Read more
Osho kính yêu,
Không có gì để đạt tới.
Bậc sĩ phu trí thức phần nhiều dùng cái tâm
có sở đắc để cầu cái pháp vô sở đắc. Thế nào là tâm có sở đắc? Đó là tâm thông
minh lanh lợi, suy nghĩ tinh toán. Thế nào là pháp vô sở đắc? Đó là cái chỗ suy
nghĩ chẳng đến, tính toán chẳng được, thông minh lanh lợi không có chỗ dùng.
Thấy chăng? Phật Thích Ca trên hội Pháp
Hoa, Xá Lợi Phất ba phen ân cần thưa hỏi mà khi đó Phật Thích Ca không có gì để
mở miệng, rốt cuộc Ngài tận lực cũng chỉ có thể nói: "Pháp này chẳng phải
suy nghĩ phân biệt có thể hiểu được." Đây là cây dùi để mở cửa phương tiện,
hiển thị chân thật tướng, là việc cùng tột của Phật Thích Ca.
Xưa kia thiền sư Tuyết Phong cũng vì thiết
tha về việc này mà ba phen đến Đầu Tử, chín lần đến Động Sơn. Vì nhân duyên
không khế hợp, sau đến thiền hội Đức Sơn.
Một hôm Phong hỏi Đức Sơn rằng: Tông phong
từ xưa nay dùng pháp nào khai thị người?
Đức Sơn nói: Tông ta không có ngữ cú, cũng
chẳng có một pháp để khai thị người.
Phong hỏi: Việc trong thiền tông từ xưa
nay, người học như con còn có phần hay không?
Đức Sơn cầm gậy đánh xuống rằng: Nói cái
gì!
Tuyết Phong ngay dưới gậy liền vỡ tung được
thùng sơn đen (ngộ). Theo đó mà xem thì biết trong cửa này, thông minh lanh lợi,
phân biệt tính toán một chút cũng dùng không được.
Cổ đức có nói: "Bát Nhã như đống lửa lớn,
gần nó ắt bị đốt cháy mặt mày, tính toán suy tư ắt rơi vào ý thức."
Vĩnh Gia nói: Tổn pháp tài diệt công đức. Tất
cả đều do tâm ý thức.
Cho nên biết tâm ý thức chẳng những chướng
đạo, mà còn khiến người điên đảo làm điều bất thiện nữa. Nếu đã có tâm muốn thấu
đáo đạo này, cần phải có chí quyết định chẳng đến được chỗ đại thôi nghỉ, đại
giải thoát, thề suốt đời không lui sụt.
Thực ra Phật pháp chẳng có nhiều, tu lâu
khó đắc là vì việc trong trần lao của người đời như mắt xích nối nhau không dứt,
kẻ ý chí hạ liệt thường cam chiụ làm bạn với chúng, chẳng hay chẳng biết bị
chúng lôi kéo đi tuốt, ngoại trừ những người thực có huệ căn, có nguyện lực mới
chịu dứt hẳn trần lao.
Một trong những đóng góp vĩ đại
nhất của Phật Gautam cho nhân loại là ở chỗ tôn giáo không phải là đạt tới cái
gì đó. Cái mà bạn muốn đạt tới bạn đã có rồi, cho nên nỗ lực để đạt tới nó đơn
giản là ngu xuẩn. Bạn đã có việc chiếu sáng bên trong rồi, bạn đã có chứng ngộ
sẵn sàng bùng nổ vào bất kì khoảnh khắc nào, nhưng vấn đề là bạn không bao giờ ở
đây và bây giờ. Bạn đang lang thang và tìm kiếm khắp thế giới và việc tìm kiếm
này, thôi thúc thường xuyên này để đạt tới, có tâm lí nào đó trong nó.
Tâm trí là trống rỗng, và trống
rỗng gây đau như vết thương. Tâm trí không thể nhìn lại sau được, nó chỉ có thể
nhìn lên trước. Để lấp đầy trống rỗng, nó liên tục đạt tới tiền, quyền, danh,
kính trọng. Nhưng không cái gì thoả mãn nó vì trống rỗng của nó là vô hạn. Nó
có thể có bất kì số tiền nào - dầu vậy nhiều nữa vẫn được cần tới. Nó có thể có
bất kì lượng quyền lực nào - dầu vậy nhiều nữa vẫn được cần tới.
Thôi thúc thường xuyên trong
tâm trí là về nhiều nữa và nhiều nữa, đó là lí do tại sao nó không bao giờ nghỉ
ngơi. Nó không thể nghỉ ngơi được; nó phải đạt tới nhiều hơn. Không ai trong
toàn thể lịch sử của nhân loại đã bao giờ nói rằng tâm trí mình được thoả mãn;
phát biểu như vậy không tồn tại trong biên niên sử.
Tâm trí nghĩa là bất mãn, tâm
trí nghĩa là phàn nàn, tâm trí nghĩa là tham không toại nguyện, tâm trí nghĩa
là ham muốn không đầy đủ.
Tâm trí theo chính bản tính của
nó là kẻ ăn xin.
