nghiệm bên trong.
Khoa học nói, “Không tin, hoài nghi nhiều nhất có thể được,” nhưng cũng nói, "Không không tin” - bởi vì không tin lại là một loại của niềm tin. Bạn có thể tin vào Thượng đế, bạn có thể tin vào khái niệm không Thượng đế. Bạn có thể nói Thượng đế với thái độ cuồng tín; bạn có thể nói điều hoàn toàn đảo ngược, rằng Thượng đế không có, với cùng sự cuồng tín. Vô thần, hữu thần, tất cả đều là những người tin, và niềm tin không phải là cõi giới cho khoa học. Khoa học nghĩa là kinh nghiệm cái gì đó, cái đang đó; không niềm tin nào được cần.
Cho nên điều thứ hai cần nhớ là ở chỗ Yoga mang tính tồn tại, kinh nghiệm, thực nghiệm. Không niềm tin nào được yêu cầu, không đức tin nào được cần - chỉ dũng cảm để kinh nghiệm - và đó là điều đang thiếu. Bạn có thể tin tưởng dễ dàng vì trong niềm tin bạn sẽ không bị biến đổi. Niềm tin là cái gì đó được thêm vào bạn, cái gì đó bề ngoài. Bản thể bạn không bị thay đổi, bạn không trải qua chuyển hoá nào đó. Bạn có thể là người Hindu - bạn có thể trở thành người Ki tô giáo hôm sau. Bạn đơn giản thay đổi, bạn đổi Gita sang Kinh Thánh. Bạn có thể đổi nó sang Koran, nhưng người này đang ôm giữ Gita và bây giờ ôm giữ Kinh Thánh vẫn còn như cũ. Người đó đã đổi niềm tin của mình.
Niềm tin giống như quần áo. Không cái gì bản chất được biến đổi, bạn vẫn còn như cũ. Mổ xẻ người Hindu, mổ xẻ người Mô ha mét giáo - bên trong họ là như nhau. Người Hindu đi tới đền, người Mô ha mét giáo ghét đền. Người Mô ha mét giáo đi tới giáo đường Hồi giáo và người Hindu ghét giáo đường Hồi giáo nhưng bên trong họ là cùng con người.
Niềm tin là dễ dàng vì bạn không thực sự được yêu cầu làm cái gì, chỉ trang phục bên ngoài, trang điểm, cái gì đó bạn có thể gạt sang bên bất kì khoảnh khắc nào bạn thích. Yoga không phải là niềm tin; đó là lí do tại sao nó khó khăn, gian nan - và thỉnh thoảng nó dường như là không thể được. Nó là cách tiếp cận mang tính tồn tại. Bạn sẽ đi tới chân lí không qua niềm tin nhưng qua kinh nghiệm riêng của bạn, qua việc nhận ra riêng của bạn. Điều đó nghĩa là bạn sẽ phải được thay đổi toàn bộ - quan điểm của bạn, cách sống của bạn, tâm trí của bạn; tinh thần của bạn như nó đang vậy phải bị làm tan tành hoàn toàn. Cái gì đó mới phải được tạo ra. Chỉ với cái mới đó bạn sẽ đi vào trong tiếp xúc với thực tại.
Cho nên Yoga là cả cái chết và cuộc sống mới. Như bạn đang vậy bạn sẽ phải chết đi, và chừng nào bạn còn chưa chết, cái mới không thể được sinh ra. Cái mới bị ẩn trong bạn. Bạn chỉ là hạt mầm cho nó và hạt mầm phải rơi xuống, bị đất hấp thu. Hạt mầm phải chết đi, chỉ thế thì cái mới sẽ nảy sinh ra từ bạn. Cái chết của bạn sẽ trở thành cuộc sống mới của bạn. Yoga là cả chết và sinh thành mới. Chừng nào bạn còn chưa sẵn sàng chết đi bạn không thể được tái sinh. Cho nên đấy không phải là vấn đề thay đổi niềm tin.
Yoga không phải là triết lí. Tôi nói nó không phải là tôn giáo và tôi nói nó không phải là triết lí. Nó không phải là cái gì đó bạn có thể nghĩ về. Nó là cái gì đó bạn sẽ phải hiện hữu; nghĩ sẽ không có tác dụng. Suy nghĩ diễn ra trong đầu bạn. Nó không thực sự sâu vào trong gốc rễ của bản thể bạn, nó không phải là tính toàn bộ của bạn. Nó chỉ là một phần, phần chức năng. Nó có thể được huấn luyện và bạn có thể tranh cãi một cách logic, bạn có thể nghĩ một cách hợp lí, nhưng trái tim bạn sẽ vẫn còn như cũ. Trái tim bạn là trung tâm sâu sắc nhất, cái đầu bạn chỉ là cành. Bạn có thể hiện hữu không có đầu nhưng bạn không thể hiện hữu mà không có tim. Đầu bạn không phải là cơ sở.
Yoga liên quan tới toàn bộ bản thể bạn, với gốc rễ của bạn. Nó không phải là triết lí. Cho nên với Patanjali chúng ta sẽ không suy nghĩ, suy xét. Với Patanjali chúng ta sẽ cố gắng biết luật tối thượng của bản thể, luật cho biến đổi của nó, luật về cách chết đi và cách được tái sinh lần nữa, luật cho trật tự mới của bản thể. Đó là lí do tại sao tôi gọi nó là khoa học.
Patanjali là hiếm hoi. Ông ấy là người đã chứng ngộ như Phật, như Krishna, như Christ, như Mahavira, Mohammed, Zarathustra, nhưng ông ấy khác theo một cách nào đó. Phật, Krishna, Mahavira, Zarathustra, Mohammed - không ai trong số họ có thái độ khoa học. Họ là những nhà sáng lập vĩ đại của các tôn giáo. Họ đã thay đổi toàn thể hình mẫu của tâm trí con người và cấu trúc của nó, nhưng cách tiếp cận của họ là không khoa học.
Patanjali giống như một Einstein trong thế giới chư phật. Ông ấy là một hiện tượng. Ông ấy có thể dễ dàng là một người đoạt giải thưởng Nobel như một Einstein hay Bohr hay Max Planck hay Heisenberg. Ông ấy có cùng thái độ, cùng cách tiếp cận như tâm trí chặt chẽ, khoa học. Ông ấy không phải là nhà thơ; Krishna là nhà thơ. Ông ấy không phải là nhà đạo đức; Mahavira là nhà đạo đức. Ông ấy về căn bản là nhà khoa học người nghĩ dưới dạng luật. Và ông ấy đã đi tới suy diễn về các luật tuyệt đối của con người, cấu trúc làm việc tối thượng của tâm trí con người và của thực tại. Và nếu bạn theo Patanjali bạn sẽ đi tới biết rằng ông ấy đích xác hệt như bất kì công thức toán học nào. Đơn giản làm điều ông ấy nói và kết quả sẽ xảy ra. Kết quả nhất định xảy ra - nó cũng hệt như hai cộng với hai là bốn; điều đó cũng hệt như bạn đun nóng nước lên một trăm độ và nó bay hơi. Không niềm tin nào được cần, bạn đơn giản làm điều đó và biết. Nó là cái gì đó được làm và được biết. Đó là lí do tại sao tôi nói không có so sánh: chưa bao giờ lại có một người đã tồn tại trên trái đất này như Patanjali.
