SỐNG THIỀN - Thế giới này là kì lạ bởi vì đôi khi người điên hiểu nó còn người khôn bỏ lỡ nó

SỐNG THIỀN - Thế giới này là kì lạ bởi vì đôi khi người điên hiểu nó còn người khôn bỏ lỡ nó

Price:

Read more



Ta là cái nhỏ vô cùng và là vũ trụ, Ta là thế giới kì lạ này. Ta là thế giới cổ đại.
Ta là ý thức, cội nguồn của tất cả mọi cái đang đó.
Ta là chúa tể của ánh sáng vàng, ánh sáng sáng ngời. Ta là ân huệ và tốt lành.
Cuộc sống không bị phân chia thành các bộ phận, nó là không thể phân chia được. Cho dù nó dường như bị phân chia thành các bộ phận, dầu vậy, nó là không phân chia. Bạn thấy nhiều bộ phận, nhưng tất cả các bộ phận, tại chính gốc rễ của chúng, đều là một. Bằng không sẽ không có khả năng nào cho thế giới tồn tại, cho vũ trụ tồn tại. Sự tồn tại sẽ rã ra nếu nó chỉ là nhiều bộ phận. Nó không rã ra bởi vì nó không bị phân chia thành các bộ phận, nó là không phân chia.
Bạn có thể hiểu điều đó theo cách này: tay bạn là một phần của bạn, mắt bạn là một phần của bạn, chân bạn là một phần của bạn, nhưng bạn là không phân chia. Sâu bên dưới, mắt bạn và tay bạn tất cả đều được nối và được thống nhất. Mắt bạn thấy và thế rồi tay bạn chuyển động để làm cái gì đó. Mắt bạn thấy rắn trên đường và chân bạn lập tức nhảy, vậy mà chân tách rời với mắt - chân không thể thấy được và mắt không thể nhảy được. Tay có thể chạm, tai có thể nghe; tim bơm máu và óc nghĩ. Máu chảy; thịt, xương và tuỷ được hình thành - đây đều là các bộ phận. Nếu bạn cố hiểu từng phần một cách tách rời, từng phần chúng dường như tách rời. Nhưng nếu bạn nhìn sâu hơn, nhìn bên dưới tất cả các bộ phận, có cái gì đó tràn ngập tất cả chúng. Bằng không làm sao mắt có thể thấy rắn và thế rồi chân lập tức nhảy? Ở đâu đó, theo cách nào đó, mắt và chân phải được nối.
Ở đâu đó, mắt và chân phải là hai mặt của cùng một điều. Ở đâu đó trong chiều sâu, tim bơm máu và óc tư duy phải được nối, bởi vì thay đổi ý nghĩ trong óc ảnh hưởng tới nhịp đập tim. Thay đổi của ý nghĩ trong óc ảnh hưởng tới luồng máu. Nếu giận dữ xuất hiện trong não, áp huyết tăng lên. Ham muốn dục nảy sinh trong não và toàn bộ thân thể bị ảnh hưởng, chuyển động. Chiếc gai đâm vào chân bạn và nước mắt trào ra từ mắt bạn. Ở đâu đó, tại mức độ nào đó, chân và mắt, tim và não, từng và mọi tế bào của thân thể phải được nối với nhau.
Mối nối đó không thấy được, chỉ các bộ phận là thấy được. Mối nối đó là vô hình với mắt. Nó nhất định phải là như vậy bởi vì tính một được ẩn kín sâu bên trong. Đích xác giống thế này, cũng như người bên trong chúng ta được nói với cái toàn thể, toàn bộ vũ trụ nữa cũng được nối với cái toàn thể.
Bạn có thể hiểu điều đó dễ dàng hơn theo cách này. Trong mọi người lớn đều có bẩy mươi tỉ tế bào sống. Điều đó nghĩa là bẩy mươi tỉ tế bào sống đang làm việc để cho thân thể con người vận hành. Nói cách khác, bẩy mươi tỉ tế bào đang sống trong bạn; bạn là một thành phố khổng lồ. Đây là lí do tại sao ở Ấn Độ họ đã gọi thân thể là pur, thành phố, và bạn là một purush.
Bạn là thành phố lớn với bẩy mươi tỉ người đang sống trong thân thể bạn. Từng tế bào đều có định mệnh riêng của nó bên trong bản thân nó, cá tính riêng của nó bên trong bản thân nó. Mọi tế bào trong thân thể bạn đều là một người theo quyền riêng của nó. Không theo quyền riêng của bạn; thay vì thế, nó là một người theo quyền riêng của nó. Nếu một tế bào bị lấy ra khỏi bạn, nó sẽ vẫn còn sống mà không có bạn, và nó có thể sống mười triệu năm. Bạn sẽ bị kết thúc trong bẩy mươi năm và tế bào này có thể sống trong mười triệu năm theo quyền riêng của nó. Từng tế bào đều có tâm và bộ não tí hon riêng của nó.
Các nhà khoa học nói rằng nếu không phải hôm nay, thế thì có lẽ ngày mai, chúng ta có thể biết rằng một tế bào có kinh nghiệm riêng của nó, ý nghĩ riêng của nó, bản ngã riêng của nó. Tại sao? - bởi vì nó tự bảo vệ nó, nó làm nỗ lực để cứu cuộc sống của nó. Nó co lại khi bị tấn công và mở rộng trong yêu. Tế bào cũng yêu.
Và tế bào sống này không có ý tưởng gì về bạn, rằng bạn cũng tồn tại. Bẩy mươi triệu tế bào sống này trong thân thể bạn không có ý tưởng chút nào rằng cùng nhau chúng thiết lập nên một con người, rằng qua việc tổ hợp của tất cả chúng, một nhân cách được tạo ra. Chúng không có ý tưởng nào về điều này.
Upanishads tin, các nhà huyền môn tin - nói họ tin là không đúng, họ biết - rằng theo cùng cách đó chúng ta cũng là những tế bào sống, tí hon trong vũ trụ bao la này, và chúng ta chẳng có ý tưởng về cái gì được tạo ra trong việc thống nhất tất cả chúng ta. Vào ngày chúng ta đi tới biết điều đó, chúng ta gọi tên nó là “Thượng đế.”
Tất cả chúng ta đều là những tế bào sống trong thân thể của vũ trụ bao la này. Chúng ta sống theo quyền riêng của mình, cũng như các tế bào sống trong thân thể chúng ta sống theo quyền riêng của chúng. Có lẽ một ngày nào đó, thậm chí qua những quan sát tinh tế hơn, người ta sẽ phát hiện ra rằng thậm chí còn có những tế bào sống nhỏ hơn tồn tại theo quyền riêng của chúng bên trong những tế bào sống nhỏ bé này.
Cũng như có các nguyên tử và hạ nguyên tử, điện tử, cùng nhau tạo nên vật chất, có các hạt, các tế bào sống của ý thức, mà cùng nhau chúng tạo ra toàn thể cuộc sống. Thấy cuộc sống bao la này trong các bộ phận là khoa học, thấy nó như cái không phân chia được là tôn giáo.
Nhà khoa học khi nghiên cứu thân thể bạn thậm chí sẽ phân chia cái đó thành các bộ phận. Ông ta sẽ phân chia nó thành các bộ phận và ông ta chắc chắn sẽ cố hiểu từng tế bào một cách tách biệt. Và bởi vì không một tế bào nào trong thân thể bạn có ý tưởng gì về bạn, nó không thể cho ông ta bất kì thông tin nào về bạn. Cho nên nhà khoa học sẽ nói rằng không có linh hồn, rằng con người chỉ là tập hợp của hàng trăm tỉ tế bào - không phải là một đơn vị hữu cơ mà là một tập hợp. Con người không là gì hơn điều đó, linh hồn không là gì nhiều hơn điều đó: chỉ là tập hợp của bẩy mươi tỉ tế bào sống. Thế nữa, khi ông ấy giải phẫu bất kì tế bào nào trong số này, ông ấy sẽ chỉ thấy các yếu tố hoá chất nào đó, chất khoáng nào đó, chất lỏng nào đó, vật chất nào đó. Nhưng hạt vật chất đó sẽ không cho ông ta thông tin rằng cái chúng được tạo nên là cuộc sống. Chúng nữa sẽ cho thông tin chỉ về bản thân chúng; chúng nữa cũng không có ý tưởng gì về cuộc sống.
Cho nên chung cuộc, nhà khoa học sẽ nói rằng tế bào sống là hợp chất của các cấu phần hoá học và linh hồn con người là tổ hợp của những tế bào này. Một tổ hợp thôi! Hiểu hệ luỵ này đi: không có cái gì độc lập được gọi là cuộc sống đâu, nó chỉ là tổ hợp thôi. Nó là tổ hợp của các bộ phận, nó không phải là một toàn thể không phân chia được.
