Read more
Chuyến bay của
một mình tới một mình
Bài giảng về Kaivalya Upanishad
Chương 7. Thượng
đế là quyền năng của chứng kiến
Người được biết với các cái tên Umasahaya, người đồng hành của Uma; Neelkanth, người có cổ xanh; và Trilochan, người ba mắt; người là chủ của vũ trụ có sinh khí và không sinh khí, người là hiện thân an bình, người là bụng mẹ của tất cả sinh linh, người là nhân chứng, người tự do với dốt nát - đây là cái một mà các hiền nhân đạt tới qua thiền.
Nếu bạn muốn biết chân lí, cần
có trạng thái thiền nơi không còn đối thể nào của thiền. Tâm thức được cần tới ở
nơi chỉ có tâm thức, không có đối thể. Chỉ có một gương trống rỗng, không cái
gì được phản xạ trong nó.
Nhưng trạng thái này là xa xăm
với bạn tới mức nó dường như là không thể nào đạt tới được. Nó dường như không
thể nào đạt được bởi vì tâm trí không im lặng cho dù một khoảnh khắc; vì không
một khoảnh khắc nào có nghỉ ngơi của ý nghĩ. Cho dù bạn muốn vứt bỏ ý nghĩ, bạn
không thể quản lí được điều đó. Thế thì làm sao bạn có thể đi tới điểm tất cả
các ý nghĩ dừng lại được? Bạn không thể gạt bỏ được ngay cả một gợn sóng nhỏ, vậy
làm sao tâm trí bạn sẽ trở thành hoàn toàn thoát khỏi mọi gợn sóng? Khi ngay cả
một nghỉ ngơi nhỏ khỏi suy nghĩ cũng dường như phức tạp thế với bạn, làm sao trạng
thái vô ý nghĩ có thể xảy ra được?
Nếu điều kiện cho việc biết thực
tại tối thượng là trở nên thoát khỏi ý nghĩ, thế thì bạn chắc chắn sẽ cảm thấy
thất vọng, thất vọng sâu sắc trong tâm bạn. Tâm sẽ cảm thấy “Có lẽ điều đó ở
bên ngoài mình. Mình sẽ không bao giờ có khả năng hoàn thành điều này.”
Đây là lí do tại sao tất cả những
người đã thức tỉnh, những người đã biết tới chân lí, đều liên tục đem các đối
thể cho thiền cho dù họ thường xuyên nói rằng chân lí không thể nào được biết tới
bằng việc thiền về bất kì cái gì, về bất kì đối thể nào. Cho dù họ vẫn nói rằng
nó không thể nào được đạt tới qua suy nghĩ, dầu vậy họ vẫn gợi ý hội tụ nào đó
cho suy nghĩ để cho suy nghĩ có thể trở thành chiếc thang đạt tới vô ý nghĩ. Mặc
dầu tất cả các tôn giáo đều biết rất rõ rằng kinh nghiệm về điều thiêng liêng
là có thể chỉ dành cho người có tâm trí trống rỗng, và tâm trí trống rỗng là điều
rất khó thực hiện, dầu vậy họ cảm thấy cần phải tạo ra cây cầu nào đó giữa trạng
thái trống rỗng và trạng thái trong đó bạn thường sống.
Trong Kaivalya Upanishad, lời
kinh này tới sau khi điểm tối thượng về thiền đã được thực hiện. Lời kinh này tạo
ra cây cầu. Ở đây chúng ta bắt đầu cuộc hành trình bằng việc chấp nhận điều
thiêng liêng trong một hình dạng. Hình dạng này không phải là cái tối thượng,
người ta không nên dừng lại tại hình dạng này, đây không phải là chỗ cuối. Chỗ
cuối sẽ xảy ra chỉ khi tất cả các hình dạng đã biến mất.
Nhưng bạn được bao quanh bởi
nhiều hình dạng thế, và tâm trí bị bao phủ dưới nhiều hình dạng thế, thậm chí
không thể nào quan niệm được rằng kinh nghiệm về cái vô dạng là có thể được. Lời
kinh này tạo ra móc nối giữa hai điều này. Móc nối này là để buông bỏ nhiều
hình dạng và để hội tụ vào chỉ một hình dạng. Thế rồi một hình dạng này cũng có
thể bị bỏ đi và bạn có thể di vào trong cái vô dạng. Lời kinh này đang nói tới
ý tưởng về một hình dạng. Nếu bạn có thể hiểu vài điều về một hình dạng này, thế
thì lời kinh sẽ trở thành rất rõ ràng cho bạn.
Người được biết với các cái tên
Umasahaya, người đồng hành của Uma; Neelkanth, người có họng xanh; và
Trilochan, người ba mắt; người là chủ của vũ trụ có sinh khí và không sinh khí,
người là hiện thân an bình, người là bụng mẹ của tất cả sinh linh, người là
nhân chứng, người tự do với dốt nát - đây là cái một mà các hiền nhân đạt tới
qua thiền.
Làm sao có thể tạo ra được hình
dạng từ cái vô hình dạng? Hình dạng có thể được tạo ra theo nhiều cách. Để tạo
ra hình dạng này, tâm trí, - cái không có khả năng hiểu được cái vô dạng - cần
được cho một hình dạng để nó có thể nắm bắt rồi có thể từ bỏ vào đúng khoảnh khắc.
Điều đó cũng giống như một người
trèo lên thang. Tính hữu dụng của thang là ở chỗ chúng ta có khả năng trèo lên
nó và chúng ta cũng có khả năng rời bỏ nó. Chúng ta trèo lên thang và sau đó
chúng ta bỏ nó. Khi một người đi từ bậc thang này sang bậc thang tiếp, khi người
đó bước lên một bậc, người đó cũng bỏ bậc trước đó ở sau. Cuối cùng người đó đạt
tới đích của mình bằng việc bỏ lại toàn bộ chiếc thang đằng sau.
Bạn trèo lên cầu thang chỉ để bỏ
lại nó đằng sau. Nếu ai đó nghĩ rằng người đó phải ở trên thang, người đó sẽ bỏ
lỡ cả tầng trước lẫn tầng sau. Nhiều lần điều xảy ra cho cái gọi là người tôn
giáo là chân họ mất rễ với thế giới, nhưng dầu vậy họ chưa có khả năng đạt tới
điều thiêng liêng. Họ treo ở lưng chừng, họ không ở chỗ này không ở chỗ nọ. Và
lí do cho điều này là ở chỗ họ đã trở nên bị gắn vào cầu thang, và sống ở trên
cầu thang là rất nguy hiểm bởi vì nó không phải là nhà, cầu thang không phải là
đích. Tốt hơn cả là liên tục ở nơi bạn đang ở, ở tầng thấp. Bạn cũng có thể sống
ở đó bởi vì dù tạm thời thế nào, ít nhất nó cũng là một loại nhà.
Khi bạn đã bỏ chỗ tạm thời
nhưng còn chưa đi vào cái vĩnh hằng, và bạn còn giữ lấy cầu thang, thế thì cuộc
sống của bạn sẽ trở thành khổ. Cái gọi là người tôn giáo sống trong khổ lớn
lao. So với họ, ngay cả phàm nhân cũng dường như hạnh phúc và lành mạnh hơn -
ít nhất người đó cũng có nhà ở đâu đó.
Nhưng phúc lạc của người đã đi
vào nhà của điều thiêng liêng là không thể đo được. Phàm nhân không thể biết được
phúc lạc này. Hạnh phúc của người đó và vui thú của người đó nhạt nhoà bên cạnh
phúc lạc này, giống như ánh sáng của ngọn đèn nhoà đi bên cạnh mặt trời.
Tình huống này của ai đó, người
bị mắc kẹt vào giữa, người bị mắc kẹt bởi việc ở trên cầu thang giữa hai tầng,
thậm chí còn tồi tệ hơn tình huống của phàm nhân. Tôi rất thường thấy nhiều người
tôn giáo tới tôi, và tôi ngạc nhiên khi thấy nỗi khổ của họ. Người tôn giáo
không nên khổ chút nào chứ! Nhưng khổ của họ cũng đáng để hiểu: khổ của họ là ở
chỗ những người xấu trên thế giới, chính họ đang tận hưởng còn những người tốt
trên thế giới đang khổ sở. Bây giờ người tốt phải không bao giờ khổ chứ - và nếu
người đó khổ, biết rõ rằng người đó không thực là người tốt đâu. Người thực tốt
là ai đó đã bắt đầu thấy phúc lạc trong khổ sở. Tính tốt và phàn nàn là không
nhất quán.
Nếu người tốt phàn nàn, điều đó
chỉ có nghĩa là người đó muốn mọi sự mà người xấu có nhưng không có đủ dũng cảm
để làm cái gì xấu. Nếu kẻ cắp xây nhà to, người đó cũng muốn xây nhà to. Nhưng
người đó không muốn trở thành kẻ cắp cho nên người đó bắt đầu mơ: “Bởi vì mình
đã không ăn cắp cái gì, mình đáng phải được cái nhà to hơn cái nhà của kẻ ăn cắp
chứ! Nhà to hơn đáng ra phải là phần thưởng cho mình chứ không cho kẻ ăn cắp!”
Và lí do mà người đó không ăn cắp không phải bởi vì người đó không thèm khát tiền,
bởi vì nếu người đó không thèm khát tiền thì người đó sẽ không ghen tị về ngôi
nhà to.
Không, thèm khát của người đó về
tiền vẫn có đó, bị giấu kín.
