Chương 10. Nguyên nhân của khổ

Chương 10. Nguyên nhân của khổ

Price:

Read more

Yoga: Alpha và Omega (Tập 1)
Chương 10. Nguyên nhân của khổ

Câu hỏi thứ nhất:
Làm sao mà thầy mô tả được cuộc sống là thực sự của chúng tôi, và điều thầy đã siêu việt lên, là đúng đắn và chi tiết thế, trong khi chúng tôi vẫn còn dốt nát thế về nó? Chẳng phải ngược đời sao?
Nó có vẻ ngược đời đấy, nhưng nó không thế đâu - bởi vì bạn có thể hiểu chỉ khi bạn đã siêu việt lên. Trong khi bạn đang trong trạng thái nào đó của tâm trí, bạn không thể hiểu được trạng thái đó của tâm trí; bạn bị dính líu vào trong nó thế, bạn bị đồng nhất nhiều thế với nó. Để hiểu, không gian là được cần, khoảng cách là được cần; và không có khoảng cách. Khi bạn siêu việt lên trên trạng thái của tâm trí, chỉ thế thì bạn mới trở nên có khả năng hiểu nó bởi vì thế thì có khoảng cách. Bạn đang đứng tách rời, riêng rẽ. Bây giờ bạn có thể nhìn, không bị đồng nhất. Bây giờ có cảnh quan.
Trong khi bạn đang trong yêu bạn không thể hiểu được yêu. Bạn có thể cảm thấy nó nhưng bạn không thể hiểu được nó. Bạn quá nhiều trong nó... Để hiểu, việc tách rời, tách rời khách quan là cần. Để hiểu, bạn cần là người quan sát. Trong khi bạn đang trong yêu, người quan sát bị mất, bạn đã trở thành người làm. Bạn là người yêu, bạn không thể là nhân chứng cho nó. Chỉ khi bạn siêu việt lên trên yêu, khi bạn chứng ngộ và đi ra ngoài tình yêu, bạn sẽ có khả năng hiểu nó.
Đứa trẻ không thể hiểu được thời thơ ấu là gì. Khi thời thơ ấy mất rồi bạn có thể nhìn lại và hiểu. Thanh niên không thể hiểu được thời thanh niên là gì. Chỉ khi bạn đã trở nên già và có khả năng nhìn lại - tách rời, xa xôi - thế thì bạn sẽ có khả năng hiểu nó. Bất kì cái gì được hiểu, đều được hiểu chỉ bằng việc siêu việt. Siêu việt là cơ sở của mọi việc hiểu. Đó là lí do tại sao điều đó xảy ra mọi ngày: bạn có thể cho lời khuyên, lời khuyên tốt, cho ai đó khác đang trong phiền muộn; nếu bạn ở trong cùng phiền muộn bạn không thể cho bản thân mình lời khuyên đó.
Ai đó khác đang trong phiền muộn, bạn có không gian để nhìn, quan sát; bạn có thể chứng kiến. Bạn có thể cho lời khuyên hay. Khi bạn ở trong cùng phiền muộn bạn sẽ không có khả năng thế. Bạn có thể có khả năng, nếu cho dù thế bạn vẫn có thể được tách rời. Bạn có thể có khả năng, cho dù thế thì bạn có thể nhìn vào vấn đề dường như bạn không trong vấn đề - ở bên ngoài, đứng trên núi và nhìn xuống.
Bất kì vấn đề gì cũng có thể được giải quyết nếu cho dù chỉ một khoảnh khắc bạn ở ngoài nó và có thể nhìn vào nó như một nhân chứng. Việc chứng kiến giải quyết mọi sự. Nhưng trong khi bạn đang ở sâu trong bất kì trạng thái nào thì khó mà là nhân chứng - bạn bị đồng nhất nhiều thế. Trong khi đang trong cơn giận bạn trở thành cơn giận. Không ai được để lại đằng sau, người có thể nhìn, quan sát, theo dõi, quyết định. Không ai được để lại đằng sau. Trong khi trong dục bạn đã đi hoàn toàn, bây giờ không có trung tâm không bị thu hút.
Trong Upanishad có nói rằng người quan sát bản thân mình là giống như cây có hai con chim đậu: một con chỉ nhảy nhót, tận hưởng, ăn, hót và con chim kia chỉ đậu trên ngọn cây nhìn vào con chim thứ nhất.
Nếu bạn có thể có việc chứng kiến cái ta trên đỉnh nhìn vào vở kịch bên dưới, nơi bạn là diễn viên, nơi bạn tham gia, múa và nhảy và hát và nói và nghĩ và bị dính líu vào; nếu ai đó sâu bên trong bạn có thể cứ nhìn vào vở kịch này, nếu bạn có thể ở trong trạng thái như thế nơi bạn cũng đang diễn như diễn viên trên sâu khấu và đồng thời ngồi trong khán giả nhìn vào nó; nếu bạn có thể là cả diễn viên và khán giả, thế thì việc chứng kiến đã bước vào. Việc chứng kiến này sẽ làm cho bạn thành có khả năng biết, hiểu, trí huệ.
Cho nên nó có vẻ như ngược đời. Nếu bạn đi tới Phật ông ấy có thể đi vào trong chi tiết sâu của vấn đề của bạn không phải bởi vì ông ấy ở trong vấn đề, chỉ vì ông ấy không ở trong vấn đề. Ông ấy có thể xuyên thấu vào bạn. Ông ấy có thể để bản thân ông ấy vào tình huống của bạn và vẫn còn là nhân chứng.
Cho nên những người đang ở trong thế gian, họ không thể hiểu được thế gian. Những người đã đi ra ngoài nó, chỉ họ mới hiểu nó. Cho nên bất kì điều gì bạn muốn hiểu, đi ra ngoài nó đi. Điều này dường như ngược đời. Bất kì cái gì bạn muốn biết, đi ra ngoài nó đi; chỉ thế thì tri thức sẽ xảy ra. Đi như người bên trong trong bất kì cái gì bạn có thể thu thập nhiều thông tin, nhưng bạn sẽ không trở thành người trí huệ.
Bạn có thể thực hành nó từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Bạn có thể làm cả hai: là diễn viên và là khán giả cả hai. Khi bạn giận bạn có dịch chuyển tâm trí. Đây là nghệ thuật sâu sắc, nhưng nếu bạn thử bạn sẽ có khả năng; bạn có thể dịch chuyển.
Trong một khoảnh khắc bạn có thể giận. Thế rồi tách rời ra, nhìn vào giận, nhìn vào mặt riêng của bạn trong gương. Nhìn vào điều bạn đang làm, nhìn vào điều đang xảy ra quanh bạn, nhìn vào điều bạn đã làm cho người khác, cách bạn đang phản ứng. Tìm một khoảnh khắc, thế rồi lại giận, đi vào trong giận. Thế rồi lại trở thành người quan sát. Điều này có thể được làm, nhưng thực hành rất sâu là được cần.
Bạn thử điều đó đi. Trong khi ăn, một khoảnh khắc trở thành người ăn. Tận hưởng, trở thành thức ăn, trở thành việc ăn; quên đi rằng có bất kì ai đang nhìn vào điều đó. Khi bạn đã di chuyển đủ, thế thì trong một khoảnh khắc chuyển đi. Cứ ăn nhưng bắt đầu nhìn vào nó - thức ăn, người ăn, và bạn đang đứng trên nhìn vào nó.
Chẳng mấy chốc bạn sẽ trở nên hiệu quả và bạn có thể dịch chuyển bánh răng của tâm trí từ diễn viên sang khán giả, từ người tham gia tới người xem. Và thế thì điều này sẽ được khải lộ cho bạn: rằng qua tham gia không cái gì được biết. Chỉ qua quan sát, mọi sự trở nên được khải lộ và được biết. Đó là lí do tại sao những người đã rời bỏ thế gian, họ trở thành người hướng dẫn. Những người đã đi ra ngoài, họ đã trở thành thầy.
Freud thường nói với đệ tử của ông ấy... Điều đó là rất khó, bởi vì các đệ tử của Freud, các nhà phân tâm, họ không phải là người đã siêu việt. Họ sống trong thế gian. Họ chỉ là các chuyên gia. Nhưng ngay cả Freud đã gợi ý cho họ rằng trong khi nghe bệnh nhân, nghe ai đó bị ốm, ốm về tinh thần, “Các ông vẫn còn tách rời. Đừng bị tham gia một cách xúc động. Nếu các ông bị tham gia vào thế thì lời khuyên của các ông là vô tích sự. Vẫn còn là khán giả đi.”
