Chương 3. Hoà thượng!

Chương 3. Hoà thượng!

Price:

Read more

Thiền - Sét Kim cương - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 3. Hòa thượng


Osho kính yêu,
Hương Nghiêm được một sư hỏi, "Đạo là gì?"
Ông ấy trả lời, "Rồng hát trong cây héo."
Sư nói, "Tôi không biết thầy đang nói về cái gì."
Hương Nghiêm nói, "Con ngươi trong mắt trong sọ."
Sau đó, sư khác hỏi Thạch Sương, "’Rồng hát trong cây héo” này là gì?"
Thạch Sương nói, "Nó là được trao cho niềm vui."
Thế rồi sư hỏi, "’Con ngươi trong sọ’ này là gì'?"
Thạch Sương nói, "Nó là vỏ ngoài của trí huệ."
Lần nữa, một sư hỏi Tào Sơn rồng hát trong cây héo nghĩa là gì, và ông ấy trả lời, "Rung động không dừng."
Với câu hỏi về con ngươi trong sọ có ý nghĩa gì, ông ấy trả lời, "Không hoàn toàn khô."
Sư này hỏi, "Có người nào có thể nghe thấy rồng hát không?"
Tào Sơn đáp, "Trong tất cả thế giới rộng lớn, không có một người nào mà không nghe thấy nó."
Sư hỏi chúng là lời của ai.
Tào Sơn nói, "Ta không biết, nhưng bất kì ai nghe thấy chúng sẽ mất mạng."
Tào Sơn làm bài tụng:
Rồng trong cây héo
thực sự thấy đạo.
Mắt trong sọ trên tất cả
trở thành rõ ràng.
Tri thức đạt tới giới hạn của nó,
và không có gì để nói.
Ai có thể phân biệt cái thuần khiết
giữa những cái không thuần khiết?
Một hôm một sư tới, và không biết mình đang nói với thầy, đã hỏi Mục Châu đường đi tới phòng thầy.
Mục Châu cởi dép và cầm nó đánh vào đầu sư này - và sư này bỏ chạy.
Thế rồi Mục Châu gọi ông ta, "Hoà thượng!" và sư này ngoái đầu lại.
"Đó là đường đi tới nó," Mục Châu nói, vừa trỏ bằng ngón tay.
Maneesha, trước khi tôi đi vào trong những điều huyền bí của Thiền, tôi đã nhận được lời đe doạ từ con dê già đó, ông Shankaracharya của Puri. Thay vì trả lời câu hỏi của tôi về cách thiêu đàn bà sống có thể làm ra mây che phủ Hyderabad, ông ấy đã yêu cầu chính phủ bắt tôi, vì tôi đang mang AIDS tới Ấn Độ. Ông ấy là thiên tài của ngu xuẩn thế.
Đây là khu khuôn viên duy nhất trên toàn thế giới mà mọi người phải tạo ra được chứng nhận rằng người đó đã không bị AIDS. Làm sao tôi có thể mang AIDS tới Ấn Độ được? Điều vô nghĩa như thế đáng phải không được dung thứ, và tôi đã bảo ông ấy rằng nếu ông ấy muốn tranh cãi với tôi, ông ấy sẽ phải mang chứng nhận AIDS âm tính đi cùng, bằng không ông ấy không thể vào khuôn viên được.
Ông ấy từ chối đem chứng nhận. Tại sao ông ấy sợ? Nỗi sợ chỉ ra nhiều điều. Thực ra AIDS đã được mang vào trong thế giới này bởi các sư của mọi tôn giáo, những người thuyết giảng vô dục. Vô dục tự động dẫn người ta vào suy đồi. Nếu ông ấy thực sự quan tâm ông ấy đáng phải có chứng nhận, không chỉ cho bản thân ông ấy, mà cho mọi tu sĩ trong đền lớn của ông ấy ở Puri. Và phần lớn họ sẽ bị thấy là đồng dục, vì vô dục là sự áp đặt phi tự nhiên mà nó nhất định biến sinh lực của bạn thành một loại suy đồi nào đó.
Mới hôm nay một tu sĩ ở Poona đã bị phát hiện là bị AIDS. Nhưng cũng như mọi tu sĩ đều tinh ranh, ông ta đã đưa vào mẫu máu của ông ta dưới một cái tên của người nào đó khác, với địa chỉ của người nào đó khác. Nhưng Viện sinh học quốc gia đã có khả năng nhận ra một người và đó là một tu sĩ. Bốn mươi sáu người khác cũng bị AIDS, và điều đó không phải là giới hạn cuối cùng, nhưng tất cả bốn mươi sáu người này đều đưa tên và địa chỉ sai và Viện đâm lúng túng chả biết tìm họ ở đâu.
Tôi không lo nghĩ chút nào về việc bị bắt. Với điều kiện là mọi tu sĩ và sư của Ấn Độ đều được thử và có thể chứng minh rằng họ không bị AIDS, tôi sẵn lòng vẫn còn ở trong tù cả đời tôi. Tôi nói điều đó với chắc chắn tuyệt đối, vì tôi biết tâm lí của người đồng dục. AIDS là kết quả cuối cùng của hàng nghìn năm vô dục bị áp đặt lên mọi người nhân danh tôn giáo. Ở Ấn Độ sẽ có nhiều người bị AIDS hơn bất kì nước nào khác, trong các tu sĩ, sư và khất sĩ Jaina.
