Chương 9. Tề Hoàn công và người đóng xe

Chương 9. Tề Hoàn công và người đóng xe

Price:

Read more

Osho - Khi giầy vừa
Bài giảng về các câu chuyện của Trang Tử
Chương 9. Tề Hoàn công và người đóng xe

Tề Hoàn công, vị vua đầu triều, ngồi trong trướng đọc sách. Người đóng xe tên Biển đang đẽo bánh xe ở dưới sân.
Bỏ cái búa cái đục, ông ta bước lên hỏi Hoàn công: Kính hỏi nhà vua đọc đó là những lời gì vậy?
Hoàn công đáp: Lời thánh nhân.
Những thánh nhân đó còn sống hay đã chết rồi?
Chết cả rồi.
Vậy là nhà vua đọc đó là đọc cái cặn bã của cổ nhân. Trẫm đương đọc sách, một tên đóng xe sao dám luận bàn? Giảng mà có lí thì tha cho, vô lí thì bị xử tử. Người đóng xe đáp: Thần xin lấy nghề của thần làm thí dụ: Thần đẽo bánh xe mà chầm chậm thì ngọt tay mà không bén; nếu đẽo mau thì mệt sức mà không vô. Phải đừng chậm, đừng mau, vừa với tay mình và hợp với lòng mình. Không diễn ra được, có cái gì huyền diệu ở trong đó. Cho nên thần không truyền lại cho con được mà chúng cũng không học được của thần. Vì vậy mà bảy chục tuổi rồi mà thần vẫn phải đẽo lấy. Cổ nhân và những điều họ không thể truyền lại được nay tiêu diệt hết rồi, sách nhà vua đọc đó chỉ là cặn bã của cổ nhân thôi.
Chuyện xảy ra trên con đường quê biệt lập, một người lái ô tô thấy cái gì đó sai với động cơ. Anh ta dừng xe lại, mở nắp máy và nhìn vào bên trong. Đột nhiên anh ta nghe thấy một tiếng nói: "Nếu ông hỏi tôi, tôi có thể nói cho ông trục trặc là gì." Ngạc nhiên, anh ta nhìn quanh vì anh ta nghĩ chẳng có ai khác ở đó. Không, không có ai ngoài một con ngựa, đứng trong trang trại cạnh đó. Người này kinh hoàng và hoảng sợ; anh ta tăng tốc chạy trên đường! Sau hai mươi phút, anh ta tới một trạm xăng. Khi lấy lại hơi thở, anh ta kể lại cho người này, người chủ trạm, điều đã xảy ra: "Không có ai khác ngoài một con ngựa, và tôi nghe thấy giọng nói người nói rằng nếu tôi hỏi người đó, người đó có thể nói cho tôi trục trặc là gì." Người chủ nói: "Ngẫu nhiên có con ngựa đen, đung đưa đuôi sau, dậm chân chứ gì?" Người này nói: "Vâng, đúng đấy." Người chủ nói: "Đừng bận tâm với người đó, người đó chỉ là một triết gia già, chết từ lâu rồi, vẫn còn ám chỗ đó. Chỉ bởi vì thói quen cũ của ông ta mà ông ta liên tục tìm người để hỏi ông ta các câu hỏi. Ông ta không biết gì về trục trặc động cơ đâu. Và ông ta không phải là ngựa, ông ta chỉ dùng con ngựa già đáng thương đó làm trung gian thôi. Cho nên đừng bận tâm tới ông ta."
Nhưng đây là cách nó xảy ra trên mọi nẻo đường của cuộc sống. Ma già liên tục ám ảnh, và họ biết mọi câu trả lời. Bạn chỉ phải hỏi - chỉ hỏi họ sẵn sàng cho bạn mọi câu trả lời. Vậy mà cuộc sống liên tục thay đổi và họ không biết cái gì về trục trặc động cơ. Cuộc sống liên tục thay đổi từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Bạn không thể tìm được câu trả lời trong quá khứ bởi vì hôm nay chẳng cái gì là như cũ cả. Bạn không thể tìm được câu trả lời trong quá khứ vì câu trả lời không phải là đồ vật, nó bao giờ cũng chết với người đã khám phá ra nó. Nhưng ma liên tục ám ảnh. Các Veda, Koran, Kinh Thánh, Gita, chúng toàn là ma. Chúng không phải là thực tại bây giờ, chúng chết đã lâu, nhưng chúng có hấp dẫn.
Cho nên đầu tiên cố hiểu tại sao chết có nhiều hấp dẫn thế, tại sao quá khứ chết có nhiều hấp dẫn với việc sống, tại sao người chết liên tục kéo chân bạn. Tại sao bạn mang họ? Tại sao bạn lắng nghe họ? Bạn đang sống động, bạn tươi tắn. Sao bạn nhìn vào quá khứ, vào những người có thẩm quyền và vào các chuyên gia?
Điều đầu tiên - người chết càng lâu, truyền thống càng lớn. Thời gian. Thời gian làm thần thánh hoá mọi thứ. Nếu Phật còn sống bạn có thể tạm dung thứ ông ấy. Nhiều nhất, nếu bạn rất tốt với ông ấy, bạn có thể đi và nghe. Nhưng bạn không thể tin được rằng ông ấy là một Bhagwan. Bạn không thể tin được rằng người này đã biết điều tối thượng vì ông ấy sẽ có vẻ giống như bạn: con người bằng máu và xương, trẻ hay già, ốm hay khoẻ, cũng sẽ chết như bạn - hệt như bạn. Đói, ông ấy cần thức ăn; ngủ, ông ấy muốn có giường; ốm, ông ấy phải nghỉ ngơi - hệt như bạn. Làm sao bạn có thể tin được rằng ông ấy đã biết tới điều tối thượng, cái bất tử? Khó khăn, gần như không thể được.
Cho dù bạn thử, điều đó không bao giờ xảy ra; cho dù bạn ép buộc bản thân bạn, sâu bên dưới hoài nghi còn lại. Nhưng bây giờ, hai mươi nhăm thế kỉ sau, Phật không còn là con người bằng xương và máu nữa. Ông ấy không bao giờ bị ốm, ông ấy không bao giờ đói, không bao giờ cần thức ăn, không bao giờ cần bất kì thuốc nào. Ông ấy sẽ không bao giờ chết bây giờ, ông ấy là bất tử. Thời gian thần thánh hoá mọi thứ và dần dần bạn quên mất rằng ông ấy thuộc vào bạn. Dần dần ảnh chết trở thành vàng. Nó đạt tới ngày càng cao hơn, nó hoàn toàn mất hút đâu đó trên thiên đường, bạn chỉ có thể có một thoáng nhìn. Thế thì bạn có thể tin.
Do đó quá khứ liên tục ám ảnh bạn. Nếu Phật tới lần nữa, bạn sẽ bác bỏ ông ấy. Đó là lí do tại sao Jesus được tôn thờ bây giờ và vậy mà ông ấy bị đóng đinh khi ông ấy còn sống. Còn sống, bạn đóng đinh ông ấy; chết rồi, bạn tôn thờ ông ấy. Sao cái chết lại làm cho ông ấy thành có nghĩa, có ý nghĩa thế? Chết phá huỷ thân thể, và thế thì móc nối với bạn bị phá vỡ. Thế thì bạn có hình ảnh tâm linh: không máu, không xương, siêu hình. Bây giờ bạn có thể tưởng tượng, và tuỳ bạn cho ông ấy mọi phẩm chất - bạn phóng chiếu.
Khó phóng chiếu lên người đang sống bởi vì thực tại có đó và người đó sẽ phá huỷ mọi phóng chiếu của bạn. Người đó sẽ không sẵn sàng trở thành tù nhân của phóng chiếu của bạn. Nhưng chết rồi, người đó có thể làm được gì? Jesus có thể làm được gì? Phật có thể làm được gì? Bất lực, dù bạn làm bất kì cái gì, họ phải chịu thôi.
Đó là lí do tại sao nhiều tưởng tượng hơn là có thể với một thầy chết - bây giờ bạn có thể cho ý nghĩa, tính cao siêu, tính thế giới khác.
Nhưng với người sống điều đó là không thể được chừng nào bạn chưa có một trái tim tin cậy, tin cậy toàn bộ; và với những người có trái tim của tin cậy toàn bộ, Phật không bao giờ là thân thể, dù sống hay chết. Ông ấy không bao giờ là thân thể. Bởi vì họ xuyên thấu sâu, Phật là trong suốt. Ông ấy có thể trong thân thể nhưng ông ấy không là thân thể; ông ấy có thể sống trong bạn nhưng ông ấy không thuộc vào bạn - ông ấy ở đâu đó trên cao. Đó là nghĩa của một Christ, con của Thượng đế. Đó là nghĩa của một avatar, việc giáng xuống của điều Thiêng liêng. Đó là nghĩa của một teerthankara - vị phật. Ông ấy tới từ cái vô hình, nhưng nó có thể được thấy chỉ qua con mắt của tin cậy. Tâm trí không thể nhìn được vào nó. Nhưng khi ông ấy chết rồi tâm trí có thể phóng chiếu.
