Chương 1. Tâm của việc biết là bây giờ

Chương 1. Tâm của việc biết là bây giờ

Price:

Read more

A, Cái Này - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 1. Tâm của việc biết là bây giờ

Đi lên chỗ ngồi cao, Dogen Zenji nói: "Thiền sư Hogen học với Keishin Zenji."
Một lần Keishin Zenji hỏi ông ấy, "Joza, ông đi đâu?'
Hogen nói. 'Tôi làm cuộc hành hương vô mục đích.'
Keishin nói, 'Vấn đề của cuộc hành hương của ông là gì?'
Hogen nói, 'Tôi không biết.'
Keishin nói, 'Không việc biết là điều thân thiết nhất.'
Hogen hốt nhiên đạt tới đại ngộ."
Thiền chỉ là thiền. Không có gì so sánh được với nó. Nó là duy nhất - duy nhất theo nghĩa rằng nó là bình thường nhất và vậy mà là hiện tượng phi thường nhất đã từng xảy ra cho tâm thức con người. Nó là bình thường nhất vì nó không tin vào tri thức, nó không tin vào tâm trí. Nó không phải là triết lí, không phải là tôn giáo. Nó là việc chấp nhận sự tồn tại bình thường với trái tim toàn bộ, với bản thể toàn bộ của người ta, không ham muốn thế giới khác nào đó, siêu-thế gian, siêu-tinh thần. Nó không quan tâm tới cái vô nghĩa bí truyền nào, không quan tâm tới siêu hình chút nào. Nó không khao khát bờ bên kia; bờ này là quá đủ rồi. Việc chấp nhận bờ này của nó là mênh mông tới mức chính việc chấp nhận nó làm biến đổi bờ này - và chính bờ này trở thành bờ kia:
Chính thân thể này là phật;
Chính thế gian này là thiên đường hoa sen.
Do đó nó là bình thường. Nó không muốn bạn tạo ra một loại tính tâm linh, một loại tính linh thiêng nào đó. Mọi cái nó đòi hỏi là ở chỗ bạn sống cuộc sống của bạn với tính tức khắc, tự phát. Và thế thì điều thế gian trở thành linh thiêng.
Phép màu vĩ đại của Thiền là trong việc biến đổi điều thế gian thành điều linh thiêng. Và nó là cực kì phi thường vì theo cách này cuộc sống chưa bao giờ được tiếp cận tới như trước đây, theo cách này cuộc sống chưa bao giờ được kính trọng như trước đây.
Thiền đi ra ngoài Phật và ra ngoài Lão Tử. Nó là tột bậc, siêu việt, cả của thiên tài Ấn Độ và thiên tài Trung Quốc. Thiên tài Ấn Độ đạt tới đỉnh cao nhất của nó trong Phật Gautam và thiên tài Trung Quốc đạt tới đỉnh cao nhất của nó trong Lão Tử. Và cuộc gặp gỡ... tinh tuý của giáo huấn của Phật và tinh tuý của giáo huấn của Lão Tử đã hội nhập thành một dòng chảy sâu sắc tới mức bây giờ không tách biệt nào là có thể. Ngay cả làm phân biệt giữa cái gì thuộc vào Phật và cái gì thuộc vào Lão Tử cũng là không thể được, cái gộp lại đã là toàn bộ thế. Nó không chỉ là tổng hợp, nó là tích hợp. Từ việc gặp gỡ này Thiền được sinh ra. Thiền không là Phật giáo không là Đạo giáo và vậy mà là cả hai.
Gọi Thiền là "Thiền Phật giáo" là không đúng vì nó hơn nhiều lắm. Phật không có tính đất thế như Thiền. Lão Tử là cực kì có tính đất, nhưng Thiền không chỉ có tính đất: cách nhìn của nó biến đổi đất thành trời. Lão Tử có tính đất, Phật không có tính đất, Thiền là cả hai - và trong việc là cả hai nó đã trở thành hiện tượng phi thường nhất.
Tương lai của nhân loại sẽ đi ngày càng gần tới cách tiếp cận của Thiền, vì gặp gỡ của phương Đông và phương Tây là có thể chỉ qua cái gì đó như Thiền, cái vừa có tính đất và vậy mà lại không có tính đất. Phương Tây rất có tính đất, phương Đông rất có tính không đất. Ai sẽ trở thành chiếc cầu? Phật không thể là cầu được; ông ấy có tính phương Đông bản chất thế, chính hương vị của phương Đông, chính hương thơm của phương Đông, không nhân nhượng. Lão Tử không thể là cầu được; ông ấy quá nhiều tính đất. Trung Quốc bao giờ cũng rất có tính đất. Trung Quốc có phần tinh thần phương Tây nhiều hơn tinh thần phương Đông.
Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc là nước đầu tiên ở phương Đông biến thành cộng sản, trở thành duy vật, tin vào triết lí vô thần, tin rằng con người chỉ là vật chất và không gì khác. Điều này không chỉ là ngẫu nhiên. Trung Quốc đã từng có tính đất trong gần năm nghìn năm; nó rất có tính phương Tây. Do đó Lão Tử không thể trở thành chiếc cầu được; ông ấy giống Zorba người Hi Lạp nhiều hơn. Phật không có tính đất thế, bạn thậm chí không thể bắt giữ ông ấy được - làm sao ông ấy có thể trở thành chiếc cầu được?
Khi tôi nhìn khắp xung quanh, Thiền dường như là khả năng duy nhất, vì trong Thiền, Phật và Lão Tử đã trở thành một. Sự gặp gỡ đã xảy ra. Hạt mầm có đó, hạt mầm của chiếc cầu lớn mà có thể làm Đông và Tây là một. Thiền sẽ là điểm gặp gỡ. Nó có tương lai lớn - một quá khứ lớn và một tương lai lớn.
Và phép màu là ở chỗ Thiền không quan tâm tới quá khứ không quan tâm tới tương lai. Toàn bộ quan tâm của nó là trong hiện tại. Có thể đó là lí do tại sao phép màu là có thể, vì quá khứ và tương lai được bắc cầu bởi hiện tại.
Hiện tại không phải là một phần của thời gian. Bạn đã bao giờ nghĩ về điều đó chưa? Hiện tại dài bao nhiêu? Quá khứ có thời hạn, tương lai có thời hạn. Thời hạn của hiện tại là gì? Nó kéo dài bao lâu? Giữa quá khứ và tương lai bạn có thể đo được hiện tại không? Nó là không thể đo được; nó gần như không có. Nó không phải là thời gian chút nào: nó là sự xuyên thấu của cái vĩnh hằng vào trong thời gian.
Và Thiền sống trong hiện tại. Toàn thể giáo huấn là: làm sao ở trong hiện tại, làm sao thoát ra khỏi quá khứ, cái không còn nữa và làm sao không bị tham gia vào trong tương lai, cái còn chưa có, và chỉ được bắt rễ, định tâm, trong cái đang đó.
Toàn thể cách tiếp cận của Thiền là về tính tức khắc, nhưng bởi vì điều đó nó có thể bắc cầu quá khứ và tương lai. Nó có thể bắc cầu nhiều thứ: nó có thể bắc cầu quá khứ và tương lai, nó có thể bắc cầu phương Đông và phương Tây, nó có thể bắc cầu thân thể và linh hồn. Nó có thể bắc cầu các thế giới không thể bắc cầu được: thế giới này và thế giới kia, cái tầm thường và cái linh thiêng.
Trước khi chúng ta đi vào trong giai thoại nhỏ này sẽ là tốt để hiểu vài điều. Thứ nhất: Thầy không nói chân lí.
Cho dù họ muốn họ không thể nói được; điều đó là không thể được. Thế thì chức năng của họ là gì? Họ liên tục làm gì? Họ không thể nói được chân lí, nhưng họ có thể đem ra chân lí đang ngủ say trong bạn. Họ có thể khiêu khích nó, họ có thể thách thức nó. Họ có thể lay bạn dậy, họ có thể đánh thức bạn. Họ không thể cho bạn Thượng đế, chân lí, niết bàn, vì ngay chỗ đầu tiên bạn đã có nó tất cả cùng bạn rồi. Bạn được sinh ra cùng nó. Nó là bẩm sinh, nó là cố hữu. Nó là chính bản tính của bạn. Cho nên bất kì ai giả vờ cho bạn chân lí đều đơn giản khái thác tính ngu xuẩn của bạn, tính khờ dại của bạn. Người đó tinh ranh - tinh ranh và hoàn toàn dốt nát nữa. Người đó chả biết gì; thậm chí không biết tới một thoáng của chân lí đã xảy ra cho người đó. Người đó là thầy rởm.
Chân lí không thể được trao; nó đã ở trong bạn rồi. Nó có thể được gợi ra, nó có thể được kích ra. Một hoàn cảnh có thể được tạo ra, một không gian nào đó có thể được tạo ra để nó nảy sinh trong bạn và không còn ngủ nữa, trở nên thức dậy.