Nếu chính phủ có đủ dũng cảm, tôi sẽ mạo hiểm phần đời còn lại của tôi trong tù, nhưng tất cả những người này phải được kiểm tra. Đây là khuôn viên duy nhất, không chỉ ở Ấn Độ, mà trên toàn thế giới, nơi bạn không thể vào nếu không có chứng nhận chứng minh rằng bạn có AIDS âm tính. Cho nên bằng cách nào mà kẻ ngốc già này nói rằng tôi đã mang AIDS vào Ấn Độ?
Ông ấy cũng liên tục khăng khăng rằng các tiện dân không cần đi vào đền vì họ là những người được yêu duy nhất của Thượng đế. Nếu người được yêu không thể vào được trong đền, hoặc Thượng đế sai, hoặc tình yêu của ngài là dối trá, là chiến lược. Ít nhất ông Shankaracharya người nói điều đó, người mà bản thân ông ấy là người đứng đầu của một trong những ngôi đền cổ kính nhất và lớn nhất, với hàng trăm tu sĩ ở đó, đang phải đưa những người harijans, tiện dân, vào trong đền của ông ấy trước hết.
Nếu ông ấy là con người của lời nói, thế thì ông ấy phải không tinh ranh thế khi nói rằng tiện dân không cần vào trong đền vì Thượng đế sẽ gặp họ bên ngoài đền. Đó là một chiến lược kì lạ. Những người yêu gặp gỡ trong sự thân thiết bên trong, đó là nhượng bộ đặc biệt. Nhưng ông ấy liên tục nhấn mạnh rằng người harijans không nên vào bên trong đền và ông ấy liên tục cho lí do tuyệt đối ngớ ngẩn, rằng đó là vì họ là những người được yêu của Thượng đế.
Bất kì người nào ngay cả với thông minh nhỏ cũng có thể thấy mâu thuẫn này. Nếu họ là người của Thượng đế, họ đáng phải là người đầu tiên được phép và được đón chào trong đền chứ. Và nếu một mình họ là người của Thượng đế, thế thì họ, chứ không phải các brahmins, đáng phải là tu sĩ và Shankaracharyas - vì ông Shankaracharya này không nói rằng người brahmins là người được chọn của Thượng đế, người được yêu của Thượng đế.
Ông già này hoặc là thần kinh hay có lẽ tâm thần. Họ nói rằng người tâm thần là người tin rằng hai cộng với hai là năm còn người thần kinh là người biết rằng hai cộng với hai là bốn, nhưng lo nghĩ rất nhiều về điều đó - "Tại sao chúng là bốn?"
Cho nên ông ấy hoặc là thần kinh hoặc là tâm thần - ông ấy có thể chọn bất kì cái gì cho ông ấy - nhưng ông ấy chắc chắn cần trị liệu tâm thần. Tôi không yêu cầu chính phủ bắt ông ấy, tôi muốn chính phủ cho ông ấy vào bệnh viện.
Ông ấy là một tay buồn cười thế, chúng tôi sẽ thích đón chào ông ấy ở đây và tận hưởng cả đêm, đó chắc là thời gian liên hoan.
Tôi gặp ông ấy mỗi một lần, hai năm trước ở Patna, tại một cuộc hội nghị Hindu thế giới. Chúng tôi cả hai ngồi cạnh bục. Nhìn ông ấy tôi nghĩ rằng có lẽ Charles Darwin là đúng. Và ông này đã chứng minh điều đó! Khi tôi bắt đầu nói, tôi đứng ngay góc bục, và ông ấy trở nên phát rồ, giận tới mức ông ấy cố giằng lấy chiếc mic khỏi tay tôi và ngã khỏi bục. Ông ấy ngã xuống khoảng sáu mươi phân từ bục và vẫn còn sống sót.
Ông ấy là chủ tịch cuộc hội nghị và ông ấy muốn tôi không nói chút nào. Tôi phải nói cho một trăm nghìn người đã tụ tập lại cho cuộc hội nghị rằng nếu họ muốn tôi nói, họ phải giơ tay lên, để cho ông Shankaracharya có thể thấy liệu mọi người muốn nghe tôi hay không. Khi ông ấy thấy một trăm nghìn cánh tay giơ lên ủng hộ tôi, tôi nói với ông ấy, "Điều này xoá bỏ ông như chủ tịch. Tôi không bận tâm về ông bây giờ. Những người ở đây muốn nghe tôi, và ông có thể đi và nhảy vào bất kì giếng nào mà ông muốn."
Kể từ đó ông ấy đã giận - hai mươi năm! Nếu ông ấy tới đây, đó sẽ là khoảnh khắc thích thú cho tất cả các bạn. Nhưng ông ấy phải tới với chứng nhận AIDS âm tính. Và điều đó ông ấy không thể mang được, vì nó sẽ ở thấp hơn nhân phẩm của ông ấy cho dù yêu cầu máu của ông ấy phải được kiểm tra, ông ấy là kẻ bản ngã thế. Nhưng những kẻ bản ngã này đã từng chi phối nhân loại trong nhiều thế kỉ, và họ vẫn liên tục chi phối.