Cho nên điều đầu tiên là ở chỗ thời kì càng dài, khe hở, thời gian giữa bạn và Phật, Jesus, Mahavir càng nhiều, tưởng tượng của bạn càng có nhiều tự do hơn. Bạn có thể phóng chiếu, bạn có thể tạo ra mơ quanh họ. Thế thì họ trở thành nhiều huyền thoại hơn và ít thực tại hơn, thế thì toàn thể điều huyền bí được tạo ra quanh họ. Thế thì bạn có thể tôn thờ, thế thì bạn có thể lắng nghe họ.
Nhưng rắc rối là ở chỗ khi vị phật còn sống ông ấy có thể giúp được bạn. Khi vị phật còn sống bạn có thể thấm đẫm tâm linh ông ấy. Khi vị phật còn sống còn có thể cho cái gì đó được trao đổi, được chuyển trao. Nhưng khi ông ấy chết rồi, điều đó trở thành ngày càng không thể được. Tại sao? Bởi vì cái để được trao thì không thể được trao qua ngôn ngữ. Nếu nó có thể được trao qua ngôn ngữ, thế thì có các kinh sách, thế thì có lời của Phật. Nhưng nó không thể được trao qua lời. Lời chỉ là cái cớ. Phật nói với bạn nó chỉ là cái cớ để tạo ra tiếp xúc trên bình diện tâm trí. Và nếu bạn cảm nhận, cái gì đó thường xuyên xảy ra ở bên ngoài; ngay ở giữa các lời, hay ở giữa các dòng, Phật đạt tới bạn - đó là kinh nghiệm sống.
Ông ấy phải truyền trao không phải là lí thuyết, mà là bản thân ông ấy. Ông ấy phải không trao đổi một giả thuyết, một triết lí, mà là kinh nghiệm sống, và điều đó nhiều tính kĩ năng và ít giống như triết lí. Cho dù bạn biết cách bơi bạn vẫn không thể dạy ai đó chỉ qua lời. Bạn sẽ nói gì? Bất kì cái gì bạn nói, bạn sẽ cảm thấy nó là không thích hợp. Cách duy nhất là đưa đệ tử đi cùng bạn ra dòng sông. Đầu tiên chỉ cho anh ta cách bạn bơi - cho anh ta tin tưởng, cho anh ta dũng cảm - thế rồi bảo anh ta, tới đi. Và nếu anh ta tin cậy bạn, anh ta sẽ đi cùng bạn. Thế rồi dần dần để cho anh ta trải qua kinh nghiệm.
Chỉ kinh nghiệm mới có thể dạy được. Và tâm linh cũng giống như việc bơi, bạn không thể nói cái gì về nó được. Bạn có thể mô tả nó, nhưng mô tả là chết. Nó là kinh nghiệm sống động. Cái gì đó xảy ra khi ai đó có đó người biết kĩ năng này. Người đó không thể nói được điều đó cho bạn, nhưng bạn có thể học. Và đây là điều bí ẩn: người đó không thể dạy nó cho bạn, nhưng bạn có thể học được nó nếu bạn có tính cảm nhận.
Cho nên nhớ, nhiều điều phụ thuộc vào đệ tử và tính cảm nhận của người đó, và ít phụ thuộc vào thầy. Thầy có đó, thầy hiện diện. Bây giờ bạn phải có tính cảm nhận và hấp thu; bạn phải có tính cảm nhận và cho phép; bạn phải có tính cảm nhận và để thầy xuyên thấu vào trong bạn. Nếu bạn sợ, toàn thể bản thể co lại, bạn bị đóng. Khi bạn đóng thầy có thể tiếp tục gõ cửa bạn nhưng sẽ không có đáp ứng. Thầy càng gõ bạn sẽ càng co lại, và trở nên sợ hơn. Cho nên thầy sẽ thậm chí không gõ vì điều đó nữa cũng là gây chuyện. Thầy sẽ đơn giản đợi ngoài cửa. Bất kì khi nào bạn sẵn sàng và cởi mở, thầy có thể trao nó cho bạn, thầy có thể chuyển giao nó ngay lập tức. Nhưng đệ tử phải sẵn sàng.
Khả năng này có đó chỉ với thầy sống. Với thầy chết, bạn không thể học được gì.
Lời là cùng bạn, Kinh Thánh là cùng bạn, bạn có thể trở thành học giả lớn, triết gia, bạn có thể nghĩ và thêu dệt nhiều lí thuyết quanh nó, bạn có thể tạo ra lí thuyết của riêng bạn - nhưng Jesus sẽ không có đó. Bạn phải sống cùng Jesus, sự hiện diện của ông ấy là điều có ý nghĩa nhất.
Điều thứ hai cần nhớ là ở chỗ tâm trí bao giờ cũng thích các lí thuyết, lời, triết lí. Nó có thể bàn bạc về chúng, đó là trò chơi mà tâm trí rất thích, vì chẳng cái gì bị mất. Ngược lại, tâm trí được làm mạnh thêm qua chúng. Bạn càng biết nhiều, bạn càng thu thập thông tin nhiều, tâm trí bạn càng cảm thấy 'Mình là ai đó' nhiều hơn.
Với thầy sống vấn đề là thế này: bạn phải buông xuôi, bản ngã của bạn phải bị tan biến. Sống với thầy thực sự là kinh nghiệm chết, bạn phải chết. Và chừng nào bạn chưa chết, không cái gì sẽ xảy ra. Chỉ qua cái chết của bạn mà tái sinh sẽ xảy ra. Khi bạn không còn đó, đột nhiên điều Thiêng liêng có đó. Cho nên thầy sống là kinh nghiệm chết cho tâm trí - việc tái sinh của linh hồn, nhưng cái chết của bản ngã. Với thầy chết bạn không sợ. Tâm trí có thể tiếp tục chơi trò chơi với các chuyên gia và những người có thẩm quyền, và diễn giải tuỳ thuộc vào bạn. Trong bất kì lí thuyết nào nghĩa không có đó trong nó; bạn phải đưa nghĩa vào, nó là trò chơi. Bạn nghĩ bạn đang đọc Gita, lời của Krishna. Bạn sai. Lời có đó, nhưng ai sẽ cho nghĩa? Bạn sẽ cho nghĩa.
Cho nên mọi kinh sách không là gì ngoài tấm gương: bạn sẽ thấy mặt riêng của bạn trong nó. Bạn có thể đọc bất kì cái gì mà bạn thích, nhưng vì tâm trí rất tinh ranh, nó sẽ đơn giản không nghe cái gì mà đi ngược lại nó. Nó có thể diễn giải theo cách riêng của nó và Krishna không có đó để nói: Không, đây không phải là nghĩa của tôi.
Chuyện xảy ra là khi Sigmund Freud còn sống nhưng rất già, ngay vào năm cuối đời ông ấy, ông ấy tụ tập mọi đệ tử lại - và ông ấy có nhiều người theo trên khắp thế giới. Ông ấy đã tạo ra trường phái phân tâm học rất lớn, và ông ấy được tôn sùng.
Hai mươi đệ tử thân cận nhất đang ăn trưa với ông ấy. Họ bắt đầu thảo luận điều Freud ngụ ý về cái gì đó và họ hoàn toàn quên mất rằng Freud có đó. Họ trở nên bị cuốn hút nhiều vào trong thảo luận, mâu thuẫn lẫn nhau, tranh cãi lẫn nhau. Một lí thuyết - hai mươi diễn giải. Và thầy vẫn còn sống, ông ấy vẫn ngồi dó, nhưng họ đã quên mất ông ấy hoàn toàn! Thế rồi ông ấy đập bàn và nói: "Xin các ông nghe cho một điều! Tôi vẫn còn sống sờ sờ ra đây, các ông có thể hỏi tôi điều tôi ngụ ý. Nghe các ông, tôi đã trở nên nhận biết về điều các ông sẽ làm khi tôi chết. Tôi còn sống đây, vậy mà không ai hỏi tôi nghĩa của tôi là gì. Và các ông đã có hai mươi nghĩa rồi! Khi tôi chết, các ông sẽ có hai trăm, hai nghìn, hai triệu nghĩa, và thế thì sẽ không có khả năng nào để hỏi tôi điều tôi ngụ ý."
Đó là cách giáo phái và tông phái được sinh ra.
Jesus là người đơn giản, nhưng nhìn vào những người Cơ đốc giáo, người Tin lành, hàng trăm giáo phái của Ki tô giáo và cách diễn giải của họ. Jesus là người đơn giản, con trai của một thợ mộc, ông ấy chưa bao giờ dùng lối nói của thượng đế học. Ông ấy không phải là con người của lời, ông ấy là con người của kinh nghiệm. Ông ấy nói đơn giản trong những câu chuyện nhỏ, giai thoại, và chuyện ngụ ngôn. Và ông ấy nói với người thất học, nghĩa của ông ấy là đơn giản. Nhưng trông đấy... những người Tin lành, người Cơ đốc giáo, những người nghiên cứu thượng đế học của họ, họ đã làm ra nhiều thứ thế từ ông ấy - cả trái núi! Trên một vấn đề đơn giản họ cứ thảo luận và tranh cãi và họ bị mất hút vào trong đó tới mức Jesus bị quên mất hoàn toàn.