Điều đó thậm chí có vẻ rất ác. Ai đó kêu, khóc, và bạn cũng có thể cảm được bởi vì bạn là con người. Nhưng Freud nói, “Nếu ông đang làm việc như nhà tâm thần, như nhà phân tâm, ông vẫn còn không được tham gia. Ông nhìn vào người đó dường như người đó là vấn đề. Đừng nhìn người đó dường như người đó là con người. Nếu ông nhìn người đó như con người ông lập tức bị tham gia, ông đã trở thành người tham dự; thế thì ông không thể khuyên được. Thế thì bất kì cái gì ông nói đều sẽ bị định kiến. Thế thì ông không phải là ở ngoài nó.”
Điều đó là khó, rất khó, cho nên những người theo Freud đã từng làm điều đó qua nhiều cách. Các nhà phân tâm theo Freud sẽ không đối diện với bệnh nhân một cách trực tiếp, bởi vì khi bạn đối diện với một người thì khó mà vẫn còn không bị tham gia. Nếu bạn nhìn vào mắt một người, bạn đi vào người đó. Cho nên nhà phân tâm the Freud ngồi đằng sau tấm rèm và bệnh nhân nằm trên tràng kỉ.
Điều đó nữa là rất có ý nghĩa, bởi vì Freud đi tới hiểu rằng nếu một người nằm ra và bạn ngồi hay đứng, không nhìn vào người đó, ít có khả năng bị tham gia. Tại sao? Người đang nằm trở thành 'vấn đề', dường như trên bàn của bác sĩ giải phẫu; bạn có thể giải phẫu người đó. Và bình thường điều này không bao giờ xảy ra. Nếu bạn đi tới gặp một người, người đó sẽ không nói với bạn khi nằm ra và bạn ngồi trừ phi người đó là bệnh nhân, trừ phi người đó ở trong bệnh viện.
Cho nên Freud nhấn mạnh rằng bệnh nhân của ông ấy nên nằm ra trên tràng kỉ. Thế là nhà phân tâm cứ cảm nhận rằng người đó là bệnh nhân, ốm; người đó phải được giúp đỡ. Người đó không thực sự là một con người nhưng là một vấn đề, và bạn không cần bị dính líu tới người đó. Và ông ta không nên đối diện với người này, ông ta không nên đối diện với bệnh nhân - cứ ẩn đằng sau tấm rèm, ông ta sẽ nghe người đó. Freud nói đừng chạm vào bệnh nhân, bởi vì nếu bạn chạm, nếu bạn cầm tay bệnh nhân trong tay bạn, có khả năng bạn có thể bị dính líu.
Những thận trọng này đã từng được tính tới bởi vì các nhà phân tâm không phải là người chứng ngộ. Nhưng nếu bạn đi tới vị Phật bạn không cần nằm ra, không có nhu cầu ẩn bạn đằng sau tấm rèm. Không có nhu cầu cho vị Phật vẫn còn ý thức rằng ông ấy không bị dính líu; ông ấy không thể bị dính líu. Dù hoàn cảnh là bất kì cái gì, ông ấy vẫn còn không bị dính líu.
Ông ấy có thể cảm thấy từ bi cho bạn nhưng ông ấy không thể thông cảm, nhớ điều này. Và cố hiểu khác biệt giữa thông cảm và từ bi. Từ bi là từ nguồn cao hơn. Vị Phật có thể vẫn còn từ bi hướng tới bạn. Ông ấy hiểu bạn, rằng bạn đang trong khó khăn, nhưng ông ấy không thông cảm với bạn vì ông ấy biết chính là vì cái ngu xuẩn của bạn mà bạn mới trong khó khăn.
Ông ấy có từ bi: ông ấy sẽ thử theo mọi cách để giúp bạn thoát ra khỏi ngu xuẩn của bạn, nhưng ngu xuẩn của bạn không phải là cái gì đó mà ông ấy sẽ thông cảm. Cho nên theo một cách nào đó ông ấy sẽ rất nồng ấm và theo một cách nào đó ông ấy sẽ rất lạnh lùng. Ông ấy sẽ nồng ấm khi có liên quan tới từ bi của ông ấy, và ông ấy sẽ tuyệt đối lạnh lùng khi liên quan tới thông cảm.
Và bình thường, nếu bạn đi tới vị Phật bạn sẽ cảm thấy ông ấy lạnh lùng - bởi vì bạn không biết từ bi là gì và bạn không biết nồng ấm của từ bi. Bạn đã biết chỉ mỗi nồng ấm của thông cảm, và ông ấy không thông cảm. Ông ấy có vẻ ác, lạnh lùng. Nếu bạn khóc lóc và kêu gào ông ấy sẽ không khóc và kêu cùng bạn. Và nếu ông ấy khóc thế thì không có khả năng nào để giúp đỡ từ ông ấy có thể tới được bạn; ông ấy đang ở trong cùng tình thế. Ông ấy không thể khóc được, nhưng bạn sẽ cảm thấy bị tổn thương rằng, “Mình khóc lóc và kêu gào còn ông ấy vẫn còn như bức tượng, dường như ông ấy không có trái tim.” Ông ấy không thể thông cảm với bạn được. Thông cảm là từ cùng tâm trí hướng tới cùng tâm trí, từ bi là từ nguồn cao hơn.
Ông ấy có thể nhìn vào bạn. Bạn là trong suốt với ông ấy, trần trụi toàn bộ. Và ông ấy biết tại sao bạn khổ - bạn là nguyên nhân. Và ông ấy sẽ cố giải thích nguyên nhân cho bạn, và nếu bạn có thể lắng nghe ông ấy chính hàng động nghe này sẽ giúp cho bạn nhiều.
Điều đó có vẻ ngược đời, nhưng nó không vậy đâu. Vị Phật cũng đã sống như bạn. Nếu không trong kiếp sống này, thế thì trong kiếp sống trước nào đó ông ấy đã trải qua cùng vật lộn này. Ông ấy đã từng ngu xuẩn như bạn, ông ấy đã khổ như bạn, ông ấy đã vật lộn như bạn. Trong nhiều, nhiều kiếp ông ấy đã trên cùng con đường. Ông ấy biết mọi đau đớn, mọi vật lộn, xung đột, khổ sở. Ông ấy nhận biết, nhận biết hơn bạn, bởi vì bây giờ mọi kiếp quá khứ đều ở trước mắt ông ấy - không chỉ kiếp sống của ông ấy, mà cả kiếp sống của bạn nữa. Ông ấy đã sống qua mọi vấn đề mà bất kì tâm trí con người nào có thể sống, cho nên ông ấy biết. Và ông ấy đã siêu việt lên trên chúng, cho nên bây giờ ông ấy biết nguyên nhân là gì và ông ấy cũng biết cách chúng có thể được siêu việt lên.
Và ông ấy sẽ giúp theo mọi cách để làm cho bạn hiểu rằng bạn là nguyên nhân của khổ của bạn. Điều này rất gay go. Đây là điều khó hiểu nhất, rằng "tôi là nguyên nhân của khổ của tôi." Điều này đánh sâu, người ta cảm thấy đau. Bất kì khi nào ai đó nói người nào đó khác là nguyên nhân bạn cảm thấy ổn thoả và người đó có vẻ thông cảm. Nếu người đó nói, “Anh là người khổ, nạn nhân, và người khác đang khai thác anh, người khác đang làm điều hại, người khác bạo hành,” bạn cảm thấy thoải mái. Nhưng thoải mái này không kéo dài. Nó là an ủi tạm thời, và nguy hiểm, với giá rất lớn, bởi vì người đó đang giúp cho nguyên nhân của khổ của bạn.
Cho nên những người có vẻ thông cảm với bạn thực sự là kẻ thù của bạn, bởi vì thông cảm của họ giúp cho nguyên nhân của bạn được làm mạnh thêm. Chính nguồn của khổ được làm mạnh thêm. Bạn cảm thấy rằng bạn là đúng và toàn thế giới là sai: khổ tới từ đâu đó khác.
Nếu bạn đi tới vị Phật, tới người chứng ngộ, người đó nhất định nghiêm khắc, bởi vì người đó sẽ buộc bạn nhận sự kiện rằng bạn là nguyên nhân. Và một khi bạn bắt đầu cảm thấy rằng bạn là nguyên của địa ngục của bạn, biến đổi đã bắt đầu. Khoảnh khắc bạn cảm thấy điều này, một nửa công việc đã được thực hiện. Bạn đã trên đường, bạn đã di chuyển. Thay đổi lớn đã tới qua bạn.
Một nửa khổ sẽ đột nhiên biến mất một khi bạn hiểu rằng bạn là nguyên nhân, bởi vì thế thì bạn không thể cộng tác được. Thế thì bạn sẽ không dốt nát thế để giúp làm mạnh cho nguyên nhân gây ra khổ. Hợp tác của bạn sẽ bị phá vỡ. Khổ sẽ tiếp tục một chốc chỉ bởi vì thói quen cũ.
