Chương 1. Sét đánh bất thần

Chương 1. Sét đánh bất thần

Price:

Read more

Sét đánh bất thần
Bài nói về Thiền
Chương 1. Sét đánh bất thần


Butei, hoàng đế của Ryo, mời Fu-Daishi tới giải thích về Kinh Kim cương. Vào ngày đã định Fu-Daishi tới cung điện, leo lên bục, gõ lên bàn trước ông ấy, thế rồi đi xuống và, vẫn không nói gì, bỏ đi.
Butei ngồi bất động trong vài phút, và rồi thì Shiko, người đã thấy mọi điều đã xảy ra, đi tới ông ấy và nói, "Tâu bệ hạ, thần đánh bạo hỏi liệu bệ hạ có hiểu không?"
Hoàng đế lắc đầu một cách buồn bã."Đáng thương làm sao," Shiko nói."Fu-Daishi chưa bao giờ hùng biện hơn."
Chân lí hiện hữu. Nó đơn giản hiện hữu. Không cái gì có thể được nói về nó. Và mọi điều mà có thể được nói về nó sẽ làm sai lạc nó.
Không cần bất kì giải thích nào. Không được giải thích, hoàn toàn ngay tức khắc, chân lí hiện hữu. Nó bao quanh bạn. Nó ở bên trong bạn, bên ngoài bạn. Không cần đi tới bất kì kết luận nào về nó. Nó đã được kết luận rồi! Bạn ở trong nó. Bạn không thể ở bên ngoài nó. Không có cách nào để mất nó. Không có cách nào để trở nên bị sao lãng khỏi nó. Bạn có thể ngủ say, vô nhận biết, nhưng dầu vậy bạn ở trong nó.
Cho nên những người biết chân lí đểu biết rõ rằng triết lí sẽ không giúp gì. Bạn càng cố biết về chân lí, bạn càng trở nên ngủ hơn. Chính nỗ lực để biết dẫn bạn đi lạc lối. Chân lí có thể được cảm thấy nhưng không thể được biết. Khi tôi nói nó có thể được cảm thấy, tôi ngụ ý bạn có thể hiện diện với nó, nó có thể hiện diện với bạn. Có khả năng của gặp gỡ. Có khả năng của việc trở thành một với nó. Nhưng không có cách nào để biết nó.
Chân lí không thể được làm thành đối thể. Bạn không thể để nó đó và nhìn nó. Bạn không thể giữ nó trong tay bạn và nhìn nó. Bạn không thể xem xét nó từ bên ngoài - duy nhất từ bên trong, duy nhất bằng việc trở thành một với nó, bạn mới có thể cảm được nó. Việc cảm là tri thức duy nhất có thể. Do đó, những người biết đều nói: Yêu là con đường.
Tri thức là một loại dốt nát. Từ ' ignorance - dốt nát' là rất hay. Chẻ nó ra làm đôi - nó trở thành 'ignor-ance'. Chân lí có thể bị bỏ qua. Đó là điều dốt nát là gì; bằng không, chân lí đã hiện diện. Dốt nát không là gì ngoài việc bỏ qua chân lí cái đã có đó rồi. Và con người của tri thức trở thành người dốt nát hơn, vì người đó càng nghĩ mình biết, người đó càng trở nên có khả năng bỏ qua cái đang đó. Lạc trong các lí thuyết, học thuyết, tín điều, kinh sách của mình, người đó không còn có mắt nào để nhìn vào thực tại. Lạc trong lời, trong việc nói ra, cách nhìn của người đó bị che mờ. Người đó không thể thấy được cái đang đó.
Bạn càng bị che mở bởi suy nghĩ của bạn, bạn càng là tâm trí, bạn sẽ càng có khả năng bỏ qua chân lí. Không cái gì giống như tri thức được cần tới - chỉ cần hồn nhiên, hồn nhiên như trẻ con. Mong manh, cởi mở.... Không cố biết. Trong chính nỗ lực để biết, có bạo hành. Trong chính nỗ lực để biết, bạn đã xâm phạm thực tại. Trong chính nỗ lực để biết, bạn đã trở thành kẻ dòm ngó. Bạn đã tấn công thực tại, bạn đang cố cưỡng hiếp thực tại.
Đó là lí do tại sao tôi liên tục nói khoa học là việc cưỡng hiếp thực tại. Từ 'khoa học' bắt nguồn từ một gốc có nghĩa là 'biết'. Khoa học là tri thức. Tôn giáo không phải là tri thức. Tôn giáo là yêu. Từ 'tôn giáo-religion' bắt nguồn từ một gốc có nghĩa là kết ghép cùng nhau - rơi vào trong yêu, trở thành một.
Chân lí được cảm thấy. Nó là kinh nghiệm được sống. Cho nên bất kì cái gì có thể được nói về chân lí sẽ là không thực. Chỉ bởi vì nó đã được nói ra, nó trở thành không thực.
Mọi điều đã được nói ra cho tới giờ, và mọi điều sẽ được nói trong tương lai, chẳng có liên quan gì tới chân lí. Không có cách nào để diễn đạt nó. Chân lí là rất khó nắm bắt. Bạn không thể bắt giữ được nó trong lời. Bạn không thể bắt giữ được nó qua tâm trí. Tâm trí liên tục bỏ lỡ nó, vì chính vận hành của tâm trí là phản chân lí. Vận hành của tâm trí là không có tính tồn tại: nó vận hành trong cái không hiện hữu, hoặc trong quá khứ hoặc trong tương lai. Quá khứ không còn nữa, tương lai chưa có, và tâm trí chỉ vận hành hoặc trong quá khứ hoặc trong tương lai. Trong hiện tại không có tâm trí.
Nếu bạn ở đây bây giờ, đột nhiên bạn đã tuột ra khỏi tâm trí. Làm sao bạn có thể nghĩ ở đây bây giờ được? Suy nghĩ sẽ đem bạn đi xa khỏi ở đây và bây giờ. Một ý nghĩ, và bạn ở xa nghìn dặm khỏi ở đây và bây giờ. Trong ở đây và bây giờ không có khả năng nào, không có không gian cho suy nghĩ nảy sinh.
Tâm trí vận hành trong vô tồn tại, trong hư cấu, trong tưởng tượng. Tâm trí là năng lực mơ - nó là khả năng mơ! Chân lí không được biết tới bởi tâm trí; đó là lí do tại sao tôi nói nó không được biết tới chút nào. Chân lí được cảm thấy bởi trái tim, bởi tính toàn bộ của bạn; bởi bạn, không bởi cái đầu của bạn; bởi bạn như một sự thống nhất hữu cơ. Khi bạn biết chân lí, bạn biết bằng cái đầu và bằng các ngón chân của bạn; bạn biết bằng xương và bằng gan ruột bạn; bạn biết bằng trái tim và bằng máu bạn; bạn biết nó bằng việc thở của bạn - chỉ bằng chính hiện hữu của bạn. Chân lí được biết bằng chính việc hiện hữu của bạn. Chân lí được biết bằng hiện hữu.
Đó là nghĩa khi tôi nói chân lí được cảm thấy. Nó là kinh nghiệm.
Tôi đã nghe:
Một sư hỏi Joshu: "Phật là gì?"
"Người trong phòng."
Sư nói, "Người trong phòng là tượng, cục bùn."
Joshu nói, "Nó là vậy."
"Vậy Phật là gì?" sư lại hỏi.
"Người trong phòng," Joshu nói.
