Chương 3. Cổng của cõi trời và địa ngục

Chương 3. Cổng của cõi trời và địa ngục

Price:

Read more

Osho - Chim tung cánh
Bài giảng về Thiền
Chương 3. Cổng của cõi trời và địa ngục

Osho kính yêu,
Một võ sĩ tới Thiền sư Hakuin và hỏi "Có các thứ như cõi trời và địa ngục không?"
Hakuin hỏi "Anh là ai?"
Võ sĩ này đáp "Tôi là võ sĩ trưởng của hoàng đế."
Hakuin nói "Anh, mà là võ sĩ đạo sao? Với bộ mặt như thế, anh có vẻ giống nhiều với kẻ ăn xin hơn."
Với điều này võ sĩ trở nên giận dữ cho nên anh ta tuốt kiếm ra.
Đứng bình thản trước anh ta, Hakuin nói "Ở đây mở ra cánh cửa của địa ngục."
Cảm nhận sự điềm đạm của thầy, người lính tra kiếm lại và cúi lạy.
Thế rồi Hakuin nói "Và ở đây mở ra cánh cổng cõi trời."
Cõi trời và địa ngục không có tính địa lí. Nếu bạn đi tìm chúng bạn sẽ không bao giờ thấy chúng ở đâu cả. Chúng ở bên trong bạn, chúng mang tính tâm lí. Tâm trí là cõi trời, tâm trí là địa ngục, và tâm trí có năng lực trở thành cả hai. Nhưng mọi người liên tục nghĩ về mọi thứ ở đâu đó bên ngoài. Chúng ta bao giờ cũng liên tục tìm mọi thứ bên ngoài vì ở bên trong là rất khó. Chúng ta đi ra ngoài. Nếu ai đó nói có Thượng đế, chúng ta nhìn lên trời. Ở đâu đó, ngồi đó, sẽ là người thiêng liêng.
Một nhà tâm lí học ở một trường Mĩ hỏi trẻ nhỏ chúng nghĩ gì về Thượng đế. Trẻ con có cảm nhận trong trẻo hơn: chúng ít tinh ranh hơn, chân thực hơn. Chúng nhiều tính đại diện hơn cho tâm trí con người, chúng không bị làm hư hỏng. Cho nên ông ấy hỏi lũ trẻ và câu trả lời được thu lại. Kết luận là rất buồn cười. Gần như mọi đứa trẻ đều mô tả Thượng đế là cái gì đó giống thế này - một ông già, rất cao, có râu và rất nguy hiểm. Ông ấy tạo ra sợ hãi. Nếu bạn không theo ông ấy ông ấy sẽ tống bạn vào địa ngục; nếu bạn cầu nguyện và theo ông ấy, ông ấy sẽ cho bạn thiên đường và mọi thú vui. Ông ấy ngồi trên ngai vàng trên trời theo dõi mọi người. Bạn không thể thoát được ông ấy; cho dù bạn ở trong buồng tắm ông ấy cũng nhìn.
Tâm trí đi ra ngoài phóng chiếu mọi thứ bên ngoài. Đây là Thượng đế của bạn nữa. Đừng cười, đừng nghĩ đây là quan niệm trẻ con - không, đây là bạn.
Đây là cách bạn nghĩ về Thượng đế - như một gián điệp vũ trụ, bao giờ cũng tìm kiếm kết án, để trừng phạt, để tống bạn vào địa ngục... như người rất dữ tợn, trả thù. Đó là lí do tại sao mọi tôn giáo đều dựa trên sợ. Tôn giáo nói nếu bạn làm điều này bạn sẽ được ca ngợi, được thưởng; nếu bạn không làm điều này, bạn sẽ bị trừng phạt. Điều cơ sở dường như là sợ. Thượng đế chỉ dường như là một hoàng đế rất quyền thế ngồi trên ngai vàng trên cõi trời. Toàn thể quan niệm này là ngu xuẩn nhưng con người, tâm trí con người là ngu xuẩn. Toàn thể quan niệm này lấy con người làm trung tâm.
Trong Kinh Thánh có nói Thượng đế tạo ra con người theo hình ảnh riêng của ông ấy. Trong thực tại, dường như là hoàn toàn ngược lại: con người đã tạo ra Thượng đế theo hình ảnh riêng của mình. Chúng ta đã phóng chiếu Thượng đế theo hình ảnh riêng của chúng ta; ông ấy chỉ là hình phóng đại của tâm trí con người. Ông ấy là tâm trí con người lớn hơn, có vậy thôi. Nhớ lấy, nếu bạn nghĩ Thượng đế ở đâu đó bên ngoài bạn, bạn thậm chí đã không lấy bước đầu tiên hướng tới việc có tính tôn giáo.
Cùng điều đó xảy ra với mọi quan niệm như vậy. Chúng ta nói cõi trời là ở bên ngoài, địa ngục là ở bên ngoài; cứ dường như chẳng cái gì tồn tại bên trong. Cái gì ở bên trong bạn? Khoảnh khắc bạn nghĩ về bên trong dường như là mọi thứ thành trống rỗng. Cái gì là bên trong? Thế giới là bên ngoài, dục là bên ngoài, tội lỗi là bên ngoài, đức hạnh là bên ngoài. Thượng đế, cõi trời, địa ngục - mọi thứ là bên ngoài. Cái gì là bên trong bạn? Bạn là ai? Khoảnh khắc bạn nghĩ về cái bên trong tâm trí bạn trở thành trống, chẳng có gì. Trong thực tế, mọi thứ là bên trong; cái bên ngoài chỉ là phóng chiếu. Sợ là ở bên trong bạn; nó được phóng chiếu như địa ngục. Địa ngục chỉ là hình ảnh được phóng chiếu lên màn ảnh - của sợ ở bên trong bạn, của giận, của ghen, của mọi thứ là độc trong bạn, của mọi thứ là ác trong bạn. Cõi trời, lần nữa, lại là hình ảnh được phóng chiếu lên màn ảnh - của mọi thứ là tốt và đẹp, của mọi thứ là phúc lạc bên trong bạn. Quỉ là con người sa ngã, Thượng đế là con người đã vươn lên. Thượng đế là khả năng tối thượng của cái đẹp của bạn; Quỉ là sa ngã tối thượng của bạn. Không có người nào như Quỉ tồn tại ở đâu đó. Bạn sẽ không bao giờ gặp quỉ chừng nào bạn chưa trở thành nó. Và bạn sẽ không bao giờ đương đầu với Thượng đế chừng nào bạn chưa trở thành Thượng đế.
Ở phương Đông các tôn giáo đã siêu việt lên trên thái độ lấy con người làm trung tâm này từ rất lâu rồi, trong quá khứ. Các tôn giáo phương Đông đều không lấy con người làm trung tâm. Họ nói "Bạn không thể đương đầu với Thượng đế được, bạn có thể trở thành Thượng đế. Họ nói "Khi bạn đạt tới điểm tối thượng của sự tồn tại, sẽ không có Thượng đế nào để đón bạn và đón chào bạn. Duy nhất bạn sẽ có đó trong tính thượng đế của bạn." Cho nên điều này có thể được nói, và tôi liên tục nhấn mạnh: Không tồn tại Thượng đế - sự tồn tại là điều thiêng liêng. Không tồn tại ai giống như một người, một siêu nhân, không có ai cả. Thượng đế là vô tồn tại, tính thượng đế là tồn tại. Khoảnh khắc tôi nói tính thượng đế... nó trở thành cái gì đó bên trong; khoảnh khắc bạn nói Thượng đế, bạn đã phóng chiếu nó.
Câu chuyện này là hay. Thiền sư Hakuin là một trong những việc nở hoa hiếm hoi. Một võ sĩ tới ông ấy, một võ sĩ đạo, một người lính vĩ đại, và anh ta hỏi "Có địa ngục nào, có cõi trời nào không? Có địa ngục và cõi trời, có cổng vào không? Tôi vào từ đâu? Làm sao tôi có thể tránh được địa ngục và chọn cõi trời?" Anh ta là một võ sĩ đơn giản. Võ sĩ bao giờ cũng đơn giản.
Khó tìm ra một doanh nhân mà đơn giản. Doanh nhân bao giờ cũng tinh ranh, láu lỉnh; bằng không người đó không thể là doanh nhân được. Võ sĩ bao giờ cũng đơn giản; bằng không anh ta không thể là võ sĩ được. Võ sĩ chỉ biết hai điều, sống và chết - không gì nhiều. Cuộc sống của anh ta bao giờ cũng lâm nguy, anh ta bao giờ cũng liều lĩnh. Anh ta là người đơn giản. Đó là lí do tại sao doanh nhân không thể tạo ra được một Mahavir, một Phật. Ngay cả người Brahmin cũng không thể tạo ra được một Ram, một Phật, một Mahavir. Brahmins cũng tinh ranh, tinh ranh theo cách khác. Họ cũng là doanh nhân - của thế giới khác, của thế giới kia. Họ giải quyết kinh doanh không của thế giới này, mà của thế giới kia. Chức tu sĩ của họ là một kinh doanh; tôn giáo của họ là toán học, số học. Họ cũng láu lỉnh, còn láu lỉnh hơn doanh nhân. Doanh nhân bị giới hạn vào thế giới của ông ta, tính tinh ranh của họ vượt ra ngoài. Họ bao giờ cũng nghĩ về thế giới kia, về phần thưởng họ sẽ có được ở đó. Nghi lễ của họ, toàn thể tâm trí của họ đều liên quan tới cách đạt tới nhiều vui thú hơn trong thế giới kia. Họ quan tâm tới vui thú: họ là các doanh nhân. Ngay cả những người Brahmin cũng không thể tạo ra được vị Phật. Điều này là kì lạ. Tất cả hai mươi bốn tirthankaras của người Jain đều là kshatriyas, chiến binh. Phật đã là chiến binh; Rama và Krishna đều là chiến binh. Họ là những người đơn giản, không tinh ranh trong tâm trí họ, không số học. Họ biết chỉ hai điều - sống và chết.
