Chương 8. Dừng lại, và nó ở đây!

Chương 8. Dừng lại, và nó ở đây!

Price:

Read more

Yoga: Alpha và Omega (Tập 1)
Chương 8. Dừng lại, và nó ở đây!

Câu hỏi thứ nhất:
Patanjali đã nhấn mạnh tầm quan trọng của không gắn bó, tức là, dừng lại của ham muốn, để được bắt rễ vào bản thân mình. Nhưng không gắn bó thực sự là ở đầu của cuộc hành trình hay ở chính chỗ cuối?
Đầu và cuối không phải là hai điều. Đầu là cuối, cho nên đừng phân chia chúng và đừng nghĩ dưới dạng nhị nguyên. Nếu bạn muốn im lặng ở lúc cuối, bạn sẽ phải bắt đầu bằng im lặng từ chính lúc đầu. Lúc đầu im lặng sẽ giống như hạt mầm, đến cuối nó sẽ trở thành cây. Nhưng cây được ẩn kín trong hạt mầm, cho nên bắt đầu chỉ là hạt mầm.
Dù mục đích tối thượng là bất kì cái gì, nó phải được ẩn kín ở đây và bây giờ, ngay trong bạn, trong chính lúc đầu. Nếu nó không có đó lúc đầu, bạn không thể đạt tới nó lúc cuối. Tất nhiên sẽ có khác biệt: lúc đầu nó chỉ có thể là hạt mầm, đến cuối nó sẽ là toàn bộ việc nở hoa. Bạn có thể không có khả năng nhận ra nó khi nó là hạt mầm, nhưng nó có đó dù bạn nhận ra nó hay không. Cho nên khi Patanjali nói không gắn bó được cần ở chính lúc đầu của cuộc hành trình, ông ấy không nói rằng nó sẽ không được cần ở lúc cuối.
Không gắn bó ở lúc đầu sẽ là có nỗ lực, không gắn bó ở lúc cuối sẽ là tự phát. Lúc đầu bạn sẽ phải có ý thức về nó, đến cuối sẽ không có nhu cầu phải ý thức về nó. Nó sẽ hệt như luồng chảy tự nhiên của bạn.
Lúc đầu bạn phải thực hành nó. Tỉnh táo thường xuyên sẽ được cần. Vật lộn sẽ có đó với quá khứ của bạn, với các hình mẫu gắn bó của bạn; tranh đấu sẽ có đó. Đến cuối sẽ không có tranh đấu, không có phương án, không chọn lựa. Bạn sẽ đơn giản tuôn chảy theo chiều hướng của vô ham muốn. Điều đó sẽ trở thành bản tính của bạn.
Nhưng nhớ, dù mục đích là bất kì cái gì, nó phải được thực hành từ chính lúc đầu. Bước đầu tiên cũng là bước cuối cùng. Cho nên người ta phải rất cẩn thận về bước đầu tiên. Nếu bước đầu tiên là theo hướng đúng, chỉ thế thì bước cuối cùng mới được đạt tới. Nếu bạn bỏ lỡ bước đầu bạn đã bỏ lỡ tất cả.
Điều này sẽ tới đi tới lại với tâm trí bạn, cho nên hiểu nó sâu sắc đi vì Patanjali sẽ nói nhiều điều mà có vẻ như mục đích. Bất bạo hành là mục đích, khi một người trở nên từ bi, tràn đầy tình yêu sâu sắc tới mức không có bạo hành, không có khả năng nào của bạo hành. Yêu hay bất bạo hành là mục đích, nhưng Patanjali sẽ nói thực hành nó từ chính lúc đầu.
Mục đích phải là ở trong cách nhìn của bạn từ chính lúc đầu. Bước thứ nhất của cuộc hành trình phải tuyệt đối được dâng hiến cho mục đích, được hướng tới mục đích, đi tới mục đích. Nó không thể là thứ tuyệt đối lúc đầu, mà Patanjali cũng không mong đợi nó. Bạn không thể không gắn bó toàn bộ được, nhưng bạn có thể thử. Chính nỗ lực này sẽ giúp bạn.
Bạn sẽ thất bại nhiều lần, bạn sẽ bị gắn bó lặp đi lặp lại. Và tâm trí bạn lại tới mức bạn thậm chí bị gắn bó với không gắn bó. Hình mẫu của bạn là vô thức thế, nhưng nỗ lực ý thức, dần dần sẽ làm cho bạn tỉnh táo và nhận biết. Và một khi bạn bắt đầu cảm thấy khổ của gắn bó, thế thì sẽ có ít nhu cầu về nỗ lực, bởi vì không ai muốn bị khổ, không ai muốn bất hạnh.
Chúng ta bất hạnh bởi vì chúng ta không biết điều chúng ta đang làm, nhưng khao khát trong mọi con người là về hạnh phúc. Không ai khao khát khổ; mọi người đều tạo ra khổ bởi vì chúng ta không biết điều chúng ta đang làm. Hay chúng ta có thể đi trong ham muốn hướng tới hạnh phúc, nhưng hình mẫu của tâm trí chúng ta lại tới mức chúng ta thực sự đi tới khổ.
Từ chính lúc đầu, khi đứa trẻ được sinh ra, được nuôi lớn, những cơ chế sai được nạp vào trong tâm trí nó, thái độ sai được nạp vào. Không ai định làm cho nó sai, nhưng người sai ở khắp xung quanh. Họ không thể là bất kì cái gì khác, họ bất lực.
Đứa trẻ được sinh ra không có hình mẫu nào. Chỉ khao khát sâu sắc về hạnh phúc là có đó nhưng nó không biết cách đạt tới điều đó; cách thức là không được biết tới. Ngần này là chắc chắn: nó biết rằng hạnh phúc là cần được đạt tới. Nó sẽ vật lộn cả đời nó nhưng nó không biết phương tiện, phương pháp làm sao để điều đó được đạt tới, chỗ nào điều đó được đạt tới, chỗ nào nó phải đi tìm điều đó. Xã hội dạy nó cách đạt tới hạnh phúc, và xã hội là sai.
Đứa trẻ muốn hạnh phúc, nhưng chúng ta không biết cách dạy nó được hạnh phúc. Và bất kì cái gì chúng ta dạy nó, điều đó trở thành con đường đi tới khổ. Chẳng hạn, chúng ta dạy nó là người tốt. Chúng ta dạy nó đừng làm những điều nào đó và hãy làm những điều nào đó, không bao giờ nghĩ, “Điều đó là tự nhiên hay phi tự nhiên?” Chúng ta nói, “Hãy làm cái này, hãy làm cái nọ.” Cái 'tốt' của chúng ta có thể là phi tự nhiên - và nếu bất kì cái gì chúng ta dạy là tốt mà là phi tự nhiên, thế thì chúng ta đang tạo ra hình mẫu của khổ.
Chẳng hạn, đứa trẻ giận và chúng ta nói, “Giận là xấu, đừng giận.” Nhưng giận là tự nhiên, và chỉ bằng cách nói “Đừng giận” chúng ta không phá huỷ được giận, chúng ta chỉ đang dạy cho đứa trẻ đè nén nó. Đè nén sẽ trở thành khổ bởi vì bất kì cái gì bị đè nén đều trở thành độc. Nó đi vào trong chính hoá chất của thân thể, nó có tính độc. Và liên tục dạy “Đừng giận” chúng ta đang dạy nó đầu độc hệ thống riêng của nó.
Một điều chúng ta không dạy nó: làm sao không giận. Chúng ta đơn giản dạy nó cách kìm nén giận. Và chúng ta có thể ép buộc nó bởi vì nó phụ thuộc vào chúng ta. Nó cần sự giúp đỡ của người khác; nó phải theo chúng ta. Nếu chúng ta nói, “Đừng giận,” thế thì nó sẽ mỉm cười - nụ cười đó sẽ là giả. Bên trong nó đang sôi lên, bên trong nó trong hỗn loạn, bên trong có lửa và nó mỉm cười bên ngoài.
Đứa trẻ nhỏ - chúng ta đang làm ra kẻ đạo đức giả từ nó. Nó đang trở thành giả và bị phân chia. Nó biết rằng nụ cười của nó là giả. Giận của nó là thực nhưng cái thực phải bị kìm nén và cái không thực phải bị ép buộc. Nó sẽ bị chia chẻ. Và dần dần việc chia chẻ sẽ trở thành sâu sắc, lỗ hổng sẽ trở thành sâu tới mức bất kì khi nào nó mỉm cười, nó sẽ mỉm nụ cười giả.
