Read more
Chuyến bay của
một mình tới một mình
Bài giảng về Kaivalya Upanishad
Chương 5. Tinh
hoa của sùng kính
Người muốn biết thực tại tối thượng, người sống trong kỉ luật của sannyas, đã làm tinh khiết thân thể, người ngồi trong tư thế sukhasana - tư thế thân thể thoải mái - ở chỗ đơn độc, giữ cho đầu, cổ và xương sống thẳng hàng và dựng đứng, hội tụ tất cả các khả năng của mọi giác quan vào một điểm, người đã cúi mình dưới thầy mình trong tin cậy và sùng kính, đã xua tan mọi ô uế của tâm và đi ra ngoài nỗi buồn và đau khổ, suy tư thấu đáo về bản chất của sùng kính.
Trong lời kinh này có một số chỉ
dẫn quan trọng về thiền. Nếu chúng ta cố hiểu từng chỉ dẫn tách biệt và rồi đọc
toàn thể lời kinh, sẽ dễ hiểu thấu.
Chỉ dẫn thứ nhất là:
... chỗ đơn độc.
Bạn có thể cảm thấy rằng mình
đã biết điều này nghĩa là gì, nhưng điều bạn gọi là chỗ đơn độc chẳng có liên
quan gì tới thiền cả. Bạn gọi một chỗ là đơn độc nếu không có người khác hiện
diện. Bạn gọi một chỗ là đơn độc nếu nơi đó hoang vắng, nơi đó bạn một mình. Ai
đó đi lên núi, ngồi trong hang động Himalaya, nghĩ mình đã tìm ra chỗ đơn độc.
Nhưng kiểu đơn độc này chẳng có quan hệ thực dù là bất kì cái gì với thiền. Ngồi
ở chỗ đơn độc này, người ta sẽ không cần có khả năng đi vào trong thiền.
Cho dù mọi người bên ngoài bị bỏ
đi, họ sẽ vẫn có đó bên trong bạn. Cho dù bạn đi xa khỏi đám đông, nó vẫn ẩn nấp
bên trong bạn. Cũng có thể là trong khi ngồi ở giữa đám đông bạn vẫn có thể ở
chỗ đơn độc, trong cô độc. Và cũng có thể là bạn ngồi ở chỗ đơn độc và vẫn ở giữa
đám đông. Nếu người ta ngồi yên tĩnh và nhớ tới mình cho dù ở giữa đám đông, mọi
người khác sẽ bị quên đi. Nếu người ta được trút đầy bởi việc tự nhớ của riêng
mình ngay cả ở giữa đám đông, việc nhớ tới người khác sẽ biến mất - bởi vì
chính một trong những phẩm chất cố hữu của tâm trí là trong bất kì khoảnh khắc
nào, chỉ một điều mỗi lúc có thể hiện diện trên màn ảnh của tâm trí. Nếu tôi có
thể trút đầy tâm trí tôi bằng sự hiện diện của riêng tôi, tất cả những hiện diện
khác sẽ biến mất. Sự hiện diện của người khác tiếp tục có đó bởi vì tôi không
hiện diện trong tâm trí riêng của tôi.
Việc hiểu của bạn về chỗ đơn độc
là nông cạn, rất hời hợt. Nghĩa đúng của “chỗ đơn độc” là được ngồi bên trong bản
thân mình. Điều này ít tính bên ngoài hơn và nhiều tính bên trong hơn, ngồi bên
trong... Không gian này nơi người khác không hiện diện là ít bên ngoài hơn và
nhiều bên trong hơn. Cho dù ai đó đang ngồi ở bãi chợ nhưng không có người khác
trong tâm trí mình, thế thì người đó là ở chỗ đơn độc. Và nhớ rõ điều đó, rằng
nếu bạn không thể một mình trong khi ngồi ở bãi chợ, thế nữa bạn không thể một
mình ở chỗ đơn độc đâu.
Một luật khác của tâm trí là ở
chỗ tâm trí sẽ không thấy bất kì cái gì không có đó. Người ta muốn hiện hữu ở
nơi người ta không hiện hữu. Do đó điều thường xảy ra là người ngồi ở bãi chợ
nghĩ nếu mình mà được ở chỗ đơn độc thì hay biết bao, còn người ở chỗ đơn độc
được chất đầy với ham muốn về bãi chợ.
Các nhà tâm lí ở phương Tây nói
rằng chồng và vợ không nên sống quá gần nhau, bằng không thì tình yêu của họ sẽ
biến mất. Theo một nghĩa nào đó lời khuyên của họ là đúng, nhưng mọi người ở
phương Đông đã từng thực hành điều này hàng thế kỉ mà thậm chí không học điều
đó từ tâm lí. Ở Ấn Độ thậm chí các đôi đã lấy nhau thường khó gặp nhau hơn những
người yêu chưa cưới ngày nay gặp nhau. Thế thì, họ không thể gặp nhau vào ban
ngày chút nào, chỉ trong bóng tối của ban đêm, và thế nữa cũng trong giấu giếm.
Một cách tự nhiên tình yêu của họ kéo dài theo thời gian - và lí do cho nó kéo
dài thế là ở chỗ khi cái gì đó không dễ có được, tâm trí không thể mất đi mối
quan tâm vào nó. Tâm trí mất đi mối quan tâm vào bất kì cái gì có sẵn cho nó mọi
lúc. Đây là lí do tại sao khoảnh khắc bạn đạt tới cái gì đó hay thu được cái gì
đó, bạn mất đi mối quan tâm vào nó.
Trong một thời gian dài bạn đã
muốn có ngôi nhà lớn, và bây giờ bạn có nó: chỉ trong vài ngày bạn sẽ thấy rằng
nó không còn có giá trị cho bạn. Bạn thậm chí sẽ không thấy nó là quan trọng
như nó đã thế trong mơ của bạn. Niềm vui sướng mà ngôi nhà lớn cho bạn trong mơ
sẽ biến mất ngay khi ngôi nhà thực tế là của bạn. Trong một tháng hay hai tháng
bạn sẽ hoàn toàn quên khuấy rằng ngôi nhà có đó, mặc dầu bạn sẽ sống trong nó,
đi vào đi ra nó mọi lúc. Trong thời gian vài năm người khác sẽ vẫn thấy nó,
nhưng bạn thì không.
Khi tâm trí đạt tới cái gì đó,
thứ đó trở thành vô giá trị bởi vì mối quan tâm của tâm trí là ở cái chưa đạt tới
được, ở cái còn chưa có được. Toàn thể đam mê của tâm trí là dành cho cái không
có ở đây, cho cái xa cách. Tâm trí quan tâm tới xa cách. Chúng ta có câu ngạn
ngữ rằng âm thanh của trống ở nơi xa là mang tính thôi miên - và điều này là vậy
không phải bởi vì trống, mà bởi vì tâm trí. Khoảng cách càng lớn, càng khó cho
một điều nào đó được đạt tới, và tâm trí sẽ càng quan tâm hơn tới nó.
Hiểu luật này của tâm trí cho
rõ, bởi vì khi bạn ở bãi chợ, tâm trí sẽ muốn được một mình và khi bạn một mình
nó sẽ muốn ở bãi chợ. Khi bạn ngồi trong đền chùa nó sẽ nghĩ về nhà chứa - và
ngay cả người ngồi trong nhà chứa lại nghĩ về đền chùa. Cuộc sống không đơn giản
như chúng ta nghĩ nó vậy, nó rất phức tạp. Nếu bạn không hiểu đúng về sự phức tạp
của nó, sẽ rất khó hiểu cho bạn đi vào trong thiền.
Nghĩa của “ở chỗ đơn độc” là có
trạng thái cô độc bên trong bạn. Có cô độc bên ngoài là tốt, nhưng điều điều đó
không đủ. Bên trong bạn, bao giờ cũng có đám đông. Sẽ tốt hơn mà nói rằng bạn
ít tính cá nhân hơn và nhiều tính đám đông hơn. Không có tính duy nhất bên
trong bạn, bạn là đám đông; từng người đều là đám đông lớn. Đây là lí do tại
sao con người là người này vào buổi sáng, là cái gì đó khác vào buổi trưa và lại
là cái gì đó khác vào buổi đêm. Bạn cảm thấy lúng túng bởi vì vào buổi sáng bạn
hạnh phúc thế, vậy sao vào buổi trưa bạn đã trở nên buồn thế? Hay tại sao bạn
đã trở nên nặng trĩu với giận dữ vào buổi tối? Vào buổi sáng bạn cảm thấy như
phúc lành cho toàn thế giới, và vào buổi tối bạn cảm thấy như có tính sát hại
toàn thế giới. Cái gì diễn ra bên trong bạn? Đây là đám đông bên trong của bạn.
Có nhiều mặt bên trong bạn: vào
buổi sáng đó là một mặt, vào buổi trưa mặt thứ hai, và vào buổi tối mặt thứ ba.
Có nhiều người bên trong bạn: vào buổi sáng người này nói, vào buổi trưa người
thứ hai nói và vào buổi tối người thứ ba nói. Do đó bạn lâm vào khó khăn lớn, bởi
vì điều bạn nói vào buổi sáng khi bạn muốn phúc lành cho toàn thế giới sẽ không
thể là cách bạn cảm thấy vào buổi tối. Người bạn là vậy vào buổi tối không phải
là cùng người đã cho thế giới của bạn vào buổi sáng; người đó không hiện diện
chút nào.
Các nhà tâm lí bây giờ nói rằng
niềm tin của họ vào người chỉ có một tâm trí là sai; có nhiều tâm trí bên trong
từng người. Con người mang đa tâm lí. Một người quyết định vào buổi tối rằng
người đó sẽ thức dậy lúc năm giờ sáng hôm sau; không thành vấn đề cái gì, người
đó phải dậy lúc năm giờ sáng hôm sau. Nhưng vào năm giờ sáng cùng người này lại
nói, “Quên chuyện đó đi! Ý tưởng điên rồ làm sao! Trời lạnh quá. Và hại gì nếu
một lần mình không dậy sớm?” Anh ta trở mình và ngủ tiếp. Sau đó, vào tám giờ
sáng, cùng người đó sẽ phàn nàn, “Làm sao điều đó lại xảy ra thế? Mình đã quyết
định rằng chắc chắn mình sẽ dậy sớm vào buổi sáng cơ mà.” Thế rồi người đó lúng
túng không sao hiểu được điều đó.
Nếu bạn tin rằng con người chỉ
có một tâm trí, thế thì điều đó là rất khó xử. Nhưng bây giờ các nhà tâm lí nói
rằng tâm trí đã đưa ra quyết định thứ nhất và tâm trí quyết định cứ ngủ tiếp
vào buổi sáng là khác nhau, và tâm trí hối tiếc về sau lại là tâm trí khác nữa.
Đây đơn giản đều là những phần khác nhau của tâm trí. Và có thể là những phần
khác nhau này chẳng bao giờ gặp nhau, rằng chúng thậm chí còn không nhận biết về
sự tồn tại của nhau.
Các nhà tâm lí sẽ ngạc nhiên mà
biết rằng Mahavira đã dùng một từ từ hai mươi nhăm thế kỉ trước, và từ này là
bahuchittawan: nó đích xác có nghĩa là “đa tâm lí.” Mahavira đã nói rằng con
người là đa tâm lí, rằng có nhiều tâm trí trong con người, không chỉ một, và với
nhiều tâm trí này thì không thể nào một mình được.
Do đó, nghĩa sâu sắc hơn của
đơn độc hay chỗ cô đơn là việc bạn trở thành đơn tâm lí thay vì đa tâm lí. Bên
trong bạn vẫn còn một tâm trí, không nhiều tâm trí: đây là một nghĩa của chỗ
đơn độc.