Chiến binh đơn giản này tới Hakuin để hỏi liệu cõi trời ở đâu và địa ngục ở đâu. Anh ta đã không tới để học bất kì học thuyết nào. Anh ta muốn biết cổng ở đâu để cho anh ta có thể tránh địa ngục và vào cõi trời. Và Hakuin đáp lại theo cách chỉ võ sĩ mới có thể hiểu nổi. Nếu một brahmin mà ở đó, kinh sách chắc đã được cần tới; ông ta chắc đã trích dẫn Vedas, Upanishads, Kinh Thánh, Koran, thế thì Brahmin chắc đã hiểu. Mọi thứ tồn tại cho người brahmin đều có trong kinh sách; kinh sách là thế giới. Người brahmin sống trong lời, trong lời nói. Nếu một doanh nhân mà ở đó, người đó chắc đã không hiểu câu trả lời, đáp ứng mà Hakuin cho, cách thức ông ấy hành động với võ sĩ này. Doanh nhân bao giờ cũng hỏi "Giá cho cõi trời của ông là gì? Giá là gì? Làm sao tôi có thể đạt tới nó? Tôi phải làm gì? Tôi phải có đức hạnh thế nào? Tiền là gì? Tôi phải làm gì để có thể đạt tới cõi trời?" Ông ta bao giờ cũng hỏi về giá.
Tôi đã nghe về một câu chuyện hay - chuyện xảy ra lúc bắt đầu khi Thượng đế tạo ra thế giới này. Thượng đế tới trái đất để hỏi các giống nòi khác nhau về mười lời răn, mười qui tắc sống. Người Do Thái đã cho mười qui tắc đó nhiều ý nghĩa thế - người Ki tô giáo cũng vậy, người Mô ha mét giáo cũng vậy. Tất cả những tôn giáo này đều có tính Do Thái, cội nguồn là người Do Thái, và người Do Thái là doanh nhân hiệu quả.
Cho nên Thượng đế tới để hỏi, ngài tới người Hindu và hỏi, "Ông có muốn có mười lời răn không?" Người Hindu nói, "Điều thứ nhất là gì? Chúng tôi phải có mẫu. Chúng tôi không biết mười lời răn này là gì." Thượng đế nói, "Ngươi sẽ không giết hại."
Người Hindu nói, "Điều đó sẽ là khó. Cuộc sống là phức tạp, việc giết hại được bao hàm. Nó là trò chơi vũ trụ lớn: có sinh, tử, đánh nhau, cạnh tranh. Nếu mọi việc cạnh tranh bị lấy đi toàn thể sự việc sẽ trở thành nhạt nhẽo, đờ đẫn. Chúng tôi không thích những lời răn này - chúng sẽ phá huỷ toàn thể trò chơi."
Thế rồi ngài đi tới người Mô ha mét giáo và nói, "Ngươi sẽ không phạm tội ngoại tình." Ngài cũng cho họ một ví dụ - họ cũng đã hỏi về mẫu. Người Mô ha mét giáo nói, "Điều này sẽ khó đây... cuộc sống sẽ mất mọi cái đẹp. Ít nhất bốn vợ là được cần. Ngài có thể gọi nó là ngoại tình, nhưng đây là mọi điều mà cuộc sống có thể cho, mọi điều mà người đức hạnh phải có. Ai biết về thế giới kia? Đây là thế giới này; ngài đã trao nó cho chúng tôi để tận hưởng và bây giờ ngài đã tới với mười lời răn. Điều này là mâu thuẫn."
Thượng đế đi lòng vòng mãi. Thế rồi ngài đi tới Moses, lãnh đạo của người Do Thái. Moses chưa bao giờ hỏi về mẫu, và Thượng đế đâm sợ: nếu Moses nói không, không còn ai khác; Moses là hi vọng cuối cùng. Khi Thượng đế hỏi Moses - khoảnh khắc Thượng đế nói, "Ta có mười lời răn" - Moses đáp lại cái gì? Ông ấy nói, "Chúng giá bao nhiêu?" Đây là cách doanh nhân nghĩ: điều đầu tiên ông ấy muốn biết là chi phí.
Thượng đế nói, "Chúng không có giá." Và Moses nói, "Thế thì tôi sẽ lấy cả mười. Nếu chúng không tốn gì cả, thì không có vấn đề gì." Đó là cách mười lời răn được sinh ra.
Nhưng võ sĩ đạo này không phải là người Do Thái; anh ta không phải là doanh nhân, anh ta là chiến binh. Anh ta đã tới với một câu hỏi đơn giản. Anh ta không quan tâm tới kinh sách, không quan tâm tới chi phí, không quan tâm tới bất kì câu trả lời miệng nào. Anh ta quan tâm tới thực tại. Và Hakuin đã làm gì? Ông ấy nói, "Anh là ai?" Và chiến binh này đáp, "Tôi là một võ sĩ đạo." Là võ sĩ đạo ở Nhật Bản là điều mang tự hào lớn. Nó có nghĩa là một chiến binh hoàn hảo, một người sẽ không ngần ngại một khoảnh khắc để cho cuộc sống của mình. Với người đó, sống và chết chỉ là trò chơi.
Anh ta nói, "Tôi là một võ sĩ đạo, tôi là võ sĩ đạo trưởng. Ngay cả hoàng đế cũng bày tỏ sự kính trọng với tôi."
Hakuin cười và nói, "Anh mà là võ sĩ đạo sao? Anh có vẻ giống kẻ ăn xin."
Lòng tự hào của võ sĩ đạo này bị tổn thương, bản ngã của anh ta bị nện búa. Anh ta quên mất anh ta đã tới để làm gì. Anh ta tuốt kiếm ra và định giết Hakuin. Anh ta quên mất rằng anh ta đã tới thầy này để hỏi cổng cõi trời ở đâu, để hỏi cổng địa ngục ở đâu. Thế rồi Hakuin cười và nói, "Đây là cổng địa ngục. Với chiếc kiếm này, giận này, ở đây mở ra cổng." Đây là điều một chiến binh có thể hiểu. Ngay lập tức anh ta hiểu ra: Đây là cổng. Anh ta tra kiếm vào bao. Và Hakuin nói, "Ở đây mở ra cổng cõi trời."
Địa ngục và cõi trời là ở bên trong bạn, cả hai cổng đều ở bên trong bạn. Khi bạn cư xử một cách vô ý thức có cổng địa ngục; khi bạn trở nên tỉnh táo và có ý thức, có cổng cõi trời.
Cái gì xảy ra cho võ sĩ đạo này? Khi anh ta vừa mới định giết Hakuin, anh ta có ý thức không? Anh ta có ý thức về điều anh ta định làm không? Anh ta có ý thức về điều anh ta đã tới không? Mọi ý thức đã biến mất. Khi bản ngã nắm quyền, bạn không thể tỉnh táo được. Bản ngã là ma tuý, chất say làm cho bạn hoàn toàn vô ý thức. Bạn hành động nhưng hành động tới từ vô ý thức, không tới từ ý thức của bạn. Và bất kì khi nào bất kì hành động nào tới từ vô ý thức, cánh cửa của địa ngục mở ra. Bất kì cái gì bạn làm, nếu bạn không nhận biết về điều bạn đang làm, cổng địa ngục mở ra. Ngay lập tức võ sĩ đạo này trở nên tỉnh táo. Đột nhiên, khi Hakuin nói, "Đây là cổng, anh đã mở nó -" chính tình huống này phải đã tạo ra tỉnh táo.
Tưởng tượng điều chắc sẽ xảy ra nếu bạn đã là chiến binh này, nếu bạn mà là võ sĩ đạo, kiếm trong tay, chỉ định giết. Một khoảnh khắc nữa và đầu của Hakuin chắc đã bị chặt rời ra; một khoảnh khắc nữa và nó chắc đã bị tách rời khỏi thân thể. Và Hakuin nói, "Đây là cổng của địa ngục." Đây không phải là câu trả lời triết lí; không thầy nào trả lời theo cách triết lí. Triết lí tồn tại chỉ cho người tầm thường, tâm trí không chứng ngộ. Thầy đáp ứng nhưng đáp ứng không bằng lời, nó là toàn bộ. Điều người này có thể đã giết ông ấy không phải là vấn đề. "Nếu anh giết ta và điều đó làm cho anh tỉnh táo, điều đó là xứng đáng với việc giết" - Hakuin đã chơi trò chơi. Nếu một khoảnh khắc mà bị mất người này chắc đã giết ông ấy. Nhưng vào đúng khoảnh khắc Hakuin nói, "Đây là cổng."
