Chương 6. Điều được thấy trong thiền

Chương 6. Điều được thấy trong thiền

Price:

Read more

Chuyến bay của một mình tới một mình
Bài giảng về Kaivalya Upanishad
Chương 6. Điều được thấy trong thiền

Vậy, qua thiền, hiền nhân này sẽ kinh nghiệm cái ở bên ngoài tư duy, bên ngoài biểu lộ, và cái có vô hạn hình dạng; cái là phúc lành; cái không phải là hai; cái là cội nguồn của thực tại tối thượng; cái không có bắt đầu, không có giữa, không có kết thúc; cái là vô song và khắp nơi; cái là tâm thức và chỗ của phúc lạc; cái không có hình dạng. Nó là kính nể.
Cánh cửa tới thiền... Cánh cửa tới thiền trong chiều hướng nơi ý nghĩ không thể đi vào được, nơi tư duy không truy nhập vào, nơi logic và lí lẽ không tồn tại và nơi chỉ trải nghiệm còn lại... Những lời kinh này trỏ tới điều được tìm thấy trong thiền. Việc hiểu từng từ của lời kinh này rất, rất sâu sắc là điều bản chất.
Điều đầu tiên là achintya,
...cái ở bên ngoài tư duy...
Đây là về trạng thái nơi không thể có tư duy, nơi không thể có suy tư, nơi trí tuệ trở thành bất lực. Và thiền là cánh cửa tới kinh nghiệm này.
Bạn có thể nghĩ được gì? Suy nghĩ là có thể chỉ về điều bạn biết. Bạn có thể đã không nghĩ về điều đó - rằng bất kì cái gì bạn có thể nghĩ, bạn đều biết trước rồi. Bạn không thể nghĩ được về cái không biết. Làm sao bạn sẽ nghĩ về nó được? Làm sao bạn có thể nghĩ về cái bạn không biết? Suy nghĩ giống như nhai lại. Nhiều con vật nhai lại, chúng nhai lại cái chúng đã nhai.
Suy nghĩ giống như nhai lại: đầu tiên bạn đã có một ý nghĩ, ý tưởng, và thế rồi bạn nhai nó - nhưng đấy chỉ là cái bạn có thể nghĩ về nó. Bạn đơn giản nghĩ về cái không biết. Làm sao bạn có thể nghĩ về cái không biết được? Suy nghĩ là không thể được về cái bạn không biết. Và thực tại tối thượng của cuộc sống là không được biết, bí ẩn tối thượng của cuộc sống là không được biết; không thể nào nghĩ về nó được. Nhưng cái không biết có thể trở thành cái biết, và thế thì bạn có thể nghĩ về nó.
Một điều nữa cần được hiểu ở đây: bí ẩn tối thượng của cuộc sống không chỉ là không được biết - gọi nó là cái không biết là không đúng - nó là không thể biết. Nó không chỉ là không được biết, nó là không thể biết, bởi vì nếu chúng ta gọi nó là cái không biết... Cái gì ở đằng sau quả núi này là không được biết: nếu ai đó đi ra sau nó và quay lại và tường trình lại cho bạn, thế thì nó sẽ được biết. Nhưng cho dù ai đó nhận ra brahman, thực tại tối thượng, và thế rồi nói cho bạn về nó, nó sẽ vẫn không trở thành cái biết. Thông tin này tí hon, giới hạn tới mức người ta không có khả năng nói gì về bí ẩn đó. Tất cả mọi điều đã được nói về nó cho tới giờ chỉ chứng tỏ cái bất lực của con người để diễn đạt nó. Do đó, một người như Phật Gautam đã dừng nói mọi điều về nó.
Nếu ai đó hỏi Phật về Thượng đế ông ấy sẽ im lặng. Điều này đã tạo ra nhiều hiểu lầm: nhiều người nghĩ rằng ông ấy đã không tin vào Thượng đế. Nhưng ông ấy im lặng về điều đó tới mức ông ấy thậm chí sẽ không nói tới cả điều “Ta không thể nói gì về nó cả.” Phật nói, “Ngay cả nói rằng ta không thể nói gì về nó thì cũng đã là nói điều gì đó về nó rồi. Ta đã nói điều gì đó.” Ông ấy không sẵn sàng nói ngay cả điều đó.
Nếu bí ẩn tối thượng của cuộc sống mà đơn giản không được biết, thế thì chúng ta có thể nghiên cứu nó trong các đại học bởi vì thế thì sẽ có thể làm cho nó thành được biết. Các nhà khoa học tìm ra các khám phá. Chừng nào cái gì đó chưa được khám phá, nó là cái không biết. Thế rồi một nhà khoa học - một Edison, một Einstein, một Newton - khám phá ra nó, và nó trở thành được biết. Thế thì ngay cả trẻ em đi học của toàn thế giới cũng có thể đọc nó và học về nó, thế thì từng người không phải khám phá ra nó. Trong khoa học, trước hết một người khám phá, thế rồi mọi người khác sẽ biết nó. Thế thì từng người không cần khám phá lại nó bởi vì điều đã không được biết bây giờ đã trở thành được biết.
Điều thiêng liêng không giống thế này. Với điều thiêng liêng, nhiều người đã khám phá ra nó và vậy mà nó vẫn còn không được biết. Do đó chúng ta không nên đưa nó vào loại không biết: nó là trong loại không thể biết. Cái không thể biết nghĩa là cái gì đó vẫn còn không biết cho dù sau khi đã biết nó lặp đi lặp lại. Mọi người học về nó, họ thậm chí nói về nó, và vậy mà nó không thể nào trở thành tri thức của bạn được. Không thể có giáo dục về nó, không hệ thống giáo dục nào có thể thăm dò nó được.
Bây giờ lưu ý tới một điều khác: mọi tri thức trong cuộc sống đều mang tính tập thể; một người đi tới biết và thế rồi mọi người khác đi tới biết. Nhưng điều thiêng liêng là kinh nghiệm cá nhân. Khi một người đã biết nó, nó trở thành giống như đường được một người ăn nhưng người này lại không thể nói được - một cảm giác cực lạc mà không thể nào diễn đạt được. Người đó không thể nào nói được điều đó cho người khác, người đó líu lưỡi, môi người đó không mấp máy.
Đây cũng là điều rất thú vị - rằng người không biết về điều thiêng liêng có thể nói về nó, nhưng người biết thấy rất khó nói gì. Điều này dường như kì lạ, rằng người không biết có thể nói về nó; họ có thể nói bởi lí do đơn giản là họ không biết! Họ không biết rằng điều họ đang cố đưa vào lời là không thể đưa vào lời được. Họ chỉ nghe lời nói về nó và bây giờ họ lặp lại cùng những lời đó.
Đây là lí do tại sao bác học không bao giờ cảm thấy ngần ngại gì để nói về điều thiêng liêng. Bác học liên tục nói, nhưng hiền nhân thường xuyên đối diện với sự không thích hợp của họ. Cho dù thiền nhân nói điều gì đó, đồng thời ông ấy lặp đi lặp lại, “Tôi đã không có khả năng nói nó, nó vẫn còn không được nói ra. Tôi đã cố, nhưng tôi đã thất bại.” Bác học không bao giờ thất bại, ông ta bao giờ cũng có vẻ đã thành công; nhưng người biết bao giờ cũng cảm thấy rằng mình đã thất bại. Ông ấy cố, nhưng thế rồi ông ấy thấy, “Không, điều này tuột đi mất rồi. Mình đã không thể nói được nó.” Nó là cái gì đó giống như cố giữ làn gió mát trong nắm tay bạn: chừng nào nắm tay bạn còn mở, làn gió còn đó, nhưng khoảnh khắc bạn nắm tay lại, nó trốn mất.
Điều thiêng liêng là trong kinh nghiệm, nhưng khi chúng ta cố đưa nó vào lời, nó trượt đi. Lời vận hành như nắm tay: bạn không nói nó và điều thiêng liêng có đó, bạn nói nó và nó tuột đi mất. Những người đã nói đều chỉ diễn đạt sự không có khả năng của mình. Những người không nói lại đang nói qua im lặng của họ rằng điều đó không thể được nói. Kinh nghiệm này mang tính cá nhân, không mang tính tập thể.
Lí do cho việc gọi điều thiêng liêng là “achintya,” bên ngoài suy nghĩ, là ở chỗ bạn không thể nghĩ về nó hay suy tư về nó được. Cho nên nếu ai đó nói, “Tôi đang suy tư về điều thiêng liêng,” người đó đang nói điều sai. Người đó có thể suy tư, nhưng đối thể của việc suy tư của người đó không thể là điều thiêng liêng được, nó phải là cái gì đó khác.
