Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 2 Chương 32. Con đường của buông xuôi

Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 2 Chương 32. Con đường của buông xuôi

Price:

Read more

Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 2 - Osho
Sách về các Bí mật: Bình luận mới
32. Con đường của buông xuôi


Câu hỏi thứ nhất:
Thưa thầy kính yêu, xin thầy giải thích liệu những kĩ thuật thầy đã thảo luận tới giờ từ Vigyana Bhairava Mật Tông là thuộc vào khoa học yoga hay thuộc vào vấn đề chủ chốt trung tâm và thực tại của Mật Tông. Vấn đề chủ chốt trung tâm của Mật Tông là gì?
Câu hỏi này nảy sinh cho nhiều người. Các kĩ thuật mà chúng ta đã thảo luận cũng thuộc vào yoga. Chúng là cùng các kĩ thuật, nhưng với một khác biệt: bạn có thể dùng cùng các kĩ thuật này với triết lí rất khác nhau đằng sau chúng. Khuôn khổ, hình mẫu khác nhau, không phải kĩ thuật. Bạn có thể có thái độ khác hướng tới sống, chính điều ngược với Mật Tông.
Yoga tin vào gắng sức; yoga về cơ bản là con đường của ý chí. Mật Tông không tin vào gắng sức; Mật Tông không phải là con đường của ý chí. Thay vì thế, ngược lại, Mật Tông là con đường của buông xuôi toàn bộ. Ý chí của bạn không được cần tới. Với Mật Tông ý chí của bạn sẽ là vấn đề, cội nguồn của mọi phiền não. Với yoga buông xuôi của bạn, phi ý chí của bạn là vấn đề.
Vì ý chí của bạn là yếu, đó là lí do tại sao bạn trong phiền não, đau khổ - theo yoga. Theo Mật Tông, vì bạn có ý chí, vì bạn có bản ngã, là cá nhân, đó là lí do tại sao bạn khổ. Yoga nói, đem ý chí của bạn tới hoàn hảo tuyệt đối và bạn sẽ được giải thoát. Mật Tông nói, làm tan biến ý chí của bạn hoàn toàn, trở thành được trống rỗng toàn bộ nó, và đó sẽ là giải thoát của bạn. Và cả hai đều đúng; điều này tạo ra vấn đề. Với tôi, cả hai đều đúng.
Nhưng con đường của yoga là con đường rất khó khăn. Điều không thể được, gần như không thể được, là bạn có thể đạt tới sự hoàn hảo của bản ngã. Điều đó ngụ ý bạn trở thành trung tâm của toàn thể vũ trụ. Con đường này rất dài, gian nan, và thực sự nó không bao giờ đạt tới mục đích. Cho nên cái gì xảy ra cho người đi theo yoga? Ở đâu đó trên con đường này, trong kiếp nào đó, họ chuyển sang Mật Tông.
Về mặt trí tuệ yoga là quan niệm được; về mặt tồn tại nó là không thể được. Nếu nó là có thể được bạn sẽ đạt tới bởi yoga nữa, nhưng nói chung điều đó không bao giờ xảy ra. Cho dù nó xảy ra, nó xảy ra rất hiếm hoi, như xảy ra với một Mahavir. Đôi khi hàng thế kỉ và thế kỉ trôi qua và thế rồi một người như Mahavir xuất hiện, người đã đạt tới qua yoga. Nhưng ông ấy là hiếm hoi, ngoại lệ, và ông ấy phá vỡ qui tắc.
Nhưng yoga hấp dẫn hơn Mật Tông. Mật Tông là dễ dàng, tự nhiên và bạn có thể đạt tới qua Mật Tông rất dễ dàng, rất tự nhiên, vô nỗ lực. Và vì điều này, Mật Tông không bao giờ hấp dẫn bạn mấy. Tại sao? Bất kì cái gì hấp dẫn bạn đều hấp dẫn bản ngã của bạn. Bất kì cái gì bạn cảm thấy sẽ đáp ứng cho bản ngã của bạn sẽ hấp dẫn bạn nhiều hơn. Bạn bị kẹp chặt trong bản ngã; do vậy yoga hấp dẫn bạn rất nhiều.
Thực sự, bạn càng bản ngã, yoga sẽ càng hấp dẫn bạn, vì nó là nỗ lực bản ngã thuần tuý. Càng không thể được, nó càng hấp dẫn cho bản ngã. Đó là lí do tại sao đỉnh Everest có hấp dẫn nhiều thế. Có nhiều hấp dẫn thế để lên tới đỉnh của Himalayan vì việc đó khó thế. Và khi Hillary và Tensing lên tới đỉnh Everest, họ cảm thấy một khoảnh khắc rất cực lạc. Cái đó là gì? Cái đó là vì bản ngã được đáp ứng - họ đã là người đầu tiên.
Khi người đầu tiên đổ bộ lên mặt trăng, bạn có thể hình dung được người đó cảm thấy thế nào không? Người đó là người đầu tiên trong mọi lịch sử. Và bây giờ người đó không thể bị thay thế; người đó sẽ vẫn còn là người đầu tiên trong mọi lịch sử sẽ tới. Bây giờ không có cách nào thay đổi trạng thái của người đó. Bản ngã được đáp ứng sâu sắc. Bây giờ không có cạnh tranh, và không thể có được. Nhiều người sẽ đổ bộ lên mặt trăng nhưng họ sẽ không là người đầu tiên. Nhưng nhiều người có thể đổ bộ lên mặt trăng và nhiều người có thể lên tới Everest - yoga cho bạn đỉnh cao hơn. Và mục đích càng không thể đạt tới được, càng có sự hoàn hảo của bản ngã - bản ngã thuần tuý, hoàn hảo, tuyệt đối.
Yoga chắc đã hấp dẫn với Nietzsche rất nhiều vì ông ấy cảm thấy rằng năng lượng đang làm việc đằng sau sự sống là năng lượng của ý chí - ý chí quyền năng. Yoga cho bạn cảm giác đó. Bạn là mạnh mẽ hơn qua nó.
Bạn càng kiểm soát được bản thân bạn, bạn càng có thể kiểm soát được bản năng của bạn, bạn càng có thể kiểm soát được thân thể bạn và bạn càng có thể kiểm soát được tâm trí bạn, thế thì bạn càng cảm thấy mạnh mẽ hơn. Bạn trở thành người chủ bên trong. Nhưng điều này là qua xung đột; điều này là qua vật lộn và bạo hành. Và điều bao giờ cũng xảy ra ít hay nhiều là người đã từng thực hành yoga trong nhiều kiếp đi tới một điểm mà toàn thể cuộc hành trình trở thành buồn tẻ, ảm đạm, vô tích sự, vì bản ngã càng được đáp ứng, bạn sẽ càng cảm thấy nó là vô dụng. Thế rồi người đi theo con đường của yoga chuyển sang Mật Tông.
Nhưng yoga hấp dẫn vì mọi người đều là một bản ngã. Mật Tông không bao giờ hấp dẫn lúc ban đầu. Mật Tông có thể hấp dẫn chỉ với những chiều sâu lớn hơn - với những người đã làm việc trên bản thân họ, người đã thực sự vật lộn qua yoga trong nhiều kiếp. Thế thì Mật Tông hấp dẫn họ bởi vì họ có thể hiểu được. Bình thường bạn sẽ không bị hấp dẫn bởi Mật Tông, và nếu bạn bị hấp dẫn bạn sẽ bị hấp dẫn bởi các lí do sai, cho nên cố hiểu họ nữa.