Bạn có thể tìm thấy thơ ca trong những lời thốt ra của Phật; nó nhất định có đó. Nhiều lần trong khi Phật đang diễn đạt bản thân mình, ông ấy trở thành nhà thơ. Cõi cực lạc, cõi biết tối thượng đẹp thế, cám dỗ mạnh thế để trở nên thơ ca... cái đẹp, phúc lành là tới mức người ta bắt đầu nói theo ngôn ngữ thơ ca.
Nhưng Patanjali cưỡng lại điều đó. Nó là rất khó, không ai khác đã từng có khả năng cưỡng lại. Jesus, Krishna, Phật, tất cả họ đều trở nên mang tính thơ ca. Khi niềm huy hoàng, cái đẹp bùng nổ bên trong bạn, bạn sẽ bắt đầu nhảy múa, bạn sẽ bắt đầu ca hát. Trong trạng thái đó bạn giống như người yêu, người đã rơi vào trong tình yêu với toàn thể vũ trụ.
Patanjali cưỡng lại điều đó. Ông ấy sẽ không dùng thơ ca; ông ấy thậm chí sẽ không dùng biểu tượng thơ ca. Ông ấy sẽ không làm gì với thơ ca. Ông ấy sẽ không nói dưới dạng cái đẹp: ông ấy sẽ nói dưới dạng toán học, ông ấy sẽ thật chính xác. Và ông ấy sẽ cho bạn câu cách ngôn - những câu cách ngôn đó chỉ là những chỉ báo về điều gì cần được làm. Ông ấy sẽ không bùng nổ trong cực lạc, ông ấy sẽ không nói những điều không thể được nói ra, ông ấy sẽ không cố gắng điều không thể được. Ông ấy sẽ chỉ đẩy xuống nền tảng và nếu bạn đi theo điều nền tảng bạn sẽ đạt tới đỉnh, cái ở bên ngoài. Ông ấy là nhà toán học nghiêm khắc, nhớ lấy điều này.
Lời kinh thứ nhất:
Bây giờ kỉ luật của Yoga.
Athayoganushasanam: Bây giờ kỉ luật của Yoga.
Từng lời phải được hiểu, bởi vì Patanjali sẽ không dùng một lời thừa.
Bây giờ kỉ luật của Yoga... Đầu tiên cố hiểu từ ‘bây giờ’. 'Bây giờ' này là chỉ dẫn tới trạng thái của tâm trí mà tôi vừa nói với các bạn.
Nếu bạn vỡ mộng, nếu bạn vô vọng, nếu bạn đã hoàn toàn trở nên nhận biết về cái vô tích sự của mọi ham muốn; nếu bạn thấy cuộc sống của bạn là vô nghĩa; bất kì cái gì bạn đã từng làm cho tới giờ đã đơn giản rơi vào chết, không cái gì còn lại trong tương lai, bạn trong tuyệt đối thất vọng - điều Kierkegaard gọi là phiền não - bạn đơn giản trong phiền não, đau khổ, không biết cái gì để làm, không biết đâu mà đi, không biết ai mà quay về, đang ở ngay trên bờ của điên khùng hay tự tử hay chết, toàn thể hình mẫu cuộc sống của bạn đã đột nhiên trở thành vô tích sự; nếu khoảnh khắc này đã tới, Patanjali nói, “Bây giờ kỉ luật của Yoga” - chỉ bây giờ bạn mới có thể hiểu được khoa học của Yoga, kỉ luật của Yoga.
Nếu khoảnh khắc đó đã không tới bạn có thể cứ học Yoga: bạn có thể trở thành học giả lớn nhưng bạn sẽ không là nhà yogi. Bạn có thể viết những điều này lên nó, bạn có thể cho bài nói về nó, nhưng bạn sẽ không là nhà yogi. Khoảnh khắc này đã không tới cho bạn. Về trí tuệ bạn có thể trở nên quan tâm, qua tâm trí của mình bạn có thể có được quan hệ với Yoga, nhưng Yoga không là gì nếu nó không là kỉ luật. Yoga không phải là shastra; nó không phải là kinh sách. Nó là kỉ luật, nó là cái gì đó bạn phải làm. Nó không phải là tò mò, nó không phải là suy xét triết lí. Nó là sâu hơn điều đó - nó là vấn đề sống và chết.
Nếu khoảnh khắc này đã tới khi bạn cảm thấy rằng mọi chiều hướng đã trở nên bị lẫn lộn, mọi con đường đã biến mất, tương lai đen tối và mọi ham muốn đã trở nên cay đắng và qua mọi ham muốn bạn đã biết chỉ thất vọng, mọi chuyển động vào trong hi vọng và mơ đã dừng lại:
Bây giờ kỉ luật của Yoga.
Cái ‘bây giờ’ này có thể đã không tới. Thế thì tôi có thể cứ nói về Yoga nhưng bạn sẽ không nghe. Bạn có thể lắng nghe chỉ nếu khoảnh khắc này là hiện tại trong bạn.
Bạn có thực sự không bằng lòng không? Mọi người sẽ nói "có", nhưng việc không bằng lòng đó không phải là thực. Bạn đang không bằng lòng với điều này, bạn có thể không bằng lòng với điều nọ, nhưng bạn không được không bằng lòng toàn bộ. Bạn vẫn còn hi vọng. Bạn không bằng lòng vì hi vọng quá khứ của bạn nhưng bạn vẫn đang hi vọng vì tương lai. Không bằng lòng của bạn là không toàn bộ: bạn vẫn khao khát bằng lòng nào đó ở đâu đó, hài lòng nào đó ở đâu đó.
Thỉnh thoảng bạn cảm thấy vô vọng nhưng vô vọng đó là không đúng. Bạn cảm thấy vô vọng vì hi vọng nào đó vẫn không được đạt tới, hi vọng nào đó đã rơi đi - nhưng việc hi vọng vẫn còn đó, việc hi vọng đã không rơi đi. Bạn sẽ vẫn hi vọng. Bạn không hài lòng với hi vọng này, hi vọng kia, nhưng bạn không phải là không hài lòng với hi vọng như vậy. Nếu bạn thất vọng với hi vọng tới mức một khoảnh khắc đã tới, và thế thì bạn có thể đi vào Yoga. Và thế thì việc đi vào này sẽ không phải là đi vào trong tâm trí, hiện tượng đồn đoán. Việc đi vào này sẽ là đi vào trong kỉ luật.