Điều này nghĩa là - và hiểu rõ nó! - bất kì cái gì bạn có thể nghĩ tới đều không phải là điều thiêng liêng. Bạn có thể nghĩ về Rama, nhưng chỉ về điều bạn biết về ông ấy. Hình dáng ông ấy, mắt ông ấy, thân thể ông ấy, lời ông ấy, hành vi ông ấy, tất cả những điều này đều được biết và bạn có thể nghĩ về tất cả những điều này, nhưng bạn vẫn không biết bản thể tối thượng. Cái vẫn còn không được biết tới và bị giấu kín mặc cho tất cả tri thức của bạn mới là bản thể tối thượng. Hành vi của Rama không phải là cùng như điều thiêng liêng. Hành vi của ông ấy đã trở thành cái biết, nhưng điều thiêng liêng là bản chất bên trong nhất đằng sau hành vi của Rama. Lời của Rama không phải là điều thiêng liêng, chúng được biết tới. Cái vô lời đằng sau những lời này mới là điều thiêng liêng - và nó vẫn còn không được biết tới.
Chính vào ngày Phật Gautam chết, và Ananda khóc lóc và đập đầu mình. Phật an ủi ông ấy: “Sao ông khóc không cần thiết thế?”
Ananda đáp, “Tôi không khóc không cần thiết đâu! Bây giờ Phật sẽ không còn nữa, Phật sẽ biến mất. Và bây giờ Phật sẽ mất mãi mãi! Tôi có thể làm được gì ngoài việc khóc?”
Phật cười và nói, “Ngay chỗ đầu tiên, ta không phải là người ông nghĩ sẽ biến mất. Khi nào ta đã từng là người mà ông nghĩ sẽ chết? Ta chưa bao giờ là cái đó cả. Ta không phải là điều ông đang kêu khóc đâu. Và nếu ông khóc vì ta, điều đó là vô ích! Ta sẽ vẫn còn hệt như ta đang vậy, sẽ không có khác biệt gì.”
Phật Gautam mà Phật đang nói tới đó không phải là cùng Phật Gautam mà Ananda đang khóc về. Hai người này không gặp nhau ở đâu cả. Nếu Ananda nghĩ về Phật, ông ấy sẽ gạt Phật thật sang bên; ông ấy không biết Phật đó. Ông ấy sẽ chỉ nghĩ về cử chỉ của người đó, về chuyển động của người đó, về việc ngồi và đứng của người đó, về lời người đó, về mắt người đó - nhưng đó không phải là Phật. Điều đó cũng giống như nghĩ về ngôi nhà mà Phật sống khi bạn muốn nghĩ tới ông ấy. Phật có liên quan gì tới ngôi nhà đó không?
Bất kì khi nào bạn nghĩ về điều thiêng liêng, bạn nghĩ dưới hình dạng nào đó mà qua đó nó có thể được biểu lộ, nhưng bạn không thể nghĩ về điều thiêng liêng một cách trực tiếp được. Nó ở bên ngoài suy nghĩ.
Thế thì làm sao đạt tới nó được? Nó có thể được đạt tới chỉ nếu bạn vứt bỏ mọi suy nghĩ. Bạn không thể nghĩ về điều thiêng liêng được. Khi không có suy nghĩ, thế thì điều thiêng liêng hiện hữu. Khi tất cả các ý nghĩ dừng lại, quá trình suy nghĩ dừng lại. Khi tất cả việc suy nghĩ đã đi tới điểm cuối, ngôn ngữ và tâm trí không còn nữa. Chỉ tân thức hiện hữu, chỉ việc biết còn lại - và không có đối thể trong việc biết đó.
Nó giống như gương. Gương có hai trạng thái: khi có phản xạ của ai đó hay cái gì đó, đây là một trạng thái của gương; thế rồi khi gương trống rỗng và không có phản xạ của bất kì ai hay bất kì cái gì trong nó, đây là trạng thái khác của gương. Khi có phản xạ trong gương, gương bị bao phủ bởi phản xạ đó, có đối thể trong gương. Khi không có phản xạ, gương là thuần khiết, không tì vết, sạch sẽ; nó không có đối thể nào trong nó.
Tâm thức chúng ta giống như gương. Khi ý nghĩ di chuyển trong tâm thức, gương tâm thức bị che phủ. Khi tâm thức không có ý nghĩ, khi không ý nghĩ nào chuyển động, thế thì nó trở thành trong trẻo, tĩnh lặng. Trong trạng thái tĩnh lặng như vậy không có gì để được biết, chỉ có khả năng để biết... chỉ việc biết. Và chính trạng thái này được gọi là thiền. Chính trong việc thiền này mà achintya, cái ở bên ngoài ý nghĩ, mới được biết tới. Chính trong việc thiền này mà achintya mới được kinh nghiệm, không được biết qua suy nghĩ.
Cố hiểu thêm khác biệt nữa giữa ý nghĩ và kinh nghiệm: ý nghĩ chỉ là cái tên cho sóng nảy sinh trong trí tuệ, kinh nghiệm di chuyển trong toàn thể bản thể người ta. Khi bạn kinh nghiệm điều thiêng liêng, bạn kinh nghiệm nó trong mọi tế bào riêng lẻ, trong mọi giọt máu bạn, trong từng li xương bạn, trong mọi nguyên tử của tâm thức bạn. Toàn thể bản thể bạn đều kinh nghiệm nó. Khi bạn đang suy nghĩ, chỉ một phần của trí tuệ bạn lặp lại tất cả những điều bạn đã nghe nói về điều thiêng liêng, tất cả mọi lời bạn đã biết về nó. Trí tuệ là mảnh mẩu rất nhỏ trong bạn, và thế nữa đấy tất cả toàn là thứ vay mượn. Nó không phải là bản thể bạn, bản thể thực của bạn. Nó không phải là bạn đích thực.
Sẽ dễ dàng hiểu nó theo cách này: trí tuệ của bạn là một mảnh của xã hội đã thấm vào bạn. Bạn tồn tại, và thế rồi mọi giáo lí mà xã hội đã đặt vào bạn là trí tuệ của bạn. Và bạn có thể liên tục lặp lại mãi những giáo lí này. Đây là lí do tại sao khi người Hindu nghĩ về điều thiêng liêng người đó được gợi nhớ tới Rama, và khi người Mô ha mét giáo nghĩ về điều thiêng liêng người đó không được gợi nhớ tới Rama. Khi người Ki tô giáo nghĩ, người đó được gợi nhớ về Jesus; khi người Jaina nghĩ, người đó không được gợi nhớ về Jesus hay Rama. Duy nhất ý tưởng đã được trao cho bạn mới tới với bạn.
Tất cả mọi ý tưởng đều được vay mượn. Ý nghĩ không phải là kho báu riêng của bạn, chúng chỉ là cái bạn đã thu thập từ bên ngoài. Bạn có thể nhai đi nhai lại chúng, nhưng bạn sẽ không biết điều thiêng liêng qua việc nhai đâu. Việc nhai này nên dừng lại hoàn toàn. Không nên có phản xạ tron gương của tâm thức bạn. Vào ngày không có phản xạ nào trong gương của bạn, achintya - cái ở bên ngoài ý nghĩ - sẽ tự hiển lộ nó ra.
Lời đầu tiên là achintya, và lời thứ hai là avyakta:
cái ở... bên ngoài việc biểu lộ...
Nếu bạn muốn biết điều thiêng liêng, đừng tìm kiếm nó trong cái biểu lộ. Điều này không ngụ ý là điều thiêng liêng không phải ở trong cái biểu lộ: nó là ở trong cái biểu lộ đấy, nhưng nó không chỉ là cái biểu lộ. Cái biểu lộ là chu vi của nó, cái không biểu lộ là trung tâm của nó.
Tôi đã nghe một câu chuyện về Mozart. Mozart là một nhạc sĩ vĩ đại, cho nên một hôm ông ấy soạn một đoạn nhạc rất độc đáo. Âm nhạc phải dừng lại, âm nhạc phải đi tới điểm cuối, và một người bạn của ông ấy là thính giả duy nhất. Mozart trở nên tĩnh lặng, nhạc cụ trở nên yên tĩnh, nhưng người bạn vẫn liên tục đung đưa. Sau một thời gian dài trôi qua Mozart chạm vào người bạn và nói, “Âm nhạc bây giờ đã dừng rồi. Sao anh vẫn liên tục đung đưa vậy?”
Người bạn nói, “Khi anh đang chơi, điều tôi nghe thấy là âm thanh. Âm thanh đã biến mất và bây giờ tôi đang vui sướng trong vô âm. Trước đấy nó chỉ là ngoại vi của âm nhạc, bây giờ tôi đang chìm trong trung tâm của âm nhạc. Đừng quấy rối tôi!”
