Read more
Osho - Mưa không mây
Giảng về bài
thơ của người đàn bà chứng ngộ, Sahajo
Chương 2. Con
đường của yêu và thiền
Câu hỏi thứ nhất
Thầy đã nói rằng trên con đường của sùng
kính không có phủ định bất kì cái gì trong cuộc sống. Thân thể, các giác quan,
gia đình - tất cả đều được chấp nhận. Điều thiêng liêng được phản ánh trong mọi
thứ. Thế thì tại sao Sahajo coi thân thể, giác quan và gia đình là sự nô lệ, vướng
víu, rằng chúng là đối lập với việc tìm kiếm điều thiêng liêng?
Câu hỏi này có hơi chút phức tạp.
Chỉ nếu bạn sẵn lòng hiểu nó, nó mới có thể được hiểu. Chấp nhận toàn bộ nghĩa
là phủ định cũng được chấp nhận. Trong tính toàn bộ, điều phủ định được bao
hàm. Gia đình được bao hàm, tính chất sannyas được bao hàm; có gia đình được
bao hàm, đơn độc, một mình được chấp nhận.
Với chấp nhận toàn bộ đừng nghĩ
rằng chỉ con người trần tục mới được chấp nhận còn sannyasin không được chấp nhận.
Đấy chỉ là vui đùa của điều thiêng liêng để lấy nhiều dạng khác nhau. Nó sẽ làm
cho ai đó thành người có gia đình, nó sẽ làm cho ai đó khác thành brahmachari,
vô dục. Nếu vô dục không được chấp nhận, thế thì đây là loại chấp nhận gì vậy?
Nó sẽ không phải là chấp nhận hoàn toàn. Thế thì nó đã trở thành chỉ là một thủ
đoạn, một trò chơi của tâm trí.
Sahajo là một sannyasin, một ni
cô, vô dục. Cô ấy không có kinh nghiệm về cuộc sống gia đình, gia đình không hấp
dẫn cô ấy. Cô ấy bỏ mọi thứ dưới chân thầy mình. Nhà cô ấy là ở đôi chân này,
gia đình cô ấy là ở đôi chân này. Điều này cũng được bao hàm trong chấp nhận
toàn bộ.
Khi tôi bảo bạn rằng không cần
phải chạy trốn khỏi thế giới này, đừng nghĩ bởi điều này rằng bạn cần ôm giữ thế
giới. Bạn không cần phải chạy trốn nếu bạn có thể kinh nghiệm Thượng đế bằng việc
vẫn còn ở trong gia đình. Nếu bạn không thấy bất kì khả năng nào để kinh nghiệm
Thượng đế bằng việc vẫn ở trong gia đình, điều quan trọng phải là kinh nghiệm
Thượng đế, không phải là ôm giữ thế giới này. Thế thì bỏ gia đình đi. Tìm kiếm ở
đó nơi những dây đàn bên trong của tấm lòng bạn rung lên. Tìm kiếm nơi âm nhạc
nảy sinh trên chiếc đàn veena nội tâm của bạn.
Nếu bạn đặt một sannyasin vào một
cửa hàng, anh ta sẽ trở nên bồn chồn. Nếu bạn đặt một chủ cửa hàng vào một ngôi
đền, anh ta sẽ trở nên bồn chồn - hay anh ta sẽ bắt đầu cửa hàng ở đó.
Đây là lí do tại sao trong
Gita, Krishna đã nói với Arjuna: “Đừng chạy trốn. Đấy không phải là cách thức của
anh, không phải là bản tính của anh, không phải là tự tính của anh. Chiến đấu
được kế thừa trong từng và tất cả các tế bào của anh. Từng giọt máu của anh đều
mang tính kshatriya, chiến binh. Cho dù anh chạy trốn vào rừng rậm anh vẫn không
thể nào trở thành người từ bỏ được. Không có bình bát, không có bình bát gandiv
của mình, linh hồn anh sẽ bị lạc - tính cách anh được tạo ra từ đó. Con đường của
con người anh là ở lưỡi kiếm. Nếu kiếm bị bỏ đi, anh sẽ chỉ thu được gỉ sắt.
Tính cá nhân của con người anh sẽ bị mất. Cho nên đừng chạy trốn khỏi bản tính
của anh.
“Trước hết anh nhận đúng bản
tính của mình đi. Thế rồi, qua việc nhận ra đó, để bất kì cái gì Thượng đế muốn
được làm qua bản tính anh được xảy ra. Thế thì trở thành hệt như một phương tiện.”
Nếu Krishna thấy được dù một tiềm
năng nhỏ bé nhất về tính chất sannyas trong Arjuna, thế thì ông ấy sẽ nói với
anh ta, “Bỏ điều này đi - chiến tranh không dành cho anh.” Thế thì Krishna sẽ
không thể nào thuyết phục nổi anh ta đi vào chiến tranh. Sẽ chẳng có lí do nào
để ngăn anh ta khỏi trở thành một sannyasin. Nếu Arjuna có tiềm năng về
sannyas, thế thì cho dù Krishna có cố gắng ngăn anh ta lại, ông ấy chẳng thể
nào làm được. Anh ta sẽ lắng nghe mọi điều Krishna phải nói cho mình, cám ơn
ông ấy và nói, “Thầy đã tốn biết bao nhiêu nỗ lực với tôi, nhưng tôi vẫn nhận
ra rằng bản tính của tôi đang đưa tôi tới tính chất sannyas. Tôi có thể nghe
đích xác điều thầy nói - rằng chết cho bản tính của mình là đẹp - và bản tính của
tôi đang đưa tôi vào rừng sâu, cho nên tôi vẫn đi tới đó.”
Đừng cố gắng khép mình vào mẫu
hình nào đó, nếu không bạn sẽ trở thành bị rối loạn. Bất kì chiều hướng nào luồng
chảy tự nhiên đưa bạn đi, làm điều đó thành chiều hướng cuộc sống của bạn đi.
Có nhiều người không thể nào đạt tới điều thiêng liêng khi vẫn ở bãi chợ, chỗ
đó không thích hợp với bản tính của họ.
Trong gia đình tôi, tôi có một
ông bác. Ông ấy không phải là nhà kinh doanh, ông ấy sinh ra là một nhà thơ.
Nhưng bởi vì bạn không thể nào kiếm được tiền qua việc làm thơ mà thơ không lấp
đầy dạ dầy bạn được, và vì cả gia đình đều làm kinh doanh, cho nên khi ông ấy
quay về từ đại học sau khi hoàn thành việc học hành, một cách tự nhiên ông ấy
được mời gia nhập công việc kinh doanh. Ông ấy chẳng có mối quan tâm gì vào bất
kì việc gì khác, cho nên cũng chẳng có cách nào khác cả. Ông ấy được trao trách
nhiệm quản lí một cửa hàng. Tôi đã quan sát ông ấy, ngay từ hồi tôi còn là đứa
trẻ nhỏ. Nếu không có người trong gia đình ở đấy và khách hàng muốn vào cửa
hàng, ông ấy đơn giản đưa tay ra dấu bảo người kia về đi.
Cửa hàng không thể nào được quản
lí bởi người như vậy. Khách hàng không phải là kẻ ăn xin - khách hàng không thể
bị ra dấu tay bảo đi về được! Mà ông bác tôi làm cử chỉ đó một cách im lặng,
cho nên chẳng ai có thể nghe thấy gì, bởi vì nếu người trong gia đình phát hiện
ra điều đó họ sẽ giận lắm. Họ sẽ nói với ông ấy, “Ông được cửa hàng trả tiền để
quản lí nó hay để làm sụp đổ nó?” Và người khách hàng bị ông ấy ra dấu đuổi đi
sẽ chẳng bao giờ quay cửa hàng lần nữa. Tại sao bạn đến một cửa hàng mà bạn bị
đối xử như một kẻ ăn mày? Còn ông bác tôi nhìn vào khách hàng với một sự buồn rầu
và không thoải mái thế ... Cửa hàng không thể được quản lí theo kiểu này.
Nếu không có khách hàng nào tới,
ông ấy sướng lắm. Nếu cả ngày trôi qua mà không có khách hàng nào, thế thì chẳng
có sự chấm hết niềm sung sướng của ông ấy. Ông ấy sẽ soạn đôi câu thơ hay ông ấy
sẽ làm bài hát.
Ông ấy thậm chí còn chép thơ
vào cả sổ cái của cửa hàng! Ông ấy bị bó buộc làm người coi cửa hàng, điều đó không
tương ứng với bản tính của ông ấy. Một cách tự nhiên con người của ông ấy sẽ bị
ngột ngạt.
Tương tự, nếu bạn cố gắng buộc
một nhà kinh doanh làm thơ, điều đó nữa cũng sẽ là vấn đề. Ông ấy sẽ tạo ra cửa
hàng ngay trong thơ của mình. Ngay cả hình ảnh trong thơ ông ấy cũng sẽ chỉ là
sự bành trướng của cửa hàng.
Cửa hàng không tốt không xấu.
Làm thơ không tốt không xấu. Chẳng có cái gì là tốt hay xấu - vấn đề là, bất kì
cái gì thích hợp cho bạn, bất kì cái gì hài hoà với bản tính của bạn. Thế thì
thậm chí nếu bạn phải bỏ mọi thứ vì nó, cứ làm điều đó đi, nhưng đừng bỏ bản
tính của bạn. Cho dù bạn có được cả thế giới với cái giá bản tính của bạn, cũng
đừng nhận điều đó. Bởi vì chung cuộc bạn sẽ thấy rằng đấy không phải là thành tựu
chút nào, đấy là lừa dối.
Chung cuộc, chỉ bản tính của bạn
còn lại với bạn. Mọi thứ khác đều bị bỏ đằng sau. Trong thế giới này chúng ta tới
với bản tính của mình và chúng ta đi với bản tính của mình. Mọi thứ khác ở giữa
chỉ là câu chuyện - nó hình thành, nó tan tác và nó tan biến.
Cho nên khi tôi nói ‘chấp nhận
toàn bộ’, nhớ rằng tôi không ngụ ý rằng sannyasin, người từ bỏ thế giới này,
người ở trong hang động Himalayas, là không được chấp nhận. Không, người ấy nữa
cũng được chấp nhận. Nếu bài ca của ai đó chỉ cất lên ở Himalayas và chỉ ở đó
điệu vũ mới tới trong cuộc sống của người ấy, thế thì cả tôi lẫn bất kì ai khác
cũng chẳng có quyền yêu cầu anh ta phải ở trong bãi chợ. Anh ta nên lên
Himalayas. Nhưng cũng đừng nghĩ rằng bài ca cất lên bởi vì Himalayas, nếu không
thì người chủ cửa hàng sẽ lầm lẫn đi lên đó cứ đinh ninh rằng bài ca hay điệu
vũ chỉ có thể xảy ra trên Himalayas thôi: “Ta sẽ phải từ bỏ mọi thứ và đi lên
Himalayas.” Thế thì anh ta sẽ chỉ buồn bã và bất hạnh thôi, và anh ta sẽ phiền
não.
Bài ca này chẳng ở trên Himalayas
mà cũng không ở bãi chợ. Bài ca này ở bên trong bạn, trong bản tính của bạn.
Khi có hài hoà giữa bạn và bản tính của bạn, thế thì bài ca này được sinh ra.
Bài ca này không ở bên ngoài bạn.
Cho nên tạo ra một cách sống có
thể có hài hoà giữa bản tính bạn và cuộc sống bên ngoài của bạn đi, có thể
không có mâu thuẫn giữa phong cách sống của bạn và suối nguồn nội tâm của bạn,
mà có giao cảm, đồng điệu, hài hoà, cùng nhịp; cuộc sống nội tâm của bạn và cuộc
sống bên ngoài của bạn cùng nhịp bước với nhau. Nếu bạn đang đi về phương Tây ở
bên trong và đi về phương Đông ở bên ngoài, sẽ có căng thẳng trong cuộc sống của
bạn: sẽ có rắc rối, lo nghĩ và khổ sở. Và cuối cùng sẽ chẳng có gì còn trong bạn
ngoài khổ. Bạn chắc chắn sẽ không thể nào kinh nghiệm được thiền.
Thiền là trạng thái của con người
khi bản tính bên trong và cuộc sống bên ngoài của bạn đạt tới hài hoà đến mức
bên ngoài không là bên ngoài và bên trong dường như không là bên trong nữa -
khi bên ngoài đã trở thành bên trong và bên trong đã trở thành bên ngoài. Khi
có hài hoà đến mức bạn khó lòng vạch ra được đường biên đâu là bên trong và đâu
là bên ngoài, ngay khoảnh khắc đó, ngay chính khoảnh khắc của hợp nhất đó, của
giao cảm đó, hài hoà thiêng liêng sẽ giáng xuống bạn. Càng căng thẳng có đó,
càng khó cho điều thiêng liêng giáng xuống. Hài hoà càng có đó, khả năng các
cánh cửa mở ra càng nhiều hơn.
