Read more
Osho - Chim
tung cánh
Bài giảng về Thiền
Chương 8. Thiền
không viết
Thiền sư Mu-nan chỉ có một người kế tục.
Tên người đó là Shoju.
Sau khi Shoju đã hoàn thành học tập của
mình về thiền, Mu-nan gọi anh ta tới phòng mình và nói, "Ta già rồi, và
như ta biết ông là người duy nhất sẽ tiếp tục mang giáo huấn này. Đây là cuốn
sách. Nó đã được truyền qua từ thầy tới thầy trong bẩy thế hệ, và ta cũng đã
thêm nhiều điểm tương ứng với hiểu biết của ta. Cuốn sách này là rất quí giá,
và ta trao nó cho ông để đại diện cho sự kế tục của ông."
Shoju đáp, "Xin thầy giữ lấy cuốn sách
đó. Tôi đã nhận được thiền mà không có việc viết, và tôi đã rất sung sướng cùng
nó, cám ơn thầy."
Mu-nan đáp, "Ta biết điều đó, nhưng
công việc lớn lao này đã được truyền từ thầy sang thầy trong bẩy thế hệ, và nó
sẽ là biểu tượng cho việc học của ông. Đây, cầm lấy cuốn sách." Hai người
đang nói chuyện trước ngọn lửa, và ngay khi Shoju động vào cuốn sách trong tay
mình, anh ta ấn nó vào trong ngọn lửa.
Mu-nan, người chưa bao giờ giận dữ trước
đây trong đời mình, quát lên, "Ông làm gì vậy?"
Và Shoju quát trả lại, "Và thầy đang
nói gì vậy?"
Mọi sách đều chết, và đó là
cách nó phải vậy; chúng không thể sống được. Mọi kinh sách đều là những bãi tha
ma, chúng không thể là bất kì cái gì khác được. Một lời, khoảnh khắc nó được thốt
ra, đi sai liền. Không được thốt ra, nó là được; được thốt ra, nó bị làm sai đi
bởi chính việc thốt ra đó.
Chân lí không thể được nói ra,
không thể được viết ra, không thể được chỉ ra theo bất kì cách nào. Nếu nó có
thể được nói ra, bạn sẽ đạt tới chân lí chỉ bằng việc nghe nó; nếu nó có thể được
viết ra, bạn sẽ đạt tới chân lí bằng việc đọc nó; nếu nó có thể được chỉ ra, bạn
sẽ đạt tới chân lí bằng việc đơn thuần chỉ ra. Điều này là không thể được,
không có cách nào để truyền chân lí cho bạn; không tồn tại cầu nào. Nó không thể
được trao, nó không thể được trao đổi.
Nhưng mọi người trở nên nghiệm
với kinh sách, sách vở, lời, lí thuyết, vì với tâm trí hiểu lí thuyết là dễ
dàng, đọc cuốn sách là dễ dàng, theo truyền thống là dễ dàng. Với bất kì cái gì
chết tâm trí bao giờ cũng là người chủ; với bất kì cái gì sống tâm trí trở
thành nô lệ.
Cho nên tâm trí bao giờ cũng sợ
cuộc sống; nó là phần chết trong bạn. Cũng như tôi đã nói rằng tóc và móng tay
là những phần chết của thân thể bạn, phần đã chết rồi và rằng thân thể đang tống
ra, như thế tâm trí là phần chết của tâm thức bạn. Nó là phần đã trở thành chết,
và tâm thức muốn gạt bỏ nó.
Tâm trí là gì? Nó là quá khứ,
kí ức, kinh nghiệm đã tích luỹ. Nhưng khoảnh khắc bạn đã kinh nghiệm một thứ,
nó là chết. Việc trải nghiệm là trong hiện tại, kinh nghiệm là trong quá khứ.
Tại sao bạn nghe tôi? Chỉ trong
khoảnh khắc này, chỉ ở đây và bây giờ, nó là việc trải nghiệm, nó là quá trình
sống, nhưng khoảnh khắc bạn nói, "Tôi đã nghe," nó đã trở thành chết,
nó đã trở thành kinh nghiệm. Trong khi lắng nghe tôi tâm trí không có đó, bạn
có đó. Khoảnh khắc tâm trí bước vào nó nói, "Tôi đã hiểu, tôi đã nghe, tôi
biết." Bạn ngụ ý gì? Bạn ngụ ý tâm trí đã chiếm quyền sở hữu. Thế giới có
thể bị tâm trí sở hữu - bất kì cái gì chết đều có thể bị sở hữu bởi tâm trí; và
chỉ những thứ chết mới có thể bị sở hữu. Nếu bạn cố sở hữu thứ sống chỉ có hai
cách: hoặc bạn sẽ không có khả năng sở hữu nó, hoặc bạn sẽ phải giết chết nó
trước hết và thế rồi bạn có thể sở hữu nó. Cho nên bất kì khi nào có sở hữu, đều
có sát hại, giết chết.
Nếu bạn yêu một người, yêu
trong bản thân nó là việc trải nghiệm, việc tuôn chảy từ khoảnh khắc sang khoảnh
khắc không quá khứ nào được mang theo; dòng sông vẫn còn tươi mát. Nhưng tâm
trí nói, "Sở hữu người đàn bà này, sở hữu người đàn ông này, bởi vì ai biết
về tương lai? Sở hữu đi! Cô ấy có thể trốn mất, cô ấy có thể đi với ai đó khác,
cô ấy có thể rơi vào yêu với người nào đó khác. Sở hữu cô ấy và chắn mọi cách
trốn chạy, đóng mọi cánh cửa để cho cô ấy bao giờ cũng còn là của bạn."
Tâm trí đã đi vào và bây giờ người đàn bà này sẽ bị giết, bây giờ người đàn ông
này sẽ bị sát hại. Sẽ có chồng, sẽ có vợ, nhưng sẽ không có hai người sống.
Và đây là điều hại tâm trí liên
tục làm ở mọi nơi. Khoảnh khắc bạn nói, "Tôi yêu," nó đã trở thành
kinh nghiệm, nó đã chết. Việc yêu là cái gì đó khác; nó là quá trình. Tại sao
khi trong yêu bạn không thể nói, "Tôi yêu?" Điều đó sẽ là báng bổ.
Làm sao bạn có thể nói "Tôi yêu" được? Trong yêu bạn không có, người
sở hữu không có, cho nên làm sao bạn có thể nói, "Tôi yêu?" Trong yêu
không có 'tôi'; yêu có đó tất nhiên nhưng bạn không có.
Trong khi kinh nghiệm là sống động,
việc trải nghiệm, không có bản ngã. Quá trình có đó và bạn có thể nói yêu có đó,
nhưng bạn không thể nói, "Tôi yêu." Trong yêu đó bạn đã tan biến, bạn
đã hội nhập và tan chảy. Bất kì cái gì sống, sống động, đều lớn hơn bạn; bất kì
cái gì chết và tâm trí có thể nhảy lên, như mèo nhảy lên chuột và vồ giữ nó.
Chân lí không thể được chuyển
giao, không có cách nào để chuyển giao nó. Một khi được chuyển giao nó là chết,
nó đã trở thành phi chân lí.
Lão Tử nhấn mạnh vào không nói
gì về chân lí trong cả đời ông ấy. Bất kì khi nào ai đó hỏi về chân lí ông ấy sẽ
nói nhiều thứ, nhưng ông ấy sẽ không nói gì về chân lí; ông ấy sẽ né tránh nó.
Đến cuối cùng ông ấy bị buộc phải nói cái gì đó. Đệ tử, người yêu, nói ông ấy
nên viết ra bởi vì ông ấy đã biết cái gì đó mà hiếm khi được biết, ông ấy đã trở
thành cái gì đó là duy nhất - sẽ không có Lão Tử lần nữa. Cho nên ông ấy đã viết
một cuốn sách nhỏ, Đạo Đức Kinh, nhưng điều đầu tiên ông ấy đã nói trong nó là,
"Đạo không thể được nói, Chân lí không thể được thốt ra. Và khoảnh khắc
ông thốt ra nó, nó đã bị sai đi." Và thế rồi ông ấy nói, "Bây giờ ta
có thể viết ra dễ dàng. Ta đã tuyên bố sự kiện cơ bản: được thốt ra, chân lí trở
thành sai; được viết ra, nó đã đi sai."