Bạn sẽ không bị hấp dẫn bởi Mật Tông ngay chỗ đầu tiên vì nó đòi bạn buông xuôi, không tranh đấu. Nó đòi bạn nổi, không bơi. Nó đòi bạn đi cùng dòng chảy, không đi ngược dòng. Nó bảo bạn, tự nhiên là tốt; tin cậy tự nhiên, không tranh đấu với tự nhiên. Ngay cả dục cũng là tốt. Tin cậy nó, đi theo nó, chảy trong nó; không tranh đấu với nó. "Không tranh đấu" là giáo huấn trung tâm của Mật Tông. Chảy đi. Buông bỏ! Nó không thể hấp dẫn, không có sự đáp ứng của bản ngã qua nó. Trong bước đầu tiên nó đòi bản ngã của bạn phải bị tan biến, ngay chính lúc ban đầu nó đòi bạn làm tan biến bản ngã.
Yoga cũng đòi hỏi bạn, nhưng ở chỗ cuối cùng. Đầu tiên nó sẽ đòi bạn làm thuần khiết bản ngã. Và nếu bản ngã được làm thuần khiết hoàn toàn nó tan biến đi, nó không thể còn lại được. Nhưng đó là cuối cùng trong yoga, và trong Mật Tông điều đó là đầu tiên.
Cho nên Mật Tông sẽ không hấp dẫn nói chung. Và nếu nó hấp dẫn, nó sẽ hấp dẫn vì những lí do sai. Chẳng hạn, nếu bạn muốn mê đắm trong dục thế thì bạn có thể hợp lí hoá mê đắm của bạn qua Mật Tông. Điều đó có thể trở thành sự hấp dẫn. Nếu bạn muốn mê đắm trong rượu, trong đàn bà, trong các thứ khác, bạn có thể cảm thấy bị hấp dẫn tới Mật Tông. Nhưng thực sự, bạn không bị hấp dẫn tới Mật Tông. Mật Tông là mẽ ngoài - là thủ đoạn. Bạn bị hấp dẫn tới cái gì đó khác mà bạn nghĩ Mật Tông cho phép bạn. Cho nên Mật Tông bao giờ cũng hấp dẫn vì các lí do sai.
Mật Tông không giúp cho bạn mê đắm, nó là để biến đổi mê đắm. Cho nên đừng tự lừa bản thân bạn. Qua Mật Tông bạn có thể lừa bản thân bạn rất dễ dàng, và vì khả năng lừa dối này Mahavir đã không mô tả Mật Tông. Khả năng này bao giờ cũng có đó. Và con người bị lừa dối tới mức con người có thể bày tỏ điều này khi người đó thực sự ngụ ý điều khác, người đó có thể hợp lí hoá.
Chẳng hạn, ở Trung Quốc, ở nước Trung Quốc cổ, đã có cái gì đó tựa như Mật Tông - một khoa học bí mật. Nó được biết tới là Đạo. Đạo có xu hướng tương tự như Mật Tông. Chẳng hạn, Đạo nói rằng điều tốt là bạn muốn tự do với dục, rằng bạn phải không bám dính vào một người - vào một đàn bà hay một đàn ông. Bạn phải không bám dính vào một người nếu bạn muốn được tự do. Đạo nói rằng tốt hơn cả là liên tục đổi bạn tình.
Điều này tuyệt đối đúng, nhưng bạn có thể hợp lí hoá nó; bạn có thể lừa bản thân bạn. Bạn có thể chỉ là kẻ điên vì dục và bạn có thể nghĩ rằng "Mình đang làm thực hành Mật Tông, cho nên mình không thể bám dính lấy một người đàn bà. Mình phải đổi." Và nhiều hoàng đế ở Trung Quốc đã thực hành điều đó. Họ có những hậu cung lớn chỉ dành cho điều này.
Nhưng Đạo là có nghĩa nếu bạn nhìn sâu xuống dưới trong tâm lí con người. Nếu bạn chỉ biết một người đàn bà, sớm hay muộn hấp dẫn của bạn với người đàn bà đó sẽ héo mòn đi, nhưng hấp dẫn của bạn với các đàn bà sẽ vẫn còn. Bạn sẽ bị hấp dẫn bởi giới khác. Người đàn bà này, vợ bạn, sẽ thực sự không là của giới đối lập. Cô ấy sẽ không hấp dẫn bạn, cô ấy sẽ không là lực từ với bạn. Bạn sẽ trở thành quen cô ấy.
Đạo nói rằng nếu người đàn ông di chuyển giữa các đàn bà, các đàn bà, người đó sẽ không chỉ đi ra ngoài một người, người đó sẽ đi ra ngoài giới đối lập. Chính tri thức về nhiều đàn bà sẽ giúp cho người đó siêu việt lên. Và điều này là đúng - nhưng nguy hiểm, vì bạn sẽ muốn điều đó không phải vì nó là đúng mà vì nó cho bạn sự phóng túng bừa bãi. Đó là vấn đề với Mật Tông.
Cho nên ở Trung Quốc tri thức đó cũng bị đè nén; nó phải bị đè nén. Ở Ấn Độ Mật Tông cũng đã bị đè nén vì nó nói nhiều điều nguy hiểm - nguy hiểm chỉ bởi vì bạn có tính lừa dối. Bằng không chúng là kì diệu. Không cái gì đã xảy ra cho tâm trí con người mà kì diệu hơn và huyền bí hơn Mật Tông; không tri thức nào sâu đến thế.
Nhưng tri thức bao giờ cũng có nguy hiểm của nó. Chẳng hạn, bây giờ khoa học đã trở thành nguy hiểm vì nó đã đi tới nhiều bí mật sâu. Bây giờ nó biết cách tạo ra năng lượng nguyên tử. Einstein tương truyền đã nói rằng nếu ông lại được cho cuộc sống, thay vì là nhà khoa học ông ấy muốn là thợ ống nước, vì khi ông ấy nhìn lại, cả đời ông ấy đã là vô tích sự - không chỉ vô tích sự, mà nguy hiểm cho nhân loại. Và ông ấy đã cho một trong những bí mật sâu nhất, nhưng cho một nhân loại mang tính tự lừa dối.
Tôi tự hỏi... ngày đó có thể tới sớm khi chúng ta sẽ phải đè nén tri thức khoa học. Có tin đồn rằng có những ý nghĩ bí mật trong các nhà khoa học về liệu có nên tiết lộ thêm nữa hay không - liệu họ có nên dừng nghiên cứu lại hay liệu họ nên đi xa hơn, vì bây giờ nó là mảnh đất nguy hiểm.
Mọi tri thức đều nguy hiểm; chỉ dốt nát là không nguy hiểm, bạn không thể làm được gì mấy với nó. Mê tín bao giờ cũng tốt - không bao giờ nguy hiểm. Chúng là vi lượng liệu pháp. Nếu thuốc được trao cho bạn, nó sẽ không gây hại cho bạn. Liệu nó sẽ giúp cho bạn hay không tuỳ thuộc vào sự hồn nhiên riêng của bạn, nhưng một điều là chắc chắn: nó sẽ không gây hại cho bạn. Vi lượng liệu pháp là vô hại; nó là mê tín sâu. Nếu nó có tác dụng, nó chỉ có thể giúp đỡ. Nhớ, nếu cái gì đó chỉ có thể giúp thế thì nó là mê tín sâu. Nếu nó có thể làm cả hai, giúp đỡ và gây hại, chỉ thế thì nó là tri thức. Thứ thực có thể làm cả hai, vừa giúp vừa hại. Duy nhất thứ giả có thể chỉ giúp đỡ. Nhưng thế thì việc giúp này không bao giờ tới từ thứ đó, nó bao giờ cũng là phóng chiếu của tâm trí riêng của bạn. Cho nên, theo một cách nào đó, chỉ những thứ ảo vọng mới là tốt; chúng không bao giờ làm hại bạn.
