Chương 2. Vô ham muốn, bạn được chứng ngộ

Chương 2. Vô ham muốn, bạn được chứng ngộ

Price:

Read more

Yoga: Alpha và Omega (Tập 1)
Chương 2. Vô ham muốn, bạn được chứng ngộ

Câu hỏi thứ nhất:
Thầy nói đêm qua rằng chán nản, thất vọng và vô vọng toàn bộ là nền tảng bắt đầu cho Yoga. Điều này cho Yoga cái vẻ bi quan. Trạng thái bi quan này có thực sự cần thiết để bắt đầu con đường của Yoga không? Người lạc quan cũng có thể bắt đầu bằng con đường của Yoga chứ?
Nó không là cả hai: nó không bi quan, nó không lạc quan, bởi vì bi quan và lạc quan là hai mặt của cùng một đồng tiền. Người bi quan nghĩa là người đã lạc quan trong quá khứ; người lạc quan nghĩa là người sẽ trở thành bi quan trong tương lai. Mọi lạc quan đều dẫn tới bi quan bởi vì mọi hi vọng đều dẫn tới vô hi vọng.
Nếu bạn vẫn còn hi vọng thế thì Yoga không dành cho bạn. Ham muốn có đó, hi vọng có đó; sansar, thế giới có đó. Ham muốn của bạn là thế giới, hi vọng của bạn là tù túng, bởi vì hi vọng sẽ không cho phép bạn ở trong hiện tại. Nó sẽ cứ ép buộc bạn hướng tới tương lai; nó sẽ không cho phép bạn được định tâm. Nó sẽ kéo và đẩy nhưng nó sẽ không cho phép bạn vẫn còn trong khoảnh khắc yên tĩnh, trong trạng thái tĩnh lặng. Nó sẽ không cho phép bạn.
Cho nên khi tôi nói vô hi vọng toàn bộ tôi ngụ ý rằng hi vọng đã thất bại và vô vọng cũng đã trở thành vô tích sự. Thế thì nó là vô vọng toàn bộ. Vô vọng toàn bộ nghĩa là ngay cả vô vọng cũng không có đó, bởi vì khi bạn cảm thấy vô vọng một hi vọng tinh tế có đó. Bằng không tại sao bạn phải cảm thấy vô vọng? Hi vọng có đó, bạn vẫn níu bám lấy nó, do đó mới có vô vọng.
Vô vọng toàn bộ nghĩa là bây giờ không còn hi vọng nào. Và khi không có hi vọng không thể có vô vọng được. Bạn chỉ vứt bỏ toàn thể hiện tượng này. Cả hai mặt đều phải bị vứt bỏ, toàn thể đồng tiền đã bị vứt bỏ. Trong trạng thái này của tâm trí bạn có thể đi vào con đường của Yoga, chưa bao giờ trước đó. Thế thì trước đó không có khả năng nào: hi vọng là chống lại Yoga.
Yoga không phải là bi quan. Bạn có thể lạc quan hay bi quan; Yoga không là cả hai. Nếu bạn bi quan bạn không thể đi vào con đường của Yoga bởi vì người bi quan níu bám lấy khổ của mình. Người đó sẽ không cho phép khổ của mình biến mất. Người lạc quan níu bám lấy hi vọng của mình và người bi quan níu bám lấy khổ của mình, lấy vô hi vọng của mình. Vô hi vọng đó đã trở thành bạn đồng hành. Yoga dành cho người không là cả hai, người đã trở thành vô vọng toàn bộ tới mức ngay cả cảm thấy vô vọng cũng là vô tích sự.
Cái đối lập có thể được cảm thấy chỉ nếu bạn cứ níu bám lấy cái tích cực ở đâu đó sâu bên dưới. Nếu bạn níu bám lấy hi vọng bạn có thể cảm thấy vô vọng. Nếu bạn níu bám lấy mong đợi bạn có thể cảm thấy thất vọng. Nếu bạn đơn giản đi tới nhận ra rằng không có khả năng nào để mong đợi cái gì, thế thì thất vọng ở đâu? Thế thì đây là bản chất của sự tồn tại, rằng không có khả năng nào để mong đợi cái gì, không có khả năng nào để hi vọng. Khi điều này trở thành chắc chắn, làm sao bạn có thể cảm thấy vô vọng được? Thế thì cả hai đã biến mất.
Patanjali nói, “Bây giờ kỉ luật của Yoga”: cái ‘bây giờ’ đó sẽ xảy ra chỉ khi bạn không là cả hai. Thái độ bi quan hay thái độ lạc quan, cả hai đều ốm yếu. Nhưng có những thầy giáo cứ nói dưới dạng lạc quan, đặc biệt các nhà truyền giáo Ki tô giáo Mĩ. Họ cứ nói dưới dạng hi vọng, lạc quan, tương lai, cõi trời. Trong con mắt của Patanjali điều đó chỉ là chưa đến tuổi trưởng thành, còn trẻ con, bởi vì bạn đơn giản đang cho một bệnh mới. Bạn đang thay thế bệnh mới cho bệnh cũ. Bạn bất hạnh và bằng cách nào đó bạn đang tìm kiếm hạnh phúc. Cho nên bất kì ai cho bạn đảm bảo rằng, “Đây là con đường sẽ dẫn bạn tới hạnh phúc,” bạn sẽ theo nó. Người đó đang cho bạn hi vọng - nhưng bạn cảm thấy khổ nhiều thế vì hi vọng quá khứ của bạn. Người đó lại đang tạo ra địa ngục tương lai.
Yoga mong đợi bạn trở thành người lớn hơn, trưởng thành hơn. Yoga nói không có khả năng mong đợi cái gì; không có khả năng cho bất kì hoàn thành nào trong tương lai. Không có cõi trời trong tương lai chờ đợi bạn và không có Thượng đế đang đợi bạn với món quà Nô en. Không có ai đang đợi bạn cho nên đừng khao khát về tương lai.
Và khi bạn trở nên nhận biết rằng không cái gì sẽ xảy ra ở đâu đó trong tương lai... bạn sẽ trở nên tỉnh táo ở đây và bây giờ bởi vì không có chỗ nào mà chuyển động. Thế thì không có cách nào để run rẩy. Thế thì tĩnh lặng xảy ra cho bạn. Đột nhiên bạn ở trong yên tĩnh sâu sắc. Bạn không thể đi đâu được; bạn ở nhà. Chuyển động dừng lại, bất ổn biến mất. Bây giờ là lúc đi vào Yoga.
Patanjali sẽ không cho bạn bất kì hi vọng nào. Ông ấy kính trọng bạn còn nhiều hơn bạn kính trọng bản thân bạn. Ông ấy nghĩ bạn trưởng thành và đồ chơi sẽ không có ích. Tốt hơn cả là tỉnh táo với điều đang là hoàn cảnh. Nhưng ngay lập tức khi tôi nói, “Vô vọng toàn bộ” tâm trí bạn sẽ nói, “Điều này dường như là bi quan,” bởi vì tâm trí bạn sống qua hi vọng, tâm trí bạn níu bám lấy ham muốn, mong đợi.
Bạn khổ ngay bây giờ tới mức bạn sẽ tự tử nếu không có hi vọng nào. Thực sự, nếu Patanjali là đúng, điều gì sẽ xảy ra cho bạn? Nếu không có hi vọng, không tương lai và bạn bị ném trở lại hiện tại của bạn, bạn sẽ tự tử. Thế thì chẳng có gì để mà sống vì nó. Bạn sống vì cái gì đó mà sẽ xảy ra ở đâu đó, lúc nào đó. Nó sẽ không xảy ra đâu, nhưng cảm giác rằng nó có thể xảy ra giúp cho bạn sống.
Đó là lí do tại sao tôi nói khi bạn đã đi tới điểm mà tự tử đã trở thành điều có nghĩa, nơi cuộc sống đã mất mọi nghĩa của nó, nơi bạn có thể giết bản thân mình, trong khoảnh khắc đó Yoga trở thành có thể vì bạn sẽ không sẵn sàng biến đổi bản thân bạn chừng nào điều vô tích sự cùng cực này của cuộc sống còn chưa xảy ra cho bạn. Bạn sẽ sẵn sàng biến đổi bản thân mình chỉ khi bạn cảm thấy không có cách nào - hoặc tự tử hoặc sadhana, hoặc tự tử hoặc biến đổi bản thể bạn. Khi chỉ hai phương án còn lại, chỉ thế thì Yoga mới được chọn, không bao giờ trước đó. Nhưng Yoga không bi quan. Bạn lạc quan, thế thì Yoga với bạn dường như là bi quan. Đó là vì bạn thôi.