Diogenes hỏi Alexander,
"Ông có được thoả mãn với việc chinh phục nhiều đất đai thế không?"
Ông ta nói, "Không, chừng
nào ta chưa chinh phục toàn thế giới ta sẽ không được thoả mãn."
Diogenes nói, "Nhớ lấy lời
của ta. Cho dù ông chinh phục toàn thế giới, tâm trí sẽ đòi hỏi nhiều hơn, và
không có thế giới khác để chinh phục. Nhớ lấy... ông đã chinh phục thế giới
đang đấy, và không có thế giới khác để chinh phục - và tâm trí đang đòi hỏi nhiều
hơn. Ông sẽ trong thất vọng tới mức ông không thể quan niệm được về nó ngay bây
giờ."
Ngày Alexander chết, ông ấy nhớ
tới Diogenes. Ông ấy đã chinh phục toàn thể thế giới đã được biết, và ông ấy sắp
chết trong thất vọng hoàn toàn vì tâm trí không mãn nguyện.
Tâm trí, bởi chính bản tính của
nó, không thể mãn nguyện được.
Thực ra, nó là cái tên cho bất
mãn.
Trước khi chết, Alexander bảo
các tướng lĩnh và thượng thư của ông ấy, "Khi các ông đem quan tài của ta
ra mộ, để tay ta thò ra ngoài quan tài."
Họ nói, "Loại ý tưởng lạ đời
gì đã tới với ngài vậy? Đó không phải là cách thức - điều đó chưa bao giờ được
làm! Và lí do cho nó là gì?"
Ông ấy nói, "Ta muốn mọi
người biết rằng ngay cả Alexander cũng ra đi với bàn tay trống rỗng. Nỗ lực cả
đời, không một khoảnh khắc nghỉ ngơi, chạy theo nhiều và nhiều nữa, và kết quả
chung cuộc chỉ là bàn tay trống rỗng. Vì hàng triệu người sẽ đứng bên đường để
xem đám rước, đó sẽ là đúng khoảnh khắc để cho họ thấy và nghĩ. Và khi họ hỏi,
bảo họ tại sao tay ta chìa ra - ta ra đi không được toại nguyện như ta đã tới."
Phật Gautam là rất rõ ràng về
tình huống mà, nếu bạn vẫn còn trong tâm trí, bạn không thể thoát ra khỏi cái bẫy
của "nhiều hơn và nhiều hơn." Cách duy nhất để thoát ra khỏi cái bẫy
của "nhiều hơn và nhiều hơn" là thoát ra khỏi tâm trí.
Tâm trí là bệnh lớn nhất.
Đại Huệ ở trong tình huống kì lạ.
Đôi khi ông ấy vươn lên và hiểu thấu cái gì đó có tầm quan trọng mênh mông,
nhưng nó vẫn có tính trí tuệ. Lời của ông ấy không mang âm hưởng đích thực vì
ngay lập tức ông ấy nói cái gì đó khác làm hỏng nó hoàn toàn. Ông ấy chắc chắn
có thiên tài để hiểu mọi người, và ông ấy đã từng ở với nhiều thầy giáo và nhiều
thầy.
Trong chỗ đầu tiên, khi ai đó ở
cùng với nhiều thầy giáo và nhiều thầy, một điều là chắc chắn - rằng ông ấy còn
chưa tìm thấy người để ở cùng. Thấy ai đó, chuông của trái tim ông ấy không bắt
đầu ngân lên. Ông ấy vẫn tìm kiếm. Điều này cũng là vì tâm trí, cái muốn nhiều
hơn và nhiều hơn. Ông ấy đã hiểu thầy giáo này, bây giờ ông ấy muốn cái gì đó
hơn nữa. Ông ấy đi sang thầy giáo khác.
Đại Huệ liên tục đi tìm thầy
giáo cả đời ông ấy, nhưng điều này nữa là theo cách kì lạ, vẫn cùng cuộc du ngoạn
- nó không khác biệt. Vâng, thỉnh thoảng ông ấy bắt gặp một thầy, nhưng ông ấy
đã không có mắt để nhận ra thầy. Cho nên ông ấy đã thu thập lời thầy, nhưng trộn
lẫn chúng với lời của những người đã không biết gì. Toàn thể triết lí của ông ấy
là món hẩu lốn, nhưng chúng ta có thể lấy ra những viên kim cương đẹp đó mà đã
rơi vào trong bùn. Kim cương vẫn là kim cương mặc dầu nó có thể bị phủ bùn.
Kinh này, không có gì để đạt tới,
ông ấy phải đã nghe từ ai đó người thực sự biết. Nhưng ông ấy đã không có khả
năng hiểu đích xác tại sao không có gì để đạt tới. Điều đó là có thể hiểu được
chỉ khi bạn được chứng ngộ. Điều đó là có thể chỉ khi bạn thấy rằng mọi thứ bạn
đã muốn đạt tới đã được trao cho bạn rồi; nó là cố hữu trong bản tính cái ta của
bạn - đó là lí do tại sao không có gì để đạt tới.