Chức năng của thầy là phức tạp hơn nhiều so với bạn nghĩ. Chắc là dễ dàng hơn nhiều, nếu chân lí có thể được truyền đạt. Nó không thể được truyền đạt, do đó cách thức và phương tiện gián tiếp phải được nghĩ ra.
Kinh Tân Ước có câu chuyện hay về Lazarus. Người Ki tô giáo đã bỏ lỡ toàn thể vấn đề của nó. Christ bất hạnh thế - ông ấy đã rơi vào trong toán sai. Thậm chí không một nhà thượng đế học Ki tô giáo nào đã bao giờ có khả năng khám phá ra nghĩa của câu chuyện về Lazarus, cái chết của ông ấy và việc phục sinh.
Lazarus chết. Ông ấy là anh của Mary Magdalene và Martha và là người sùng kính lớn với Jesus. Jesus đang ở xa xôi; đến lúc ông ấy được tin và lời mời, "Về ngay lập tức," hai ngày đã trôi qua, và lúc ông ấy về tới chỗ của Lazarus bốn ngày đã trôi qua. Nhưng Mary và Martha đang đợi ông ấy - tin cậy của họ tới mức đó. Cả làng cười họ. Họ là người ngu trong con mắt của người khác vì họ đang giữ cái xác trong hang; họ theo dõi hết ngày nọ tới ngày kia, canh gác cái xác. Cái xác đã bắt đầu bốc mùi; nó đang hư hỏng.
Dân làng nói, "Các bà ngu! Jesus không thể làm được gì đâu. Khi ai đó chết, ai đó chết thôi!"
Jesus tới. Ông ấy đi tới hang - ông ấy không đi vào trong hang - ông ấy đứng bên ngoài và gọi Lazarus ra. Mọi người đã tụ tập lại. Họ phải cười: "Người này dường như điên rồ!"
Ai đó nói với ông ấy, "Ông làm gì vậy? Ông ấy chết rồi! Ông ấy đã chết từ bốn ngày rồi." Thực ra, đi vào trong hang là khó - thân thể ông ấy đang bốc mùi. "Không thể được! Ông đang gọi ai?"
Nhưng, không xốn xang, Jesus lại gọi to, "Lazarus, ra đi!"
Và đám đông ngạc nhiên quá: Lazarus bước ra khỏi hang - run rẩy, choáng, dường như mới ra từ giấc ngủ lớn, dường như ông ấy đã rơi vào cơn mê. Bản thân ông ấy không thể tin được vào điều đã xảy ra, sao ông ấy đã ở trong hang.
Điều này thực ra chỉ là cách nói chức năng của thầy là gì. Lazarus chết thực hay không thì không phải là vấn đề. Liệu Jesus có khả năng gọi người chết về hay không phải là vấn đề. Tham gia vào trong những câu hỏi ngu xuẩn đó là ngớ ngẩn. Chỉ các học giả mới có thể ngu đần. Không người nào hiểu biết sẽ nghĩ rằng đây là cái gì đó có tính lịch sử. Nó hơn thế nhiều! Nó không phải là sự kiện, nó là chân lí. Nó không phải là cái gì đó xảy ra theo thời gian, nó là cái gì đó nhiều hơn: cái gì đó xảy ra trong vĩnh hằng.
Tất cả các bạn đều chết. Các bạn đang trong tình huống như Lazarus. Các bạn đang sống trong hang tối của bạn. Tất cả các bạn đang bốc mùi và phân huỷ... vì chết không phải là cái gì đó đột nhiên một ngày nào đó tới - bạn đang chết mọi ngày. Kể từ ngày sinh của bạn, bạn đã chết dần. Nó là quá trình dài; nó mất bẩy mươi năm, tám mươi năm, chín mươi năm để hoàn thành. Từng khoảnh khắc cái gì đó của bạn chết đi, cái gì đó trong bạn chết đi, nhưng bạn tuyệt đối vô nhận biết về toàn thể tình huống. Bạn tiếp tục sống dường như bạn biết sống là gì.
Chức năng của thầy là gọi ra: "Lazarus, ra khỏi hang ngay! Ra khỏi nấm mồ của ông một cách dũng cảm. Ra khỏi nấm mồ của ông đi! Ra khỏi cái chết của ông!"
Thầy không thể cho bạn chân lí được nhưng thầy có thể gợi tới chân lí. Thầy có thể khuấy động cái gì đó trong bạn. Thầy có thể lẩy cò một quá trình trong bạn mà sẽ làm bùng cháy, cháy lên ngọn lửa. Bạn là chân lí - chỉ nhiều bụi thế đã tụ lại quanh bạn. Chức năng của thầy có tính phủ định: thầy phải cho bạn tắm, tắm xối nước, để cho bụi biến mất.