Thay vì bắt ông ấy, chính phủ đã bắt hai trăm người harijans những người đã cố đi vào đền Nath Dwara. Hành động của chính phủ là tuyệt đối phi pháp. Hiến pháp cho quyền bình đẳng cho mọi người như quyền tập ấm. Nếu chính phủ muốn hợp hiến và hợp pháp, thế thì những người đã ngăn cản việc vào của người harijans, như ông Shankaracharya và các tu sĩ của Nath Dwara, họ phải bị bắt. Nhưng mỉa mai sao! Hai trăm người nghèo kia đã bị bắt để bảo vệ những quyền lợi được đầu tư của xã hội Hindu giầu có hơn, cao hơn.
Tôi đơn giản kinh ngạc rằng người harijans liên tục là phần còn lại của xã hội Hindu. Trong mười nghìn năm ít nhất họ đã từng bị bóc lột; họ là phần bị bóc lột và áp bức nhất của nhân loại. Họ đáng phải thoát ra khỏi Hindu giáo, không có nhu cầu về bất kì ‘giáo’ nào. Họ không phải là người Hindus. Điều mất nhân phẩm tới mức kinh sách Hindu phủ nhận họ quyền ngay cả đọc kinh sách; kinh sách Hindu cấm họ tôn thờ trong đền; họ thậm chí bị cấm chạm vào người Hindus. Thậm chí cả cái bóng của họ cũng phải không được chạm vào bất kì người Hindu nào; bằng không người Hindu này phải đi tắm để lau sạch bản thân mình.
Và dầu vậy những người nghèo này liên tục là một phần của xã hội Hindu. Dường như đó là mưu đồ nào đó giữa các tu sĩ Hindu và chính phủ, rằng tu sĩ ở ngoài việc bảo vệ đền của họ còn người harijans, những người đang cố... họ có thể đã làm hại cái gì? Chỉ việc tôn thờ trong đền... và nếu đền Hindu không cho phép một phần nào đó của xã hội, thế thì chắc chắn phần đó phải tự nó tách ra khỏi sự bẽ mặt đó.
Người Hindus sẽ nhận ra tình huống này chỉ khi người harijans tách ra, vì họ là một phần tư của xã hội Hindu và họ phục vụ cho các chủ định xấu nhất. Một khi họ bỏ nhóm Hindu, thế thì người Hindus sẽ hiểu ai sẽ lau dọn nhà vệ sinh của họ, ai sẽ giết và sát hại và làm thịt con vật, và ai sẽ làm giầy và ai sẽ dọn phố. Mọi cái là xấu đã bị áp đặt lên người harijans.
Thực ra điều này cho họ quyền lực lớn. Không ai đã bao giờ bảo họ rằng công việc họ đang làm là tới mức nếu họ dừng lại cho dù bẩy ngày, toàn thể Ấn Độ sẽ bốc mùi. Và thế thì để người brahmins đi dọn nhà vệ sinh và để các Shankaracharyas đi dọn phố - chỉ bẩy ngày sẽ là đủ cho người Hindus học bài học này. Người Hindus sẽ đi tới người harijans và đề nghị họ, "Xin mời vào đền của chúng tôi; không có các ông đền của chúng tôi không phải là đền. Làm thuần khiết đền của chúng tôi bằng việc đi vào chúng đi, bằng không toàn thể xã hội sẽ ở trong tình huống khó khăn thế."
Người brahmins không thể làm những việc như vậy, mà các đằng cấp Hindu cao khác cũng không thể làm được. Duy nhất một người, Phật Gautam, đã thực sự phủ nhận hệ thống đẳng cấp. Và bởi vì phủ nhận hệ thống đẳng cấp, Phật giáo phải biến mất khỏi Ấn Độ.
Người khác phủ nhận hệ thống đẳng cấp là Mahavira, nhưng ông ấy có tính ngoại giao hơn Phật Gautam. Ông ấy đã phủ nhận hệ thống đẳng cấp nhưng vẫn tiếp tục dùng người harijans với cùng chủ định như người Hindus khác. Đó là lí do tại sao Jaina giáo trở thành tôn giáo nhỏ, bị giới hạn chỉ vào giai cấp thương nhân. Họ không thể là người brahmins được; người brahmins sẽ không cho phép họ. Họ không thể là chiến binh được, đẳng cấp cao thứ hai, và họ không muốn là người harijans, đẳng cấp thứ tư, cho nên duy nhất đẳng cấp thứ ba, thương nhân, là có thể. Jaina giáo đã thoả hiệp, và bởi vì điều này tôi gọi Jaina giáo là tôn giáo của kẻ hèn; họ không thể tồn tại theo cách riêng của họ, họ phải phụ thuộc vào người Hindus. Phật là tuyệt đối không thoả hiệp. Khi mà ông ấy còn sống mọi người tụ tập quanh ông ấy, uy tín cá nhân của ông ấy... nhưng khoảnh khắc ông ấy mất đi, mọi người đã bị tàn sát, sát hại, thiêu chết, hay bị đưa trở thành sudras. Phần lớn các sudras, tiện dân, đều bắt nguồn nguyên thuỷ từ những người theo Phật.