Kỉ luật là gì? Kỉ luật nghĩa là điều tạo ra một mệnh lệnh bên trong bạn. Như bạn vậy bạn là hỗn độn. Như bạn vậy bạn là trong mất trật tự toàn bộ. Gurdjieff hay nói - và Gurdjieff theo nhiều cách là giống Patanjali, ông ấy lại cố gắng làm cốt lõi của tôn giáo là khoa học - Gurdjieff đã nói rằng bạn không phải là một, bạn là đám đông; không là một ngay cả khi bạn nói "tôi", có bất kì tôi nào. Có nhiều tôi trong bạn, nhiều bản ngã. Buổi sáng cái tôi này, đến chiều cái tôi khác, đến tối cái tôi thứ ba, nhưng bạn chưa bao giờ trở nên nhận biết về đống lộn xộn này - bởi vì ai sẽ trở nên nhận biết về nó? Không có một trung tâm mà có thể trở nên nhận biết.
Kỉ luật của Yoga nghĩa là Yoga muốn tạo ra một trung tâm được kết tinh trong bạn. Như bạn vậy bạn là đám đông và đám đông có nhiều hiện tượng. Một điều là chỗ bạn không thể tin được đám đông. Gurdjieff hay nói rằng con người không thể hứa được: ai sẽ hứa hẹn? Bạn không có đó. Nếu bạn hứa ai sẽ hoàn thành lời hứa? Sáng hôm sau người đã hứa không còn đó.
Mọi người tới tôi và họ nói, "Bây giờ tôi sẽ lấy lời nguyện. Tôi xin hứa làm điều này,” và tôi bảo họ, “Nghĩ hai lần trước khi bạn hứa cái gì đó. Bạn có tin tưởng rằng khoảnh khắc tiếp người đã hứa nó sẽ có đó không?” Bạn quyết định từ ngày mai sẽ dậy sớm buổi sáng lúc bốn giờ, và vào bốn giờ ai đó trong bạn nói, “Đừng bận tâm. Bên ngoài trời lạnh thế. Và tại sao mình lại vội vàng thế? Chúng ta có thể làm nó ngày mai” - và bạn lại rơi vào giấc ngủ. Khi bạn dậy bạn hối hận và bạn nghĩ, “Điều này là không tốt. Mình đáng phải làm nó chứ.” Bạn lại quyết định, “Ngày mai mình sẽ làm điều đó”; và cùng điều đó sẽ xảy ra ngày mai bởi vì vào bốn giờ sáng người hứa không còn đó nữa, ai đó khác đang ở trong ghế. Bạn là câu lạc bộ Quay: chủ tịch cứ thay đổi và mọi thành viên đều trở thành chủ tịch Quay. Có quay vòng: mọi khoảnh khắc ai đó khác là người chủ.
Gurdjieff hay nói, “Đây là đặc trưng chính của con người - rằng con người không thể hứa được.” Bạn không thể hoàn thành lời hứa. Bạn cứ cho lời hứa, và bạn biết rõ rằng bạn không thể hoàn thành được chúng bởi vì bạn không là một; bạn là sự mất trật tự, hỗn độn. Do đó Patanjali nói, “Bây giờ kỉ luật của Yoga.” Nếu cuộc sống của bạn đã trở thành tuyệt đối khổ, nếu bạn đã nhận ra rằng bất kì cái gì bạn làm đều tạo ra địa ngục, thế thì khoảnh khắc đã tới. Khoảnh khắc này có thể thay đổi chiều hướng của bạn, chiều hướng bản thể của bạn.
Mãi cho tới giờ bạn đã sống như sự hỗn độn, đám đông. Yoga nghĩa là bây giờ bạn sẽ phải hài hoà, bạn sẽ phải trở thành một. Kết tinh là được cần, định tâm là được cần. Và chừng nào bạn còn chưa đạt tới trung tâm, mọi điều bạn làm đều vô dụng; điều đó là phí hoài cuộc sống và thời gian. Trung tâm là điều cần thiết đầu tiên, và chỉ người có trung tâm mới có thể phúc lạc được. Mọi người đều hỏi về điều đó. Nhưng bạn không thể hỏi được - bạn phải kiếm được nó! Mọi người đều khao khát trạng thái phúc lạc của bản thể. Nhưng chỉ một trung tâm mới có thể phúc lạc, đám đông không thể phúc lạc được. Đám đông không có cái ta, không có atman. Ai sẽ phúc lạc?
Phúc lạc nghĩa là im lặng tuyệt đối, và im lặng là có thể chỉ khi có hài hoà - khi mọi mảnh mẩu bất hoà đã trở thành một, khi không có đám đông, mà có một. Khi bạn một mình trong nhà và không ai khác ở đó, bạn sẽ phúc lạc. Ngay bây giờ mọi người khác đều ở trong nhà bạn, bạn không có đó. Chỉ khách có đó, chủ bao giờ cũng vắng mặt - và chỉ chủ mới có thể phúc lạc.
Việc định tâm này Patanjali gọi là kỉ luật, anushasanam. Từ ‘discipline-kỉ luật’ là hay. Nó tới từ cùng gốc như từ ‘disciple - đệ tử’. ‘Discipline-kỉ luật’ nghĩa là năng lực để học, năng lực để biết. Nhưng bạn không thể biết, bạn không thể học chừng nào bạn còn chưa đạt tới năng lực hiện hữu.
Một người có lần tới Phật và người đó nói... người đó phải đã là một nhà cải cách xã hội, nhà cách mạng... người đó nói với Phật, “Thế giới đang trong khổ. Tôi đồng ý với ông.”
Phật chưa bao giờ nói rằng thế giới đang trong khổ. Phật nói bạn là khổ, không phải thế giới; sống là khổ, không phải thế giới; con người là khổ, không phải thế giới; tâm trí là khổ, không phải thế giới. Nhưng nhà cách mạng đó nói, “Thế giới đang trong khổ, tôi đồng ý với ông. Bây giờ nói cho tôi, tôi có thể làm gì? Tôi có từ bi sâu sắc và tôi muốn phục vụ nhân loại.”
Phục vụ phải đã là khẩu hiệu của ông ta! Phật nhìn ông ta và vẫn còn im lặng. Đệ tử của Phật, Ananda, nói, “Người này dường như chân thành. Hướng dẫn ông ấy đi. Sao thầy im lặng?”
Thế rồi Phật nói với nhà cách mạng đó, “Ông muốn phục vụ thế giới, nhưng ông đang ở đâu? Tôi không thấy người nào bên trong. Tôi nhìn vào ông - không có người. Ông không có trung tâm nào, và chừng nào ông còn chưa được định tâm bất kì điều gì ông làm đều sẽ tạo ra nhiều hại hơn.”
Mọi nhà cải cách xã hội của bạn, mọi nhà cách mạng của bạn, nhà lãnh đạo của bạn, họ là những kẻ tạo ra nguy hại lớn, lái buôn điều hại. Thế giới sẽ tốt hơn nếu như không có những người lãnh đạo. Nhưng họ không thể đừng được: họ phải làm cái gì đó bởi vì thế giới đang trong khổ và họ không được định tâm, cho nên bất kì điều gì họ làm đều sẽ tạo ra nhiều khổ hơn. Từ bi qua một người được định tâm là cái gì đó khác toàn bộ. Từ bi qua đám đông là tai hại, từ bi đó là chất độc.
