Chương 2. Và nói dối hoàn hảo về điều đó

Chương 2. Và nói dối hoàn hảo về điều đó

Price:

Read more

Yoga: Alpha và Omega (Tập 8)
Bài giảng về Kinh Yoga của Patanjali
Chương 2. Và nói dối hoàn hảo về điều đó

Câu hỏi 1
Osho ơi, các đệ tử của thầy sẽ đạt tới bằng chứng ngộ bất thần, hay bằng trưởng thành từng bước, chậm chạp? Đường vô lộ của thầy dành cho bất kì ai, hay chỉ cho những ngoại lệ hiếm hoi?
Điều đầu tiên cần được hiểu là ở chỗ chính từ "đạt tới" là không có tính tâm linh. Nó là một phần của tham lam của bạn. Ý tưởng đạt tới là rất trần tục. Dù bạn muốn đạt tới danh vọng, quyền lực, của cải, hay Thượng đế hay niết bàn cũng không tạo ra khác biệt gì. Ham muốn đạt tới là trần tục; nó có tính vật chất.
Cách mạng tâm linh xảy ra chỉ khi bạn vứt bỏ tham lam này, khi bạn vứt bỏ chính ý tưởng về trở thành. Bạn là cái đó. Bạn đã là cái đó rồi, cho nên đừng khao khát đạt tới. Bạn chưa bao giờ là bất kì cái gì khác hơn cái mà bạn đang cố đạt tới.
Thượng đế ở bên trong bạn chính khoảnh khắc này - mạnh khoẻ và thích thú. Bởi vì Thượng đế không phải là cái gì đó tách rời khỏi bạn hay khỏi cuộc sống. Nhưng tham của bạn đã là vấn đề, và bởi vì tham của bạn, những kẻ bóc lột đã tồn tại, người cứ chỉ cho bạn cách thức làm sao đạt tới.
Toàn thể nỗ lực của tôi ở đây, toàn thể công việc của tôi ở đây là để giúp cho bạn thấy rằng bạn đã có nó. Không có vấn đề về đạt tới nào cả. Không có vấn đề về tương lai nào cả. Khoảnh khắc bạn nghĩ dưới dạng đạt tới, ngày mai bước vào, thời gian bước vào, tương lai bước vào. Nó là ham muốn. Bạn sẽ muốn là ai đó khác hơn bạn đang vậy - điều là không thể được. Bạn chỉ có thể là cái bạn đang vậy.
Trở thành là mơ, hiện hữu là chân lí. Nhưng bởi vì tham của bạn mà mọi người đã cho bạn nhiều ý tưởng về cách đạt tới - và bạn chấp nhận nó. Không phải bởi vì điều họ nói là chân lí đâu, nhưng bởi vì nó tôn cao tham của bạn lên.
Để ở gần tôi mọi điều bạn phải học là: dỡ bỏ tham của bạn. Vứt nó đi. Ngay bây giờ. Đừng trì hoãn nó. Đừng nói, "Vâng, chúng tôi sẽ bỏ nó đâu đó trong tương lai, ngày mai." Cố hiểu chính cái khổ của tham, chính địa ngục của nó. Nếu bạn thấy rằng tham đem tới địa ngục, thế thì sao lại ngày mai? Trong chính việc nhìn đó, việc hiểu ra, nó rơi rụng đi. Thực ra bạn không bỏ nó, nó rơi rụng đi theo cách riêng của nó.
Và, nếu chính ý tưởng về đạt tới là ngu xuẩn, thế thì phỏng có ích gì mà hỏi liệu bạn có đạt tới theo cách bất thần hay theo cách dần dần? Chúng trở thành không liên quan.
Bạn đã là cái đó rồi. Để điều này là việc nhớ tới thường xuyên của bạn. Không một khoảnh khắc nào quên rằng bạn là nam thượng đế và nữ thượng đế. Đừng nghĩ dưới dạng quí bà và quí ông - quên mọi thứ vô nghĩa đó đi. Nhớ bạn là nam thượng đế và nữ thượng đế. Đừng bao giờ bằng lòng với cái kém hơn.
Cho nên, tôi phải triệt tiêu ý tưởng sai của bạn. Chúng đã bị bán tháo cho bạn - hàng thế kỉ và hàng thế kỉ của nghệ thuật bán hàng nhân danh tâm linh. Để tôi kể cho bạn một giai thoại:
Một cô gái Cơ đốc giáo và một anh chàng Do Thái yêu nhau cuồng nhiệt. Nhưng tôn giáo của họ và niềm tin của họ cản trở nhau. Người mẹ Cơ đốc giáo Ai len khuyên cô con gái, "Con cho nó một danh sách hàng hoá. Dạy nó cái đẹp và niềm vui của Cơ đốc giáo. Làm nó thành người Cơ đốc giáo trước đã." Cô gái làm theo. Cô ta thuyết phục anh ta và thuyết phục anh ta và ngày cưới được ấn định. Một ngày trước cuộc hôn nhân cô gái về nhà, nức nở, khóc lóc và nói với mẹ, "Hôn nhân hỏng rồi." "Tại sao?" người mẹ hỏi. "Con đã không thuyết phục được nó à?" "Con nghĩ con đã thuyết phục quá mức anh ấy rồi. Bây giờ anh ấy muốn là linh mục."
Những người bán hàng tâm linh, từ thế kỉ này sang thế kỉ khác, trong hàng nghìn năm, đã thuyết phục bạn quá nhiều về ý tưởng đạt tới. Họ đã khai thác bạn. Nhìn cho ra vấn đề này. Bạn chỉ có thể là cái mà bạn đã là - không gì khác là có thể được. Nó là sự kiện đã cho; nó là món quà. Cho nên tâm linh không phải là đạt tới, thay vì thế, nó là nhận ra - việc nhớ lại. Bạn đã quên, có vậy thôi. Bạn đã đặt sai nó ở đâu đó, có vậy thôi, nhưng nó có đó dẫu sao đi chăng nữa.
Và phần thứ hai của câu hỏi này là: "Đường vô lộ của thầy dành cho bất kì ai, hay chỉ cho những ngoại lệ hiếm hoi?"
Chỉ cho những ngoại lệ hiếm hoi - nhưng mọi người đều là ngoại lệ hiếm hoi. Bởi vì tôi chưa bao giờ bắt gặp người nào mà không là ngoại lệ hiếm hoi. Tôi chưa bao giờ bắt gặp người đàn ông thường hay đàn bà thường. Tôi đã từng tìm cần mẫn, nhìn vào trong mọi người tới tôi, tôi bao giờ cũng bắt gặp cái gì đó duy nhất, cái gì đó duy nhất không so sánh được, cái gì đó tuyệt đối duy nhất.
Thượng đế chưa bao giờ lặp lại. Tính sáng tạo của ngài là nguyên bản - ngài không tin vào bản sao. Ngài chưa bao giờ tạo ra bất kì người nào lần nữa. Ngài không tin vào cái thông thường và bình thường. Ngài chỉ tạo ra cái phi thường và cái duy nhất.
Cố hiểu điều đó đi, bởi vì xã hội áp đặt lên bạn một ý tưởng rằng bạn chỉ là người thường. Vài người muốn chứng minh bản thân họ là khác thường. Họ có thể chứng minh điều đó chỉ nếu họ chứng minh toàn thể số đông là bình thường. Các chính khách - họ không thể tin được rằng mọi người đều duy nhất. Nếu mọi người là duy nhất, thế thì họ làm gì bằng việc là tổng thống và thủ tướng? Thế thì họ sẽ trông chỉ ngu xuẩn. Họ là duy nhất, người được chọn, và toàn thể số đông là bình thường - quần chúng. Bản ngã của họ, chỉ để chứng minh bản thân họ là phi thường, đã chứng minh điều khác nữa, đồng thời, rằng mọi người là bình thường.
Và họ nói bạn phải chứng minh tính phi thường của bạn - trở nên giầu, trở thành một Rockefeller hay trở thành quyền lực dưới dạng quyền lực chính trị, trở thành một Nixon hay một Ford; hay ít nhất trở thành một nhà thơ lớn, một Ezra Pound hay Cummings; trở thành hoạ sĩ, một Picasso, một van Gogh; một nghệ sĩ. Chứng minh bản thân bạn đi! Trở thành ai đó theo chiều hướng nào đó; chứng minh tài năng và thiên tài của bạn và khí khái của bạn. Và, thế thì, những người đã không chứng minh theo bất kì cách nào đều là đám đông bình thường. Bạn là ngoại lệ.
Nhưng tôi muốn nói với bạn rằng mọi người đều ngoại lệ bẩm sinh. Không có nhu cầu để chứng minh điều đó. Và những người chứng minh, họ đơn giản chứng minh rằng họ là không chắc chắn về tính duy nhất của họ. Cố hiểu điều đó. Chỉ người thấp kém, người có ý tưởng về thấp kém sâu sắc, mới cố chứng minh bản thân họ là cao siêu. Phức cảm tự ti giúp bạn để cạnh tranh và chứng minh để cho bạn có thể chứng minh bạn là cao siêu. Nhưng, về căn bản, bạn là duy nhất bẩm sinh - và không có nhu cầu chứng minh điều đó.