Cho nên tôi sẽ không nói với
Sahajo rằng cô ấy xây dựng gia đình, có gia đình, trở thành người vợ, người mẹ;
tôi sẽ không nói điều này cho cô ấy. Nếu cô ấy có tới tôi và hỏi thì tôi sẽ
nói, “Làm bất kì cái gì bạn cảm thấy đúng cho bạn. Đừng tự bó buộc mình - vô dục
không nên là điều bị áp đặt.” Và điều đó không phải là điều bị áp đặt, bởi vì
chẳng ai đã từng thấy Sahajo bất hạnh cả. Cô ấy bao giờ cũng vui vẻ, cô ấy bao
giờ cũng nở hoa như một đoá hoa. Chẳng ai tìm ra lí do nào để nói rằng có thể
có bất kì phong cách sống nào cho cô ấy khác với điều cô ấy đã chọn. Đó là cách
sống của cô ấy. Thế thì chung cuộc ai là người quyết định?
Người đời nói rằng biết cây qua
quả, cho nên thành quả trong cuộc sống của bạn là những chỉ dẫn. Nếu Sahajo biết
phúc lạc tối thượng trong cuộc sống của mình, thế thì cách sống nào cô ấy đã sống
qua cũng đều đúng. Nếu cô ấy vui vẻ, nếu cô ấy có thể nở hoa, nếu hoa sen tâm
thức cô ấy có thể nở ra, thế thì đây là bằng chứng rằng cách cô ấy sống là cách
đúng; ngoài ra hoa sẽ không nở đâu.
Cách thức cuộc sống bạn kết
thúc là bằng chứng duy nhất cho cách bạn đã sống. Nếu bạn đã đạt tới chứng ngộ
ngay vào khoảnh khắc chết, nếu bạn đã đạt tới sự hoàn thành tối thượng ngay trước
cái chết của bạn, thế thì tôi sẽ không nói với bạn rằng bạn phải thay đổi bất
kì cái gì trong cuộc sống của bạn. Cách bạn đã chọn để sống bây giờ đã được chứng
minh là đúng. Nếu thậm chí có sai lầm nhỏ nhất, bạn bây giờ không đạt tới trạng
thái chứng ngộ đâu. Nếu bạn đã đạt tới mục đích của bạn, thế thì con đường là
đúng. Còn điều gì khác có thể chứng minh rằng con đường là đúng? Không con đường
nào tự bản thân mình tuyên bố một cách riêng biệt rằng mình là con đường đúng cả;
nếu nó đưa bạn tới đích, nó là đúng. Liệu bạn có thể nói rằng bạn đang bước
trên con đường đúng ngay cả khi bạn chẳng bao giờ đạt tới đích không? Liệu con
đường hoàn toàn đúng nhưng đích chẳng bao giờ đạt tới được chăng? Tôi sẽ nói với
bạn rằng cho dù bạn đã bước trên con đường sai, và bởi con đường này bạn đã đạt
tới đích, thế thì con đường sai không phải là sai chút nào nữa - nó đã trở
thành đường đúng. Đường đúng là đường đưa bạn tới đích. Chỗ cuối là phát biểu
duy nhất, chỗ cuối là nhân tố quyết định duy nhất.
Và bạn thực sự không phải đợi
cho đến cuối đường, mọi khoảnh khắc của bạn đều có thể trở thành bằng chứng. Nếu
có hài hoà giữa bên trong và bên ngoài bạn, thế thì từng khoảnh khắc một giai
điệu dịu dàng sẽ ngân lên bên trong bạn hệt như chuông trong đền vậy. Hệt như
khi bạn tới gần sông và khí mát bắt đầu chạm vào bạn, theo cùng cách đó khí mát
sẽ bắt đầu hạ xuống bên trong bạn vào khoảnh khắc có hài hoà giữa bên ngoài bạn
và bên trong bạn. Hệt như hương thơm của hoa bắt đầu bao quanh bạn khi bạn tới
gần vườn hoa, khi có hài hoà bên trong bạn, hương thơm, hương thơm không thể tả
nổi bắt đầu phát sinh bên trong bạn. Chẳng cần phải tới bất kì ai để hỏi cả.
Tiêu chuẩn là ở bên trong bạn dù cho trong cuộc sống bạn đi trên con đường đúng
hay không. Làm sao người nào đó khác có thể quyết định cho bạn được? Chẳng ai
có thể làm được cả.
Nghĩ về điều đó đi: Krishna sống
theo một cách nào đó, cuộc sống của Mahavira hoàn toàn khác, cuộc sống của Phật
khác nữa. Bạn có thể tìm được ở đâu sự giống nhau giữa cuộc sống của Mohammed
và cuộc sống của Mahavira? Cuộc sống của Christ và Krishna rất khác nhau -
nhưng tất cả họ đều đã chứng ngộ. Cách thức của họ khác nhau, nhưng một điều là
chắc chắn: dù họ theo bất kì cách nào, bản tính của họ đều hoà hợp với cách sống
của họ. Đó là điều duy nhất tất cả họ đều có điểm chung.
Mahavira đã hài hoà với bản
tính mình trên con đường của mình, Mohammed hài hoà với bản tính mình trên con
đường của mình. Điều này là chung cho tất cả họ. Con đường khác nhau, tính cách
khác nhau, phong cách khác nhau. Krishna thổi sáo... bạn thậm chí không thể nào
hình dung ra chiếc sáo trên môi Mahavira, điều đó có vẻ không đúng. Thậm chí nếu
bạn có thấy Mahavira với cây sáo, bạn vẫn nghĩ rằng ai đó đã quên mất và để sáo
ở đấy, nó không thể nào là của ông ấy được. Mahavira sẽ làm gì với cây sáo? Và
liệu bạn có thể chấp nhận được điều đó không nếu bạn thấy Krishna đứng dưới gốc
cây với đôi mắt nhắm nghiền, ở trần, không có vương miện lông công? Bạn thậm
chí sẽ không nhận ra ông ấy. Bạn có thể nhận ra ông ấy chỉ nếu bạn thấy ông ấy
nhảy múa. Điệu vũ của Krishna là hoà hợp với con người nội tâm của ông ấy, im lặng
tuyệt đối của Mahavira là hoà hợp với con người nội tâm của ông ấy. Bởi hoà hợp
này, cả hai đều đã chứng ngộ.
Không có vấn đề về cách sống của
bạn. Cách thức có thể vô hạn bởi vì có vô hạn linh hồn. Mọi linh hồn đều có bản
tính riêng của mình, tính cá nhân riêng của mình, tính duy nhất riêng của mình.
Tính duy nhất này không bị khử bỏ đi, tính duy nhất này phải được trao cho bầu không
khí đúng đắn.
Điều Sahajo đang nói là đúng với
cô ấy, nó phù hợp với cô ấy. Nhưng tôi không bảo bạn phải chấp nhận ý tưởng của
ai đó khác về cái gì phù hợp với bạn hay không. Chứng ngộ đã xảy ra cho Janaka
xem như người nội trợ trong gia đình, trong khi ông ấy đang trên ngai vàng,
trong khi ông ấy là một ông vua.
Một người tu khổ hạnh đã thực
hành cuộc sống khổ hạnh trong nhiều năm. Tên ông ấy là Jajali. Ông ấy đã thực
hành cực đoan đến mức thân thể ông ấy gầy đét, nó thành giống như một cái cây
khô, chết. Ông ấy chẳng di chuyển. Người ta nói rằng ông ấy đứng bất động đến mức
chim tới làm tổ trong tóc ông ấy và đẻ trứng ở đó. Jajali chỉ đi khỏi chỗ đó
khi trứng đã nở hết, chim non đã chui ra và rồi chim bay đi.
Nghĩ tới việc chim non có thể bị
đau, rằng trứng có thể rơi vỡ, nên ông ấy vẫn cứ đứng đấy trong một tư thế. Ông
ấy chẳng đi đâu, ông ấy thậm chí chẳng đi xin ăn cho nên ông ấy chịu đói nhiều
tháng ròng. Chỉ khi chim non đã bay đi thì ông ấy mới đi. Nhưng hôm đó một niềm
tự hào lớn và một bản ngã lớn đã nảy sinh trong ông: “Bây giờ ai là người tu khổ
hạnh vĩ đại hơn ta? Ai là người bất bạo hành vĩ đại hơn ta?” Một bản ngã lớn đã
nảy sinh.
Trong khi ông ấy đang tự nói với
mình, ông ấy nghe thấy tiếng cười của ai đó trong khu rừng cô đơn. Thế rồi một
giọng nói của người vô hình nào đó nói, “Jajali ơi, đừng có tràn ngập với bản
ngã như thế! Nếu ông muốn thấy một người hiểu biết, thì đi và ngồi xuống dưới
chân của nhà buôn Tuladhar.”
Ông ấy không thể nào hiểu nổi:
“Tuladhar, nhà buôn sao? - một nhà tu khổ hạnh như Jajali mà phải ngồi dưới
chân ông ấy à? Nhà tu khổ hạnh vĩ đại Jajali, trong tóc ông ấy chim đã từng làm
tổ mà ông ấy vẫn không hề nhúc nhích, cái bất bạo hành của ông ấy vĩ đại làm
sao và cả lòng nhân từ và từ bi của ông ấy vĩ đại làm sao? Nhưng dù thế thì ta
vẫn cứ phải tới và xem tay lái buôn Tuladhar này là thế nào.” Ông ấy đi tìm ông
này.
Nhà buôn Tuladhar sống ở Kashi,
cho nên ông ấy tới gặp ông này. Jajali không thể tin được vào điều đó -
Tuladhar chỉ là một nhà buôn bình thường! Suốt ngày đêm ông ấy bán hàng, cầm
cân nảy mực. Đó là lí do tại sao tên ông ấy thành Tuladhar, ‘người cầm cân nảy
mực’. Ông ấy bao giờ cũng cân đong đo đếm mọi thứ. Ông ấy bán và cân đong cho một
đám đông khách hàng khi Jajali tới. Tuladhar thậm chí chẳng buồn nhìn vào
Jajali. Ông ta nói, “Jajali, ngồi xuống đi. Đừng tự hào rằng chim làm tổ trong
tóc ông, rằng ông không di chuyển chừng nào chim còn chưa lớn và chưa bay đi.
Ngồi xuống đi, ngồi im lặng vào; trước hết để tôi kết thúc với đám khách hàng
đã.”
Nghe Tuladhar nói điều này,
Jajali lấy làm ngạc nhiên. Ông ta nghĩ, “Bây giờ điều này thành vấn đề lớn rồi.
Người này chắc chắn là biết điều gì đó, chắc chắn là ông ta ở trước mình rồi.
Bây giờ ông ta đã làm hỏng mọi chuyện. Còn mình thì không thể nào thấy được ông
ta có nghệ thuật gì, ông ta có kỉ luật tâm linh nào.”
Ông ta ngồi xuống, nhưng bản
ngã của ông ta bị tan nát. Ông ta bắt đầu quan sát. Người tốt tới, người xấu tới,
tất cả họ đều nói khác nhau với Tuladhar; người này nói tốt cho ông ấy, người
kia xúc phạm ông ấy - đấy là một cửa hàng, và việc kinh doanh của cửa hàng!
Nhưng Tuladhar vẫn đáp ứng công bằng và bình đẳng cho mọi người, không giận dữ
không xúc động, không thiên vị người này không chống đối người kia. Jajali
nhìn. Không một thay đổi nhỏ trong cân bằng của ông ấy: người thân tới, người lạ
tới, việc cân đong của ông ấy vẫn như nhau với mọi người.
Khi trời tối và cửa hàng đã
đóng cửa, Jajali hỏi, “Lời khuyên của ông cho tôi là gì?”
Tuladhar nói, “Tôi chỉ là người
chủ cửa hàng bình thường. Tôi không phải là người có học. Tôi chỉ biết điều
này: ngay khi hai đĩa cân ngang nhau, có cân bằng, theo cùng cách đó, khi có
quân bình giữa cả hai bên tâm trí, giữa giận và không giận, yêu và ghét, thích
và không thích, thế thì cân bằng bên trong là đạt được. Và trong khoảnh khắc đó
samadhi xảy ra.”
Ông ấy nói: “Để làm cân bằng
cán cân, bản thân tôi phải đi tới cân bằng. Tôi không làm nhiều hơn thế. Chim
không làm tổ trong tóc tôi, tôi chưa từng là nhà tu khổ hạnh. Jajali, tôi là
người chủ cửa hàng bình thường, tôi không phải là người tu khổ hạnh. Toàn bộ bí
mật của tôi là từ cách giữ cân bằng cán cân, tôi đã học được nghệ thuật làm cân
bằng bên trong, bản ngã biến mất. Cân bằng tạo ra trống rỗng, và trong trống rỗng
đó cái toàn thể hạ xuống.
“Nhưng tôi chỉ là một người chủ
cửa hàng thôi. Ông là một học giả vĩ đại. Ông là người có học, ông là nhà tu khổ
hạnh. Có lẽ điều này có thể giúp cho ông hay nó có thể chẳng giúp gì. Tôi chỉ
biết nhiều nhất là thế này, và đây là điều tôi có thể nói cho ông: rằng cho dù
ông ở trong rừng sâu mà bản ngã ông vẫn đeo bám bên ông, thế thì ông trở với thế
gian thôi. Còn nếu ông vẫn ở trong thế gian và thậm chí ở đó cán cân của ông được
cân bằng, thế thì ông ở trong rừng, thế thì ông lên Himalayas nhưng ông vẫn cứ ở
trong bãi chợ thôi. Vấn đề không phải là ông đi đâu hay ông làm gì. Vấn đề là
ông là thế nào.”