Ở phương Tây Phật đã bị coi như tột đỉnh của bi quan vì Phật nói sống là dukkha, khổ não. Cho nên các triết gia phương Tây đã bình luận về Phật rằng ông ấy là người bi quan. Ngay cả một người như Albert Schweitzer, một người chúng ta có thể mong đợi biết những điều nào đó, ngay cả ông ấy cũng trong lẫn lộn. Ông ấy cho rằng toàn thể phương Đông là bi quan và đây là phê phán lớn nhất của ông ấy. Toàn thể phương Đông - Phật, Patanjali, Mahavira, Lão Tử, họ tất cả đều là những người bi quan với ông ấy. Họ dường như là vậy! Họ dường như là vậy bởi vì họ nói cuộc sống của bạn là vô nghĩa. Không phải là họ nói cuộc sống là vô nghĩa, nhưng cuộc sống mà bạn biết. Và chừng nào cuộc sống này còn chưa trở thành tuyệt đối vô nghĩa, bạn không thể siêu việt được lên trên nó, bạn sẽ níu bám lấy nó.
Và chừng nào bạn còn chưa siêu việt lên trên cuộc sống này, phương thức tồn tại này, bạn sẽ không biết phúc lạc là gì. Nhưng Phật hay Patanjali, họ sẽ không nói nhiều về phúc lạc bởi vì họ có từ bi sâu sắc với bạn. Nếu họ bắt đầu nói về phúc lạc bạn lại tạo ra hi vọng. Bạn bị bệnh không chữa được. Bạn nói, “Được! Thế thì chúng tôi có thể bỏ cuộc sống này. Nếu cuộc sống dư thừa hơn, cuộc sống giầu có hơn là có thể, thế thì chúng tôi có thể bỏ những ham muốn này. Nếu qua việc bỏ các ham muốn mà ham muốn sâu nhất về việc đạt tới điều tối thượng, đỉnh của phúc lạc, là có thể, thế thì chúng tôi có thể bỏ các ham muốn. Nhưng chúng tôi có thể bỏ chỉ vì ham muốn lớn hơn.”
Thế thì bạn đang bỏ chỗ nào? Bạn không bỏ chút nào cả. Bạn đơn giản thay thế một ham muốn khác cho ham muốn cũ. Và ham muốn mới sẽ nguy hiểm hơn ham muốn cũ bởi vì bạn đã bị thất vọng với ham muốn cũ. Để bị thất vọng với ham muốn mới bạn có thể lại mất vài kiếp sống để đi tới điểm bạn có thể nói Thượng đế là vô dụng, nơi bạn có thể nói cõi trời là ngu xuẩn, nơi bạn có thể nói mọi tương lai là vô nghĩa.
Vấn đề không phải là ham muốn trần tục, vấn đề là ham muốn chừng nấy. Việc ham muốn phải dừng lại. Chỉ thế thì bạn mới trở nên sẵn sàng, chỉ thế thì bạn mới thu lấy dũng cảm, chỉ thế thì cánh cửa mới mở ra và bạn có thể đi vào trong cái không biết. Do đó, lời kinh đầu tiên của Patanjali: Bây giờ kỉ luật của Yoga.
Câu hỏi thứ hai:
Người ta nói rằng Yoga là hệ thống vô thần. Thầy có đồng ý với điều này không?
Lần nữa, Yoga không là vậy. Nó đơn giản là khoa học. Nó không hữu thần, không vô thần. Patanjali thực sự là siêu phàm, là phép màu của con người. Ông ấy chưa bao giờ nói về Thượng đế. Và cho dù ông ấy có nhắc tới Thượng đế một lần, thế nữa ông ấy nói điều đó chỉ là một trong các phương pháp để đạt tới điều tối thượng. Niềm tin vào Thượng đế chỉ là phương pháp để đạt tới điều tối thượng - không có Thượng đế. Tin vào Thượng đế chỉ là một kĩ thuật, bởi vì qua việc tin vào Thượng đế lời nguyện trở thành có thể; qua việc tin vào Thượng đế buông xuôi trở thành có thể. Ý nghĩa là ở buông xuôi và lời nguyện, không ở Thượng đế.
Patanjali thực sự là không thể tin được! Ông ấy nói Thượng đế - niềm tin vào Thượng đế, khái niệm về Thượng đế - cũng là một trong các phương pháp trong số nhiều phương pháp để đạt tới chân lí. Ishwara pranidhan - tin vào Thượng đế chỉ là con đường. Nhưng nó là không nhất thiết. Bạn có thể chọn cái gì đó khác. Phật đạt tới thực tại tối thượng đó mà không tin vào Thượng đế. Ông ấy chọn con đường khác nơi Thượng đế không được cần.
Bạn đã tới nhà tôi, bạn đã đi qua phố nào đó - phố đó không phải là mục đích, nó chỉ là công cụ. Bạn có thể đã tới cùng ngôi nhà qua phố khác nào đó; người khác đã tới qua phố khác. Trên phố của bạn có thể có cây xanh, cây lớn, trên phố khác không có. Cho nên Thượng đế chỉ là một con đường. Nhớ cho sự phân biệt này: Thượng đế không phải là mục đích. Thượng đế chỉ là một trong những con đường.
Patanjali chưa bao giờ phủ nhận, ông ấy chưa bao giờ giả định. Ông ấy là tuyệt đối khoa học. Khó cho những người Ki tô giáo nghĩ làm sao Phật có thể đạt tới chân lí tối thượng, bởi vì ông ấy chưa hề tin vào Thượng đế. Khó cho người Hindu tin làm sao Mahavira có thể đạt tới giải thoát; ông ấy chưa hề tin vào Thượng đế.
Trước khi các nhà tư tưởng phương Tây trở nên tỉnh táo về các tôn giáo phương Đông họ bao giờ cũng định nghĩa tôn giáo là có Thượng đế làm trung tâm. Khi họ bắt gặp tư duy phương Đông và họ trở nên nhận biết rằng đã có một con đường truyền thống, con đường phi thượng đế đạt tới chân lí, họ bị choáng: “Điều đó là không thể được!”
H. G. Wells đã viết về Phật rằng Phật là người phi thượng đế nhất và vậy mà thượng đế nhất. Ông ấy chưa bao giờ tin và ông ấy sẽ không bao giờ bảo bất kì ai tin vào bất kì Thượng đế nào, nhưng bản thân ông ấy là hiện tượng siêu phàm nhất của việc xảy ra về hiện hữu thiêng liêng. Mahavira cũng đi con đường mà Thượng đế không được cần tới.
Patanjali là tuyệt đối khoa học: ông ấy nói chúng ta không có liên quan với phương tiện, có cả nghìn lẻ một phương tiện - mục đích là chân lí. Một số người đã đạt tới nó qua Thượng đế, cho nên điều đó là tốt - tin vào Thượng đế và đạt tới mục đích, bởi vì khi mục đích được đạt tới bạn sẽ vứt niềm tin của mình đi. Cho nên niềm tin chỉ là công cụ. Nếu bạn không tin thế cũng được, đừng tin, và đi con đường của phi niềm tin và đạt tới mục đích.
Ông ấy không hữu thần không vô thần. Ông ấy không tạo ra tôn giáo, ông ấy đơn giản chỉ cho bạn mọi con đường có thể và mọi luật có tác động vào biến đổi của bạn. Thượng đế là một trong những con đường đó, nó không phải là điều phải có. Nếu bạn là phi thượng đế không có nhu cầu để phi tôn giáo. Patanjali nói bạn cũng có thể đạt tới - là phi thượng đế đi, đừng bận tâm về Thượng đế. Đây là các luật và đây là các thực nghiệm; đây là thiền - đi qua nó đi.
Ông ấy không cố chấp vào bất kì khái niệm nào. Điều đó là rất khó. Đó là lí do tại sao Kinh Yoga của Patanjali là hiếm hoi, duy nhất. Một cuốn sách như vậy chưa bao giờ xảy ra trước đó và không có khả năng có lần nữa, bởi vì bất kì cái gì có thể được viết ra về Yoga ông ấy đã viết rồi, ông ấy đã không để cái gì bị ở ngoài.
Không ai có thể thêm cái gì vào cho nó. Trong tương lai không bao giờ có bất kì khả năng nào để tạo ra công trình khác như Kinh Yoga của Patanjali. Ông ấy đã chấm dứt việc này một cách hoàn toàn, và ông ấy có thể làm điều này toàn bộ thế bởi vì ông ấy không bộ phận. Nếu ông ấy mà là bộ phận thế thì ông ấy không thể làm nó một cách toàn bộ như vậy.