Khi một Freud sống bị quên đi làm sao bạn có thể nhớ tới một Jesus chết được? Hỏi người Hindu, họ đã có cả nghìn diễn giải về Gita. Và mọi năm các diễn giải liên tục được bổ sung, những diễn giải mới, và không ai đồng ý với bất kì ai khác. Shankara nói rằng thông điệp là về từ bỏ, rằng thông điệp của Gita là về từ bỏ, vô hành động. Lokmanya Tilak nói rằng thông điệp là về hành động - chính cái đối lập. Và Ramanuja nói rằng thông điệp là về sùng kính, không phải hành động, không phải từ bỏ. Và như vậy bạn tiếp tục: một nghìn diễn giải, không ai đồng ý với bất kì ai khác. Và khi bạn đọc Gita đó sẽ là một nghìn lẻ một diễn giải, vì đó sẽ là diễn giải của bạn. Bạn sẽ mang tâm trí bạn vào trong nó và tâm trí cảm thấy được làm mạnh bởi tri thức, thông tin.
Tâm trí chưa bao giờ trong bất kì nguy hiểm nào ngoại trừ trong sự hiện diện của một thầy sống. Thế thì nó ở trên bờ vực cái chết. Bạn trốn khỏi các Krishna, và bạn mang Gita trong đầu. Bạn trốn khỏi Jesus và bạn bao giờ cũng giữ Kinh Thánh trong túi bạn. Kinh Thánh có thể được để trong túi bạn, không phải Jesus. Kinh Thánh sẽ thuộc vào bạn, nhưng với Jesus bạn sẽ phải thuộc vào Jesus. Đó là khác biệt: bạn có thể sở hữu Kinh Thánh, bạn không thể sở hữu Jesus. Bạn sẽ phải bị ông ấy sở hữu.
Và thứ ba, khoa học có thể được viết ra. Không có vấn đề gì. Bởi vì nó không phải là kĩ năng, nó là lí thuyết hoá, nó là lí thuyết. Nó có thể được viết ra, nó là mô tả, nó không phải là điều bí ẩn. Toàn thể cơ sở của khoa học là giải bí ẩn mọi thứ. Nó có các nguyên lí, luật, chúng có thể được viết ra; và nếu bạn giải mã luật, mọi thứ đều được biết.
Tôn giáo không giống như khoa học, nó giống nghệ thuật hơn - nó là biểu tượng. Điều đầu tiên là ở chỗ nó không là thực tại, nó là biểu tượng.
Có lần chuyện xảy ra là một người bạn tới thăm Picasso. Người bạn này trong quân sự, trong quân đội. Anh ta nhìn phòng vẽ của Picasso, và anh ta nói: "Vô nghĩa làm sao! Mọi thứ đều không thực, thậm chí không một bức tranh nào đại diện cho thực tại."
Bạn không thể tìm ra được cái gì khác như bức tranh của Picasso trong thực tại. Nó không có đó. Nó chỉ là cảm giác của Picasso về thực tại.
Khoa học cố gắng khám phá tính đối thể, nghệ thuật liên tục cố gắng tìm ra tính chủ thể trong đối thể. Bạn nhìn vào đoá hoa; nếu bạn hỏi nhà khoa học về nó ông ấy sẽ nói về các hợp chất hoá học của hoa. Tất nhiên chúng có đó, nhưng chúng không phải là hoa, bởi vì chúng không mang cái đẹp, chúng không mang nghĩa. Với cái đẹp bạn phải hỏi người nghệ sĩ nhưng thế thì ông ấy sẽ không nói về các hợp chất hoá học, hay bất kì cái gì khác. Ông ấy sẽ cho bạn bài thơ, và nó sẽ gần với chân lí hơn bất kì cái gì mà nhà khoa học có thể cho, nhưng nó sẽ không có tính đối thể.
Picasso lắng nghe một cách im lặng, vì anh ta là người lính, người bạn này, và bạn không thể mong đợi người lính hiểu quá nhiều về tính chủ thể - anh ta sống trong thế giới của các đối thể. Về sau họ nói chuyện về các thứ khác, và thế rồi người lính này cho Picasso xem bức tranh người bạn gái anh ta, một bức ảnh nhỏ. Picasso bắt đầu cười và ông ấy nói: "Cô gái đó nhỏ thế? Chắc rất khó làm tình với cô gái bé thế." Người lính nói: "Ông nói gì vậy? Đây chỉ là tấm ảnh." Thế là Picasso nói: "Bức ảnh không có tính đối thể, nó có tính biểu tượng, nó đơn giản biểu thị, chỉ dẫn, chỉ ra. Nó không phải là mô tả, nó không phải đích xác theo tỉ lệ; nó chỉ là một chỉ dẫn, một hướng dẫn."
Nhớ lấy, tôn giáo giống nghệ thuật hơn giống khoa học. Và thậm chí nó còn tinh tế hơn nghệ thuật bởi vì nghệ thuật biểu thị cho tính đối thể và tôn giáo biểu thị cho tính chủ thể. Nghệ thuật có các biểu tượng để chỉ ra thế giới đối thể. Nghệ sĩ vẽ bức tranh hoa hồng, nhưng hoa hồng có đó. Hoa hồng của Van Gogh hay của Picasso có thể không đích xác như nó trong vườn, nhưng dầu vậy nó vẫn là hoa hồng. Bạn có thể tìm ra điểm tương đồng nào đó, bạn có thể tìm ra cái gì đó tương ứng.
Nhưng khi một Phật nói về niết bàn, nó không có trong thế giới bên ngoài, bạn không có cái gì tương ứng với nó. Khi Jesus nói về vương quốc của Thượng đế, nó không có đó trong thế giới đối thể. Nghệ thuật biểu diễn cho tính đối thể: biểu tượng là khó, nhưng bạn vẫn có thể tìm thấy cái gì đó tương ứng với nó trong thế giới. Tôn giáo biểu tượng hoá cho tính chủ thể, bạn không thể tìm được cái gì giống nó trong thế giới. Chừng nào bạn chưa đi vào bên trong bản thân bạn, bạn sẽ không có khả năng tìm ra nghĩa, ý nghĩa. Thế thì bạn sẽ mang từ, và từ không phải là thực tại. Thế thì bạn có thể lặp lại từ 'Thượng đế' và bạn không biết gì về Thượng đế. Nó giống nghệ thuật hơn, và thậm chí giống nghề thủ công hơn.
Vị phật làm gì? Ông ấy là một nghệ nhân, ông ấy làm ra các thượng đế từ bạn. Cũng giống như nhà điêu khắc ông ấy liên tục gõ búa vào đá, đục cắt mảnh này mảnh kia, vứt đi tất cả những cái không bản chất - thế rồi dần dần một hình hài được lộ ra. Nó đã có đó. Trước khi người nghệ sĩ bắt đầu với đục và búa nó đã có đó rồi, nhưng những cái không bản chất cũng có đó. Cái không bản chất phải bị đập ra và vứt đi để cho cái bản chất trồi lên và được khám phá. Vậy vị phật làm gì? Bạn giống như tảng đá; ông ấy sẽ liên tục làm việc bằng đục và búa. Ông ấy sẽ tỉa đi cái không bản chất, và thế thì cái bản chất đi tới trong sự vinh quang toàn bộ của nó. Thế thì cái cao thượng được sinh ra, thế thì thế giới kia xuyên thấu vào trong thế giới này. Ông ấy không mang cái gì mới vào trong thế giới, ông ấy đơn giản thay đổi bạn, biến đổi bạn.
Bạn đã mang thế giới kia bên trong bạn nhưng nó bị trộn lẫn với quá nhiều thứ của thế giới này. Việc phân tách ra là cần: phân tách cái là bản chất khỏi cái không bản chất; phân tách cái là bạn với cái bạn sở hữu; phân tách người sở hữu khỏi việc sở hữu; phân tách linh hồn khỏi thân thể; phân tách trung tâm khỏi chu vi. Nó giống như một kĩ năng. Không hoạ sĩ nào có thể nói cho bạn cách vẽ, bạn phải sống cùng với thầy. Nếu bạn đi tới Picasso và nói, "Ông vẽ thế nào? Nói cho tôi cái gì đó, cho tôi hướng dẫn nào đó đi." Ông ấy không thể cho bạn bất kì hướng dẫn nào được bởi vì bản thân ông ấy không nhận biết. Nó là hiện tượng vô cùng, nó là vô ý thức tới mức khi Picasso đang vẽ ông ấy không nhận biết về bất kì qui tắc, qui chế, bất kì luật, bất kì hướng dẫn nào. Ông ấy trở thành bức tranh của mình, ông ấy không còn đó, ông ấy hoàn toàn bị cuốn hút vào trong nó. Bạn phải ở cùng ông ấy. Khi ông ấy đi vào trong bức tranh của ông ấy, và khi hoạ sĩ bị mất, và chỉ bức tranh còn lại, khi bức tranh không còn là nỗ lực có ý thức, khi vô thức tiếp quản, bạn phải thấy hiện tượng này để cảm nó, nó là gì. Thế thì những điều đó không phải là tay của Picasso, thế thì Đạo vô thức, tự nhiên, đã tiếp quản. Tay của Picasso là công cụ, chúng làm việc như phương tiện, năng lượng khác nào đó có đó. Quan sát Picasso vẽ - ông ấy không còn là người. Ông ấy không là một phần của bạn chút nào; ông ấy đã trở thành người sáng tạo, ông ấy không phải là một sinh vật. Đó là lí do tại sao khi bức tranh được sinh ra nó đem tới cái gì đó của thế giới bên kia.