Có lần Mulla Nasruddin bị buộc phải ra toà vì anh ta đã bị phát hiện say xỉn lần nữa trên phố. Quan toà nói, “Nasruddin, tôi nhớ anh nhiều lần rồi vì cùng một vi phạm này. Anh có lời giải thích nào cho việc say mèn thường lệ của anh không?”
Nasruddin nói, “Tất nhiên có chứ, thưa quí Toà. Tôi có lời giải thích cho việc say mèn thường lệ của tôi. Đây là lời giải thích của tôi: khát thường xuyên.”
Cho dù bạn trở nên tỉnh táo, hình mẫu thường lệ sẽ buộc bạn thỉnh thoảng đi vào cùng hướng. Nhưng nó không thể dai dẳng lâu được, năng lượng không còn đó. Nó có thể tiếp tục như hình mẫu chết, nhưng dần dần nó sẽ tàn đi. Nó cần được nuôi dưỡng mọi ngày, nó cần được làm mạnh mọi ngày. Hợp tác của bạn được cần tới liên tục.
Một khi bạn trở nên tỉnh táo rằng bạn là nguyên nhân của khổ của bạn, hợp tác này bị mất đi. Cho nên bất kì cái gì tôi nói với bạn chỉ để làm cho bạn tỉnh táo về một sự kiện thôi: rằng dù bạn ở bất kì đâu, dù bạn là bất kì cái gì, bạn là nguyên nhân. Và đừng bi quan về điều đó, đây chính là hi vọng - nếu ai đó khác là nguyên nhân thế thì chẳng cái gì có thể được làm.
Bởi vì điều này, Mahavira phủ nhận Thượng đế. Mahavira nói không có Thượng đế, bởi vì nếu có Thượng đế thế thì không cái gì có thể được làm: “Bởi vì nếu ngài là nguyên nhân của mọi thứ... thế thì mình có thể làm được gì? Thế thì mình trở thành bất lực. Ngài đã tạo ra thế giới, ngài đã tạo ra mình. Nếu ngài là đấng sáng tạo thế thì chỉ ngài mới có thể phá huỷ. Và nếu mình khổ thế thì ngài chịu trách nhiệm và mình không thể làm gì được.” Cho nên Mahavira nói, “Nếu có Thượng đế thế thì con người bất lực.” Cho nên ông ấy nói, “Ta không tin vào Thượng đế.” Và lí do không phải là triết lí, lí do là rất tâm lí. Lí do là ở chỗ bạn không thể làm cho bất kì ai chịu trách nhiệm thay cho bạn. Liệu Thượng đế có tồn tại hay không, điều đó không phải là vấn đề.
Mahavira nói, “Ta muốn ông hiểu rằng ông là nguyên nhân của bất kì cái gì ông đang là.” Và điều này là rất có hi vọng. Nếu bạn là nguyên nhân bạn có thể thay đổi nó. Nếu bạn có thể tạo ra địa ngục, bạn có thể tạo ra cõi trời. Bạn là người chủ.
Cho nên đừng cảm thấy vô vọng. Bạn càng làm cho người khác chịu trách nhiệm cho cuộc sống của bạn, bạn càng là nô lệ. Nếu bạn nói, “Vợ tôi đang làm cho tôi giận,” thế thì bạn là nô lệ. Nếu bạn nói chồng bạn đang tạo ra rắc rối cho bạn, thế thì bạn là nô lệ. Cho dù chồng bạn đang tạo ra rắc rối, bạn đã chọn người chồng đó. Và bạn muốn rắc rối này, kiểu rắc rối này - nó là chọn lựa của bạn. Nếu vợ bạn đang làm ra địa ngục... bạn đã chọn người vợ này.
Ai đó hỏi Mulla Nasruddin, “Làm sao anh đi tới biết vợ anh? Ai giới thiệu cho anh?”
Anh ta nói, “Nó chỉ xảy ra thôi. Tôi không thể đổ lỗi cho bất kì ai được.”
Không ai có thể đổ lỗi cho bất kì ai. Và nó không chỉ là việc xảy ra, nó là chọn lựa. Một kiểu đàn ông đặc biệt chọn một kiểu đàn bà đặc biệt. Điều đó không phải là ngẫu nhiên. Và anh ta chọn với lí do đặc biệt. Nếu người đàn bà này chết anh ta sẽ lại chọn cùng kiểu đàn bà. Nếu anh ta li dị người đàn bà này anh ta sẽ lấy cùng kiểu đàn bà ấy. Bạn có thể cứ đổi vợ. Nhưng chừng nào chồng chưa thay đổi không thể có thay đổi thực nào, chỉ cái tên là đổi. Bởi vì người đàn bà này có chọn lựa: anh ta thích một khuôn mặt đặc biệt, anh ta thích cái mũi đặc biệt, anh ta thích cái mắt đặc biệt, anh ta thích hành vi đặc biệt.
Và đó là điều phức tạp. Nếu bạn thích cái mũi đặc biệt... bởi vì mũi không chỉ là mũi: nó mang giận dữ, nó mang bản ngã, nó mang im lặng, nó mang an bình, nó mang nhiều thứ. Nếu bạn thích cái mũi đặc biệt, bạn có thể thích người có thể buộc bạn giận dữ. Người bản ngã mang kiểu mũi khác. Nó có thể trông đẹp - nó có vẻ đẹp chỉ bởi vì bạn đang tìm kiếm ai đó có thể tạo ra địa ngục quanh bạn. Và sớm hay muộn mọi sự sẽ đi theo; bạn có thể không có khả năng kết nối, bạn có thể không có khả năng móc nối. Cuộc sống là phức tạp, và bạn bị dính líu nhiều vào trong nó tới mức bạn không thể kết nối được. Bạn sẽ có khả năng thấy chỉ khi bạn siêu việt.
Nó cũng giống như khi bạn bay trong máy bay trên Bombay, thế thì toàn thể Bombay xuất hiện, toàn thể hình mẫu. Nếu bạn sống trong Bombay và đi trên phố, bạn không thể nhìn vào toàn thể hình mẫu được. Cái toàn thể của Bombay không thể được thấy bởi những người sống trong Bombay, nó có thể được thấy chỉ bởi những người bay trên cao. Thế thì toàn thể hình mẫu xuất hiện, mọi sự rơi vào trong một hình mẫu. Siêu việt nghĩa là đi ra ngoài vấn đề con người. Thế thì bạn có thể đi vào và nhìn.
Tôi đã nhìn xuyên qua nhiều, nhiều người. Bất kì cái gì họ làm, họ đều không nhận biết về điều họ đang làm. Họ trở nên nhận biết chỉ khi kết quả tới. Họ cứ thả hạt mầm vào đất - họ không nhận biết - nhưng chỉ khi họ phải thu hoạch thế thì họ sẽ trở nên nhận biết. Và họ không thể kết nối rằng họ là nguồn và họ là người thu hoạch.
Một khi bạn hiểu rằng bạn là nguyên nhân, bạn đã đi trên con đường rồi. Bây giờ nhiều điều trở thành có thể. Bây giờ bạn có thể làm cái gì đó về vấn đề mà là cuộc đời của bạn. Bạn có thể thay đổi nó. Chỉ bằng việc thay đổi bản thân bạn, bạn có thể thay đổi.
Một người đàn bà tới tôi - thuộc vào một gia đình rất giầu, một gia đình rất tốt, có văn hoá, có học thức, có giáo dục. Cô ấy hỏi tôi, “Nếu tôi bắt đầu thiền, liệu nó có làm rối loạn quan hệ của tôi với chồng tôi theo bất kì cách nào không?” Và bản thân cô ấy nói, trước khi tôi trả lời cô ấy, “Tôi biết nó sẽ không làm rối loạn quan hệ vì nếu tôi trở nên tốt hơn, im lặng hơn và đáng yêu hơn, làm sao nó có thể làm rối loạn mối quan hệ của tôi được?”
Nhưng tôi bảo cô ấy, “Bạn nhầm. Mối quan hệ sẽ bị rối loạn. Dù bạn trở nên tốt hay xấu, điều đó không liên quan. Bạn thay đổi - một bạn tình thay đổi - mối quan hệ sẽ bị rối loạn. Và đây là phép màu: rằng nếu bạn trở nên xấu mối quan hệ sẽ không bị rối loạn nhiều thế. Nếu bạn trở nên tốt và tốt hơn mối quan hệ sẽ đi tới bị tan nát, bởi vì khi một bạn tình rơi xuống và trở nên xấu, người kia cảm thấy tốt hơn, theo một cách so sánh. Nó không làm tổn thương bản ngã; thay vì thế, nó là thoả mãn bản ngã.”