Tại sao lời làm sai đi? Một điều:
nó bao giờ cũng thuộc vào quá khứ. Điều khác: lời trong bản thân nó không thể
mang được kinh nghiệm tới cho bạn. Tôi nói tôi im lặng. Bạn nghe thấy lời; bản
thân lời không thể mang được kinh nghiệm tới cho bạn. Tôi nói tôi im lặng. Bạn
nghe các lời - lời im lặng được nghe, nhưng bạn hiểu cái gì? Nếu bạn chưa bao
giờ im lặng, nếu bạn chưa bao giờ nếm trải nó, nếu nó chưa bao giờ khuấy động
trái tim bạn, nếu nó chưa bao giờ làm tràn ngập bạn, áp đảo bạn, làm sao bạn có
thể hiểu được? Và nếu nó đã áp đảo bạn, nếu đã có kẽ hở khi bạn biến mất và im
lặng có đó, sẽ không cần tôi nói về im lặng. Khoảnh khắc bạn nhìn tôi, bạn sẽ
biết; khoảnh khắc bạn tới gần tôi, bạn sẽ cảm thấy. Lời sẽ không được cần.
Lời được cần vì bạn không biết,
đây là vấn đề. Vì bạn không biết, lời được cần, cho nên làm sao lời có thể diễn
đạt được? Cái mà bạn không biết, lời không thể nói cho bạn được. Lời có thể được
nghe thấy, bạn có thể ghi nhớ nó, bạn có thể hiểu nghĩa được viết trong từ điển
- điều im lặng ngụ ý được viết trong từ điển, và bạn đã biết nó rồi - nhưng đó
không phải là nghĩa.
Khi tôi nói tôi im lặng, cái im
lặng mà tôi đang ở đây không được viết trong từ điển, không thể được viết trong
từ điển, không thể được viết ở đó. Nếu bạn im lặng bạn sẽ hiểu, nhưng thế thì
không có nhu cầu nói. Nếu bạn không im lặng bất kì cái gì bạn hiểu đều sẽ sai -
nhưng thế thì không có nhu cầu nói.
Tôi đã nghe một câu chuyện. Có
lần một dân làng đi vào một ngân hàng lớn; nhiều người tới và đi và nhiều kinh
doanh đang diễn ra. Đột nhiên dân làng này kêu lên, hét lên thất thanh,
"Ai đó thả một nắm tiền với chun buộc quanh nó sao?" Nhiều người kêu
lên, "Có đấy, tôi thả đấy," và họ chạy lại phía anh ta. Một đám đông
tụ tập lại và mọi người đều đòi các tờ bạc này. Dân làng nói, "Tôi đã tìm
thấy dây chun buộc."
Bất kì khi nào tôi nói chân lí,
bất kì khi nào tôi nói im lặng, bạn sẽ chỉ tìm thấy dây chun; tiền sẽ không có.
Lời sẽ đạt tới bạn nhưng không với trọng lượng của các tờ bạc. Những tờ bạc đó
sẽ bị bỏ lại đằng sau - chúng ở trong tim tôi; lời sẽ đạt tới nhưng nó chỉ là
dây chun. Nó có thể đã bao quanh các tờ bạc, nhưng dầu vậy nó chỉ là dây chun
buộc.
Chân lí là không thể trao đổi
được, nhưng thế thì các thầy đã từng làm gì? Họ dường như tham gia vào một hoạt
động ngớ ngẩn. Vâng, điều đó là đúng: họ đã cố nói cái gì đó mà không thể được
nói, và họ đang chỉ ra cái gì đó mà không thể được chỉ. Họ đang cố trao đổi cái
gì đó mà chưa bao giờ được trao đổi và sẽ không bao giờ được trao đổi. Thế thì
họ đang làm gì? Toàn thể nỗ lực của họ là ngớ ngẩn, nhưng dầu vậy có cái gì đó
trong nỗ lực của họ - từ bi của họ.
Vẫn biết rõ rằng tôi không thể
nói điều tôi muốn nói, tiến trình dễ nhất là ở chỗ tôi nên vẫn còn im lặng, vì
nếu tôi biết nó không thể được nói ra thế thì sao bận tâm? Bạn không thể hiểu
được lời của tôi, nhưng bạn sẽ có khả năng hiểu được im lặng của tôi không? Cho
nên đó là việc thử giữa hai điều tệ hại.
Tốt hơn cả là tôi vẫn còn im lặng;
điều đó sẽ nhất quán hơn. Nó không thể được nói do đó tôi phải vẫn còn im lặng.
Nhưng bạn có khả năng hiểu được im lặng của tôi không? Lời bạn có thể không có
khả năng hiểu nhưng bạn có thể nghe nó, và khả năng nào đó là để mở. Nghe nó
liên tục, bạn có thể trở nên nhận biết về cái gì đó mà đã không được nói trong
lời. Lắng nghe tôi, dần dần, bạn có thể trở nên nhận biết về tôi, không về điều
tôi đang nói. Lời sẽ giúp, chỉ như con mồi - bạn có thể bị mắc vào lưới. Nhưng
nếu tôi im lặng, bạn sẽ đi qua bên cạnh tôi.
Bạn thậm chí sẽ không trở nên
nhận biết rằng tôi có đó, và ngay cả khả năng đó sẽ bị mất.
Cho nên khi thầy nói, thầy
không nói để kể ra chân lí điều không thể được kể. Họ có một chọn lựa: hoặc họ
có thể vẫn còn im lặng hay họ có thể nói. Với im lặng bạn sẽ bỏ lỡ họ hoàn
toàn. Với lời một khả năng mở ra, không phải là chắc chắn vì mọi thứ phụ thuộc
vào bạn, nhưng một khả năng mở ra. Lắng nghe vị Phật liên tục một ngày nào đó bạn
sẽ trở nên im lặng, vì chỉ ở gần vị Phật là ở gần một vũng im lặng, năng lượng,
năng lượng vô cùng mà đã trở thành im lặng. Đây là điều người Ấn Độ gọi là
satsang - ở gần chân lí. Nó không phải là vấn đề về trao đổi. Chỉ ở gần chân lí
có thể có tính lây nhiễm - cũng như bạn tới gần dòng sông gió trở nên mát hơn.
Bạn có thể không thấy sông; nó có thể vẫn còn ở xa xôi, nhưng làn gió mang
thông điệp này và bạn cảm thấy sự mát mẻ tới.
Khi bạn tới gần vị Phật lời
đang mang sự mát mẻ như vậy - Phật ở đâu đó gần thôi. Bạn có thể bắt đầu dò dẫm
tìm ông ấy; bạn có thể lạc trong lời của ông ấy. Thế thì bạn bị lạc trong rừng
và dòng sông bị bỏ lỡ. Nhưng nếu bạn tỉnh táo, thông minh, thế thì, dần dần, bạn
sẽ cảm thấy gió này đang thổi tới từ đâu, những lời này đang tới từ đâu. Và những
lời này mang im lặng quanh chúng. Nó có thể chỉ là dây chun buộc, nhưng dây
chun đó đã từng trong tiếp xúc sâu sắc với các tờ bạc. Nó mang cái gì đó, cái
gì đó của âm thanh từ đó làn gió này thổi tới. Nếu bạn có thể đi theo một cách
thông minh sớm hay muộn bạn sẽ đạt tới cội nguồn.
Lời của vị Phật có thể không có
khả năng trao đổi chân lí, nhưng chúng có thể trao đổi âm nhạc, âm nhạc tồn tại
trong người chứng ngộ. Chúng mang giai điệu, cái gì đó của cội nguồn, một phần
tí hon, phần rất tí hon, nhưng cái gì đó của cội nguồn. Nó phải là như vậy, vì
khi lời bắt nguồn từ vị Phật nó mang cái gì đó của Phật. Nó phải như vậy. Lời
đã từng rung động trong bản thể ông ấy, nó đã từng trong tiếp xúc với nhịp tim
đập của Phật, nó đã đi qua im lặng của Phật, nó đã ở trong bụng mẹ, bụng mẹ của
Phật. Nó mang mùi thơm, hương thơm. Nó là tiếng kêu rất xa xăm, nhưng dầu vậy...
Bạn có thể lạc trong lời - thế
thì bạn bỏ lỡ Phật - nhưng nếu bạn nhận biết rằng lời không thể mang được chân
lí, thế thì bạn bao giờ cũng gạt lời sang bên và đi theo hương thơm, gạt lời
sang bên và đi theo âm nhạc, gạt lời sang bên và đi theo sự hiện diện. Nếu tôi
đột nhiên nói, "Này!" bạn nhìn tôi. Lời là vô nghĩa, nhưng cái
nhìn... Đột nhiên bạn trở nên nhận biết về tôi. Nhận biết đó phải được đi theo,
để cho thế thì, lời có thể trở thành sự giúp đỡ. Chúng có thể không nói ra chân
lí nhưng chúng có thể trở thành sự giúp đỡ, một bước tiến tới chân lí.