Bạn có thể đã không nghe nói về các võ sĩ đạo. Lấy ví dụ bạn định giết một võ sĩ đạo: kiếm của bạn đang trong tay, nó vừa chạm tới cổ anh ta. Anh ta đang đứng trước bạn, không được bảo vệ, không vũ khí nào. Võ sĩ đạo có một âm thanh đặc thù, câu mật chú. Anh ta sẽ chỉ nói một lời thật to tới mức mọi năng lượng của bạn sẽ đi mất. Bạn sẽ trở thành dường như chết, bức tượng. Anh ta có thể đơn giản nói, "Này!" Bạn sẽ trở nên chựng lại, tay bạn sẽ không chuyển động. Âm thanh đó sẽ nện búa vào trái tim, cái kiểm soát mọi thứ. Tay bạn sẽ trở nên chựng lại, tâm trí bạn bị choáng; mọi hoạt động sẽ biến mất. Bạn không thể giết được võ sĩ đạo, cho dù người đó không có vũ khí. Âm thanh trở thành việc bảo vệ. Nếu bạn có súng, tay bạn không thể di chuyển được hay bạn sẽ bỏ lỡ mục tiêu. Nó chỉ là một âm thanh, âm thanh phải được làm ra theo cách đặc thù, để cho nó đi sâu vào trong tim bạn và làm thay đổi hoàn toàn hoạt động của bạn, thay đổi hình mẫu của hoạt động của bạn.
Khi Hakuin nói, "Đây là cổng," võ sĩ đạo này phải đã bị chững lại. Trong trạng thái chững lại đó, khi mọi hoạt động dừng lại, bạn trở nên tỉnh táo. Hoạt động nào đó được cần... mặt khác vô ý thức của bạn sẽ vỡ ra và bạn sẽ trở nên có ý thức. Thiền nói nếu một người có thể ngồi trong sáu giờ không làm gì, người đó sẽ trở nên chứng ngộ. Chỉ trong sáu giờ... nhưng sáu giờ thực sự quá dài; tôi nói sáu phút là đủ. Ngay cả sáu giây cũng có tác dụng nếu bạn có thể tuyệt đối không có hoạt động. Khi bạn không bận, bạn không thể vô ý thức được; khi bạn không bận toàn thể năng lượng của bạn trở thành ý thức. Việc xả ra vô cùng xuất hiện.
Năng lượng của bạn tham gia vào trong bận rộn. Tâm trí bạn đang nghĩ, thân thể bạn đang làm việc, bạn bận bịu. Toàn thể năng lượng của bạn đang chuyển vào trong hoạt động, đang bị tiêu tán vào trong thế giới. Khi bạn nghĩ, bạn đang làm tiêu tán năng lượng; từng ý nghĩ đều lấy năng lượng, cần năng lượng. Bạn liên tục nghĩ và tiêu tán năng lượng chẳng cho cái gì - chỉ tiêu tán năng lượng. Hoạt động cần năng lượng, và nguồn năng lượng vô hạn của bạn liên tục bị tiêu tán. Bạn đang làm rò rỉ từ mọi nơi. Đó là lí do tại sao bạn cảm thấy yếu thế, thất vọng thế, bất lực thế. Bất lực này cảm thấy như không thể tự lo liệu được; bạn có quyền tuyệt đối và bạn cảm thấy bất lực. Bạn có mọi cội nguồn của năng lượng vô hạn bên trong bạn, bạn có liên quan với nguồn vũ trụ, nhưng bạn cảm thấy bất lực vì bạn liên tục tiêu tán năng lượng. Nếu ý nghĩ dừng lại cho dù một khoảnh khắc và hoạt động không còn nữa, nếu bạn đã trở thành giống như bức tượng, bất động bên trong hay bên ngoài, nếu không có chuyển động nào, hoặc của thân thể hoặc của tâm trí, thế thì năng lượng vô cùng được xả ra. Nó sẽ đi đâu bây giờ nếu không có hoạt động nào? Nó không thể đi ra ngoài được. Bạn trở thành cây cột trụ năng lượng, ngọn lửa năng lượng. Mọi thứ trở thành có ý thức bên trong, mọi thứ đều được thắp sáng; toàn thể bản thể bạn được rót đầy bởi ánh sáng.
Điều này phải đã xảy ra cho chiến binh này - chựng lại, kiếm trong tay với Hakuin ở ngay trước anh ta, với một thầy, một thầy chứng ngộ, trước anh ta. Đôi mắt của Hakuin đang cười, khuôn mặt mỉm cười, và cổng cõi trời đã mở ra. Anh ta đã hiểu: kiếm trở về trong bao. Khi tra kiếm vào bao anh ta phải đã im lặng toàn bộ, an bình. Giận dữ đã biến mất, năng lượng chuyển trong giận đã trở thành im lặng. Nếu bạn đột nhiên thức tỉnh giữa cơn giận, bạn sẽ cảm thấy an bình mà bạn chưa bao giờ cảm thấy trước đây. Năng lượng đã di chuyển và đột nhiên nó dừng lại. Bạn sẽ có im lặng, im lặng ngay lập tức. Bạn sẽ rơi vào trong bản thể bên trong của bạn và việc rơi sẽ bất thần thế, bạn sẽ trở nên nhận biết. Nó không phải là việc rơi chậm chạp, nó là bất thần tới mức bạn không thể vẫn còn vô nhận biết. Bạn có thể vẫn còn vô nhận biết chỉ với những thứ thường lệ, với những thứ dần dần; bạn chuyển chậm chạp thế bạn không thể cảm thấy chuyển động. Đây là chuyển động bất thần - từ hoạt động sang không hoạt động, từ ý nghĩ sang vô ý nghĩ, từ tâm trí sang vô trí. Khi kiếm được tra lại vào bao, chiến binh này đã nhận ra. Và Hakuin nói, "Ở đây mở ra cánh cửa cõi trời."
Im lặng là cửa.
An bình bên trong là cửa.
Bất bạo hành là cửa.
Yêu và từ bi là cửa.
Cõi trời và địa ngục không mang tính địa lí, chúng mang tính tâm lí, chúng là tâm lí học của bạn. Và đây không phải là vấn đề để được quyết định vào ngày phán xử. Tâm trí con người láu lỉnh thế: trong né tránh, trong trốn chạy, người Ki tô giáo, người Mô ha mét giáo và người Do Thái đã tạo ra khái niệm về ngày cuối cùng khi mọi người đều bị phán xử - bạn sẽ bị lôi ra khỏi nấm mồ của bạn và bị phán xử. Những người đã theo Jesus, người đã là tốt, người đã tin, sẽ đi vào cõi trời; những người đã cư xử xấu, người đã không theo Jesus, người đã không ở nhà thờ, sẽ bị tống vào địa ngục. Địa ngục Ki tô giáo là một trong những thứ buồn cười nhất. Nó là vĩnh hằng, không có tận cùng cho nó. Điều này dường như là bất công, cực kì bất công; bất kì tội lỗi nào bạn đã phạm phải không trừng phạt nào có tính vĩnh hằng mà có thể là công bằng. Bertrand Russell ở đâu đó đã đùa cợt, "Nếu tôi tính mọi tội của tôi, tội mà tôi đã phạm phải và tội mà tôi chưa phạm phải, chỉ mới nghĩ tới - nếu thậm chí chúng cũng được tính vào - quan toà nghiêm khắc nhất cũng không thể cho tôi vào tù quá bốn năm. Còn Ki tô giáo cho bạn vào địa ngục mãi mãi." Bertrand Russell đã viết một cuốn sách, Tại sao tôi không phải là người Ki tô giáo; đây là một trong những luận cứ của ông ấy. Nó là luận cứ hay vì toàn thể sự việc dường như là buồn cười.
Nếu, như người Hindu nói, bạn đã phạm hàng triệu tội trong hàng triệu kiếp, điều có thể logic là tống một người vào địa ngục tới vĩnh hằng. Nhưng người Ki tô giáo tin vào chỉ một kiếp sống, cuộc sống bẩy mươi năm. Làm sao bạn có thể phạm phải nhiều tội tới mức bạn xứng đáng với địa ngục vĩnh hằng? Nếu bạn phạm tội liên tục trong bẩy mươi năm, ngay cả thế địa ngục vĩnh hằng cũng có vẻ không công bằng. Toàn thể sự việc dường như mang tính thù hằn: vậy là Thượng đế tống bạn vào địa ngục bởi vì tội của bạn, bởi vì bạn đã không vâng lời, vì bạn đã nổi dậy, vì bạn đã không lắng nghe ngài. Điều đó dường như là thù hằn, nhưng thù hằn có thể là không công bằng. Nó là trừng phạt sao? Điều đó dường như buồn cười.
Tâm trí con người đã tạo ra ngày phán xử cuối cùng. Tại sao? - tại sao đợi tới ngày cuối cùng? Tâm trí bao giờ cũng trì hoãn, đẩy mọi thứ lên trước: vấn đề không phải là ngay ở đây và bây giờ, nó là vấn đề của ngày cuối cùng, cho nên chúng ta sẽ thấy. Vấn đề không khẩn cấp, chúng ta sẽ thấy cái gì xảy ra. Có các cách thức và phương tiện... Trong khoảnh khắc cuối cùng bạn có thể theo Jesus, trong khoảnh khắc cuối cùng bạn có thể buông xuôi và nói với Thượng đế, "Tôi là kẻ tội nhân." Bạn có thể thú nhận và được tha thứ. Thượng đế từ bi vô hạn, Thượng đế là yêu; ngài sẽ tha thứ cho bạn.