Ông ấy nói, Bậc sĩ phu trí thức
phần nhiều dùng cái tâm có sở đắc để cầu cái pháp vô sở đắc, nhưng ông ấy không
nêu lí do tại sao không có gì để đạt tới (vô sở đắc). Chân lí phải được đạt tới,
phúc lạc phải được đạt tới, cái đẹp phải được đạt tới, bất tử phải được đạt tới:
tâm trí chỉ có thể nghĩ dưới dạng đạt tới.
Tôi đã từng nói với hàng nghìn
người và do vậy nhiều lần mọi người đã tới nói với tôi, "Thầy nhấn mạnh
vào thiền, nhưng thầy không bao giờ nói chúng tôi sẽ đạt tới cái gì bởi nó. Cho
dù chúng tôi thiền, chúng tôi phải chắc chắn chúng tôi sẽ đạt tới cái gì chứ."
Tôi nói, "Các bạn không hiểu.
Thiền không để đạt tới; thiền chỉ là để khám phá bạn là ai. Dù bạn khám phá ra
hay không, bạn vẫn vậy từ vĩnh hằng. Nó không phải là đạt tới, chỉ là khám
phá."
Đại Huệ, nghe các thầy, bắt đầu
nói chống lại tâm trí, nhưng theo cách chỉ người của tâm trí có thể làm. Bạn có
thể thấy trong ngôn ngữ của ông ấy, cách ông ấy phát biểu.
... Thế nào là tâm có sở đắc?
Đó là tâm thông minh lanh lợi, suy nghĩ tính toán. Thế nào là pháp vô sở đắc?
Đó là cái chỗ suy nghĩ chẳng đến, tính toán chẳng được, thông minh lanh lợi
không có chỗ dùng.
Nhưng bản thân ông ấy không nhận
biết về tại sao không có gì để đạt tới - vì bạn đã có nó rồi!
Tôi đã nói nhiều lần rằng chức
năng của tôi là lấy đi khỏi bạn mọi thứ bạn không có, và cho bạn mọi thứ bạn đã
có. Chỉ một tầng vô ý thức mỏng đang che phủ kho báu của bạn. Nhưng bởi vì tâm
trí trở nên lo nghĩ về trống rỗng của nó, dốt nát của nó, một cách tự nhiên nó
bắt đầu tìm và kiếm ở đâu đó để là ai đó. Nhưng nó không bao giờ có thể là ai
đó được. Chỉ đằng sau nó, nó đã là thượng đế, đã là phật, đã là người thức tỉnh.
Đó là tình huống rất kì lạ rằng hoàng đế bị bao quanh bởi nhiều người ăn xin tới
mức dần dần, dần dần bạn chỉ biết những người ăn xin và bạn không thể thấy
hoàng đế đằng sau họ.
Đó là cái chỗ suy nghĩ chẳng đến,
tính toán chẳng được, thông minh lanh lợi không có chỗ dùng.
Khó khăn của tôi với Đại Huệ là
ở chỗ tôi có thể thấy ông ấy đơn giản lặp lại như vẹt. Bản thân ông ấy không hiểu
điều ông ấy nói. Ông ấy đủ thông minh để hiểu thấu những lời được người chứng
ngộ nói ra, và trí nhớ của ông ấy là tốt - ông ấy có thể lặp lại chúng. Nhưng
tôi không cảm thấy chút nào rằng ông ấy hiểu điều ông ấy nói.
Thấy chăng? Phật Thích Ca trên
hội Pháp Hoa, Xá Lợi Phất ba phen ân cần thưa hỏi mà khi đó Phật Thích Ca không
có gì để mở miệng, rốt cuộc Ngài tận lực cũng chỉ có thể nói: "Pháp này chẳng
phải suy nghĩ phân biệt có thể hiểu được." Đây là cây dùi để mở cửa phương
tiện, hiển thị chân thật tướng, là việc cùng tột của Phật Thích Ca.
Ngay cả khi ông ấy kể lại sự vụ
có tầm quan trọng mênh mông như thế này... Mọi năm Phật Gautam thường có một cuộc
hội họp đặc biệt được gọi là hội Pháp Hoa của tôn giáo đích thực. Đây là cơ hội
đặc biệt, khi tất cả các sư lang thang tụ tập lại cùng nhau, cả nghìn sư.
Trong một hội như vậy sự vụ này
thực sự xảy ra.
Xá Lợi Phất là một trong những
đệ tử thân tín nhất của Phật, và Xá Lợi Phất là trưởng của Hội Pháp Hoa. Ông ấy
hỏi Gautam - khẩn nài Phật ba lần - để thuyết giảng, nhưng Phật Gautam vẫn còn
im lặng. Đại Huệ đã không hiểu im lặng đó trong thuyết giảng của ông ấy.