Phật có tính bộ phận, Mahavira có tính bộ phận, Jesus có tính bộ phận, Mohammed có tính bộ phận - họ có con đường nào đó. Và tính bộ phận của họ có thể bởi vì bạn, bởi vì từ bi sâu sắc với bạn. Họ nhấn mạnh vào con đường nào đó, họ cứ nhấn mạnh cả đời họ. Và họ nói, “Mọi thứ khác đều sai, đây là con đường đúng duy nhất,” chỉ để tạo ra tin tưởng trong bạn. Bạn không tin được thế, bạn đầy hoài nghi tới mức nếu bạn nói, “Con đường này dẫn tới, con đường của người khác cũng dẫn tới,” bạn sẽ không đi theo con đường nào cả. Họ nhấn mạnh rằng duy nhất con đường này dẫn tới.
Điều này là không đúng. Đây chỉ là phương cách cho bạn bởi vì nếu bạn cảm thấy bất kì bất định nào trong họ, nếu họ nói, “Cái này cũng dẫn tới, cái kia cũng dẫn tới; cái này cũng đúng, cái kia cũng đúng,” bạn sẽ trở nên bất định. Bạn đã bất định rồi. Bạn cần ai đó người tuyệt đối chắc chắn. Chỉ để có vẻ chắc chắn cho bạn họ đã giả vờ là bộ phận.
Nhưng nếu bạn là bộ phận bạn không thể bao quát được toàn thể vấn đề. Patanjali là không bộ phận. Ông ấy ít liên quan tới bạn, liên quan nhiều hơn tới dự định quá khứ của con đường. Ông ấy sẽ không dùng nói dối; ông ấy sẽ không dùng phương cách, ông ấy sẽ không thoả hiệp với bạn. Không nhà khoa học nào có thể thoả hiệp.
Phật có thể thoả hiệp. Ông ấy có từ bi, ông ấy không cư xử với bạn một cách khoa học. Một tình cảm con người rất sâu có cho bạn. Ông ấy thậm chí có thể nói dối chỉ để giúp bạn - và bạn không thể hiểu được chân lí - ông ấy thoả hiệp với bạn.
Patanjali sẽ không thoả hiệp với bạn. Dù sự kiện là bất kì cái gì, ông ấy sẽ nói về sự kiện đó. Và ông ấy sẽ không bước xuống một bước để gặp bạn, ông ấy tuyệt đối không thoả hiệp. Khoa học phải vậy. Khoa học không thể thoả hiệp, bằng không bản thân nó sẽ trở thành tôn giáo. Ông ấy không vô thần không hữu thần. Ông ấy không là người Hindu không là người Mô ha mét giáo không là người Ki tô giáo không là người Jaina không là Phật tử. Ông ấy tuyệt đối là người tìm kiếm khoa học chỉ làm lộ ra bất kì cái gì đang là hoàn cảnh, làm lộ ra không có bất kì huyền hoặc nào. Ông ấy sẽ không dùng một chuyện ngụ ngôn nào. Jesus sẽ cứ kể chuyện bởi vì bạn là trẻ con và bạn chỉ có thể hiểu chuyện kể. Ông ấy sẽ nói trong chuyện ngụ ngôn. Phật dùng nhiều chuyện kể chỉ để giúp bạn đạt tới một thoáng nhìn nhỏ.
Tôi đã đọc về một người Hassid, một thầy Do Thái, Baal Shem. Ông ấy là giáo sĩ trong một làng nhỏ, và bất kì khi nào có bệnh nào đó, bệnh tật nào đó, thảm hoạ nào đó trong làng, ông ấy sẽ đi vào trong rừng. Ông ấy sẽ đi tới chỗ nào đó dưới cây nào đó và ở đó ông ấy sẽ làm nghi lễ nào đó và thế rồi ông ấy sẽ cầu nguyện Thượng đế. Và điều bao giờ cũng xảy ra là thảm hoạ sẽ rời khỏi làng đó, ốm bệnh sẽ biến mất khỏi làng đó, bệnh sẽ ra đi.
Thế rồi Baal Shem chết. Rồi đến người kế tục ông ấy... Vấn đề lại tới - làng lại bị bệnh. Có thảm hoạ nào đó và dân làng đề nghị người kế tục này, một giáo sĩ mới, đi vào rừng và cầu nguyện Thượng đế. Ông giáo sĩ mới rất bối rối vì ông ấy đâu có biết chỗ đó, đích xác cây đó. Ông ấy không quen thuộc, nhưng dầu vậy ông ấy vẫn đi tới dưới bất kì cây nào. Ông ấy đốt lửa, làm nghi lễ và cầu nguyện và nói với Thượng đế, “Ngài trông đấy, con không biết đích xác chỗ thầy con thường tới, nhưng ngài biết. Ngài là đấng toàn năng, ngài là đấng toàn diện, cho nên ngài biết - cho nên không cần tìm đích xác chỗ. Làng con đang bị bệnh gì đó, cho nên xin nghe con và làm cái gì đó.” Thảm hoạ này qua đi.
Thế rồi khi giáo sĩ này chết và người kế tục của ông ta có đó vấn đề lại tới. Làng lại trong khủng hoảng nào đó và họ tới. Ông giáo sĩ này rất bối rối, ông ta thậm chí đã quên mất lời cầu nguyện. Cho nên ông ta đi vào rừng, chọn bất kì chỗ nào. Ông ta chẳng biết cách đốt lửa nghi lễ nhưng bằng cách nào đó ông ta đã đốt được lửa và nói với Thượng đế, “Xin ngài nghe cho, con không biết cách đốt lửa nghi lễ, con không biết đích xác chỗ và con đã quên mất lời cầu nguyện. Nhưng ngài biết mọi điều cho nên ngài đã biết rồi; không cần con biết. Vậy xin ngài làm bất kì cái gì cần thiết.” Và ông ta quay về và làng qua được cuộc khủng hoảng này.
Thế rồi ông ta cũng chết. Người kế tục của ông ta.... Và làng lại gặp bệnh, cho nên họ tới. Ông ta đang ngồi trong ghế bành. Ông ta nói, “Con không muốn đi đâu cả. Nghe đây, ngài ở mọi nơi. Con không biết lời cầu nguyện, con không biết nghi lễ nào. Nhưng điều đó không thành vấn đề; việc biết của con không phải là vấn đề. Ngài biết mọi điều. Phỏng có ích gì mà cầu nguyện và hữu dụng gì với nghi lễ và ích gì với chỗ đặc biệt linh thiêng? Con chỉ biết câu chuyện của người kế tục của con. Con sẽ kể cho ngài chuyện đó, rằng điều này đã xảy ra trong thời của Baal Shem, rồi người kế tục của ông ấy, rồi người kế tục nữa của ông này: đây là câu chuyện. Bây giờ ngài làm điều đúng và điều này là đủ.” Và thảm hoạ biến mất. Tương truyền là Thượng đế thích chuyện này lắm.
Mọi người đều thích chuyện của họ, và Thượng đế của họ nữa, và qua chuyện kể bạn có thể có những thoáng nhìn nào đó. Nhưng Patanjali sẽ không dùng lấy một chuyện ngụ ngôn. Tôi bảo bạn ông ấy phải là Einstein cộng với Phật, một tổ hợp rất hiếm hoi. Ông ấy có việc chứng kiến bên trong của Phật và cơ chế tâm trí của một Einstein - ông ấy là cả hai.
Chủ nghĩa hữu thần là một câu chuyện, chủ nghĩa vô thần là chuyện phản lại. Chúng chỉ là huyền thoại, chuyện ngụ ngôn nhân tạo. Với ai đó chuyện này hấp dẫn, với ai đó chuyện khác hấp dẫn. Patanjali không quan tâm tới chuyện kể, không quan tâm tới huyền thoại. Ông ấy quan tâm tới chân lí trần trụi. Ông ấy thậm chí không che phủ cho nó, ông ấy sẽ không mặc trang phục nào, ông ấy sẽ không trang điểm cho nó. Điều đó không phải là cách của ông ấy, nhớ điều này.
Chúng ta sẽ đi trên mảnh đất khô cằn, mảnh đất tựa sa mạc. Nhưng sa mạc có cái đẹp riêng của nó. Nó không có cây, nó không có sông, nhưng nó có cái bao la của riêng nó. Không rừng nào có thể sánh được với nó. Rừng có cái đẹp riêng của chúng, núi có cái đẹp riêng của chúng, sông có cái đẹp riêng của chúng. Sa mạc có cái vô hạn bao la riêng của nó.
Chúng ta sẽ đi qua mảnh đất sa mạc. Dũng cảm là cần. Ông ấy sẽ không cho bạn một cây nào để nghỉ ngơi dưới đó. Ông ấy sẽ không cho bạn câu chuyện nào, chỉ sự kiện trần trụi. Ông ấy thậm chí sẽ không dùng một lời thừa. Do đó mới có từ 'kinh'. ‘Kinh’ nghĩa là cái tối thiểu cơ sở.