Bây giờ kỉ luật của Yoga.
'Kỉ luật' nghĩa là năng lực để hiện hữu, năng lực để biết, năng lực để học. Chúng ta phải hiểu ba điều này.
Năng lực để hiện hữu.... Mọi tư thế Yoga không thực sự liên quan tới thân thể, chúng liên quan tới năng lực để hiện hữu. Patanjali nói nếu bạn có thể ngồi im lặng không cử động thân thể trong vài giờ, bạn đang phát triển trong năng lực hiện hữu. Tại sao bạn cử động? Bạn không thể ngồi mà không cử động cho dù vài giây: thân thể bạn bắt đầu cử động, ở đâu đó bạn cảm thấy ngứa, chân tê dại, nhiều thứ bắt đầu xảy ra - đây chỉ là những cái cớ cho bạn cử động.
Bạn không là người chủ. Bạn không thể nói với thân thể, “Bây giờ tôi sẽ không cử động trong một giờ.” Thân thể sẽ nổi loạn ngay lập tức! Ngay lập tức nó sẽ buộc bạn cử động, làm cái gì đó. Và nó sẽ cho lí do: “Mình phải cử động vì con bọ cắn.” Bạn có thể không tìm thấy con bọ nào khi bạn nhìn. Bạn không là sự hiện hữu, bạn là sự run rẩy - hoạt động cuồng nhiệt liên tục. Các asanas, tư thế, của Patanjali không thực liên quan tới bất kì huấn luyện sinh lí nào nhưng có liên quan tới huấn luyện bên trong của hiện hữu: chỉ hiện hữu, không làm gì, không cử động nào, không hoạt động nào. Chỉ vẫn còn đấy - việc vẫn còn đó sẽ giúp định tâm.
Nếu bạn có thể vẫn còn trong một tư thế thân thể sẽ trở thành nô lệ; nó sẽ theo bạn. Và thân thể càng theo bạn, bạn sẽ càng có hiện hữu lớn hơn bên trong bạn, hiện hữu mạnh hơn bên trong bạn. Và nhớ, nếu thân thể không chuyển động tâm trí bạn không thể chuyển động, bởi vì tâm trí và thân thể không phải là hai điều. Chúng là hai cực của một hiện tượng. Bạn không là thân thể và tâm trí, bạn là thân tâm. Nhân cách của bạn mang tính thân thể tâm trí, thân tâm, cả hai. Tâm trí là phần tinh tế nhất của thân thể. Hay bạn có thể nói đảo ngược lại, rằng thân thể là phần thô nhất của tâm trí. Cho nên bất kì cái gì xảy ra trong thân thể đều xảy ra trong tâm trí và ngược lại, bất kì cái gì xảy ra trong tâm trí đều xảy ra trong thân thể. Nếu thân thể không chuyển động và bạn có thể thu được một tư thế, nếu bạn có thể nói với thân thể, “Giữ yên tĩnh đi,” tâm trí sẽ vẫn còn im lặng. Thực sự, tâm trí bắt đầu chuyển động và cố làm chuyển động thân thể, bởi vì nếu thân thể chuyển động thế thì tâm trí có thể chuyển động. Trong thân thể không chuyển động, tâm trí không thể chuyển động được; nó cần thân thể chuyển động.
Nếu thân thể không chuyển động, tâm trí không chuyển động - bạn được định tâm. Tư thế không chuyển động này không chỉ là huấn luyện sinh lí, nó chỉ để tạo ra tình huống trong đó việc định tâm có thể xảy ra, trong đó bạn có thể trở nên có kỉ luật. Khi bạn hiện hữu, khi bạn đã trở nên được định tâm, khi bạn biết hiện hữu nghĩa là gì, thế thì bạn có thể học được bởi vì thế thì bạn sẽ khiêm tốn. Thế thì bạn có thể buông xuôi. Thế thì không bản ngã giả nào sẽ níu bám lấy bạn bởi vì một khi được định tâm bạn biết mọi bản ngã đều là giả. Thế thì bạn có thể cúi lạy. Thế thì đệ tử được sinh ra.
Trở thành đệ tử là một thành tựu lớn. Chỉ qua kỉ luật bạn mới trở thành đệ tử. Chỉ qua việc được định tâm bạn mới trở nên khiêm tốn, bạn mới trở nên cảm nhận, bạn mới trở nên trống rỗng và guru, thầy, có thể rút bản thân thầy vào bạn. Trong trống rỗng của bạn, trong im lặng của bạn, thầy có thể tới và đạt tới bạn. Trao đổi trở thành có thể.
Đệ tử nghĩa là người được định tâm, khiêm tốn, cảm nhận, cởi mở, sẵn sàng, tỉnh táo, chờ đợi, cầu nguyện. Trong Yoga thầy là rất, rất quan trọng, tuyệt đối quan trọng, bởi vì chỉ khi bạn ở gần với người được định tâm, việc định tâm của riêng bạn sẽ xảy ra.
Đó là nghĩa của satsang. Bạn đã nghe tới từ ‘satsang’; nó bị dùng sai toàn bộ. Satsang nghĩa là, trong việc ở gần với chân lí; nó nghĩa là, gần chân lí, nó nghĩa là gần thầy người đã trở thành một với chân lí - chỉ ở gần người đó, cởi mở, cảm nhận và chờ đợi. Nếu chờ đợi của bạn đã trở thành sâu sắc, mãnh liệt, giao cảm sâu sắc sẽ xảy ra.
Thầy không định làm gì cả. Thầy đơn giản ở đó, sẵn có. Nếu bạn cởi mở thầy sẽ chảy vào trong bạn. Việc chảy này được gọi là satsang. Với thầy bạn không cần học cái gì khác. Nếu bạn có thể học satsang, vậy là đủ - nếu bạn có thể chỉ ở gần thầy mà không hỏi, không nghĩ, không tranh cãi; chỉ hiện diện ở đó, sẵn có, để cho hiện hữu của thầy có thể chảy vào trong bạn.... Và hiện hữu có thể chảy được. Nó đã chảy rồi. Bất kì chỗ nào một người đạt tới tính toàn vẹn, hiện hữu của người đó trở nên toả sáng. Người đó tuôn chảy. Dù bạn có đó để nhận hay không, đấy không phải là vấn đề. Người đó chảy như dòng sông. Nếu bạn trống rỗng như chiếc bình, sẵn sàng, cởi mở, thầy sẽ chảy vào bạn.