Đó là một hội chúng những người
có thể hiểu được tại sao ông ấy vẫn còn im lặng. Phật đã nói mọi điều được cần
để được nói: Trở thành im lặng và ông sẽ biết nó. Ông ấy không nói nó, vì bằng
việc nói nó, nó bị vẩn đục, ô uế; ông ấy đơn giản chỉ ra nó bằng im lặng của
riêng ông ấy. Và chắc chắn khi Phật hoàn toàn im lặng với mắt nhắm, toàn thể hội
chúng trở thành dường như không có người nào - im lặng hoàn toàn.
Xá Lợi Phất hỏi đi hỏi lại, và
Phật vẫn còn im lặng. Thực ra, ông ấy đã thuyết giảng rồi, ông ấy đã cho chìa
khoá vàng; ông ấy đã ban phúc lành cho toàn thể hội chúng bằng im lặng của ông ấy.
Điều đó nhắc tôi nhớ tới Jesus.
Pontius Pilate, thống đốc La Mã của vùng Judea, muốn bằng cách nào đó thả Jesus
vì ông ấy có thể thấy Jesus là hồn nhiên, anh ta đã không làm hại gì cho bất kì
ai. Anh ta nói mọi thứ gây tổn thương cho người truyền thống - nhưng đó là vấn
đề của họ. Và họ không có khả năng thuyết phục anh ta... điều đó chắc đã là
cách thức con người.
Nếu bạn bất đồng với tôi, điều
đó hoàn toàn được. Bất đồng không có nghĩa là bạn phải đóng đinh tôi; đó không
phải là luận cứ, và điều đó không chứng minh bạn đúng. Thực ra, ngược lại, nó
chứng minh bạn sai! Vì bạn không thể trả lời được con người này, bạn trở nên giận
- giận, khát máu tới mức bạn giết người này.
Nhưng đóng đinh Jesus, những
người đương đại của ông ấy chính thức công nhận chân lí của ông ấy. Đóng đinh
là việc thừa nhận rằng họ đã chấp nhận thất bại của họ. Nhưng trước khi điều đó
xảy ra, Pontius Pilate đã cố nói chuyện với Jesus... và Jesus đã trả lời mọi thứ.
Chung cuộc Pontius Pilate hỏi, "Chân lí là gì?"
Jesus nhìn vào mắt ông ấy và vẫn
còn im lặng. Pontius Pilate lại hỏi, "Chân lí là gì?" - đích xác ba lần.
Và Jesus liên tục nhìn vào mắt ông ấy, nhưng không nói một lời. Những người
không hiểu có thể nghĩ Jesus không biết chân lí; bằng không tại sao ông ấy im lặng?
Nhưng thực tại là: ông ấy im lặng vì đó là ngôn ngữ duy nhất trong đó chân lí
có thể được diễn đạt.
Đại Huệ đã không nắm được vấn đề.
Ông ấy nghĩ rằng,
Rốt cuộc Ngài tận lực cũng chỉ
có thể nói: "Pháp này chẳng phải suy nghĩ phân biệt có thể hiểu được."
Phật không bao giờ nói điều đó;
nó không phải là một phần của lịch sử đích thực. Ông ấy vẫn còn im lặng. Hội
chúng giải tán đi ngày hôm đó, và Xá Lợi Phất tuyên bố với hội chúng, "Tôi
đã hỏi câu hỏi của các ông - nó không phải là câu hỏi của tôi. Câu hỏi của tôi
ông ấy đã trả lời từ lâu trước đây. Nó là câu hỏi của các ông, các ông muốn biết.
Tôi đã hỏi nhân danh các ông ba lần, và thầy đã trả lời ba lần. Tôi biết ơn, và
tôi cám ơn thầy. Hội chúng giải tán cho hôm nay."
Điều Đại Huệ đang nói thực sự
là đổ vào lỗ hổng cái không hiểu riêng của ông ấy bằng một số lời. Điều này
không bao giờ xảy ra: Rốt cuộc Ngài tận lực cũng chỉ có thể nói: "Pháp này
chẳng phải suy nghĩ phân biệt có thể hiểu được."
Đây là bịa đặt riêng của Đại Huệ,
và lí do tại sao ông ấy phải bịa ra nó là ở chỗ bản thân ông ấy phải cảm thấy
không thoải mái về sự vụ này với ba im lặng. Ông ấy đã không thể hiểu được rằng
Phật đã nói nó, và bây giờ không có gì khác để được nói.
Hội chúng đã giải tán, và Xá Lợi
Phất biết rằng đây là câu trả lời. Có những điều không thể được nói, nhưng có
thể được hiểu. Chân lí là một trong chúng.
Đây là cây dùi để mở cửa phương
tiện, hiển thị chân thật tướng, là việc cùng tột của Phật Thích Ca.
Lần nữa ông ấy rơi trở lại vào
giáo lí thực về bản tính của thực tại. Không thể có bất kì giáo lí nào về bản
tính thực: mọi giáo lí đều triết lí hoá, mọi giáo lí đều là suy nghĩ, mọi giáo
lí đều là đối lập đối xứng với thực tại.