Kinh thậm chí không là câu đầy đủ. Nó chỉ là điều bản chất - cũng như khi bạn soạn bức điện tín bạn cứ cắt đi các từ thừa. Thế thì nó trở thành kinh bởi vì chỉ mười từ hay chín từ có thể được đặt vào trong nó. Nếu bạn định viết bức thư bạn sẽ lấp đầy mười trang giấy, và thậm chí trong mười trang giấy cũng sẽ không đầy đủ. Nhưng trong bức điện tín trong mười từ nó sẽ không chỉ đầy đủ, nó còn nhiều hơn đầy đủ. Nó đánh vào trái tim, chính điều tinh tu ý ở đó.
Những bức điện tín này - kinh của Patanjali. Ông ấy là kẻ keo kiệt, ông ấy sẽ không dùng một lời thừa. Cho nên làm sao ông ấy có thể kể chuyện được? - ông ấy không thể kể được. Và đừng mong đợi điều đó. Cho nên đừng hỏi liệu ông ấy là người hữu thần hay vô thaafnh; đấy là câu chuyện thôi.
Các triết gia đã tạo ra nhiều câu chuyện, và đó là trò chơi. Nếu bạn thích chơi trò vô thần, thì là người vô thần đi. Nếu bạn thích trò hữu thần, thì là người hữu thần đi. Nhưng đây là những trò chơi, không phải là thực tại. Thực tại là cái gì đó khác. Thực tại liên quan tới bạn, không phải điều bạn tin vào. Thực tại là bạn, không phải điều bạn tin. Thực tại là ở đằng sau tâm trí, không trong nội dung của tâm trí. Bởi vì hữu thần là nội dung của tâm trí, vô thần là nội dung của tâm trí, cái gì đó ở trong tâm trí. Hindu giáo là nội dung của tâm trí hay Ki tô giáo là nội dung của tâm trí.
Patanjali quan tâm tới cõi bên kia, không tới nội dung. Ông ấy nói, “Vứt toàn thể tâm trí này đi. Bất kì cái gì nó chứa, cái đó là vô dụng.” Bạn có thể mang các triết lí hay; Patanjali sẽ nói, “Vứt chúng đi! Mọi thứ đều là rác rưởi.” Điều đó là khó. Nếu ai đó nói, “Kinh Thánh của bạn là rác rưởi, Gita của bạn là rác rưởi, kinh sách của bạn là rác rưởi, mục nát, vứt chúng đi,” bạn sẽ bị choáng. Nhưng đây là cách nó vẫn xảy ra. Patanjali không thể làm thoả hiệp nào với bạn. Ông ấy là không thoả hiệp và đó là cái đẹp. Và đó là tính duy nhất của ông ấy.
Câu hỏi thứ ba:
Thầy đã nói về nghĩa của tính đệ tử trên con đường của Yoga, nhưng làm sao một người hữu thần có thể là đệ tử được?
Cả người hữu thần lẫn người vô thần - họ không thể là đệ tử được. Họ đã lấy một thái độ, họ đã quyết định, cho nên phỏng có ích gì mà là đệ tử? Nếu bạn đã biết làm sao bạn có thể là đệ tử? Tính đệ tử nghĩa là việc nhận ra rằng, “Mình không biết.” Vô thần, hữu thần - không, họ không thể là đệ tử được.
Và nếu bạn tin vào cái gì đó bạn sẽ bỏ lỡ cái đẹp của đệ tử tính. Nếu bạn đã biết cái gì đó, việc biết đó sẽ cho bạn bản ngã; nó sẽ không làm cho bạn khiêm tốn. Đó là lí do tại sao các bác học và học giả bỏ lỡ. Thỉnh thoảng kẻ tội nhân đã đạt tới, nhưng học giả không bao giờ. Họ biết quá nhiều, họ láu lỉnh thế. Láu lỉnh của họ là bệnh của họ, điều đó trở thành việc tự tử. Họ sẽ không nghe bởi vì họ sẽ không sẵn sàng học.
Đệ tử tính đơn giản nghĩa là thái độ để học, việc vẫn còn nhận biết từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc rằng “mình không biết.” Việc biết này rằng “mình không biết,” nhận biết này rằng “mình dốt” cho bạn sự cởi mở.
Thế thì bạn không bị đóng. Khoảnh khắc bạn nói “Tôi biết” bạn là vòng tròn đóng, cánh cửa không còn mở nữa. Nhưng khi bạn nói “Tôi không biết” điều đó nghĩa là bạn sẵn sàng học. Nó nghĩa là cánh cửa là mở.
Nếu bạn đã đạt tới, đã kết luận, bạn không thể là đệ tử được. Người ta phải ở trong tâm trạng cảm nhận. Người ta phải nhận biết đầy đủ rằng cái thực là không được biết, “Và bất kì cái gì tôi biết cũng là tầm thường, chỉ là rác rưởi.” Bạn biết cái gì? Bạn có thể đã thu thập nhiều thông tin những cái đó không phải là tri thức. Bạn có thể đã tích luỹ nhiều bụi bặm qua các đại học; đó không phải là tri thức. Bạn có thể biết về Phật, bạn có thể biết về Jesus, nhưng đó không phải là tri thức. Chừng nào bạn chưa trở thành vị Phật không có tri thức đâu. Chừng nào bạn chưa là một Jesus không có tri thức đâu.
Tri thức tới qua việc hiện hữu, không qua kí ức. Bạn có thể có kí ức được huấn luyện; kí ức chỉ là cái máy. Nó sẽ không cho bạn bản thể giầu có hơn. Nó có thể cho bạn mơ ác mộng nhưng nó sẽ không cho bạn bản thể giầu có hơn. Bạn sẽ vẫn còn như cũ, được che phủ bởi nhiều bụi bặm. Tri thức, và đặc biệt bản ngã tới qua tri thức - cảm giác rằng "tôi biết" - đóng bạn lại. Bây giờ bạn không thể là đệ tử được. Và nếu bạn không thể là đệ tử bạn không thể đi vào kỉ luật của Yoga. Cho nên tới qua cánh cửa của người dốt Yoga đi - tỉnh táo về dốt nát của bạn, tỉnh táo rằng bạn không biết. Và tôi sẽ nói với bạn: đây là tri thức duy nhất mà sẽ giúp ích, tri thức rằng “tôi không biết.”
Điều này sẽ làm cho bạn khiêm tốn. Khiêm tốn tinh tế sẽ tới với bạn. Bản ngã, dần dần, sẽ rút đi. Biết rằng bạn không biết, làm sao bạn có thể có tính bản ngã được? Tri thức là thức ăn tinh vi nhất cho bản ngã: bạn cảm thấy bạn là cái gì đó. Bạn biết, bạn trở thành ai đó.
Mới hai ngày trước tôi đã thụ giáo cho một cô gái từ phương Tây vào tính chất sannyas và tôi đã cho cô ấy cái tên, Yoga Sambodhi, và tôi hỏi cô ấy, “Nó có dễ dàng cho bạn phát âm không?” Cô ấy nói, “Có. Nó giống như từ tiếng Anh ‘somebody - ai đó’. Nhưng sambodhi là hoàn toàn đối lập. Khi bạn trở thành không ai cả, thế thì sambodhi xảy ra. Sambodhi nghĩa là chứng ngộ. Nếu bạn là ai đó, sambodhi sẽ không bao giờ xảy ra. Tính ‘ai đó’ là rào chắn.
Khi bạn cảm thấy bạn là không ai cả, khi bạn cảm thấy bạn là cái không, đột nhiên bạn là sẵn có cho nhiều bí ẩn xảy ra cho bạn. Cánh cửa của bạn là mở. Mặt trời có thể mọc, tia sáng mặt trời có thể xuyên thấu bạn. Vẻ u ám của bạn, bóng tối của bạn, sẽ biến mất. Nhưng bạn bị đóng. Mặt trời có thể gõ cửa nhưng không có việc mở, thậm chí không một cửa sổ để mở.
Người vô thần hay người hữu thần, người Hindu hay người Mô ha mét giáo, người Ki tô giáo hay Phật tử, họ không thể đi vào con đường này được. Họ tin! Họ đã đạt tới Phật mà chẳng đạt tới đâu. Họ đã kết luận mà không nhận ra điều gì. Họ có lời trong tâm trí, khái niệm, lí thuyết, kinh sách - và gánh gặng càng nhiều, họ càng chết hơn.
