Chương 6. Vũ trụ có yêu tôi không?

Chương 6. Vũ trụ có yêu tôi không?

Price:

Read more

Thiền Osho - Yoga: Alpha và Omega (Tập 5)
Bài giảng về Kinh Yoga của Patanjali
Chương 6. Vũ trụ có yêu tôi không?

Powered by RedCircle


Câu hỏi thứ nhất
Con đường của thầy là gì, con đường mà thầy để lộ cho chúng tôi?
Nó không phải là con đường chút nào; bạn không du hành nó. Thay vì thế, nó đơn giản là hiểu biết. Bạn phải dừng mọi việc du hành. Con đường là du hành và đi tới đâu đó; con đường là đạt tới đâu đó, đạt tới cái gì đó; con đường là phương tiện và chỗ cuối là xa xôi trong tương lai. Đó là điều tôi ngụ ý khi tôi nói bất kì cái gì tôi đang nói cho bạn đều không là con đường; nó đơn giản là việc hiểu. Nếu bạn hiểu, bạn đã đạt tới mục đích. Nếu bạn hiểu, bạn bao giờ cũng ở trong mục đích, chưa bao giờ trong một khoảnh khắc nào bạn đã ở xa khỏi nó. Bạn có thể đã mơ rằng bạn đã đi xa, nhưng bạn đã không rời khỏi nhà bạn lấy một khoảnh khắc.
Đây là vô đường. Hay, nếu bạn nhấn mạnh về từ, hay nếu bạn say mê thế với từ, gọi nó là đường vô lộ. Nhưng cố hiểu tôi: đây không phải là đường. Tôi đang cho bạn không phải phương tiện mà là bản thân mục đích.
Câu hỏi thứ hai
Từ khi tới thầy, sống cuộc sống thiền đã trở thành hiện tượng dễ dàng hơn và tự nhiên hơn. Tuy nhiên, thực tế tôi đã từ bỏ mọi hi vọng về chứng ngộ thì có phải là mâu thuẫn về xu hướng không?
Không chút nào. Đạt tới chứng ngộ đó là điều phải có - rằng bạn nên mất đi mọi hi vọng và ham muốn về nó. Bằng không ham muốn về chứng ngộ trở thành ác mộng trong bản thân nó. Và bạn càng ham muốn nó, bạn càng xa khỏi nó hơn - ham muốn càng lớn, khoảng cách sẽ càng lớn. Vứt mọi việc ham muốn nó đi, mọi hi vọng về nó. Nếu bạn thực sự trở thành vô ham muốn về chứng ngộ, bất kì khoảnh khắc nào nó cũng có thể xảy ra. Tạo không gian đi; đừng bị chất đầy với ham muốn vì nó.
Rào chắn lớn nhất cho chứng ngộ là khao khát nó, bởi vì tâm trí khao khát và ham muốn bao giờ cũng căng thẳng. Nó có lo âu tinh tế quanh nó; nó chưa bao giờ thoải mái. Làm sao bạn có thể thoải mái nếu bạn phải đi đâu đó, đạt tới chỗ nào đó? Bạn có thể ngồi, nhưng bạn vẫn đang chuyển động. Một cách hữu hình bạn có thể nghỉ ngơi, nhưng một cách vô hình bạn bất ổn. Vứt mọi thứ vô nghĩa đi. Không ai đã bao giờ có khả năng đạt tới chứng ngộ qua ham muốn. Đó là lí do tại sao mọi chư phật nhấn mạnh: trở thành vô ham muốn.
Tôi không nói rằng khi bạn trở thành vô ham muốn bạn sẽ đạt tới niết bàn hay chứng ngộ; tôi đang nói khi bạn vô ham muốn bạn là niết bạn, bạn là chứng ngộ. Ham muốn là việc quấy rối trong bạn, cũng như gợn sóng trong hồ... gợn sóng biến mất, hồ im lặng.
Dễ dàng bỏ ham muốn về các thứ trần gian, rất dễ. Thực ra níu bám lấy chúng là tuyệt đối ngu xuẩn. Chỉ người ngu mới níu bám lấy những thứ trần gian, bởi vì bất kì ai cũng có thể thấy rằng chúng sắp bị lấy đi khỏi bạn. Mọi níu bám đều vô tích sự, vô ích, và bất kì ai cho dù có một lượng nhỏ thông minh cũng đều có thể trở nên tỉnh táo rằng việc tích luỹ các thứ sẽ không cho bạn giầu có; thay vì vậy, nó sẽ làm cho bạn ngày càng nghèo hơn. Bạn càng có nhiều thứ, bạn sẽ càng cảm thấy rằng bạn trống rỗng.
Người giầu trở nên rất nghèo, sâu bên dưới. Bạn không thể tìm ra được kẻ ăn xin nào lớn hơn các hoàng đế. Biết rõ rằng họ có mọi thứ họ có thể mong muốn, lần đầu tiên họ trở nên tỉnh táo rằng không cái gì đã thay đổi bên trong: không mãn nguyện nào đã xảy ra, không thoả mãn. Mọi thứ vẫn rối loạn như bao giờ; toàn thể nỗ lực đã là vô dụng, và toàn thể cuộc sống bị phí hoài trong nó.
Không, không khó bỏ ham muốn trần tục, nhưng khi bạn bỏ ham muốn trần tục, ngay lập tức, tâm trí tạo ra ham muốn thế giới khác: moksha, niết bàn, chứng ngộ, Thượng đế. Bây giờ bạn khao khát những thứ này. Tình huống vẫn còn như cũ - bạn vẫn còn trong ham muốn.
Đối thể là không liên quan: điều thực: dù bạn ham muốn hay không. Điều thực không phải là điều bạn ham muốn. Mọi thầy giáo tâm linh của bạn - cái gọi là tâm linh - đều dẫn lầm bạn vì họ cứ nói, "Đổi đối thể của ham muốn. Đừng ham muốn những thứ trần tục; ham muốn Thượng đế đi." Nhưng tôi nói với bạn rằng nếu bạn ham muốn Thượng đế, bản thân Thượng đế đã trở thành điều trần tục. Với tôi đây là định nghĩa về thế giới: bất kì điều gì có thể được ham muốn đều là thế giới.
Thượng đế không thể được ham muốn. Bạn không thể làm Thượng đế thành đối thể của ham muốn của bạn; điều đó là báng bổ. Chứng ngộ không thể được ham muốn, bởi vì chứng ngộ xảy ra chỉ khi không có ham muốn. Và chứng ngộ không phải là cái gì đó tới từ bên ngoài. Khi tâm trí được tự do với ham muốn, đột nhiên, bạn trở nên nhận biết về nhà vua đang ngồi bên trong. Ông ấy bao giờ cũng ở đó, nhưng bạn lo nghĩ nhiều thế về ham muốn và đạt tới và thu được và thành tựu.
Tâm trí đạt tới là rào chắn, cho nên điều tốt là bạn đã từ bỏ mọi hi vọng về chứng ngộ.
