Chương 17. Nhận biết và nỗ lực

Chương 17. Nhận biết và nỗ lực

Price:

Read more

Chuyến bay của một mình tới một mình
Bài giảng về Kaivalya Upanishad
Chương 17. Nhận biết và nỗ lực


Với ta, không có đất, nước, khí, lửa hay trời.
Chỉ người đã nhận ra tính thượng đế đang cư ngụ trong hang của tâm, cái vô hình dạng, cái ở bên ngoài mạng các ảo tưởng, cái là nhân chứng cho cái toàn thể và cái ở bên ngoài sự tồn tại và không tồn tại, sẽ biết sự thuần khiết của ta và bản tính thượng đế của ta.
Do vậy chấm dứt Kaivalya Upanishad.
Om, Shantih Shantih Shantih.
Điều có ý nghĩa nhất cần được hiểu trong lời kinh này là ở chỗ chỉ người trở nên có khả năng biết cái vô hình dạng, nhân chứng cho cái toàn thể - cái ở ngoài cả sự tồn tại và không tồn tại - mới biết Thượng đế đang sống trong hang của tâm. Người ta trước hết phải trở thành nhân chứng tối thượng, và thế rồi người đó sẽ đi vào hang của tâm; hay trước hết đi vào hang của tâm và thế rồi người đó sẽ trở thành nhân chứng tối thượng. Hoặc người biết thực tại tối thượng sẽ đi vào hang của tâm, hoặc người đi vào hang của tâm sẽ có khả năng biết thực tại tối thượng - đây là hai cách duy nhất. Đây là lí do tại sao chỉ có hai kỉ luật cho việc tìm kiếm tâm linh của con người.
Ấn Độ đã thừa nhận chỉ hai kỉ luật dẫn tới biết chân lí của cuộc sống. Một kỉ luật được gọi là sankhya. Sankhya nghĩa là nếu bạn nhận ra thực tại tối thượng, thế thì bạn sẽ đi vào hang của tâm. Kỉ luật kia được gọi là yoga. Yoga nghĩa là nếu bạn đi vào trong hang của tâm, thế thì bạn sẽ đi tới biết thực tại tối thượng.
Sankhya là việc biết trực tiếp. Yoga là nỗ lực, việc làm. Sankhya nói rằng không phải làm gì cả, nó chỉ phải được nhận ra. Yoga nói rằng nhiều điều phải được làm và chỉ thế thì việc nhận ra mới xảy ra. Cả hai đều đúng, và cả hai cũng có thể chứng minh là sai. Điều đó tất cả đều phụ thuộc vào bạn, vào người tìm kiếm. Nếu người tìm kiếm có thể nhóm lên ngọn lửa để biết một cách toàn bộ tới mức bản ngã của người đó bị thiêu thành tro, và chỉ ngọn lửa để biết là còn lại, thế thì không cái gì khác cần được làm nữa. Nếu chỉ có việc biết và không có người biết, nếu không có hạt nhân của bản ngã còn lại bên trong người tìm kiếm - chỉ việc biết, chỉ nhận biết, chỉ tâm thức - thế thì không cái gì còn cần được làm nữa. Trong ngọn lửa xuyên thấu này, mọi thứ khác sẽ xảy ra theo cách riêng của nó. Chỉ thấy là đủ, chỉ trở nên nhận biết hơn là đủ. Liên tục phát triển trong nhận biết là đủ. Nếu nhận biết phát triển, nếu thức tỉnh nở hoa, điều đó là đủ.
Nhưng điều này rất hãn hữu xảy ra, chỉ một người trong mười triệu người. Khi điều này xảy ra, nó là kết quả của nỗ lực của nhiều, nhiều kiếp sống. Nhưng bất kì khi nào hiện tượng sankhya xảy ra cho ai đó, người đó kinh nghiệm rằng nhận biết là đủ, rằng tất cả đã xảy ra chỉ qua nhận biết. Người đó cũng sống một số vô tận kiếp sống, và trong nhiều kiếp sống đó người đó đã đi với vô số luồng nỗ lực.
Sankhya bao giờ cũng nói ngược lại với yoga. Nó nhất định là như vậy, bởi vì khi trạng thái sankhya xảy ra cho ai đó, người đó cảm thấy rằng chẳng cái gì khác cần được làm - chỉ nhận biết toàn bộ là đủ. Nhưng với ai đó còn vô thức, đơn giản trở nên nhận biết toàn bộ là rất, rất khó. Ai đó có giấc ngủ bị phá vỡ có thể nói, “Chẳng cần làm cái gì cả. Tôi đơn giản thức dậy và thấy ánh sáng!” Nhưng với ai đó đang ngủ - không chỉ ngủ, mà ngủ say, gần như trong cơn mê; người đã uống thuốc độc và đã trở nên vô thức - bạn có thể liên tục hét, “Dậy đi! Dậy đi! Mọi điều bạn cần là thức dậy! Thức dậy khỏi giấc ngủ của bạn và điều đó là đủ. Không cái gì khác cần phải làm cả và bạn sẽ biết chân lí!” - nhưng người đó thậm chí không thể nghe thấy tiếng hét của bạn. Ai đó đang say rượu đầu tiên sẽ phải dọn sạch toàn thể hệ thống của người đó về điều đó. Ai đó vô thức đầu tiên sẽ phải được làm sống lại để cho người đó ít nhất cũng có thể nghe thấy điều bạn đang nói. Ít nhất điều bạn đang nói về người đó mở mắt ra cần đạt tới người đó.
Đây là lí do tại sao khái niệm này về sankhya, mặc dầu đúng, lại không có ích lợi. Chỉ đôi khi ai đó có tâm tính về sankhya, và người đó liên tục nói theo cách sankhya. Cấu trúc tâm trí riêng của tôi đã là của sankhya. Trong mười lăm năm tôi liên tục nói rằng chẳng cần phải làm gì cả, rằng chỉ trở nên nhận biết là đủ. Liên tục nói điều này với mọi người, tôi nhận ra rằng họ không có khả năng nghe điều đó. Họ không chỉ ngủ, họ vô thức. Và cho dù họ hiểu, việc hiểu của họ cũng chỉ ở mức trí tuệ, chỉ ở trên bề mặt. Họ nghe các lời, giáo huấn, và họ thậm chí còn bắt đầu lặp lại cùng những lời đó và giáo huấn đó, nhưng không biến đổi nào xảy ra trong cuộc sống của họ.
Thế rồi tôi thấy rằng sankhya giống như việc nở hoa - và khi đoá hoa nở ra, bạn không nhớ gì về rễ của nó chút nào. Rễ bị giấu kín trong bóng tối, dưới đất; chúng thậm chí không đi tới tâm trí bạn. Nhưng trong nhiều năm rễ vẫn phát triển, cây vẫn phát triển, và chỉ thế thì hoa mới nở ra. Có lẽ hoa có thể nói, “Đơn giản liên tục nở hoa là đủ rồi. Người ta chỉ phải nở hoa thôi; và hương thơm bắt đầu lan toả mọi nơi theo gió. Còn cái gì khác cần được làm nữa đâu?” Việc nở của hoa là kết quả của quá trình lâu dài - nhưng khi hoa nở ra, quá trình này bị quên mất. Khi hoa nở ra quá trình này vẫn còn bị giấu kín. Khi kết quả chung cuộc xảy ra, thế thì tất cả những cái khác, cả cuộc hành trình dài, cũng bị quên đi trong cái bóng của nó.
Tôi bắt đầu cảm thấy rằng chỉ khi hoa của ai đó đã nở rồi thì mới nói được, “Tất cả mọi thứ được cần tới là để cho hoa nở ra.” Nhưng liên tục nói điều này với ai đó mà hoa của họ còn chưa nở thì có thể là nguy hiểm, bởi vì thế thì người đó sẽ thậm chí không làm chút ít điều người đó có thể đã làm để chăm nom cho rễ. Người đó thậm chí sẽ không làm chút ít điều người đó có thể đã làm để nuôi dưỡng cây, để chăm sóc cây. Bây giờ người đó cũng sẽ nghĩ trong tâm trí mình rằng, “Đơn giản liên tục nở hoa là đủ rồi, vậy mình sẽ thế!” và người đó sẽ không có khả năng nở hoa bởi vì việc nở hoa là một phần của quá trình lâu dài. Quá trình lâu dài đó được gọi là yoga.
Đây là sai lầm mà Krishnamurti đã từng mắc phải trong cả đời ông ấy: ông ấy bảo mọi người rằng chẳng cái gì cần phải làm cả. Mọi người thậm chí hiểu điều đó, nhưng đó là loại hiểu biết mà thay vì phá huỷ dốt nát, thì chỉ che giấu nó đi. Mọi người bắt đầu nghĩ rằng chẳng cái gì phải được làm cả, cho nên họ thậm chí dừng việc làm chút xíu điều họ có thể đã làm. Đây là lí do tại sao hoa mà Krishnamurti nói có thể nở lại không nở, và mọi người lắng nghe ông ấy rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan vô cùng.
