Chương 34. Chứng ngộ

Chương 34. Chứng ngộ

Price:

Read more

Thiền sư lớn Đại Huệ - Tập 2 - Osho
Suy nghĩ về biến đổi từ trí thức sang chứng ngộ
Chương 34. Chứng ngộ
Osho kính yêu,
Chứng ngộ: chìa khoá
Một số người lấy việc ngồi vô lời với mắt nhắm bên dưới núi đen, bên trong hang thần, và coi nó như cảnh ở phía kia của Phật nguyên thuỷ, cảnh trước khi bố mẹ họ được sinh ra - họ cũng gọi nó là "im lặng vậy mà chiếu sáng luôn luôn," và coi nó là thiền. Cả đống người này không tìm chứng ngộ diệu dụng tinh tế: họ coi chứng ngộ như rơi vào trong điều phụ. Họ nghĩ rằng chứng ngộ lừa dối mọi người, rằng chứng ngộ là bịa đặt. Vì họ không bao giờ thức tỉnh bản thân họ, họ không tin vào bất kì người nào đã thức tỉnh.
Có một loại người hành động như thầy giáo lan truyền bài nói giả, người bảo học trò, "Chỉ bảo tồn tĩnh lặng." Được hỏi, "Đây là thứ gì mà bảo tồn? Ai là người tĩnh lặng?" Họ nói, "Người tĩnh lặng là cơ sở." Vậy mà họ không tin rằng người chứng ngộ tồn tại: họ nói rằng người chứng ngộ là một nhánh, và trích dẫn điều này từ Ngưỡng Sơn:
Một sư hỏi Ngưỡng Sơn, "Người của những ngày này có vẫn dùng chứng ngộ hay không?"
Ngưỡng Sơn nói, "Mặc dầu chứng ngộ không vắng, dẫu sao đi chăng nữa nó rơi vào trong điều phụ: không nói về mơ trước kẻ ngu." Thế rồi họ hiểu điều này theo nghĩa đen như học thuyết thực, và nói rằng chứng ngộ là điều phụ.
Những người như vậy chắc chắn không nhận ra rằng bản thân Qui Sơn có câu nói để báo động học trò; quả vậy, nó rất có sức thuyết phục: "Chứng ngộ là chuẩn cho việc nghiên cứu chân lí tối thượng cho tới chỗ cuối."
Những thầy giả này đặt các lời này vào đâu? Không thể có chuyện Qui Sơn mang hoài nghi và lỗi lầm cho mọi người về sau bằng việc để cho họ rơi vào điều phụ.
Chứng ngộ chắc chắn là chìa khoá, nhưng gần như mọi truyền thống đều chống lại nó - và có lí do tại sao họ chống lại nó. Lí do nền tảng nhất là ở chỗ nếu chứng ngộ là thực tại, Thượng đế trở thành phi thực tại. Nếu việc chiếu sáng riêng của bạn là tối thượng, thế thì không cái gì có thể ở trên nó. Thế thì tâm thức riêng của con người trở thành thực tại cao nhất.
Tôn giáo và các truyền thống tin vào Thượng đế không thể cho phép chứng ngộ. Chứng ngộ đi ngược lại mọi hư cấu của họ. Hư cấu của họ chỉ có thể tồn tại trong bóng tối, không trong ánh sáng. Để giữ cho hư cấu của họ sống động, để giữ cho mơ của họ là thực, họ không cho phép con người thức tỉnh. Bạn không nghe nói về các nhà huyền bí Ki tô giáo như người chứng ngộ, bạn không nghe nói về các nhà huyền bí Do Thái như người đã thức tỉnh. Thực ra, chứng ngộ là phương án khác của Thượng đế.
Mọi thứ thuộc về các tôn giáo nghi lễ đều bị lâm nguy bởi chứng ngộ, vì chứng ngộ không có nghi lễ, nó không có lời cầu nguyện, nó không có kinh sách. Nó tin tưởng toàn bộ thế vào bạn, kính trọng của nó với nhân loại là tuyệt đối thế và không thể huỷ bỏ được... Điều tự nhiên là mọi tu sĩ đều sẽ chống lại nó, vì toàn thể nghề nghiệp của các tu sĩ tuỳ thuộc vào hư cấu, và chứng ngộ phá huỷ hư cấu.
Mọi thượng đế học đều là bịa đặt của tâm trí, và chứng ngộ là siêu việt đi ra ngoài tâm trí. Mọi thứ thuộc vào tâm trí đều là ác mộng. Các thượng đế tồn tại ở đâu? Cõi trời, địa ngục ở đâu? Các thiên thần và ma ở đâu? Họ tất cả thiết lập nên thực thể có tên là tâm trí.