Nhưng tôi không nghĩ rằng bạn đã từ bỏ mọi hi vọng đâu - bằng không thì nó chắc đã xảy ra rồi. Tuy nhiên bạn có thể đúng: về thực tế, bạn đã từ bỏ mọi hi vọng về chứng ngộ. Nhưng sâu bên dưới bạn vẫn mơ về nó, ham muốn nó. Về thực tế, bạn có thể đã từ bỏ, nhưng sâu bên dưới ham muốn phải có đó. Bằng không thì không có câu hỏi - tại sao chứng ngộ đã không xảy ra. Nó đáng phải xảy ra ngay lập tức - không có lỗ hổng một khoảnh khắc. Nó là tuyệt đối chắc chắn: khi ham muốn rời bỏ bạn hoàn toàn, toàn bộ, nó có đó. Thực ra nó là cái không - bạn không có ham muốn. Cho nên tìm cho sâu, đào vào bên trong bản thân bạn sâu hơn một chút nữa đi; bạn sẽ lại thấy ham muốn, các tầng của ham muốn: và cứ ném chúng đi. Bóc củ hành của bạn cho tới chính cốt lõi.
Một hôm nào đó nó sẽ xảy ra. Bất kì ngày nào đều là có thể. Bất kì khoảnh khắc nào khi không có ham muốn, thậm chí không một thoáng le lói của nó - không rung rinh, không lung linh - và tâm thức không bị che mờ - không khói của ham muốn, chỉ ngọn lửa của tâm thức, ngọn lửa của tâm thức... Và đột nhiên bạn bắt đầu cười, đột nhiên bạn hiểu rằng cái mà bạn đã tìm kiếm bao giờ cũng ở bên trong bạn. Đó là nghĩa của Jesus khi ông ấy cứ nhấn mạnh, "Vương quốc của Thượng đế là bên trong ông." Nếu nó là ở "bên ngoài" nó có thể được ham muốn; nếu nó là ở "bên ngoài" nó có thể được đạt tới từ con đường nào đó. Nó là bạn! Đó là lí do tại sao tôi nói tôi không có con đường nào cung cấp cho bạn. Tôi chỉ có thể chia sẻ hiểu biết của tôi với bạn.
Câu hỏi thứ ba
Vũ trụ có yêu tôi không?
Đó là hỏi câu hỏi sai. Bạn đáng phải hỏi theo cách đi vòng khác, "Tôi có yêu vũ trụ không?" bởi vì vũ trụ không phải là người. Nó không thể yêu bạn được. Nó không có trung tâm, hay bạn có thể nói "mọi nơi nó đều có trung tâm," nhưng đó là hiện tượng phi nhân tính. Làm sao sự tồn tại vô nhân tính yêu bạn được? Bạn có thể yêu.
Nhưng khi bạn yêu, vũ trụ đáp ứng - đáp ứng một cách tuyệt đối. Nếu bạn lấy một bước tới vũ trụ, vũ trụ lấy cả nghìn lẻ một bước tới bạn; nhưng đó là đáp ứng.
Bạn sẽ phải hiểu điều Lão Tử nói: rằng bản tính của sự tồn tại là nữ tính. Đàn bà chờ đợi; cô ấy không bao giờ khởi đầu. Đàn ông phải đi và khởi đầu. Đàn ông phải tới và ve vãn và tán tỉnh và thuyết phục. Sự tồn tại mang nữ tính - nó chờ đợi. Bạn phải ve vãn nó; bạn phải tán tỉnh nó; bạn phải lấy thế chủ động và thế thì vũ trụ mưa rào lên bạn - mưa rào theo vô hạn cách, đáp ứng theo vô hạn cách thức. Cũng như đàn bà: khi bạn đã thuyết phục được cô ấy, cô ấy mưa rào xuống vô cùng.
Không đàn ông nào có thể là người thế như đàn bà có thể là. Đàn ông bao giờ cũng vẫn còn là người yêu một phần; toàn thể bản thể anh ta chưa bao giờ trong tình yêu. Đàn bà toàn bộ trong nó; nó là toàn thể cuộc sống của cô ấy, mọi hơi thở của cô ấy. Nhưng cô ấy chờ đợi. Cô ấy sẽ không bao giờ lấy bước khởi đầu, cô ấy sẽ không bao giờ săn đuổi bạn; và nếu đàn bà săn đuổi bạn - dù người đàn bà đẹp thế nào - bạn sẽ trở nên sợ cô ấy. Cô ấy có vẻ không có nữ tính. Cô ấy sẽ năng nổ tới mức toàn thể cái đẹp của cô ấy sẽ biến thành cái xấu. Đàn bà có tính thụ động. Nhớ từ này "thụ động", tính thụ động.
Vũ trụ là mẹ. Gọi Thượng đế là "mẹ" bao giờ cũng tốt hơn là gọi "bố." Bố không liên quan thế. Vũ trụ là mẹ: nữ tính, chờ đợi bạn - chờ đợi bạn mãi mãi và mãi mãi - nhưng bạn sẽ phải gõ cửa. Bạn sẽ thấy ngay lập tức nó được mở nếu bạn gõ, nhưng nếu bạn không gõ bạn có thể đứng ở cổng. Sự tồn tại sẽ không mở đâu; nó không năng nổ. Ngay cả trong yêu nó cũng không năng nổ. Đó là lí do tại sao tôi nói nó sẽ đáp ứng.
Nhưng đừng hỏi câu hỏi sai. Đừng hỏi, "Vũ trụ có yêu tôi không?" Yêu vũ trụ và bạn sẽ thấy rằng tình yêu của bạn là cái không. Vũ trụ cho bạn tình yêu vô hạn thế, đáp lại tình yêu của bạn bằng đáp ứng vô hạn thế... Nhưng nó là đáp ứng - vũ trụ chưa bao giờ khởi đầu; nó chờ đợi. Và điều hay là nó đợi; bằng không toàn thể cái đẹp của tình yêu sẽ bị mất.
Nhưng câu hỏi này nảy sinh; nó có liên quan tới tâm trí bạn. Đây là cách tâm trí con người vận hành: nó bao giờ cũng hỏi, "Người khác có yêu mình không?" Người đàn bà, người vợ hỏi, "Chồng có yêu mình không?" Chồng cứ hỏi, "Vợ, người đàn bà này, có yêu mình không?" Con cái cứ nghĩ, "Mẹ, bố có yêu mình không?" và bố mẹ cứ nghĩ liệu con cái có yêu họ không. Bạn bao giờ cũng hỏi về người khác. Bạn đang hỏi câu hỏi sai. Bạn đang đi theo hướng sai. Bạn sẽ bắt gặp bức tường; bạn sẽ không tìm ra cửa. Bạn sẽ cảm thấy đau vì bạn đâm vào tường. Chính lúc ban đầu là sai. Bạn bao giờ cũng phải hỏi, "Mình có yêu vợ không?" "Mình có yêu chồng không?" "Mình có yêu con không?" "Mình có yêu bố mình và mẹ mình không?" Nhưng bao giờ cũng bắt đầu từ bản thân bạn - bạn có yêu không.
Và đây là bí ẩn: nếu bạn yêu, đột nhiên bạn biết mọi người yêu bạn. Nếu bạn yêu vợ, cô ấy yêu bạn; nếu bạn yêu chồng, anh ấy yêu bạn; nếu bạn yêu con, chúng yêu bạn. Người yêu từ trái tim là được đáp ứng từ mọi nơi. Yêu không bao giờ có thể là không kết quả. Nó nở hoa.