Cho nên nhiều người trong số thính giả lâu dài của ông ấy - những người đã từng nghe ông ấy trong ba mươi năm hay bốn mươi năm - tới tôi và nói, “Chúng tôi đang trong khó khăn lớn. Chúng tôi đã nghe ý tưởng này nhiều tới mức chẳng có gì để làm cả. Bây giờ cho dù chúng tôi có muốn làm điều gì đó, chúng tôi lập tức nhớ rằng việc làm là vô tích sự và rằng hoa nở không cần làm cái gì cả; nó nở qua vô làm, qua vô nỗ lực; không có nhu cầu về bất kì công phu tâm linh nào. Ý tưởng này đã ăn sâu vào bên trong chúng tôi tới mức bây giờ chúng tôi không thể làm được cái gì chút nào! Chúng tôi cũng đã chấm dứt việc làm điều chúng tôi thường làm, và bởi việc không làm gì chút nào chúng tôi thậm chí đã không có thoáng nhìn về điều Krishnamurti nói sẽ xảy ra qua vô làm. Hoa đã không nở chút nào.”
Vấn đề này thậm chí đã đi sâu hơn, bởi vì họ chưa bao giờ đạt tới cùng trạng thái như cây đạt tới khi hoa của nó nở theo cách riêng của chúng. Có lẽ chỉ có rễ, hay cây của họ chỉ mới mọc ra, hay cành và lá chỉ mới mọc ra. Bây giờ họ không sẵn sàng làm cái gì cả, không tưới cây hay thậm chí không làm hàng rào quanh cây để bảo vệ nó. Bây giờ họ không còn tích cực cố trưởng thành tới mặt trời. Bản thể của họ bất ổn và hoa của họ không nở ra, nhưng sâu bên dưới hoa muốn nở. Nỗi đau trong bản thể họ là nỗi đau của hoa muốn nở ra - nhưng họ đã được bảo cho rằng không có gì để làm cả.
Cho nên một mặt có vấn đề này trong cách tiếp cận của sankhya, rằng nó nói về việc nở hoa tối thượng. Mặt khác, yoga tạo ra vấn đề khác: yoga tìm kiếm sâu về rễ ở trong đất, tìm nước và mặt trời, nhưng nguy hiểm là ở chỗ bạn trở nên bị lạc vào tất cả những kĩ thuật và nghi lễ của yoga. Việc nở hoa mà vì nó bạn đã từng làm các nghi lễ, bị quên mất, và bản thân nghi lễ lại chiếm quyền quá nhiều tới mức bạn bắt đầu cảm thấy dường như những nghi lễ này là chính cuộc sống của mình. Nghi lễ và công phu đã trở thành thói quen.
Patanjali đã nhắc tới Con đường tám làn của Yoga, và ba điểm cuối cùng là dharana, quan niệm, dhyana, thiền và samadhi, chứng ngộ. Ba điểm này là những điểm thực sự có ý nghĩa, và năm điểm kia là các bước cơ bản dẫn tới chúng. Samadhi, chứng ngộ, là hoa, và bẩy điểm kia là cây. Nhưng thường các người yogi liên tục làm các tư thế thân thể và pranayama, luyện tập thở, cho toàn bộ kiếp sống của họ. Họ liên tục làm cùng những điều đó trong toàn bộ kiếp sống của mình: họ quên mất hoa của samadhi hoàn toàn và những nghi lễ này trở thành chỗ cuối trong bản thân chúng. Phương tiện trở thành mục đích, bản thân con đường bắt đầu trở thành đích.
Sai lầm của sankhya là ở chỗ mục đích trở thành quá quan trọng, dường như không cần tới con đường nào cả. Và điều nực cười của yoga là ở chỗ con đường trở thành quan trọng tới mức ngay cả mục đích cũng phải bị bỏ đi để thiên về con đường, điều đó được thực hiện. Cho dù Thượng đế có đứng trước người đang bị ám ảnh với nghi lễ, người đó sẽ yêu cầu Thượng đế phải đợi cho tới khi người đó hoàn thành việc thực hiện nghi lễ của mình đã! Ý tưởng này rằng trên con đường của yoga nghi lễ là mọi thứ đã dẫn sai đường hàng nghìn người. Sai lầm của sankhya hiếm khi xảy ra, bởi vì những người với tính cách sankhya hiếm khi được sinh ra. Không mấy người rơi vào cái bẫy đó.
Krishnamurti nói cả đời mình, nhưng tôi cho rằng không có quá năm nghìn người ở Ấn Độ thực sự nghe hay hiểu ông ấy. Và năm nghìn người này cũng là cùng những người đã từng nghe ông ấy đều đặn, trong ba mươi năm qua - nhưng dường như không có biến đổi nào trong kiếp sống của họ. Vâng, họ tích luỹ những lời nào đó, như “biến đổi” hay các lời thuộc loại này, và họ chỉ bắt đầu lặp lại những lời đó. Nhưng họ bao giờ cũng cảm thấy sự dày vò, rằng điều thực đã chưa xảy ra bên trong họ, hoa của họ đã chưa nở ra.
Mối nguy trong yoga thậm chí còn lớn hơn, bởi vì bất kì khi nào mọi người trên trái Đất trở nên quan tâm tới tôn giáo, phần lớn trong số họ lập tức trở nên quan tâm vào hoạt động nào đó, vào kĩ thuật nào đó. Điều đó là tự nhiên - bởi vì con người không đạt tới cái gì trong cuộc sống mà không hoạt động, cho nên một cách tự nhiên người đó nghĩ rằng tôn giáo cũng sẽ phải là hoạt động. Họ tiếp cận tới tôn giáo theo cùng cách họ tiếp cận tới tiền. Nếu Thượng đế là điều họ tìm kiếm, điều đó nữa sẽ phải xảy ra chỉ bằng việc làm cái gì đó. Đây là cách phần lớn mọi người nghĩ. Nhưng phía bên kia của nguy hiểm này là ở chỗ con người trở nên bị ám ảnh với những nghi lễ này thế và tâm trí tận hưởng các nghi lễ nhiều tới mức nó trở nên khó buông bỏ chúng. Họ mất cái nhìn về đích và con đường trở thành cái bẫy.
Vậy có thể làm được gì cho việc kinh nghiệm hang của tâm? Tôi nói rằng thay vì lấy sankhya và yoga làm hai kỉ luật tách rời, lấy chúng như hai phần của một kỉ luật: lấy yoga ở phần bắt đầu và lấy sankhya ở phần cuối. Lấy yoga làm cây và sankhya làm hoa. Tôi nối hai phần này với nhau cho bạn: sankhya-yoga.
Bạn chắc chắn sẽ phải làm điều gì đó, bởi vì như bạn hiện thế, chẳng cái gì có thể xảy ra chừng nào bạn chưa làm điều gì đó. Nhưng cũng nhớ trong đầu rằng nếu bạn vẫn còn bị mắc kẹt chỉ vào việc làm, thì thế nữa, chẳng cái gì sẽ xảy ra. Nhiều điều sẽ phải được làm, và vào thời điểm nào đó, tất cả mọi việc làm sẽ đơn giản phải bị bỏ đi. Điều đó cũng giống như ai đó trèo lên thang: người đó trèo lên, nhưng thế rồi người đó cũng rời bỏ nó. Khi ai đó uống thuốc, khi bệnh được chữa khỏi rồi người đó thôi uống thuốc; hay khi ai đó bước trên đường, khi người đó tới đích của mình người đó bỏ lại con đường.
Nói rằng người đó bỏ lại con đường cũng không đúng, bởi vì trong thực tế, nghĩa của con đường là ở chỗ bạn phải liên tục bỏ dần nó từng bước một - đây là nghĩa đúng của con đường. Càng tới gần đích của mình bạn sẽ phải tiếp tục bỏ con đường. Người ta phải liên tục bỏ con đường mỗi ngày để cho đích sẽ liên tục tới gần hơn. Khi tôi nói rằng đích của bạn sẽ tới gần hơn khi bạn bước đi trên con đường, điều đó nghĩa là nó tới gần hơn khi bạn thường xuyên bỏ lại con đường đằng sau. Nếu bạn đã bước một bước lên trước, điều đó nghĩa là bạn đã bỏ lại một bước của con đường ở đằng sau mình, và điều này cũng đã đem đích một bước tới gần hơn.
Bạn phải bước trên con đường, bạn phải chấp nhận con đường, nhưng bạn cũng phải buông bỏ nó; chỉ thế thì bạn mới đi tới gần đích hơn. Nhưng mọi người thấy bị mắc kẹt lại với một trong hai điều này là dễ dàng hơn. Bạn nói, “Nếu tôi phải từ bỏ con đường, sao phải bước đi trên nó ngay chỗ đầu tiên?” Đây là sai lầm của sankhya. Hay cách khác tạo ra ý nghĩa cho bạn là, “Sao phải buông bỏ cái gì đó mà tôi đã bắt đầu rồi? Một khi tôi bắt đầu, tôi phải đi tiếp mãi mãi. Tôi sẽ liên tục nắm giữ lấy nó và không bao giờ buông bỏ nó.” Đây là sai lầm của yoga.