Chứng ngộ là cuộc cách mạng vĩ đại nhất bạn có thể quan niệm được vì nó phá huỷ mọi hư cấu, mọi nghi lễ, mọi thượng đế, mọi truyền thống, mọi kinh sách. Nó bỏ lại bạn với tâm thức bản chất của bản thể riêng của bạn. Tin cậy của nó vào tâm thức là toàn bộ tới mức không có nhu cầu về bất kì cái gì khác.
Nó đã không được nói rõ ràng như tôi đang diễn đạt nó... Tôi muốn làm cho nó thành tuyệt đối rõ ràng rằng chính ý tưởng về chứng ngộ là chống lại mọi tôn giáo. Hay, nói cách khác, tôn giáo đích thực duy nhất là tôn giáo của chứng ngộ. Mọi tôn giáo khác đều là một phần của bãi chợ; chúng là doanh nghiệp đang khai thác sự bất lực của con người, khai thác chỗ yếu của con người, khai thác các giới hạn của con người.
Tôn giáo đã làm nhiều cái hại cho con người tới mức nó là vô song. Không cái gì khác đã từng nguy hiểm thế. Theo mọi cách có thể họ đã từng ngăn cản con người thậm chí khỏi việc nghe thấy lời 'chứng ngộ'. Bạn phải không trở nên nhận biết rằng giơ hai tay lên trời là ngu xuẩn - không có ai trả lời lời cầu nguyện của bạn, không lời cầu nguyện nào đã bao giờ được trả lời.
Mọi thượng đế của bạn đều là bịa đặt riêng của bạn. Bạn điêu khắc họ, và bạn không bao giờ nghĩ về điều đó - rằng bạn liên tục tôn thờ những thứ bạn đã tạo ra. Kinh Thánh Ki tô giáo nói, "Thượng đế tạo ra con người theo hình ảnh riêng của ngài." Chân lí chính là điều ngược lại: con người đã tạo ra Thượng đế theo hình ảnh riêng của mình. Và thế rồi - sự ngu xuẩn tối thượng - bạn tôn thờ hình ảnh riêng của bạn. Thực ra, nếu như bạn có chút thông minh, bạn có thể chỉ đi mua gương và tôn thờ.
Mọi thượng đế của bạn đều không là gì ngoài phản xạ riêng của bạn. Không có nhu cầu đi tới đền chùa hay tới nhà thờ; bạn có thể chỉ giữ một chiếc gương nhỏ. Có lẽ các quí bà là rất thông minh về điều đó - họ liên tục nhìn đi nhìn lại vào gương, họ tin vào gương.
Nhưng mọi thượng đế của bạn đều như nhau, mọi nghi lễ của bạn đều được tạo ra bởi các tu sĩ lắm mánh khoé. Không một kinh sách nào của bạn thậm chí là văn học hạng nhất; chúng là chính các đóng góp hạng ba. Nhưng chỉ bởi vì chúng là linh thiêng... Ai làm cho chúng linh thiêng? Có những người có quyền lợi được đầu tư của họ...
Đó là một dây chuyền dài từ Thượng đế tới nhà tiên tri, tới đấng cứu thế, tới kinh sách linh thiêng, tới nhà thờ. Nhưng thực tại duy nhất trong toàn thể hàng dài các hư cấu này là tu sĩ, và toàn thể nỗ lực của ông ta suốt nhiều thời đại đã là khai thác bạn. Và không chỉ khai thác - khai thác là có thể chỉ nếu các điều kiện nào đó được hoàn thành: bạn phải bị làm cho cảm thấy phạm tội.
Các cách thức kì lạ đã được bịa ra để làm cho bạn cảm thấy phạm tội. Người Hindus nói rằng bạn chịu đựng, bạn khổ, không phải bởi vì ngu xuẩn của bạn, không phải bởi vì vô ý thức của bạn, không phải bởi vì tính không thiền của bạn, không phải bởi vì bạn đã không làm nỗ lực nào để trở nên được chứng ngộ, nhưng bởi vì hành động ác bạn đã làm trong cả triệu kiếp quá khứ. Bây giờ bạn không thể hoàn tác được chúng; không có cách nào đi ngược trở lại. Gánh nặng đó bạn phải mang, và dưới gánh nặng đó bạn mất đi mọi chân giá trị, mọi tự hào của bạn. Mọi điều bạn có thể làm là cầu nguyện Thượng đế giúp bạn, cứu bạn.
Người Ki tô giáo - vì họ không có ý tưởng về nhiều, nhiều kiếp sống, mà chỉ một kiếp thôi - không thể dùng cùng chiến lược này. Họ đã tìm ra chiến lược riêng của họ: người Hindu khổ vì hàng triệu kiếp quá khứ; người Ki tô giáo khổ vì Adam và Eve, xa xôi rồi, trở lại chính lúc bắt đầu, đã không vâng lời Thượng đế. Ý tưởng này là gượng gạo thế... Theo cách nào mà tôi có thể phải chịu trách nhiệm nếu Adam không vâng lời Thượng đế?