Câu chuyện này hay. Thầy đang
trên giường chết, và chẳng mấy chốc thầy phải bỏ trái đất này cùng phương tiện
của nó, thân thể, và thầy muốn có người kế tục, người có thể mang ngọn lửa mà
thầy đã thắp lên, người sẽ có khả năng tiếp tục công việc mà thầy đã bắt đầu.
Thầy chọn một đệ tử, gọi người đó tới gần, và nói với anh ta, "Ông là người
có khả năng nhất trong những người quanh ta và ông sẽ là người kế tục của ta.
Ông sẽ phải tiếp tục công việc này. Trong bẩy thế hệ một cuốn sách đã được truyền
từ thầy sang đệ tử người sẽ trở thành người kế tục. Ta đã nhận cuốn sách này từ
thầy ta, và ta trao nó cho ông. Nó là kho báu duy nhất, rất quí giá. Bẩy người
chứng ngộ đã viết ra kinh nghiệm của họ về chân lí trong nó, và ta cũng đã thêm
vài điều từ hiểu biết riêng của ta. Gìn giữ lấy nó. Đừng làm mất nó; đừng để nó
bị mất."
Đệ tử này nói, "Nhưng tôi
đã đạt tới kinh nghiệm này mà không có sách nào, và tôi sung sướng và phúc lạc.
Tôi thậm chí không chút xíu nào bị không thoả mãn, cho nên tại sao lại thêm
gánh nặng này cho tôi, sao lại trao cho tôi một trách nhiệm không cần thiết?
Tôi đã trải nghiệm chân lí và cuốn sách này đã không được cần tới. Nó là không
cần thiết."
Thầy vẫn khăng khăng, "Nhiều
điều có giá trị được viết ra trong nó. Nó không phải là sách thường, nó là cuốn
sách duy nhất, Kinh Thánh. Cho nên đừng có báng bổ thế, bày tỏ kính trọng cuốn
sách này đi, giữ nó và truyền nó cho người kế tục của ông. Bằng việc trao cuốn
sách này cho ông ta xác nhận cuốn sách này là tuyên bố rằng ông là người kế tục
của ta."
Thầy đã trao cuốn sách cho đệ tử
này. Hôm đó chắc phải đã là một đêm lạnh lẽo vì lửa đang bùng cháy. Một tay đệ
tử này nhận cuốn sách đó, và đồng thời ngay lúc đó anh ta dúi nó vào lửa. Thầy,
người chưa bao giờ giận trong đời, quát lên, "Ông làm gì vậy?"
Và đệ tử này quát lên, thậm chí
còn to hơn thầy, "Thầy đang nói gì vậy?"
Điều này là hay, thầy phải đã
chết một cách an bình. Đây là người đúng. Cuốn sách này phải bị dúi vào lửa hoặc
đệ tử này chắc đã bỏ lỡ. Nếu như anh ta giữ cuốn sách anh ta chắc đã bỏ lỡ, và
thế thì anh ta chắc đã không là người kế tục. Bạn giữ cuốn sách chỉ khi sự việc
đã không xảy ra cho bạn. Ai bận tâm về những lời khi chân lí đang ở cùng bạn?
Ai bận tâm về cuốn sách khi điều thực đã xảy ra bên trong? Ai bận tâm về những
giải thích khi kinh nghiệm có đó? Giải thích là quí giá vì kinh nghiệm đang thiếu;
lí thuyết là có ý nghĩa vì không có tri thức. Khi bạn biết, bạn có thể ném lí
thuyết đi - chúng là dây chun buộc. Và khi các tờ bạc có cùng bạn, bạn có thể
ném dây chun buộc đi. Giữ dây chun buộc chứng tỏ sự ngu xuẩn.
Cuốn sách này là không quí giá
- không sách nào là quí cả - và thầy đang chơi trò chơi, cùng điều thầy của ông
ấy phải đã chơi với ông ấy. Không ai biết cái gì đã được viết trong cuốn sách
đó, nhưng tôi bảo bạn chẳng cái gì được viết trong nó cả. Nó là trống rỗng. Nếu
mà đệ tử này gìn giữ nó, khi thầy đã chết anh ta sẽ mở nó ra, và thế thì anh ta
chắc đã kêu lên. Chẳng cái gì đã được viết trong cuốn sách này. Nó chỉ là trò
chơi, trò chơi cổ. Mọi thầy đều cố kiểm tra kinh nghiệm của đệ tử, liệu anh ta
có biết không. Và nếu anh ta biết, anh ta sẽ không bị nghiện với sách. Tại sao?
- chẳng có cái gì trong nó. Đó là lí do đệ tử này nói, "Thầy nói gì vậy?
Gìn giữ cuốn sách khi tôi đã đạt tới mà không có nó, khi tôi đã đạt tới sao? Thầy
nói cái gì?"
Thầy đã gợi ra tình huống, và
trong tình huống đó đệ tử đã chứng minh khí phách của mình. Anh ta đã chứng minh
rằng anh ta đã biết. Ngay cả hơi chút nghiêng về gìn giữ và anh ta chắc đã lỡ,
anh ta chắc đã không là người kế tục. Anh ta thậm chí không nhìn vào cuốn sách
để xem cái gì có đó. Anh ta thậm chí đã không tò mò, vì chỉ người dốt nát mới
tò mò. Nếu bạn biết, bạn biết.
Tò mò là gì? Cái gì sẽ xảy ra
cho bạn? Điều thứ nhất tâm trí chắc đã nói là: Ít nhất thì cứ ngó vào nó, xem
cái gì có đó. Nhưng cử chỉ đó chắc đã là đủ để chứng minh rằng bạn đã không đạt
tới. Tò mò có nghĩa là dốt nát. Trí huệ là không tò mò. Tò mò hỏi các câu hỏi;
trí huệ không có câu hỏi nào để hỏi.
Bạn chắc sẽ làm gì? Điều thứ nhất
tới cho tâm trí: Ít nhất ngó qua xem cái gì có đó. Nếu thầy cứ khăng khăng rằng
cuốn sách quí giá này phải được gìn giữ, được trao tay từ thế hệ nọ sang thế hệ
kia với bẩy người chứng ngộ đã viết vào trong nó, và với thầy riêng của mình đã
thêm hiểu biết riêng của thầy vào cho nó, ít nhất cứ ngó qua trước khi mình ném
nó vào lửa.
Nhưng tôi bảo bạn - nếu anh ta
đã ngó, anh ta chắc đã bị ném ra khỏi nhà cùng cuốn sách: Cút ngay, và đừng bao
giờ quay lại! Anh ta đã hành động từ hiểu biết sâu sắc. Làm sao thầy là người
biết lại có thể khăng khăng rằng cuốn sách này là quí giá? Phải là trò chơi nào
đó. Thầy chưa bao giờ giận, chưa bao giờ trong đời mình, và đột nhiên thầy giận
dữ và nói, "Ông làm gì vậy?" Thầy đã tạo ra toàn thể tình huống.
Trong giận đệ tử có thể đã nhân
nhượng, có thể đã nói, "Tôi đã làm cái gì đó sai, xin thầy tha thứ."
Đây là cách tâm trí vận hành. Tâm trí có thể đã bước vào và nghĩ, "Mình đã
làm cái gì đó sai. Thầy có thể không chỉ định mình làm người kế tục bây giờ. Nếu
thầy mình giận thế, điều đó có nghĩa là mình đã làm cái gì đó sai, và mình có
thể bỏ lỡ việc là người kế tục. Mình đáng là trưởng môn, mình đang là thầy của
thiền viện và hàng triệu người chắc sẽ theo mình. Hàng nghìn người chắc đã là đệ
tử của mình, và bây giờ mình đã làm cái gì đó sai. Con người chưa bao giờ giận
lại đang giận, hét lên."
Nếu như bạn đã ở đó, bạn chắc
đã chạm chân thầy và nói, "Xin thầy thứ lỗi, nhưng chỉ định tôi."
Nhưng đệ tử này nói, "Và thầy nói gì vậy?" Nếu thầy có thể chơi trò
giận đệ tử cũng có thể chơi trò chứ. Nhưng điều này có thể xảy ra chỉ khi cả
hai đều biết. Anh ta đã trả lời theo đồng tiền đúng. Anh ta đã trả lời đúng và
thầy được thoả mãn: Đây là người đó. Anh ta trở thành người kế tục, anh ta là
người kế tục.