Mật Tông là khoa học, và nó là sâu hơn tri thức nguyên tử vì khoa học nguyên tử quan tâm với vật chất còn Mật Tông quan tâm tới bạn, và bạn bao giờ cũng nguy hiểm hơn bất kì năng lượng nguyên tử nào. Mật Tông quan tâm tới nguyên tử sinh học, với bạn - tế bào sống; với bản thân ý thức cuộc sống và cách cơ chế bên trong của nó vận hành.
Đó là lí do tại sao Mật Tông trở nên quan tâm nhiều thế vào dục. Người quan tâm tới sống và ý thức sẽ tự động trở nên quan tâm tới dục vì dục là cội nguồn của sống, của yêu, của mọi điều đang xảy ra trong thế giới của ý thức. Cho nên nếu người tìm kiếm không quan tâm tới dục, anh ta không là người tìm kiếm chút nào. Anh ta có thể là triết gia, nhưng anh ta không là người tìm kiếm. Và triết lí ít hay nhiều đều là vô nghĩa - suy nghĩ về mọi thứ mà chẳng có gì hữu dụng.
Tôi đã nghe nói rằng Mulla Nasruddin quan tâm tới con gái, nhưng anh ta lại rất không may với con gái, không ai thích anh ta. Anh ta đi gặp một cô gái nào đó lần đầu tiên, cho nên anh ta hỏi người bạn, "Bí mật của anh là gì? Anh là tuyệt với với đàn bà, anh đơn giản thôi miên họ, còn tôi bao giờ cũng thất bại, cho nên cho tôi chút manh mối đi. Tôi sẽ có cuộc hẹn hò lần đầu với một cô gái, cho nên cho tôi bí mật nào đó đi."
Người bạn nói, "Nhớ ba điều này: bao giờ cũng nói về thức ăn, gia đình và triết lí."
"Sao lại thức ăn?" Mulla hỏi. Người bạn nói, "Tôi nói về thức ăn vì thế thì con gái cảm thấy thích - vì mọi đàn bà đều quan tâm tới thức ăn. Cô ấy là thức ăn cho đứa con, với toàn thể nhân loại cô ấy là thức ăn, cho nên cô ấy về căn bản quan tâm tới thức ăn."
Mulla nói, "Ừ được. Thế tại sao lại gia đình?" Thế là người này nói, "Nói về gia đình cô ấy để cho ý định của anh có vẻ đáng kính."
Thế rồi Mulla nói, "Và tại sao về triết lí?" Người này nói, "Nói về triết lí đi. Điều đó làm cho đàn bà cảm thấy rằng cô ấy thông minh."
Thế là Mulla chạy xô đi. Ngay lập tức, khi anh ta nhìn thấy cô gái, anh ta nói, "Chào em, em có thích mì sợi không?" Cô gái giật mình và nói, "Không!"
Thế rồi Mulla hỏi câu hỏi thứ hai: "Em có hai anh em trai không?" Cô gái thậm chí còn ngạc nhiên hơn và tự hỏi, "Đây là kiểu hò hẹn quái gì thế nhỉ?" Cô ấy nói, "Không!"
Thế là trong một lúc Mulla đâm lúng túng. Anh ta tự hỏi, "Làm sao bắt đầu nói về triết lí đây?" mãi một lúc anh ta lúng túng, và thế rồi anh ta hỏi, "Bây giờ, em trai của em có thích mì sợi không?"
Triết lí ít hay nhiều là vô nghĩa. Mật Tông không quan tâm tới triết lí; Mật Tông quan tâm tới cuộc sống tồn tại thực tại. Cho nên Mật Tông không bao giờ hỏi liệu có Thượng đế hay không hay liệu có moksha, giải thoát hay không, hay liệu có địa ngục hay cõi trời không. Mật Tông hỏi những câu hỏi cơ bản về sống. Đó là lí do tại sao có nhiều quan tâm thế về dục và yêu. Chúng là cơ bản. Bạn hiệu hữu qua chúng; bạn là một phần của chúng.
Bạn là trò chơi của năng lượng dục và không gì khác, và chừng nào bạn chưa hiểu năng lượng này và siêu việt lên nó bạn sẽ không bao giờ là bất kì cái gì nhiều hơn. Bạn, ngay bây giờ, không là gì ngoài năng lượng dục. Bạn có thể là nhiều hơn, nhưng nếu bạn không hiểu điều này và bạn không siêu việt lên nó, bạn không bao giờ sẽ là nhiều hơn. Khả năng này chỉ có đó như hạt mầm. Đó là lí do tại sao Mật Tông quan tâm tới dục, tới yêu, tới cuộc sống tự nhiên.
Nhưng cách để biết nó không phải là qua xung đột. Mật Tông nói bạn không biết biết được bất kì cái gì nếu bạn đang trong tâm trạng tranh đấu vì thế thì bạn không có tính tiếp nhận. Thế thì vì bạn đang tranh đấu các bí mật sẽ bị giấu kín với bạn - bạn không mở để đón nhận. Và bất kì khi nào bạn tranh đấu bạn bao giờ cũng ở bên ngoài. Nếu bạn đang tranh đấu với dục bạn bao giờ cũng ở bên ngoài; nếu bạn buông xuôi theo dục bạn đạt tới chính cốt lõi bên trong của nó; bạn là người bên trong. Nếu bạn buông xuôi; thế thì nhiều điều trở nên được biết.
Bạn đã từng ở trong dục, nhưng bao giờ cũng với thái độ tranh đấu đằng sau nó. Đó là lí do tại sao bạn đã không biết mấy bí mật. Chẳng hạn, bạn đã không biết lực cho sự sống của dục. Bạn đã có chúng mà không có hiểu biết về chúng vì bạn không thể biết được - điều đó cần bạn là người bên trong.
Nếu bạn thực sự tuôn chảy cùng năng lượng dục, buông xuôi toàn bộ, sớm hay muộn bạn sẽ đi tới điểm mà bạn sẽ biết rằng dục không thể chỉ cho việc sinh ra cuộc sống mới: dục có thể cho bạn sống nhiều hơn. Với những người yêu, dục có thể trở thành lực cho cuộc sống, nhưng với điều đó bạn cần sự buông xuôi. Và một khi bạn được buông xuôi, nhiều chiều hướng thay đổi.
Chẳng hạn, Mật Tông đã biết, Đạo đã biết rằng nếu bạn xuất tinh trong hành động, thế thì điều đó không thể là việc cho sự sống với bạn. Không có nhu cầu xuất tinh; xuất tinh có thể bị quên đi toàn bộ. Mật Tông và Đạo cả hai đều nói xuất tinh là vì bạn đang tranh đấu; bằng không không có nhu cầu về nó.
Người yêu và người được yêu có thể ở trong việc ôm có tính dục sâu sắc, chỉ thảnh thơi trong nhau mà không vội gì xuất tinh, không vội gì chấm dứt chuyện tình. Họ có thể chỉ thảnh thơi trong nhau. Và nếu việc thảnh thơi này là toàn bộ, cả hai sẽ cảm thấy sống động nhiều hơn. Cả hai sẽ làm giầu cho nhau.
Đạo nói con người có thể sống một nghìn năm nếu người đó không vội vàng gì với dục, nếu người đó được thảnh thơi sâu sắc. Nếu đàn bà và đàn ông được thảnh thơi sâu sắc với nhau, đơn giản tan chảy vào trong nhau, được hấp thu vào trong nhau, không trong bất kì vội vàng nào, không trong bất kì căng thẳng nào, nhiều điều xảy ra - những thứ giả kim thuật xảy ra - vì nhựa sống của cả hai, điện của cả hai, sinh năng của cả hai gặp gỡ. Và chỉ bởi việc gặp gỡ này - vì họ là "đối lập"; một người là âm, một người là dương: họ là các cực đối lập - chỉ bởi việc gặp gỡ với nhau một cách sâu sắc, họ tiếp sinh lực cho nhau, làm cho nhau thành đầy sức sống, sống động hơn.