Bây giờ Joshu này đang cố làm cái gì? Ông ấy đang nói: "Câu hỏi của ông là ngớ ngẩn. Vì ông hỏi câu hỏi ngớ ngẩn, ta trả lời theo cách ngớ ngẩn. Câu hỏi của ông là ngu si, và không thể có câu trả lời thông minh cho câu hỏi ngu si." Ông ấy đang cố chỉ ra cho sư này rằng chính câu hỏi: Phật là gì? là vô nghĩa, vì không có cách nào nói cái gì về Phật. Đó là việc thức tỉnh. Đó là kinh nghiệm. Nó xảy ra bên trong bạn. Bạn không thể đọc được nó qua kinh sách, và bạn không thể hỏi những người đã đi tới biết nó. Cách duy nhất là: bạn phải đi tới nó; bạn phải cho phép nó xảy ra.
Theo thuật ngữ Phật giáo 'Buddha-Phật' là tương đương với 'chân lí'/ Họ không nói nhiều về chân lí; họ nói nhiều về Phật. Điều đó nữa là có ý nghĩa, vì khi bạn trở thành Phật - 'Phật' nghĩa là khi bạn trở nên Thức tỉnh - chân lí hiện hữu, cho nên sao nói về chân lí? Chỉ hỏi thức tỉnh là gì. Chỉ hỏi nhận biết là gì - vì khi bạn nhận biết, chân lí có đó; khi bạn không nhận biết, chân lí không có đó.
Cho nên câu hỏi cơ bản và thực là về nhận biết. Nhưng cái đó nữa cũng không thể được hỏi và được giải. Người ta phải trở thành nhận biết - không có cách khác.
Một đệ tử hỏi một Thiền sư, "Nếu ai đó hỏi tôi một trăm năm kể từ bây giờ cái gì tôi nghĩ là hiểu biết sâu sắc nhất của thầy, tôi nên nói gì?"
Thầy đáp, "Bảo người đó ta nói: Cái này là nó!"
Bây giờ đây là kiểu câu trả lời gì vậy? - Cái này là nó! Ông ấy chỉ là thực tại tức khắc: Cái này.
Vedanta, nỗ lực triết lí lớn lao nhất ở Ấn Độ, nói về 'Cái đó': tatwamasi Swetketu - Cái đó là ngươi, Swetketu. Thiền nhân nói về 'cái này'. Chắc chắn hiểu biết của họ sâu hơn - vì 'cái đó' lại là trong tương lai, xa xăm; 'cái này' là hiện tại. Cái này là cái đó. Bờ này là bờ kia. Cuộc sống này là cuộc sống duy nhất, và khoảnh khắc này là vĩnh hằng.
Nếu bạn có thể sống khoảnh khắc này, nếu bạn có thể ở đây khoảnh khắc này, thế thì mọi thứ chăm nom cho bản thân nó. Thế thì bạn không cần lo âu. Thế thì không cần hỏi - vì bạn hỏi, câu trả lời được chuyển giao. Câu trả lời bao giờ cũng có đó, nhưng chúng ta không nhận biết. Cho nên toàn thể nỗ lực của Thiền là làm sao mang nhận biết tới cho bạn.
Con người hiện hữu dường như ngủ. Con người sống trong sự ngẩn ngơ - đi lại, làm việc, được sinh ra, sống và chết, nhưng gần như ngủ say, ngáy. Tâm trí con người rất đờ đẫn. Tâm trí là đờ đẫn. Tâm trí không có thông minh trong nó. Chưa bao giờ có tâm trí thông minh. Tôi không ngụ ý rằng không bao giờ có người thông minh; đã từng có những người thông minh, nhưng chưa bao giờ có tâm trí thông minh. Thông minh là cái gì đó tới khi tâm trí bị bỏ đi. Tâm trí chưa bao giờ nguyên gốc, chưa bao giờ cơ bản. Tâm trí bao giờ cũng chính thống. Tâm trí bao giờ cũng lặp lại, máy móc; nó vận hành như robot. Nó liên tục lặp đi lặp lại cùng điều. Nó giống như máy tính: bất kì cái gì bạn nạp vào trong nó, nó liên tục nhai đi nhai lại điều đó.
Bạn có quan sát tâm trí riêng của bạn và vận hành của nó không? Không cái gì mới đã bao giờ xảy ra cho nó. Không cái gì mới có thể xảy ra cho nó. Và bởi vì nó bạn vẫn còn quên lãng mọi điều đang xảy ra khắp xung quanh bạn; bạn liên tục bỏ qua nó. Bạn quá bị gắn bó với công cụ tầm thường, ngu xuẩn này. Dùng nó là tốt; nó là tốt như một nơi chứa, như bộ nhớ; nó là tốt để giữ các bản ghi - nhưng nó không phải là cách để nhìn vào trong thực tại. Nó không có mắt.
Tâm trí mù như con dơi. Nó không có mắt. Tâm trí không bao giờ có thể thông minh - chỉ vô trí mới thông minh. Chỉ vô trí mới nguyên gốc và cơ bản. Chỉ vô trí mới cách mạng - cách mạng trong hành động.
Tâm trí này cho bạn một loại ngẩn ngơ. Bị nặng gánh bởi kí ức về quá khứ, bị nặng gánh bởi phóng chiếu tương lai, bạn liên tục sống - ở mức tối thiểu. Bạn không sống ở mức tối đa. Ngọn lửa của bạn vẫn còn rất mờ nhạt. Một khi bạn bắt đầu bỏ ý nghĩ, bụi mà bạn đã thu thập trong quá khứ, ngọn lửa nảy sinh - sạch sẽ, rõ ràng, sống động, trẻ trung. Toàn thể cuộc sống của bạn trở thành ngọn lửa, và ngọn lửa không có khói. Đó là điều nhận biết là gì.
Tâm thức không suy nghĩ: đó là điều nhận biết là gì. Tỉnh táo và không ý nghĩ. Thử nó đi! bất kì khi nào bạn thấy suy nghĩ tập hợp lại, phân tán nó đi! kéo bản thân bạn ra khỏi nó! Nhìn cây mà không có màn ảnh của việc suy nghĩ giữa bạn và cây. Lắng nghe tiếp ríu rít của chim mà không có ríu rít của tâm trí bên trong. Nhìn mặt trời mọc và cảm thấy rằng bên trong bạn mặt trời tâm thức cũng đang mọc lên... nhưng không nghĩ về nó, không khẳng định, không phát biểu, không nói. Đơn giản hiện hữu. Và, dần dần, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy những thoáng nhìn của nhận biết, những thoáng nhìn bất thần của nhận biết - dường như làn gió tươi mát đã đi vào trong phòng bạn, nơi đã từng bị tù đọng và chết; dường như tia sáng đã đi vào trong đêm tối của linh hồn bạn; dường như, đột nhiên, cuộc sống đã gọi bạn lại.
Bạn đã nghe câu chuyện về Lazarus - đó là câu chuyện về một người như vậy. Chuyện kể rằng Lazarus chết. Jesus yêu ông ấy lắm. Các chị em của ông ấy đã thông báo cho Jesus; vào lúc tin tức tới ông ấy, Lazarus đã chết bốn ngày. Jesus chạy về. Mọi người đang than và khóc, còn ông ấy nói, "Đừng khóc, đừng than nữa! Để ta gọi ông ấy trở lại cuộc sống!"