Hiểu biết của tôn giáo đích xác đối lập lại: tôn giáo nói rằng chúng ta không phải là tổ hợp của các bộ phận, mà là một toàn thể không phân chia được. Bộ phận là một mẩu của toàn thể không phân chia được, nhưng cái toàn thể không phân chia được lại không phải là tổ hợp của các bộ phận của nó. Cái toàn thể không phân chia được tồn tại theo quyền riêng của nó. Nó không được tạo ra bởi việc tổ hợp của các bộ phận, nó không phải là việc lấy tổng toán học nào đó; nó là một đơn vị hữu cơ. Nó là bản thân cái không thể phân chia được. Bộ phận không có tri thức về toàn thể. Bộ phận không biết về cái toàn thể không phân chia được bởi vì bộ phận sống bị giới hạn trong bản thân nó, cho nên nó không biết. Khi bộ phận đi ra khỏi sự hạn chế của nó, khi nó vươn lên trên bản thân nó, khi nó thức dậy và nhìn ra ngoài bản thân nó, thế thì nó bắt đầu cảm nhận cái toàn thể không phân chia được.
Chìa khoá cho hiện tượng vươn lên trên bản thân mình được gọi là việc chứng kiến; sợi chỉ cho hiện tượng vươn ra bên ngoài bản thân người ta là việc chứng kiến. Bất kì khi nào bạn bắt đầu nhìn bản thân bạn bằng con mắt của nhân chứng, nhận biết về cái không thể phân chia được sẽ bắt đầu nảy sinh trong bạn. Bạn thấy tất cả các bộ phận: bạn thấy tay, chân, mắt - nhưng ai có đó để mà thấy tất cả chúng? Thực thể đó trở thành tách biệt. Và vì nó tách biệt, cái toàn thể không phân chia bắt đầu được phản xạ lên các bộ phận, hay cái toàn thể không phân chia được bắt đầu nảy sinh từ bên trong các bộ phận. Cảm giác ngủ trong các bộ phận bị phá vỡ, và việc thức tỉnh xảy ra trong bạn và mắt bạn nhìn ra bên ngoài bản thân bạn.
Bạn có thể hiểu điều đó rõ hơn theo cách này: có đứa bé trong bụng mẹ, nó chẳng có ý tưởng gì về thế giới. Sao nó không có ý tưởng gì về thế giới? - bởi vì đứa bé trong bụng mẹ là một thực thể đầy đủ theo quyền riêng của nó, và nó không có mối quan hệ nào với thế giới cả. Nó thậm chí không biết rằng mặt trời mọc, rằng có sao và trăng; nó không biết rằng có người, rằng có thế giới bao la - nó chẳng biết gì về điều này. Và bên trong bụng mẹ đứa trẻ được xác định an toàn như một thực thể đầy đủ tới mức chẳng có gì đáng ngạc nhiên là nó bắt đầu cảm thấy bản thân nó là toàn thể thế giới. Nó không bị yêu cầu phải làm nỗ lực nào để thu xếp thức ăn hay thức uống hay sự an toàn của mình; nó không bị yêu cầu phải làm gì cả - nó chỉ hiện hữu. Và nó toàn bộ ở đó, chẳng cái gì thiếu trong bản thể nó ở đó. Nó thậm chí không thể có một ý tưởng rằng có cái gì khác hơn bản thân nó. Nhưng khi nó ra khỏi bụng mẹ nó sẽ làm tan tành các biên giới của nó và thế giới sẽ bắt đầu tồn tại cho nó.
Đây là lí do tại sao các nhà tâm lí nói rằng việc sinh là rất khó chịu cho đứa trẻ, rằng nó trải qua cú choáng lớn. Nó đã có sự tồn tại hoàn toàn bị giới hạn vào các biên giới, và bỗng nhiên biên giới đó bị tan tành và nó tự thấy mình hoàn toàn bị lúng túng trong thế giới vô biên. Lần đầu tiên nó nhận ra “Mình không phải là tất cả mọi thứ có đó. Nhiều thứ nữa khác mình tồn tại trong thế giới này.” Các nhà tâm lí nói rằng cú choáng này sâu sắc tới mức con người không thoát ra khỏi nó trong cả đời mình. Các nhà tâm lí còn đi xa nữa để nói - và có chân lí gì đó trong điều đó - rằng an bình, phúc lạc, tự do, linh hồn, Thượng đế mà con người tìm kiếm tất cả chỉ vì kinh nghiệm này của con người trong bụng mẹ. Trong bụng mẹ nó tuyệt đối tự do, tuyệt đối trong phúc lạc, trong thanh thản; không có căng thẳng, cuộc sống là sẵn có toàn bộ mà không có vấn đề gì; không có trách nhiệm, không gánh nặng, không lo âu.
Các nhà tâm lí nói rằng việc tìm kiếm moksha, giải thoát tối thượng, là bởi vì an bình tuyệt đối mà chúng ta đã trải nghiệm trong bụng mẹ. Và tới mức nào đó, có chân lí nào đó trong điều này. Kinh nghiệm đó là kinh nghiệm sâu sắc, và nó được tiếp nối bởi cú choáng về thế giới. Cho tới giờ không nhà tâm lí nào đã làm việc ghép nối giữa phát kiến này và tư duy Ấn Độ, bằng không thì họ sẽ bị ngạc nhiên. Nếu như họ làm ghép nối này họ sẽ lập tức hiểu ra rằng ham muốn của tâm trí Ấn Độ để trở nên tự do với chấn thương sinh ra - cách để thoát khỏi cú choáng tới từ việc được sinh ra.
Khái niệm Ấn Độ về moksha là về bụng mẹ bao la. Chúng ta đã gọi nó là hiranyamaya-garbha, bụng mẹ của điều thiêng liêng. Ước ao là được biến mất vào trong bụng mẹ của điều thiêng liêng là theo cùng cách như người ta đã ở trong bụng mẹ thường - không lo lắng, không đau đớn, không nhận biết về cái khác.
Nhưng khi đứa trẻ ra khỏi bụng mẹ nó thấy thế giới. Khi hạt mầm vỡ ra và đâm chồi, nó thấy mặt trời. Đây là tình huống của chúng ta: rằng như chúng ta hiện tại, chúng ta bị đóng trong cái vỏ của bản ngã. Chúng ta không thấy gì bên ngoài nó; chỉ mỗi “tôi” và “tôi” thêm nữa là được thấy. Ngay cả thỉnh thoảng một thoáng nhìn về ai đó khác xảy ra, điều đó nữa cũng bởi vì người này là “của tôi.” Người đó là bạn tôi, là anh tôi, là vợ tôi, là chồng tôi. Chỉ thế thì một hơi chút tiếp xúc mới xảy ra với người này qua cái "của tôi" này, chỉ thế thì tôi mới có chút ít thoáng nhìn về người này. Đây là toàn thể thế giới của tôi, và tôi chẳng có ý tưởng gì về cái bao la ở bên ngoài thế giới của tôi.
Tôn giáo là việc tái sinh - nó là việc đi ra từ bụng mẹ khác. Nó cũng làm tan tành bản ngã. Nhưng bản ngã sẽ tan tành chỉ khi cái gì đó nhú ra trong bạn mà ở ngoài tổng của các bộ phận của bạn, khi cái gì đó khác hơn tổng của các bộ phận của bạn bắt đầu nảy sinh trong bạn. Ngày bạn bắt đầu cảm thấy cái toàn thể trong các bộ phận, chỉ thế thì biết rằng bạn đã bắt đầu cuộc hành trình tới brahman, thực tại tối thượng.
Điều đầu tiên là ở chỗ cái toàn thể không phân chia được không phải là tổng của các bộ phận. Hiểu điều này sâu sắc hơn một chút, thế thì có lẽ bạn sẽ có khả năng hiểu thấu nó, bởi vì khái niệm này là khó. Và bởi vì nó không phải là kinh nghiệm của bạn theo bất kì cách nào nên nó thậm chí còn trở nên khó hiểu hơn.
Chẳng hạn, số mười là việc lấy tổng: nếu bạn cộng số một mười lần, nó trở thành mười. Nếu bạn trừ đi số một mười lần, nó trở thành không, chẳng cái gì còn lại. Cho nên số mười chỉ là tổng của các bộ phận; trong nó chỉ có việc lấy tổng.