Chúng ta tìm điều thiêng liêng chỉ trong vật lí, trong cái biểu lộ. Đó là nỗ lực của khoa học: “Tôi sẽ tìm kiếm chỉ trong thế giới hữu hình, vật lí. Cho nên nếu có điều như điều thiêng liêng trong con người,” khoa học nói, “chúng ta sẽ thực hiện việc giải phẫu và mổ xẻ người này, phân tích và kiểm tra người đó để xem liệu có cái gì như điều thiêng liêng trong người đó hay không.” Họ phân tích vật lí nhưng họ không tìm thấy linh hồn bên trong, bởi vì linh hồn không phải là vật lí. Điều mang tính vật lí là thân thể xem như chu vi, và nếu chúng ta giải phẫu thân thể biểu lộ này thì cái không biểu lộ cũng sẽ biến mất.
Cũng tựa như có đoá hoa đẹp đang nở và tôi nói, “Nó đẹp,” và bạn hỏi, “Cái đẹp ở đâu?” Chúng ta có thể cắt đoá hoa ra, giải phẫu nó và phân tích nó trong phòng thí nghiệm để tìm xem cái đẹp ở đâu, nhưng đoá hoa sẽ bị phá huỷ. Cái sẽ còn lại trong tay bạn không phải là cái đẹp, nó sẽ là cái gì đó khác. Nó sẽ là chất hoá học nào đó, chất khoáng nào đó - đó là tất cả những cái sẽ còn lại trong tay bạn. Mầu sắc của nó sẽ bị lấy ra và tất cả thành tố của hoa sẽ có đó; chúng ta có thể để từng thứ ở trong từng chai tách biệt và dán nhãn cho nó, nhưng một điều là chắc chắn - sẽ không có chai với nhãn “đẹp” lên nó. Thế thì chúng ta có thể nói với sự hỗ trợ đầy đủ của logic hệ thống rằng không có cái đẹp trong hoa. Chúng ta đã kiểm tra mọi thứ, chẳng cái gì còn sót lại. Mọi thứ đã được đưa vào trong những cái lọ kia, toàn thể đoá hoa đã bị bắt vào những cái lọ. Bạn có thể cân chúng và các chất liệu trong chai sẽ bằng với trọng lượng của đoá hoa. Mọi thứ sẽ có đó, nhưng sẽ không có cái đẹp còn lại ở đâu cả.
Cái đẹp không phải là cái vật lí, đoá hoa là thứ vật lí. Chính qua đoá hoa mà cái không biểu lộ mới biểu lộ bản thân nó. Bạn có thể hiểu điều đó theo cách này: cái không biểu lộ đang sống trong dạng vật lí được gọi là “đoá hoa.” Bạn lấy đi hình dạng, và cái vô hình dạng cũng biến mất.
Nếu ai đó chơi đàn veena và bạn nghĩ rằng âm nhạc là ở trong chính dây đàn veena, thế thì bạn sẽ sai lầm rất lớn. Dây chỉ là dây, và dù bạn có xem xét nó nhiều đến đâu cũng chẳng thành vấn đề, bạn sẽ không tìm thấy âm nhạc trong dây đàn đâu. Hay nếu bạn cho rằng bằng việc đập vỡ thân gỗ của nhạc cụ bạn sẽ có âm nhạc trong tay mình, điều đó cũng sẽ không đúng. Cây đàn veena là phương tiện duy nhất cho cái không biểu lộ được biểu lộ ra. Nếu bạn tìm kiếm trong cây đàn veena bạn sẽ không tìm thấy âm nhạc chút nào. và một khi cây đàn veena đã bị đập vỡ rồi, một khi bạn đã xem xét nó bằng việc đập nó ra thành từng mảnh, thế thì sẽ không có cách nào để âm nhạc xảy ra.
Cây đàn veena là phương tiện duy nhất cho cái không biểu lộ xuất hiện ra. Khi nhạc sĩ chỉnh cây đàn veena, điều chỉnh nó, người đó làm gì? Người đó chỉ đảm bảo rằng cây đàn veena có thể trở thành một trung gian xứng đáng cho cái không biểu lộ giáng xuống. Người đó chỉ chăm nom cái trung gian để cho âm nhạc, cái phi vật chất, có thể tới được từ những sợi dây của cây đàn veena; để cho âm nhạc có thể tự biểu lộ nó. Cây đàn veena trở thành sẵn sàng cho cái không biểu lộ.
Và không khó để chơi đàn veena khi nó được chỉnh, để làm cho nó sẵn sàng cho cái không biểu lộ. Đây là lí do tại sao nhạc sĩ không phải là nhạc sĩ thực nếu người đó chỉ biết cách chơi nhạc cụ: người đó là nhạc sĩ thực nếu người đó cũng biết cách đem nhạc cụ tới trạng thái mà nó có thể được chơi. Chơi nó là rất dễ, nhưng tạo ra cây cầu giữa cái không biểu lộ và nhạc cụ là rất khó.
Bí ẩn tối thượng của cuộc sống là cái không biểu lộ. Đừng tìm kiếm nó trong cái biểu lộ và đừng làm cái biểu lộ thành giới hạn của bạn. Bao giờ cũng vậy, ngay cả khi bạn đi vào trong cái biểu lộ, giữ sự hội tụ của bạn vào cái không biểu lộ. Khi bạn nhìn vào cây, đừng dừng lại ở hình dạng bên ngoài của nó: cố nhớ tới dòng chảy cuộc sống đang được ẩn kín bên trong hình dạng này. Khi bạn nhìn vào một người, đừng bị mắc kẹt vào con mắt, khuôn mặt hay thân hình người đó. Nếu bạn giữ sự hội tụ của bạn vào sự chói sáng đang chiếu ra qua con mắt và thân thể người đó, hào quang đang được tạo ra qua chúng, thế thì bạn sẽ nhận được cái vô hình dạng.
Cái vô hình dạng là bản tính tinh tuý của điều thiêng liêng. Do đó, ngay cả khi nó lấy hình dạng, nó vẫn còn vô hình dạng. Bản tính căn bản, sâu sắc nhất của nó, trung tâm của nó, vẫn còn là vô hình dạng và hình dạng xảy ra chỉ trên ngoại vi. Điều đó giống như khi ai đó đi tới bãi biển và coi sóng là biển. Bạn cũng có thể đã không để ý tới điều này, rằng khi bạn trở về từ bãi biển bạn nói, “Tôi đã thấy đại dương” - nhưng thực tế điều bạn đã thấy là sóng, bởi vì sóng là trên bề mặt. Bản thân đại dương là ở trong chiều sâu. Nhưng bạn trở về sau cuộc viếng thăm đại dương và nói, “Tôi đã thấy đại dương rồi.” Nếu một thầy thực phái bạn tới đó thầy sẽ nói, “Đừng nghĩ rằng khi ông thấy sóng là ông thấy đại dương. Vâng, đại dương cũng là ở trong sóng, nhưng nó còn nhiều hơn chỉ là sóng. nhìn vào trong và bên dưới sóng đi.”
Chỉ những người không những quan sát từ bãi biển, mà chìm vào nó, mới có khả năng biết tới đại dương, bởi vì bạn sẽ đi sâu hơn sóng chỉ khi bạn chìm xuống. Làm sao bạn sẽ có khả năng thấy được qua sóng bằng việc đứng trên bờ? Không, bạn sẽ phải rời khỏi bờ.
Kabir đã nói, “Main bauri khojan gayi rehi kinare baith”: “Tôi đủ điên để đi tìm điều thiêng liêng, nhưng tôi vẫn liên tục ngồi trên bờ. Tôi đã nghĩ rằng tôi sẽ có khả năng tìm thấy nó bằng việc ngồi trên bờ.”
Không, điều bạn sẽ thấy từ bãi biển chỉ là sóng thôi. Bạn sẽ phải chìm xuống, và chính ý nghĩa của việc chìm xuống là để chìm xuống dưới sóng. Chỉ thế thì bạn mới kinh nghiệm đại dương. Bạn càng đi sâu, bạn sẽ càng kinh nghiệm đại dương nhiều hơn.
Biết cái không hiển lộ nghĩa là bạn không nghĩ, bạn nhảy, bạn chìm! Nghĩ là vẫn còn đứng trên bãi cát. Qua việc nghĩ bạn sẽ có khả năng biết sóng, nhưng bạn sẽ không có khả năng chạm tới cuộc sống sâu bên trong chúng.
Điều thứ ba là:
... và có vô hạn hình dạng...
Nói rằng điều thiêng liêng không được biểu lộ nghĩa là nó là vô hình dạng. Nói rằng nó ở bên ngoài suy nghĩ nghĩa là nó là vô hình dạng. Nhưng thế thì hiền nhân này nói rằng điều thiêng liêng có vô hạn hình dạng!