Tận hưởng đi nếu bạn tận hưởng việc tạo ra thơ ca, nhưng đừng làm nó thành trò bản ngã. Tận hưởng đi nếu bạn tận hưởng việc vẽ, nhưng đừng làm nó thành trò bản ngã. Nhìn các hoạ sĩ, nhà thơ; họ bản ngã thế, gần phát rồ. Điều gì đã xảy ra? Họ không tận hưởng bức tranh của họ, thơ ca của họ. Họ dùng thơ ca và tranh vẽ của họ như các bước để đi lên đỉnh để cho họ có thể tuyên bố, "Tôi là duy nhất, và các ông thì không."
Bởi những người ốm này... Họ bệnh hoạn, họ cần điều trị tâm lí. Mọi chính khách đều cần, mọi người hướng quyền lực, trò bản ngã đều cần trị liệu. Họ cần được đưa vào bệnh viện. Bởi vì cái điên khùng của họ, cạnh tranh phát sốt của họ, nỗ lực vô cùng của họ để chứng minh rằng họ là ai đó, bạn bắt đầu cảm thấy rằng bạn là không ai cả, rằng bạn không đặc biệt, rằng bạn có đó chỉ là vô vị - sống cuộc sống hèn mọn và chết cái chết hèn mọn.
Điều này là ý tưởng rất nguy hiểm, độc địa, được cấy sâu trong bạn. Tống nó ra đi.
Nhưng nhớ, khi tôi nói bạn là duy nhất, tôi không ngụ ý theo bất kì cách tương đối nào. Tôi không nói rằng bạn là duy nhất hơn ai đó khác. Khi tôi nói bạn là duy nhất, tôi nói điều đó theo cách tuyệt đối - không theo cách tương đối, so sánh. Tôi không nói rằng bạn là duy nhất hơn bất kì ai khác. Bạn đơn giản là duy nhất, duy nhất như người khác - duy nhất như hàng xóm của bạn. Duy nhất là bản tính của bạn.
Bạn hỏi: "Đường vô lộ của thầy dành cho bất kì ai, hay chỉ cho những ngoại lệ hiếm hoi?" Nó chỉ dành cho những ngoại lệ hiếm hoi, nhưng mọi người đều là ngoại lệ hiếm hoi. Tôi muốn kể cho bạn một giai thoại:
Chuyện xảy ra, ngày xưa có một ông vua độc ác người không thể chịu được việc nghĩ có ai cao siêu hơn ông ta...
Phải đã là một chính khách thuần - chất độc thuần.
... Thế rồi ông ta triệu tập mọi bác học của vương quốc như vẫn làm khi có dịp trọng yếu và đưa ra cho họ câu hỏi này: "Người nào trong hai chúng ta là vĩ đại hơn, ta hay Thượng đế?"...
Bởi vì khi bạn bắt đầu trò bản ngã, cuộc chiến tối thượng là chống lại Thượng đế - trận chung kết. Trận chung kết phải là với Thượng đế bởi vì ngày này ngày khác vấn đề này sẽ nảy sinh: ai là cao siêu, Thượng đế hay bạn? Friedrich Nietzsche đã nói, "Tôi không thể tin được vào Thượng đế, bởi vì nếu tôi tin vào Thượng đế tôi bao giờ cũng sẽ còn thấp kém - bao giờ cũng vậy." Thế thì không có khả năng nào để trở thành cao siêu. Cho nên Nietzsche nói, "Tốt hơn cả là vứt luôn chính ý tưởng về Thượng đế." Nietzsche nói, "Làm sao có thể có hai người cao siêu được, ta và Thượng đế?" Ông vua độc ác này phải đã là một người kiểu Nietzsche.
... Các nhà bác học choáng vì sợ - vì họ biết nếu họ nói Thượng đế là cao siêu họ sẽ bị giết ngay lập tức, bị sát hại, bị tàn sát. Khôn ngoan với nghề nghiệp họ đã chuốc lấy lúc đó, và thế rồi qua thói quen cũ họ bám lấy chức vụ của họ và cuộc sống của họ. Nhưng họ là những người đáng kính, người sẽ không làm phật lòng Thượng đế. Do đó họ tiếc nuối sâu sắc, khi nhà bác học già nhất tới khẳng định với họ, "Để điều đó cho tôi, ngày mai tôi sẽ nói với Thái tử."
Hôm sau khi triều đình tụ tập, ông già này yên lặng tới, hai tay nắm lại một cách khiêm nhường, trán lốm đốm tro trắng. Ông ấy cúi lạy thật thấp và trịnh trọng phát biểu những lời này: "Lạy trời, chắc chắn ngài là vĩ đại hơn " - Thái tử xoắn râu để dài của mình và ngẩng cao đầu - "Ngài là người vĩ đại hơn, tâu bệ hạ, vì ngài có thể trục xuất chúng thần khỏi vương quốc của ngài trong khi Thượng đế không thể làm được; nói cho đúng mọi thứ đều là vương quốc của ngài và không có đâu mà đi ra ngoài ngài."
Không có cách nào đi ra bên ngoài Thượng đế. Đó là tính duy nhất của bạn - đó là tính duy nhất của mọi người. Không có cách nào để là cái gì đó khác hơn một phần của Thượng đế. Đó là tính duy nhất của bạn và đó là tính duy nhất của mọi người khác. Kính trọng bản thân bạn và kính trọng người khác nữa. Khoảnh khắc bạn bắt đầu chứng minh bản thân bạn là cao siêu, bạn đã bất kính với bản thân bạn rồi bởi vì chính nỗ lực này chỉ ra rằng bạn đã chấp nhận ý tưởng là bạn không duy nhất - do đó mới có nỗ lực để chứng minh - và bạn cũng bất kính với người khác nữa.
Kính trọng bản thân bạn đi, kính trọng người khác nữa, bởi vì sâu bên dưới chúng ta không tách rời. Chúng ta là một toàn thể. Chúng ta là thành viên của nhau. Chúng ta không như những hòn đảo, chúng ta là lục địa bao la của Thượng đế.
Câu hỏi 2
Patanjali nói rằng qua dốt nát người ta tích luỹ dốt nát, người ta tích luỹ nghiệp, và trước đây chúng tôi đã nghe thầy nói rằng chừng nào người ta chưa đạt tới việc kết tinh nào đó, người ta không chịu trách nhiệm cho hành động của mình - thay vì thế, điều thiêng liêng là người làm, người chịu trách nhiệm. Xin thầy làm sáng tỏ những điều dường như mâu thuẫn này?
Chúng dường như mâu thuẫn với bạn. Thay vì làm tiêu tan mâu thuẫn, tôi muốn làm tiêu tan bạn. Tôi muốn lau sạch bạn hoàn toàn tới mức bạn không có đó; thế thì bạn sẽ không thấy mâu thuẫn nào.
Thấy mâu thuẫn là thấy qua trí tuệ. Một khi trí tuệ không có để can nhiễu và cái nhìn của bạn là rõ ràng - không ý nghĩ nổi trong tâm thức bạn; bạn ở trong trạng thái của samyama, tuyệt đối trống rỗng - bạn sẽ không bao giờ thấy mâu thuẫn nào ở bất kì đâu. Mọi mâu thuẫn đều có vẻ là bổ sung cho nhau. Chúng hiện hữu, nhưng tâm trí đã được huấn luyện bởi các nhà trí thức, các nhà logic, bởi Aristotle. Bạn đã được dạy phân chia mọi thứ thành các cực đối lập - ngày và đêm, sống và chết, tốt và xấu, Thượng đế và quỉ, đàn ông và đàn bà. Các ngăn kín.
Thế thì nếu tôi nói rằng trong mọi đàn bà có đàn ông và trong mọi đàn ông có đàn bà, bạn sẽ lập tức nói, "Đợi đã, có mâu thuẫn rồi. Làm sao đàn ông có thể là đàn bà, và làm sao đàn bà có thể là đàn ông được? Đàn ông là đàn ông, đàn bà là đàn bà - cắt ra rõ rệt đi." Nó không phải vậy. Cuộc sống không tin vào Aristotle; cuộc sống là lớn hơn Aristotle. Đàn ông và đàn bà là phần bù, không phải là mâu thuẫn.
Bạn có thấy biểu tượng Đạo về âm và dương không? - các mâu thuẫn gặp gỡ trong nhau, tan biến vào trong nhau: ngày vào trong đêm, đêm vào trong ngày; sống vào trong chết, chết vào trong sống. Và đó là cách nó vậy. Sống và chết không phải là hai thực thể tách rời. Không có lỗ hổng giữa chúng, không khoảng hở. Nó là sống trở thành chết, và nó là chết lại trở thành sống.
