Chương 7. Phật Sư Tử

Chương 7. Phật Sư Tử

Price:

Read more

Bông Sen Trắng
Bài giảng về Thiền sư Bồ Đề Đạt Ma
Chương 7. Phật sư tử

Hỏi: Thầy gọi tâm trí tham là gì?
Đáp: Nó là tâm trí của dốt nát.
Hỏi: Thầy gọi tâm trí của tính vô ngã là gì?
Đáp: Đó là tâm trí của Thanh văn, đệ tử thực tại của phật.
Hỏi: Thầy gọi tâm trí vô thực thể là gì?
Đáp: Nó là tâm trí của hiền nhân người không có kết nối nào với giáo huấn của Phật, nhưng tự mình khám phá ra chân lí của vô thực thể.
Hỏi: Thầy gọi tâm trí không có hiểu biết đặc biệt, và cũng không có ảo tưởng đau đớn là gì?
Đáp: Nó là tâm trí của bồ tát.
Hỏi: Thầy gọi tâm trí có cái không để biết và cũng có cái không để nhận ra là gì?
Đáp: Không trả lời từ Bồ đề đạt ma
Bồ đề đạt ma nói, "Tam thân không có hình dạng, do đó người ta thấy nó mà không có việc thấy. Pháp không có tiếng, do đó người ta nghe nó mà không có việc nghe. Huệ không có gì để được biết, do đó người ta biết nó mà không có việc biết. Nếu người đó nghĩ rằng người đó thấy, người đó thấy nó không đầy đủ. Nếu người đó nghĩ rằng người đó biết nó, người đó không biết nó thấu đáo. Khi người đó biết nó mà không có việc biết, người đó biết nó một cách đầy đủ. Nếu người ta không biết điều này, người đó không là người biết thực. Nếu người ta nghĩ rằng người đó đang thu được, người đó không thu được toàn bộ. Khi người đó thu được mà không thu được, người đó có mọi thứ. Nếu người ta nghĩ rằng người đó là đúng, cái đúng của người đó là không hoàn hảo. Khi người ta siêu việt trên đúng và sai, đức hạnh của người đó là được hoàn thành. Trí huệ như vậy là người mở cửa cho hàng trăm nghìn cửa của trí huệ cao hơn."
Bồ đề đạt ma nói, "Mọi chư phật thuyết giảng trống rỗng. Tại sao? Vì họ muốn làm tiêu tan những ý tưởng cụ thể của học trò. Nếu học trò thậm chí bám lấy một ý tưởng về trống rỗng, anh ta phản bội mọi chư phật. Người này bám lấy sống mặc dầu không có gì được gọi là sống; người khác bám lấy chết mặc dầu không có gì được gọi là chết. Trong thực tại không có gì được sinh ra, hậu quả là không có gì diệt.
"Bằng níu bám người ta nhận ra một thứ hay một ý tưởng. Thực tại không có bên trong, bên ngoài, không phần giữa. Người dốt nát tạo ra ảo tưởng và khổ từ phân biệt. Đúng và sai không tồn tại trong thực tại. Người dốt nát tạo ra chúng, nhận ra chúng, ở gần hay xa, bên trong hay bên ngoài. Thế thì người đó khổ từ phân biệt. Đây là cách chung của thế giới hiện tượng."
Mọi câu hỏi đều trẻ con. Cần lưu tâm, chúng không giống trẻ con, chúng trẻ con, chúng ngu. Chúng có thể có vẻ rất thông thái, chúng có thể chứa những lời lớn lao, nhưng chúng không có ý nghĩa, không có nghĩa, bởi vì những lời lớn lao đó là trống rỗng, vay mượn. Chúng không có gốc rễ trong kinh nghiệm tồn tại của riêng bạn.
Triết học như vậy là chuyện rất trẻ con. Tôn giáo có trưởng thành, nhưng triết học thì không. Triết học là tò mò - tò mò không có giá trị nào để biết - các câu hỏi được nêu ra trong hi vọng có được câu trả lời. Nhưng cho dù câu trả lời được trao cho, bạn sẽ không có khả năng nhận chúng, bởi vì không có sẵn sàng về phần bạn để nhận chúng. Câu trả lời sẽ chỉ tạo ra những câu hỏi mới trong tâm trí trẻ con.
Điều đó đã từng là toàn thể lịch sử của nỗ lực triết học. Trong mười nghìn năm triết học đã nêu ra những câu hỏi lớn và đã từng để hết tâm trí vào việc tìm ra câu trả lời, nhưng không một câu trả lời nào đã được tìm ra. Không nỗ lực nào đã từng vô tích sự như triết học. Từng câu trả lời mà triết gia nghĩ họ đã đi tới, mà họ nghĩ sẽ làm thay đổi toàn thể cách nhìn của con người, đơn giản tạo ra nhiều câu hỏi hơn. Triết học đã không giải được cái gì cả. Nó không thể giải được: về căn bản nó là đi theo hướng sai.
Tâm trí chỉ có thể nêu ra câu hỏi, nhưng không thể tìm được câu trả lời. Như lá mọc ra trên cây, câu hỏi mọc ra trong tâm trí. Bạn có thể tỉa lá nhưng bằng tỉa lá nhiều lá hơn sẽ tới, tán lá sẽ trở nên dầy hơn. Bạn có thể tỉa câu hỏi - đó là điều triết học liên tục làm - nhưng nhiều câu hỏi hơn sẽ nảy sinh bởi vì cội nguồn của câu hỏi, tâm trí, vẫn còn nguyên, được bảo vệ, an ninh.
Để tìm câu trả lời người ta phải đi ra ngoài tâm trí, và đi ra ngoài tâm trí là trưởng thành duy nhất. Bạn thực sự là người trưởng thành khi bạn đã đi ra ngoài tâm trí. Chư phật không là gì ngoài những người đã lớn, trưởng thành, chín chắn, hợp nhất, người đã đi ra ngoài tâm trí, đi tới bờ bên kia, bờ xa hơn. Tại đỉnh cao đó các câu hỏi đơn giản biến mất. Không phải là chúng được giải quyết đâu, nhớ điều đó, các câu hỏi không được giải quyết khi bạn đi ra ngoài tâm trí; đi ra ngoài tâm trí bạn đang đi ra ngoài các câu hỏi nữa. Chúng trở thành không liên quan, chúng có vẻ ngu xuẩn, chúng mất mọi nghĩa: chúng đơn giản vô nghĩa. Không phải là bạn tìm thấy câu trả lời nhưng khi câu hỏi tan biến và bạn ở trong trạng thái tâm thức vô câu hỏi, đây là câu trả lời. Không có bất kì câu trả lời đặc biệt nào đây là câu trả lời, đây là giải pháp.
Do đó chúng ta ở châu Á gọi nó là samadhi; samadhi đơn giản nghĩa là giải pháp. Mọi thứ đều được giải, câu hỏi tan biến. Bạn tuyệt đối im lặng, không tò mò, không cái gì để hỏi. Khi bạn không có gì để hỏi, bạn biết; và khi bạn có cái gì đó để hỏi, bạn không biết. Vâng, do từ bi mà chư phật liên tục trả lời câu hỏi của bạn trong hi vọng rằng sớm hay muộn bạn sẽ thấy cái ngớ ngẩn hoàn toàn, cái lố bịch của câu hỏi.
Sự tồn tại đơn giản có đấy. Nó không phải là thứ hỏi/đáp, nó không phải là câu đố; nó là điều huyền bí cần được kinh nghiệm, được sống, được yêu. Bạn có thể hát nó, bạn có thể nhảy múa nó; nhưng nó không phải là câu hỏi, nó là cuộc truy tìm, cuộc phiêu lưu, cuộc phiêu lưu cực lạc, cuộc thám hiểm. Và khi bạn đi vào trong điều huyền bí mà không có tò mò nào, mọi bí mật của sự tồn tại đều sẵn có cho bạn.
Nếu bạn đi vào với tâm trí tò mò, không cái gì sẵn có cho bạn, bởi vì tâm trí tò mò bản thân nó ngăn cản bạn khỏi việc nhìn. Bạn bận tâm với câu hỏi của bạn. Bạn bận tâm với tri thức của bạn. Bạn hỏi bởi vì bạn nghĩ bạn biết. Ai đó tới và nói, "Ai đã tạo ra thế giới?" Thực ra người đó đã mang ý tưởng rằng Thượng đế tạo ra thế giới, người đó đã tới để hỏi chỉ để được xác nhận. Nếu bạn xác nhận nó, người đó rất sung sướng; nếu bạn phủ nhận nó, người đó trở nên giận bạn. Người đó không phải là người tìm kiếm thực, người đó tìm kiếm sự hỗ trợ cho niềm tin của người đó.
Một hôm vào sáng sớm khi Phật đi dạo buổi sáng, một người hỏi ông ấy, "Có Thượng đế không?"
Phật nhìn một chốc vào mắt người này và nói, "Không. Không có Thượng đế chút nào - chưa bao giờ đã có, không bao giờ sẽ có. Ông gạt bỏ mọi điều vô nghĩa này đi."
Người này choáng.
Ananda theo Phật. Ông ấy bao giờ cũng theo Phật như cái bóng, chỉ để phục vụ cho Phật vào bất kì khoảnh khắc nào, bất kì nhu cầu nào nảy sinh. Ông ấy lắng nghe - ông ấy đã lắng nghe nhiều câu hỏi từ Phật - và nó giống như chiếc búa, nó có vẻ tàn nhẫn thế, độc ác thế. Nhưng ông ấy nhìn mặt Phật - từ bi vô cùng.
Đến trưa cùng ngày đó một người tới và hỏi, "Có Thượng đế không?"
Phật nói, "Có, có chứ - bao giờ cũng có, bao giờ cũng sẽ có. Tìm và thấy đấy."