Đúng là Phật đã đi thuyết giảng
trong bốn mươi hai năm, nhưng điều ông ấy nói không phải là chân lí. Thế thì
sao ông ấy thuyết giảng? Ông ấy thuyết giảng chỉ để hấp dẫn những người bị mắc
bẫy trong trí tuệ của họ. Một khi họ được thuyết phục về mặt trí tuệ, họ tới gần
ông ấy hơn, họ trở nên thân thiết với ông ấy. Và trong thân thiết đó là việc truyền
trao, trong thân thiết đó im lặng có thể được nghe thấy. Cho nên việc thuyết giảng
của bốn mươi hai năm không nên được nhận tại giá trị bề mặt... ông ấy đã làm nó
chỉ như phương tiện.
Tôi không thuyết giảng cho bạn
bất kì cái gì chút nào.
Tôi đơn giản chuẩn bị cho bạn lắng
nghe im lặng của tôi.
Chắc chắn thuyết giảng có thể
được dùng để tạo ra im lặng, cũng như âm thanh có thể được dùng để tạo ra im lặng.
Nhưng âm thanh không phải là nhạc thực... nhạc thực là giữa các âm thanh, kẽ hở,
khoảng hở. Đại Huệ đã không hiểu vấn đề này chút nào.
Xưa kia thiền sư Tuyết Phong
cũng vì thiết tha về việc này mà ba phen đến Đầu Tử, chín lần đến Động Sơn. Vì
nhân duyên không khế hợp, sau đến thiền hội Đức Sơn.
Một hôm Phong hỏi Đức Sơn rằng:
Tông phong từ xưa nay dùng pháp nào khai thị người?
Đức Sơn nói: Tông ta không có
ngữ cú, cũng chẳng có một pháp để khai thị người.
Phong hỏi: Việc trong thiền
tông từ xưa nay, người học như con còn có phần hay không?
Đức Sơn cầm gậy đánh xuống rằng:
Nói cái gì!
Tuyết Phong ngay dưới gậy liền
vỡ tung được thùng sơn đen (ngộ).
Nhưng Đại Huệ không có khả năng
truyền đạt đúng đắn sự vụ đã xảy ra, nói cái gì đã xảy ra. Đánh ông ấy bằng thiền
trượng, bạn nghĩ dốt nát có thể bị làm tiêu tan đi không?
Đức Sơn là một trong những thầy
nổi tiếng nhất của Trung Quốc, và Tuyết Phong cũng là một thầy đã thức tỉnh thực
sự, cho nên không có vấn đề về dốt nát của ông ấy bị làm tiêu tan bởi việc dùng
thiền trượng đánh ông ấy.
Tuyết Phong đi tới Đức Sơn và hỏi
ông ấy, "Tông phong từ xưa nay dùng pháp nào khai thị người? "
Thầy nói, "Tông ta không
có ngữ cú, cũng chẳng có một pháp để khai thị người."
Tuyết Phong cũng hỏi, "Việc
trong thiền tông từ xưa nay, người học như con còn có phần hay không?"
Tại điểm này, thầy lấy chiếc
thiền trượng và lập tức đánh ông ấy, nói, "Nói cái gì?"
Đây chỉ là vui đùa giữa hai người
chứng ngộ; nó chẳng liên quan gì tới việc phá huỷ dốt nát của ông ấy. Không ai
có thể phá huỷ được dốt nát của bất kì ai bằng việc đáng người đó bằng thiền
trượng; bằng không mọi sự chắc đã dễ dàng thế! Tôi có thể gọi từng người trong
các bạn và cho cú đánh đau, và dốt nát của bạn biến mất và bạn trở nên chứng ngộ.
Không, đây đơn giản là chơi đùa
thôi. Thầy đánh chỉ để bầy tỏ cho Tuyết Phong, "Ông không thể lừa ta được...
ông đang hỏi theo cách khác để cho ta có thể nói cái gì đó mà không đúng. Ta đã
trả lời ông rồi: chúng ta không có học thuyết nào, và chúng ta không có bất kì
cách diễn đạt nào trong tông của chúng ta. Nó là tông phái tuyệt đối im lặng.
Chúng ta không nói, chúng ta không đọc kinh sách, chúng ta không tôn thờ Phật -
chúng ta đơn giản ngồi im lặng trên núi này. Dần dần, dần dần tâm trí biến mất.
Nó không có cái gì - không công việc, không khả năng nào của tham vọng, không vấn
đề về đạt tới bất kì cái gì - nó biến mất."
Và vì ông ấy lại hỏi - Đức Sơn
đã trả lời đầy đủ rồi - bây giờ hỏi lại ông ấy theo cách khác, theo cách thủ đoạn....