Không ai có thể tin được ông ấy. Lazarus chết rồi! Và các em của Lazarus nói, "Anh ấy bốc mùi rồi - anh ấy không thể quay lại được. Thân thể anh ấy đang rữa ra."
Nhưng Jesus đi tới nấm mồ nơi thân thể được gìn giữ đợi ông ấy tới. Đá được gạt sang bên. Trong hang tối Jesus gọi ra, "Lazarus, ra đi! " Và chuyện kể là ông này đã đi ra.
Nó có thể đã không xảy ra theo cách đó; nó có thể chỉ là chuyện ngụ ngôn - nhưng nó là chuyện ngụ ngôn hay về con người. Khi tôi nhìn vào mắt bạn, chính mọi điều tôi có thể nói là: "Lazarus, ra đi!" Bạn chết và bốc mùi. Bạn chưa sống. Bạn được sinh ra, nhưng bạn cần được tái sinh. Lần sinh thứ nhất của bạn đã không giúp ích gì mấy. Nó đã mang bạn tới mức độ nào đó, nhưng điều đó là không đủ. Bạn phải đi xa thêm chút ít. Việc sinh đã xảy ra cho bạn chỉ là về vật lí - bạn cần việc sinh tâm linh.
Tương truyền: Một giáo sư của đại học Jerusalem tới gặp Jesus. Tất nhiên, ông ta tới vào ban đêm. Tên ông ta là Nicodemus; ông ta là người rất giầu, đáng kính, một học giả lớn, nổi tiếng trong thế giới Do Thái. Ông ta sợ đi tới Jesus vào ban ngày, vì mọi người sẽ nghĩ gì? Ông ta nổi tiếng là một người có học, vĩ đại, khôn ngoan - họ sẽ nghĩ gì? rằng ông ta đã đi tới con trai ông thợ mộc này để hỏi cái gì đó sao? Ông ta già hơn Jesus - có thể gần như bố của Jesus. Không, không thể nào đi tới ông ấy vào ban ngày được. Tinh ranh và láu lỉnh, ông ta đi vào ban đêm khi không có ai khác. Và Jesus hỏi ông ta, "Sao ông không tới trong ngày?"
Ông ta nói, "Tôi sợ."
Jesus chắc phải đã cười. Ông ấy nói, "Nicodemus, ông tới để làm gì? Ông cần gì ở tôi?"
Ông ta nói, "Tôi muốn biết làm sao tôi có thể biết Thượng đế, làm sao tôi có thể biết chân lí."
Jesus nói, "Ông sẽ phải được tái sinh."
Nicodemus có thể không hiểu được. Một cách đùa giỡn ông ta nói, "Ông ngụ ý gì? Ta phải vào lại bụng mẹ của đàn bà nữa sao? Ông đùa hay cái gì? Ông lừa trẻ con hay cái gì?"
Jesus nói, "Không, tôi ngụ ý điều đó - tôi ngụ ý điều tôi nói. Ông phải được tái sinh. Ông là kẻ hèn thế. Đây không phải là cuộc sống. Ông không có dũng cảm nào. Ông sẽ phải được tái sinh! Ông sẽ phải trở thành con người mới, vì chỉ con người mới đó mới có thể đi tới chân lí và nhận ra nó. Ngay cả tới gặp tôi ông cũng phải tới trong đêm. Làm sao ông sẽ có khả năng đi và thấy chân lí? Làm sao ông sẽ đương đầu với Thượng đế? Ông sẽ phải đi trần trụi. Ông sẽ phải đi trong khiêm nhường sâu sắc. Ông sẽ phải bỏ mọi kính trọng của ông, mọi tính học giả của ông. Ông sẽ phải bỏ bản ngã của ông - đó là điều được tái sinh nghĩa là gì."
Việc sinh thứ nhất chỉ là sinh vật lí; đừng được thoả mãn với nó. Nó là cần thiết nhưng không đủ. Việc sinh thứ hai được cần. Việc sinh thứ nhất là qua bố bạn và mẹ bạn; việc sinh thứ hai sẽ là đi ra khỏi tâm trí. Bạn phải tuột ra khỏi tâm trí và điều đó sẽ là việc tái sinh của bạn - bạn sẽ được tái sinh.
Và, lần đầu tiên, cây sẽ xanh hơn chúng vậy, và hoa sẽ đẹp hơn chúng vậy, và cuộc sống sẽ sống động hơn bạn đã bao giờ biết tới nó, bởi vì bạn có thể biết nó chỉ tới mức độ bạn sống động. Bạn không thể biết cuộc sống nếu bạn không sống động. Dù bạn là bất kì cái gì, bạn biết cuộc sống chỉ tới mức độ đó.
Tâm trí, và nắm giữ của tâm trí lên bạn, là việc cầm tù. Gạt bỏ tâm trí đi. Vấn đề không phải là làm sao biết chân lí; vấn đề là làm sao gạt bỏ tâm trí, làm sao gạt bỏ việc bỏ qua thường xuyên này, dốt nát này; làm sao chỉ ở đây trần trụi, đập rộn ràng, tuôn ra, chảy ra, tuôn tràn và gặp gỡ chân lí, cái đã có đó rồi, cái bao giờ cũng có đó.
Ai đó đã hỏi một nhà thơ Trung Quốc rất nổi tiếng, Yang Wang-li, "Bây giờ thơ ca là gì?" Ông ấy nói, "Nếu ông nói nó đơn giản là vấn đề lời, tôi sẽ nói nhà thơ giỏi bỏ lời đi. Nếu ông nói nó đơn giản là vấn đề nghĩa, tôi sẽ nói nhà thơ giỏi bỏ nghĩa đi. Nhưng," ông hỏi, "không lời và không nghĩa, thơ ca ở đâu?" Với điều này tôi đáp: "Bỏ lời và bỏ nghĩa, và vẫn có thơ ca."
Thực ra, chỉ thế thì mới có thơ ca. Khi lời không còn đó nữa, khi nghĩa không còn đó nữa, thế thì đột nhiên thơ ca bùng ra, bùng nổ. Thơ ca là việc nở hoa của bản thể bạn, và tôn giáo giống thơ ca nhiều hơn giống triết lí.
Triết lí cố giải thích mọi thứ - không bao giờ thành công. Nhiều nhất, nó có thể thành công chỉ trong giải thích ra xa mọi thứ, nhưng nó không bao giờ thành công trong việc giải thích chúng. Tôn giáo không làm nỗ lực nào để giải thích cuộc sống. Nó cố sống cuộc sống. Tôn giáo không coi cuộc sống như vấn đề cần được giải quyết - nó coi cuộc sống như điều huyền bí cần được sống. Tôn giáo không tò mò về cuộc sống. Tôn giáo kính nể, cực kì ngạc nhiên về cuộc sống.
Chính việc hiện hữu của chúng ta ở đây là phép màu thế. Không thể giải thích được tại sao tôi ở đây, tại sao bạn ở đây. Tại sao những cây này ở đây, tại sao các vì sao này ở đây. Tại sao tất cả vũ trụ này tồn tại, và bản thân nó cứ liên tục tạo ra mọi thứ với cây và chim và người. Tại sao ngay chỗ đầu tiên nó có đó, không có cách nào biết được. Nó đơn giản có đó. Nhưng nó gợi nên sự kính nể! Nó rót đầy trái tim với điều ngạc nhiên. Nó là thực không thể nào tin nổi - nó là không thể tin được! Nó là ngớ ngẩn, nhưng cực kì đẹp.