Và nếu nó không thể thực sự giận, thế thì nó không thể thực sự là bất kì cái gì, bởi vì thực tại bị kết án. Nó không thể diễn đạt tình yêu của nó, nó không thể diễn đạt cực lạc của nó: nó đã trở nên sợ cái thực. Nếu bạn kết án một phần của cái thực, toàn thể thực tại bị kết án, bởi vì thực tại không thể bị phân chia và đứa trẻ không thể phân chia.
Một điều là chắc chắn: đứa trẻ đã đi tới hiểu rằng nó không được chấp nhận. Như nó vậy, nó là không chấp nhận được. Cái thực là xấu bằng cách nào đó, cho nên nó phải là giả. Nó phải dùng các bộ mặt, mặt nạ. Một khi nó đã học được điều này, toàn thể cuộc sống đi vào chiều sai. Và cái giả chỉ có thể dẫn tới khổ, cái giả không thể dẫn tới hạnh phúc. Chỉ cái thực, cái thực đích thực, mới có thể dẫn bạn tới cực lạc, hướng tới kinh nghiệm đỉnh của cuộc sống - tình yêu, vui vẻ, thiền, bất kì cái gì bạn đặt tên cho chúng.
Mọi người đều được nuôi lớn lên trong hình mẫu này, cho nên bạn khao khát hạnh phúc nhưng bất kì cái gì bạn làm đều tạo ra khổ. Điều thứ nhất hướng tới hạnh phúc là chấp nhận bản thân mình và xã hội không bao giờ dạy bạn chấp nhận bản thân mình. Nó dạy bạn kết án bản thân bạn, thấy mặc cảm về bản thân bạn, cắt ra nhiều phần. Nó làm què quặt bạn, và người què không thể đạt tới đích được. Và chúng ta tất cả đều bị làm cho què quặt.
Gắn bó là khổ. Nhưng từ chính lúc đầu đứa trẻ được dạy về gắn bó. Mẹ sẽ nói với con, “Yêu mẹ đi, mẹ là mẹ của con.” Bố sẽ nói, “Yêu bố đi, bố là bố của con” - cứ dường như ai đó là bố hay là mẹ cho nên người đó tự động trở thành đáng yêu.
Chỉ là mẹ không có nghĩa mấy đâu hay chỉ là bố không có nghĩa mấy đâu. Là bố là trải qua kỉ luật lớn: người ta phải trở thành đáng yêu. Là mẹ không chỉ là việc sinh con: là mẹ nghĩa là việc huấn luyện lớn lao, kỉ luật bên trong lớn lao - người ta phải trở thành đáng yêu.
Nếu mẹ là việc yêu thế thì con sẽ yêu mà không có gắn bó nào. Và bất kì khi nào nó thấy rằng ai đó là việc yêu, nó sẽ yêu. Nhưng mẹ thì không là việc yêu, bố thì không là việc yêu; họ chưa bao giờ nghĩ dưới dạng đó - rằng việc yêu là phẩm chất.
Bạn phải tạo ra nó, bạn phải trở thành nó. Bạn phải trưởng thành. Chỉ thế thì bạn mới có thể tạo ra tình yêu trong người khác. Nó không thể được đòi hỏi. Nếu bạn đòi hỏi nó, nó có thể trở thành gắn bó, nhưng không phải là tình yêu.
Cho nên đứa trẻ sẽ yêu mẹ bởi vì cô ấy là mẹ nó. Mẹ hay bố, họ trở thành mục đích. Đây là quan hệ, không phải yêu. Thế thì nó trở nên bị gắn bó với gia đình, và gia đình là lực phá huỷ bởi vì gia đình của hàng xóm là tách rời; nó không là việc yêu bởi vì bạn không thuộc vào nó. Thế rồi cộng đồng của bạn, quốc gia của bạn... nhưng quốc gia hàng xóm là kẻ thù.
Bạn không thể yêu được toàn thể nhân loại: gia đình của bạn là căn nguyên. Và gia đình đã không nuôi lớn bạn để là đáng yêu và việc yêu - nó áp đặt quan hệ nào đó. Gắn bó là quan hệ, và tình yêu... tình yêu là trạng thái của tâm trí. Bố bạn sẽ không nói với bạn, “Hãy là việc yêu đi,” bởi vì nếu bạn là việc yêu, bạn có thể là việc yêu với bất kì ai. Ngay cả thỉnh thoảng hàng xóm cũng có thể đáng yêu hơn bố bạn, nhưng bố không thể chấp nhận được điều này, rằng bất kì ai cũng có thể đáng yêu hơn ông ấy, bởi vì ông ấy là bố bạn. Cho nên quan hệ phải được dạy, chứ không phải tình yêu được dạy.
Đây là nước tôi, đó là lí do tại sao tôi phải yêu nước này. Nếu điều này đơn giản được dạy, yêu, thế thì tôi có thể yêu bất kì nước nào. Nhưng chính khách sẽ chống lại điều đó bởi vì nếu tôi yêu bất kì nước nào, nếu tôi yêu trái đất này, thế thì tôi không thể bị lôi vào chiến tranh. Cho nên các chính khách sẽ dạy, “Yêu đất nước này. Đây là đất nước của bạn, bạn được sinh ra ở đây. Bạn thuộc vào đất nước này, sống của bạn, chết của bạn, đều thuộc vào đất nước này,” - cho nên ông ta có thể hi sinh bạn vì nó.
Toàn thể xã hội đang dạy bạn các quan hệ, gắn bó, chứ không phải tình yêu. Tình yêu là nguy hiểm bởi vì nó không biết tới biên giới. Nó có thể di chuyển, nó là tự do. Cho nên vợ bạn sẽ dạy bạn, “Yêu em đi vì em là vợ anh.” Chồng đang dạy vợ, “Yêu anh đi vì anh là chồng em.” Không ai dạy tình yêu cả.
Nếu đơn giản tình yêu được dạy, thế thì vợ có thể nói, “Nhưng người khác là không đáng yêu hơn đâu.” Nếu thế giới thực sự là tự do để yêu, thế thì làm chồng có thể chẳng mang ý nghĩa nào, làm vợ sẽ không mang ý nghĩa gì. Thế thì tình yêu sẽ là luồng chảy tự do. Nhưng điều đó là nguy hiểm - xã hội không thể cho phép nó, gia đình không thể cho phép nó, tôn giáo không thể cho phép nó. Cho nên nhân danh tình yêu, họ dạy gắn bó, và thế thì mọi người đều trong khổ.
Khi Patanjali nói đừng gắn bó, ông ấy không phải chống lại tình yêu đâu. Thực sự, ông ấy ủng hộ tình yêu. Không gắn bó nghĩa là tự nhiên, yêu mến, tuôn chảy, nhưng không bị ám ảnh và nghiện. Nghiện là vấn đề. Thế thì nó giống như bệnh tật. Bạn không thể yêu bất kì ai ngoại trừ con bạn - đây là nghiện. Thế thì bạn sẽ trong khổ. Con bạn có thể chết, thế thì không có khả năng nào cho tình yêu của bạn tuôn chảy. Cho dù con bạn sẽ không chết, nó sẽ lớn lên. Và nó càng lớn, nó sẽ càng trở nên độc lập. Và thế thì sẽ có đau đớn. Mọi mẹ đều khổ, mọi bố đều khổ.
Và đứa con sẽ trở thành người lớn, nó sẽ rơi vào tình yêu với người đàn bà nào đó. Và thế thì người mẹ khổ - kẻ cạnh tranh đã vào. Nhưng điều này là vì gắn bó. Nếu mẹ thực sự yêu con, cô ấy sẽ giúp nó được độc lập. Cô ấy sẽ giúp nó đi vào trong thế giới và làm thật nhiều tiếp xúc tình yêu nhất có thể được, bởi vì bạn càng yêu bạn càng được đáp ứng. Và khi con cô ấy rơi vào tình yêu với người đàn bà, cô ấy sẽ hạnh phúc, cô ấy sẽ nhảy múa với niềm vui.
Yêu chưa bao giờ cho bạn khổ, bởi vì nếu bạn yêu ai đó, bạn yêu hạnh phúc của người đó. Nếu bạn bị gắn bó với ai đó, bạn không yêu hạnh phúc của người đó, bạn yêu chỉ sự vị kỉ của bạn; bạn chỉ quan tâm tới đòi hỏi ích kỉ riêng của bạn.