Thế rồi có bài thơ: nó không phải là tổng của tất cả các từ trong nó - có cái gì đó còn hơn thế trong nó. “Cái gì đó hơn” đó so với tổng các từ chính là sự khác biệt giữa toán học và thơ ca. Nếu ai đó nói bài thơ chỉ là tổng của các từ của nó, người đó đang đưa ra phát biểu sai. Khi bạn đọc bài thơ, cho dù về sau bạn có quên từ rồi, hương thơm nào đó của bài thơ sẽ vẫn còn với bạn. Cho dù từ không còn trong kí ức bạn, tác động của bài thơ lên tâm bạn vẫn còn nấn ná đằng sau. Nếu bạn lấy tất cả các từ của bài thơ ra và làm một danh sách các từ đó trên mảnh giấy, thế thì việc đọc chúng lên sẽ không tạo ra cảm giác mà sẽ khuấy động tâm bạn. Hay nếu bạn bố trí lại những từ đó trong bài thơ theo cách khác đi, tất cả thơ ca sẽ rời ra, nó sẽ biến mất. Điều bạn kinh nghiệm khi bạn đọc bài thơ không chỉ là tổng của các từ. Nó là cái gì đó còn nhiều hơn thế.
Có lẽ bạn cũng có thể thấy điều này hơi chút khó hiểu, cho nên bạn có thể hiểu nó theo cách này: hoạ sĩ tạo ra bức vẽ trên vải vẽ - người đó tạo ra bức tranh bằng mầu sắc, nhưng bức tranh không chỉ là mầu sắc. Cũng những mầu đó trở thành cái gì đó khác trong tay của một Picasso; cũng những mầu đó trở thành cái gì đó khác trong tay của một Van Gogh. Bạn có thể dùng cùng mầu sắc đó và nó sẽ không tạo ra cái gì cả. Cho dù bạn dùng bút vẽ đắt tiền và cho nhiều mầu sắc lên vải vẽ còn một Picasso chỉ ném mầu bình thường lên vải vẽ, bức tranh của ông ấy sẽ là cái gì đó phi thường. Bức tranh không chỉ là tổng của các mầu sắc của nó, nó là cái gì đó còn nhiều hơn thế. Nó biểu lộ qua mầu sắc, nhưng nó không chỉ là mầu sắc. Bài thơ biểu lộ qua từ, nhưng nó không chỉ là từ. Người chơi đàn veena đang gảy dây đàn veena, nhưng âm nhạc không chỉ là việc gảy dây đàn. Bất kì ai cũng có thể gảy dây đàn, nhưng điều đó sẽ không tạo ra âm nhạc. Trong cái chạm của nhạc sĩ có sự hài hoà bên trong; trong cái chạm của người đó có phẩm chất còn nhiều hơn chỉ là gảy dây đàn.
Có âm nhạc khác ẩn giấu đằng sau âm nhạc bạn nghe thấy. Âm nhạc ẩn giấu đó đang biểu lộ qua âm nhạc này, nhưng nó không phải là tổng của cái đó. “Tổng” nghĩa là bất kì cái gì ở trong bộ phận, nó sẽ là cùng cái đó khi chúng tất cả được cộng lại. Khi một thứ còn nhiều hơn tổng của các bộ phận, điều đó nghĩa là cái không có trong các bộ phận lại có trong tổng các bộ phận. Khi tổng còn nhiều hơn tổng của các bộ phận của nó, thế thì một đơn vị hữu cơ được sinh ra. Nhiều lần điều xảy ra là mọi người không có khả năng phân biệt được giữa hai điều này - và nếu bạn không thể làm được điều đó thế thì một chiều hướng rất quí giá của cuộc sống sẽ bị mất. Bạn không thể thấy được sự khác biệt, cho nên bạn có khả năng hiểu điều thứ nhất nhưng không có khả năng hiểu điều thứ hai.
Giả sử thân thể tôi bị cắt thành các bộ phận và thế rồi khi bạn gắn tất cả các bộ phận lại với nhau và dựng lại tôi... Hay nếu động cơ của chiếc ô tô được mở ra và từng mảnh được tháo ra và rồi được lắp lại: thế thì bạn sẽ biết sự khác biệt, rằng động cơ của chiếc xe ô tô chỉ là tổng của các bộ phận của nó. Bạn có thể tháo dỡ nó ra, lắp nó lại và động cơ sẽ bắt đầu chạy lại. Nhưng nếu bạn tháo thân thể của con người ra rồi gắn nó lại đích xác như cách nó đã là trước đây, chẳng cái gì sẽ bắt đầu lại. Cái gì đó đã bị mất rồi - cái còn nhiều hơn tổng của các bộ phận chính là cái đã bị mất.
Điều này nghĩa là chỉ cái là tổng của các bộ phận của nó mới có thể được hiểu qua phân tích. Cái còn nhiều hơn tổng các bộ phận của nó không bao giờ có thể được hiểu đúng qua phân tích. Đây là lí do tại sao chuyện xảy ra nhiều lần là ai đó rất giỏi văn phạm lại không thể hiểu được bài thơ, bởi vì người đó chỉ biết có tổng. Người đó biết qui tắc của ngôn ngữ, toán học của ngôn ngữ - người đó biết tất cả điều đó - nhưng có cái gì đó khác mặc dầu cũng biểu thị qua ngôn ngữ, lại ở bên ngoài các qui tắc. Nó là xa lạ với toán học, nó không phải là một phần của bất kì hệ thống nào. Nó biểu lộ bên trong hệ thống, nhưng nó tới, nó giáng xuống, từ bên ngoài hệ thống. Cái đó sẽ bị bỏ mất. Đây là lí do tại sao nhà ngôn ngữ càng biết về một ngôn ngữ, sẽ càng trở nên khó cho người đó hiểu bài thơ. Việc hiểu bài thơ đòi hỏi rằng bạn mở sang chiều hướng khác. Chiều hướng đó là việc hiểu rằng cuộc sống không phải là tổng của các bộ phận, nó còn nhiều hơn tổng đó và cái "nhiều hơn" đó chỉ trở nên rõ ràng trong tổng. Nếu bạn phá huỷ tổng, nó cũng sẽ biến mất.
Đó chính là chân lí sâu lắng được tuyên bố trong lời kinh này. Hiền nhân này nói:
Ta là cái nhỏ vô cùng và là vũ trụ.
Ta là cả hai! Không có nhu cầu nghĩ rằng nếu ta là cái nhỏ vô cùng, thế thì làm sao ta có thể là vũ trụ được? Trong lời kinh này hiền nhân này đang nói rằng mình là bộ phận và người đó cũng là cái toàn thể không phân chia được: “Ta ở trong cái nhỏ nhất và ta cũng ở trong cái bao la nhất.” Điều này nghĩa là cái nhỏ nhất và cái bao la nhất không phải là hai thứ; chúng được nối. Bằng không làm sao người đó có thể là cả hai được? Tôi trong ngón tay này và tôi cũng trong toàn thân thể. Thực tế, sự tồn tại của tôi trải rộng từ cái tí hon nhất tới cái bao la nhất.
Hay bạn có thể nói điều đó như thế này: cái nhỏ vô hạn và vũ trụ là hai cực của tôi. Trong cái tinh tế nhất của cái tinh tế, nơi cái nhìn không vào được và nó không thể được thấy, tại đó nữa, nó là tôi. Và trong cái bao la nhất của cái bao la, nơi cái nhìn không thể dò được biên giới, nơi nó trở thành vô hạn, tại đó nữa, nó là tôi.
Ở đây, “tôi” không nói tới hiền nhân này; cái “tôi” của ông ấy không có nghĩa bản ngã của ông ấy. Ở đây, “tôi” nghĩa là nhân chứng đã được nhắc tới trong lời kinh trước. Ở đây, “tôi” nghĩa là nhân chứng. Khi nhân chứng đó được kinh nghiệm, cái nhỏ và cái bao la trở thành chỉ là hai cực của cái một tôi. Và cái nhỏ và cái bao la lan toả theo nhiều chiều.
Jesus đã nói, “Trước khi có Abraham, ta hiện hữu.” Vào thời mà Jesus nói điều này, hàng nghìn năm đã trôi qua từ thời Abraham. Điều đó ngụ ý gì khi nói, “Trước khi có Abraham, ta hiện hữu”? Krishna đã nói với Arjuna, “Gita này mà ta đang chia sẻ với ông ta đã chia sẻ trước đây với nhiều hiền nhân của thời cổ đại, và thậm chí trước điều đó, đã chia sẻ với nhiều hiền nhân khác” - và đã hàng nghìn năm rồi kể từ thời các hiền nhân đó sống!
Krishna và Jesus đang nói gì? Họ đang nói rằng họ là điều vốn là đầu tiên theo chiều thời gian và cũng là điều sẽ là điều cuối cùng theo chiều thời gian: “Ta cũng là cái đó. Trong luồng thời gian, cái đầu tiên và cái cuối cùng là được nối. Toàn thể luồng thời gian là luồng của tôi. Tôi là cái nhỏ nhất của các hạt và tôi là trong cái bao la nhất của các mặt trời.” Đây là hai cực của không gian, cái vô cùng nhỏ và vũ trụ: cái đầu tiên và cái cuối cùng - đây là các cực của thời gian. Nó là cùng một, một thực tại theo mọi chiều hướng.