Tại sao nó có đó, không có cách nào để nói - nhưng nó có đó. Và tôn giáo nói: Đừng phí thời gian của bạn về cái tại sao. Nó có đó: vui mừng trong nó đi! Mở hội nó đi! Mất hút trong nó đi! Và để cho nó bị mất hút trong bạn. Gặp gỡ nó đi! Để việc gặp gỡ giống như hai người yêu đi vào trong nhau. Để cho nó là kinh nghiệm cực thích.
Nhưng tôn giáo ở phương Tây có nghĩa rộng rất sai. Nó gần như đạt tới điểm mà chính từ 'tôn giáo' nhắc nhở người ta về nhà thờ chết và các tu sĩ chết. Nó nhắc nhở người ta về những người có vẻ nghiêm nghị, mặt dài ra. Nó đã mất năng lực nhảy múa, ca hát, mở hội. Và khi tôn giáo đã mất năng lực nhảy múa, mở hội, ca hát, yêu, chỉ hiện hữu, thế thì nó không còn là tôn giáo nữa - nó là cái xác, nó là thượng đế học. Thượng đế học là tôn giáo chết.
Ở phương Tây thượng đế học đã áp đảo tôn giáo. Khi thượng đế học áp đảo tôn giáo, thế thì tôn giáo không là gì ngoài triết lí. Và triết lí cũng không phải rất là triết lí đâu - vì triết lí chỉ có thể tồn tại qua hoài nghi, và thượng đế học bản thân nó dựa trên đức tin. Cho nên nó là triết lí bất lực, thậm chí không phải là triết lí theo nghĩa thực.
Tôn giáo không dựa trên niềm tin hay đức tin: tôn giáo dựa trên kính nể, tôn giáo dựa trên ngạc nhiên. Tôn giáo dựa trên điều huyền bí, cái bao quanh bạn. Để cảm thấy nó, để nhận biết về nó, để nhìn thấy nó, mở mắt bạn ra và rũ bỏ bụi của các thời đại đi. Lau sạch tấm gương của bạn! và nhìn cái đẹp bao quanh bạn, cái vĩ đại mênh mông làm sao cứ gõ cửa nhà bạn. Sao bạn vẫn ngồi với mắt nhắm thế? Sao bạn vẫn ngồi với mặt dài thế? Sao bạn không thể nhảy múa? Và sao bạn không thể cười?
Nietzsche là đúng: Thượng đế chết... vì các nhà thượng đế học đã giết chết Ngài. Thượng đế có thể sống động chỉ khi người yêu đang nhảy múa. Khi nhà thượng đế học cố gắng tìm ra các luận cứ để chứng minh Thượng đế, Ngài chết. Thượng đế sống động khi hai người rơi vào yêu - thế thì Thượng đế đập rộn ràng và đá chân. Thượng đế sống động khi bạn nhìn hoa và bạn không thể di chuyển được từ đó - cái gì đó áp đảo bạn, tràn ngập bạn. Khi bạn nhìn sao và bạn là một với điều huyền bí, và con thuyền của bạn bắt đầu giương buồm hướng tới bờ bên kia, thế thì Thượng đế là sống động. Khi bạn hát bài ca - nó có thể vô nghĩa, nó có thể chỉ là la-la-la - nó có thể không có nghĩa nào, nhưng Thượng đế sống động trong cách diễn đạt vui vẻ vô cùng đó.
Thượng đế là sống động khi bạn là sống động. Nếu bạn không sống động, làm sao Thượng đế của bạn có thể sống động được? Thượng đế của bạn là của bạn. Nếu bạn chết, Thượng đế của bạn chết; nếu bạn sống động, Thượng đế của bạn sống động. Thượng đế của bạn không thể nhiều hơn bạn, vì Thượng đế của bạn là cốt lõi bên trong nhất của bản thể bạn. Cho nên nếu bạn muốn biết Thượng đế là gì, trở nên sống động hơn đi. Nếu bạn muốn biết Thượng đế là gì, trở nên thiêng liêng hơn đi. Nếu bạn muốn biết Thượng đế là gì, thế thì đừng cố biết - cố cảm đi. Ngài tới qua cánh cửa của trái tim.
Thượng đế là điều huyền bí thế - hay gọi nó là cuộc sống, hay sự tồn tại - cuộc sống là điều huyền bí tới mức cho dù bạn đi vào điện thờ bên trong nhất của nó bạn sẽ không có khả năng tin được nó. Nó là thực không thể nào tin được. Nó là không thể tin được.
Tôi mới đọc một bài thơ của Leopold Staff. Lắng nghe nó:
Chiếc cầu
Tôi đã không tin,
Đứng trên bờ sông
Sông rộng và chảy xiết,
Mà tôi muốn đi qua chiếc cầu đó
Được bện từ những cây sậy mỏng, mảnh mai
Được thắt chặt bằng sợi.
Tôi đã bước đi một cách chủ định như con bướm
Và nặng nề như con voi,
Tôi bước đi chắc chắn như vũ công
Và vẩn vơ như người mù.
Tôi đã không tin rằng tôi sẽ đi qua chiếc cầu đó,
Và bây giờ tôi đang đứng trên bờ bên kia,
Tôi không tin tôi đã đi qua nó.
Ngay cả khi bạn đã biết Thượng đế, bạn sẽ không có khả năng tin được rằng bạn đã biết Ngài. Đó là điều tôi ngụ ý khi tôi nói Thượng đế là điều huyền bí. Không được biết, Ngài vẫn còn không thể được biết. Đã được biết, Ngài vẫn còn không thể được biết. Không được thấy, Ngài là điều huyền bí; được thấy, Ngài trở thành điều huyền bí thậm chí còn lớn hơn. Nó không phải là vấn đề mà bạn có thể giải được nó. Nó là lớn hơn bạn. Bạn có thể tan biến vào trong nó - bạn không thể giải được nó.
Tôi đã nghe nói rằng Wittgenstein, một triết gia lớn phương Tây, người đi tới gần nhất với thái độ Thiền, thường nói rằng ông ấy đã không giải được các vấn đề triết lí - ông ấy đã làm tan biến chúng. Và ông ấy hay nói: "Chúng tôi bỏ mọi thứ như chúng vậy nhưng có lẽ lần đầu tiên chúng tôi đi tới thấy chúng như chúng vậy." Không cái gì có thể được làm về các thứ như chúng vậy. Mọi điều có thể được làm là giúp bạn nhìn chúng như chúng vậy." Chúng tôi bỏ mọi thứ như chúng vậy nhưng có lẽ lần đầu tiên chúng tôi đi tới thấy chúng như chúng vậy."
Và lần nữa: "Triết lí đơn giản để mọi thứ ra trước chúng ta, và không giải thích không suy diễn cái gì - vì mọi thứ nằm mở để xem xét, không có gì để giải thích."
Vâng, cuộc sống là điều huyền bí, và không có gì để giải thích - vì mọi thứ là để mở, nó ở ngay trước bạn. Đương đầu với nó đi! Gặp gỡ nó đi! Dũng cảm lên! Đó là toàn thể quan điểm của Thiền.
Bây giờ để tôi giúp bạn đi vào trong câu chuyện hay này. Tôi sẽ không giải thích nó. Tôi có thể dụ dỗ bạn đi vào trong nó. Tôi có thể đơn giản quyến rũ bạn đi vào trong nó. Tôi chỉ có thể thuyết phục bạn có nếm trải về nó.