Sẽ tốt để hiểu nghĩa khác của
chỗ đơn độc, và đó là điều đám đông thường xuyên huyên thuyên bên trong bạn chắc
chắn bắt nguồn từ tâm trí, nhưng cũng có đám đông của những người quen, bạn bè,
họ hàng và kẻ thù khắp xung quanh bạn, ở bên ngoài. Con người không sống nhiều
trong thế giới bên ngoài đâu, con người sống nhiều hơn trong thế giới bên trong
của mình. Điều đó sẽ giúp cho bạn hiểu hai kiểu thế giới này mà con người đang
sống trong: một là thế giới của tâm trí người đó mà trong đó người đó sống cả
ngày, và thế giới kia là thế giới bên ngoài tâm trí người đó. Ở mức độ nào đó
người đó sống trong thế giới bên ngoài này, nhưng phần lớn thì người đó sống
trong thế giới của tâm trí riêng của mình. Bạn đã diễn tập điều bạn nói với người
bạn trong tâm trí mình từ trước đó.
Mark Twain đi về nhà sau khi
nói ở cuộc họp. Một người bạn của ông ấy ở cùng ông ấy và anh ta nói, “Hôm nay
bài nói của ông rất hay.”
Twain nói, “Bài nào?”
Bây giờ, ông ấy chỉ nói mỗi một
bài, cho nên sao lại hỏi bài nào?
Người bạn nói, “Bài nào sao?
Bài mà ông vừa nói xong bây giờ đó!”
Twain nói, “Tôi đã nói ít nhất
ba bài rồi: một bài tôi nói bên trong tâm trí mình trước bài nói, rằng tôi sẽ
nói thế này và thế này và thế này. Thế rồi có bài nói mà tôi thực sự đã nói.
Bài thứ ba tôi đang nói bây giờ đây, bên trong tôi, nói rằng tôi đáng ra nên
nói thế này và thế này và thế này... Cho nên ông định nói tới bài nào?”
Bạn sống trong thế giới bên
trong của mình ba lần nhiều hơn bạn sống trong thế giới bên ngoài. Trước khi một
từ đi ra từ bạn, nó đã đi cả nghìn lần bên trong bạn rồi. Trước khi một hành động
được tiến hành ở bên ngoài, nó đã được tiến hành hàng nghìn lần bên trong bạn.
Nếu một người phạm tội giết người... Chừng nào còn chưa có kẻ giết người trong
thế giới thì ai có thể nói rằng người đó trước hết đã không phạm phải việc giết
người đó nhiều lần ở bên trong bản thân mình. Do đó, nếu bạn giữ bản thống kê của
những kẻ giết người mà bạn phạm phải bên trong bản thân bạn, thế thì sẽ khó mà
tìm thấy một người nào không phải là kẻ giết người. Bên trong, các bạn tất cả đều
liên tục phạm tội giết người - vấn đề là khác ở chỗ chúng không xảy ra trong
hành động của bạn như cách chúng xảy ra với một số người.
Các nhà tâm lí nói rằng điều
này là đúng không chỉ về giết người: thậm chí khó tìm ra một người chưa bao giờ
tự tử bên trong mình, người chưa chấm dứt bản thân mình nhiều lần, người chưa từng
nói bên trong, “Để mình vứt bỏ bản thân mình một lần cho xong.” Mặc dầu điều đó
chưa trở thành hành động thực tế, vào bất kì lúc nào nó cũng có thể trở thành
được bởi vì ý nghĩ là hạt mầm: nếu nó liên tục trở nên ngày một mạnh hơn, nó có
thể trở thành hành động vào bất kì lúc nào.
Chúng ta đã tạo ra một thế giới
bên trong tâm trí mình, và đó là chỗ có đám đông. Ham muốn được tạo ra trước
trong tâm trí, nơi chúng mọc rễ và đâm chồi; chỉ về sau trên lá và cành của
chúng thế giới bên ngoài mới tới. Từ hàng nghìn ham muốn được tạo ra trong tâm
trí, người ta đạt tới thế giới bên ngoài. Từ nhiều kế hoạch nảy ra bên trong
tâm trí, có lẽ thậm chí không tới một trong một trăm kế hoạch đó được thực hiện.
Nếu chúng ta hiểu toán học của
việc sống đúng, người sống một trăm năm sẽ sống tám mươi năm ở bên trong và hai
mươi nămở bên ngoài. Quá trình sống này trong tâm trí là đám đông của bạn. Do
đó, chẳng thành vấn đề bạn trốn đi đâu, bản thân bạn bao giờ cũng sẽ ở đó. Bạn
có thể từ bỏ mọi thứ và đi và sống trong rừng, nhưng làm sao bạn sẽ có khả năng
để lại bản thân bạn đằng sau? - bạn sẽ đi cùng bản thân bạn tới đó nữa. Điều đó
là không thể nào tránh khỏi. Bạn sẽ không có khả năng để lại bản thân bạn ở
sau. Khi bạn ở trong rừng, thế thì điều không tránh khỏi là tất cả mọi phóng
túng của tâm trí bạn, tất cả mọi ham muốn và kế hoạch của tâm trí bạn, tất cả mối
quan hệ của tâm trí bạn, sẽ tới đó cùng bạn. Chúng tất cả đều là đám đông của bạn.
Và làm tan biến đám đông này mới là đơn độc thực sự, “chỗ đơn độc.”
Chắc chắn chỗ đơn độc cũng là vị
trí, nhưng còn hơn nữa, nó là trạng thái. Điều tốt là ngồi ở chỗ đơn độc, nhưng
đừng nghĩ rằng sự một mình này sẽ tạo ra im lặng. Chỗ đơn độc có thể có ích,
nhưng nó là không đủ: trạng thái một mình được cần tới. Một khi trạng thái này
đã được đạt tới, thế thì chỗ không thành vấn đề; thế thì người ta có thể ở chỗ
đơn độc ở mọi nơi - bất kì chỗ nào! Một khi tâm trí trở thành đơn tâm lí, một
khi nắm bắt của thế giới tâm trí trở nên kém đi và bạn thoát ra khỏi mạng lưới
của nó, bạn đạt tới chỗ đơn độc, chỗ ẩn mình - và cũng thế, tới trạng thái ẩn
mình. Trạng thái là hiện tượng bên trong và chỗ là hiện tượng bên ngoài. Chỗ là
phụ, trạng thái mới là điều thực. Để cho nghĩa của từ thứ nhất này hoàn toàn rõ
ràng với bạn.
Thế rồi từ thứ hai được dùng
trong lời kinh này, và đúng như vậy, là sukhasana:
...tư thế thân thể thoải mái...
Bạn ở chỗ đơn độc và bạn được
ngồi trong tư thế thân thể thoải mái, cho nên điều này có hai phần trong nó.
Bạn quen thuộc với sukhasana đấy.
Trong yoga, sukhasana là tư thế thân thể có sức căng tối thiểu trên thân thể,
việc dùng tối thiểu thân thể. Ví dụ về việc dùng tối thiểu thân thể là điều bạn
thấy trong các bức tượng Phật hay Mahavira: ngồi bắt chéo chân, giữ cho xương sống
thẳng, với hai tay khoanh để trên đùi lòng bàn tay bắt chéo qua nhau - tuyệt đối
bất động. Trong tư thế này có việc dùng tối thiểu thân thể và năng lượng của
nó.
Và có lí do rất khoa học cho việc
dùng tối thiểu này: khi xương sống của bạn tuyệt đối thẳng thì tác động của sức
hút của Trái đất lên thân thể bạn là ít nhất. Khi xương sống của bạn dù chỉ hơi
cong chút ít, sức hút của trái đấy sẽ đặt lên một vùng lớn hơn. Nhưng nếu xương
sống tuyệt đối thẳng lên, tác động lực hút của Trái đất chỉ ở vào điểm đáy của
xương sống bạn. Nếu xương sống của bạn bị uốn cong đi bằng cách nào đó, thế thì
sức kéo của lực hút đặt lên toàn thể xương sống của bạn, và tới mức độ nào đó sẽ
có căng trong thân thể bạn. Đây là sự kiện khoa học, sự căng này có thể được
đo.
Lực hút lấy phần lớn sức nặng
thân thể bạn. Đây là lí do tại sao các nhà khoa học nói rằng nếu con người bắt
đầu sống trên mặt trăng, khoảng sống của con người sẽ tăng lên sáu lần bởi vì lực
hút trên mặt trăng ít hơn lực hút của Trái đất sáu lần. Cho nên một người sống
trên mặt trăng sẽ có khoảng sống sáu lần dài hơn, bởi vì sẽ có ít nỗ lực và sự
căng trên thân thể người đó.
Các nhà khoa học thậm chí còn
nói... Đây là một khái niệm đáng ngạc nhiên của Einstein, và nó dường như không
thể nào tin nổi - nhưng nếu Einstein nói điều đó, nó phải đúng! Einstein nói rằng
nếu chúng ta mà phái một người vào không gian trên con tàu không gian đi với tốc
độ ánh sáng - tốc độ ánh sáng là 186,000 dặm (300 nghìn km) một giây - thì người
đó sẽ không già. Bao nhiêu năm trôi qua cũng chẳng thành vấn đề, khi người đó
trở về Trái đất, tuổi người đó sẽ gần như lúc người đó rời đi ở đây. Con người ở
trái đất sẽ trở nên già, nhưng người đó sẽ vẫn còn trẻ. Lần đầu tiên Einstein
nói điều này, nó gần như không thể nào tin được chút nào. Một con tàu không
gian với tốc độ cực lớn đó sẽ không có sức hút hấp dẫn, cho nên lực hấp dẫn sẽ
không có tác dụng lên người đó chút nào. Người đó sẽ đi trong chân không của
không gian.
Thân thể bạn không già đi bởi
vì bản thân thân thể đâu, nó già đi bởi vì mối quan hệ của nó và tương tác với
sức hút của Trái đất. Trái đất đang kéo bạn xuống mọi lúc; trọng lượng của bạn
có là bởi vì sức hút của Trái đất. Nếu bạn đặt một vật theo cùng tỉ lệ, điều
chúng ta gọi là trọng lượng của một vật không phải là bản thân vật đó đâu, nó
là lực của sức hút mà Trái đất đặt lên nó. Đĩa cân của nghiêng xuống với cùng mức
độ như lực của Trái đất kéo nó xuống. Không có sức hút, dù một vật lớn thế nào
bạn đặt lên chiếc cân, chiếc cân sẽ không nghiêng xuống chút nào. Trọng lượng
có đó chỉ bởi vì sức hút.
Ảnh hưởng lớn nhất trên thân thể
đang xảy ra mà thậm chí không đặt nó qua công việc nào. Chẳng thành vấn đề bạn
làm gì về nó, trong bẩy mươi hay tám mươi năm thân thể bạn sẽ trở nên già đi.
Cho dù bạn liên tục ngồi lười nhác hay nằm dài toàn bộ thời gian, thân thể bạn
sẽ vẫn liên tục trở nên già đi bởi vì Trái đất đang giữ nó dưới sức căng toàn bộ
thời gian. Ngay cả khi bạn ngủ thân thể bạn vẫng đang già đi bởi vì Trái đất
đang kéo nó xuống - và có nhiều lí do cho điều này.
Các nhà khoa học nói rằng mọi
thứ đều muốn quay trở lại trạng thái nguyên thuỷ của nó. Mọi thứ đều muốn trở về
đó, bởi vì ở trạng thái nguyên thuỷ có nghỉ ngơi. Chẳng hạn, con sóng dâng lên
trong đại dương sẽ sớm hạ xuống và quay trở lại cội nguồn. Với sóng việc dâng
lên trên đại dương là cố gắng vô cùng, căng thẳng, lo âu cho sóng. Khi nó rơi
trở lại nó được nghỉ ngơi. Điều này nghĩa là thân thể bạn, cái được tạo ra từ đất
và nước và các hợp phần khác, muốn quay trở về chúng, và sức hút là hệ thống
cho điều này xảy ra. Trái đất đang gọi thành phần đất của nó quay lại mọi khoảnh
khắc, đang kéo nó lại bản thân nó mọi khoảnh khắc.