Cho nên khi tôi nói rằng mọi thứ
đều được chấp nhận trên con đường tới thực tại tối thượng - nhà cửa, gia đình,
họ hàng - nhớ rằng Himalayas, đơn độc và tính chất sannyas cũng đều được chấp
nhận. Không cái gì bị chối bỏ cả.
Tuôn chảy với cuộc sống đi. Dù
dòng suối cuộc đời bạn chảy đi bất kì đâu, bất kì đâu bạn cảm thấy vui sướng và
phúc lạc, tuôn chảy theo hướng đó. Phúc lạc là tiêu chuẩn.
Sông Hằng chảy về phương đông,
sông Narmada chảy về phương tây. Nếu chúng ngẫu nhiên gặp nhau ở giữa đường, đó
sẽ là vấn đề lớn, bởi vì sông Hằng sẽ nói, “Tôi định ra đại dương,” và sông
Narmada sẽ nói, “Tôi định ra đại dương”. Bạn sẽ nói rằng một trong chúng phải
sai. Cả hai có thể sai, nhưng làm sao cả hai có thể đúng được? Điều đó sẽ tạo
ra luận cứ lớn. Và không có cách nào giải quyết luận cứ này khi đứng ở giữa chỗ
giao nhau trên đường. Người ta phải đi tới đại dương mà xem. Nhưng nếu bạn đi,
bạn sẽ thấy rằng sông Hằng chảy về phương đông ra tới đại dương và sông Narmada
chảy về phương tây cũng ra tới đại dương. Đại dương là một - làm sao đại dương
có thể là phương tây hay phương đông được? Bạn có thể cho nó những cái tên khác
nhau; bạn có thể gọi nó là biển Arabian hay Vịnh Bengal, nhưng điều đó không tạo
ra khác biệt gì, đại dương là một và tất cả các con sông đều đạt tới nó.
Trên bất kì con đường nào bạn cảm
thấy sự tuôn chảy, bất kì đâu bạn cảm thấy vui thích, bất kì đâu thi ca dường
như nảy sinh trong cuộc sống bạn, bất kì đâu bạn có thể đi mà ca hát, bất kì
đâu bạn có thể đi mà nhảy múa, thì đó là con đường của bạn. Thế thì đừng nghe lời
bất kì ai cả. Sông Hằng của ai đó có thể đi về phương đông. Nói với anh ta,
“Tôi chúc mọi điều tốt lành nhất cho bạn, đi đi, nhưng sông Narmada của tôi
đang chảy về phương tây và tôi hạnh phúc. Và tôi đã thấy hướng chảy của mình,
tôi đã thấy con đường của mình. Bởi vì tôi phúc lạc trên từng bước đi nên tôi
có thể coi rằng cuối cùng sẽ có phúc lạc tối thượng.”
Tiêu chuẩn này là đúng cho từng
và mọi bước của con đường bạn. Bất kì khi nào có căng thẳng, không thoải mái,
phiền não, đau khổ, nhận biết đi. Âm nhạc của cuộc sống không tuôn chảy sao? Thế
thì bạn có thể đang đi hướng sai đấy; bằng cách nào đó bạn phải đang đi ngược với
bản tính của mình rồi.
Trong Bhagavadgita, Krishna
nói, “Chết vì bản tính của mình là tốt hơn, nhưng theo bản tính của ai đó khác
là huỷ diệt.” Bạn có thể trở nên vướng víu vào bản tính của ai đó khác - bản
tính của ai đó khác hấp dẫn bạn và nó tạo ra tham lam trong bạn. Thấy sông Hằng
đi về phương đông, nếu sông Narmada cũng có ham muốn đi về phương đông thế thì
nó sẽ phiền não. Nó sẽ gặp rắc rối và nó sẽ không thể nào ra tới đại dương.
Mọi người đều có cách tuôn chảy
riêng của mình. Giữ lấy cách nhìn về tiêu chuẩn bên trong của bạn đi. Hài hoà
bên trong của bạn bao giờ cũng chỉ ra cho bạn con đường đúng. Và khi bạn trở
nên quá bị ảnh hưởng bởi tiêu chuẩn bên trong của ai đó khác, bạn trở nên bị lẫn
lộn. Khi bạn bắt đầu bắt chước ai đó khác, bạn sẽ đi lạc lối, bạn lạc lối khỏi
linh hồn bạn. Chừng nào bạn còn đi theo hài hoà bên trong của bạn, chừng nào mà
bạn còn đi theo trái tim bạn và lắng nghe tiếng nói bên trong riêng của bạn, bạn
chẳng bao giờ đi lạc lối được.
Và thế thì bạn cũng sẽ biết rằng
con đường của bạn không nhất thiết phải là con đường của ai đó khác. Thế thì bạn
sẽ vứt bỏ nhu cầu đánh giá con đường của người khác. Thế thì bạn sẽ chú ý chỉ
vào điều này là nhiều - rằng nếu sông Hằng đang nhảy múa, thế thì nó phải đang
đi hướng tới đại dương. Đại dương của nó có thể ở phương đông, đại dương của
tôi là ở phương tây, nhưng tôi cũng đang vừa đi vừa nhảy múa và sông Hằng cũng
đang vừa đi vừa nhảy múa, cho nên cả hai phải cùng đi tới đại dương. Bởi vì chừng
nào con sông không hướng tới đại dương nó không thể nào nhảy múa được. Chính đại
dương đang tới gần hơn mới trở thành điệu vũ dưới chân bạn. Chính Thượng đế
đang tới gần hơn mới trở thành phúc lạc bên trong. Phúc lạc là tiêu chuẩn.
Câu hỏi thứ hai
Đam mê và gắn bó có phải là một phần của
yêu không?
Nếu có đam mê trong yêu, thì
yêu sẽ trở thành địa ngục. Nếu có gắn bó trong yêu, thế thì yêu sẽ là nhà tù. Nếu
yêu không đam mê nó sẽ trở thành thiên đường. Nếu yêu không gắn bó thế thì yêu
bản thân nó là điều thiêng liêng.
Yêu có cả hai khả năng. Bạn có
thể có đam mê và gắn bó trong yêu: thế thì dường như là bạn đã buộc tảng đá
quanh cổ con chim tình yêu để cho nó không thể bay nổi. Hay dường như bạn đã nhốt
con chim tình yêu vào chiếc lồng vàng. Dù chiếc lồng có quí giá đến đâu - nó có
thể được nạm kim cương và đồ châu báu - lồng vẫn cứ là lồng và nó sẽ phá huỷ khả
năng bay của chim.
Khi bạn loại bỏ đam mê và gắn
bó khỏi yêu, khi yêu của bạn là thuần khiết, hồn nhiên, vô hình, khi bạn cho trong
yêu và không đòi hỏi, khi yêu chỉ là việc cho, khi yêu là hoàng đế, không phải
là kẻ ăn xin; khi bạn hạnh phúc bởi vì ai đó đã chấp nhận tình yêu của bạn và bạn
không thương mại tình yêu, bạn không yêu cầu gì đền đáp lại, thế thì bạn đang
giải thoát con chim tình yêu này vào bầu trời rộng mở. Thế thì bạn đang làm mạnh
thêm đôi cánh của nó. Thế thì con chim này có thể bắt đầu cuộc hành trình tới
vô tận.
Yêu đã làm cho con người sa ngã
và yêu cũng nâng con người cao lên. Tất cả đều phụ thuộc vào điều bạn đã làm với
yêu. Yêu là hiện tượng rất bí ẩn. Nó là cánh cửa - phía này là phiền não, phía
kia là phúc lạc; phía này là địa ngục, phía kia là cõi trời; phía này là
sansara, bánh xe sống chết, phía kia là giải thoát. Yêu là cánh cửa.
Nếu bạn chỉ biết tới một tình
yêu đầy những đam mê và gắn bó, thế thì khi Jesus nói, “Thượng đế là tình yêu,”
bạn sẽ không thể nào hiểu được nó. Khi Sahajo bắt đầu hát bài ca tình yêu bạn sẽ
trở nên rất khó chịu: “Điều này là vô nghĩa! Tôi đã từng yêu thế mà tôi chỉ nhận
được mỗi khổ. Nhân danh tình yêu tôi chỉ thu về toàn những gai, chẳng hoa nào nở
trong tôi cả.” Tình yêu khác sẽ dường như là tưởng tượng. Yêu trở thành sùng
kính, trở thành lời nguyện, trở thành giải thoát, sẽ giống như trò chơi chữ.
Bạn cũng đã từng biết tới yêu -
nhưng bất kì khi nào bạn biết yêu, bạn chỉ biết yêu đầy những đam mê và gắn bó.
Yêu của bạn không phải là yêu thực. Yêu của bạn chỉ là tấm màn che giấu đam mê,
gắn bó và dục. Bề ngoài bạn gọi nó là yêu, bên trong nó là cái gì đó khác. Bạn
khao khát điều gì khi bạn đang yêu một người đàn bà hay đàn ông? - khao khát của
bạn là về dục và yêu chỉ là trang điểm bề ngoài.
Nếu bạn tìm kiếm sâu vào bên
trong mình, bạn sẽ thấy rằng yêu của bạn chỉ là lời nói, ngọn lửa ham muốn dục
đang bùng cháy bên trong nó. Nhưng bầy tỏ trực tiếp ngọn lửa đó cho ai đó là
không thể chấp nhận được, bạn cần tới ngoại giao. Cho nên bạn nói với người đàn
bà có tấm thân bạn đang muốn tận hưởng rằng bạn yêu tâm hồn cô ấy. Bạn thậm chí
chẳng biết đến tâm hồn của riêng mình, vậy làm sao bạn có thể biết tới tâm hồn
người khác được? Nhưng người đầy những khát khao về thể xác nói về tâm hồn. Ham
muốn của họ là để tận hưởng thân xác người khác nhưng họ nói về cái đẹp nội
tâm.
Và thế thì khi bạn nghe những lời
của Sahajo, Daya, Rabiya, rằng họ kinh nghiệm Thượng đế qua yêu, làm sao bạn có
thể tin vào điều đó được? Bạn chỉ bị mắc bẫy tình yêu. Nhưng bản thân yêu không
có trách nhiệm, chính bạn mới có trách nhiệm. Nếu một bác sĩ giỏi ông ta có thể
tạo ra thuốc thậm chí từ chất độc. Nhưng nếu ông ta không biết, ngay cả nước
cam lồ cũng có thể trở thành chất độc. Chất độc không chỉ là chất độc mà cam lồ
cũng chẳng là cam lồ - điều đó tuỳ thuộc vào cách bạn dùng nó. Đôi khi chất độc
có thể cứu người, đôi khi cam lồ có thể làm chết người.
Từ ‘yêu’ không có nghĩa nhiều.
Yêu có thể trở thành nước cam lồ, nó có thể trở thành chất độc nữa - tất cả điều
đó tuỳ thuộc vào bạn. Yêu sẽ trở thành chất độc nếu có ham muốn và gắn bó trong
đó. Nếu bạn làm cho yêu trở thành phương tiện để thoả mãn ham muốn dục của bạn,
và nếu trong yêu bạn chỉ tìm kiếm sự thoả mãn thấp kém về thể xác, thế thì bạn
sẽ thấy rằng yêu đem tới xung đột và đau khổ. Nó chỉ đem tới đau đớn và phiền
não. Nó đem tới xiềng xích. Bạn có nhiều mơ mộng nhưng những mơ mộng đó chẳng
bao giờ được thoả mãn cả. Bạn có nhiều ảo vọng, nhiều ảo tưởng, bạn thấy cầu vồng
thật lớn, nhưng bất kì khi nào bạn lại gần, mọi thứ biến mất. Tất cả các cầu vồng
đều sụp đổ thành bùn, tất cả các mơ mộng đều biến thành dối trá. Lâu đài vàng
xa xa sáng lên trong ánh mặt trời bao giờ cũng biến thành nhà tù khi bạn tới gần
nó. Đấy không phải là lỗi của yêu; nhân danh tình yêu bạn đã thử một cái gì đó
khác. Đấy là đồng tiền giả.
Cho nên yêu phải được giải
thoát khỏi gắn bó. Yêu phải không trở thành cảnh nô lệ, yêu phải là tự do. Giải
phóng người bạn yêu đi. Nếu bạn giải phóng người bạn yêu, thế thì bản thân bạn
cũng không thể bị nô lệ được; thế thì không ai có thể bắt bạn làm nô lệ được.
Nhưng bạn muốn làm người bạn yêu thành nô lệ, bạn muốn tạo ra bức tường quanh họ.
Bạn muốn đóng xiềng xích vào tay họ. Nhưng nếu bạn đeo xiềng xích vào tay họ thế
thì họ cũng sẽ đeo xiềng xích vào tay bạn.