Butei, hoàng đế của Ryo, mời Fu-Daishi tới giải thích về Kinh Kim cương.
Bây giờ Kinh Kim cương thực sự là viên Kohinoor; nó là một trong những lời thốt ra có ý nghĩa nhất đã từng được thốt ra trên trái đất này. Lời nói của Phật trong Kinh Kim cương là quí giá nhất. Nhưng điều cơ bản trong Kinh Kim cương là ở chỗ không cái gì có thể được giải thích, là ở chỗ cuộc sống là hoàn toàn không thể giải thích được; là ở chỗ cuộc sống là tới mức mọi giải thích đều thiếu sót, là ở chỗ mọi triết lí đều chứng tỏ rất hạn hẹp. Bầu trời của cuộc sống là bao la tới mức không cách nào đưa nó vào trong bất kì giả thuyết hay học thuyết nào.
Bản thân Phật chưa bao giờ nói về các vấn đề siêu hình. Ông ấy đã làm ra một danh sách mười hay mười hai vấn đề, và trước khi ông ấy vào một thị trấn hay thành phố, các đệ tử của ông ấy sẽ đi và công bố trong thị trấn: "Không hỏi về mười hai vấn đề này vì ông ấy sẽ không trả lời." Không phải là ông ấy không thể trả lời được - nếu ông ấy không thể trả lời được thì ai sẽ trả lời? - nhưng những vấn đề này là không thể trả lời được. Tốt hơn cả là để chúng đấy không động chạm tới; tốt hơn cả là chúng được bỏ lại một mình.
Không ai nên hỏi về Thượng đế. Phật sẽ không nói có Thượng đế; ông ấy sẽ không nói không có Thượng đế - bởi vì ông ấy nói cả hai điều này đều không liên quan. Nói có Thượng đế, là không liên quan như nói không có Thượng đế - vì cái đang hiện hữu, là ở ngoài điều khẳng định và điều phủ định. Cái đang hiện hữu, là ở ngoài trừ và cộng. Cái mà không thể được nói là 'có' và không thể được nói là 'không có', nó ở ngoài xa cả hai điều này. Cái đang đó, nó ở ngoài việc phân loại, nó ở ngoài biện chứng, nó ở ngoài nhị nguyên. 'Có' và 'không có' tạo ra nhị nguyên. Sự tồn tại là một, cái một hữu cơ; nó chứa cả hai.
Những câu hỏi như thế này, Phật sẽ nói, xin đừng hỏi.
Hoàng đế Butei này đề nghị một Phật khác, Fu-daishi, một Thiền sư, tới cung điện của ông ấy và giải thích cho ông ấy về Kinh Kim cương. Các Phật tử khao khát quá nhiều để hiểu Kinh Kim cương này là gì. Điều đó là ngớ ngẩn hoàn toàn. Nó là khó hiểu, vì nó chẳng có gì để giải thích trong nó. Đó là những lời thốt ra cực kì có giá trị, nhưng không triết lí nào được thêu dệt quanh chúng, không hệ thống nào được tạo ra. Đó là những lời thốt ra có tính nguyên tử. Và nền móng của chúng tất cả là ở chỗ không cái gì có thể được nói. Cũng giống Đạo Đức kinh của Lão Tử: Đạo có thể được thốt ra không còn là Đạo. Chân lí mà được nói ra không còn là chân lí. Chân lí được nói ra trở thành phi chân lí - được nói ra và nó trở thành giả. Bây giờ phải làm gì? Làm sao để hiểu?
Hoàng đế này phải đã đọc Kinh Kim cương. Và không có cách nào khác hơn là hỏi người chứng ngộ nào đó - vì Kinh Kim cương, hay các kinh sách như thế, là hoàn toàn phi logic. Chừng nào bạn chưa thể tìm được ai đó đã trở nên thức tỉnh bạn không thể sắp xếp được nó, bạn không thể hình dung ra được nó. Nó sẽ rất lẫn lộn cho bạn. Bạn có thể tiếp tục đọc nó, bạn có thể thậm chí tận hưởng âm nhạc của việc lặp lại của bạn, nhịp điệu, nhưng bạn sẽ không bao giờ có khả năng xuyên thấu vào trong điều huyền bí. Điều huyền bí chỉ có thể được giải thích bởi người đang sống.
Vào ngày đã định Fu-Daishi tới cung điện, leo lên bục, gõ lên bàn trước ông ấy, thế rồi đi xuống và, vẫn không nói gì, bỏ đi.
Đây là bài nói của ông ấy về Kinh Kim cương. Ông ấy đã làm một việc lớn! Ông ấy đã nói gì bằng việc làm điều này?
Điều thứ nhất: là chân lí chỉ có thể được giải thích trong hành động, lời là không đủ. Nếu Hoàng đế đã quan sát đúng cách thức Fu-daishi bước đi, đã có bình chú về Kinh Kim cương rồi. Hùng dũng, đường hoàng, đẹp đẽ, duyên dáng, cách ông ấy bước đi - đã có bình chú về Kinh Kim cương. Ông ấy phải đã bước đi như Phật - ông ấy là vị Phật. Ông ấy phải đã mang môi trường Phật tính quanh ông ấy. Ông ấy phải đã mang một kiểu vũ trụ khác cùng ông ấy tới cung điện - một chiều hướng sống động. Cánh cửa của ông ấy mở: nếu hoàng đế mà có mắt nào, ông ta chắc đã thấy rằng bản thân Phật đã tới. Đó không phải là Fu-daishi, đó là Phật lại bước đi trên trái đất - trong hình dạng khác, dưới cái tên khác. Bình chứa có thể đã là khác, nhưng nội dung vẫn đích xác là một.
Fu-daishi bước vào, leo lên bục, gõ lên bàn trước ông ấy... sao ông ấy gõ lên bàn trước ông ấy? Ông ấy phải đã thấy hoàng đế ngủ say. Ông ấy phải đã thấy hoàng đế đang ngủ gật. Chỉ để làm cho ông ta chút tỉnh táo, chỉ để làm choáng ông ta!... thế rồi đi xuống... ông ấy đã làm hay! Bạn có thể làm gì thêm nữa? Khi một người đang ngủ, đó là mọi điều có thể được làm: bạn có thể hét lên với ông ta, bạn có thể gõ cửa. Ông ấy gõ lên bàn... bạn có thể làm cái gì khác được? Thế rồi một cách duyên dáng ông ấy phải đã đi xuống... Và, vẫn không nói gì, bỏ đi. Vì nếu ông ấy mà nói về Kinh Kim cương, ông ấy chắc đã chứng minh rằng bản thân mình đã không hiểu nó.
Về Kinh Kim cương thì không thể nói được: nó là chính chân lí. Không, nói chắc đã là báng bổ. Nói chắc đã là phạm thượng! Nói chắc đã là không đúng. Chỉ im lặng mới có thể là lời bình chú. Giá mà hoàng đế có tai để nghe im lặng, ông ấy chắc đã hiểu.
... Và, vẫn không nói gì, bỏ đi. Tại sao ông ấy bỏ đi bất thần thế? - vì nhiều hơn là không thể được. Bạn không thể cưỡng bức đem chân lí đi cho ai đó người không sẵn sàng. Ông ấy đã làm bất kì cái gì ông ấy có thể làm; bây giờ không ích gì mà nấn ná lâu hơn nữa.