Sự kiện này bắt đầu rạng lên
lên cho các nhà khoa học chỉ mới gần đây, nhưng yoga đã từng nhận biết về nó từ
hàng nghìn năm rồi. Do đó, nếu người yogi dành nhiều thời gian ngồi với xương sống
dựng thẳng, khoảng sống của người đó sẽ dài hơn. Đây là tư thế thoải mái. Bất
kì tư thế nào mà trong đó xương sống dựng thẳng, chín mươi độ so với Đất, đều sẽ
tạo ra ảnh hưởng ít nhất lên thân thể.
Và cũng có lí do thứ hai tại
sao nó lại được gọi là sukhasana, tư thế thân thể thoải mái. Các nhà sinh lí học
bây giờ chấp nhận rằng năng lượng di chuyển trong thân thể là điện sinh học, điện
sinh lí. Chuyển động của điện, luồng điện bên trong thân thể, đang xảy ra thường
xuyên - nhưng yoga bao giờ cũng nhận biết rằng có điện vận hành trong thân thể.
Yoga gọi điện này là prana; khác biệt chỉ là ở cái tên. Prana này ở bên trong
thân thể di chuyển theo cùng nguyên tắc như điện. Chẳng hạn, nếu điện di chuyển
theo mạch nó không bị tiêu tán, nhưng nếu mạch bị đứt, nó sẽ tiêu tán. Nếu điện
liên tục di chuyển trong mạch của nó, thế thì nó nói với chính nó.
Trong sukhasana, điện thân thể
tạo thành mạch: lòng bàn chân của hai chân nối với hai đùi, hai bàn tay được giữ
cái nọ qua cái kia, và xương sống được để thẳng. Điện thân thể chảy ra từ ngón
tay và ngón chân. Khi cả hai tay và hai chân được nối với nhau trên đùi, điện
đi ra của thân thể bắt đầu chuyển động theo vòng tròn bên trong thân thể thay
vì rò rỉ ra.
Nếu điện thân thể không chảy ra
chút nào... Người yogi và các thiền nhân đã làm điều này theo những cách khác
nhau nữa: họ sẽ ngồi trên nền gỗ bởi vì nó là chất không dẫn điện và không có
việc tiêu tán năng lượng qua nó, hay họ sẽ ngồi trên da sư tử hay da hươu bởi
vì chúng cũng không dẫn điện, hay họ sẽ ngồi trên thảm len bởi vì cái đó nữa
cũng là không dẫn điện. Tất cả những điều mà yoga gợi ý như chiếu để ngồi lên
cho việc thiền cũng là chất không dẫn điện; chúng không cho phép điện thân thể
được chảy ra. Toàn thể năng lượng thân thể sẽ vẫn còn bên trong thân thể; tất cả
các cánh cửa cho nó chảy ra sẽ bị đóng lại và mạch bên trong thân thể sẽ được tạo
ra. Trong mạch này tiêu tán năng lượng là ít nhất có thể được hay nỗ lực ít nhất
của thân thể.
Mất mát tối đa của năng lượng
sinh học xảy ra trong hành động dục, bởi vì trong dục cơ quan quan trọng nhất
trong thân thể bạn cho việc tiêu tán năng lượng sinh học đi vào thân thể người
khác, và thân thể người khác, đặc biệt thân thể đàn bà, có khả năng hút điện.
Nó có thể bị hút hoàn toàn. Trong sukhasana khối lượng điện sinh học tối thiểu
chảy ra ngoài; trong hành động dục khối lượng tối đa chảy ra ngoài. Bởi vì cơ
quan sinh dục của con người là kho chứa điện lớn, nên khối lượng điện tối đa có
thể được ném ra từ đó.
Đây là lí do tại sao một tâm
trí đầy những thèm khát liên tục ném điện thân thể của nó ra mọi lúc, cho dù
người đó không đi vào hành động dục. Đây là lí do tại sao một người với tâm trí
thèm khát sẽ dần dần bắt đầu cảm thấy ngày một yếu hơn. Người này sẽ cảm thấy
năng lượng thấp, sẽ cảm thấy tự trách mình, và chung cuộc người đó sẽ trở thành
người yếu ý chí.
Sukhasana là phương pháp để tạo
ra chuyển động vòng tròn bên trong cho điện thân thể. Một điều thú vị khác là ở
chỗ khi điện thân thể không chảy ra và di chuyển trong vòng tròn bên trong, nó
làm thuần khiết thân thể. Chúng ta sẽ nói về điều này về sau.
Cho nên mục đích đầu tiên của
sukhasana là ở chỗ xương sống phải thẳng tới mức có sức căng tối thiểu trên
thân thể. Và mục đích thứ hai là ở chỗ luồng chảy vòng tròn của điện thân thể
được tạo ra để cho không năng lượng thân thể nào bị mất cả. Trong tư thế này,
thân thể kinh nghiệm sự thoải mái tối đa.
Bạn có thể không hiểu từ này
sukh, thuận tiện, hạnh phúc. Nó là một từ được người yogi dùng. Điều bạn nghĩ về
hạnh phúc chỉ là một loại kích động; kích động là chất liệu cần thiết trong nó.
Chúng ta nói rằng một người đã trúng xổ số và người đó cảm thấy hạnh phúc lớn
lao. Hạnh phúc của người đó có nghĩa rằng người đó bị kích động tới mức người
đó thậm chí không thể ngủ được ban đêm. Mạch của người đó lên cao, huyết áp của
người đó lên cao: chúng ta nói rằng người đó hạnh phúc, và vậy mà người đó
không thể nào ngủ được ban đêm! Cái gì đó trong người đó đang khuấy động mọi
lúc và người đó được cho là trong hạnh phúc lớn lao. Không, điều bạn gọi là hạnh
phúc đó chỉ là một loại kích động thôi - và điều bạn gọi là bất hạnh cũng là
kích động. Điều bạn đang gọi là hạnh phúc là kích động và điều bạn đang gọi là
bất hạnh cũng là kích động.
Thế thì khác biệt gì giữa hai
điều này? Bạn gọi kích động gây vui thích cho bạn là hạnh phúc và kích động gây
khó chịu cho bạn là bất hạnh. Đây là lí do tại sao cho điều xảy ra là cái hạnh
phúc hôm nay trở thành bất hạnh ngày mai, và cái bất hạnh hôm nay có thể trở
thành hạnh phúc ngày mai. Kích động là một, chính vấn đề về vui lòng hay buồn
lòng của nó làm thay đổi.
Có lẽ bạn có thể không nghĩ về
nó, nhưng điều bạn gọi là hạnh phúc, hay vui thú, và rất khuấy động - do đó
không ai có thể sống trong hạnh phúc và vui thú mọi lúc được. Lí do cho điều
này không phải là việc hạnh phúc không thể tồn tại mãi mãi được: toàn thể lí do
là ở chỗ trong trạng thái hạnh phúc thường xuyên bạn sẽ cảm thấy bị kiệt sức, cạn
kiệt. Cần phải có lỗ hổng trong hạnh phúc của bạn.
Một nhà huyền môn phương Tây rất
đáng phục, Jakob Boehme, đã nói, “Sau khi trải qua yêu, tôi đã thấy rằng yêu
cũng là bệnh. Tôi gọi yêu là bệnh bởi vì tôi chưa bao giờ bị kiệt quệ bởi ốm bệnh
nhiều như tôi bị kiệt quệ bởi yêu. Tôi không bị kiệt sức bởi ốm bệnh nhiều như
tôi đã bị kiệt sức bởi yêu. Ít nhất cũng có chữa trị cho ốm bệnh, nhưng với yêu
thì không có thuốc nào cả. Nếu tôi không thể ngủ được ban đêm khi tôi ốm, mọi
người sẽ nói đó là chứng mất ngủ. Trong yêu tôi cũng không thể nào ngủ được nhiều
đêm, nhưng thế rồi tôi sẽ gọi nó là hạnh phúc. Bây giờ tôi biết rằng điều này nữa
cũng là chứng mất ngủ.”
Điều bạn gọi là hạnh phúc chỉ
là kích động vui thích khớp với hệ thống niềm tin của bạn. Yoga không gọi điều
này là hạnh phúc; hiểu điều này rất rõ ràng đi. Bạn không nên rơi vào việc hiểu
lầm nào đó bởi vì từ hạnh phúc đã được dùng. Với bạn, hạnh phúc là một dạng của
kích động - nhưng yoga nói rằng hạnh phúc là khi không có kích động nào trong
thân thể. Yoga nói rằng trạng thái không bị kích động của thân thể là hạnh
phúc. Do đó điều bạn gọi là bất hạnh thì yoga cũng gọi là bất hạnh - nhưng nó
cũng gọi cái gọi là hạnh phúc của bạn là bất hạnh. Yoga gọi sự hài hoà bên
trong là hạnh phúc. Nơi không có kích động, không căng thẳng, không gợn sóng;
nơi cái hồ hoàn toàn êm đềm, nơi năng lượng thân thể yên tĩnh và im lặng tuôn
chảy bên trong bạn và thậm chí không có một ý tưởng nào về việc tuôn chảy ra ngoài;
nơi bạn bình thản, yên tĩnh và định tâm trong bản thân mình - đây là nghĩa của
sukhasana.
Điều thứ ba lời kinh này nói
là:
... giữ cho đầu, cổ và xương sống
thẳng hàng và dựng đứng...
Nếu bạn quen với sinh lí, bạn
phải biết rằng các nhà sinh lí nói rằng chính phần đỉnh của xương sống của bạn
phát triển thành bộ não. Tất cả các tế bào và mô trong não, toàn thể sự mở rộng
và bành trướng của bộ não, đều là một phần của xương sống. Chúng ta có thể nói
rằng bộ não là một đầu của xương sống; hay chúng ta cũng có thể nói điều ngược
lại, rằng xương sống là phần gốc mở rộng của bộ não. Dù bạn thích nói nó theo bất
kì cách nào, một điều là chắc chắn: xương sống và bộ não được nối sâu sắc với
nhau. Chúng ta biết rằng chúng được nối sâu sắc, nhưng chúng ta không biết điều
đó một cách có ý thức.
Nếu bạn đi ngủ ban đêm không có
gối, bạn có thể thấy khó rơi vào giấc ngủ. Bạn có thể chẳng bao giờ để ý nghĩ
nào vào mối quan hệ giữa gối và giấc ngủ là gì. Mọi con vật đều đi ngủ mà không
có gối và chúng rơi vào giấc ngủ mà chẳng có vấn đề gì. Trẻ con cũng rơi vào giấc
ngủ rất tốt chẳng cần gối. Nhưng khi người ta già hơn, ngày một khó ngủ hơn nếu
không có gối. Điều thú vị khác là ở chỗ khi nền văn minh phát triển và khi giáo
dục trở nên ngày một lan rộng, số gối người ta cần dưới đầu cũng càng lớn hơn.
Tại sao? Lí do là ở bên trong chúng ta, và nó mang tính sinh lí.
Não càng hoạt động, nó càng nhạy
cảm hơn, cho nên khi bạn đi ngủ vào ban đêm bạn cần chắc chắn rằng khối lượng
máu ít nhất đi lên não. Máu càng đi lên não nhiều, não càng được kích hoạt hơn
- và giấc ngủ trở thành khó khăn. Khi có nhiều gối dưới đầu bạn, não sẽ cao hơn
xương sống và phần lớn máu từ đầu sẽ chảy xuống. Nếu đầu ở thấp hơn xương sống,
hay nếu cả hai ở cùng một mức, tất cả máu sẽ chảy tới não và việc ngủ trở thành
không thể được.
Đây là lí do tại sao tuyệt đối
không thể ngủ được trong khi đứng lộn ngược đầu. Người thực hành đứng lộn ngược
đầu sẽ ít ngủ. Điều đó nhất định là như vậy, bởi vì người đang thực hành đứng lộn
ngược đầu sẽ ngủ đủ trong bốn hay năm giờ thôi; nhiều hơn điều này sẽ là không
cần cho người đó. Nhưng quá nhiều đứng lộn ngược đầu sẽ có hại cho não.