Đừng bao giờ quên chân lí này:
bất kì cái gì bạn nhận được từ cuộc sống cũng chính là cái bạn đã trao cho cuộc
sống. Đây là lí thuyết toàn bộ về nghiệp, về hành động quá khứ: bất kì cái gì bạn
cho đi, bạn sẽ nhận lại. Nếu bạn đã nhận cảnh nô lệ từ yêu, đấy là bằng chứng
cho sự kiện là bạn muốn làm ai đó thành nô lệ qua yêu. Nếu bạn giải phóng người
khác qua tình yêu của bạn, bạn cho tình yêu mà không trông đợi gì, bạn cho tình
yêu và không đòi hỏi được đền đáp lại, bạn cho tình yêu vô điều kiện, không
thương mại, bạn cho tình yêu và bạn biết ơn rằng ai đó đã chấp nhận tình yêu của
bạn, thế thì không đủ hay sao? Yêu của bạn không thể nào bị bác bỏ. Thế thì dần
dần bạn sẽ thấy rằng yêu của bạn đã bắt đầu dâng lên; ham muốn dục bị bỏ xa
phía dưới. Thế thì khi thoát ra khỏi cái lồng ham muốn dục, con chim của tình
yêu có thể bay vút lên cao. Thế thì bạn có thể trưởng thành trong một chiều hướng
hoàn toàn mới. Thế thì tâm thức của bạn đi vào một thế giới mới.
Bạn hỏi, “Đam mê và gắn bó
không phải là một phần của yêu sao?”
Chúng có thể, nhưng chúng không
nhất thiết là vậy. Thông thường, chúng là vậy. Chín mươi chín trong một trăm
trường hợp, chúng là vậy, nhưng đâu có khác biệt gì: nếu nó không là vậy cho dù
chỉ một trường hợp thôi, đó cũng là một thí dụ đủ hiển nhiên rằng nếu bạn muốn,
nó sẽ không là như vậy cho chín mươi chín lần khác. Nếu một hạt mầm có thể vỡ
ra để trở thành cây, thế thì tất cả các hạt mầm cũng có thể vỡ ra để trở thành
cây. Nếu chúng không thế, đó là vấn đề khác - chúng có thể không rơi vào đúng mảnh
đất.
Jesus đã nói, “Vung ra một nhúm
hạt mầm... Hạt nào đó sẽ rơi xuống đường đi nơi mọi người thường qua. Mọi người
sẽ đi qua đi và hạt mầm đó sẽ không thể nào nảy mầm được. Hạt mầm nào đó sẽ rơi
xuống vệ đường. Nó có thể mọc lên ở đó, nó có thể lớn lên tí chút, nhưng con vật
có thể ăn nó hay trẻ con có thể nhổ nó đi. Hạt mầm nào đó sẽ rơi lên đá, lên sỏi.
Thế thì nó sẽ chẳng bao giờ mọc ra được. Hạt mầm nào đó sẽ rơi vào mảnh đất mầu
mỡ. Hạt mầm này sẽ mọc cây ra, nó sẽ trưởng thành, nó sẽ trở thành cây; hoa sẽ
nở trên nó, quả sẽ phát triển.”
Đôi khi hạt mầm nảy nở thành vị
Phật, một Farid, một Sahajo. Họ đi tới độ nở hoa của mình. Nếu điều đó không xảy
ra cho hạt mầm của bạn, thế thì chú ý một chút - bạn có thể đã rơi vào sai chỗ
nơi chỉ có đá, hay nếu không có đá thì cũng là nơi mọi người thường qua lại.
Hay có thể là nơi mà mọi người không qua lại, nhưng không có bảo vệ, không có
hàng rào. Tìm ra mảnh đất đúng đi - thế thì cùng điều đã sinh ra trong Phật,
trong Krishna sẽ có thể sinh ra trong bạn.
Đó là tiềm năng của bạn. Nó là
tiềm năng của mọi người. Sự tồn tại không trao ít tiềm năng này cho bất kì ai.
Bản thân sự tồn tại tạo ra bạn, và nó không thể tạo ra bất kì cái gì khác hơn bản
thân nó. Điều thiêng liêng đã tạo ra bạn, nó đang ẩn kín bên trong bạn như ngọn
nguồn cuộc sống của bạn, như tiềm năng của bạn.
Yêu có thể trở thành giải
thoát; đó là khả năng của mọi tình yêu, nó là khả năng của mọi trái tim. Nhưng
bạn phải nhận biết - bạn phải vứt bỏ gắn bó. Thay vì vậy bạn cứ mở rộng mãi cái
lưới gắn bó. Bạn đã quên mất yêu là gì, bạn đã bắt đầu gọi yêu là đam mê.
Có một câu chuyện cổ Sufi:
Có một thôn làng dưới chân núi,
bao quanh là rừng rậm. Cho nên mọi người của làng đó đã phát triển một kĩ năng:
họ đẵn gỗ trong rừng và họ làm tượng và đồ đạc cùng những vật dụng gia đình
khác từ gỗ. Mọi người trong làng đều trở thành thợ mộc, bởi vì gỗ là cái duy nhất
sẵn có, nó là vật liệu duy nhất. Và công việc duy nhất của mọi người trong làng
đó là bán các tác phẩm gỗ đó cho lữ khách đi qua thung lũng của họ.
Có lần một nhóm lữ khách đi
qua. Họ nói với dân làng rằng còn có một làng khác ngay phía trên thung lũng
này, nơi họ đang sống, trên đỉnh núi. “Các bác đã bao giờ tới đó để bán những
thứ này chưa?” họ hỏi. “Những người đó rất giầu có và các bác sẽ có thể bán
hàng hoá của mình ở đó.”
Dân làng chưa từng biết đến điều
đó, bởi vì người sống trong thung lũng chẳng bao giờ nghĩ tới đỉnh núi cả. Họ rất
sung sướng trong thung lũng của mình, họ bằng lòng với cái nghèo nàn của mình.
Và phải trèo lên núi... trèo lên thì thật là khó! Có thể là đôi khi người sống
trên đỉnh núi đi xuống thung lũng, do nhầm lẫn, nhưng người sống trong thung
lũng thì chẳng nhầm lẫn gì mà leo lên đỉnh núi cả.
Cho nên sau nhiều lần nhận được
cùng thông tin từ các lữ khách, một số thanh niên của làng quyết định rằng họ sẽ
mang một số vật phẩm bằng gỗ đi lên đó: “Nếu họ giầu có, thế thì chúng ta có thể
bán vật phẩm của mình cho họ.” Các thanh niên bắt đầu trèo lên; việc trèo núi
quả là khó khăn đối với họ. Nó còn khó hơn bởi vì họ không có kinh nghiệm trèo
núi trước đây. Họ đã sống cuộc sống dễ dàng của thung lũng. Cho nên vượt qua
khó khăn rất lớn họ đã trèo được lên núi.
Họ thực sự không tin điều đó -
điều ấy có thể chỉ là tin đồn... “Tại sao ai đó sống ở đây nhỉ? Làm sao mà ai sống
được ở đây khi mà ngay cả việc trèo núi đã khó khăn thế!” Dẫu sao đi chăng nữa
thì họ đã lên tới đỉnh, mệt mỏi và kiệt sức. Sau cuộc hành trình nhiều ngày họ
đã lên tới đỉnh núi.
Điều mọi người nói quả là đúng
- thành phố thật là nguy nga. Đền đài trong thành phố đầy những tháp nhọn bằng
gỗ. Trong ánh mặt trời những ngôi đền ấy chói sáng đẹp đến mức các thanh niên
chưa bao giờ hình dung ra nổi kể cả trong mơ. Họ mở cửa hàng ở chợ và mời mọi
người vào. Họ bắt đầu trưng bầy đồ thủ công của mình, nhưng mọi người cười vào
họ. Chẳng ai sẵn sàng mua. Cuối cùng họ hỏi có chuyện gì vậy. Mọi người nói,
“Chúng tôi làm gì với những đồ gỗ này đây? Tại đây có mỏ vàng mỏ bạc, chúng tôi
làm tượng bằng vàng. Chúng tôi sẽ làm gì với mấy cái tượng gỗ này?”
Những thanh niên này không thể
nào tin được rằng có thể có cái gì khác còn quí giá hơn gỗ trong thế giới này,
rằng có thể có những bức tượng quí giá hơn tượng gỗ của họ. Họ rất bối rối. Họ
đã buồn, còn bây giờ thì họ nổi cáu. Họ cảm thấy khó chịu bởi hành vi của mọi
người này. Mọi người trong thành phố đó thậm chí còn nói, “Vào đền thờ của
chúng tôi đi và chúng tôi sẽ chỉ cho các anh xem tượng.” Nhưng họ khó chịu và bực
bội đến mức họ không muốn vào trong đền thờ. Họ đi xuống thung lũng mang theo
hàng hoá của mình.
Khi mọi người trong thung lũng
hỏi họ, “Có chuyện gì vậy?” họ nói, “Mọi người quả có sống ở đó, nhưng họ có bản
chất rất xấu. Và biết về một điều, cố gắng tránh một thứ - nó được gọi là vàng.
Nó dường như là kẻ thù lớn nhất của chúng ta, vàng, mặc dầu chúng tôi chưa từng
trông thấy nó là gì bởi vì những người đó đối xử tồi với chúng tôi và chúng tôi
thậm chí không thể nào bán được một cái tượng!”
Tương truyền rằng bây giờ mọi
người trong thung lũng vẫn không tới gần quả núi nữa. Và trong thung lũng họ
nói rằng những người sống trên đỉnh núi không phải là bạn bè, họ là kẻ thù: “Họ
không phải là bạn của chúng ta” và “Bao giờ cũng phải nhận biết về cái gọi là
vàng, bởi vì đấy là mối đe doạ cho toàn bộ nền văn hoá của chúng ta.”
Đấy cũng ít nhiều là tình huống
mà mọi người đã sống trong thung lũng yêu và còn chưa biết đến các đỉnh cao của
yêu. Trên đỉnh cao của yêu có vàng. Trong thung lũng yêu chỉ có bành trướng của
ham muốn, những đồ vật bằng gỗ thông dụng. Nhưng người đang sống trong ham muốn
và đam mê sợ nghe nói tới vàng này. Anh ta nói, “Cái này thuộc vào kẻ thù của
chúng tôi. Chúng tôi sung sướng trong ham muốn dục - chớ nói với chúng tôi về
những điều cao hơn này. Đừng quấy rối giấc ngủ và làm tan vỡ giấc mơ của chúng
tôi.”
Nhưng tôi nói với bạn rằng cách
bạn đang sống, cứ dường như là ai đó đã giới thiệu cho bạn một toà lâu đài còn
bạn dành cả đời mình để sống trong hành lang của nó, chưa bao giờ đi vào bên
trong, cứ tưởng rằng hành lang là tất cả có đó. Hành lang chỉ là lối vào thôi.
Bạn càng vào sâu bên trong, bạn càng vào sâu trong nội tâm, các đỉnh cao của
phúc lạc càng nhiều, vàng càng có sẵn đấy.
Ham muốn dục chỉ là hành lang của
yêu: người ta phải đi tiếp từ đó, người ta không sống ở đó. Chẳng có gì sai khi
đi qua hành lang cả, nhớ lấy. Tôi không kết án hành lang. Bạn sẽ phải đi qua
hành lang này nếu bạn muốn đi vào lâu đài - nhưng đừng dừng đó, đừng làm nhà ở
đó, đừng mắc kẹt ở đó, đừng nghĩ rằng đây là tất cả những gì của cuộc sống. Chắc
chắn, đi qua dục đi - bạn sẽ phải đi qua, nó là phần không thể tránh khỏi của
cuộc sống - nhưng đi qua nó để vượt ra ngoài nó theo cùng cách mà bạn vẫn dùng
cầu thang hay đi qua cây cầu để tới đâu đó bên ngoài nó.
Những khả năng đáng ngạc nhiên
vẫn đang ẩn kín bên trong bạn. Bạn đã biết yêu như là dục, như đam mê, như gắn
bó. Bạn mới chỉ biết tới địa ngục của cuộc sống. Và nghĩ thêm một chút, đôi khi
ngay cả trong địa ngục này bạn cũng bắt gặp những thoáng nhìn phúc lạc. Thế thì
phải nói làm sao về cõi trời đây? Thậm chí trong dục bạn cũng có một thoáng
nhìn về phúc lạc, thậm chí khi ở hành lang một cái gì đó về lâu đài vẫn lộ ra.
Nếu có hương thắp bên trong lâu đài, hương thơm nào đó sẽ thoảng ra đến tận
hành lang. Nếu an bình tràn ngập bên trong lâu đài, trầm tĩnh sẽ hạ xuống ngay
cả ở hành lang. Nếu có âm nhạc bên trong lâu đài, giai điệu nào đó chắc chắn sẽ
nghe thấy được từ ngoài hành lang.
Ngay cả trong dục vẫn có tiếng
vọng của chứng ngộ. Ngay cả trong dục vẫn có phản xạ nào đó của điều thiêng
liêng, nhưng phản xạ này chẳng là gì khác hơn phản xạ của trăng lên hồ. Nó chỉ
là phản xạ thôi: chút ít xao động trên hồ và phản xạ sẽ bị phá huỷ. Nó chẳng là
cái gì thật cả, nhưng nó vẫn cứ là phản xạ của cái thực. Trong dục có phản xạ của
bản thân yêu vốn được hình thành trên hồ. Nó là phản xạ được hình thành trên hồ
của thân thể và tâm trí. Nhìn lên trời đi... Nếu bạn thấy rằng phản xạ trong hồ
là đẹp thế, nhìn lên mặt trăng, cái tạo ra bóng phản xạ trong hồ ấy.