Chín mươi chín trong một trăm lần,
người tốt là tốt chỉ từ sợ hãi: người đó không có dũng cảm để làm điều gì đó xấu.
Và không người tốt nào đã từng được sinh ra từ bất lực và sợ hãi. Cho nên ở bên
trong, người này đầy những ham muốn cũng như kẻ cắp có, nhưng người đó không có
dũng cảm của kẻ cắp. Cho nên khi kẻ cắp xoay xở xây nhà, cái gọi là người tốt
này khổ sở trong đau đớn và ghen tị sâu sắc. Người đó nói rằng người tốt thực sự
khổ sở và kẻ ác lại đang hưởng sung sướng và có thời gian tốt lành.
Bây giờ người này là một
trishanku, người chơi vơi trong không trung. Người đó bị mắc kẹt tại điểm giữa
đường: người đó đã không có khả năng lấy cú nhảy vào trong bí ẩn tối thượng, và
người đó cũng đã đi xa khỏi chỗ tâm người đó đang ở.
Phía bên kia của điều này là ở
chỗ chỉ người nào chưa hoàn thành mức trước mới níu bám lấy nó. Nếu ai đó thực
sự hoàn thành mức trước, nếu người đó có thể buông bỏ mức đó, sao người đó còn
bám vào cầu thang? Sẽ chẳng có lí do nào cho người đó làm điều này. Nhưng người
ta có thể bỏ mức thấp do sợ hãi, cũng như trong trường hợp của cái gọi là người
tốt. Theo cùng cách, cái gọi là người từ bỏ sẽ bỏ lại mức thấp hơn của tham; họ
từ bỏ thế giới, nhưng chỉ bởi vì tham của họ.
Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng
chín mươi chín trong một trăm người từ bỏ thế giới là bởi vì tham. Họ đọc kinh
sách, họ nghe thầy giáo, và tham của họ phát sinh. Họ cảm thấy, “Chẳng có gì xứng
đáng trong thế giới này sao? - thế thì mình từ bỏ nó.” Bất kì khi nào vui thú
thực là có thể, họ từ bỏ vui thú này bởi điều đó. Từ bỏ thế giới chỉ là mặc cả
cho họ. Từ bỏ của họ không tới từ tâm.
Những người này có được cầu
thang, nhưng thế thì họ không có khả năng buông bỏ nó bởi vì họ trở nên sợ. Họ
trở nên sợ và họ nghĩ, “Điều gì xảy ra nếu mình buông bỏ cầu thang, và thế giới
này cũng mất đi, và mình còn chưa kinh nghiệm thực tại tối thượng - vậy thì sẽ
là cái gì?”
Và nhớ, chừng nào thực tại tối
thượng còn chưa được biết tới, chẳng cái gì có thể được tiên đoán về liệu nó có
sẽ được biết tới hay không. Điều đó là không thể dự đoán được, điều đó là không
chắc chắn. Chỉ sau khi bạn đã biết nó bạn mới trở nên chắc chắn là nó có thể được
biết.
Đây là lí do tại sao có nhiều
nhấn mạnh thế vào tin cậy. Nghĩa của tin cậy là ở chỗ người ta sẵn sàng nhảy
vào cái không chắc chắn, vào cái không an ninh. Những người nói, “Được rồi, tôi
sẽ phải kiểm tra nó trước khi tôi lấy cú nhảy. Tôi cần người đảm bảo để đi tiếp.
Tôi sẽ nhảy chỉ nếu thành công của tôi được đảm bảo” sẽ không bao giờ lấy bước
nhảy, bởi vì chẳng cái gì có thể được tiên đoán về cái đích trước khi người ta
đạt tới nó.
Mới hôm nay tôi vừa nhận được một
bức thư từ một người bạn. Anh ấy viết, “Không có an bình, không phúc lạc, không
nghĩa gì trong cuộc sống. Tôi không tin rằng có Thượng đế. Tin cậy rằng an bình
là có thể, rằng phúc lạc là có thể, không nảy sinh trong tôi. Nhưng tôi muốn thầy
chỉ cho tôi con đường.”
Tôi quen với nhiều người kiểu
thế này. Cho dù họ có được chỉ cho con đường, chẳng tin cậy nào về con đường sẽ
nảy sinh trong họ, không đảm bảo nào, không nghĩa nào, bởi vì vấn đề không phải
là con đường. Con đường có nhiều và chúng rất rõ ràng. Câu hỏi là về con mắt để
thấy, câu hỏi là về sự tin cậy đó, bởi vì con đường không được biết tới và mục
đích chắc chắn là không thấy được. Nó trở thành thấy được chỉ cho những người
bước đi trên con đường. Những người này muốn thấy mục đích trước khi họ quyết định
bước đi trên con đường. Họ muốn được chắc chắn rằng mục đích tồn tại. Điều này
là không thể được, và chính bởi vì tính không thể được này mà tin cậy được cần
tới.
Nghĩa của tin cậy là: “Con đường
là thấy được, mục đích là không thấy được - nhưng tôi sẽ liên tục đi, tôi sẽ đi
tiếp.” Và bạn chú ý, chính bởi việc bước đi trên con đường mà mục đích mới kết
tinh và trở thành thấy được. Và nếu tin cậy là toàn bộ, có lẽ ngay cả việc bước
đi cũng sẽ không cần nữa. Nếu tin cậy là toàn bộ, đích sẽ đi tới bạn, nó sẽ xuất
hiện ngay trước bạn - điều đó tất cả đều phụ thuộc vào tính toàn bộ của tin cậy
của bạn. Nếu tin cậy của bạn mang tính bộ phận, con đường sẽ rất dài. Nếu không
có tin cậy chút nào, con đường sẽ trở thành vô tận! Nếu có tin cậy lầm, con đường
sẽ thành vòng tròn ; nó sẽ bắt đầu đi quanh vòng tròn. Thế thì bạn có thể liên
tục đi và đi mãi trên nó, nhưng nó sẽ không đem bạn tới đâu cả.
Cũng sẽ tốt để hiểu tại sao nó
như vậy rằng qua tin cậy mà mục đích xuất hiện ngay trước bạn. Chỉ thế thì bạn
mới có thể buông bỏ cầu thang, chỉ thế thì bạn mới có thể hiểu thấu lời kinh
này. Bằng không nó sẽ là khó. Thực tế, nếu mục đích là ở bên ngoài, nó có thể
đã được đạt tới bằng việc liên tục bước đi tới nó.
Tại điểm này cũng sẽ tốt để hiểu
một điều. Nếu một người bắt đầu đi từ ga đường Mount Abu lên tới Mount Abu, người
đó sẽ tới cho dù người đó không có tin cậy nào hết cả. Cho dù người đó không có
tin cậy, hay cho dù người đó có tin cậy lầm tích cực và nói rằng người đó không
tin vào bất kì Mount Abu nào, cho dù thế, nếu người đó bước đi trên đường người
đó sẽ tới. Cho dù người đó không tới một cách có ý thức, cho dù người đã được
đưa tới đây trong trạng thái vô ý thức, thế nữa người đó sẽ tới đây bởi vì sự tồn
tại của Mount Abu không phụ thuộc vào lữ khách.
Nhưng trong cuộc hành trình nội
tâm mà chúng ta đang nói tới, việc đạt tới đích tuỳ thuộc toàn bộ vào lữ khách.
Nếu đích có ở bên ngoài sẽ không cần tin cậy - nhưng đích ở bên trong bạn.
Nó cũng giống thế này: một ngày
nào đó bạn đạt tới đích, bạn sẽ chẳng đạt tới đâu ngoài chính bản thân bạn. Cho
nên nếu không có tin cậy, điều đó nghĩa là bạn không có tin cậy vào cái ta
riêng của bạn. Chẳng thành vấn đề bạn vẫn bước đi trên bao nhiêu con đường bên
ngoài, mục đích là hiện tượng bên trong và nó được tạo ra bởi khao khát của bạn.
Càng có khao khát mãnh liệt, mục đích sẽ càng được tạo ra nhiều hơn và nó sẽ
càng bày tỏ và biểu lộ bản thân nó.
Hiểu điều này theo cách này: điều
chung cuộc sẽ biểu lộ ngay bây giờ là cái nụ. Cái nụ còn chưa là hoa, nhưng nó
có thể trở thành hoa. Không chắc chắn rằng nó sẽ trở thành hoa; nó có thể vẫn
chỉ còn là nụ. Việc trở thành hoa là điều có thể cho nó, cũng có thể là nó sẽ
héo đi chỉ như cái nụ. Phụ thuộc vào cái gì mà nụ trở thành hoa? Điều đó phụ
thuộc vào nhựa cây chảy sâu bên trong nụ. Nó sẽ phụ thuộc vào nhựa sống chảy mạnh
thế nào trong cây. Nếu nhựa sống thực sự tuôn chảy, nụ sẽ mở ra và trở thành
hoa; nếu nhựa sống yếu, đờ đẫn, không chảy, nụ sẽ vẫn còn là nụ và sẽ không nở
thành hoa.
Hoa là tiềm năng của nụ; nó
không phải là thực tại mà là tiềm năng. Ngay bây giờ nó chỉ là mơ, nhưng nó có
thể được thực hiện. Điều đó tất cả phụ thuộc vào nhựa cây trong bản thân nụ.