Đây là lí do tại sao những người
thực hành shirshasana, đứng lộn ngược đầu, dường như không thật thông minh cho
lắm. Quá nhiều việc đứng lộn ngược đầu nghĩa là quá nhiều máu sẽ xô tới não và sẽ
phá huỷ những tế bào rất tinh tế trong não. Người có càng nhiều tế bào não,
thông minh của người đó sẽ càng phát triển.
Các nhà khoa học nói rằng lí do
duy nhất đằng sau tiến hoá của trí tuệ trong con người là ở chỗ con người có khả
năng đứng trên hai chân. Tất cả những con vật khác đều đứng trên bốn chân, và bởi
vì điều này, quá nhiều máu chảy qua não của chúng và các tế bào tinh tế không
thể phát triển được. Con người đứng trên hai chân và chỉ một khối lượng máu tối
thiểu bắt đầy đạt tới não của con người, bởi vì để bơm máu tới chiều cao đó là
khó khăn hơn - khối lượng máu tối thiểu đạt tới đó. Đây là lí do tại sao não
con người có khả năng phát triển nhiều tế bào tinh tế hơn. Nó cũng giống như
khi dòng nước nhỏ, chậm đang chảy, bạn có thể trồng cây trên nó; nhưng nếu dòng
nước lớn, mạnh bắt đầu chảy thì cây cối sẽ bị bật rễ. Tế bào não là rất mảnh
mai và tinh tế. Trong bộ não nhỏ của chúng ta có trên bẩy tỉ tế bào. Nó là toàn
thể thế giới - trên bẩy tỉ tế bào sống. Một cú xóc nhỏ có thể dễ dàng phá huỷ chúng.
Cho nên toàn thể tiến hoá của con người đã xảy ra bởi vì con người đã đứng trên
hai chân và đã làm cho xương sống mình thành thẳng đứng.
Nếu bạn hỏi các nhà tiến hoá, họ
sẽ nói rằng cuộc cách mạng vĩ đại nhất đã xảy ra trong sự tồn tại của con người
đã xuất hiện bởi vì khỉ xuống khỏi cây và lần đầu tiên đứng trên hai chân. Hai
chân kia trở nên tự do, xương sống trở nên thẳng đứng và luồng máu lên não bị
giảm bớt.
Khi người ta nói rằng đầu, cổ
và xương sống phải thẳng đứng, theo một đường thẳng, đó là điều cần thiết cho
cuộc cách mạng thứ hai, và thậm chí còn lớn lao hơn. Nếu ai đó nói với con vật
rằng nếu các bạn đứng trên hai chân thì những người như Phật Gautam, Albert
Einstein và Socrates sẽ được sinh ra trong các bạn, chúng sẽ cười vào ý tưởng
này. “Ông có diễu cợt chúng tôi không thế? Một Phật Gautam, một Einstein và một
Socrates được sinh ra chỉ bởi vì chúng tôi bắt đầu đứng trên hai chân sao?” Nói
điều này cho con vật sẽ không hấp dẫn được chúng. Điều đó cũng chẳng hấp dẫn
chúng ta: làm sao giữ cho xương sống, cổ và đầu thẳng đứng, theo đường thẳng,
mà lại đem tới thiền và chứng ngộ được?
Đây thậm chí là một bước tiến
thêm nữa: khi bạn ngồi thiền nếu bạn giữ cho xương sống, cổ và đầu theo đường
thẳng hoàn toàn, mọi rào chắn trên con đường của điện sinh học chảy qua chúng sẽ
bị dẹp bỏ. Năng lượng tuôn chảy dễ dàng bởi vì việc thẳng đứng - nhưng bạn phải
ngồi. Nếu bạn nằm để thiền, thế thì quá nhiều máu sẽ chảy lên lên ngay một lúc.
Nếu bạn đang trong tư thế ngồi thế thì quá nhiều máu sẽ không chảy lên, chỉ điện
sinh học chảy lên. Nếu nhiều điện sinh học và ít máu chảy lên, thế thì các
trung tâm trong não đang ngủ nay trở nên được kích hoạt. Nếu bạn hỏi các nhà
tâm lí, họ sẽ nói rằng mãi cho tới giờ chúng ta đã không dùng nhiều hơn mười phần
trăm bộ não của mình. Khó mà tưởng tượng được tiềm năng của chín mươi phần trăm
còn lại là gì.
Yoga nói tất cả các siddhis,
các quyền năng huyền bí, siêu nhiên đã từng được nói tới, đều có liên quan tới
chín mươi phần trăm chưa dùng của bộ não. Và nếu chúng ta cũng có thể trao năng
lượng sống cho phần đó, nếu năng lượng sống có thể tuôn chảy qua phần đó nữa,
thế thì tất cả các trung tâm não đang ngủ có thể được kích hoạt. Gần đây, một
nhóm các nhà khoa học những người đang làm nghiên cứu tâm lí sâu sắc đã ngạc
nhiên khi khám phá ra rằng mọi người đều có kiểu siddhi nào đó, bất kì kiểu quyền
năng tâm lí nào bên ngoài điều thông thường, điều đó không phải là phép màu: nó
chỉ là một số trong những năng lượng đang ngủ thông thường.
Chẳng hạn, có một người đàn ông
ở Mĩ, Ted Serios. Khi ông ấy nghĩ về cái gì đó, thế thì cùng với ý nghĩ đó,
hình ảnh về điều ông ấy nghĩ tới cũng xuất hiện trong mắt ông ấy. Không phải là
ảnh đó chỉ dường như ở đó, bởi vì người ta có thể chụp ảnh nó bằng máy chụp ảnh.
Chẳng hạn, ngồi ở New York ông ấy nghĩ tới Taj Mahal - và ông ấy đã làm điều
này với Taj Mahal - thế rồi ông ấy sẽ liên tục nghĩ mãi với đôi mắt nhắm và thế
rồi ông ấy sẽ nói, “Sẵn sàng máy ảnh đi. Tôi sắp mở mắt đấy và Taj Mahal sẽ xuất
hiện trong chúng.” Khi ông ấy mở mắt một bức ảnh được chụp, và Taj Mahal xuất
hiện trong ảnh! Và thậm chí ảnh của những vật mà ông ấy chưa hề trông thấy trước
đây cũng xuất hiện trong mắt ông ấy. Điều này thậm chí còn bí ẩn hơn. Nếu bạn
đã thấy Taj Mahal trước đó, có lẽ thế thì bạn có thể tưởng tượng ra nó - mặc dầu
cho dù điều đó là không có thể được. Tưởng tượng không vật chất hoá trong mắt,
và không ảnh chụp nào của những tưởng tượng của bạn có thể được chụp từ mắt bạn.
Nhưng khi Ted Serios được yêu cầu ngay cả về những thứ ông ấy chưa bao giờ thấy
trước đó, ông ấy chỉ nghĩ về một vật và nó xuất hiện trong mắt ông ấy và nó có
thể được chụp ảnh.
Khi họ khám não của Ted Serios,
họ phát hiện ra rằng phần não của ông ấy, thông thường ngủ trong hấu hết mọi
người, đã không ngủ trong ông ấy. Trong trường hợp của ông ấy chúng đã tích cực,
và điện đã chạy qua chúng.
Bây giờ điều này có thể được biết
tới bằng việc đặt điện cực vào sọ và thử xem phần nào của bộ não có điện chạy
và trong phần nào thì nó không chạy. Bất kì chỗ nào điện chạy qua, khi bạn đặt
điện cực vào miền đó, đèn điều khiển trên điện cực sẽ sáng lên. Cũng như thợ điện
có thể kiểm tra xem liệu điện có chạy hay không, bây giờ có thể kiểm tra xem liệu
điện sinh học có chạy qua não chúng ta hay không.
Một dòng điện rất tinh tế và
tinh vi đang chạy, vậy mà khối lượng điện đang chạy qua bộ não chúng ta, trong
điều kiện thông thường, có thể làm sáng bóng đèn. Điện này là rất tinh tế,
nhưng nó sẽ làm sáng bóng đèn. Và điện này có thể được kiểm thử. Các phần của bộ
não của Ted Serios nơi điện này chạy qua... điện không chạy ở cùng các bộ phận
của bộ não người thường.
Yoga nói rằng nếu ba điều này,
xương sống, cổ và đầu, được giữ thẳng đứng, theo đường thẳng, thì năng lượng sẽ
đi lên và bắt đầu chảy qua các phần đó của bộ não. Chính bởi vì điều này mà siddhis
- quyền năng siêu nhiên, huyền bí - xảy ra, bởi vì nhiều hiện tượng mới bắt đầu
xảy ra trong não. Và lí do để giữ ba bộ phận này theo đường thẳng có tính khoa
học: năng lượng, điện sinh học, có thể đi lên tới mọi phần của bộ não.
Bây giờ sẽ có ích để hiểu thêm
hai điều nữa. Tôi đã nói với các bạn rằng não không là gì ngoài đầu cuối của
xương sống - và bộ phận sinh dục của bạn là đầu kia. Cơ chế sinh sản của bạn là
ở đầu này của xương sống và cơ chế tư duy của bạn là ở đầu kia của nó, và một
và cùng một năng lượng chảy giữa hai cơ chế này. Nếu năng lượng, mà chúng ta
thông thường gọi là lực dục, tương tác với thế giới bên ngoài thông qua phần thấp
của xương sống, chúng ta gọi nó là năng lượng dục; nếu nó có quan hệ với thế giới
qua phần trên của xương sống, nó trở thành năng lượng kundalini. Để đưa năng lượng
dục này đi lên trên, cần có ba bộ phận phải dựng đứng, theo một đường thẳng.
Não, cổ và xương sống phải tạo thành một đường thẳng.
Điều thứ tư... chỗ phải đơn độc,
tư thế phải thoải mái, đầu, cổ và thân thể phải theo đường thẳng.
... người đã lau sạch thân thể...
Ý tưởng tới tâm trí bạn khi bạn
nghe thấy “thân thể được thuần khiết” là việc lau sạch thân thể bạn bằng cách tắm
và những thứ như vậy. Điều đó là tốt, nhưng không đủ. Làm thuần khiết thân thể
bạn là hiện tượng còn lớn hơn nhiều. Với việc tắm, tất cả ghét bên ngoài mà có
thể đã tích lại trên thân thể sẽ bị kì cọ đi và lỗ chân lông của thân thể sẽ được
lau sạch và làm thuần khiết. Mọi lỗ chân lông của thân thể đều thở, cho nên quá
trình thở được làm tươi tắn.
Có lẽ bạn có thể không nhận biết
rằng bạn không thở chỉ qua mũi, mà còn qua toàn bộ thân thể mình. Nếu mũi bạn
được tự do thở nhưng phần còn lại của thân thể bạn bị sơn kín bằng tầng sơn dày
để cho không một lỗ chân lông nào có thể thở, thế thì bạn không thể sống được
quá ba giờ. Bạn có thể liên tục thở qua mũi và mồm đấy, nhưng bạn sẽ không sống
sót quá ba giờ. Cho nên đừng bị ảo tưởng rằng bạn đang thở chỉ qua mũi - từng lỗ
chân lông của bạn đều thở; ô xi đi vào thân thể bạn qua mọi lỗ chân lông. Việc
tắm làm thuần khiết đủ để cho bụi bặm được lau sạch khỏi mọi lỗ chân lông và
toàn bộ thân thể bạn bắt đầu hít vào nhiều ô xi hơn. Bạn bắt đầu cảm thấy sự
tươi tắn, bởi vì ô xi đạt tới mọi tế bào thân thể. Mức độ thuần khiết này là cần
thiết, nhưng nó không đủ.
Việc thuần khiết thân thể là
khái niệm lớn hơn nhiều, cho nên cũng tốt để hiểu hai hay ba khía cạnh nữa về
làm thuần khiết thân thể. Một trong những khía cạnh này là cái gì đó mà bạn có
thể chưa bao giờ nghĩ tới.