Đó đích xác là nghĩa của rửa tội Ki tô giáo. Đó là điều John the Baptist làm trong Sông Jordan. Nhưng mọi người liên tục hiểu lầm. Ngày nay việc rửa tội vẫn xảy ra trong nhà thờ; nó vô nghĩa.
John the Baptist chuẩn bị mọi người cho việc tắm bên trong. Khi họ sẵn sàng ông ấy sẽ đem họ một cách tượng trưng ra Sông Jordan. Đó chỉ là biểu tượng - cũng như quần áo của bạn là biểu tượng, việc tắm trong Sông Jordan là biểu tượng - biểu tượng rằng thầy có thể cho bạn việc tắm. Thầy có thể lấy đi bụi, bụi của nhiều thế kỉ, ra khỏi bạn. Và đột nhiên mọi thứ thành rõ ràng, mọi thứ thành sáng tỏ. Sáng tỏ đó là chứng ngộ.
Đại sư Daie nói: "Mọi việc dạy của các hiền nhân, của các thánh nhân, của các thầy, đã giải nghĩa không nhiều hơn điều này: chúng là những lời bình luận về việc kêu bất thần của ông, 'A, Cái này!'"
Khi đột nhiên bạn sáng tỏ và niềm vui lớn và hân hoàn nảy sinh trong bạn, và toản thể bản thể bạn, mọi thớ thịt của thân thể, tâm trí và linh hồn bạn nhảy múa, và bạn nói, "A, cái này! Alleluia!" một tiếng reo lớn của niềm vui ngân lên trong bản thể bạn, đó là chứng ngộ. Đột nhiên các ngôi sao sa xuống từ rui mè. Bạn trở thành một phần của điệu vũ vĩnh hằng của sự tồn tại.
Auden nói:
Múa tới khi sao sa xuống từ rui mè!
Múa, múa, múa tới khi ông rớt!
Vâng, điều đó xảy ra - nó không phải là cái gì đó bạn phải làm. Nó là cái gì đó mà cho dù bạn muốn không làm bạn sẽ thấy điều đó là không thể được; bạn sẽ thấy không thể nào cưỡng lại được. Bạn sẽ phải múa.
Cái đẹp của điều này, cái đẹp của bây giờ, niềm vui rằng sự tồn tại hiện hữu và tính gần gũi của nó... Vâng, sao sa xuống từ rui mè. Chúng gần thế bạn có thể chạm vào chúng; bạn có thể bắt giữ chúng trong tay bạn.
Daie là đúng. Ông ấy nói:
Mọi việc dạy của các hiền nhân đã giải nghĩa không nhiều hơn những lời bình luận về việc kêu bất thần của ông, 'A, Cái này!"
Toàn thể trái tim cất lên "Aha!" Và im lặng đi theo nó, và an bình, và niềm vui, và sự gặp gỡ, và việc nhập lại, và kinh nghiệm cực thích, cực lạc...!
Thầy không dạy chân lí; không có cách nào để dạy nó. Nó là việc truyền trao bên ngoài kinh sách, bên ngoài lời. Nó là việc truyền trao. Nó là năng lượng kích thích năng lượng trong bạn. Nó là một loại tính đồng bộ.
Thầy đã biến mất như một bản ngã; thầy là niềm vui thuần khiết. Và đệ tử ngồi bên cạnh thầy dần dần, dần dần cùng chia sẻ niềm vui của thầy, của bản thể thầy, ăn và uống từ nguồn vĩnh hằng, không cạn đó: ais dhammo sanantano. Và một ngày nào đó... và người ta không thể dự báo được khi nào ngày đó sẽ tới; nó là không thể dự đoán được. Một ngày nào đó đột nhiên nó đã xảy ra: một quá trình đã bắt đầu trong bạn làm lộ ra chân lí của bản thể bạn cho bạn. Bạn tới mặt đối mặt với bản thân bạn. Thượng đế không ở chỗ nào đó khác: ngài là bây giờ, ở đây.
Thầy làm sáng tỏ và xác nhận việc nhận ra. Họ chiếu sáng theo cả nghìn lẻ một cách. Họ liên tục trỏ tới chân lí: ngón tay chỉ trăng. Nhưng có nhiều người ngu bắt đầu níu bám lấy ngón tay. Bằng việc níu bám lấy ngón tay bạn sẽ không thấy trăng, nhớ lấy. Thậm chí có những kẻ ngu lớn hơn bắt đầu cắn ngón tay. Điều đó sẽ không cho bạn chất nuôi dưỡng nào đâu. Quên ngón tay đi và nhìn vào chỗ nó trỏ tới.