Họ có thể sống một thời gian dài, và họ có thể sống không bao giờ trở nên già. Nhưng điều này chỉ có thể được biết nếu bạn không trong tâm trạng tranh đấu. Và điều này dường như là ngược đời. Những người đang tranh đấu với dục, họ sẽ xuất tinh sớm hơn vì tâm trí căng thẳng thì vội vàng để được làm giảm nhẹ căng thẳng.
Nghiên cứu mới nói nhiều điều đáng ngạc nhiên, nhiều sự kiện đáng ngạc nhiên. Các thầy và Johnson, họ đã làm việc một cách khoa học lần đầu tiên với cái gì xảy ra trong giao hợp sâu. Họ đã đi tới nhận ra rằng bẩy mươi nhăm phần trăm đàn ông xuất tinh sớm - bẩy mươi nhăm phần trăm. Trước khi có sự gặp gỡ sâu họ đã xuất tinh và hành động này được kết thúc. Và chín mươi phần trăm đàn bà không bao giờ có cực thích; họ không bao giờ đạt tới đỉnh, tới đỉnh sâu sắc, hoàn thành - chín mươi phần trăm đàn bà!
Đó là lí do tại sao đàn bà giận giữ và cáu bẳn, và họ sẽ vẫn còn như vậy. Không thiền nào có thể giúp cho họ được an bình và không triết lí nào, không tôn giáo nào, không đạo đức nào sẽ làm cho họ thoải mái với đàn ông, với người họ đang sống. Họ trong thất vọng, giận dữ, vì khoa học hiện đại và Mật Tông cổ đại cả hai đều nói rằng chừng nào đàn bà chưa được đáp ứng sâu sắc một cách cực thích cô ấy sẽ là vấn đề trong gia đình. Rằng điều cô ấy thiếu sẽ tạo ra cáu bẳn và cô ấy bao giờ cũng sẽ trong tâm trạng tranh đấu.
Cho nên nếu vợ bạn bao giờ cũng trong tâm trạng tranh đấu, nghĩ lại về toàn thể sự việc đi. Nó không đơn giản là người vợ - bạn có thể là nguyên nhân. Và bởi vì đàn bà không đạt tới cực thích, họ trở thành chống dục. Họ không sẵn lòng đi vào dục một cách dễ dàng. Họ phải được hối lộ; họ không sẵn sàng đi vào trong dục. Tại sao họ phải sẵn sàng nếu họ không bao giờ đạt tới bất kì phúc lạc sâu nào qua nó? Thay vì thế, họ cảm thấy sau việc đó rằng người đàn ông đã dùng họ, rằng họ đã bị dùng. Họ cảm thấy như một thứ đã được dùng và thế rồi bị vứt bỏ.
Đàn ông được thoả mãn vì anh ta đã xuất tinh. Thế rồi anh ta chuyển đi và và đi vào giấc ngủ, còn người vợ liên tục khóc. Cô ấy đã chỉ bị dùng, và kinh nghiệm này đã không đáp ứng cho cô ấy theo bất kì cách nào. Nó có thể đã làm nhẹ nhõm cho chồng cô ấy hay người yêu hay người bạn, nhưng nó đã không đáp ứng cho cô ấy theo bất kì cách nào.
Chín mươi phần trăm đàn bà thậm chí không biết cực thích là gì. Họ chưa bao giờ biết nó; họ chưa bao giờ đạt tới đỉnh của chấn động phúc lạc của thân thể tới mức mọi thớ thịt run lên và mọi tế bạo trở nên sống động. Họ đã không đạt tới nó, và điều này là vì thái độ chống dục trong xã hội. Tâm trí tranh đấu có đó, và đàn bà bị kìm nén tới mức cô ấy đã trở nên lanh nhạt.
Đàn ông liên tục làm hành động này dường như nó là tội lỗi. Anh ta cảm thấy nó như là mặc cảm: "Điều đó không nên được làm." Và trong khi anh ta làm tình với vợ hay người yêu của mình, anh ta nghĩ về mahatma nào đó - cái gọi là thánh nhân - về cách đi tới mahatma và làm sao siêu việt trên dục này, mặc cảm này, tội này.
Rất khó gạt bỏ các mahatmas, họ đã có đó ngay cả khi bạn đang làm tình. Bạn không phải là hai; một mahatma phải có đó. Nếu không có mahatma, thế thì Thượng đế đang theo dõi bạn làm tội lỗi này. Khái niệm về Thượng đế trong tâm trí mọi người chính là khái niệm về Tom nhìn trộm - ngài bao giờ cũng theo dõi bạn. Thái độ này tạo ra lo âu, và khi lo âu có đó, xuất tinh tới sớm.
Khi không có lo âu, xuất tinh có thể được trì hoãn trong hàng giờ - thậm chí nhiều ngày. Và không có nhu cầu về nó. Nếu yêu là sâu sắc, cả hai bên có thể tiếp sinh lực cho nhau. Thế thì xuất tinh hoàn toàn dừng lại, và trong nhiều năm hai người yêu có thể gặp nhau mà không có xuất tinh, không phí hoài năng lượng nào. Họ có thể chỉ thảnh thơi cùng nhau. Thân thể họ gặp gỡ và thảnh thơi; họ đi vào dục và thảnh thơi. Và sớm hay muộn, dục sẽ không còn là kích động. Nó là kích động ngay bây giờ. Thế thì nó không là kích động, nó là thảnh thơi, buông bỏ sâu.
Nhưng điều đó có thể xảy ra chỉ nếu bạn đã buông xuôi bên trong đầu tiên cho sinh năng - sinh lực. Chỉ thế thì bạn mới có thể buông xuôi cho người yêu của bạn. Mật Tông nói, điều này xảy ra, và nó nói cách điều đó có thể xảy ra.
Mật Tông nói, đừng bao giờ làm tình khi bạn bị kích động. Điều này dường như rất ngớ ngẩn vì bạn muốn làm tình khi bạn bị kích động. Và bình thường, cả hai bạn tình làm kích động lẫn nhau để cho họ có thể làm tình. Nhưng Mật Tông nói rằng trong kích động bạn đang làm lãng phí năng lượng. Làm tình khi bạn bình thản, thanh thản, có tính thiền. Đầu tiên thiền, thế rồi làm tình, và khi làm tình thì không đi ra ngoài giới hạn này. Tôi ngụ ý gì bởi "không đi ra ngoài giới hạn"? Không trở nên bị kích động và bạo hành, để cho năng lượng của bạn sẽ không bị tản mác đi.
Nếu bạn thấy hai người làm tình bạn sẽ cảm thấy rằng họ đang đánh nhau. Nếu trẻ nhỏ đôi khi thấy bố và mẹ chúng làm tình, chúng nghĩ bố sắp giết mẹ. Nó có vẻ bạo hành; nó có vẻ giống đánh nhau. Nó không đẹp, nó có vẻ xấu.
Nó phải nhiều âm nhạc hơn, hài hoà hơn. Hai bạn tình phải dường như họ đang nhảy múa, không đánh nhau - dường như hát một giai điệu hài hoà, chỉ tạo ra bầu không khí trong đó cả hai có thể tan biến và trở thành một. Và thế thì họ thảnh thơi. Đây là điều Mật Tông ngụ ý. Mật không không phải là dâm dục chút nào, Mật Tông là thứ ít dâm dục nhất và vậy mà nó quan tâm nhiều thế tới dục. Và nếu qua sự thảnh thơi và buông bỏ này tự nhiên hiển lộ cho bạn những bí mật của nó, điều đó không có gì ngạc nhiên. Thế thì bạn bắt đầu nhận biết về điều đang xảy ra. Và trong nhận biết đó về điều đang xảy ra, nhiều bí mật tới với tâm trí bạn.