Không lâu mấy trước đây một nhà
trị liệu tâm lí mất ở Mĩ. Tên ông ấy là Wilhelm Reich. Ông ấy là người đã thực
hiện một công trình rất có ý nghĩa với mọi người trong thế kỉ này. Những người
làm công trình có ý nghĩa bao giờ cũng lâm vào rắc rối... Wilhelm Reich đã chết
trong tù. Nhân loại thế đấy nếu bất kì công trình có ý nghĩa nào được làm cho
nó, vì sự tốt lành của nó, nó đều trả thù.
Và có lí do tại sao nhân loại lại
trả thù: lí do là ở chỗ nếu công trình đúng được làm cho nó, gốc rễ và nhiều hệ
thống niềm tin của nó sẽ bị chứng minh là sai. Và nó càng được chứng minh là
sai, bực dọc sẽ càng phát triển. Con người không sẵn sàng chấp nhận rằng bất kì
niềm tin nào của mình là sai. Điều đáng quan tâm là ở chỗ bởi vì chính những niềm
tin này, con người lại trong khổ lớn lao. Con người liên tục đòi hỏi cách mình
có thể gạt bỏ khổ của mình, nhưng nếu bạn bảo người đó rằng chính niềm tin
riêng của người đó đang tạo ra khổ cho người đó và bản thân người đó là người tạo
ra khổ cho mình, người đó sẽ không sẵn sàng buông bỏ niềm tin của mình đâu. Con
người tạo ra nhà tù riêng của mình, khoá cửa lại và vứt chìa khoá đi. Thế rồi
anh ta kêu lên, “Tôi khổ quá! Tôi bị tù! Xin cứu tôi với!” Thế rồi nếu ai đó
nói rằng người đó ở đó bởi vì sự ngu xuẩn riêng của mình, người đó trở nên rất
giận.
Wilhelm Reich đã nói nhiều điều
quan trọng về con người. Ông ấy nói rằng tất cả mọi xúc động bị kìm nén của con
người liên tục tích lại trong thân thể người đó - trong thân thể người đó,
không trong tâm trí người đó. Tất cả những ham muốn và xúc động bị kìm nén đều
tích lại trong thân thể và làm cho thân thể thành không thuần khiết, ốm yếu, hư
hỏng. Nhưng yoga đã biết về điều này từ nhiều thế kỉ. Kinh nghiệm riêng của tôi
là ở chỗ nếu bạn kìm nén giận dữ của bạn, bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng nó sẽ
tích vào răng bạn. Có những lí do cho điều này. Đây là lí do tại sao khi một
người giận dữ người đó lại nghiến răng. Khi người đó giận dữ người đó siết chặt
nắm đấm. Trong giận dữ, người ta có thể siết chặt nắm đấm mạnh tới mức móng tay
người đó sẽ cắm vào da người đó. Nếu bạn kìm nén giận dữ của mình, nó sẽ tích
trong răng bạn và trong ngón tay bạn.
Wilhelm Reich thậm chí còn đi tới
kết luận rằng răng của người giận dữ rụng sớm hơn. Ông ấy đi tới kết luận này
sau hàng nghìn thực nghiệm. Ông ấy đã làm một thực nghiệm duy nhất trên hàng
nghìn người - khuấy động giận dữ của họ bằng việc ấn vào quanh răng họ. Bất kì
khi nào một người giận dữ đi tới ông ấy, sau khi hỏi người đó nhiều câu hỏi ông
ấy sẽ bảo người đó nằm ra. Ông ấy sẽ chỉ ấn quanh lợi người đó, và chỉ bằng việc
ấn vào lợi mà người đó sẽ phát rồ lên! Không có lí do đặc biệt nào cho cơn giận
hay cơn rồ vào khoảnh khắc đó. Nhiều lần Reich phải gọi cảnh sát tới để bảo vệ
mình với bệnh nhân của mình. Về sau, ông ấy phải có một vệ sĩ bởi vì bệnh nhân
có thể tấn công ông ấy vào bất kì lúc nào. Động chạm tới giận dữ của mọi người,
kích động nó, là nguy hiểm.
Dù lỗ hổng giữa con người và
con vật có lớn đến đâu cũng không thành vấn đề, nó vẫn là lỗ hổng. Con vật bầy
tỏ tất cả giận dữ của chúng qua răng. Đó là cái chúng có, hoặc móng hoặc răng;
đây là phương tiện duy nhất của chúng để bảo vệ và tấn công. Nhưng con người đã
phát triển nhiều phương tiện bạo hành khác. Các nhà nghiên cứu nói rằng con người
phải phát triển những cách thức khác bởi vì răng và móng của con người rất yếu,
do đó cái thay thế nào đó trở thành bản chất. Cho nên tất cả gươm và súng và
dao găm của chúng ta không là gì ngoài sự mở rộng của răng chúng ta và của móng
chúng ta. Các con vật khác rất mạnh so với chúng ta, cho nên chúng ta phải phát
minh ra những thứ sẽ tạo ra cái tương đương với việc có răng và móng mạnh hơn của
chúng. Chính bởi vì điều này chúng ta đã sống sót.
Nhưng đồng thời, một hiện tượng
thú vị cũng xảy ra: khi bạn tấn công ai đó bằng dao găm, bạo hành đã nảy sinh
trong ngón tay bạn không được xả ra; bằng cách nào đó nó còn bị mắc kẹt trong
ngón tay. Không có cách nào để cho bạo hành đó đi từ ngón tay bạn vào dao găm.
Cho nên nếu bạn giận dữ và bạn chửi ai đó và nghiến răng, năng lượng sẽ đi vào
trong răng bạn cho dù bạn không cắn ai cả - và năng lượng đó sẽ không được xả
ra.
Quá trình tích năng lượng trong
răng đã phát triển qua kinh nghiệm hàng triệu năm. Năng lượng tích lại trong
răng. Người bạo hành có được vui thú từ việc hút thuốc lá bởi vì bằng cách nào
đó răng có tham gia. Người bạo hành có được vui thú từ việc nói quá mức - răng
bằng cách nào đó được tham gia vào. Nếu không có gì khác, thế thì người bạo
hành sẽ nhai kẹo cao su hay nhai trầu: đây là mọi dấu hiệu của người bạo hành.
Răng bằng cách nào đó cần được dùng bởi vì ít nhất một số năng lượng sẽ được xả
ra qua chúng, sự giảm nhẹ nào đó và sự nhẹ nhõm nào đó sẽ xảy ra qua nó. Năng
lượng này được sử dụng, và theo một cách nào đó thì nó là tốt bởi vì ít nhất bạn
không cắn ai cả. Thay vì thế bạn chỉ nhai trầu: nó là cách không bạo hành để xả
ra cái bạo hành.
Nhưng đây chỉ là một ví dụ. Thực
tế, tất cả đam mê và ham muốn mà bạn kìm nén trong thân thể bạn - và bạn đang
kìm nén nhiều - không được xả ra. Tất cả văn minh của bạn, văn hoá của bạn, tôn
giáo của bạn đều dựa trên kìm nén. Bạn kìm nén mọi thứ. Bạn kìm nén và dừng mọi
thứ trong bản thân mình, nhưng bất kì cái gì bị kìm nén vẫn còn ở bên trong và
làm cho thân thể không thuần khiết. Việc xả sự kìm nén của bạn ra sẽ gây nên việc
làm thuần khiết sâu sắc cho thân thể hơn là qua việc tắm.
Việc thiền mà chúng ta đang làm
ở đây có liên quan tới mức độ sâu hơn của việc làm sạch. Trong đó, bạn phải ném
ra và làm trống rỗng tất cả những cái bị kìm nén trong bạn. Giận dữ, bạo hành,
vui sướng, khổ sở, khóc lóc, điên khùng - tất cả những cái bị kìm nén bên trong
bạn. Và nhớ một điều: khi bạn xả ra bất kì cái nào trong những năng lượng này
lên ai đó khác, bạn đang đi vào cái vòng luẩn quẩn mà bạn sẽ không thể nào
thoát ra được. Bạn phải xả tất cả những năng lượng này vào cái trống rỗng.
Con người phải trở nên có khả
năng xả giận dữ của mình vào cái trống rỗng, không vào người nào cả - bởi vì
khi bạn xả nó lên người nào đó, sẽ không có chấm dứt cho dây chuyền giận dữ.
Tôi chửi bạn và rồi bạn chửi tôi và thế rồi tôi sẽ lại chửi bạn, và không có chấm
dứt cho nó. Mỗi lần bạn trở nên giận dữ theo cách này, nó chỉ làm mạnh thêm cho
thói quen này.
Theo cách này giận dữ sẽ được xả
ra, nhưng nó cũng sẽ tạo ra và làm mạnh thêm cho thói quen xổ nó lên người khác
- và thế thì bạn bị mắc vào cái vòng luẩn quẩn. Nếu tôi liên tục xổ ra, chửi rủa
và trở nên giận dữ với mọi người, cười hay khóc bất kì chỗ nào, bất kì lúc nào,
bầy tỏ bất kì cái gì bên trong tôi, cuộc sống sẽ trở thành không thể được! Khi
người ta phải sống với người khác, nhiều lần người ta sẽ phải kìm nén nhiều thứ.
Do đó, kìm nén là điều phải có trong xã hội. Có nhiều khả năng chúng ta có thể
tạo ra được xã hội không bị mọi kìm nén. Xã hội tốt kìm nén ít, xã hội xấu kìm
nén nhiều, nhưng ngay cả sống trong xã hội tốt, kìm nén vẫn là không thể tránh
khỏi.
Sau khi nghiên cứu hiện tượng
này trong cả đời mình, Freud đã nói với thất vọng lớn lao, “Tôi không thấy
tương lai nào cho con người. Chẳng thành vấn đề con người là ai hay người đó sống
khi nào, chừng nào người đó còn sống trong xã hội, người đó sẽ khổ sở - và người
đó không thể sống không có xã hội được.” Làm sao con người có thể sống không có
xã hội được? Ông ấy đã viết - người này là nhà khoa học, cho nên ông ấy đã viết
theo cách trực tiếp, như ông ấy đã cảm thấy nó - rằng ông ấy không thấy cách
nào để con người có thể hạnh phúc, bởi vì nếu con người sống trong xã hội, con
người sẽ kìm nén, và nếu con người không kìm nén, việc sống trong xã hội sẽ trở
thành không thể được với người đó. Freud có thể thấy không có cách nào ngoại trừ
hai cách này.
Freud có thể không thấy được điều
đó, nhưng yoga biết cách. Yoga nói không có nhu cầu bày tỏ lên người khác - bày
tỏ vào cái trống rỗng đi. Bày tỏ giận dữ của bạn vào bầu trời trống rỗng. Bầu
trời có tâm bao la và nó sẽ không đáp lại bạn. Nếu bạn có thể bày tỏ tất cả những
xúc động bị kìm nén, việc tẩy rửa sẽ đầy đủ và bạn sẽ được dọn sạch; thân thể sẽ
trở nên thuần khiết. Khi thân thể thuần khiết, thiền sẽ phát triển đôi cánh.
Trong thiền, con người bắt đầu
bay. Con người không phải bước, việc bay sẽ bắt đầu. Tất cả những xúc động bị
kìm nén được giữ bên trong bạn tựa như những tảng đá nặng đang kéo bạn xuống -
đây là điều duy nhất đang kéo bạn xuống. Bạn có thể đã nghe nói về nó nhiều lần,
rằng trong thiền, nhiều người kinh nghiệm rằng họ đã khinh công khỏi mặt đất.
Chín mươi chín trong một trăm lần, họ không thực sự khinh công. Nhưng khi tất cả
những xúc động đã được xả ra từ thân thể bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm thế, dường
như thân thể nổi lên trên mặt đất. Khi bạn mở mắt ra bạn sẽ thấy bản thân mình
trên đất, nhưng khi bạn nhắm mắt sẽ cản thấy dường như thân thể lơ lửng trên đất.
Cảm giác này rõ ràng và mạnh mẽ tới mức bạn không thể chấp nhận được rằng bạn
chưa thực sự cất lên trên đất - cảm giác rõ ràng thế.