Thầy chiếu sáng. Thầy trút ánh sáng lớn - họ là ánh sáng - thầy trút ánh sáng lớn lên bản thể bạn. Họ giống như đèn pha rọi: họ hội tụ bản thể họ vào bản thể bạn. Bạn đã sống trong bóng tối hàng thế kỉ, hàng triệu kiếp. Đột nhiên đèn pha chiếu rọi của thầy bắt đầu làm lộ ra vài tính bên trong bị quên lãng trong bạn. Chúng ở bên trong bạn; thầy không đem chúng tới - thầy đơn giản đem ánh sáng của thầy, thầy hội tụ bản thân thầy vào bạn. Và thầy có thể hội tụ chỉ khi đệ tử mở, khi đệ tử buông xuôi, khi đệ tử sẵn sàng học, không tranh cãi, khi đệ tử đã không đi tới để tích luỹ tri thức mà để biết chân lí, khi đệ tử không chỉ tò mò mà là người tìm kiếm và sẵn sàng mạo hiểm tất cả. Ngay cả mạng sống phải bị liều và hi sinh, đệ tử vẫn sẵn sàng. Thực ra, khi bạn liều cuộc sống ngủ của bạn, bạn hi sinh cuộc sống ngủ của bạn, bạn đạt tới phẩm chất khác toàn bộ của cuộc sống: cuộc sống của ánh sáng, của yêu, cuộc sống bên ngoài chết, bên ngoài thời gian, bên ngoài thay đổi.
Họ chiếu sáng và xác nhận việc nhận ra. Đầu tiên thầy chiếu sáng con đường, chân lí, cái ở bên trong bạn. Và thứ hai: khi bạn nhận ra nó, khi bạn nhận ra nó... Rất khó cho bạn tin rằng bạn đã đạt tới nó. Điều không thể tin được nhất là khi việc nhận ra chân lí xảy ra cho bạn, vì bạn đã được bảo rằng điều đó là rất khó, gần như không thể được, và rằng điều đó mất hàng triệu kiếp để đạt tới nó. Và bạn đã được bảo điều đó ở chỗ nào đó khác - có thể trên trời - và khi bạn nhận ra nó bên trong bản thân bạn, làm sao bạn có thể tin được vào điều đó?
Thầy xác nhận điều đó. Thầy nói, "Đúng, đây là nó!" Xác nhận của thầy được cần nhiều như việc chiếu sáng của thầy. Thầy bắt đầu bằng việc chiếu sáng và kết thúc bằng việc xác nhận. Thầy là bằng chứng về chân lí, không phải là chứng minh của nó.
Suy ngẫm về khác biệt tinh tế giữa bằng chứng và chứng minh. Thầy là bằng chứng; thầy là nhân chứng. Thầy đã thấy, thầy đã biết, thầy đã trở thành. Bạn có thể cảm thấy nó; bằng chứng có thể được cảm thấy. Bạn có thể tới ngày càng gần hơn; bạn có thể cho phép hương thơm của thầy xuyên thấu vào cốt lõi bên trong nhất của bản thể bạn. Thầy chỉ là bằng chứng; thầy không là chứng minh. Nếu bạn muốn bất kì chứng minh nào... không có chứng minh.
Thượng đế không thể được chứng minh không thể bị bác bỏ; đó không phải là luận cứ. Thượng đế không phải là một giả thuyết, nó không phải là lí thuyết: nó là kinh nghiệm. Thầy đang sống bằng chứng. Nhưng để thấy nó bạn sẽ cần cách tiếp cận khác hơn cách bạn đã quen.
Bạn biết cách tiếp cận tới thầy giáo, cách tiếp cận tới giáo sư, cách tiếp cận tới tu sĩ. Họ không yêu cầu nhiều vì họ đơn giản truyền đạt thông tin mà có thể được làm ngay cả bởi máy ghi âm hay máy tính hay bởi đĩa hát hay sách.
Tôi đã là một sinh viên ở đại học. Tôi chưa bao giờ tham dự lớp của các giáo sư. Một cách tự nhiên, họ bị xúc phạm. Và một hôm thầy trưởng khoa gọi tôi tới và ông ấy nói, "Tại sao em vào đại học? Chúng tôi chả bao giờ thấy em, em chưa bao giờ dự bất kì lớp nào. Và nhớ lấy: khi thời gian thi tới, đừng yêu cầu con số ghi tới lớp - vì bẩy mươi nhăm phần trăm việc dự lớp là điều phải có để vào trong kì thi."