Nhưng bạn phải bắt đầu đúng, theo đường đúng; bằng không mọi người đều đang hỏi, "Người khác có yêu mình không?" và người khác cũng đang hỏi cùng câu hỏi đó. Thế thì không ai yêu, thế thì tình yêu trở thành chỉ là tưởng tượng, thế thì tình yêu biến mất khỏi trái đất - như nó đã xảy ra. Nó đã biến mất; nó tồn tại chỉ trong thơ ca của các nhà thơ - hư cấu, tưởng tượng, mơ. Thực tại là tuyệt đối trống rỗng tình yêu bây giờ, bởi vì bạn đã bắt đầu với câu hỏi sai.
Vứt câu hỏi đó như bệnh dịch. Vứt nó và trốn khỏi nó, và bao giờ cũng hỏi, "Mình có yêu không?' và điều đó sẽ trở thành chìa khoá. Với chìa khoá đó bạn có thể mở bất kì trái tim nào, và với chìa khoá đó, dần dần, bạn sẽ trở nên khéo léo tới mức bạn có thể mở chính sự tồn tại bằng chìa khoá đó; thế thì nó trở thành lời cầu nguyện. Chỉ hỏi câu hỏi, "Vũ trụ có cầu nguyện cho mình không?" Thế thì điều đó sẽ có vẻ ngu xuẩn; thế thì nó sẽ có vẻ ngớ ngẩn. "Vũ trụ có cầu nguyện cho mình không?" - bạn thậm chí sẽ không hỏi điều đó; nhưng lời cầu nguyện không là gì ngoài việc nở hoa cao nhất của tình yêu.
Bạn cầu nguyện với vũ trụ và thế thì bạn thấy từ mọi nơi những con lạch của tình yêu chảy tới bạn. Bạn trở nên được hoàn thành. Vũ trụ có nhiều thứ để cho bạn, nhưng với điều đó bạn phải cởi mở. Và lối mở là có thể chỉ nếu bạn yêu: thế thì bạn trở thành mở, bằng không bạn vẫn còn đóng. Và ngay cả vũ trụ cũng bất lực trước cái đóng của bạn.
Câu hỏi thứ tư
Liệu có thể trèo lên giai đoạn cao hơn trong khi người ta đè nén hay loại trừ các bộ phận của bản thể mình bằng các ước định bên ngoài và ảo tưởng không?
Không, điều đó là không thể được. Bạn đang hỏi tôi, "Liệu có thể trèo lên thang chỉ một phần thôi được không?" Phần nào đó của bạn bị bỏ lại bên dưới, phần nào đó của bạn bị bỏ ở đâu đó trên thang, và chỉ một phần của bạn đạt tới chính đích - làm sao điều đó là có thể? Bạn là một đơn vị. Bạn là một đơn vị hữu cơ; bạn không thể bị phân chia. Đó là nghĩa của từ "cá nhân": cái không thể bị phân chia. Bạn phải đi tới cánh cửa thiêng liêng trong tính toàn bộ của bạn, trong toàn thể; không cái gì có thể bị bỏ lại.
Đó là lí do tại sao nhấn mạnh của tôi, lặp đi lặp lại, rằng nếu bạn kìm nén giận bạn sẽ không có khả năng đi vào trong ngôi đền thiêng liêng - bởi vì đó là điều bạn đang làm: bạn đang cố bỏ giận bên ngoài ngôi đền và đi vào trong đền. Làm sao bạn có thể vào được? Bởi vì ai sẽ bị bỏ lại với giận bên ngoài? - đó là bạn. Nếu bạn cố kìm nén dục, thế thì bạn sẽ không có khả năng đi vào ngôi đền thiêng, bởi vì ai là dục? - đó là bạn, năng lượng của bạn. Không cái gì có thể bị bỏ lại bên ngoài. Nếu bạn bỏ cái gì đó bên ngoài, tính toàn bộ của bạn sẽ bị bỏ lại bên ngoài; thế thì chỉ có một khả năng: bạn sẽ vẫn còn ở bên ngoài và bạn sẽ mơ rằng bạn đã đi vào. Đó là điều nhiều "mahatma" đang làm. Họ ở ngoài ngôi đền mơ rằng họ đã vào và họ đang thấy Thượng đế, họ đang ở trong cõi trời hay moksha.
Chỉ toàn bộ sẽ cho bạn vào - thậm chí không một phần nào có thể bị bỏ lại đằng sau. Thế thì phải làm gì? Có những phần xấu, tôi biết; và tôi hiểu tình huống lúng túng của bạn. Bạn không muốn đem những phần xấu đó tới điều thiêng liêng; bạn không muốn trình ra những phần xấu đó cho điều thiêng liêng. Tôi hiểu rắc rối của bạn, vấn đề của bạn. Bạn muốn vứt bỏ mọi dục, mọi giận, mọi ghen, thù hận - bạn muốn trở thành trong trắng thuần khiết, hồn nhiên. Tốt. Suy nghĩ của bạn là tốt, nhưng cách bạn đang cố làm nó là không thể được. Cách duy nhất là: biến đổi. Đừng cắt bỏ các bộ phận của bạn; biến đổi chúng đi. Cái xấu có thể trở thành đẹp.
Bạn có quan sát điều xảy ra trong vườn không? Bạn mang phân bò tới - thối - phân bón, phân - thối tệ - nhưng trong vòng vài tháng, phân đã biến mất vào trong đất; bây giờ nó đã tới như hoa đẹp với hương thơm thiêng liêng quanh chúng. Đây là biến đổi. Mùi thối đã trở thành hương thơm; hình dáng xấu xí của phân đã trở thành hoa đẹp. Cuộc sống cần biến đổi. Bạn sẽ đi vào trong ngôi đền của điều thiêng liêng toàn bộ - được biến đổi. Đừng kìm nén bất kì cái gì; thay vì thế, cố gắng tìm ra chìa khoá để biến đổi nó.
Giận trở thành từ bi. Người không có giận không bao giờ có thể từ bi được - không bao giờ. Không phải là ngẫu nhiên mà tất cả hai mươi bốn tirthankeras của người Jaina đã được sinh ra là kshatriyas, chiến binh, con người của giận dữ, và họ trở thành người thuyết giảng về bất bạo hành và từ bi. Phật là chiến binh, tới từ gia đình kshatriya, võ sĩ đạo; và ông ấy đã trở thành đoá hoa vĩ đại nhất đã từng có của từ bi. Tại sao? Họ có nhiều giận hơn bạn có. Khi giận được chuyển đổi và biến đổi, tất nhiên, nó trở thành năng lượng vô cùng.
Bạn cần giận. Bạn cần nó như bạn đang ngay bây giờ bởi vì nó là cái vỏ bảo vệ, và bạn sẽ cần nó khi bạn được biến đổi bởi vì thế thì nó trở thành nhiên liệu, năng lượng. Nó là năng lượng thuần khiết. Bạn đã bao giờ thấy đứa trẻ nhỏ, thỉnh thoảng thực sự trong giận dữ chưa? Đứa trẻ nhỏ trông đẹp làm sao - rạng ngời, sống động, dường như nó có thể bùng nổ và phá huỷ toàn thế giới. Chỉ một đứa trẻ nhỏ, đứa trẻ tí hon, có vẻ giống như năng lượng nguyên tử - mặt đỏ, nhảy nhót và kêu khóc - chỉ năng lượng, năng lượng thuần khiết. Nếu bạn không kìm nén đứa trẻ, và dạy nó cách hiểu năng lượng này, sẽ không cần bất kì kìm nén nào: cùng năng lượng này có thể được biến đổi.