Trên bề mặt sẽ rất khó hiểu rằng mẩu bụi nhỏ nằm ở sân nhà bạn cũng là cùng toàn thể vũ trụ bao la này. Toán học sẽ thấy điều đó là khó bởi vì làm sao toán học có thể chấp nhận được rằng hạt nhỏ nhất và vũ trụ bao la cả hai là cùng một? Toán học sẽ nói, “Không có so sánh giữ hạt tí hon và vũ trụ bao la. Không có so sánh giữa vũ trụ bao la và hạt tí hon. Không có so sánh giữa nhành cỏ nhỏ bé này và cuộc sống bao la này.” Nhưng đó là cùng cuộc sống đang sống trong nhành cỏ và cũng đang bùng cháy trong mặt trời bao la.
Nếu bạn muốn, bạn cũng có thể hiểu nó theo cách khoa học; điều đó sẽ có ích chút ít. Bạn có thể đã không nghĩ về nó, rằng nếu bạn bắt đầu thăm dò thậm chí vào các phát kiến khoa học sâu thêm một chút nữa, và nếu bạn không tiếp tục việc truy tìm khoa học của mình trong những biên giới chính thống nào đó, thế thì ngay cả qua khoa học, những thoáng nhìn về tính tôn giáo sẽ bắt đầu tới cho bạn.
Chung cuộc, khoa học cũng làm việc trên cùng một điều, cùng cội nguồn cuộc sống, mà tôn giáo đã hội tụ vào. Các khám phá khoa học cũng sẽ có quan hệ nào đó với kinh nghiệm về tôn giáo, bởi vì cả hai đều làm việc tại cùng một điểm, tại một cội nguồn cuộc sống. Có nhành cỏ nhỏ: cuộc sống trong nó có nghĩa gì theo thuật ngữ của khoa học? Cũng như có cuộc sống trong bạn, có cuộc sống trong ngôi sao khổng lồ. Điều gì đang xảy ra bên trong ngôi sao khổng lồ? - và nó đang xảy ra trên qui mô bao la! Mặt trời của chúng ta lớn hơn trái đất sáu mươi nghìn lần; và mặt trời này của chúng ta chỉ là mặt trời hạng xoàng, nó không phải là mặt trời lớn gì mấy. Có những mặt trời lớn hơn nhiều trong vũ trụ.
Các nhà khoa học nói rằng có quãng hai tỉ mặt trời trong một mình thiên hà của chúng ta. Điều bạn gọi là ngôi sao trong đêm chính là các siêu mặt trời, mặt trời khổng lồ. Chúng trông như các ngôi sao tí hon bởi vì chúng ở xa vô cùng thế. Mặt trời của chúng ta rất nhỏ so với chúng, nó chẳng đứng được ở đâu khi so sánh với chúng. Nếu mà bạn hỏi về mặt trời của chúng ta trong vũ trụ bao la này, thậm chí sẽ khó mà biết được bạn đang nói về mặt trời nào.
Khi chúng ta có khả năng du hành trong không gian xa xăm và con người có thể đi cuộc hành trình xa và bắt gặp những người sống ở thế giới khác - và các nhà khoa học nói rằng có cuộc sống, hay ít nhất phải có cuộc sống, trên ít nhất năm mươi nghìn hành tinh - chúng ta sẽ lần đầu tiên biết rằng có các mặt trời khác ở ngoài kia và rằng có cuộc sống trên các hành tinh khác.
Nguyên tắc của cuộc sống là như nhau cho hàng tỉ và hàng tỉ hành tinh cũng như nó dành cho nhành cỏ nhỏ bé. Các nhà khoa học gọi nó là ô xi hóa. Họ nói rằng ngay cả lá cỏ tí hon cũng hít thở ô xi từ không khí và đốt cháy nó bên trong bản thân nó. Chính việc đốt cháy này nâng đỡ cho cuộc sống của nó. Điều đó cũng hệt như khi bạn đốt dầu trong đèn.
Bạn đã bao giờ để ý rằng nếu chiếc đèn đang cháy và có gió, thế thì đôi khi vẫn có khả năng cho ngọn lửa của chiếc đèn sống sót không? Nhưng nếu để bảo vệ nó khỏi bị gió, bạn che nó bằng ống chụp khói hay cái gì đó, nó sẽ bị tắt. Khi ngọn lửa dùng tất cả ô xi dưới cái phủ, nó sẽ chết đi. Nó không thể sống sót được. Ngọn lửa thường xuyên lấy ô xi từ bầu không khí và đốt cháy nó.
Bạn đang làm cùng điều đó đấy: việc thở thường xuyên của bạn là với mục đích hít ô xi vào, và có ngọn lửa bên trong bạn đốt ô xi này. Đây là lí do tại sao nếu việc thở của bạn bị dừng lại, bạn sẽ chết. Khi bạn che ngọn đèn bằng ống chụp, bạn dừng việc thở của nó; nó sẽ chết. Nếu bạn che nhành cỏ theo cùng cách, nó nữa cũng sẽ chết bởi vì bạn đã cắt nguồn cấp ô xi của nó. Nếu bạn trồng thực vật đẹp ngoài trời ở trong phòng mình, bạn sẽ thấy rằng nó bắt đầu chết, bởi vì theo khoa học, quá trình sống của nó là hít vào ô xi và đốt nó, và khi tất cả ô xi đã bị đốt hết, nó thở ra các bô nic. Chúng ta cũng làm cùng điều đó toàn bộ thời gian. Đây là lí do tại sao nếu bạn đi vào giấc ngủ trong phòng đông đúc và đóng hoàn toàn mọi cửa sổ, tất cả các bạn đều có thể bị chết vào buổi sáng. Khi ô xi trong phòng bị dùng hết và chỉ còn các bô níc tích luỹ lại, mọi người sẽ thở khí đó và sẽ chết sớm.
Dù đó là siêu mặt trời đang cháy hay nhành cỏ sống, tí hon hay Phật Gautam sống, qui luật của cuộc sống là như nhau. Theo khoa học, từng vật đều hít ô xi tỉ lệ theo kích cỡ và nhu cầu của mình. Nếu chúng ta có thể hiểu được điều này, chúng ta sẽ thấy rằng cuộc sống là một và cùng một từ cái nhỏ nhất tới cái bao la nhất.
Một số nhà khoa học ngờ rằng ngay cả Trái đất cũng thở, rằng nó thở qua từng lỗ chân lông của nó. Đây là lí do tại sao không thế giới nào có thể vẫn còn sống nếu không có ít nhất bầu không khí ô xi hai trăm dặm bao quanh nó. Theo một cách nào đó, bây giờ điều đã trở thành manh mối cho các nhà khoa học là bất kì hành tinh nào có bầu khí quyển bao quanh nó với một tỉ lệ ô xi với các bô níc đặc biệt thì đều phải có sự sống trên nó - bởi vì nó là sống. Điều này nghĩa là có những hành tinh nào đó chết và một số còn sống - nhưng cái chết hôm nay đã có thời sống, và cái đang sống hôm nay sẽ chết một ngày nào đó. Khoảng sống của chúng dài lâu. Chúng ta sống và chết nhiều, nhiều lần trong khi trái đất liên tục sống.
Núi cũng thở. Trong số các núi nữa, cũng có núi sống và có núi chết. Núi mà chúng ta bây giờ đang ngồi trên là núi chết, nhưng có thời nó đã sống. Đây là một trong những núi cổ nhất trên thế giới. So với núi này thì Himalaya chỉ là trẻ con, nhưng Himalaya vẫn sống.
Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng sâu bên dưới, lực hút mà người tìm kiếm phải thoát ra đối với Himalaya không phải là điều mọi người thường nghĩ đâu. Himalaya là một trong vài rặng núi sống còn lại trên trái đất này. Chúng vẫn sống, phát triển, thở. Himalaya đang phát triển từng ngày, vươn lên cao hơn. Vẫn có chuyển động và phát triển trong chúng. Thực hành tâm linh trở thành rất dễ dàng trên cái gì đó đang sống. Nhưng lần nữa, điều đó sẽ phụ thuộc vào kiểu kỉ luật tâm linh; chọn lựa của núi sẽ phụ thuộc vào kiểu kỉ luật tâm linh. Có những kỉ luật tâm linh nào đó được núi chết hỗ trợ.
Tất cả những nơi hành hương mà người Jaina đã chọn một cách có chủ ý đều là núi chết. Núi chết mang tính hỗ trợ cho kỉ luật tâm linh Jaina. Đó là lí do tại sao người Jaina đã hoàn toàn né tránh Himalaya. Điều đó thật đáng ngạc nhiên! Trong một nước có rặng núi như Himalaya, và một tôn giáo lại bỏ qua nó một cách hoàn toàn, không tạo tiếp xúc nào với chúng, chắc chắn phải có lí do sâu sắc nào đó cho điều đó. Himalaya là rặng núi đang sống còn kỉ luật Jaina, sâu bên dưới, dựa trên chủ nghĩa khổ hạnh. Và một chỗ càng chết, chủ nghĩa khổ hạnh càng sâu hơn. Kỉ luật tâm linh của người Hindu không co cuộc sống lại, mà trải rộng nó ra - nhưng cả hai đều đi tới cùng đích.