Đệ tử nghĩa là người sẵn sàng để nhận, người đã trở thành bụng mẹ... thầy có thể thấm vào trong người đó. Đây là nghĩa của từ satsang. Về căn bản nó không phải là bài nói; satsang không phải là bài nói. Có thể có bài nói nhưng bài nói chỉ là cái cớ. Bạn ở đây và tôi sẽ nói về kinh của Patanjali - đó chỉ là cái cớ. Nếu bạn thực sự ở đây thế thì bài nói, việc nói, trở thành chỉ là cái cớ cho việc hiện hữu của bạn ở đây, cho bạn ở đây. Và nếu bạn thực sự ở đây, satsang bắt đầu. Tôi có thể chảy, và việc chảy đó là sâu hơn bất kì việc nói nào, bất kì trao đổi nào qua ngôn ngữ, hơn bất kì gặp gỡ trí tuệ nào với bạn.
Trong khi tâm trí bạn được tham gia... nếu bạn là đệ tử, nếu bạn là người có kỉ luật, nếu tâm trí bạn được tham gia vào việc nghe tôi, thế thì bản thể bạn có thể ở trong satsang. Thế thì cái đầu của bạn bận rộn. Nếu trái tim bạn cởi mở thế thì ở mức sâu hơn sự gặp gỡ xảy ra. Gặp gỡ đó là satsang, và mọi thứ khác chỉ là cái cớ để tìm ra cách ở gần thầy.
Sự gần gũi là tất cả - nhưng chỉ đệ tử mới có thể ở gần. Bất kì ai và mọi người không thể ở gần được. Sự gần gũi nghĩa là tin cậy yêu mến. Tại sao chúng ta không gần gũi? - bởi vì có sợ. Quá gần có thể là nguy hiểm, quá cởi mở có thể là nguy hiểm, bởi vì bạn trở nên mong manh và thế thì sẽ khó cho bạn phòng thủ. Cho nên chỉ như biện pháp an ninh chúng ta giữ mọi người, chúng ta chưa bao giờ cho phép ai đi vào một khoảng cách nào đó.
Mọi người có lãnh thổ quanh mình. Bất kì khi nào ai đó đi vào lãnh thổ của bạn, bạn trở nên sợ. Mọi người đều có không gian để bảo vệ. Bạn đang ngồi một mình trong phòng của bạn, một người lạ vào trong phòng: quan sát khi bạn trở nên thực sự sợ. Có một điểm... nếu người đó đi vào tới điểm đó, bên ngoài điểm đó bạn sẽ trở nên sợ, bạn sẽ khiếp hãi. Một run rẩy bất thần sẽ được cảm thấy. Người đó có thể đi ra ngoài lãnh thổ nào đó.
Ở gần nghĩa là bây giờ bạn không có lãnh thổ của riêng bạn. Ở gần nghĩa là thành mong manh; ở gần nghĩa là bất kì cái gì xảy ra, bạn không nghĩ dưới dạng an ninh.
Đệ tử có thể ở gần bởi hai lí do. Một: người đó là người đã định tâm, người đó đang cố gắng được định tâm. Người thậm chí đang cố gắng được định ta trở nên không sợ; người đó trở nên bạo dạn. Người đó có cái gì đó mà không thể bị giết. Bạn không có cái gì, do đó mới sợ. Bạn là đám đông. Đám đông có thể tan rã bất kì khoảnh khắc nào. Bạn không có cái gì như tảng đá sẽ có đó dù bất kì cái gì xảy ra. Bạn tồn tại không có tảng đá, không có nền tảng - ngôi nhà bằng bìa, nhất định bao giờ cũng trong sợ hãi. Bất kì cơn gió nào, thậm chí bất kì cơn gió nhẹ nào cũng có thể phá huỷ bạn, cho nên bạn phải bảo vệ bản thân mình.
Bởi vì việc bảo vệ thường xuyên này bạn không thể yêu được, bạn không thể tin cậy được, bạn không thể thân thiện được. Bạn có thể có nhiều bạn bè nhưng không có tình bạn, bởi vì tình bạn cần sự gần gũi. Bạn có thể có vợ và chồng và cái gọi là người yêu, nhưng không có tình yêu, bởi vì tình yêu cần sự gần gũi, tình yêu cần tin cậy. Bạn có thể có các guru, thầy nhưng không có tính đệ tử, bởi vì bạn không thể cho phép bản thân mình được trao toàn bộ cho sự hiện hữu của ai đó; việc ở gần sự hiện hữu của người đó, tính gần gũi với sự hiện hữu của người đó, để cho người đó có thể áp đảo bạn, làm ngập chìm bạn.
Đệ tử nghĩa là người tìm kiếm, người không phải là đám đông, người đang cố được định tâm và kết tinh - ít nhất đang cố gắng, đang làm nỗ lực, nỗ lực chân thành để trở thành cá nhân, để cảm thấy bản thể mình, để trở thành người chủ riêng của mình. Toàn thể kỉ luật của Yoga là nỗ lực làm cho bạn thành người chủ của bản thân bạn. Như bạn vậy, bạn chỉ là nô lệ của nhiều, nhiều ham muốn. Nhiều, nhiều người chủ có đó và bạn chỉ là nô lệ - và bị kéo đi theo nhiều hướng.
Bây giờ kỉ luật của Yoga.
Yoga là kỉ luật. Nó là nỗ lực về phần bạn để thay đổi bản thân bạn. Nhiều điều khác phải được hiểu. Yoga không phải là cách trị liệu. Ở phương Tây nhiều cách trị liệu tâm lí bây giờ thịnh hành, và nhiều nhà tâm lí phương Tây nghĩ rằng Yoga cũng là cách trị liệu. Nó không phải vậy! Nó là kỉ luật. Và khác biệt là gì? Đây là khác biệt: trị liệu được cần khi bạn ốm, trị liệu được cần khi bạn bị bệnh, trị liệu được cần nếu bạn bệnh hoạn. Kỉ luật được cần ngay cả khi bạn mạnh khoẻ. Thực ra, chỉ khi bạn mạnh khoẻ thế thì kỉ luật có thể giúp ích. Nó không dành cho trường hợp bệnh hoạn.
Yoga dành cho những người hoàn toàn mạnh khoẻ khi có liên quan tới y học, bình thường. Họ không tinh thần phân liệt, họ không điên, họ không thần kinh. Họ là những người bình thường, người mạnh khoẻ không có bệnh hoạn đặc biệt. Dầu vậy họ trở nên nhận biết rằng bất kì cái gì được gọi là bình thường cũng đều vô tích sự, bất kì cái gì được gọi là mạnh khoẻ đều vô dụng. Cái gì đó hơn được cần tới, cái gì đó lớn hơn được cần tới, cái gì đó linh thiêng hơn và toàn thể là được cần tới.