Và việc bỏ ra về bất thần đó làm cho hoàng đế lại bị cú choáng khác. Ông ấy phải đã làm cho hoàng đế điếng người tới tận gốc rễ. Ông ấy tới như cơn xoáy lốc, gần như làm bật rễ cây của Butei! Hoàng đế thậm chí không thể mơ được rằng hành vi thô lỗ đến thế.... Ông ấy đã làm điều đó do từ bi vô cùng, nhưng với hoàng đế nó phải có vẻ thô lỗ, vô văn minh, vô lễ.
Và ở một nước như Nhật Bản nơi mọi người bị ám ảnh với cách cư xử, nơi mặt họ tất cả đã trở thành giả, nơi mọi người đều đang mang mặt nạ! Trong nhiều thế kỉ người Nhật Bản đã từng là những người giả dối nhất trên thế giới, bao giờ cũng mỉm cười. Hoàng đế phải đã bị choáng; ông ta không tể nào tin được điều đã xảy ra... và Fu-daishi tới bất thần thế!
Và ông ta phải đã chờ đợi lâu thế về thời gian hẹn gặp này. Và ông ta phải đã khao khát lâu thế rằng ông ấy sẽ nói cái gì đó, rằng ông ấy sẽ làm sáng lên cho ông ta, ông ấy sẽ giúp ông ta biết. Và ở đây người này tới: bước vào, leo lên bục - ra đi không thốt ra một lời nào!
Butei ngồi bất động trong vài phút...
Ông ta phải đã hoàn toàn không có khả năng hình dung ra điều đó. Fu-daishi đã gây choáng cho ông ta từ sự hóm hỉnh của mình! Nhưng giá mà ông ta có chút ít nhận biết, khoảng hở đó chắc đã mở ra một chiều hướng mới cho ông ta. Fu-daishi đã mời ông ta, ông ấy chờ đợi ở đó, thấy rằng hoàng đế hoàn toàn ngủ - thậm chí hét lên cũng sẽ không giúp ích gì. Cho dù bạn gọi "Lazarus, ra đi! " ông ta sẽ không nghe.
Ông ấy bỏ đi. Hoàng đế bị choáng. Trong vài phút ông ta ngồi bất động
...và rồi thì Shiko, người đã thấy mọi điều đã xảy ra, đi tới ông ấy và nói, "Tâu bệ hạ, thần đánh bạo hỏi liệu bệ hạ có hiểu không?"
Bây giờ hỏi điều này ngay cả một người thường cũng là nguy hiểm. Và hỏi hoàng đế: "Tâu bệ hạ, liệu bệ hạ có hiểu không...?"
Bây giờ người này, Shiko, là con người của hiểu biết mênh mông - phải đã là vậy. Ông ấy đã hiểu ý nghĩa của cử chỉ của Fu-daishi. Ông ấy phải đã thấy niềm vinh quang bước vào; ông ấy phải đã thấy ánh sáng sáng lên trong im lặng. Ông ấy phải đã thấy những đôi mắt kia tuôn tràn với từ bi. Ông ấy phải đã cảm thấy ân huệ tới như làn gió thoảng - mát mẻ, bình thản, chân thành. Ông ấy phải đã cảm thấy tiếc cho hoàng đế nữa.
"Tâu bệ hạ, thần đánh bạo hỏi liệu bệ hạ có hiểu không?"
Hoàng đế lắc đầu một cách buồn bã.
Ông ta đã không có khả năng hiểu. Ông ta buồn. Ông ta phải đã trở nên thậm chí còn buồn hơn vì người này, Shiko. Bây giờ ông ta có thể thấy rằng cái gì đó đã thay đổi; bây giờ ông ta có thể cảm thấy rằng cơ hội nào đó đã trôi qua cửa nhà ông ta, rằng khoảng hở trọng yếu đã sẵn có cho ông ta, và ông ta đã bỏ lỡ.
Hoàng đế lắc đầu một cách buồn bã.
Nhiều người đã từng làm điều đó nhiều thế kỉ. Vị Phật tới, một Jesus tới, một Krishna, một Zarathustra - rất ít, rất hiếm hoi. Những Shiko là rất ít - những người hiểu. Butei tồn tại như quần chúng; Butei là nhiều; Butei là đa số, đám đông. Phật tới và bước vào; ông ấy đem thế giới khác vào trong thế giới này. Ông ấy đem tới cái đẹp tuyệt vời, nhưng bạn không thể thấy được, bạn không thể cảm được.
Jesus liên tục nói cho đệ tử của ông ấy: "Nếu các ông có tai, nghe đi! Nếu các ông có mắt, nhìn đi!" Chân lí đang đứng trước họ. Bản thân Thượng đế đang đứng trước họ. Thượng đế đã tới trái đất nhiều lần rồi - Ngài chăm nom điều đó! Trong nhiều hình dạng Ngài đã từng tìm kiếm bạn. Đừng bao giờ nghĩ một khoảnh khắc rằng bạn không được chăm sóc.
Không chỉ có chuyện bạn đang tìm kiếm Thượng đế - Thượng đế cũng đang tìm kiếm bạn theo nhiều, nhiều cách. Đôi khi như một Krishna với cây sáo, đôi khi như vị Phật với im lặng của ông ấy, đôi khi như một Jesus với cách tiếp cận cách mạng của ông ấy tới cuộc sống - theo cả triệu cách Thượng đế đã giơ tay ra tới bạn, dò dẫm tìm bạn. Đôi khi tay bạn thậm chí chạm tay Ngài - nhưng bạn không hiểu. Đôi khi ngay cả một tia sáng le lói, một cơn rùng mình chạy dọc xương sống bạn, nhưng bạn không hiểu. Ngược lại, bạn giải thích nó bằng cách nào đó.
Một người đàn bà tới tôi vài năm trước đây. Cô ấy ngồi ngay trước tôi, ôm lấy chân tôi, khóc. Đó là khoảnh khắc đẹp. Bằng cách nào đó, cô ấy đã có khả năng cảm thấy tôi. Nhưng thế rồi cô ấy trở nên sợ; thế rồi tôi có thể thấy - đột nhiên cô ấy bỏ chân tôi ra, cuộn mình trở lại. Tôi hỏi cô ấy, "Cái gì xảy ra vậy? Cái gì đó đi sâu trong bạn - tại sao bạn đã rút bản thân mình lại?"
Cô ấy nói, "Tôi là một giáo sư ở đại học và tôi dạy tâm lí - đây phải đã là việc tái phát, việc quay lui. Tôi phải đã quay lui lại thời thơ ấu của tôi; thầy đã phải làm việc như hình ảnh người bố. Không, điều này không là gì cả. Vâng, cái gì đó đã xảy ra, nhưng nó là việc tái phát trong thời thơ ấu. Vâng, cái gì đó đã xảy ra, nhưng nó không là gì ngoài một loại thôi miên. Mắt thầy bắt giữ tôi." Bây giờ cô ấy đã giải thích nó ra xa.
Cái gì đó đang trên đường, cái gì đó đã thực sự sắp xảy ra. Một khoảnh khắc nữa và cô ấy chắc đã là một người đàn bà khác toàn bộ, và chắc đã không có khả năng nào cho việc rơi lại của cô ấy. Cô ấy chắc đã bước qua điểm không quay lại. Nhưng ngay trước nó, cô ấy đã cuộn lại, trở nên sợ. Và, tất nhiên, cô ấy thông minh - như thông minh vẫn diễn ra vậy - người đàn bà có giáo dục tốt, có khả năng hợp lí hoá. Cô ấy lập tức tạo ra cách hợp lí hoá: "Nó có thể là một loại thôi miên, hay việc tái phát vào trong thời thơ ấu, hay thầy phải đã nhắc nhở tôi về người bố đã chết của tôi." Bây giờ cái sắp xảy ra đã bị chặt đi.