Nhưng Ki tô giáo liên tục nhấn mạnh - và Ki tô giáo nghĩa là một nửa nhân loại - rằng bạn đã được sinh ra trong tội lỗi vì tổ tiên của bạn, Adam và Eve, đã không vâng lời Thượng đế. Bạn được sinh ra là kẻ có tội; do đó, bạn khổ. Và bạn sẽ vẫn còn khổ chừng nào bạn chưa sám hối và chừng nào bạn chưa được tha. Chỉ con trai của Thượng đế, Jesus, mới có thể cứu được bạn. Ông ấy sẽ cầu xin nhân danh bạn; ông ấy sẽ là luật sư của bạn. Bạn chỉ tin vào ông ấy và vào ngày phán xử cuối cùng ông ấy sẽ chọn những người tin ông ấy, và sẽ xin Thượng đế tha thứ cho họ. Phần nhân loại còn lại sẽ rơi vào địa ngục vĩnh hằng.
Đây là những chiến lược lớn để đem mọi người vào bầy đoàn của Ki tô giáo... vì đó là cách duy nhất để cứu tương lai của bạn; bằng không không có hi vọng nào. Mọi tôn giáo bằng cách nào đó đều đã lấy đi cái đẹp của bạn, sự vĩ đại của bạn, đã phá huỷ chính ý tưởng rằng bạn có giá trị, có nghĩa, có ý nghĩa, rằng bạn có tiềm năng.
Chứng ngộ là việc nổi dậy chống lại mọi truyền thống, chống lại mọi tu sĩ, chống lại mọi tôn giáo, vì nó tuyên bố rằng không có gì cao hơn tâm thức con người. Và con người không khổ bởi vì người ngu nào đó trong quá khứ đã không vâng lời một Thượng đế hư cấu; con người không khổ vì hàng triệu kiếp làm hành động ác. Con người khổ bởi lẽ đơn giản là con người không biết tới bản thân mình. Dốt nát của người đó về bản thân người đó là nguyên nhân duy nhất cho khổ, khổ sở, hành hạ của người đó.
Chứng ngộ mang mọi thứ tới kết luận rất đơn giản và khoa học. Nó chỉ ra rằng mọi điều bạn cần là học nghệ thuật về nhận biết.
Đại Huệ là đúng khi nói rằng chứng ngộ là chìa khoá, chìa khoá duy nhất mở mọi thực tại và mọi phúc lành và mọi tiềm năng mà đã từng bị ẩn kín bên trong bạn. Bạn là hạt mầm: chứng ngộ không là gì ngoài việc tìm ra mảnh đất đúng và chờ đợi cho mùa xuân tới.
Chứng ngộ là quan điểm triệt để thế.
Nó không phải là tôn giáo khác.
Nó là tôn giáo duy nhất.
Mọi tôn giáo khác đều là rởm.
Đại Huệ nói, Một số người lấy việc ngồi vô lời với mắt nhắm bên dưới núi đen, bên trong hang thần, và coi nó như cảnh ở phía kia của Phật nguyên thuỷ, cảnh trước khi bố mẹ họ được sinh ra - họ cũng gọi nó là "im lặng vậy mà chiếu sáng luôn luôn," và coi nó là thiền. Cả đống người này không tìm chứng ngộ diệu dụng tinh tế: họ coi chứng ngộ như rơi vào trong điều phụ.
Từ này 'điều phụ' phải được hiểu vì nó có hoàn cảnh, và không có hoàn cảnh bạn sẽ không có khả năng hiểu thấy nghĩa. Phật Gautam đã nói, "Trải nghiệm chứng ngộ là chủ yếu, nhưng nói bất kì cái gì về nó là phụ." Biết nó là nền tảng, nhưng nói bất kì cái gì về nó - dù nói giỏi thế nào, dù dùng lời thông minh thế nào - đều rơi vào trong cái phụ, vào cái không bản chất. Cái bản chất là kinh nghiệm; việc diễn đạt là không bản chất.
Nhưng đây là một trong những không may nhất của nhân loại, rằng ngay cả các chân lí vĩ đại đều mang định mệnh bị hiểu lầm bởi mọi người. Điều Phật nói là điều này; điều mọi người nghe là điều khác. Có tông phái nói chứng ngộ là phụ, và bản thân Phật Gautam đã nói điều đó. Đừng bị bận tâm bởi điều đó. Chắc chắn Phật Gautam đã nói điều đó, nhưng ông ấy đã không nói rằng chứng ngộ là phụ. Ông ấy đã nói rằng nói bất kì cái gì về nó là đi sai... ngay cả chính từ chứng ngộ, và bạn đã đi xa khỏi kinh nghiệm.