Câu hỏi thứ tư:
Thầy nói rằng Yoga không yêu cầu tin tưởng nào. Nhưng nếu một đệ tử cần tin tưởng, buông xuôi và tin cậy vào thầy như một điều kiện cơ sở, thế thì làm sao phát biểu thứ nhất là hợp thức?
Không, tôi chưa bao giờ nó rằng Yoga không yêu cầu tin tưởng. Tôi nói Yoga không yêu cầu bất kì niềm tin nào. Tin tưởng là khác toàn bộ, tin cậy là khác toàn bộ. Niềm tin là điều trí tuệ. Nhưng tin tưởng là sự thân mật rất sâu sắc, nó không mang tính trí tuệ. Bạn yêu thầy, thế rồi bạn tin cậy và có tin tưởng. Nhưng tin tưởng này không ở trong bất kì khái niệm nào, nó là trong chính con người. Và điều này không phải là điều kiện, nó không được yêu cầu. Nhớ phân biệt này: không cần là bạn phải có tin tưởng vào thầy, điều đó không phải là tiền điều kiện. Mọi điều được nói là điều này: nếu tin cậy xảy ra giữa bạn và thầy, thế thì satsang sẽ là có thể. Nó chỉ là tình huống, không phải điều kiện. Không cái gì được yêu cầu.
Cũng như tình yêu... nếu tình yêu xảy ra thế thì hôn nhân có thể theo sau - nhưng bạn không thể làm tình yêu thành điều kiện rằng trước hết bạn phải yêu và thế rồi hôn nhân sẽ theo sau. Nhưng thế rồi bạn sẽ hỏi, “Làm sao người ta có thể yêu được?” Nếu nó xảy ra, nó xảy ra, nếu nó không xảy ra, nó không xảy ra. Bạn không thể làm được gì cả. Cho nên bạn không thể ép buộc tin cậy.
Thời xưa những người tìm kiếm đi lang thang khắp thế giới. Họ sẽ lang thang từ thầy này sang thầy khác, chỉ chờ đợi cho hiện tượng này xảy ra. Bạn không thể ép buộc nó. Bạn có thể đi qua nhiều thầy chỉ trong tìm kiếm nếu ở đâu đó cái gì đó nhoáng lên. Thế thì việc này đã xảy ra; nó không phải là điều kiện. Bạn không thể đi tới thầy và cố tin cậy vào ông ấy. Làm sao bạn có thể cố tin cậy được? Chính cố gắng, chính nỗ lực này, chỉ ra bạn không tin cậy. Làm sao bạn có thể cố gắng yêu ai đó? Hay bạn có thể? Nếu bạn cố, toàn thể sự việc đã trở thành giả. Nó là việc xảy ra.
Nhưng chừng nào điều này chưa xảy ra satsang sẽ là không thể được. Thế thì thầy không thể trao ân huệ của thầy cho bạn được. Không phải là thầy sẽ tự ngăn cản bản thân mình khỏi việc trao - bạn không sẵn có. Thầy không thể làm được gì, bạn không mở.
Mặt trời có thể chờ đợi gần cửa sổ nhưng cửa sổ bị đóng, mặt trời có thể làm được gì? Tia sáng sẽ phản xạ lại. Chúng sẽ tới, gõ lên cửa, và quay về. Nhớ lấy, không phải là điều kiện rằng bạn mở cửa và mặt trời sẽ mọc - điều đó không phải là điều kiện! Mặt trời có thể không có đó, lúc đó có thể là đêm. Chỉ bằng việc mở cửa nhà bạn, bạn không thể tạo ra được mặt trời. Việc mở cửa của bạn chỉ là việc sẵn có của bạn: nếu mặt trời có đó, mặt trời có thể vào.
Cho nên người tìm kiếm sẽ di chuyển, sẽ phải đi từ thầy nọ sang thời kia. Điều duy nhất phải nhớ là, họ phải vẫn còn mở và họ phải không phán xét. Nếu bạn tới gần thầy và bạn không cảm thấy bất kì hoà điệu nào với thầy, đi đi - nhưng đừng phán xét, bởi vì phán xét của bạn sẽ sai. Bạn chưa bao giờ ở trong tiếp xúc. Chừng nào bạn còn chưa yêu bạn không biết, cho nên đừng phán xét. Đơn giản nói, “Thầy này không dành cho tôi, tôi không dành cho thầy này. Sự việc đã không xảy ra.” Bạn đơn giản đi.
Nếu bạn bắt đầu phán xét thế thì bạn đang đóng bản thân mình với các thầy khác nữa. Bạn có thể phải đi qua nhiều, nhiều tình huống, nhưng nhớ điều này: không phán xét. Bất kì khi nào bạn cảm thấy rằng cái gì đó sai với thầy, đi tiếp đi. Điều đó nghĩa là bạn không thể tin cậy được. Cái gì đó đã đi sai, bạn không thể tin cậy được. Nhưng đừng nói thầy sai - bạn không biết! Bạn đơn giản đi tiếp, có vậy thôi. Bạn tìm kiếm chỗ nào đó khác.
Nếu bạn bắt đầu phán xét, kết án, kết luận, thế thì bạn sẽ bị đóng. Và những con mắt phán xét này sẽ không bao giờ có khả năng tin cậy. Một khi bạn đã trở thành nạn nhân của phán xét bạn sẽ không bao giờ có khả năng tin cậy được bởi vì bạn sẽ thấy cái gì đó hay cái khác mà sẽ giúp bạn không tin cậy, cái sẽ cho bạn việc đóng lại.
Cho nên không tin cậy, không phán xét, đi tiếp. Một ngày nào đó, nếu bạn cứ đi tiếp, việc này nhất định xảy ra. Một ngày nào đó, ở đâu đó, trong khoảnh khắc nào đó - bởi vì có những khoảnh khắc; bạn không thể làm được gì về chúng. Khi bạn mong manh và khi thầy đang tuôn chảy... bạn mong manh, bạn gặp gỡ. Trong thời điểm và không gian nào đó, việc gặp gỡ xảy ra. Thế thì satsang trở thành có thể.
Satsang nghĩa là ở gần với thầy, với người đã biết, bởi vì thế thì thầy có thể tuôn chảy. Thầy đã tuôn chảy rồi. Người Sufi nói rằng điều đó là đủ; cứ ở gần thầy, thế là đủ. Chỉ ngồi gần thầy, chỉ bước bên cạnh thầy, chỉ ngồi bên ngoài phòng của thầy, chỉ quan sát trong đêm ngồi bên ngoài bức tường chỗ thầy, chỉ cứ luôn nhớ... thế là đủ.
Nhưng điều đó mất nhiều năm, những năm này của chờ đợi... Và thầy sẽ không đối xử tốt với bạn đâu, nhớ lấy - thầy sẽ tạo ra mọi kiểu cản trở. Thầy sẽ cho bạn nhiều cơ hội để phán xét. Thầy sẽ lan truyền tin đồn về bản thân thầy để cho bạn có thể nghĩ rằng thầy sai và bạn có thể trốn đi. Thầy sẽ giúp bạn theo mọi cách để trốn đi. Chừng nào bạn còn chưa qua được mọi rào chắn này... và chúng là cần thiết, bởi vì tin cậy rẻ là vô dụng. Tin cậy, tin cậy dày dạn, điều đã chờ đợi lâu, đã trở thành tảng đá mạnh... chỉ thế thì các tầng sâu nhất mới có thể được thấm vào.
Patanjali không nói rằng bạn sẽ phải tin. Niềm tin là có tính trí tuệ. Bạn tin vào Hindu giáo, đó không phải là tin cậy của bạn. Chỉ là ngẫu nhiên mà bạn đã được sinh ra trong gia đình Hindu. Và do vậy bạn đã nghe nói; từ chính thời thơ ấu bạn đã bị tiêm nhiễm. Bạn đã bị gây ấn tượng bởi các lí thuyết, quan niệm, triết lí, hệ thống. Chúng đã trở thành một phần của máu của bạn. Chúng đã rơi vào trong vô thức của bạn, bạn tin vào chúng. Nhưng niềm tin đó là vô dụng bởi vì nó đã không biến đổi bạn. Nó là thứ chết, vay mượn.
Tin cậy chưa bao giờ là điều chết. Bạn không thể vay mượn chân lí từ gia đình bạn; đó là hiện tượng cá thể. Bạn sẽ phải đi tới nó. Hindu giáo là truyền thống, Mô ha mét giáo là truyền thống.