Cố hiểu điều này: chỉ cái vô hình dạng mới có thể có vô hạn hình dạng. Cái gì đó có hình dạng riêng của nó, không thể có nhiều hình dạng được. Nếu tôi có một hình dạng thế thì tôi bị giới hạn vào hình dạng đó. Nhưng nếu tôi không có hình dạng, thế thì tôi có sự linh động - thế thì tôi có thể ở trong bất kì hình dạng nào. Do đó, điều thiêng liêng có thể trở thành cây, nó có thể trở thành tảng đá, nó có thể trở thành bầu trời, nó có thể trở thành đoá hoa, con vật, con người - nó có thể trở thành bất kì cái gì. Nó không có hình dạng riêng của nó cho nên nó có thể có vô hạn hình dạng. Nếu nó có hình dạng của riêng nó, thế thì điều này sẽ không thể được.
Tất cả mọi điều chúng ta thấy trên thế giới này đều là dáng vẻ, hình dáng. Nhưng luồng chảy của cuộc sống đang tuôn chảy qua tất cả mọi hình dạng không có hình dạng, do đó nó có thể lấy bất kì hình dạng nào. Đại dương có thể trở thành sóng theo bất kì dạng nào - nhỏ, lớn, sóng triều hay bất kì cái gì. Đại dương có thể lấy hình dạng của bất kì con sóng nào bởi vì đại dương không phải là sóng. Đại dương có thể biểu lộ qua bất kì con sóng nào bởi vì nó không bị giới hạn bởi sự đồng nhất với chỉ một loại sóng nào đó. Vô hình dạng nghĩa là lỏng, tuôn chảy.
Chúng ta có thể hiểu điều đó theo cách này: nếu tôi đổ nước vào cốc nó sẽ lấy hình dạng của cốc; nếu tôi đổ nó vào bình nó sẽ lấy hình dạng của bình. Nước sẽ lấy hình dạng của bất kì cái gì tôi đổ nó vào. Nước không có hình dạng của riêng nó, nó là chất lỏng. Nhưng nếu tôi đặt một viên đá vào trong cốc điều đó sẽ không tạo ra khác biệt gì, hòn đá sẽ vẫn giữ hình dạng của nó. Nếu tôi để nói vào trong bình, thế nữa nó vẫn giữ hình dạng của nó. Hòn đá là rắn, không lỏng. Nhưng nước vẫn có hình dạng, cho dù nó là dạng lỏng. Nó có thể thay đổi hình dạng, nhưng nước không thể trở thành lửa hay đá được. Ngay cả tính lỏng của nước cũng có hình dạng. Nước có thể có nhiều hình dạng, nhưng chỉ như nước thôi. Nó không thể thay đổi dạng của nó bên ngoài các giới hạn của việc là nước. Bởi vì nó lỏng nên nó có thể lấy bất kì hình dạng nào, nhưng chỉ trong giới hạn của việc là nước.
Điều thiêng liêng mang tính lỏng, nhưng nó không bị giới hạn bởi bất kì giới hạn nào; tính lỏng của nó là không có giới hạn. Do đó nó có thể trở thành cây, hay đá, hay nước. Bây giờ thậm chí các nhà khoa học cũng nói rằng qua việc phân tích vật chất, khi họ đi ngày một sâu hơn, họ kinh nghiệm ngày một nhiều là tất cả vật chất đều được sinh ra từ cùng một năng lượng, một năng lượng.
Trong quá khứ, các nhà giả kim thuật - và ai mà biết bao nhiêu người khác trên khắp thế giới - đã cố bằng cách nào đó biến kim loại cơ sở thành vàng. Họ chưa bao giờ thành công, nhưng hi vọng của họ bây giờ đã được hoàn thành. Bây giờ, khoa học nói rằng không có chướng ngại gì để sắt biến thành vàng bởi vì năng lượng trong sắt và trong vàng là một. Vấn đề chỉ là tăng hay giảm điện tử nào đó. Khác biệt chỉ ở điện tử. Nơi có có mười, nơi có mười hai, nơi mười lăm và nơi hai mươi; nó có thể là bất kì số nào - nhưng sự khác biệt chỉ là ở số các điện tử, không ở điện tử. Cho nên nếu yếu tố này có hai mươi điện tử và yếu tố khác có hai mươi nhăm điện tử, thế thì bằng việc cộng thêm năm điện tử nữa cho yếu tố thứ nhất nó sẽ trở thành yếu tố thứ hai.
Sắt có thể trở thành vàng. Các thực nghiệm đã được tiến hành và không có khó khăn gì trong điều đó. Vàng này không bán được về mặt thương mại bởi vì nó còn đắt hơn vàng bình thường; sẽ là vô nghĩa mà cố bán nó. Thêm vào hay lấy bớt ra các điện tử là quá trình rất tốn kém, do đó nó không được thực hiện bằng thương mại. Nhưng về mặt kĩ thuật thì không có vấn đề gì trong nó cả: bụi có thể được biến thành vàng và vàng biến thành bụi.
Bây giờ đấy không phải là vấn đề bởi vì con người đã xoay xở phát hiện ra việc phân chia nguyên tử. Việc phân chia nguyên tử nghĩa là bây giờ có thể thay đổi số điện tử trong nguyên tử. Nó cũng nghĩa là có một thực tại vô hình dạng ẩn đằng sau mọi thứ. Bây giờ sự kiện này cũng đã được xác nhận qua nghiên cứu khoa học. Bằng việc tăng hay giảm số điện tử, một kim loại cơ sở hơn có thể được biến đổi thành vàng. Nhưng tới chừng đó thôi, khoa học vẫn không có khả năng hình dung ra cái gì cần tăng hay giảm để cho vật chất trở thành ý thức, hay cái gì cần tăng hay giảm để cho ý thức có thể trở thành vật chất.
Kỉ luật tâm linh cho chúng ta manh mối về cái gì cần tăng để cho vật chất có thể trở thành ý thức, hay cái gì cần giảm để cho ý thức trở thành vật chất. Tên cho quá trình này là thiền. Nếu thiền phát triển, thế thì vật chất sẽ bắt đầu trở thành ý thức, và nếu thiền trở nên ít đi thì ý thức sẽ bắt đầu trở thành vật chất. Việc tăng lên trong mức độ của thiền sẽ làm nảy sinh biến đổi vật chất thành linh hồn.
Khi thiền trở thành toàn bộ, toàn thế giới trở thành mang tính thượng đế. Thế thì bạn sẽ bắt đầu thấy Thượng đế ở mọi nơi... đại dương bên trong mọi con sóng. Bạn đơn giản quên sóng đi. Điều thú vị là nếu bạn chỉ để tâm tới sóng, thế thì đại dương sẽ bị quên đi; còn nếu bạn để tâm tới đại dương, thế thì sóng sẽ bị quên đi. Cả hai không thể còn lại trong sự tập trung đồng thời của bạn. Thỉnh thoảng thử điều đó.
Điều đó cũng hệt như khi một người cố tập trung vào từng cây riêng lẻ, thế thì khu rừng sẽ không có đó; còn nếu người đó tập trung vào toàn thể khu rừng, từng cây sẽ không có đó. Cả hai điều này không thể có trong sự chú ý của bạn đồng thời được. Bạn không thể nào tập trung vào từng cây một và vào cả khu rừng đồng thời. Điều đó là không thể được bởi vì đúng nghĩa của rừng là ở chỗ không có cây riêng lẻ; chỉ có tính tập thể, tập thể vô hình dạng. Và đúng nghĩa của cây là ở chỗ không có rừng, chỉ có từng cây riêng. Theo đích xác cùng cách đó, nếu bạn nhận biết về sóng, đại dương sẽ biến mất, còn nếu bạn nhận biết về đại dương, sóng sẽ biến mất.
Đây là lí do tại sao người trí huệ như Shankara đã kinh nghiệm rằng thế giới này là ảo tưởng. Đấy không chỉ là quan niệm lí thuyết nào đó, mà mọi người cũng đi tới kết luận này về mặt lí thuyết. Chẳng hạn, ở phương Tây, Berkeley đã đi tới kết luận này. Berkeley đã nói rằng thế giới này là ảo tưởng - nhưng đây là lí thuyết, Berkeley không có kinh nghiệm trực tiếp. Qua tư duy hợp lí và logic ông ấy đã suy diễn rằng bởi vì thực tại của thế giới này không thể được chứng minh, do đó nó phải không thực.