Nhưng điều này đã từng được mọi
tôn giáo làm: họ gìn giữ sách và không làm gì khác. Người Ki tô giáo gìn giữ
Kinh Thánh của họ, người Mô ha mét giáo gìn giữ Koran của họ, người Hindu gìn
giữ Gita của họ - và họ đã bỏ lỡ. Họ không phải là người kế tục. Người Mô ha
mét giáo không thuộc vào Mohammed; họ không thể thuộc vào được. Koran phải cho
vào lửa trước khi họ có thể thuộc về. Người Ki tô giáo không biết gì về Christ
vì họ gìn giữ Kinh Thánh, và người Hindu không có hiểu biết của Krishna vì Gita
- họ liên tục mang gánh nặng. Mọi Veda, và mọi Kinh Thánh và mọi Koran đều dành
cho những người không hiểu. Họ mang gánh nặng và gánh nặng trở nên nặng tới mức
họ bị nghiền nát dưới nó, họ không được tự do qua nó, họ trở thành nô lệ của
nó.
Người tôn giáo bao giờ cũng ở
bên ngoài sách; tâm thức tôn giáo không bao giờ bị nghiện với lời và chữ. Toàn
thể sự việc là trẻ con. Người tôn giáo đang đi tìm kinh nghiệm đích thực, không
phải là lời vay mượn, không phải là kinh nghiệm của người khác. Trừ phi người
đó biết - chư phật có thể đã tồn tại, nhưng họ là vô dụng. Trừ phi người đó biết,
không có chân lí vì chân lí chỉ có thể là kinh nghiệm của người đó. Chỉ thế thì
nó mới có đó. Toàn thế giới có thể nói có ánh sáng và có cầu vồng trên trời và
mặt trời đang lên, nhưng nếu mắt tôi nhắm điều đó có nghĩa gì cho tôi? Cầu vồng,
mầu sắc, mặt trời mọc, toàn thể mọi thứ là vô tồn tại với tôi. Mắt tôi nhắm,
tôi mù. Và nếu tôi nghe theo họ quá nhiều, và nếu tôi bắt đầu tin vào họ quá
nhiều, và nếu tôi vay mượn lời của họ và tôi cũng bắt đầu nói về cầu vồng mà
tôi đã không thấy, về mầu sắc mà tôi không thể thấy được, về mặt trời mọc mà
không là kinh nghiệm của tôi, tôi có thể bị lạc trong rừng lời.
Tốt hơn cả là nói, "Tôi mù,
Tôi không biết mầu sắc nào và tôi không biết ánh sáng nào, và chừng nào mắt tôi
còn chưa mở ra, không có mặt trời và không thể có mặt trời mọc được." Nhấn
mạnh, để cho bạn có thể làm việc theo mắt bạn. Đừng mang sách; chúng nói về cầu
vồng được người khác nhìn thấy, chúng nói về mặt trời mọc được người khác kinh
nghiệm. Đừng mang Thượng đế được vay mượn khi bạn có thể đương đầu với ngài một
cách trực tiếp, ngay tức khắc. Tại sao tạo ra rào chắn các sách giữa bạn và
ngài? Đốt sách đi! - đó là thông điệp - ném chúng vào lửa.
Điều đó không có nghĩa là đi và
ném Gita vào lửa - điều đó sẽ không giúp ích gì mấy đâu, vì nếu Gita không thể
giúp hướng tới chân lí thì làm sao việc đốt Gita có thể giúp được? Đó không phải
là vấn đề. Bạn có thể ném mọi sách đi và bạn có thể vẫn còn nghiện các lí thuyết,
học thuyết. Khi tôi nói đốt sách, tôi nói: Đốt tâm trí, bỏ tâm trí. Đừng nghe
theo lời. Tìm kinh nghiệm đích thực. Nhưng việc truy hỏi của bạn có thể đã nảy
sinh ra từ sách vở - đó là vấn đề - câu hỏi của bạn đã nảy sinh từ sách vở. Nếu
việc hỏi của bạn bản thân nó có tính sách vở, toàn thể việc truy hỏi của bạn đã
bắt đầu theo hướng sai.
Mọi người tới tôi và hỏi,
"Thượng đế là gì?" Và tôi hỏi họ, "Câu hỏi này có bắt nguồn từ
cuộc sống riêng của bạn không hay bạn đã đọc cuốn sách nào đó nói về Thượng đế
và do vậy bạn đã trở nên tò mò? Nếu tò mò của bạn đã nảy sinh ra từ việc học nó
là vô dụng. Nó không phải là câu hỏi của bạn. Và nếu câu hỏi không phải là của
bạn, không câu trả lời nào có thể có ích gì. Khi điều cơ bản được vay mượn, khi
ngay cả câu hỏi cũng được vay mượn, bạn sẽ liên tục vay mượn câu trả lời. Tìm
câu hỏi đích thực của bạn đi. Câu hỏi của bạn là gì?"
Tôi đã nghe về một triết gia đi
vào phòng trưng bày xe hơi London. Ông ấy nhìn quanh và trở nên bị cuốn hút bởi
một xe đẹp, xe thể thao hợp lí. Người bán hàng trở nên tỉnh táo vì ông ta có vẻ
quan tâm thế. Anh ta tới gần hơn và hỏi, "Ông quan tâm tới xe này à?"
Người này nói, "Vâng, tôi
quan tâm. Nó chạy nhanh không?"
Người bán hàng nói, "Nhanh
sao? Ông không thể tìm được xe nhanh hơn xe này đâu. Nếu ông lấy nó ngay bây giờ,
đến sáng mai vào ba giờ sáng, ông sẽ ở Aberdeen. Ông có thực sự quan tâm mua nó
không?"
Triết gia nói, "Tôi sẽ
nghĩ về điều đó."
Hôm sau ông ta tới và nói,
"Không, tôi không muốn mua chiếc xe đó. Cả đêm tôi không thể nào ngủ được.
Tôi vẫn còn thức cứ nghĩ đi nghĩ lại mãi, và tôi không thể nào tìm ra lí do nào
tại sao tôi phải thích ở Aberdeen vào ba giờ sáng."
Bất kì khi nào bạn đọc một cuốn
sách, hỏi, truy vấn, về lí do gì bạn đều muốn ở Aberdeen vào ba giờ sáng.
Bạn đọc cuốn sách. Bạn đọc cái
gì đó về Thượng đế, bạn đọc cái gì đó về moksha, bạn đọc cái gì đó về linh hồn,
bạn đọc cái gì đó về phúc lạc - bạn trở nên bị cuốn hút - lời của những người
biết thực sự cuốn hút - nhưng bạn quên mất hoàn toàn lí do bạn muốn đương đầu với
Thượng đế. Chỉ bằng việc đọc sách, chỉ bằng việc đọc một người - chẳng hạn, đọc
Jesus - bạn sẽ trở nên bị cuốn hút, bởi vì người này được say sưa với Thượng đế,
mọi lời của ông ấy đều có rượu cồn. Nếu bạn nghe người đó, bạn sẽ cảm thấy bị
say. Nhưng đóng Kinh Thánh lại, thoát khỏi Jesus này, nghiễn ngẫm về liệu đây
có phải là việc truy hỏi của bạn hay liệu người này đã bán cuộc truy hỏi của
mình cho bạn. Với việc truy hỏi của người khác việc tìm kiếm riêng của bạn trở thành
sai.
Điều thứ nhất cần nhớ là: câu hỏi
của bạn phải là của bạn. Thế rồi điều thứ hai cần nhớ là: câu trả lời phải là của
bạn. Sách cung cấp cả hai. Đó là lí do tại sao tôi đã nói: Đốt sách đi và là
đích thực. Đi ra khỏi rừng rậm các lời và cảm thấy điều bạn muốn, ham muốn của
bạn là gì, và đi theo nó dù nó dẫn tới bất kì cái gì. Sớm hay muộn bạn sẽ đi tới
điều thiêng liêng. Có thể mất thời gian lâu hơn, nhưng việc tìm kiếm sẽ là thực.
Nếu mọi sách đều bị đốt đi, thế
giới chắc sẽ có nhiều tính tôn giáo hơn. Có nhiều sách và những câu trả lời làm
sẵn tới mức mọi người đều biết câu hỏi, câu trả lời. Nó đã trở thành trò chơi;
nó không phải là cuộc sống của bạn. Lời nên được tự do khỏi sách, nên được tự
do khỏi mọi ý tưởng, nên được tự do khỏi mọi việc truy hỏi vay mượn. Mọi người
nên bắt đầu cảm thấy nhịp tim đập riêng của mình, mạch đập riêng của mình - nó
dẫn tới đâu, nó ham muốn cái gì, câu hỏi của mình là gì. Nếu bạn có thể tìm ra
câu hỏi của bạn, câu trả lời đang đợi ngay cạnh thôi. Có thể là trong việc tìm
ra câu hỏi bạn đã tìm ra câu trả lời rồi, vì câu trả lời nằm ở tính đích thực.