Và bạn biết trong cuộc sống đời thường của bạn có những tình huống... Khi bạn thấy đoá hồng đẹp, nó có là cùng kinh nghiệm cái đẹp của hoa hồng và việc nói rằng nó là đẹp không? Từ 'đẹp' có thể chứa kinh nghiệm của bạn về hoa hồng này không? Bạn trải nghiệm yêu, nhưng có thể nói qua từ 'yêu' đích xác điều bạn trải nghiệm trong im lặng của tâm bạn không? Yêu mà bạn trải nghiệm và từ 'yêu' là không đồng nghĩa. Từ này thậm chí không phải là tiếng vọng của kinh nghiệm đích thực của bạn. Và đây là những thực tại bình thường: cái đẹp, tình yêu, lòng biết ơn.
Chứng ngộ là kinh nghiệm tối thượng của việc là một với cái toàn thể. Không có cách nào để nói nó.
Lão Tử từ chối nói bất kì cái gì về nó trong cả đời mình: "Ông có thể nói về mọi thứ, nhưng đừng nhắc tới kinh nghiệm tối thượng" - vì ông ấy không thể nói dối, và nói bất kì cái gì về chân lí tối thượng đều là nói dối.
Phật Gautam là đúng, nhưng ông ấy không tính tới những người ngu, người bao giờ cũng chiếm đa số. Ông ấy chắc sẽ không bao giờ nghĩ rằng sẽ có tông phái trích dẫn ông ấy, nói rằng chứng ngộ là phụ; điều thực là tôn thờ, điều thực là cầu nguyện. Phật Gautam đã phủ nhận... Lời cuối cùng của ông ấy là, "Không làm tượng của ta, vì ta không muốn các ông là người tôn thờ, ta muốn các ông là chư phật. Và vị phật cầu nguyện trước tượng đá đơn giản là nực cười."
Nhưng dốt nát của con người lại tới mức bức tượng đầu tiên được làm về bất kì người nào đã là tượng của Phật Gautam. Đã có các bức tượng, nhưng đó là tượng của các thượng đế hư cấu. Phật Gautam là con người lịch sử đầu tiên có tượng được làm, và được làm trên qui mô lớn tới mức ngay cả ngày ông ấy có nhiều tượng trên thế giới hơn bất kì ai khác. Và anh chàng đáng thương này đã nói, "Đừng làm tượng ta, vì ta không dạy các ông tôn thờ, ta dạng các ông thức tỉnh. Không tôn thờ sẽ giúp ích; nó đơn giản là phí thời gian."
Nhưng tu sĩ quan tâm tới tôn thờ; do đó lời của Phật đã không được chú ý tới, và các tu sĩ bắt đầu làm tượng. Nghi lễ được tạo ra, và ông ấy đã từng tranh đấu trong bốn mươi hai năm liên tục chống lại nghi lễ, chống lại đền chùa, chống lại kinh sách. Đích xác điều ông ấy đã từng tranh đấu chống lại đã được làm sau đó - và được làm với mọi ý định tốt bởi những người tưởng họ đang làm phục vụ vào đó cho nhân loại, bởi những người nghĩ rằng họ là người đi theo Phật Gautam.
Đó là lịch sử kì lạ. Mọi thầy đều đã bị phản bội, không ngoại lệ nào, bởi người riêng của ông ấy theo những cách khác nhau. Phản bội của Judas là rất bình thường, hời hợt. Nhưng phản bội của những người đã tạo ra tượng Phật, làm đền chùa của Phật, đã tạo ra kinh sách nhân danh Phật, họ đã mang mọi thứ trở lại ngược với điều người này đã tranh đấu trong bốn mươi hai năm liên tục... Từ cửa sau mọi thứ đã đi vào.
Những người này nói... và họ là nhiều, và nhiều ý thức hệ giáo phái khác nhau. Có ba mươi hai tông phái phật giáo trên thế giới, và tất cả họ đều nghĩ họ đang dạy đích xác điều Phật Gautam đã nói. Nhưng chỉ có vài người có thể được nói là đã hiểu Phật Gautam - bởi vì cách duy nhất để hiểu ông ấy là trở thành ông ấy, là trở thành người thức tỉnh.
Ngoại trừ điều đó, không có cách nào hiểu Phật. Bạn không thể nghiên cứu ông ấy từ kinh sách và bạn không thể thuyết phục ông ấy bằng lời cầu nguyện của bạn. Bạn có thể ở trong nhóm của ông ấy chỉ bằng việc được thức tỉnh theo cùng cách như ông ấy đã vậy. Trên cùng những đỉnh cao ánh sáng mặt trời đó của tâm thức, bạn sẽ có khả năng hiểu ông ấy. Nói cách khác, ngày bạn hiểu bản thân bạn, bạn sẽ hiểu thông điệp của người kì lạ nhất này, người đã bước đi trên trái đất.