Nhiều người đã so sánh Berkeley với Shankara, nhưng không có so sánh. Nhiều người đã làm nghiên cứu so sánh lớn lao về Shankara và Berkeley, nhưng tất cả nghiên cứu đó đều dựa trên hiểu lầm. Nó là hiểu lầm bởi vì Berkeley không có kinh nghiệm về thiền, toàn thể kinh nghiệm của ông ấy là về tư duy. Còn Shankara đã không đi tới bất kì kết luận nào qua tư duy, đấy tất cả đều qua thiền. Do đó bạn không thể so sánh hai người này được, mặc dầu họ có thể đã đưa ra những phát biểu tương tự.
Cả Berkeley và Shankara đều nói rằng thế giới này là tựa giấc mơ. Nếu bạn muốn, bạn có thể so sánh hai phát biểu này, nhưng so sánh chúng sẽ là sai bởi vì cả hai phát biểu đã bắt nguồn từ hai mức độ tâm thức khác nhau. Berkeley nói điều này bởi vì thực tại của thế giới không thể được chứng minh, còn Shankara nói điều này bởi vì ông ấy đã biết thực tại khác, thực tại trước điều thực tại này biến mất. Vào ngày Shankara kinh nghiệm brahman, thực tại tối thượng, thế giới cũng biến mất đối với ông ấy bởi vì cả hai không thể cùng tồn tại đồng thời được. Khi mà thế giới được thấy, brahman, thực tại tối thượng, không được thấy. Khi brahman được thấy, thế giới không được thấy thêm nữa - cả hai không thể tồn tại đồng thời. Chính nghĩa của “thế giới” là ở chỗ bạn thấy từ cảnh quan của sóng, còn nghĩa của “brahman” là ở chỗ bạn thấy từ cảnh quan của đại dương.
Cái vô hình dạng, cái ở bên ngoài tư duy, là không biểu lộ, do đó nó biểu lộ dưới nhiều dạng. Tất cả mọi dạng đều thuộc vào nó và vậy mà nó không thuộc vào dạng nào: đây là điều được ngụ ý bởi vô hạn dạng.
...cái là phúc lành...
Phúc lành... điều thiêng liêng là phúc lành. Thực tại tối thượng là phúc lành, chúng ta nghe nói như vậy. Nhưng ý tưởng này tới với tâm trí bạn bất kì khi nào bạn nghe nói rằng điều thiêng liêng là từ bi, rằng nó mưa rào ân huệ, là ý tưởng sai. Nó nhất định là vậy bởi vì bạn không biết nghĩa của phúc lành. Ý tưởng này tới với bạn khi bạn nghe nói rằng điều thiêng liêng là phúc lành cũng hệt như điều bạn thấy một người từ bi và bạn nói rằng người này rất tốt và hảo tâm. Nhưng người bạn nghĩ tới đó dưới những từ đó cũng có thể làm hại bạn, cũng có thể trở thành không tốt, cũng có thể trở thành độc ác và tầm thường. Cái đối lập với lòng tốt cũng hiện diện trong người đó, cho nên người đó phải tốt và kìm nén cái không tốt.
Ngay cả người tốt nhất cũng phải làm việc tốt và kìm nén cái không tốt - bởi vì cái không tốt hiện diện trong người đó. Do đó người tốt bao giờ cũng trong xung đột sâu sắc: xung đột ở chỗ người đó phải kìm nén cái không tốt và làm việc tốt. Đây là lí do tại sao ngay cả người tốt cũng dần dần bị chất đầy với bản ngã của việc là tốt, bởi vì tính tốt là cái gì đó người đó làm. Điều thường xảy ra là người xấu không bản ngã nhiều như người tốt. Theo một nghĩa nào đó, người xấu là đơn giản: bất kì điều gì họ muốn làm, họ làm liền. Ngay cả những điều xấu, họ làm chúng ngay. Và bởi vì họ liên tục làm những điều xấu nên họ chẳng bao giờ cảm thấy họ là tốt và vĩ đại, cho nên bản ngã không bao giờ phát triển.
Nếu bạn đi tới nhà tù, các tù nhân ở đó là những người đơn giản hơn cái bạn gọi là thánh nhân và hiền nhân. Họ không có ý tưởng nào rằng họ đặc biệt. Họ đã làm những điều xấu, cho nên làm sao họ có thể đặc biệt được? Nhưng người làm điều tốt phải chịu đựng từ bản ngã sâu: bản ngã của người đó trở nên tinh vi, cô đặc. Tội nhân, người xấu, làm điều sai với người khác - nhưng người tốt làm điều sai với chính mình, bản ngã của người đó lấy lệ phí của nó với người đó.
Lí do tại sao điều thiêng liêng được gọi là phúc lành là hoàn toàn khác. Nó nghĩa là bản tính của nó, bản tính nguyên thuỷ của điều thiêng liêng, là phúc lành. Nó không đem phúc lành nào cho bạn cả: bạn lại gần nó và phúc lành bắt đầu mưa rào lên bạn. Đó không phải là việc làm của nó, đó là bản tính của nó.
Chẳng hạn, nếu tôi bước ra vườn, khi tôi tiến gần nó hơn, làn gió mát bắt đầu tới với tôi. Vườn không làm nỗ lực nào để gửi gió mát tới. Và điều không xảy ra là khi không ai đi qua cạnh vườn, nó giữ gió mát của nó lại; hay nếu đôi khi kẻ thù hay ai đó không yêu vườn đi qua, thế thì nó giữ gió mát của nó lại. Không, vườn không quan tâm tới tất cả những điều đó. Chính bản tính của vườn là sẽ có gió mát quanh nó; bạn tới gần hơn, cái mát mẻ của làn gió càng phát triển hơn. Khi bạn đi tới gần hơn, hương thơm của hoa cũng sẽ bắt đầu tới với bạn. Tất cả những điều này không định gửi tới cá nhân bạn, đó là tính cố hữu trong bản tính của vườn. Cho dù vườn có muốn, nó cũng không thể làm khác được. Nó không có cách nào gửi gió nóng tới bạn. Cho dù nó muốn gửu mùi hôi tới bạn, nó cũng không có loại hoa đó.
Điều thiêng liêng là phúc lành... Điều đó ngụ ý rằng khi bạn đi gần tới nó, bạn bắt đầu kinh nghiệm phúc lành này. Nhớ lấy, đây là kinh nghiệm của bạn. Nó là kinh nghiệm của bạn rằng điều thiêng liêng là phúc lành - điều thiêng liêng không biết gì tới nó cả. Làm sao nó có thể biết được? Nó chỉ có thể biết khi cái đối lập cũng hiện diện. Nếu bạn biết rằng bạn yêu người nào đó, điều đó chỉ có nghĩa là hận thù cũng hiện diện trong bạn; bằng không bạn sẽ không có nhận biết về yêu. Làm sao bạn có thể biết được? Nếu bạn nói, “Tôi đã tha thứ cho người nào đó,” điều đó nghĩa là giận dữ vẫn còn hiện diện bên trong bạn, bằng không làm sao bạn có thể chú ý tới việc tha thứ được? Bạn chú ý chỉ bởi vì sự hiện diện của phần đối lập.
Điều thiêng liêng không chú ý rằng nó là phúc lành. Nếu mà nó có khả năng chú ý điều đó, thế thì nó cũng có khả năng gây hại. Do đó tốt hơn cả là không xem xét điều thiêng liêng dưới dạng ngôn ngữ con người chút nào, bởi vì cái không biết tới các đối lập là năng lượng, không phải là người. Người được tạo ra trên cơ sở trải nghiệm về nhị nguyên. Tôi trải nghiệm yêu, tôi trải nghiệm giận và tha thứ: trung tâm trải nghiệm tất cả những điều này trở thành cái được biết như con người. Khi không cái gì được trải nghiệm...
Điều thiêng liêng không trải nghiệm cái gì, nhưng điều này không có nghĩa là nó ngu xuẩn và dốt nát. Nó chỉ có nghĩa là trong nó không có nhị nguyên. Mọi thứ xảy ra, nhưng nó không trải nghiệm nó một cách tự ý thức. Nó là sự mở rộng vô tận của tâm thức - không phải là người, chỉ là tâm thức. Nó là sự mở rộng vô hình dạng của tâm thức, của năng lượng.
Chính kinh nghiệm của chúng ta là khi chúng ta tới gần hơn với điều thiêng liêng, phúc lành bắt đầu xảy ra cho chúng ta, và khi chúng ta đi xa khỏi nó, ác ý, bất hạnh xảy ra. Bất hạnh xảy ra không phải bởi vì điều thiêng liêng, chính vì chúng ta đã đi xa hơn khỏi nó. Phúc lành xảy ra cũng không phải bởi vì nó, chính bởi vì chúng ta đã đi lại gần nó hơn. Cho nên sẽ là tốt hơn nếu chúng ta nói rằng tên cho kinh nghiệm tới gần điều thiêng liêng là phúc lành, và tên cho kinh nghiệm đi xa khỏi nó là bất hạnh. Nhưng đây là kinh nghiệm của chúng ta. Nếu chúng ta nhảy toàn bộ vào điều thiêng liêng, thế thì chúng ta cũng sẽ không có ý tưởng gì về phúc lành.