Đó đã là truyền thống trong Thiền mà các thầy thường đi tới nhau - Thiền là tôn
giáo rất vui vẻ, chơi đùa, không nghiêm chỉnh - và khi Đức Sơn thấy rằng Tuyết
Phong đã thử đem câu hỏi này lại từ góc độ khác, ông ấy đánh ông này bằng thiền
trượng và nói, "Nói cái gì? Ông đã không nghe thấy sao - chúng ta không có
bất kì cách diễn đạt bằng miệng nào, chúng ta không có học thuyết nào, cho nên ông
có thể phục vụ theo cách nào? Ông có thể là phương tiện cho tông phái cổ này
theo cách nào? Cách duy nhất là một phần của tông phái này... ông không thể là
phương tiện, ông không thể là người đưa tin, ông không thể là nhà truyền giáo
vì chúng ta không có bất kì thông điệp nào và chúng ta không có bất kì học thuyết
nào. Ông có thể tham gia vào tông phái này, ông có thể là một phần của nó,
nhưng là một phần của nó nghĩa là chỉ rơi vào trong im lặng hoàn toàn."
Nhưng Đại Huệ đã không thể hiểu
được điều đã xảy ra, cho nên ông ấy nói... và loại dịch này sang thế giới
phương Tây đang tạo ra ấn tượng rất kì lạ. Mọi người nghĩ rằng có lẽ đã có cách
đặc biệt đánh bằng thiền trượng, vì nó tuyệt đối ngớ ngẩn rằng bằng việc đánh bằng
thiền trượng mọi dốt nát của ông ấy bị tiêu tan.
Đây không phải là hoàn cảnh
này. Tuyết Phong đã là thầy chứng ngộ, ông ấy chỉ đang đùa. Nhưng Đức Sơn có
sáng suốt trực tiếp... bạn không thể đùa với ông ấy được, bạn không thể bắt ông
ấy làm theo cách nào đó để cho ông ấy đi ngược lại điều ông ấy đã nói. Ông ấy
đã đánh Tuyết Phong bằng thiền trượng chỉ để nói cho ông này, "Đủ rồi nhé!
Ta đã nói mọi thứ rồi, giờ cách duy nhất ta có thể đưa câu hỏi của ông vào im lặng
là bằng việc đánh đầu ông. Khi chúng ta không cần cái đầu của ông, chúng ta
không cần tâm trí của ông." Bằng việc đánh vào đầu ông này, Đức Sơn đang
nói, "Tâm trí ông phải không ở đây chút nào. Những người này đang sống
trong trạng thái của vô trí, và đó là tông phái của chúng ta."
Theo đó mà xem thì biết trong cửa
này, thông minh lanh lợi, phân biệt tính toán một chút cũng dùng không được.
Theo đó mà xem... bạn có thể thấy
các lời mà Đại Huệ đang dùng là những lời của thầy giáo trường học. Theo đó mà
xem thì biết trong cửa này, thông minh lanh lợi, phân biệt tính toán một chút
cũng dùng không được. Xem sao? Ông ấy vẫn hành xử như một học trò đang học,
đang xem xét - học thuyết của trường phái này là gì, triết lí của trường phái
kia là gì? Bản thân ông ấy không phải là người tham gia.
Cổ đức có nói: "Bát Nhã
như đống lửa lớn, gần nó ắt bị đốt cháy mặt mày, tính toán suy tư ắt rơi vào ý
thức."
Vĩnh Gia nói: Tổn pháp tài diệt
công đức. Tất cả đều do tâm ý thức.
Nếu đã có tâm muốn thấu đáo...
cứ nhìn vào lời của ông ấy. Chúng là lời của người viết luận văn; chúng không
phải là lời của thầy, người biết bản tính chói sáng riêng của mình.
Nếu đã có tâm muốn thấu đáo đạo
này, cần phải có chí quyết định chẳng đến được chỗ đại thôi nghỉ, đại giải
thoát, thề suốt đời không lui sụt.
Các thầy chứng ngộ không bao giờ
dùng cụm từ như thế, các đoạn như thế, những câu dài phức tạp thế. Đây là cách
tiếp cận trí tuệ.
Một Thiền sư đang ngồi trên bãi
biển, và một người tới và nói với ông ấy, "Tôi đã từng đi tìm thầy, nhưng
cuộc sống có nhiều trách nhiệm tới mức tôi không thể nào tới thầy được. Chỉ bởi
tình cờ tôi đi qua và tôi thấy thầy ở đây. Tôi nghĩ, 'Đây là cơ hội phải không
bỏ lỡ.' Tôi muốn hỏi - xin giải thích cho tôi theo cách rất đơn giản về chìa
khoá chủ của tôn giáo của thầy."
Thầy vẫn còn ngồi như tượng đá,
không nói cái gì, thậm chí không nháy mắt. Người này hơi sợ. Anh ta hỏi to,
"Thầy có nghe tôi hay không?"
Thầy cười và nói, "Đây là
câu hỏi ta đáng phải hỏi ông. Ông có nghe thấy ta hay không?"
Người này nói, "Nhưng thầy
đã không nói gì cả."
Thầy nói, "Đó là giáo huấn
của ta: không có gì để nói, nhưng chỉ trải nghiệm."
Người này nói, "Điều đó
không giúp gì tôi cả. Cứ cho tôi thêm chút nữa đi; tôi có thể không có khả năng
tới thầy lần nữa."