Nhiều lần Thượng đế đã đạt tới bạn, và nhiều lần bạn đã rút lại bản thân bạn. Nhiều lần Ngài đã bước đi cùng bạn và bạn đã không nhận ra Ngài. Nhiều lần Ngài đã hô lên với bạn: "Lazarus, ra đi!" và bạn không nghe. Hay bạn nghĩ: "Ngài phải gọi ai đó khác - Lazarus không phải là tên mình." Để tôi nói cho bạn: Lazarus là tên bạn đấy!
Và đừng nghĩ về câu chuyện này chỉ là câu chuyện. Đó là điều Phật đã làm, đó là điều Bồ đề đạt ma đã làm, đó là điều Lão Tử và Trang Tử đã làm: họ đã hô lên với bạn, họ đã cầm tay bạn và bắt tay bạn. Rất ít người hiểu. Trong phần lớn trường hợp mọi người trở nên giận, họ trở nên khó chịu, vì bạn đang quấy rối giấc ngủ của họ. Họ đang ngủ và có giấc mơ đẹp, giấc mơ vàng, giấc mơ dịu ngọt, và bạn đang quấy rối giấc ngủ của họ.
Đó là lí do tại sao họ phải giết Jesus, sát hại Mansoor, đầu độc Socrates - những người này là những kẻ quấy rối lớn. Họ đã quấy rối giấc ngủ của bạn.
"Tâu bệ hạ, thần đánh bạo hỏi liệu bệ hạ có hiểu không?" Shiko hỏi
Bây giờ đây là câu hỏi rất có ý nghĩa. Mọi người liên tục tin rằng họ hiểu - và chính ý tưởng này rằng họ hiểu giữ cho dốt nát của họ còn nguyên si. Bước đầu tiên cần được lấy hướng tới hiểu biết là hiểu rằng bạn không hiểu, là nhận ra và hiểu ra dốt nát của bạn, là nhận ra trong khiêm nhường sâu sắc rằng bạn đã từng dốt nát về chân lí.
Tôi đã đọc một câu chuyện nhỏ:
Bốn chú ếch ngồi trên khúc gỗ đang nổi ở rìa sông. Đột nhiên khúc gỗ bị dòng nước lôi đi và kéo ra giữa dòng. Các chú ếch vui sướng và bị cuốn hút, vì trước đây chúng chưa bao giờ được kéo đi.
Sau rốt chú ếch thứ nhất lên tiếng, và nói, "Đây quả thực là khúc gỗ kì diệu nhất. Nó di chuyển dường như sống động. Không khúc gỗ nào như vậy đã bao giờ được biết tới trước đây."
Thế rồi chú ếch thứ hai lên tiếng, và nói, "Nói cho đúng hơn, anh bạn, khúc gỗ này giống như các khúc gỗ khác thôi, và không chuyển động. Chính là dòng suối, cái đang chảy ra biển, và mang chúng ta cùng khúc gỗ đi cùng nó."
Và chú ếch thứ ba lên tiếng, và nói, "Chả phải khúc gỗ chả phải sông di chuyển. Việc di chuyển là trong suy nghĩ của chúng ta. Vì không có ý nghĩ chẳng cái gì chuyển cả."
Và ba chú ếch bắt đầu cãi lộn cái gì thực sự chuyển động. Cuộc cãi cọ trở nên nóng hơn và to hơn, nhưng chúng không thể đồng ý được.
Thế rồi chúng quay sang chú ếch thứ tư, vẫn ngồi cho tới lúc này lắng nghe chăm chú nhưng giữ bình thản, và chúng hỏi ý kiến con này.
Và chú ếch thứ tư nói, "Từng anh đều đúng và không ai trong các anh sai cả. Việc chuyển động là trong khúc gỗ và nước và suy nghĩ của chúng ta nữa, nhưng nếu các anh nhìn sâu hơn thế thì không cái gì đã chuyển động, vì không cái gì có thể chuyển động và không có chỗ nào để chuyển động."
Và ba chú ếch kia trở nên rất giận, vì chẳng con nào trong chúng sẵn lòng thừa nhận rằng ý của nó không phải là chân lí toàn thể và rằng ý của hai con kia là không hoàn toàn sai; và chúng không sẵn sàng nghĩ rằng chúng không biết và con ếch thứ tư này là con ếch ngu - nó mà biết? Điều đó chống lại bản ngã của chúng.
Thế rồi điều kì lạ xảy ra - điều này bao giờ cũng xảy ra: ba con ếch này hợp cùng nhau đẩy con ếch thứ tư ra khỏi khúc gỗ rơi xuống sông.
Rất khó thấy; khi chân lí gõ vào cửa nhà bạn, rất khó mở cửa và đón khách, và đón chào khách - vì khi chân lí gõ cửa nhà bạn, đột nhiên bạn trở nên nhận biết rằng bạn đã từng sống mãi cho tới giờ với dối trá, rằng mãi cho tới giờ bạn đã không thực, rằng tất cả những tuyên bố của bạn đều là giả và mọi giáo điều của bạn đều là giả. Khi chân lí tới đối diện với bạn, đột nhiên toàn thể cuộc sống của bạn bị vô hiệu hoá. Toàn thể quá khứ của bạn đã chỉ là bóng tối. Điều đó là quá nhiều, bản ngã không thể chấp nhận được. Tốt hơn cả là phủ nhận chân lí, tốt hơn cả là đóng cửa lại, và nói rằng chân lí chưa bao giờ gõ cửa nhà bạn. Tốt hơn cả là nói rằng chưa bao giờ có vị Phật, chưa bao giờ có một Jesus, chưa bao giờ có một Krishna. Tốt hơn cả là nói điều đó để cứu lấy mặt riêng của bạn.
Rất khó hiểu rằng bạn không hiểu. Điều đó rất mất mặt. Và nghĩ về hoàng đế: các hoàng đế đã từng nghĩ rằng họ biết mọi thứ; họ thậm chí đã từng cố gắng rằng họ là đại diện của Thượng đế trên trái đất, chính hoá thân của Thượng đế trên trái đất. Họ có quyền năng - quyền năng làm mù mắt. Rất khó thấy rằng bạn là người dốt nát khi bạn có tiền, kính trọng, quyền lực. Khi người khác nghĩ rằng bạn biết, điều đó là rất khó.
Nỗi sợ của Shiko là có liên quan.
"Tâu bệ hạ, thần đánh bạo hỏi liệu bệ hạ có hiểu không?"
Hoàng đế lắc đầu một cách buồn bã...
Nhưng hoàng đế phải đã là một người khiêm tốn - có thể mù, nhưng dầu vậy khiêm tốn; có thể đã không thấy điều đã xảy ra, điều đã được diễn ra; có thể đã không thấy điều Fu-daishi đã mang tới như món quà, nhưng ông ta không kiêu căng, không rất bản ngã. Có khả năng cho ông ta. Ông ta đã buồn rằng ông ta không thể hiểu được; ông ta không bực mình.