Trong Hindu giáo không có khả năng nào đi vào trong bất kì đẳng cấp nào khác. Nếu bạn muốn đi vào Hindu giáo, bạn phải trở thành một tiện dân sudra. Đẳng cấp thứ tư là sẵn có duy nhất, các đẳng cấp cao hơn bị đóng cho bất kì chuyển đổi nào. Tôi ghét nói rằng Jaina giáo đã chứng tỏ là tôn giáo của kẻ hèn, nhưng nếu bạn chắc chắn khác với người Hindus và bạn không tin vào hệ thống đẳng cấp, thế thì bạn phải không dùng nó. Bạn phải tìm ra người làm giầy riêng của bạn; trong bản thân bạn bạn phải tìm ra người dọn nhà vệ sinh. Không có điều này, bạn không thành vấn đề; bạn là cái bóng phụ thuộc của Hindu giáo, cách mạng của bạn không đủ lớn. Chỉ trong kinh sách mà bạn phủ nhận hệ thống đẳng cấp, nhưng trong cuộc đời bạn tin nó đích xác như người Hindus.
Vì Phật đã không thoả hiệp... đó là một trong những lí do cho việc kính trọng của tôi với người này. Nhân loại là một, và bất kì ai muốn tạo ra phân chia về cao siêu và thấp kém đều phải bị đưa vào nhà thương tâm thần. Người đó cần choáng điện tốt để đem người đó về ý thức để cho người đó có thể thấy rằng hai cộng với hai thực sự là bốn.
Những lời kinh này theo một cách nào đó có kết nối với điều tôi vừa nói bây giờ vì những người đi theo Phật không thể tồn tại được ở Ấn Độ, họ không được phép tồn tại. Họ hoặc bị thiêu hoặc bị buộc phải là tiện dân sudras hoặc bị tống ra khỏi đất nước. Nhưng theo một cách nào đó nó đã chứng tỏ là phúc lành trá hình. Phật giáo lan toả khắp châu Á, vào Trung Quốc, Mông Cổ, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, và Sri Lanka - toàn thể châu Á trở thành Phật tử vì những người tị nạn, người đã rời bỏ Ấn Độ vì sợ, đã lan toả thông điệp của Phật. Nhưng điều kì lạ, sự kiện không thể tin được, rằng từ Ấn Độ, nơi liên tục tuyên bố bản thân nó là nơi sinh của Phật Gautam, Phật giáo đã biến mất hoàn toàn.
Những giai thoại này thuộc vào những chiều cao mà Phật giáo đã đạt tới, cùng với Đạo giáo, ở Trung Quốc. Phật Gautam và Lão Tử đã là người đương đại, và cả hai đều có cùng sáng suốt và sáng tỏ. Họ cả hai đều thuộc vào ý thức vũ trụ của nhân loại. Cho nên khi sư Phật giáo đi tới Trung Quốc, họ được đón chào. Không có xung đột giữa Đạo giáo và Phật giáo. Đây là sự kiện kì lạ của lịch sử, nó đã không bao giờ xảy ra ở bất kì chỗ nào khác. Người Ki tô giáo đã từng tranh đấu với người Mô ha mét giáo, người Mô ha mét giáo đã từng tranh đấu với người Hindus, người Ki tô giáo đã từng tranh đấu với người Do Thái - mọi nơi, mọi cái gọi là tôn giáo đã từng xung đột. Và nó không chỉ là xung đột miệng: họ đã từng giết lẫn nhau cả triệu người.
Sự gặp gỡ của Phật giáo và Đạo giáo là ngoại lệ, duy nhất. Đạo nhân đón nhận những Phật tử tị nạn bằng tình yêu lớn lao. Và dần dần một hiện tượng mới, một sản phẩm phụ của sự gặp gỡ giữa Phật giáo và Đạo giáo cho việc sinh thành: đây là Thiền. Những giai thoại này có phẩm chất của cả Phật Gautam và Lão Tử. Hai trong những người vĩ đại nhất đã từng sống trên trái đất này, gặp gỡ của họ đã tạo ra tính tôn giáo có ý nghĩa nhất và hương thơm nhất. Nhưng điều đó hơi khó hiểu vì Phật nói theo ngôn ngữ khác toàn bộ, và Lão Tử nói theo ngôn ngữ khác toàn bộ. Và tại cuộc gặp gỡ của hai người này nó trở nên thậm chí còn phức tạp hơn. Nhưng chính niềm vui là đi vào trong cái phức tạp này và tìm ra kim cương ẩn đằng sau những lời này.
Hương Nghiêm được một sư hỏi, "Đạo là gì?"
Ông ấy trả lời, "Rồng hát trong cây héo."