Các tu sĩ đã từng cố gắng trích dẫn sai ông ấy, bóp méo ông ấy, diễn giải ông ấy theo quyền lợi riêng của họ. họ coi chứng ngộ như rơi vào trong điều phụ. Họ nghĩ rằng chứng ngộ lừa dối mọi người... Sự kiện là, chỉ người chứng ngộ không lừa dối mọi người. Ngoại trừ chứng ngộ, mọi thứ nhân danh tôn giáo đều lừa dối mọi người.
... rằng chứng ngộ là bịa đặt... Và tôi nói lần nữa với bạn: duy nhất chứng ngộ là thực tại tối thượng. Khác hơn thế, mọi thứ khác là bịa đặt.
Mọi thượng đế, mọi đấng cứu thế, mọi nhà tiên tri đều không là gì ngoài tưởng tượng riêng của bạn, phóng chiếu riêng của bạn. Họ đáp ứng những nhu cầu nào đó trong bạn, nhưng những nhu cầu đó là ốm yếu. Họ đang cung cấp cho bạn bằng hình ảnh người cha.
Không lạ gì việc mọi người gọi Thượng đế là "cha," vì mọi người cảm thấy một mình trong thế giới, không được bảo vệ. Bao giờ chết cũng đang bước đi bên cạnh bạn; nó có thể vồ lấy bạn vào bất kì lúc nào. Sống là bất an ninh và bất an toàn tới mức bạn cần bảo hiểm nào đó, đảm bảo nào đó. Thượng đế có ích vào lúc nào đó; ngài là cha bạn. Trong những lúc rắc rối bạn bao giờ cũng có thể dựa vào ngài, mặc dầu ngài không bao giờ giúp bất kì người nào.
Ngay cả Jesus trên cây chữ thập cũng cầu nguyện. Chung cuộc ông ấy phiêu diêu và kêu lên với trời, "Cha ơi, sao cha đã bỏ rơi con?" Nhưng dầu vậy ông ấy vẫn nhìn lên, hi vọng rằng Thượng đế sẽ tới trên mây trắng để cứu ông ấy, với các thiên thần chơi đàn hạc, hát "Alleluia!" Nhưng không một đám mây trắng nào xuất hiện.
Jesus có thể được lấy làm ví dụ lớn nhất của mọi người tin vào hư cấu. Ông ấy đã tin quá nhiều... Bầu trời không chịu trách nhiệm cho niềm tin của ông ấy, và nếu bầu trời không đáp ứng cho mong đợi của ông ấy, chỉ ông ấy chịu trách nhiệm - không người nào khác. Ông ấy có niềm tin mênh mông, nhưng ông ấy đã không chứng ngộ; ông ấy đã không tin cậy. Ông ấy đã tin vào Thượng đế; ông ấy đã tin điên cuồng rằng ông ấy là con trai duy nhất của Thượng đế.
Chính những ý tưởng này chỉ ra rằng người này có chút ít loạn thần kinh. Thay vì giúp ông ấy và cho ông ấy việc điều trị đúng, đã có những kẻ ngốc khác đóng đinh ông ấy... nhưng đóng đinh không phải là trị liệu. Cho nên một loại kẻ ngốc đóng đinh ông ấy và loại kẻ ngốc khác, trong tưởng tượng của họ, đã làm phục sinh ông ấy. Bây giờ nửa nhân loại đang đi theo một người có hoàn cảnh tâm thần.
Nhưng tại sao ông ấy đã có thể ảnh hưởng tới nhiều người thế? Lí do không phải là ở chỗ ông ấy có triết lí lớn lao, thuyết phục - ông ấy không có triết lí chút nào! Lí do là ở chỗ nhân loại số đông cũng tâm thần. Tin vào Jesus Christ, tin vào Thượng đế cho cảm giác rất thoải mái; điều đó tạo ra bảo vệ - chỉ trong tâm trí bạn. Bạn sẽ bị lừa, chung cuộc bạn sẽ bị vỡ mộng, nhưng bị vỡ mộng vào lúc chết là vô nghĩa. Thế thì không có thời gian còn lại để làm bất kì cái gì khác.
Những người nói rằng chứng ngộ lừa mọi người, những người nói rằng chứng ngộ là bịa đặt, là những người Vì họ không bao giờ thức tỉnh bản thân họ, họ không tin vào bất kì người nào đã thức tỉnh.
Điều đó giống như người mù, người không tin rằng có ánh sáng - và không có cách nào để thuyết phục họ. Ngay cả nhà logic vĩ đại nhất sẽ không có khả năng thuyết phục người mù rằng có ánh sáng, vì ánh sáng không phải là luận cứ mà là kinh nghiệm. Bạn cần mắt - bạn không cần bằng chứng triết lí lớn.