Ananda rất phân vân; ông ấy không quên câu trả lời mà Phật đã cho vừa mới buổi sáng, nhưng ông ấy không thể hỏi được vì nhiều người thế đang có đó.
Và trước khi ông ấy có thể hỏi, người khác tới vào chiều tà ngay khi mặt trời đang lặn. Và Phật đang ngồi bên ngoài dưới gốc cây, chỉ quan sát mặt trời lặn và mây đẹp, và người này hỏi, "Có Thượng đế không?"
Phật đơn giản vẫy tay, làm cử chỉ bảo người đó ngồi xuống, và bản thân Phật nhắm mắt lại. Người này làm theo. Họ ngồi trong im lặng vài khoảnh khắc, thế rồi người này đứng dậy. Trời đã tối, mặt trời đã lặn. Người này chạm chân Phật, nói, "Tôi rất biết ơn câu trả lời. Cám ơn thầy nhiều lắm," và đi mất.
Bây giờ Ananda sôi cả người lên. Khi không còn ai ở đó, Ananda hỏi, "Tôi sẽ không thể ngủ được đêm nay chừng nào thầy chưa trả lời cho tôi. Trong một ngày, cùng câu hỏi - và thầy trả lời theo ba cách. Với người thứ nhất thầy nói 'Không, không có Thượng đế.' Với người thứ hai thầy nói, 'Có, có chứ.' Và với người thứ ba thầy đơn giản vẫy tay với tình yêu thế dành cho anh ta để ngồi xuống và nhắm mắt. Thầy chẳng nói gì với anh ta, nhưng cái gì đó phải đã xảy ra, bởi vì người này rơi vào trong im lặng sâu sắc, người này chạm chân thầy, người này cám ơn thầy về câu trả lời của thầy, mặc dầu tôi có đó và thầy đã không trả lời chút nào. Cái gì diễn ra? Thầy đã thách đố tôi lắm đấy."
Phật nói, "Không câu trả lời nào được nêu cho ông. Sao ông phải phân vân? Đó là câu hỏi của họ, đó là câu trả lời của ta, ông không phải là một phần của nó."
Nhưng Ananda nói, "Tôi không điếc, tôi có đó và tôi đơn giản lắng nghe. Và bây giờ ba câu trả lời đó đang làm cho tôi rất hoang mang."
Phật nói, "Người thứ nhất là người tin, người đó tin vào Thượng đế. Người đó đã không thực sự đến để truy hỏi, người đó đã đến để được xác nhận. Người đó muốn niềm tin của người đó đươc ta hỗ trợ, để cho người đó có thể đi và nói cho mọi người, 'Không chỉ tôi tin vào Thượng đế, Phật cũng tin.' Anh ta muốn dùng ta cho chủ định riêng của anh ta, do đó ta phải nói không. Và ta phải rất cứng rắn với anh ta, bằng không anh ta đầy những ý tưởng riêng của anh ta, anh ta sẽ không lắng nghe. Anh ta là học giả, rất quen thuộc với kinh sách - ta có thể nghe thấy tiếng ồn trong đầu anh ta, ta có thể nhìn thấy rối loạn trong bản thể anh ta. Ta phải rất ác và rắn như búa, vì chỉ thế thì mới có khả năng anh ta có thể nghe. Anh ta cần cú choáng. Ta gây choáng anh ta, vì ta không muốn hỗ trợ cho niềm tin của bất kì người nào. Mọi niềm tin đều là giả. Việc biết là vấn đề khác toàn bộ.
"Và người thứ hai là người vô thần, anh ta không tin vào Thượng đế. Anh ta cũng là một học giả, anh ta cũng đầy mọi loại ý tưởng, nhưng anh ta chính là người đối lập với người thứ nhất. Anh ta cũng đã tới với cùng chủ định. Họ là đối lập, kẻ thù, nhưng chủ định là như nhau. Anh ta muốn ta hỗ trợ cho việc không tin của anh ta, việc hoài nghi của anh ta. Đó là lí do tại sao ta phải nói với anh ta một cách có thẩm quyền thế: 'Vâng, có Thượng đế - duy nhất Thượng đế có, và không cái gì khác.' Theo cách đó ta làm tan tành niềm tin của anh ta.
"Và người thứ ba thực sự là người tìm kiếm. Anh ta đã không muốn có câu trả lời, anh ta muốn có kinh nghiệm. Anh ta đã không tới để hỏi - anh ta không có ý tưởng, không định kiến - anh ta đã đi tới cởi mở, sẵn có.
Anh ta mong manh với ta, anh ta là con người của tin cậy lớn lao. Anh ta muốn ta để lộ cái gì đó cho anh ta, do đó ta đã không trả lời anh ta, ta đơn giản nói anh ta ngồi cạnh bên ta. Và, vâng, ông đúng, cái gì đó đã xảy ra..."
... Bởi vì cái gì đó bao giờ cũng xảy ra khi hai người có thể xoay xở ngồi trong im lặng sâu sắc. Và nếu bạn có thể xoay xở ngồi trong im lặng sâu sắc với vị phật, cái gì đó cực kì có giá trị sẽ xảy ra. Im lặng của ông ấy có tính lây nhiễm. Nếu bạn sẵn có và cởi mở, im lặng của ông ấy sẽ rót vào trong bản thể bạn. Nó sẽ như việc tắm; bạn sẽ được tắm trong tâm thức của ông ấy. Bạn sẽ được lau sạch, bạn sẽ được làm thuần khiết. Bụi của bạn sẽ biến mất khỏi tấm gương của bạn. Đột nhiên bạn sẽ có khả năng thấy; mắt bạn sẽ rõ ràng.
"... Cho nên không cho anh ta câu trả lời nào, anh ta đã nhận được câu trả lời. Anh ta đã nhận được câu trả lời của mọi câu trả lời, chính là im lặng. Đó là lí do tại sao anh ta biết ơn thế, đó là lí do tại sao anh ta cúi lạy và chạm chân ta, đó là lí do tại sao anh ta đã cám ơn ta."
Khi bạn tới một Phật hay một Bồ đề đạt ma bạn phải rất tỉnh táo về cách bạn tới. Đừng tới với định kiến, bằng không bạn sẽ hỏi các câu hỏi trẻ con.
Một cậu bé đi tới trường lần đầu tiên và cô giáo giải thích rằng nếu nó muốn đi vào phòng rửa mặt nó phải giơ hai ngón tay.
Cậu bé, trông phân vân, hỏi, "Làm sao dừng được điều đó?"
Nó có ý tưởng trẻ con chắc chắn, nhưng nó phân vân.
"Sao em không cười?" cô giáo hỏi bé Johnny.
"Em không ăn sáng ạ," Johnny đáp.
"Em nghèo thân mến," cô giáo nói. "Nhưng trở về bài học địa lí, Johnny. Biên giới Ba Lan ở đâu?"
"Trong giường với Mẹ - đó là lí do tại sao em đã không có bữa sáng."
Không chỉ trẻ con đầy những ý tưởng trẻ con, cái gọi là người lớn là không khác chút nào. Vâng, họ có tuổi, nhưng không trưởng thành. Họ đã lớn lên về tuổi tác nhưng không lớn lên trong tâm thức. Bạn càng lớn lên về tuổi tác bạn càng tích luỹ nhiều ý tưởng - hiển nhiên: nhiều kinh nghiệm hơn, nhiều lời hơn, nhiều lí thuyết hơn, nhiều ý thức hệ hơn.
Bạn càng trưởng thành trong tâm thức, càng ít ý tưởng, ít triết lí, ít lí thuyết. Thay vì thế im lặng trưởng thành trong bạn. Thận trọng với việc trở nên thông thái; đó là cản trở lớn nhất giữa bạn và chân lí. Tính thông thái lừa bạn, nó làm cho bạn cảm thấy rằng bạn đã biết. Đó là cách hàng nghìn bác học, giáo sư, nhà sư phạm liên tục sống. Tin rằng họ biết, họ chẳng biết gì. Họ đã không vào ngôi đền của trí huệ - họ thậm chí đã không di chuyển hướng tới ngôi đền. Thực ra, họ đang đi theo hướng đối lập. Biết là một điều, và là thông thái chính là cái đối lập của nó. Thận trọng với tính thông thái để cho một ngày nào đó bạn có thể biết.
Vấn đề không phải là tích luỹ thông tin; ngược lại, đó là vấn đề làm trống rỗng tâm trí bạn một cách toàn bộ mọi nội dung của nó. Khi tâm trí trống rỗng, không có gì để nói, không có gì để tin, không có ý tưởng nào về bất kì cái gì, thế thì đột nhiên thực tại được khải lộ ra cho bạn. Trong cái trống rỗng đó, bạn trở thành tấm gương. Là trống rỗng là việc thành tấm gương. Và thế rồi, đơn giản, mọi cái đang đó, được phản xạ trong bạn.
Câu hỏi thứ nhất... Mọi câu hỏi đều ngu xuẩn, nhưng Bồ đề đạt ma rất kiên nhẫn. Biết rằng chúng ngu, ông ấy vẫn trả lời - không trong hi vọng rằng bạn một ngày nào đó sẽ hiểu là cuộc sống không phải là vấn đề hỏi và trả lời. Câu trả lời của ông ấy là tới mức chúng không trả lời câu hỏi của bạn, chúng phá huỷ câu hỏi của bạn.
Đó là cách thức của thầy thực: thầy không trả lời câu hỏi của bạn, thầy đơn giản phá huỷ nó. Cho nên nếu bạn chờ đợi câu trả lời đặc biệt, bạn sẽ bị lúng túng. Nhiều người đã tới từ chư phật với bàn tay trống rỗng chỉ bởi vì họ mong đợi câu trả lời làm sẵn, đặc biệt. Chư phật không làm điều đó. Ngược lại, họ lấy đi câu hỏi của bạn.