Trị liệu dành cho người ốm. Trị liệu có thể giúp bạn đi tới Yoga, nhưng Yoga không phải là trị liệu. Yoga dành cho trật tự cao hơn của mạnh khoẻ, trật tự khác hơn của mạnh khoẻ - một kiểu khác của hiện hữu và tính toàn thể. Trị liệu có thể, nhiều nhất, làm cho bạn được điều chỉnh. Freud nói chúng ta không thể làm được nhiều hơn. Chúng ta có thể làm cho mình được điều chỉnh, thành viên bình thường của xã hội - nhưng nếu bản thân xã hội là bệnh hoạn thì sao? Và nó vậy đấy! Bản thân xã hội bị ốm. Trị liệu có thể làm cho bạn thành bình thường theo nghĩa là bạn được điều chỉnh theo xã hội, nhưng bản thân xã hội là ốm.
Cho nên thỉnh thoảng chuyện xảy ra là trong một xã hội ốm yếu người mạnh khoẻ bị coi là ốm. Một Jesus bị coi là ốm và mọi nỗ lực được thực hiện để làm cho ông ấy được điều chỉnh. Và người ta thấy rằng ông ấy là trường hợp vô vọng, thế thì ông ấy bị đóng đinh. Khi người ta thấy rằng chẳng thể làm được gì, rằng người này là không thể chữa khỏi được, thế thì ông ấy bị đóng đinh. Bản thân xã hội là ốm vì xã hội không là gì ngoài tính tập thể của bạn. Nếu mọi thành viên là ốm, xã hội ốm, và mọi thành viên phải được điều chỉnh theo nó.
Yoga không phải là trị liệu, Yoga không cố gắng theo bất kì cách nào để làm cho bạn được điều chỉnh theo xã hội. Nếu bạn muốn định nghĩa Yoga dưới dạng của điều chỉnh thế thì nó không phải là điều chỉnh với xã hội, nhưng nó là điều chỉnh với bản thân sự tồn tại. Nó là điều chỉnh với điều thiêng liêng.
Cho nên chuyện có thể xảy ra là một nhà yogi hoàn hảo có thể dường như là điên với bạn. Người đó có thể có vẻ mất ý thức, bởi vì bây giờ người đó trong tiếp xúc với điều vĩ đại hơn, với tâm trí cao hơn, với trật tự cao hơn của mọi sự. Người đó trong tiếp xúc với tâm trí vũ trụ. Điều đó bao giờ cũng xảy ra như vậy: vị Phật, một Jesus, một Krishna, họ bao giờ cũng trông điên điên gàn gàn theo cách nào đó.
Đó là lí do tại sao người ta gọi họ là avatara - hoá thân, người bên ngoài. Họ đã tới dường như từ hành tinh khác nào đó, họ không thuộc vào chúng ta. Họ có thể cao hơn, họ có thể tốt, họ có thể thiêng liêng, nhưng họ không thuộc vào chúng ta. Họ tới từ chỗ nào đó khác. Họ không phải là đồng bào, cùng bọc cùng gói con người chúng ta, nhân loại. Cảm giác này còn dai dẳng rằng họ là người bên ngoài. Họ không phải bên ngoài đâu - họ là những người bên trong thực sự bởi vì họ đã chạm tới cốt lõi bên trong nhất của sự tồn tại. Nhưng với chúng ta họ dường như vậy.
Bây giờ kỉ luật của Yoga.
Nếu tâm trí bạn đã đi tới nhận ra rằng bất kì cái gì bạn đã từng làm mãi cho tới giờ đều chỉ là vô nghĩa, tệ nhất nó đã là ác mộng và tốt nhất nó là giấc mơ đẹp, thế thì con đường của kỉ luật mở ra trước bạn. Con đường đó là gì? Định nghĩa cơ sở là:
Yoga là việc dừng lại của tâm trí - chittavrittinirodha.
Tôi bảo bạn rằng Patanjali chỉ có tính toán học. Trong mỗi một câu, “Bây giờ kỉ luật của Yoga,” ông ấy được kết thúc với bạn. Đây là câu duy nhất đã từng được dùng cho bạn. Bây giờ ông ấy coi là chuyện đương nhiên rằng bạn quan tâm tới Yoga không như hi vọng mà như kỉ luật, như việc biến đổi ngay ở đây và bây giờ. Ông ấy tiến tới định nghĩa:
Yoga là việc dừng lại của tâm trí.
Đây là định nghĩa về Yoga, điều tốt nhất. Yoga đã từng được định nghĩa theo nhiều cách; có nhiều định nghĩa. Một số người nói Yoga là gặp gỡ của tâm trí với điều thiêng liêng; do đó, nó được gọi là Yoga - Yoga nghĩa là gặp gỡ, nối với nhau. Một số người nói rằng Yoga nghĩa là vứt bỏ bản ngã, bản ngã là rào chắn: khoảnh khắc bạn vứt bỏ bản ngã bạn được nối với điều thiêng liêng. Bạn đã được nối rồi; chỉ bởi vì bản ngã dường như là bạn đã không được nối. Và có nhiều định nghĩa, nhưng định nghĩa của Patanjali là khoa học nhất. Ông ấy nói, “Yoga là việc dừng lại của tâm trí.”
Yoga là trạng thái của vô trí. Từ ‘tâm trí’ bao quát mọi điều - bản ngã của bạn, ham muốn của bạn, hi vọng của bạn, triết lí của bạn, tôn giáo của bạn, kinh sách của bạn. ‘Tâm trí’ bao quát tất cả. Bất kì cái gì bạn có thể nghĩ đều là tâm trí. Mọi điều được biết, mọi điều có thể được biết, mọi điều là biết được, đều bên trong tâm trí. Việc dừng lại của tâm trí nghĩa là việc dừng lại của cái đã biết, việc dừng lại của cái có thể biết được. Nó là cú nhảy vào trong cái không biết. Khi có vô trí bạn ở trong cái không biết. Yoga là cú nhảy vào trong cái không biết. Nói 'cái không biết' là không đúng; thay vì thế, 'cái không thể biết'.
Tâm trí là gì? Tâm trí làm gì ở đó? Nó là gì? Thông thường chúng ta nghĩ rằng tâm trí là cái gì đó có thật ở đó, bên trong đầu. Patanjali không đồng ý - và không người nào đã từng biết tới cái bên trong của tâm trí sẽ đồng ý. Khoa học hiện đại cũng không đồng ý. Tâm trí không phải là cái gì đó có thật bên trong đầu. Tâm trí chỉ là chức năng, chỉ là hoạt động.
Bạn bước, và tôi nói bạn bước. Việc bước là gì? Nếu bạn dừng, việc bước ở đâu? Nếu bạn ngồi, việc bước đã đi đâu rồi? Việc bước không phải là cái gì có thật; nó là hoạt động. Cho nên trong khi bạn ngồi không ai có thể hỏi, “Bạn đã để việc bước của bạn ở đâu rồi? vừa mới đây bạn đã bước, cho nên việc bước đã đi đâu rồi?” Bạn sẽ cười. Bạn sẽ nói, “Việc bước không phải là cái gì đó có thật, nó chỉ là hoạt động. Tôi có thể bước. Tôi có thể lại bước và tôi có thể dừng. Nó là hoạt động.”