Nhưng điều này chưa là gì cả. Khi vị phật nói ông ấy không phải là người nói. Khi vị phật đi ông ấy không phải là người bước. Khi vị phật đặt tay lên đầu bạn, ông ấy không phải là tay. Đạo - bạn có thể gọi nó là Thượng đế, bất kì cái tên nào bạn chọn - đã tiếp quản. Bây giờ tay không phải là của phật, nó là công cụ. Thượng đế đang chạm vào bạn qua ông ấy và phật không có đó chút nào, không đứng giữa bạn và Thượng đế. Nhưng điều này phải được kinh nghiệm. Không thể nào học được gì từ một phật chết. Và nếu bạn không thể học được từ một phật sống, làm sao bạn có thể mong đợi học được từ một phật chết?
Nó là kĩ năng, kĩ năng lớn nhất, và nó tinh tế và tinh vi tới mức không cái gì có thể được làm một cách có ý thức, bạn phải đơn giản ở gần và hấp thu. Từ này phải được nhớ - hấp thu. Một Phật phải được hấp thu, được ăn. Ông ấy trở thành máu và xương bạn, ông ấy chảy bên trong bạn. Sự hiện diện của ông ấy phải được hấp thu và bạn phải mang nó bên trong bạn.
Đây là kĩ năng lớn nhất trên thế giới - làm ra một thượng đế từ một người - một người bao giờ cũng thiên về trở thành con vật - làm ra thượng đế từ người đó, thay đổi tâm trí, bỏ bản ngã, cho phép điều tối thượng xảy ra trong người đó. Nó đem đại dương tới giọt nước, nó thả đại dương vào trong giọt nước. Nó là kĩ năng cao nhất, siêu nhất. Không kinh sách nào có thể mang được nó, chúng chỉ có thể chỉ ra. Bạn phải ở gần một phật sống để biết điều đó nghĩa là gì. Và nó xảy ra chỉ một lần trong một nghìn năm, trong hai nghìn năm, rằng một người như Phật có đó. Và thế thì các sùng bái chết được sinh ra, và mọi người liên tục tôn thờ mà không biết họ đang làm gì.
Bây giờ cố hiểu những lời này của Trang Tử. Nó là chuyện ngụ ngôn hay.
Tề Hoàn Công và thợ đóng xe.
Tề Hoàn công, vị vua đầu triều, ngồi trong trướng đọc sách. Người đóng xe tên Biển đang đẽo bánh xe ở dưới sân.
Ông ấy là một nghệ nhân.
Bỏ cái búa cái đục, ông ta bước lên hỏi Hoàn công: Kính hỏi nhà vua đọc đó là những lời gì vậy? Hoàn công đáp: Lời thánh nhân.
Nhớ rõ rằng mọi chuyên gia và người có thẩm quyền của bạn bao giờ cũng chết, bởi vì đến lúc tin tức đạt tới bạn, người đó đã biến mất rồi. Đến lúc bạn đi tới biết rằng có một phật, vị phật chết rồi. Tâm thức của bạn là chuyện lười biếng và tệ hại thế, bạn vô nhận biết về điều đang xảy ra tới mức đến lúc bạn đi tới biết rằng hoa đã nở hoa, và bạn chạy xô ra vườn, hoa đã biến mất rồi.
Phải mất thời gian cho bạn nhận ra ai đó có đó - và mất nhiều thời gian thế! Thỉnh thoảng hàng thế kỉ sau đó bạn mới đi tới cảm thấy rằng Phật đã có đó, nhưng thế thì chẳng cái gì có thể được làm. Tỉnh táo hơn đi, ý thức nhiều hơn đi, để cho bạn bắt kịp chuyến tàu đúng giờ. Bạn bao giờ cũng lỡ tàu. Bạn không ở đây lần đầu tiên đâu, bạn đã có đó khi Gautama trở thành Phật. Đâu đó trên trái đất này bạn đã ở đó; nó không thể khác được, bởi vì không cái gì chết cả. Bạn bỏ lỡ ông ấy. Ai đó phải đã nói cho bạn, bạn phải đã tranh cãi. Bạn phải đã nói: Chúng tôi nghe nhiều chuyện rồi, đây chỉ là chuyện thôi. Bạn phải đã nghĩ: Làm sao ai đó khác có thể trở nên chứng ngộ trong khi mình không trở nên chứng ngộ? Làm sao ai đó khác là cao siêu hơn mình được? Và tin cậy sao? Bạn phải đã nói: "Mình là người có lí trí và mình không thể tin dễ dàng thế. Có hoài nghi và đầu tiên mình phải thoả mãn cho hoài nghi của mình."...
Phải mất thời gian, đôi khi nhiều thế kỉ, và ngay cả thế hoài nghi vẫn không được thoả mãn. Nhớ lấy, người ta phải lấy cú nhảy, cho dù với hoài nghi. Nếu bạn chờ đợi để cho hoài nghi rút đi trước hết, thế thì thời gian sẽ không bao giờ tới cho bạn để lấy cú nhảy bởi vì hoài nghi là quá trình tạo ra cái ta. Hoài nghi này tạo ra hoài nghi khác; hoài nghi khác tạo ra hoài nghi khác nữa. Và cùng điều đó xảy ra với tin cậy - tin cậy này tạo ra tin cậy khác, tin cậy khác nữa... thế thì một dây chuyền được tạo ra. Khi bạn bắt đầu bao giờ cũng có dao động. Không ai có thể bắt đầu với toàn tâm bởi vì thế thì sẽ không có nhu cầu. Người ta phải bắt đầu với hoài nghi, nhưng đừng chú ý nhiều tới hoài nghi, chú ý nhiều tới tin cậy đi. Thế thì năng lượng đi vào tin cậy, và tin cậy trở thành dây chuyền. Dần dần, năng lượng từ hoài nghi được hấp thu bởi năng lượng trong tin cậy.
Nhớ lấy, người ta phải gieo hạt mầm. Nếu bạn chờ, và nói: Khi nào hoài nghi không còn nữa thế thì tôi sẽ gieo hạy mầm của tin cậy, thế thì bạn sẽ không bao giờ gieo hạt mầm.
... Bạn phải đã nghe, ai đó có thể đã nói cho bạn rằng Gautama này đã trở nên chứng ngộ. Bạn phải đã cười, bạn phải đã nói: "Không ai trở nên chứng ngộ cả, đây chỉ là những câu chuyện mà mọi người liên tục bịa ra. Và tôi biết Gautama này, tôi thậm chí biết bố anh ta. Tôi biết gia đình anh ta và tôi không thể tin được bởi vì tôi là người hoài nghi, tôi là người có lí trí. Không có lí trí tôi không thể tiến lên một bước được."
Không chỉ với Phật - bạn đã ở đó khi Jesus có đó, bạn đã ở đó khi Trang Tử có đó. Bạn bao giờ cũng ở đây, nhưng bạn đã bỏ lỡ nhiều lần. Tại sao? Lí do bao giờ cũng là như nhau - bạn không thể tin cậy được. Bạn liên tục tìm các luận cứ chống lại việc lấy cú nhảy; và có vô hạn khả năng để đi tìm luận cứ lặp đi lặp lại mãi. Bởi vì một khi bạn cảm thấy hoài nghi điều đó trở thành sự tăng trưởng ung thư - thế thì bản thân nó kéo dài mãi, không cần giúp nó. Nó là tăng trưởng ung thư, nó diễn ra mãi, và nó tăng trưởng. Cùng điều đó xảy ra với tin cậy.
Cho nên nhớ rằng vấn đề không phải là "Khi nào không có hoài nghi thế thì tôi sẽ tin cậy." Điều đó là không thể được, thời gian đó sẽ không bao giờ tới. Bạn phải tin cậy trong khi hoài nghi có đó. Và nhìn vào cái đẹp của nó, nếu bạn có thể tin cậy trong khi hoài nghi có đó - và đây là cách tâm trí con người vậy, ẻo lả, yếu đuối, phân chia, bạn phải tin cậy trong khi hoài nghi có đó. Nếu bạn có thể tin cậy trong khi hoài nghi có đó, điều đó nghĩa là bạn chú ý tới tin cậy nhiều hơn và ít chú ý tới hoài nghi; bạn dửng dưng với hoài nghi, toàn thể chú ý của bạn hướng tới tin cậy. Thế thì một ngày tới khi hoài nghi đã biến mất, bởi vì nếu bạn không cho chú ý, bạn không cho thức ăn - chú ý là thức ăn. Nếu bạn không cho chú ý, hoài nghi không thể dai dẳng trong dây chuyền của nó. Nhưng bạn bao giờ cũng tìm các lí do. Bản ngã bao giờ cũng nói: "Không buông xuôi, không buông bỏ. Mình đang làm gì? Mình sẽ bị lạc." Và bạn chưa bao giờ nghĩ rằng bạn đã bị lạc rồi. Bạn ở đâu?