Những câu trả lời này chỉ để lấy đi câu hỏi khỏi bạn, để cho bạn có thể được bỏ lại nhiều chỗ hơn sạch sẽ hơn. Những câu hỏi này giống như mây trên trời. Một khi mây này biến mất, cái vô hạn của bầu trời trở thành sẵn có cho bạn với mọi cái đẹp và huy hoàng và vĩ đại của nó.
Câu hỏi thứ nhất:
Thầy gọi tâm trí tham là gì?
Trên bề mặt câu hỏi này có vẻ hoàn toàn được, nhưng nếu bạn quan sát cẩn thận, bản thân người hỏi là tham. Anh ta đang hỏi các câu hỏi: Bồ đề đạt ma trả lời một câu; ông ấy thậm chí đã trả lời nó và các câu hỏi khác bật ra. Và câu hỏi khác bật ra không là gì ngoài phát biểu mới của câu hỏi cũ.
Không phải là có 'tâm trí tham'; tâm trí là tham. Tham và tâm trí không phải là hai điều, tham là bản chất của tâm trí. Tâm trí là tham bởi vì nó muốn tích luỹ ngày càng nhiều hơn. Đó có thể là tiền, đó có thể là quyền, đó có thể là tri thức, đó có thể là hành vi tốt, đức hạnh, nhưng dù đó là bất kì cái gì, tâm trí là tham. Nó muốn tích luỹ ngày càng nhiều hơn, nó sợ trống rỗng, bởi vì trong trống rỗng tâm trí biến mất, bay hơi. Chỉ khi bạn bị làm rối tung lên với những đồ đạc không cần thiết...
Mới hôm nọ tôi đã nhìn vào hồ sơ chụp ảnh nhà của Sigmund Freud. Nó thực sự là cái gì đó đáng đi vào. Toàn thể nhà dường như rối tung lên với các đồ vật tới mức người ta phải tự hỏi làm sao Sigmund Freud xoay xở sống được trong nó. Không có không gian chút nào. Thậm chí trong phòng nghiên cứu của ông ấy có ít nhất một trăm cái tượng, lớn nhỏ; nó giống như bảo tàng. Đồ nọ đồ kia chồng chất mọi chỗ. Người ta phải rất cẩn thận và thận trọng với việc đi lại trong phòng ông ấy, bằng không cái gì đó sẽ đổ; bạn sẽ loạng choạng va phải cái gì đó. Sống trong căn phòng như vậy là chỉ báo về tâm trí ông ấy - tâm trí tham. Không chỗ nào trong phòng chỉ dẫn trạng thái bên trong của ông ấy, không có chỗ ở đó nữa. Sigmund Freud là một người rất thông thái.
Xem qua cuốn sách đó, tôi trở nên ngày càng tiếc cho con người đáng thương này. Ông ấy đã phải sống loại cuộc sống nào vậy? Nó phải đã là cơn ác mộng dài dài. Bất kì cái gì phải được trình bày cho ông ấy - cần thiết, không cần thiết - ông ấy tích lại. Ít nhất phòng nghiên cứu của người ta phải thoáng đãng - phòng của ông ấy như cửa hàng. Ông ấy ngồi trong ghế và trên bàn có năm mươi bức tượng, và ông ấy đọc ở đó. Bao nhiêu thứ làm sao lãng ông ấy! Và trên tường, toàn tranh và lịch - tất cả các bức tường đều được phủ kín. Và bao nhiêu là bàn và ghế! Ông ấy sống dường như sợ trống rỗng. Ông ấy rất sợ chết.
Người ta nói rằng thậm chí nhắc tới từ chết cũng đủ làm cho ông ấy bị choáng. Hai hay ba lần ông ấy đã bị ngất đi bởi vì ai đó bắt đầu nói về chết; thực tế bị ngất, ngã từ ghế xuống đất. Sợ chết thế sao? Điều đó đơn giản có nghĩa là ông ấy phải đã sợ trống rỗng nữa, bởi vì chết và trống rỗng là một.
Tại sao bạn tích luỹ nhiều thứ thế, tại sao bạn tích luỹ nhiều ý tưởng thế? Chỉ để cứ cảm thấy rằng bạn là đầy. Mọi người ăn quá nhiều chỉ để cảm thấy đầy, mọi người thường xuyên chuyển từ đám đông này sang đám đông khác. Mọi người là thành viên của các tôn giáo - tức là, thành viên của các đám đông - thành viên của các câu lạc bộ, thành viên của các đảng chính trị... Một người là người Rotarian, và người đó là người Ki tô giáo hay người Hindu, và người đó cũng thuộc về đảng phái chính trị này hay nọ: người đó liên tục đi từ đám đông này sang đám đông khác, người đó giữ cho bản thân mình bận, để cho người đó không bao giờ trở nên nhận biết về trống rỗng bên trong.
Trống rỗng bên trong dường như giống rơi vào trong vực thẳm, vực thẳm không đáy. Cho nên mọi người cứ chất đầy bản thân họ bằng bất kì cái gì; đó là tham. Tham chẳng liên quan gì tới tiền như vậy, bất kì cái gì bạn liên tục rót vào bản thân bạn đều là tham. Và không có 'tâm trí tham' đâu; tâm trí là tham rồi.
Berkowitzặp một cô gái tóc hung đẹp và thử làm cho cô ấy bay về nhà với mình tới New York.
"Đến với anh đêm nay và anh sẽ mua cho em chiếc áo lông chồn," Berkowitz đề nghị.
"Em có hai áo lông chồn treo trong buồng rồi."
"Một xe Buick bỏ mui được?"
"Vậy em làm gì với xe Cadillac của em?"
"Thôi được, anh sẽ cho em vòng tay kim cương lộng lẫy."
Cô ấy chìa đá quí trên cổ tay mình ra: "Đã có một cái đây này. Tuy nhiên, em sẵn lòng xem xét một số tiền mặt có số lượng lớn."
"Rất tiếc," Berkowitz nói, "đó là điều anh không thể có để bán sỉ!"
Mọi tâm trí đều là người Do Thái, nhớ lấy; là người Do Thái không liên quan gì tới giống nòi. Chỉ có hai kiểu người trên thế giới: người Do Thái và chư phật. Bất kì ai tham đều là người Do Thái. Nó là phẩm chất - không liên quan tới dòng máu.
Một thanh nữ lấy một ông già. Ông chồng bị cảm biến chứng thành viêm phổi. Ông ấy lập tức được đẩy vào bệnh viện và được đặt vào trong ống thở ô xit. Biết rằng mình khó qua khỏi, ông ấy gọi vợ mình tới bên cạnh và nói, "Tờ di chúc là hợp lệ. Cổ phiếu và trái phiếu và chứng khoán ở trong hầm an toàn. Nhưng đây là cái gì đó không ai khác biết. Có một chỗ cất giấu an toàn trong góc gác mái, với hai trăm nghìn đô la tiền mặt. Chìa khoá được buộc ở đáy ngăn kéo chạn bát của anh. Gloria thân yêu! Sao em bóp ống ô xi thế?"
Mọi người sẵn sàng giết người, mọi người sẵn sàng bị giết vì tham. Những người này là gì: Genghis Khan, Tamburlaine, Alexander, Napoleon, Adolf Hitler, Josef Stalin, Mao Trạch Đông? Những người này là gì? Tham được nhân lên, tham phát điên. Toàn thể nỗ lực là: làm sao quên cái trống rỗng bên trong.
Và bạn không thể phá huỷ cái trống rỗng bên trong được; nó là chính bản thể bạn. Bạn có thể che đậy nó bằng các sự vật, nhưng sớm hay muộn bạn sẽ phải đương đầu với nó. Và tốt hơn cả là bạn đương đầu với nó sớm hơn. Chết sẽ làm lộ nó ra cho bạn, nhưng thế thì sẽ quá trễ - bạn có thể không có khả năng làm được gì nữa. Chết nhất định làm lộ nó ra cho bạn. Mọi tích luỹ của bạn sẽ không ích gì. Chết sẽ làm cho bạn nhận biết rõ ràng rằng tay bạn trống rỗng - không chỉ tay bạn, bản thể bạn cũng trống rỗng. Chết là cú choáng bởi vì nó làm lộ ra cái trống rỗng của bạn và phá huỷ ảo tưởng của bạn về việc là đầy.
Thiền nhân đi tới kinh nghiệm này trước cái chết. Đó là bắt đầu của biến đổi. Bạn bắt đầu biết cái trống rỗng của bạn, và bạn càng biết nó nhiều bạn càng ngạc nhiên hơn: nó là trống rỗng theo nghĩa là không có gì của thế giới bên ngoài mà bạn đã quen thuộc. Vâng, theo nghĩa đó nó là trống rỗng, nhưng khi bạn đi sâu hơn vào trong nó, bạn bắt đầu cảm thấy rằng nó cũng là đầy, viên mãn. Nó trống rỗng thế giới nhưng tràn đầy Thượng đế. Kinh nghiệm đầu tiên về nó sẽ là việc nó là trống rỗng, và kinh nghiệm thứ hai là việc nó tràn đầy Thượng đế.
Người hỏi này hỏi Bồ đề đạt ma:
Thầy gọi tâm trí tham là gì?
Bồ đề đạt ma đơn giản nói:
Nó là tâm trí của dốt nát.