Nếu cả hai con đường - sankhya và yoga - là trong nhận biết của người tìm kiếm, hang của tâm có thể được tìm thấy rất dễ dàng.
Kĩ thuật thiền mà chúng ta đang làm ở đây là tổ hợp của cả hai. Trong bốn bước thiền sáng, ba bước là của yoga và bước thứ tư là của sankhya. Sao có ba bước của yoga và một bước của sankhya? - bởi vì ba phần tư của bạn là ngủ và thậm chí không được một phần tư của bạn là nhận biết chút ít. Cho nên bạn phải làm việc với ba phần tư của bạn - và với một phần tư còn lại, bạn phải thảnh thơi. Ba phần tư của bạn là dành cho con đường, một phần tư là dành cho đích.
Nhớ điều đó cho rõ: rằng ba giai đoạn đầu của việc thiền này không phải thực sự là thiền đâu; chúng chỉ là việc chuẩn bị để cho vô thức của bạn có thể bị phá vỡ. Nếu vô thức của bạn bị phá vỡ, thế thì bước thứ tư - chính là thiền - có thể xảy ra. Và nhớ rằng bạn sẽ làm ba bước đầu tiên, nhưng bạn sẽ không làm bước thứ tư. Bước thứ tư sẽ xảy ra. Trong giai đoạn thứ tư, bạn nghỉ ngơi. Trong giai đoạn thứ tư bạn bỏ lại bản thân mình để mở sao cho nếu điều gì đó xảy ra, cánh cửa của bạn không bị đóng. Nếu điều gì đó muốn xảy ra, bạn sẵn sàng; nếu điều gì đó giáng xuống, bạn mang tâm trạng tiếp nhận; nếu điều gì đó tới, bạn sẽ không cản trở nó. Trong bước thứ tư bạn cảm nhận, cởi mở từ mọi phía - bất kì cái gì trút lên bạn, đều không có chướng ngại nào từ phía bạn. Nếu tia sáng của điều thiêng liêng tới, nó sẽ không thấy cửa của bạn đóng. Bạn đang đứng ở cửa với tâm đón chào: đây là nghĩa của giai đoạn thứ tư. Trong ba giai đoạn đầu bạn phải làm cái gì đó, nhưng ở giai đoạn thứ tư bạn đang trong chờ đợi; chờ đợi cái gì đó xảy ra. Trong ba giai đoạn đầu có nỗ lực, trong giai đoạn thứ tư có chờ đợi. Giai đoạn thứ tư là thái độ của sankhya.
Đôi khi mọi người phạm sai lầm làm cả bốn giai đoạn của thiền với thái độ của sankhya, và một số người biến cả bốn giai đoạn thành yoga. Thế thì sẽ rất khó cho hang của tâm mở ra.
Có hai điều trong lời kinh này: hang của tâm mở ra cho người biết, hay, người có tâm mở ra sẽ biết. Chúng ta sẽ đi sâu vào trong cả hai.
Làm sao để biết điều thiêng liêng? Làm sao việc biết này có thể xảy ra được? Trong suốt những bài nói này về Kaivalya Upanishad, nhiều lần tôi đã nói rằng chỉ có một cách để đánh thức việc biết này - và đó là tất cả mọi hành động của bạn phải xảy ra với nhận biết, với ý thức. Không có cách khác để trưởng thành tới việc biết. Mọi người nghĩ rằng cách để biết là trong kinh sách, trong học thuyết, trong lời - nhưng đây không phải là cách trưởng thành trong việc biết. Theo cách này bạn sẽ chỉ tăng trí nhớ của mình, và có khác biệt giữa hiểu biết và trí nhớ.
Trí nhớ là khi cái gì đó được người khác biết đã được truyền cho bạn; bạn đã vay mượn nó. Việc biết là cái gì đó mà bạn đã kinh nghiệm trong bản thân bạn - nó là của riêng bạn, nó có tính cá nhân. Khi bạn nói rằng ai đó là con người của hiểu biết, con người như vậy có tri thức mênh mông, điều bạn thường ngụ ý là ở chỗ người này có khối lượng thông tin lớn vô cùng, vốn trí nhớ lớn lao. Người đó thuộc lòng kinh sách, người đó ghi nhớ Gita, người đó đã nhồi nhét Vedas. Nhưng đây không phải là tri thức, đây là ghi nhớ - và ghi nhớ không phải là cái gì đó rất quí giá đâu. Nó có tính máy móc. Ngay cả máy cũng có thể nhớ được. Chẳng mấy chốc chỉ máy mới có trí nhớ, và con người sẽ để công việc này cho máy móc.
Tri thức đúng, việc biết, là hiện tượng rất khác biệt: nó là biết trực tiếp, nó là việc nhận ra của riêng bạn. Nó là kinh nghiệm riêng của bạn, việc thấy riêng của bạn; nó là cái gì đó mà bạn đã sống và đã nếm trải bản thân mình. Nó là của riêng bạn, không phải là thông tin do ai đó khác trao cho bạn. Tri thức đúng là việc tự nhận ra, trực tiếp. Không có kinh sách hay học thuyết nào ở giữa. Cho nên nghiên cứu không phải là cách phát triển trong việc biết. Cách thức để phát triển trong việc biết là nhận biết. Bạn càng trở nên nhận biết trong hành động của mình, việc biết của bạn càng phát triển hơn, sẽ thức tỉnh. Nhận biết nghĩa là bất kì cái gì bạn làm, bạn đều làm nó với sự mãnh liệt và tính thiền tới mức không có vô thức còn lại trong nó chút nào.
Thỉnh thoảng thử thực nghiệm nhỏ này, thế thì bạn sẽ hiểu vô thức của mình sâu thế nào. Nhìn vào kim giây trên đồng hồ của bạn và quyết định rằng trong một phút tròn bạn sẽ liên tục nhìn vào nó một cách có ý thức. Một phút không phải là điều lớn gì mấy; kim giây sẽ đi một vòng tròn và bạn sẽ liên tục nhìn nó một cách có ý thức.
Để tôi giải thích nghĩa của ý thức cho bạn để cho thực nghiệm này trở nên dễ dàng: bạn sẽ không quên kim giây chuyển động trong một phút, và bạn sẽ giữ việc nhìn nó chuyển động đi lên, đi lên, đi lên... sáu mươi giây sẽ hoàn thành một phút. Bạn sẽ ngạc nhiên mà phát hiện ra rằng trong sáu mươi giây, bạn sẽ bỏ lỡ ít nhất ba lần! Bạn sẽ quên điều bạn đang quan sát. Ý nghĩ khác nào đó, ý tưởng khác nào đó sẽ đi vào tâm trí bạn và tâm trí bạn sẽ đi lạc lối ít nhất ba lần. Thật khó cho bạn hội tụ nhận biết của mình ngay cả trong hai mươi giây! Thế thì bạn sẽ đi tới biết vô thức của bạn sâu thế nào, bởi vì bạn sẽ không có khả năng quan sát kim giây với việc nhớ và nhận biết cho dù trong hai mươi giây. Kim giây sẽ liên tục chuyển đi, bạn sẽ quên một khoảnh khắc hay đại loại như vậy, và thế rồi bạn lại sẽ nhớ rằng bạn đã quên. Vào lúc đó kim giây đã đi thêm vài giây lên trước rồi, và trong thời gian đó nhận biết của bạn đã vẩn vơ sang đâu đó khác rồi.
Bất kì cái gì bạn đang làm, cố làm nó với nhận biết. Không cần để thời gian tách biệt cho thực nghiệm này. Nếu bạn đang ăn, ăn một cách có ý thức, nhai một cách có ý thức. Không ai biết rằng bạn đang thực hiện kỉ luật tâm linh nào đó. Công phu tâm linh của sankhya là không để ý được: chẳng ai biết liệu ai đó đang thực hiện chúng hay không. Công phu tâm linh của yoga là hiển nhiên, bởi vì chúng bao gồm hoạt động bên ngoài. Hoạt động của sankhya là ở bên trong. Việc thở xảy ra - trở nên nhận biết về nó. Phật đã đặt nhiều nhấn mạnh vào điều này.
Phật đã đặt nhiều nhấn mạnh vào điều này: rằng bất kì khi nào người ta đang thức, ngồi, nằm hay đứng dậy, một điều thường xuyên hiện diện đó giống như nhịp đập trái tim là việc thở của người đó. Cho nên tại sao không quan sát bản thân việc thở? Khi hơi thở đi vào, nhận biết về nó; khi hơi thở đi ra, nhận biết về nó. Đừng bỏ lỡ nó, đừng để một hơi thở xảy ra một cách vô ý thức. Sẽ không lâu trước khi bạn thấy rằng việc nhận ra của mình đang phát triển. Khi nhận biết của bạn về hơi thở của mình phát triển, việc nhận ra của bạn cũng phát triển. Nếu bạn có thể gạt mọi thứ sang bên dù chỉ một giờ trong hai mươi tư giờ để quan sát hơi thở của mình đi vào và đi ra, không bị gián đoạn gì, thế thì cánh cửa của sankhya sẽ ở rất cận kề. Vấn đề chỉ là hơi đẩy nó một chút, và nó sẽ mở ra.