Nếu câu hỏi là đích thực, nếu bạn đã trở thành đích thực trong việc hỏi, năm
mươi phần trăm của vấn đề đã được giải quyết. Chỉ chút ít nỗ lực nữa, đi sâu
thêm chút ít, và câu hỏi bao giờ cũng che giấu câu trả lời đằng sau nó.
Việc hỏi chỉ là một mặt của đồng
tiền. Mặt kia là câu trả lời. Ngay phía sau việc hỏi, câu trả lời đang nằm đợi
bạn. Nhưng nếu bạn đã không đi tới câu hỏi của bạn, làm sao bạn có thể đi tới
câu trả lời của bạn được? Và chỉ câu trả lời là của bạn mới làm bạn tự do, sẽ
làm cho bạn thành tự do.
Jesus nói chân lí giải thoát.
Vâng, chân lí giải thoát, nhưng không bao giờ là chân lí vay mượn. Chân lí của
Jesus sẽ không giải thoát cho bạn. Nhưng người Ki tô giáo tin rằng chân lí của
Jesus sẽ giải thoát cho họ. Không chỉ điều đó, họ nghĩ rằng chỉ bằng việc đóng
đinh của Jesus mà nhân loại đã được giải thoát. Điều này là mù quáng, tuyệt đối
mù quáng. Không cái gì được giải thoát, không ai được giải thoát; cứu rỗi đã
không xảy ra. Jesus bị đóng đinh, điều đó là được, nhưng qua việc đóng đinh của
Jesus, Jesus được giải thoát, không phải bạn. Toàn thể sự việc dường như là thủ
đoạn. Jesus chết trên cây chữ thập và nhân loại, đặc biệt là Ki tô giáo, được
giải thoát; người là người Ki tô giáo đã được giải thoát.
Đây là cách tâm trí suy nghĩ:
nó liên tục đổ trách nhiệm lên ai đó khác. Nếu bạn là tội nhân bạn là tội nhân
vì Adam đã phạm tội và bị tống ra khỏi cõi trời, và bây giờ bạn được giải thoát
vì Jesus đã lại đi vào trong vương quốc của Thượng đế. Cho nên Adam và Jesus là
những người đích thực; bạn chỉ là cái bóng. Adam phạm tội, và bạn đã trở thành
tội nhân - vậy bạn là ai? Bạn là cái bóng. Adam bị tống ra khỏi cõi trời, do đó
bạn bị tống ra. Điều này có thể xảy ra chỉ cho cái bóng, không cho người thực.
Nếu tôi bị tống ra khỏi ngôi nhà này, chỉ cái bóng của tôi sẽ bị tống ra cùng tối,
không cái gì khác. Và nếu tôi đi vào vương quốc của Thượng đế, chỉ cái bóng của
tôi sẽ đi vào cùng tôi; bạn không thể vào được.
Jesus đã giải quyết mọi thứ.
Ông ấy đã đi vào vương quốc của Thượng đế, và mọi nhân loại đi vào cùng ông ấy.
Không ai đã đi vào, không ai có thể đi vào theo cách dễ dàng thế. Bạn phải trả
giá, bạn phải mang cây chữ thập riêng của bạn, bạn phải bị đóng đinh qua đau khổ
- đau khổ của bạn, nhớ lấy. Không đau khổ của Jesus, không đau khổ của bất kì
ai khác sẽ mở cánh cửa. Chúng bị đóng, và bạn không thể vào được chỉ đi theo
Jesus. Không ai có thể đi vào theo cách đó. Cửa mở cho các cá nhân, vì cá nhân
là thực tại đích thực.
Đệ tử này nói, "Tôi đã đi
vào rồi, thưa thầy, cho nên tại sao thầy đưa cho tôi bản đồ này? Bản đồ được cần
cho người bị lạc - nhưng tôi đã tới đích rồi, cho nên tại sao lại cần bản đồ
này?"
Và thầy nói, "Bản đồ này rất
quí. Mọi con đường đều được chỉ dẫn trên nó."
Đệ tử này có lưỡng lự một khoảnh
khắc không? Đôi mắt xuyên thấu của thầy đang tìm trái tim anh ta để xem liệu
anh ta có lưỡng lự không, nếu như anh ta nói, "Được, có thể thầy là đúng
và bản đồ này là quí..." Nhưng người ta cần bản đồ để làm gì khi người ta
đã tới đích? Cho nên anh ta ném cuốn sách vào lửa, anh ta ném đi bản đồ này.
Tôi đã nghe: Một người lái xe
trên con đường đơn độc nghi ngờ rằng anh ta đã lỡ đường, nghi ngờ rằng anh ta
đã đi theo hướng sai. Anh ta thấy một người ăn xin đang bước đi, cho nên anh ta
dừng xe lại và hỏi người ăn xin, "Đường này có đưa tới Delhi không?"
Người ăn xin nói, "Tôi
không biết."
Thế là người này hỏi, "Đường
này có đưa tới Agra không?"
Người ăn xin nói, "Tôi
không biết."
Người này, đã cáu rồi, trở nên cáu
hơn, và nói với người ăn xin, "Vậy là ông đếch biết gì." Người ăn xin
cười và nói, "Nhưng tôi không bị lạc."
Cho nên vấn đề không phải là biết.
Vấn đề là liệu bạn có bị lạc hay không. Người ăn xin nói, "Nhưng tôi không
bị lạc. Liệu tôi biết hay không không phải là vấn đề." Khi bạn bị lạc bản
đồ được cần tới, tri thức được cần tới, sách được cần tới. Khi bạn không bị lạc,
phỏng có ích gì mà mang sách, bản đồ? Và người chứng ngộ là ở mục đích rồi, ở mọi
nơi. Bất kì chỗ nào người đó ở, đều là mục đích. Một khi bạn trở nên nhận biết
rằng bạn là mục đích bạn không thể bị lạc được.
Người ăn xin không bị lạc. Tại
sao? - vì người đó không đi tới Delhi, người đó không đi tới Agra, người đó
không đi bất kì chỗ nào. Bất kì chỗ nào người đó tới, đó là mục đích. Người đó
không bị lạc vì người đó không đi theo bất kì hướng nào; người đó không bị lạc
vì không có mục đích được mong muốn.
Đệ tử này ném đi bản đồ vì
không có mục đích. Anh ta là mục đích bây giờ. Bất kì chỗ nào anh ta hiện hữu,
anh ta đều an bình, ở nhà. Không có ham muốn và không có động cơ. Tương lai đã
biến mất, khoảnh khắc này là đủ.
Ném đi mọi bản đồ vì bạn là mục
đích. Bản đồ có thể giúp nếu mục đích là ở đâu đó khác; bản đồ không thể giúp
được nếu bạn là mục đích. Chúng thậm chí có thể làm sao lãng bạn, vì khi bạn
nhìn vào bản đồ bạn không thể nhìn vào bản thân bạn. Sách không thể giúp được,
vì bạn là chân lí và không có sách trong đó bạn được viết. Sách là bạn, không
có sách khác. Ở đây bạn hiện hữu, được viết trong cuốn sách này, chính là bạn.
Bạn phải được giải mã, và nếu bạn sai mọi sách bạn mang cũng sẽ đi sai. Mọi bản
đồ bạn mang theo sẽ là sai và sẽ chỉ sai, vì ai sẽ đọc những sách đó và ai sẽ
theo các chỉ dẫn được chỉ ra trong bản đồ?
Tôi đã nghe: Một người đang lái
xe và vợ anh ta nhìn bản đồ. Đột nhiên vợ kêu lên trong hoảng sợ và nói, "Chúng
ta lạc rồi - vì bản đồ này bị lộn ngược. Bản đồ bị lộn ngược. Chúng ta lạc rồi!"
Bản đồ có thể được đặt đúng dựng
lên; không bản đồ nào bị lộn ngược bởi bản thân nó. Nhưng người vợ phải đã bị lộn
ngược. Nếu bạn bị lộn ngược mọi sách bạn đọc sẽ lộn ngược theo. Nếu bạn bị rối
loạn, nó sẽ được phản ánh trong Koran của bạn, trong Kinh Thánh của bạn, trong
Gita của bạn; nếu bạn điên diễn giải của bạn về Veda sẽ điên; nếu bạn sợ bạn sẽ
gặp sợ ở bất kì chỗ nào bạn đi. Bất kì cái gì bạn làm, việc làm của bạn sẽ đi
ra từ bạn; diễn giải của bạn sẽ bắt nguồn từ bạn và bạn sẽ sai.