Thượng đế là giấc mơ ẩn kín bên
trong bản thể con người. Nếu chúng ta lấy bản thể con người như cái nụ, điều
thiêng liêng là hoa. Nhưng điều đó tất cả sẽ phụ thuộc vào nhựa sống của bản
thân con người. Và cái tên cho nhựa sống này là tin cậy. Khao khát bên trong bạn
mãnh liệt thế nào, có hiệu lực thế nào, bền bỉ thế nào, mạnh mẽ thế nào? Bạn đã
kêu gọi cuộc sống sâu sắc thế nào? Bạn đã hấp dẫn sinh khí cuộc sống về mình
sâu sắc thế nào? Bạn đã tự mình tham gia sâu sắc thế nào, bạn đã cống hiến bản
thân mình mạnh mẽ thế nào? Bạn đã nỗ lực tập trung thế nào? Liệu nụ có trở
thành hoa hay không tuỳ thuộc vào tất cả những điều này.
Cho nên người nói rằng mình
không có tin cậy, nhưng lại liên tục yêu cầu được chỉ cho con đường, là giống
như cái nụ nói, “Không có nhựa trong tôi, nhưng nói cho tôi cách thức để tôi có
thể trở thành đoá hoa.” Con đường có thể được chỉ ra, nhưng điều đó sẽ vô ích bởi
vì vấn đề không phải là câu hỏi về con đường mà nó là tinh chất bên trong người
sẽ đi trên đường.
Bởi tin cậy điều đó nghĩa là
người ta thu lấy tất cả mọi sinh lực của mình và mạo hiểm. Mạo hiểm là điều khó
bởi vì nụ không có ý tưởng về bất kì khả năng nào trở thành hoa. Nụ cũng có thể
trở nên lo lắng rằng nó có thể thua canh bạc, rằng nó có thể không trở thành
hoa và cũng mất luôn bất kì kho nhựa cây nào nó có. Sợ này có đó. Nụ sẽ phải
xem xét, “Điều gì xảy ra nếu mình kết thúc với việc mất nhựa cây, cái đã từng
nuôi dưỡng mình như nụ trong một thời gian dài, và mình không trở thành hoa? Điều
này sẽ phá huỷ đời mình!”
Chính sợ này không cho phép con
người trở nên mang tính tôn giáo. Sợ này thường xuyên có đó rằng, “Mình có thể đánh
mất bất kì cái gì mình có, và ai mà biết được? - mình có thể hay không thể tìm
ra cái gì đó.”
Dũng cảm này để nhảy vào cái
không biết chính là tất cả mọi điều về tin cậy là gì.
Nụ lấy cú nhảy và trở thành
hoa. Và niềm vui của việc teo đi sau khi nó đã nở hoa là hoàn toàn khác, và việc
còn là nụ mới đau đớn thế. Niềm vui của việc teo đi khi thành hoa là hoàn toàn
khác! Nếu hoa đã nở hoàn toàn, thế thì việc héo đi là niềm vui, là vui thú, là
kinh nghiệm phúc lạc - bởi vì nở hoa là thảnh thơi, một điều tự nhiên. Nhưng nếu
nụ rơi xuống và bị phá huỷ, điều đó rất đau đớn bởi vì chẳng cái gì của hoàn
thành đã xảy ra cho nó. Điều có thể xảy ra đã không xảy ra: nụ đã không hát bài
ca được ngụ ý để nó hát, nó đã không nhảy múa điệu múa của nó. Nó đã không có đối
thoại với trăng và sao hay chơi đùa với gió. Tất cả mọi thứ của cuộc sống là tiềm
năng của nó vẫn còn lại chỉ là tiềm năng.
Lí thuyết đầu thai Ấn Độ là về
việc quay lại, lặp đi lặp lại, của cái nụ này. Người chết đi mà chưa trưởng
thành và không đầy đủ sẽ được sinh ra lặp đi lặp lại. Điều ngụ ý chết đi không
đầy đủ là ở chỗ bất kì ham muốn nào đã không được hoàn thành, sẽ được sinh ra lần
nữa. Chừng nào nụ còn chưa trở thành hoa, nó sẽ liên tục đầu thai lặp đi lặp lại
mãi.
Giải thoát khỏi việc tới và đi,
khỏi sinh và tử, chỉ có một nghĩa, và đó không phải là điều mọi người ngồi
trong đền chùa nghĩ. Họ nói, “Hỡi Thượng đế, xin giải thoát tôi khỏi sinh và tử.”
Không, lời cầu nguyện này của nụ không được nghe đâu bởi vì nụ đã trở nên không
xứng đáng với lời cầu nguyện này. Lời cầu nguyện này thuộc về hoa, khi nó có thể
nói, “Bây giờ tôi hoàn chỉnh, được hoàn thành rồi. Bây giờ tôi muốn biến mất.”
Ham muốn biến mất là ham muốn cuối cùng, và nó được nuôi dưỡng chỉ với sự hoàn
hảo, với việc chín muồi. Chỉ phật, người thức tỉnh, mới có thể nói, “Được rồi,
bây giờ trò chơi chấm dứt. Bây giờ tôi muốn biến mất mãi mãi.”
Tâm trí bạn muốn biết cách để sống
sót, cách để tìm ra con đường không biến mất. Đây là nỗi sợ của nụ. Chính niềm
huy hoàng của hoa là nó có thể nói, “Được rồi, bây giờ tôi muốn biến mất.” Khao
khát biến mất này nghĩa là tất cả mọi điều của cuộc sống đều đã được hoàn
thành, tất cả mọi cuộc hành trình của nó đều đã được đầy đủ. Điều mà với nó cuộc
sống đã được trao cho, nay đã xảy ra: “Tôi đã biết, tôi đã sống” - bây giờ biến
mất là việc nghỉ ngơi. Bây giờ tan biến vào vũ trụ là chỗ dừng hoàn toàn. Nó là
phúc lạc.
Nhưng nụ sẽ phải quay lại, bởi
vì nó vẫn không đầy đủ. Bạn có thể đã để ý cách hầu hết mọi người chết đi với cảm
giác không đầy đủ. Hiếm khi bạn thấy một người vào khoảnh khắc chết mà không cảm
thấy với từng hơi thở, "Mình không đầy đủ, mình không đầy đủ, chẳng cái gì
đã được hoàn thành, chẳng cái gì đã được hoàn thành, chẳng cái gì đã được hoàn
thành.”
Bạn sẽ thấy hầu hết mọi người đều
chết đi với cảm giác này: “Mình đã không hoàn thành cái gì cả. Mọi thứ đều
không được kết thúc và mình đã bị đem đi mất.” Đây là lí do tại sao mọi người
muốn trở lại với toàn thể bản thể họ, bởi vì chừng nào họ còn chưa đầy đủ, chưa
được hoàn thành, không thể có giải thoát khỏi tới và đi, khỏi vòng sinh và tử.
Việc đầy đủ này, việc hoàn
thành này, phụ thuộc vào dũng cảm của nụ để lấy cú nhảy. Nó thậm chí không phải
là dũng cảm: thay vì thế, nó nên được gọi là táo bạo, bởi vì nụ không có ý tưởng
về hoa là gì. Nhưng dầu vậy, sâu bên dưới, nó có ham muốn lớn lao về hoàn
thành, về đầy đủ. Nếu người tìm kiếm có cảm giác này và sẵn sàng lấy cú nhảy -
điều có nghĩa là người đó sẵn sàng biến mất như người đó ngay bây giờ và mạo hiểm
tất cả để trở thành điều người đó có thể là - thế thì người đó có thể tìm thấy
sự đầy đủ và hoàn thành ngay chính khoảnh khắc này.
Nụ có thể nở hoa chính khoảnh
khắc này. Mất bao lâu thời gian cho nó nở hoa sẽ tuỳ thuộc vào nhựa riêng của
nó. Nếu nhựa có thể tuôn chảy ngay bây giờ một cách toàn bộ, mọi cánh hoa sẽ mở
ra ngay bây giờ, chính khoảnh khắc này. Thế thì cánh hoa sẽ không nói rằng đó
là quá sớm. Chưa bao giờ là quá sớm cả. Đã quá muộn rồi chứ! Nhiều, nhiều lần
chúng ta đã gặp như nụ và đã biến mất như nụ. Đã đủ muộn rồi, không còn sớm
chút nào nữa. Bất kì khi nào điều đó xảy ra, đấy đều là đúng thời điểm, bởi vì
nó đang xảy ra chỉ sau một thời gian rất, rất dài. Nhưng nhựa cây phải có sẵn.
Tin cậy là nhựa cho việc nở hoa
của cuộc sống tâm linh.
Trong bước nhảy của tin cậy
này, nếu tin cậy của bạn mà không đủ, bạn sẽ níu bám lấy cầu thang. Bằng cách
nào đó bạn đã rời khỏi thế giới nhưng bạn sẽ vẫn đứng, run rẩy, trên cầu thang.
Bên ngoài cầu thang là cái không biết... bạn sợ đi vào trong nó. Cầu thang sẽ
dường như là cái đã biết. Và chính lí do cho việc tạo ra cầu thang là để cho một
điểm giữa, một cây cầu, được tạo ra giữa cái biết và cái không biết, để cho cuộc
hành trình trở thành dễ dàng. Nhưng cùng cây cầu đó cũng có thể là tù túng - điều
đó sẽ tuỳ thuộc vào bạn, vào cách bạn dùng nó. Điều đó cũng có thể trở thành điểm
nhảy, điều này cũng phụ thuộc vào bạn. Bạn cũng có thể mở hành lí của mình và
trải giường chiếu ở đó và biến nó thành nhà của mình, điều đó là tuỳ ở bạn. Lời
kinh này giống như bàn nhảy: chính từ một điểm mà bạn có thể lấy cú nhảy.