Freud đã khám phá ra nhiều điều. Một trong chúng là việc cố định theo mẹ hay bố. Ông ấy nói, người mẹ nguy hiểm nhất là người buộc đứa con yêu cô ấy nhiều tới mức nó trở nên bị cố định - và nó sẽ không có khả năng yêu bất kì ai khác. Cho nên có hàng triệu người khổ bởi vì việc cố định như vậy.
Như tôi đã từng cố gắng nghiên cứu nhiều người... gần như mọi người chồng, ít nhất chín mươi chín phần trăm, đang cố gắng tìm mẹ của họ trong vợ họ. Tất nhiên, bạn không thể tìm ra mẹ bạn trong vợ bạn được; vợ bạn không phải là mẹ bạn. Nhưng một cố định sâu sắc với người mẹ, và thế thì họ không được thoả mãn với vợ vì cô ấy không làm mẹ họ. Và mọi người vợ đều đang tìm người bố trong chồng - không chồng nào là bố bạn. Và nếu cô ấy không được thoả mãn với việc làm bố thế thì cô ấy bất mãn.
Đây là những cố định. Theo ngôn ngữ của Patanjali, ông ấy gọi chúng là gắn bó. Freud gọi chúng là cố định. Từ là khác nhưng nghĩa là như nhau. Đừng bị cố định, tuôn chảy đi. Không gắn bó nghĩa là bạn không bị cố định. Đừng giống như tảng băng, giống như nước ấy, tuôn chảy. Đừng bị đông cứng.
Mọi gắn bó đều trở thành thứ đông cứng, chết. Nó không rung động cùng cuộc sống, nó không là đáp ứng thường xuyên chuyển động. Nó không phải là sống động từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, nó bị cố định. Bạn yêu một người: nếu nó là tình yêu thế thì bạn không thể dự đoán được cái gì sẽ xảy ra khoảnh khắc tiếp. Không thể nào dự đoán được, tâm trạng thay đổi như thời tiết. Bạn không thể nói khoảnh khắc tiếp rằng người yêu của bạn sẽ yêu bạn. Người đó có thể không cảm thấy thích yêu vào khoảnh khắc tiếp, bạn không thể mong đợi được điều đó.
Nếu người đó cũng yêu bạn khoảnh khắc tiếp thì tốt, bạn cám ơn. Nếu người đó không yêu trong khoảnh khắc tiếp, chẳng cái gì có thể được làm, bạn không tự lực được. Bạn phải chấp nhận sự kiện rằng người đó không trong tâm trạng đó. Không cái gì để khóc cả, đơn giản không có tâm trạng! Bạn chấp nhận tình huống đó. Bạn không ép buộc người yêu phải giả vờ, vì giả vờ là nguy hiểm.
Nếu tôi cảm thấy yêu hướng tới bạn, tôi nói, “Tôi yêu bạn,” nhưng khoảnh khắc tiếp tôi có thể nói, “Không, tôi không cảm thấy tình yêu nào trong khoảnh khắc này.” Cho nên chỉ có hai khả năng: hoặc bạn chấp nhận tâm trạng không yêu của tôi, hoặc bạn ép buộc rằng, “Dù bạn yêu tôi hay không, ít nhất cũng biểu lộ rằng bạn yêu tôi đi.” Nếu bạn ép buộc tôi, thế thì tôi trở thành giả và mối quan hệ trở thành giả vờ, đạo đức giả. Thế thì chúng ta không thực với nhau. Và hai người không thực với nhau, làm sao họ có thể trong tình yêu được? Quan hệ của họ sẽ trở thành việc cố định.
Vợ và chồng, họ bị cố định, chết - mọi thứ đều chắc chắn. Họ đang cư xử với nhau cứ dường như họ là đồ vật. Bạn về tới nhà, đồ đạc của bạn là như cũ vì đồ đạc là chết. Nhà bạn sẽ là như cũ bởi vì nhà là chết. Nhưng bạn không thể mong đợi vợ bạn như cũ - cô ấy sống động, là con người. Và nếu bạn mong đợi cô ấy như cũ như cô ấy vẫn vậy khi bạn rời khỏi nhà thế thì bạn đang ép buộc cô ấy chỉ là đồ đạc, chỉ là đồ vật. Gắn bó áp đặt những người có quan hệ thành đồ vật và tình yêu giúp cho con người được tự do hơn, được độc lập hơn, được thật hơn. Nhưng chân lí chỉ có thể ở trong luồng chảy thường hằng, nó không bao giờ có thể bị làm đông cứng.
Khi Patanjali nói không gắn bó, ông ấy không nói giết tình yêu của bạn. Thay vì thế, ngược lại, ông ấy nói, “Giết mọi thứ đầu độc tình yêu của bạn, giết mọi chướng ngại, phá huỷ mọi chướng ngại đã giết tình yêu của bạn.” Chỉ nhà yogi mới có thể là việc yêu. Người trần tục không thể là việc yêu được, người đó có thể bị gắn bó.
Nhớ điều này: gắn bó nghĩa là cố định và bạn không thể chấp nhận được cái gì mới trong nó, chỉ duy nhất quá khứ. Bạn không cho phép hiện tại, bạn không cho phép tương lai thay đổi cái gì. Và cuộc sống là thay đổi, chỉ cái chết mới là không đổi.
Nếu bạn không gắn bó, thế thì khoảnh khắc sang khoảnh khắc, bạn đi mà không có cố định nào. Mọi khoảnh khắc cuộc sống sẽ đem tới sướng mới, khổ mới. Sẽ có đêm tối và sẽ có ngày nắng, nhưng bạn mở, bạn không có tâm trí cố định. Khi bạn không có tâm trí cố định cho dù một tình huống khổ cũng không thể cho bạn khổ được vì bạn không có gì để so sánh với nó. Bạn không mong đợi cái gì chống lại nó cho nên bạn không thể bị thất vọng.
Bạn bị thất vọng bởi vì đòi hỏi của bạn. Bạn nghĩ rằng khi bạn trở về nhà, vợ bạn sẽ đứng ở bên ngoài đón bạn. Và nếu cô ấy không đứng đó bên ngoài để đón bạn, bạn không thể chấp nhận được điều đó. Và điều này cho bạn thất vọng và khổ. Bạn đòi hỏi, và qua đòi hỏi, bạn tạo ra khổ. Và đòi hỏi là có thể chỉ nếu bạn bị gắn bó. Bạn không thể đòi hỏi với những người xa lạ với bạn. Chỉ với gắn bó, đòi hỏi mới tới. Đó là lí do tại sao mọi gắn bó đều trở thành địa ngục.
Patanjali nói, không bị gắn bó. Điều đó nghĩa là tuôn chảy, chấp nhận bất kì cái gì cuộc sống đem tới. Đừng đòi hỏi và đừng ép buộc. Cuộc sống sẽ không đi theo bạn đâu. Bạn không thể ép buộc cuộc sống phải tương ứng với bạn. Tốt hơn cả là tuôn chảy cùng dòng sông thay vì xô đẩy nó. Cứ tuôn chảy cùng nó. Nhiều hạnh phúc trở thành có thể. Đã có nhiều hạnh phúc quanh bạn, nhưng bạn không thể thấy được nó bởi vì việc cố định sai của bạn.
Nhưng lúc đầu không gắn bó này sẽ chỉ là hạt mầm; đến cuối không gắn bó trở thành vô ham muốn. Lúc đầu không gắn bó nghĩa là không cố định, đến cuối không gắn bó sẽ có nghĩa vô ham muốn, không ham muốn - lúc đầu không đòi hỏi, lúc cuối không ham muốn.
Nhưng nếu bạn muốn đạt tới cuối, về vô ham muốn, bắt đầu từ vô đòi hỏi đi. Thử công thức của Patanjali thậm chí hai mươi bốn giờ... trong hai mươi bốn giờ, tuôn chảy cùng cuộc sống, không đòi hỏi cái gì.
Bất kì cái gì cuộc sống trao, cảm thấy biết ơn, cám ơn. Cứ đi trong hai mươi bốn giờ trong trạng thái cầu nguyện của tâm trí, không hỏi, không đòi hỏi, không mong đợi, và bạn sẽ có lối mở mới. Hai mươi bốn giờ đó sẽ trở thành cửa sổ mới. Và bạn sẽ cảm thấy bạn có thể trở nên cực lạc làm sao.
Nhưng bạn sẽ phải tỉnh táo lúc đầu. Không thể được mong đợi rằng không gắn bó, với người tìm kiếm, lại có thể là hành động tự phát.
Câu hỏi thứ hai:
Làm sao có chuyện là một người chứng ngộ tự cho bản thân mình là người duy nhất, như ngài Phật đã làm trong trường hợp của Mahakashyapa?