Cho nên vợ cảm thấy tốt nếu chồng bắt đầu uống rượu, bởi vì bây giờ cô ấy trở thành người thuyết giảng đạo đức. Bây giờ cô ấy chi phối anh ta nhiều hơn. Bây giờ bất kì khi nào anh ta vào nhà anh ta đi vào như kẻ tội phạm. Và chỉ bởi vì anh ta uống rượu, mọi thứ mà anh ta làm đều trở thành sai. Chừng đó là đủ, bởi vì vợ có thể đem luận cứ đó ra lặp đi lặp lại bất kì nơi nào - cho nên mọi thứ đều bị kết án.
Nhưng nếu chồng hay vợ trở nên có tính thiền, thế thì sẽ có vấn đề sâu sắc bởi vì bản ngã của người kia sẽ bị tổn thương. Một người trở nên cao siêu và người kia sẽ cố theo mọi cách không cho phép điều này xảy ra. Anh ta sẽ tạo ra đủ mọi rắc rối có thể có. Và cho dù điều đó xảy ra anh ta sẽ cố gắng không tin vào điều đó, rằng nó đã xảy ra. Anh ta sẽ chứng minh rằng điều này chưa xảy ra. Anh ta sẽ cứ nói rằng, “Em thiền trong vài năm và chẳng cái gì xảy ra. Nó hữu dụng gì nào? Vô dụng! Em vẫn giận, em vẫn làm cái này và cái nọ, em vẫn còn như cũ.” Người kia sẽ cố ép buộc điều đó rằng chẳng cái gì đang xảy ra. Đây là an ủi.
Và nếu thực sự cái gì đó đã xảy ra, nếu vợ hay chồng đã thực sự thay đổi, thế thì mối quan hệ này không thể tiếp tục được. Điều đó là không thể được - trừ phi người kia cũng sẵn sàng thay đổi. Và để được sẵn sàng cho thay đổi bản thân người ta là rất khó bởi vì nó gây tổn thương cho bản ngã. Điều đó nghĩa là dù bạn là bất kì cái gì, bạn sai. Chỉ thế thì mới có nhu cầu cho thay đổi được cảm thấy.
Cho nên không ai đã bao giờ cảm thấy rằng người đó phải thay đổi: “Toàn thế giới phải thay đổi, không phải tôi. Tôi đúng, tuyệt đối đúng, và thế giới là sai bởi vì nó không khớp cho tôi.” Mọi nỗ lực của mọi chư Phật đều rất đơn giản: đó là làm cho bạn nhận biết rằng dù bạn ở đâu, dù bạn là gì, bạn là nguyên nhân.
Câu hỏi thứ hai:
Tại sao nhiều người thế đi trên con đường của Yoga chấp nhận thái độ tranh đấu, vật lộn, quá bận tâm tới việc giữ các qui tắc nghiêm ngặt và cách thức kiểu chiến binh? Điều này có cần không để được là nhà yogi thực sự?
Điều đó là tuyệt đối không cần thiết. Không chỉ không cần thiết, nó tạo ra mọi kiểu cản trở trên con đường của yoga. Thái độ kiểu chiến binh là cản trở lớn nhất có thể có - bởi vì không có người nào để tranh đấu với. Bên trong, bạn một mình. Nếu bạn bắt đầu đánh nhau bạn đang chia chẻ bản thân bạn.
Và đây là bệnh lớn nhất: bị phân chia, trở thành tinh thần phân liệt. Và toàn thể cuộc vật lộn là vô dụng bởi vì nó sẽ không dẫn tới đâu cả. Không ai có thể thắng. Bạn ở trên cả hai phía, cho nên nhiều nhất bạn có thể chơi, bạn có thể chơi trò chơi trốn tìm. Đôi khi phần A thắng, đôi khi phần B thắng, rồi lại phần A, rồi lại phần B. Theo cách này bạn có thể di chuyển. Đôi khi cái mà bạn gọi là tốt thắng. Nhưng tranh đấu với cái xấu, thắng cái xấu, phần tốt đã trở nên bị cạn kiệt và phần xấu đã thu được năng lượng. Cho nên sớm hay muộn cái xấu sẽ tới, và điều này có thể cứ diễn ra vô hạn.
Nhưng tại sao thái độ kiểu chiến binh này xảy ra? Tại sao, với hầu hết mọi người, tranh đấu bắt đầu? Khoảnh khắc họ nghĩ tới biến đổi họ bắt đầu tranh đấu. Tại sao? - bởi vì bạn chỉ biết một phương pháp chiến thắng, và đó là tranh đấu.
Trong thế giới phía ngoài, trong thế giới bên ngoài, có một cách để chiến thắng và đó là tranh đấu, tranh đấu và tiêu diệt kẻ khác. Đây là cách duy nhất để chiến thắng trong thế giới bên ngoài. Và bạn đã sống trong thế giới bên ngoài này trong hàng triệu và hàng triệu năm và bạn đã từng tranh đấu - thỉnh thoảng bị thất bại nếu bạn không tranh đấu giỏi, thỉnh thoảng chiến thắng nếu bạn tranh đấu giỏi - cho nên điều đó đã trở thành chương trình dựng sẵn. “Tranh đấu mạnh”; chỉ có một cách để chiến thắng và đó là tranh đấu gian nan.
Khi bạn đi vào bên trong bạn mang theo cùng chương trình này bởi vì bạn chỉ quen với điều này. Và trong thế giới bên trong, chính điều đảo lại mới là hoàn cảnh: tranh đấu và bạn sẽ bị thất bại - bởi vì không có người nào để tranh đấu với. Trong thế giới bên trong, buông bỏ là cách để chiến thắng, buông xuôi là cách để chiến thắng, cho phép bản tính bên trong tuôn chảy, không tranh đấu, là cách để chiến thắng. Để cho sông chảy, không xô đẩy nó, là cách thức khi có liên quan tới thế giới bên trong - Đây chính là điều đảo ngược. Nhưng bạn quen chỉ với thế giới bên ngoài, cho nên điều này nhất định là như vậy lúc bắt đầu. Bất kì ai đi vào bên trong đều sẽ mang cùng vũ khí, cùng thái độ, cùng tranh đấu, cùng phòng thủ.
Machiavelli là dành cho thế giới bên ngoài; Lão Tử, Patanjali hay Phật là dành cho thế giới bên trong. Và họ dạy những điều khác nhau. Machiavelli nói tấn công là phòng thủ tốt nhất: “Đừng đợi. Đừng đợi người khác tấn công, bởi vì thế thì bạn đã thua rồi. Bạn đã bại rồi, bởi vì người khác đã bắt đầu. Người đó đã được lợi cho nên bắt đầu bao giờ cũng là tốt hơn. Đừng đợi để phòng thủ, bao giờ cũng là người gây sự. Trước khi ai đó khác tấn công bạn, bạn tấn công người đó. Và tranh đấu với tinh ranh nhiều nhất có thể được, với nhiều bất lương nhất có thể được. Cứ bất lương, cứ tinh rang và hung hăng. Lừa dối đi, bởi vì đó là cách duy nhất.” Đây là những biện pháp mà Machiavelli gợi ý. Và Machiavelli là người chân thành, đó là lí do tại sao ông ấy đã gợi ý đích xác bất kì cái gì được cần.
Nhưng nếu bạn hỏi Lão Tử, Patanjali hay Phật, họ nói về một kiểu thắng khác - thắng bên trong. Ở đó, tinh ranh không có tác dụng, lừa dối không có tác dụng, tranh đấu không có tác dụng, hung hăng không có tác dụng, bởi vì bạn sẽ lừa ai? Bạn sẽ đánh bại ai? Bạn một mình ở đó. Trong thế giới bên ngoài bạn chưa bao giờ một mình, ‘người khác’ có đó; họ là kẻ thù. Ở thế giới bên trong bạn một mình ở đó, không có người khác. Không thù, không bạn. Đây là tình huống mới toàn bộ cho bạn. Bạn sẽ mang vũ khí cũ, nhưng những vũ khí cũ đó sẽ trở thành nguyên nhân của thất bại của bạn. Khi bạn thay đổi thế giới từ bên ngoài vào bên trong, bỏ mọi thứ bạn đã học từ bên ngoài đi; cái đó sẽ không ích gì.
Ai đó hỏi Ramana Maharshi, “Tôi phải học gì để trở thành im lặng, để biết bản thân mình?” Ramana Maharshi tương truyền đã nói, “Để đạt tới cái ta bên trong ông không cần học gì cả. Ông cần việc dỡ bỏ. Việc học sẽ không ích gì, nó giúp cho ông đi ra ngoài. Dỡ bỏ sẽ có ích.”