Thế là thầy viết lên cát bằng
ngón tay mình: "dhyana... 'thiền.'" Người này nói, "Điều đó hoàn
toàn đúng, nhưng nó không tạo ra mấy ý nghĩa cho tôi. Thầy không thể giải thích
nó thêm một chút được sao?" Thế là thầy viết dhyana, bằng chữ to hơn. Người
này nói, "Chữ nhỏ hơn hay chữ lớn hơn, nó sẽ chẳng giúp cho tôi."
Thầy nói, "Ta không thể
nói dối chỉ để giúp ông. Ta đã đi xa như chân lí sẽ cho phép. Bên ngoài điều
đó, xin ông tha thứ cho ta. Ta đã bảo ông mọi thứ rằng tôn giáo của ta bao gồm:
im lặng là việc nở hoa của nó, và thiền là rễ. Bây giờ biến đi!"
Các Thiền sư, hay bất kì thầy
chứng ngộ nào, không nói như các người trí thức, như giới trí thức. Họ có cách
riêng của họ... cách rất đặc biệt. Chỉ những người sẵn sàng mở tâm cho họ mới
có thể được rót đầy bằng năng lượng của họ, có thể cho phép vài tia sáng đi vào
trong bản thể họ, có thể có hoa nào đó trút xuống họ - vì việc truyền trao xảy
ra không trong lời. Nó là có thể khi cả hai người, thầy và người hỏi, đang di
chuyển trên cùng chiều dài sóng, trong cùng trạng thái của im lặng.
Đại Huệ nói, Chỗ đại thôi nghỉ,
đại giải thoát,... Và ông ấy vẫn tiếp tục: "Thực ra Phật pháp chẳng có nhiều,
tu lâu khó đắc."
Ông ấy đang diễn đạt hiểu biết
riêng của ông ấy. Mọi thứ là có thể trong cách tiếp cận của Phật Gautam tới thực
tại; thực ra, nó là tôn giáo giầu có nhất trên toàn thế giới. Không tôn giáo nào
đã đi tới chiều cao đó, đỉnh cao đó, và không tôn giáo nào đã có thể tạo ra nhiều
người chứng ngộ thế trên thế giới. Phần lớn các tôn giáo vẫn còn rất tầm thường,
rất trần tục.
Phật đứng ra hoàn toàn một mình
khi có liên quan tới sự trưởng thành của tâm thức con người; ông ấy là người
đóng góp lớn nhất. Phần lớn những người chứng ngộ đã bắt nguồn từ sáng suốt của
ông ấy, cho nên thật ngu xuẩn mà nói, " Thực ra Phật pháp chẳng có nhiều."
Và tại sao ông ấy nói điều này? Vì Phật pháp, tôn giáo của Phật Gautam, không
có chuyên luận triết lí lớn, mà chỉ những điều đơn giản: im lặng, vô trí, thiền,
sống một cách toàn bộ, chứng kiến. Chỉ trên hai bàn tay... mười ngón tay có thể
là đủ để đếm toàn thể Phật pháp.
Một cách tự nhiên, với người
trí thức điều này dường như chẳng là mấy. Nhưng người trí thức không hiểu rằng
bạn có thể có trái núi khổng lồ được làm chỉ từ đá; nó sẽ lớn khi có liên quan
tới trọng lượng, nhưng chỉ một viên kim cương Kohinoor là đủ... nó giá trị hơn
nhiều so với cả trái núi của bạn. Các tôn giáo khác có những học thuyết lớn.....
Phật đã nói đi nói lại,
"Ta chỉ là ngón tay chỉ trăng, và nhấn mạnh của ta là: 'Không nhìn vào
ngón tay của ta mà nhìn vào trăng.' Ngón tay của ta không ngụ ý bất kì điều gì;
thực tại có đó trong trăng. Quên ngón tay ta đi, và nhìn vào trăng." Cho
nên cho dù bất kì cái gì nhỏ bé mà ông ấy đã nói tới, ông ấy đã nhấn mạnh rằng
nó chỉ là mũi tên chỉ cho bạn con đường và chiều hướng. Một cách tự nhiên, với
người trí thức, triết gia, thế này là chẳng mấy.
Toàn thể cách tiếp cận của Đại
Huệ là tới mức nó bị trộn lẫn. Để lọc ra điều ông ấy đã lấy được từ người chứng
ngộ, điều ông ấy đã lấy được từ người có học thức, và điều ông ấy đã tự mình tạo
ra là không khó với tôi, nhưng nó sẽ khó cho bạn. Và đó là lí do tôi đã chọn cuốn
sách này. Điều này sẽ cho bạn ý tưởng rằng bất kì khi nào bạn đọc ai đó hay
nghe ai đó bạn phải rất tỉnh táo. Người đó có sự hiện diện, chiều sâu, im lặng,
thẩm quyền tới từ kinh nghiệm riêng của người đó không? Hay người đó chỉ là người
thông thái? Và hỏi mọi người, "Bạn có tự mình biết điều đó không?" và
bạn sẽ lập tức thấy... nếu họ ngần ngại cho dù một khoảnh khắc hay sửng sốt, họ
đã không mong đợi rằng bạn sẽ hỏi điều này.