Thực sự, truyền thống Phật giáo này về một đệ tử nhận ánh sáng đã được liên tục trong tám thế hệ. Không thể có khả năng cho một nhóm là người nhận của nó sao?
Không, điều đó không bao giờ là có thể, bởi vì nhóm không có linh hồn, nhóm không có cái ta. Chỉ cá nhân mới có thể là người nhận, người đón, bởi vì chỉ cá nhân mới có trái tim. Nhóm không phải là một người.
Bạn ở đây, tôi đang nói, nhưng tôi không nói cho nhóm bởi vì với nhóm không thể có trao đổi. Tôi đang nói với từng cá nhân ở đây. Bạn đã tập hợp thành nhóm nhưng bạn không nghe tôi như một nhóm, bạn nghe tôi như các cá nhân. Thực sự, nhóm không tồn tại, chỉ cá nhân tồn tại. ‘Nhóm’ chỉ là từ, nó không có thực tại, không bản chất. Nó chỉ là cái tên của một tập thể.
Bạn không thể yêu nhóm, bạn không thể yêu quốc gia, bạn không thể yêu nhân loại. Nhưng có những người cứ nói rằng họ yêu nhân loại. Họ tự lừa bản thân họ bởi vì không có ai như nhân loại ở đâu cả, chỉ có con người. Đi và tìm mà xem: bạn sẽ không bao giờ tìm thấy nhân loại ở đâu đó. Thực sự, đây là những người nói rằng họ yêu nhân loại; đây là những người không thể yêu được một người. Họ không có khả năng trong tình yêu với một người. Thế thì những cái tên lớn lao - nhân loại, quốc gia, vũ trụ. Họ thậm chí có thể yêu Thượng đế nhưng họ không thể yêu một người, bởi vì yêu một người là gian nan, khó khăn; nó là cuộc vật lộn.
Bạn phải thay đổi bản thân bạn. Yêu nhân loại chẳng có vấn đề gì. Không có nhân loại, bạn một mình. Chân lí, cái đẹp, tình yêu hay bất kì cái gì mà có ý nghĩa bao giờ cũng thuộc về cá nhân. Chỉ cá nhân mới có thể là người nhận.
Mười nghìn sư đã có đó khi Phật rót bản thể ông ấy vào trong Mahakashyapa, nhưng nhóm không có năng lực. Không nhóm nào có thể có năng lực, bởi vì tâm thức là cá nhân, nhận biết là cá nhân. Mahakashyapa vươn lên đỉnh nơi ông ấy có thể nhận được Phật. Những cá nhân khác cũng có thể trở thành đỉnh đó, nhưng không phải nhóm.
Tôn giáo về căn bản vẫn còn mang tính cá nhân, và nó không thể khác được. Đó là một trong những tranh đấu cơ sở giữa chủ nghĩa cộng sản và tôn giáo. Chủ nghĩa cộng sản nghĩ dưới dạng nhóm, xã hội, tập thể, và tôn giáo nghĩ dưới dạng con người cá nhân, cái ta. Chủ nghĩa cộng sản nghĩ rằng xã hội có thể được thay đổi như một tổng thể, và tôn giáo nghĩ chỉ các cá nhân mới có thể được thay đổi. Xã hội không thể được thay đổi như một toàn thể bởi vì xã hội không có linh hồn, nó không thể được biến đổi. Thực ra không có xã hội, chỉ có cá nhân.
Chủ nghĩa cộng sản nói không có cá nhân, chỉ có xã hội. Chủ nghĩa cộng sản và tôn giáo, chúng là tuyệt đối đối kháng, và đây là đối kháng đó. Nếu chủ nghĩa cộng sản trở nên thịnh hành, thế thì tự do cá nhân biến mất. Thế thì chỉ xã hội tồn tại. Cá nhân không được phép thực sự có đó. Cá nhân có thể tồn tại chỉ như một phần, như chiếc răng trong bánh xe. Cá nhân không thể được phép là cái ta.
Tôi đã nghe một giai thoại. Một người đi báo ở đồn công an Moscow rằng con vẹt của anh ta bị mất, cho nên anh ta hướng tới viên thư kí có liên quan. Viên thư kí viết, và hỏi, “Con vẹt có nói được không? Nó nói được không?” Người này trở nên sợ, hơi chút bối rối, không thoải mái. Người này nói, “Có, nó nói được. Nhưng dù nó bầy tỏ bất kì ý kiến chính trị nào, những ý kiến chính trị đó là của riêng nó đấy.”
Con vẹt! Cá nhân này sợ bởi vì vẹt nghĩa là những ý kiến chính trị đó phải thuộc về người chủ của nó. Vẹt đơn giản bắt chước. Không tính cá nhân nào được phép. Bạn không thể có ý kiến của bạn. Ý kiến là mối quan tâm của nhà nước, tâm trí nhóm, và tâm trí nhóm là điều thấp nhất có thể có. Các cá nhân có thể đạt tới đỉnh. Không nhóm nào đã bao giờ trở thành tựa Phật hay tựa Jesus, chỉ các đỉnh cá nhân.
Phật đang trao kinh nghiệm của cả đời ông ấy cho Mahakashyapa bởi vì không có cách khác. Nó không thể được trao cho bất kì nhóm nào; điều đó là không thể, điều đó chỉ là không thể được. Trao đổi, giao cảm chỉ có thể ở giữa hai cá nhân. Nó là đức tin cá nhân, cá nhân sâu sắc. Nhóm là không có tính người. Và nhớ rằng nhóm có thể làm nhiều điều: điên khùng là có thể với nhóm, nhưng Phật tính là không thể được. Nhóm có thể điên nhưng nhóm không thể được chứng ngộ.
Hiện tượng càng thấp nhóm càng tham gia nhiều vào trong đó. Mọi tội lỗi lớn đều bị nhóm phạm phải, không phải bởi cá nhân. Cá nhân có thể sát hại vài người, nhưng cá nhân không thể trở thành ‘phát xít’, người đó không thể giết hàng triệu người. Chủ nghĩa phát xít có thể giết hàng triệu người, và với lương tâm tốt!
Sau Thế chiến thứ hai mọi tội phạm chiến tranh đều thú nhận rằng họ không chịu trách nhiệm: họ chỉ được lệnh từ trên và họ tuân theo mệnh lệnh. Họ chỉ là một phần của nhóm. Ngay cả Hitler và Mussolini cũng nhạy cảm trong cuộc sống riêng tư của họ. Hitler hay nghe nhạc, ông ta yêu âm nhạc. Ông ta thậm chí thỉnh thoảng còn vẽ, ông ta yêu hội hoạ. Dường như không thể được, Hitler yêu hội hoạ và âm nhạc; nhạy cảm thế... và giết hàng triệu người Do Thái mà không thấy áy náy gì, không lo lắng trong lương tâm của ông ta, thậm chí không một day dứt. Ông ta 'không chịu trách nhiệm'. Thế thì ông ta chỉ là lãnh đạo của một nhóm.
Khi bạn đi vào trong đám đông bạn có thể phạm phải bất kì cái gì bởi vì bạn cảm thấy, “Đám đông đang làm nó. Mình chỉ là một phần của nó.” Một mình bạn sẽ nghĩ ba lần liệu có làm nó hay không. Trong đám đông tính trách nhiệm bị mất, suy nghĩ cá nhân của bạn bị mất, sáng suốt phân biệt của bạn bị mất, nhận biết của bạn bị mất. Bạn đã trở thành chỉ là một phần của đám đông. Đám đông có thể phát điên. Mọi nước đều biết, mọi thời kì đều biết đám đông có thể phát điên, và thế thì họ có thể làm bất kì cái gì - nhưng người ta chưa bao giờ nghe nói rằng đám đông có thể trở nên chứng ngộ.
Trạng thái cao hơn của tâm thức có thể được đạt tới chỉ bởi các cá nhân. Trách nhiệm nhiều hơn phải được cảm thấy, nhiều trách nhiệm cá nhân hơn, nhiều lương tâm hơn. Bạn càng cảm thấy bạn có trách nhiệm, bạn càng cảm thấy bạn phải là nhận biết, bạn càng trở nên cá nhân hơn.
Phật trao đổi kinh nghiệm im lặng của ông ấy với Mahakashyapa, sambodhi im lặng của ông ấy, chứng ngộ im lặng của ông ấy, bởi vì Mahakashyapa cũng đã trở thành một đỉnh, một chiều cao, và hai chiều cao có thể gặp gỡ bây giờ. Và điều này bao giờ cũng là vậy. Cho nên nếu bạn muốn đạt tới những đỉnh cao hơn, đừng nghĩ dưới dạng nhóm, nghĩ dưới dạng tính cá nhân riêng của bạn. Nhóm có thể có ích lúc bắt đầu, nhưng bạn càng trưởng thành nhóm sẽ càng ít có ích hơn.