Lời kinh này dùng từ biểu tượng.
Người viết upanishad này là người sùng kính Shiva. Với người đó, Shiva là biểu
tượng cho cái vô hạn. Nhưng trong bất kì trường hợp nào, Shiva cũng là biểu tượng
phi thường. Con người đã phát minh ra nhiều biểu tượng, nhưng biểu tượng duy nhất
như Shiva là rất hiếm. Khi có liên quan tới lời của điều thiêng liêng, Shiva
không có biểu tượng tương đương trên toàn thế giới. Có vài lí do cho điều này.
“Shiva” nghĩa là thiện, tốt
lành, nhưng tất cả những cái có thể được gọi là xấu thì cũng hiện diện trong
nhân cách của Shiva. Điều bạn gọi là “xấu” cũng có đó. Nghĩa của từ shiva, là tốt
lành - nhưng chúng ta gọi Shiva là thần huỷ diệt. Chính qua ông ấy mà thế giới
sẽ đi tới chấm dứt. Điều đáng ngạc nhiên là người tượng trưng cho cái thiện và
cái tốt lành cũng là thần của huỷ diệt, nhưng đó là một ý tưởng rất có giá trị.
Nhân loại không thể chấp nhận
được rằng thế giới này có thể đi tới kết thúc ở trong tay cái ác: thế giới này
nên kết thúc trong sự hoàn hảo, nơi tất cả các đoá hoa của cái thiện nở ra. Con
người sẽ muốn kết thúc không chỉ là kết thúc, mà còn là hoàn hảo, đầy đủ; vì kết
thúc không chỉ là chết, mà còn là đỉnh cao của cuộc sống tối thượng.
Và ý tưởng của con người về thiện
và về cái gì là tốt lành cũng rất đáng ngạc nhiên. Trên toàn thế giới, bất kì
chỗ nào cái thiện đã từng được quan niệm hoá, nó bao giờ cũng chống lại cái ác.
Đây là lí do tại sao tất cả các tôn giáo đã từng được sinh ra bên ngoài Ấn Độ đều
bị thúc ép phải chấp nhận hai thượng đế. Điều tôi ngụ ý bởi hai thượng đế là một
thượng đế họ gọi là “Thượng đế” còn thượng đế kia, “Quỉ.” Có thượng đế của cái
ác và có thượng đế của cái thiện nữa, cho nên họ phải phân tách ra. Cho nên khi
tôi nói hai thượng đế, tôi nói điều đó bởi nhiều lí do.
Có một từ trong tiếng Anh -
devil (quỉ). Nó bắt nguồn từ từ tiếng Phạn dev, nghĩa là thượng đế. Devil - quỉ
cũng là thượng đế, nhưng tất nhiên thượng đế của cái ác. Cho nên họ phải tạo ra
một thượng đế của cái ác tách biệt, bởi vì bên ngoài Ấn Độ không có thiên tài đủ
dũng cảm gắn cả thiện và ác vào một và cùng một nhân cách. Chính hành động với
sự dũng cảm lớn như vậy mà mọi người thậm chí không thể quan niệm nổi nó. Bạn
cũng không thể quan niệm nổi nó. Khi bạn nói rằng một người là thánh nhân, thế
thì bạn tuyệt đối không có khả năng quan niệm rằng bất kì cái gì trong người đó
cũng có thể trở thành giận dữ. Nhưng Shiva có thể giận dữ - và đó không phải là
giận dữ thường, mà giận dữ có thể biến bạn thành tro! Vậy mà người Hindu nói rằng
không ai từ bi hơn Shiva, rằng ông ấy rất đơn giản, rằng chỉ với chút ít thuyết
phục từ ai đó ông ấy có thể đồng ý ban cho bất kì cái gì. Bạn thậm chí có thể
làm cho ông ấy ban cho lời ước mà có thể làm cho bản thân Shiva lâm vào rắc rối!
Con người này dường như là duy nhất, biểu tượng này dường như là duy nhất.
Ấn Độ chưa bao giờ chấp nhận
thiện và ác là hai thứ tách biệt, bởi vì trong chính việc chấp nhận các cái đối
lập, thế giới trở nên bị phân chia thành hai và nhị nguyên bắt đầu. Hơn nữa, nếu
thiện và ác là đối lập, thế thì thắng lợi của thiện không phải là điều chắc chắn;
thế thì ác cũng có thể thắng. Nếu tranh đấu là giữa thiện và ác, thế thì không
chắc rằng thiện sẽ thắng lợi. Ai quyết định rằng chính Thượng đế người chung cuộc
sẽ thắng và không phải là Quỉ thắng? Như kinh nghiệm hàng ngày của bạn diễn ra
thì Quỉ dường như thắng. Có đảm bảo nào rằng Quỉ chung cuộc sẽ không thắng?
Nếu có hai năng lượng này trên
thế giới, thế thì bạn có thể trở nên sợ rằng ác là mạnh hơn. Và dường như không
có thời nào trong toàn thể lịch sử nhân loại mà không có ác. Ác và thiện bao giờ
cũng trong xung đột; toàn thể lịch sử nói cho chúng ta rằng chúng bao giờ cũng
trong xung đột. Cho nên dường như là chúng mạnh ngang nhau, và không thể tiên
đoán được thắng lợi cuối cùng. Đôi khi cái này dường như thắng, và đôi khi lại
cái kia. Dầu vậy, nếu chúng ta nhìn điều đó gần hơn, chín mươi chín trong một
trăm lần ác dường như thắng. Vấn đề bắt đầu khi chúng ta phân tách ác khỏi thiện,
và thế thì không thể nào có chấm dứt cho điều đó. Không có cách nào để biết ai
chung cuộc sẽ thắng. Và nếu không chắc chắn rằng thiện chung cuộc sẽ thắng, thế
thì mọi nỗ lực hướng tới cái thiện sẽ dường như vô tích sự.
Nhưng Ấn Độ nghĩ theo cách
khác: Ấn Độ không coi ác là cái đối lập của thiện. Ấn Độ hấp thu ác vào trong
thiện. Bạn có thể hiểu điều đó theo cách này: Ấn Độ không coi giận là cái xấu cần
thiết. Ấn Độ nói rằng nếu giận mà phục vụ cho thiện, nó trở thành thiện. Ấn Độ
nói rằng tất cả các năng lượng đều trung lập. Chỉ mới gần đây khoa học đã phát
hiện ra rằng tất cả các năng lượng đều trung lập. Năng lượng không tốt cũng
không xấu. Ấn Độ nói rằng giận cũng là năng lượng, cho nên giận cũng có thể là
thiện nếu nó phục vụ cho cái thiện. Nó có thể là ác nếu nó phục vụ cho cái ác -
nhưng giận trong bản thân nó không thiện không ác.
Giả sử có chiếc kiếm trong tay
tôi: chiếc kiếm bản thân nó không thiện không ác - tôi có thể chém cổ ai đó bằng
nó và cướp bóc người đó, hay tôi có thể bảo vệ ai đó bằng nó, người đang bị cướp
hay cổ đang sắp bị chém. Bản thân chiếc kiếm là trung lập. Ấn Độ tin rằng tất cả
các năng lượng đều trung lập và mọi thứ đều phụ thuộc vào điều chúng được dùng
làm gì. Chúng ta không tạo ra phân biệt thần cho điều ác. Chúng ta nói ác chỉ
là việc dùng sai năng lượng, và rằng chung cuộc việc dùng thiện sẽ thắng bởi vì
việc dùng sai năng lượng cuối cùng sẽ đem tới khổ cho bản thân người dùng. Do
đó, việc dùng sai năng lượng chung cuộc không thể thắng được, bởi vì bạn có thể
làm điều gì đó được bao lâu, điều liên tục gây cho bạn khổ? Chẳng thành vấn đề
bao lâu tôi có thể làm điều gì đó, tôi chung cuộc sẽ thoát khỏi nó bởi vì không
thể nào giữ mãi mối quan hệ với khổ được. Vào ngày tôi nhận ra rằng tôi là người
đang tạo ra tất cả những đau khổ và khổ sở này, tôi sẽ lập tức chuyển năng lượng
của tôi thành việc dùng thiện.
Ác không phải là năng lượng
tách biệt và đối lập với năng lượng của thiện. Cả tốt và xấu đều là việc dùng
đúng và sai của một và cùng một năng lượng - và một năng lượng đó thuộc vào điều
thiêng liêng.
Cho nên chúng ta đã đặt tất cả
năng lượng vào trong một nhân cách của Shiva. Cuộc sống của thần ở bên ngoài
cái chết, thần là chiến thắng đối với cái chết, nhưng có chất độc trong họng thần.
Đây là lí do tại sao chúng ta gọi thần là Neelkanth, người có họng xanh. Họng của
thần đầy chất độc bởi vì thần đã uống chất độc. Thần ở bên ngoài cái chết. Tính
bất tử là trạng thái của thần. Thần không thể chết được; thần là vĩnh hằng và
thần đã uống chất độc. Và duy nhất người vĩnh hằng mới có thể uống được chất độc.
Làm sao ai đó hữu tử uống được chất độc?
Chất độc này cũng là biểu tượng.