Bất kì cái gì bạn đã học, dỡ bỏ nó đi, quên nó đi, vứt nó đi. Đi vào bên trong một cách hồn nhiên, như trẻ thơ - không tinh ranh và láu lỉnh nhưng tin cậy và hồn nhiên như trẻ em; không nghĩ dưới dạng ai đó sẽ tấn công bạn. Không có ai cả, cho nên đừng cảm thấy bất an ninh và đừng làm thu xếp nào cho việc phòng thủ của bạn. Vẫn còn mong manh, nhạy cảm, cởi mở. Đó là điều shraddha, tin cậy, nghĩa là gì.
Hoài nghi được cần tới ở bên ngoài bởi vì người khác có đó. Người đó có thể nghĩ tới việc lừa bạn, cho nên bạn phải hoài nghi và ngần ngại. Bên trong, không hoài nghi, không nghi ngại nào được cần. Không ai có đó để lừa bạn, bạn có thể vẫn còn đó như bạn vậy.
Đó là lí do tại sao mọi người mang thái độ như chiến binh này, nhưng nó không được cần tới. Nó là cản trở, cản trở lớn nhất. Vứt nó ở bên ngoài đi. Bạn có thể làm nó thành điểm để nhớ rằng bất kì cái gì được cần tới ở bên ngoài sẽ trở thành cản trở ở bên trong - bất kì cái gì, tôi nói, một cách vô điều kiện. Và chính điều ngược lại phải được thử.
Nếu hoài nghi có ích ở bên ngoài, trong nghiên cứu khoa học, thế thì tin tưởng sẽ có ích ở bên trong, trong cuộc truy hỏi tôn giáo. Nếu hung hăng có ích ở bên ngoài trong thế giới của quyền, danh, người khác, thế thì không hung hăng sẽ có ích ở bên trong. Nếu tâm trí tinh ranh, tính toán có ích ở bên ngoài, thế thì tâm trí hồn nhiên, không tính toán, như trẻ thơ sẽ có ích ở bên trong.
Nhớ điều này: bất kì cái gì có ích ở bên ngoài, chính cái đảo ngược sẽ có tác dụng ở bên trong. Cho nên đọc Hoàng tử của Machiavelli; đó là cách thức cho thắng lợi bên ngoài. Và chỉ cần làm điều đảo ngược lại Hoàng tử của Machiavelli, và bạn có thể đạt tới bên trong. Làm cho Machiavelli đứng lộn ngược và ông ta trở thành Lão Tử - chỉ trong shirshasan, trong tư thế đứng lộn đầu. Machiavelli đứng lộn đầu trở thành Patanjali.
Cho nên đọc sách của ông ấy Hoàng tử: nó là phát biểu hay, rõ ràng nhất về thắng lợi bên ngoài. Và thế rồi đọc Đạo Đức Kinh của Lão tử hay Kinh Yoga của Patanjali hay Dhammapada của Phật hay Bài giảng trên núi của Jesus: chúng là điều ngược lại, chính là cái đảo ngược, chính là cái đối lập.
Jesus nói, “Được ân huệ là những người nhu mì bởi vì họ sẽ kế thừa thế gian” - nhu mì, hồn nhiên, mềm yếu, không mạnh theo bất kì nghĩa nào - “Được ân huệ là người nghèo bởi vì họ sẽ vào vương quốc Thượng đế của ta.” Và Jesus làm điều đó thành rõ ràng: “nghèo trong tâm linh.” Họ không có gì để đòi. Họ không thể nói, “Tôi đã thu được cái này.” Họ không sở hữu cái gì - tri thức, của cải, quyền lực, danh vọng. Họ không sở hữu cái gì, họ là nghèo, họ không thể đòi, “Cái này là của tôi.”
Chúng ta cứ đòi, “Cái này là của tôi, cái kia là của tôi. Tôi càng có thể đòi, tôi càng cảm thấy, 'tôi đây'." Trong thế giới bên ngoài lãnh thổ của tâm trí bạn càng lớn, bạn càng hiện hữu nhiều. Và khi lãnh thổ này biến mất hoàn toàn và bạn trở thành số không, thế thì... thế thì bạn là lớn nhất. Thế thì bạn là chiến thắng. Thế thì chiến thắng đã xảy ra.
Thái độ như chiến binh - vật lộn, tranh đấu, lo lắng quá mức với các qui tắc nghiêm ngặt, các tính toán, lập kế hoạch - tâm trí này được mang vào bên trong bởi vì bạn đã học nó và bạn không biết cái gì khác. Do đó mới cần tới thầy. Bằng không bạn sẽ cứ mang cách thức của bạn điều tuyệt đối ngớ ngẩn ở đó.
Do đó mới cần thụ giáo. Thụ giáo nghĩa là ai đó, người có thể chỉ cho bạn con đường nơi bạn chưa từng du hành qua, ai đó có thể cho bạn một thoáng nhìn qua người đó về một thế giới, về một chiều hướng, điều là tuyệt đối không được biết tới với bạn. Bạn là gần như mù với nó. Bạn không thể nhìn thấy nó, bởi vì mắt bạn chỉ có thể thấy bất kì cái gì chúng đã học để thấy.
Nếu bạn tới đây và nếu bạn là thợ may, thế thì bạn không nhìn vào mặt, bạn nhìn vào trang phục. Mặt không có nghĩa gì mấy; chỉ nhìn vào trang phục bạn biết kiểu người đang có đó. Bạn biết ngôn ngữ.
Nếu bạn là thợ giầy bạn thậm chí không cần nhìn vào trang phục - giầy sẽ có tác dụng. Và thợ giầy có thể cứ nhìn lên phố, chỉ nhìn vào giầy, và người đó biết ai đi qua, liệu người đó là nhà lãnh đạo lớn không - liệu người đó có là nghệ sĩ, người tự do phóng túng, người hippie, người giầu, có văn hoá, có giáo dục, vô giáo dục, dân quê. Người đó biết người đi qua là ai chỉ bằng việc nhìn vào giầy, bởi vì giầy cho mọi chỉ dẫn. Người đó biết ngôn ngữ này. Nếu người này thắng trong đời mình thế thì giầy bóng lộn khác. Nếu người này thất bại trong cuộc đời, giầy bị thất bại: thế thì giầy buồn, không được chăm nom. Và thợ giầy biết điều đó. Ông ta không cần nhìn mặt bạn, giầy sẽ nói mọi điều mà ông ta muốn biết.
Mọi thứ chúng ta học, thế rồi chúng ta bị cố định trong nó. Thế thì đó là điều chúng ta thấy. Bạn đã học cái gì đó, và bạn đã phí hoài nhiều kiếp sống trong việc học nó. Và nó bây giờ được bắt rễ sâu, được nhớ sâu. Nó đã trở thành một phần của tế bào não bạn. Cho nên khi bạn đi vào bên trong đơn giản có bóng tối, cái không, bạn không thể thấy được cái gì. Toàn thể thế giới mà bạn biết đã biến mất.
Điều đó cũng hệt như bạn biết một ngôn ngữ và đột nhiên bạn được mang tới một mảng đất nơi không ai hiểu ngôn ngữ của bạn và bạn không thể hiểu được ngôn ngữ của bất kì ai. Và mọi người đang nói và huyên thuyên và bạn cảm thấy rằng họ đơn giản điên. Cứ dường như là họ đang nói lảm nhảm, và điều đó có vẻ rất ồn ào vì bạn không thể hiểu được. Và họ dường như đang nói quá to. Nếu bạn có thể hiểu được nó thế thì toàn thể sự việc thay đổi, bạn trở thành một phần của nó. Thế thì nó không phải là nói lảm nhảm, nó trở thành có nghĩa.
Khi bạn đi vào bên trong bạn biết ngôn ngữ của cái bên ngoài. Có tối bên trong. Mắt bạn không thể thấy được, tai bạn không thể nghe được, tay bạn không thể cảm được. Ai đó được cần tới, ai đó thụ giáo cho bạn, cầm tay bạn trong tay người đó và đưa bạn đi vào con đường không biết này cho tới khi bạn trở nên quen thuộc, cho tới khi bạn bắt đầu cảm thấy, cho tới khi bạn trở nên nhận biết về ánh sáng nào đó, nghĩa nào đó, ý nghĩa nào đó bao quanh bạn.
Một khi bạn có thụ giáo đầu tiên mọi sự sẽ bắt đầu xảy ra. Nhưng thụ giáo đầu tiên là điều khó bởi vì đây hoàn toàn là lối rẽ ngoặt, quay ngoặt toàn bộ. Đột nhiên thế giới nghĩa của bạn biến mất; bạn ở trong một thế giới kì lạ. Bạn không hiểu cái gì - đi đâu, làm gì và làm ra cái gì từ hỗn độn này. Thầy chỉ nghĩa là ai đó đã biết. Và hỗn độn này, hỗn độn bên trong này, không phải là hỗn độn cho thầy - nó đã trở thành một trật tự, sự hài hoà, và thầy có thể đưa bạn vào trong nó.