Người Ki tô giáo đã làm tiến triển một kĩ thuật về xưng tội. Bạn phạm tội, và thế rồi bạn đi tới linh mục và xưng tội; được xưng tội, bạn được nhẹ gánh. Nếu bạn xưng tội một cách thực thà, bạn sẵn sàng để phạm tội lần nữa; tội quá khứ được tha cho. Một khi bạn biết thủ đoạn này, chìa khoá này - rằng bạn có thể phạm tội và được tha thứ - ai sẽ ngăn cản bạn khỏi phạm tội thêm? Cho nên cùng người cứ thế tới linh mục mọi chủ nhật và liên tục xưng tội. Đôi khi bản ngã là tới mức mọi người xưng tội mà họ chưa bao giờ phạm phải. Bản ngã là tới mức nếu bạn bắt đầu xưng tội, bạn có thể trở nên bị dính líu trong nó tới mức bạn có thể bắt đầu xưng các tội bạn chưa bao giờ phạm phải. Là tội nhân lớn hơn làm rót đầy bản ngã thế - tội nhân càng lớn, việc tha thứ của điều thiêng liêng sẽ càng lớn hơn.
Điều đó đã được nói tới bởi những người nghiên cứu sâu sắc các ghi chép tự truyện của Leo Tolstoy, rằng nhiều tội ông ấy nói ông ấy đã phạm phải thì ông ấy chưa bao giờ phạm chút nào. Ông ấy thích thú. Jean-Jacques Rousseau đã viết cuốn Xưng tội, tự truyện của ông ấy; tội ông ấy xưng, ông ấy chưa bao giờ phạm phải. Cùng điều là có thể với Mahatma Gandhi; trong tự truyện của ông ấy, những điều ông ấy mô tả về bản thân ông ấy như phạm tội có thể là phóng đại. Đây là cách bản ngã làm việc: bất kì cái gì bạn nói bạn đều đưa tới cực đoan, thế thì có cảm giác hay rằng bạn đã xưng tội. Phán xử cuối cùng, xưng tội là những thủ đoạn của tâm trí. Cõi trời và địa ngục không phải là ở chỗ cuối, chúng là ở đây và bây giờ. Mọi khoảnh khắc cửa đều mở ra; mọi khoảnh khắc bạn liên tục vẩn vơ giữa cõi trời và địa ngục. Đó là vấn đề từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, nó là sự khẩn thiết; trong một khoảnh khắc bạn có thể đi từ địa ngục vào cõi trời, từ cõi trời vào địa ngục.
Đây là nghĩa của câu chuyện này. Thậm chí không một khoảnh khắc nào đã trôi qua và Hakuin nói, "Đây là cổng địa ngục. Bây giờ cổng địa ngục mở ra." Và không một khoảnh khắc nào đã trôi qua và ông ấy nói, "Trông đấy, đây là cổng cõi trời." Cõi trời và địa ngục không xa xôi gì mấy, chúng là hàng xóm; chỉ một hàng rào nhỏ phân chia chúng. Bạn có thể nhảy qua hàng rào đó, thậm chí chẳng có cổng. Bạn liên tục nhảy từ chỗ này sang chỗ kia. Buổi sáng, bạn có thể ở cõi trời; đến tối bạn ở địa ngục. Khoảnh khắc này cõi trời, khoảnh khắc khác địa ngục. Nó chỉ là thái độ, chỉ là trạng thái của tâm trí bạn, chỉ là cách bạn cảm thấy. Nhiều lần, trong một đời, bạn có thể tới thăm địa ngục, và nhiều lần bạn có thể tới thăm cõi trời. Trong một ngày cũng vậy...
Có câu chuyện hay về một đệ tử của Mahavira. Ông ấy là một nhà vua lớn, ông ấy đã từ bỏ và trở thành đệ tử của Mahavira. Ông ấy rất khổ hạnh, khắc khổ, và làm bất kì cái gì Mahavira nói tới chính cực đoan. Tên ông ấy lan rộng khắp nước - đó là Prasannachandra. Ngay cả các nhà vua cũng bắt đầu tới để bày tỏ sự kính trọng với ông ấy. Một nhà vua, Bimbasar, người đã từng là bạn của Prasannachandra khi ông này còn là vua, đã tới hang mà ông này đang đứng trần dưới mặt trời, với mắt nhắm. Bimbasar cúi lạy trước Prasannachandra và nghĩ, "Khi nào sẽ tới lúc mình cũng trở nên an bình thế, im lặng thế, phúc lạc? Người này đã đạt tới!" Thế rồi ông ấy đi tới Mahavira, thầy của Prasannachandra - ông này đang ở gần, đâu đó trong cùng khu rừng. Ông ấy nói với Mahavira, "Bhagwan, ngay trước khi tới thầy tôi đã tới Prasannachandra. Ông ấy đang đứng với mắt nhắm, phúc lạc thế, cõi trời thế. Ông ấy đã đạt tới. Khi nào khoảnh khắc này tới với tôi? Tôi không được may mắn thế - tôi cảm thấy ghen tị. Tôi có câu hỏi khác: Nếu Prasannachandra mà chết và chính khoảnh khắc mà tôi có đó, khi bày tỏ kính trọng với ông ấy, ông ấy sẽ đạt tới đâu? Ông ấy sẽ đạt tới cõi trời nào?" Người Jaina nói có bẩy cõi trời và bẩy địa ngục.
Mahavira nói, "Ông ấy sẽ rơi xuống địa ngục thứ bẩy." Bimbasar không thể hiểu nổi, ông ấy phân vân và lẫn lộn. Ông ấy nói, "Thầy nói gì vậy, địa ngục thứ bẩy sao? Prasannachandra đang đứng im lặng thế, an bình thế, có tính thiền thế; ông ấy trong cực lạc thế. Nếu ông ấy rơi xuống địa ngục thứ bẩy cái gì sẽ xảy ra cho tôi? Có nhiều địa ngục bên ngoài bẩy địa ngục sao? Không, thầy phải đùa rồi, nói sự thật cho tôi đi."
Mahavira nói, "Đây là sự thật đấy. Ngay trước ông vài người đã đi qua; họ cũng đi tới bày tỏ sự kính trọng với Prasannachandra. Họ bắt đầu bàn tán về ông ấy; ông ấy nghe, và cánh cửa của địa ngục mở ra. Những người kia đã tới từ vương quốc của ông ấy nơi ông ấy đã từng là vua. Họ nói, "Kẻ ngu này đã từ bỏ tất cả! Thừa tướng, người mà ông ấy đã trao cho toàn thể trách nhiệm cai quản vương quốc, là kẻ trộm. Hắn ta đang cướp phá, hắn ta đang phá huỷ. Khi con trai của Prasannachandra lớn lên, khi anh ta trở thành vua, sẽ chẳng cái gì còn lại. Và kẻ ngu này đang đứng đây với mắt nhắm."
Prasannachandra nghe thấy điều này. Đột nhiên cánh cửa địa ngục mở ra. Ông ta quên mất. Ông ta cũng đã là một võ sĩ đạo, chiến binh, một kshatriya. Ông ta hoàn toàn quên mất rằng ông ta đã từ bỏ, ông ta quên mất rằng đã không có kiếm; ông ta đã quên hoàn toàn rằng ông ta bây giờ là sư. Người võ sĩ đạo đã đi tới Hakuin có kiếm. Prasannachandra không có, ông ta đang đứng trần trụi. Ông ta rút kiếm ra - kiếm không có đó, nó chỉ là ảo tưởng - và hoàn toàn quên mất rằng mình là một sannyasin. Toàn thể sự việc thành nặng gánh thế, nhiều lo âu thế đã được tạo ra bởi tin tức này, rằng ông ấy đã tuốt kiếm ra khỏi bao và nói, "Ta còn sống đây! Tên thừa tướng kia nghĩ gì? Ta sẽ đi và chặt đầu hắn. Ta vẫn còn ở đây!" Bất kì khi nào ông ấy trở nên giận vào thời xưa đó ông ấy bao giờ cũng chạm vào vương miện của mình, cho nên ông ấy đã chạm vào vương miện. Không có vương miện, chỉ cái đầu trọc lốc. Đột nhiên ông ấy nhớ ra, "Mình làm cái gì thế này? Không có kiếm; mình là sannyasin và đã từ bỏ tất cả."
Mahavira nói, "Nếu ông ta mà chết vào chính khoảnh khắc ông ta đã nhận ra, ông ta sẽ đạt tới cõi trời thứ bẩy. Prasannachandra đã nhận ra điều ông ấy đã từng tưởng tượng. Chỉ qua tưởng tượng mà cánh cửa địa ngục đã mở ra, bây giờ nó đã đóng lại. Nếu ông ấy mà chết vào khoảnh khắc này, ông ấy chắc đã đạt tới cõi trời thứ bẩy."