Trong nhân cách của Shiva, tất cả mọi thứ độc đều được tụ lại ở cổ thần. Không
đàn bà nào sẵn sàng cưới thần - không người cha nào sẽ đồng ý! Cha của Uma cũng
trở nên rất lo lắng: con gái điên hay cái gì mà cô ấy đã chọn chú rể không thể
nào hiểu được? Khó mà hình dung ra thần là ai. Bất kì định nghĩa nào cũng đều
không thể được, bởi vì cái các tồi tệ nhất cũng ở bên trong thần như cái thiện
cao nhất. Và khi có cái ác bên trong chúng ta, mắt chúng ta không thể thấy được
cái thiện ở đâu cả, ở trong bất kì người nào, bởi vì chúng ta liên tục tìm cái
ác. Bạn liên tục tìm cái xấu ở mọi nơi, bất kì cái ác nào và bạn chú ý tới nó
ngay lập tức - nhưng khó cho bạn thấy cái thiện nào. Chỉ nếu cái thiện liên tục
tự áp đặt nó dai dẳng lên bạn, thế thì bằng cách nào đó, dưới sự ép buộc nào
đó, bạn chấp nhận: “Có thể, có lẽ, có khả năng” - nhưng mắt bạn vẫn tập trung
vào cái ác.
Nếu cha của Uma chỉ thấy cái ác
trong Shiva, điều đó không đáng ngạc nhiên thế. Nhưng bên trong thần có cái vĩ
đại nhất và tính thượng đế thuần khiết nhất. Cả hai đều có đó cùng nhau, đồng
thời, và cả hai đều được cân bằng tới mức người đó đã siêu việt lên trên cả
hai, người đó đã đi ra ngoài cả hai.
Cố hiểu điều này: khi cái ác và
cái thiện ở chỗ cân bằng hoàn hảo trong ai đó, hiền nhân được sinh ra. Hiền
nhân không phải là tên cho người thiện. Tên cho người thiện là “quân tử,” tên
cho người xấu là “tiểu nhân.” Khi cái gì đó đồng hoá thiện và ác theo cách mà
chúng đi tới cân bằng trong người đó, chúng triệt tiêu lẫn nhau. Khi chúng tương
đương và triệt tiêu lẫn nhau, thế thì nhân cách ở bên ngoài cả hai được gọi là
hiền nhân. Hiền nhân là cân bằng sâu sắc, cân đối sâu lắng.
Đừng nghĩ rằng trong hiền nhân
không có ác. Trong hiền nhân, thiện và ác đều có ở lượng cân bằng. Chúng cân bằng
tới mức chúng triệt tiêu lẫn nhau. Cái khẳng định và phủ định đã trở thành
tương đương và hiền nhân đã vượt ra ngoài cả hai. Nhưng hiền nhân này có khả
năng dùng một trong hai điều này trong bất kì khoảnh khắc nào.
Shiva là khái niệm tối thượng về
tính hiền nhân, và hiền nhân đã viết ra Upanishad này là người sùng kính Shiva.
Với ông ấy, Shiva là biểu tượng cho thiền. Ông ấy nói:
Người được biết với các cái tên
Umasahaya, người đồng hành của Uma...
người yêu của Uma, người bảo vệ
của Uma,
Neelkanth, người có họng xanh;
và Trilochan, người ba mắt...
Ba cái tên này đã được dùng ở
đây. Một là Umasahaya, bạn đồng hành của Uma, người yêu của Uma, chồng của Uma,
sự hỗ trợ của Uma. Cũng đáng suy nghĩ về điều này. Cũng như với thiện và ác,
Shiva là thần duy nhất mà trong thần đàn bà và đàn ông hoàn toàn được cân bằng.
Đây là lí do tại sao chúng ta đã làm biểu tượng về ardhanarishwara, nửa đàn bà,
nửa đàn ông. Không có cái gì tương đương ở bất kì nơi nào khác trên thế giới.
Không chỗ nào khác có biểu tượng cho Thượng đế trong đó một nửa thân thể là đàn
ông và nửa kia là đàn bà. Phần lớn các thần của các chủng tộc nguyên thuỷ trên
thế giới là nam. Chỉ vài thần của vài chủng tộc nguyên thuỷ mới là nữ - như thần
mẹ Kali - nhưng nói chung, phần lớn các thần đều là nam. Và cả hai cách tiếp cận
này đều không đầy đủ bởi vì nếu Thượng đế là nam, thế thì đàn bà không bao giờ
có thể bình đẳng với đàn ông được; cô ấy bao giờ cũng sẽ là số hai.
Ki tô giáo, tin rằng Thượng đế
là nam, nói rằng đàn bà đã được tạo ra từ xương sườn của đàn ông. Cô ấy là hiện
tượng phụ. Adam cần ai đó, anh ta chán với đơn độc của mình, cho nên đàn bà đã
được tạo ra như đồ chơi - chỉ từ một cái xương sườn của anh ta. Nhưng quan trọng
hơn điều này, cô ấy không có ý nghĩa gì. Ki tô giáo không có cách nào đưa yếu tố
nữ tính vào trong Thượng đế - nó không có cách nào cả! Ki tô giáo đã chấp nhận
ba dạng của Thượng đế: Thượng đế Cha, Thượng đế Con và Thánh thần linh thiêng,
nhưng không ai trong họ là nữ cả, tất cả đều là nam.
Thế rồi có các xã hội nguyên
thuỷ tin vào Thượng đế, nhưng họ không có khái niệm về Thượng đế là nam. Xã hội
mẫu hệ đã làm các thượng đế của họ là nữ và xã hội phụ hệ đã làm thượng đế của
họ là nam - nhưng đấy là những ngẫu nhiên xã hội, Thượng đế chẳng liên quan gì
tới điều đó cả.
Shiva là biểu tượng duy nhất
trong đó chúng ta đã trao phần bình đẳng cho đàn ông và cho đàn bà: nửa thân thể
thần là nửa của đàn ông, nửa kia là nửa của đàn bà. Điều thú vị là ở chỗ nếu nửa
này thân thể của đàn ông và nửa kia của đàn bà, thế thì cân bằng của cả hai sẽ
triệt tiêu lẫn nhau và con người này sẽ siêu việt lên trên cả hai. Đây là qui
luật khoa học: bất kì chỗ nào cái cái đối lập là tương đương, nhân cách lập tức
biến thành điều thứ ba. Nó vượt lên trên cả hai, nó không còn như cũ thêm nữa.
Cho nên điều đầu tiên đã được
nói là: Umasahaya, người hỗ trợ của Uma, người yêu của Uma, người bạn của Uma,
người chồng của Uma - những ý tưởng này là đưa cả hai lên một chỗ đứng tương
đương. Và chỉ khi cái hai là tương đương thì chúng ta mới có thể hiểu được Thượng
đế ở bên ngoài sự khác biệt về giới.
Neelkanth... tôi đã kể cho bạn
rằng Shiva đã say chất độc. Chỉ người chắc chắn sâu sắc về cái bất tử trong
mình tới mức không có câu hỏi hay hoài nghi nào rằng chất độc sẽ có thể làm hại
người đó, mới có thể uống được chất độc. Chỉ người đã biết rằng không có cái chết,
mới có thể sẵn sàng chết.
Hôm nay, một người bạn tới nhận
tính chất sannyas. Anh ta là một anh chàng nhạy cảm, có giáo dục tốt. Anh ta
nói, “Tôi sẽ không nhận tính chất sannyas bởi vì nếu tôi làm, và tôi chấp nhận
thầy, tôi đang làm mất đi nhân cách của mình. Thế thì tôi sẽ ở đâu?”
Tôi bảo anh ta, “Nếu bạn sợ thế
về tính cá nhân của mình, thế thì bạn có thể đừng nhận nó ngay chỗ đầu tiên. Nếu
bạn không chắc chắn về nó tới mức bạn cảm thấy rằng bằng việc nhận tính chất
sannyas nhân cách của bạn sẽ bị mất, thế thì nó phải không thực sự có đó.”
Nếu bạn thực sự có tính cá
nhân, bạn sẽ có thể nhận tính chất sannyas mà không sợ hãi gì. Thực tế là ở chỗ
chỉ người có nhiều tự tin vào bản thân mình tới mức người đó biết rằng mình
không thể mất được gì cả, mới có thể buông xuôi theo chân ai đó. Buông xuôi xảy
ra qua tin cậy của bạn. Nếu bạn thực sự tin cậy vào nhân cách của bạn, thế thì
buông xuôi xảy ra.
Shiva uống chất độc bởi vì ông ấy
tin cậy sâu sắc vào bất tử, cho nên chất độc còn lại ở cổ họng ông ấy. Điều này
có nghĩa rất biểu tượng, và sẽ là tốt để hiểu nó. Chất độc trở nên bị mắc kẹt
trong họng ông ấy bởi vì họng là lối cổng đi tới tính cá nhân của bạn. hiểu điều
đó theo cách này: họng là lối cổng tới tính cá nhân, và chỉ sau họng bạn mới đi
vào lâu đài của tính cá nhân. Chất độc đã không có khả năng di qua lối cổng đó.
Nếu chúng ta uống chất độc
chúng ta sẽ chết tức khắc - và lí do chúng ta chết là bởi vì chúng ta không có
tính cá nhân bên ngoài họng. Họng là cái gọi là tính cá nhân duy nhất của chúng
ta. Hiểu cho đúng đi, điều đó nghĩa là bất kì cái gì chúng ta nói, nghĩ, làm và
tin tưởng đều bị giới hạn chỉ tới họng. Không cái gì trong đó đi ra ngoài họng.
Người nói, “Tôi tin vào Thượng đế.” Bây giờ giọng nói này không tới từ sâu hơn
họng của người đó, điều này tới từ họng người đó. Ngoại trừ họng người đó, bạn
sẽ không tìm thấy giọng nói này ở đâu cả trong những phần sâu hơn của con người.