Tâm trí cũng là hoạt động, nhưng bởi vì từ 'tâm trí' Tốt hơn cả nên gọi nó là 'đang để tâm' - cũng như đang bước. Tâm trí nghĩa là ‘đang để tâm’, tâm trí nghĩa là suy nghĩ. Nó là hoạt động.
Lặp đi lặp lại tôi đã từng trích dẫn Bồ đề đạt ma....
Ông ấy tới Trung Quốc và hoàng đế của Trung Quốc ra đón ông ấy. Và hoàng đế nói, “Tâm trí ta rất bất ổn, rất rối loạn. Ông là hiền nhân lớn và ta đã từng chờ đợi ông. Nói cho ta điều ta phải làm để làm an bình tâm trí ta.”
Bồ đề đạt ma nói, “Không làm gì cả. Đầu tiên, ông đem tâm trí của ông ra cho ta.”
Hoàng đế không thể hiểu nổi. Ông ta nói, “Ông ngụ ý gì?”
Ông ấy nói, “Sáng mai vào bốn giờ sáng ông tới đi, khi không có ai ở đây. Đến một mình thôi - và nhớ đem tâm trí của ông đi cùng ông.”
Cả đêm hoàng đế không thể ngủ được. Nhiều lần ông ấy đã cắt bỏ toàn thể ý tưởng này: “Người này dường như điên. Ông ấy ngụ ý gì, ‘Đến với tâm trí của ông, đừng quên’?” Nhưng con người này say mê, duyên dáng tới mức ông ta không thể cắt bỏ được việc hẹn này.
Dường như một từ lực kéo ông ta đi, vào lúc bốn giờ, ông ta nhảy ra khỏi giường và nói, “Dù bất kì cái gì xảy ra, mình phải đi. Người này có thể có cái gì đó, mắt người này nói rằng người này có cái gì đó. Có vẻ có chút ít điên khùng... nhưng dầu vậy mình phải đi và xem điều gì có thể xảy ra.”
Thế là ông ấy tới, và Bồ đề đạt ma đang ngồi cùng với cây thiền trượng lớn của ông ấy. Và ông ấy nói, “Vậy là ông đã tới? Tâm trí của ông đâu? Ông có mang nó đi hay không?”
Hoàng đế nói, “Ông nói điều vô nghĩa. Khi tôi ở đây tâm trí tôi ở đây, và nó không phải là cái gì đó mà tôi có thể quên ở đâu đó. Nó là ở trong tôi.”
Thế là Bồ đề đạt ma nói, “Vâng. Vậy điều đầu tiên được quyết định - rằng tâm trí là ở bên trong ông.”
Hoàng đế nói, “Vâng, tâm trí là ở bên trong tôi.”
Bồ đề đạt ma nói, “Bây giờ nhắm mắt lại và tìm xem nó ở đâu. Và nếu ông có thể tìm ra nó ở đâu, lập tức chỉ cho ta. Ta sẽ làm cho nó an bình.”
Thế là hoàng đế nhắm mắt lại, cố đi cố lại, nhìn đi nhìn lại. Ông ta càng nhìn ông ta càng trở nên nhận biết rằng không có tâm trí, rằng tâm trí là hoạt động. Nó không phải là cái gì đó ở đó để cho người ta có thể chỉ ra nó. Nhưng khoảnh khắc ông ấy nhận ra rằng nó không phải là cái gì đó, thế thì cái ngớ ngẩn của việc truy tìm của ông ấy trở nên được phơi bày ra cho ông ta: “Nếu nó không phải là cái gì đó, chẳng cái gì có thể được làm về nó. Nếu nó là hoạt động, thế thì không làm hoạt động đó; có vậy thôi. Nếu nó giống như bước đi, đừng bước nữa.”
Ông ta mở mắt ra. Ông ta cúi lạy Bồ đề đạt ma và nói, “Không có tâm trí để được tìm.”
Bồ đề đạt ma nói, “Thế thì ta đã làm nó an bình rồi. Và bất kì khi nào ông cảm thấy không thoải mái, cứ nhìn vào bên trong xem cái không thoải mái đó là ở đâu.”
Chính việc nhìn là phản-tâm trí, bởi vì nhìn không phải là nghĩ. Và nếu bạn nhìn một cách mãnh liệt toàn thể năng lượng của bạn trở thành cái nhìn, và cùng năng lượng đó trở thành chuyển động và suy nghĩ.
Yoga là việc dừng lại của tâm trí.
Đây là định nghĩa của Patanjali: khi không có tâm trí, bạn ở trong Yoga, khi có tâm trí bạn không trong Yoga. Cho nên bạn có thể làm mọi tư thế nhưng nếu tâm trí cứ vận hành, nếu bạn vẫn nghĩ, bạn không trong Yoga.
Yoga là trạng thái của vô trí. Nếu bạn có thể hiện hữu không có tâm trí, không làm bất kì tư thế nào, bạn đã trở thành nhà yogi hoàn hảo. Điều đó đã xảy ra cho nhiều người mà không làm tư thế nào, và nó đã không xảy ra cho nhiều người đã từng làm nhiều tư thế trong nhiều kiếp. Bởi vì điều cơ bản cần được hiểu là: khi hoạt động về suy nghĩ không có đó... bạn có đó khi hoạt động của tâm trí không có đó. Khi ý nghĩ đã biến mất - chúng cũng hệt như mây vậy - khi chúng đã biến mất bản thể bạn, cũng như bầu trời, không bị che khuất. Nó bao giờ cũng có đó - chỉ bị che khuất bởi mây, chỉ bị che khuất bởi ý nghĩ.
Yoga là việc dừng lại của tâm trí.
Bây giờ ở phương Tây có nhiều hấp dẫn tới Zen - một phương pháp Nhật Bản của Yoga. Từ ‘Zen - Thiền’ bắt nguồn từ dhyana. Bồ đề đạt ma đã đưa từ ‘dhyana’ này vào Trung Quốc. Từ ‘dhyana’ trở thành jhan, và thế rồi ở Trung Quốc thành ch’an, và thế rồi từ này đi sang Nhật Bản và trở thành ‘Zen’.
Gốc rễ là ‘dhyana’. ‘Dhyana’ nghĩa là vô trí, cho nên toàn thể huấn luyện về Thiền ở Nhật Bản không là gì ngoài cách dừng lại 'việc để ý', cách để là vô trí, cách hiện hữu đơn giản không có suy nghĩ. Cố thử nó đi! Khi tôi nói cố thử nó, điều đó sẽ có vẻ mâu thuẫn, bởi vì không có cách khác để nói nó. Bởi vì nếu bạn cố, chính việc cố thử đó, nỗ lực đó, lại tới từ tâm trí. Bạn có thể ngồi trong một tư thế và bạn có thể thử japa nào đó, việc tụng niệm, một mật chú, hay bạn có thể cố thử ngồi im lặng, không nghĩ. Nhưng thế thì 'không nghĩ' trở thành việc nghĩ. Thế thì bạn cứ nói, “Tôi không nghĩ, không nghĩ, dừng suy nghĩ,” nhưng đây toàn là suy nghĩ.