Thứ nhất, dục trở thành việc cho sự sống. Như nó bây giờ nó là cho sự chết, bạn đơn giản chết đi qua nó, phí hoài bản thân bạn, làm hư hoại đi. Thứ hai, nó trở thành việc thiền tự nhiên sâu nhất. Ý nghĩ của bạn dừng lại hoàn toàn. Khi bạn được thảnh thơi toàn bộ với người yêu của bạn, ý nghĩ của bạn dừng lại. Tâm trí không có đó, chỉ tim bạn đập. Nó trở thành việc thiền tự nhiên. Và nếu yêu không thể giúp bạn vào thiền, không cái gì sẽ giúp, vì mọi thứ khác chỉ là vô dụng, bề ngoài!
Yêu có thiền riêng của nó. Nhưng bạn không biết yêu; bạn chỉ biết dục và bạn biết cái khổ của việc phí hoài năng lượng. Thế rồi bạn bị chán sau nó. Thế rồi bạn quyết định lấy lời nguyện brahmacharya, vô dục. Và lời nguyện này được lấy trong chán, lời nguyện này được lấy trong giận dữ, lời nguyện này được lấy trong thất vọng. Nó sẽ không giúp đỡ.
Lời nguyện có thể giúp đỡ nếu được lấy trong tâm trạng rất thảnh thơi, có tính thiền sâu. Bằng không bạn đơn giản biểu lộ giận của bạn, thất vọng của bạn và không gì khác, và bạn sẽ quên lời nguyện này trong vòng hai mươi bốn giờ. Năng lượng sẽ tới lần nữa và cũng như một thường lệ cũ bạn sẽ phải xả nó ra.
Mật Tông nói, dục là rất sâu vì nó là cuộc sống. Nhưng bạn có thể quan tâm tới Mật Tông vì những lí do sai. Đừng quan tâm tới Mật Tông vì những lí do sai, và thế thì bạn sẽ cảm thấy rằng Mật Tông là không nguy hiểm. Thế thì Mật Tông là việc biến đổi sự sống.
Một số phương pháp Mật Tông cũng đã được yoga dùng, nhưng với thái độ xung đột, tranh đấu. Mật Tông dùng cùng phương pháp, nhưng với thái độ rất yêu thương - và điều đó tạo ra khác biệt lớn. Chính phẩm chất của kĩ thuật thay đổi. Kĩ thuật này trở thành khác vì toàn thể bối cảnh là khác.
Người ta thường hỏi, "Vấn đề chủ chốt trung tâm của Mật Tông là gì?" Câu trả lời là bạn! Bạn là vấn đề chủ chốt trung tâm của Mật Tông: điều bạn đang hiện hữu ngay bây giờ và điều được ẩn kín trong bạn mà có thể phát triển ra, điều bạn là và điều bạn có thể là. Ngay bây giờ bạn là một đơn vị dục, và chừng nào đơn vị này còn chưa được hiểu sâu sắc bạn không thể trở thành một người tâm linh, bạn không thể trở thành một đơn vị tâm linh. Tính dục và tính tâm linh là hai đầu của một năng lượng.
Mật Tông bắt đầu với bạn như bạn vậy; yoga bắt đầu với cái gì là khả năng của bạn. Yoga bắt đầu với chỗ cuối; Mật Tông bắt đầu với chỗ đầu. Bắt đầu từ chỗ đầu bao giờ cũng là tốt, vì nếu chỗ cuối được làm thành chỗ đầu, thế thì bạn đang tạo ra khổ không cần thiết cho bản thân bạn. Bạn không phải là chỗ cuối - không phải là điều lí tưởng. Bạn phải trở thành thượng đế, thành điều lí tưởng, và bạn chỉ là con vật. Và con vật này nổi cáu vì lí tưởng về thượng đế; nó phát điên, nó phát rồ.
Mật Tông nói, quên thượng đế đi. Nếu bạn là con vật, hiểu con vật này trong tính toàn bộ của nó đi. Trong bản thân việc hiểu đó, thượng đế sẽ phát triển. Và nếu nó không thể phát triển được qua việc hiểu đó thế thì quên nó đi, nó không bao giờ có thể hiện hữu. Lí tưởng không thể đem các khả năng của bạn ra được; chỉ tri thức về cái thực mới giúp đỡ. Cho nên bạn là vấn đề chủ chốt trung tâm của Mật Tông, như bạn vậy và như bạn có thể trở thành, thực tại của bạn và khả năng của bạn - chúng là vấn đề chủ chốt.
Đôi khi mọi người bị lo nghĩ. Nếu bạn đi tới hiểu Mật Tông, Thượng đế không được thảo luận, moksha - giải thoát - không được thảo luận, niết bàn không được thảo luận. Mật Tông là kiểu tôn giáo gì vậy? Mật Tông thảo luận mọi thứ làm cho bạn cảm thấy chán ghét, điều bạn không muốn thảo luận. Ai muốn thảo luận về dục? Mọi người nghĩ mình biết về nó rồi. Vì bạn có thể sinh sản, bạn nghĩ bạn biết.
Không ai muốn thảo luận về dục và dục là vấn đề của mọi người. Không ai muốn thảo luận về yêu vì mọi người cảm thấy mình đã là người yêu lớn rồi. Và nhìn vào cuộc đời bạn mà xem! Nó chỉ là hận thù và không gì khác. Và bất kì cái gì bạn gọi là yêu đều không là gì ngoài việc thảnh thơi, chút ít thảnh thơi, khỏi hận thù. Nhìn quanh bạn, và thế thì bạn sẽ biết bạn biết gì về yêu.
Baal Shem, một fakir nhà tu khổ hạnh, đi tới ông thợ may mọi ngày để may áo choàng, và thợ may mất sáu tháng để làm cái áo choàng đơn giản cho ông fakir. Ông fakir đáng thương! Khi áo choàng đã sẵn sàng và ông thợ may đưa nó cho Baal Shem, Baal Shem nói, "Nói cho tôi đi, ngay cả Thượng đế cũng chỉ có sáu ngày để tạo ra thế giới. Trong vòng sáu ngày Thượng đế đã tạo ra toàn thể thế giới và ông mất sáu tháng để làm cái áo choàng của người đáng thương này sao?"
Baal Shem nhớ tới ông thợ may này trong hồi kí của mình. Ông thợ may nói, "Vâng, Thượng đế đã tạo ra thế giới trong sáu ngày, nhưng nhìn vào thế giới mà xem, nó là kiểu thế giới gì vậy. Vâng, ngài đã tạo ra thế giới trong sáu ngày đấy, nhưng nhìn vào thế giới đi!"
Nhìn quanh bạn đi; nhìn vào thế giới bạn đã tạo ra. Thế thì bạn sẽ đi tới biết rằng bạn không biết bất kì cái gì, bạn chỉ dò dẫm trong bóng tối. Và bởi vì mọi người khác cũng đang dò dẫm trong bóng tối, không thể có chuyện rằng bạn đang sống trong ánh sáng. Nếu mọi người khác đang dò dẫm trong bóng tối bạn cảm thấy được, vì thế thì bạn cảm thấy không có so sánh.
Nhưng bạn cũng trong bóng tối, và Mật Tông bắt đầu với bạn như bạn vậy. Mật Tông muốn khai sáng bạn về những điều cơ bản mà bạn không thể phủ nhận. Nếu bạn cố phủ nhận chúng, đó là chi phí riêng của bạn.
Câu hỏi thứ hai:
Làm sao người ta có thể chuyển hành động dục thành kinh nghiệm thiền? Người ta có phải thực hành bất kì tư thế đặc biệt nào trong dục không?