Vào ngày bạn thậm chí không còn chú ý tới phúc lành, hiểu rằng việc là một với điều thiêng liêng đã xảy ra cho bạn. Chừng nào bạn còn chú ý tới phúc lành, bạn chỉ tới gần hơn. Phúc lành đang phát triển, phúc lạc đang phát triển, nhưng bạn chỉ lại gần hơn. Vào ngày bạn thậm chí không chú ý tới những điều này, hiểu rằng bước nhảy đã xảy ra - bạn được đắm chìm vào điều thiêng liêng.
Chúng ta nói rằng những người như Phật là tuyệt đối an bình, nhưng chúng ta không nên nói điều này. Ông ấy không an bình mà ông ấy cũng không bị rối loạn chút nào - bởi vì chính là chỉ người khổ mới trải nghiệm an bình. Nếu có rối loạn, thế thì chúng ta gọi lỗ hổng xảy ra giữa hai rối loạn là an bình. An bình được trải nghiệm chỉ giữa hai trạng thái rối loạn. Nếu sau rối loạn nào đó trạng thái rối loạn khác không bao giờ tới, thế thì đôi khi kinh nghiệm về an bình cũng sẽ biến mất. Người này sẽ an bình, nhưng kinh nghiệm về nó sẽ không có đó thêm nữa. Thậm chí không có cả người kinh nghiệm...
Điều tiếp trong lời kinh:
...cái bất nhị...
Điều thiêng liêng là bất nhị. Trên toàn thế giới, bất kì ai đã biết tới điều thiêng liêng đều nói, “Nó là một.” Chỉ ở Ấn Độ từ một mới không được dùng một cách có chủ định. Ấn Độ bao giờ cũng nói, “Nó là bất nhị.” Ở phần còn lại của thế giới những người đã biết nó đều nói, “Nó là một.” Nhưng Ấn Độ chưa bao giờ gọi điều thiêng liêng là “một” - vẫn biết rất rõ rằng nó là một, vậy mà Ấn Độ chưa bao giờ thích gọi nó là “một.” Có lí do cho điều này: không giống nòi nào khác ở bất kì đâu đã từng cố diễn đạt kinh nghiệm về điều thiêng liêng với sự chính xác như vậy và theo nhiều cách khác nhau như Ấn Độ đã thử diễn đạt nó. Không ai khác đã từng làm nỗ lực như chúng ta đã làm để tránh ngay cả sai sót nhỏ nhất về nó. Dường như là không cái gì thêm nữa có thể được thêm vào nỗ lực này. Điều đó đã là khó, và điều đó gần như cho cảm giác rằng chúng ta đã lấy chiều hướng này theo sự hoàn hảo của nó.
Đây là lí do tại sao ở Ấn Độ chúng ta đã cảm thấy khó mà gọi điều thiêng liêng là “một” - bởi vì gọi điều thiêng liêng là “một” lập tức nhắc nhở chúng ta tới hai.
Bất kì khi nào bạn nghe nói rằng điều thiêng liêng là một, lập tức ý tưởng về hai nhoáng lên trong tâm trí bạn. Lí do tại sao hai lại tới tâm trí là ở chỗ số một tự bản thân nó vô nghĩa nếu nó không phải là một phần của một chuỗi các số lớn hơn. “Một” có nghĩa chỉ nếu cũng có hai và ba và bốn và năm. Toàn thể hệ thống số bắt đầu với số một. Đây là lí do tại sao khi chúng ta nói “một,” tiếng vọng nảy sinh trong tâm trí là “hai.” Và Ấn Độ không quan tâm mấy tới điều được nói, nó quan tâm nhiều hơn tới điều được nghe bên trong bạn.
Cố hiểu điều này, bởi vì nó rất có nghĩa: chúng ta ít bận tâm tới điều được nói và quan tâm nhiều tới điều sẽ được hiểu, bởi vì chung cuộc, chính điều bạn đã hiểu mới có tác dụng, không phải là điều đã được nói. Do đó chúng ta hay dùng từ rất đảo ngược: chúng ta nói “nó là bất nhị” - advait. Khi chúng ta nghe thấy rằng điều thiêng liêng là bất nhị, hình ảnh nảy sinh trong chúng ta là về một. Khi chúng ta nghe thấy rằng nó là bất nhị, thế thì hình ảnh nổi lên trong chiều sâu của tâm trí chúng ta là về một. Nhưng khi chúng ta nghe ai đó nói rằng nó là một, thế thì chúng ta nghĩ về một chuỗi, một dãy các số.
Hình ảnh tới trong tâm trí khi chúng ta nghe “bất nhị,” là một, nhưng cái một này là khác với cái một được nói trực tiếp. Khi bạn nói “một,” nó là vấn đề rất khác. Khi bạn nói “bất nhị,” thế thì cũng có ngụ ý về một, nhưng ngụ ý này là gián tiếp. Nó chỉ là hướng dẫn, cái gì đó không cụ thể. Nhưng ở đâu đó trong chiều sâu của bạn tiếng vọng của một xảy ra mà bạn thậm chí không nhận biết tới.
Để gợi nên cảm giác này về "một" trong vô thức của bạn, Ấn Độ bao giờ cũng đã gọi điều thiêng liêng là “bất nhị.” Đó là kết quả của hiểu biết rất sâu về trao đổi con người. Sau khi cố lặp đi lặp lại trao đổi với con người, họ đã hiểu điều được tạo ra trong người ấy, điều xảy ra trong tâm thức người ấy - và rất thường xuyên điều đối lập xảy ra trong tâm thức người ấy từ điều đã được nói.
Điều đó giống như khi bạn đứng trước gương: bạn không nhận ra rằng nó là ảnh đảo ngược của bạn được phản ánh trong gương. Bạn không để ý tới điều đó, mặc dầu bạn đứng trước gương mọi ngày. Nhưng nếu bạn đặt một trang sách trước gương, thế thì bạn sẽ để ý tới nó ngay lập tức bởi vì tất cả các chữ đều bị ngược. Thực tế, tất cả mọi phản xạ đều bị đảo ngược. Không thể có phản xạ mà không bị đảo ngược. Khi bạn đứng trên bờ sông và bạn nhìn hình ảnh bạn trong sông, hình ảnh đó bị đảo ngược. Trong quá trình phản xạ mọi thứ đều bị đảo ngược. Nó nhất định là như vậy: mắt phải của bạn sẽ thành ở bên trái và mắt trái của bạn thành ở bên phải. Cho nên khi bạn nhìn tôi, hình ảnh hình thành trong mắt bạn sẽ bị đảo ngược, và khi tôi nhìn vào bạn, mắt tôi sẽ vận hành như gương và hình ảnh của bạn sẽ bị đảo ngược.
Tất cả mọi phản xạ đều bị đảo ngược, và tất cả mọi tiếng vọng cũng bị đảo ngược. Chính bởi kinh nghiệm sâu sắc này mà Ấn Độ chưa bao giờ gọi brahman, điều thiêng liêng, là “một” - bởi vì khi bạn dùng từ “một” sự phản xạ tạo nên bên trong bạn sẽ là cái đảo ngược. Do đó, chúng ta đã chọn gọi nó là advait, bất nhị. Thế thì việc phản xạ sẽ xảy ra một cách gián tiếp, theo cách tinh tế, sẽ là về một. Chính để nhấn mạnh hiểu biết này mà từ phủ định mới được dùng tới.
... cái không bắt đầu, không giữa, không cuối...
Cái không bao giờ bắt đầu, không bao giờ kết thúc... chúng ta có thể hiểu hai phát biểu này, nhưng điều thứ ba có chút ít khó khăn hơn. Bạn có thể chưa bao giờ nghĩ về nó. Bạn có thể đã nghe nói nhiều lần rằng điều thiêng liêng không có bắt đầu và không có kết thúc, nhưng hiền nhân này nói rằng nó cũng không có cả giữa nữa. Khi chúng ta nói một thứ không có bắt đầu không có kết thúc, điều chúng ta ngụ ý là ở chỗ nó có giữa và chỉ cái giữa. Một cách tự nhiên, điều đó nhất định là có nghĩa. Nếu cái gì đó không có bắt đầu và không có kết thúc và vậy mà nó có đấy, thế thì nó phải ngụ ý rằng nó chỉ có phần giữa. Bất kì chỗ nào bạn tìm thấy nó, nó bao giờ cũng sẽ là giữa. Nếu một thứ có đấy, và vậy mà bạn nói nó không có bắt đầu hay kết thúc hay giữa, thế thì nó không tồn tại. Nó sẽ tồn tại ở đâu? Sự tồn tại của nó sẽ là ở đâu?