Bạn phải đã gặp một người được biết như một người yêu ô tô. Có những người đơn giản tận hưởng lái xe, họ là người yêu tô tô. Họ sẽ đi từ Bombay tới Delhi, không dừng, và điều đầu tiên họ sẽ nói khi đạt tới Delhi là: "Chúng tôi đã đi trong hai mươi bốn giờ." Đây là một người yêu ô tô.
Có lần chuyện xảy ra là một người yêu ô tô lái xe đưa tôi đi đâu đó. Anh ta đi nhanh, với tốc độ điên khùng dọc đường xa lộ. Và chúng tôi nghĩ sẽ tới làng vào buổi trưa. Nhưng chúng tôi đã không tới được nó và lúc đó đã là chiều tối rồi. Cho nên tôi nhìn bản đồ và bảo anh ta rằng dường như là anh ta đã lấy sai đường. Anh ta nói: "Đừng bận tâm tới bản đồ, không thành vấn đề đâu. Chúng ta đang tận hưởng việc đi xe." Và anh ta tăng tốc, thậm chí không dừng để xem bản đồ.
Có những người đơn giản đi thật nhanh, nghĩ rằng bằng việc đi nhanh, họ sẽ đạt tới đâu đó.
Không phải là chuyển động đưa bạn tới đâu đó, nó là hướng đi. Không phải là bằng việc chạy mà bạn sẽ đạt tới số mệnh của bạn; bạn có thể chạy trong vòng tròn. Bạn đã đạt tới đâu? Bạn đã có gì để mất? Chẳng có gì dù là bất kì cái gì. Thế thì tại sao bạn sợ? Sợ mất cái không sao?
Mọi người tới tôi và họ nói khó buông xuôi. Tôi bao giờ cũng nhìn họ và đơn giản không thể hiểu nổi họ đang nói về cái gì, bởi vì họ chẳng có gì để buông xuôi, chẳng có gì để mất, chẳng có gì để từ bỏ. Nếu bạn đã đạt tới cái gì đó thế thì từ bỏ có nghĩa cái gì đó. Bạn đã không đạt tới cái gì, bạn đã thu thập rác rưởi vô giá trị. Và bạn nghĩ đây là cái gì đó sao? Nhưng bạn không muốn nhìn nó vì nếu bạn nhìn, bạn trở nên sợ, thế thì nền đất trở thành lung lay. Bạn không nhìn vào nó, bạn đơn giản liên tục tin rằng bạn có nhiều và bạn chẳng có gì. Bởi vì với ngoại lệ của chứng ngộ, chẳng có gì mà tôi có mà đáng nhắc tới. Ngoại trừ một tâm thức nhận biết đầy đủ, ngọn lửa bên trong của cái bất tử, không có giầu có khác. Không thể có được.
Bỏ cái búa cái đục, ông ta bước lên hỏi Hoàn công: Kính hỏi nhà vua đọc đó là những lời gì vậy? Hoàn công đáp: Lời thánh nhân.
Một người trở thành chuyên gia chỉ khi người đó có truyền thống lâu dài. Người đó trở thành người có thẩm quyền chỉ khi nhiều thời gian đã trôi qua và nhiều người đã tôn thờ người đó. Nếu không ai tôn thờ Jesus, ông ấy có là chuyên gia hay người có thẩm quyền không? Bạn đếm những người theo sau: càng nhiều người theo sau, chuyên gia và người có thẩm quyền càng vĩ đại.
Ở New Delhi trong cửa hàng của người bán bánh mứt kẹo có một tấm biển. Nếu bạn đi, bạn phải tới thăm cửa hàng này. Trên tấm biển có viết: "Ăn ở đây đi, một triệu ruồi không thể sai được!"
Đây là cách bạn cảm: nếu một triệu người theo, một triệu người không thể sai được. Khi mười triệu người theo, thế thì bạn cảm thấy rằng đây là có thẩm quyền. Nhưng đây là ruồi thôi!
Bao nhiêu người theo Phật? Bao nhiêu người theo Jesus? Bạn đếm những người theo dường như thầy phụ thuộc vào số lượng những người theo. Tôn giáo không phải là chính trị, đi theo không phải là vấn đề. Cho dù không ai theo vị phật, vị phật vẫn là vị phật. Và nếu toàn thế giới theo, điều đó không tạo ra khác biệt gì, bởi vì mọi người bao giờ cũng theo bởi các lí do sai. Đừng tìm người theo. Nhưng đó là cách bạn cảm: Người có thẩm quyền là ai? Bao nhiêu người theo? Bạn bao giờ cũng đi qua các luận cứ sai.
Hoàn công đáp: Lời thánh nhân.
Những thánh nhân đó còn sống hay đã chết rồi?
Ông già Biển đó phải đã là con người của tri thức, một người thực sự trí huệ; bởi vì khó mà tìm ra một người tin vào thẩm quyền sống động. Làm sao một người còn sống có thể là người có thẩm quyền của bạn được? Phải mất thời gian, thời gian dài - chỉ thế thì ai đó mới trở thành có thẩm quyền.
Chuyện xảy ra là tôi đi thăm một tu viện Phật giáo Vihar - một tu viện, và những người tu tụ tập lại và yêu cầu tôi nói cái gì đó về Phật và do đó tôi nói cái gì đó. Tu viện trưởng có chút ít không thoải mái. Đến cuối, ông ấy hỏi tôi: "Tôi chưa bao giờ thấy chuyện mà ông kể ở trong bất kì kinh sách nào và tôi đã đọc tất cả điều Phật đã nói. Không giới thẩm quyền nào trích dẫn điều đó, tôi đã nghe nó lần đầu tiên, ông lấy điều đó từ đâu ra vậy?" Thế là tôi bảo ông ấy: "Tôi đặt ra chuyện ấy đấy, và nếu nó không được viết trong kinh sách của ông, ông có thể bổ sung nó vào. Tôi là thẩm quyền riêng của tôi."
Kinh sách được tạo ra thế nào? Nếu ai đó viết nó một nghìn năm trước, thế thì người đó là người có thẩm quyền. Nhưng nếu tôi thêm vào một câu chuyện, thế thì, không! Nhưng tại sao? Nó chỉ là thời gian. Phật chết và sau năm trăm năm, chuyện được viết ra - nhưng không vào thời gian đó. Cho nên nếu sau năm trăm năm chuyện có thể được viết ra thế thì tại sao sau hai nghìn năm trăm năm thì không? Ông tu viện trưởng không thể tin được rằng tôi có thể nói điều này.
Ông Biển này phải đã là một người rất trí huệ; ông ấy nói, "Còn sống hay chết rồi?" Người có thẩm quyền gần như bao giờ cũng chết rồi, và tôi bảo bạn rằng nếu bạn có thể tin được vào người có thẩm quyền đang sống, bạn sẽ được biến đổi. Mang người chết và họ sẽ làm cho bạn thành chết - đó là cách bạn đã trở thành đờ đẫn và không nhạy cảm. Sống cùng với người sống và bạn sẽ trở nên sống động hơn vì bất kì cái gì bạn làm đều thay đổi bạn. Nếu bạn tin vào người chết, bạn tin vào chết chứ không vào sống. Nếu bạn tin vào người sống, bạn tin vào sống chứ không vào chết.
Tề Hoàn công nói: "Chết lâu rồi."
Và thực sự, mọi tôn giáo đều cố gắng chứng minh rằng người có thẩm quyền của họ là rất, rất già, cực kì cổ đại. Hỏi người Hindu mà xem - họ nói Dharma sanatan của họ không có bắt đầu. Họ là tinh ranh nhất: họ nói nó không có bắt đầu cho nên bạn không thể chứng minh được tôn giáo của bạn là cổ đại hơn tôn giáo của họ. Họ đã kết thúc nó; nó không có bắt đầu. Họ nói rằng Veda là cổ đại nhất, và họ nghĩ rằng nếu bạn có thể chứng minh được rằng Veda là cổ đại nhất thế thì họ là có thẩm quyền hơn.
Bằng cách nào đó tâm trí nghĩ rằng cái cũ hơn là tốt hơn, dường như chân lí là rượu - càng cũ càng tốt. Và tất cả các diễn giải đều không là gì ngoài việc để rượu cũ vào bình mới. Chân lí không phải là rượu, chân lí tất cả không giống rượu chút nào, nó chính là cái đối lập: nó càng mới, càng tươi tắn, trẻ trung, nó càng sâu sắc hơn. Cái sống động là sâu sắc hơn; cái chết là nông cạn - bụi do quá khứ bỏ lại, không gì khác.