Tư thế là không liên quan; tư thế là không có nghĩa gì mấy đâu. Điều thực là thái độ - không phải là tư thế thân thể, nhưng là thái độ của tâm trí. Nhưng nếu bạn thay đổi tâm trí của bạn, bạn có thể thay đổi cả tư thế của bạn, vì chúng có quan hệ. Nhưng tư thế không phải là cơ bản.
Chẳng hạn, đàn ông bao giờ cũng trên đàn bà, trên người đàn bà. Đây là tư thế bản ngã vì đàn ông bao giờ cũng nghĩ mình là giỏi hơn, siêu hơn, cao hơn - làm sao anh ta có thể ở dưới người đàn bà? Nhưng trên khắp thế giới trong các xã hội nguyên thuỷ, đàn bà ở trên đàn ông. Cho nên ở châu Phi tư thế này được biết là tư thế truyền giáo, vì lần đầu tiên khi các nhà truyền giáo - nhà truyền giáo Ki tô giáo - tới châu Phi, những người nguyên thuỷ không hiểu nhà truyền giáo đang làm gì. Họ tưởng điều đó sẽ giết người đàn bà.
Tư thế đàn ông ở trên được biết tới ở châu Phi là tư thế truyền giáo. Người nguyên thuỷ châu Phi nói điều này là bạo hành rằng đàn ông ở trên đàn bà. Cô ấy yếu hơn, tinh tế hơn, cho nên cô ấy phải ở trên đàn ông. Nhưng khó cho đàn ông nghĩ về bản thân mình là thấp hơn đàn bà, ở dưới cô ấy.
Nếu tâm trí bạn thay đổi, nhiều thứ sẽ thay đổi. Điều tốt hơn cả là đàn bà nên ở trên, vì nhiều lí do. Nếu đàn bà ở trên, cô ấy sẽ thụ động, cho nên cô ấy sẽ không làm bạo hành gì mấy; cô ấy sẽ đơn giản thảnh thơi. Và đàn ông ở dưới cô ấy không thể làm gì mấy, anh ta sẽ phải thảnh thơi. Điều này là tốt. Nếu anh ta ở trên anh ta sẽ bạo hành, anh ta sẽ làm nhiều. Và không cái gì được cần để được làm về phần cô ấy. Với Mật Tông bạn phải thảnh thơi, cho nên điều tốt là đàn bà nên ở trên. Cô ấy có thể thảnh thơi tốt hơn bất kì đàn ông nào. Tâm lí nữ tính là thụ động hơn, cho nên thảnh thơi tới dễ dàng.
Tư thế sẽ thay đổi, nhưng đừng bận tâm về tư thế nhiều. Chỉ thay đổi tâm trí bạn. Buông xuôi theo sinh lực, nổi trong nó. Đôi khi, nếu bạn thực sự buông xuôi, thân thể bạn sẽ lấy tư thế đúng được cần trong khoảnh khắc đó. Nếu cả hai bạn tình đều được buông xuôi sâu, thân thể họ sẽ lấy tư thế đúng mà được cần.
Mọi ngày tình huống thay đổi, cho nên không cần cố định tư thế trước. Đó là vấn đề, rằng bạn cố cố định nó trước. Bất kì khi nào bạn cố cố định nó, điều này là việc cố định bằng tâm trí; thế thì bạn không buông xuôi.
Nếu bạn buông xuôi thế thì bạn để cho mọi thứ lấy hình dạng riêng của chúng, và đó là hài hoà tuyệt vời - khi cả hai bạn tình đã buông xuôi. Họ sẽ lấy nhiều tư thế hay họ sẽ lấy chúng và sẽ chỉ thảnh thơi. Điều đó tuỳ thuộc vào sinh lực, không vào quyết định trước của đầu não của bạn. Bạn không cần quyết định bất kì cái gì trước. Quyết định là vấn đề. Ngay cả để làm tình, bạn quyết định. Ngay cả để làm tình, bạn đi và tra cứu sách vở.
Có những cuốn sách về cách làm tình. Điều này chỉ ra chúng ta đã tạo ra kiểu tâm trí nào của con người. Bạn thậm chí tra cứu sách về cách làm tình. Thế thì nó trở thành chuyện của não; bạn nghĩ mọi thứ. Thực sự, bạn tạo ra việc diễn tập trong tâm trí và thế rồi bạn làm cho nó có hiệu lực. Hành động của bạn là bản sao; thế thì nó không bao giờ là thực. Bạn đang làm việc diễn tập thành có hiệu lực. Nó trở thành việc diễn kịch; nó không đích thực.
Cứ buông xuôi và di chuyển cùng với lực này. Sợ là gì? Tại sao sợ? Nếu bạn có thể sợ khi cùng với người yêu của bạn, thế thì bạn sẽ không sợ ở đâu? Và một khi bạn có cảm giác rằng sinh lực tự nó giúp đỡ và lấy con đường đúng được cần, nó sẽ cho bạn sáng suốt rất cơ bản nhìn vào toàn thể đời bạn. Thế thì bạn có thể bỏ toàn thể cuộc sống của bạn cho điều thiêng liêng. Đó là người yêu của bạn.
Thế thì bạn bạn bỏ toàn thể cuộc sống của bạn cho điều thiêng liêng. Thế thì bạn không nghĩ và bạn không lập kế hoạch; bạn không áp đặt tương lai theo bạn. Bạn chỉ cho phép bản thân bạn di chuyển trong tương lai tương ứng theo Ngài, tương ứng theo cái toàn thể.
Nhưng làm sao làm hành động dục thành thiền? Chỉ bằng việc buông xuôi nó trở thành như vậy. Đừng nghĩ về nó, để nó xảy ra. Và được thảnh thơi, không đi lên trước. Đây là một trong những vấn đề cơ bản với tâm trí: nó bao giờ cũng chuyển lên trước. Nó bao giờ cũng tìm kiếm kết quả, và kết quả là trong tương lai. Bạn không bao giờ trong hành động; bạn bao giờ cũng trong tương lai tìm kiếm kết quả. Việc tìm kiếm kết quả đó đang quấy rối mọi thứ, nó làm hỏng mọi thứ.
Chỉ ở trong hành động. Tương lai là gì? Nó sẽ tới; bạn không cần lo nghĩ về nó. Và bạn sẽ không đem nó đi cùng các lo nghĩ của bạn. Nó đã tới rồi; nó đã tới. Cho nên bạn quên nó đi, bạn chỉ ở đây và bây giờ.
Dục có thể trở thành sáng suốt sâu sắc trong việc ở đây và bây giờ. Tôi nghĩ, đó là hành động duy nhất bây giờ còn lại trong đó bạn có thể ở đây và bây giờ. Bạn không thể ở đây và bây giờ trong khi bạn ở văn phòng; bạn không thể ở đây và bây giờ trong khi bạn đang học ở đại học; bạn không thể ở đây và bây giờ ở bất kì chỗ nào trong thế giới hiện đại này. Chỉ trong yêu bạn mới có thể ở đây và bây giờ.
Nhưng ngay cả thế bạn cũng không vậy. Bạn đang nghĩ về kết quả. Và bây giờ nhiều sách hiện đại đã tạo ra nhiều vấn đề mới. Bạn đọc sách về cách làm tình, và thế rồi bạn sợ về liệu bạn có làm tình đúng hay sai. Bạn đọc sách về tư thế cần được lấy thế nào, hay kiểu tư thế nào cần được dùng, và thế rồi bạn sợ về liệu bạn có lấy tư thế đúng hay không.