Nhưng hiền nhân này còn khoa học hơn. Làm sao có thể có giữa với cái gì đó không có bắt đầu hay kết thúc? Đúng nghĩa của giữa là cái gì đó có bắt đầu và kết thúc. Giữa có thể mang nghĩa gì khác được? Khi cái gì đó ở giữa hai cực, và khi hai cực không có đó ngay chỗ đầu tiên, thế thì làm sao có thể có giữa được? Và vậy mà điều thiêng liêng lại thế đấy. Thế thì chúng ta sẽ phải nghĩ về sự tồn tại của nó theo cách khác nào đó. Thế thì chúng ta sẽ phải vứt bỏ ngôn ngữ của bắt đầu, kết thúc và giữa một cách hoàn toàn. Nó đơn giản hiện hữu.
Bạn có thể cố hiểu điều này theo cách khác, và thế rồi có lẽ bạn sẽ có khả năng hiểu thấu nó. Chúng ta phân chia thời gian thành ba thời - quá khứ, hiện tại và tương lai. Nếu điều thiêng liêng hiện hữu, thế thì chẳng cái gì có thể là quá khứ trong nó và chẳng cái gì có thể là tương lai trong nó. Nếu điều thiêng liêng hiện hữu, và nếu cho dù với bản thân điều thiêng liêng có tương lai... Tương lai là cái gì đó vẫn chưa được biết tới, cho nên nếu điều thiêng liêng hiện hữu, và cho dù với điều thiêng liêng có tương lai, điều đó sẽ có nghĩa là có cái gì đó không được biết với nó. Không, có thể không có tương lai cho điều thiêng liêng và không có quá khứ.
Bạn có thể hiểu điều đó theo cách này: quá khứ, tương lai và hiện tại là kết quả của cách nhìn giới hạn của chúng ta. Một phần nhỏ của sự tồn tại là thấy được với chúng ta và chúng ta gọi nó là “hiện tại.” Khi hiện tại không thấy được nó trở thành quá khứ, và chừng nào nó còn chưa thấy được thì nó là tương lai.
Giả sử một người ngồi dưới gốc cây bên cạnh đường và con đường trải rộng xa theo cả hai chiều, chẳng nhìn thấy cái gì trên nó cả. Một người khác ngồi trên ngọn cây và anh ta thấy chiếc xe bò kéo đang trên đường đi tới cây đó. Anh ta nói vọng xuống cho người bên dưới rằng chiếc xe bò đang tới gần trên con đường. Người ở dưới sẽ nói, “Làm gì có xe bò kéo trên đường.” Trong tương lai người đó thể có khả năng thấy nó, nhưng ngay bây giờ người đó chẳng thấy xe bò ở đâu cả.
Thế rồi chiếc xe bò trở nên thấy được. Thế là chiếc xe bò đã từng là hiện tại với người ở trên đỉnh cây bây giờ cũng trở thành hiện tại với người ở dưới đất.
Thế rồi chiếc xe bò đi qua và biến mất vào đường chân trời. Người trên đất nói, “Chiếc xe bò đã đi vào quá khứ, Bây giờ tôi không thể nhìn thấy nó nữa” - nhưng người trên ngọn cây nói rằng người đó vẫn thấy nó. Vậy điều là tương lai, rồi hiện tại, và bây giờ là quá khứ với người trên đất, đều là hiện tại với người trên ngọn cây trong cả thời gian. Tất cả ba khía cạnh này của nó đều là hiện tại với người đó.
Nhưng nếu có người ngồi trên cây còn cao hơn, thế thì khi người thứ nhất trên cây thấy sự phân chia hiện tại và quá khứ, sẽ không có sự phân chia cho người ở trên cây cao nhất. Nếu như có người khác trên ngọn cây còn cao hơn, thế thì sẽ không có sự phân chia cho người đó ngay cả khi chúng đã xảy ra cho người thứ hai trên cây.
Điều thiêng liêng nghĩa là không có gì ở trên hay ở ngoài nó. Điều này nghĩa là không quá khứ cho nó và không tương lai cho nó. Điều này cho chúng ta cảm giác rằng mọi thứ sẽ hiện diện cho nó - nói cách khác, chỗ giữa. Nhưng hiền nhân này nói rằng thậm chí sẽ không có chỗ giữa, bởi vì người không biết tương lai và quá khứ, làm sao người đó biết hiện tại được? Chúng ta có thể dùng từ “hiện tại” chỉ cho cái gì đó được kinh nghiệm giữa tương lai và quá khứ.
Khi quá khứ và tương lai không được kinh nghiệm, làm sao hiện tại có thể được kinh nghiệm?
Với điều thiêng liêng, không thể có hiện tại được... không quá khứ, không tương lai, không hiện tại. Do đó các nhà huyền môn đã nói rằng gần điều thiêng liêng không có thời gian. Không có thời gian, nó là vô thời gian. Và cũng bởi vì không có thời gian gần nó, nên không có khái niệm thời gian, không có sự tồn tại của thời gian; nó là không bắt đầu, nó bao giờ cũng hiện hữu, nó không bao giờ kết thúc, nó bao giờ cũng hiện hữu - cho nên chúng ta có thể nói gì về cái giữa? Hiền nhân này nói rằng nó không bắt đầu không kết thúc không giữa. Nó chỉ hiện hữu. Phân chia này không áp dụng cho nó. Không phân chia nào áp dụng cho nó, nó là không phân chia được. Bất kì cái gì chúng ta có thể nghĩ tới cũng không thể nào có được mà không có phân chia. Đây là lí do tại sao điều thiêng liêng là achintya, bên ngoài suy nghĩ.
Bất kì điều gì bạn nghĩ cũng sẽ có phân chia trong nó. Không có cách khác, bạn nhất định phân chia. Sẽ có đứa trẻ, sẽ có thanh niên, sẽ có người già; sẽ có sinh và sẽ có tử; sẽ có hạnh phúc và sẽ có bất hạnh; sẽ có sáng và sẽ có tối - bạn nhất định phân chia. Bạn có biết cái gì không phân chia được không? Không, không có gì trong kinh nghiệm con người mà không phân chia, phân chia nhất định có đó. Thực tế, tâm trí con người không thể nào hiểu nổi cái gì mà không phân chia. Nhưng sự tồn tại là không phân chia được, nó không bị phân chia ở đâu cả, theo bất kì cách nào. Nó không bị phân chia ở bất kì chỗ nào! Chính sự tồn tại không phân chia được này là điều hiền nhân này đang nói tới - không giữa, không kết thúc và không bắt đầu.
... cái vô song...
Tại sao gọi nó là advitiya, vô song, sau khi gọi nó là advait, bất nhị? Dường như là không cần phải nói điều này. Không, có sự cần thiết đấy. Advait nghĩa là nó là bất nhị, advitiya nghĩa là không có cái khác giống nó. Nó không có cái tương đương, nó là vô song. Đây là lí do tại sao không thể nói gì về nó được. Khi mà không có cái gì có thể được so sánh với nó, nói về cái gì đó trở thành rất khó. Chúng ta có khả năng nói rằng một người là đẹp bởi vì người đó có thể được so sánh với người xấu. Bằng không, làm sao bạn có thể gọi người đó là đẹp được? Nếu chỉ có một người trên trái đất, người đó sẽ là đẹp hay xấu, người đó thông minh hay ngu si? Chỉ có một người, người đó là vô song tuyệt đối! Sẽ rất khó nói gì về người đó. Bạn có thể so sánh người đó với ai để nói người đó ngu si; bạn có thể so sánh người đó với ai để nói người đó thông minh? Đến mức này chúng ta có thể hiểu được. Nhưng nếu chúng ta đi sâu hơn một chút vào trong nó, sự việc lại trở thành khó khi nói điều gì đó tất cả về người đó. Liệu người này là mạnh khoẻ hay ốm yếu? Bởi vì không so sánh nào là sẵn có, sẽ không có cách nào để nói điều gì. Người đó sẽ trở thành vô song. Người đó là như người đó vậy, chẳng thể nói điều gì về người đó được. Do đó hiền nhân này nói “vô song.” Không có cái khác giống nó.
Bằng việc nhấn mạnh quá nhiều vào bất kì một trong những thuộc tính thiêng liêng này, bất đồng tôn giáo được sinh ra. Chẳng hạn, Hindu giáo đặt nhấn mạnh vào advait, cái bất nhị, còn Hồi giáo vào advitiya, cái vô song. Tại trung tâm của Hồi giáo là ý tưởng về vô song. Do đó, Thượng đế trong Koran nói: Không có Allah khác, không có Thượng đế khác, ngoài ta. Ta là Allah duy nhất và không có ai khác hơn ta.