Toàn thể lí do cho cảm giác này
là ở chỗ nếu tất cả những xúc động bị kìm nén được xả ra, thân thể trở nên thuần
khiết và lập tức người ta kinh nghiệm cảm giác khinh công. Nếu việc làm thuần
khiết này cũng được thực hiện trên vài mức độ khác, thế thì một trong một trăm
người sẽ đi ra ngoài sức hút và thực tế sẽ khinh công. Họ thực tế có thể khinh
công, nhưng phương pháp cho điều đó là khác; nó không có quan hệ trực tiếp với
thiền. Nhưng điều chắc chắn xảy ra trong thiền là bạn bắt đầu cảm thấy rằng bạn
đang được nâng lên khỏi mặt đất, rời xa và ở trên nó, và rằng thân thể bạn đang
nổi trong không trung. Cảm nhận này là rất bên trong: nó là cảm nhận của thân
thể được làm thuần khiết.
Cho nên tôi đang nói cho bạn dấu
hiệu của thân thể được thuần khiết. Chừng nào bạn còn chưa cảm thấy rằng trong
thiền bạn đã khinh công khỏi mặt đất, bạn cần hiểu rằng bạn vẫn có những xúc động
bị kìm nén trong thân thể mình. Bạn vẫn chưa buông bỏ tất cả các xúc động. Và
ngay cả khi bạn đang buông bỏ xúc động bạn vẫn cư xử theo cách keo kiệt. Nếu
tôi bảo bạn khóc toàn tâm, bạn thậm chí không thể làm được điều đó; bạn thậm
chí không thể khóc toàn tâm được! Nó bị kìm nén - nhưng bạn đang đầy nó. Đây là
lí do tại sao điều thường xảy ra là sau khi bạn khóc, bạn cảm thấy nhẹ nhõm nào
đó. Nó không nhiều thế bởi vì việc khóc đâu, chính bởi vì xúc động đã bị kìm
nén trong bạn đã được xả ra qua việc khóc của bạn.
Bạn đã bao giờ để ý rằng khi nước
mắt của bạn chảy ra, chúng để lại đằng sau sự nhẹ nhõm trong bạn không? Nhưng
những nước mắt đó chẳng liên quan gì tới đau khổ cả. Nước mắt có thể tới từ niềm
vui và hạnh phúc nữa, chúng có thể tới tại đỉnh của niềm vui nữa. Nước mắt có
thể tới tại sự mãnh liệt của yêu và chúng cũng có thể tới ở sự mãnh liệt của khổ.
Nước mắt là cách thức cho mắt loại bỏ những kìm nén của bạn, một phương cách để
tống ra tất cả những cái bị kìm nén trong bạn. Các nhà khoa học nói rằng nước mắt
là việc tắm cho mắt, chúng lau sạch tất cả những hạt bụi đã tụ tập trong mắt.
Nhưng đôi khi bạn không khóc - cho nên nếu một người mà không khóc trong một
năm, mắt người đó đã không được tắm cả năm rồi.
Khi nước mắt chảy, chúng chắc
chắn lau sạch tất cả bụi bặm trong mắt. Nhưng đó là điều phụ thôi: sâu bên
trong, chúng làm thuần khiết chính linh hồn của mắt, chúng làm thuần khiết miền
bên trong của mắt. Bất kì căng thẳng nào có trong mắt - dù nó là sướng hay khổ,
dù nó là giận hay yêu, điều gây ra căng thẳng nặng nề trên mắt - chúng tất cả đều
được xả ra và mắt có thể được thảnh thơi. Những xúc động bị dồn nén tuôn ra dưới
dạng nước mắt. Việc làm thuần khiết sâu sắc hơn cho thân thể sẽ làm xả ra tất cả
những xúc động bị kìm nén từ thân thể bạn. Việc tắm là tốt, nhưng việc tắm sâu
sắc hơn cũng là cần thiết.
Một điều khác, còn sâu sắc hơn
cũng cần được hiểu trong hoàn cảnh làm thuần khiết thân thể: bất kì khi nào bạn
kinh nghiệm bản thân mình trong thân thể, thế thì cách bạn kinh nghiệm nó sẽ có
tác động lên toàn thể cấu trúc của thân thể. Nếu một người nghĩ mình là thân thể,
người này sẽ kết thúc với việc có thân thể không thuần khiết nhất. Người khác
nghĩ mình không phải là thân thể nhưng sống bên trong thân thể: người này sẽ có
thân thể thuần khiết hơn người thứ nhất. Vậy mà người khác nghĩ rằng mình không
phải là thân thể mình cũng không sống trong thân thể - rằng người đó ở ngoài
thân thể: người này sẽ có thân thể thuần khiết nhất trong tất cả. Điều này
nghĩa là bạn càng bị đồng nhất với thân thể, nó sẽ càng trở nên nặng nề và đờ đẫn,
và càng có khoảng cách giữa thân thể bạn và cái ta của bạn thì thân thể bạn sẽ
càng trở nên nhẹ hơn. Càng nhiều lỗ hổng có đó giữa tâm thức bạn và thân thể bạn,
thân thể càng được làm thuần khiết trong lỗ hổng này. Lỗ hổng này càng nhỏ,
thân thể sẽ càng trở nên không thuần khiết hơn. Với một thân thể thuần khiết điều
bản chất là có lỗ hỏng giữa thân thể và tâm thức.
Nhưng tất cả các bạn đều tin bản
thân bạn là thân thể. Nếu tay của ai đó bị gẫy, người đó không cảm thấy rằng đấy
chỉ là cái tay đã bị gẫy, người đó cảm thấy rằng mình đã trở nên tàn phế. Nếu
ai đó làm gẫy chân mình, người đó không cảm thấy rằng đấy chỉ là cái chân đã bị
gẫy, người đó cảm thấy rằng mình đã thành què quặt. Nếu thân thể ai đó trở nên
già, người đó không cảm thấy rằng đấy chỉ là thân thể đã trở nên già. Chính sự
đồng nhất này với thân thể làm cho thân thể thành không thuần khiết. Tại sao nó
như vậy? - bởi vì càng có nhiều đồng nhất với thân thể, nó sẽ càng ít nhận được
nghỉ ngơi. Thân thể có thể nghỉ ngơi chỉ khi nó là dụng cụ bạn dùng và rồi bỏ lại
một mình. Khi bạn đi ngủ ban đêm, nếu thân thể bạn không phải là dụng cụ, nếu bạn
nghĩ rằng bạn là thân thể, thế thì nó không thể rơi vào giấc ngủ được. Trạng
thái hỗn độn của bạn về các hoạt động bên trong sẽ tiếp tục và trạng thái hỗn độn
đó sẽ ảnh hưởng tới thân thể.
Nếu đôi khi bạn ngồi và quan
sát một người ngủ cả đêm, bạn sẽ ngạc nhiên. Không ai đã từng làm điều này trước
đây, nhưng bây giờ họ đã xây dựng các phòng thí nghiệm để nghiên cứu giấc ngủ;
họ gọi là phòng thí nghiệm ngủ. Họ đã phát hiện ra nhiều đáng ngạc nhiên. Không
ai đã bao giờ hình dung ra được rằng mọi người sẽ làm nhiều điều thế trong giấc
ngủ của mình. Dường như là người đó dành các đêm của mình để tập thể dục hơn là
ngủ. Đôi khi người đó đổi bên, đôi khi người đó vung tay cách này cách nọ, đôi
khi người đó nhăn mặt, đôi khi người đó nhíu trán, đôi khi người đó thè lưỡi
ra, đôi khi người đó nói lảm nhảm, hay người đó nghiến răng - người đó bận rộn
cả đêm! Họ thấy những điều này khi phòng thí nghiệm ngủ được tạo ra, và họ rất
đỗi ngạc nhiên.
Giấc ngủ của con người chưa bao
giờ được nghiên cứu trước đây bởi vì ai định nghiên cứu giấc ngủ của ai? - mọi
người đều đi ngủ! Chẳng có ai để quan sát một người liên tục làm cả đêm. Và đêm
không phải là hiện tượng nhỏ: nếu con người sống sáu mươi năm, người đó sẽ ngủ
trong hai mươi năm đó. Người đó sẽ phải dành hai mươi năm trong tất cả chấn động
đó! Và mọi thứ mà người đó làm trong giấc ngủ của mình trong đêm là sự phản chiếu
của ban ngày của người đó: đây là điều người đó phải đã làm trong ngày nữa, hay
đã muốn làm nhưng bị kìm nén. Bây giờ trong đêm việc kìm nén của ban ngày liên
tục trào ra bề mặt. Tất cả những điều này là vì sự đồng nhất bên trong của con
người, niềm tin của người đó rằng mình là thân thể.
Khi Ananda được Phật khai
tâm... Ananda là anh em con chú con bác của Phật. Ông ấy già hơn, và khi ông ấy
được khai tâm ông ấy đã nói với Phật, “Tôi là anh họ chú, nhưng sau khai tâm
tôi sẽ trở thành đệ tử của chú. Có vài điều tôi muốn làm sáng tỏ trước điều
này. Ngay bây giờ, tôi là anh họ của chú, nhưng về sau tôi sẽ phải làm bất kì
điều gì chú nói. Chúng ta thoả thuận, bởi vì ngay bây giờ chú là em họ của tôi
cho nên tôi muốn chú thoả thuận ba điều. Một: dù chú đi đâu, tôi sẽ đi cùng
chú. Chú sẽ không được phái tôi đi thuyết giảng chỗ này chỗ nọ. Tôi bao giờ
cũng sẽ ở cùng chú. Chẳng thành vấn đề nơi chú ngủ, không ai khác được phép vào
đó, nhưng tôi sẽ ngủ ở chỗ chú ngủ. Chú không thể nói với tôi rằng tôi phải đi
và ngủ bên ngoài. Và nếu tôi muốn ai đó gặp chú, cho dù vào nửa đêm, tôi sẽ phải
có quyền bỏ qua tất cả mọi qui tắc. Trong khi tôi vẫn còn là anh họ của chú,
cho tôi sự chấp thuận của chú về những điều này. Chú là em họ của tôi và tôi ra
lệnh cho chú làm điều này.”
Thế rồi Ananda trở thành đệ tử,
nhưng Phật vẫn tuân theo ba mệnh lệnh đó cho tới cuối cuộc đời mình. Ananda sẽ
ngủ gần Phật. Ngủ gần Phật trong hai mươi năm, một hôm ông ấy nói với Phật,
“Tôi rất ngạc nhiên, bởi vì bất kì chỗ nào tay thầy hay chân thầy để khi thầy
rơi vào giấc ngủ, chẳng cái gì chuyển động hay thay đổi cả đêm! Đây là kỉ luật
cần phải theo trong đêm hay sao? Làm sao thầy xoay xở được điều đó? Tay thầy vẫn
còn ở bất kì chỗ nào thầy để chúng, và bất kì chân nào vắt trên chân kia, tôi
thấy rằng thầy thức dậy buổi sáng trong cùng tư thế. Tôi chủ định thức dậy nhiều
lần trong nhiều đêm để kiểm tra, và tôi bao giờ cũng thấy rằng thầy đã không
chuyển vị trí của mình. Thầy không chuyển chút nào.”
Phật nói, “Có thời ta hay đổi
bên, nhưng giờ không còn nữa. Lí do mà ta phải đổi bên là bởi vì vẫn có sự đồng
nhất nào đó với phần bên trái thân thể ta trong ta. Bây giờ thân thể liên tục nằm
đó, và nếu ta phải đổi bên, ta làm điều đó ở bên trong ta. Sao phải chuyển động
và quấy rối thân thể?”
Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng
điều này là có thể. Điều đó sẽ dường như gian nan với bạn, bởi vì bạn không có
khoảng cách chút nào với thân thể bạn. Điều sẽ dường như rất đáng ngạc nhiên với
bạn là bạn có thể đổi bên và dầu vậy vẫn để thân còn như nó vậy. Nhưng khi bạn
ngày một có khả năng kinh nghiệm tâm thức bạn như tách biệt khỏi thân thể, sẽ
không có vấn đề gì trong nó, không có vấn đề chút nào - tâm thức có thể làm việc
xung quanh. Tâm thức thậm chí có thể bước ra khỏi thân thể và thân thể có thể vẫn
còn nằm như nó vậy. Tâm thức thậm chí có thể du hành xa khỏi thân thể và bỏ lại
thân thể như nó vậy, cho nên không khó khăn gì cho thân thể không đổi bên khi bạn
ngủ.