Tôi cầm tay ông già đó và tôi nói, "Thầy tới cùng em - em sẽ chỉ cho thầy em ở đâu và tại sao em đã vào đại học."
Ông ấy hơi sợ về chỗ tôi đưa ông ấy tới và tại sao. Và đó là sự kiện nổi tiếng mà tôi có hơi lập dị! Ông ấy nói, "Nhưng em đưa tôi đi đâu?"
Tôi nói, "Em sẽ chỉ cho thầy điều thầy phải cho em một trăm phần trăm về dự lớp. Thầy đi cùng em."
Tôi đưa ông ấy tới thư viện và tôi bảo thủ thư, "Cô nói cho ông già này - có ngày nào mà em không ở thư viện không?"
Thủ thư nói, "Ngay cả ngày nghỉ em ấy vẫn ở đây. Nếu thư viện không mở cửa thì sinh viên này cứ ngồi ở vườn của thư viện, nhưng anh ta tới. Và mọi ngày chúng tôi phải bảo anh ta, 'Bây giờ mời anh về, vì đến giờ đóng cửa rồi.'"
Tôi nói với giáo sư này, "Em tìm sách rõ ràng hơn nhiều so với cái gọi là các giáo sư của thầy. Và, hơn nữa, họ đơn giản lặp lại điều đã được viết trong sách, cho phỏng có ích gì mà đi nghe gián tiếp qua họ? Em có thể xem thẳng vào sách!"
Tôi bảo ông ấy, "Nếu thầy có thể chứng minh được rằng các thầy giáo của thầy đang dạy cái gì đó không có trong sách, thế thì em sẵn sàng tới lớp. Nếu thầy không thể chứng minh được điều đó, thế thì nhớ trong đầu rằng thầy phải cho em điểm dự lớp một trăm phần trăm - bằng không em sẽ tạo ra rắc rối đấy!"
Và tôi không bao giờ tới hỏi xin ông ấy; ông ấy cho tôi một trăm phần trăm giờ dự lớp.. Ông ấy hiểu vấn đề đó; nó đơn giản thế. Ông ấy nói, "Em đúng. Tại sao nghe tri thức gián tiếp? Em có thể đi thẳng vào sách. Thầy biết các giáo sư đó - bản thân thầy chỉ là cái máy hát. Sự thực là," ông ấy nói với tôi, "trong ba mươi năm thầy đã không đọc cái gì. Thầy liên tục dùng ghi chép cũ của thầy."
Trong ba mươi năm ông ấy đã từng dạy cùng một điều lặp đi lặp lại; và thời gian ba mươi năm, hàng triệu cuốn sách đã được xuất bản.
Bạn biết cách tiếp cận tới thầy giáo, bạn biết cách tiếp cận tới sách, bạn biết cách tiếp cận tới thông tin chết, nhưng bạn không biết cách tiếp cận tới thầy. Nó là cách giao cảm khác toàn bộ. Nó không phải là trao đổi, nó là giao cảm - vì thầy không phải là chứng minh mà là bằng chứng. Thầy không biện luận cho Thượng đế, thầy là nhân chứng cho Thượng đế. Thầy không sở hữu tri thức lớn về Thượng đế, thầy biết. Thầy không phải là người thông thái, thầy đơn giản biết.
Nhớ lấy, biết về là vô giá trị. Từ "về" nghĩa là quanh quẩn. Biết về cái gì đó nghĩa là liên tục đi trong vòng tròn, quanh quẩn, lòng vòng. Từ "về" là hay. Bất kì khi nào bạn đọc "về," đọc "quanh quẩn." Khi ai đó nói, "Tôi biết về Thượng đế," đọc: anh ta biết quanh quẩn Thượng đế. Anh ta đi trong vòng tròn. Và việc biết thực không bao giờ là về, không bao giờ là quanh quẩn; nó là trực tiếp, nó là đường thẳng.
Jesus nói: "Con đường là thẳng..." Nó không đi theo đường tròn; nó nhảy từ ngoại vi vào trung tâm. Thầy là bằng chứng cho việc nhảy đó, bước nhảy lượng tử, biến đổi đó.