Bởi vì bạn không biết bản thân bạn, đó là lí do tại sao bạn tham. Nếu bạn biết bản thân bạn, bạn sẽ biết cái đẹp của trống rỗng, cái sạch sẽ của trống rỗng, cái thuần khiết hoàn toàn của trống rỗng. Khi cái trống rỗng nở hoa trong bạn, bạn sẽ biết sự viên mãn của nó nữa, sự tràn đầy của nó nữa. Bạn sẽ đầy trống rỗng, và đó là tràn đầy duy nhất mà cái chết không thể phá huỷ được. Nhưng với điều đó một việc là cần: rằng bạn phải không là kẻ dốt.
Ông ấy ngụ ý gì bởi dốt nát? Những người này đang hỏi ông ấy các câu hỏi không phải là người dốt, họ là những người thông thái. Câu hỏi của họ chỉ ra điều đó. Tâm trí tham là gì? Họ phải đã đọc nó trong kinh sách, họ phải đã nghe nói về nó, họ phải đã thảo luận về nó. Vô ngã là gì? Tâm trí vô thực thể là gì? Nhìn vào các câu hỏi của họ đi - những câu hỏi siêu hình lớn lao. Họ không phải là người dốt nát theo nghĩa họ không biết gì, họ là người dốt nát theo nghĩa là họ biết quá nhiều mà chẳng biết chút nào. Họ đầy tri thức nhưng không có việc biết nào. Thế giới đầy những người dốt nát như thế.
Các nhà huyền môn Ki tô giáo đã chia mọi người thành hai phân loại, phân loại hay: loại thứ nhất họ gọi là người dốt nát thông thái, và loại thứ hai họ gọi là hiểu biết dốt nát. Có kiểu tâm trí nào đó mà rất thông thái và dốt nát. Và cũng có vô trí nào đó, hoàn toàn dốt nát và vậy mà hiểu biết: đó là tâm trí của phật. Bạn có thể gọi nó là vô trí hay tâm trí, không thành vấn đề bạn gọi nó là gì, nhưng nhớ tới phẩm chất: nó không bị chất vào từ bên ngoài. Cái gì đó đã trào lên từ bên trong. Nó đã về tới nhà.
Người thông thái liên tục chơi với lời. Họ dùng những lời hay: Thượng đế, thiên đường, cuộc sống, cái đẹp, chân lí, phúc lạc. Và mọi lời đều trống rỗng với họ. Họ không biết gì về cái đẹp, không biết gì về phúc lạc. Bất kì cái gì họ nghĩ họ biết đều nhất định là sai, bởi vì họ chỉ nghe nó từ người khác. Đây là các ý kiến họ mang theo, không phải là kinh nghiệm.
Thỉnh thoảng ngay cả người dốt, cái gọi là người dốt, dân làng, người nguyên thuỷ, có nhiều nghĩa hơn nhiều trong từ của họ bởi vì họ không biết nhiều từ. Họ không khéo với từ, vốn từ của họ rất giới hạn, nhưng vốn từ của họ có ý nghĩa bởi vì họ là những người thực tế. Bất kì cái gì họ đã học đều từ kinh nghiệm. Họ có phẩm chất trí huệ nào đó. Bạn có thể thấy điều đó trong nông dân, người làm vườn, trong dân làng. Và khi bạn đi sâu hơn vào rừng rậm, bạn sẽ thấy người nguyên thuỷ, những người đã không biết tới Kinh Thánh, may mắn sao, người đã không nghe nói tới Gita, may mắn sao, người không biết gì về Vedas và Koran, người không biết gì về cách viết và cách đọc, nhưng trong mắt họ bạn sẽ thấy sự sáng tỏ.
Tôi đã sống với phần lớn những người phức tạp, có văn hoá nhất - các viện sĩ, giáo sư, tiến sĩ văn chương - và tôi đã sống với những người nguyên thuỷ nữa, rất nguyên thuỷ. Vài người trong số họ đã không thấy xe hơi hay tàu hoả. Họ không biết gì về phim ảnh, radio, ti vi. Họ vẫn đang sống dường như thế giới đã không đổi trong mười nghìn năm. Nhưng nếu bạn nhìn vào mắt họ, chúng trong như pha lê. Chúng không nói nhiều, nhưng bất kì cái gì họ làm dường như có trọng lượng hơn điều các tiến sĩ văn chương và tiến sĩ khoa học của bạn nói, vì bất kì cái gì người nguyên thuỷ nói đều tới từ kinh nghiệm riêng của họ. Nó không rất nhiều, nhưng ngay cả một giọt nhỏ nhất kinh nghiệm riêng của bạn còn nhiều hơn nhiều cả đống tải trọng tri thức vay mượn.
Quan toà nhìn xuống người nông dân đang kiện vợ mình đòi li dị với cớ cô ấy là đồng rục.
"Một phút đã, Luther," quan toà ngắt lời, "từ đó áp dụng cho đàn ông, và nó phải là đồng dục."
Luther lắc đầu một cách bướng bỉnh. "Không, thưa toà, thưa quí toà, tôi ngụ ý đồng rục. Vợ tôi là kẻ dễ dãi hạng bét!"
Bây giờ, anh ta đã tạo ra một từ mới: đồng rục; nó có nhiều nghĩa hơn, nó được bắt rễ trong kinh nghiệm của anh ta. Bạn sẽ không tìm thấy nó trong từ điển bách khoa toàn thư Encyclopedia Britannica, nhưng điều anh ta nói không dựa trên trí thức mà dựa trên việc biết của anh ta, kinh nghiệm của anh ta.
Người hỏi này dường như là người thông thái:
Thầy gọi tâm trí tham là gì?
Bồ đề đạt ma đơn giản trả lời trong một câu:
Nó là tâm trí dốt nát.
Dường như là ngay cả Bồ đề đạt ma đang bị mệt mỏi chút ít về tất cả những câu hỏi ngu xuẩn này.
Câu hỏi thứ hai: Thầy gọi tâm trí vô ngã là gì?
Bây giờ, đó lại là cùng trò chơi. Bản ngã tham: tham là bản ngã. Đó là cách người thông thái trở nên rất tinh ranh và láu lỉnh với lời. Anh ta không quan tâm chút nào tới điều Bồ đề đạt ma đã nói. Anh ta lại đem cùng câu hỏi đó vào theo dạng khác.
Thầy gọi tâm trí vô ngã là gì?
Những người này cần thực sự bị đánh đau. Và Bồ đề đạt ma phải đã ở trong tâm trạng rất rất lịch sự hôm đó, phải đã không trong sự bình thường của ông ấy, cái ta thông thường của ông ấy - có thể buổi sáng đó rất đẹp và chim đang hót và tia sáng mặt trời chiếu tới qua cây - bằng không ông ấy chắc đã đánh cho người này rồi. Ông ấy không phải là loại người sẽ liên tục trả lời những câu hỏi ngu xuẩn. Và phần lớn các câu hỏi là câu hỏi bạn liên tục đem tới lặp đi lặp lại trong các hình dạng mới. Điều đó đơn giản có nghĩa là bạn đã không nghe câu trả lời.
Hai gái gọi ngồi cùng nhau tại một quán rượu sang trọng và người phục vụ quán, không hỏi han gì, đã phục vụ cho họ hai chai bia với thương hiệu tách biệt của họ. Các cô gái ngạc nhiên và hỏi anh ta làm sao anh ta biết họ đã muốn gì.
"Ấy à, tôi là một người phục vụ thông minh mà, có vậy thôi," anh ta đáp.
"Vớ vẩn!" các cô gái trả lời. "Anh chỉ đoán điều chúng tôi sẽ gọi, chỉ đoán..."
"Ồ, vậy sao? Nhìn anh chàng kia vừa vào đấy? Anh ta sẽ gọi rượu Scotch. Bây giờ nhìn nhé, tôi sẽ tới và hỏi anh ta."
Để đủ chắc, khách hàng mới đặt một cốc rượu Scotch có đá, làm cho các cô gái chưng hửng.
"Người phục vụ thông minh đây, tốt hơn cả là tin vào điều đó!" anh phục vụ nói khi anh ta đi qua các cô gái lần nữa. Một chốc sau, khi việc kinh doanh chậm lại, người đứng quầy nghiêng qua quầy sang phía hai cô gái gọi.
"Này," anh ta hỏi một cách bí mật, "tôi bao giờ cũng muốn hỏi câu hỏi này. Gái mãi dâm có bao giờ mang thai không?"
"Sao," một trong các cô gái nhanh chóng trả lời, mỉm cười với người kia, một cách có chủ ý, "chắc chắn họ có chứ. Anh nghĩ tất cả những người phục vụ quầy thông minh đi ra từ đâu được!"
Và tôi nghĩ rằng các học giả cũng tới từ cùng một nguồn thôi. Học giả thông minh, hỏi câu hỏi thông minh. Thực ra câu trả lời của Bồ đề đạt ma phải đã có vẻ rất nghèo nàn với người hỏi, vì ông ấy đơn giản nói:
Nó là tâm trí dốt nát.
Đây là loại câu trả lời gì vậy? Dường như ông ấy đơn giản né tránh câu hỏi. Người hỏi này lại đem cùng câu hỏi đó vào trong dạng mới:
Thầy gọi tâm trí của tính vô ngã là gì?
Bồ đề đạt ma nói:
Nó là tâm trí của thanh văn, đệ tử thực tại của Phật.
Đây là câu trả lời hay - đáng nhớ - bởi vì đây là điều bạn đang cố làm ở đây. Bồ đề đạt ma nói: "Thanh văn." Cũng như tôi gọi các đệ tử của tôi là sannyasins, đệ tử của Phật được gọi là thanh văn. Nó là từ hay, nó có nghĩa là người có khả năng nghe, người có khả năng lắng nghe, người có thể lắng nghe trong im lặng; đó là thanh văn: người có thể lắng nghe chăm chú, toàn bộ tới mức ngay cả trước khi lời được thốt ra người đó đã nghe thấy chúng.