Một điểm tới khi nhóm không thể có ích nào, bạn bị bỏ lại một mình. Và khi bạn một mình toàn bộ và bạn bắt đầu trưởng thành trong tính đơn độc của bạn, lần đầu tiên bạn được kết tinh. Bạn đã trở thành linh hồn, cái ta.
Câu hỏi thứ ba:
Thực hành là một loại ước định ở mức vật lí và tinh thần, và chính là qua ước định mà xã hội làm cho con người thành nô lệ của nó. Trong trường hợp đó, làm sao thực hành của Patanjali có thể là công cụ cho giải thoát?
Xã hội ước định bạn để làm ra nô lệ từ bạn, một thành viên vâng lời, cho nên câu hỏi này dường như hợp thức: làm sao việc tái ước định liên tục của tâm trí có thể làm cho bạn được giải thoát? Câu hỏi này dường như hợp thức chỉ bởi vì bạn đang lẫn lộn hai kiểu ước định.
Bạn đã tới tôi, bạn đã đi một chặng đường. Khi bạn quay về bạn sẽ đi cùng con đường đó lần nữa. Tâm trí có thể hỏi, “Con đường đem mình tới đây, làm sao có thể cùng con đường đó đem mình trở lại?” Con đường sẽ là như nhau; hướng của bạn sẽ khác, hoàn toàn đối lập. Trong khi bạn đi tới tôi bạn đối diện với tôi, khi bạn trở về bạn sẽ đối diện với hướng đối lập, nhưng con đường sẽ là một.
Xã hội ước định bạn để làm ra một thành viên vâng lời, để làm bạn thành nô lệ; nó chỉ là một con đường. Cùng con đường đó phải được đi để làm cho bạn tự do, chỉ chiều sẽ là đối lập lại. Cùng phương pháp này phải được dùng để 'giải ước định' bạn.
Tôi nhớ một chuyện ngụ ngôn. Có lần Phật đi tới sư của ông ấy, ông ấy định nói bài thuyết pháp. Ông ấy ngồi dưới gốc cây. Ông ấy có một chiếc khăn tay cầm trong tay. Ông ấy nhìn vào chiếc khăn tay, toàn thể hội chúng cũng nhìn vào điều ông ấy làm. Thế rồi ông ấy thắt năm nút trên chiếc khăn và thế rồi ông ấy hỏi, “Ta phải làm gì bây giờ để gỡ nút chiếc khăn tay này? Ta phải làm gì bây giờ?” Và ông ấy hỏi hai câu hỏi: một, “Chiếc khăn có cùng là chiếc khăn khi không có nút nào trong nó hay nó là khác?”
Một khất sĩ, một sư, nói, “Theo một nghĩa nào đó nó là cùng chiếc khăn bởi vì phẩm chất của chiếc khăn đã không thay đổi. Ngay cả có các nút nó vẫn là chiếc khăn đó, cùng chiếc khăn tay. Bản chất cố hữu của nó vẫn còn là vậy. Nhưng theo một nghĩa nó đã thay đổi vì cái gì đó mới đã xuất hiện - nút đã không có đó, bây giờ nút có đó. Cho nên về bề ngoài nó đã thay đổi nhưng sâu bên dưới nó vẫn còn như cũ.”
Phật nói, “Đây là tình huống của tâm trí con người: sâu bên dưới nó vẫn còn không bị thắt nút nhưng phẩm chất vẫn còn như cũ.”
Khi bạn trở thành vị Phật, người chứng ngộ, bạn sẽ không có tâm thức khác. Phẩm chất sẽ là như nhau. Khác biệt chỉ là ở chỗ bây giờ bạn là chiếc khăn bị thắt nút, tâm thức bạn có vài cái nút.
Điều thứ hai Phật hỏi: “Ta phải làm gì để gỡ nút chiếc khăn này?”
Một sư khác nói, “Chừng nào chúng tôi còn chưa biết thầy đã làm gì để thắt nút chúng tôi không thể nói được gì, bởi vì quá trình đảo ngược sẽ phải áp dụng. Cách thức thầy đã thắt nút nó phải được biết trước, bởi vì điều đó sẽ lại là cách thức, theo trật tự đảo ngược, để gỡ nó.”
Thế là Phật nói, “Đây là điều thứ hai. Điều này phải được hiểu - làm sao ông đã đi vào tù túng này. Cách ông bị ước định trong tù túng phải được hiểu, bởi vì cùng điều đó sẽ là quá trình, theo trật tự đảo ngược, để giải ước định cho ông.”
Nếu gắn bó là yếu tố ước định, thế thì không gắn bó sẽ trở thành yếu tố giải ước định. Nếu mong đợi dẫn bạn vào khổ, thế thì không mong đợi sẽ dẫn bạn vào không khổ. Nếu giận tạo ra địa ngục bên trong bạn, thế thì từ bi sẽ tạo ra cõi trời. Cho nên quá trình của khổ là bất kì cái gì, cái đảo ngược sẽ là quá trình của hạnh phúc. Giải ước định nghĩa là bạn phải hiểu toàn thể hiện tượng thắt nút của tâm thức con người như nó vậy. Toàn thế quá trình này của Yoga sẽ không là gì ngoài hiểu biết các cái nút phức tạp và thế rồi gỡ nút chúng, giải ước định chúng. Nó không phải là việc tái ước định, nhớ lấy. Nó đơn giản là giải ước định; nó là phủ định. Nếu nó là tái ước định thế thì bạn sẽ trở thành nô lệ lần nữa, một kiểu nô lệ mới trong tù đày mới. Cho nên khác biệt này phải được nhớ: nó là giải ước định, không tái ước định.
Bởi vì điều này, nhiều vấn đề đã nảy sinh. Krishnamurti cứ nói rằng nếu bạn làm bất kì cái gì nó sẽ trở thành việc tái ước định, cho nên đừng làm gì. Nếu bạn làm bất kì cái gì nó sẽ trở thành việc tái ước định: bạn có thể là kẻ nô lệ tốt hơn nhưng bạn sẽ vẫn còn là nô lệ. Nghe ông ấy nhiều người đã dừng mọi nỗ lực, nhưng điều đó không làm cho họ được giải thoát. Họ không được giải thoát, ước định có đó. Họ không tái ước định. Nghe Krishnamurti, họ đã dừng lại, họ không tái ước định - nhưng họ cũng không giải ước định. Họ vẫn còn là nô lệ.
Cho nên tôi không ủng hộ tái ước định, Patanjali cũng không ủng hộ tái ước định. Tôi ủng hộ giải ước định, và Patanjali cũng ủng hộ giải ước định. Chỉ hiểu tâm trí, dù bệnh tật của nó là gì. Hiểu bệnh, chẩn đoán nó, và đi vào theo trật tự đảo ngược.
Khác biệt là gì? Lấy ví dụ thực tế nào đó. Bạn cảm thấy giận: giận là ước định, bạn đã học nó. Các nhà tâm lí nói rằng đó là việc học, nó là thứ được lập trình. Xã hội của bạn dạy điều đó cho bạn. Ngay cả bây giờ vẫn có những xã hội không bao giờ giận, các thành viên không bao giờ giận. Có những xã hội, những bộ lạc nhỏ vẫn tồn tại, chưa bao giờ biết tới đánh nhau, không chiến tranh.
Ở Philippines, tồn tại một lộ lạc nguyên thuỷ nhỏ. Trong ba nghìn năm nó đã không biết tới đánh nhau nào, không một kẻ giết người, không một người tự tử. Điều gì đã xảy ra cho nó? Họ hầu hết là những người yêu hoà bình và hạnh phúc nhất có thể. Từ chính lúc đầu xã hội của họ chưa bao giờ ước định họ về giận. Trong bộ lạc đó, nếu ngay cả trong mơ bạn giết ai đó, bạn phải đi và hỏi xin tha thứ của người đó... ngay cả trong mơ! Nếu bạn giận ai đó và đánh nhau, ngày hôm sau bạn phải tuyên bố với cả làng rằng bạn đã làm cái gì đó sai. Thế rồi làng sẽ họp lại và người trí huệ của làng sẽ chẩn đoán giấc mơ của bạn và họ sẽ gợi ý cái gì cần làm bây giờ - cho dù là trẻ nhỏ!