Nhưng người Hindu chứng minh Veda của họ là rất, rất cổ và họ cứ đẩy ngày tháng của Veda lùi về sau. Và họ trở nên rất giận nếu ai đó chứng minh rằng chúng không cổ thế, họ nghĩ bạn là phi tôn giáo, bạn đã phát điên. Hỏi người Jaina: họ chứng minh rằng các teerthankara của họ là cổ hơn Vedas. Và họ có luận cứ, vì teerthankara đầu tiên của họ được nhắc tới trong Rig Veda, cho nên đó là bằng chứng rõ ràng.
Nếu teerthankara đầu tiên được nhắc tới với sự kính trọng trong Rig Veda điều đó chỉ ra rằng ông ấy phải đã chết rất lâu trước đó, bằng không làm sao bạn có thể biểu lộ kính trọng như vậy với một người đang sống? Không chỉ được nhắc tới, mà được nhắc tới với kính trọng, như một thượng đế, điều đó nghĩa là ông ấy phải đã chết ít nhất năm nghìn năm. Chỉ thế thì một người mới trở thành thượng đế. Cho nên người Jaina nói tôn giáo của họ là cổ đại nhất - và đây là cách mọi tôn giáo đều thử. Tại sao có nỗ lực này để chứng minh rằng bạn là người cổ đại nhất? Bởi vì tâm trí tin vào chết, tâm trí tin vào quá khứ. Tâm trí không là gì ngoài quá khứ.
Cho nên bạn nghĩ rằng tâm trí bạn sẽ là vĩ đại hơn nếu người có thẩm quyền của bạn là cổ đại, bởi vì kẽ hở thời gian, việc tích luỹ truyền thống, càng lớn, việc kéo dài cho tâm trí di chuyển càng dài hơn. Tâm trí cần thời gian để di chuyển và tâm trí không là gì ngoài quá khứ được tích luỹ, cho nên bạn sẽ có tâm trí lớn hơn nếu quá khứ của bạn là lớn hơn và bạn sẽ có tâm trí nhỏ hơn nếu quá khứ của bạn là không lớn thế. Đó là lí do tại sao mọi truyền thống cổ, các nước và giống nòi, bao giờ cũng nhìn vào người Mĩ như trẻ con vì họ không có quá khứ - chỉ mới ba trăm năm. Nó mà là quá khứ sao? Ba trăm năm thôi sao? Nó không là gì cả. Không chỉ điều đó nhưng nếu bạn đi theo một thầy và thầy nói tuổi thầy là năm trăm tuổi thế thì thầy sẽ thu thập nhiều người đi theo hơn.
Tôi đã nghe nói rằng đã có tin đồn về một lạt ma ở Tây Tạng rằng ông ta đã một nghìn tuổi. Một người Anh tới thăm ông ta, ông này đi từ London chỉ với chủ định này - bởi vì lạt ma này đã một nghìn tuổi. Điều này là hiếm hoi. Ông ấy tới thăm lạt ma này và ông ấy không thể nào tin được điều đó, người này trông không quá năm mươi. Thế là ông ấy truy hỏi. Ông ấy hỏi đại đệ tử của lạt ma này: "Có đúng là thầy ông đã một nghìn tuổi rồi không?" Đệ tử này nói: "Tôi không thể nói được vì tôi mới chỉ ở với thầy được ba trăm năm."
Nhưng đây là cách nó vậy: thứ càng cổ càng có thẩm quyền hơn. Ngay cả ai đó nói rằng guru của mình được một trăm năm mươi tuổi, đột nhiên bạn cảm thấy rằng ở đây cái gì đó rất có giá trị. Chỉ bằng việc trở nên già, bạn nghĩ cái gì đó có giá trị xảy ra. Bạn có thể một trăm năm mươi tuổi và chỉ là gã khờ một trăm năm mươi tuổi thôi - bởi vì tuổi không thể đem tới trí huệ được, trí huệ không quan tâm tới điều đó. Ngược lại, trẻ em là khôn ngoan hơn; chúng phải vậy. Thượng đế không thể sai được, ngài bao giờ cũng giết người già và thay thế họ bằng trẻ con. Điều đó nghĩa là ngài tin vào trẻ con nhiều hơn là người già. Người già nghĩa là - bỏ đi, đuổi họ ra, họ không còn hữu dụng bây giờ. Thượng đế tin vào cái mới và con người tin vào cái cũ, Thượng đế bao giờ cũng tin vào lá mới, đó là lí do tại sao lá cũ rụng xuống. Và ngài thay thế nó bằng cái mới, bằng cái tươi tắn, bằng cái trẻ trung.
Thượng đế là trẻ và mới vĩnh hằng và tôn giáo cũng vậy. Nhưng người có thẩm quyền... Cho nên bạn không thể tin được vào thẩm quyền của Thượng đế. Nếu bạn nhìn và tính sáng tạo thiêng liêng khắp xung quanh, bạn bao giờ cũng sẽ cảm thấy rằng ngài có vẻ hơi dở hơi, vì đến lúc con người trở nên trí huệ, ngài rút ngài lại. Bạn đã trở thành già chín mươi tuổi, đã sống cuộc sống của bạn, đã qua mọi mùa vụ, đã biết nhiều, đã thu thập kinh nghiệm, và đến lúc bạn đã trở nên trí huệ, ngài gọi bạn: "Lại đây, đi ra khỏi cuộc sống đi." Và ngài thay thế bạn bằng một đứa trẻ nhỏ; bạn bị thay thế bởi một đứa trẻ nhỏ không biết gì cả. Dường như là ngài yêu hồn nhiên hơn là tri thức và ngài yêu lá tươi hơn lá già, lá vàng. Và nó phải vậy thôi, bởi vì sống phải là trẻ, và nếu ngài là cuộc sống vĩnh hằng, ngài phải là trẻ vĩnh hằng.
Đó là lí do tại sao người Hindu chưa bao giờ vẽ Krishna hay Ram là già. Đó là biểu tượng, họ bao giờ cũng trẻ. Bạn có thấy bức ảnh nào về Ram trông rất già hay bức ảnh về Krishna với gậy trong tay, lom khom người trên nó không? Ông ấy sống tám mươi tuổi, ông ấy già, nhưng người Hindu đã đơn giản bỏ ý tưởng về vẽ ông ấy già, vì nếu bạn nhìn vào Thượng đế ngài bao giờ cũng trẻ. Cho nên đấy chỉ là để chỉ ra rằng Thượng đế bao giờ cũng trẻ và tôn giáo bao giờ cũng tươi tắn, giống như đứa bé mới sinh hồn nhiên, giống như giọt sương sáng, giống như ngôi sao đầu tiên trong đêm. Nhưng thế thì Thượng đế không thể là có thẩm quyền được bởi vì có thẩm quyền nghĩa là trọng lượng của quá khứ; không có trọng lượng của quá khứ, thẩm quyền không được tạo ra.
Những thánh nhân đó còn sống hay đã chết rồi?
Chết cả rồi.
Vậy là nhà vua đọc đó là đọc cái cặn bã của cổ nhân.
Bất kì khi nào bạn quá dính líu với quá khứ bạn dính líu với cái bẩn, với nấm mồ, bạn là người đào mồ. Bạn sống trong nghĩa địa, bạn không còn là một phần của hiện tượng sống mà là cuộc sống.
Trẫm đương đọc sách, một tên đóng xe sao dám luận bàn? Giảng mà có lí thì tha cho, vô lí thì bị xử tử.
Tề Hoàn công không thể tin được vào tai mình rằng chỉ người đóng xe bình thường lại muốn dạy cho ông ta những điều trí huệ. Người sẵn sàng học là sẵn sàng học từ mọi chỗ. Người này sẵn sàng học từ người có thẩm quyền đã chết nhưng không sẵn sàng học từ người đóng xe đang sống. Và tôi bảo bạn, người đóng xe đang sống là tốt hơn vua chết vì ông ấy đang sống động. Không ai sẽ tôn thờ ông ấy nhưng Thượng đế vẫn tin cậy ông ấy; đó là lí do tại sao ông ấy sống động.
Tề Hoàn công giận lắm, ông ấy nói: Trẫm đương đọc sách, một tên đóng xe sao dám luận bàn? Giảng mà có lí thì tha cho, vô lí thì bị xử tử."
Người đóng xe đáp: Thần xin lấy nghề của thần làm thí dụ: Thần đẽo bánh xe mà chầm chậm thì ngọt tay mà không bén; nếu đẽo mau thì mệt sức mà không vô. Phải đừng chậm, đừng mau, vừa với tay mình và hợp với lòng mình. Không diễn ra được, có cái gì huyền diệu ở trong đó. Cho nên thần không truyền lại cho con được mà chúng cũng không học được của thần. Vì vậy mà bảy chục tuổi rồi mà thần vẫn phải đẽo lấy. Cổ nhân và những điều họ không thể truyền lại được nay tiêu diệt hết rồi, sách nhà vua đọc đó chỉ là cặn bã của cổ nhân thôi.
Người đóng xe nói: Thần không biết về những cổ nhân. Xin nhìn từ quan điểm của thầy. Vâng, thần chỉ là người đóng xe, nhưng thần biết về nghề của thần, và thần đã học được cái gì đó từ nó. Và điều đó là thế này: nó là kĩ năng, và tinh tế và tinh vi tới mức nó không thể được đưa vào lời.