Vâng, điều đó bắt đầu xảy ra. Nó đang xảy ra ở đây. Nhiều thư gử tới tôi nói, "Osho ơi, thầy đang làm gì? Trước khi thầy thốt ra lời, tôi đã nghe thấy nó." "Trước khi tôi hỏi câu hỏi," nhiều người viết cho tôi, "thầy đã trả lời nó rồi." Đây không là gì ngoài quá trình đơn giản của giao cảm.
Dù bạn viết câu hỏi hay không, không thành vấn đề gì mấy, nó nhất định được trả lời. Thỉnh thoảng bạn viết nó ra tôi có thể không trả lời nó. Nhưng khi bạn không viết nó ra, tôi nhất định trả lời nó, bởi vì bạn đã tin cậy tôi. Bạn đang chờ đợi câu trả lời mà không hỏi nó - làm sao tôi có thể quên bạn được? Và, dần dần, dần dần, khi bạn trở nên thân thiết hơn và gần tôi hơn, trước khi tôi nói cái gì nó sẽ được nghe thấy. Đó là việc là một thanh văn.
Bồ đề đạt ma nói:
Nó là tâm trí của thanh văn...
Vô ngã là bản tính của thanh văn, của đệ tử.
… đệ tử thực tại của Phật.
Ông ấy phải đã thêm từ thực tại, bởi vì có nhiều người giả vờ là đệ tử nhưng không là đệ tử. Điều đó xảy ra gần như mọi ngày. Trong buổi darshan tối mọi ngày đều có vài người, những người chỉ giả vờ là đệ tử, và không phải. Khi tôi chạm vào con mắt thứ ba của họ, không có gì cả, không rung động. Khi một đệ tử thực tới tôi và tôi chạm vào con mắt thứ ba của người đó, có kết nối năng lượng. Tôi trở nên được cắm vào anh ta, anh ta trở nên được cắm vào tôi: lập tức việc trao đổi năng lượng xảy ra. Nó là việc trao đổi sinh lực thực tại. Nhưng vài người tới, tôi chạm vào con mắt thứ ba của họ... nhưng họ chỉ là người giả vờ, họ không phải là đệ tử.
Khi một đệ tử cúi lạy và chạm chân tôi, ngay lập tức có trao đổi năng lượng. Chân tôi có thể lập tức cảm thấy cái chạm của người đó. Nó không chỉ là cái chạm của tay người đó, toàn thể cuộc sống của người đó đang rót vào đó. Nhưng thế rồi có người khác, người đơn giản chạm như một nghi thức. Cái chạm của họ là xấu, trái tim họ không có trong nó.
Trong phiên kết thúc cùng điều đó xảy ra. Có nhiều người bị xúc động tới chỗ rất sâu của họ. Yogi và Rakesh phải mang họ đi. Họ xúc động, chấn động, họ trở thành linh động tới mức họ không thể di chuyển được theo cách riêng của họ. Họ không thể bước lại về chỗ họ được. Họ phải được mang đi.
Nhưng thế rồi có vài người với họ chẳng cái gì đã xảy ra. Họ tới trống rỗng, họ đi trống rỗng. Santosh đã ở đây một ngày cho buổi kết thúc và không cái gì đã xảy ra cho anh ta - vì không cái gì có thể xảy ra chừng nào bạn chưa ở trong tâm trạng buông xuôi. Nếu bạn không trong tâm trạng vô ngã, không cái gì là có thể. Tôi không thể áp đặt cái gì lên bạn được. Tôi có thể trút ra, nhưng bạn phải cởi mở để nhận nó. Không cái gì đã xảy ra. Và khi Yogi tới giúp anh ta, anh ta ra dấu hiệu bằng tay rằng "không cần giúp tôi đâu," anh ta bước về chỗ của anh ta. Anh ta phải đã nghĩ rằng anh ta đang làm cái gì đó lớn lao - anh ta không cần giúp đỡ nào cả. Nhưng tôi cảm thấy tiếc cho anh ta. Ngày anh ta cần được mang đi bởi Yogi sẽ là ngày trọng đại trong đời anh ta.
Thanh văn là người đã thực sự buông xuôi theo thầy. Dù người đó ở cùng với Jesus hay với Gautama hay với Mahavira hay với tôi, không thành vấn đề. Bất kì ai đã tới trong đời bạn như vị phật, như người chứng ngộ, với người đó việc buông xuôi của bạn phải toàn bộ.
Bồ đề đạt ma nói: Đó là tâm trí của tính vô ngã, buông xuôi. Bạn không còn đó, bạn cho phép thầy có sở hữu toàn bộ bản thể bạn. Bạn cho thầy toàn bộ không gian, không giữ lại cái gì. Bạn đơn giản phơi bày bản thân bạn. Bạn nói, "Bất kì cái gì thầy muốn làm, xin làm đi. Nếu thầy muốn giết tôi, giết đi. Tôi sẵn sàng." Bạn đã đơn giản cúi đầu bạn xuống; nếu chiếc kiếm của thầy giáng xuống đầu bạn, bạn sẽ biết ơn, bạn sẽ không rụt lại.
Nhưng người hỏi này không lắng nghe mọi điều này. Anh ta liên tục hỏi một cách đãng trí; bằng không, chân lí sâu lắng thế... làm sao bạn có thể liên tục hỏi cái gì thêm được?
Ngay lập tức, câu hỏi thứ ba:
Thầy gọi tâm trí vô thực thể là gì?
Bây giờ, nó là cùng câu hỏi: tính vô ngã hay vô thực thể. Nhưng từ bi của thầy bao giờ cũng mênh mông. Bồ đề đạt ma nói:
Nó là tâm trí của hiền nhân người không có kết nối nào với giáo huấn của Phật, nhưng tự mình khám phá ra chân lí của vô thực thể.
Nếu bạn ngẫu nhiên gặp phật, bạn có thể có quan hệ với ông ấy theo hai cách: một cách là qua giáo huấn của ông ấy, cách kia là qua bản thể ông ấy. Nếu bạn trở nên có quan hệ với giáo huấn của ông ấy, bạn sẽ trở nên thông thái và bạn sẽ trở nên bản ngã hơn. Bạn sẽ bắt đầu nghĩ, rằng "Mình rất đặc biệt, đệ tử của Phật," rằng "Mình được đặc quyền," rằng "Mình không là người thường." Bạn sẽ trở nên bản ngã hơn. Nếu bạn trở nên có quan hệ chỉ với giáo huấn thế thì điều này sẽ xảy ra.
Nhưng nếu bạn trở nên có quan hệ với bản thân thầy giáo... Thầy giáo là vô thực thể. Không có người nào bên trong phật như một người, ông ấy chỉ là sự hiện diện. Bạn có thể cảm thấy ông ấy, nhưng bạn không thể chạm vào ông ấy được. Bạn có thể thấm đẫm tâm linh ông ấy, bạn có thể uống từ cái chén của ông ấy, nhưng nó tất cả là hiện tượng vô hình. Nếu bạn lắng nghe chư phật, thế thì thông điệp nền tảng nhất là: Là ánh sáng lên bản thân mình. Đừng lệ thuộc vào người khác, đừng theo người khác, bởi vì cốt lõi tối thượng của bản thể bạn phải được khám phá chỉ bởi bạn. Chư phật chỉ có thể chỉ ra con đường, nhưng bạn phải đi nó. Không ai có thể đi nó hộ bạn, điều đó là không thể được. Điều đó không thể được thực hiện nhân danh bạn.
Bồ đề đạt ma nói:
Nó là tâm trí của hiền nhân người không có kết nối nào với giáo huấn của Phật, nhưng tự mình khám phá ra chân lí của vô thực thể.
Bạn có thể bắt đầu tin vào ý tưởng về vô thực thể nếu bạn trở nên bị thuyết phục về giáo huấn của vị phật, nhưng điều đó sẽ chỉ là tri thức - nghèo nàn, vô nghĩa, gánh nặng, tù túng; nó sẽ không giải thoát bạn. Nhưng nếu bạn hiểu thông điệp này, nếu bạn là một thanh văn, nếu bạn lắng nghe thông điệp này, tới chính trái tim của nó, nhịp tim đập của nó, nếu bạn đập rộn ràng cùng bản thể của phật và bạn thấy điểm rằng phật chỉ là tác nhân xúc tác... Ông ấy sẽ không làm cái gì cho bạn cả, nhưng sự hiện diện của ông ấy có thể khuấy động bạn, có thể làm lẩy cò cái gì đó trong bạn và thế rồi bạn đi theo cách riêng của bạn.
Bạn sẽ phải đi tới cốt lõi bên trong nhất của bạn một mình, tuyệt đối một mình. Đó là lí do tại sao điều được nói bởi Thiền nhân là: Nếu ông gặp phật trên đường, giết ông ta ngay lập tức - bởi vì bạn phải đi một mình tới mức ngay cả vị phật cũng không có, thậm chí cả thầy bạn cũng không có đó trong kinh nghiệm tối thượng.
Vâng, trước điều đó, chỉ một bước trước điều đó, bạn sẽ phả đi khỏi thầy nữa; bạn sẽ phải nói lời tạm biệt. Chỉ một bước trước bước nhảy tối thượng, với lòng biết ơn lớn lao, đệ tử nói lời tạm biệt và lấy cú nhảy. Nhưng cú nhảy đó phải là một mình, nó là "chuyến bay của một mình tới một mình," như Plotinus gọi nó.
Nhưng người hỏi không quan tâm chút nào tới những câu trả lời này. Anh ta quá bận với lời riêng của mình. Trong khi Bồ đề đạt ma đang trả lời, anh ta phải làm ra câu hỏi khác.
Câu hỏi thứ tư:
Thầy gọi tâm trí không có hiểu biết đặc biệt, và cũng không có ảo tưởng đau đớn là gì?