Rabiya, một đàn bà huyền môn,
đang ngồi trong nhà. Một nhà huyền môn nam Hassan là khách trong nhà. Lúc đó là
buổi sáng, mặt trời đã lên. Hassan bước ra khỏi nhà và gọi to, “Rabiya, cô đang
làm gì vậy? Ra đây và xem mặt trời lên đẹp làm sao. Nhìn sáng tạo này của Thượng
đế đi!”
Rabiya nói, “Hassan, tốt hơn cả
là ông nên đi vào bên trong đi. Ông nhìn bên ngoài vào sáng tạo của Thượng đế
còn ở đây bên trong, tôi đang nhìn vào bản thân Thượng đế.”
Sáng tạo thật đẹp, nhưng bạn có
thể so sánh nó với người sáng tạo được không? Bài ca thật hay, có hương vị của
bản thể ca sĩ trong đó. Những bức điêu khắc này đẹp đến mức bạn thấy tất cả
xung quanh, nhưng đây chỉ là một phần nhỏ của sáng tạo của nghệ sĩ. Nghệ sĩ còn
hơn bức tranh của mình. Người sáng tạo không kết thúc với sự sáng tạo. Có thể
có vô số sự sáng tạo từ một người sáng tạo, vậy mà ông ấy vẫn cứ như thế thôi.
Ishavasya Upanishad nói: Khi
cái toàn thể được lấy ra từ cái toàn thể, cái còn cũng là cái toàn thể. Với điều
thiêng liêng, thậm chí có vô hạn sáng tạo, mà nó thì vẫn cứ thế, vẫn cùng là
cái toàn thể. Không có thay đổi trong trong cái vô hạn của nó, nó không trở
thành ít đi. Và sự sáng tạo này sao tuyệt vời thế, nghĩ thêm một chút đi!
Nếu có nhiều vui thú tìm thấy
được ở bên ngoài lâu đài, thì ở bên trong nó còn phải hơn thế nữa đến đâu. Nếu
ngẫu nhiên bạn nghe thấy giai điệu nào đó ngay trong tình yêu đầy đam mê và gắn
bó, thế thì hình dung tình yêu sẽ thế nào khi nó là thuần khiết toàn bộ, khi
cái không thuần khiết của đam mê và gắn bó đã rơi rụng đi, khi tất cả những cát
bụi, bẩn thỉu và ô uế đã bốc cháy trong lửa và vàng ròng còn lại. Chính ý tưởng
này sẽ làm bạn xúc động và rót đầy bạn niềm vui. Nó sẽ rót đầy bạn với lời mời
mới, một cuộc truy tìm mới sẽ nảy sinh trong bạn. Tên của cuộc truy tìm đó là
tôn giáo.
Việc tìm kiếm để biết tình yêu
trong sự thuần khiết tối thượng của nó là tôn giáo.
Và thuần khiết tối thượng của
tình yêu là điều thiêng liêng.
Câu hỏi thứ ba:
Làm sao thầy biết rằng Sahajo đã chứng ngộ?
Những phát biểu của cô ấy là đủ chăng?
Câu hỏi này có chút ít phức tạp.
Phát biểu của cô ấy bản thân
chúng không thể là bằng cớ đủ, bởi vì người ta có thể vay mượn phát biểu. Bất
kì cái gì được nói ra đều có thể là lặp phát biểu của ai đó khác. Cho nên bản
thân các phát biểu không thể là bằng cớ thích hợp, nhưng chúng có thể là bằng cớ
về sự không thích hợp. Hiểu điều này cho đúng: một bằng cớ không thích hợp có
nghĩa là từ những phát biểu này bạn có thể thu được một chỉ dẫn nhỏ - nhưng nó
sẽ chỉ là một chỉ dẫn nhỏ. Khó mà nói được chắc chắn rằng điều đó là chân lí,
nhưng từ những phát biểu này bạn có thể thu được hướng dẫn.
Khi bạn lặp phát biểu của ai đó
khác thế thì những sai lầm này khác nhất định sẽ xảy ra. Không khó để nhận ra lời
của học giả. Phát biểu của học giả có thể được nhận ra ngay lập tức bởi vì ông
ta lặp lại; bản thân ông ta chẳng biết gì. Dù ông ta có cố gắng lặp nó hoàn hảo
đến đâu đi chăng nữa cũng chẳng thành vấn đề, sai lầm này nọ nhất định sẽ xảy
ra bởi vì bên trong ông ấy đầy những lẫn lộn và điều này sẽ ảnh hưởng tới điều
ông ấy định nói. Người đang lặp lại bản thân mình đầy những sai lầm, cho nên điều
không tránh khỏi là những sai lầm nào đó sẽ bị lẫn vào. Hiểu điều đó theo cách
này: tay bạn đầy nhọ nồi và bạn đang lau ngôi nhà trắng, sáng - bạn đen và bị
dính đầy nhọ nồi và bạn đang lau ngôi nhà trắng, sáng - thế thì bạn sẽ để nhiều
dấu tay, bạn không thể nào đừng được việc đó. Có lẽ một người dốt nát sẽ không
thể nào thấy được điều đó, nhưng những người đã chứng ngộ chắc chắn sẽ thấy điều
đó.
Cho nên từ những lời nói này
chúng ta có thể thu được bằng chứng không thích hợp, một chỉ dẫn rằng có lẽ người
này đã chứng ngộ. Và khi một người nói sau khi đã chứng ngộ, có sức mạnh trong
lời nói của người ấy mà không có đó trong phát biểu của người đang nói mà chưa
hiểu biết. Nó không thể nào mạnh mẽ như thế được, không thể được, bởi vì sức mạnh
tới từ kinh nghiệm.
Tôi đã đọc về cuộc sống của vị
thánh Ki tô giáo. Ông ấy đã viết, “Tôi đang đi qua một thôn làng, và đích xác
cùng sự việc này đã xảy ra như đã xảy ra trong cuộc sống của Jesus.”
Một đêm, khi Jesus đi qua một
làng, một thanh niên bắt gặp ông ấy. Tên người này là Nicodemus. Và Nicodemus hỏi,
“Tôi phải làm gì để tôi có thể cũng đạt tới điều ông gọi là Vương quốc của Thượng
đế?”
Jesus nói, “Bỏ mọi thứ và theo
ta - theo ta.”
Vị thánh Ki tô giáo này đã viết:
“Cùng tình huống này đã xảy ra cho tôi vào một đêm. Tôi đi qua làng và một
thanh niên bắt gặp tôi. Anh ta nói, “Tôi cũng muốn kinh nghiệm điều ngài nói tới.
Xin nói cho tôi, tôi phải là gì đây?” Vị thánh Ki tô giáo đó đã viết, “Tôi nhớ
tới lời Jesus đã nói - ‘đây, theo ta’ - nhưng tôi không có đủ dũng cảm để nói
điều đó. Nhiều nhất thì tôi cũng chỉ có thể nói, “Bỏ mọi thứ và theo Jesus!”
Sẽ có rất nhiều khác biệt giữa
những lời trống rỗng và những lời nảy sinh từ kinh nghiệm. Krishna có thể nói
cho Arjuna, “Bỏ mọi tôn giáo và tới trú ẩn vào ta.” Học giả không thể nói được
điều này. Học giả sẽ nói, “Bỏ tất cả tôn giáo và tới trú ẩn vào Krishna!” Với học
giả mà nói, “tới trú ẩn vào ta,” sẽ có sợ. Nỗi sợ đầu tiên sẽ là ở chỗ người ta
có thể nghĩ đấy là phát biểu của một bản ngã lớn.
Nhưng chỉ nếu có bản ngã thì ý
tưởng về bản ngã mới có thể nảy sinh được. Ý tưởng này không nảy sinh chút nào ở
Krishna. Krishna đã không nghĩ rằng cuốn sách này, cuốn Bhagavadgita, sẽ tồn tại
nhiều thế kỉ, rằng sẽ có bằng cớ trong tay mọi người; rằng mọi người sẽ nói,
“Tay Krishan này phải là một kẻ bản ngã cực lớn khi hắn ta bảo Arjuna vứt bỏ mọi
thứ và tới trú ẩn vào hắn ta. Còn nói gì được đây! Đây là phát biểu của một bản
ngã lớn.”
Khi Phật đã trải qua chứng ngộ
ông ấy nói, “Điều ta đã thấy hiếm khi mọi người thấy - một người trong cả triệu
người mới thấy nó. Cái gì đó không dễ dàng xảy ra đã xảy ra cho ta - ta đã đạt
tới phật tính đúng đắn.” Với độc giả điều đó sẽ dường như là một phát biểu nảy
sinh từ bản ngã lớn. Người có tri thức có nói điều gì giống thế này không? Cái
gọi là người hiểu biết sẽ nói, “Chúng tôi khiêm nhường, chúng tôi giống như cát
bụi dưới chân ông ấy.” Nhưng nhớ lấy, những người mà từ họ những phát biểu này
được nêu ra, không có bản ngã. Bản ngã không còn đó cho nên không có ai còn để
có thể bận tâm về điều đó.
Có khác biệt giữa phát biểu của
một học giả và của một người đã chứng ngộ. Phát biểu của học giả là phát biểu
vay mượn, không dũng cảm, không táo bạo, không sức mạnh trong đó. Và trong phát
biểu của học giả có hương vị của kinh sách. Phát biểu của người đã chứng ngộ là
luồng chảy tự phát bắt nguồn trực tiếp từ gốc, tươi tắn và mới mẻ. Lời được
phát sinh ra ngay trong khoảnh khắc đó. Chúng còn chưa có trong chợ, chúng còn
chưa bị bất kì bàn tay nào chạm vào. Chẳng lẽ bạn không thể nhận ra được khác
biệt giữa tờ bạc vừa mới ra khỏi ngân hàng và tờ bạc đã trong lưu chuyển hay
sao? Có khó để nhận ra điều đó không? - không, vì bạn đã quen thuộc với tờ bạc.
Cho nên khi bạn tỉnh dậy bạn cũng sẽ nhận ra phát biểu của những người đã thức
tỉnh.
Những phát biểu này của Sahajo
là vừa mới ra từ kho bạc - chúng tươi tắn, đơn giản và trực tiếp. Sahajo không
phải là học giả chút nào, mà cũng không phải là nhà thơ. Những phát biểu này là
trực tiếp, không có sự ồn ào nào lớn cả. Cô ấy nói những điều này một cách rõ
ràng và trúng vấn đề, chẳng có gì che giấu cả. Và chúng được nói theo cách
không ai đã từng nói trước đây, cho nên không có khả năng chúng được vay mượn.
Bất kì khi nào điều thiêng
liêng hạ xuống ai đó, mỗi lần nó hạ xuống đều theo một cách thức mới; Thượng đế
không thích lặp lại chút nào. Mỗi một phát biểu của Sahajo đều hoàn toàn duy nhất:
chúng chưa bao giờ có trước đây, chúng sẽ chẳng bao giờ xảy ra lần nữa. Cho nên
tôi gọi điều này là một bằng cớ không thích hợp. Với điều này chẳng có gì trở
thành chắc chắn cả, chỉ có điều này là rõ ràng: rằng có một khả năng. Đấy là một
chỉ dẫn.
Thế thì làm sao tôi có thể nói
rằng Sahajo đã tự chứng ngộ? Để biết điều đó bạn sẽ phải đọc khoảng cách trống
rỗng giữa các từ, bạn phải đọc khoảng cách trống rỗng giữa các dòng. Từ bản
thân các dòng bạn sẽ tìm thấy bằng cớ không thích hợp, và từ khoảng cách trống
rỗng bạn sẽ tìm thấy bằng cớ thích hợp. Nhưng bạn sẽ có khả năng đọc khoảng
cách trống rỗng trong các lời của Sahajo chỉ khi bạn có thể đọc khoảng cách trống
rỗng trong bản thân mình. Cho nên như tôi đã nói, vấn đề có chút ít khó khăn.
Nó sẽ không giải được bằng việc trả lời của tôi, nó sẽ giải được chỉ khi câu trả
lời tới trong cuộc sống của bạn.
Có nhiều loại câu hỏi. Một loại
câu hỏi mà nếu tôi trả lời nó, nó được giải quyết. Loại câu hỏi khác là được giải
quyết chỉ khi bạn mở rộng và trưởng thành. Khi một em bé hỏi, “Dục là gì?”, nó
có thể hỏi bởi vì nó có thể đã đọc một cuốn sách trong đó từ ‘dục’ được viết ra
- cho nên nó hỏi, “Dục là gì?” Làm sao bạn giải thích điều đó cho nó được? Bạn
sẽ nói gì với nó? Dục còn chưa xảy ra trong cuộc sống của nó. Sương mù dục còn
chưa lan toả trong tâm trí nó. Nó đơn giản chưa có ý tưởng mờ nhạt nhất về dục
là gì. Bất kì điều gì bạn nói vào lúc này đều đơn giản trôi qua đầu nó. Thế đấy,
khi nó đến tuổi dục nảy sinh, thế thì nếu bạn nói điều gì đó, điều ấy sẽ bắt
neo vào đâu đó. Thế thì sẽ có mối nối nào đó, hài hoà nào đó, truyền cảm nào đó
giữa hiểu biết của nó và phát biểu của bạn.