Nếu bạn điếc, không âm nhạc nào tồn tại cho bạn. Nếu bạn què, điều làm tổn thương cho bạn là ai đó khác có thể nhảy múa. Và nếu đa số bị què - điều là hoàn cảnh khi có liên quan tới chứng ngộ... Nếu thỉnh thoảng có một vũ công và cả triệu người bị què, họ không thể tin được rằng người đó là thực. Có thể người đó là mơ, có thể ảo tưởng, có thể thủ đoạn ảo thuật - nhưng người đó không thể thực được. Kinh nghiệm riêng của họ không hỗ trợ cho thực tại của người đó.
Người thức tỉnh đã tìm thấy bản thân họ trong tính một mình hoàn toàn trong một thế giới nơi mọi người có khả năng trở thành vũ công, nhưng mọi người đã chọn vẫn còn bị què quặt, mọi người đã chọn vẫn còn mù. Có những người có thể khai thác bạn chỉ nếu bạn mù, nếu bạn què, nếu bạn điếc, nếu bạn câm. Những kẻ ăn bám này là những nhà tiên tri, những kẻ ăn bám này là các tu sĩ.
Chứng ngộ là việc nổi dậy chống lại mọi kẻ ăn bám này.
Có một loại người hành động như thầy giáo lan truyền bài nói giả, người bảo học trò, "Chỉ bảo tồn tĩnh lặng." Được hỏi, "Đây là thứ gì mà bảo tồn? Ai là người tĩnh lặng?" Họ nói, "Người tĩnh lặng là cơ sở." Vậy mà họ không tin rằng người chứng ngộ tồn tại: họ nói rằng người chứng ngộ là một nhánh, và trích dẫn điều này từ Ngưỡng Sơn: - một thầy lớn theo quyền riêng của ông ấy.
Một sư hỏi Ngưỡng Sơn, "Người của những ngày này có vẫn dùng chứng ngộ hay không?" Đúng với trạng thái tâm thức thức tỉnh của ông ấy, Ngưỡng Sơn nói, "Mặc dầu chứng ngộ không vắng, dẫu sao đi chăng nữa nó rơi vào trong điều phụ: không nói về mơ trước kẻ ngu.
Bây giờ những thầy lớn này nhất định bị hiểu lầm. Điều họ đang nói là tuyệt đối đúng, và không có cách nào để cải tiến nó - họ đang nói nó hay thế. Ngưỡng Sơn không phủ nhận chứng ngộ, nhưng ông ấy cũng không khẳng định rằng nó tồn tại, vì hiện tượng này là lớn tới mức nó không thể được chứa trong bất kì phát biểu khẳng định nào.
Khoảnh khắc bạn làm một phát biểu khẳng định, nó đã rơi vào trạng thái của cái phụ, không bản chất. Nhưng ai sẽ hiểu ông ấy? - chỉ người thuộc phân loại riêng của ông ấy; bằng không ông ấy nhất định bị hiểu lầm.
Ông ấy nói, "Mặc dầu chứng ngộ không vắng... Ông ấy có thể đã nói, "Chứng ngộ tồn tại" - đó là điều ông ấy nói, nhưng ông ấy nhận biết rằng bất kì cái gì khẳng định đều mang giới hạn. Mọi lời khẳng định đều bị giới hạn; do đó, từ sự cần thiết người đã thức tỉnh đã dùng lối phủ định - hư không, không ai cả - vì hư không không có giới hạn.
Bạn đã bao giờ nghĩ về hư không chưa? Cái đẹp của nó là ở chỗ nó không có giới hạn; bằng không nó sẽ trở thành cái gì đó. Nó là hư không vì nó không có giới hạn. Điều đó không có nghĩa rằng nó không hiện hữu: điều đó đơn giản có nghĩa là nó là nhiều thế, vô giới hạn. Nhưng hiểu rằng hư không là không phủ định... nó là cách chỉ ra cái không thể được nói bởi bất kì lời khẳng định nào.
"Mặc dầu chứng ngộ không vắng..." Ngưỡng Sơn sẽ không nói nó là hiện tại, nhưng ông ấy có thể nói, "Mặc dầu chứng ngộ không vắng, dẫu sao đi chăng nữa" - vì thậm chí nói chừng này là đi ngược lại kinh nghiệm tối thượng và tính không diễn đạt được của nó - "dẫu sao đi chăng nữa nó rơi vào trong điều phụ: không nói về mơ trước kẻ ngu "... vì kẻ ngu có thể lấy mơ là thực.
Tốt hơn cả là im lặng với kẻ ngu; ít nhất họ không thể hiểu lầm được. Nhưng có những kẻ ngu lớn người thậm chí có thể hiểu lầm im lặng của bạn... Có nhiều loại kẻ ngốc trên thế giới; phân loại của họ không thể được vét cạn.
Tôi đã nghe... Một người sắp chết vì bệnh AIDS và những người bạn đồng tính luyến ái của anh ta an ủi anh ta, "Mọi người sinh ra đều phải chết." Và một người trong số họ nói, "Ít nhất anh nên hạnh phúc rằng kết quả của anh là dương tính."