Bạn quan sát: mây tụ trên trời, và thế rồi có sét lớn và sấm. Sét này, chỉ và trăm năm trước, đã là yếu tố khủng khiếp trong cuộc sống nhân loại. Con người trở nên sợ sét thế - bạn không thể hình dung được bây giờ, bởi vì bây giờ cùng sét đó đã trở thành điện. Nó đã trở thành kẻ phục vụ trong nhà: nó cho chạy máy điều hoà; nó cho chạy tủ lạnh. Nó làm việc liên tục ngày và đêm - không nô lệ nào có thể làm việc theo cách đó. Cùng sét đó đã là sự kiện khủng khiếp, lớn lao trong cuộc sống nhân loại.
Thần đầu tiên được sinh ra là vì sét - sợ hãi. Indra được sinh ra, thần sấm và sét, và mọi người bắt đầu tôn thờ ông ấy vì mọi người nghĩ sét này tới như sự trừng phạt. Nhưng bây giờ không ai bận tâm về nó, bây giờ bạn biết bí mật này - bạn đã tìm ra chìa khoá. Bây giờ cùng điện này, trừng phạt của Indra bây giờ vận hành như nô lệ: Indra đang làm việc đằng sau máy điều hoà nhiệt độ của bạn, Indra đang chạy tủ lạnh của bạn, Indra đang làm việc trong quạt của bạn. Bây giờ Indra không còn là thần nữa, mà là kẻ phục vụ. Và một người phục vụ dễ bảo thế - không bao giờ bãi công, không bao giờ đòi tăng lương, không cái gì - một nô lệ đầy đủ, toàn bộ.
Cùng điều này xảy ra trong bầu trời bên trong của con người - giận là sét. Trong Phật nó đã trở thành từ bi. Bây giờ nhìn mặt Phật, rạng ngời thế. Sự rạng ngời này tới từ đâu? Nó là giận được biến đổi. Bạn sợ dục, nhưng bạn đã bao giờ nghe nói về bất kì người bất lực nào trở nên được chứng ngộ không? Kể cho tôi đi. Bạn có nghe nói về bất kì người bất lực nào, người không có năng lượng dục trong mình, mà người đó đã trở thành nhà tiên tri không - một Mahavira, một Mohammed, một Phật, một Christ? Bạn đã bao giờ nghe nói về điều đó chưa? Điều đó chưa bao giờ xảy ra - nó không thể xảy ra được - bởi vì chính năng lượng bị thiếu. Chính năng lượng dục vươn lên cao. Chính năng lượng dục đi tới một khoảnh khắc của biến đổi: nơi nó trở thành samadhi.
Năng lượng dục trở thành samadhi, siêu tâm thức. Tôi bảo bạn: bạn càng nhiều dục, khả năng càng nhiều hơn; cho nên đừng sợ. Nhiều dâm dục hơn chỉ chứng tỏ rằng bạn có quá nhiều năng lượng. Rất tốt. Bạn nên cám ơn Thượng đế, và bạn lại không cám ơn - thay vì thế, bạn cảm thấy mặc cảm; thay vì thế, bạn cảm thấy thích phàn nàn chống lại Thượng đế rằng "Sao ngài đã trao năng lượng này cho con?" Bạn không biết cái gì là có thể với năng lượng này trong tương lai. Phật không phải là bất lực. Ông ấy sống cuộc sống dục rất, rất được đáp ứng - không phải là cuộc sống dục thường. Bố ông ấy đã triệu mọi đàn bà đẹp trong vương quốc tới phục vụ ông ấy; mọi cô gái trẻ đẹp đều phục vụ ông ấy.
Năng lượng được cần, và năng lượng bao giờ cũng đẹp. Nếu bạn không biết cách dùng nó, nó trở thành xấu; thế thì nó cứ chạy lạc lối. Năng lượng phải đi lên cao hơn. Dục là trung tâm thấp nhất của con người bạn - nhưng đó không phải là tất cả: bạn có bẩy trung tâm của con người bạn. Khi năng lượng đi lên trên, nếu bạn biết chìa khoá cách thả nó đi lên, khi nó đi từ trung tâm này sang trung tâm khác, bạn cảm thấy nhiều biến đổi thế. Khi năng lượng đi tới luân xa trái tim, tới trung tâm của trái tim, bạn trở nên đầy tình yêu, bạn trở thành tình yêu. Khi năng lượng đi tới trung tâm con mắt thứ ba bạn trở nên có ý thức, nhận biết. Khi năng lượng đi tới luân xa cuối cùng, sahasrar, bạn nở hoa, hoa của bạn, cây cuộc sống thực của bạn đã đi tới hoàn thành: bạn trở thành vị phật. Nhưng năng lượng là một.
Đừng kết án; đừng kìm nén. Biến đổi đi. Ngày một hiểu biết, tỉnh táo hơn; chỉ thế thì bạn sẽ có khả năng đi vào trong nó một cách toàn bộ. Và không có cách khác; cách khác chỉ là mơ mộng và tưởng tượng.
Câu hỏi thứ năm
Với Thiền đó là: "Ăn khi ông đói và uống khi ông khát." Với Patanjali đó là: "Đều đặn - niyam." Làm sao hoà hợp tự phát và đều đặn?
Không cần tổng hợp. Nếu bạn thực sự tự phát bạn sẽ trở thành đều đặn. Nếu bạn thực sự đều đặn bạn sẽ trở nên tự phát. Không có nhu cầu hoà hợp. Nếu bạn cố hoà hợp bạn sẽ trở thành đống lộn xộn, cho nên chọn một cái và quên cái kia đi. Nếu bạn chọn Thiền, quên Patanjali đi dường như ông ấy chưa bao giờ tồn tại; thế thì ông ấy không dành cho bạn. Và một ngày nào đó bạn sẽ đột nhiên thấy rằng đều đặn đã tới theo sau tự phát.
Nó xảy ra thế nào? Nếu bạn tự phát, nếu bạn ăn khi bạn đói - và nếu bạn chỉ ăn khi bạn cảm thấy đói và bạn không bao giờ ăn theo ham muốn của bạn, bạn không bao giờ ăn nhiều hơn bạn muốn, bạn bao giờ cũng theo nhu cầu của bạn - dần dần bạn sẽ lắng đọng vào đều đặn, bởi vì thân thể là cái máy, cái máy sinh học rất, rất hay. Thế thì mọi ngày vào cùng lúc bạn sẽ thấy bạn lại đói; mọi ngày vào cùng lúc bạn sẽ thấy bạn lại ngủ. Cuộc sống sẽ trở thành đều đặn.
Nhưng nếu bạn sợ tự phát... Như mọi người sợ, bởi vì văn hoá, văn minh, tôn giáo - tất cả những kẻ đầu độc này của thế giới - họ đã đầu độc tâm trí bạn và họ đã làm cho bạn sợ tính tự phát; họ nói bạn đang che giấu con vật bên trong bạn và nếu bạn tự phát bạn có thể đi lạc lối. Nếu bạn quá sợ tự phát, thế thì nghe theo Patanjali.