Nó đang tới chỉ từ họng.
Nhân cách của chúng ta lấy trọng
tâm ở họng. Con người đã mở rộng trung tâm họng rất nhiều trong việc phát triển
nói, ngôn ngữ và ý nghĩ. Mọi suy nghĩ đều phụ thuộc vào họng. Đây là lí do tại
sao cuộc sống của con người xoay vòng quanh cái họng và con người sống cuộc sống
của mình chỉ từ chỗ đó. Tất cả mọi chiều sâu hơn họng đều rơi vào trong bóng tối.
Tất cả các trung tâm dưới họng đều đã trở nên bị giấu kín trong bóng tối.
Khi Shiva uống chất độc nó dừng
lại ở họng ông ấy, bởi vì cái hữu tử chỉ đi xa tới họng thôi. Hiểu điều này cho
đúng: cái chỉ đi tới chiều hướng của họng là hữu tử. Lời, ngôn ngữ và việc nói
tất cả đều không có giá trị dù bất kì cái gì bởi vì chúng tất cả đều ở trong giới
hạn của cái chết. Cho tới điểm này, chất độc sẽ giết chết. Chỉ nếu bạn đã biết
cái gì đó ở bên ngoài họng bạn mới bất tử. Chất độc của Shiva dừng lại tại họng
ông ấy bởi vì cho tới họng là có cái chết. Chất độc chỉ có thể đi tới đó thôi bởi
vì sau đó là chiều hướng của cái bất tử; không chất độc nào có thể đi vào đó được.
Họng của Shiva biến thành mầu
xanh lam bởi vì chất độc này. Điều này cũng có thêm một nghĩa, và cũng sẽ tốt để
hiểu nó. Sau khi chất độc đi vào họng của Shiva, sau khi họng của Shiva biến
thành xanh lam, ông ấy trở thành tuyệt đối im lặng. Ông ấy không nói, ông ấy
đơn giản trở thành im lặng. Im lặng của ông ấy là rất quan trọng và nó động chạm
tới nhiều chiều.
Khi Parvati chết, Shiva không
thể nào tin nổi rằng Parvati đã chết. Lí do cho điều này là ở chỗ với Parvati
mà ông ấy biết, không có vấn đề cái chết. Nhưng thân thể trong đó Parvati đã sống
chắc chắn chết. Đó là câu chuyện rất hay mà không có chuyện tương đương ở bất
kì đâu trong lịch sử thế giới. Shiva vẩn vơ trên toàn Trái đất như người điên,
mang xác Parvati trên vai mình. Câu chuyện này về các chỗ hành hương ở Ấn Độ là
việc bất kì chỗ nào một chi của Parvati rơi xuống, nó trở thành chỗ hành hương.
Xác cô ấy liên tục rã rời dần, các chi của cô ấy liên tục rời ra, và mỗi chỗ mà
một chi rơi xuống lại trở thành chỗ hành hương.
Shiva tiếp tục vẩn vơ. Ông ấy
không nói, ông ấy không nói gì cả - ông ấy chỉ khóc. Họng ông ấy không phát ra
tiếng, không có cách nào để ông ấy nói. Bây giờ chỉ mỗi tâm ông ấy có thể nói,
cho nên chỉ nước mắt chảy ra từ mắt ông ấy. Ông ấy đã vẩn vơ với cái xác trên
vai mình, và lời xì xào xung quanh rằng Shiva đã phát điên: “Đây là loại hành
vi gì thế này, để một thần vẩn vơ loanh quanh như thế này, vác theo xác của người
yêu? Điều này tạo ra khó khăn lớn cho chúng ta bởi vì hiểu biết của chúng ta về
thần là ở chỗ thần ở bên ngoài sự gắn bó, thần không có gắn bó bất kì loại nào.
Thần không quan tâm chút nào. Dù người yêu sống hay chết đáng phải không gây ra
khác biệt gì cho thần chút nào chứ. Mọi việc ổn nếu cô ấy sống, mọi việc ổn nếu
cô ấy chết, nhưng thần không bận tâm. Cho nên nhìn Shiva vẩn vơ loanh quanh với
cái xác của Parvati trông kì lạ với chúng ta.”
Nhưng nếu bạn muốn hiểu Shiva,
bạn sẽ phải nghĩ theo cách khác. Giữa Shiva và Parvati không có lỗ hổng, cho
nên Parvati không thể được nói là người khác, tách biệt - cho nên “không gắn
bó” gì, “bên ngoài gắn bó” gì? Và vấn đề không phải là gắn bó. Sự hài hoà, tính
một giữa Parvati và Shiva là hoàn hảo thế, Shiva là sự cân bằng hoàn hảo của
nam và nữ, tới mức chính chúng ta mới là những người cảm thấy rằng ông ấy đang
vẩn vơ và mang xác của Parvati. Với ông ấy điều đó dường như cánh tay của riêng
mình đã chết, đang phân rã, và ông ấy đang đi quanh cùng nó. Ông ấy có thể làm
gì khác được? Với ông ấy không có phân tách, không có lỗ hổng.
Đây là lí do tại sao câu chuyện
này đằm thắm thế, bởi vì có dấu ấn sâu của tình yêu Shiva và sự thân thiết
trong các chi của Parvati mà dharmateerthas, chỗ linh thiêng của hành hương mới
được tạo ra ở những nơi chi của cô ấy rơi xuống. Đây là nghĩa thực đằng sau việc
tạo ra những chỗ hành hương này. Chúng ta nên gọi chúng là premteerthas, nơi hành
hương của tình yêu. Một người của tính thần thánh như thế, và trong yêu sâu sắc
như thế... hai cực rất xa xăm. Nhưng hiểu biết của bạn về thần là ở chỗ ông ấy
là ai đó ở bên ngoài mọi gắn bó.
Do đó, người Jaina, và những
người khác, người đặt quá nhiều giá trị vào không gắn bó, không thể nào quan niệm
nổi rằng gọi Shiva là thần có thể là đúng. Họ thậm chí không thể cho rằng Rama
là thần khi Sita đứng cạnh ông ấy. Sự kiện rằng Sita đang đứng bên cạnh ông ấy
làm rối tung ý tưởng của họ. Điều này đi ra ngoài hiểu biết của người Jaina, và
có lí do cho điều đó: phẩm chất mà họ đã chọn cho Thượng đế là từ bỏ tuyệt đối,
không gắn bó tuyệt đối. Nhưng điều này là không đầy đủ, bởi vì thế thì thế giới
và Thượng đế trở thành đối lập: thế giới trở thành gắn bó còn Thượng đế trở
thành không gắn bó.
Shiva là tổ hợp của cả gắn bó
và không gắn bó. Theo một nghĩa nào đó, ông ấy chứa tất cả các nhị nguyên của
cuộc sống.
Từ thứ ba đã được dùng là:
...Trilochan, người ba mắt...
Chúng ta tất cả đều có hai mắt.
Chúng ta cũng có con mắt thứ ba đấy, nhưng bạn không nhận biết về nó. Và chừng
nào con mắt thứ ba của bạn còn chưa trở nên thức tỉnh và bắt đầu thấy, bạn
không thể có kinh nghiệm về sự tồn tại của Thượng đế. Cho nên cái tên khác cho
con mắt thứ ba là Shivanetra, con mắt Shiva.
Cố hiểu điều này đi, chính bởi
vì nhị nguyên mà có thể có việc tìm kiếm điều thứ ba. Hai con mắt của bạn là biểu
tượng cho nhị nguyên. Giữa hai con mắt này, ở chính điểm giữa, là con mắt thứ
ba; nó ở bên ngoài hai con mắt kia. Ở đó hai con mắt của bạn trở thành một với
con mắt thứ ba. Bên phải và bên trái, cả hai đều đã mất đi; ánh sáng và bóng tối,
cả hai đã mất đi. Hai con mắt của bạn là biểu tượng cho nhị nguyên: chúng cả
hai đều biến mất và chỉ một con mắt còn lại như người thấy. Điều được thấy qua
một con mắt này là bất nhị, và điều được thấy qua hai con mắt là nhị nguyên. Điều
chúng ta thấy qua hai mắt là thế giới và tất cả mọi phân chia của nó. Điều
chúng ta thấy qua một con mắt là chân lí - và chân lí là không phân chia được.
Do đó, tên thứ ba của Shiva là Trilochan bởi vì con mắt thứ ba của ông ấy mở
toàn bộ. Khi con mắt thứ ba của bất kì ai trở nên mở toàn bộ, người đó sẽ được
nối trực tiếp với tính thượng đế.
Đây là ba cái tên, nhưng Shiva
cũng đã được gọi bằng nhiều, nhiều cái tên khác.
...người là chủ của vũ trụ có
sinh khí và không sinh khí, người là hiện thân an bình...
Phát biểu này là mâu thuẫn, bởi
vì người là chủ của bất kì cái gì cũng không thể là hiện thân an bình. Khoảnh
khắc bạn trở thành người chủ, người kiểm soát mọi thứ, xung đột bắt đầu. Cho
nên đừng trở thành người kiểm soát chút nào, bằng không bạn sẽ bị ở trong xung
đột. Nếu ai đó trở thành người chủ, người nào đó khác phải trở thành nô lệ. Và
người đã bị làm thành nô lệ sẽ trả thù bạn: tự do của người đó đã bị lấy đi và
người đó sẽ trả thù.