Trong tâm trí anh ta, từ 'dương tính' có giá trị nào đó: hạnh phúc rằng anh sắp chết vì AIDS dương tính, không phải bệnh âm tính nào đó.
Thế rồi họ hiểu điều này theo nghĩa đen như học thuyết thực, và nói rằng chứng ngộ là điều phụ.
Những người như vậy chắc chắn không nhận ra rằng bản thân Qui Sơn có câu nói để báo động học trò; quả vậy, nó rất có sức thuyết phục: "Chứng ngộ là chuẩn cho việc nghiên cứu chân lí tối thượng cho tới chỗ cuối."
Những thầy giả này đặt các lời này vào đâu? Không thể có chuyện Qui Sơn mang hoài nghi và lỗi lầm cho mọi người về sau bằng việc để cho họ rơi vào điều phụ.
Tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện kì lạ. Bạn sẽ thấy mọi nơi ở Ấn Độ mọi người ba hoa rằng đây là đất nước của Phật Gautam. Nhưng ngay cả những người đang ba hoa đó cũng không biết điều những người brahmins đã viết về Phật Gautam.
Tất nhiên người này có sức lôi cuốn thế... Giáo huấn của ông ấy mang tính phủ định: ông ấy không có thượng đế, ông ấy không tin vào việc an ủi bạn, ông ấy không phải là người chỉ tạo ra yên lòng giả. Ông ấy nói thẳng nói thật. Ông ấy rất thực chứng, và cam kết tuyệt đối với chân lí. Ông ấy đã phủ nhận rằng Vedas là linh thiêng - điều là cú choáng cho toàn thể đất nước, vì nước này đã tin vào Vedas trong nhiều thế kỉ. Chúng là kinh sách cổ đại nhất thế giới.
Nhưng Phật gây ấn tượng thế, nhân cách của ông ấy là luận cứ lớn lao, sự hiện diện của ông ấy có tính thuyết phục tới mức mặc dầu đã có nhiều người muốn bàn cãi với ông ấy, họ vẫn còn im lặng vì họ không có can đảm.
Một khi ông ấy chết, người Hindus, các tu sĩ, đã viết một câu chuyện rất kì lạ và rất xấu trong một trong các Puranas của người Hindu. Họ ở trong thế lưỡng nan: làm gì với Phật Gautam? Người này không tin vào Thượng đế - và bạn không thể chứng minh được rằng Thượng đế tồn tại. Ông ấy không tin vào Vedas, rằng chúng chẳng có gì linh thiêng trong chúng - và bạn không thể chứng minh được điều đó. Ông ấy không tin vào các nghi lễ của bạn - ông ấy gọi chúng là ngu xuẩn. Ông ấy chống lại mọi loại tăng lữ; ông ấy không muốn bất kì ai đứng giữa cá nhân và sự tồn tại - phải có gặp gỡ vào giao cảm trực tiếp - không có người trung gian ở giữa, không có tác nhân uỷ nhiệm nào.
Ảnh hưởng của người này là lớn. Các brahmins không thể nói được rằng ông ấy là sai bởi vì thế thì họ sẽ phải chứng minh điều đó. Họ không thể bỏ qua ông ấy đươc, vì toàn thể đất nước bị tràn ngập bởi sự hiện diện của ông ấy. Nhưng các tu sĩ là loài tinh ranh. Họ đã tạo ra kinh sách linh thiêng - đã bịa ra câu chuyện - rằng khi Thượng đế tạo ra thế giới ngài đã tạo ra cõi trời và địa ngục, và ngài đã cho quỉ chịu trách nhiệm về địa ngục. Nhưng hàng nghìn năm đã trôi qua và không ai tới địa ngục bởi vì mọi người là hồn nhiên, không ai phạm vào bất kì tội nào; mọi người đều lên cõi trời - và quỉ ngồi đó một mình chán chường.
Chung cuộc quỉ đi tới Thượng đế và quỉ nói, "Đây là loại ngu xuẩn gì vậy? Tại sao ngài đã tạo ra địa ngục? - chỉ dành cho tôi sao? Và tôi ở đó chịu trách nhiệm, nhưng mọi người đâu? Hàng nghìn năm chờ đợi, và không một khách hàng nào. Tôi muốn từ nhiệm. Ngài có thể bổ nhiệm ai đó khác."
Thượng đế thuyết phục quỉ, "Đừng lo nghĩ. Ông về đi. Ta sẽ được sinh ra là Phật Gautam, và ta sẽ dạy ý thức hệ sai và thế rồi họ sẽ bắt đầu rơi vào địa ngục một cách tự động."
Và câu chuyện này nói rằng kể từ đó, vì Phật Gautam, địa ngục đã bị quá đông đúc. Thực ra, nhiều người phải đợi bên ngoài trong hàng đợi.