Bạn phải tiếp cận tới thầy bằng tình yêu lớn, bằng tin cậy lớn, bằng trái tim mở. Bạn không nhận biết bạn là ai. Thầy nhận biết thầy là ai, thầy nhận biết bạn là ai. Sâu bướm có thể được nói là vô nhận biết rằng nó có thể trở thành bướm. Bạn là sâu bướm - bồ tát. Mọi sâu bướm đều là bồ tát và mọi bồ tát đều là sâu bướm. Bồ tát nghĩa là người có thể trở thành bướm, người có thể trở thành vị Phật, người là vị phật trong hạt mầm, về bản chất. Nhưng làm sao sâu bướm nhận biết được rằng nó có thể trở thành bướm? Cách duy nhất là giao cảm với bướm, để xem bướm bay trong gió, trong ánh mặt trời. Nhìn chúng vẫy cánh bay cao, nhìn chúng chuyển từ hoa này sang hoa khác, nhìn cái đẹp của chúng, mầu sắc của chúng, có thể một ham muốn sâu sắc, một khao khát nảy sinh trong sâu bướm: "Mình cũng có thể như vậy chăng?" Trong chính khoảnh khắc đó sâu bướm đã bắt đầu thức tỉnh, một quá trình đã được lẩy cò.
Quan hệ thầy/đệ tử là quan hệ giữa sâu bướm và bướm, tình bạn giữa sâu bướm và bướm. Bướm không thể chứng minh được rằng sâu bướm có thể trở thành bướm; không có cách thức logic nào. Nhưng bướm có thể gợi ra niềm khao khát trong sâu bướm - điều đó là có thể.
Thầy giúp bạn đạt tới kinh nghiệm riêng của bạn. Thầy không cho bạn Veda, Koran, Kinh Thánh; thầy ném bạn về bản thân bạn. Thầy làm cho bạn nhận biết về cội nguồn bên trong của bạn. Thầy làm cho bạn nhận biết về điều bản chất riêng của bạn, về tính thượng đế riêng của bạn. Thầy giải thoát bạn khỏi kinh sách. Thầy giải thoát bạn khỏi diễn giải của người khác. Thầy giải thoát bạn khỏi mọi niềm tin. Thầy giải thoát bạn khỏi mọi suy đoán, khỏi mọi đoán mò. Thầy giải thoát bạn khỏi triết lí và khỏi tôn giáo và khỏi thượng đế học. Thầy giải thoát bạn, nói tóm lại, khỏi thế giới các lời - vì lời là vấn đề.
Bạn trở nên bị ám ảnh quá nhiều với từ "yêu" tới mức bạn quên mất rằng yêu là kinh nghiệm, không là từ. Bạn trở nên bị ám ảnh với từ "Thượng đế" tới mức bạn quên mất rằng Thượng đế là kinh nghiệm, không phải là từ. Từ "Thượng đế" không phải là Thượng đế, và từ "lửa" không phải là lửa, và từ "yêu" không phải là yêu.
Thầy giải thoát bạn khỏi lời, thầy giải thoát bạn khỏi mọi loại triết lí tưởng tượng. Thầy đem bạn tới trạng thái của im lặng vô lời. Thất bại của tôn giáo và triết lí là ở chỗ tất cả chúng đều trở thành cái thay thế cho kinh nghiệm thực. Cảnh giác với nó đi!
Marlene và Florence, hai thư kí Denver, buôn chuyện lúc ăn trưa.
"Đêm qua tớ bị một học giả hiếp," Marlene thì thào.
"Thực thế à?" Florence nói. "Làm sao đằng ấy biết anh ta là học giả?"
"Tớ phải giúp anh ta."
Học giả là người què, tê liệt, treo trong đầu họ. Họ đã quên mất mọi thứ ngoại trừ lời. Họ là những người làm ra hệ thống lớn. Họ tích luỹ các lí thuyết đẹp; họ thu xếp chúng trong các hình mẫu đẹp, nhưng đó là mọi điều họ làm. Họ không biết cái gì - mặc dầu họ lừa người khác và tự lừa bản thân mình, điều đó họ biết.
Một người đi vào trong nhà hàng để ăn trưa và khi người phục vụ tới anh ta nói, "Thưa ông, tôi muốn ăn món tận."
"Cái gì?" người phục vụ nói.
"Tận," người này nói.
"Cái gì?" người phục vụ lại nói.
Thế là người này lấy menu ra và chỉ vào món anh ta muốn. "Tận đấy," anh ta quả quyết nhắc lại.
"À," người phục vụ nói. "Tôi hiểu rồi. Thận. Sao ông không nói thế?"
"Nhưng," người này nói, "Tôi nói tận, tôi nói sai sao?"
Rất khó kéo họ ra. Họ sống trong lời riêng của họ. Họ đã quên rằng thực tại có cái gì khác trong nó ngoài lời. Họ hoàn toàn điếc, hoàn toàn mù. Họ không thể thấy được, họ không thể nghe được, họ không thể cảm được. Lời là lời. Bạn không thể thấy được chúng, bạn không thể cảm được chúng, nhưng chúng có thể cho bạn bản ngã lớn.