Đây là cùng những câu hỏi được hỏi đi hỏi lại - mặc dầu chúng chắc chắn được hình thành theo những cách khác nhau - nhưng người hỏi nghĩ rằng mình đang hỏi câu hỏi khác.
Thầy gọi tâm trí không có hiểu biết đặc biệt, và cũng không có ảo tưởng đau đớn là gì?
Trước khi người ta trở thành phật có một thời kì, một kẽ hở, một khoảng hở. Giữa người thường, vô ý thức và vị phật có ý thức, có một kẽ hở nhỏ khi bạn không còn vô ý thức, không còn trong những hình mẫu và cấu trúc cũ của bạn, khi động thái cũ đã biến mất nhưng cái mới còn chưa xuất hiện.
Nó là chính khoảnh khắc trước khi mặt trời mọc: đêm đã qua, ngôi sao cuối cùng đã biến mất, nhưng mặt trời còn chưa lên. Nó toàn ánh sáng, bóng tối không còn đó nữa, nhưng là ánh sáng rất khuếch tán bởi vì mặt trời còn chưa mọc. Vài khoảng khắc đó là những khoảnh khắc khi một người được gọi là bồ tát, người sẵn sàng trở thành phật vào bất kì lúc nào. Bất kì khoảnh khắc nào đường chân trời sẽ trở thành đỏ và mặt trời sẽ mọc lên. Nó không xa xăm, nó ngay cận kề; ngôi sao cuối cùng đã biến mất, không có dấu vết của đêm ở bất kì chỗ nào. Ở phương Đông khoảng thời gian đặc biệt này được gọi là sandhya - và bạn sẽ ngạc nhiên mà biết, ở phương Đông lời cầu nguyện cũng được gọi là sandhya. Sandhya nghĩa là thời gian ở giữa.
Có hai thời gian đặc biệt cho cầu nguyện. Vào buổi sáng, sáng sớm, khi mặt trời còn chưa mọc và đêm không còn nữa, chính khoảng hở đẹp đó khi thay đổi lớn đang xảy ra - đêm biến thành ngày - đó là khoảnh khắc của cầu nguyện. Hay trong đêm, khi mặt trời đang lặn, nó vừa mới đi xuống dưới đường chân trời và ngôi sao đầu tiên còn chưa xuất hiện, lúc đó nữa cũng được gọi là sandhya. Hai khoảnh khắc này được coi là rất có triển vọng, rất thiêng liêng bởi lí do nào đó: chúng biểu tượng hoá cho quá trình bên trong của bạn; chúng là những khoảng khắc của bồ tát.
Trước khi ai đó trở thành phật, người đó trở thành bồ tát. Từ bồ tát về nghĩa đen nghĩa là vị phật về bản chất. Khi mặt trời còn chưa mọc lúc đó về bản chất là buổi sáng, điều đó sắp xảy ra trong vòng vài giây, điều đó là không tránh khỏi bây giờ. Khi người ta là bồ tát, phật tính là không tránh khỏi. Trong khoảng hở đó, điều này xảy ra.
Người hỏi này hỏi:
Thầy gọi tâm trí không có hiểu biết đặc biệt …
Trong khoảng hở này không có hiểu biết đặc biệt, bởi vì vị phật còn chưa xuất hiện.
…và cũng không có ảo tưởng đau đớn là gì?
Nhưng mọi ảo tưởng đau đớn đã biến mất bởi vì đêm qua rồi. Ngôi sao cuối cùng đã mất. Đây là khoảnh khắc đẹp, nhưng rất sợ hãi nữa. Bạn gần như ở trạng thái lấp lửng, treo giữa hai thế giới, hai thế giới khác toàn bộ. Nếu bạn không ở cùng thầy, bạn có thể trở nên hoảng sợ tới mức bạn có thể rơi lại vào hình mẫu cũ, bởi vì ít nhất đã có cái gì đó để bám vào, để giữ lấy. Ít nhất bạn biết cái gì đó. Nó có thể chỉ là thông thái, nhưng cái gì đó có đó mà bạn đã biết. Bây giờ bạn không biết gì, không cái gì đặc biệt.
Khe hở có thể rất rất đáng sợ. Nó là vậy. Thầy không bao giờ được cần tới nhiều hơn trong khe hở này, bởi vì thầy có thể cầm tay bạn, thầy có thể thuyết phục bạn chờ đợi thêm chút nữa, thầy có thể kể cho bạn câu chuyện riêng của thầy, rằng "điều này đã xảy ra cho ta và điều này bao giờ cũng xảy ra cho những người đã trở thành chư phật. Đây là quá trình cần thiết. Đừng lo nghĩ. Chỉ thêm vài phút nữa và mặt trời sẽ ở trên đường chân trời, và bạn sẽ đầy ánh sáng. Đừng sợ. Đi tiếp đi, đi tới."
Câu trả lời hay thế, câu trả lời hàm súc thế, nhưng người hỏi lại tiếp tục. Anh ta thậm chí không thiền, anh ta thậm chí không để chút thời gian để cho câu hỏi mà anh ta đã nêu ra và câu trả lời mà Bồ đề đạt ma đã trao cho có thể có gặp gỡ. Anh ta không cho bất kì cơ hội nào cho câu trả lời của Bồ đề đạt ma chìm vào sâu trong tim anh ta. Bồ đề đạt ma kết thúc câu trả lời này, anh ta lập tức mang câu hỏi khác tới.
Câu hỏi thứ năm: Thầy gọi tâm trí có cái không để biết và cũng có cái không để nhận ra là gì?
Bây giờ dường như Bồ đề đạt ma cũng mệt rồi:
Không trả lời từ Bồ đề đạt ma - cho câu hỏi này, hay có thể đây là câu trả lời của ông ấy, thấy rằng người này không thể hiểu được lời, rằng người này sẽ cứ tiếp tục mãi mãi, tới vô hạn, phát ngán. Người này sẽ không dừng lại đâu; anh ta sẽ liên tục tạo ra cùng câu hỏi lặp đi lặp lại. Có thể nếu lời không thể giúp ích, thế thì im lặng có thể có ích nào đó. Bồ đề đạt ma vẫn còn im lặng. Có thể im lặng sẽ quấy rối anh ta, có thể trong im lặng anh ta sẽ có khả năng nghe. Ít nhất anh ta sẽ phải ghi chép về nó, rằng Bồ đề đạt ma đã không trả lời câu hỏi này. Có thể im lặng bất thần... Mãi cho tới giờ ông ấy đã trả lời; có thể im lặng đột nhiên sẽ thức tỉnh anh ta. Nhưng điều đó dường như không xảy ra.
Bồ đề đạt ma phải đã thấy rằng lời không thể giúp được cho anh ta và im lặng cũng không thể giúp được cho anh ta, bởi vì khi Bồ đề đạt ma vẫn còn im lặng người này phải đi ngày càng nhiều hơn trong tâm trí anh ta. Không bận bên ngoài, cho nên anh ta phải đã trở nên bận hơn bên trong. Do đó sau một lúc Bồ đề đạt ma nói tiếp theo cách riêng của ông ấy, không đợi câu hỏi của anh ta. Có thể điều đó có thể giúp cho anh ta, có thể điều đó sẽ trả lời câu hỏi đang nảy sinh trong tâm trí anh ta. Cho nên Bồ đề đạt ma không đợi câu hỏi của anh ta được nêu ra nữa, ông ấy bắt đầu trả lời. Phỏng có ích gì mà đợi câu hỏi của anh ta? Anh ta đã hiểu lầm lời.
Những người rất thông minh bao giờ cũng sẽ hiểu lầm lời. Lời có thể có nhiều nghĩa, nhiều hàm nghĩa, bạn bao giờ cũng có thể tìm ra cách diễn giải mới của riêng bạn.
Người đàn bà đang đi xe bus giật mình khi một giáo sư nổi tiếng vừa lên xe bus ngồi đối diện với bà ấy mà chim vẫn còn thò ra.
"A hèm!" bà ấy nói the thé, chỉ một cách kinh tởm tới bộ phận xúc phạm. "A hèm!" bà ấy nhắc lại to hơn, khi người đàn ông không đáp ứng.
Sau nỗ lực thứ ba bà ấy nghiêng người tới và nói, "Thưa giáo sư, tôi xin lỗi, nhưng 'cái' của ông thò ra đấy!"
"Ồ!" ông giáo sư nói, tự chỉnh lại mình, "bà vừa mắt bản thân bà chưa. Nó thò vừa chưa."
Giáo sư là giáo sư - họ khéo với lời. Ông ấy không bị quấy rối chút nào, thay vì thế ông ấy thấy lỗi ở người đàn bà.
Bồ đề đạt ma không đợi. Đầu tiên ông ấy vẫn còn im lặng...
Có một ngạn ngữ Thiền nổi tiếng:
Khi mưa bụi ẩm áo quần tôi,
Tôi thấy phật mà không nhìn.
Khi cánh hoa rụng yên tĩnh,
Tôi nghe tiếng phật mà không nghe.
Nếu bạn là thanh văn, không cần phật nói. Bạn lắng nghe lời ông ấy nếu ông ấy nói, bạn lắng nghe im lặng của ông ấy nếu ông ấy im lặng. Thông điệp của ông ấy là một; dù ông ấy dùng lời hay không là không liên quan. Ngồi, đi, ăn, ngủ, ông ấy thường xuyên toả ra cùng thông điệp.