Thụ giáo nghĩa là nhìn vào thế giới bên trong qua mắt của ai đó khác. Không tin cậy điều đó là không thể được bởi vì bạn sẽ không cho phép tay bạn được cầm, bạn sẽ không cho phép bất kì ai đưa bạn vào trong cái không biết. Và thầy không thể cho bạn bất kì đảm bảo nào, không đảm bảo nào sẽ có hữu dụng gì. Bất kì cái gì thầy nói, bạn phải nhận nó với sự tin cậy.
Vào thời xưa, khi Patanjali viết kinh của ông ấy, tin cậy đã là rất dễ dàng, bởi vì trong thế giới bên ngoài nữa - đặc biệt ở phương Đông và đặc biệt ở Ấn Độ - họ cũng đã tạo ra hình mẫu bên ngoài của thụ giáo. Chẳng hạn, thương mại, nghề nghiệp, thuộc vào các gia đình qua di truyền. Người bố sẽ thụ giáo cho đứa con vào trong nghề, và đứa con tự nhiên tin vào bố nó. Bố sẽ đem con tới nông trại nếu anh ta là nông dân và nông trại viên, và anh ta sẽ thụ giáo cho con anh ta vào làm nông trại. Bất kì thương mại nào, bất kì kinh doanh nào anh ta đang làm, anh ta sẽ thụ giáo cho đứa con.
Trong thế giới bên ngoài nữa, đã có thụ giáo ở phương Đông. Mọi thứ được thực hiện bằng thụ giáo; ai đó biết sẽ nhận bạn. Điều này giúp đỡ rất nhiều bởi vì bạn đã quen với thụ giáo, với ai đó dẫn bạn đi. Cho nên, khi thời gian tới cho thụ giáo bên trong, bạn có thể tin cậy.
Và tin cậy, shraddha, niềm tin, là dễ dàng hơn trong thế giới không công nghệ. Thế giới công nghệ cần tinh ranh, tính toán, toán học, láu lỉnh; không hồn nhiên. Trong thế giới công nghệ nếu bạn hồn nhiên bạn sẽ có vẻ ngu, nếu bạn tinh ranh bạn sẽ có vẻ láu lỉnh, thông minh. Các đại học của chúng ta đang không làm gì ngoài điều này: họ làm cho bạn thành láu lỉnh, tinh ranh, tính toán. Càng tính toán, càng tinh ranh, bạn sẽ càng thành công trong thế giới này.
Ở phương Đông trường hợp này là hoàn toàn đảo ngược lại trong quá khứ: nếu bạn tinh ranh không thể có khả năng cho bạn thành công ngay cả trong thế giới bên ngoài. Chỉ hồn nhiên đã được chấp nhận. Kĩ thuật không được coi là có giá trị quá nhiều nhưng phẩm chất bên trong được coi là có giá trị quá nhiều.
Ở phương Đông, trong quá khứ, nếu một người tinh ranh và anh ta đã làm đôi giầy tốt hơn, không ai sẽ đi tới anh ta. Họ sẽ đi tới người hồn nhiên. Người đó có thể không làm được giầy tốt thế, nhưng họ sẽ đi tới người này, người hồn nhiên bởi vì giầy không chỉ là cái gì đó, nó mang phẩm chất của người đã làm ra nó. Cho nên nếu có người kĩ thuật tinh ranh và láu lỉnh không ai sẽ đi tới anh ta. Anh ta sẽ khổ, anh ta sẽ là thất bại. Nhưng nếu anh ta là con người của phẩm chất, của nhân cách, của hồn nhiên, thế thì mọi người sẽ tới người đó cho dù các thứ có tồi hơn; mọi người sẽ đánh giá các thứ của anh ta hơn.
Kabir là thợ dệt, và ông ấy vẫn còn là thợ dệt. Ngay cả khi ông ấy đạt tới chứng ngộ ông ấy vẫn tiếp tục dệt. Và ông ấy cực lạc tới mức việc dệt của ông ấy không thể rất tốt. Ông ấy hát và múa và dệt! Có nhiều sai lầm và nhiều lỗi, nhưng các thứ của ông ấy đều có giá trị, siêu giá trị.
Nhiều người sẽ đợi khi Kabir mang tới cái gì đó: cái đó không chỉ là đồ vật, hàng hoá, nó là từ Kabir. Chính sự vật trong bản thân nó có một phẩm chất cố hữu - nó đã tới từ bàn tay của Kabir, Kabir đã chạm vào nó. Và Kabir đã nhảy múa quanh nó trong khi ông ấy dệt nó. Và ông ấy liên tục nhớ tới điều thiêng liêng, cho nên vật này - vải hay trang phục hay bất kì cái gì - đã trở thành thiêng liêng, linh thiêng. Phẩm chất không phải là vấn đề... phẩm chất! Phía kĩ thuật là phụ, phía con người là chính.
Cho nên ở phương Đông, ngay cả trong thế giới bên ngoài họ đã xoay xở một hình mẫu để cho khi bạn quay vào nội tâm bạn sẽ không quen thuộc toàn bộ với thế giới đó. Bạn sẽ biết cái gì đó, hướng dẫn nào đó, ánh sáng nào đó trong tay bạn. Bạn sẽ không đi vào trong bóng tối toàn bộ.
Và tin cậy này vào mối quan hệ bên ngoài là ở mọi nơi. Chồng không thể tin được rằng vợ mình có thể không trung thành. Điều đó gần như không thể được. Và nếu chồng chết, vợ sẽ chết cùng anh ta bởi vì cuộc sống là hiện tượng chia sẻ thế. Bây giờ điều vô nghĩa là sống với ai đó có cuộc sống đã trở thành việc chia sẻ thế.
Nó về sau trở thành xấu hơn, nhưng lúc ban đầu nó có thời đã là một trong những điều đẹp nhất đã từng xảy ra trên trái đất. Bạn đã yêu ai đó và người đó đã biến mất; bạn sẽ muốn biến mất cùng người đó. Sống không có người đó sẽ còn tồi tệ hơn là chết. Chết là chọn lựa tốt hơn và có giá trị - tin cậy là như vậy trong những thứ bên ngoài nữa. Mối quan hệ của vợ và chồng là thứ bên ngoài. Toàn thể xã hội quay quanh tin cậy, niềm tin, chia sẻ đích thực. Thế thì nó có ích. Khi có thời gian để đi vào bên trong, tất cả những điều này sẽ giúp cho người đó được thụ giáo dễ dàng, tin cậy vào ai đó, buông xuôi.
Tranh đấu, vật lộn, hung hăng đều là cản trở. Đừng mang chúng. Khi bạn đi vào bên trong, bỏ chúng ở cửa đi. Nếu bạn mang chúng bạn sẽ bỏ lỡ ngôi đền bên trong, bạn sẽ không bao giờ đạt tới nó. Với những điều đó bạn không thể đi vào nội tâm được.
Câu hỏi thứ tư:
Chẳng phải vairagya, không gắn bó hay vô ham muốn, là đủ trong bản thân nó để giải phóng người ta khỏi tù túng thế gian sao? Thế thì phỏng có ích gì của kỉ luật yoga, abhyasa?
Vairagya là đủ, vô ham muốn là đủ. Thế thì không kỉ luật nào được cần. Nhưng vô ham muốn đó ở đâu? Nó không có đó. Để giúp nó, kỉ luật được cần tới. Kỉ luật được cần chỉ bởi vì vô ham muốn đó không có bên trong bạn trong tính toàn thể của nó.
Nếu vô ham muốn có đó thế thì không có vấn đề về thực hành cái gì: không kỉ luật nào được cần tới. Bạn sẽ không tới nghe tôi, bạn sẽ không đọc kinh của Patanjali. Nếu vô ham muốn là đầy đủ Patanjali là vô dụng. Tại sao phí thời gian của bạn với kinh của Patanjali? Tôi vô dụng, sao tới tôi?
Bạn đang tìm kỉ luật. Bạn đang đi trong việc tìm kỉ luật nào đó mà có thể làm biến đổi bạn. Bạn là đệ tử, và ‘đệ tử’ nghĩa là người đang đi tìm kỉ luật. Và đừng tự lừa dối bản thân bạn - cho dù bạn đi tới Krishnamurti bạn cũng đang đi tìm kỉ luật, bởi vì người không cần sẽ không đi. Cho dù Krishnamurti nói rằng không ai cần là đệ tử và không kỉ luật nào được cần, tại sao bạn ở đó? Và những lời này sẽ trở thành kỉ luật của bạn, và bạn sẽ tạo ra hình mẫu và bạn sẽ bắt đầu đi theo hình mẫu đó.