Sahajo là tự chứng ngộ. Bạn sẽ
có thể biết được điều này chỉ khi bạn trở thành tự chứng ngộ. Một người tự chứng
ngộ sẽ ngay lập tức nhận ra liệu người khác có là tự chứng ngộ hay không. Không
có khó khăn gì trong đó cả. Bởi điều này, chẳng cần phải làm gì cả. Hiểu biết
này không đến từ nỗ lực. Sự thừa nhận này đơn giản xảy ra; có những bằng cớ tự
phát và sự thừa nhận này xảy ra.
Hiểu điều đó như thế này: bạn
được gửi tới một nước lạ nơi chẳng ai hiểu ngôn ngữ của bạn, nơi mọi người đều
nói thứ tiếng khác. Bạn có một mình; bạn nói tiếng mình nhưng chẳng ai hiểu cả,
chẳng ai nghe - và bỗng nhiên bạn gặp một người hiểu ngôn ngữ của bạn. Liệu bạn
có phải mất thời gian để nhận ra người kia không? Chỉ một lời thốt ra và thế là
sự thừa nhận đã xảy ra rằng người kia đang nói cùng một ngôn ngữ.
Khi gặp gỡ xảy ra giữa hai người
tự chứng ngộ, ngay cả ở khoảng cách hàng nghìn năm, họ vẫn nói cùng một ngôn ngữ.
Sahajo và Jesus, Phật và Mahavira, Zarathustra và Lão Tử, họ nói các thứ tiếng
khác nhau - cái mà bạn gọi là ngôn ngữ ấy. Lão Tử nói tiếngTrung quốc, Jesus
nói tiếng Aramaic, Krishna nói tiếng Phạn, Mahavira nói tiếng Prakrit, Phật nói
tiếng Pali, Sahajo nói tiếng Hindu. Mọi người nói các thứ tiếng khác nhau - cái
mà bạn gọi là ngôn ngữ ấy. Nhưng có một ngôn ngữ của người tự chứng ngộ mà tất
cả họ đều nói, không có một khác biệt dù nhỏ nhặt nhất trong đó. Họ sẽ lập tức
nhận ra người kia. Nếu bạn nhốt họ trong một phòng họ lập tức sẽ nhận ra nhau.
Họ sẽ nhận ra nhau qua cử chỉ, qua ánh mắt, qua cách ngồi và đứng của nhau, qua
hương vị cuộc sống của họ, qua ánh sáng bao quanh họ bởi vì bản thân họ là một.
Điều này cũng có thể được nhận
ra thậm chí với khoảng cách hàng nghìn năm; nó không khác biệt. Nhưng đó là lí
do tại sao tôi nói điều đó là khó, câu hỏi của bạn sẽ không thể giải được bằng
câu trả lời của tôi. Cái ngày bạn tỉnh dậy bạn sẽ phát hiện ra rằng bạn đã nhận
ra tất cả những người đã chứng ngộ. Người đang ngủ không thể nào nhận ra ai thức
tỉnh. Tại đây chúng ta có biết bao nhiêu người đang ngồi cùng nhau. Nếu tất cả
chúng ta đều ngủ và một người tỉnh dậy, người tỉnh sẽ nhận ra rằng người ngủ là
đang ngủ; người ấy cũng sẽ nhận ra rằng mình đã tỉnh. Chẳng người ngủ nào biết
rằng họ đang ngủ mà họ cũng chẳng biết ai đó đã tỉnh. Thế thì nếu ai đó khác tỉnh
dậy, cả hai người thức tỉnh sẽ nhận ra lẫn nhau ngay lập tức, và cả hai cũng sẽ
biết rằng tất cả những người khác đều đang ngủ. Liệu có khó khăn gì trong đó
không? Việc thức tỉnh khỏi giấc ngủ của cuộc sống là như nhau - hai người thức
tỉnh bao giờ cũng nhận ra nhau.
Tôi thậm chí còn không nói tới
tên của người chưa thức tỉnh. Nếu tôi đã đồng ý nói về phát biểu của Sahajo,
thì đây là lí do tại sao. Chẳng có gì đặc biệt về thơ ca của Sahajo cả. Nếu tôi
muốn nói về thơ ca, đã có sẵn nhiều nhà thơ vĩ đại rồi. Sahajo không tạo ra triết
lí gì lớn lao cả. Nếu tôi muốn nói về các nhà triết học, còn có các triết gia lớn.
Sahajo là một người bình thường, không giáo dục, chẳng là thi sĩ cũng chẳng học
giả; một người đàn bà rất bình thường, thật thà. Nhưng cô ấy là người đã thức tỉnh.
Chỉ có sự thức tỉnh của cô ấy là có giá trị, mọi thứ khác đều chẳng đáng giá một
xu. Dù bạn có là một học giả vĩ đại đến đâu, nếu bạn đang ngủ, bạn vô dụng. Và
thậm chí nếu bạn không biết gì nhưng bạn thức tỉnh, thế thì tất cả hiểu biết đã
xảy ra.
Cho nên tôi chắc chắn nhận ra rằng
Sahajo đã tự chứng ngộ, bằng không tôi đã chẳng nói đến tên cô ấy. Tại sao phải
nói về người đang ngủ? Và cũng vô nghĩa mà đi nói về người ngủ này cho người ngủ
khác. Bạn đã biết người ngủ rất kĩ. Tôi phải nói về người thức tỉnh để cho bạn
cũng có thể trở nên quan tâm, để cho khao khát thức tỉnh có thể nảy sinh trong
bạn. Có lẽ chuông báo thức đã điểm trong bạn và bạn có thể trở mình, bạn có thể
động đậy một chút và đổi bên trong giấc ngủ của mình.
Câu hỏi thứ tư:
Có vấn đề khác biệt cho đàn ông và đàn bà
không? Có khác biệt gì trong cách họ hỏi không?
Chắc chắn là có đấy! Nhất định
là có bởi vì câu hỏi nảy sinh từ bên trong bạn. Câu hỏi của bạn mang thông tin
về bạn. Câu hỏi là câu hỏi của bạn. Nó là bạn, người đã cho nó hình dạng, kiểu
dáng. Đàn bà chắc chắn hỏi theo một cách và đàn ông hỏi theo cách khác.
Điều đầu tiên trong quan sát của
tôi là ở chỗ đàn bà không hỏi - đấy là cách thức của họ. Họ hiếm khi hỏi. Họ cố
gắng hiểu nhiều và hỏi ít. Đàn ông cố gắng hỏi nhiều và hiểu ít. Bởi vì họ hỏi
nhiều nên một ảo tưởng được tạo ra là họ phải hiểu biết nhiều. Bởi vì đàn bà hỏi
ít nên một ảo tưởng được tạo ra rằng họ có thể không hiểu chút nào: “Sao họ
không hỏi?” Nhưng trong thực tế đấy là điều đối lập.
Đàn ông tới tôi với một mạng lớn
các câu hỏi. Thường đàn ông tới và nói với tôi... khi tôi hỏi họ, “Bạn có điều
gì cần hỏi không?” họ nói, “Có nhiều thứ cần hỏi lắm, chúng tôi không biết bắt
đầu từ đâu. Chúng tôi muốn hỏi nhưng chúng tôi nên hỏi như thế nào, chúng tôi
nên bắt đầu từ đâu? Chúng tôi không thể nào hiểu được nó.” Khi tôi hỏi đàn bà,
“Bạn có điều gì cần hỏi không?”, họ nói, “Không, chúng tôi chẳng có gì để hỏi cả.
Không có gì để hỏi. Chúng tôi tới cốt để ngồi bên cạnh thầy, vì buổi darshan của
thầy.”
Người đàn ông này không thể hỏi
được. Lí do là ở chỗ có quá nhiều câu hỏi trong anh ta, và bởi vì đám đông câu
hỏi này mà anh ta không thể nào hỏi được. Đàn bà cũng không hỏi, nhưng không phải
vì có đám đông câu hỏi mà bởi vì chẳng có gì để hỏi cả.
Khi đàn ông tới và ngồi cạnh
tôi, tôi có thể thấy đám đông trong đầu họ - một đám hỗn độn những ý nghĩ. Nếu
cái đầu của đàn ông mà được mở ra, một nhà thương điên chắc sẽ ló ra và tất cả
người điên sẽ chạy mất. Các ý nghĩ sẽ rải rác đây đó dường như ma đã thoát khỏi
nhà tù. Thậm chí nếu đàn ông có lắng nghe, họ nghe bằng cái đầu mình. Bất kì một
tiếp xúc nào với chúng đều thông qua đầu họ. Và chừng nào mà đầu họ còn chưa bị
chặt đi, không mối quan hệ nào xảy ra với trái tim họ.
Khi đàn bà tới không có mấy ồn
ào trong đầu cô ấy. Trong trái tim cô ấy có sự hồi hộp, xúc động - đàn bà thường
tràn ngập tình cảm. Họ nghe ít và uống nhiều. Mắt họ tích cực hơn, ý nghĩ của họ
ít tích cực.
Tôi có kinh nghiệm này - rằng nếu
đàn ông yêu tôi họ nói với tôi, “Chúng tôi yêu ý tưởng của thầy cho nên chúng
tôi yêu thầy.” Nếu đàn bà yêu tôi họ nói, “Chúng tôi yêu thầy cho nên chúng tôi
yêu cả ý tưởng của thầy nữa.” Đây là khác biệt - và đó là khác biệt lớn lao.
Đàn ông nói, “Các ý tưởng của thầy thân thiết với chúng tôi cho nên chúng tôi
yêu thầy” - ý tưởng là thứ nhất, yêu thứ hai. Đàn bà nói, “Chúng tôi yêu thầy
cho nên các ý tưởng của thầy cũng dường như là đúng” - yêu là thứ nhất, ý tưởng
là thứ hai.
Nhân cách của họ là khác nhau,
phân biệt lẫn nhau. Đó là lí do tại sao đàn bà không tạo ra bất kì kinh sách vĩ
đại nào mà họ cũng chẳng tạo ra triết lí vĩ đại nào. Đàn ông đã tạo ra kinh
sách lớn lao, họ đã tạo ra các giáo phái lớn, các triết lí lớn. Nhưng dường như
là đàn bà đã sống hạnh phúc hơn đàn ông. Bây giờ thậm chí các nhà tâm lí cũng
chấp nhận sự kiện này.
Bạn có thể ngạc nhiên mà biết rằng
trong nhà thương điên có nhiều đàn ông hơn và ít đàn bà hơn. Trong nhà tù có
nhiều đàn ông hơn và số đàn bà gần như bằng không. Đàn ông chết vì bệnh tâm thần
dễ dàng hơn, đàn bà không dễ dàng đến thế. Đàn bà thường không tự tử như đàn
ông. Mặc dầu nhiều lần đàn bà có thể nói họ định tự tử, nhưng họ không làm điều
đó. Đàn bà thường nói, “Tôi sẽ tự tử!” Đôi khi cô ấy thậm chí có thể uống thuốc
nhưng chỉ trong những liều đã tính toán - cô ấy vẫn khoẻ vào buổi sáng. Họ
không thực sự muốn chết. Thậm chí nếu cô ấy có nói về việc chết đấy cũng là vì
khát khao sống sâu sắc nào đó - bởi vì cuộc sống không như cách cô ấy trông đợi
nó phải thế cho nên cô ấy mới sẵn sàng chết. Nhưng cô ấy không thực sự muốn chết.
Đàn bà bắt rễ rất sâu trong sống.
Đàn ông sẵn sàng chết ngay lập
tức vì bất kì điều nhỏ nhặt nào. Và khi đàn ông làm điều gì đó anh ta làm với
thành công đầy đủ - anh ta đơn giản chết đi! Anh ta không nỗ lực nửa vời, tính
toán của anh ta là đầy đủ và khoa học. Anh ta thu xếp nó sao cho anh ta không
thất bại. Nếu đàn bà nói về việc chết đừng chú ý nhiều lắm đến điều đó, chẳng
có gì phải lo nghĩ về điều đó cả. Khi đàn ông nói về việc chết bạn phải nghĩ một
chút. Thường việc xảy ra là đàn ông đơn giản tự giết mình mà thậm chí chẳng nói
gì về điều đó cả. Đàn bà sẽ cứ nói mãi về chết mà vẫn cứ sẽ sống.
Đàn bà mắc bệnh thể chất ít hơn
đàn ông. Đấy là bởi vì nếu tâm trí bạn có chút ít an bình và lành mạnh, thế thì
thân thể cũng trở nên lành mạnh và an bình. Đàn bà sống lâu hơn đàn ông, trung
bình lâu hơn từ năm đến bẩy năm. Nếu đàn ông sống được bẩy mươi năm đàn bà sẽ sống
bẩy mươi nhăm năm. Đó là lí do tại sao tôi nói rằng chúng ta nên tổ chức hệ thống
hôn nhất khác đi. Chúng ta vẫn nói rằng trong hôn nhân đàn ông nên hơn đàn bà
ba đến bốn tuổi. Điều này hoàn toàn sai. Con gái nên già hơn con trai, hơn bốn
đến năm tuổi; thế cả hai sẽ chết quãng gần nhau. Ngược thế giới sẽ toàn bà goá.