Đó là lí do tại sao sangham, nhóm người đầu tiên bao quanh Mohammed, họ đã là những người Mô ha mét giáo thực sự vì đó là tin cậy cho họ; họ đã tới thầy một cách cá thể. Họ đã sống với thầy trong gần gũi, họ có satsang. Họ đã tin vào Mohammed, và Mohammed không phải là người dễ được tin - khó đấy. Nếu bạn mà là Mohammed bạn sẽ phải... ông ấy có chín vợ, không thể tin được vào người như vậy. Ông ấy có kiếm trong tay và trên kiếm có viết, “Islam (an bình) là phương châm”; từ ‘islam’ nghĩa là an bình. Làm sao bạn có thể tin được vào người này?
Bạn có thể tin vào một Mahavira khi ông ấy nói, “bất bạo hành”; ông ấy là bất bạo hành. Hiển nhiên, bạn có thể tin vào Mahavira. Làm sao bạn có thể tin vào Mohammed với chiếc kiếm? Và ông ấy nói, “Yêu là thông điệp và an bình là phương châm.” Bạn không thể tin được. Người này đang tạo ra rào cản.
Ông ấy là người Sufi; ông ấy là thầy. Ông ấy sẽ tạo ra mọi khó khăn. Cho nên nếu tâm trí bạn vẫn còn vận hành - bạn hoài nghi, bạn ngần ngại - bạn có thể trốn đi. Nhưng nếu bạn còn lại, chờ đợi, nếu bạn có kiên nhẫn - và kiên nhẫn vô hạn sẽ được cần tới - một ngày nào đó bạn sẽ đi tới biết Mohammed, bạn sẽ trở thành người Mô ha mét giáo. Chỉ bằng việc biết ông ấy bạn sẽ trở thành người Mô ha mét giáo.
Nhóm đệ tử thứ nhất là điều khác toàn bộ. Nhóm đệ tử thứ nhất của Phật là điều khác toàn bộ. Bây giờ Phật tử là người chết, người Mô ha mét giáo là người chết. Họ là người Mô ha mét giáo về truyền thống.
Chân lí không thể được truyền trao như tài sản. Bố mẹ bạn không thể trao chân lí cho bạn được. Họ có thể cho bạn tài sản bởi vì tài sản thuộc vào thế giới. Chân lí không thuộc vào thế giới, họ không thể trao nó cho bạn được; họ không thể có nó như kho báu. Họ không thể có nó trong ngân hàng để cho nó có thể được truyền cho bạn. Bạn sẽ phải tìm kiếm theo cách riêng của bạn. Bạn sẽ phải khổ và bạn sẽ phải trở thành đệ tử và bạn sẽ phải trải qua kỉ luật nghiêm khắc. Nó sẽ là việc xảy ra cá thể. Chân lí bao giờ cũng có tính cá thể: nó xảy ra cho một người. Tin cậy là khác, niềm tin là khác. Niềm tin được trao bởi người khác, tin cậy thu được bởi bản thân bạn.
Patanjali không yêu cầu bất kì niềm tin nào. Nhưng không có tin cậy không cái gì có thể được làm, không có tin cậy không cái gì là có thể. Nhưng bạn không thể ép buộc được nó. Hiểu biết, bạn không thể ép buộc tin cậy của bạn, việc ép buộc nó không ở trong tay bạn. Nếu bạn ép buộc nó sẽ là giả. Và không tin cậy nào là tốt hơn tin cậy giả, bởi vì bạn làm phí hoài bản thân mình. Tốt hơn cả là đi đâu đó khác nơi cái thực có thể xảy ra.
Đừng phán xét, cứ di chuyển: một ngày nào đó, ở đâu đó, thầy bạn đang đợi đấy. Và thầy không thể được chỉ cho bạn - “Đi tới đây và đây sẽ là thầy của bạn.” Bạn sẽ phải tìm, bạn sẽ phải khổ, bởi vì qua đau khổ và tìm kiếm bạn sẽ có khả năng thấy thầy. Mắt bạn sẽ trở nên trong trẻo. Nước mắt sẽ biến mất, mắt bạn sẽ không bị che mờ và bạn sẽ nhận ra rằng đây là thầy.
Chuyện được thuật lại: một trong những người Sufi có tên Junnaid đi tới một thầy tu fakir già và ông ấy hỏi ông này, “Tôi đã nghe nói rằng thầy biết. Xin chỉ cho tôi con đường đó.”
Ông già nói, “Ông đã nghe nói rằng ta biết. Ông không biết. Nhìn vào ta và cảm đi.”
Người này nói, “Tôi không thể cảm được cái gì. Xin làm một điều, chỉ cho tôi con đường nơi tôi có thể tìm được thầy của tôi.”
Thế là ông già nói, “Đầu tiên ông đi tới Mecca. Làm cuộc hành hương và tìm người như thế như thế. Người đó sẽ ngồi dưới gốc cây. Mắt người đó sẽ như vậy, chúng sẽ loé ra ánh sáng, và ông sẽ cảm thấy mùi hương nào đó như xạ hương quanh ông ấy. Đi và tìm đi.”
Và Junnaid du hành và du hành trong hai mươi năm. Bất kì chỗ nào ông ấy nghe có thầy, ông ấy sẽ đi. Nhưng chẳng có cây, chẳng có hương, chẳng có xạ hương, chẳng có đôi mắt đó mà ông già đã mô tả. Nhân cách đó không có đó. Và ông ấy đã làm ra công thức được làm sẵn, cho nên ông ấy sẽ phán xét ngay lập tức, “Đây không phải là thầy mình,” và ông ấy sẽ đi tiếp. Sau hai mươi năm ông ấy đi tới dưới một cây - thầy có đó. Xạ hương thoang thoảng trong không khí như sương mờ quanh người này. Đôi mắt bốc lửa, ánh sáng đỏ đang phóng ra. Đây là người đó rồi! Ông ấy quì xuống và nói, “Thưa thầy, tôi đã đi tìm thầy trong hai mươi năm.”
Thầy nói, “Ta cũng đã đợi ông trong hai mươi năm. Nhìn lại đi.”
Ông ấy nhìn - đây là cùng người hai mươi năm trước đã bảo ông ấy cách đi tìm thầy. Junnaid bắt đầu khóc. Ông ấy nói, “Cái gì? Ông đùa tôi à? Hai mươi năm phí hoài! Sao ông không thể nói rằng ông là thầy tôi?”
Ông già nói, “Điều đó sẽ chẳng ích gì. Điều đó sẽ chẳng hữu dụng gì mấy bởi vì chừng nào ông còn chưa có mắt để thấy... Hai mươi năm này đã giúp cho ông thấy ta, ta vẫn là cùng người đó thôi. Nhưng hai mươi năm trước ông đã nói với ta rằng ‘Tôi chẳng cảm thấy gì cả.’ Ta vẫn như cũ, nhưng ông bây giờ đã trở nên có khả năng cảm. Ông đã thay đổi. Hai mươi năm này đã chà xát ông mạnh - mọi bụi bặm đã rơi đi, tâm trí ông trong trẻo. Hương thơm của xạ hương này cũng đã có vào thời đó nhưng ông đã không có khả năng ngửi thấy nó. Mũi ông bị tịt, mắt ông không vận hành, trái tim ông không sẵn sàng đập cho nên tiếp xúc là không thể được.”
Bạn không biết, và không ai có thể nói khi nào tin cậy sẽ xảy ra. Tôi không nói tin cậy vào thầy. Tôi đơn giản nói tìm người mà tin cậy xảy ra - người đó là thầy của bạn. Và bạn không thể làm được gì về điều đó. Bạn sẽ phải vẩn vơ. Việc này là chắc chắn xảy ra, nhưng tìm kiếm là cần bởi vì tìm kiếm chuẩn bị cho bạn. Không phải là tìm kiếm dẫn bạn tới thầy đâu: tìm kiếm chuẩn bị bạn để cho bạn có thể thấy. Thầy có thể ở ngay gần bạn...
Câu hỏi thứ năm:
Đêm trước thầy đã nói về satsang và tầm quan trọng của việc đệ tử ở gần guru. Điều này có ngụ ở gần vật lí không? Đệ tử sống ở khoảng cách vật lí lớn với guru có bị thiệt không?
Có và không! Có, gần gũi vật lí là cần lúc bắt đầu bởi vì như bạn vậy, bạn không thể hiểu được cái gì khác ngay bây giờ. Bạn có thể hiểu thân thể, bạn có thể hiểu ngôn ngữ của vật lí. Bạn tồn tại ở mức vật lí, cho nên có, gần gũi vật lí là cần thiết - lúc bắt đầu.