Vô ham muốn không có đó, cho nên bạn trong khổ. Và không ai thích khổ, và mọi người đều muốn siêu việt lên trên khổ. Làm sao siêu việt lên trên nó? Đây là điều kỉ luật sẽ giúp cho bạn thực hiện. Kỉ luật chỉ có nghĩa làm cho bạn sẵn sàng cho cú nhảy, cho cú nhảy vào vô ham muốn. Kỉ luật nghĩa là huấn luyện.
Bạn chưa sẵn sàng. Bạn có cái máy rất thô. Thân thể bạn, tâm trí bạn, chúng là thô. Chúng không thể nhận được điều tinh tế. Bạn không được điều chỉnh. Để nhận được điều tinh tế bạn sẽ phải được điều chỉnh, tính thô của bạn phải biến mất. Nhớ điều này: nhận điều tinh tế bạn sẽ phải trở nên tinh tế. Như bạn vậy, điều thiêng liêng có thể ở quanh bạn nhưng bạn không thể ở trong tiếp xúc với nó.
Điều đó cũng giống như chiếc máy thu thanh nằm đây trong phòng này nhưng không chạy. Dây nào đó bị nối sai, hay dây nào đó bị đứt hay nút nào đó bị thiếu. Chiếc máy thu ở đây, sóng phát thanh liên tục đi qua, nhưng chiếc máy thu không được chỉnh và nó không thể trở nên cảm nhận được.
Bạn cũng giống như chiếc máy thu thanh mà không ở trạng thái nó có thể chạy. Nhiều điều bị thiếu, nhiều thứ bị nối sai. Kỉ luật nghĩa là làm cho chiếc máy thu của bạn vận hành, cảm nhận, được chỉnh. Sóng thiêng liêng ở khắp xung quanh bạn; một khi bạn được điều chỉnh chúng trở nên biểu lộ. Và chúng có thể biểu lộ chỉ qua bạn, và chừng nào chúng còn chưa trở nên biểu lộ qua bạn, bạn không thể biết được chúng. Chúng có thể đã trở nên biểu lộ qua tôi, chúng có thể đã trở nên biểu lộ qua Krishnamurti hay bất kì ai khác, nhưng điều đó không thể trở thành biến đổi của bạn.
Bạn không thể thực sự biết cái gì đang xảy ra trong một Krishnamurti, trong một Gurdjieff, cái gì xảy ra bên trong, kiểu điều chỉnh nào đang xảy ra, cách thức cơ chế của chúng đã trở nên tinh tế tới mức nó nhận được thông điệp tinh tế nhất của vũ trụ, sự tồn tại bắt đầu biểu lộ bản thân nó qua điều đó.
Kỉ luật nghĩa là thay đổi cơ chế của bạn, điều chỉnh nó, làm cho nó thành công cụ thích hợp để có tính diễn đạt, cảm nhận. Đôi khi không có kỉ luật điều này cũng có thể ngẫu nhiên xảy ra. Chiếc máy thu thanh có thể rơi khỏi bàn. Do việc rơi, chỉ ngẫu nhiên, dây nào đó được nối lại hay bị đứt ra. Chỉ bởi việc rơi mà chiếc máy thu thanh có thể được nối với đài phát. Thế thì nó sẽ bắt đầu diễn đạt cái gì đó, nhưng nó sẽ là hỗn độn.
Điều đó đã xảy ra nhiều lần rồi. Thỉnh thoảng qua ngẫu nhiên mọi người đã đi tới biết điều thiêng liêng và cảm thấy điều thiêng liêng. Nhưng thế rồi họ phát điên bởi vì họ không được rèn kỉ luật để nhận hiện tượng lớn lao thế. Họ không sẵn sàng. Họ nhỏ bé thế, và đại dương vĩ đại thế đổ oà vào họ. Điều này đã xảy ra. Trong hệ thống Sufi họ gọi hiện tượng như vậy là 'người điên vì Thượng đế', họ gọi những người đó là mast.
Nhiều người, qua ngẫu nhiên nào đó, qua thầy nào đó, qua ân huệ của thầy nào đó hay chỉ qua sự hiện diện của thầy nào đó, đôi khi được điều chỉnh mà không có kỉ luật nào. Toàn thể cơ chế của họ không sẵn sàng như một phần bắt đầu vận hành. Thế thì họ ở ngoài trật tự. Thế thì bạn sẽ cảm thấy họ điên, bởi vì họ sẽ bắt đầu nói những điều có vẻ không liên quan. Và họ cũng có thể cảm thấy rằng họ là không liên quan, nhưng họ không thể làm gì được. Cái gì đó đã bắt đầu trong họ, họ không thể dừng được nó. Họ cảm thấy hạnh phúc nào đó. Đó là lí do tại sao họ được gọi là mast, người hạnh phúc. Nhưng họ không như Phật, họ không chứng ngộ. Và tương truyền là để là masts, là người hạnh phúc, người đã phát điên, cần phải có một thầy rất vĩ đại bởi vì bây giờ họ không thể làm được gì với bản thân họ. Họ đang trong lẫn lộn - hạnh phúc trong nó, nhưng họ là đống lộn xộn. Và bây giờ họ không thể làm được gì về phần riêng của họ.
Ngày xưa các thầy Sufi vĩ đại sẽ đi khắp Trái đất. Họ sẽ đi bất kì khi nào họ nghe nói rằng ở đâu đó có một mast, người điên; họ sẽ đi và họ sẽ giúp cho người đó được điều chỉnh.
Trong thế kỉ này chỉ Meher Baba đã làm công việc đó - một công việc vĩ đại có kiểu riêng của nó, công việc hiếm hoi. Liên tục, trong nhiều năm, ông ấy đã du hành khắp Ấn Độ, và những chỗ ông ấy tới thăm đều là nhà thương điên, bởi vì nhiều mast đang sống trong nhà thương điên. Nhưng bạn không thể phân biệt được, ai là điên và ai là mast - họ cả hai đều điên. Ai thực sự điên và ai điên chỉ bởi vì sự ngẫu nhiên thiêng liêng, bởi vì điều chỉnh nào đó đã xảy ra qua điều ngẫu nhiên nào đó? Bạn không thể phân biệt được.
Có nhiều masts. Meher Baba đã du hành và ông ấy sẽ sống trong nhà thương điên, và ông ấy sẽ giúp và phục vụ cho các mast, những người điên. Và nhiều người trong số họ đã ra khỏi sự điên của họ và bắt đầu cuộc hành trình của họ tới chứng ngộ.
Ở phương Tây nhiều người ở trong nhà thương điên, trại điên, nhiều người không cần giúp đỡ tâm thần nào, vì các nhà tâm thần chỉ có thể làm cho họ bình thường trở lại. Họ cần giúp đỡ của ai đó người đã chứng ngộ, không phải nhà tâm thần. Bởi vì họ không ốm, hay nếu họ ốm, họ ốm bởi bệnh thiêng liêng. Mạnh khoẻ của bạn không là gì trước ốm đó. Ốm đó là tốt hơn, đáng mất đi mọi mạnh khoẻ của bạn vì nó. Kỉ luật là được cần.
Ở Ấn Độ, hiện tượng này đã không được vĩ đại như nó đã có ở các nước Mô ha mét giáo. Đó là lí do tại sao người Sufi có phương pháp đặc biệt để giúp những người mast, người điên về Thượng đế.
Nhưng Patanjali đã tạo ra hệ thống tinh tế tới mức không cần bất kì điều ngẫu nhiên nào. Kỉ luật là khoa học tới mức nếu bạn trải qua kỉ luật này bạn sẽ đạt tới Phật tính mà không điên trên con đường này. Nó là hệ thống hoàn chỉnh.
Sufi giáo vẫn không là hệ thống hoàn chỉnh. Nhiều điều bị thiếu trong nó, và họ thiếu bởi vì thái độ ương ngạnh của người Mô ha mét giáo. Họ sẽ không cho phép nó tiến hoá tới đỉnh và cực đỉnh của nó. Và hệ thống Sufi phải tuân theo hình mẫu của Hồi giáo. Bởi vì cấu trúc đó của Mô ha mét giáo, hệ thống Sufi không thể đi ra ngoài được.
Patanjali không tuân theo tôn giáo nào, ông ấy chỉ theo chân lí. Ông ấy sẽ không làm thoả hiệp nào với Hindu giáo hay Mô ha mét giáo hay bất kì ‘giáo’ nào. Ông ấy theo chân lí khoa học. Người Sufi phải làm thoả hiệp - họ phải vậy. Bởi vì có một số người Sufi người đã thử không làm thoả hiệp nào, chẳng hạn, Bayazid ở vùng Bistham hay al-Hillaj Mansur. Họ đã không làm thoả hiệp nào - thế thì họ bị giết, họ bị sát hại.