Chỉ có một vấn đề: bạn bị đồng
nhất sâu với thân thể tới mức bạn thậm chí không thể quan niệm được rằng bạn có
thể đổi bên trong giấc ngủ của mình mà không phải chuyển động thân thể. Làm sao
điều này có thể được thực hiện? Không có khó khăn trong nó cho thân thể, khó
khăn là với bạn. Bạn cho rằng chừng nào thân thể còn chưa quay, làm sao bạn có
thể quay được? Bạn đã trở thành không là gì ngoài cái bóng của thân thể bạn. Bất
kì điều gì thân thể muốn, bạn theo nó.
Lưu ý tới ba mức độ hiểu biết
này: tôi là thân thể, tôi ở trong thân thể, tôi ở ngoài thân thể. Nếu ai đó muốn
làm thuần khiết thân thể một cách toàn bộ, người đó sẽ phải thường xuyên nhớ rằng
người đó ở ngoài thân thể, không chỉ bên trong mà bên ngoài, tách biệt, ở một
khoảng cách.
... người... hội tụ tất cả các
khả năng của mọi giác quan vào một điểm...
Chúng ta có các giác quan, và từng
giác quan đều có chức năng và chiều hướng khác nhau. Mắt nhìn và tai nghe; mắt
không thể nghe được và tai không thể nhìn được. Tay có thể chạm và mũi có thể
ngửi, nhưng mũi không thể chạm và tay không thể ngửi được. Mỗi giác quan đều
chuyên biệt và có chức năng đặc biệt. Bất kì ai muốn đi sâu vào thiền đều sẽ phải
học hội tụ tất cả các giác quan.
Hội tụ các giác quan nghĩa là
gì? Hội tụ nghĩa là, chẳng hạn, nếu tôi tìm kiếm trung tâm trái tim bên trong của
mình, thế thì tôi sẽ dùng tất cả các giác quan cho điều đó. Khi tôi nhắm mắt lại
tôi sẽ cố nhìn trung tâm đó, khi tôi đóng tai lại tôi sẽ cố nghe trung tâm đó,
khi tôi quay cảm giác ngửi của mình vào bên trong tôi cũng sẽ thử ngửi trung
tâm đó. Với bạn điều này dường như khó khăn bởi vì như con người hiện thế, con
người là hướng theo mắt. Cho nên nếu tôi bảo bạn nhìn điều thiêng liêng, bạn sẽ
không có khó khăn với việc dùng lời này bởi vì nhìn có liên quan tới mắt. Nhưng
nếu tôi bảo bạn ngửi điều thiêng liêng, thế thì bạn sẽ cảm thấy chút ít không
thoải mái bởi vì bạn chưa bao giờ nghĩ về điều thiêng liêng như cái gì đó bạn
có thể ngửi được. Bạn nghĩ rằng điều thiêng liêng là cái gì đó chỉ có thể được
nhìn bằng mắt.
Đây là lí do tại sao trong tất
cả các ngôn ngữ của thế giới những từ được dùng để mô tả cho kinh nghiệm tối
thượng đều là suy dẫn của từ mắt. Trong tiếng Hindi, chúng ta gọi nó là
drashta, người thấy; nó được suy dẫn từ chiều hướng của mắt. Khi người ta thấy
điều thiêng liêng điều đó được gọi là darshan, việc thấy; khi người ta đã thấy
điều thiêng liêng người đó được gọi là drashta, người thấy. Trong tiếng Anh, từ
được dùng cho người đã thấy điều thiêng liêng là “nhà tiên tri”. Khi người ta
thấy điều thiêng liêng điều đó được gọi là linh ảnh, nhưng tất cả các từ này đều
được gắn với mắt.
Toàn thể loài người đều hướng mắt,
được gắn với mắt, nhưng mắt chỉ là một trong các giác quan. Người mù đôi khi bị
rắc rối về cách người đó sẽ thấy điều thiêng liêng, bởi vì người đó không có mắt.
Không, không có chướng ngại đâu. Hội tụ năng lực của tất cả các giác quan nghĩa
là không cố dùng bất kì một giác quan nào, bởi vì dùng chỉ một giác quan nghĩa
là cuộc hành trình có thể mất thời gian rất lâu. Cũng có thể là một giác quan đặc
biệt trong bạn không thể đủ nhạy cảm thế: mắt của mọi người đều không nhạy cảm
ngang nhau.
Khi hoạ sĩ nhìn vào cái gì đó,
mắt người đó rất, rất nhạy cảm. Mọi thứ mà hoạ sĩ thấy bằng mắt mình, bạn nhìn
vào dường như bạn mù. Bạn đi qua đoá hoa nào đó mọi ngày và bạn có thể chẳng thấy
gì đặc biệt trong nó cả, nhưng khi hoạ sĩ nhìn vào nó ông ấy có thể bắt đầu nhảy
múa điên cuồng vì niềm vui. Mặt trời cũng mọc trước mắt bạn đấy...
Van Gogh, một hoạ sĩ người Hà
Lan, đang ngắm mặt trời lặn cùng người bạn. Van Gogh nói với người bạn này,
“Nhìn mặt trời lặn kìa!”
Người bạn vô tình nói, “Vâng,
nó đẹp thật,” và liên tục nói mãi. Thế rồi người bạn lay Van Gogh và nói, “Dường
như anh chẳng nghe điều tôi đang nói.”
Van Gogh nói, “Khi mặt trời lặn
đang xảy ra, mọi giác quan của tôi đều hoà hợp với nó. Ngay bây giờ tôi không
thể nghe thấy gì khác, ngay bây giờ tôi đang nghe mặt trời lặn. Ngay bây giờ
tôi không thể thấy gì khác được, tôi đang thấy mặt trời lặn. Ngay bây giờ, cho
dù bạn có phun hương thơm khắp xung quanh, tôi cũng sẽ không ngửi thấy mùi đó bởi
vì ngay bây giờ tôi đang ngửi mặt trời lặn. Ngay bây giờ toàn thể bản thể tôi
đã đi tới mặt trời lặn.”
Hội tụ mọi khả năng của tất cả
các giác quan nghĩa là thực nghiệm nội tâm này trong thiền mà chúng ta đang thực
hiện ở đây phải được thực hiện bằng tất cả các giác quan của bạn tham gia vào
đó, không chỉ một giác quan. Hướng phần bên trong của tất cả các giác quan của
bạn tới việc thiền.
Và từng giác quan đều có hai phần:
phần này là phần bên ngoài, phần của mắt qua đó chúng ta có thể nhìn ra bên
ngoài; và phần kia là phần qua đó chúng ta có thể nhìn bên trong. Với phần này
của tai chúng ta có thể nghe cái bên ngoài và với phần kia chúng ta có thể nghe
thấy cái bên trong. Yoga đã phân chia từng giác quan thành hai phần: phần này
nó gọi là giác quan bên trong và phần kia nó gọi là giác quan bên ngoài. Và có
cùng số các giác quan bên trong như có các giác quan bên ngoài. Hội tụ tất cả
các giác quan bên trong vào trung tâm đồng thời được gọi là hội tụ các giác
quan. Và khi tất cả các giác quan này được hội tụ lại, kết quả là rất sâu sắc
và sâu lắng.
Điều đó tạo ra khác biệt trong
ít nhất hai cách. Một cách là ở chỗ bạn có thể không nhận biết giác quan nào là
mạnh nhất. Khi bạn tổ hợp chúng lại với nhau, thế thì bạn lập tức bắt đầu có
kinh nghiệm qua giác quan mạnh nhất của mình. Có thể là ai đó có mắt kém và
khía cạnh bên trong cũng kém, có thể liên tục ngồi và cố nhìn ánh sáng bên
trong, nhưng người đó sẽ không có khả năng nhìn được gì.
Mọi người tới tôi và nói,
“Chúng tôi không thấy ánh sáng nào bên trong cả, chỉ toàn bóng tối.” Lí do là ở
chỗ con mắt bên trong của họ không vận hành tốt cho lắm. Để nó đấy - bạn thu được
gì với việc nhìn? thử nghe nó xem sao! Đó là lí do tại sao mật chú rất có ích
cho những người có thính giác bên trong nổi trội. Với những người có thị giác
bên trong nổi trội, mật chú tuyệt đối vô dụng. Người này có tụng mật chú bao
nhiêu cũng chẳng thành vấn đề, chẳng cái gì sẽ xảy ra bởi vì mật chú không có mối
nối với mắt. Nhưng nếu hướng bên trong của tai bạn là mạnh, thế thì bạn sẽ cảm
thấy mối quan hệ ngay lập tức với mật chú. Cho nên những người đạt tới kinh
nghiệm tối thượng qua mật chú đang chứng tỏ rằng thính giác của họ là nổi trội.
Nó cũng có thể xảy ra qua khứu giác.
Mohammed rất quan tâm tới hương
thơm. Đây là lí do tại sao người Mô ha mét giáo vẫn liên tục bắt chước ông ấy bằng
việc dùng hương thơm. Không, chẳng cái gì sẽ xảy ra bằng việc dùng tất cả những
hương này, mặc dầu việc nhận ra điều thiêng liêng tới với Mohammed là tới qua
trung gian của mùi vị. Việc nghe của Mohammed chắc phải kém, đó là lí do tại
sao ông ấy chẳng bao giờ tìm thấy nghĩa nào trong âm nhạc. Thậm chí ngày nay việc
chơi nhạc vẫn còn bị cấm ở trong hay ở trước đền thờ hồi giáo. Mohammed không
quan tâm tới âm nhạc chút nào. Không có gì sai với sự kiện là ông ấy không quan
tâm tới âm nhạc, nhưng thế rồi âm nhạc bị cấm. Và đây là nguy hiểm: nếu bạn làm
ra qui tắc phổ biến dựa trên kinh nghiệm cá nhân, có nguy hiểm. Với người này
điều đó có thể xảy ra qua ngửi, với ai đó khác nó có thể xảy ra qua âm nhạc, với
người khác nó có thể xảy ra qua cái nhìn và với ai đó khác nó có thể xảy ra qua
mầu sắc. Điều đó không thể được dự đoán trước. Từng cá nhân đều là một vũ trụ
duy nhất cho bản thân mình, từng cá nhân. Cho nên tổ hợp tất cả các giác quan lại
đi.
Đây là lí do tại sao yoga nói rằng
bạn không nên nhấn mạnh vào bất kì giác quan nào. Ai biết giác quan nào của bạn
sẽ được kích hoạt và được tăng cường? Ai biết giác quan nào bạn có thể đã dùng
nhiều nhất trong nhiều, nhiều kiếp sống? Ai biết một trong các giác quan bên
trong nào của bạn sẽ, với lí do không biết nào đó, sẵn sàng cho bước nhảy? Do
đó bạn không cần bận tâm về nó và bạn không cần chọn lựa - lấy cả nhóm tất cả
các giác quan cùng nhau.
...người... hội tụ tất cả các
khả năng của mọi giác quan vào một điểm, người đã cúi mình dưới thầy mình trong
tin cậy và sùng kính...
Tôi đã nói rất nhiều về niềm
tin và sùng kính, cho nên chúng ta sẽ không thảo luận về chúng bây giờ. “Người
đã cúi mình dưới thầy trong tin cậy và sùng kính” - vài điều chắc chắn cần được
hiểu về điều này. Ở phương Tây, người ta thấy rất khó hiểu từ guru; phương Tây
không có từ nào như từ guru. Không ngôn ngữ phương Tây nào có từ nào tương
đương với guru bởi vì chính khái niệm về guru không tồn tại ở đó. Họ có các từ
như thầy giáo và thầy, nhưng những từ này chẳng liên quan gì tới từ guru.