Cho nên thầy không quan tâm tới
việc cho bạn sách đúng. Không có sách nào cả. Không sách đúng nào tồn tại, chỉ
có người đúng và người sai, người phải và người trái. Thầy thực quan tâm tới việc
để bạn theo chiều đứng đúng. Thầy quan tâm tới việc thay đổi bạn, con người; thầy
không quan tâm tới việc cho bạn sách.
Đó là lí do tại sao đệ tử này
nói, "Thầy nói gì vậy? Điều vô nghĩa thế thầy chưa bao giờ nói trước đây.
Thầy đã phát điên mà nói: Giữ lấy, gìn giữ cuốn sách này, nó là quí giá!"
Không sách nào là quí cả. Chỉ
người mới là quí. Nhưng khi bạn không biết giá trị của bạn, bạn nghĩ sách là
quí. Khi bạn không biết giá trị quí giá của bản thể bạn, thế thì mọi kiểu lí
thuyết đều trở thành có giá trị. Lời là có giá trị vì bạn đã không biết giá trị
của bản thể.
Cái gì thêm nữa không?
Câu hỏi 1
Osho kính yêu,
Sẽ có giá trị quí giá cho cuốn sách này khi
nó được đưa ra, vì nó có thể nói cho mọi người rằng có vị Phật sẵn có bây giờ,
và rằng ông ấy có các phương pháp phù hợp cho thời đại và cho chúng tôi.
Nhưng một trong những câu hỏi đã nảy sinh ở
đây và chắc chắn sẽ nảy sinh ở phương Tây là: Làm sao tôi biết tôi cần một thầy?
Vâng, cuốn sách này sẽ là rất
quí giá. Giữ lấy, gìn giữ nó. Bẩy thế hệ các thầy đã trao nó cho tôi và tôi đã
trao nó cho bạn. Bây giờ nó tuỳ thuộc vào điều bạn làm. Tôi đã thêm hiểu biết của
tôi vào cho nó, nhưng như tôi quan tâm tôi đang đưa cho bạn cuốn sách này chỉ để
ném vào lửa. Ngày bạn có thể ném nó vào lửa sẽ là ngày bạn đã hiểu nó. Nếu bạn
liên tục gìn giữ nó bạn đã lỡ.
Nhưng cuốn sách này là được cần,
vì nếu nó không có đó bạn sẽ ném cái gì vào lửa? Nó là được cần. Cố gìn giữ nó
- nó là rất quí giá - và khi bạn hiểu bạn sẽ ném nó vào lửa.
Cho nên tôi không nói chỉ cho
Koran vào lửa; cho sách của tôi vào lửa nữa, vì chúng có thể nguy hiểm hơn
Koran và Gita và Kinh Thánh điều đã trở thành lạc hậu theo nghĩa nào đó. Bạn là
rất, rất xa với Mohammed, thậm chí còn xa hơn với Krishna. Tiếng nói của họ đã
trở thành thứ rất, rất xa xăm, mờ nhạt. Tiếng nói của tôi là gần bạn hơn. Nó là
tức khắc; nó là trực tiếp. Nó có thể là nhà tù lớn hơn cho bạn, vì nó sống động
hơn ngay bây giờ. Nó có thể bắt giữ bạn; nó có thể trở thành hơn cả gánh nặng.
Nếu một thầy sống có thể làm cho bạn tự do, thầy sống có thể trở thành nhiều
hơn nhà tù nữa. Điều đó là tuỳ.
Có các chiều hướng trong cuốn
sách này. Nó là bản đồ, bản đồ trong thế giới tâm thức, bản đồ về cách bắt rễ
vào trong đất, bản đồ về cách có cánh bay trên trời. Nhưng cây không cần nó. Nếu
tôi bảo chúng cách bắt rễ vào trong đất chúng sẽ nói, "Đừng quấy rầy chúng
tôi, chúng tôi đã bắt rễ vào trong đất rồi " Nếu tôi bảo chúng cách có
cánh bay vào trong bầu trời chúng sẽ nói, "Đừng quấy rầy sự im lặng. Chúng
tôi bao giờ cũng đứng trong trời, đung đưa trong trời." Và nếu tôi bảo
chúng gìn giữ cuốn sách này chúng sẽ cười, và nếu chúng có thể tìm ra lửa chúng
sẽ ném cuốn sách vào trong lửa.
Vậy tôi đang nói gì? Tôi đang
nói với bạn: Bắt rễ và ném đi mọi bản đồ; có cánh và ném đi các bản đồ. Đừng bị
cố định vào điều tôi nói, đừng bị ám ảnh bởi điều tôi nói. Gạt lời sang bên và
nhìn vào tôi. Và điều tôi hi vọng là một ngày nào đó, nếu tôi nói, "Gìn giữ
cuốn sách này," bạn sẽ có khả năng quát tôi và nói, "Thầy nói gì vậy?
Thầy đã phát điên sao?" Bạn có thể nói điều đó mà không đạt tới điểm nơi
nó trở thành có nghĩa - nhưng bạn không thể lừa được tôi. Bạn có thể ném sách
vào lửa mà không ném sự gắn bó. Thế thì bạn đang bắt chước. Bắt chước sẽ không
giúp gì. Chư phật đã tồn tại trên trái đất, các đệ tử đã tồn tại; mọi thứ đã xảy
ra mà có thể xảy ra và mọi thứ được viết. Bạn có thể quyết định bạn có thể bắt
chước, nhưng bắt chước sẽ không giúp gì.
Chuyện xảy ra có lần một người
đi tới một Thiền sư. Ông ta đã đọc mọi kinh sách, ghi nhớ chúng, và đã trở
thành một triết gia lớn vì ông ta rất hiệu quả trong việc dùng lời, logic. Và
Thiền sư này chỉ là một dân làng, giống hệt như người ăn xin, người đã nói,
"Tôi không bị lạc." Ông ấy chưa bao giờ đọc Kinh Diệu pháp Liên hoa, một
trong nhưng kinh sách Phật giáo vĩ đại nhất, đáng gìn giữ, bao giờ cũng được giữ
ở gần. Cũng như có sách gối đầu giường, Kinh Diệu pháp Liên hoa cũng vậy là cuốn
sách cạnh trái tim; nó liên quan tới trái tim. Hoa sen là biểu tượng cho trái
tim: nở hoa đầy đủ, trong việc bùng nở đầy đủ, nó là trái tim. Và các Phật tử
nghĩ không có gì sánh được với Kinh Diệu pháp Liên hoa.
Người này đã ghi nhớ toàn thể
Kinh Diệu pháp Liên hoa. Ông ta có thể lặp lại nó từ bất kì chỗ nào. Hỏi bất kì
câu hỏi nào và ngay lập tức ông ta sẽ trả lời - như máy tính, rất hiệu quả. Cho
nên ông ta hỏi Thiền sư, "Ông có đọc Kinh Diệu pháp Liên hoa không?"
Thiền sư nói, "Kinh Diệu
pháp Liên hoa à? Chưa bao giờ nghe nói về nó."
Người này, nhà bác học, học giả,
nói, "Chưa bao giờ nghe nói về nó à? Và mọi người nghĩ ông đã chứng ngộ!"
Thiền sư nói, "Mọi người
phải sai rồi. Ta là người dốt nát, làm sao ta có thể chứng ngộ được?"
Học giả thấy thoải mái bây giờ,
cho nên ông ta nói, "Bây giờ tôi sẽ lặp lại Kinh Diệu pháp Liên hoa. Ông
có thể đọc được không?"
Sư nói, "Tôi không đọc được."
Thế là người này nói,
"Thôi được, thế thì nghe tôi đây và tôi sẽ giải thích bất kì cái gì ông muốn
hỏi."
Ông ta đã tới để tìm thầy nhưng
bây giờ ông ta đã trở thành thầy. Bản ngã không bao giờ muốn là đệ tử, nó bao
giờ cũng đi tìm việc là thầy. Phật phải cười làm sao vào tình huống này! Thầy
trở thành đệ tử, và đệ tử trở thành thầy và nói, "Nghe đây."
Thầy bắt đầu lắng nghe. Đệ tử
nó, "Được." Ông ta bắt đầu lặp lại Kinh Diệu pháp Liên hoa.