Khó mà tưởng tượng được người
chồng đã lâm vào rắc rối thế nào bởi vì trở thành người chủ - bởi vì người đàn
bà mà bạn đã trở thành người chủ sẽ liên tục tìm cách cho bạn biết, suốt cả
ngày, “để điều đó được rõ ràng cho anh: ai thực sự là người chủ!” Cho nên vợ
bao giờ cũng bận rộn thăm dò ai là người chủ thực. Đấy là vấn đề khác với trong
thư cô ấy có thể viết, “swami của em” - nghĩa là người chủ của em, và “Dasi của
anh” - nghĩa là người hầu của anh; nhưng cô ấy bao giờ cũng để cho mọi người biết
ai là người chủ thực. Đấu tranh và xung đột là không tránh được. Bất kì nơi nào
có sở hữu và kiểm soát, nhất định có xung đột. Sở hữu là cái bắt đầu của xung đột.
Chừng nào chồng còn chưa xuống ngôi sở hữu và kiểm soát, không tình bạn nào sẽ
có thể có giữa họ và vợ họ.
Nhưng trong lời kinh này có
nói: “...Người là chủ vũ trụ có sinh khí và không sinh khí, người là hiện thân
an bình.” Điều này có nghĩa là việc làm chủ này phải có phẩm chất khác. Việc
làm chủ này không mang tính sở hữu hay khẳng định. Thượng đế chưa bao giờ tới bạn
để nói, “Ta là chủ của tất cả, của cái toàn thể.” Vâng, nhiều, nhiều người đã tới
chân ngài và nói, “Con là người phục vụ của ngài, ngài là chủ.” Phát biểu này,
khẳng định này tới từ phía bạn, nó không tới từ phía Thượng đế. Tuyệt đối không
có tuyên bố gì về quyền làm chủ từ phía Thượng đế. Do đó, Thượng đế là an bình.
Bằng không, hoàn cảnh của Thượng đế sẽ còn tồi hơn hoàn cảnh của chính khách! Nếu
ngài tuyên bố rằng ngài là chủ của toàn thể vũ trụ có sinh khí và vô sinh khí
này, toàn thể vũ trụ có sinh khí và vô sinh khí sẽ làm cho ngài ổn thoả, sẽ cho
ngài cảm giác tốt lành: “Vậy ngài nghĩ ngài là chủ sao?!”
Thượng đế không ra tuyên bố
nào, không khẳng định về quyền làm chủ. Đây là lí do tại sao cho dù ai đó tới
quát Thượng đế rằng, “Ngài không tồn tại!” sẽ vẫn không có đáp ứng từ ngài, bởi
vì cho dù để đáp ứng điều đó thì cũng là một tuyên bố về quyền làm chủ. Ngay cả
đáp ứng như thế cũng sẽ là tuyên bố về quyền làm chủ đấy! Thượng đế im lặng,
không trả lời.
Chỉ những người trở thành người
phục vụ của Thượng đế từ chọn lựa riêng của họ mới có thể kinh nghiệm được quyền
làm chủ của ngài. Tính chất người phục vụ tự tuyên bố này là một điều khác nữa.
Thông thường, người phục vụ được tạo ra, họ không tự tuyên bố. Không ai trên thế
giới này trở thành người phục vụ theo ý chí tự do riêng của mình cho bất bất kì
ai. Người phục vụ được tạo ra - và khi người phục vụ được tạo ra, ai đó nói rằng
mình là người chủ. Thế thì xung đột sẽ là kết quả tự nhiên. Nhưng người phục vụ
cho điều thiêng liêng từ chọn lựa riêng của mình trở thành người phục vụ cho
cái chưa bao giờ tuyên bố quyền làm chủ.
Tự do chọn là người phục vụ là
rất đáng quan tâm bởi hai lí do. Một, khi ai đó trở thành người phục vụ của điều
thiêng liêng theo cách riêng của mình, theo ý chí tự do riêng của mình, thế thì
bằng việc làm điều này, người đó không chỉ làm điều thiêng liêng thành người chủ
của mình, người đó đang trở thành người chủ riêng của mình - bởi vì trở thành
người phục vụ theo ý chí tự do riêng của mình sẽ là việc làm chủ lớn lao nhất.
Nó là bằng chứng về sức mạnh lớn lao nhất.
Tâm trí chưa bao giờ sẵn sàng
trở thành người phục vụ, không một chút nào: chính linh hồn của người ta do dự;
mọi tế bào, từng thớ thịt đều từ chối. Nhưng khi ai đó đi - cho dù qua tình huống
đó mà Thượng đế không bao giờ tới bạn để yêu cầu bạn là người phục vụ của ông ấy;
người đó chưa bao giờ gặp bạn, người đó chưa bao giờ tuyên bố quyền làm chủ của
mình - khi ai đó đi theo ý chí tự do riêng của mình, đặt đầu mình xuống dưới
chân của cái không biết và nói, “Từ nay trở đi, tôi là người phục vụ của ngài
và ngài là chủ của tôi,” người này không chỉ làm Thượng đế thành người chủ của
mình đâu, người đó cũng để cho mọi người được biết là người đó là người chủ
riêng của mình. Người đó là người chủ của tâm trí riêng của mình, ý chí của người
đó, niềm đam mê của người đó, ham muốn của người đó, ước muốn của người đó và
linh hồn của người đó. Và quyền làm chủ của người đó bao la tới mức nếu người
đó muốn, người đó thậm chí có thể trở thành người phục vụ mà không có bất kì ai
làm cho người đó thành người phục vụ.
Khi ai đó trở thành người phục
vụ bởi vì ai đó khác đã làm cho người đó thành thế, linh hồn người đó trở thành
rất yếu đuối. Khi ai đó trở thành người phục vụ mà không bị làm thành người phục
vụ, linh hồn người đó trở nên mạnh mẽ. Nếu tôi làm cho bạn phục vụ tôi theo
cách nào đó, tôi sẽ chỉ làm yếu đi linh hồn bạn. Nếu dưới sức ép bạn đồng ý là
người phục vụ, linh hồn bạn sẽ bị phá huỷ. Tương phản lại, nếu bạn sẵn sàng
theo ý chí tự do riêng của bạn là người phục vụ mà không ai ép buộc bạn vào việc
đó, linh hồn bạn sẽ được làm mạnh thêm.
Tôi nhớ tới một câu chuyện mà
tôi đã kể cho bạn trước đây:
Có lần Diogenes đang lang thang
trong rừng và người nào đó đã bắt ông ấy. Ông ấy là một người đẹp. Ông ấy là
người duy nhất, người Hi Lạp, có thể được so sánh với Mahavira, bởi vì ông ấy
đã sống trần trụi và đã có nhân cách rất tuyệt vời - rất mạnh mẽ, oai vệ. Một số
người định đi tới chợ nô lệ để bán một số nô lệ, và khi họ thấy ông ấy đang một
mình trong rừng sâu họ đã nghĩ, “Nếu bằng cách nào đó chúng ta có thể bắt được
người này, chúng ta có thể bán anh ta ở chợ và chúng ta kiếm được nhiều tiền về
anh ta.” Nhưng họ không thể thu được can đảm, bởi vì dường như là điều đó sẽ
khó khăn ngay cả cho tám người áp đảo ông ta. Ông ấy trông rất khoẻ và mạnh mẽ,
rất bắt rễ trong bản thân mình.
Thấy họ bối rối thế, Diogenes
nói, “Các ông tất cả đều trông có vẻ như đang bị rắc rối gì đó. Cái gì vậy? Mọi
người thường tới ta với những vấn đề của họ và ta giúp họ. Nếu các ông có vấn đề
gì, kể cho ta.”
Họ nói, “Đây là tình huống khó
khăn. Nó không phải là loại vấn đề mà chúng tôi có thể thảo luận với ông.”
Diogenes nói, “Chẳng có gì mà
phải sợ cả. Kể cho ta đi, đừng sợ hãi gì.”
Họ nói, “Vấn đề là ở chỗ chúng
tôi đang cố nghĩ ra cách bắt ông. Chúng tôi muốn xích ông lại, đem ông ra chợ
nô lệ và bán ông. Chúng tôi đang trông đợi nhận được món tiền hậu hĩ về ông.”
Diogenes nói, “Đó là ý tưởng rất
hay đấy! Ta chẳng thấy chướng ngại gì theo cách thức của nó cả.” Thế rồi Diogenes
đứng dậy và những người kia đâm ra sợ: “Người này dường như nguy hiểm.”
Diogenes lấy cái túi của họ, rút xích khỏi nó, tròng vào cổ tay mình, đưa đầu
xích kia vào tay họ và nói, “Đường đi tới chợ nô lệ ở đâu? Chúng ta đi đi!”
Những người này nói, “Ông làm
gì vậy?”
Diogenes nói, “Ta là chủ nhân
riêng của ta. Ta thậm chí có thể trở thành nô lệ nếu ta muốn. Ta là chủ nhân
riêng của ta, và không ai khác trên thế giới có thể làm cho ta thành nô lệ được.
Nhưng nếu ta muốn, ta có thể trở thành nô lệ và không ai có thể cản ta được!
Các ông sẽ không thể cản ta được bây giờ - các ông sẽ phải đem ta tới chợ. Bây
giờ ta quyết định được bán ở chợ!”
Họ trở nên rất sợ. Đó là lần đầu
tiên mà nô lệ bắt đầu đi trước và cái gọi là người chủ bắt đầu đi theo ông ấy.