Patanjali bao giờ cũng là chọn lựa thứ hai với tôi, không bao giờ là thứ nhất. Nó dành cho người ốm, bị biến chất bởi văn hoá, phi tự nhiên, bị đầu độc bởi văn minh và tôn giáo, bị phá huỷ bởi các tu sĩ và người thuyết giảng. Thế thì Patanjali. Patanjali là trị liệu. Đó là lí do tại sao tôi nói Patanjali là hữu dụng cho chín mươi chín phần trăm mọi người, bởi vì chín mươi chín phần trăm mọi người là ốm. Trái đất này là nhà thương lớn. Patanjali là bác sĩ trị liệu, nhà khoa học.
Thiền là dành cho người tự nhiên, không bị biến chất, dành cho trẻ em hồn nhiên. Nếu một ngày nào đó có việc đi tới thế giới đẹp, Patanjali sẽ bị quên đi; Thiền sẽ còn lại. Nếu thế giới sẽ trở thành ngày càng bên trong, Thiền sẽ bị quên đi; chỉ Patanjali sẽ có đó. Thiền nói phải tự nhiên. Bạn có quan sát tự nhiên không? Bạn có thấy cả hai tính tự phát và đều đặn của tự nhiên không? Mưa tới, hè tới, đông tới - chúng đi theo trong hình mẫu đều đặn.
Và nếu bạn thấy rối loạn nào đó, đấy là vì bạn, vì con người đã quấy rối khí hậu, con người đã quấy rối sinh thái. Bằng không tự nhiên là dự đoán được thế - và tự phát thế - bạn bao giờ cũng có thể thấy khi xuân đã tới. Bạn có thể đã nghe những bước đầu tiên của mùa xuân ở khắp nơi: trong tiếng hót của chim, trong cây, hạnh phúc đang lan toả. Điều đó là chắc chắn tuyệt đối, nhưng bây giờ mọi thứ đều bị rối loạn. Điều đó không phải vì tự nhiên. Con người đã không chỉ đầu độc con người, con người đã bắt đầu đầu độc tự nhiên nữa. Bây giờ mọi thứ là không đều đặn: bạn không biết khi nào mưa tới, bạn không biết liệu trời sẽ mưa ít hay nhiều năm nay, bạn không biết hè này trời có nóng hay không. Tính đều đặn của tự nhiên bị bạn làm rối loạn, bởi vì bạn đã phá vỡ vòng tròn. Bằng không tự nhiên là hiện tượng tuyệt đối tự phát - và tự nhiên không cần bất kì Patanjali nào. Bây giờ nó sẽ cần. Bây giờ, để đặt sinh thái đúng, một Patanjali được cần tới.
Cho nên bạn phải chọn. Nếu bạn chọn Thiền, quên Patanjali đi; bằng không bạn sẽ rất bị lẫn lộn. Và tôi bảo bạn rằng Patanjali sẽ tới một cách tự động - bạn không cần lo nghĩ. Nhưng nếu bạn cảm thấy rằng bạn rất ốm và bạn không thể tin cậy được vào bản thân bạn và bạn không thể tự phát được, quên Thiền đi; nó không dành cho bạn. Nó chỉ như có tồn tại cuốn sách về các bài tập cho người mạnh khoẻ, hừmm?... người định tham gia vào Olympic thế giới: bạn có thể đọc nó nếu bạn thích, nhưng đừng thử nó - bạn sẽ trong nguy hiểm. Bạn đang nằm bệnh viện; bạn không hỏi cách hoà hợp cuốn sách này và tình huống của bạn. Bạn không hỏi. Bạn nghe bác sĩ điều trị: bạn tuân theo. Một ngày nào đó khi bạn mạnh khoẻ, trở lại với con người tự phát tự nhiên của bạn, bạn có thể dùng sách này, nhưng ngay bây giờ nó không dành cho bạn.
Patanjali dành cho người không mạnh khoẻ, nhưng hầu hết mọi người đều không mạnh khoẻ. Thiền dành cho những người rất tự nhiên. Bạn phải quyết định về bản thân bạn. Không ai khác có thể quyết định điều đó cho bạn; bạn phải cảm thấy năng lượng riêng của bạn. Nhưng nhớ, bạn không làm hoà hợp - đừng bao giờ làm điều đó. Chọn một cái thôi, cái kia sẽ theo sau. Nếu bạn cảm thấy bạn ốm, đã bị hư hỏng, bạn không thể tự phát được; cố đều đặn lại. Đều đặn sẽ đem bạn, dần dần, về mạnh khoẻ và tự phát.
Câu hỏi thứ sáu
Tôi muốn tuyên truyền chống lại thầy. Thầy ban ân huệ cho tôi chứ?
Ý hay đấy. Tôi ban ân huệ cho bạn tuyệt đối; vì tuyên truyền chống tôi cũng là tuyên truyền ủng hộ tôi. Có chủ ý, không chủ ý, bất kì ai nói cái gì chống tôi cũng đều nói cái gì đó về tôi, và không ai biết: nếu bạn nói chống tôi cho ai đó, người đó có thể quan tâm tới tôi. Cho nên đi và tuyên truyền đi với mọi phúc lành của tôi.
Câu hỏi thứ bẩy
Gần đây thầy đã nói rằng chỉ người chứng ngộ mới có thể yêu. Vào lúc khác thầy cũng nói rằng chừng nào người ta chưa yêu người ta không thể trở nên chứng ngộ được. Vào từ cửa nào đây?
Đây là từ Anand Prem. Cô ấy đã từng đứng ở cửa nhiều năm rồi. Điều thực là đi vào; cánh cửa là không liên quan. Bạn vào từ cánh cửa nào là vô nghĩa. Xin vào đi. Nếu bạn muốn vào từ cánh cửa của tình yêu, thế thì vào từ cánh cửa đó. Chứng ngộ sẽ theo sau; nó là đỉnh cao nhất của trái tim yêu thương. Nếu bạn sợ tình yêu... Như mọi người vậy, vì xã hội đã làm cho bạn rất sợ tình yêu và cuộc sống. Xã hội nghĩ yêu là nguy hiểm. Nó vậy đấy. Người ta không bao giờ biết người ta đi đâu. Nó là một loại điên khùng - đẹp, nhưng vẫn là điên thôi. Nếu bạn sợ điều đó thế thì đi vào thiền đi, trở nên có tính thiền. Nếu bạn thực sự có tính thiền bạn sẽ cảm thấy, đột nhiên, việc dâng trào năng lượng, và bạn sẽ trở nên yêu thương.
Nhưng xin đừng cứ đứng ở cửa. Ngay cả cửa cũng phát mệt về bạn. Làm cái gì đó và đi vào; đây là lúc rồi, bạn đã đợi lâu rồi.
Câu hỏi thứ tám
Những ngày này Pune đang làm nhiều tuyên truyền chống lại thầy, đạo tràng của thầy, và đệ tử của thầy. Điều này đã tạo ra nhiều hiểu lầm trong tâm trí của người thường. Người tìm kiếm phải sống trong những người này phải giải quyết ra sao với tình huống này?
Bạn không phải giải quyết chút nào; bạn nên cười thôi. Và đừng làm nó thành nghiêm trọng. Nếu bạn có thể tận hưởng, tận hưởng đi, nhưng đừng giải quyết nó, đừng phản ứng. Và đừng cố bảo vệ tôi - không ai có thể bảo vệ tôi được. Và đừng có biện minh cho tôi - không ai có thể biện minh cho tôi được. Và đừng cố hợp lí hoá - không cần. Bạn không nên quan tâm tới điều đó.