Nếu bạn đi tới cực đoan, bánh xe không bao giờ lộ ra như nó phải vậy. Bạn phải vẫn còn ở ngay chỗ giữa. Và làm sao bạn có thể đưa điều đó vào lời được? Hỏi người đi trên dây, làm sao người đó có thể đưa điều đó vào lời được? Làm sao người đó bước đi trên dây căng giữa hai mỏm núi qua thung lũng, nơi mà nếu người đó ngã người đó ngã vĩnh viễn, người đó sẽ chết? Làm sao người đó bước đi trên dây được? Người đó có thể đưa điều đó vào lời được không? Người đó sẽ nói: "Nếu tôi nghiêng quá nhiều sang phải ngay lập tức tôi phải lấy cân bằng, và nghiêng sang trái. Nếu tôi nghiêng quá nhiều sang trái lần nữa tôi phải nghiêng sang phải, hướng tới phía đối lập, để giữ cân bằng."
Điều này có thể được viết ra, nhưng chỉ bằng việc đọc nó, không căng dây và đi qua; bạn sẽ không bao giờ nhớ lại. Vì vấn đề không phải là biết về mặt trí tuệ, vấn đề là cảm thấy qua toàn thể bản thể bạn - nghiêng bao nhiêu? Và không thể có công thức cố định được, từng người là khác. Nó sẽ tuỳ thuộc vào người, vào trọng lượng, và chiều cao, và tình huống, gió thổi. Và nó sẽ tuỳ thuộc vào tâm trí bên trong. Bạn sẽ phải cảm nó, bạn không thể có công thức cố định và tuân theo nó. Bạn sẽ phải học qua một thầy; bạn không thể vào đại học và học nó.
Trong đại học, bạn có thể học triết học, bạn có thể học toán học, bạn có thể học khoa học - mọi thứ, nhưng bạn không thể học được kĩ năng. Kĩ năng được học chỉ qua thầy, người biết, và đơn giản bằng việc quan sát thầy, bạn bắt đầu cảm thầy. Và bạn có tin cậy nhiều thế vào thầy, rằng nếu thầy chuyển sang phải, bản thể bên trong của bạn cũng chuyển sang phải. Nếu thầy chuyển sang trái, bản thể bên trong của bạn cảm thấy nó, và bạn chuyển sang trái. Bạn trở thành cái bóng của thầy, và dần dần bạn bắt đầu.
Người đóng xe đáp: Thần xin lấy nghề của thần làm thí dụ: Thần đẽo bánh xe mà chầm chậm thì ngọt tay mà không bén; nếu đẽo mau thì mệt sức mà không vô. Phải đừng chậm, đừng mau, vừa với tay mình và hợp với lòng mình. Không diễn ra được, có cái gì huyền diệu ở trong đó. Cho nên thần không truyền lại cho con được mà chúng cũng không học được của thần. Vì vậy mà bảy chục tuổi rồi mà thần vẫn phải đẽo lấy. Cổ nhân và những điều họ không thể truyền lại được nay tiêu diệt hết rồi, sách nhà vua đọc đó chỉ là cặn bã của cổ nhân thôi.
Ông ấy nói gì? Ông ấy nói một trong những chân lí sâu lắng nhất: rằng có những thứ mà có thể được học chỉ qua tính toàn bộ của bạn; một mình trí tuệ sẽ không giúp ích gì. Bạn có thể làm ra công thức nhưng thế thì bạn sẽ bỏ lỡ, bởi vì trong mọi tình huống thay đổi bạn sẽ mang công thức chết, và nó sẽ không giúp ích. Trong mọi tình huống thay đổi, đáp ứng thay đổi được cần. Điều đó nghĩa là chỉ tâm thức mới giúp ích, không phải tri thức. Bạn phải mang ánh sáng bên trong bạn để cho trong mọi tình huống bạn có thể cảm thấy tình huống đang ở đây và bây giờ. Và bạn cần không cố định tình huống trong một công thức; thay vì thế, ngược lại, bạn phải khám khá công thức mọi lúc có tình huống mới.
Cuộc sống liên tục chuyển động, nó không bao giờ lặp lại bản thân nó; cho dù nó dường như là lặp lại, nó không bao giờ lặp lại bản thân nó. Nó không thể lặp lại được. Nếu bạn cảm thấy rằng cuộc sống lặp lại, đấy chỉ là vì bạn không thể cảm được cái mới, bạn cũng chết thế. Bằng không nó không bao giờ lặp lại. Mây bạn đã thấy sáng nay sẽ không bao giờ có lại trên bầu trời - nó không thể có lại được. Mặt trời đã mọc sáng nay sẽ không mọc như vậy lần nữa, vì toàn thể vũ trụ sẽ khác đi vào ngày mai. Nó là điều bao la thế và mọi thứ đều đang thay đổi.
Mọi thứ liên tục thay đổi. Không cái gì đã bao giờ cũ, ngoại trừ tâm trí con người. Đó là thứ cũ duy nhất - bảo tàng cũ duy nhất trong thế giới, bộ sưu tập những hoá thạch, nghĩa địa duy nhất. Bằng không mọi thứ đều là mới. Nhìn mà xem! Bỏ tâm trí con người đi! Bạn không thể thấy được cái gì mới trong thế giới này sao? Mọi thứ đang thay đổi, ngay cả Himalayas. Chúng liên tục thay đổi; chúng nói rằng chúng đang tiến lên, một bước mọi năm.
Mọi thứ liên tục thay đổi: đại dương thay đổi, trái đất thay đổi, ngay cả lục địa cũng liên tục di chuyển.
Bây giờ các nhà khoa học đã khám phá ra sự kiện là các lục địa đã di chuyển nhiều. Có thời châu Phi đã được gắn với Ấn Độ. Có thời Ceylon, Sri Lanka, phải đã rất gần Ấn Độ, bằng không thì con khỉ Hanuman đã không thể nhảy qua được. Chắc phải đã có một dòng sông nhỏ, dòng suối giữa hai bên. Bây giờ các nhà khoa học đã chứng minh rằng các lục địa di chuyển, chúng liên tục thay đổi: mọi thứ đang thay đổi, không cái gì tĩnh tại.
Eddington tương truyền đã nói rằng trong đời mình, ông ấy đi tới hiểu ra rằng có một từ của con người mà tuyệt đối sai và đó là từ 'nghỉ ngơi', bởi vì làm gì có nghỉ ngơi, không cái gì có thể vậy - cuộc sống là một luồng. Nếu cuộc sống là một luồng, thế thì người đóng xe này là đúng, bởi vì ông ấy nói rằng không cái gì có thể được nói, với mọi bánh xe nó đều khác: gỗ khác, xe khác, tình huống khác, đường khác - và người ta phải ý thức về điều đó: "Không diễn ra được, có cái gì huyền diệu ở trong đó. Cho nên thần không truyền lại cho con được mà chúng cũng không học được của thần."
Và thực sự khó dạy con trai riêng của bạn đấy. Bạn đã bao giờ nghe nói rằng Phật có thể dạy con trai riêng của ông ấy không? Bạn đã bao giờ nghe nói điều gì xảy ra cho con trai riêng của Trang Tử không, điều gì đã xảy ra cho con trai của Lão Tử? Rất khó để bố dạy cho con trai riêng của mình vì bản ngã của họ bao giờ cũng đối kháng. Rất khó, bởi vì con trai bao giờ cũng tranh đấu với bố. Nó muốn chứng minh cái gì đó, rằng nó giỏi hơn bố. Nó nghĩ rằng bố nó chỉ là lão ngu. Và bố không thể tin được rằng con mình có thể học được cái gì. Nó chỉ là đứa con trai, và nó vẫn còn là đứa con trai. Cho dù đứa con trai bẩy mươi và người bố chín mươi, ông ta vẫn nghĩ rằng nó chỉ là đứa trẻ mới sinh. Rất khó tìm ra điểm gặp gỡ giữa bố và con trai, chiếc cầu là không thể được, gần như không thể được.
Người đóng xe này nói rằng người đó không thể dạy được ngay cả cho con trai của mình, người ở gần ông ấy thế. Ông ấy không thể nói được ông ấy ngụ ý gì và do vậy ông ấy ở đây, già lão bẩy mươi tuổi rồi, và vẫn làm bánh xe. Ông ấy nói: "Đến lúc cho tôi về hưu rồi. Bây giờ tôi đủ già rồi. Thân thể như giẻ rách và tôi không thể làm việc được thêm nữa. Nhưng làm sao đây? Không ai đã từng có khả năng học nghệ thuật này, và tôi vẫn ở đây để làm bánh xe."
Nhớ rằng người Sufi là người duy nhất đã dùng câu chuyện rất hay này, vì họ bao giờ cũng dạy thông qua nghề thủ công - duy nhất người Sufi. Họ dạy qua nghề thủ công. Nghề thủ công có thể là bất kì cái gì: nghề thủ công của thợ mộc hay thợ đóng xe, nghề thủ công của hoạ sĩ, người làm giầy hay bất kì cái gì dù là cái gì. Người Sufi dạy thông qua nghề thủ công; đầu tiên bạn phải học nghề thủ công từ một thầy và thế rồi thầy sẽ dạy bạn điều bên trong nhất. Tại sao? Điều này dường như ngớ ngẩn!