Ông ấy là người rất mạnh khoẻ, và ông ấy bước đi nhanh tới mức những người này
trở nên ướt đẫm mồ hôi vì họ gần như phải chạy để theo kịp ông ấy. Nhiều lần họ
nói, “Diogenes ơi, xin ông đi chậm thôi!” Nhưng ông ấy nói, “Ta là người chủ
riêng của ta - ta không nghe theo bất kì ai khác.”
Họ tới chợ và một đám đông bu lại
quanh họ. Cái gọi là những người chủ này thậm chí đã không đủ dũng cảm để nói,
“Chúng tôi đã đem tới đây một nô lệ để bán.” Thay vì thế, bản thân họ trông như
người phục vụ của ông ấy. Mọi người ngạc nhiên về điều đang diễn ra.
Diogenes nói, “Các ông ngu cả!
Công bố điều nó ngay bây giờ đi! Chợ sắp đóng cửa rồi, cuối chiều rồi.”
Diogenes bước lên trên sàn nơi các nô lệ được đưa ra bán đấu giá, đứng đó và
nói to - và chính là chỉ để kể cho bạn điều ông ấy đã nói mà tôi đã kể câu chuyện
này - ông ấy nói, “Nghe đây, tất cả các ông đều là nô lệ! Hôm nay, người chủ đã
tới để được bán trong chợ.”
Tính làm chủ này là chiều hướng
khác toàn bộ của tâm thức. Rất khó thăm dò tính làm chủ của người đã trở thành
nô lệ dưới chân của điều thiêng liêng từ ý chí tự do riêng của người đó. Nhưng
điều thiêng liêng là chủ của tất cả và là hoá thân của an bình. Không có xung đột
trong quyền làm chủ của nó bởi vì không có tuyên bố trong nó.
...người là bụng mẹ của tất cả
sinh linh, người là nhân chứng...
Mọi sinh linh đều bắt nguồn từ
điều thiêng liêng và biến mất trở lại vào nó, và nó là người quan sát tất cả mọi
điều xảy ra trong các kiếp sống của họ. Nó là nhân chứng cho tất cả những điều
này nữa. Sẽ là tốt để hiểu điều này bởi vì đây là chính khái niệm nguyên thuỷ.
Các tôn giáo của phương Tây nói
rằng Thượng đế là người kiểm soát. Các tôn giáo ở phương Đông nói rằng Thượng đế
là nhân chứng, bởi vì nếu như ngài là người kiểm soát thế thì ngài sẽ thường phải
áp đặt quyền làm chủ của mình. Nếu như ngài là người kiểm soát thế thì ngài sẽ
phải giữ trương mục về điều bạn đang làm hàng giờ, yêu cầu bạn không làm cái
này và không làm cái nọ. Khi bạn nghe ngôn ngữ của Thượng đế người Do Thái, lời
đó có vẻ rất nghiệt ngã với chúng ta: “Ta sẽ thiêu đốt ngươi, ta sẽ làm mọi thứ
bốc cháy, ta sẽ phá huỷ mọi thứ. Nếu ngươi làm điều này ta sẽ tống ngươi xuống
địa ngục vĩnh hằng.” Loại ngôn ngữ này đã được đặt vào mồm của Thượng đế bởi vì
ngài đã được coi như người kiểm soát. Ngài nói, “Nếu ngươi làm điều này, ta sẽ
trừng phạt ngươi bằng điều này.”
Ấn Độ chưa bao giờ hình dung ra
việc đặt những loại lời này vào mồm Thượng đế - điều đó là ngớ ngẩn, điều đó là
xấu. Nhưng nếu bạn coi Thượng đế là người kiểm soát, thế thì loại ngôn ngữ này
sẽ phải được dùng. Nếu bạn coi Thượng đế là người kiểm soát, thế thì bạn dùng lời
phức tạp nào cũng chẳng thành vấn đề, bạn sẽ phải đặt loại ngôn ngữ này vào mồm
ông ấy. Thế thì ông ấy sẽ phải bảo bạn làm cái này và không làm cái nọ mọi lúc,
và những người làm cái này sẽ được thưởng, còn những người không làm cái này sẽ
bị trừng phạt bằng cái nọ. Loại Thượng đế này sẽ trở thành lực lượng cảnh sát cả
hai mươi tư tiếng, một loại cơ quan kiểm soát.
Thượng đế là nhân chứng đơn giản
quan sát điều bạn đang làm. Ông ấy thậm chí không nói đến cả điều này: “Đừng
làm điều này” - ông ấy chỉ quan sát. Và nếu chính sự kiện là ông ấy đang quan
sát còn không đủ, thế thì nói điều gì đó cho bạn sẽ là vô ích. Việc nói điều gì
đó sẽ đạt tới cái gì?
Nhưng gọi Thượng đế là nhân chứng
có lí do rất sâu đằng sau nó, và lí do đó có liên quan tới sadhana, tới kỉ luật
tâm linh. Nếu bạn cũng bắt đầu trở thành nhân chứng của cuộc sống mình thay vì
là người kiểm soát nó, bạn cũng sẽ bắt đầu kinh nghiệm tính thượng đế.
Các bạn tất cả đều là người kiểm
soát các kiếp sống của mình: “Ý nghĩ xấu này không nên tới, ý nghĩ tốt kia nên
tới; điều này nên được làm, điều này không nên được làm.” Bạn là người kiểm
soát. Bạn là thượng đế của thế giới tí hon riêng của mình, thượng đế - người kiểm
soát. Chính bởi vì điều này mà bạn khổ nhiều thế. Bạn bất lực chẳng kiểm soát
được gì, cho nên bạn chỉ chịu đựng: “Điều này phải không xảy ra, điều kia phải
xảy ra” - và điều không phải xảy ra thì liên tục xảy ra hoài. Điều không phải xảy
ra liên tục xảy ra, và bạn bị tan nát từng ngày và mọi ngày. Và người kiểm soát
này trong bạn, bản ngã này trong bạn, không là gì ngoài câu chuyện dài dòng về
khổ.
Nếu từng cá nhân trở thành nhân
chứng cho thế giới nhỏ bé riêng của mình, nhận biết đơn giản về điều đang xảy
ra mà không cố dừng nó lại hay ngăn cản nó - người đó không dán nhãn nó tốt hay
xấu, người đó chỉ quan sát nó - nếu việc quan sát này là hoàn toàn trung lập,
thế thì cái xấu sẽ bị vứt bỏ đi và cái tốt cũng sẽ bị vứt bỏ đi. Trong con mắt
của nhân chứng này, không cái gì là tốt hay xấu; cả hai phán xét đều bị vứt bỏ.
Nếu khả năng quan sát, chứng kiến phát triển trong một người, chỉ thế thì người
đó mới có khả năng biết trạng thái của điều thiêng liêng ở trung tâm của vũ trụ
bao la này. Trạng thái thiêng liêng là trạng thái của việc chứng kiến.
Có thượng đế mini bên trong từng
người các bạn, thế giới mini bao quanh mọi người trong các bạn. Và bạn có thể ở
trong hai cách: bạn có thể là người kiểm soát, hay là nhân chứng. Lí do mà
chúng ta gọi Thượng đế là nhân chứng là ở chỗ nếu bạn trở thành nhân chứng
trong thế giới nhỏ bé của bạn, bạn cũng trở thành Thượng đế. Và một khi bạn đã
biết tới nhân chứng, bạn sẽ nhận ra rằng quyền năng của Thượng đế là quyền năng
của việc chứng kiến.
... người là nhân chứng, người
tự do với dốt nát - đây là cái một mà các hiền nhân đạt tới qua thiền.
Đây là khái niệm về Thượng đế,
người là nhân chứng, không phải là người kiểm soát; người bằng việc đem tới sự
cân bằng giữa thiện và ác đã vượt ra ngoài cả hai; người không tốt không xấu mà
đã vượt ra ngoài cả hai; người không nhìn mọi vật dưới dạng nhị nguyên; người
không nhìn qua hai con mắt mà thấy và sống qua con mắt thứ ba nơi chỉ kinh nghiệm
còn lại là kinh nghiệm về thực tại bất nhị - đây là điều hiền nhân này quan niệm,
thiền và thức tỉnh.
Nếu bạn phải có quan niệm về
Thượng đế - nếu bạn có thể làm mà không có quan niệm - điều đó là tốt nhất -
nhưng nếu bạn phải có quan niệm, thế thì bạn nên tạo ra nó một cách rất cẩn thận
và khoa học. Điều đã được nói tới trong lời kinh này đã được nói tới chỉ sau
xem xét cẩn thận, và nó rất khoa học. Qua lời kinh này sẽ không có khó khăn nào
trong việc lấy bước nhảy, bởi vì trong lời kinh này, manh mối cho việc nhảy được
giấu kín trong việc chứng kiến. Việc chứng kiến không tạo ra sự đồng nhất trong
bạn với bất kì cái gì bạn chứng kiến. Bạn không thể trở thành một với nó, bạn vẫn
còn ở xa khỏi nó.
Ngay cả bạn dùng ý tưởng này về
Thượng đế là người quan sát như sự hỗ trợ và vẫn còn là một nhân chứng cho nó,
sẽ dễ dàng cho bạn vượt ra bên ngoài ý tưởng này nữa. Chiếc thang sẽ được bỏ lại
sau và bạn sẽ lấy bước nhảy từ thế giới này vào thế giới khác. Bạn có thể gọi
nó là brahman, hay Thượng đế, hay moksha, hay niết bàn, hay bất kì cái gì bạn
thích gọi nó.
Đủ cho hôm nay.
Bây giờ sẵn sàng thiền đi.
0 Đánh giá