Như chính bạn cũng thấy đàn ông goá ít mà nhiều đàn bà goá. Ở Ấn Độ bạn thấy bà
goá khắp nơi, ngồi đầy trong đền thờ... Lí do là ở chỗ họ sống lâu hơn đàn ông
bẩy năm. Sẽ thích hợp hơn nếu con gái già hơn quãng năm bẩy tuổi: thế cả hai sẽ
chết quãng gần như nhau, sai khác vài tháng. Cuộc sống sẽ tốt hơn.
Nhưng chính cái hão huyền của
đàn ông là anh ta muốn già hơn trong hôn nhân, để cho anh ta có thể cảm thấy
cao hơn. Anh ta muốn cao hơn trong mọi thứ; ngay cả về tuổi tác anh ta cũng phải
cao hơn - mặc dầu anh ta không thể cao hơn bất kì cái gì là độ tuổi của anh ta.
Bất kì khi nào anh ta yêu một người đàn bà anh ta cũng bắt đầu đi tìm mẹ mình
trong người đàn bà đó. Anh ta không trưởng thành. Ngay cả một bé gái nhỏ nhất
cũng trưởng thành vì trò chơi đầu tiên mà bé gái chơi là trò mẹ con, không kém.
Nó mặc quần áo cho con búp bê nhỏ, nó chơi vào lúc trở thành người mẹ. Ngay cả
em gái nhỏ nhất cũng là một người mẹ và ngay cả ông già nhất cũng là một đứa trẻ.
Đàn ông là trẻ con.
Nhưng bản ngã, cái lòng tự kiêu
ấy! - anh ta phải cao hơn trong mọi thứ. Nếu cô dâu cao hơn anh ta chú rể cảm
thấy buồn rầu. Anh ta rất không thoải mái; đàn ông phải cao hơn đàn bà. Anh ta
phải lớn hơn trong mọi thứ. Một phức cảm thấp kém đang vận hành đâu đó bên
trong đàn ông. Và các nhà tâm lí nói rằng phức cảm thấp kém đó là do đàn bà có
khả năng cho sinh thành cuộc sống còn đàn ông không có khả năng làm cùng điều
đó. Đây là phức cảm thấp kém: đàn bà có thể cho sinh thành ra trẻ con, cô ấy có
thể cho sinh thành ra cuộc sống. Sự tồn tại dùng cô ấy trực tiếp, cô ấy là một
phương tiện trực tiếp. Đàn ông dường như là ngẫu nhiên.
Có thể thay thế đàn ông: chỉ cần
một mũi tiêm cũng có thể đủ hoàn thành công việc, đàn ông là rất không cần thiết.
Nhưng người mẹ không thể tránh được bởi vì người mẹ sẽ cho sinh thành từ bên
trong thân thể mình. Máu cô ấy, tuỷ cô ấy, xương cô ấy sẽ tạo ra cuộc sống mới,
sẽ cho sinh thành cuộc sống mới. Đàn bà dường như rất hài lòng, và khi họ trở
thành mẹ, thậm chí một sự mãn nguyện lớn bao quanh họ, bởi vì theo một nghĩa
nào đó, họ đã trở thành phương tiện cho điều thiêng liêng.
Các nhà tư tưởng khoa học nói rằng
đàn ông chạy theo nhiều thứ chỉ để bù cho sự thiếu thốn này bên trong mình. Đàn
bà không phải sáng tạo ra tranh vẽ, họ không cần phải tạo ra tượng, làm thơ, họ
không cần phải viết chuyện, tiểu thuyết, phim ảnh, họ không cần phải đi tên lửa
lên mặt trăng. Họ không phải làm bất kì cái gì bởi vì sự tồn tại đã cho họ một
sức sáng tạo lớn lao đến mức nó cho họ đủ mãn nguyện - nhu cầu của họ để sáng tạo
cái gì đó đã được thoả mãn. Nhưng đàn ông phải tạo ra hàng nghìn thứ. Điều mà
đàn ông đang nói là, “Không phải lo nghĩ - nếu chúng ta không thể cho sinh
thành ra trẻ con, thế chúng ta sẽ tạo ra tượng. Chúng ta sẽ tạo ra đủ thứ, chúng
ta sẽ làm thơ.” Nhưng dù một bài thơ có thể hay đến đâu đi chăng nữa nó vẫn chẳng
thể nào hay hơn bài thơ trong đôi mắt trẻ thơ. Và bức tượng đá cẩm thạch có thể
đẹp đến đâu đi chăng nữa nó cũng chẳng bao giờ bằng một đứa trẻ sống. Đàn ông
có thể lên tới mặt trăng hay sao Hoả nhưng đàn ông vẫn chẳng bao giờ kinh nghiệm
được tình mẫu tử.
Mãn nguyện có thể tới trong cuộc
sống của đàn ông chỉ khi anh ta cho sinh thành ra bản thân mình, từ bên trong bản
thân mình - giống như Phật, Krishna, Mahavira. Cho nên chúng ta đã gọi người tự
chứng ngộ là dwij, ‘được sinh ra hai lần’. Họ đã cho sinh thành ra bản thân
mình, đấy là tái sinh. Một lần sinh thành đã xảy ra qua mẹ và bố và lần sinh
thành thứ hai là khi họ cho việc sinh thành ra bản thân mình qua thiền của họ,
qua chứng ngộ của họ. Thế họ được tái sinh. Bạn sẽ thấy rằng duy nhất vị phật
có thể an bình như đàn bà: bạn sẽ thấy nữ tính trong tượng của Phật. Cùng những
đường nét tròn trĩnh đã có trong cuộc sống của Phật mà chính là trong cuộc sống
của đàn bà, cùng mãn nguyện, cùng sự biết ơn, sự hoàn thành.
Chắc chắn, con đường của đàn bà
và con đường của đàn ông là khác nhau. Nếu chúng ta có thể hiểu những con đường
này một cách đúng đắn mọi thứ trở thành rất dễ dàng, cuộc hành trình trở thành
dễ dàng. Việc lang thang và vướng víu không cần thiết có thể tránh được.
Ngay chỗ đầu tiên đàn bà không
hỏi - và nếu đôi khi cô ấy có hỏi, thế thì câu hỏi của cô ấy bao giờ cũng thực
dụng, không siêu hình.
Có một câu hỏi nữa trong ngữ cảnh
này
Hôm qua, sau bài nói của thầy,
tôi đã yêu cầu nhiều nữ sannyasin viết câu hỏi về Sahajo, nhưng tất cả họ đều
chỉ mỉm cười. Họ thậm chí chẳng nói có! Tại sao đàn bà không quan tâm tới việc
hỏi thậm chí về một đàn bà đã chứng ngộ?
Chính tính tò mò của đàn ông là
hỏi, là biết. Tính tò mò để hiện hữu, để sống, là tính tò mò của đàn bà.
Bạn có thể thấy khác biệt ngay
cả trong trẻ nhỏ. Nếu con gái đang chơi thế thì trò chơi của chúng sẽ mang tính
sáng tạo, chúng sẽ tạo ra cái gì đó. Cách thức của con trai sẽ là phá huỷ;
trong trò chơi, chúng sẽ phá vỡ cái gì đó. Nếu bạn cho đứa con trai một chiếc ô
tô đồ chơi chẳng mấy chốc nó sẽ đập chiếc xe đó ra để xem cái gì ở bên trong -
tính tò mò để biết, để hỏi, để thấy cách nó được làm ra như thế nào. Nếu nó được
cho chiếc đồng hồ đeo tay nó sẽ mở đồng hồ ra. Bạn sẽ nói rằng nó phá mọi thứ,
nhưng cậu chàng đáng thương đó chỉ làm việc điều tra khoa học thôi! Nó đang xem
cái vật ấy vận hành ra sao. Một con kiến đang bò - nó sẽ chà nát bằng ngón tay
cái. Nó không bạo hành, nó không có ý định bạo hành. Con kiến chẳng làm hại gì
nó, nó chỉ thử xem cái gì bên trong con kiến và cái gì làm cho con kiến bò đi
được.
Đàn ông tò mò. Anh ta muốn biết,
anh ta muốn tìm kiếm mọi nơi. Bất kì đâu có tấm màn che giấu cái gì đó anh ta đều
muốn mở nó ra để xem cái gì bên trong đó. Tò mò của đàn bà là khác. Tò mò của
cô ấy không phải là về việc biết, nó là về việc sống. Nó là tính tò mò rất thực
chứng. Đàn bà sẽ chỉ hỏi ở mức cái gì tuyệt đối bản chất cho cuộc sống của cô ấy.
Đàn bà không tới và hỏi tôi liệu
Thượng đế có tồn tại hay không, liệu cõi trời và địa ngục có tồn tại hay không
hay ai đã tạo ra vũ trụ này. Đấy toàn là câu hỏi của đàn ông. Đôi khi một đàn
bà, nếu cô ấy có hỏi điều gì, hỏi, “Khi nào có sự không bằng lòng trong tâm
trí, làm sao đem mãn nguyện tới?” “Khi cơn giận kéo tới, làm sao tôi tìm được
an bình?” “Cuộc sống của tôi trôi qua vô dụng, làm sao đem ý nghĩa cho nó?”
“Làm sao đem lời cầu nguyện và tôn thờ vào trong cuộc sống?” Các câu hỏi của cô
ấy đều thực dụng - và tôi cũng đồng ý rằng thực dụng là trí huệ hơn về lâu dài,
nó thông minh hơn. Bạn sẽ thu được cái gì bằng việc biết ai đã tạo ra thế giới
này, vào ngày nào, vào ngày nào nó được tạo ra và tại sao nó được tạo ra? Bạn sẽ
thu được gì với việc biết tất cả những điều này?
Đêm hôm qua tôi mới đọc cuốn tiểu
sử của một giáo sĩ Do Thái. Bất kì khi nào ông ấy nói, mỗi lần một người đàn
ông đứng dậy và nêu câu hỏi. Giáo sĩ phát ngán, mệt mỏi với anh chàng này! Anh
ta là một anh chàng bướng bỉnh và anh ta sẽ hỏi đủ mọi loại câu hỏi kì lạ. Một
hôm giáo sĩ nói, “Thượng đế đã tạo ra thế giới này.” Anh chàng đó liền đứng dậy
và hỏi, “Khi nào ngài tạo ra thế giới này ạ? Tại sao ngài không tạo ra nó trước
đây?”
Câu hỏi này tuyệt đối đúng,
nhưng trước khi giáo sĩ có thể nói điều gì người hỏi lại hỏi, “Và nếu ông không
biết tại sao ngài đã không tạo ra nó trước đây, thế thì nói cho chúng tôi biết
ngài đang làm gì từ khi ngài tạo ra thế giới này?" Tất cả các câu hỏi đều
có liên quan, bởi vì nếu bạn chấp nhận điều người Ki tô giáo nói - rằng bốn
ngàn linh bốn năm trước, vào hôm thứ hai, Thượng đế đã bắt đầu sáng tạo, và
ngài đã kết thúc công trình vào hôm thứ bẩy - thế thì ngài đã làm gì trước bốn
nghìn linh bốn năm trước đây? Ngài chỉ ngồi không thôi sao, không làm gì nữa cả
thôi sao? Ngài có mệt mỏi vì điều đó không? Ngài có phát điên không? Ngài phải
làm cái này cái nọ chứ. Ngay cả nếu một người đang ngồi, thảnh thơi, anh ta vẫn
đang làm điều gì đó - anh ta đọc báo, anh ta vặn đài. Nhưng với Thượng đế thậm
chí radio cũng chẳng có. Thế thì ngài làm gì vậy?
“Cho nên,” người này nói, “ông
có thể không biết, bởi vì tất cả những điều này xảy ra quá lâu rồi. Nhưng ngài
vẫn đang làm cái gì suốt từ đó cho tới nay? Thế giới đã được tạo ra trong sáu
ngày, ngài nghỉ vào ngày thứ bẩy, và rồi ...?”
Giáo sĩ nói, “Bây giờ ngài đang
bận đếm những người giống như anh đang hỏi những câu hỏi ngu xuẩn vậy, và ngài
đang quyết định phải trao cho họ những trừng phạt gì!”
Có những câu hỏi vô nghĩa,
nhưng dù chúng có thể là vô nghĩa, chúng vẫn dường như có nghĩa với đàn ông. Và
có những câu hỏi có nghĩa: dù chúng có vẻ tầm thường, dù chúng có vẻ thông thường
với đàn ông, vẫn có những huy hoàng vĩ đại trong chúng. Cuối cùng, tò mò vẫn
chưa đủ. Cần có cả việc truy tìm nữa. Chẳng có gì xảy ra chỉ bởi việc biết về
nó, cái gì đó xảy ra chỉ bởi việc sống nó. Cuộc sống phải được biến đổi. Người
ta phải trở thành mới mẻ, tràn đầy ánh sáng. Người ta phải thắp sáng cây nến
chưa sáng. Đó là lí do tại sao câu hỏi này không quan trọng mấy. Chỉ một câu hỏi
là quan trọng thôi: làm sao cây nến nội tâm bên trong có thể được thắp sáng? Mắt
tôi nhắm, làm sao tôi có thể mở chúng ra được? Giấc ngủ tôi đang say, làm sao
tôi phá vỡ nó được? Làm sao tôi có thể trở thành ánh sáng chiếu lên bản thân
tôi?