Cố hiểu đi. Khi Patanjali nói vô trí, ... việc dừng của tâm trí, ông ấy ngụ ý việc dừng lại hoàn toàn. Ông ấy sẽ không cho phép bạn đọc câu mật chú, “Ram-Ram-Ram.” Ông ấy sẽ nói rằng đây không phải là việc dừng lại, bạn đang dùng tâm trí. Ông ấy sẽ nói, “Đơn giản dừng lại!” Nhưng bạn sẽ hỏi, “Làm sao? Làm sao tôi có thể đơn giản dừng lại?” Tâm trí tiếp tục. Cho dù bạn ngồi, tâm trí vẫn tiếp tục. Cho dù bạn không làm nó vẫn cứ làm.
Patanjali nói, “Thế thì chỉ nhìn thôi. Để tâm trí đi, để tâm trí làm bất kì cái gì nó đang làm. Ông chỉ nhìn. Ông không can thiệp. Ông chỉ là nhân chứng. Ông chỉ là người đang xem, không bận tâm, dường như tâm trí không thuộc vào ông, dường như nó không phải là việc của ông, không phải là mối quan tâm của ông. Đừng quan tâm! Chỉ nhìn và để tâm trí chảy đi. Nó đang chảy bởi vì đà quá khứ, bởi vì ông bao giờ cũng giúp nó chảy. Hành động này đã lấy đà riêng của nó, cho nên nó chảy đi. Chỉ đừng cộng tác. Nhìn, và để tâm trí chảy đi.”
Trong nhiều, nhiều kiếp, có thể hàng triệu kiếp, bạn đã hợp tác với nó, bạn đã giúp nó, bạn đã cho nó năng lượng. Sông sẽ chảy một lúc. Nếu bạn không hợp tác, nếu bạn chỉ nhìn, không quan tâm - lời của Phật là ‘dửng dưng’, upeksha: nhìn không có bất kì quan tâm nào, chỉ nhìn, không làm gì theo bất kì cách nào - tâm trí sẽ chảy qua một chốc và nó sẽ tự nó dừng lại. Khi đà bị mất, khi năng lượng đã chảy đi, tâm trí sẽ dừng lại. Khi tâm trí dừng lại bạn ở trong Yoga: bạn đã đạt tới kỉ luật. Đây là định nghĩa:
Yoga là việc dừng lại của tâm trí.
Thế thì nhân chứng được đưa vào trong bản thân nó.
Khi tâm trí dừng, nhân chứng được đưa vào trong bản thân nó.
Khi bạn có thể đơn giản nhìn mà không bị đồng nhất với tâm trí, không phán xét, không ca ngợi, kết án, không chọn lựa; bạn đơn giản nhìn và tâm trí chảy đi, một thời điểm tới khi bằng chính nó, của chính nó, tâm trí dừng lại.
Khi có vô trí bạn đã được đưa vào trong việc chứng kiến của mình. Thế thì bạn đã trở thành nhân chứng, chỉ là người nhìn, một drashta, một sakshi. Thế thì bạn không là người làm, thế thì bạn không là người nghĩ. Thế thì bạn đơn giản hiện hữu, hiện hữu thuần khiết, thuần khiết nhất của hiện hữu. Thế thì nhân chứng được đưa vào trong bản thân nó.
Trong trạng thái khác có đồng nhất
với những biến thể của tâm trí.
Ngoại trừ việc chứng kiến, trong mọi trạng thái bạn đều bị đồng nhất với tâm trí. Bạn trở thành một với dòng chảy ý nghĩ, bạn trở thành một với mây: lúc thì với mây trắng, lúc thì với mây đen, lúc thì với mây mưa, lúc thì với mây trống rỗng, trống không. Nhưng dù là bất kì cái gì, bạn trở thành một với ý nghĩ đó, bạn trở thành một với mây đó, và bạn bỏ lỡ thuần khiết của bầu trời của bạn, thuần khiết của không gian. Bạn trở nên bị che mờ và việc che mờ này xảy ra bởi vì bạn bị đồng nhất, bạn trở thành một.
Một ý nghĩ tới. Bạn đói và ý nghĩ nhoáng lên trong tâm trí. Ý nghĩ này đơn giản là ở chỗ có cơn đói, dạ dầy cảm thấy đói. Ngay lập tức bạn bị đồng nhất; bạn nói, “Mình đói.” Tâm trí được chất đầy với một ý nghĩ rằng đói có đó, bạn đã trở nên bị đồng nhất và bạn nói, “Mình đói.” Đây là đồng nhất.
Phật cũng cảm thấy đói, Patanjali cũng cảm thấy đói, nhưng Patanjali sẽ không bao giờ nói, “Mình đói”; ông ấy sẽ nói, “Thân thể đói”; ông ấy sẽ nói, “Dạ dầy mình cảm thấy đói”; ông ấy sẽ nói, “Có cơn đói. Mình là nhân chứng. Mình đã đi tới chứng kiến ý nghĩ này mà đã từng nhoáng lên bởi vì bụng đưa vào não rằng ‘tôi đói.’” Bụng đói, Patanjali sẽ vẫn còn là nhân chứng. Bạn trở nên bị đồng nhất, bạn trở thành một với ý nghĩ này.
Rồi nhân chứng được đưa vào trong bản thân nó.
Trong trạng thái khác có đồng nhất
với những biến thể của tâm trí.
Đây là định nghĩa:
Yoga là việc dừng lại của tâm trí.
Khi tâm trí dừng lại bạn được đưa vào trong bản thân việc chứng kiến của bạn. Trong các trạng thái khác ngoại trừ điều này có những đồng nhất. Và mọi đồng nhất đều tạo nên sansar; chúng là thế giới. Nếu bạn ở trong các đồng nhất bạn là ở trong thế giới, trong khổ. Nếu bạn đã siêu việt lên trên các đồng nhất bạn được giải thoát. Bạn đã trở thành một siddha, bạn ở trong niết bàn. Bạn đã siêu việt lên trên thế giới này của đau khổ và đã đi vào thế giới của phúc lạc.
Và thế giới đó là ở đây và bây giờ - ngay bây giờ, chính khoảnh khắc này! Bạn không cần chờ đợi cho dù một khoảnh khắc. Trở thành nhân chứng của tâm trí và bạn đã đi vào. Bị đồng nhất với tâm trí và bạn đã bỏ lỡ. Đây là định nghĩa cơ sở.
Nhớ mọi thứ đi, bởi vì về sau, trong các kinh khác, chúng ta sẽ đi vào chi tiết về cái gì cần được làm, cách nó được làm.
Nhưng bao giờ cũng nhớ trong tâm trí rằng đây là nền tảng: người ta phải đạt tới trạng thái vô trí, đó là mục đích.
Đủ cho hôm nay?

0 Đánh giá

Ads Belove Post