Bạn có thấy tinh ranh không? Họ chấp nhận rằng Phật Gautam có tác động lên thượng đế, họ chấp nhận rằng ông ấy có ảnh hưởng lên hàng triệu người, nhưng họ xoay xở lập kế hoạch cho ý tưởng rằng bất kì ai đi theo Phật Gautam - mặc dầu ông ấy là một trong những hoá thân của Thượng đế - sẽ sa vào địa ngục. Và dần dần, dần dần họ đã thuyết phục mọi người.
Sau cái chết của Phật Gautam, trong vòng chỉ năm trăm năm, đã không còn một phật tử nào còn lại ở Ấn Độ. Ai sẽ đi theo một người, dù người đó có thể đẹp thế nào, nếu kết quả tối thượng là đi tới địa ngục?
Tình huống này trở nên kì lạ tới mức trong đền thờ tưởng nhớ nơi Phật Gautam trở nên chứng ngộ - những người yêu của ông ấy đã dựng lên một ngôi đền đẹp bên cạnh cây bồ đề mà dưới nó ông ấy đã ngồi khi ông ấy trở nên chứng ngộ - thậm chí đã không có một phật tử nào còn lại để chăm sóc nó.
Ngôi đền kỉ niệm này đã thuộc sở hữu của một gia đình brahmin trong gần hai nghìn năm. Thậm chí ngày nay ngôi đền vẫn là tài sản của gia đình brahmin. Họ không tin vào Phật, nhưng không có cách khác... không phật tử nào còn lại. Ngay cả cây này mà dưới nó Phật đã trở nên chứng ngộ cũng đã bị người Hindus phá huỷ - và đây là cái gọi là người tôn giáo. Cây đã tồn tại ngày nay không phải là cây nguyên gốc; nó là một cành của cây nguyên gốc.
Chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên mà Vua Ashoka đã phái con gái mình, Sanghamitra, người đã trở thành sannyasin của Phật Gautam, sang Sri Lanka để lan truyền thông điệp. Ông ấy đã gửi cùng cô ấy một cành của cây bồ đề này. Và cây bồ đề là cây kì lạ, theo một cách nào đó nó là cây vĩnh hằng: nó không bao giờ chết trừ phi bạn phá huỷ nó, vì từ mọi cành những rễ mới liên tục mọc ra. Nó là cây thuộc loại riêng của nó. Những rễ mới đó ăn vào trong đất, cho nên quanh cây này nhiều cây con bắt đầu mọc lên. Cây này có thể trở thành lớn tới mức hàng nghìn người có thể ngồi dưới nó, vì nó liên tục lan toả các thế hệ mới của nó. Cho dù cây nguyên gốc cũ chết rồi, con cháu của nó vẫn sẽ sống.
Cho nên nhánh đó đã được mang sang Sri Lanka bởi Sanghamitra, và nó được trồng ở đó. Sanghamitra phải đã là người đàn bà vĩ đại, ấn tượng; bà ấy đã chuyển đạo toàn thể Sri Lanka sang Phật giáo. Và khi cây gốc bị phá huỷ, chỉ khi Ấn Độ trở nên tự do, một cành từ Sri Lanka đã được mang trở lại. Nó là con cháu mà bây giờ đứng ở chỗ cây nguyên gốc phải đã từng đứng.
Các Phật tử đã bị giết, bị thiêu sống. Nhưng người có thể sống, đã trốn ra khỏi Ấn Độ, và đó là cách Trung Quốc trở thành Phật tử, Hàn Quốc trở thành Phật tử, Đài Loan trở thành Phật tử, Nhật Bản trở thành Phật tử, Miến Điện trở thành Phật tử, Thái Lan trở thành Phật tử. Toàn thể phía Đông quay sang Phật Gautam, ngoại trừ mảnh đất riêng của ông ấy. Ấn Độ trở thành tuyệt đối không chịu ảnh hưởng gì của Phật Gautam. Các tu sĩ cũ quay lại, Vedas lại trở thành linh thiêng. Những nghi lễ cổ, vô nghĩa lại trở thành có nghĩa.
Đã từng có những người trên thế giới có thể đã biến đổi nhân loại, nhưng có nhiều kẻ ăn bám thế, người không thích bạn trở nên chứng ngộ vì chứng ngộ của bạn nghĩa là nghề nghiệp của họ bị phá huỷ.
Chứng ngộ là chính bản chất của chân giá trị con người, sự vĩ đại của con người. Nó chắc chắn là chìa khoá, như Đại Huệ nói. Nó là chìa khoá vàng. Và với bất kì người nào trên thế giới, người thực sự muốn có tính tôn giáo, ngoại trừ chứng ngộ không có cách nào khác.
Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Osho.

0 Đánh giá

Ads Belove Post