Tôi đã đọc phân tích mơ của họ. Họ dường như là một trong những người xuyên thấu nhất. Một trẻ nhỏ mơ: trong mơ nó thấy đứa con trai của hàng xóm rất buồn. Thế là nó kể giấc mơ này cho bố nó vào buổi sáng: “Con đã thấy con trai hàng xóm rất buồn.”
Thế là bố nó nghĩ về điều đó, nhắm mắt lại, thiền, và ông ấy nói, “Nếu con đã thấy cậu ấy buồn, điều đó có nghĩa là bằng cách nào đó buồn của cậu ấy có liên quan tới con. Không ai khác đã mơ về nó rằng nó buồn, cho nên dù chủ ý hay không chủ ý con đã làm cái gì đó tạo ra nỗi buồn của cậu ấy. Hay, nếu con đã không làm, trong tương lai, con sẽ làm. Cho nên mơ chỉ là một dự báo cho tương lai. Đi đem theo nhiều kẹo, quà. Đem kẹo và quà cho cậu ấy và hỏi xin lỗi - hoặc vì cái gì đó đã làm trong quá khứ hoặc cái gì đó mà con sẽ làm trong tương lai.”
Thế là đứa trẻ này đi, đem theo hoa quả, kẹo, quà và hỏi xin cậu kia tha thứ vì bằng cách nào đó, trong giấc mơ, cậu ta chịu trách nhiệm cho buồn của cậu kia. Từ chính lúc đầu đầu trẻ con được nuôi lớn theo cách này. Nếu bộ lạc này mà tồn tại không có bất hoà, đánh nhau, sát hại, thì cũng không có gì ngạc nhiên. Họ không thể quan niệm được điều đó. Một kiểu tâm trí khác đang vận hành ở đó.
Các nhà tâm lí nói rằng ghét hay giận là không tự nhiên. Yêu là tự nhiên: ghét và giận là được tạo ra. Chúng là cái cản trở trong tình yêu, và xã hội ước định bạn vì chúng. Việc giải ước định nghĩa là bất kì cái gì xã hội đã làm đều đã được làm rồi; không ích gì mà đi kết án nó, nó đã là hoàn cảnh rồi. Và đơn giản bằng việc nói rằng xã hội chịu trách nhiệm, bạn không được giúp gì cả. Nó đã được làm rồi. Bây giờ, ngay bây giờ, bạn có thể làm được gì? - bạn có thể giải ước định. Cho nên dù vấn đề của bạn là bất kì cái gì, nhìn sâu vào trong vấn đề đó, xuyên thấu vào nó, phân tích nó, và xem bạn bị ước định thế nào về nó.
Chẳng hạn, có các xã hội chưa bao giờ cảm thấy cạnh tranh. Ngay cả ở Ấn Độ cũng có các bộ lạc nguyên thuỷ - không tồn tại cạnh tranh. Tất nhiên họ không thể rất tiến bộ theo cách đo của chúng ta, bởi vì tiến bộ của chúng ta chỉ có thể là qua cạnh tranh. Họ không cạnh tranh. Bởi vì họ không cạnh tranh họ không giận, họ không ghen tị, họ không đầy ghét thế, họ không bạo hành thế. Họ không mong đợi nhiều, và bất kì cái gì cuộc sống của họ cho họ, họ cảm thấy hạnh phúc và biết ơn.
Với bạn, bất kì cái gì cuộc sống trao cho... bạn chẳng bao giờ cảm thấy biết ơn. Bạn bao giờ cũng thất vọng vì bạn bao giờ cũng có thể đòi hỏi thêm nữa. Và không có tận cùng cho mong đợi và ham muốn của bạn. Cho nên nếu bạn cảm thấy khổ, nhìn vào khổ và phân tích nó đi. Yếu tố ước định nào đang tạo ra khổ? Và không có mấy khó khăn để hiểu nó. Nếu bạn có thể tạo ra khổ, nếu bạn có khả năng thế để tạo ra khổ, chẳng có khó khăn gì trong việc hiểu nó. Nếu bạn có thể tạo ra nó, bạn có thể hiểu được nó.
Toàn thể quan điểm của Patanjali là thế này: nhìn vào trong khổ của con người, người ta thấy rằng bản thân con người chịu trách nhiệm. Con người đang làm cái gì đó để tạo ra nó. Việc làm đó đã trở thành thói quen, cho nên người đó cứ làm việc đó mãi. Nó đã trở thành lặp lại, máy móc, như robot. Nếu bạn trở nên tỉnh táo bạn có thể vứt bỏ nó. Bạn có thể đơn giản nói, “Tôi sẽ không hợp tác.” Cơ chế này sẽ bắt đầu làm việc.
Ai đó xúc phạm bạn: bạn đứng tĩnh lặng, vẫn còn im lặng - cơ chế này sẽ bắt đầu, nó sẽ đem tới hình mẫu quá khứ. Giận sẽ tới, khói sẽ nảy sinh và bạn sẽ cảm thấy đang ở ngay trên bờ của việc phát điên. Nhưng bạn đứng tĩnh lặng. Không hợp tác và chỉ nhìn vào cơ chế này đang làm gì. Bạn sẽ cảm thấy bánh xe bên trong bánh xe bên trong bạn, nhưng chúng là bất lực bởi vì bạn không hợp tác.
Hay nếu bạn cảm thấy không thể nào duy trì được trạng thái tĩnh lặng như vậy, thế thì đóng cửa nhà bạn lại, đi vào trong phòng, để gối trước bạn và đánh gối, giận với gối. Và khi bạn đánh, nổi giận và điên với gối, cứ quan sát điều bạn làm, điều đang xảy ra, cách hình mẫu đang lặp lại bản thân nó.
Nếu bạn có thể đứng tĩnh lặng, điều đó là tốt nhất. Nếu bạn cảm thấy việc đó là khó, rằng bạn đang bị lôi kéo, thế thì đi vào phòng và đổ giận lên gối. Bởi vì với gối, điên của bạn sẽ thấy được toàn bộ với bạn, nó sẽ trở thành trong suốt. Và gối không định phản ứng: bạn có thể quan sát dễ dàng và không có nguy hiểm, không có vấn đề an toàn. Bạn có thể quan sát: dần dần, việc nổi lên của giận và việc sút giảm của giận.
Quan sát cả hai, nhịp điệu. Và khi giận của bạn bị cạn kiệt bạn không cảm thấy thích đánh gối thêm nữa, hay bạn đã bắt đầu cười hay bạn cảm thấy lố bịch, thế thì nhắm mắt lại, ngồi xuống sàn, và thiền về điều đã xảy ra. Bạn có vẫn còn cảm thấy giận người đã xúc phạm bạn, hay nó được ném lên gối rồi? Bạn sẽ cảm thấy bình thản rơi xuống bạn. Và bạn sẽ không cảm thấy giận bây giờ với người có liên quan. Thay vì thế, bạn thậm chí có thể cảm thấy từ bi với người đó.
Một thanh niên Mĩ đã ở đây hai năm trước. Anh ta đã trốn khỏi Mĩ chỉ bởi vì một vấn đề, một ám ảnh: anh ta liên tục nghĩ về giết bố mình. Người bố phải đã là một người nguy hiểm, phải đã kìm nén cậu con trai này quá nhiều. Trong mơ anh ta nghĩ tới giết, trong mơ ngày anh ta cũng nghĩ tới giết bố mình. Anh ta trốn khỏi gia đình chỉ để cho người bố sẽ không có đó. Bằng không, bất kì ngày nào, cái gì đó có thể xảy ra. Tính điên có đó, nó có thể bùng phát bất kì khoảnh khắc nào.
Anh ta đã ở đây với tôi và tôi bảo anh ta, “Đừng kìm nén nó.” Tôi đưa cho anh ta chiếc gối và nói, “Đây là bố bạn. Bây giờ làm bất kì cái gì bạn thích.” Ban đầu anh ta bắt đầu cười, cười theo cách điên dại. Và anh ta nói, “Điều đó có vẻ kì cục.” Tôi bảo anh ta, “Cứ để nó là kì cục đi. Nhưng nó là ở trong tâm trí, để nó bước ra.” Trong mười lăm ngày liên tục anh ta đánh và xé chiếc gối. Và làm điều đó, vào ngày thứ mười sáu anh ta tới với con dao. Tôi đã không bảo anh ta, cho nên tôi hỏi anh ta, “Sao lại con dao này?”