Bạn thấy sóng dậy lên và di chuyển trên đại dương. Cũng như trong việc dậy lên của sóng, có chỗ hổng, sóng lộn ngược nó xuống đi theo. Chúng không thể là hai vật tách rời. Bạn thấy một núi lớn: chỉ đi qua bên kia có một thung lũng lớn. Chúng không phải là hai điều. Thung lũng không là gì ngoài núi lộn ngược; núi không là gì ngoài thung lũng lộn ngược.
Đàn ông và đàn bà, và mọi mâu thuẫn, đều dường như mâu thuẫn. Một khi bạn có thể thấy sự kiện này, bạn bao giờ cũng sẽ có khả năng biết rằng tôi phải nói theo mâu thuẫn bởi vì tôi phải nói về cái toàn bộ, cái toàn thể. Bất kì điều gì tôi nói đều bao quát chỉ một phần; thế thì phần kia bị bỏ lại: tôi phải nói phần đó nữa. Khi tôi nói phần kia đó, bạn nói, "Đợi đã, thầy đang mâu thuẫn."
Ngôn ngữ vẫn mang tính chất Aristotle, và tôi nghĩ chẳng bao giờ có khả năng cho ngôn ngữ phi Aristotle. Điều đó sẽ rất khó cho mục đích tiện dụng, thường ngày, chúng ta phải phân chia mọi thứ thành đen và trắng.
Đen và trắng trông có vẻ tách rời thế, nhưng cuộc sống thực giống như cầu vồng - toàn thể phổ. Có thể ở phía này là trắng, ở phía kia là đen, nhưng ở giữa có cả triệu bước, mọi thứ đều được nối cùng nhau. Cuộc sống là một phổ. Nếu bạn vứt bỏ các bước ở giữa, thế thì mọi sự có vẻ mâu thuẫn. Chính cách nhìn của bạn vẫn còn chưa rõ ràng. Tôi đã nghe, chuyện xảy ra một hôm:
Một người say xông vào văn phòng đăng kí khai sinh và khai tử.
"Thưa các quí ông," người đó nấc lên, "tôi muốn đăng kí khai sinh cho con sinh đôi!"
"Sao ông lại nói 'các quí ông'?" người ghi sổ đăng kí nói. "Ông không thể thấy tôi ở đây có mỗi mình thôi à?"
"Mỗi mình ông à?" người bố mới há hốc miệng, loạng choạng quay về. "Có lẽ tốt hơn cả là tôi trở lại bệnh viện và nhìn lại vậy."
Có thể không có sinh đôi, chỉ một thôi. Chính vô thức của bạn đang cho bạn cái nhìn rất méo mó về cuộc sống. Lặp đi lặp lại bạn sẽ đi tới cảm thấy mâu thuẫn trong tôi. Chúng có đó, nhưng chỉ ở hình tướng thôi. Sâu bên dưới chúng gặp gỡ.
Bây giờ, mâu thuẫn đặc biệt này: "Patanjali nói rằng qua dốt nát người ta tích luỹ dốt nát, người ta tích luỹ nghiệp, và trước đây chúng tôi đã nghe thầy nói rằng chừng nào người ta chưa đạt tới việc kết tinh nào đó, người ta không chịu trách nhiệm cho hành động của mình - thay vì thế, điều thiêng liêng là người làm, người chịu trách nhiệm."
Đây là hai con đường dường như mâu thuẫn. Một con đường là ở chỗ bạn bỏ mọi thứ lại cho Thượng đế - nhưng bỏ tất, toàn bộ. Thế thì bạn không chịu trách nhiệm. Nhưng nhớ cho, nó phải là toàn bộ; nó là hi sinh toàn bộ, buông xuôi, phục tùng. Thế thì nếu bạn làm điều tốt, Thượng đế là người làm; nếu bạn làm điều xấu, tất nhiên, Thượng đế là người làm.
Nhớ tính toàn bộ. Tính toàn bộ đó sẽ biến đổi bạn. Đừng láu lỉnh và tinh ranh, bởi vì khả năng có đó rằng bất kì cái gì bạn không cảm thấy tốt, bạn sẽ nói Thượng đế chịu trách nhiệm. Bất kì cái gì làm cho bạn cảm thấy phạm tội, bạn sẽ ném nó vào Thượng đế, và bất kì cái gì tôn cao bản ngã của bạn, bạn sẽ nói, "Đó là tôi." Bạn có thể không nói một cách rõ ràng thế, nhưng sâu bên trong bạn sẽ nói vậy. Nếu bạn viết ra bài thơ hay, bạn sẽ nói, "Tôi là nhà thơ đấy." Nếu bạn vẽ ra bức tranh đẹp, bạn sẽ nói, "Tôi là hoạ sĩ đấy." Và nếu một giải thưởng Nobel được dự định trao cho bạn, bạn sẽ không nói, "Trao nó cho Thượng đế." Bạn sẽ nói, "Vâng, tôi đã từng chờ đợi nó rồi - nó đã quá trễ. Việc thừa nhận - việc thừa nhận công bằng đã bị để trễ quá lâu."
Khi Bernard Shaw được giải thưởng Nobel ông ấy từ chối, nói, "Tôi đã đợi quá lâu rồi. Bây giờ nó ở dưới danh tiếng của tôi." Ông ấy là một trong những người bản ngã nhất đã từng có - "Bây giờ nó ở dưới danh tiếng của tôi, Khi tôi còn trẻ, tôi đã khao khát nó, mơ về nó. Bây giờ tôi đủ già rồi; tôi không cần nó. Việc thừa nhận của tôi trên thế giới đã lớn thế, việc tán thưởng từ mọi người là lớn thế, bây giờ tôi không cần giải thưởng Nobel nào. Nó sẽ không cho bất kì công trạng nào thêm cho tôi."
Ông ấy đã được thuyết phục rằng điều đó sẽ là sự xúc phạm cho uỷ ban giải thưởng Nobel, cho nên ông ấy đã chấp nhận, và thế rồi ngay lập tức ông ấy đem cúng dường số tiền tới từ giải thưởng Nobel cho tổ chức nào đó. Không ai đã bao giờ nghe nói về tổ chức đó. Ông ấy là thành viên duy nhất và là chủ tịch của tổ chức đó.
Và khi được hỏi về sau về điều ông ấy đã làm, ông ấy nói, "Nếu ông nhận giải thưởng Nobel, tên của ông sẽ đi vào góc báo chí một lần thôi. Tôi bác bỏ nó; thế là ngày khác tôi ở trong dòng tiêu đề. Thế rồi tôi chấp nhận nó lần nữa; một ngày khác tôi lại lên dòng tiêu đề. Thế rồi tôi cúng dường nó; tôi lại ở dòng tiêu đề. Thế rồi tôi cúng dường nó cho bản thân tôi; tôi lại ở trên dòng tiêu đề. Tôi thường dùng nó tới mức đầy đủ nhất của nó." Ông ấy tận dụng toàn thể tinh hoa của nó.
Cho nên khả năng là bản ngã của bạn sẽ cứ chọn lựa. Hmm?... bất kì cái gì bạn cảm thấy phạm tội, bạn sẽ nói Thượng đế chịu trách nhiệm. Bất kì cái gì bạn cảm thấy tốt, bạn sẽ nói, "Vâng, tôi đây. Tôi đã làm nó." Tính toàn bộ được cần trong điều đó nữa.
Bây giờ, trông xem, và bây giờ đây là con đường khác, của Patanjali, Mahavira, Phật. Họ nói bạn chịu trách nhiệm - trách nhiệm toàn bộ; lần nữa. Patanjali không thực sự tin vào Thượng đế. Ông ấy quá khoa học không tin vào điều đó. Ông ấy nói Thượng đế cũng là phương pháp để đạt tới niết bàn, tới chứng ngộ. Điều đó nữa là một cách thức - chỉ một cách thức, không phải mục đích. Ông ấy đích xác giống Phật, Mahavira, những người phủ nhận Thượng đế hoàn toàn, người nói, "Không có Thượng đế. Không có nhu cầu; duy nhất con người chịu trách nhiệm." Nhưng toàn bộ. Không chỉ cho điều tốt, mà cho cả điều xấu nữa.
Bây giờ xem cách hai mâu thuẫn này được gắn lại cùng nhau trong khái niệm về tính toàn bộ. Cả hai đều yêu cầu tính toàn bộ, đó là liên móc nối của chúng. Thực sự, tính toàn bộ có tác dụng: dù bạn buông xuôi mọi thứ cho Thượng đế hay bạn nhận toàn thể trách nhiệm lên vai riêng của bạn đều không thành vấn đề. Cái thực sự có nghĩa là ở chỗ bạn là toàn bộ. Cho nên bất kì cái gì bạn làm mà là toàn bộ, và điều đó sẽ trở thành giải thoát của bạn. Là toàn bộ là được giải thoát.
Cho nên hai điều này có vẻ mâu thuẫn nhưng chúng không mâu thuẫn. Chúng cả hai đều dựa trên cùng ý tưởng về việc là toàn bộ.