Nghĩa đúng của từ guru là...
Chúng ta không có ý tưởng gì về điều thiêng liêng, nhưng nếu qua bất kì chiều
nào, hay qua bất kì người nào - từ bất kì đâu - cho dù một thoáng nhìn về điều
thiêng liêng có thể xảy ra, thế thì thực thể đó là guru. Guru là bất kì ai nhận
được thoáng nhìn đầu tiên tới từ điều thiêng liêng. Bất kì ai - chẳng thành vấn
đề đó là ai; có thể là ngay cả bản thân người đó cũng có thể không nhận biết về
điều đó. Bản thân người đó có thể không nhận biết về điều đó, nhưng người mà
qua người này ai đó đã nhận được thoáng nhìn đầu tiên về điều thiêng liêng đều
là guru của người đó. Toàn thể nghĩa của guru là thực thể qua đó người ta trở
nên nhận biết, lần đầu tiên, rằng có thể có hiện tượng như điều thiêng liêng
trong thế giới này.
Cho nên guru không phải là thầy
giáo, guru là người đánh thức bạn. Guru không phải là ai đó giải thích hay ai
đó nói, guru là người mà qua người đó, điều đó đã được khải lộ ra cho bạn. Cho
dù tự bản thân người đó có thể không nhận biết về điều đó, người đó là ai đó mà
qua sự tồn tại của người đó bạn cảm thấy cái gì đó, bạn nhận ra cái gì đó, qua
chính sự tồn tại của người đó bạn kinh nghiệm hương thơm nào đó. Bạn có thoáng
nhìn, cái gì đó làm bạn xúc động. Và từ ngày đó trở đi toàn thể cái nhìn về cuộc
sống của bạn và toàn thể cách tiếp cận của bạn tới cuộc sống đã thay đổi.
Sariputta tới Phật và đạt tới
chứng ngộ. Thế rồi ông ấy được phái đi xa để thuyết giảng. Bây giờ Sariputta đã
trở thành phật theo quyền riêng của ông ấy, nhưng ông ấy giữ cuốn nhật kí chỉ
ra nơi đâu, thành phố hay làng nào Phật có thể đang ở vào bất kì thời gian cho
trước nào. Ông ấy cũng có tấm bản đồ để cho ông ấy có thể thấy Phật có thể đang
ở hướng nào. Mọi sáng và tối ông ấy sẽ cúi mình theo hướng đó và đặt đầu mình
dưới chân Phật và đôi khi ở xa cả nghìn dặm.
Đệ tử của ông ấy hỏi ông ấy,
“Thầy làm gì thế ạ? Thầy cúi mình theo ai vậy? Chúng tôi chẳng thấy ai ở đây cả.”
Sariputta sẽ đáp, “Ngày xưa, ta
cũng chẳng thấy gì cả. Nhưng thế rồi trong con người này ta thoáng thấy điều
thiêng liêng ngay lần đầu tiên, và ta liên tục cúi mình dưới ông ấy mãi.”
Các đệ tử liên tục khăng khăng,
“Nhưng bây giờ bản thân thầy đã chứng ngộ!”
Sariputta sẽ nói, “Chính trong
con người này mà lần đầu tiên ta đã có thoáng nhìn về trạng thái ta đang là hôm
nay. Và ta biết rằng nếu ta mà không có thoáng nhìn đó, ta có thể đã không là
người ta đang là hôm nay. Thế thì ta chỉ là hạt mầm, và trong Phật ta đã thấy
toàn thể cây. Và lần đầu tiên khao khát sâu sắc tràn đầy bản thể ta - làm sao
ta cũng có thể trở thành cây?”
Nghĩa của lời kinh này mà nói
“...người đã cúi mình dưới thầy mình” là ở chỗ bạn cúi mình theo bất kì ai mà
qua người đó bạn có thoáng nhìn đầu tiên về điều thiêng liêng, qua người đó mà
điều thiêng liêng trở thành có nghĩa; qua người đó mà bạn đi tới chú ý tới sự tồn
tại của điều thiêng liêng lần đầu tiên. Việc hồi tưởng này là sống còn cho người
ta đi vào tâm của mình. Ý nghĩa của nó là ở chỗ thầy là lời tuyên bố về tương
lai của bạn. Thầy là lời tuyên bố về điều bạn có thể là: điều bạn có thể là, thầy
là cái đó ngay bây giờ. Điều sẽ xảy ra cho bạn ngày mai là hôm nay của thầy.
Tương lai của bạn là hiện tại của thầy. Bạn không có ý tưởng nào về mặt của
tương lai riêng của bạn, và việc hồi tưởng về thầy sẽ cho chiều hướng của tương
lai của bạn, nó sẽ tạo ra kênh cho sinh lực của bạn tuôn chảy. Toàn thể lí do
cho việc hồi tưởng tới thầy là ở chỗ thế thì toàn thể sinh lực của bạn sẽ tuôn
chảy theo một hướng.
Khi Sariputta hồi tưởng tới Phật,
cúi mình dưới Phật, đó là cái gì đó mà ông ấy làm trước khi ông ấy thiền. Trong
điệu bộ này, toàn thể quá trình thiền đang được mô tả. Việc hồi tưởng này phải
có đó ngay trước khi đi vào thiền bởi vì năng lượng sẽ nảy sinh từ thiền vậy sẽ
tuôn chảy theo đường của việc hồi tưởng này. Hạt mầm sẽ phá mở ra và việc đâm
chồi sẽ phát triển theo những đường của cây đó.
... người đã cúi mình dưới thầy
mình trong tin cậy và sùng kính, đã xua tan mọi ô uế của tâm và đi ra ngoài nỗi
buồn và đau khổ, suy tư thấu đáo về bản chất của sùng kính.
“... người đã xua tan mọi ô uế
của tâm.” Chúng ta đã loại bỏ cái không thuần khiết của thân thể, chúng ta cũng
nên loại bỏ cái không thuần khiết của tâm. Chúng ta cũng nên làm tâm thuần khiết.
Cái không thuần khiết của tâm là gì?
Phật đã nói tới bốn
brahma-vihar, phương pháp để loại bỏ cái không thuần khiết của tâm. Các tôn
giáo khác nhau đã dùng các từ khác nhau, nhưng ý tưởng này là rất cơ bản và gần
như là một. Cái không thuần khiết của tâm là gì?
Phật đã nói, “Rót đầy tâm ông bằng
cảm giác từ bi và thế thì bạo hành, giận dữ, khuynh hướng làm tổn thương người
khác, ghen tị, sẽ bị đuổi đi - chúng tất cả đều là những cái không thuần khiết.”
Cho nên Phật hay nói với các khất sĩ của mình, “Trước hết, đi vào thiền, cảm thấy
từ bi vô điều kiện hướng tới toàn thế giới.”
Có lần một điều thú vị đã xảy
ra. Phật đang ở trong một làng và ông ấy đã khai tâm cho một người vào thiền.
Ông ấy nói với người đó, “Nguyên tắc đầu tiên của từ bi là ở chỗ khi ông ngồi
thiền, bắt đầu bằng việc cảm thấy từ bi với toàn thế giới.”
Người này nói, “Toàn thế giới
thì được, nhưng xin trừ ra lão hàng xóm của tôi khỏi chỗ đó. Rất khó cảm thấy từ
bi với hắn ta. Hắn ta rất ác và hắn ta đã hành hạ tôi nhiều lắm. Chúng tôi có vụ
kiện còn dang dở, chúng tôi đánh nhau, hắn đã phái bọn côn đồ theo tôi và tôi
đã phải làm như vậy với hắn. Tôi không có vấn đề chút nào về việc có từ bi với
toàn thế giới - chỉ trừ mỗi lão hàng xóm này. Loại trừ mỗi lão hàng xóm đó có
thực sự gây ra vấn đề gì trong thiền của tôi không?”
Phật nói, “Quên chuyện toàn thế
giới đi. Trong trường hợp của ông, cảm thấy từ bi với ông hàng xóm đó sẽ là đủ
bởi vì cái không thuần khiết đang chất đầy tâm ông chính là về người hàng xóm
đó. Đừng bận tâm tới phần còn lại của thế giới.”
Từ bi sẽ làm tan biến cái không
thuần khiết tích luỹ trong tâm trí và tâm bạn.
Điều thứ hai Phật nói tới là
tính bằng hữu, bằng hữu hướng tới toàn thế giới - không chỉ hướng tới con người
mà hướng tới mọi vật.
Điều thứ ba Phật nói tới là sự
hân hoan, cảm giác vui sướng và hoan hỉ. Nhớ rằng khi chúng ta hân hoan, trong
những khoảnh khắc đó, không ô uế nào chảy từ chúng ta ra thế giới. Khi chúng ta
buồn và khổ, chúng ta ngay lập tức nghĩ tới việc làm cho toàn thế giới khổ. Người
buồn muốn thấy toàn thế giới buồn bởi vì đó là điều làm cho người đó hạnh phúc.
Người đó không có hạnh phúc khác. Chừng nào người đó còn chưa thể làm cho bạn
khổ hơn người đó đang khổ, người đó sẽ không có khả năng cảm thấy hạnh phúc.
Khi người buồn thấy nỗi buồn khắp xung quanh mình, người đó thấy dễ chịu.
Cho nên Phật đã nói rằng phương
pháp thứ ba là hân hoan: thấy dễ chịu với hân hoan, rót đầy tâm bạn bằng hân
hoan.
Phương pháp thứ tư Phật nói tới
là vô tư, không thành vấn đề cái gì xảy ra. Dù cái gì đó tốt hay xấu xảy ra, dù
cái gì đó mang tới kết quả hay không, dù thiền có xảy ra hay không, dù việc tự
hiểu ra có xảy ra hay không; thất bại tới, thành công tới, tốt, xấu - bất kì
cái gì tới - người ta vẫn còn vô tư. Người ta vẫn còn định tâm và cân bằng giữa
cả hai, người ta không chọn giữa hai.
Phật đã nói về bốn phương pháp
này. Trong hầu hết các tôn giáo một số điều tương tự cũng được nói, nhưng Phật
đã thâu tóm điều bản chất của mọi tôn giáo trong bốn phương pháp này. Những điều
này sẽ loại bỏ đi cái không thuần khiết của tâm. Sau điều này, thiền sẽ là điều
dễ dàng, tự nhiên.
... người đã... đi ra ngoài nỗi
buồn và đau khổ, suy tư thấu đáo về bản chất của sùng kính.
Tôi đã nói về điều tinh tuý của
sùng kính. Khi thân thể được làm thuần khiết, khi có tư thế tự nhiên và vị trí
đơn độc, khi tất cả những không thuần khiết của tâm đã bị loại bỏ - thế thì cảm
giác này trong tâm của yêu và thân thiết, của sự là một với toàn thể sự tồn tại,
là điều sùng kính là gì. Nhận biết rằng bạn là một với cái toàn thể, với toàn
thể sự tồn tại trong khoảnh khắc này, là thiền.
Bây giờ tôi sẽ đọc lại toàn thể
lời kinh này cho bạn:
Người muốn biết thực tại tối
thượng, người sống trong kỉ luật của sannyas, đã làm tinh khiết thân thể, người
ngồi trong tư thế sukhasana - tư thế thân thể thoải mái - ở chỗ đơn độc, giữ
cho đầu, cổ và xương sống thẳng hàng và dựng đứng, hội tụ tất cả các khả năng của
mọi giác quan vào một điểm, người đã cúi mình dưới thầy mình trong tin cậy và
sùng kính, đã xua tan mọi ô uế của tâm và đi ra ngoài nỗi buồn và đau khổ, suy
tư thấu đáo về bản chất của sùng kính.
Đủ rồi! Bây giờ chúng ta vào
thiền.
Hai điều: những người muốn làm
nó một cách toàn bộ, sôi động, lại gần tôi ở cả ba phía, còn những người muốn
làm nó chậm chậm và nhẹ nhàng thì lùi lại sau.
0 Đánh giá