Tôi phải giải thích cho bạn - rồng là con vật huyền thoại, nó không tồn tại. Nhưng Hương Nghiêm đang nói rằng đạo là "Rồng hát trong cây héo." Cây đã héo và rồng không tồn tại - nếu bạn có thể hiểu điều này, bạn đã tìm ra đạo. Cũng giống như rồng, biến mất như bản ngã; và giống như cây héo, vứt mọi ý nghĩ của bạn, như lá đã rụng khỏi cây. Và bạn sẽ tìm thấy tâm bạn, đang hát bài ca. Và bạn sẽ tìm thấy đạo đạt tới chính tâm của sự tồn tại.
Không có Thượng đế trong Phật giáo hay Đạo giáo. Mọi tôn giáo tin vào Thượng đế đều ấu trĩ. Toàn thể vũ trụ là thiêng liêng, vấn đề chỉ là về việc thức tỉnh tới tính thiêng liêng của bạn. Đạo không dẫn bạn đi tới chỗ nào đó khác, đạo đơn giản dẫn bạn đi vào trong tâm riêng của bạn. Bản ngã là hư cấu như rồng, và tâm trí bạn, ý nghĩ của bạn, phải trở thành cây héo. Chỉ thế thì bạn mới có thể tìm thấy nước cam lồ cuộc đời của bạn ẩn bên trong bạn. Đó là chân lí của bạn, và tìm thấy nó, bạn bắt đầu ca hát và nhảy múa với niềm vui vì bạn đã tìm thấy cái vĩnh hằng.
Sư nói, "Tôi không biết thầy đang nói về cái gì." Hiển nhiên, sư này đang cố hiểu lời; ông ấy không có khả năng thấy rằng Hương Nghiêm đã không trả lời câu hỏi của ông ấy mà chỉ chỉ dẫn một cách biểu tượng hướng tới nó. Rồng không tồn tại và cây cũng không sống.
Hương Nghiêm nói, "Nếu ông không thể hiểu được điều này, chúng ta thử nó theo cách khác: "Con ngươi trong mắt trong sọ." Bây giờ, sọ không có con ngươi. Nhưng chỉ là bộ xương, hoàn toàn im lặng, mắt nhắm. Cứ dường như bạn chết rồi và bạn đã tìm ra đạo - chỉ việc trào dâng bên trong bạn, nhận biết vô cùng, chính sự tồn tại này. Nó hát trong con chim cúc cu, nó nở hoa trong hoa hồng, nó đã nở hoa trong bạn như con người; nó có thể nở hoa trong bạn như chư phật.
Do đó tôi nói chuyện với bạn như chư phật của tôi. Có lẽ vài người trong các bạn có thể nhận ra như tia chớp, nhưng vài người trong các bạn có thể có giấc ngủ thêm chút ít.
Nhưng ngày mai chúng ta sẽ thử lại. Nếu bạn đã tới đây, bạn bị mắc vào trong lưới. Chừng nào bạn chưa trở thành phật, bạn không rời khỏi chỗ này. Không may, những chỗ như vậy đã gần như biến mất khỏi thế giới.
Sau đó, sư khác hỏi Thạch Sương, "’Rồng hát trong cây héo” này là gì?"
Thạch Sương nói, "Nó là được trao cho niềm vui."
Thế rồi sư hỏi, "’Con ngươi trong sọ’ này là gì'?"
Thạch Sương nói, "Nó là vỏ ngoài của trí huệ."
Những đối thoại này có vẻ rất ngớ ngẩn, nhưng chúng không vậy đâu. Chúng có logic khác toàn bộ. Nó không phải là logic kiểu Aristotel, điều phân chia mọi thứ, điều tạo ra biện chứng, điều được đưa lên cao trào trong công trình của Karl Marx như chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Phật Gautam, Lão Tử, và những thầy lớn của Phật giáo và Đạo giáo không tin vào biện chứng, họ tin vào tính một. Không có hai, không có gì khác hơn một. Cái một đó đã tự diễn đạt bản thân nó trong cả triệu hình tướng, nhưng thực tại bên trong nhất là một.
Thạch Sương đang nói, "Nó là vỏ ngoài của trí huệ."
Lần nữa, một sư hỏi Tào Sơn rồng hát trong cây héo nghĩa là gì, và ông ấy trả lời, "Rung động không dừng."
Một câu trả lời lớn lao: Rung động không dừng. Cho dù một người chết, người đó sẽ vẫn rung động ở đâu đó khác. Rung động không dừng. Ở đây, người đó có thể không thở, nhưng người đó có thể thở ở đâu đó khác, trong thân thể khác nào đó, trong hình tướng khác nào đó. Sự sống là vĩnh hằng, nó tuyệt đối không quen biết chết. Từ đầu cuối tới đầu cuối nó rung động trong các hình tướng khác nhau, tạo ra những bài ca khác nhau.
Đây là bản chất của mọi người thức tỉnh.
Rung động không dừng.
Với câu hỏi về con ngươi trong sọ có ý nghĩa gì, ông ấy trả lời, "Không hoàn toàn khô."
Ông ấy đang nói rằng thầy là rất khôi hài. Thầy đã trả lời câu hỏi ngu xuẩn của bạn, thế là đủ rồi. Điều đó chỉ ra từ bi của thầy. Thầy không hoàn toàn héo khô, bằng không thầy chắc đã đơn giản từ chối trả lời.