Có hai kiểu người, đó là lí do tại sao hai kiểu phương pháp được cần. Rất dễ cho tâm trí nữ tính buông xuôi, qui phục, hi sinh. Rất khó cho tâm trí nam qui phục, buông xuôi, hi sinh. Cho nên tâm trí nam sẽ cần Patanjali, con đường nơi trách nhiệm toàn bộ là của bạn. Tâm trí nữ tính sẽ cần con đường của sùng kính - con đường của Narad, Meera, Chaitanya, Jesus. Tất cả đều là của Thượng đế: Vương quốc của ngài tới, ý chí của ngài sẽ được thực hiện. Mọi thứ đều là của ngài. Jesus liên tục nói, "Ta là của ngài." Đó là nghĩa khi ông ấy nhấn mạnh, "Ngài là cha và ta là con. Là con không là gì ngoài việc mở rộng của tâm thức của cha, ta là vậy."
Với tâm trí nữ tính, với tâm trí cảm nhận, với tâm trí thụ động, Patanjali sẽ không giúp ích gì mấy. Cái gì đó của yêu là được cần - cái gì đó của việc để bản thân người ta xuống một cách toàn bộ, xoá bản thân người ta đi một cách hoàn toàn, hi sinh bản thân người ta một cách hoàn toàn. Tam biến và biến mất là cần cho tâm trí nữ tính; nhưng với tâm trí nam tính Patanjali là hoàn hảo. Cả hai đều đúng bởi vì cả hai đều là tâm trí, và toàn thể nhân loại bị chia thành hai tâm trí này.
Mâu thuẫn xuất hiện bởi vì bạn không thể hiểu được tâm trí toàn thể. Nhưng qua hai con đường này, bất kì cái gì bạn chọn, bất kì cái nào bạn chọn, bạn sẽ trở thành toàn bộ, và dần dần tâm trí toàn bộ sẽ nở hoa trong bạn.
Câu hỏi 3
Osho ơi, Ramakrishna dùng thức ăn như việc thả neo để vẫn còn ở ngoại vi. Chẳng phải việc trở về ngoại vi là đủ từ bi rồi đó sao? Tôi xin lỗi khi đặt câu hỏi cá nhân, đó có phải là việc thả neo của thầy không?
Trước hết, từ bi là không đủ, bởi vì từ bi là thuần khiết thế bạn không thể làm nó thành việc thả neo từ nó được. Nó thuần khiết tới mức sức hút trái đất không thể vận hành được trên nó. Trái đất cần cái gì đó vật chất hơn. Thân thể cần cái gì đó vật chất hơn; thân thể là một phần của đất. Khi bạn chết đất trở về với đất - cát bụi về với cát bụi. Để còn lại trong thân thể, chỉ từ bi là không đủ.
Thực ra, ngày từ bi nảy sinh, bạn đã sẵn sàng rời bỏ thân thể. Từ bi cho bạn việc kéo khác toàn bộ - việc kéo từ trên cao, việc kéo từ phía trên. Bạn bắt đầu bị kéo từ phía trên. Việc vẫn còn trong thân thể trở thành gần như không thể được. Không, sự thuần khiết đó sẽ không giúp gì mấy đâu. Chút ít không thuần khiết là được cần để vẫn còn trên đất và trong thân thể, cái gì đó vật chất nhiều hơn. Thức ăn là hoàn toàn tốt. Thức ăn là một phần của đất, vật chất. Nó có thể cho bạn trọng lượng. Mọi người đã dùng những thứ khác nhau theo những cách khác nhau, nhưng từ bi thuần khiết không thể được dùng. Thực ra từ bi thuần khiết là thứ bắt đầu giúp bạn đi lên trên. Để tôi giới thiệu với bạn một từ: gia trì. Hấp dẫn là việc kéo xuống và gia trì là việc kéo lên. Khoảnh khắc bạn tràn đầy từ bi, tràn ngập, gia trì bắt đầu vận hành. Bạn vô trọng lượng thế, bạn có thể gần như bay. Không, cái chặn giấy sẽ được cần để buộc bạn phải ở đây trên trái đất. Ramakrishna đã dùng điều đó; thức ăn là cái chặn giấy của ông ấy. Ông ấy đã trở thành vô trọng lượng, cái gì đó được cần để cho ông ấy chút trọng lượng để cho sức hút tiếp tục làm việc.
Bây giờ bạn hỏi tôi. Tôi sẽ kể cho bạn một giai thoại:
Bốn thầy tu đang có cuộc nói chuyện mật và thảo luận về thói xấu của họ. "Tôi thích thịt lợn," giáo sĩ nói.
"Tôi uống một chai uýt ki một ngày," mục sư Tin lành nói.
"Tôi có bạn gái bên cạnh," linh mục thú nhận.
Tất cả họ quay sang mục sư dòng Baptist, người này nhún vai. "Tôi á? Tôi thích chuyện tào lao."
Đó cũng là câu trả lời của tôi - tôi thích chuyện tào lao. Đó là trọng lượng nặng của tôi. Tất cả những bài nói này chẳng là gì ngoài tán chuyện tào lao. Nếu nó làm tổn thương bản ngã của bạn, gọi chúng là tán chuyện tào lao vũ trụ đi, tào lao thiêng liêng đi - nhưng chúng là chuyện tào lao thôi.
Câu hỏi 4
Tôi mong ước khiêm nhường đưa ra câu hỏi sau và chân thành hi vọng thầy sẽ trả lời điều này vào ngày mai. Tôi đã tới từ Singapore và sẽ sớm quay về. Sáng nay, thưa thầy, thầy đã nói rằng bản ngã là vật chướng ngại và chỉ bằng việc khắc phục hay siêu việt lên trên bản ngã thì việc hoàn thành bản tính tinh hoa của chúng ta mới có thể được đạt tới. Thế rồi thầy đã nói rằng bằng việc tập trung vào thôi thúc dục, người ta có thể được chứng ngộ. Thầy không nghĩ hai phát biểu này là mâu thuẫn sao, vì nếu thầy tập trung vào hành động hay thôi thúc dục thầy đã trở thành người làm và bản ngã đó sao? Chúng tôi nghĩ rằng chỉ bằng việc tách khỏi ham muốn nhục dục, chúng tôi có thể đạt tới đối thể. Tôi khiêm nhường cầu nguyện thầy làm sáng tỏ vấn đề này và làm rõ ràng hiểu lầm ở trong tâm trí tôi.
Câu hỏi này phải là từ một người Ấn Độ. Nó là P. Gangaram. Tôi muốn nó được ghi ra bởi bạn rằng nó là từ một người Ấn Độ bởi vì nó chỉ ra mọi phẩm chất của tâm trí Ấn Độ. Thử mổ xẻ câu hỏi này từng bước một.
"Tôi mong ước khiêm nhường đưa ra câu hỏi sau và chân thành hi vọng thầy sẽ trả lời điều này vào ngày mai." Không cần nói những điều này, nhưng tâm trí Ấn Độ là theo nghi thức. Nó không phải là chân thành. Nó là không trực tiếp. Nó bao giờ cũng che giấu đằng sau các nghi lễ, lời. Nó có vẻ lễ phép; nó không phải vậy. Bởi vì tâm trí lễ phép là trực tiếp, tức khắc. Không cần che giấu bản thân người ta đằng sau tấm màn của nghi thức, xã giao - ít nhất là không ở đây.
Thượng đế không phải là nghi thức, và xã giao sẽ không giúp bạn theo bất kì cách nào để giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Nó có thể tạo ra rắc rối. "Sáng nay, thưa thầy, thầy đã nói rằng bản ngã là vật chướng ngại và chỉ bằng việc khắc phục hay siêu việt lên trên bản ngã thì việc hoàn thành bản tính tinh hoa của chúng ta mới có thể được đạt tới." Thứ nhất, bạn đã nghe cái gì đó mà tôi đã không nói. Điều đó nữa cũng là một phần của tâm trí Ấn Độ. Rất khó cho tâm trí Ấn Độ nghe điều được nói. Người đó đã có ý tưởng riêng của mình; thực ra quá nhiều. Người đó có triết lí, tôn giáo, truyền thống lớn, và mọi điều vô nghĩa; và người đó cứ trộn lẫn mọi thứ với ý riêng của người đó.
Bây giờ, tôi đã bảo bạn là người ta có thể siêu việt, nhưng tôi đã không nói "khắc phục." Bây giờ quí ông này nói, "Thầy đã nói rằng bản ngã là vật chướng ngại và chỉ bằng việc khắc phục hay siêu việt..." Chúng không đồng nghĩa. Khắc phục là kìm nén: nó là "chinh phục qua." Nó ép buộc cái gì đó một cách bạo hành, nó là vật lộn và tranh đấu. Và bất kì khi nào bạn tranh đấu, bản ngã không thể được siêu việt, bởi vì bản ngã sống bởi tranh đấu, vật lộn. Cho nên bằng việc khắc phục, bản ngã không bao giờ khắc phục cả. Bạn càng cố, bạn sẽ càng trở nên bản ngã hơn. Tất nhiên, bây giờ bản ngã của bạn sẽ có tính tôn giáo, linh thiêng, ngoan đạo. Và nhớ lấy, bất kì khi nào bản ngã trở thành ngoan đạo nó đều trở thành tinh vi hơn và nguy hiểm hơn. Nó là chất độc thuần khiết.