Phật đã đặt toàn thể giáo huấn của ông ấy trên quan sát hơi thở - anapanasatiyoga, kỉ luật của việc quan sát hơi thở đi vào và đi ra. Phật thường hay nói rằng nếu một khất sĩ, một sư mà có thể đảm đương được điều này thôi, người đó sẽ không cần làm cái gì khác. Điều đó có thể dường như là một việc rất nhỏ với bạn, nhưng khi bạn nhìn vào kim giây trên đồng hồ của bạn và bỏ lỡ nó ba lần trong một phút, bạn sẽ nhận ra quá trình quan sát hơi thở của bạn có thể khó tới mức nào. Nhưng nếu bạn bắt đầu, thế thì một ngày nào đó cái kết thúc cũng sẽ tới. Nếu bạn bắt đầu, thế thì một ngày nào đó bạn cũng sẽ kinh nghiệm.
Đây là quá trình nội tâm. Nó còn khó hơn nhiều việc tụng Rama-Rama, bởi vì tụng Rama-Rama nhận biết của bạn không được cần tới. Một người có thể liên tục tụng Rama-Rama một cách máy móc, nhận biết của người đó không được cần tới chút nào. Và điều có thể xảy ra là người đó có thể liên tục làm tất cả công việc khác của mình và cũng tụng Rama-Rama. Người đó không nhận biết về việc tụng của mình: nó liên tục tự động diễn ra, một cách máy móc. Cho nên nếu ai đó muốn tụng Rama-Rama, hai điều có dính vào: một là việc tụng của người đó, và điều kia là nhận biết của người đó về việc tụng. Chỉ thế thì nó mới ích lợi, bằng không nó là vô dụng.
Nhiều người đang làm việc tụng, và điều đó đơn giản là vô dụng. Việc tụng của họ đã làm cho họ thậm chí còn trì trệ hơn trong thông minh của họ, nó đã không nâng cao lên. Nó đã chẳng giúp gì cho việc biết của họ, nó đã làm chậm. Đây là lí do tại sao bạn có thể thường chú ý rằng những người tụng Rama-Rama và người thậm chí còn mặc quần áo in đầy những chữ Rama-Rama, đều hơi ngu. Trí tuệ của họ dường như không phát triển, nó dường như cùn đi. Nó nhất định sẽ cùn đi, bởi vì thông minh, cảm nhận được thu hút vào trí tuệ thì phát triển với nhận biết và co lại với từng hành động được thực hiện trong vô nhận biết - và bạn đang làm tất cả các hành động của mình trong vô nhận biết. Bạn chỉ thêm lời tụng Rama-Rama của mình vào cho nó và điều đó cũng trở thành hành động vô ý thức.
Thay vì thêm vào hoạt động mới, tốt hơn cả là đem nhận biết vào các hành động mà bạn đang làm. Cho dù bạn đã tụng Rama-Rama, đem nhận biết vào nó. Chẳng thành vấn đề bạn làm cái gì, quyết định một điều thôi: rằng bạn sẽ liên tục làm các nỗ lực để làm nó với nhận biết. Bạn có thể thất bại hôm nay, bạn có thể thất bại ngày mai, nhưng đừng lo nghĩ, bởi vì trong mọi thất bại đều ẩn giấu hạt mầm của thành công.
Và nếu nhận biết của bạn tiếp tục và tác động thường xuyên xảy ra, một ngày nào đó bạn bỗng nhiên sẽ phát hiện ra rằng bạn có khả năng thực hiện bất kì hành động nào với nhận biết toàn bộ. Vào ngày đó bạn thành công trong việc nhận biết, cánh cửa tới sankhya được mở ra. Chẳng cần cái gì khác. Không hành động bên ngoài nào khác là cần cả - người ta đơn giản đi vào chính điện thờ bên trong của tâm. Thế thì bạn sẽ biết nhân chứng bên trong của mình, bởi vì nhận biết là nhân chứng.
Khi bạn làm cái gì đó với nhận biết, bạn trở thành nhân chứng. Bạn không còn là người làm nữa. Bất kì khi nào bạn làm cái gì đó trong vô nhận biết bạn đều trở thành người làm, bạn không còn là nhân chứng nữa. Bất kì điều gì bạn làm với nhận biết... Bạn có thể ăn thức ăn: ăn với nhận biết và bạn sẽ không còn là người ăn nữa, bạn sẽ trở thành người quan sát hành động ăn. Bạn có thể bước đi trên đường: bước với nhận biết và bạn sẽ không là người bước, bạn sẽ trở thành nhân chứng, người quan sát cái người đang bước.
Cho nên nếu nhận biết của bạn liên tục phát triển, nhân chứng cũng sẽ liên tục phát triển trong bạn. Và khi nhân chứng ở trong bạn là tự do toàn bộ với người làm, cái vỏ bên ngoài của người làm vỡ tung ra và nhân chứng mọc lên. Chỉ vào ngày đó bạn mới hiểu phần này của lời kinh.
Với ta, không có đất, nước, khí, lửa hay trời.
Chỉ người đã nhận ra tính thượng đế đang cư ngụ trong hang của tâm, cái vô hình dạng, cái ở bên ngoài mạng các ảo tưởng, cái là nhân chứng cho cái toàn thể và cái ở bên ngoài sự tồn tại và không tồn tại, sẽ biết sự thuần khiết của ta và bản tính thượng đế của ta.
Đây là con đường thuần khiết của sankhya, của nhận biết, của thiền. Nếu nhân chứng bên trong được nhận ra, thế thì nhân chứng tối thượng cũng được nhận ra trong cùng khoảnh khắc - bởi vì nhân chứng bên trong của bạn không là gì ngoài việc kéo dài của nhân chứng tối thượng.
Chẳng hạn, nếu chiếc lá nhỏ trên cây mà chất đầy nhận biết về nó là ai, bạn có cho rằng trong cùng khoảnh khắc đó nó không nhận ra rằng nó cũng là toàn thể cái cây không? Chiếc lá không là gì ngoài một phần nhỏ của toàn thể cây. Nếu chiếc lá trở nên nhận biết và kinh nghiệm nó là ai, nó cũng biết cây là ai, bởi vì thế thì sẽ không có khoảng cách giữa cái "tôi" của nó và cái cây.
Bị ẩn kín bên trong bạn, đằng sau tất cả những biểu lộ của bạn, là bàn tay kéo dài của cái vô hạn. Nếu bạn có thể đánh thức nhân chứng này bên trong bạn, thế thì ngay lập tức cái bao la của nhân chứng cũng sẽ trở thành kinh nghiệm của bạn.
Đi vào hang của tâm, một con đường là dành cho việc biết của bạn trở nên ngày một kết tinh hơn, mãnh liệt, sắc bén. Một khoảnh khắc sẽ tới khi chỉ có nhận biết, nhiên liệu của việc biết - và tại trung tâm của nhận biết này không có bản ngã.
Trong hoàn cảnh này, cũng có điều khác: bạn càng không nhận biết, bản ngã của bạn sẽ càng lớn hơn. Và bạn càng nhận biết hơn, nhân chứng sẽ càng mạnh hơn. Không thể có mối quan hệ giữa bản ngã và nhận biết được: nếu nhân chứng có đó thế thì không có bản ngã, nếu bản ngã có đó thế thì không có nhân chứng. Hai điều này không bao giờ hiện diện cùng nhau. Bởi vì điều này, bạn sẽ kinh nghiệm điều thú vị khác: bất kì khi nào bạn nhận biết và là nhân chứng cho bất kì hành động nào, bạn sẽ thấy trong khoảnh khắc đó bạn không hiện hữu, rằng cái "tôi" của bạn không có. Không có kinh nghiệm nào về bản ngã trong khoảnh khắc đó.
Phật đã nói một điều dũng cảm đáng ngạc nhiên. Ông ấy đã nói, “Không có bản ngã, và không có cái ta” - bởi vì khi không có cảm giác về tôi đây, bạn sẽ gọi cái ngã là gì hay là ai? Cái ngã nghĩa là “tôi.” Cho nên Phật đã nói rằng trong thức tỉnh toàn bộ, không có cái ngã ở đó. Chỉ có việc thức tỉnh, không có ai thức tỉnh. Đây là phát biểu rất quí giá. Bởi vì nếu có ai đó thức tỉnh và cũng có việc thức tỉnh, thế thì có hai thứ hiện diện ở đó. Nếu vẫn có trung tâm nào đó mà thức tỉnh, thế thì vẫn có hai điều hiện diện ở đó. Cho nên Phật đã nói rằng không có người thức tỉnh, chỉ có việc thức tỉnh.