Mọi câu hỏi đều ngu xuẩn. Nếu chúng được trả lời, chúng đã được trả lời bởi vì yêu và từ bi. Nhưng bởi vì chân lí không thể được đặt vào lời, người ta phải đi vòng. Mọi câu trả lời này đơn giản nói, "Xin bạn, đừng hỏi câu hỏi này trong lời. Mang việc truy tìm của bạn, mang im lặng của bạn và không nói một lời bạn sẽ nghe thấy nó, bởi vì nó ở bên trong bạn như nó ở bên trong tôi." Thầy không cho đệ tử bất kì cái gì. Ngược lại, thầy lấy đi mọi thứ từ đệ tử và bỏ lại người đó một mình toàn bộ, trong thuần khiết tuyệt đối, lấy đi mọi ý tưởng giả, nhân cách, bản ngã, ý thức hệ, thượng đế học. Thầy lấy đi mọi loại vô nghĩa, nhưng thầy cho hư không. Cái bạn tìm thấy bao giờ cũng là của bạn. Vì cái giả, bạn không thể thấy được nó. Một khi cái giả được hiểu là giả, chân lí tự khẳng định bản thân nó trong sự thuần khiết và vĩ đại tuyệt đối của nó.
Sư này hỏi, "Có người nào có thể nghe thấy rồng hát không?"
Anh chàng đáng thương này vẫn níu bám lấy biểu dụ.
Tào Sơn đáp, "Trong tất cả thế giới rộng lớn, không có một người nào mà không nghe thấy nó."
Người ta chỉ phải im lặng. Trong im lặng hoàn toàn, không có gì ngoài bài ca, bài ca không có âm thanh và điệu vũ không có chuyển động.
Sư hỏi chúng là lời của ai.
Tào Sơn nói, "Ta không biết, nhưng bất kì ai nghe thấy chúng sẽ mất mạng."
Chừng nào bạn chưa đánh mất cuộc sống của bạn, bạn không thể có hương vị của cuộc sống vũ trụ. Chừng nào bạn chưa bỏ mọi phòng thủ giữa bạn và sự tồn tại, bạn sẽ vẫn còn là giọt sương, bạn không thể biết là đại dương là gì. Bạn vẫn còn là giọt sương trên lá sen; nhưng chỉ lấy cú nhảy, và bên dưới lá sen là đại dương. Một khi bạn ở trong đại dương, chắc chắn bạn sẽ không là bản thân bạn, bạn sẽ trở thành toàn thể đại dương.
Tào Sơn làm bài tụng:
Rồng trong cây héo
thực sự thấy đạo.
Mắt trong sọ trên tất cả
trở thành rõ ràng.
Tri thức đạt tới giới hạn của nó,
và không có gì để nói.
Ai có thể phân biệt cái thuần khiết
giữa những cái không thuần khiết?
Với con người của nhận ra, không có gì thuần khiết và không có gì không thuần khiết; chỉ có cái thực và cái bóng của cái thực theo đó người đó đã từng níu bám mãi cho tới giờ.
Một hôm một sư tới, và không biết mình đang nói với thầy, đã hỏi Mục Châu đường đi tới phòng thầy.
Mục Châu cởi dép và cầm nó đánh vào đầu sư - sư bỏ chạy.
Thế rồi Mục Châu gọi ông ta, "Hoà thượng!" và sư ngoái đầu lại.
"Đó là đường đi tới nó," Mục Châu nói, vừa trỏ bằng ngón tay.
Điều gì đã xảy ra trong sự vụ này? Chừng nào bạn chưa làm mất đầu bạn, bạn không thể tìm thấy tâm bạn. Đánh đầu sư này bằng dép đơn giản là cách nói, "Dừng suy nghĩ lại." Ngoại trừ ý nghĩ, không cái gì là rào chắn với chân lí. Nhưng sư này trở nên sợ, "Điều này dường như là người điên. Mình đang hỏi đường đi tới phòng thầy và ông ấy đánh mình. Tốt hơn cả là chạy khỏi chỗ này. Ông ấy có thể làm cái gì đó thậm chí còn xấu hơn." Thế là ông ta chạy đi.
Mục Châu gọi ông ta lại, "Hoà thượng!"
‘Hoà thượng - Osho' là từ rất kính trọng. Nó là cách gọi ai đó gần như thiêng liêng. Nó là bản chất kính trọng tới mức chỉ đệ tử mới có thể gọi thầy là ‘Osho'.
Mục Châu gọi với theo ông ấy, "Hoà thượng!" chỉ ra: "Đừng sợ và đừng chạy trốn. Điều đó ngược lại chân giá trị của ông. Ông với ta cũng đáng kính trọng như bản thân Phật." Và với việc nói,"Hoà thượng!" ông ấy nói, vừa trỏ tới phòng riêng của mình, "Đó là đường đi tới nó."
Loại chỉ dẫn này là không thể được trong thế giới này ngày nay chừng nào bạn chưa đủ khiêm tốn. Nếu thầy đánh bằng dép lên đầu bạn, bạn sẽ bắt đầu đánh lại thầy. Bạn sẽ nghĩ rằng ông ấy là người không đáng kính trọng. Ông ấy sẽ dường như là điên khùng - bạn đơn giản hỏi đường và ông ấy đánh bạn.