Có khác biệt giữa những câu hỏi
của đàn ông và đàn bà. Nhưng tôi nói với bạn rằng khi đàn ông thực sự tham dự
vào việc làm biến đổi cuộc sống mình, câu hỏi của anh ta cũng trở thành thực tế
như câu hỏi của đàn bà. Và đôi khi một số đàn bà cũng trở nên bị tiêm nhiễm bệnh
tật của đàn ông và bắt đầu hỏi những câu hỏi giống như đàn ông.
Nhấn mạnh của tôi là vào thực
hành. Chỉ hỏi cái gì đó mà qua nó cuộc sống của bạn sẽ được biến đổi - chỉ câu
hỏi mà có thể làm thay đổi cuộc sống của bạn mới là có nghĩa.
Câu hỏi cuối cùng:
Vì Phật đã cho phép đàn bà có trong tâm xã
của ông ấy, nên tôn giáo của Phật kéo dài ở Ấn Độ chỉ năm trăm năm thay vì năm
nghìn năm. Thầy cũng cho phép đàn bà tự do vào tâm xã của thầy. Xin Thầy nói
cho chúng tôi tôn giáo của thầy sẽ kéo dài được bao lâu?
Băn khoăn về tương lai là một
phần của dốt nát: cái gì sẽ xảy ra ngày mai là băn khoăn của ngày mai.
Chuyện kể rằng Phật đã băn
khoăn về điều đó, nhưng rất khó nói liệu câu chuyện này có đúng hay không. Tôi
cũng đã nói cho các bạn nhiều lần rằng Phật đã nói, “Bây giờ tôn giáo của ta sẽ
chỉ kéo dài năm trăm năm bởi vì đàn bà đã được phép tham dự vào.” Nó có thể ngụ
ý chỉ một điều - nó có thể chưa bao giờ ngụ ý rằng Phật lo nghĩ về tương lai.
Liệu tôn giáo sẽ kéo dài năm trăm năm hay năm nghìn năm hay năm mươi nghìn năm,
làm sao điều này làm Phật băn khoăn được? Cho nên lí do của ông ấy để nói điều
này phải là một cái gì đó khác.
Và ý định đó là... Phong cách sống
do Phật đưa ra chỉ yếu đã được xây dựng cho đàn ông. Phong cách sống do
Mahavira đưa ra cũng chủ yếu được xây dựng cho đàn ông. Cả hai con đường đều là
của ý chí, không phải của buông xuôi. Chúng đều là con đường của quyết tâm và nỗ
lực, không phải là con đường mà qua đó bạn sẽ nhận được ân huệ từ điều thiêng
liêng như một món quà. Không có chỗ cho điều thiêng liêng trong từng con đường
này. Không có khả năng cho cầu nguyện và tôn thờ trong cả hai con đường đó. Cả
hai con đường đều là con đường của thiền. Con đường của thiền không thích hợp
cho đàn bà: chính con đường của nguyện và yêu mới phù hợp với đàn bà. Và cả hai
con đường do Mahavira và Phật xây dựng đều là những con đường của thiền.
Về sau đàn bà cũng trở nên quan
tâm và nói, “Xin khai tâm cho cả chúng tôi nữa!” Cho nên Phật phải trở nên lo
nghĩ. Lo nghĩ của ông ấy chắc không phải là về tôn giáo sẽ kéo dài được bao
nhiêu ngày. Mà cho dù ông ấy có nói điều đó, đấy cũng chỉ là phía cụ thể của
phát biểu này, đấy không phải là nghĩa thực tại của Phật. Nhưng vấn đề đối với
Phật là ở chỗ con đường của ông ấy là con đường của thiền, cho nên nếu đàn bà
cũng được chấp nhận thế thì sẽ chỉ có hai khả năng - hoặc là đàn bà sẽ thay đổi
con đường này thành con đường của cầu nguyện, hoặc con đường của thiền sẽ thay
đổi đàn bà và làm họ thành giống đàn ông. Con đường thứ hai gần như không thể
được. Chỉ con đường thứ nhất mới có thể: khi đàn bà tới họ sẽ thay đổi con đường
của thiền thành con đường của cầu nguyện. Và con đường này không phải là con đường
của cầu nguyện, nó sẽ bị bóp méo.
Đó là lí do tại sao Mahavira
đơn giản tuyên bố rằng không thể có giải thoát dưới dạng thân thể của đàn bà.
Toàn bộ ý nghĩa là... Bởi vì điều đó không thể nào có nghĩa rằng Mahavira nói rằng
đàn bà không thể chứng ngộ được. Điều đó sẽ là một phát biểu rất vô nghĩa.
Không có khả năng nào cho điều vô nghĩa như thế từ một con người như Mahavira.
Và bản thân Mahavira cứ nói đi nói lại mãi, “Linh hồn không nữ không nam.” Hình
dạng chỉ là thân thể, và thân thể có liên quan gì tới giải thoát? Thân thể đàn
ông sẽ ở đây, thân thể đàn bà sẽ ở đây. Sẽ giống như là việc nói rằng không thể
có giải thoát khi mặc quần áo đàn bà, chỉ khi bạn mặc quần áo đàn ông bạn mới
có thể được giải thoát.
Mahavira biết rằng thân thể chỉ
như là quần áo thôi. Thế thì tại sao ông ấy nói điều này? Có lí do cho nó. Con
đường của Mahavira cũng là con đường của thiền. Mahavira đang nói, “Với thân thể
đàn bà sẽ không có mối nối nào với con đường của tôi. Cho nên nếu đàn bà muốn
trở nên được giải thoát qua con đường của tôi, cô ấy sẽ phải được giải thoát bằng
việc trở thành giống như đàn ông.” Đó là ý nghĩa cho nó. Ông ấy nói, “Nếu cô ấy
trở thành giống như đàn ông chỉ thế thì cô ấy mới có thể được giải thoát.”
Đàn bà không thể được giải
thoát qua con đường của thiền; nó không thích hợp cho cô ấy. Cô ấy có thể được
giải thoát chỉ qua con đường của yêu. Khi trái tim cô ấy tràn ngập với lòng biết
ơn, chỉ thế thì cô ấy mới trở nên cực lạc và nhảy múa. Chỉ thế thì trạng thái
samadhi mới hạ xuống cô ấy. Đoá hoa sen của trái tim cô ấy nở ra chỉ qua nhảy
múa và kirtan, bài ca sùng kính và tôn thờ và cầu nguyện. Cho nên điều Mahavira
và Phật đang nói thực sự khi họ nói “tôn giáo của tôi” là ở chỗ con đường thiền
là một con đường mà đàn bà không thể được giải thoát qua đó. Và đàn bà là một
hiện tượng lớn lao - cô ấy có thể thay đổi bất kì con đường nào!
Điều này đã xảy ra. Hôm nay, nếu
bạn đi vào đền thờ Jaina, bạn sẽ thấy người Jaina cầu nguyện và tôn thờ
Mahavira. Mahavira chẳng liên quan gì tới cầu nguyện và tôn thờ cả, còn người
Jaina bây giờ cầu nguyện và tôn thờ! Đàn bà đã gây ra thay đổi này bởi vì đàn
bà bắt đầu cầu nguyện và tôn thờ. Họ chỉ có thể yêu Mahavira. Và khi họ yêu họ
thích nhảy múa trước Mahavira và tôn thờ ông ấy. Dần dần họ đã thay đổi con đường.
Bây giờ có khó khăn lớn. Nếu bạn nhảy múa trong đền thờ Krishna điều đó là chấp
nhận được vì nhảy múa là nhất quán với Krishna, con đường của ông ấy là nhảy
múa. Khi bạn nhảy múa trong đền của Mahavira bạn đi lạc lối. Điều này cũng giống
như vào đền của Krishna và thực hành khổ hạnh. Kĩ thuật này không phải ở đây.
Cũng dường như là bạn mua một chiếc xe Ford và bắt đầu cố gắng gắn các bộ phận
của nó vào một chiếc Rolls-Royce.
Con đường của thiền là một con
đường, con đường của yêu là một con đường hoàn toàn khác. Đây là hai con đường
duy nhất có đó. Cái là đúng trên con đường của yêu sẽ là chướng ngại trên con
đường của thiền. Cái là đúng trên con đường của thiền sẽ là chướng ngại trên
con đường của yêu. Các con đường này phải vẫn còn thuần khiết.
Tôi không nhấn mạnh vào con đường
thiền mà cũng không nhấn mạnh vào con đường của yêu. Không con đường nào là của
tôi cả. Khi bạn tới tôi, tôi nhìn vào bạn và tôi bảo bạn bất kì cái gì là con
đường của bạn. Tôi không định làm cho bạn phải bước theo con đường của tôi, đấy
không phải là nỗ lực của tôi. Tôi nhìn vào bạn, và trong khi bạn đang trong cái
nhìn ấy tôi quyết định về con đường cho bạn. Tôi không gắn bó với con đường nào
cả - tôi không nhấn mạnh vào cái gì cả. Cho nên nếu đàn bà tới tôi thường hướng
dẫn cô ấy nguyện và yêu. Đôi khi một đàn ông tới, người cũng tràn đầy với tấm
lòng, thế thì tôi cũng hướng dẫn anh ta cầu nguyện. Đôi khi một đàn bà tới, người
không có khả năng nào để tình yêu nảy nở trong cô ấy, cho nên tôi hướng dẫn cô ấy
thiền.
Có nhiều hình thức cầu nguyện:
Hồi giáo có cách của riêng nó, Hindu có cách của riêng họ. Thế thì có vô hạn
hình thức thiền - thiền của Jaina một khác, thiền của Phật giáo một khác, thiền
của Patanjali một khác, thiền của Lão Tử một khác. Tôi nhìn vào bạn và chọn.
Hiểu điều này cho đúng. Có hai
khả năng: một là nếu tôi có một con đường, thế thì dù bạn là ai, bạn không phải
là mối bận tâm. Nếu ai đó muốn bước đi trên con đường của tôi, tôi sẽ chọn người,
tôi sẽ không chọn người sẽ làm méo mó con đường của tôi, tôi sẽ nói với họ,
“Con đường này không dành cho bạn. Tìm ngôi đền khác nào đó đi.” Với Phật có một
con đường do Phật chọn, Mahavira cũng đã chọn một con đường. Tôi không nhấn mạnh
chút nào vào bất kì con đường nào.
Tôi không làm cho bạn đi trên
con đường của tôi. Bạn có thể gọi đây là con đường của tôi - rằng tôi muốn bạn
đi trên con đường của riêng bạn. Tôi quan sát bạn cẩn thận. Với tôi, bạn quí
giá hơn bất kì con đường nào. Mỗi cá nhân đều quí giá.
Trong Talmud của người Do Thái
có một phát biểu: “Một cá nhân có giá trị hơn toàn bộ vũ trụ.” Tôi đồng ý với
điều đó - từng cá nhân là quí giá đến mức nếu bạn đặt toàn bộ vũ trụ lên một
cán cân và một cá nhân lên cán cân bên kia, người đó sẽ nặng hơn. Sự huy hoàng
của con người là như vậy đó! Tôi nhìn vào bạn và tôi bảo bạn cái gì phù hợp cho
bạn.
Cho nên với tôi, mọi thứ đều chấp
nhận được. Bạn có thể nhảy múa với điều thiêng liêng - phúc lành của tôi là
cùng bạn. Bạn có thể đi tới điều thiêng liêng bằng đôi mắt nhắm, có tính thiền
- phúc lành của tôi là cùng bạn. Bạn đi như đàn bà, bạn đi như đàn ông - đây là
tất cả những cách đi khác nhau - nhưng tất cả đều đang đạt tới cùng đích.
Thượng đế là một nhưng cái tên
có nhiều. Chân lí là một nhưng con đường đạt tới nó là nhiều. Tôi chấp nhận tất
cả các con đường. Và mọi con đường đều có thể có hiệu quả; nó tuỳ thuộc vào con
đường phù hợp với bạn hay không.
Cho nên mắt tôi hướng vào bạn.
Tôi không chăm lo tới thuốc, tôi chăm lo tới bệnh nhân. Tôi chọn thuốc tương ứng
theo bệnh nhân. Có một số bác sĩ đã quyết định thuốc nào cần dùng. Họ nói rằng
chỉ bệnh nhân nào mà thuốc này phù hợp mới nên tới; các bệnh nhân khác sẽ chẳng
ích gì ở đây với thuốc đó.
Mahavira có một con đường, Phật
có một con đường. Tôi chẳng có con đường nào, tôi là vô lộ.
Mahavira là một bờ sông, ông ấy
là một tirthankara - ông ấy đưa con thuyền của mình từ bờ đó. Tôi không có bờ
sông đặc biệt nào. Tôi có một con thuyền, và từ bất kì bờ nào bạn muốn bắt đầu
đi và tới bất kì bờ nào bạn muốn đạt tới, con thuyền này cũng sẽ làm phận sự
mình. Toàn bộ sông Hằng là của tôi.
Đủ cho hôm nay...
Xem tiếp Chương 3 - Quay về Mục lục
0 Đánh giá