Nhớ lấy: giận và buồn là hai mặt của cùng một năng lượng. Đây là hai phương án. Hoặc hoàng đế có thể đã giận, hay buồn. Giận - thế thì ông ta chắc đã giết Fu-daishi; thế thì Fu-daishi chắc đã bị tống vào nhà tù, bị đầu độc, bị sát hại, bị đóng đinh. Nhưng ông ta buồn. Thế thì có hi vọng.
Buồn có cái gì đó đẹp trong nó, vì buồn có thể trở thành tính sáng tạo. Giận bao giờ cũng có tính phá huỷ. Nếu ông ta là người giận thì ông ta chắc đã nghĩ rằng Fu-daishi đã xúc phạm ông ta. Nhưng ông ta nghĩ: "Ta đã bỏ lỡ một cơ hội." Nếu bạn có thể khiêm tốn thế, thì nhiều khả năng hơn mở ra cho bạn.
Hoàng đế không ở rất xa với mục đích. Sớm hay muộn, ông ta sẽ đi vào con đường.
"Đáng thương làm sao," Shiko nói."Fu-Daishi chưa bao giờ hùng biện hơn."
Gõ lên bàn, hét mạnh thế và to thế, bước đi với duyên dáng mãnh liệt thế - đem Phật tới cung điện: vâng, Fu-daishi chưa bao giờ hùng biện hơn. Ông ấy đã nói điều có thể được nói. Ông ấy đã tạo ra tình huống trong đó có mọi khả năng là hoàng đế có thể đã thấy. Bất kì cái gì ông ấy có thể làm, ông ấy đã làm. Bạn không thể tìm ra bất kì lỗi nào với Fu-daishi. Nhiều hơn nữa không thể được làm. Thực ra, ông ấy đã đi ra khỏi cách thức làm nó.
Ngay chỗ đầu tiên, rất khó cho một người như Fu-daishi tới cung điện. Các hoàng đế phải đi - nhưng ông ấy phải đã từ vi vô cùng: ông ấy tới cung điện. Đệ tử phải đi tới thầy; nhưng đôi khi chuyện xảy ra là thầy phải đi tới đệ tử - từ từ bi và tình yêu vô cùng. Thế thì, thầy tới với ngọn lửa đầy đủ của mình, thầy tới trần trụi. Thầy chưa bao giờ bốc lửa thế, thầy chưa bao giờ để lộ bản thể của thầy một cách toàn bộ như thế như vào hôm đó.
Và thế rồi... có câu chuyện: Một lần Phật tới và ngồi một cách im lặng. Có những câu chuyện khác về các Thiền sư khác: Họ tới. Họ đứng trên bục, nhìn quanh, rời khỏi bục, không nói một lời. Nhưng Fu-daishi là người duy nhất gõ lên bàn, hét to, cố làm lay chuyển hoàng đế ra khỏi trạng thái ngẩn ngơ của ông ta. Vâng, Shiko là đúng: "Fu-daishi chưa bao giờ hùng biện hơn."
Trong khoảnh khắc đó việc biến hình là có thể.
Chao-pien nói:
Sét đánh bất thần...
Cửa tâm trí bung ra,
Và trông kìa! Ông già ngồi đó
Trong mọi tính chất phác của mình.
Fu-daishi đã tạo ra cú sét đánh bất thần. Nếu hoàng đế mà thực sự sẵn sàng nhận từ bi mênh mông này, ân huệ này, món quà này, thế thì cánh cửa tâm trí phải đã mở ra, bùng mở... Và trông kìa! Ông già ngồi đó.
Bạn đã là cái bạn đang đi tìm. Cái mà bạn đang tìm đã ngồi bên trong bạn rồi, nó đã đi vào bạn rồi. Nó đã ở đó trước khi bạn đã từng có: Và trông kìa! Ông già ngồi đó trong mọi tính chất phác của mình.
Nhưng hoàng đế đã bỏ lỡ.
Tôi đang hô lên với bạn mọi ngày, mọi sáng. Tất nhiên, tôi không gõ lên bàn - tôi đang gõ lên đầu bạn! vì trạng thái ngẩn ngơ của bạn là lớn hơn và to hơn. Đánh lên bàn sẽ không có tác dụng. Đánh lên bàn, có mọi khả năng bạn sẽ trở nên giận tôi - bạn thậm chí sẽ không buồn. Cho nên, theo cách khác, tôi liên tục nện búa vào đầu bạn.
Nhưng nhớ lấy: bất kì cái gì tôi đang nói đều không là điều tôi muốn nói với bạn. Bất kì cái gì tôi đang nói đều không có liên quan tới chân lí, vì chân lí không thể được nói. Bất kì cái gì tôi đang nói đều không là gì ngoài việc nện búa. Nếu bạn trở nên thức tỉnh, bạn sẽ thấy chân lí. Đây chỉ là để tạo ra cơ hội. Tôi đang lay bạn thật mạnh - và nếu bạn cho phép, nếu bạn không chống lại, nếu bạn hợp tác với tôi, nếu bạn sẵn sàng đi cùng tôi, nếu bạn có thể tin cậy, thế thì lời của tôi có thể trở thành sét đánh bất thần.
Cuộc sống đang tuột dần đi theo... từng khoảnh khắc... bạn đang bỏ lỡ nó. Thế là đủ rồi! Bạn đã bỏ lỡ lâu dài; bây giờ bỏ lỡ nó đã trở thành thói quen - bạn sẽ phải phá vỡ thói quen này. Cách duy nhất để được ích lợi từ tôi, cách duy nhất để được phúc lành từ tôi và bởi sự hiện diện của tôi, là thu lấy dũng cảm. Đi ra khỏi nấm mồ của bạn đi! Chỉ ngoại vi của bạn là chết - bạn không bao giờ có thể chết. Đó là nghĩa của câu chuyện về Lazarus: chỉ ngoại vi có thể chết; bạn không bao giờ có thể chết. Sâu bên dưới, cuộc sống là vĩnh hằng. Bùng phát ra đi! Xô ra đi!
Đây là toàn thể nỗ lực của mọi thầy: tạo ra sét đánh bất thần để cho những người đang ngủ say có thể được thức tỉnh.
Sét đánh bất thần...
Cửa tâm trí bung ra,
Và trông kìa! Ông già ngồi đó
Trong mọi tính chất phác của mình.
Ông già đó là điều Thiền nhân ngụ ý bởi Thượng đế. Thuật ngữ của họ là hay: ông già. Nó là chính bản tính của bạn - bản tính vĩnh hằng, cổ đại nhất. Đó là ông già. Bỏ tâm trí đi! Dừng suy nghĩ lại! Trở nên tỉnh táo hơn! Nhìn cây và nghe chim, không có màn ảnh các ý nghĩ cản trở cách thức. Gặp gỡ trực tiếp đi! Chân lí là tức khắc, rạng ngời, ở đây bây giờ. Không phải là chân lí phải được khám phá ra - chỉ bạn phải trở nên nhận biết. Chân lí đã có đó rồi.
Để tôi lay bạn, cho phép tôi lay bạn ra khỏi giấc ngủ của bạn. Đừng liên tục nghĩ rằng bạn hiểu. Bạn không hiểu. Tri thức của bạn là cách bỏ qua chân lí. Bỏ dốt nát này đi - và dốt nát không thể bị bỏ đi bởi việc tích luỹ tri thức thêm. Dốt nát có thể bị bỏ đi chỉ bằng việc bỏ tri thức mà bạn đã tích luỹ.
Tri thức là rào chắn với việc biết. Khi tri thức bị bỏ đi, việc biết nở hoa.

0 Đánh giá

Ads Belove Post