Thế giới đi theo cách riêng của nó. Mọi người có tâm trí riêng của họ và ý kiến của họ... và tôi đang đập tan các ý kiến, truyền thống. Tôi là người gây choáng lớn, cho nên điều tự nhiên là người thường sẽ bị lẫn lộn. Và báo chí bao giờ cũng tìm những tin tức giật gân nào đó; báo chí phụ thuộc vào điều đó. Nhưng với những người đang tìm kiếm, những điều này không nên thành vấn đề theo bất kì cách nào.
Bạn nên đơn giản cười và tận hưởng; chẳng cái gì sai trong nó. Bạn không nên cảm thấy bị tổn thương; không cần. Điều đó là tự nhiên, tôi hiểu, nếu ai đó nói cái gì đó chống lại tôi, người không biết tôi chút nào, và bạn người đã biết tôi lâu rồi, bạn nghe điều đó - bạn cảm thấy tổn thương; bạn muốn cãi lại điều đó. Đừng cãi nó, vì chính nỗ lực này là vô dụng. Dửng dưng đi, dửng dưng toàn bộ, là cách duy nhất được yêu cầu từ bạn. Những người không hiểu tôi, họ sẽ cứ tiếp tục; và nếu bạn phản ứng bạn khuyến khích họ đấy. Cứ dửng dưng đi; chính bản thân họ sẽ trở nên im lặng bởi vì khi không ai phản ứng, toàn thể vấn đề bị mất. Và tôi không ở đây để thuyết phục người thường liệu tôi là đúng hay sai; tôi không quan tâm tới đám đông chút nào. Tôi chỉ quan tâm tới vài người được chọn. Tôi làm việc cho họ.
Cho nên rắc rối này sẽ tới lặp đi lặp lại. Họ không biết cái gì đang xảy ra ở đây. Họ không thể biết được; cho dù họ tới họ sẽ không có khả năng hiểu tôi, điều tôi đang nói. Họ sẽ hiểu lầm nó. Cho nên tha thứ cho họ và quên đi.
Câu hỏi thứ chín
Lời thầy nói không kết án dường như bị mâu thuẫn bởi phê phán của thầy về Sai Baba, Krishnamurti, và "guru Mĩ."
Bất kì khi nào bạn cảm thấy cái gì đó bị mâu thuẫn bởi tôi, đừng bị rối bởi điều đó; tôi là người tự mâu thuẫn rồi. Đây là lúc bạn nên hiểu điều đó. Tôi cứ tự mâu thuẫn bản thân mình. Đó là một trong những cách tôi đang dùng. Nếu bạn vẫn còn không bị xáo trộn, bạn đã đạt tới việc kết tinh nào đó. Tôi sẽ cứ mâu thuẫn - mọi thứ mà tôi đã nói, tôi sẽ mâu thuẫn lại. Tôi sẽ không để một phát biểu nào không bị làm cho mâu thuẫn. Có phương pháp trong nó: tôi không muốn bạn níu bám lấy bất kì lập trường nào. Tôi không muốn bạn níu bám lấy ý kiến của tôi nữa; cách duy nhất là: tôi phải mâu thuẫn với ý kiến riêng của tôi. Một khoảnh khắc sẽ tới, bạn sẽ hiểu rằng người này không định cho bạn lí thuyết, bởi vì mọi thứ đều bị mâu thuẫn. Không lí thuyết nào còn lại. Mọi thứ phủ định mọi thứ khác; bạn còn lại trong trống rỗng sâu sắc. Đó là nỗ lực của tôi.
Tôi không cho bạn triết lí. Nếu tôi mà là triết gia tôi sẽ không bao giờ tự mâu thuẫn với bản thân mình, tôi sẽ nhất quán; nhưng tôi không là triết gia. Nhiều nhất bạn có thể gọi tôi là nhà thơ. Bạn không bao giờ mong đợi cái gì nhất quán từ nhà thơ. Bạn biết nhà thơ là nhà thơ; ông ấy không là người hệ thống hoá. Ông ấy nói cái gì đó hôm nay và cái gì đó khác ngày khác. Nhưng nếu bạn cứ hiểu tôi, một khoảnh khắc sẽ tới, bất kì cái gì tôi đã nói đều sẽ bị mâu thuẫn - bởi chính bản thân tôi - bạn sẽ bị bỏ lại trong trống rỗng chẳng cái gì mà níu bám - không lí thuyết, không hệ thống, không shastra.
Và duy nhất trong cái không đó bạn sẽ có khả năng hiểu tôi, bởi vì tôi không nói cái gì đó - ở đây tôi đang là cái gì đó với bạn. Không phải là thông điệp tôi đang trao cho bạn; tôi là thông điệp. Chỉ khi bạn trống rỗng toàn bộ bạn sẽ có khả năng hiểu nó.
Và thứ hai, nếu tôi nói rằng Sai Baba là nhà ảo thuật chứ không phải nhà huyền môn, tôi chỉ nói sự kiện, không kết án ông ấy, không phê phán ông ấy chút nào. Nếu tôi nói điều này sáng nay, chín giờ sáng, nếu tôi nói điều này là ngày và không là đêm, tôi có kết án đêm không, và tôi có phê phán đêm không? Tôi đơn giản phát biểu một sự kiện. Satya Sai Baba là nhà ảo thuật và không là nhà huyền môn. Đây là sự kiện với tôi. Tôi không phê phán ông ấy; tôi không chống lại ông ấy.
Nếu tôi nói Krishnamurti là chứng ngộ nhưng ông ấy đã thất bại, ông ấy không thể giúp được bất kì ai - ông ấy đã cố gắng hết sức, thực ra không ai đã cố gắng vất vả thế - ông ấy đã chứng ngộ và bất kì điều gì ông ấy nói cũng là đúng nhưng không ai đã được giúp đỡ, đây không phải là phê phán. Tôi đơn giản nói rằng không ai đã từng được giúp đỡ. Đem ai đó đã được giúp đỡ lại và làm mâu thuẫn sự kiện này.
Tôi đã bắt gặp hàng nghìn tín đồ của Krishnamurti; họ đã không được giúp đỡ. Bản thân họ tới và nói với tôi rằng họ đã từng nghe trong hai mươi hay thậm chí ba mươi, bốn mươi năm - những người già - và họ hiểu Krishnamurti tuyệt đối, điều ông ấy nói. Bởi vì ông ấy đang nói một điều đơn giản liên tục. Trong bốn mươi năm ông ấy đã từng chơi chỉ một nốt - ông ấy thậm chí đã không đổi độ cao thấp, sắc thái, không. Ông ấy là một trong những người hiếm hoi nhất, rất nhất quán đã từng được sinh ra trên thế gian. Đơn điệu ông ấy cứ nói cùng điều lặp đi lặp lại mãi. Những người đó tới tôi và họ nói họ hiểu ông ấy về trí tuệ nhưng chẳng cái gì xảy ra. Bởi vì qua hiểu biết trí tuệ, không cái gì có thể xảy ra.
Và nếu nó xảy ra cho ai đó đang nghe Krishnamurti, tôi bảo bạn, nó chắc đã xảy ra cho người đó mà không có Krishnamurti - bởi vì Krishnamurti không cho phương pháp nào; ông ấy không cho kỉ luật sadhana nào. Nếu chuyện xảy ra với ai đó nghe ông ấy, nó có thể đã xảy ra cho người đó khi nghe chim nữa, hay chỉ nghe tiếng gió thoảng qua rặng thông nó chắc đã xảy ra. Người đó đã sẵn sàng; không phải là Krishnamurti đã giúp người đó.