Anh ta nói, “Bây giờ đừng dừng tôi. Để tôi giết. Bây giờ gối không phải là gối với tôi. Gối thực tế đã thành bố tôi.” Hôm đó anh ta đã giết bố anh ta. Và thế rồi anh ta bắt đầu khóc, nước mắt trào ra trên mắt. Anh ta trở nên bình tĩnh lại, thảnh thơi, và anh ta bảo tôi, “Tôi cảm thấy nhiều tình yêu với bố tôi, nhiều từ bi. Bây giờ cho phép tôi quay về.”
Anh ta quay về bây giờ rồi. Mối quan hệ đã thay đổi toàn bộ. Điều gì đã xảy ra? - chỉ là ám ảnh máy móc đã được xả ra.
Nếu bạn có thể đứng tĩnh lặng khi hình mẫu cũ nắm giữ tâm trí bạn, điều đó là tốt. Nếu bạn không thể làm được thế thì cho phép nó xảy ra theo cách như kịch, nhưng một mình, không với ai đó. Bởi vì bất kì khi nào bạn diễn hình mẫu của bạn, cho phép hình mẫu của bạn với ai đó, điều đó tạo ra phản ứng và nó là cái vòng luẩn quẩn.
Điểm có ý nghĩa nhất là có tính quan sát về hình mẫu này. Dù bạn đứng tĩnh lặng hau diễn cơn giận cả bạn và ghét, cứ quan sát, nhìn vào cách nó duỗi ra. Và nếu bạn có thể thấy cơ chế này bạn có thể hoàn tác được nó.
Tất cả các bước này trong Yoga chỉ là để hoàn tác lại cái gì đó mà bạn đã làm. Chúng là tiêu cực, không cái gì mới được tạo ra. Chỉ cái sai là bị phá huỷ, và cái đúng đã có đó. Không cái gì tích cực được làm, chỉ cái gì đó tiêu cực. Cái tích cực bị ẩn kín ở đó. Nó cũng giống như dòng nước có đó, ẩn dưới tảng đá. Bạn không tạo ra dòng nước. Nó đã ở đó rồi, đang gõ cửa; nó muốn được thoát ra và trở nên tự do và tuôn chảy. Chỉ tảng đá có đó - tảng đá này phải được hoàn tác. Một khi tảng đá được loại bỏ dòng nước bắt đầu tuôn chảy.
Phúc lạc, hạnh phúc, vui vẻ, hay bất kì cái gì bạn gọi nó, đều đã có đó tuôn chảy trong bạn. Chỉ tảng đá nào đó có đó: những tảng đá đó là các ước định của xã hội. Giải ước định chúng đi. Nếu bạn cảm thấy gắn bó là tảng đá đó, thế thì làm nỗ lực vì không gắn bó. Nếu bạn cảm thấy giận là tảng đá đó, thế thì làm nỗ lực để không giận. Nếu bạn cảm thấy tham là tảng đá đó, thế thì làm nỗ lực để không tham. Cứ làm điều đối lập. Đừng kìm nén tham, cứ làm cái đối lập, làm cái gì đó mà không tham. Đừng chỉ kìm nén giận, làm cái gì đó mà không giận.
Ở Nhật Bản, khi ai đó nổi giận, họ có một giáo huấn truyền thống. Nếu ai đó nổi giận, ngay lập tức người đó phải làm cái gì đó với không giận. Và cùng năng lượng mà đã đi vào trong giận lại đi vào trong không giận. Năng lượng là trung lập. Nếu bạn cảm thấy giận ai đó và bạn muốn tát vào mặt người đó, đưa cho người đó đoá hoa và xem điều gì xảy ra.
Bạn muốn tát vào mặt người đó, bạn muốn làm cái gì đó: đó là giận. Đưa cho người đó đoá hoa và quan sát điều xảy ra bên trong bạn; bạn đang làm cái gì đó mà là không giận. Và cùng năng lượng đã đi vào tay bạn sẽ đi vào tay bạn; và cùng năng lượng đã định đánh người đó bây giờ sẽ cho đoá hoa - nhưng phẩm chất đã thay đổi. Bạn đã làm cái gì đó - và năng lượng là trung lập; nếu bạn không làm cái gì đó thế thì bạn kìm nén, và kìm nén là độc. Làm cái gì đó, nhưng chỉ là cái đối lập. Và điều này không phải là ước định mới, nó chỉ là giải ước định cái cũ. Khi cái cũ đã biến mất, những cái nút đã biến mất, bạn không cần lo nghĩ về cái gì cần làm. Thế thì bạn có thể tuôn chảy tự phát. 262
Câu hỏi cuối cùng:
Thầy nói rằng nỗ lực tâm linh có thể mất hai mươi tới ba mươi năm, hay thậm chí nhiều kiếp, và ngay cả thế nó vẫn là sớm. Nhưng tâm trí phương Tây dường như hướng kết quả, không kiên nhẫn và quá thực hành. Nó muốn kết quả ngay tức khắc. Các kĩ thuật tôn giáo tới và đi như những mốt nhất thời khác ở phương Tây. Thế thì làm sao thầy định giới thiệu Yoga cho tâm trí phương Tây được?
Tôi không quan tâm tới tâm trí phương Tây hay tâm trí phương Đông: đây chỉ là hai mặt của một tâm trí. Tôi quan tâm tới tâm trí thôi. Và phân loại Đông-Tây này là không có nghĩa mấy đâu, thậm chí không có ý nghĩa bây giờ. Có những tâm trí phương Đông ở phương Tây và có những tâm trí phương Tây ở phương Đông. Và bây giờ toàn thể mọi sự đã trở thành đống lộn xộn. Phương Đông bây giờ trong vội vàng. Phương Đông cổ đã biến mất hoàn toàn.
Tôi nhớ tới một giai thoại Đạo. Ba Đạo sĩ đang thiền trong hang. Một năm trôi qua. Họ im lặng, ngồi, thiền. Một hôm một kị sĩ đi qua gần đó. Họ nhìn. Một trong ba ẩn sĩ nói, “Ngựa ông ta cưỡi mầu trắng.” Hai người kia vẫn còn im lặng.
Sau đó một năm, ẩn sĩ thứ hai nói, “Con ngựa đó mầu đen, không trắng.”
Thế rồi một năm nữa lại trôi qua. Ẩn sĩ thứ ba nói, “Nếu sẽ có thảo luận, tôi sẽ đi đấy. Nếu có cãi nhau lặt vặt, tôi sẽ đi. Tôi đi đây! Các ông đang quấy rầy im lặng của tôi.”
Có thành vấn đề gì liệu ngựa là trắng hay đen? Ba năm! Nhưng đây là luồng chảy ở phương Đông. Thời gian không có, Phương Đông không ý thức về thời gian chút nào. Phương Đông sống trong vĩnh hằng, cứ dường như thời gian không trôi qua. Mọi thứ đều tĩnh tại.
Nhưng phương Đông đó không còn tồn tại nữa; phương Tây đã làm biến chất mọi thứ. Phương Đông đã biến mất. Qua giáo dục phương Tây mọi người bây giờ đều là người phương Tây. Chỉ có vài người, tựa như hòn đảo, mới là 'phương Đông' - họ có thể ở phương Tây, họ có thể ở phương Đông. Bây giờ họ không bị giới hạn theo bất kì cách nào ở phương Đông. Nhưng thế giới là một toàn thể, trái đất như một toàn thể, đã trở thành phương Tây.
Yoga nói - và để điều đó xuyên thấu vào bạn thật sâu vì nó sẽ rất có nghĩa - Yoga nói, bạn càng không kiên nhẫn, thời gian sẽ càng được cần cho biến đổi của bạn. Càng vội vàng, bạn sẽ càng bị trễ. Bản thân vội vàng tạo ra lẫn lộn tới mức chậm trễ sẽ là kết quả. Càng ít vội vàng, kết quả sẽ càng sớm. Nếu bạn kiên nhẫn vô hạn, chính khoảnh khắc này biến đổi có thể xảy ra. Nếu bạn sẵn sàng chờ đợi mãi mãi, bạn thậm chí có thể không đợi khoảnh khắc tiếp này. Chính khoảnh khắc này có thể xảy ra bởi vì vấn đề không phải là thời gian, vấn đề là về phẩm chất của tâm trí của bạn.