Trong Kinh Diệu pháp Liên hoa,
có nói mọi thứ là trống rỗng - thế giới này là trống rỗng, địa ngục là trống rỗng,
cõi trời là trống rỗng, Thượng đế là trống rỗng, mọi thứ là trống rỗng. Trống rỗng
là bản chất của mọi thứ, hư không, cho nên được hài hoà với hư không và bạn sẽ
đạt tới.
Đột nhiên thầy nhảy lên và đánh
vào đầu bác học. Bác học phát khùng. Ông ta bắt đầu la lên và nói, "Ông
không chỉ không chứng ngộ, ông không chỉ là kẻ dốt nát, ông dường như bị thần
kinh nữa. Ông làm gì vậy?"
Thầy ngồi lại và nói, "Nếu
mọi thứ là hư không, cơn giận này tới từ đâu? Thế giới là trống rỗng, cõi trời
là trống rỗng, địa ngục là trống rỗng, bản chất của mọi thứ là hư không. Cơn giận
này tới từ đâu?"
Bác học đâm ra phân vân. Ông ta
nói, "Điều đó không được viết trong Kinh Diệu pháp Liên hoa. Ông hỏi câu hỏi
ngu xuẩn. Nó không được viết trong Kinh Diệu pháp Liên hoa. Toàn thể Kinh này
tôi đã ghi nhớ - và đây không có cách nào để hỏi câu hỏi, đánh tôi không phải
là cách hỏi câu hỏi."
Nhưng đây là cách duy nhất. Các
lí thuyết không giúp gì mấy. Bạn có thể nói rằng mọi thứ là hư không, nhưng chỉ
cú đánh nhẹ và cơn giận nảy sinh ra từ hư không; người đàn bà đi qua và dục nảy
sinh từ hư không; bạn nhìn ngôi nhà đẹp và ham muốn sở hữu nảy sinh từ hư
không. Khi Phật nói mọi thứ là hư không, ông ấy nói: Nếu ông có thể hiểu điều
này, cái không sẽ nảy sinh. Làm sao cái gì có thể nảy sinh từ hư không? Hư
không là thiền, không phải lí thuyết; nó là việc rơi vào vực thẳm.
Thế thì giận không thể nảy sinh
và dục không thể nảy sinh - làm sao chúng có thể nảy sinh được?
Có hai kiểu người: một kiểu là
những người đang đi tìm các lí thuyết - và xin đừng là kiểu đó, vì đó là kiểu
ngu xuẩn nhất; và kiểu kia là kiểu trí huệ, những người đi tìm kinh nghiệm,
không lí thuyết.
Cuốn sách này và bất kì cái gì
tôi nói đều có thể trở thành lí thuyết cho bạn; thế thì bạn lỡ. Nó có thể trở
thành cơn khát, cơn đói, sự thôi thúc sâu sắc để trải nghiệm; thế thì bạn đã
thu được vấn đề. Nhưng đừng bị nghiện với lời; đừng mang bình chứa, nhớ nội
dung. Khi đệ tử ném sách vào lửa anh ta ném đi bình chứa; nội dung được gìn giữ
trong tim anh ta. Và thầy sung sướng rằng người này đã hiểu: bình chứa phải bị
ném đi và nội dung được gìn giữ.
Bất kì cái gì tôi nói, ném nó
vào trong lửa. Nhưng cái gì xảy ra cho bạn trong sự hiện diện của tôi, cái đó
là nội dung. Gìn giữ nó, nó là quí giá. Nhưng không có nhu cầu gìn giữ nó: nếu
nó xảy ra, bạn sẽ gìn giữ nó; nếu bạn biết, nó được gìn giữ, và thế thì không
có cách nào ném nó vào trong lửa. Chỉ sách mới có thể bị ném vào trong lửa, chân
lí không thể bị ném.
Đó là lí do tại sao đệ tử này
quát, "Thầy nói gì vậy? Một thứ quí giá có thể bị ném vào trong lửa sao? Một
thứ quí giá có thể bị cháy trong lửa sao? Nếu lửa có thể đốt cháy sách của thầy,
nó là kiểu quí giá gì vậy? Đây là kiểu chân lí gì vậy? Nếu lửa có thể thiêu
cháy chân lí, nó không đáng gìn giữ."
Cái mà không thể bị thiêu cháy,
cái mà không thể chết, cho dù qua lửa nó trở nên sống động hơn, thuần khiết hơn
- cái đó là chân lí. Đó là lí do tại sao tôi nói ném Kinh Thánh vào lửa: không
phải là tôi chống lại Kinh Thánh đâu, tôi chống lại cái bình chứa. Nội dung
không thể bị ném đi. Bình chứa là Kinh Diệu pháp Liên hoa. Nội dung là hoa sen
của bạn, và đó là trái tim bạn.
Cái gì cần thêm nữa không?
Câu hỏi 2
Osho kính yêu,
Nhiều người nói họ không thể thực sự để cho
bản thân họ đi vào trong thiền vì cái đau vật lí, vì việc va đụng vào nhau và
ngã xuống. Họ cảm thấy đây có thể là một loại cớ nào đó để không thực sự buông
bỏ.
Xin thầy nói cho chúng tôi về khía cạnh vật
lí này?
Đứa bé có thể ngã nhưng nó sẽ
không cảm thấy đau. Người say, đi trên phố, ngã, nhưng thân thể người đó được
gìn giữ, xương người đó không bị gãy. Cái gì xảy ra? Điều thực không phải là
người khác đụng vào bạn, điều thực là sự chống cự của bạn. Bạn sợ người khác có
thể đụng vào bạn, cho nên bạn chống lại toàn thể thời gian. Ai đó có thể không
đụng vào bạn, nhưng bạn sợ. Sợ làm đóng bạn lại, bạn trở thành cứng nhắc, và nếu
ai đó va đụng vào bạn cái cứng nhắc đó bị đau, không phải bạn. Nhưng bạn cảm thấy
rằng bạn bị đau, và thế rồi tâm trí bạn nói, "Mình đúng là sợ ngay từ
chính lúc ban đầu, và điều tốt là tỉnh táo để cho không ai sẽ đụng vào
mình."
Tâm trí là cái vòng luẩn quẩn.
Nó cho bạn ý tưởng, và bởi vì ý tưởng đó những điều chắc chắn xảy ra. Thế rồi ý
tưởng đó trở thành cố định hơn, bạn trở nên sợ hơn, và thế rồi bạn thường xuyên
trong sợ. Làm sao bạn sẽ hành thiền được?
Ở Nhật Bản họ có một khoa học về
vật - họ gọi nó là judo hay ju-jitsu - và toàn thể khoa học này bao gồm một điều
rất có tính thiền: đô vật judo học cách không chống cự. Khi ai đó tấn công bạn,
bạn phải hấp thu năng lượng của người đó, không chống cự, dường như người đó
đang trao năng lượng cho bạn. Hấp thu năng lượng của người đó; không chống cự.
Người đó không phải là kẻ thù, người đó là người bạn tới với bạn; và khi người
đó đánh bạn bằng tay hay nắm đấm, nhiều năng lượng được thoát ra. Chẳng mấy chốc
người đó sẽ kiệt sức, cho nên hấp thu năng lượng được xả ra đó từ nắm đấm của
người đó. Khi người đó kiệt sức, chỉ bằng việc hấp thu năng lượng của người đó
bạn sẽ cảm thấy mạnh hơn, mạnh hơn bao giờ. Nhưng bạn chống cự, bạn co lại, bạn
trở thành cứng nhắc để cho bạn có thể không bị thương. Thế thì năng lượng của
người đó và năng lượng của bạn va chạm, và trong va chạm đó đau xảy ra. Nó là bạn.
Trong thiền, nhớ điều này: nếu
ai đó va đụng vào bạn, hấp thu năng lượng của người đó. Và ở đây là người có
tính thiền va đụng vào bạn - bạn may mắn. Người đó đang xả ra năng lượng đẹp.
Năng lượng thiền đang tới từ người đó; hấp thu nó đi. Cảm thấy hạnh phúc, cảm thấy
cám ơn, và bắt đầu nhảy nữa. Đừng cứng nhắc, đừng chống cự, vì người đó đang
chia sẻ năng lượng của người đó với bạn, một cách không chủ ý. Chia sẻ nó và bạn
sớm đi tới biết phẩm chất khác - phẩm chất của không chống cự. Thế thì toàn
thân và tâm hành xử theo cách khác. Bạn biết một bí mật.