Các nhà tâm lí đã tạo ra lo nghĩ mới trong tâm trí. Bây giờ họ nói chồng phải nhớ liệu vợ mình có đạt tới cực thích hay không, cho nên anh ta lo nghĩ về nó. Và lo nghĩ này sẽ không giúp đỡ theo bất kì cách nào; nó sẽ trở thành cản trở.
Vợ lo nghĩ liệu cô ấy có giúp cho chồng thảnh thơi toàn bộ hay không. Cô ấy phải biểu lộ rằng cô ấy cảm thấy rất phúc lạc. Thế thì mọi thứ trở thành giả. Cả hai đang lo nghĩ về kết quả, và bởi vì lo nghĩ này mà kết quả sẽ không bao giờ tới.
Quên mọi thứ đi. Tuôn chảy trong khoảnh khắc và cho phép thân thể bạn theo cách diễn đạt của nó. Thân thể bạn biết rõ; chúng có trí huệ riêng của chúng. Thân thể bạn được tạo nên từ các tế bào dục. Chúng có chương trình dựng sẵn; bạn không được hỏi tới chút nào. Cứ bỏ nó cho thân thể và thân thể sẽ chuyển động. Việc bỏ lại nó cho tự nhiên cùng nhau, cả hai cùng nhau, việc buông bỏ này, sẽ tạo ra thiền một cách tự động.
Và nếu bạn có thể cảm thấy nó trong dục, thế thì bạn biết một điều: rằng bất kì khi nào bạn buông xuôi bạn sẽ cảm thấy cùng điều. Thế thì bạn có thể buông xuôi theo thầy. Nó là quan hệ yêu. Bạn có thể buông xuôi theo thầy, và thế thì trong bạn đặt đầu dưới chân thầy, đầu bạn sẽ trở thành trống rỗng. Bạn sẽ trong thiền.
Thế thì thậm chí không cần tới thầy. Thế thì đi ra và buông xuôi theo bầu trời. Bạn biết cách buông xuôi - có vậy thôi. Thế thì bạn có thể đi và buông xuôi theo cây. Nhưng điều đó có vẻ ngu xuẩn vì chúng ta không biết cách buông xuôi. Chúng thấy một người - một dân làng, người nguyên thuỷ - đi ra sông, buông xuôi bản thân mình theo sông, gọi sông là Mẹ, Mẹ thiêng liêng, hay buông xuôi bản thân mình theo mặt trời lên, gọi mặt trời là thần vĩ đại, hay đi tới cây và đặt đầu dưới gốc cây và buông xuôi.
Với chúng ta điều đó có vẻ mê tín. Bạn nói, "Ông ta làm điều vô nghĩa làm sao! Cây sẽ làm gì? Sông sẽ làm gì? Chúng không phải là các thượng đế. Mặt trời là gì? Mặt trời không phải là thượng đế." Bất kì cái gì đều trở thành thượng đế nếu bạn có thể buông xuôi. Cho nên buông xuôi của bạn tạo ra tính thiêng liêng. Không có gì thiêng liêng, chỉ có tâm trí buông xuôi tạo ra tính thiêng liêng.
Buông xuôi theo vợ và cô ấy trở thành thiêng liêng. Buông xuôi theo chồng và anh ấy trở thành thiêng liêng. Tính thiêng liêng được khải lộ qua buông xuôi. Buông xuôi theo hòn đá và bây giờ không có hòn đá nào: hòn đá đó đã trở thành bức tượng, thành người - sống động.
Cho chỉ biết cách buông xuôi thôi. Và khi tôi nói "cách" buông xuôi, tôi không ngụ ý biết kĩ thuật; tôi ngụ ý bạn có khả năng tự nhiên về buông xuôi trong yêu. Buông xuôi trong yêu và cảm thấy nó ở đó. Và thế rồi để cho lan toả khắp cuộc đời bạn.
Câu hỏi thứ ba:
Xin thầy giải thích liệu anahat nada - âm thanh vô âm - có là kiểu âm thanh không hay liệu nó là vô âm toàn bộ. Và thầy cũng giải thích làm sao trạng thái của toàn âm toàn bộ có thể tương đương với vô âm thanh.
Anahat nada không phải là một kiểu âm thanh, nó là vô âm thanh, nhưng vô âm thanh này được nghe thấy. Diễn đạt điều đó là khó vì thế thì câu hỏi logic nảy sinh về làm sao vô âm thanh có thể được nghe thấy.
Để tôi giải thích nó.... Tôi đang ngồi trên ghế này. Nếu tôi đi khỏi ghế này, bạn có thấy sự vắng mặt của tôi trong ghế không? Nó không thể được thấy bởi người đã không nhìn tôi đang ngồi ở đây, người đó sẽ đơn giản thấy ghế. Nhưng khoảnh khắc trước tôi đã ở đây và bạn đã thấy tôi ngồi ở đây. Nếu tôi dời đi và bạn nhìn vào chiếc ghế, bạn sẽ thấy hai điều: chiếc ghế và sự vắng mặt của tôi. Nhưng sự vắng mặt đó sẽ được thấy chỉ nếu bạn đã thấy tôi và bạn đã không quên tôi, rằng tôi đã ở đó.
Chúng ta đang nghe âm thanh; chúng ta chỉ biết âm thanh. Cho nên khi vô âm tới, anahat nada, chúng ta cảm thấy rằng mọi âm thanh đã biến mất và sự thiếu vắng được cảm thấy. Đó là lí do tại sao nó được gọi là anahat nada. Nó cũng được gọi là nada; 'nada' nghĩa là âm thanh. Nhưng anahat thay đổi phẩm chất của âm thanh. 'Anahat' nghĩa là không được tạo ra, cho nên nó là âm thanh không được tạo ra.
Mọi âm thanh đều là âm thanh được tạo ra. Bất kì âm thanh nào bạn đã nghe, chúng tất cả đều được tạo ra. Cái được tạo ra sẽ chết đi. Tôi có thể vỗ hai bàn tay - âm thanh được tạo ra. Nó đã không có đó trước đây và bây giờ nó không còn nữa; nó đã được tạo ra và nó đã chết. Âm thanh được tạo ra được biết là ahat nada. Âm thanh không được tạo ra được biết là anahat nada - âm thanh bao giờ cũng có. Cái nào là âm thanh bao giờ cũng có? Nó không thực sự là âm thanh. Bạn gọi nó là âm thanh vì sự thiếu vắng được nghe thấy.
Nếu bạn sống cạnh ga tầu hoả và một ngày nào đó công đoàn đường sắt bãi công, bạn sẽ nghe thấy cái gì đó mà không ai có thể nghe thấy. Bạn sẽ nghe thấy sự thiếu vắng của những đoàn tầu tới và đi và chuyển động.
Tôi đã du hành trong quá khứ với ít nhất ba tuần mọi tháng. Lúc ban đầu rất khó ngủ trên tầu, và thế rồi nó lại còn trở nên khó ngủ ở nhà. Khi tôi không còn ngủ chỉ trên tầu hoả, âm thanh của tầu hoả bị thiếu. Bất kì khi nào tôi về tới nhà sự việc lại thành khó, vì tôi sẽ nhớ tiếng tầu và tôi cảm thấy thiếu âm thanh đường sắt.
Chúng ta quen với âm thanh. Mọi khoảnh khắc nó được rót đầy bởi âm thanh. Đầu của chúng ta thường xuyên được rót đầy bởi âm thanh và âm thanh và âm thanh. Khi tâm trí bạn đi xa, chuyển lên chuyển xuống, đi ra ngoài hay xuống dưới, khi bạn không trong thế giới của âm thanh, bạn có thể nghe thấy sự thiếu vắng. Sự thiếu vắng đó là vô âm thanh.