Cho nên người Sufi đi vào ẩn náu. Họ làm cho khoa học của họ hoàn toàn là bí mật và họ sẽ chỉ cho phép từng mảnh mẩu được biết tới - chỉ những mảnh khớp với Hồi giáo và hình mẫu của nó. Mọi mảnh khác đều bị giấu kín. Cho nên toàn thể hệ thống không được biết tới; nó không làm việc. Cho nên nhiều người, qua các mảnh mẩu, phát điên.
Hệ thống của Patanjali là đầy đủ, và kỉ luật là được cần. Trước khi bạn đi vào trong thế giới không biết này của bên trong, một kỉ luật sâu sắc được cần để cho không điều ngẫu nhiên nào là có thể. Nếu bạn đi mà không có kỉ luật, thế thì nhiều điều là có thể.
Vairagya là đủ, nhưng cái ‘vairagya đủ’ đó không có đó trong tim bạn. Nếu nó có đó, thế thì không có vấn đề gì. Thế thì gấp sách của Patanjali lại và đốt nó đi; điều đó là tuyệt đối không cần thiết. Nhưng cái ‘vairagya đủ’ đó là không có đó. Tốt hơn cả là đi trên con đường có kỉ luật, từng bước một, để cho bạn không trở thành nạn nhân của bất kì điều ngẫu nhiên nào. Điều ngẫu nhiên có... khả năng này có đó.
Nhiều hệ thống đã làm việc trong thế giới, nhưng không có hệ thống nào hoàn hảo được như của Patanjali bởi vì không nước nào đã làm việc lâu thế. Và Patanjali không phải là người khởi đầu của hệ thống này, ông ấy chỉ là người hệ thống hoá lại. Hệ thống này đã được phát triển trong hàng nghìn năm, trước Patanjali; nhiều người đã làm việc. Patanjali đã cho chính điều tinh tuý của công trình hàng nghìn năm. Nhưng ông ấy đã làm nó theo cách mà bạn có thể đi an toàn.
Chỉ bởi vì bạn đang đi vào nội tâm, đừng nghĩ rằng bạn đang đi vào thế giới an toàn. Nó có thể không an toàn. Nó cũng là nguy hiểm, bạn có thể bị lạc trong nó. Và nếu bạn lạc trong nó bạn sẽ điên. Đó là lí do tại sao các thầy giáo như Krishnamurti, người cứ khăng khăng rằng không thầy giáo nào được cần, là nguy hiểm, bởi vì người không được thụ giáo có thể lấy quan điểm của họ và có thể bắt đầu làm việc theo cách riêng của họ.
Nhớ lấy, ngay cả đồng hồ đeo tay của bạn chạy sai, bạn có xu hướng và tính tò mò - bởi vì nó tới từ khỉ - mở nó ra và làm cái gì đó. Khó mà chống lại điều đó. Bạn không thể tin được rằng bạn không biết gì về điều đó. Bạn có thể là người chủ - chỉ bằng việc là người chủ của đồng hồ không có nghĩa là bạn biết bất kì cái gì. Đừng mở nó ra! Tốt hơn cả là đem nó tới người đúng, người biết. Và đồng hồ là cái máy đơn giản. Tâm trí là cái máy phức tạp thế: đừng bao giờ mở nó theo cách riêng của bạn bởi vì bất kì cái gì bạn làm đều sẽ sai.
Thỉnh thoảng chuyện xảy ra là đồng hồ của bạn chạy sai, bạn lắc nó và nó bắt đầu chạy - nhưng điều đó không phải là khoa học. Thỉnh thoảng chuyện xảy ra là cái gì đó bạn làm, và chỉ vì may mắn, ngẫu nhiên, bạn cảm thấy cái gì đó xảy ra. Nhưng bạn đã không trở thành người chủ. Và nếu nó đã xảy ra một lần, đừng thử nó lần nữa, bởi vì nếu bạn lại lắc đồng hồ lần nữa nó có thể dừng lại. Đây không phải là khoa học.
Đừng đi bởi ngẫu nhiên. Kỉ luật là cách an toàn duy nhất. Đừng đi bởi ngẫu nhiên! Đi cùng thầy người biết điều thầy đang làm. Và thầy biết nếu cái gì đó đi sai thầy có thể đem nó về đường đúng: người có nhận biết về quá khứ của bạn và người cũng có nhận biết về tương lai của bạn, và người có thể gắn quá khứ và tương lai của bạn với nhau.
Do đó có nhiều nhấn mạnh thế về thầy trong các giáo huấn Ấn Độ. Và họ biết, và họ ngụ ý nó, bởi vì không có cơ chế nào phức tạp được như tâm trí con người, không máy tính nào phức tạp được như tâm trí con người.
Con người còn chưa có khả năng làm tiến hoá cái gì so với tâm trí, và tôi nghĩ nó sẽ không bao giờ được tiến hoá, bởi vì ai sẽ làm tiến hoá nó? Nếu tâm trí con người có thể làm tiến hoá cái gì đó, nó bao giờ cũng sẽ thấp hơn và kém hơn tâm trí, cái tạo ra nó. Ít nhất một điều là chắc chắn: rằng bất kì cái gì tâm trí con người tạo ra, cái đã tạo ra một thứ không thể tạo ra được tâm trí con người. Cho nên tâm trí con người vẫn còn là cái máy phức tạp cao siêu nhất, tối cao nhất.
Đừng làm gì chỉ bởi vì tò mò hay bởi vì người khác làm nó. Được thụ giáo đi, và đi cùng ai đó người biết rõ con đường. Bằng không điên khùng có thể là kết quả. Và điều đó đã xảy ra trước đây; nó đang xảy ra cho nhiều người ngay bây giờ.
Patanjali không tin vào ngẫu nhiên, ông ấy tin vào trật tự khoa học. Cho nên ông ấy đã cho từng bước một. Hai điều này ông ấy làm thành cơ sở của mình: vairagya, vô ham muốn, và abhyasa, thực hành bên trong có ý thức, thường xuyên. Abhyasa là phương tiện và vairagya là mục đích. Vô ham muốn là mục đích và thực hành bên trong có ý thức thường xuyên là phương tiện.
Nhưng mục đích bắt đầu từ chính chỗ đầu và chỗ cuối bị ẩn kín trong cái đầu. Cây được ẩn kín trong hạt mầm, cho nên đầu ngụ ý cuối. Đó là lí do tại sao ông ấy nói vô ham muốn là được cần cả ở lúc đầu. Đầu có cuối trong nó và cuối cũng sẽ có đầu trong nó.
Cho nên ngay cả khi thầy đã trở thành đầy đủ, toàn bộ, thầy vẫn tiếp tục thực hành. Điều này có vẻ ngớ ngẩn với bạn. Bạn phải thực hành bởi vì bạn đang ở chỗ đầu và mục đích còn chưa được đạt tới - nhưng khi mục đích được đạt tới, ngay cả thế thực hành vẫn tiếp tục. Bây giờ nó trở thành tự phát, nhưng nó tiếp tục. Nó không bao giờ dừng. Nó không thể dừng được, bởi vì cuối và đầu không phải là hai điều. Nếu cây là ở trong hạt mầm, thế thì trong cây hạt mầm lại sẽ tới.
Ai đó hỏi Phật - một trong những đệ tử của ông ấy, Purnakashyap - ông này hỏi, “Chúng tôi thấy, bhante, rằng thầy vẫn theo kỉ luật nào đó.”
Phật sao?... vẫn theo kỉ luật nào đó sao? Ông ấy đi theo cách nào đó, ông ấy ngồi theo cách nào đó, ông ấy vẫn còn tỉnh táo, ông ấy ăn những thứ nào đó, ông ấy cư xử - mọi thứ dường như đều theo kỉ luật.
Cho nên Purnakashyap nói, “Thầy đã trở nên chứng ngộ, nhưng chúng tôi cảm thấy rằng thầy vẫn có kỉ luật nào đó.”
Phật nói, “Nó phải đã trở thành được ăn sâu tới mức bây giờ ta không theo nó, nó đang theo ta. Nó đã trở thành cái bóng. Ta không cần nghĩ về nó. Nó có đó, bao giờ cũng có đó. Nó đã trở thành cái bóng.”
Cho nên chỗ kết thúc là chỗ bắt đầu và chỗ bắt đầu cũng là chỗ kết thúc. Đây không phải là hai điều, nhưng là hai cực của cùng một hiện tượng.
Đủ cho hôm nay?

Kết thúc quyển 'Yoga: Alpha và Omega' (Tập 1) - Xem tiếp Tập 2 - Quay về Mục lục Tập 1

0 Đánh giá

Ads Belove Post