Từ chính thời thơ ấu của tôi điều
đó đã từng là trò chơi thích thú nhất mà tôi đã từng tham gia vào. Tôi không
bao giờ chơi với lũ trẻ cùng tuổi tôi. Toàn thể thời gian của tôi được tham gia
vào một loại trò chơi khác. Một swami, Swarupananda, thường tới thị trấn, và
ông ấy thường ở cùng với một trong những người bạn của bố tôi. Người bạn này rất
giầu và nổi tiếng là người khôn ngoan; mọi thánh nhân thường ở lại trong nhà
khách của ông ấy. Nhưng ông ấy rất giận tôi, vì bất kì khi nào ông ấy thu xếp
cuộc gặp mặt cho các thánh nhân của ông ấy, tôi bao giờ cũng ngồi hàng đầu.
Tôi bao giờ cũng thường đưa ông
tôi đi cùng, và ông tôi, ngay trong tuổi già của ông, thực sự là người rất rôm
rả. Ông sẽ liên tục huých tôi, nói "Bắt đầu đi! Làm cái gì đó đi."
Và tôi sẽ gợi ý, "Nhưng để
ông ấy nói đã, để ông ấy nói cái gì đó mà cháu có thể tìm thấy lỗi." Và
ngay giữa cuộc họp tôi sẽ đứng dậy và hỏi chỉ một câu hỏi, "Đây có phải là
cảm giác riêng của ông, hay kinh nghiệm riêng của ông? Và xin ông nhớ cho, ông
đang ở trong ngôi đền của Thượng đế" - những cuộc họp thế này thường xảy
ra trong ngôi đền đẹp nhất trong thành phố - "cho nên ông không thể nói dối
được!" Và người này sẽ ngần ngại, và tôi sẽ nói, "Ngần ngại của ông
đang nói ra mọi thứ! Hoặc ông biết, hoặc ông không biết. Chỗ cho ngần ngại ở
đâu?"
Người trí thức có thể nói về đủ
mọi loại đồ vật. Tóm ngay cổ họ và hỏi họ, "Nó có là kinh nghiệm riêng của
ông không?" - và nhìn ngay vào mắt họ. Bạn sẽ ngạc nhiên là trong một trăm
người có lẽ bạn có thể tìm thấy một người đang nói từ kinh nghiệm nào đó; bằng
không, tất cả đều được vay mượn. Và mọi điều được vay mượn đơn giản là chuyện
tào lao. Những người này đã làm hại nhân loại còn nhiều hơn bất kì ai khác vì họ
nói những lời hoa mĩ, nhưng những lời hoa mĩ đó là chết. Và bởi vì những người
này mà đã trở thành khó tìm ra thầy thực, vì có nhiều thầy giáo giả thế trên khắp
thế giới.
Đây là không trung thực lớn nhất
mà con người có thể làm cho nhân loại. Bạn có thể gian lận mọi người vì tiền,
không có gì mấy trong điều đó; bạn có thể là kẻ lạm dụng lòng tin và làm đủ mọi
loại lừa dối... điều đó là được với tôi vì không thành vấn đề liệu tiền ở trong
túi người này hay trong túi người khác; tiền vẫn ở trong túi - có vậy thôi. Nó
không phải là mất mát lớn theo bất kì cách nào.
Nhưng người không có kinh nghiệm
đang giả vờ là thầy thì thực sự gây hại cho bạn về tâm linh. Họ đang cho bạn những
lời chết - chúng không ngụ ý cái gì - và chúng đang ngăn cản bạn khỏi tìm ra
người đúng. Khi có nhiều người giả thế, khả năng lớn hơn là ở chỗ bạn sẽ bị bắt
bởi người giả nào đó. Và người giả bao giờ cũng tốt hơn, thuyết phục hơn; người
đó nói theo cách hỗ trợ cho định kiến của bạn.
Thầy không chăm nom về định kiến
của bạn... thầy hiện hữu để phá huỷ chúng. Thầy không thể tốt như người giả được,
thầy phải cứng rắn. Chỉ những người có khao khát thực - như cơn khát - để trở
nên được chứng ngộ, để đạt tới ngọn nguồn cuộc sống của họ, có thể dung thứ cho
sự cứng rắn, hành vi kì lạ của thầy. Thầy sẽ không theo bạn. Bạn phải theo thầy.
Thầy giả bao giờ cũng sẵn sàng theo bạn - điều đó đáp ứng cho bản ngã của bạn.
Nhưng thầy thực không thể theo
bạn được. Thầy buộc phải phá huỷ hoàn toàn bản ngã của bạn, thầy buộc phải lấy
đi tâm trí của bạn một cách đầy đủ. Thầy để lại cho bạn chỉ không gian sạch sẽ.
Trong không gian sạch sẽ, im lặng đó, là việc nhận ra của bạn. Nó không phải là
thành tựu, nó chỉ là khám phá.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Osho.
0 Đánh giá