Thực tế, điều Phật đang nói là ở chỗ khi ai đó thức tỉnh, không có phật ở đó, chỉ có phật tính... chỉ việc thức tỉnh. Trong trạng thái chứng kiến này, hang của tâm mở ra. Tảng đá cuội ở khe cửa của hang là bản ngã; cánh cửa đóng ở hang bên trong là bản ngã. Bản ngã của bạn càng kết tinh, tâm bạn sẽ càng thắt lại. Bạn đã bao giờ để ý rằng ngay cả trong cuộc sống bình thường, bản ngã của ai đó càng kết tinh, tâm người đó càng ít rộng lượng không? Và tâm của một người càng rộng lượng thì bản ngã người đó càng nhỏ hơn.
Đây là lí do tại sao những người bản ngã thực bao giờ cũng phải gạt tâm sang bên. Người tìm kiếm sự hoàn thành của tâm phải vứt bỏ tất cả tham vọng của mình và buông bỏ tất cả mọi ích kỉ của mình. Người đi trên con đường của tâm không thể đi trên con đường của tham vọng được. Một trong những bi kịch lớn xảy ra trong thế giới này là ở chỗ những người có thể giúp người khác nếu họ có quyền trong tay, sẽ không bao giờ đi trên con đường của quyền lực, còn những người có quyền trong tay sẽ chỉ gây hại, lại là những người thực tế liên tục đi trên con đường của quyền lực. Bản ngã đi tới nơi có quyền lực, còn tâm đi tới nơi có yêu. Yêu và quyền lực chẳng liên quan gì tới nhau cả.
Bản ngã làm co trái tim lại, nó đóng trái tim từ mọi phía. Tại sao? Lí do cho điều này là gì? Tại sao trái tim sợ bản ngã? Trái tim sợ bản ngã bởi vì trái tim ở lối cửa để tan chảy với người khác, còn bản ngã là quá trình cắt rời khỏi người khác. “Tôi tách biệt, tôi khác,” là hòn đá tảng của bản ngã. Trái tim nối với người khác, với ngươi. Nếu bạn liên tục lắng nghe trái tim chung cuộc nó sẽ nối bạn với cái toàn thể. Nếu bạn liên tục nghe theo bản ngã, bởi chính bản chất của nó, nó sẽ tách rời bạn khỏi cái toàn thể - và chung cuộc nó sẽ đẩy bạn vào trạng thái mà bạn không thể nào nối được với ai cả, nơi bạn hoàn toàn tách rời. Sự tách rời này đem tới đau khổ lớn, bởi vì bạn càng tách rời khỏi người khác, bạn cũng sẽ càng tách rời khỏi cuộc sống. Bạn càng tách rời khỏi người khác, gốc rễ của bạn càng bị cắt đi nhiều. Đây là lí do tại sao bản ngã, trong chính quá trình đáp ứng cho nó, rót đầy cuộc sống của bạn bằng đau khổ và địa ngục.
Tâm càng tan chảy với người khác, nó sẽ càng được đầy với phúc lạc - bởi vì tan chảy với người khác là tan chảy với cuộc sống và tìm kiếm gốc rễ mới. Và khi tâm tan chảy với Thượng đế, nói cách khác, với cái toàn thể, nó sẽ tan chảy với cuộc sống tối thượng. Thế thì bạn sẽ tìm thấy cội nguồn tối thượng của cuộc sống, và cội nguồn đó chẳng có ý tưởng nào về bất kì cái gì khổ sở hay đau đớn. Ngắt khỏi sự tồn tại là khổ sở duy nhất, và tan chảy với nó là phúc lạc duy nhất.
Tầng này, bức tường này, tảng đá của bản ngã này, bắt đầu tan rã ra khi bạn liên tục trở nên nhận biết hơn. Đây là phương pháp của cách tiếp cận sankhya. Nó khó. Dễ nghe về nó, dễ hiểu nó, nhưng rất khó thực hành nó. Vô nhận biết là bệnh của bạn và thói quen của bạn, mà phương pháp này cần nhận biết - đây là lí do tại sao nó lại khó. Nó khó bởi vì vô nhận biết là bệnh của bạn. Phương pháp này là để đánh thức dậy, để nhận biết, và khó khăn của bạn là ở chỗ bạn không thể thức dậy được. Thức dậy là phương pháp luận trong cách tiếp cận này. Đây là lí do tại sao nó là phương pháp rất khó và rất gian nan.
Và từ mặt bên kia, cách thức trên con đường của yoga là gì? Yoga không yêu cầu bạn phải thức dậy; yoga yêu cầu bạn làm những điều gì đó và việc thức tỉnh sẽ tới như hệ quả. Yoga không yêu cầu bạn thức dậy trực tiếp. Nó nói, “Làm cái này, làm cái kia và làm cái kia” - nhưng việc làm những điều này sẽ đưa bạn tới thức dậy. Chẳng hạn, Phật nói nhận biết về hơi thở - đây là sankhya. Yoga nói, “Quên tất cả về thiền đi, trước hết lập kỉ luật cho hơi thở của bạn. Làm pranayama, bài tập thở, và đừng lo nghĩ về thiền. Thiền không thể được trông đợi từ bạn ngay bây giờ, như bạn đang đấy. Nhưng ít nhất bạn có thể làm việc thở nhanh và sâu, cho nên làm điều đó đã.”
Điều rất thú vị là việc thở càng nông, càng khó giữ nhận biết về nó, và việc thở càng mạnh, càng dễ giữ nhận biết về nó. Thực tế, phương pháp mạnh mẽ là cần để đập tan vô thức của bạn để cho dù bạn muốn, bạn cũng không thể liên tục ngủ mãi; dù bạn muốn, bạn cũng không thể vẫn còn ngủ được. Tác động sâu thế lên bạn là cần... Cho nên yoga nói: làm mãnh liệt tác động của hơi thở của bạn. Nó phải mạnh mẽ tới mức ngủ và vô nhận biết trở thành gần như không thể được.
Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng những người thực hành pranayama liên tục ngủ ngày càng ít đi. Ngay cả giấc ngủ vật lí, thông thường của người đó cũng bị giảm đi. Tác động này đi vào sâu trong vô thức của người đó và nó ảnh hưởng ngay cả tới giấc ngủ bình thường của người đó. Nếu bạn liên tục thường xuyên thực hành pranayama, giấc ngủ bình thường của bạn có thể dừng lại hoàn toàn.
Một sư từ Sri Lanka được đưa tới tôi. Ông ta bị mất ngủ. Nhiều cuộc điều trị đã được tiến hành, nhưng chẳng cái gì có tác dụng. Trong hơn một năm ông ta không thể ngủ được. Chẳng thuốc an thần nào giúp được cho ông ta ngủ; nhiều nhất ông ta trở nên đờ đẫn và thờ ơ, nhưng không ngủ. Trên ngọn của việc không ngủ được, ông ta bị ảnh hưởng bởi thuốc ông ấy uống. Không ngủ là một vấn đề, và trên ngọn của điều đó ông ta lại bị rắc rối bởi thuốc. Buổi sáng ông ta dậy cảm thấy đờ đẫn và u sầu.
Tôi hỏi ông ta đã làm thực hành tâm linh gì. Ông ta nói, “Quên cái chuyện thực hành tâm linh đi! bảo tôi cái gì đó giúp cho tôi ngủ.” Tôi bảo ông ta rằng tôi sẽ nói cho ông ấy điều gì đó về giấc ngủ của ông ta chỉ khi tôi biết ông ta đã theo thực hành tâm linh gì.
Thế rồi ông ta nói, “Tôi đã thực hành anapanasati yoga trong ba năm qua.” Tôi bảo ông ta dừng điều đó trong hai tuần lễ.
“Làm sao tôi có thể làm điều đó được?” ông ta nói.
Tôi bảo ông ta, “Chính bởi vì anapanasati yoga này mà ông đã không có khả năng ngủ đấy.”
Ông ta đã làm anapana mãnh liệt thế, với nỗ lực thế... bởi vì không phải là dễ khi bạn thở chậm. Nếu việc thở mà mạnh mẽ, với lực nào đó, thì dễ nhận biết về hơi thở. Cho nên ông ta đã bắt đầu việc thở mạnh tới mức giấc ngủ của ông ta biến mất hoàn toàn! Nếu lượng ô xi trong máu tăng lên quá nhiều, giấc ngủ sẽ biến mất.
Yoga nói rằng nếu pranayama ảnh hưởng tới giấc ngủ bình thường, nó cũng sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ bên trong. Cho nên nó nói, “Đừng lo nghĩ về thiền. Trước hết làm thuần khiết prana của bạn, sinh lực của bạn. Làm thuần khiết nó nhiều tới mức sẽ không còn gì bỏ lại để hỗ trợ cho vô thức của bạn. Quan điểm của yoga là: “Chúng tôi ít hi vọng rằng các bạn sẽ có khả năng dâng cao năng lượng dục của bạn, nhưng chúng tôi sẽ dạy bạn các tư thế thân thể để cho năng lượng dục sẽ dừng chảy xuống. Và một khi năng lượng dục của bạn bắt đầu đi lên, sẽ dễ dàng cho bạn thức dậy.”