Nhưng có thời một thế giới khác đã tồn tại. Mục Châu đã làm cả hai điều: đầu tiên ông ấy cầm dép đánh vào đầu sư này, và thế rồi ông ấy gọi ông này, "Hoà thượng!" - Ông cũng là thầy; ông đang tìm ai? Nếu ông đang tìm thầy, đây là con đường. Bỏ cái đầu của ông ra ngoài đi; Khiêm tốn, hồn nhiên vào. Trong im lặng, không ý nghĩ, ông có thể tìm thấy thầy.
Nhất Hưu đã viết:
Không lấy nó vào tâm;
con đường thực
là một, bản thân nó như nó vậy;
không có hai, hay ba.
Chỉ một.
Bài thơ của Zengetsu:
Tâm trí, tâm trí, tâm trí - trên con đường.
Ở đây trên núi của tôi, tóc xám xoã,
tôi nuôi dưỡng chồi tre, chải cẩn thận
bằng nhánh thông.
Thắp hương, tôi mở sách:
sương mù trên đá lát đường.
rèm cuốn, tôi suy ngẫm,
trăng trong ao.
Về bạn cũ của tôi,
bao nhiêu người biết con đường?
Thiền đã đóng góp cái đẹp vô cùng cho lời. Trăng trong ao. Về bạn cũ của tôi, bao nhiêu người biết con đường? Đường đơn giản ở trên tâm trí; bạn chỉ gạt tâm trí sang bên.
Ở đây, chúng ta đang làm điều đó mọi ngày - bạn gạt tâm trí sang bên và cánh cửa mở ra. Và đột nhiên bạn ở trong không gian bên trong nhất mà là kho báu của bạn.
Maneesha đã hỏi:
Osho kính yêu,
Chẳng phải mọi người đều trên đường sao - bạn cũ và mới - dù chúng ta biết điều đó hay không?
Maneesha, không có cách nào. Mọi người đều hoặc là phật thức hoặc là phật ngủ. Giữa ngủ và thức, không có đường. Mỗi ngày vào buổi sáng khi bạn thức dậy, bạn có bao giờ nghĩ ngủ kết thúc ở đâu và thức bắt đầu ở đâu không? Thậm chí không có một khoảng cách nhỏ giữa ngủ và thức. Điều là đúng trong thế giới bình thường cũng là đúng trong kinh nghiệm tối thượng. Bạn là chư phật ngủ. Phật ngủ được gọi là bồ tát - phật về bản chất, phật trong hạt mầm. Để cho hạt mầm biến mất trong đất, để cho mưa tới, và lá xanh sẽ nhú ra và hoa sẽ nở. Không có phân biệt gì. Mọi người hoặc thức hoặc ngủ.
Đó là lí do tại sao tôi gọi tất cả các bạn là chư phật. Có thành vấn đề gì nếu ai đó thức hôm nay, ai đó đã thức hôm qua, và ai đó đang đợi ngày mai? Phật tính có đó dù bạn ngủ hay thức. Chúng tôi sẽ liên tục cố gắng, kéo chân bạn, đánh vào đầu bạn. Trong mọi phương cách phần bản chất là làm cho bạn thức, thực sự thức, cây cột trụ của tâm thức.
Cô ấy đã hỏi câu hỏi khác:
Osho kính yêu,
Thầy gọi chúng tôi là “chư phật” - như Mục Châu đã gọi sư này trong câu chuyện là “Hoà thượng" - để nhắc nhở chúng tôi về con đường sao?
Không phải về con đường đâu, Maneesha, nhưng để nhắc bạn nhớ tới bản thân bạn. Con đường bao giờ cũng là cuộc hành trình lâu dài. Không có nhu cầu về bất kì con đường nào. Bạn có thể chỉ ở đây, bây giờ, thức tỉnh mà không đi trên bất kì con đường nào. Tôi không nói về đạo, tôi nói về thức tỉnh chính khoảnh khắc này, như tia sét, như sấm sét. Và tôi nghĩ rằng nếu bạn quyết định ngủ lâu hơn chút ít, cũng chẳng có hại gì trong điều đó.
Vâng, Maneesha, tôi gọi các bạn tất cả đều là chư phật theo cùng nghĩa như Mục Châu đã gọi sư này là ‘Hoà thượng'. Tôi yêu bạn và tôi kính trọng bạn; dù bạn thức hay ngủ, đó là chuyện rất nhỏ. Nó nhỏ tới mức trước thiền chúng ta sẽ cười một chút.
"Này, Donatelli," Rizzocola la lên, "anh phải-a kéo-a cái bóng của anh xuống khi anh hôn-a vợ anh. Tôi thấy anh đêm qua-a. Tôi thấy-a mọi thứ!"
"Ha! Ha!" Donatelli cười. "Chuyện đùa-a là ở-a anh. Tôi-a không ở-a nhà đêm qua!"
Bác sĩ ra khỏi phòng ngủ của Rizzoli và nói, "Nói thẳng, thưa bà Rizzoli, tôi không thích cách chồng bà nhìn chút nào."