Nhưng người Mô ha mét giáo đã hiểu lầm chính điều này: họ đã không có khả năng cho nghĩa đúng cho từ vô song. Họ nghĩ nó nghĩa là tiêu diệt tất cả các thượng đế khác ngoại trừ Thượng đế của người Mô ha mét giáo, bởi vì chỉ thượng đế đó mới tồn tại; không cho phép các thượng đế khác tồn tại bởi vì chỉ Thượng đế của người Mô ha mét giáo mới hiện hữu. Nếu mà họ hiểu điều đó đúng, họ sẽ biết rằng ngay cả trong tiêu diệt họ đã chấp nhận người khác: cái cần được tiêu diệt trước hết phải đã tồn tại. Cái họ cố tiêu diệt phải đã tồn tại rồi; bạn đã chấp nhận sự tồn tại của nó.
Nói rằng điều thiêng liêng là advitiya, vô song, nghĩa là không thành vấn đề nó là gì, nó là một phần tích hợp của điều thiêng liêng vô song. Không có cách khác. Nếu điều thiêng liêng là vô hình dạng, thế thì phá huỷ hình dạng nào đó sẽ không chứng tỏ được rằng nó là vô hình dạng. Cái vô hình dạng sẽ được chứng minh chỉ bằng việc thấy nó trong mọi hình dạng. Nếu hình dạng này phải bị tiêu diệt, thế thì bạn đã chấp nhận điều này rồi: rằng hình dạng đó có sự tồn tại mà có thể bị đập tan hay tiêu diệt, rằng nó có thể được tạo ra và bị phá huỷ - rằng hình dạng này tồn tại. Điều này sẽ có nghĩa là Thượng đế là vô hình dạng và hình dạng cũng có sự tồn tại. Điều này đến lượt nó lại có nghĩa là cái gì đó lớn hơn Thượng đế cũng tồn tại trong thế giới này. Nhưng thế thì Thượng đế không còn là advitiya, vô song; thế thì bạn đã chấp nhận sự tồn tại của cái khác.
Từ quan điểm này, trí huệ Ấn Độ có cái nhìn thấu rất sâu sắc. Trí huệ Ấn Độ nói: Chính là cùng cái vô hình dạng ở ngay trong cái có hình dạng. Từ cùng cái vô hình dạng này mà tất cả hình dạng được sinh ra và biến mất. Nó là vô song, nhưng điều đó không ngụ ý rằng nó không thể được thấy trong nhiều, nhiều hình dạng. Nó có thể được thấy trong mọi hình dạng, và vậy mà nó là vô song bởi vì nó là một, bất nhị. Do đó, nó là vô song.
cái là... khắp nơi - bởi vì nó là mọi thứ - cái là tâm thức và chỗ của phúc lạc.
Ở đây có nhấn mạnh vô cùng vào tâm thức. Chính kinh nghiệm của huyền môn Ấn Độ là ở chỗ cái thấp hơn bị chứa trong cái cao hơn, nhưng cái cao hơn không thể bị chứa trong cái thấp hơn. Về điểm này có tranh luận sôi nổi.
Đây là tranh luận tồn tại giữa vô thần và hữu thần, giữa người duy vật và người tâm linh. Tranh cãi là ở chỗ người duy vật nói mọi thứ phải được qui về các phần tử căn bản mà từ đó mọi thứ được tạo ra. Chẳng hạn, con người ở đây - nhưng con người là gì? Người duy vật sẽ nói, “Chúng ta có thể nghiên cứu tất cả những cái có trong con người và chúng ta sẽ thấy rằng con người chỉ được tạo ra từ tổ hợp của tất cả những thứ đó. Cho dù chúng ta tìm thấy tâm thức trong con người, cái đó nữa cũng sẽ là kết quả của cùng một thành phần. Con người không là gì nhiều hơn tổng các bộ phận của nó.” Người duy vật qui giản mọi thứ về chính ý tưởng cơ bản này.
Cách thức suy nghĩ tâm linh lại hoàn toàn khác: nó muốn xét mọi thứ tại đỉnh tối thượng của nó. Bởi vì người đó nói dưới dạng đỉnh tối thượng, người tâm linh sẽ không bao giờ nói rằng con người chỉ là tổ hợp của các hoá chất. Thay vì thế, người đó sẽ nói rằng bởi vì có tâm thức trong con người, chính ở bên trong tâm thức này mà toàn thể tổ hợp hoá chất này đã trở thành có thể. Nó có tất cả mọi thứ đã xảy ra bởi vì tâm thức. Khi cái cao hơn xuất hiện... Và người tâm linh nói rằng cái cao hơn là lớn hơn tổng các bộ phận của nó, nó là bao la hơn tổng tất cả các bộ phận của nó.
Nếu chúng ta cố hiểu các ngôn ngữ của người duy vật và của người tâm linh, họ không nói ngôn ngữ rất khác nhau đâu. Theo một nghĩa nào đó, ngôn ngữ của họ là tương tự; chỉ chiều hướng là khác nhau. Người duy vật nói rằng vật chất là tất cả, và rằng cho dù tâm thức tồn tại, nó là sản phẩm phụ của vật chất - không có nhu cầu nghĩ về nó một cách tách biệt. Người tâm linh nói rằng tâm thức là tất cả và ngay cả vật chất cũng là sản phẩm phụ của nó. Người duy vật nói rằng tâm thức được tạo ra từ vật chất, người tâm linh nói rằng chính vô ý thức của tâm thức mới trở thành vật chất. Không có mấy khác biệt trong cách hai người diễn đạt bản thân mình, nhưng sự khác biệt trong chiều hướng của họ giống như đất và trời.
Sự kiện này có hệ quả vô cùng: nếu chúng ta tin rằng con người chỉ là tổ hợp của các yếu tố, mọi khả năng cho tiến hoá sẽ biến mất. Do đó, cả hai tiến hoá và biến đổi là không thể có được qua suy nghĩ duy vật. Với suy nghĩ tâm linh, khả năng này mở ra - bởi vì nó chấp nhận cái cao hơn, và do vậy một cách tự nhiên ham muốn trở thanh cái cao hơn nảy sinh.
Nếu có Thượng đế... Nietzsche đã nói một điều gây rất sửng sốt. Ông ấy đã nói, “Nếu có Thượng đế, thế thì linh hồn tôi không bao giờ có thể nghỉ ngơi được nếu không trở thành Thượng đế. Nếu Thượng đế hiện hữu, thế thì không có cách nào cho tôi, thế thì tôi sẽ phải trở thành Thượng đế bởi vì thế thì tôi không bao giờ có thể bằng lòng là bất kì cái gì kém hơn điều đó.”
Cho nên cùng với việc chấp nhận cái cao hơn, khao khát mới được sinh ra trong tâm thức con người. Hai điều có ý nghĩa trong khao khát này - tâm thức: Thượng đế là tâm thức, và chỗ của phúc lạc: Thượng đế là phúc lạc.
... cái không có hình dạng. Nó là sự kính nể
Qua thiền, người tìm kiếm sẽ kinh nghiệm... Bây giờ để tôi đọc toàn thể lời kinh cho bạn:
Vậy, qua thiền, hiền nhân này sẽ kinh nghiệm cái ở bên ngoài tư duy, bên ngoài biểu lộ, và cái có vô hạn hình dạng; cái là phúc lành; cái không phải là hai; cái là cội nguồn của thực tại tối thượng; cái không có bắt đầu, không có giữa, không có kết thúc; cái là vô song và khắp nơi; cái là tâm thức và chỗ của phúc lạc; cái không có hình dạng. Nó là sự kính nể.
Thiền là cánh cửa tới cái không thể được nghĩ hay không thể được so sánh; cái bất nhị, cái vô hình dạng ở trong vô hạn hình dạng. Nó là cánh cửa tới tâm thức và tới chỗ của phúc lạc. Thiền là kĩ thuật cho biến đổi tối thượng này.
Người trốn khỏi thiền là trốn khỏi điều thiêng liêng. Người không đi qua thiền không thể gặp được tính thiêng liêng bao la này. Như dòng sông phải đi giữa đôi bờ để gặp đại dương, tâm thức phải đi trong bờ của thiền để gặp đại dương vô hạn, tối thượng.
Bây giờ sẵn sàng cho thiền đi. Nếu người nào đã tới chỉ để xem, người đó nên rời khỏi vùng dành cho thiền bây giờ.

0 Đánh giá

Ads Belove Post