Và tôi nói không cũng bởi vì khi bạn trưởng thành, khi bạn bắt đầu học một ngôn ngữ khác cái mà là phi vật lí, thế thì sự gần gũi vật lí là không cần thiết. Thế thì bạn có thể đi bất kì chỗ nào. Thế thì không gian không tạo ra khác biệt gì, bạn vẫn còn trong tiếp xúc. Không chỉ không gian, mà thời gian cũng không tạo ra khác biệt gì. Thầy có thể chết, bạn vẫn còn trong tiếp xúc. Thầy có thể đã bỏ thân thể vật lí của mình, bạn vẫn còn trong tiếp xúc. Nếu tin cậy xảy ra, thế thì cả thời gian và không gian đều bị siêu việt lên.
Tin cậy là phép màu. Bạn có thể trong gần gũi với Mohammed hay Jesus hay Phật ngay bây giờ nếu tin cậy có đó. Nhưng điều đó là khó! Nó khó bởi vì bạn không biết cách. Bạn không thể tin cậy được người sống, làm sao bạn tin cậy được người chết? Nhưng nếu tin cậy xảy ra, thế thì bạn ở gần Phật ngay bây giờ. Và với những người có đức tin, Phật vẫn sống. Không thầy nào đã bao giờ chết với những người có thể tin cậy. Thầy cứ giúp đỡ, thầy bao giờ cũng có đó. Nhưng với bạn, cho dù Phật có đó về vật lí đứng đằng sau bạn hay đằng trước bạn, ngồi ngay bên cạnh bạn, bạn vẫn không gần ông ấy. Có thể có không gian bao la giữa bạn. Tình yêu, tin cậy, tin tưởng, chúng phá huỷ cả không gian và thời gian.
Lúc ban đầu, bởi vì bạn không thể hiểu được ngôn ngữ nào khác, bạn có thể hiểu chỉ ngôn ngữ của vật lí, sự gần về vật lí là cần thiết - nhưng chỉ lúc ban đầu thôi. Một khoảnh khắc sẽ tới khi bản thân thầy sẽ phái bạn đi xa. Thầy sẽ buộc bạn phải đi xa bởi vì điều đó nữa cũng trở thành cần thiết - bạn có thể bắt đầu níu bám lấy ngôn ngữ vật lí.
Gurdjieff gần như bao giờ cũng vậy, cả đời ông ấy, sẽ phái đệ tử của ông ấy đi xa. Ông ấy sẽ tạo ra tình huống khổ thế cho họ, thế thì họ sẽ phải ra đi. Sẽ không thể nào sống cùng ông ấy. Sau một điểm nào đó ông ấy sẽ giúp cho họ đi xa. Ông ấy thực sự buộc họ đi xa, bởi vì bạn phải không trở nên quá phụ thuộc vào vật lí. Cái kia, ngôn ngữ cao hơn, phải phát triển. Bạn phải bắt đầu cảm thấy gần ông ấy bất kì chỗ nào bạn ở, bởi vì thân thể phải được siêu việt. Không chỉ thân thể của bạn - thân thể của thầy cũng phải được siêu việt lên.
Nhưng lúc ban đầu đó là giúp đỡ lớn lao. Một khi hạt mầm được gieo, một khi chúng đã bắt rễ, thế thì bạn đủ mạnh. Thế thì bạn có thể đi xa và thế thì bạn có thể cảm. Nếu chỉ bằng việc đi xa mà tiếp xúc bị mất, thế thì tiếp xúc đó không quan trọng gì mấy. Tin cậy sẽ phát triển nhiều hơn khi bạn đi xa hơn. Tin cậy sẽ phát triển hơn, bởi vì dù bạn ở bất kì chỗ nào trên trái đất, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy sự hiện diện của thầy liên tục. Tin cậy sẽ phát triển. Thầy sẽ giúp bạn bây giờ qua bàn tay ẩn kín, bàn tay vô hình. Thầy sẽ làm việc trên bạn qua mơ của bạn và bạn sẽ cảm thấy điều đó thường xuyên, như cái bóng, thầy đang theo dõi bạn.
Nhưng đó là ngôn ngữ rất phát triển. Đừng thử nó từ chính lúc bắt đầu bởi vì thế thì bạn có thể lừa dối. Cho nên tôi sẽ nói, đi từng bước thôi. Bất kì chỗ nào tin cậy xảy ra, thế thì nhắm mắt lại và đi theo một cách mù quáng. Thực sự, khoảnh khắc tin cậy xảy ra bạn đã nhắm mắt mình lại rồi. Thế thì phỏng có ích gì mà nghĩ, mà cãi? Tin cậy đã xảy ra và tin cậy sẽ không nghe bất kì cái gì khác bây giờ. Thế thì đi theo, và vẫn còn đóng chừng nào bản thân thầy còn chưa phái bạn đi. Và khi thầy phái bạn đi xa thế thì đừng níu bám. Thế thì tuân theo, đi theo chỉ dẫn của thầy và đi xa, bởi vì thầy biết rõ hơn. Và thầy biết cái gì có ích.
Thỉnh thoảng việc ở gần thầy có thể trở thành khó cho bạn trưởng thành, cũng như dưới cây lớn hạt mầm mới sẽ có nhiều khó khăn để phát triển. Dưới cây lớn một cây mới sẽ trở nên què quặt. Ngay cả cây cũng phải chăm lo việc tung hạt mầm của nó đi xa để cho hạt mầm có thể nảy mầm được. Cây dùng nhiều thủ đoạn để phát tán hạt mầm đi xa. Bằng không chúng sẽ chết nếu chúng rơi xuống ngay dưới cây lớn này; có nhiều bóng râm thế, không mặt trời nào đạt tới đó, không tia sáng mặt trời nào đạt tới.
Cho nên thầy biết rõ hơn. Nếu thầy cảm thấy rằng bạn nên đi xa, thế thì đừng cưỡng lại. Thế thì đơn giản tuân theo và đi xa. Việc đi xa này sẽ là việc lại gần hơn với thầy. Nếu bạn có thể tuân theo, nếu bạn có thể tuân theo một cách im lặng mà không cưỡng lại gì, thế thì việc đi xa này sẽ là việc lại gần hơn. Bạn sẽ đạt tới sự gần gũi mới.
Câu hỏi thứ sáu:
Khi thầy đòi hỏi chúng tôi hiểu cái gì đó một cách rõ ràng, thầy đề cập tới ai để hiểu? Tâm trí phải dừng lại. Do đó, chẳng hữu dụng gì mà làm cho tâm trí hiểu cái gì. Vậy thì ai phải hiểu?
Vâng, tâm trí phải dừng lại, nhưng nó vẫn chưa dừng lại. Tâm trí phải được làm việc. Hiểu biết phải được tạo ra trong tâm trí: qua việc hiểu đó tâm trí này sẽ chết. Hiểu biết đó là giống như chất độc: bạn uống chất độc - bạn là người nhận và chất độc giết chết bạn. Tâm trí hiểu, nhưng việc hiểu là chất độc cho tâm trí. Đó là lí do tại sao tâm trí cưỡng lại nhiều thế. Nó cố gắng và cố gắng không hiểu. Nó tạo ra hoài nghi, nó tranh đấu. Theo mọi cách nó tự bảo vệ nó bởi vì hiểu biết là chất độc cho tâm trí. Nó là tiên đan cho bạn, nhưng với tâm trí nó là chất độc.
Cho nên khi tôi nói hiểu rõ ràng, tôi ngụ ý tâm trí bạn, không phải là bạn, bởi vì bạn không cần có hiểu biết nào, bạn đã là việc hiểu biết. Bạn là chính trí huệ, pragnya. Bạn không cần giúp đỡ từ tôi hay từ bất kì ai khác.
Tâm trí bạn phải bị thay đổi. Và nếu hiểu biết xảy ra cho tâm trí, tâm trí sẽ chết, và với tâm trí hiểu biết sẽ biến mất. Thế thì bạn sẽ là ở trong sự thuần khiết của mình. Thế thì bản thể bạn sẽ để lộ sự thuần khiết tựa tấm gương - không nội dung, vô nội dung. Nhưng bản thể bên trong đó không cần hiểu biết; nó đã là chính cốt lõi của hiểu biết. Nó không cần hiểu biết - chỉ mây của tâm trí phải được thuyết phục...
Cho nên hiểu biết là gì, thực sự? - chỉ là thuyết phục tâm trí ra đi. Nhớ lấy, tôi không nói tranh đấu, tôi nói thuyết phục. Nếu bạn tranh đấu, tâm trí sẽ không bao giờ ra đi bởi vì qua tranh đấu bạn biểu lộ nỗi sợ của bạn. Nếu bạn tranh đấu bạn biểu lộ rằng tâm trí là cái gì đó mà bạn sợ. Chỉ thuyết phục thôi. Mọi giáo huấn này, mọi cách thiền đều là thuyết phục sâu sắc cho tâm trí đi tới điểm nơi nó có thể tự tử, nơi nó đơn giản mất đi, nơi bản thân tâm trí trở thành ngớ ngẩn tới mức bạn không thể mang nó thêm nữa - bạn đơn giản bỏ nó. Tốt hơn cả là nói tâm trí tự vứt bỏ nó.