Khắc phục không cùng nghĩa với siêu việt. Khác biệt là gì? Siêu việt tới qua hiểu biết và khắc phục tới qua vật lộn. Bạn tranh đấu, bạn ép nó xuống, bạn nhảy lên ngực nó và bạn ngồi đó, bạn vật lộn với nó; thế thì đó là khắc phục. Nhưng nó bao giờ cũng có đó và bạn bị mắc vào bẫy. Bây giờ bạn không thể rời khỏi nó, bởi vì khoảnh khắc bạn đi xuống, nó sẽ đi lên.
Cho nên một người bản ngã, người cố khắc phục bản ngã của mình, sẽ trở nên khiêm tốn, nhưng bây giờ bản ngã sẽ có đó trong tính khiêm tốn của người đó, trong sự khiêm nhường của người đó; và bạn không thể tìm ra được người bản ngã hơn những người khiêm tốn. Họ nói, "Chúng tôi không là gì cả," nhưng nhìn vào mắt họ mà xem. Họ nói, "Chúng tôi chỉ là cát bụi dưới chân ngài, thưa ngài," nhưng nhìn vào mắt họ mà xem, nhìn vào điều họ đang nói. Để tôi kể cho bạn một giai thoại:
"Bác sĩ ơi," bệnh nhân phàn nàn, "tôi đau đầu lắm. Bác sĩ có thể làm gì về điều đó được không?" "Hút thuốc nhiều quá à?" bác sĩ hỏi.
"Không," bệnh nhân đáp. "Tôi chưa bao giờ đụng tới thuốc lá. Hơn nữa, tôi chưa bao giờ uống rượu và tôi đã không có hẹn hò gì trong hai mươi năm."
"Trong trường hợp đó," bác sĩ nói, "điều duy nhất có thể là vấn đề với ông là ở chỗ hào quang của ông quá thắt lại."
Điều đó sẽ xảy ra bởi "khắc phục" - hào quang của bạn sẽ bị thắt lại quá và bạn sẽ bị đau đầu.
Điều đó xảy ra cho mọi người tôn giáo. Họ trở nên thít chặt, giả, không đích thực. Khi giận nảy sinh họ cứ mỉm cười. Nụ cười của họ là nụ cười tô vẽ, tất nhiên. Họ cứ ép buộc cơn giận ở sâu trong vô thức, và bất kì cái gì bạn kìm nén đều lan rộng trong bản thể bạn. Nó trở thành một phần của bạn. Việc xảy ra là người tôn giáo có thể không bị thấy là phạm tội giận dữ, sự việc giận dữ có thể biến mất khỏi cuộc đời người đó, nhưng giận sẽ trở thành chính phong cách sống của người đó. Bạn có thể không có khả năng thấy và cảm thấy rằng người đó bao giờ cũng giận. Giận sẽ tuần hoàn trong máu người đó, bản ngã sẽ tuần hoàn như dòng chảy ngầm trong bất kì cái gì người đó làm. Thực ra, người đó sẽ trở nên quan tâm quá nhiều tới bất kì cái gì người đó đã khắc phục và người đó bao giờ cũng phòng thủ. Người đó sẽ vẫn còn trong tâm trạng phòng thủ.
Không, khắc phục không phải là siêu việt. Siêu việt có cái đẹp, khắc phục là xấu. Khi bạn siêu việt, bạn đã hiểu cái ngu xuẩn, cái ngốc nghếch của bản ngã, bạn đã hiểu ảo tưởng của nó, bạn đã hiểu ham muốn vô căn cứ của nó. Và thế thì nó rơi rụng đi theo cách riêng của nó. Không phải là bạn vứt nó, bởi vì nếu bạn vứt nó thế thì bạn sẽ đạt tới bản ngã khác, rằng "Mình đã vứt bỏ bản ngã." Nó mất đi qua hiểu biết. Hiểu biết vận hành như lửa, nó thiêu cháy bản ngã.
Và, nhớ cách bạn sẽ biết liệu bản ngã là được khắc phục hay được siêu việt. Nếu nó là được khắc phục thì người này sẽ trở thành khiêm tốn. Nếu nó được siêu việt người đó sẽ không bản ngã không khiêm tốn. Bởi vì toàn thể vấn đề là xong rồi. Chỉ bản ngã mới có thể khiêm tốn. Khi bản ngã không có đó, làm sao bạn có thể khiêm tốn được? Ai sẽ khiêm tốn? Thế thì toàn thể cơ sở đã biến mất bên dưới. Cho nên bất kì khi nào bản ngã được khắc phục nó trở thành sự khiêm tốn. Khi bản ngã được siêu việt, con người đơn giản được giải thoát khỏi cái bẫy đó. Con người không khiêm tốn không bản ngã. Người đó đơn giản. Người đó là thực. Người đó đích thực. Người đó sẽ không phóng đại theo cách này cách khác.
Phóng đại là một phần của bản ngã. Đầu tiên bạn phóng đại rằng "Tôi là người vĩ đại nhất," thế rồi bạn phóng đại rằng "Tôi là người khiêm tốn nhất, người cuối cùng." Đầu tiên bạn phóng đại rằng "Tôi là ai đó," nhưng đặc biệt, thế rồi bạn phóng đại "Tôi là không ai cả " - nhưng đặc biệt.
Đầu tiên bạn muốn thế giới thừa nhận tính là ai dó của bạn và ca ngợi bạn. Khi bạn thấy rằng điều đó không được thực hiện... Bởi vì tất cả đều đang trên cùng một trò và không ai lo nghĩ về việc bạn là ai đó. Họ tất cả đều là ai đó, và họ đang cố gắng cách thức của họ. Và khi bạn cảm thấy cạnh tranh quá gay gắt, và khi bạn cảm thấy dường như không cách nào đi vào trong nó, thế thì bạn bắt đầu cách khác - cách tinh ranh hơn, cách ranh mãnh hơn. Bạn nói, "Tôi là không ai cả," nhưng bạn đợi: bây giờ họ sẽ nhận ra tính không ai cả của bạn, họ sẽ tới - bạn là hiền nhân vĩ đại. Bạn khiêm tốn thế, bạn đã vứt bỏ bản ngã hoàn toàn. Và bạn sẽ mỉm cười sâu bên dưới và bản ngã sẽ cảm thấy được làm vững chắc, được tâng bốc, và bạn sẽ nói, "Bây giờ, vậy là họ đã tới." Nhớ lấy, khắc phục không phải là siêu việt.
" Sáng nay, thưa thầy, thầy đã nói rằng bản ngã là vật chướng ngại và chỉ bằng việc khắc phục hay siêu việt lên trên..." - đừng bao giờ dùng "hay" giữa "khắc phục" và "siêu việt"; chúng là những hiện tượng khác nhau toàn bộ, những hiện tượng tuyệt đối khác nhau - "... bản ngã thì việc hoàn thành bản tính tinh hoa của chúng ta mới có thể được đạt tới."
" Thế rồi thầy đã nói rằng bằng việc tập trung vào thôi thúc dục..." Tôi chưa bao giờ nói điều đó. Tôi nói "samyama" - không phải chỉ "tập trung." Samyama là tập trung, suy tư, samadhi - cực lạc - tất cả cùng nhau. Đó là cách bạn cứ nghe bất kì cái gì bạn muốn nghe. Tôi phải lặp lại biết bao nhiêu lần, vậy mà bạn cứ bỏ lỡ.
Nếu bạn nhớ, hôm qua tôi đã lặp lại bao nhiêu lần từ samyama và tôi đã cố gắng giải thích cho bạn nó là gì. Nó không chỉ là tập trung. Tập trung chỉ là bước đầu tiên hướng tới nó. Bước thứ hai là suy tư, trong suy tư tập trung bị loại bỏ. Nó phải vậy bởi vì khi bạn đi một bước thêm nữa thì bước thấp hơn phải bị bỏ đi, bằng không làm sao bạn có thể đi được? Khi bạn đi lên cầu thang, bạn liên tục bỏ lại các bậc đằng sau bạn. Bậc thứ nhất bị bỏ lại trong bậc thứ hai; tập trung bị bỏ đi trong suy tư. Dharana bị bỏ đi trong dhyan. Và thế rồi bậc thứ ba: samadhi, cực lạc. Thế thì suy tư cũng bị bỏ đi, thế thì bạn đạt tới samadhi. Và cả ba điều này được gọi là samyama.
Khi bạn mang samyama tới dục, vâng, brahmacharya bắt nguồn từ nó - nhưng không chỉ tập trung. "Thế rồi thầy đã nói rằng bằng việc tập trung vào thôi thúc dục, người ta có thể được chứng ngộ…" Vâng, bằng việc đem samyama tới bất kì thôi thúc nào, người ta có thể được tự do khỏi nó. Bởi vì trong samadhi sâu bạn cực kì hiểu biết - và chỉ hiểu biết mới cho tự do. Và với tâm trí hiểu biết không cần né tránh và chạy trốn. Bạn có thể đối diện nó. Vấn đề biến mất: ngọn lửa hiểu biết của bạn là thế, vấn đề bị thiêu cháy.