Và điều này được hiểu bởi Krishnamurti nữa. Tất nhiên ông ấy hiểu. Và ông ấy trở nên tuyệt vọng - cả đời ông ấy bị phí hoài trong mảnh đất khô cằn. Tôi đơn giản phát biểu sự kiện, không phê phán.
Và nếu tôi nói điều gì đó về các guru Mĩ, tôi không nói cái gì chống lại họ. Ngay chỗ đầu tiên, trong một trăm người, chín mươi chín phần trăm cả mọi guru đều là hư huyễn. Và khi chuyện xảy ra cho guru Mĩ, bạn có thể hiểu được - guru Ấn Độ, trong một trăm người, chín mươi chín phần trăm là hư huyễn, cho nên khi nghĩ về guru Mĩ, những kẻ bắt chước...
Nhưng tôi không chống lại ai cả. Đây là những sự kiện đơn giản; không kết án nào được ngụ ý. Thực ra tôi không nói gì về họ cả, chỉ về tình huống thôi. Không cái gì được ngụ ý cá nhân. Những phát biểu vô nhân tính.
Câu hỏi thứ mười
Một Đạo sư đã giải thích điểm nào đó bằng thuật ngữ của Đạo. Người nghe ông ấy hỏi ông ấy làm sao ông ấy đã đi tới tìm ra Đạo trong khung cảnh của sự kiện là ông ấy chưa bao giờ có thầy giáo. "Ta có được nó," ông ấy nói, "từ sách vở." Điều này là có thể được không?
Có chứ, thỉnh thoảng điều đó là có thể đấy. Người đó phải đã như người tôi vừa nói tới, người có thể được chứng ngộ bằng việc nghe Krishnamurti. Người đó có thể trở nên được chứng ngộ bằng việc nghe chim. Người đó có thể trở nên được chứng ngộ bằng việc đọc sách vở. Nhưng đó là ngoại lệ, không phải là qui tắc. Điều đó thỉnh thoảng đã xảy ra: nếu một người thực sự tỉnh táo, thế thì ngay cả một cuốn sách cũng có thể giúp đỡ; và nếu bạn đang ngủ say, thế thì ngay cả vị phật cũng thành vô dụng. Phật cũng không thể giúp được - bạn cứ ngáy vào mặt ông ấy, ông ấy có thể làm được gì? Vị phật sống đấy - đã tỏ ra là vô dụng bởi bạn. Nhưng nếu bạn tỉnh táo, thế thì ngay cả cuốn sách chết cũng có thể giúp ích. Điều đó là tuỳ.
Và khó tìm ra một người như vậy, người có thể được thức tỉnh chỉ bằng việc đọc sách - nhưng khả năng có đó. Điều đó rất gần như là không thể được, nhưng ngay cả điều không thể được vẫn xảy ra.
Câu hỏi thứ mười một
Nếu satsang, ở trong hiện diện của người chứng ngộ, người bây giờ được giải thoát, là quan trọng thế, tại sao chúng ta chỉ dành một giờ và nửa ngày ở với nhau?
Nhiều hơn sẽ là quá nhiều cho bạn; nó sẽ tạo ra không tiêu được. Bạn sẽ không có khả năng hấp thu tôi nhiều hơn chừng nấy. Tôi có thể ở cùng bạn trong hai mươi bốn giờ, nhưng bạn không thể ở cùng được. Bạn cần liều vi lượng.
Câu hỏi thứ mười hai
Sáng hôm qua thầy có nói tới tám giai đoạn của thành tựu yoga và nhấn mạnh rằng thầy đi từ số một tới số tám, theo trật tự đó. Liệu có thể được không, trong các trường hợp riêng lẻ, một cá nhân có thể đạt tới một hay các giai đoạn khác trước hết và thế rồi đi theo trật tự riêng của người đó để đạt tới tất cả tám bước của chúng?
Điều đó là có thể, nhưng khi tôi nói có thể tôi ngụ ý chỉ hãn hữu, rất hãn hữu. Ngoại lệ bao giờ cũng có với mọi qui tắc, nhưng khi Patanjali nói, ông ấy nói về qui tắc, không về ngoại lệ. Ngoại lệ không cần được nói tới. Số đông lớn hơn của nhân loại không thể đạt tới bất kì chỗ nào theo bất kì cách khác nào. Họ sẽ phải theo từng bước một - từ một tới hai, từ hai tới ba. Họ đi theo một đơn vị hữu cơ. Nhưng có những dị nhân người có thể đi và nhảy - nhưng thế thì họ nữa sẽ phải quay lại và hấp thu phần còn bị bỏ lại sau. Thu xếp của họ có thể khác, điều đó là có thể.
Bạn có thể bắt đầu bằng pranayam, nhưng thế thì bạn sẽ phải đi tới asan, bạn sẽ phải đi tới yam... Bạn có thể bắt đầu bằng thiền, nhưng thế thì bạn sẽ phải đi tới các phần khác còn bị bỏ lại đằng sau. Nhưng cả tám bước đều phải được phát triển, và việc hợp nhất giữa cả tám bước, để cho bạn trở thành một đơn vị hữu cơ.
Thỉnh thoảng chuyện xảy ra, cho dù một người có thể đạt tới bước thứ bẩy mà không hoàn thành mọi bước, nhưng không ai đã đạt tới bước thứ tám mà không hoàn thành đầy đủ. Mãi tới bước thứ bẩy vẫn còn khả năng: bạn có thể bỏ một số bước và bạn có thể làm một số bước và đạt tới bước thứ bẩy - nhưng thế rồi bạn sẽ treo ở đó. Lên tới thiền bạn có thể đạt tới nhưng không lên tới được samadhi, vì samadhi cần hiện hữu toàn bộ của bạn - được hoàn thành, không cái gì bị bỏ lại đằng sau, không cái gì
169
bị bỏ lại không đầy đủ - mọi thứ đều đầy đủ. Thế thì bạn sẽ phải treo quanh bước thứ bẩy thật lâu, và bạn sẽ phải quay lại và làm mọi thứ cần được thực hiện. Chỉ khi bạn đã hoàn thành mọi thứ tới bước thứ bẩy, bước thứ tám, samadhi, mới trở thành có thể.
Câu hỏi thứ mười ba
Làm sao có chuyện rằng các thầy vĩ đại như Chogyam Trungpa bị say nhân các lễ hội đặc biệt tới mức họ phải được mang về nhà? Việc dùng rượu để tận hưởng có thể quấy rối nhận biết nào đó của người tìm kiếm không?
Ai bảo bạn rằng người này là thầy? Ông ấy thuộc vào một truyền thống trong đó nhiều thầy đã tồn tại, nhưng ông ấy mang chỉ tải trọng chết. Và điều này là rắc rối bởi vì theo truyền thống mà ông ấy thuộc vào, đã từng có những người như Marpa, Milarepa, Naropa, Tilopa - những siddhas vĩ đại - và tất cả họ đều quen uống rượu, bây giờ điều này là tinh tế, nhưng họ chưa bao giờ bị say. Họ thường uống rượu, nhưng họ chưa bao giờ bị say.