Địa ngục và cõi trời ở bên trong bạn. Các cánh cửa là rất gần: với tay phải bạn có thể mở cánh cửa này, với tay trái bạn có thể mở cánh cửa khác. Chỉ với thay đổi ý của bạn, bản thể bạn được biến đổi - từ cõi trời sang địa ngục và từ địa ngục sang cõi trời. Điều này diễn ra liên tục. Bí mật là gì? Bí mật là bất kì khi nào bạn vô ý thức, bất kì khi nào bạn hành động một cách vô ý thức, không có nhận biết, bạn ở trong địa ngục; bất kì khi nào bạn có ý thức, bất kì khi nào bạn hành động tràn đầy nhận biết, bạn ở trong cõi trời. Nếu nhận biết này trở nên được tích hợp, được hợp nhất tới mức bạn không bao giờ mất nó, không có địa ngục cho bạn; nếu vô ý thức trở nên được hợp nhất, được tích hợp tới mức bạn không bao giờ mất nó, không có cõi trời. May mắn là vô ý thức không bao giờ có thể trở thành được hợp nhất thế; một phần bao giờ cũng vẫn còn ý thức.
Khi toàn thể bản thể bạn dường như là vô ý thức, ngay cả thế phần chứng kiến bao giờ cũng vẫn còn ý thức. Ngay cả trong khi ngủ, một phần vẫn chứng kiến. Đó là lí do tại sao vào buổi sáng bạn đôi khi nói giấc ngủ là đẹp. Đôi khi bạn nói giấc ngủ bị quấy rối, ác mộng; đôi khi bạn nói, "Tôi ngủ sâu thế, an bình thế, nó là hạnh phúc lớn." Ai biết điều này? Bạn ngủ - ai biết rằng bạn hạnh phúc thế? Một phần đã chứng kiến; một phần liên tục tỉnh táo, biết. Ai biết rằng bạn đã bị quấy rối, không thoải mái, không thuận tiện? Bạn đã ngủ - ngay cả trong giấc nhủ một phần của bạn vẫn biết. Bạn không thể trở nên hoàn toàn vô ý thức. Một khi được đạt tới, tâm thức không thể bị mất, bạn không thể đảo ngược được quá trình này. Bạn không thể ở vĩnh hằng trong địa ngục được - thuyết Ki tô giáo này là tuyệt đối sai - nhưng bạn có thể ở vĩnh hằng trong cõi trời. Đây là thuyết của người Hindu: địa ngục chỉ có thể là tạm thời, nó có thể chỉ cho thời gian hiện hữu; nó là tạm thời. Cõi trời có thể là vĩnh hằng.
Để phân biệt giữa cõi trời tạm thời và cõi trời vĩnh hằng người Hindus có từ khác - moksha. Người Hindu có ba từ; người Ki tô giáo, người Mô ha mét giáo, người Do Thái chỉ có hai từ. Cõi trời và địa ngục là hai từ cho người Mô ha mét giáo, người Ki tô giáo và người Do Thái. Người Hindu nói naraka cho địa ngục, swarga cho cõi trời, và moksha - bên ngoài cả hai. Từ thứ ba. Người Hindu nói cõi trời không đáng đạt tới; nó có thể bị mất. Khi trạng thái của cõi trời trở thành thường hằng, khi nó không thể bị mất, nó là moksha, nó là tự do tuyệt đối. Thế thì phúc lạc đã trở thành bản tính của bạn thế thì cõi trời và địa ngục đã biến mất. Thế thì bất kì chỗ nào bạn hiện hữu, điều đó không tạo ra khác biệt. Trạng thái thứ ba này là mục đích. Nhưng bạn không thể đạt tới trạng thái thứ ba nếu bạn còn chập chờn, nếu bạn còn vẩn vơ giữa cõi trời và địa ngục; thế thì không cái gì có thể được hợp nhất, tích hợp. Thế thì bạn sống trong một luồng, không có kết tinh hoá, bản thể bạn là hay thay đổi. Đôi khi nó đi tới cõi trời, đôi khi tới địa ngục. Việc kết tinh hoá nghĩa là bạn trở nên ngày càng ý thức hơn, bạn trở nên ngày càng được định tâm hơn, ngày càng được tiếp đất hơn. Ít ngủ đi, bạn trở nên nhận biết nhiều hơn, và một khoảnh khắc tới - ngay cả khi bạn ngủ, bạn vẫn ý thức.
Ananda thường ngủ cùng Phật trong phòng ông ấy. Phật đáng ngắm, ngay cả trong giấc ngủ của ông ấy, cho nên Ananda thỉnh thoảng vẫn ngắm. Phật ngủ là hiện tượng đẹp thế: ông ấy có vẻ giống như đứa trẻ nhỏ, hồn nhiên, không nặng gánh của ngày.
Bạn mơ chỉ bởi vì bạn mang gánh nặng, chỉ bởi vì ngày là không đầy đủ. Bạn đã bỏ lại nhiều thứ không được đầy đủ; chúng phải được làm đầy đủ trong mơ. Bạn nhìn người đàn bà, bạn ham muốn cô ấy, nhưng điều đó là không thể được. Xã hội, luật pháp, nhà nước, đạo đức, lương tâm riêng của bạn, làm trệch chú ý của bạn. Bạn thoát khỏi người đàn bà này nhưng cô ấy sẽ theo bạn vào trong giấc ngủ; hành động này phải được hoàn thành. Bạn phải làm tình với người đàn bà này, nếu không trong thực tại thì trong mơ; chỉ thế bạn mới cảm thấy thoải mái. Hành động không được đầy đủ trở thành gánh nặng.
Vị Phật ngủ không mơ vì không cái gì là không đầy đủ. Không có ham muốn, không đam mê. Không cái gì nảy sinh và không cái gì còn lại; mọi thứ trôi qua dường như nó ở trước tấm gương. Người đàn bà đi qua và Phật nhìn nhưng không đam mê nào nảy sinh. Người đàn bà đã đi qua, tấm gương lại trống vắng; không có dấu vết, không có dấu hiệu của điều đó. Ông ấy là vô mơ. Ngay cả trẻ con cũng không là người vô mơ, ngay cả trẻ con cũng có ham muốn. Có thể ham muốn không phải về người đàn bà, nó có thể về đồ chơi mới hay cái gì đó khác, nhưng ngay cả đứa trẻ cũng mơ. Ngay cả mèo, chó cũng mơ. Nhìn mèo và bạn sẽ cảm thấy nó đang mơ về chuột. Nó nhảy, vồ; nó đôi khi thất vọng và đôi khi rất hạnh phúc nếu chuột bị bắt. Nhìn con chó đang ngủ. Bạn có thể cảm thấy nó đang mơ về ruồi, về xương, về đánh nhau. Đôi khi nó căng thẳng, đôi khi nó thảnh thơi. Giấc ngủ bị quấy rối.
Nhìn vị Phật khi ông ấy ngủ là rất đẹp, cho nên Ananda thường ngắm nhìn. Phật sẽ đi ngủ, và Ananda sẽ ngồi và nhìn ông ấy. Ông ấy là cái ao tĩnh lặng thế của hiện hữu. Không cái gì là không đầy đủ, mọi thứ, mọi khoảnh khắc đều là đầy đủ và hoàn hảo. Không có mơ, không có dấu vết nào bỏ lại; tâm trí ông ấy là tấm gương sạch. Luồng tâm thức không bao giờ bị lộn xộn, nó trong suốt như pha lê. Ananda trở nên phân vân vì Phật bao giờ cũng ngủ theo cùng tư thế. Ông ấy sẽ vẫn còn ở trong cùng một tư thế cả đêm; ông ấy sẽ không đổi, ông ấy sẽ vẫn còn trong cùng tư thế. Tư thế đó đã trở nên rất nổi tiếng - nó được gọi là tư thế nằm. Bạn có thể đã thấy hình ảnh của Phật. Có nhiều tượng ở Ceylon, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Nếu bạn đi tới Ajanta, có bức tượng Phật nằm. Tư thế đó, cách Phật nằm, đã được Ananda thuật lại. Phật ngủ trong cùng tư thế đó cả đêm, thậm chí không đổi bên.
Cho nên một hôm Ananda hỏi, "Bhagwan, mọi thứ đều ổn, nhưng một điều làm tôi phân vân: thầy vẫn còn trong cùng một tư thế cả đêm. Thầy có ngủ hay không? Nếu ai đó ngủ người đó sẽ đổi tư thế. Thầy ngủ hay không? Ngay cả khi thầy ngủ hay dường như ngủ, rõ ràng là thầy tỉnh táo. Dường như thầy biết thân thể đang làm gì; thầy thậm chí sẽ không đổi tư thế một cách vô ý thức.
Phật nói, "Phải, khi tâm trí im lặng, không mơ, chỉ thân thể ngủ. Tâm thức vẫn còn tỉnh táo." Krishna đã nói với Arjuna trong Gita, "Khi ông ngủ người yogi vẫn còn tỉnh táo." Ngay cả trong đêm giấc ngủ của ông ấy cũng không là ngủ. Giấc ngủ của ông ấy chỉ là trong thân thể, nghỉ ngơi trong thân thể, thảnh thơi trong thân thể; tâm thức của ông ấy tỉnh táo. Trong thực tại tâm thức của người yogi không cần thảnh thơi; nó bao giờ cũng được thảnh thơi. Không có căng thẳng. Thảnh thơi được cần vì căng thẳng. Bạn căng thẳng thế cả ngày, tâm thức bạn phải được thảnh thơi. Thân thể người yogi thảnh thơi vì thân thể bị mệt. Thân thể người đó là cái máy; tâm thức người đó bao giờ cũng tỉnh táo, liên tục tỉnh táo. Nó là sự liên tục tỉnh táo.