Và khi bạn đã thực sự trở thành một thanh văn đây là cách bạn cũng sẽ cảm thấy: Khi mưa bụi ẩm áo quần tôi, tôi thấy phật mà không nhìn. Thế thì ở mọi nơi bạn sẽ thấy ông ấy. Mưa bụi rơi lên bạn, và bạn sẽ cảm thấy cái chạm của ông ấy. Gió thổi quần áo bạn, và bạn sẽ cảm thấy sự hiện diện vô hình của ông ấy. Những tia nắng mặt trời ấm, và bạn sẽ cảm thấy từ bi của ông ấy. Khi cánh hoa rụng yên tĩnh, tôi nghe tiếng phật mà không nghe. Chỉ một cánh hoa rụng từ đoá hoa, hay chiếc lá từ cây đang rơi chầm chậm, rơi xuống đất, và bạn sẽ nghe tiếng thì thào của vị phật.
Một khi bạn đã trở nên quen thuộc, một khi bạn đã trở nên hoà hợp với thầy, toàn thể sự tồn tại có cùng mầu. Bạn thấy thầy ở mọi nơi. Toàn thể sự tồn tại trở thành tiếng nói của thầy, thân thể thầy. Thế thì mọi thứ đều nhắc bạn về thầy. Và nhớ lấy, tôi nói điều đó một cách dứt khoát: mọi thứ đều nhắc bạn về thầy. Đứa trẻ khúc khích, và bạn sẽ nhớ tới phật. Một xác chết được mang đi, và bạn sẽ nhớ tới phật. Bất kì cái gì xảy ra quanh bạn, bạn đã trở nên được hoà điệu với thầy tới mức mọi nơi bạn sẽ thấy dấu hiệu của thầy.
Bồ đề đạt ma vẫn còn im lặng, cũng như Phật vẫn còn im lặng với vị khách thứ ba người đến vào buổi tối. Trong vài khoảnh khắc đó cái gì đó đã nhảy từ ngọn lửa của Phật sang người tìm hỏi; người đó cúi mình, tỏ lòng biết ơn, cám ơn ông ấy và đi mất.
Nhưng đây dường như không phải là kiểu người hỏi đó. Anh ta phải quá nặng nề, quá nhiều trong đầu; anh ta không có tim. Thấy điều đó, Bồ đề đạt ma nói theo cách riêng của ông ấy. Phỏng có ích gì? Anh ta sẽ cứ hỏi thôi. Tốt hơn cả là nói mọi điều như chúng vậy. Nếu anh ta hiểu - tốt, nếu anh ta không hiểu, thế thì được kết thúc với nó. Ông ấy nói:
"Tam thân không có hình dạng, do đó người ta thấy nó mà không có việc thấy.
Đây là những lời đầy hàm súc, rất sâu sắc, sâu lắng. Thực tại không có hình dạng. Chân lí không có hình dạng, không có thân thể. Chân lí là không biểu lộ, không hiện thân. Tam thân là từ Phật giáo cho chân lí, thực tại, điều tối thượng, hay bạn có thể dùng từ Thượng đế. Nhưng đó không phải là từ của Phật: ông ấy dùng từ dharmakaya - tam thân.
"Tam thân không có hình dạng, do đó người ta thấy nó mà không có việc thấy.
Cho nên nếu bạn muốn thấy Thượng đế, bạn sẽ phải học nghệ thuật của thấy mà không thấy, bạn sẽ phải học nghệ thuật của việc nhắm mắt lại với thực tại bên ngoài, với thực tại biểu lộ. Bạn sẽ phải nhắm mắt lại để cho bạn có thể đi vào trong chiều không biểu lộ.
Một nhà huyền môn lớn, Palatu, đã nói: Những người mù, chỉ họ mới có thể hiểu ta. Một phát biểu hiếm hoi, một phát biểu hiếm hoi, tôi chưa bao giờ bắt gặp cái gì giống nó ở bất kì đâu. Hàng nghìn nhà huyền môn đã xuất hiện trên thế gian, nhưng điều Palatu nói... Ông ấy là một dân làng: việc nói của ông ấy là nói thẳng. Ông ấy nói: Chừng nào ông chưa mù, ông sẽ không hiểu điều ta nói. Ông ấy ngụ ý cái gì bởi mù? Ông ấy ngụ ý: nếu ông biết cách thấy mà không thấy.
"Pháp không có tiếng…"
Điều tối thượng không có tiếng, không có ngôn ngữ.
"…do đó người ta nghe nó mà không có việc nghe."
Bạn sẽ phải trở nên im lặng tới mức không cái gì khuấy động trong bạn, và thế thì không có việc nghe nó sẽ được nghe thấy. Đây là những nghịch lí. Nhưng bạn càng tới gần với chân lí, nghịch lí càng là kinh nghiệm. Được chuẩn bị để đương đầu với nghịch lí đi. Và nghịch lí đầu tiên mà đệ tử phải đương đầu là: thắng lợi qua buông xuôi. Đó là đương đầu thứ nhất, bởi vì đó là cách tính đệ tử bắt đầu. Bạn buông xuôi theo thầy - và cái đẹp hiếm hoi là ở chỗ trong chính việc buông xuôi đó lần đầu tiên bạn là thắng lợi. Bạn trở thành nô lệ cho thầy và trong việc trở thành nô lệ bạn lần đầu tiên là người thầy riêng của bạn. Bạn chưa bao giờ là thầy cả. Và thế thì con đường đầy những điều ngược đời.
"Huệ không có gì để được biết…"
Huệ nghĩa là hiểu biết tối thượng.
"… không có gì để được biết, do đó người ta biết nó mà không có việc biết. Nếu người đó nghĩ rằng người đó thấy, người đó thấy nó không đầy đủ.
Bởi vì nếu bạn nghĩ "Mình thấy," đó là Mình có đó đó, và sự hiện diện của bạn sẽ là việc gây nhiễu loạn. Bạn là việc gây nhiễu loạn, bạn là rào chắn. Dù bản ngã tinh vi thế nào, dù bản ngã của bạn trở thành trong suốt thế nào, nó vẫn là rào chắn và bạn sẽ nhìn một cách không đầy đủ. Bản ngã phải ra đi toàn bộ, thế thì cái nhìn của bạn là tự do. Thế thì không có rào chắn, không cản trở, không chướng ngại.
"Nếu người đó nghĩ rằng người đó biết nó, người đó không biết nó thấu đáo."
Cho nên nếu một người nghĩ người đó biết nó - 'nó' nghĩa là chân lí, tam thân, Thượng đế, thực tại không biểu lộ - nếu ai đó nghĩ người đó biết nó, thế thì người đó không biết nó một cách thấu đáo.
Trước Phật, Upanishads đã nói: Người nghĩ mình biết, là không biết; và người nghĩ mình không biết, là biết nó. Sau Phật, Socrates nói cùng điều đó trong tiếng Hi Lạp: Ta chỉ biết một điều: rằng ta không biết gì.
Đây là cách tiếp cận tới thực tại: bạn liên tục tan chảy - bạn tan chảy nhiều tới mức không ai tuyên bố tri thức, không ai tuyên bố nhận ra.
"Khi người đó biết nó mà không có việc biết, người đó biết nó một cách đầy đủ."
Gương không nói, "Tôi phản xạ bạn đây." Gương đơn giản phản xạ bạn, có vậy thôi. Gương không tuyên bố cái gì và tâm thức thuần khiết tuyệt đối không tuyên bố cái gì. Mọi tuyên bố đều của bản ngã.
Nếu người ta không biết điều này, người đó không là người biết thực. Nếu người ta nghĩ rằng người đó đang thu được, người đó không thu được toàn bộ. Khi người đó thu được mà không thu được, người đó có mọi thứ.
Đây là điều tôi nói là thắng lợi qua buông xuôi. Mất tất cả đi nếu bạn muốn sở hữu tất cả. Đây là từ bỏ thực, hân hoan thực nữa. Và điều ngược đời tối thượng là ngược đời của hân hoan và từ bỏ. Chết một cách toàn bộ đi nếu bạn muốn được phục sinh.
Nếu người ta nghĩ rằng người đó là đúng, cái đúng của người đó là không hoàn hảo.
Bởi vì cảm thấy rằng "Mình đúng" đơn giản nghĩa là bạn vẫn đang cố là ai đó đặc biệt, người đúng và bạn đang cố chứng minh người khác sai. Toàn thể trò chơi về cao siêu, về linh thiêng hơn ngươi tiếp tục.
Con người thực của đức hạnh là tuyệt đối vô nhận biết về đức hạnh của người đó. Đức hạnh của người đó là tự nhiên. Cũng như bạn thở và máu của bạn tuần hoàn và tim bạn đập, người đó là đức hạnh. Người đức hạnh thực không biết gì về đức hạnh, không biết gì về đúng và sai.
Khi người ta siêu việt trên đúng và sai, đức hạnh của người đó là được hoàn thành. Trí huệ như vậy là người mở cửa cho hàng trăm nghìn cửa của trí huệ cao hơn."
Bồ đề đạt ma đã trả lời các câu hỏi của người này trong các phát biểu đơn giản duy nhất, nhưng thế rồi, thấy rằng anh ta không thể thấy được, không thể hiểu được, ông ấy đã thử im lặng. Thấy rằng điều đó nữa cũng thất bại, bây giờ ông ấy thử trả lời mọi điều có thể được hỏi. Tại sao để người này gây rắc rối cứ hỏi đi hỏi lại mãi?
Ông ấy nói:
"Mọi chư phật thuyết giảng trống rỗng. Tại sao? Vì họ muốn làm tiêu tan những ý tưởng cụ thể của học trò. Nếu học trò thậm chí bám lấy một ý tưởng về trống rỗng, anh ta phản bội mọi chư phật. Người này bám lấy sống mặc dầu không có gì được gọi là sống; người khác bám lấy chết mặc dầu không có gì được gọi là chết. Trong thực tại không có gì được sinh ra, hậu quả là không có gì diệt.