Vâng, nếu bạn mang samyama của bạn tới ham muốn dục, ham muốn này sẽ biến mất. Không khắc phục: bạn sẽ siêu việt lên trên nó.
"Thầy không nghĩ hai phát biểu này là mâu thuẫn sao...? Không, tôi không nghĩ điều đó. Bạn tuyệt đối lú lẫn, và lú lẫn tới bởi vì ý thức hệ của bạn. Ý thức hệ bao giờ cũng gây lú lẫn. Bạn bao giờ cũng nghe khi ẩn đằng sau ý thức hệ và kinh sách của bạn. Và rất khó tìm ra một người Ấn Độ có thể nghe một cách trực tiếp - Bhagavadgita cứ tiếp diễn bên trong liên tục, Vedas, Upanishads. Người Ấn Độ đã trở thành giống như vẹt. Họ cứ lặp lại mà chẳng hiểu, bởi vì nếu bạn hiểu thế thì không cần bất kì Bhagavadgita nào. Bài ca thiêng liêng riêng của bạn nảy sinh; bạn bắt đầu việc hát riêng của bạn. Bạn bắt đầu làm điều riêng của bạn. Krishna đã làm việc riêng của ông ấy. Sao bạn phải làm điều đó? Ông ấy là ai để mà được làm bản sao và sao chép và bắt chước? Và thế rồi bạn sẽ chỉ là việc bắt chước. Mọi người Ấn Độ, gần như tất cả, đều đã trở thành kẻ bắt chước; họ có mặt giả, mặt nạ. Và họ cứ nghĩ nước này là rất tôn giáo. Nó không vậy đâu. Nó là một trong những nước tinh ranh nhất thế giới.
"Thầy không nghĩ hai phát biểu này là mâu thuẫn sao, vì nếu thầy tập trung vào hành động hay thôi thúc dục thầy đã trở thành người làm và bản ngã đó sao?" Ai đã bảo bạn rằng nếu bạn làm samyama trên dục bạn sẽ trở thành người làm? Samyama nghĩa là chứng kiến, chứng kiến thuần khiết. Bạn trở thành người quan sát, không phải là người làm. Làm sao bạn có thể trở thành người làm khi bạn đang nhìn thôi thúc dục? Khi bạn nhìn nó, cái được thấy trở thành khác với người thấy.
Bạn đang nhìn tôi ở đây. Chắc chắn bạn tách rời và tôi tách rời. Tôi đang nhìn bạn, bạn là đối thể của việc nhìn của tôi và tôi là năng lực của việc nhìn của tôi. Bạn tách rời, tôi tách rời.
Cái được biết là tách rời khỏi người biết, người thấy là tách rời khỏi cái được thấy; và khi bạn mang samyama tới bất kì thôi thúc nào dù nó là bất kì cái gì - dục, tham, bản ngã - đột nhiên bạn tách rời bởi vì bạn nhìn thấy nó. Nó có đó như một đối thể, và bạn ở đó, người xem. Làm sao bạn có thể trở thành người làm được? Một người trở thành người làm khi việc chứng kiến bị mất; người đó trở nên bị đồng nhất với đối thể của việc nhìn. Người đó bắt đầu nói, "Dục này, đó là mình, đó là tôi," "Đói này trong thân thể, là mình, là tôi." Nếu bạn quan sát cái đói, cái đói có đó trong thân thể và bạn ở xa xăm trên các vì sao.
Thử nó mà xem. Khi bạn cảm thấy đói, ngồi xuống, nhắm mắt lại và quan sát người đói. Bạn không thể bị đồng nhất với cơn giận được. Nếu bạn cảm thấy bị đồng nhất, trong chính khoảnh khắc đó việc chứng kiến bị mất; bạn đã trở thành người làm.
Toàn thể nghệ thuật của việc chứng kiến là để giúp bạn cảm thấy tách rời khỏi mọi thứ mà bạn đang bám vào.
Không, người làm không bao giờ nảy sinh ra từ samyama. Người làm mất đi, biến mất. Đột nhiên bạn thấy rằn bạn chưa bao giờ làm cái gì cả - mọi thứ đều đang xảy ra, nhưng bạn không làm gì cả. Bạn không là người làm. Bạn là nhân chứng thuần khiết, sakshin. Và đây là điều tối thượng của mọi tôn giáo.
"Chúng tôi nghĩ rằng chỉ bằng việc tách khỏi ham muốn nhục dục, chúng tôi có thể đạt tới đối thể." Điều này đang tạo ra rắc rối, rằng bạn có ý tưởng nào đó - bạn "nghĩ." Nếu bạn có một số ý tưởng, thực hành chúng đi, và bạn sẽ đi tới biết cái giả của chúng. Và bạn đã từng có chúng từ lâu rồi, bạn vẫn chưa ngán, và điều gì đã xảy ra cho bạn qua những ý tưởng đó? Biến đổi nào đã tới với bạn? Giải thoát nào đã tới với bạn? Thông minh thêm chút ít đi. Nhìn này: những ý tưởng nào bạn đã từng mang cả đời bạn - cái gì đã xảy ra? Nó giống như đồ đồng nát bên trong bạn. Chẳng cái gì đã xảy ra. Bây giờ lau sạch không gian bên trong của bạn đi.
Ở đây tôi không cố cho bạn ý tưởng và cái thay thế khác. Toàn thể nỗ lực của tôi là để triệt tiêu bạn hoàn toàn, tiêu diệt bạn hoàn toàn - tiêu diệt tâm trí bạn hoàn toàn tới mức bạn trở thành trạng thái vô trí, cái nhìn rõ ràng, có vậy thôi. Tôi không tin vào bất kì ý thức hệ nào, và tôi không muốn tin vào cái gì. Mọi ý thức hệ đều là giả. Và tôi nó mọi ý thức hệ - kể cả của tôi. Bởi vì các ý tưởng không thể đem bạn tới cái thực được. Cái thực được biết tới chỉ khi bạn không có ý tưởng nào về nó.
Cái thực có đó, và bạn đang đầy những ý tưởng, bạn cứ bỏ lỡ nó. Khi bạn nghe tôi, nếu bạn nghe qua các ý tưởng của bạn, bạn sẽ ngày càng bị lú lẫn hơn.
Xin bạn, trong vài phút khi bạn còn ở đây, gạt các ý tưởng của bạn sang bên đi. Chỉ nghe tôi. Tôi không nói tin vào điều tôi nói. Tôi nói chỉ nghe thôi, cho nó một cơ hội, và thế rồi về sau mới nghĩ. Nhưng điều gì xảy ra: tôi đang nói cái gì đó và bạn lặp lại cái gì đó khác bên trong bạn. Dừng băng đó lại đi. Dừng mọi băng cũ lại, bằng không bạn sẽ không có khả năng hiểu tôi, điều tôi đang nói. Và thực ra tôi không nói gì mấy đâu, thay vì thế, tôi đang ở đây. Việc nói của tôi chỉ là cách để ở cùng bạn.
Cho nên nếu bạn dẹp ý tưởng của bạn sang bên một chút... tôi không nói vứt chúng đi mãi mãi - chỉ gạt chúng sang bên thôi, nghe tôi, thế rồi bạn có thể đem chúng trở lại lần nữa nếu bạn cảm thấy chúng là tốt hơn. Nhưng đừng bị trộn lẫn. Một giai thoại:
Một người Do Thái, một người rất già, tới thăm con trai ở Mĩ. Ông ấy choáng khi thấy rằng cậu thanh niên đã không theo luật Do Thái. "Con ngụ ý," ông ấy hỏi, "con không giữ luật ăn kiêng à?" "Bố ơi, con ăn ở nhà hàng, và không dễ giữ được chế độ ăn kiêng." "Ít nhất thì con vẫn giữ ngày Sabbath, ngày thứ bẩy thờ phụng chúa chứ?" "Rất tiếc, thưa bố, khó làm điều đó ở Mĩ lắm." "Nói cho bố, con trai," ông già nhạo báng, "con vẫn còn bcắt bao qui đầu chứ?"
Đây là cách tâm trí cứ làm việc. Gạt nó sang bên đi; chỉ thế thì bạn mới có thể hiểu được tôi. Ngoài ra thì nó là không thể được.
Câu hỏi 5
Hôm qua thầy giải thích sammyama là việc tổng hợp của tập trung, suy ngẫm và samadhi. Xin thầy giải thích sự khác biệt giữa samyama và chứng ngộ chung cuộc. Làm sao Patanjali đã không nói về thanh tẩy trong khi thầy mạnh mẽ nhấn mạnh vào thanh tẩy? Xin thầy giải thích thuốc giải độc mở đầu cho việc dùng sai quyền năng linh hồn. Làm sao người ta có thể làm sai khác nếu người ta hoàn tác lại nghiệp Prarabdha, định mệnh, hay người ta đang tạo ra nghiệp mới? Nếu thời gian cho cái chết của một người bị ấn định theo giây, điều đó có ngụ ý rằng người đó không có tự do để chết sớm hơn hay kéo dài thêm khoảng sống của người đó?