Khi tâm thức bạn trở thành sự liên tục không có kẽ hở trong tâm thức; khi không có bóng tối bên trong bạn, toàn thể ngôi đền bên trong của bạn đã trở nên bừng sáng. Ánh sáng đã đạt tới mọi xó xỉnh và không phần nào của ngôi nhà bên trong của bạn là trong bóng tối. Bạn là một mukta, người tự do.
Đây là nghĩa của một christ. Bạn là Christ được vươn dậy, được phục sinh. Bây giờ không có đêm cho bạn, chỉ ngày tồn tại; bây giờ mặt trời không bao giờ lặn. Cõi trời nghĩa là có ý thức, địa ngục nghĩa là vô ý thức: có khả năng đi tới nhau. Khi khả năng này biến mất, không có địa ngục, không có cõi trời - có cái thứ ba; điều tối thượng mở ra cánh cửa. Bạn trở thành tự do, bạn trở thành việc tự do. Đây là mục đích.
Hakuin đã làm tốt, nhưng điều này chỉ đã được làm với một chiến binh. Chiến binh đáp ứng ngay lập tức - anh ta trở nên giận, giận toàn bộ. Nếu như anh ta mà là doanh nhân, anh ta chắc đã mỉm cười; giận chắc đã ở bên trong. Anh ta chắc đã không sẵn sàng, ngay lập tức, chặt đầu Hakuin. Đáp ứng của Hakuin chắc đã là vô dụng. Bạn cũng làm điều này: khi bạn giận, bạn mỉm cười. Bạn không đích thực và giả thế, ngay cả trong giận, bạn dối trá. Yêu của bạn không thể được tin tưởng vì ngay cả giận của bạn cũng không thể tin được. Toàn thể cuộc sống của bạn là dối trá liên tục: bất kì cái gì bạn làm, bạn đều không thực. Giận, bạn không thực; bạn mỉm cười, bạn tô vẽ nó, bạn che giấu nó - bạn biểu lộ cái gì đó khác. Thế thì bạn không thể được làm cho tỉnh táo rằng đây là cổng của địa ngục.
Chiến binh này giống như đứa trẻ - anh ta trở nên giận toàn bộ. Anh ta trở nên giận thế anh ta sẽ giết chết người này, người mà anh ta đã tới như một đệ tử. Anh ta đã đi tìm thầy và anh ta định giết chết người này. Anh ta là toàn bộ. Tính toàn bộ này đã giúp ích. Nếu bạn toàn bộ trong giận bạn sẽ toàn bộ khi giận biến mất; nếu bạn giả trong giận của bạn, bạn sẽ không thể thực trong im lặng của bạn.
Hakuin nói, "Trông đấy, ông đã mở cửa địa ngục." Ngay lập tức võ sĩ đạo này nhận ra. Điều này có thể được nhận ra chỉ nếu bạn là toàn bộ và chân thực, bằng không nó không thể được nhận ra. Bạn là kẻ lừa dối thế bạn đã lừa Hakuin. Bạn chắc đã mỉm cười. Điều đó nghĩa là cửa địa ngục chắc đã mở ra nhưng được vẽ với biển hiệu cõi trời. Nó chắc đã quay ra bên ngoài dường như nó là cõi trời nhưng bên trong nó đã là địa ngục. Bạn chắc đã phân chia và phân mảnh. Không, điều đó chắc sẽ không giúp ích gì mấy đâu. Chiến binh này trở nên toàn bộ thế trong giận của mình, anh ta mất mọi ý thức. Anh ta trở nên giận. Anh ta không phải là giận - không có người nào đang giận - anh ta đơn giản trở nên giận; toàn thể năng lượng của anh ta trở thành giận, anh ta điên. Tại đỉnh như vậy mọi sự có thể được nhận ra. Thế thì chúng trở thành sâu sắc, thế thì ai đó có thể được làm cho tỉnh táo.
Hakuin nói, "Trông đấy!" Và võ sĩ đạo này có thể nhìn. Anh ta là con người chân thực. Thế rồi Hakuin nói, "Đây là cổng địa ngục," và anh ta có thể nhận ra. Khi bạn là toàn bộ, bạn có thể nhận ra. Đột nhiên giận biến mất. Bởi vì nó là toàn bộ, nó biến mất; bởi vì nó là toàn bộ, nó biến mất toàn bộ. Nếu nó đã là mảnh mẩu nó có thể đã không biến mất một cách toàn bộ. Nó biến mất một cách toàn bộ, toàn bộ. Im lặng sâu sắc bị bỏ lại đằng sau. Đây là điều tôi đã từng bảo bạn liên tục: Là toàn bộ, là đích thực, là thực. Nếu bạn là tội nhân, là tội nhân thực đi; đừng cố tạo ra mẽ ngoài của việc là thánh nhân. Tội nhân thực nhất định trở thành thánh nhân thực, sớm hay muộn. Thời gian là không liên quan. Tội nhân thực là thực, đó là vấn đề; tội không phải là vấn đề.
Tôi đã nghe, một người bán ma tuý bị bắt và bị mang ra toà. Anh ta bán ma tuý mà không có giấy phép. Anh ta là người mới trong thị trấn nhưng biết rằng giấy phép cần phải có. Có vài người khác đứng trước quan toà - ba người đàn bà cũng đã bị bắt. Họ là gái mãi dâm không giấy phép. Đây thực sự là một thế giới tuyệt vời - các chính phủ thậm chí cấp phép cho việc mãi dâm. Họ bị bắt mà không có giấy phép, cho nên quan toà hỏi người đàn bà thứ nhất, "Cô nói gì? Cô là ai và cô làm gì?"
Người đàn bà nói, "Tôi là người mẫu." Cô ấy nói dối. Quan toàn kết án cho cô ấy ba mươi ngày lao động khổ sai.
Ông ta hỏi người đàn bà thứ hai. Cô ấy nói, "Ở đâu đó cái gì đó sai. Tôi đã bị bắt sai; tôi là nữ nghệ sĩ." Quan toà phán cho cô ấy sáu mươi ngày.
Ông ta nhìn người đàn bà thứ ba. Người đàn bà thứ ba nói, "Trời, tôi là gái mãi dâm." Quan toà không thể tin được rằng người nào có thể chân thực thế, rằng người nào có thể thú nhận một cách thành thực thế. Ông ta nói, "Tính đích thực đã trở nên hiếm tới mức cô đã làm tôi choáng. Tôi chưa bao giờ đương đầu với người nào là chân thực. Đi đi, tôi tha cho cô. Tôi sẽ không trừng phạt cô."
Thế rồi tới số của người buôn ma tuý. Quan toà hỏi, "Anh làm gì?"
Anh ta nói, "Thẳng thắn ra tôi cũng mãi dâm."
Đây là điều vẫn đang diễn ra - các bộ mặt. Mặt giả khắp nơi... lừa dối. Bạn thậm chí không nhận biết về cách bạn lừa dối và bạn đang lừa ai. Không có người nào để bị lừa cả; bạn đang tự lừa bản thân bạn để trốn chạy, cố gắng che giấu.
Chiến binh đó là người chân thực; tính không chân thực không có đó. Anh ta sẵn sàng để giết hay chết; anh ta trở nên bị bắt lửa thế, anh ta là lửa. Cánh cửa mở ra. Cánh cửa của bạn không bao giờ mở đầy đủ - bạn lẻn vào qua các lỗ. Cõi trời của bạn chưa bao giờ mở - bạn đi vào từ cửa sau. Là toàn bộ là điều cơ bản cho bất kì người tìm kiếm nào, cho bất kì người nào đang đi tìm im lặng và chân lí.
Khi bạn giận, là cơn giận đi. Đừng nghĩ về hậu quả; để hậu quả có đó, chịu đựng chúng, nhưng không tự lừa bản thân bạn. Khi đi vào địa ngục, đi vào một cách toàn bộ. Đừng bỏ lại nửa tâm trí của bạn bên ngoài; đi vào trong nó, đi qua nó, chịu đựng nó. Đau sẽ có đó nhưng đau cho sự trưởng thành; đau khổ sẽ có đó nhưng bạn có thể siêu việt lên trên nó nếu bạn hiểu. Chỉ tâm trí toàn bộ mới có thể hiểu được. Và khi giận biến mất, bạn sẽ trở nên im lặng thế, có tính thiền thế. Nếu bạn yêu, yêu một cách toàn bộ đi; nếu bạn ghét, ghét một cách toàn bộ đi. Đừng bị phân mảnh; đau khổ là hậu quả. Vì hậu quả này bạn cố lừa dối - bạn là người bán rong và bạn nói bạn làm nghề mãi dâm - vì hậu quả, bạn chưa bao giờ giận, chưa bao giờ ghét. Thế thì bạn sẽ bỏ lỡ cõi trời nữa. Người không có khả năng mở cánh cửa địa ngục một cách đầy đủ, sẽ không có khả năng mở, một cách đầy đủ, cánh cửa của cõi trời. Trải qua địa ngục đi. Con đường đi qua chỗ đó; cõi trời được đạt tới qua địa ngục.