Bạn đã bao giờ để ý rằng phần lớn mọi người trên thế giới đều dùng dục như thuốc an thần không? - ít nhất thì đàn ông làm điều đó. Sau giao hợp dục, họ lập tức rơi vào giấc ngủ. Bởi vì trong hành động dục thân thể mất năng lượng, và trong trạng thái cạn kiệt đó, giấc ngủ có thể nắm giữ bạn rất dễ dàng.
Nếu một người không dùng năng lượng dục của mình qua giao hợp, người đó sẽ ngủ ít đi. Và nếu giấc ngủ bên ngoài của người đó trở nên ít đi, tác động cũng sẽ bắt đầu đạt tới giấc ngủ bên trong. Nhấn mạnh của yoga vào vô dục không phải bởi vì nó chống lại dục: đơn giản chỉ làm việc dùng nó khác đi, cách dùng tích cực năng lượng dục. Nhưng nếu ai đó bắt đầu thực hành vô dục mà không biết cách chuyển kênh cho năng lượng đi lên, người đó sẽ trở nên hư hỏng, không lành mạnh. Đây là điều tôi đã nói trước đây - rằng vài người trở nên bị quá ám ảnh với phương pháp tới mức bản thân vô dục trở thành mục đích cho họ. Nó trở thành tham vọng, dường như bằng việc trở thành vô dục thì người ta đã trở thành ai đó đặc biệt. Không, chẳng cái gì sẽ xảy ra chỉ bởi việc trở thành người vô dục. Vô dục chỉ là thực nghiệm để chuẩn bị cho bạn đi vào trong thực nghiệm khác - và năng lượng càng có nhiều, càng dễ cho bạn có thể thức dậy. Nếu có ít năng lượng bạn sẽ sớm rơi vào giấc ngủ, vào vô thức.
Cho nên yoga làm việc trực tiếp trên năng lượng, nó không lo nghĩ về nhận biết. Nó nói rằng khi năng lượng tăng lên, bạn sẽ bắt đầu trở nên ngày một nhận biết hơn. Tôi đã nói cho bạn về thực nghiệm này với chiếc đồng hồ: nếu bạn tập trung vào kim giây của đồng hồ vào buổi sáng sau khi bạn có giao hợp dục, bạn sẽ bỏ lỡ nhận biết về nó sáu lần thay vì ba lần như tôi đã nói trước đây. Thế thì bạn sẽ biết rằng có mối quan hệ giữa năng lượng trong thân thể và nhận biết, thức tỉnh. Nếu bạn làm thực nghiệm này với chiếc đồng hồ khi bạn chưa ném năng lượng dục của mình đi trong một hay hai tuần, thế thì có thể là bạn thậm chí không bỏ lỡ đến một lần.
Nhận biết của bạn phụ thuộc vào khối lượng năng lượng bên trong bạn. Cho nên yoga nói, “Chúng tôi không chạm trực tiếp vào nhận biết của bạn đâu, chúng tôi cố giữ gìn năng lượng của bạn thông qua tư thế thân thể, thông qua luyện tập thở, qua pratyahar, quay trở về với bản thân mình.” Yoga nói rằng năng lượng đang bị phí hoài từng khoảnh khắc bởi các giác quan. Bạn dùng mắt mình mọi lúc, bạn liên tục nhìn vào ngay cả những thứ vô dụng nhất. Bạn thậm chí còn nhìn cả khi chẳng có gì để nhìn, nhưng việc nhắm mắt lại không xuất hiện cho bạn. Bạn ngồi ngay trước nhà mình, giao thông đang chuyển động trên đường và bạn thậm chí liên tục nhìn mãi vào điều đó. Mọi người đi qua và bạn liên tục nhìn vào họ. Bạn đọc tờ báo đến lần thứ ba mà bạn đã đọc hai lần rồi. Bạn đang làm cùng điều mà bạn đã làm cả nghìn lần, lại cùng một thứ mọi ngày. Bạn chỉ đang làm mất năng lượng.
Cho nên yoga nói về pratyahar, quay về bản thân bạn. Đừng cho phép năng lượng của bạn đi ra ngoài, đem nó trở lại vào trong. Nó là nỗ lực gấp đôi. Một: đừng làm mất năng lượng của bạn một cách vô dụng. Mở mắt chỉ khi điều đó là cần, mở mồm chỉ khi điều đó là cần, nghe chỉ khi điều đó là cần, nói chỉ khi điều đó là cần. Bằng không, tiết kiệm năng lượng. Một khi bạn đã trở nên quen thuộc với điều này, bạn sẽ ngạc nhiên rằng ít nhất chín mươi trong số một trăm lần, hành động của bạn là vô dụng, không cần thiết. Tôi đang nói chín mươi trong số một trăm lần, nhưng nó thậm chí có thể còn hơn. Cho dù một ngày bạn tỉnh táo với việc nói chỉ khi cần thiết, bạn sẽ khám phá ra hành động của mình thực tế cần nói ít thế nào. Bạn sẽ thấy tất cả những việc nói vô dụng của bạn gây ra bao nhiêu rắc rối cho bạn.
Chín mươi phần trăm vấn đề của con người là bởi vì việc nói vô dụng của người đó. Bạn nói điều gì đó, người khác nói điều gì đó trả lại - dây chuyền nói này liên tục diễn ra vô tận.
Bạn bao giờ cũng nghe buôn chuyện vô dụng. Nếu một người buôn chuyện với bạn rằng ai đó đã chửi bạn, bạn nghe điều đó chăm chú lắm. Cần gì nghe tất cả những chuyện này? - ai đó chỉ chửi bạn thôi. Bạn nên nói với người đó, “Thật đáng tiếc là anh đã làm phí thời gian của tôi để nghe buôn chuyện vô dụng. Anh nên bịt tai lại, bởi vì tại sao lại cho phép những lời xúc phạm chui vào? Và tại sao anh lại tới kể cho tôi chuyện này? Ai đó ném rác vào anh, bây giờ sao anh lại tới tôi để chia sẻ nó cùng tôi? Anh chăm nom lấy điều đó đi! Dẫu sao đi chăng nữa, bây giờ nó cũng qua rồi - sao làm cho tôi nghe nó một cách không cần thiết? Bây giờ cái gì đó phải phản ứng bên trong tôi, và nó là vô hạn.” Ai đó đã chửi bạn, nhưng chỉ nghe thấy nó thì không chấm dứt được vấn đề: thế thì cái gì đó khác phản ứng bên trong bạn và năng lượng của bạn được dùng vào tất cả những điều vô nghĩa này. Và đây là cách bạn làm phí hoài năng lượng của mình mọi lúc.
Qui tắc đầu tiên cho việc quay về bản thân mình là không làm phí hoài năng lượng, và qui tắc thứ hai là nhận năng lượng từ bất kì chỗ nào nó sẵn có. Bạn có thể ngồi gần cây: nếu bạn tập trung chú ý vào nó và cảm thấy rằng năng lượng đang chảy từ cây sang bạn, bạn sẽ trở về nhà với đôi mắt tươi mới lại. Mắt bạn sẽ có tươi tắn mới, chúng sẽ được trẻ lại, chúng sẽ cảm thấy phấn chấn mới. Bạn có thể nằm dưới bầu trời mở, và nếu bạn tưởng tượng rằng năng lượng đang chảy vào bạn từ bầu trời, nó sẽ chảy.
Bây giờ các nhà khoa học cũng chấp nhận rằng năng lượng như prana có ở khắp xung quanh - trong cây cối, trong thảo mộc, trong đất đá, trong bầu trời, trong các vì sao; năng lượng prana này hiện diện ở mọi nơi. Nếu bạn có thể trở nên cảm nhận, thế thì năng lượng prana đó có thể được lấy từ bất kì nguồn nào.
Hiểu biết của yoga là ở chỗ toàn thể vũ trụ này là đại dương prana, và chúng ta nên hấp thu nó nhiều nhất có thể được. Đã có những sự vụ mà quá trình hấp thu prana này đi sâu tới mức người ta không cần ăn thêm nữa. Mahavira chỉ ăn trong ba trăm sáu mươi nhăm ngày trong thời kì mười hai năm. Điều đó nghĩa là ông ấy đã ăn thức ăn cho một năm trong toàn bộ thời kì mười hai năm. Đôi khi ông ấy sẽ ăn sau mười lăm ngày, đôi khi sau một tháng.
Nhưng bạn có thấy tượng của Mahavira không? - ông ấy trông không giống như sư Jaina điển hình của bạn. Sẽ khó mà tìm được một thân thể đẹp hơn và mạnh khoẻ hơn thân thể của Mahavira. Phật đã không có thân thể như vậy, mà Krishna cũng không, Christ cũng không, Rama cũng không. Thực tế, chỉ khi được ở trần thì cái đẹp thực của thân thể mới có thể được biết tới. Cái đẹp của thân thể phần lớn là ở quần áo chúng ta. Nhìn vào mặt, chúng ta đoán được về toàn thể con người - nhưng đó chỉ là việc đoán thôi.