Đó là một trong những cách thức của mật tông, một phương pháp: người ta phải cứ tăng dần khối lượng rượu và được hoà hợp với nó, nhưng vẫn còn ý thức. Hừmm?... đầu tiên bạn uống chỉ một thìa cà phê, bạn vẫn còn ý thức; thế rồi hai thìa; thế rồi ba thìa; thế rồi bạn cứ tiếp tục. Thế rồi bạn uống cả chai. Nhưng bây giờ bạn được hoà hợp thế tâm thức của bạn không bị rối loạn; thế thì rượu sẽ không có tác dụng. Thế rồi bạn đi vào ma tuý nguy hiểm hơn.
Đã có thời trong truyền thống mật tông mà rắn, rắn độc, được dùng vì người ta trở nên hoà hợp với mọi kiểu ma tuý. Thế rồi kiểm tra cuối cùng là với rắn hổ mang. Thế rồi rắn hổ mang bị buộc phải cắn vào lưỡi người này - thế nữa người đó vẫn còn ý thức.
Đây là kiểm tra bí mật và sự trưởng thành: bây giờ bạn đã đạt tới việc kết tinh tâm thức tới mức toàn thân được rót đầy với rượu nhưng nó không ảnh hưởng tới bạn. Đây là điểm mật tông đi ra ngoài thân thể; đây là việc đi ra ngoài thân thể - đối với mật tông.
Người này tới từ truyền thống đó, cho nên ông ấy được phép từ truyền thống uống rượu, nhưng nếu ông ấy bị say thế thì ông ấy đã bỏ lỡ toàn thể vấn đề; ông ấy không phải là thầy; ông ấy không nhận biết. Nhưng ở Mĩ mọi thứ là có thể bây giờ. Không biết về truyền thống cổ, người này có thể nói với mọi người, "Ngay cả thầy riêng của chúng tôi đã từng uống rượu." Trong mật tông tất cả những điều thường bị cấm đều được phép. Người Mật tông được phép ăn thịt - bình thường nó bị cấm; người đó được phép uống rượu, bình thường điều đó bị cấm; người đó được phép có dục - bình thường với người tìm kiếm điều đó bị cấm. Mọi thứ thông thường bị cấm, đều được phép trong mật tông, nhưng được phép với những điều kiện mà nếu bạn quên những điều kiện đó bạn quên toàn thể vấn đề.
Người ta nên đi vào dục, nhưng phải không có xuất tinh. Nếu xuất tinh xảy ra, thế thì nó là dục thường; thế thì nó không phải là mật tông. Nếu bạn làm tình và xuất tinh không xảy ra, trong hàng giờ bạn ở cùng với người đàn bà và xuất tinh không xảy ra, đây là mật tông. Đây là đạt tới.
Uống rượu là được phép, nhưng bị say là không được phép. Nếu bạn bị say bạn là người say thường - không cần đem mật tông vào.
Thịt là được phép, nhưng bạn phải ăn thịt - thậm chí đôi khi là thịt người, từ xác chết - nhưng bạn phải vẫn còn dửng dưng. Bạn nên vẫn còn không bị rối loạn - thậm chí không một lay động trong tâm thức bạn rằng "cái gì đó sai..."
Mật tông nói rằng mọi tù túng đều phải bị siêu việt lên, và tù túng cuối cùng là đạo đức - điều đó nữa cũng phải được siêu việt lên. Chừng nào bạn còn chưa siêu việt lên trên đạo đức, bạn vẫn chưa siêu việt trên thế giới. Cho nên trong một nước như Ấn Độ nơi ăn chay đã đi vào cốt lõi rất sâu của tâm thức Ấn Độ, ăn thịt là được phép, nhưng nó không được phép theo cách người ăn thịt vẫn ăn. Người ta phải chuẩn bị cả đời cho nó. Người đó đã là người ăn chay; như người tìm kiếm người đó đã là người ăn chay.
Nhiều năm sẽ trôi qua - mười năm, hai mươi năm người đó vẫn còn là người ăn chay, người đó đã không làm tình với người đàn bà nào, người đó đã không uống rượu nào, và người đó đã không dùng ma tuý nào khác. Thế rồi sau mười hai năm, mười lăm năm, thậm chí hai mươi năm, thầy sẽ cho phép người đó, bây giờ, đi vào trong dục, nhưng đi cùng người đàn bà với sự kính trọng tới mức người đàn bà gần như nữ thượng đế; đó không phải là nhục dục. Và người đàn ông đi cùng với người đàn bà phải tôn thờ cô ấy, chạm chân cô ấy. Và nếu cho dù một hơi chút ham muốn dục nảy sinh, người đó là không đủ tư cách; thế thì người đó không sẵn sàng cho nó.
Đó đã là việc chuẩn bị lớn lao và kiểm tra lớn lao - lớn nhất đã từng được tạo ra cho đàn ông. Không ham muốn nào, không thèm khát nào, người đó phải hướng về người đàn bà cảm thấy dường như cô ấy là mẹ mình. Nếu thầy nói, và thấy, rằng anh ta là đúng - bây giờ anh ta giống như đứa trẻ đi vào trong người đàn bà, không như đàn ông, và giống như đứa trẻ anh ta vẫn còn bên trong người đàn bà mà không có ham muốn dâm dục nảy sinh: việc thở của anh ta không bị ảnh hưởng, năng lượng thân thể anh ta không bị ảnh hưởng; trong hàng giờ anh ta vẫn còn cùng với người đàn bà, không có xuất tinh; im lặng sâu sắc ngự trị - đó là thiền sâu.
Trong hai mươi năm vẫn còn là người ăn chay và thế rồi đột nhiên bạn được cung cấp cho thịt để ăn: toàn thể con người bạn sẽ cảm thấy kinh tởm. Hừmm?... nếu bạn cảm thấy kinh tởm thế thì mật tông nói, "Ông bị bác bỏ. Bây giờ đi ra ngoài điều đó. Bây giờ bất kì cái gì được cung cấp, chấp nhận nó trong lòng biết ơn sâu sắc." Bạn phải biết nếu bạn còn là người ăn chay cho dù trong một năm và đột nhiên thịt được cung cấp, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy buồn nôn, mửa. Nếu điều đó tới, điều đó nghĩa là người này vẫn sống trong ý nghĩ - bởi vì đó chỉ là ý nghĩ rằng đây là thịt và đây là rau. Rau cũng là thịt, bởi vì nó tới từ thân thể của cây; và thịt cũng là rau, bởi vì nó tới từ cây của thân thể người hay thân thể con vật. Đây là siêu việt lên trên đạo đức.
Và thế rồi người đó được chuẩn bị để uống ma tuý mạnh hơn. Nếu người đó thực sự trở nên tỉnh táo thế thì bất kì cái gì được cho sẽ thay đổi hoá chất của thân thể nhưng không thay đổi tâm thức của người đó; tâm thức của người đó sẽ vẫn còn nổi trên hoá chất của thân thể.
Gurdjieff hay uống rượu nhiều như bạn có thể tưởng tượng - nhưng không bao giờ vô thức, không bao giờ say. Ông ấy là thầy Mật tông. Nếu bạn muốn nhìn vào phương Tây hướng về ai đó, thế thì người đó là George Gurdjieff, không phải người tị nạn Tây Tạng.

0 Đánh giá

Ads Belove Post