"Tôi cũng không thích" bà ấy đáp. "Nhưng ông ấy tốt với lũ trẻ con."
Một đêm bà Bertha Baloni lớn vào trong taxi ở trung tâm New York. Sau khi đi một chốc, bà ấy đột nhiên nhận ra rằng bà ấy đã quên mất ví tiền và không có tiền trả phí đi xe. Đồng hồ chỉ mười đô la thì Bertha kêu lên, "Này, ông lái xe, tốt hơn cả ông-a dừng lại-a đi! Tôi không có thể-a trả tiền cho ông!"
"Ồ, thế cũng được," tài xế nói. "Tôi sẽ chỉ-a kéo vào trong phố-a nhỏ này-a, chỉ-a vào ghế sau cùng-a với bà, cởi-a xi líp của bà ra..."
"Đợi đã!" bà Baloni ngắt lời. "Thưa ông, ông-a bị mặc cả hớ rồi. Xi líp của tôi chỉ đáng giá-a năm mươi xu!"
Brian Ballworthy là một thanh niên thiếu kinh nghiệm. Anh ta nghe nói rằng cách tốt để gợi ham muốn dục trong một cô gái không đáp ứng với các dạng thông thường của tán tỉnh là đặt tay cô ấy thẳng vào bộ phận của người ta.
Anh ta đỗ xe cùng bạn tình ở làn xe dành cho người yêu địa phương, nhưng sau một giờ anh ta chỉ có cái hôn như chị em để biểu lộ nỗ lực của anh ta. Cho nên Brian quyết định đưa kĩ thuật mới của mình vào hành động. Anh ta cầm tay cô gái và đặt cho chắc chắn vào chim mình. Đáp ứng là ngay lập tức. Cô gái quát anh ta bằng mỗi chuỗi lời lăng mạ dài nhất mà anh ta đã từng nghe.
Sững sờ, anh ta cố đáp lại, nhưng cô ấy không nghe, và đòi được đưa về nhà.
Khi họ về tới nhà bố mẹ cô ấy, cô ấy bắt đầu quát anh ta lần nữa. Chung cuộc, cô ấy chạy hết hơi và nói, "Này, anh có gì để nói cho bản thân anh không?"
"Có, anh có," Brian nhăn nhó đau đớn, "xin bỏ đi!"
Bây giờ, Nivedano... cho tiếng trống đầu tiên.
(Tiếng trống)
(Nói lắp bắp)
Nivedano...
(Tiếng trống)
Im lặng.
Nhắm mắt lại.
Không chuyển động thân thể.
Chỉ trở nên đông cứng
để cho bạn có thể đi vào trong bản thân bạn.
Im lặng này, Hoà thượng,
im lặng này, vị phật.
Sâu hơn, sâu hơn, sâu hơn.
Bạn càng đi sâu hơn, càng nhiều tính chất đại dương
trở thành kinh nghiệm.
Giọt sương trượt từ lá sen
và biến mất trong đại dương.
Đây là thực tại vĩnh hằng của chúng ta.
Đây là tính thiêng liêng của chúng ta.
Không có Thượng đế nào khác hơn kinh nghiệm này.
Không có lời cầu nguyện nào khác hơn
im lặng vô cùng này,
an bình này, cực lạc này.
Để làm cho nó sâu hơn, Hoà thượng, Nivedano...
(Tiếng trống)
Thảnh thơi, hệt như bạn đã chết.
Thân thể có thể liên tục thở, nhưng bạn vẫn ở trong.
Kéo bản thân bạn nhiều nhất có thể được vào bên trong.
Bạn càng ở bên trong,
vị phật càng thức tỉnh.
Tại chính trung tâm của bản thể bạn,
bạn là kinh nghiệm tối thượng
về là vị phật.
Uống nó, để cho nó chìm vào trong mọi thớ thịt và tế bào
của thân thể bạn, tâm trí bạn.
Mang nó hai mươi bốn giờ bên trong bạn -
hệt như ngọn lửa im lặng,
chỉ cho bạn con đường, nhắc nhở bạn
rằng bạn là mục đích, không phải là con đường;
là Thượng đế, không phải là người sùng kính;
là cái được tìm, không phải là người tìm.
Nivedano...
(Tiếng trống)
Tất cả các bạn có thể quay lại,
và trong vài giây, chỉ ngồi như chư phật
trong sự cao thượng của bạn,
trong duyên dáng của bạn.
Đêm nay là phúc lạc
với nhiều chư phật thế,
thở cùng nhau với cùng bài ca,
lắng nghe cùng nhau với cùng âm nhạc,
cảm cùng nhau chính nhịp tim đập
của vũ trụ.
Ngoại trừ điều này, không có tính tôn giáo.
Và tính tôn giáo này
không là Ki tô giáo,
không là Hindu giáo, không là Mô ha mét giáo.
Nó là tự do khỏi mọi biên giới,
nó không biết tới giới hạn.
Là vô giới hạn, là đại dương.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, Osho.
Chúng ta có thể mở hội việc tụ tập của nhiều chư phật thế không?
Vâng, Osho.



0 Đánh giá

Ads Belove Post