Nếu cuộc sống đạt tới cái không tuyệt đối qua việc co lại, con người sẽ đi vào cái vô hạn. Hay, nếu cuộc sống đạt tới cái toàn thể tuyệt đối qua việc trải rộng, thế nữa con người cũng sẽ đi vào cái vô hạn. Cho nên tất cả các chỗ hành hương mà người Hindu đã chọn, tất cả những chỗ cho kỉ luật tâm linh mà họ đã tạo ra, đều ở trên núi sống. Và nếu họ không thể tìm thấy núi sống, thế thì họ chọn dòng sông. Điều thú vị là không dòng sông nào là dòng sông chết cả, tất cả mọi dòng sông đều là sông sống. Sông chết chỉ nghĩa là lòng sông vẫn có đó và nước đã cạn khô. Cho nên sông chết là sông đã biến mất, cái không có đó thêm nữa. Người Hindu đã chọn bất kì chỗ nào cuộc sống sẵn có để làm chỗ của việc tìm kiếm tâm linh. Người Jaina đã chọn bất kì chỗ nào cuộc sống đã biến mất làm chỗ cho việc tìm kiếm tâm linh để cho chỉ có thể có sự mãnh liệt hơn của chủ nghĩa khổ hạnh, để cho họ có thể đi sâu hơn vào trong chủ nghĩa khổ hạnh.
Kỉ luật tâm linh của người Jaina là kỉ luật đi tới cái chết toàn bộ; do đó ngay cả santhara, cái chết có ý thức qua việc nhịn đói, cũng có thể được phép như một phần của nó. Kỉ luật tâm linh của người Hindu là kỉ luật hướng tới cuộc sống toàn bộ - nhưng kết quả là như nhau. Dù cuộc sống trở thành trống rỗng tuyệt đối hay nó trở thành tràn đầy tuyệt đối - đây là hai khả năng - người ta đều vượt ra ngoài. Dù bạn đi ra ngoài từ cực trống rỗng tuyệt đối hay từ cực tràn đầy tuyệt đối - cả hai cách bạn đều đi ra ngoài.
Trái đất đang thở, núi non đang thở - quá trình của chúng là một. Có những mỏ than trong Đất, và khoa học nói rằng nó là than đã được tích luỹ từ việc thở của Đất. Bên trong bạn nữa, than cũng tích luỹ, và chính việc tích luỹ than này làm bạn già đi. Than càng tích luỹ lại, bạn càng trở nên già hơn. Khi số lượng than trở nên nhiều hơn ô xi trong bạn về lượng, bạn ở gần cái chết. Theo khoa học, vào ngày bạn chết bạn đã trở thành than rồi. Vào ngày đó không còn ô xi trong bạn nữa; vật chất kết thúc, cái máy của bạn bị vỡ ra.
Nếu chúng ta coi nó như thuật giả kim của cuộc sống, thế thì vũ trụ toàn thể, bao la này sống qua một và cùng một quá trình, qua một việc làm này. Và nó là thuật giả kim của cuộc sống, ít nhất khi có liên quan tới biểu lộ của cuộc sống; nó không phải là bản thân cuộc sống, nhưng khi có sự cân bằng nào đó trong việc ô xi hoá này, nó chắc chắn là môi trường cho cuộc sống biểu lộ. Cho nên nếu trái Đất thở, điều đó có nghĩa.
Gần đây, một số nhà khoa học Nga đã nghiên cứu rằng cũng theo cùng cách như ngực chúng ta phồng lên xẹp xuống khi chúng ta thở, trái Đất cũng dãn ra và co lại trong từng khoảnh khắc. Thường chính bởi vì chuyển động này mà nhiều rối loạn trên trái Đất xảy ra. Nếu không hôm nay, thì ngày mai, sự việc sẽ trở thành rõ ràng rằng ngay cả trái Đất cũng bị đau tim! Không chỉ trái Đất chúng ta đâu, mà toàn thể vũ trụ cũng thở, dãn ra và co lại theo cùng cách như ngực chúng ta nở ra và co lại. Tất nhiên chu kì thời gian của việc dãn ra và co lại này sẽ là khổng lồ, bởi vì việc thở của vũ trụ sẽ là sâu khổng lồ. Người Hindu đã nói điều đó theo cách biểu tượng: rằng cái là niên kỉ cho chúng ta, chỉ là một ngày cho Brahma, thượng đế của sáng tạo. Có lẽ điều là mười triệu hơi thở cho chúng ta chỉ là một hơi thở cho Brahma. Có lẽ hơi thở đó sẽ dài dòng lê thê tới mức trong thời kì đó chúng ta sẽ được sinh ra và chết đi nhiều, nhiều lần - cho nên chúng ta thậm chí sẽ không để ý tới hơi thở đó.
Trong khi chúng ta đang thở, nhiều vi trùng chết; chúng sẽ không bao giờ đi tới biết rằng chúng ta thở. Trong khi chúng ta hít vào, trong thời gian đó, nhiều vi trùng sẽ sống và chết. Vào lúc môi mở của chúng ta chạm vào nhau, nhiều vi trùng đã được sinh ra và chết giữa các môi - chúng sẽ không bao giờ biết rằng chúng ta sẽ mở mồm lần nữa. Ai đó đã được sinh ra, sống, cho sinh thành người khác và chết đi trong khoảng một hơi thở đi vào, làm sao người đó có thể biết rằng hơi thở cũng sẽ đi ra?
Toàn thể vũ trụ này đang thở. Người Hindu đã nói: “Như trong thân thể, vũ trụ cũng vậy.” Cái ở trong cái nhỏ nhặt nhất là ở trong cái lớn lao nhất, sự khác biệt chỉ là ở kích cỡ.
Hiền nhân này nói:
Ta là cái nhỏ vô cùng và là vũ trụ. Ta là thế giới kì lạ này. Ta là thế giới cổ đại. Ta là ý thức, cội nguồn của tất cả mọi cái đang đó. Ta là chúa tể của ánh sáng vàng, ánh sáng sáng ngời. Ta là ân huệ và tốt lành.
“Ta là thế giới kì lạ này...” Ông ấy đã gọi nó là “kì lạ” một cách có chủ ý. Ông ấy đã nói rằng nó là kì lạ bởi vì không logic nào có thể giải thích được nó, không toán học nào có thể giải được nó. Đây là tính kì lạ của nó. Bất kì cái gì có thể được giải quyết qua toán học hay giải quyết bằng logic đều không thể được gọi là kì lạ. Nghĩa của từ kì lạ là ở chỗ toán học bị lúng túng, logic thành vô dụng, chẳng cái gì tới tay ta qua tính toán - thay vì thế, nó tới trong tay của những người đã vứt bỏ tất cả mọi tính toán và lấy cú nhảy. Thế giới này là kì lạ bởi vì đôi khi người điên hiểu nó còn người khôn bỏ lỡ nó.

Có lẽ khổ của con người là ở chỗ con người có quá nhiều tri thức. Có lẽ chính khổ của con người là ở chỗ con người đã ấn định mọi qui tắc cho cái gì là đúng, cái gì là thực, cái gì là đích thực, và thế rồi con người thấy bản thân mình trong rắc rối với bất kì cái gì không khớp vào trong nó.
Hi Lạp đã cho sinh thành ra logic, và trong hai mươi hay hai mươi nhăm thế kỉ nó đã phát triển quá trình này cực kì lớn. Nhưng điều rất thú vị đã xảy ra ở châu Âu: Hi Lạp cố tìm kiếm chân lí trên cơ sở logic, và thay vì tìm thấy chân lí, trong hai nghìn năm nỗ lực, họ đã tìm thấy cái gì đó khác. Việc nở hoa chung cuộc, cái đã nở ra ở phương Tây là từ cây đã lớn lên từ gốc rễ Hi Lạp này, nói, “Không có chân lí trong cuộc sống. Cuộc sống là vô nghĩa, cuộc sống là ngớ ngẩn, cuộc sống chẳng có ý nghĩa gì.” Chẳng tìm thấy chân lí nào, không đạt tới nghĩa nào cả. Thay vì tìm thấy nghĩa gì đó trong cuộc sống, câu trả lời nào đó về “tại sao” lại có cuộc sống, logic càng phát triển, họ càng đi tới kết luận rằng chân lí không tồn tại chút nào, và tất cả mọi việc nói về chân lí chỉ là chơi chữ.