Nhưng chúng ta đã gọi nó là anahat nada. Vì nó được nghe thấy chúng ta gọi nó là nada - âm thanh; và vì nó không thực sự là âm thanh chúng ta gọi nó là anahat - không được tạo ra. "Âm thanh không được tạo ra" là mâu thuẫn. Âm thanh là được tạo ra - "không được tạo ra" gây ra mâu thuẫn. Cho nên mọi kinh nghiệm sâu về cuộc sống đều phải diễn đạt qua các thuật ngữ mâu thuẫn.
Nếu bạn đi và hỏi một thầy như Eckhart hay Jacob Boehme, hay Thiền sư như Huệ Hải hay Hoàng Bá hay Bồ đề đạt ma hay Long Thọ, hay Vedanta và Upanishads, mọi nơi bạn sẽ thấy các thuật ngữ mâu thuẫn bất kì chỗ nào một kinh nghiệm sâu được nói tới. Vedas nói, "Ngài hiện hữu và ngài không hiện hữu" - về Thượng đế.
Bạn không thể tìm ra cách diễn đạt nào thẩm mĩ hơn: "Ngài hiện hữu và ngài không hiện hữu." Ngài ở xa và Ngài ở gần. Ngài ở xa và ngài cũng ở gần. Tại sao có những phát biểu mâu thuẫn? Upanishads nói, "Ông không thể thấy được ngài, nhưng chừng nào ông chưa thấy ngài ông đã không thấy gì cả." Đây là kiểu ngôn ngữ gì vậy?
Lão Tử nói rằng "Chân lí không thể được nói ra" - và ông ấy đang nói nó! Điều này nữa lại là việc nói rồi. Ông ấy nói rằng "Chân lí không thể được nói ra, nếu nó được nói ra nó không thể là đúng," và thế rồi ông ấy viết ra cuốn sách và nói cái gì đó về chân lí. Nó là mâu thuẫn.
Một học trò tới một hiền nhân lớn. Học trò nói, "Nếu ông có thể thay thứ cho thầy tôi, tôi muốn kể cho ông cái gì đó về bản thân tôi. Tôi đã trở thành người vô thần; bây giờ tôi không tin vào Thượng đế."
Thế là hiền nhân già hỏi, "Anh đã học kinh sách được bao nhiêu ngày rồi? Trong bao nhiêu ngày?" Người này, người tìm kiếm, người học trò này nói, "Quãng hai mươi năm học Vedas - kinh sách." Thế là ông già thở dài và nói, "Mới hai mươi năm và anh có can đảm nói rằng anh đã trở thành người vô thần sao?"
Học trò phân vân. Ông già này nói gì vậy? Cho nên anh ta nói, "Tôi phân vân. Ông đang nói gì? Ông làm cho tôi thêm lẫn lộn hơn khi tôi tới đây." Ông già nói, "Tiếp tục học Vedas đi. Lúc ban đầu người ta nói Thượng đế hiện hữu. Chỉ đến cuối người ta mới nói Thượng đế không hiện hữu. Để trở thành người vô thần anh sẽ phải du hành nhiều vào trong hữu thần. Thượng đế hiện hữu lúc ban đầu; Thượng đế không hiện hữu lúc cuối. Đừng vội vàng." Học trò này thậm chí còn phân vân hơn.
"Thượng đế hiện hữu và Thượng đế không hiện hữu" đã được thốt ra bởi những người biết. "Thượng đế hiện hữu" được thốt ra bởi những người không biết và "Thượng đế không hiện hữu" cũng được thốt ra bởi những người không biết. Những người biết, họ thốt ra cả hai đồng thời: Thượng đế hiện hữu và Thượng đế không hiện hữu.
"Anahat nada" là một thuật ngữ mâu thuẫn, nhưng được dùng với nhiều cân nhắc - với cân nhắc sâu. Nó có nghĩa. Nó nói rằng hiện tượng này được cảm thấy như âm thanh và nó không là âm thanh. Nó được cảm thấy như âm thanh vì bạn đã chỉ cảm thấy âm thanh, bạn không biết bất kì ngôn ngữ nào khác. Bạn biết chỉ ngôn ngữ của âm thanh; đó là lí do tại sao nó được cảm thấy như âm thanh. Nhưng nó là im lặng, không là âm thanh.
Và câu hỏi này còn nói thêm: Xin giải thích theo cách nào trạng thái của toàn âm có thể tương đương với vô âm. Nó bao giờ cũng là vậy. Số không và cái tuyệt đối cả hai ngụ ý cùng một điều!
Chẳng hạn, nếu tôi có một cái chai mà hoàn toàn trống rỗng và tôi có một cái chai khác được rót đầy hoàn toàn, cả hai chai đều là đầy. Một chai là đầy trống rỗng đầy đủ, chai kia là được rót đầy. Nhưng cả hai chai đều là đầy, cả hai chai là hoàn hảo. Nếu chai được rót một nửa, nó là nửa rót đầy và nửa trống rỗng. Bạn có thể gọi nó là trống rỗng một nửa, bạn có thể gọi nó là đầy một nửa. Nhưng dù nó là trống rỗng đầy đủ hay được rót đầy đủ, một điều chung cho cả hai: tính đầy đủ!
Vô âm thanh là đầy đủ. Bạn không thể làm được bất kì cái gì thêm để làm cho nó vô âm hơn. Hiểu điều này: nó là đầy đủ, không cái gì có thể được làm. Bạn đã đi tới điểm bên ngoài nó không chuyển dời nào là có thể. Và nếu một âm thanh là toàn bộ bạn không thể thêm bất kì cái gì cho nó. Bạn đã đi tới giới hạn khác; bạn không thể đi ra ngoài nó. Điều này là thông thường và điều này là điều được ngụ ý.
Người ta có thể nói nó là vô âm vì không âm thanh nào được nghe thấy, mọi thứ đã trở thành thiếu vắng. Bạn không thể lấy bất kì cái gì thêm nữa từ nó; nó là đầy đủ. Hay bạn có thể nói nó là âm thanh đầy đủ, âm thanh đầy, âm thanh tuyệt đối; không cái gì có thể được thêm vào cho nó. Nhưng trong cả hai trường hợp chỉ báo là về tính hoàn hảo, tính tuyệt đối, tính toàn thể.
Điều đó tuỳ thuộc vào tâm trí. Có hai kiểu tâm trí và hai kiểu diễn đạt. Chẳng hạn, nếu bạn hỏi Phật, "Cái gì xảy ra trong thiền sâu? Khi người ta đạt tới samadhi cái gì sẽ xảy ra?" ông ấy sẽ nói, "Sẽ không có dukkha - sẽ không có đau." Ông ấy sẽ không bao giờ nói sẽ có phúc lạc, ông ấy sẽ đơn giản nói sẽ không có đau - chỉ là vô đau. Nếu bạn hỏi Shankara, ông ấy sẽ không bao giờ nói về đau. Ông ấy sẽ đơn giản nói, "Sẽ có phúc lạc - phúc lạc tuyệt đối."
Và cả hai đều diễn đạt cùng một kinh nghiệm. Phật nói "không đau" để nói tới thế giới này. Ông ấy nói, "Mọi đau ta đã biết tới không có đó. Và bất kì cái gì có đó, ta không thể kể được nó trong ngôn ngữ của các ông."
Shankara nói, "Có phúc lạc, phúc lạc tuyệt đối." Ông ấy không bao giờ nói về thế giới và cái đau của nó. Ông ấy không tham chiếu tới thế giới của bạn; ông ấy tham chiếu tới bản thân kinh nghiệm. Ông ấy có tính khẳng định; Phật có tính phủ định. Nhưng chỉ dẫn của họ đều hướng tới cùng một trăng.
Ngón tay của họ là khác nhau, nhưng điều ngón tay họ trỏ tới là một.

0 Đánh giá

Ads Belove Post