Đây là nghĩa của giai thoại này. Hakuin đầu tiên đã tạo ra địa ngục cho chiến binh này; địa ngục phải được tạo ra đầu tiên. Địa ngục là dễ tạo ra - bạn bao giờ cũng sẵn sàng, bao giờ cũng gõ cửa. Bạn sợ nhưng bạn bao giờ cũng sẵn sàng; bạn không dũng cảm mà bao giờ cũng sẵn sàng; bạn không mạnh bạo, nhưng bao giờ cũng sẵn sàng. Có rối loạn liên tục bên trong. Hakuin không thể tạo ra cõi trời đầu tiên được; điều đó là không thể được, không ai sẵn sàng. Cõi trời là rất xa xôi; địa ngục là gần bên, ngay góc kia. Bạn đi và bạn ở trong nó.
Tôi cũng thế, không thể tạo ra được cõi trời cho bạn. Đó là lí do tại sao mọi kĩ thuật thiền của tôi đều được thiết kế để tạo ra địa ngục lúc đầu tiên. Mọi người tới tôi và nói, "Làm cho chúng tôi im lặng đi. Sao thầy cứ khăng khăng đòi chúng tôi phải phát điên?" Đầu tiên tôi không thể mở được cánh cửa của cõi trời và bạn không thể nào trở nên im lặng được. Đầu tiên phải điên toàn bộ đã. Tôi tạo ra địa ngục cho bạn và bạn sẽ phải trải qua nó. Nó là thứ gần nhất bạn có thể dễ dàng làm. Cõi trời là rất xa xôi, và người đã không du hành qua địa ngục thì không thể đạt tới được cõi trời. Nhấn mạnh của tôi là nhấn mạnh rất đáng cân nhắc. Bạn có thể hiểu được câu chuyện bây giờ. Hakuin nói với chiến binh này, "Anh mà là võ sĩ đạo sao? Mặt anh có vẻ như mặt kẻ ăn xin." Võ sĩ đạo này không thể dung thứ được điều này, điều đó là quá thể. Kẻ ăn xin sao? Anh ta sẽ không bao giờ ăn xin, thậm chí cho cả đời anh ta. Ngay lập tức anh ta bị động chạm tới chính cốt lõi. Kẻ ăn xin sao? Không thể được! Kiếm được tuốt ra.
Tôi chạm vào bạn, đánh bạn, nện búa vào bạn theo mọi kĩ thuật thiền của tôi chỉ để đem địa ngục của bạn ra. Nhưng bạn hèn tới mức cho dù bạn mang địa ngục của bạn ra nó sẽ không là toàn bộ. Bạn chơi với nó, bạn không được tham gia vào trong nó; bạn là các mảnh mẩu, bạn chỉ trở nên hờ hững. Hờ hững sẽ không có tác dụng. Bạn phải sôi lên, chỉ thế thì bạn mới có thể bay hơi. Bản ngã bay hơi chỉ ở điểm sôi, không trước đó. Bạn chỉ trở nên hờ hững. Điều đó sẽ không hữu dụng gì, nó là việc phí nhiệt không cần thiết; lần nữa, bạn sẽ trở nên lạnh. Sau thiền bạn sẽ trở nên lạnh, lạnh tới cực đoan. Trong tẩy rửa của bạn mở ra cánh cửa của địa ngục. Tôi hứa với bạn, nếu bạn có thể mở nó tôi sẽ mở cánh cửa khác ngay lập tức. Nó bao giờ cũng mở; một khi bạn mở cánh cửa địa ngục, nó là gần.
Nói chừng này là đủ: "Trông đấy, đây là cổng địa ngục." Thế thì cổng này đóng lại. Và cổng khác mở ra.
Cái gì nữa không?
Câu hỏi 1
Osho kính yêu,
Làm sao điều thầy đã nói về cõi trời và địa ngục gắn với điều thầy đã nói về rễ và cánh? Khi thầy nói rễ trong đất này và cánh trong trời kia, tôi có cảm giảm được căng ra vô hạn - rằng đất này là gần và trời kia là xa. Ý nghĩa của "này" và "kia" là gì?
Đất này là gần, không phải bởi vì nó gần mà bởi vì bạn. Trời kia là xa, không phải bởi vì nó xa, mà bởi vì bạn.
"Này" nghĩa là thế giới, "Này" nghĩa là thân thể - ham muốn này, đam mê này, thể chất này, cái thấy được. "Này" nghĩa là mọi cái đã từng bị kết án bởi các tôn giáo. Họ bao giờ cũng chống lai "này" và vì "kia." "Kia" nghĩa là Brahma, "Kia" nghĩa là moksha, "Kia" nghĩa là điều thiêng liêng. "Này" nghĩa là thế giới vật chất - thế giới ác hiểm, cái bị kết án. Mọi tôn giáo đều đã kết án thế giới này.
Tôi không kết án nó. Tôi muốn cho bạn rễ trong thế giới này.
Mọi tôn giáo đều đã nói chừng nào bạn chưa bị bật rễ khỏi "cái này," bạn sẽ không có cánh đi vào "cái kia." Họ chống lại "cái này," chống lại thế giới, thân thể, chống lại vật chất, cái thấy được. Mọi điều bạn cảm thấy như là gần, họ đều chống lại. Họ ủng hộ cái gì đó rất xa xôi, cái gì đó trừu tượng - Thượng đế, Brahma, moksha. Không ai biết, không ai có tiếp xúc với nó; không có giao cảm, không có chạm vào nó. Nó có vẻ giống như mơ, giống như thơ, nó có vẻ tưởng tưởng. Mọi tôn giáo đã đã kết án "cái này." Họ nói, "được nhổ bật rễ lên." Đó là lí do tại sao họ gọi tính chất sannyas là từ bỏ thế giới, từ bỏ "cái này." Tôi không vậy. Họ đã tạo ra nhị nguyên... không chỉ nhị nguyên, họ đã tạo ra đối kháng giữa 'cái này" và 'cái kia," giữa vật lí và tâm linh.
Với tôi, rễ trong "cái này" sẽ giúp cho bạn đôi cánh vào "cái kia." Tôi không tạo ra bất kì đối kháng nào mà chẳng có gì cả. Đối kháng tới từ tâm trí trong xung đột, từ tâm trí trong nhị nguyên. Từ xung đột, các lí thuyết nhị nguyên được tạo ra, các lí thuyết xung đột. Tôi thấy "cái kia" không chống lại "cái này" nhưng là việc nở hoa của "cái này." Tôi thấy cánh không chống lại rễ mà như việc nở hoa của rễ. Cây có cánh trong bầu trời - cành của chúng là cánh của chúng. Chúng có rễ vào trong đất và cành vào trong trời. Tôi muốn bạn là cây mạnh - có rễ trong "cái này" và cánh trong "cái kia."
Thượng đế của tôi không chống lại thế giới. Thượng đế của tôi là trong thế giới. Thượng đế của tôi là thế giới. Đất này không chống lại trời kia; chúng là hai cực của cùng một hiện tượng.
"Cái này" dường như là gần bạn vì tâm trí bạn còn chưa ở trong trạng thái để thấy cái vô hình. Tâm trí bạn bị rối loạn, thô tới mức bạn có thể thấy chỉ cái hữu hình, cái thô; cái tinh tế trốn khỏi bạn. Nếu tâm trí bạn trở nên im lặng, vô ý nghĩ, cái tinh tế sẽ trở thành hữu hình. Thượng đế không phải là vô hình; ngài là hữu hình ở mọi nơi. Nhưng tâm trí bạn còn chưa hoà điệu với điều tinh tế, với cái vô hình. Cái vô hình có thể được nhìn thấy. Từ này nghĩa là cái mà không thể thấy được, nhưng không, cái vô hình có thể thấy được; bạn chỉ cần đôi mắt tinh tế hơn, tinh luyện hơn. Người mù không thể nhìn thấy được, người đó không thể thấy được cái là hữu hình với bạn nhưng mắt người đó có thể được chữa và thế thì người đó có thể thấy ánh mặt trời, mầu sắc, cầu vồng. Mọi điều đã là vô hình trước đây đã không trở thành hữu hình.
Thượng đế không phải là vô hình. Bạn không có mắt đúng, có vậy thôi. Bạn không trong hiện hữu hoà điệu với mà với điều đó điều tinh tế mở cánh cửa của nó ra.
"Cái này" và "cái kia," với tôi, là không bị phân chia; "Cái này" đạt tới bên trong "cái kia", "cái kia" tới bên trong "cái này." Với bạn, "cái kia" nghĩa là xa xôi - không với tôi. Với tôi, "cái này" là "cái kia" và một ngày nào đó nó sẽ là hoàn cảnh với bạn nữa: "cái này" sẽ là "cái kia." Thế giới này là Thượng đế. Cái hữu hình che giấu cái vô hình. Đó là lí do tại sao tính chất sannyas của tôi không phải là từ bỏ. Tính chất sannyas không phải là chống lại cái gì; nó là ủng hộ cho tính toàn bộ, cho cái toàn thể.