Bạn bất ngờ ngã trên đất: ngã
dường như mặt đất, đất là mẹ bạn. Làm điều đó thành nghỉ ngơi, không phải là va
chạm. Ngã ra nhưng không cứng nhắc. Nếu bạn cứng nhắc bạn có thể bị gãy xương;
gãy xương sẽ xảy ra vì bạn đã cứng nhắc và đã có tranh đấu giữa bạn và đất. Và
đất tất nhiên là lớn hơn bạn cho nên bạn sẽ là người thua. Ngã xuống hệt như
người say. Bạn thấy họ ngã mọi ngày trên phố, nhưng đến sáng họ trở lại, hoàn
toàn ổn thoả. Mọi đêm họ ngã xuống và xương họ không bao giờ bị gãy. Những người
say này biết bí mật nào đó mà bạn không biết. Họ biết cái gì? Họ ngã mà không
có ý thức nào về phần họ, không có bản ngã nào ở đó. Họ chỉ ngã. Không có người
nào tranh đấu với đất. Đất hấp thu họ và họ hấp thu đất.
Là người say đi: ngã mà không
có bản ngã. Tận hưởng việc ngã và cảm thấy thân thiện, thân thiết, với đất. Bạn
sẽ sớm quay lại trên chân bạn với nhiều năng lượng hơn bao giờ, và một khi bạn
biết mẹo này sẽ không có rối loạn. Bạn bị thương vì bạn ở trong tranh đấu, tranh
đấu liên tục; bạn bị thương vì bạn bao giờ cũng chống cự. Có ý thức, vô ý thức,
bạn bao giờ cũng sẵn sàng chống cự. Và khi nhiều người thế đang hành thiền bạn
trở nên sợ rằng ai đó có thể đánh bạn - nhưng nếu có nỗi sợ này, làm sao bạn sẽ
thiền?
Thay vì ở trong sợ, ở trong yêu
đi. Với nhiều người thế đang thiền nhiều năng lượng thiêng liêng được toả ra.
Đây là việc mở hội, cho nên tại sao lại ở trong sợ? Ở trong yêu đi. Tận hưởng
tâm thức nhóm này, bao nhiê người thế đang nhảy múa. Trở thành một phần, mất đi
bản ngã của bạn, là một với lực và năng lượng tập thể này. Sẽ khó lúc ban đầu
vì nhiều người đã từng sống với thái độ cố định về chống cự. Nhưng một ngày nào
đó bạn sẽ trở nên nhận biết; một ngày nào đó kẽ hở sẽ được xoá bỏ và bạn sẽ thấy.
Một kinh nghiệm sẽ có tác dụng. Nếu một ngày nào đó bạn ngã trên đất và không bị
đau và bạn cảm thấy hay, bạn đã đi tới biết một bí mật, bạn đã loạng choạng vớ
được chìa khoá. Bây giờ chìa khoá này có thể được dùng trên nhiều ổ khoá. Nó là
chìa khoá chủ.
Bất kì khi nào ai đó tới đánh bạn,
hấp thu người đó; khi ai đó xúc phạm bạn, hấp thu người đó và nhìn - việc xúc
phạm của người đó trở thành đoá hoa. Người đó đang toả ra năng lượng. Khi ai đó
xúc phạm bạn, người đó đang cho đi năng lượng. Người đó ngu, đần, cho nên bạn hấp
thu năng lượng của người đó, cám ơn người đó, và quay trở lại và nhìn điều xảy
ra. Khi ai đó sẵn sàng đánh nhau, đơn giản cho phép người đó đánh bạn. Hiện hữu
dường như bạn không có đó và người đó đang đánh vào hư không. Cho phép người
đó, đừng chống cự, và bạn sẽ đi tới biết. Không có cách khác; chỉ lắng nghe tôi
sẽ không có tác dụng.
Đây là nghệ thuật, nó không phải
là khoa học. Khoa học có thể được giải thích, nghệ thuật phải được trải nghiệm.
Nó cũng giống như bơi. Nếu bạn
nói với người không biết bơi, "Chẳng có gì cho nó cả, anh cứ nhảy và bắt đầu
vung tay chân xung quanh," người đó sẽ nói, "Anh nói gì vậy? Đây sẽ
là tự tử." Làm sao bạn có thể giải thích cho người không biết bơi rằng việc
bơi là hay, kinh nghiệm hay nhất của bất kì cái gì mà thân thể có thể cho bạn?
Nó là kinh nghiệm tuôn chảy thế, là một thế với sông. Toàn thân, mọi thớ thịt của
nó, mọi tế bào, đều sống động. Nước là cuộc sống - vì mọi cuộc sống đều nảy
sinh từ nước. Nước là sự sống. Trong thân thể bạn nước chiếm tám mươi nhăm phần
trăm, cho nên tám mươi nhăm phần trăm nước, chất lỏng, đang gặp gỡ với sông lớn,
hay đại dương. Bạn đã đi tới cội nguồn nguyên thuỷ của sức sống.
Nhưng bạn không thể giải thích
được cho bất kì ai không biết bơi. Nó không phải là khoa học. Bạn phải đưa người
đó từng bước một - lúc ban đầu chỗ nước nông để cho người đó trở nên tự tin, thế
rồi dần dần nước ngày càng sâu hơn. Lúc ban đầu người đó sẽ vụng về, người đó sẽ
sợ, người đó sẽ tranh đấu với sông, sợ rằng sông có thể nhấn chìm người đó. Người
đó sẽ cảm thấy sông như đối kháng, nhưng người đó sẽ sớm nhận ra rằng sông
không đối kháng, rằng nó thích thú người đó bơi ở đó, rằng nó cảm thấy hạnh
phúc là một trong các phần của nó đã quay lại. Đó là khoảnh khắc mở hội cho
sông. Sông mà không có ai bơi trong nó thì buồn, nhưng nơi nhiều người nhảy múa
và bơi và tận hưởng, sông hạnh phúc. Người đó sẽ sớm cảm thấy rằng sông đang
giúp người đó, rằng người đó tranh đấu không cần thiết, và dần dần người đó sẽ
bỏ chuyển động và hoạt động của mình. Khi người bơi trở nên hoàn hảo người đó
đơn giản nổi trên sông. Không hoạt động nào được ần; sông làm mọi thứ và người
bơi đơn giản nổi trên sông.
Trong các truyền thống yoga cổ
có một cách thiền đặc biệt - chỉ nổi trên sông và cảm thấy là một với nó. Đừng
làm bất kì chuyển động nào, đừng di chuyển thân thể, để sông làm công việc đó.
Và nếu sông đang làm việc đó và bạn đơn giản nổi, không làm, bạn sẽ có cảm giác
về toàn thể sự tồn tại. Đây là cách sự tồn tại nổi. Bạn tranh đấu một cách
không cần thiết.
Trong thiền bạn đi vào dòng
sông tâm thức. Nhiều người thế quanh bạn tạo ra lực vô cùng, một luồng chuyển động.
Đi vào trong nó như người bơi, không tranh đấu, chỉ nổi, và xem cái gì xảy ra.
Nó là nghệ thuật.
Tôi có thể bảo bạn, tôi có thể
chỉ chỉ dẫn, và bạn phải trải nghiệm. Bạn phải chờ đợi cho tới khi kinh nghiệm
này xảy ra cho bạn, một khoảnh khắc của kinh nghiệm rằng không ai chống lại bạn,
không ai định làm hại bạn. Sự tồn tại là toàn thể, sẽ không có bị thương.
Và tôi nói: Cho dù xương bạn bị
gẫy sẽ không có đau, sẽ không có bị thương. Nếu bạn ngã xuống và bạn chết, ngay
cả thế sẽ không có đau. Nếu bạn chỉ ngã vào đất mẹ sẽ không có đau. Bạn đơn giản
được hấp thu.
Và ai biết? - trong thiền, chỉ
ai đó đụng vào bạn có thể trở thành thoáng nhìn đầu tiên về chứng ngộ, vì đó là
cú choáng - nhận biết bất thần tới với bạn. Ai biết? - chỉ ngã ra trên đất và
làm gẫy xương có thể trở thành satori-đầu tiên của bạn, chứng ngộ đầu tiên của
bạn. Không ai biết - cuộc sống là huyền bí. Chứng ngộ đã xảy ra theo những cách
khác nhau thế. Không ai biết.
Làm nó trong yêu đi. Cảm thấy
như ở nhà và cho phép mọi thứ. Nếu ai đó đụng vào bạn, để người đó đụng. và để
người đó đi qua bạn. Đừng là bức tường; đừng chen vào đường của người đó. Cho
phép người đó đi qua. Là xốp.
0 Đánh giá