Thứ nhất: "Xin thầy giải thích sự khác biệt giữa samyama và chứng ngộ chung cuộc."
Đừng lo nghĩ về chứng ngộ chung cuộc. Và không có cách nào để giải thích nó hay thậm chí mô tả nó. Nếu bạn thực sự quan tâm, tôi sẵn sàng cho bạn chứng ngộ chung cuộc, nhưng đừng hỏi về giải thích về nó. Điều đó là dễ dàng hơn - trao nó cho bạn - hơn là mô tả nó. Bởi vì không mô tả nào sẽ công bằng. Không ai đã bao giờ mô tả được nó. Samyama có thể được mô tả bởi vì samyama là phương pháp. Chứng ngộ không thể được mô tả; điều đó xảy ra bên ngoài samyama.
Samyama giống như gieo hạt mầm, tưới nước cho cây, bảo vệ cây, samyama giống điều đó. Thế rồi tới nở hoa, chúng bừng nở. Khó mà nói cái gì về hoa. Mọi thứ, mọi điều có thể được nói trước khi hoa tới trong hiện hữu bởi vì mọi thứ khác chỉ là phương pháp, kĩ thuật.
Tôi có thể nói cho bạn về kĩ thuật và phương pháp. Nếu bạn theo những kĩ thuật và phương pháp này, một ngày nào đó bạn sẽ thức tỉnh trong chứng ngộ. Điều đó có thể xảy ra ngay bây giờ nữa, nếu bạn sẵn sàng hi sinh bản thân bạn hoàn toàn. Tôi ngụ ý gì khi tôi nói hi sinh bản thân bạn hoàn hoàn? Điều đó nghĩa là buông xuôi bản thân bạn hoàn toàn.
Nếu bạn cho phép tôi, điều đó có thể xảy ra ngay bây giờ bởi vì ánh sáng đang cháy bên trong tôi. Ngọn lửa có thể nhảy sang bạn, nhưng bạn không cho phép. Bạn phòng thủ thế - dường như bạn có cái gì đó dễ mất. Tôi không thể thấy được rằng bạn có cái gì để mất. Bạn chẳng có gì để mất cả, nhưng bạn phòng thủ thế, cứ dường như kho báu được giấu kín ở đó và nếu bạn mở trái tim bạn ra những kho báu đó có thể bị đánh cắp. Và chẳng có gì cả - chỉ bóng tối, chỉ bụi bẩn của nhiều, nhiều kiếp.
Nếu bạn mở với tôi, nếu bạn trở nên mong manh với tôi, bạn hi sinh bản thân bạn, và chừng nào đệ tử chưa hi sinh bản thân mình cho thầy, mối liên hệ còn chưa được thực hiện. Và việc hi sinh phải là hoàn toàn, bạn không thể giữ lại được cái gì. Nếu bạn sẵn sàng cho chứng ngộ, thế thì đừng phí thời gian: hi sinh bản thân bạn hoàn toàn đi. Trở thành mong manh với tôi.
Khó. Người ta cảm thấy bị mất. Người ta cảm thấy, mình đang đi đâu đây? Người ta cảm thấy dường như mọi kho báu của mình đang bị lấy mất đi. Và chẳng có gì cả - không kho báu - ngay cả bạn cũng không có đó để mà bị mất. Và người có đó không thể bị mất được. Người có thể bị mất không phải là bạn, cái mà không thể bị mất mới là bạn. Bằng việc trở nên mong manh bạn sẽ mất cái gì đó, cái đó là bản ngã của bạn; bạn sẽ mất cái gì đó, nhưng bạn sẽ không mất bản thân bạn. Thực ra bằng việc mất đi mọi thứ khác lần đầu tiên bạn sẽ đạt tới bản thể đích thực của bạn.
Cho nên đừng hỏi về chứng ngộ. Phật đã nói, "Chư phật chỉ có thể chỉ ra con dường, không ai có thể nói cho ông được." Tôi có thể chỉ cho bạn nước, nhưng đừng hỏi tôi làm sao cảm thấy nước làm dịu cơn khát. Làm sao tôi có thể nói cho bạn được? Nước đang ở đây. Sao không nếm nó? Sao không uống nó? Uống tôi đi, và để cho cơn khát của bạn được dịu đi. Thế thì bạn sẽ biết nó thế nào, cảm thấy nó thế nào - đó là việc cảm, và không có cách khác để mô tả nó. Nó giống như yêu: nếu bạn đã rơi vào tình yêu, bạn biết nó là gì; nhưng nếu ai đó hỏi yêu là gì, bạn sẽ bị phân vân.
Có câu ngạn ngữ nổi tiếng của Augustine: "Tôi biết thời gian là gì, nhưng khi ai đó hỏi tôi, 'Thời gian là gì?' đột nhiên tôi không biết." Bạn cũng biết thời gian là gì, và nếu ai đó hỏi bạn, sẽ khó nói.
Tôi đã nghe nói về một người Nga, Leo Tolstoy, một tiểu thuyết gia vĩ đại. Ông ấy ở London, và ông ấy không biết mấy tiếng Anh, và ông ấy muốn biết thời gian lúc đó, cho nên ông ấy hỏi một quí ông, "Xin ông nói cho tôi, thời gian là gì?" Người Anh nhún vai, và ông ta nói, "Đi mà hỏi triết gia." Thời gian là gì? Bạn có thể nói, "Thời gian bây giờ là gì?" nhưng bạn không thể nói, "Thời gian là gì?" Bạn biết, bạn cảm thấy nó, bởi vì bạn sống trong thời gian. Liên tục nó có đó và trôi qua, trôi qua bạn. Bạn sống trong thời gian như cá sống trong nước, nhưng ngay cả cá cũng không thể xác định được nước là gì.
Thực ra tôi đã nghe một câu chuyện rằng có lần một con cá triết gia trở nên lo nghĩ nhiều lắm bởi vì nó nghe nói, nói quá nhiều, về đại dương, và nó chưa bao giờ bắt gặp đại dương. Cho nên nó suy tư. Vua thuỷ tề tới nhìn con cá này, và nó nghĩ rằng dường như có cái gì rắc rối, con cá này lo nghĩ nhiều lắm. Thế là vua thuỷ tề hỏi, "Có chuyện gì với ngươi vậy? Cái gì đã đi sai?" Và con cá này nói, "Tôi rất lo nghĩ - tôi muốn biết đại dương là gì. Nói về điều đó quá nhiều rồi và tôi chưa bao giờ bắt gặp nó." Và vua thuỷ tề cười và nói, "Ngươi ngu thế, ngươi đang ở trong nó rồi!"
Nhưng khi cái gì đó ở gần thế, khó mà biết được. Bạn chưa bao giờ bắt gặp nó. Bạn ở trong thời gian, nhưng bạn chưa bao giờ bắt gặp nó, bạn không thể hiểu thấu nó. Trở nên khó định nghĩa nó.
Bạn ở trong Thượng đế: trở nên khó định nghĩa Thượng đế. Bạn đã ở trong chứng ngộ rồi! Chỉ việc quay lại, chỉ sự sáng tỏ, việc nhận ra, việc nhớ lại. Đó là lí do tại sao tôi nói tôi sẵn sàng trao nó cho bạn, bởi vì nó đã có đó rồi. Không cái gì cần được làm cả. Chỉ nếu bạn cho phép tôi cầm tay bạn một chốc thôi.
Điều thứ hai: "Làm sao Patanjali đã không nói về thanh tẩy trong khi thầy nhấn mạnh nhiều vào thanh tẩy?"
Để tôi kể cho bạn một giai thoại:
Một người say loạng choạng dừng một khách qua đường lại để hỏi thời gian. Khách qua đường nhìn đồng hồ và nói cho anh ta.
Người say trông có vẻ hoang mang, lắc đầu. "Tôi không thể hình dung ra được điều đó," người đó nói trong cơn say. "Cả đêm tôi đã kiếm được những câu trả lời khác nhau."
Cả đêm! Khi bạn bắt đầu nghĩ về tôi và Patanjali, nhớ sự khác biệt năm nghìn năm. Và cả đêm bạn đã có được những câu trả lời khác nhau sao?
Khi Patanjali ở đây trên trái đất này, con người đã là sinh linh khác toàn bộ. Một phẩm chất khác toàn bộ của nhân loại đã tồn tại. Thanh tẩy không được cần tới, Mọi người còn hoang sơ, đơn giản, như trẻ con. Đứa trẻ không cần thanh tẩy; người già cần. Đứa trẻ không tích luỹ cái gì.