Cho nên khi tôi nói hiểu rõ ràng, tôi đang đề cập tới tâm trí của bạn. Và không có cách khác. Chỉ tâm trí bạn mới có thể được tiếp cận tới bởi vì bạn không sẵn có. Bạn ẩn kín thế sâu bên trong, và chỉ tâm trí là ở cửa. Tâm trí phải được thuyết phục rời khỏi cửa và rời khỏi cửa mở - thế thì bạn sẽ trở thành sẵn có.
Tôi đang nói tới tâm trí - tâm trí của bạn, không phải bạn. Nếu tâm trí mất đi, không có nhu cầu để nói. Tôi có thể ngồi trong im lặng và bạn sẽ hiểu; không cần nói. Tâm trí cần lời, tâm trí cần ý nghĩ, tâm trí cần cái gì đó mà có thể thuyết phục nó. Khi Phật hay Patanjali hay Krishna nói với bạn, họ đang nói với tâm trí bạn.
Một khoảnh khắc tới khi tâm trí đơn giản trở nên nhận biết về toàn thể cái ngớ ngẩn này. Nó giống như thế này: tôi thấy bạn đang kéo dây giầy của bạn, cố nâng bản thân bạn lên bằng chúng, và tôi bảo bạn, “Bạn đang làm điều vô nghĩa làm sao! Điều này là không thể được.
Bạn không thể kéo bản thân mình lên chỉ bằng dây giầy riêng của bạn. Nó đơn giản là không thể được, nó không thể xảy ra được.” Cho nên tôi thuyết phục bạn nghĩ nhiều hơn về toàn thể vấn đề: “Điều này là ngớ ngẩn. Bạn đang làm gì?” Và thế thì bạn cảm thấy khổ bởi vì nó không xảy ra. Cho nên tôi cứ nói với bạn, cứ khăng khăng, cứ gõ búa, và một ngày nào đó bạn có thể trở nên nhận biết rằng, “Vâng, điều này là ngớ ngẩn. Mình đang làm gì đây?”
Toàn thể nỗ lực của tâm trí là giống như tự kéo bản thân bạn bằng dây giầy của bạn. Bất kì điều gì bạn đang làm cũng đều ngớ ngẩn. Nó không bao giờ có thể đưa bạn tới bất kì đâu khác hơn địa ngục, khác hơn khổ. Nó bao giờ cũng dẫn bạn tới khổ - bạn vẫn không nhận biết. Mọi trao đổi này từ tôi chỉ để làm cho tâm trí bạn tỉnh táo rằng toàn thể nỗ lực này là ngớ ngẩn. Một khi bạn đi tới cảm thấy rằng toàn thể nỗ lực này là ngớ ngẩn, nỗ lực biến mất. Không phải là bạn sẽ sẽ phải bỏ dây giầy và bạn sẽ phải làm nỗ lực nào đó và nó sẽ là gian nan: bạn sẽ đơn giản thấy sự kiện này và bạn sẽ bỏ và bạn sẽ cười. Nếu bạn bỏ dây giầy và đơn giản đứng và cười, bạn đã trở nên chứng ngộ. Điều này sẽ là hoàn cảnh.
Qua hiểu biết tâm trí mất đi. Đột nhiên bạn trở nên nhận biết rằng không ai khác chịu trách nhiệm cho khổ của bạn, bạn đã tạo ra nó; liên tục, từ khoảnh khắc sang khoảng khắc, bạn đã là người sáng tạo. Và bạn đã tạo ra khổ và thế rồi bạn hỏi cách vượt ra ngoài nó, cách không khổ, cách đạt tới phúc lạc, cách đạt tới samadhi. Và trong khi bạn đang hỏi bạn đang tạo ra. Ngay cả việc hỏi này, “Làm sao đạt tới samadhi?” là đang tạo ra khổ bởi vì thế thì bạn nói, “Tôi đã làm nhiều nỗ lực thế và samadhi vẫn chưa được đạt tới. Tôi đang làm mọi thứ mà có thể được làm và samadhi vẫn chưa được đạt tới. Khi nào tôi sẽ trở nên chứng ngộ?”
Bây giờ bạn đang tạo ra khổ mới khi bạn đã làm cho chứng ngộ cũng là một đối thể của ham muốn - điều là ngớ ngẩn. Không ham muốn nào sẽ đi tới hoàn thành. Khi bạn nhận ra điều này, ham muốn mất đi - bạn được chứng ngộ. Vô ham muốn, bạn được chứng ngộ. Với ham muốn bạn đi vào trong vòng khổ.
Câu hỏi cuối cùng:
Thầy nói rằng Yoga là khoa học, phương pháp luận cho thức tỉnh bên trong. Nhưng nỗ lực để hiện hữu, để tới gần hơn với vô trí, ngụ ý động cơ và hi vọng. Ngay cả trải qua quá trình biến đổi bên trong cũng ngụ ý động cơ. Thế thì làm sao người ta có thể đi trên con đường của Yoga mà không có hi vọng và động cơ? Ngay cả chờ đợi không ngụ ý động cơ sao?
Vâng, bạn không thể đi trên con đường của Yoga với động cơ, với ham muốn, với hi vọng. Thực sự, không có chuyển động trên con đường của Yoga. Khi bạn đi tới hiểu rằng mọi ham muốn đều ngớ ngẩn, mọi ham muốn là khổ... không có gì để làm, bởi vì mọi việc làm sẽ là ham muốn mới. Không có gì để làm cả! Bạn đơn giản không thể làm được gì bởi vì bất kì cái gì bạn làm đều sẽ dẫn bạn vào trong khổ mới. Thế thì bạn không làm nữa. Ham muốn bị mất đi, tâm trí đã dừng lại, và đây là Yoga. Bạn đã đi vào. Đây không phải là chuyển động, đây là tĩnh lặng. Bởi vì ngôn ngữ vấn đề nảy sinh: tôi nói rằng bạn đã đi vào, dường như bạn đã chuyển động. Khi ham muốn dừng lại, mọi chuyển động dừng lại. Bạn ở trong Yoga: “Bây giờ kỉ luật của Yoga.”
Với động cơ, nhân danh Yoga bạn sẽ lại tạo ra khổ khác. Mọi ngày tôi thấy mọi người. Họ tới: “Tôi đã từng thực hành Yoga trong ba mươi năm, chẳng cái gì đã xảy ra.” Nhưng ai bảo bạn rằng cái gì đó sẽ xảy ra? Người đó phải đã chờ đợi cái gì đó xảy ra - đó là lí do tại sao không cái gì đã xảy ra. Yoga nói, đừng chờ đợi tương lai.
Bạn thiền, nhưng bạn thiền với động cơ rằng qua thiền bạn sẽ đạt tới đâu đó, mục đích nào đó. Bạn bỏ lỡ vấn đề. Thiền và tận hưởng nó đi! Không có mục đích, không có tương lai, không thêm nữa; không có gì phía trước. Thiền, tận hưởng nó mà không có động cơ nào - và đột nhiên mục đích có đó. Đột nhiên mây biến mất bởi vì chúng được tạo ra bởi ham muốn của bạn. Động cơ của bạn là làn khói tạo ra mây... chúng đã biến mất. Cho nên chơi với thiền đi; tận hưởng nó. Đừng làm nó thành phương tiện. Nó là mục đích. Đây là toàn thể vấn đề cần được hiểu.
Đừng tạo ra ham muốn mới. Hiểu chính bản chất của ham muốn - rằng nó là khổ. Chỉ cố gắng hiểu bản chất của ham muốn và bạn sẽ đi tới biết rằng nó là khổ. Thế thì cái gì cần được làm? Chẳng cái gì cần được làm cả! Trở nên tỉnh táo rằng ham muốn là khổ, ham muốn mất đi: “Bây giờ kỉ luật của Yoga.” Bạn đã đi vào con đường này.
Và điều đó tuỳ thuộc vào sự mãnh liệt của bạn. Nếu việc nhận ra của bạn là sâu sắc thế, toàn bộ thế, bạn đã không chỉ đi vào Yoga, bạn đã trở thành một siddha. Bạn đã đạt tới mục đích. Điều đó sẽ tuỳ thuộc vào sự mãnh liệt của bạn. Nếu sự mãnh liệt là toàn bộ thế thì bạn đã đạt tới mục đích. Nếu sự mãnh liệt của bạn không toàn bộ thế bạn đã đi vào con đường này.
Đủ cho hôm nay?

0 Đánh giá

Ads Belove Post