Đây toàn là các ý tưởng của chúng ta, làm ra niềm tin của chúng ta: sống, chết, yêu, ghét, tốt, xấu, đúng, sai, đạo đức, vô đạo đức, đức hạnh, tội lỗi. Đây toàn là những ý tưởng của chúng ta. Chúng ta đang cố áp đặt ý tưởng của chúng ta lên thực tại, lên người khác, lên bản thân riêng của chúng ta.
Người thức tỉnh thực không có ý tưởng. Không cái gì là 'tốt' với người đó, và không cái gì là 'xấu'; mọi thứ là như chúng vậy. Người đó đơn giản sống trong tính như vậy của sự tồn tại, trong tathata. Người đó không tuân theo đạo đức nào đó, bởi vì không có gì là 'vô đạo đức', không cái gì là 'đạo đức' với người đó. Người đó sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, một cách tự phát, không bị bận tâm về cái gì là đúng, cái gì là sai, về chọn cái gì và không chọn cái gì. Người đó sống trong nhận biết vô chọn lựa và người đó hành động từ nhận biết vô chọn lựa. Thế thì bất kì cái gì xảy ra đều là tốt.
Cố hiểu điểm này đi: bạn bao giờ cũng chọn cái để làm - cái gì là đúng, cái gì là sai? Vị phật không bao giờ chọn, ông ấy đơn giản sống. Nhưng bất kì cái gì bạn chọn cứ tưởng rằng nó là đúng thì không thể là đúng được, bởi vì nó là chọn lựa của bạn. Người chọn bao giờ cũng là tâm trí, và tâm trí làm nhiễm bẩn, đầu độc mọi thứ, ô nhiễm mọi thứ. Người chọn là bản ngã, và cái bóng của bản ngã làm cho mọi thứ thành sai. Cho dù bạn đúng, nó sẽ biến thành sai. Nếu bản ngã chạm vào nước cam lồ, nó biến thành nước độc. Phật không chọn, ông ấy đơn giản sống mà không có chọn lựa nào. Ông ấy sống trong nhận biết toàn bộ và để cho nhận biết toàn bộ đó làm và đáp ứng với thực tại. Thế thì nếu bạn chạm vào chất độc trong nhận biết đó, nó biến thành cam lồ.
Bất kì cái gì vị phật làm đều đúng - nó không phải là vấn đề chọn lựa.
"Bằng níu bám người ta nhận ra một thứ hay một ý tưởng. Thực tại không có bên trong, bên ngoài, không phần giữa. Người dốt nát tạo ra ảo tưởng và khổ từ phân biệt. Đúng và sai không tồn tại trong thực tại. Người dốt nát tạo ra chúng, nhận ra chúng, ở gần hay xa, bên trong hay bên ngoài. Thế thì người đó khổ từ phân biệt. Đây là cách chung của thế giới hiện tượng."
Bạn khổ từ ý tưởng riêng của bạn. Bạn nghĩ, "Đây là sống," thế thì ngay lập tức bạn tạo ra ý tưởng về chết: "Cái đối lập phải là chết." Nhưng không có sống, không có chết. Tất cả là vĩnh hằng. Bạn không bao giờ được sinh và bạn sẽ không bao giờ chết. Điều bạn nghĩ là sinh chỉ là một chương trong cuộc sống vĩnh hằng, và chết cũng vậy. Trong sinh, không cái gì được sinh, chỉ cái gì đó không biểu lộ trở nên biểu lộ, cái gì đó ẩn kín trở thành không ẩn kín. Trong chết, cái biểu lộ lại đi vào trong cái không biểu lộ, để nghỉ ngơi, để làm khoẻ lại bản thân nó, và nó sẽ tới lặp đi lặp lại khi thời vụ của nó tới. Nó nằm ra như hạt mầm và chờ đợi, và sẽ quay lại lần nữa.
Không cái gì đã bao giờ được sinh, không cái gì đã bao giờ chết. Nhưng nếu bạn phân biệt giữa sống và chết, bạn sẽ bị đè nghiến giữa các ý tưởng riêng của bạn. Thế thì bạn sẽ níu bám lấy sống - và bạn không thể níu bám được, bởi vì sống liên tục chảy. Thế thì níu bám sẽ trở thành khổ của bạn, và bạn sẽ sợ chết - và bạn không thế né tránh điều đó được, bởi vì nghỉ ngơi là nhu cầu lớn. Suốt bẩy mươi, tám mươi, chín mươi năm liên tục vận hành thân thể cần nghỉ ngơi, tế bào não cần nghỉ ngơi, linh hồn cần nghỉ ngơi. Nhưng đầu tiên bạn níu bám lấy sống và trở nên khổ vì bạn không thể ôm giữ nó được - nó cứ tuột khỏi tay bạn - thế thì bạn trở nên sợ chết và bạn muốn giữ chết cách xa, bạn đẩy nó ra xa theo mọi cách có thể. Bạn không thể đẩy nó đi xa được, bạn không thể dừng nó lại được; nó là một phần của tự nhiên. Nó giống hệt như con sóng vươn lên trong đại dương và rơi lại: không cái gì đến, không cái gì đi; nó là cùng một đại dương. Và khác biệt gì liệu sóng đã dâng lên hay rơi lại? Nước vẫn còn là một.
Đừng níu bám lấy ý tưởng.
Phát biểu dài này từ Bồ đề đạt ma là rất kì lạ. Sau im lặng, thầy cố bằng mọi cách. Đầu tiên ông ấy cho câu trả lời ngắn, ông ấy phải đã hi vọng rằng người này là thông minh... Chư phật tin rằng mọi người đều thông minh; đó là cảm nhận của họ. Họ không thể thấy được người nào là không thông minh, bởi vì họ thấy khả năng tối thượng của bạn. Họ nghĩ từ đó, họ tin vào phật tính ẩn kín của bạn.
Ông ấy đã bắt đầu bằng việc trả lời người này, nhưng phương cách đó thất bại. Thế rồi cái đối lập được thử: Bồ đề đạt ma trở nên im lặng; điều đó nữa cũng thất bại. Người này không thể hiểu được lời, không thể hiểu được im lặng. Thế rồi Bồ đề đạt ma cho câu trả lời dài - câu trả lời cho điều người này đã không nêu ra câu hỏi chút nào, nhưng câu trả lời có chứa điều bản chất mà có thể trả lời cho mọi câu hỏi của người đó nếu người đó lắng nghe. Người đó đã bỏ lỡ câu trả lời ngắn, Bồ đề đạt ma phải đã từng hi vọng rằng bây giờ câu trả lời dài sẽ giúp ích.
Cảm giác của tôi là ở chỗ câu trả lời của ông ấy phải đã thậm chí dài hơn thế này, bởi vì đây là ghi chép của cùng một người đã hỏi. Cho nên anh ta phải đã cô đọng lại nó. Nhưng một điều phải được nói: rằng anh ta dường như là một cái máy ghi tốt; anh ta đã không thêm cái gì vào. Anh ta có thể đã xoá đi vài thứ - chúng ta không thể chắc chắn được về điều đó - nhưng một điều là chắc chắn, rằng bất kì cái gì anh ta nói đều là lời thực của Bồ đề đạt ma. Điều đó tôi có thể xác nhận. Với thẩm quyền riêng của tôi, tôi có thể nói với bạn: những lời này có thể tới chỉ từ vị phật. Cho nên một điều là tốt về người này, dù anh ta có thể ngu xuẩn thế nào: anh ta là cái máy ghi tốt, anh ta có trí nhớ tốt, và anh phải đã ghi chép, dường như vậy. Trong khi Bồ đề đạt ma đang nói, anh ta phải đã từng ghi chép. Có vài người ngu cứ làm điều đó.
Khi bạn đương đầu với một Bồ đề đạt ma, một người như Bồ đề đạt ma, lắng nghe ông ấy toàn tâm vào. Đừng làm sao lãng bản thân bạn bởi việc ghi chép. Nếu bạn không thể hiểu được trong khi ông ấy hiện diện trước bạn, bạn sẽ không có khả năng hiểu được qua ghi chép của bạn. Tôi không nghĩ rằng những ghi chép này sẽ có tác động gì lên người đã ghi chúng. Nhưng anh ta đã làm việc phục vụ lớn cho bạn, cho nhân loại.
Trong quãng gần một nghìn bốn trăm năm những ghi chép này đã nằm sâu trong đất. Chỉ vào đầu thế kỉ này chúng mới được khai quật lên. Nhưng nếu chúng đã biến mất trên trái đất thì thế nữa không cái gì đã bị mất. Không có chúng giáo huấn của Bồ đề đạt ma đã nở hoa, đã bừng nở trong đời của nhiều người. Qua việc truyền trao trực tiếp từ thầy sang đệ tử khác, dây chuyền của Bồ đề đạt ma vẫn sống. Ngọn lửa mà ông ấy đã thắp lên vẫn sống. Vẫn có những người đang thu được nhiều từ thông điệp của Bồ đề đạt ma. Nhưng dầu vậy những lời này có thể hữu dụng cho bạn, không phải như lời mà như bộ lẩy cò cho thiền.
Nói về Bồ đề đạt ma cũng giống như nói về bản thân tôi. Tôi không thấy khác biệt gì, không một chút nào. Nó là cùng thông điệp. Bồ đề đạt ma rất gần với trái tim tôi. Con người duy nhất này, duy nhất không chỉ trong những con người mà duy nhất trong chư phật, rất gần trái tim tôi bởi vì tính duy nhất của ông ấy. Ông ấy là đoá hoa hiếm hoi - hoang dã, nhưng rất hiếm.
Suy ngẫm về những lời này đi. Từng lời đều hàm chứa. Từng lời đều là hạt mầm. Từng lời, nếu được phép rơi vào trong trái tim, có thể biến đổi bạn một cách toàn bộ.
Đủ cho hôm nay.

0 Đánh giá

Ads Belove Post