Kiên nhẫn vô hạn... đơn giản không khao khát về kết quả cho bạn nhiều chiều sâu. Vội vàng làm cho bạn thành nông. Bạn đang trong vội vàng tới mức bạn không thể sâu được. Khoảnh khắc này, bạn không quan tâm tới ở đây trong khoảnh khắc này mà quan tâm tới điều sắp xảy ra trong khoảnh khắc tiếp. Bạn quan tâm tới kết quả. Bạn đang đi lên trước bạn; chuyển động của bạn là điên. Cho nên bạn có thể chạy quá nhiều, bạn có thể du hành quá nhiều - bạn sẽ không đạt tới đâu cả bởi vì mục đích cần đạt tới là ở đây. Bạn phải rơi vào trong nó, không đạt tới đâu cả. Và rơi là có thể chỉ nếu bạn kiên nhẫn toàn bộ.
Tôi sẽ kể cho bạn một giai thoại Thiền.
Một Thiền sư đang qua một khu rừng. Đột nhiên ông ấy trở nên nhận biết rằng một con hổ đang đi theo ông ấy, cho nên ông ấy bắt đầu chạy. Nhưng việc chạy của ông ấy cũng là kiểu Thiền - ông ấy không trong vội vàng. Ông ấy không điên; việc chạy của ông ấy là uyển chuyển, hài hoà. Ông ấy tận hưởng nó. Và tương truyền là sư này nghĩ trong đầu, “Nếu con hổ tận hưởng điều đó, thế thì sao mình không?”
Và con hổ vẫn theo ông ấy. Thế rồi ông ấy tới gần vách núi. Chỉ để trốn con hổ ông ấy bám vào cành cây chìa ra vách núi. Và thế rồi ông ấy nhìn xuống dưới.... Một con sư tử đang đứng đó trong thung lũng, đợi ông ấy. Bây giờ hổ đã tới; nó đang đứng ngay gần cây trên đỉnh núi. Sư này đang treo ở giữa, bám lấy cành cây, và con sư tử kia đang đợi ông ấy ở sâu bên dưới trong thung lũng.
Ông ấy cười. Thế rồi ông ấy nhìn - hai con chuột đang gặm cành cây đó, một con trắng, một con đen. Thế rồi ông ấy cười rất to. Ông ấy nói, “Đây là cuộc sống. Ngày và đêm, chuột trắng và đen đang cắn. Và bất kì chỗ nào mình đi, cái chết đều đang đợi. Đây là cuộc sống!” Và tương truyền rằng ông ấy đạt tới satori, thoáng nhìn đầu tiên về chứng ngộ.
Đây là cuộc sống! Không cái gì phải lo nghĩ, đây là cách mọi sự là vậy. Bất kì chỗ nào bạn đi cái chết đều đang đợi, và cho dù bạn không đi đâu ngày và đêm đang cắt dần cuộc sống của bạn. Cho nên ông ấy cười to.
Thế rồi ông ấy nhìn quanh, bởi vì bây giờ nó bị cố định. Bây giờ không có vội vàng. Khi cái chết là chắc chắn, cái gì để mà lo nghĩ? Chỉ trong bất định mới có lo nghĩ. Nếu mọi thứ đều chắc chắn không có lo nghĩ, bây giờ điều đó đã trở thành định mệnh. Cho nên ông ấy tìm cách tận hưởng vài khoảnh khắc này. Ông ấy trở nên nhận biết về vài quả dâu mọc bên cạnh cành cây, thế là ông ấy hái vài quả dâu và ăn chúng. Chúng là thứ ngon nhất trong đời ông ấy! Ông ấy tận hưởng chúng, và tương truyền là ông ấy trở nên chứng ngộ trong khoảnh khắc đó.
Ông ấy đã trở thành vị Phật, bởi vì cái chết gần thế và cho dù vậy ông ấy không vội vàng gì. Ông ấy có thể tận hưởng trái dâu. Nó ngọt, vị nó ngọt ngào. Ông ấy cám ơn Thượng đế. Tương truyền trong khoảnh khắc đó mọi thứ biến mất - hổ, sư tử, cành cây, bản thân ông ấy. Ông ấy đã trở thành vũ trụ.
Đây là kiên nhẫn, tuyệt đối kiên nhẫn. Dù bạn ở bất kì chỗ nào, trong khoảnh khắc đó, tận hưởng không đòi hỏi về tương lai. Không tương lai trong tâm trí, chỉ khoảnh khắc hiện tại, cái bây giờ của khoảnh khắc này, và bạn được thoả mãn. Thế thì không cần đi đâu cả. Bất kì chỗ nào bạn ở, từ chính điểm đó bạn sẽ rơi vào trong đại dương, bạn sẽ trở thành một với vũ trụ.
Nhưng tâm trí không quan tâm tới ở đây và bây giờ. Tâm trí quan tâm tới đâu đó trong tương lai, trong kết quả nào đó. Cho nên vấn đề là, theo một cách nào đó, sự liên quan cho tâm trí như vậy - tốt hơn nên gọi nó là tâm trí hiện đại thay cho tâm trí phương Tây - tâm trí hiện đại thường xuyên bị ám ảnh với tương lai, với kết quả, không với ở đây và bây giờ.
Làm sao tâm trí này có thể được dạy cho Yoga? Tâm trí này có thể được dạy cho Yoga bởi vì định hướng tương lai này chẳng dẫn tới đâu cả. Và định hướng tương lai này đang thường xuyên tạo ra khổ cho tâm trí hiện đại. Chúng ta đã tạo ra địa ngục - và chúng ta đã tạo ra nó quá nhiều. Bây giờ hoặc con người phải biến mất khỏi hành tinh trái đất này, hoặc con người sẽ phải tự biến đổi bản thân mình. Hoặc nhân loại sẽ phải chết hoàn toàn bởi vì địa ngục này không thể tiếp tục được thêm nữa, hoặc chúng ta sẽ phải đi qua chuyển hoá.
Do đó, Yoga có thể trở nên rất có nghĩa và ý nghĩa cho tâm trí hiện đại bởi vì Yoga có thể cứu. Nó có thể dạy bạn lần nữa cách ở đây và bây giờ, cách quên đi quá khứ và cách quên đi tương lai và cách vẫn còn trong khoảnh khắc hiện tại với sự mãnh liệt tới mức khoảnh khắc này trở thành vô thời gian. Chính khoảnh khắc này trở thành vĩnh hằng.
Patanjali ccó thể trở nên ngày càng có ý nghĩa hơn. Khi thế kỉ này đi tới chỗ khép lại của nó, các kĩ thuật về biến đổi con người sẽ trở nên ngày càng quan trọng hơn. Chúng đã trở thành quan trọng, trên khắp thế giới - dù bạn gọi chúng là Yoga hay Thiền, hay bạn gọi chúng là phương pháp Sufi hay bạn gọi chúng là phương pháp Mật tông. Theo nhiều, nhiều cách, mọi giáo huấn truyền thống cổ đang bùng phát ra. Nhu cầu sâu sắc nào đó có đó, và những người đang suy nghĩ - ở bất kì đâu, ở bất kì phần nào của thế giới - họ đã trở nên quan tâm để lại tìm ra nhân loại đã tồn tại trong quá khứ với cái đẹp thế, phúc lạc thế. Với điều kiện nghèo nàn thế, làm sao những người giầu thế đã tồn tại trong quá khứ? Và chúng ta, với tình huống giầu thế, sao chúng ta nghèo thế?
Đây là điều ngược đời, điều ngược đời hiện đại: lần đầu tiên trên trái đất chúng ta đã tạo ra xã hội giầu có, khoa học - và chúng là xấu nhất và bất hạnh nhất. Và trong quá khứ đã không có công nghệ khoa học, không có sung túc, không có tiện nghi, nhưng nhân loại đã tồn tại trong chỗ an bình, sâu sắc thế, hạnh phúc, cám ơn. Điều gì đã xảy ra? Chúng ta có thể hạnh phúc hơn bất kì ai, nhưng chúng ta đã đánh mất tiếp xúc với sự tồn tại.
Và sự tồn tại đó là ở đây và bây giờ, và tâm trí nôn nóng không thể trong tiếp xúc với nó. Nôn nóng giống như trạng thái sốt, điên của tâm trí. Bạn cứ chạy hoài.... Cho dù mục đích tới bạn vẫn không thể đứng đó bởi vì việc chạy đã trở thành thói quen. Cho dù bạn đạt tới mục đích bạn sẽ bỏ lỡ nó, bạn sẽ đi qua nó, bởi vì bạn không thể dừng được. Nếu bạn có thể dừng lại mục đích là không được tìm....
Thiền sư Huệ Hải đã nói, “Tìm và ông sẽ mất, không tìm và ông có thể có nó ngay lập tức. Dừng lại, và nó ở đây. Chạy... nó chẳng ở đâu cả.”
Đủ cho hôm nay?

0 Đánh giá

Ads Belove Post