Đây là lí do tại sao triết học đã chết ở phương Tây. Dù đó là ở Oxford hay Cambridge hay Harvard, điều đang được dạy ở đó nhân danh triết học lại không phải là triết học chút nào. Họ đang dạy rằng triết học được sinh ra từ sai lầm ngôn ngữ! Nó là vấn đề ngôn ngữ; nó là sai lầm, thất bại của ngôn ngữ. Chính bởi vì ngôn ngữ mà con người mới nêu ra những câu hỏi như vậy, bắt đầu theo đuổi chúng - nhưng không có chân lí như thế. Chân lí là trò chơi ngôn ngữ và không có nghĩa trong cuộc sống, mọi nghĩa đều là tưởng tượng. Và không có mạch hệ thống trong cuộc sống - cuộc sống là hỗn độn. Logic sẽ dẫn bạn tới những kết luận này.
Có lí do cho điều này. Nó là như vậy bởi vì cuộc sống là kì lạ, cuộc sống là huyền bí. Và bất kì khi nào bất kì ai bắt đầu hiểu huyền bí qua logic, người đó đã quyết định không hiểu nó. Tôi nói tôi đang yêu ai đó. Bây giờ, yêu là hiện tượng kì lạ. Nếu bạn nói, “Nó ở đâu? chỉ nó cho tôi,” thế thì tôi sẽ lâm vào rắc rối. Cho dù tôi cố chỉ nó ra cho bạn, tôi sẽ làm gì? Nhiều nhất mọi điều tôi có thể làm là cư xử một cách đáng yêu. Bạn bao giờ cũng có thể hỏi, “Cái gì đảm bảo rằng đây không phải là trò chơi?” Nó có thể là trò chơi chứ. Và chúng ta thấy nhiều điều nhân danh tình yêu tới mức khả năng là điều này nữa cũng là trò chơi. Bằng chứng nào có thể có đó về tính đích thực của nó?
Nếu ai đó hỏi những câu hỏi này với Hanuman, thần khỉ của người Hindu, ông ấy sẽ xẻ ngực mình mở ra và chỉ ra rằng có Chúa tể Rama đang sống trong tim ông ấy. Nhưng nếu ông ấy mà làm điều này ngày nay, bạn sẽ bắt giữ ông ấy để kiểm tra xem ông ấy có giở thủ đoạn nào với bạn không, liệu Rama này trong tim ông ấy có là thủ đoạn sắp xếp trước nào đó không. Nó phải là thủ đoạn chứ - làm sao lại có thể có chuyện Rama có thể được thấy trong tim ai đó?
Bằng chứng là gì cho việc có yêu? Cho tới giờ, đã không có khả năng nào để chứng minh điều đó. Điều thú vị là mọi người đều nghĩ về yêu và việc yêu. Mọi người có thể không đáng yêu, nhưng ít nhất mọi người đều nghĩ về việc là yêu thương. Nhưng cho tới giờ, thậm chí điều không thể nào chứng minh được rằng bạn nghĩ về yêu và yêu thương. Bằng chứng là gì? Nếu não bạn mà bị cắt thành từng mảnh, không ý nghĩ về yêu nào có thể được tìm thấy ở đó. Nếu trái tim bạn bị cắt để mở ra bạn sẽ không tìm thấy yêu nào ở đó. Phổi có đó, gần tim bạn, nhưng nó không là gì ngoài cơ chế cho việc thở. Một mạng lớn các thần kinh và tế bào tinh tế sẽ được tìm thấy trong não bạn, nhưng chẳng tìm thấy ý nghĩ nào. Thậm chí cũng chẳng rõ ở ý nghĩ có thể ở đâu trong mạng các thần kinh này. Thậm chí khó mà quan niệm nổi làm sao quá trình suy nghĩ này lại thực tế có thể xảy ra, bởi vì dường như không có móc nối nào giữa ý nghĩ và thần kinh.
Dây điện này ở đây: nếu ai đó cắt dây này và tìm điện, người đó sẽ không thấy nó đâu. Nếu bạn kiểm tra dây bạn sẽ chỉ thấy dây, không thấy điện. Điện chắc chắn có đó, bóng đèn chắc chắn sáng, nhưng bạn không thể thấy được nó khi bạn cắt dây ra. Cái gì đó khác với dây chảy trong nó, và khi dây bị cắt, việc chảy đó dừng lại. Khi não bị cắt mở ra, luồng chảy dừng lại.
Một chiều hướng mới của y học đã bắt đầu phát triển nói rằng tất cả mọi cách chẩn đoán của chúng ta cho tới giờ đều đã sai. Chẳng hạn, bạn ốm và việc thử máu được thực hiện để điều tra. Bây giờ những nhà tư tưởng này đang nói rằng trong khi máu chảy trong thân thể, nó là sống, còn khi bạn lấy nó ra nó chết; và rút ra kết luận về việc sống bằng cách nghiên cứu cái đã chết thì không đúng. Bên trong thân thể máu còn sống và tính chất của nó khác. Nó chảy trong luồng cuộc sống, điện chảy trong nó mà chính là cuộc sống: bạn đã rút máu ra và điện đó đã bị bỏ lại đằng sau. Dây còn trong tay bạn, nhưng điện đã bị bỏ lại đằng sau - và bây giờ bạn muốn giúp cho dòng chảy của điện đó trong thân thể bằng điều bạn phát hiện ra từ việc điều tra máu chết. Đó là cách tiếp cận sai.
Có lẽ, chẳng chóng thì chầy, chúng ta sẽ phải phát minh ra cách điều tra và làm các phép thử bên trong bản thân thân thể. Các mẫu thử chết bên ngoài thân thể, tính chất của chúng thay đổi.
Cuộc sống là kì lạ bởi vì nó không thể được hiểu qua logic. Và khi bạn nghĩ bạn đã hiểu cuộc sống qua logic, cuộc sống đã rời khỏi chỗ đó rồi, nó đã trượt đi rồi. Điều đó cũng giống như ai đó cố giữ thuỷ ngân trong nắm tay mình và nó trượt đi mất, rải rác đi. Nhưng nếu bạn liên tục khăng khăng rằng chẳng thành vấn đề cuộc sống trượt đi bao nhiêu, bạn sẽ theo logic của mình tới cùng, thế thì đến cuối bạn nhất định đi tới nhận ra rằng cuộc sống là vô nghĩa, rằng không có điều như cuộc sống; nó tất cả là lừa dối, dối trá.
Thậm chí vậy mà sau khi đi tới kết luận như vậy, mọi người vẫn không chết. Chẳng thành vấn đề Sartre nói bao nhiêu rằng cuộc sống là vô nghĩa, ông ấy vẫn liên tục sống. Chẳng thành vấn đề người mác xít nói bao nhiêu rằng cuộc sống là ngớ ngẩn, vô tích sự, người đó vẫn sống. Chẳng thành vấn đề ai đó nói bao nhiêu rằng cuộc sống là ngớ ngẩn, vô nghĩa, vô mục đích, ngẫu nhiên, người đó vẫn không chấm dứt sống. Nhưng thế thì người đó sống với nỗi buồn và cuộc sống của người đó trở thành đau khổ. Thế thì cuộc sống chỉ là gánh nặng phải mang.
Có một nhà tư tưởng ở Hi Lạp có tên là Piraho. Ông ấy hay nói rằng cuộc sống là vô nghĩa tới mức chẳng có gì xứng đáng ở đây ngoại trừ việc tử tử. Nhưng Piraho đã sống chín mươi tuổi! Khi ông ấy là ông già chín mươi tuổi, ai đó hỏi ông ấy, “Ông đã từng thuyết giảng cả đời mình rằng cuộc sống là vô nghĩa, và dường như không có cách nào thoát khỏi tình huống này ngoại trừ tự tử - thế thì sao ông vẫn liên tục sống?”
Piraho nói, “Tôi phải sống để giải thích điều này cho mọi người chứ.” Nhiều người đương đại của ông ấy đã chết. Câu chuyện này là ở chỗ nhiều người trong số họ đã tự tử dưới ảnh hưởng của giáo huấn của Piraho. Nhiều người trong số đệ tử của ông ấy đã chết nhưng Piraho phải sống, một cách không tự nguyện, dưới sự phản đối, để giải thích cho mọi người!
Nhưng nếu cuộc sống là vô nghĩa, thì thậm chí cần gì phải giải thích điều này cho mọi người? Và Piraho liên tục sống một cách hạnh phúc bởi vì ông ấy đã thấy nhiều người sùng kính, nhiều đệ tử. Ông ấy liên tục sống hạnh phúc!
Cho nên nếu Sartre sống và cuộc sống là thứ vô nghĩa, vô mục đích, thế thì việc sống sẽ là khó khăn cho ông ấy.