Quan sát đứa trẻ mà xem. Khi đứa trẻ giận nó trở thành cơn giận - nó nhảy nhót, la hét, kêu gào. Và thế rồi cơn giận qua đi và nó mỉm cười và nó quên - nó đã trải qua thanh tẩy. Khi nó yêu, nó tới và ôm ghì và hôn bạn. Và nó không lo nghĩ về xã giao và cách xử sự và những thứ như thế. Và bạn cũng không lo nghĩ, bạn nói, "Nó là trẻ con, còn chưa văn minh " - tức là, còn chưa bị đầu độc, còn chưa được giáo dục, tức là chưa bị ước định.
Khi đứa trẻ muốn la hét, nó la hét. Nó sống trong tự do toàn bộ; không có nhu cầu thanh tẩy. Mọi khoảnh khắc nó đã ném đi bất kì cái gì tới, nó chưa bao giờ tích luỹ. Nhưng người già thì sao? Cùng đứa trẻ đó sẽ trở nên già sau năm mươi, sáu mươi, bẩy mươi năm, nó đã tích luỹ quá nhiều. Khi nó muốn giận, nó không thể giận được.
Có cả nghìn lẻ một tình huống mà bạn muốn giận nhưng bạn không thể giận được - nó là "không kinh tế," hay "nguy hiểm về tài chính." Khi ông chủ của bạn la rầy bạn, bạn cứ mỉm cười. Bạn muốn giết ông ta, nhưng bạn cứ mỉm cười. Bây giờ điều gì sẽ xảy ra cho giận đã nảy sinh? Nó sẽ bị kìm nén.
Cùng điều này xảy ra trong cuộc sống của xã hội. Patanjali đã ở đây khi mọi người còn nguyên thuỷ. Nếu bạn đi vào phần bên trong của Ấn Độ, nơi các bộ lạc nguyên thuỷ vẫn tồn tại, họ sẽ không cần Thiền Động, nhớ lấy. Họ sẽ cười bạn, "Cái gì?... các ông đang làm gì vậy? Phỏng có ích gì?" Mọi đêm sau khi ngày làm việc qua rồi họ nhảy múa, họ nhảy múa tới cực thích. Mười hai giờ, một giờ đêm, họ sẽ tiếp tục nhảy múa với trống, nguyên thuỷ, với năng lượng lớn, với cực lạc. Và thế rồi họ sẽ rơi vào giấc ngủ dưới cây. Và cả ngày họ làm việc nhiều thế... chặt củi, thế thì làm sao bạn có thể thu lấy giận dữ bên trong bạn được? Họ không phải là thư kí trong văn phòng. Họ còn chưa văn minh. Họ sống cuộc sống dường như nó tới qua. Chặt củi họ trở thành bất bạo hành - họ không cần bất kì Mahavira nào dạy họ. Họ không cần triết lí nào của Jaina giáo về bất bạo hành.
Vâng, thương nhân cần triết lí bất bạo hành; đó là lí do tại sao mọi người Jaina đều là thương nhân. Chỉ ngồi ở khu vực người Gaddi cả ngày, mỉm cười và mỉm cười. Hmm?... người ta gần phát rồ. Thế thì người ta cần triết lí bất bạo hành để giữ cho bản thân mình còn trong kiểm soát. Bằng không người ta sẽ nhảy xổ vào bất kì ai - chẳng cớ nào cả, chẳng lí do nào cả. Nhưng khi một người chẻ củi, người đó cần gì triết lí nào về bất bạo hành? Khi người đó về nhà người đó đã ném bạo hành đi hoàn toàn thế, người đó bất bạo hành.
Đó là lí do tại sao Patanjali chưa bao giờ nói về thanh tẩy. Nó không được cần tới. Xã hội mới ở trong giai đoạn trẻ thơ. Mọi người đều như trẻ thơ, hồn nhiên; họ sống cuộc sống của họ mà không có kìm nén nào. Thanh tẩy được cần khi kìm nén đi vào trong tâm trí con người. Xã hội càng kìm nén, các phương pháp thanh tẩy sẽ càng được cần tới. Thế thì bạn sẽ phải làm cái gì đó để đem nó ra.
Và tôi bảo bạn làm Thiền Động là tốt hơn ném cơn giận của bạn lên ai đó khác, bởi vì nếu bạn ném nó lên ai đó khác, nghiệp sanchita của bạn sẽ trở nên ngày càng lớn hơn. Nếu bạn ném nó vào Thiền Động, nghiệp sanchita của bạn được làm trống rỗng. Bạn không ném vào ai cả. Bạn đơn giản giận - không giận bất kì ai. Bạn đơn giản la hét - không chống lại bất kì ai. Bạn đơn giản khóc. Việc khóc, gào, la, giận, bạo hành đơn giản này lau sạch bạn, và nó không tạo ra dây chuyền nào trong tương lai.
Cho nên điều Patanjali nói về samyama, tôi sẽ làm thanh tẩy cũng là một phần của nó; bởi vì tôi không lo nghĩ về Patanjali. Tôi lo nghĩ về các bạn - và tôi biết các bạn rõ lắm. Nếu các bạn không ném nó lên trời, các bạn sẽ ném nó vào ai đó ở đâu đó; và thế thì nó sẽ tạo ra dây chuyền nghiệp.
Thanh tẩy là điều phải có cho những ngày đang tới. Con người càng trở nên văn minh, thanh tẩy sẽ càng được cần tới.
Điều thứ ba trong câu hỏi: "Xin thầy giải thích thuốc giải độc mở đầu cho việc dùng sai quyền năng linh hồn."
Thuốc giải duy nhất cho việc dùng sai quyền năng linh hồn là tình yêu; ngoài ra thì quyền năng gây hư hỏng. Mọi quyền năng đều gây hư hỏng. Nó có thể là của cải, nó có thể là danh tiếng, nó có thể là chính trị, hay nó có thể là linh hồn - điều đó không tạo ra khác biệt. Bất kì khi nào bạn cảm thấy có quyền năng, nếu bạn không có tình yêu như thuốc giải độc, quyền năng của bạn sẽ trở thành thảm hoạ cho người khác, một tai hoạ, bởi vì quyền năng làm mù mắt. Tình yêu mở mắt, tình yêu lau sạch mắt... cảm nhận của bạn trở nên rõ ràng. Quyền năng che mờ. Để tôi kể cho bạn một giai thoại:
Một người keo kiệt giầu có chưa bao giờ cho người nghèo túng. Giáo sĩ của ông ta yêu cầu ông ta giúp một gia đình nghèo đang cần thức ăn và thuốc men. Ông ta từ chối.
Giáo sĩ đưa cho ông ta chiếc gương và nói, "Nhìn vào trong này. Ông thấy cái gì?" Ông ta nói, "Tôi thấy mặt tôi trong đó, chẳng cái gì khác."
"Bây giờ," giáo sĩ đáp, "nhìn qua cửa sổ kia. Ông thấy gì?"
Ông ta nói, "Tôi thấy đàn ông và đàn bà. Tôi thấy hai người yêu nhau đang say mê nhau. Và trẻ con đang chơi. Sao? Sao ông hỏi tôi?"
"Ông đã trả lời câu hỏi riêng của ông rồi," giáo sĩ đáp. "Qua cửa sổ ông nhìn vào cuộc sống, trong gương ông thấy bản thân ông. Gương là kính, cũng như cửa sổ, nhưng được phủ đằng sau bằng lớp bạc. Vì bạc này che giấu cái nhìn của ông về cuộc sống, ông chỉ thấy bản thân ông; cho nên bạc của ông, của cải của ông che giấu mọi thức khác khỏi cái nhìn của ông cho nên ông thấy và nghĩ về bản thân ông."
Người giầu ngẩng đầu lên. "Ông đúng đấy," ông ta nói. "Tôi đã bị mù bởi bạc."
Nhưng mọi quyền năng đều mù. Dù nó là bạc hay vàng hay thành tựu hồn vía, mọi quyền năng đều mù. Thế thì bạn chỉ nhìn thấy bản thân bạn. Do đó mới có nhấn mạnh của Patanjali, khoảnh khắc samyama được đạt tới, ngay lập tức đem sự thân thiết, tình yêu vào. Để cho cái đó là điều đầu tiên sau samyama, để cho toàn thể năng lượng của bạn trở thành luồng tình yêu, của chia sẻ, để cho bất kì cái gì bạn có, bạn liên tục chia sẻ. Thế thì không có khả năng nào của bất kì việc dùng sai nào.
Câu hỏi 6
Osho ơi, hết người say này tới người say khác, rượu của thầy là ngọt hơn tất cả.
Đó là từ Purnima. Tôi chỉ có một điều để nói: Purnima tôi đã cho bạn mới chỉ là món khai vị thôi. Rượu vẫn còn đang đợi - sẵn sàng đi. Đừng quá bị say bởi món khai vị. Tất cả mọi điều tôi nói với bạn chỉ mới là món khai vị thôi.
Câu hỏi 7
Osho ơi, thầy có bao giờ nói dối không?
Tôi là kẻ dối trá, và là kẻ dối trá hoàn hảo tới đó - và điều này nữa cũng là dối trá nốt.

0 Đánh giá

Ads Belove Post