Được bắt rễ trong đất đi để cho bạn có thể trải rộng tới bầu trời; được bắt rễ trong cái hữu hình để cho bạn có thể đạt tới trong cái vô hình. Đừng tạo ra nhị nguyên và đừng tạo ra bất kì đối kháng nào. Nếu tôi chống lại bất kì cái gì, tôi chống lại việc chống lại bất kì cái gì; tôi ủng hộ cho cái toàn thể, vòng tròn đầy đủ. Thế giới và Thượng đế là không bị phân chia ở bất kì chỗ nào. Không có biên giới: thế giới liên tục lan toả vào trong Thượng đế và Thượng đế liên tục lan toả vào trong thế giới. Thực sự, dùng hai từ này là không hay nhưng ngôn ngữ tạo ra vấn đề. Chúng ta nói người sáng tạo và cái được sáng tạo, chúng ta phân chia. Ngôn ngữ có tính nhị nguyên; trong thực tại không có cái được tạo ra và không có người sáng tạo, chỉ có tính sáng tạo, chỉ có quá trình sáng tạo vô hạn. Không cái gì bị phân chia. Mọi thứ là một - không bị phân chia.
Ngôn ngữ chỉ giống như bản đồ chính trị. Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh bị phân chia trên bản đồ chính trị, và nếu bạn hỏi đất Ấn Độ bắt đầu từ đâu và Pakistan kết thúc ở đâu, đất sẽ cười và nghĩ bạn điên. Đất là tròn, nó là một; chỉ trên bản đồ chính trị nó mới không là một và bản đồ là giả. Và các chính khách là người điên, người điên đã đạt tới quyền lực. Họ còn nguy hiểm hơn người điên, người sống trong nhà thương điên, vì họ có quyền lực.
Bạn kết thúc và tôi bắt đầu ở đâu? Đâu là điểm mà chúng ta có thể vẽ ra một đường giữa bạn và tôi? Ở đâu? Không thể có bất kì đường phân ranh nào. Không khi liên tục chảy trong bạn. Bạn thở: nếu cho dù một khoảnh khắc không khí không chảy trong bạn, nếu hơi thở không tới, bạn sẽ chết. Và không khí ở trong tôi vừa khoảnh khắc trước đã rời khỏi tôi và đi vào bạn. Nó đã là cuộc sống của tôi chỉ vừa khoảnh khắc trước, bây giờ nó là cuộc sống của bạn; và hơi thở của bạn đã quay trở lại tôi. Nó đã là cuộc sống của bạn, bây giờ nó là cuộc sống của tôi. Chúng ta bị phân chia ở đâu?
Cuộc sống liên tục chảy; cuộc sống là cái gì đó ở giữa bạn và tôi. Cây liên tục tạo ra ô xi và bạn thở nó. Nếu cây biến mất, bạn sẽ biến mất. Cây liên tục đổi các tia vũ trụ thành thức ăn - đó là điều hoa quả và rau cỏ là gì - và nếu chúng biến mất, bạn sẽ không còn nữa. Chúng thường xuyên tạo ra thức ăn cho bạn, đó là cách bạn tồn tại. Mầu xanh lục là quá trình thường xuyên của việc tạo ra thức ăn cho bạn; bạn tuỳ thuộc vào nó.
Mây đang liên tục di chuyển, đem nước tới cho bạn. Cái toàn thể được kết nối. Mặt trời xa xôi gửi các tia sáng của nó tới bạn và những tia sáng đó là cuộc sống. Nếu mặt trời biến mất, mọi cuộc sống sẽ biến mất. Ngay cả mặt trời cũng lấy năng lượng từ nguồn nào đó; các nhà khoa học vẫn còn chưa có khả năng tìm ra nguồn đó, nhưng nếu nguồn đó biến mất mọi thứ sẽ biến mất. Mọi thứ đều có quan hệ, được nối với nhau. Thế giới này không tồn tại trong các mảnh mẩu, nó tồn tại như cái toàn thể, một toàn thể.
Với tôi, "cái này" cộng với "cái kia" là Thượng đế. Đó là lí do tại sao tôi nói mọi thứ đều là những điều mâu thuẫn. Tôi muốn cho bạn hai điều: rễ trong đất này, trong mọi cái có tính đất, và cánh trong trời kia, trong mọi cái là trừu tượng với bạn bây giờ, trong mọi cái bạn thậm chí không thể hiểu thấu, cái không thể được quan niệm hoá. Rễ trong cái hữu hạn, cánh trong cái vô hạn... Và bạn cần không từ bỏ "cái này." Nếu bạn từ bỏ "cái này," bạn đang từ bỏ rễ của bạn. Điều đó đã xảy ra; đó là lí do tại sao các sư của bạn, các sadhus, có vẻ chết thế. Họ đã từ bỏ "cái này;" họ là những con người bị nhổ bật rễ. Nhổ bật rễ cây và bạn đang phơi phần được giấu kín trong đất. Chẳng mấy chốc hoa sẽ chết, cành sẽ chết, lá sẽ bắt đầu rụng.
Đó là điều đang xảy ra cho các sannyasin, cái gọi là sannyasin cổ. Họ đã phá huỷ rễ của họ vì họ chống lại đất này và thế thì việc nở hoa của họ dừng lại. Bạn đã bao giờ thấy một sannyasin cũ trong trạng thái nở hoa không? - người đang nở hoa mọi ngày, người đang cho cái mới mọi ngày, người đang nở hoa vào trong cái không biết mọi ngày. Không, bạn sẽ thấy người cứng ngắc, mẫu mực, có kỉ luật ở đó, một người chết. Mahavira có thể đã từng sống nhưng nhìn vào các tín đồ của Mahavira mà xem. Nhìn vào mặt họ - bạn không thể thấy được bất kì hoa nào ở đó. Mắt họ đờ đẫn và chết; họ là cây bị nhổ bật rễ. Họ phải được thương hại; họ cần nhiều giúp đỡ, nhiều từ bi. Họ ốm. Không có rễ họ nhất định ốm. Họ có thể đã phá huỷ dục của họ nhưng họ không biết rằng họ đã phá huỷ yêu của họ nữa. Dục là "cái này"; yêu là "cái kia." Khi bạn phá huỷ dục, bạn phá huỷ yêu. Tôi nói đi sâu vào trong dục tới mức nó trở thành yêu - sâu tới mức chính rễ của bạn bắt đầu nở hoa, tới mức chính rễ của bạn trở thành việc bừng nở hoa. Cái bắt đầu trở thành cái cuối cùng, hạt mầm trở thành cây. Đi sâu vào trong nó tới mức cái kia được tìm thấy ẩn ở đó. Nó bao giờ cũng ở đó. Bạn có thể kiểm soát giận của bạn nhưng thế thì sẽ không có từ bi. Đi sâu vào trong giận tới mức giận của bạn trở thành từ bi. Thế thì cái gì đó, phép màu, đã xảy ra cho bạn. Thế thì bạn sẽ được ân huệ, thế thì sẽ có phúc lành; thế thì, chỉ vậy, sẽ có cực lạc.
Đất này là biểu tượng cho mọi thứ đã từng bị kết án, và trời kia, là biểu tượng cho mọi thứ đã từng được ham muốn. Nhưng tôi không phân chia; với tôi, cả hai đều là một. Và ngày sẽ sớm tới cho bạn nữa khi bạn sẽ có khả năng thấy rằng "cái này" đang mang thai "cái kia." Thế giới này chỉ là bụng mẹ cho điều thiêng liêng; đất chỉ là cái vỏ bọc, vỏ bọc bảo vệ, cho cái phi đất. Hạt mầm, tế bào của hạt mầm, không chống lại cây, nó là việc bảo vệ. Vật chất chỉ là cái bảo vệ cho điều Thiêng liêng.
Nhìn, và bao giờ cũng cố tìm ra sự thống nhất. Trong thống nhất là tôn giáo, trong chia rẽ tôn giáo bị mất. Và tránh chống đối. Nếu bạn chống đối, bạn sẽ trở nên cứng nhắc, khắc nghiệt, và bạn càng trở nên khắc nghiệt bạn sẽ càng trở nên chết hơn.
Tôi đã nghe nói rằng có lần chuyện xảy ra là một toán cướp, bởi sai lầm, đã đi vào trong một tu viện. Chúng tưởng ngôi nhà này thuộc về người giầu nào đó - tu viện này có vẻ giầu - thế là chúng vào. Nhưng các sư cho chúng trận đánh dữ dội, chúng phải sung sướng lắm khi chúng chạy trốn thành công. Khi chúng gặp lại nhau ngoài thị trấn, một trong những tên cướp triết lí hoá, "Không tệ, chúng ta có một trăm rupi." Tên lãnh đạo nói, "Mày ngu vừa vừa chứ! Tao đã bảo chúng mày tránh sư ra. Chúng ta có năm trăm ru pi khi chúng ta vào tu viện!" Tôi cũng nói với bạn: tránh sư ra. Nếu bạn đi vào tu viện với năm trăm đoá hoa, bạn sẽ chỉ còn một trăm đoá khi bạn đi ra. Họ là kẻ thù, kẻ thù của "cái này," và tôi nói những người là kẻ thù của "cái này" thì nhất định là kẻ thù của "cái kia" - dù họ biết điều đó hay không.
Yêu "cái này" và yêu nó sâu sắc tới mức yêu của bạn siêu việt lên trên "cái này" và đạt tới "cái kia." Đó là điều tôi ngụ ý: rễ trong đất này, và cánh trong trời kia.

0 Đánh giá

Ads Belove Post