Albert Camus đã bắt đầu một trong những cuốn sách có ý nghĩa nhất của ông ấy bằng một phát biểu rằng chỉ có một câu hỏi triết lí cho con người, và đó là tự tử. Vấn đề siêu hình duy nhất cho nhân loại là tự tử; sống không phải là vấn đề, mà là tự tử. Kết quả cuối cùng của hai nghìn năm này của logic Hi Lạp là ngu xuẩn này.
Ấn Độ đã làm việc từ chiều hướng khác. Chiều hướng của Ấn Độ là đi vào trong điều huyền bí của cuộc sống, sự kì lạ của nó, qua kinh nghiệm thay vì bằng việc cố giải quyết nó qua logic. Không có cách nào để hiểu “điều kì lạ” bằng suy nghĩ. Suy nghĩ là hùng hổ. Không cánh cửa nào mở ra qua suy nghĩ. Suy nghĩ chỉ là ngu xuẩn trước mặt của điều huyền bí này.
Suy nghĩ cũng có cách thức trong bản thân nó. Nơi không có điều huyền bí, suy nghĩ có cách thức. Nhưng nơi có điều huyền bí, tốt hơn cả là bỏ lại bộ quần áo của suy nghĩ ở bên ngoài và đi vào trần trụi, nơi không phải là lĩnh vực của suy nghĩ. Và chỗ nào là lĩnh vực mà không phải của suy nghĩ? Suy nghĩ là hữu dụng để biết bộ phận, vô suy nghĩ là hữu dụng để biết cái toàn thể.
Logic là hữu dụng nếu bộ phận là được hiểu; logic là vô dụng nếu cái toàn thể là được hiểu. Tại sao? - bởi vì logic chỉ hiểu thông qua chia cắt từng mảnh, chỉ thông qua phân tích. Chính phương pháp luận của logic là chia cắt từng mảnh. Do đó nếu cái toàn thể, cái toàn bộ, mà được hiểu, thế thì logic là hoàn toàn vô nghĩa. Nếu chặt cắt là chức năng của kiếm, thế thì dùng nó để gắn mọi vật lại là ngu xuẩn. Và đó không phải là sai lầm của kiếm: chức năng của nó là để cắt, nó có đó để chặt cắt. Nếu bạn lấy chiếc kiếm và cố gắn cái gì đó lại, thế thì chung cuộc việc gắn sẽ chỉ trở nên khó khăn hơn. Bất kì cái gì đã được nối lại cũng bị cắt ra.
Logic là chiếc kiếm để phân chia từng mảnh mọi sự kiện. Chắc chắn, nhiều thứ cũng có thể được hiểu qua phân chia. Khoa học dùng phương pháp này. Khoa học là phân tích, phân chia; do đó logic là cách thức của nó. Tôn giáo là tổng hợp, thống nhất; do đó logic không phải là cách thức của nó. Và khi logic không phải là cách thức, thế thì kinh này nói đúng: “Ta là thế giới kì lạ này.”
Thế giới là kì lạ, phi logic, phi lí. Nếu bạn liên tục nhấn mạnh vào trí tuệ, bạn sẽ vẫn còn đứng ngoài. Nếu bạn vứt trí tuệ, chỉ thế bạn mới đi vào. Đây là lí do tại sao tôi nói rằng đôi khi người điên đạt tới và cái gọi là người khôn bị mắc kẹt. Đây là lí do tại sao trong con mắt của cái gọi là người khôn, Jesus không là gì ngoài người điên. Một số người ở phương Tây đã viết sách trong đó họ đã cố chứng minh rằng Jesus là không lành mạnh. Bằng không, làm sao một người theo quyền của mình có thể tuyên bố, “Ta là con duy nhất của Thượng đế?” Điều đó nghĩa là gì?
Ấn Độ không dũng cảm thế, bằng không nó sẽ nói cùng điều đó về Krishna - rằng ông ấy mất trí. Làm sao ai đó có thể nói, “Vứt mọi thứ và buông xuôi theo ta?” Điều này dường như bản ngã tuyệt đối. Điều này dường như là chiều cao tối thượng của điên khùng, rằng ai đó nói, “Vứt hết mọi thứ và đi tới chân ta. Ta là tất cả trong tất cả.”
Lời kinh này cũng nói:
Ta là cái nhỏ vô cùng và là vũ trụ.
Nếu bạn hỏi nhà tâm lí theo phái Freud, ông ấy sẽ nói rằng đây là không lành mạnh, đây là loạn thần kinh. Hoặc bạn có thể là nhỏ hoặc bạn có thể là lớn. Nói đồng thời là cả hai là sai lầm. Và nếu người đó cũng nghe nói rằng hiền nhân này đang nói,
Ta là thế giới kì lạ này. Ta là thế giới cổ đại...
“...Ta là người ở ngoài mọi cái được sinh ra và ta cũng là điều tối thượng mà trong đó tất cả sẽ tan biến,” ông ấy sẽ nói, “Thế này là quá đáng! Hiền nhân này đã mất hết tri giác rồi. Bản ngã này của ông ấy đã phát triển quá lớn tới mức nó thậm chí còn chứa cả cái cổ đại, cái vĩnh hằng. Quả bóng này của bản ngã đã trở nên được thổi phồng tới mức nó đã chứa đựng mọi thứ!” Nhà tâm lí theo Freud sẽ nói rằng tuyên bố aham brahmasmi, Ta là Thượng đế, là điên khùng tối thượng. Và nếu bạn theo logic, ông ấy là đúng. Nếu bạn chấp nhận rằng logic là cách thức duy nhất, thế thì ông ấy đang nói điều đúng tuyệt đối.
Nhưng điều thú vị là ở chỗ với người có khả năng đưa ra phát biểu này, “Aham brahmasmi” - hoa đẹp thế nở ra trong cuộc đời ông ấy, âm nhạc hay thế tuôn chảy từ cuộc sống của ông ấy, những tia sáng phúc lạc thế toả ra từ cuộc sống của ông ấy, làn gió mát mẻ thế thổi khắp quanh cuộc sống ông ấy! Và không chỉ ông ấy chất đầy với phúc lạc, mà bất kì ai chạm tới ông ấy một cách thân thiết, bất kì ai tới gần ông ấy, đều trở thành người tham dự vào duyên dáng và phúc lành duy nhất.
Mặt khác, một Freud, người nói rằng tất cả những người này đều là người điên, thậm chí không thể nào ngủ được trong đêm mà không bật đèn sáng. Người đó thường xuyên trong sợ hãi. Nếu ai đó nói chỉ một điều nhỏ chống lại người đó, người đó sẽ trở nên giận dữ tới mức người đó không thể làm được gì trong cơn giận của mình. Người đó nghĩ về Phật như có chút ít bất thường - dường như ông ấy đã đi chệch rãnh chút ít - và về bản thân mình ông ấy cho rằng mình mới bình thường! Nếu Phật là bất thường, thế thì tốt hơn cả là bất thường đi. Nếu Phật là điên, thế thì tốt hơn cả là điên đi. Nhưng nếu Freud có thể được gọi là khôn, thế thì chỉ những kẻ ngốc mới chọn cái loại khôn đó.
Logic! Đó không phải là sai lầm của Freud. Freud là nhà khoa học, ông ấy có tâm trí phân tích. Ông ấy không có phương tiện cho tổng hợp. Ông ấy có chiếc kiếm mang theo mình, ông ấy chia cắt mọi thứ, và trong việc chia cắt đó ông ấy chấm dứt với các mảnh mẩu trong tay - và cái toàn thể bị mất. Mảnh mẩu của hoa ở trong tay ông ấy nhưng cái đẹp của nó bị mất rồi; từ của bài thơ ở trong tay ông ấy, nhưng thơ ca bị mất rồi; các bộ phận của bức tranh trong tay, mầu sắc và vải vẽ trong tay, nhưng tính toàn thể của bức tranh bị mất rồi. Ông ấy có thể làm được gì? Trên bàn thí nghiệm nơi ông ấy ngồi, không có cách nào khác ngoài việc chia cắt. Trong việc chia cắt này, chỉ bộ phận đi ra ánh sáng. Ngay cả bức tranh đẹp nhất cũng trở thành xấu và vô nghĩa khi nó bị cắt thành từng mảnh.
Như tôi thấy điều đó, lí do tại sao Sartre và các nhà tư tưởng khác thích ông ấy nói rằng cuộc sống là vô nghĩa là bởi vì họ chỉ thấy các mảnh mẩu của cuộc sống. Liên tục cắt một bài thơ thành một tá phần và phân phát nó cho mọi người, và nó sẽ trở thành hoàn toàn vô nghĩa. Nghĩa là ở tính toàn thể.