Trong mười năm đệ tử học cách làm giầy, và thế rồi sau mười năm hay mười hai năm hay thậm chí hai mươi năm, khi người đó đã trở thành một thầy hoàn hảo trong làm giầy, thầy bắt đầu dạy người đó về thế giới bên trong. Điều này dường như là phí hoài thời gian vô cùng. Nó không phải vậy, bởi vì người Sufi nói rằng vấn đề không phải là điều bạn học, nội dung môn học không phải là vấn đề - cách bạn học mới là vấn đề. Một khi bạn đã học cách học thế thì chìa khoá bên trong nhất có thể được trao cho bạn ngay lập tức. Trong mười hay hai mươi năm sốn cùng thầy và học cách làm giầy, kỉ luật hấp thu tâm linh. Người đó càng hấp thu tâm linh của thầy, người đó càng trở thành người làm giầy hoàn hảo. Tính tâm linh không được động tới chút nào, không được nói tới - chỉ việc học hấp thu. Và bất kì cái gì cũng có tác dụng - bất kì cái gì thầy cảm thấy là khớp hay bất kì cái gì thầy khéo léo trong đó. Và đến lúc thầy cảm thấy rằng bạn bây giờ hấp thu, bạn đã hấp thu được nghệ thuật này, thế thì thầy sẽ dạy bạn về thế giới bên trong. Thế thì thầy sẽ đem bạn tới cánh cửa của ngôi đền. Thế thì thầy sẽ nói rằng bây giờ ta trao cho chìa khoá. Và nếu bạn thậm chí không thể học được việc làm giầy, làm sao bạn có thể học được điều Thiêng liêng?
Quan điểm của người đóng xe này là tuyệt đối đúng. "Vì vậy mà bảy chục tuổi rồi mà thần vẫn phải đẽo lấy!" Không ai đã có khả năng học được từ thần trong khi thần còn sống, làm sao bệ hạ có thể học được từ cổ nhân đã chết rồi? Và nếu ngay cả việc đóng xe mà không thể được học, làm sao bệ hạ có thể học được nghệ thuật sống tối thượng - nghề thủ công tối thượng của việc đem con người tới điều Thiêng liêng?
Cổ nhân và những điều họ không thể truyền lại được nay tiêu diệt hết rồi, sách nhà vua đọc đó chỉ là cặn bã của cổ nhân thôi.
Điều này cần được nhớ - một trong những câu sâu sắc nhất. "Cổ nhân và những điều họ không thể truyền lại được nay tiêu diệt hết rồi." Khi vị phật chết, bất kì cái gì ông ấy biết đều biến mất cùng ông ấy. Nó phải vậy thôi, đây là cách thức, đây là cách mọi sự là vậy. Chúng ta có thể không ước nó là vậy, nhưng ước muốn của chúng ta không phải là vấn đề. Bất kì cái gì một Mahavir biết đều biến mất khỏi thế giới này khi ông ấy chết. Không. Nó không thể được mang bởi kinh sách, nó không thể được mang bởi các kẻ sĩ. Lời sẽ được lặp lại và ghi nhớ, được viết ra, được tôn thờ, nhưng chúng chỉ là bụi, phần thừa lại, thứ chết, nấm mồ. Bạn có thể làm đền chùa từ chúng, đền chùa đẹp, và tôn thờ và liên tục tôn thờ, nhưng bất kì cái gì vị phật biết đều biến mất cùng ông ấy bởi vì tri thức đó không tách rời khỏi Phật, nó là bản thể của ông ấy. Nó là một với ông ấy, nó là bản thân ông ấy. Khi ông ấy biến mất, tâm thức của ông ấy đi vào trong cái vô hạn, dòng sông đã rơi vào trong đại dương. Bạn có thể liên tục tôn thời lòng sông khô đó, nơi dòng sông một thời đã có, nhưng nó không còn đó nữa. Bạn có thể làm đền chùa, cuộc hành hương, nhưng nó chẳng ích gì mấy.
Người đóng xe này đang nói gì? Ông ấy đang nói rằng người ta bao giờ cũng tìm một thầy sống, bao giờ cũng tìm người sống bởi vì chỉ người sống là ở đây, chỉ cuộc sống xuyên thấu vào thế giới vật chất. Và khi vị phật biến mất, ông ấy đơn giản biến mất cùng tất cả những gì ông ấy biết. Đó là lí do tại sao chư Phật bao giờ cũng vội vàng dạy, bao giờ cũng vội vàng cho, để tìm ra người có thể học, bởi vì khoảnh khắc họ biến mất, mọi điều họ biết sẽ biến mất.
Và điều đó phải được khám phá đi khám phá lại, nó không giống như khoa học. Khoa học có tính truyền thống; tôn giáo có tính cá nhân. Nếu cái gì đó được khám phá bởi Newton, nó sẽ có đó, được viết trong các sách trong các thư viện, Einstein có thể được lợi bởi nó. Thực sự không có Newton, không thể có bất kì Einstein nào, ông ấy phải đứng trên vai của Newton. Ông ấy có thể mâu thuẫn với Newton, nhưng ông ấy đứng trên Newton, Newton là cơ sở. Bất kì cái gì Einstein khám phá ra sẽ vẫn còn là một phần của nhân loại, bao giờ cũng vậy. Đó là lí do tại sao khoa học liên tục tăng trưởng, tích luỹ dần ngày một tốc độ hơn.
Nhưng tôn giáo bao giờ cũng biến mất cùng người khám phá ra nó. Bạn không thể đứng trên vai Phật được. Không! Không có khả năng nào! Bạn sẽ phải đứng trên chân bạn lặp đi lặp lại mãi. Tôn giáo phải được khám phá đi khám phá lại mãi. Nó là khám phá cá nhân, nó không thể trở thành truyền thống. Khó khăn, nhưng cũng đẹp, bởi vì nó không thể được vay mượn. Nó bao giờ cũng tươi tắn và trẻ trung và mới. Nó giống hệt như yêu. Majnu và Laila yêu, Shirin và Farihad yêu, Romeo và Juliet yêu, nhưng bạn không thể đứng trên vai họ và yêu thêm. Yêu không thể là thứ có tính tích luỹ. Khi bạn rơi vào trong yêu, toàn thể sự việc phải được khám phá lại. Khi bạn rơi vào yêu, nó gần như dường như không có người nào yêu trước bạn. Dù bất kì ai đã yêu hay không, điều đó không tạo ra khác biệt - bạn yêu lần nữa, khám phá lại là mới.
Mọi người yêu đều đi vào trong ngôi đền của yêu tươi tắn. Không dấu chân nào để lại của người yêu quá khứ, tình yêu của họ biến mất với họ. Và điều đó là tốt, bằng không ngay cả yêu cũng sẽ chỉ là truyền thống, một đường mòn rõ không bản đồ. Và khi bạn bước đi trên con đường của yêu, nơi hàng triệu người đã bước, nó không đáng là việc đi. Nó trở thành đường siêu xa lộ, một thứ ngoài chợ, món hàng hoá - thế thì nó không còn là ngôi đền. Nhưng khi bạn yêu, bạn yêu lần đầu tiên! Nó không phải là việc lặp lại tình yêu của bất kì ai, nó là bạn.
Thượng đế yêu qua bạn lại lần đầu tiên. Đây là điều ngược đời - tôi nói 'lại lần đầu tiên'. Điều bí ẩn được khải lộ. Đây là cách tôn giáo hiện hữu, lời nguyện hiện hữu, thiền hiện hữu. Không, bạn không thể đi theo người chết, bạn chỉ có thể ở trong sự hiện diện của người sống. Và bạn phải hấp thu.
Khi bạn đi vào, đây sẽ lại là lần đầu tiên. Và điều tốt là khi Phật biến mất mọi thứ biến mất cùng ông ấy. Bạn phải tìm ra con đường lần nữa; nó là trò chơi trốn tìm vĩnh hằng. Thượng đế lại đi trốn, bạn phải khám phá ra ngài lần nữa, bằng không thì Phật đã khám phá ra ngài rồi và chúng ta có thể đặt tấm biển ở đó: "Thượng đế sống ở đây" - được kết thúc! Bất kì ai muốn đều có thể tới. Không! Ngài lại cứ đi trốn, và nhớ, ngài là người chơi rất khéo léo. Bạn sẽ không bao giờ tìm ra ngài ở chỗ trốn cũ lần nữa. Ngài trốn ở đâu đó khác.
Đó là lí do tại sao các kĩ thuật cũ trở thành vô dụng, các phương cách mới phải được khám phá lặp đi lặp lại bởi vì Thượng đế trốn ở những chỗ mới. Ngài tìm các hang động mới, ngài bao giờ cũng bỏ trống hang động cũ. Ngài nói: "Bây giờ chuyện kết thúc rồi, hang này xong rồi. Bây giờ để người tôn thờ tôn thờ ở đây, nhưng ta sẽ không ở đây."

0 Đánh giá

Ads Belove Post