Làm sao Mahavira đã trở nên mạnh khoẻ thế, đẹp đẽ và tươi tắn thế với lượng thức ăn nhỏ thế? Đấy là vì quá trình yoga. Toàn thể kỉ luật của Mahavira là yoga, và toàn thể kỉ luật của Phật là sankhya. Đây là lí do tại sao có nhiều điểm xung đột thế giữa Phật và Mahavira, và có nhiều xung đột thế giữa các đệ tử của Phật và Mahavira. Mahavira là người yogi vĩ đại, ông ấy đã hấp thu năng lượng prana một cách trực tiếp. Thỉnh thoảng những người như thế này có tồn tại trên trái đất.
Có một người đàn bà ở Bengal tên là Pyaribai. Bà ấy chết năm 1930. Bà ấy đã không ăn hay uống gì trong năm mươi năm! Nhiều bác sĩ y học đã nghiên cứu về trường hợp của bà ấy, các đại học chăm nom bà ấy, nghiên cứu đã được tiến hành với bà ấy. Chồng bà ấy đã chết năm mươi năm trước, và từ ngày đó bà ấy đã ngừng ăn mọi thức ăn hay uống. Điều đó không phải là cố ý. Bà ấy hoàn toàn mạnh khoẻ. Mà bà ấy không chỉ mạnh khoẻ, bà ấy chưa bao giờ sụt cân nào! Trọng lượng bà ấy vào ngày bà ấy ngừng ăn vẫn còn không đổi trong suốt những năm đó. Các bác sĩ nói rằng bà ấy đã sống năm mươi năm đó còn nhiều hơn bởi vì điều này, hơn là mặc cho điều này. Sống theo cách bình thường bà ấy chắc đã chết sớm hơn nhiều, và bà ấy chưa bao giờ ốm.
Điều gì đã xảy ra cho người đàn bà này? Các bác sĩ lúng túng về điều đã xảy ra cho bà ấy. Cái gì đó chắc chắn đã xảy ra, nhưng nó là gì? Bà ấy đã nhận sinh lực qua nguồn không biết nào đó; không có giải thích khác về làm sao bà ấy có thể đã sống. Nếu chúng ta thấy rằng ngọn đèn đang cháy nhưng không có dầu trong nó, điều đó chỉ có thể ngụ ý một điều: rằng dầu tới từ nguồn không biết nào đó, không thấy được cho mọi người.
Nếu chúng ta nhìn cẩn thận vào cách chúng ta nhận năng lượng, điều này có thể được hiểu dễ dàng. Tia sáng mặt trời chiếu lên cây cối, và qua quang hợp cây cối hấp thu các tia sáng mặt trời; chúng trở thành vitamin và các chất nuôi dưỡng khác bên trong cây, và qua quả của chúng, chúng ta nhận những chất nuôi dưỡng này vào. Chỉ thế thì chúng ta mới có thể hấp thu chất dinh dưỡng của nó. Nhưng bây giờ các nhà khoa học nói rằng cây giống như tác nhân, người môi giới: cây cối tiêu hoá sinh lực và làm nó thành tiêu hoá được cho chúng ta, và chỉ thế thì chúng ta mới có khả năng tiêu hoá nó. Đây là lí do tại sao chúng ta ăn rau hay thịt, bởi vì bên trung gian nào đó phải tiêu hoá sinh lực trước và chuẩn bị nó cho chúng ta.
Trong ăn mặn, chúng ta trải qua hai tác nhân: trước hết thực vật hay cây cối tiêu hoá sinh lực, thế rồi nó đi vào con vật và thế rồi chúng ta tiêu hoá cái đã được con vật tiêu hoá. Ăn chay có tính khoa học hơn: nó nói rằng khi năng lượng có thể được tiêu hoá trực tiếp, qua thực vật và cây cối, thì không cần để con vật phải chen vào giữa. Và yoga nói rằng nếu chúng ta có thể học cách tiêu hoá năng lượng trực tiếp, chẳng chóng thì chầy chúng ta cũng có thể loại bỏ cây cối và thực vật như các tác nhân.
Pratyahar, quay trở về bản thân mình, là quá trình kép: bảo tồn năng lượng, và thế rồi liên tục lấy nó từ bất kì nguồn nào có thể sẵn có. Theo cách này, yoga tạo ra lực năng lượng trong chúng ta mạnh tới mức không có phương án nào khác ngoài việc thức tỉnh. Thế thì việc thức tỉnh là việc xảy ra, và việc thức tỉnh này đưa bạn tới cùng vị trí mà sankhya đưa bạn tới.
Nhưng tôi nói liên tục dùng yoga và sankhya như một hệ thống tổ hợp. Dùng cả hai đi. Nếu bạn muốn mở chiếc hang bên trong của tâm mình, dùng cả hai. Kết quả sẽ sâu sắc hơn và nhanh chóng hơn. Sẽ mất ít thời gian và ít năng lượng hơn. Từ mặt này, đảm bảo rằng nhận biết của bạn phát triển, và từ mặt khác, liên tục tích luỹ năng lượng.
Dùng các thực nghiệm của yoga và nhận biết về sankhya. Thế rồi một ngày nào đó không gian được gọi là hang bên trong của tâm sẽ mở ra.
Do vậy kết thúc Kaivalya Upanishad.
Để Kaivalya Upanishad đi tới kết thúc là rất dễ dàng, nhưng chừng nào và khi nào upanishad của cuộc sống còn chưa đi tới kết thúc, thì Kaivalya Upanishad kết thúc có thành vấn đề gì? Chỗ Kaivalya Upanishad kết thúc, bạn nên bắt đầu cuộc hành trình mới trong cuộc sống của bạn. Bạn đã cố để hiểu, nhưng khi tôi giải thích điều đó cho bạn, điều đó chỉ trở thành kí ức của bạn, không thành việc biết của bạn. Do đó, bất kì điều gì tôi đã nói ở đây, đừng nghĩ rằng bạn biết nó. Nó chỉ là cái gì đó bạn đã nghe thấy. coi nó chỉ như cái gì đó vay mượn, cái gì đó mà ai đó khác đã nói. Coi nó chỉ như cái gì đó bạn có thể nhớ. Bất kì điều gì tôi đã nói ở đây, tôi đã nói nó bởi vì tôi có thể cho bạn việc biết. Và không có cách nào cho bất kì ai làm điều đó - không ai có thể cho bạn việc biết thực. Bất kì điều gì tôi đã nói ở đây, tôi đã nói nó chỉ để làm mạnh thêm khao khát của bạn, không để tăng thêm tri thức của bạn.
Nếu khao khát của bạn phát triển, thế thì hiện tượng biết có thể xảy ra bất kì ngày nào. Nhưng nếu chỉ tri thức của bạn phát triển, thế thì việc biết sẽ không bao giờ xảy ra.
Cho nên đừng rời khỏi chỗ này với nhiều tri thức hơn. Đừng rời khỏi đây với ảo tưởng rằng bạn đã hiểu Kaivalya Upanishad. Bạn đã đọc nó, tri thức và thông tin cũng đã xảy ra, nhưng bạn nên rời khỏi đây với nỗi đau, với vết thương trong tim mình rằng bạn đã không biết nó. Rời khỏi đây với niềm khao khát: “Khi nào điều mình đã nghe trở thành kinh nghiệm trực tiếp riêng của mình?”
Và khoảnh khắc đó sẽ không tới chỉ giống như thế, chỉ bởi việc ngồi. Bạn sẽ phải làm cái gì đó cho nó. Đây là lí do tại sao một mặt tôi đã giải thích Kaivalya Upanishad cho bạn, và mặt khác tôi đã làm cho bạn cái gì đó. Việc làm này là quan trọng hơn, bởi vì nếu việc làm liên tục phát triển, thế thì một ngày nào đó ngọn đèn về việc biết của bạn sẽ sáng lên.
Vâng, vào ngày ngọn đèn về việc biết của bạn sáng lên, bạn sẽ hiểu tất cả những điều tôi đã nói. Ngay bây giờ, nhiều nhất nó có thể là việc giải trí. Bạn sẽ cảm thấy tốt, bạn sẽ thích nó - nhưng điều đó chỉ là tạm thời. Bạn sẽ rời khỏi núi Mount Abu và bạn sẽ quên tất cả về nó. Ở đâu đó, một tiếng vọng nhỏ bé có thể vẫn còn - “Mình đã nghe được cái gì đó tốt lành” - nhưng nó sẽ không có giá trị dù bất kì cái gì. Khao khát, khao khát đam mê, bùng cháy cần nảy sinh trong bạn.
Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy, “Nếu người ban đầu truyền trao Kaivalya Upanishad mà biết nó, và nếu người đã nói về Kaivalya Upanishad mà biết nó, thế thì mình cũng có thể kinh nghiệm tin tức này về điều tối thượng, phúc lạc ẩn kín này, tin lành này. Mình cũng có tiềm năng để biết nó. Mình cũng là một con người, mình cũng có cùng những khả năng như bất kì người nào khác. Và bởi vì mình không biết, mình đang trong khổ, trong đau đớn, trong cơ cực, trong đủ mọi loại địa ngục vô tận. Mình cũng có thể tự do khỏi tất cả những điều này chứ. Mình đang trong tù túng, trong nhà tù bởi vì mình không biết, và bởi việc biết mình cũng có thể trở nên tự do, mình cũng có thể bay trong bầu trời của tự do. Bởi vì mình không biết, mình chỉ là mớ lộn xộn các gốc rễ vô hình - không có hoa nở và không có hương thơm nảy sinh. Bản thể mình trống rỗng, hổng hoác. Bằng việc biết, cùng hoa đó của tính thượng đế có thể nở trong mình. Hương thơm của tự do cũng có thể chảy qua mình.”
Kaivalya Upanishad này là tin tức về tự do đó. Nó chỉ là hướng dẫn, chỉ báo. Kaivalya Upanishad này đã đi tới chỗ kết thúc, chỉ báo này đã đi tới chỗ kết thúc - nhưng ý nghĩa của tất cả những chỉ báo này là gì nếu bạn không dùng chúng để khởi hành cuộc hành trình của riêng mình?
Rời khỏi chỗ này với niềm khao khát mới đi. Nhưng ngay cả khao khát của bạn cũng không đủ, bởi vì có những người liên tục không uống nước ngay cả khi họ khát. Họ đợi ai đó khác đem nước tới cho họ, họ đợi ai đó khác làm dịu cơn khát của họ. Một mình khao khát này là không đủ. Một mình khao khát này có thể làm cho bạn thậm chí còn buồn hơn và cay đắng hơn bạn đã thế nếu như bạn chưa bao giờ khao khát chút nào. Quyết tâm của bạn cũng là điều cần có. Một khi khao khát này nảy sinh, thế thì quyết tâm đưa năng lượng vào cuộc tìm kiếm của bạn là cần có. Người quyết tâm cũng sẽ được cần tới. Sùng kính, chân thành tuyệt đối cũng là điều cần có.
Rời khỏi chỗ này với quyết tâm mới. Và nhớ, chỉ khi quyết tâm được hoàn thành bạn mới đi tới nhận ra bao nhiêu năng lượng và sức mạnh bạn có để hoàn thành cho bản thân bạn. Chừng nào bạn còn chưa hoàn thành quyết tâm này, bạn sẽ không nhận ra sức mạnh của bạn. Bạn sẽ biết sức mạnh riêng của bạn chỉ khi bạn dùng nó. Thông thường, bạn không có ý tưởng gì về sức mạnh riêng của bạn và về bạn có khả năng bao nhiêu. Và bạn càng quyết tâm nhiều, bạn sẽ càng nhận ra rằng bạn vẫn có thể làm thêm nữa. Từng bước bạn lấy đều cho bạn sức mạnh để lấy bước tiếp. Và bước một bước mỗi lúc, con người hoàn thành cuộc hành trình hàng nghìn dặm. Rời khỏi đây với quyết tâm mới - và hành động theo quyết tâm của bạn, cho dù nó chỉ là quyết tâm nhỏ.
Nhiều bạn đang quay về nhà từ đây như các sannyasins: để việc khai tâm này vào tính chất sannyas trở thành quyết tâm. Điều này nghĩa là tính chất sannyas sẽ có trong nhận biết của bạn trong hai mươi bốn giờ một ngày. Trở dậy, ngồi, bước đi và nói, điều đó sẽ là việc ghi nhớ của bạn. Chính việc ghi nhớ này sẽ đem tới biến đổi.
Nếu ai đó xúc phạm bạn bằng việc chửi bạn, điều đầu tiên cần nhớ là bạn là một sannyasin - và đáp ứng của bạn sẽ khác. Bạn đang đứng gần cửa bán vé ở rạp chiếu phim: trước khi rút ví ra để mua vé, nhớ rằng bạn là một sannyasin. Điếu thuốc lá trong tay và bạn có niềm thôi thúc đốt nó - trước điều đó, trong một khoảnh khắc nhớ rằng bạn là một sannyasin. Tôi không buộc bạn phải hút thuốc. Tôi không buộc bạn phải đi xem phim. Tôi không buộc bạn phải uống rượu. Tôi không bảo bạn đừng chửi mọi người. Tôi không bảo bạn đừng đánh cắp hay nói dối. Tôi chỉ yêu cầu một điều thôi: trước khi làm bất kì cái gì trong những điều này, nhớ rằng bạn là một sannyasin. Và thế rồi nếu bạn không thể nào làm được chúng, điều đó không phải là lỗi của tôi! Đây là lí do tại sao tôi bảo bạn thay đổi mầu sắc quần áo bạn: nó sẽ nhắc nhở bạn. Đây là lí do tại sao tôi đổi tên bạn: nó sẽ phá vỡ sự đồng nhất của bạn với thói quen cũ của bạn và một cá nhân mới xung quanh một trung tâm mới sẽ nảy sinh.
Cho nên khi bạn trở về nhà, làm điều gì đó. Việc làm này một mình sẽ làm cho bạn thành người yogi. Bạn đã học thiền...
Có nhiều người bạn đang thiền ở đây, kinh nghiệm đã xảy ra cho họ, họ cũng cảm thấy tốt, năng lượng rõ ràng dường như đi đâu đó - nhưng sau trại thiền liên tục này không được duy trì. Cho nên khi họ quay lại trại thiền tiếp, mọi thứ phải bắt đầu lại từ abc. Theo cách này bạn có thể theo các trại thiền trong hết kiếp nọ tới kiếp kia, và chẳng cái gì sẽ xảy ra. Ở đây, bạn chỉ học cái gì đó: về nhà bạn phải thực hành việc học này. Nếu bạn làm như vậy, bạn sẽ đi tới trại tiếp là con người khác. Chiều sâu là vô hạn, cho nên đừng bằng lòng với kinh nghiệm nhỏ bé nào đó.
Nếu bạn thấy ánh sáng, đó là một kinh nghiệm tốt, nhưng đừng trở nên hài lòng với nó. Cho dù bạn bắt đầu cảm thấy phúc lạc, điều đó là tuyệt vời, nhưng đừng hài lòng với nó. Cho dù bạn bắt đầu cảm thấy sự hiện diện của điều thiêng liêng, nó là quí giá, nhưng đừng trở nên được thoả mãn với nó. Đừng được thoả mãn chừng nào mà thậm chí vẫn còn kẻ hở sợi tóc giữa bạn và điều thiêng liêng. Bạn không nên dừng lại chừng nào ngày mà sự tồn tại riêng của bạn còn chưa trở thành sự tồn tại của điều thiêng liêng, khi sự tồn tại của điều thiêng liêng còn chưa trở thành sự tồn tại của bạn; cho tới ngày điều thiêng liêng đang ẩn kín trong hang bên trong của tâm bạn còn chưa trở thành biểu lộ, còn chưa được để mở ra. Cho tới lúc đó, bạn sẽ phải giữ việc đào sâu vào bản thân bạn bằng thiền. Cho tới lúc đó, bạn sẽ phải giữ kỉ luật cho bản thân bạn bằng yoga. Cho tới lúc đó, bạn sẽ phải liên tục đánh bóng bản thân bạn bằng sankhya. Thế thì một ngày nào đó, việc xảy ra sẽ chắc chắn xảy ra. Việc xảy ra này hoàn toàn dễ dàng, nó là trong tầm với của bạn: bạn chỉ cần duỗi tay ra.
Jesus đã nói, “Gõ cửa và cửa sẽ mở ra cho ông” - nhưng chúng ta không may tới mức chúng ta liên tục ngồi tại cửa hết kiếp nọ tới kiếp kia mà chẳng gõ vào nó. Jesus đã nói, “Hỏi và nó sẽ được cho” - nhưng chúng ta không may tới mức chúng ta liên tục đứng trước điều thiêng liêng và chúng ta không hỏi.
Rời khỏi đây với quyết tâm gõ liên tục vào cánh cửa của điều thiêng liêng. Thế thì, Kaivalya Upanishad đã đi tới hoàn thành của nó theo cách nói ngày nay, một ngày nào đó có cũng có thể đi tới sự hoàn thành của nó trong cuộc đời bạn.
Bây giờ sẵn sàng cho buổi thiền tối đi.
Nếu một số bạn đã tới đây chỉ để xem, họ nên ra đằng sau và ngồi lên các tảng đá. Đừng lại gần. Đừng tới gần những người đang sắp thiền.
Kết thúc quyển ‘Chuyến bay của một mình tới một mình’ – Quay về Mục lục

0 Đánh giá

Ads Belove Post