Một điều rất thú vị xảy ra trong cuộc đời của Van Gogh. Ông ấy là hoạ sĩ Hà Lan kì tài. Không người đàn bà nào đã từng yêu ông ấy bởi vì mặt ông ấy xấu. Một gái điếm chẳng thể tìm thấy cái gì trên khuôn mặt ông ấy để cho cô ta có thể ca ngợi, cho nên từ lòng từ bi cô ấy nói, “Tai ông đẹp quá.” Cô ấy ca ngợi tai ông ấy. Đó là lần đầu tiên trong đời của Van Gogh, mà ai đó, một người đàn bà đẹp, đã ca ngợi cái gì đó trong ông ấy. Ông ấy sướng âm ỉ tới mức ông ấy về nhà, cắt ngay tai mình ra, bọc nó vào miếng vải và đem nó tặng cho cô gái điếm. Người đàn bà này kinh khiếp! Cô ấy nói, “Ông làm gì thế?”
Van Gogh nói, “Chưa từng có ai đã ca ngợi cái gì trong tôi. Vì cô thích tai tôi nhiều thế, tôi nghĩ tôi có thể tặng nó cho cô.”
Nhưng đó là cái tai - bị cắt ra, nó là vô nghĩa, nó là ngớ ngẩn. Nếu nó có nghĩa gì thì nó sẽ là do việc ghép nối nó với phần còn lại của thân thể ông ấy. Ngoại trừ việc vứt nó đi, cô gái mãi dâm kia còn có thể làm gì với cái tai của ông ấy?
Dưới ảnh hưởng của nhà khoa học, dưới ảnh hưởng của nhà logic, bạn đã làm cùng điều đó cho tính toàn thể của cuộc sống. Mọi thứ đều bị phân tích, và trong chính việc phân tích đó, tất cả đều trở thành vô nghĩa. Không nghĩa, không mục đích nào còn lại trong bất kì cái gì. Và bạn cảm thấy chẳng quan tâm tới bất kì cái gì bởi vì chính luồng chảy cuộc sống đã bị cắt đi; nó đã khô cạn và tất cả đều trở nên giống như cái xác.
Cái chết có thể xảy ra trong các bộ phận, cuộc sống bao giờ cũng trong tính toàn thể. Và tính toàn thể này là ở tất cả các chiều. Đây là lí do tại sao lời kinh này nói, “Ta là người cổ đại.” Điều đã là ở chính lúc ban đầu, ta là cái đó, và điều sẽ là ở chính lúc cuối cùng, ta cũng là cái đó. Cái bao quanh tất cả, ta là cái đó, và cái được bao bởi tất cả mọi cái mà ẩn kín bên trong, ta cũng là cái đó.
Đây không phải là các khẳng định của bản ngã; những điều này chẳng liên quan gì tới cái “tôi.” Đây là những thực tế được kinh nghiệm bởi những người đã vứt bỏ logic và đã chấp nhận điều huyền bí; họ đã đi tới biết những điều này. Những người đã kinh nghiệm nhiều với trí tuệ và thấy rằng trí tuệ chỉ bỏ cuộc sống đi và thay vào đó để cái chết vào tay bạn, đều đã đi tới biết chân lí này. Nếu mọi thứ mà bị bỏ lại trong tay của trí tuệ, thế thì thế giới này sẽ chẳng là gì ngoài nghĩa địa.
Cuộc sống còn lớn hơn trí tuệ, và cuộc sống ở bên ngoài trí tuệ. Trí tuệ không có quan hệ về bất kì cái gì với cuộc sống. Điều thực là trí tuệ chỉ là công cụ của cuộc sống, bị giới hạn, có biên giới. Cuộc sống là bao la. Bất kì khi nào bạn cố hiểu cái bao la thông qua cái nhỏ bé, cái nhỏ bé sẽ áp đặt biên giới của nó lên cái bao la nữa.
Cuộc sống có thể được biết tới chỉ qua việc sống, không qua suy nghĩ. Cuộc sống có thể được biết bởi việc trở thành cuộc sống, không thông qua suy nghĩ về nó. Và cuộc sống có thể được biết chỉ khi bạn có dũng cảm để biết nó như nó đang đấy. Nếu bạn đi với quan niệm định kiến rằng bạn sẽ chấp nhận cuộc sống chỉ nếu nó giống thế này và thế này, thế thì bạn sẽ không bao giờ có khả năng biết nó.
Trí tuệ bao giờ cũng tiến hành với các quan điểm định sẵn. Trí tuệ bao giờ cũng có những kết luận định sẵn. Trí tuệ nói, “Chỉ cái nhất quán mới có thể là thực tại.” Và thực tại, như nó vậy, lại bất nhất toàn bộ. Thế thì vấn đề nảy sinh: trí tuệ nói rằng hai với hai phải là bốn - nhưng cuộc sống rất kì lạ. Ở đây, đôi khi hai với hai là bốn và đôi khi chúng cũng trở thành năm, hay đôi khi chúng chỉ làm thành ba. Cuộc sống là sống động! Nếu bạn cộng những cái chết, thế thì hai với hai bao giờ cũng là bốn; nhưng nếu bạn cộng những cái sống, nó cũng có thể cộng thêm cái gì đó khác nữa - chẳng cái gì có thể được nói về điều đó. Chẳng cái gì có thể được nói...
Nếu bạn đo hai người yêu trước khi họ yêu, và thế rồi bạn đo họ sau khi họ yêu nhau, bạn có cho rằng cùng nhau họ sẽ làm ra chỉ hai không? Họ đã trở thành cả nghìn lần hơn, họ không chỉ là hai. Nếu bạn đã từng biết một khoảnh khắc của yêu, thế thì bạn sẽ biết rằng trong khoảnh khắc đó biết bao nhiêu năng lượng trong bạn được đánh thức mà chưa bao giờ được khuấy động trước đó. Khi hai người yêu gặp nhau, đấy không chỉ là hai người gặp nhau, nó là hai thế giới gặp nhau. Và cái toàn bộ của họ không phải là hai: nó có thể là bất kì cái gì. Và cái toàn bộ sẽ liên tục thay đổi trong từng khoảnh khắc. Nó sẽ là điều này vào buổi sáng, nó sẽ là cái gì đó khác vào buổi trưa, nó sẽ lại là cái gì đó khác vào buổi tối. Hôm nay nó sẽ là điều này và ngày mai là điều khác... chẳng thể nói được cái gì.
Cuộc sống là ở bên ngoài hiểu biết trí tuệ. Nó ở bên ngoài hiểu thấu của logic. Logic nghĩa là cấu trúc, còn cuộc sống không tin vào mọi cấu trúc. Cuộc sống tuôn chảy và phá vỡ mọi cấu trúc. Cuộc sống liên tục tuôn chảy, nó không tuôn chảy theo qui tắc nào. Nhưng cuộc sống không hỗn độn. Không theo bất kì cấu trúc nào là bởi vì tự do sâu lắng của cuộc sống, không phải bởi vì nó hỗn độn. Có nhất quán nền tảng ngay cả trong tình trạng hỗn loạn của nó - nhưng nhất quán này sẽ trở thành thấy được chỉ cho những người không cố áp đặt cấu trúc của nhất quán, của logic.
Tôi đã nghe:
Có chuyện dân gian Hi Lạp nói rằng một người có một chiếc giường vàng, rất quí giá được nạm kim cương và ngọc. Chiếc giường đắt tới mức không có chuyện sửa đổi gì kích cỡ của nó. Nhưng bất kì khi nào có khách tôn kính tới, ông ta được dành cho chiếc giường đó để ngủ, và ông ta sẽ bị chặt bớt hay bị kéo căng ra cho vừa khớp với chiếc giường! Nếu chân của khách mà thò ra bên ngoài chiều dài của giường, chân ông ấy sẽ bị chặt đi. Bản thân chiếc giường quá đắt nên không làm gì được với nó. Nếu đầu mà thò ra ngoài giường, đầu sẽ bị chặt đi. Nếu người này ngắn hơn chiều dài của giường, hai lực sĩ sẽ kéo thân thể người đó ra cho khớp với giường. Và điều này đã được thực hiện với quan điểm phục vụ khách... rằng người đó không nên có cảm giác không thoải mái hay bất tiện nào.
Bây giờ người này là logic. Người này đã đi tới chính giới hạn của logic. Người này chỉ làm điều trí năng làm. Người này chỉ làm điều mọi nhà logic làm: “Cấu trúc bị cố định. Chúng ta sẽ cắt bớt kéo dãn ông cho vừa cỡ bởi vì cấu trúc không thể bị thay đổi.”
Đây là chỗ tôn giáo khác. Tôn giáo nói, “Tôi sẽ chấp nhận cuộc sống như nó đang vậy, và tôi sẽ biết cuộc sống như nó đang vậy, và tôi sẽ sống cuộc sống như nó đang vậy. Tôi không có ý định áp đặt ý tưởng của tôi lên nó.”
Chỉ thế thì cái toàn thể, cái không bị phân chia, mới là được biết tới. Và chỉ thế thì bạn mới đi vào trong điều huyền bí.

0 Đánh giá

Ads Belove Post