Một kẻ ăn thịt người chạy xô về làng để lan truyền tin tức rằng toán đi săn đã bắt được một nhà thượng đế học Ki tô giáo.
"Tốt," một trong những kẻ ăn thịt người nhiệt tình nói, "tôi bao giờ cũng muốn thử món bánh mì kẹp chuyện vô lí."
Cảnh giác về bị mất hút trong triết lí và tôn giáo nếu bạn thực sự muốn biết chân lí là gì. Cảnh giác về việc là người Ki tô giáo, người Hindu, người Mô ha mét giáo, vì chúng toàn là những con đường của điếc, mù, không nhạy cảm.
Ba quí ông điếc người Anh du hành trên chuyến tàu đi về London.
Người thứ nhất nói, "Tôi xin lỗi, anh soát vé, đây là ga nào?"
"Wembley, thưa ngài," người soát vé trả lời.
"Trời ơi là trời!" người Anh thứ hai than. "Tôi chắc hôm nay là thứ năm."
"Tôi cũng thế," người thứ ba đồng ý. "Tất cả chúng ta đi sang toa ăn để uống đi."
Đó là cách nó diễn ra giữa các giáo sư, các triết gia, các nhà thượng đế học. Họ không thể nghe thấy điều đang được nói. Họ có ý tưởng riêng của họ và họ đầy các ý tưởng đó, nhiều tầng dầy những lời tới mức thực tại không thể đạt tới họ được.
Thiền nói: Nếu ông có thể bỏ việc triết lí, có hi vọng cho ông. Khoảnh khắc bạn bỏ việc triết lí bạn trở thành hồn nhiên như đứa trẻ. Nhưng nhớ lấy: - Thiền nhấn mạnh vào không việc biết không có nghĩa là nó nhấn mạnh vào dốt nát. Không việc biết không phải là dốt nát; không việc biết là trạng thái của hồn nhiên. Không có tri thức không có dốt nát; cả hai đã bị siêu việt lên.
Người dốt nát là người không để ý cái gì; đó là cách từ này tới. Gốc là "ignoring-không để ý." Người dốt nát là người liên tục không để ý tới cái gì đó bản chất. Theo cách đó người thông thái là người dốt nát nhất, vì người đó biết về cõi trời và địa ngục và người đó chẳng biết gì về bản thân mình. Người đó biết về Thượng đế, nhưng người đó không biết gì về mình là ai, tâm thức nàỳ bên trong là gì. Người đó là người dốt vì người đó không để ý điều nền tảng nhất trong cuộc sống: người đó không để ý tới bản thân mình. Người đó giữ cho bản thân mình bị bận bịu với điều không bản chất. Người đó là người dốt - đầy tri thức, vậy mà hoàn toàn dốt.
Không việc biết đơn giản nghĩa là trạng thái của vô trí. Tâm trí có thể thông thái, tâm trí có thể dốt nát. Nếu bạn có chút ít thông tin bạn sẽ bị coi là dốt; nếu bạn có nhiều thông tin bạn sẽ được coi là thông thái. Giữa dốt nát và tri thức khác biệt là ở số lượng, ở mức độ. Người dốt là ít thông thái, có vậy thôi; chính người thông thái có thể dường như là ít dốt nát với thế giới, nhưng họ không khác, chất lượng của họ là không khác.
Thiền nhấn mạnh vào trạng thái về việc không biết. Không biết nghĩa là người ta không dốt nát không thông thái. Người không thông thái là vì người đó không quan tâm tới thông tin đơn thuần, và người không dốt nát là vì người đó để ý tới mọi sự - người ta không bỏ qua cuộc truy tìm bản chất nhất. Người ta không bỏ qua bản thể riêng của mình, tâm thức riêng của mình.
Không việc biết có cái đẹp của riêng nó, sự thuần khiết. Nó cũng giống như tấm gương thuần khiết, cái hồ im lặng hoàn toàn, phản xạ sao và cây trên bờ. Trạng thái của việc không biết là điểm cao nhất trong tiến hoá của con người.
Tri thức được đưa vào cho tâm trí sau việc sinh vật lí. Việc biết bao giờ cũng là hiện tại, như tim biết cách đập hay hạt mầm biết cách mọc ra, hay hoa biết cách phát triển, hay cá biết cách bơi. Và điều đó khác hoàn toàn với việc biết về mọi tri thức. Cho nên xin phân biệt rõ giữa tri thức và việc biết.
Trạng thái của việc không biết thực sự là trạng thái của việc biết vì khi mọi tri thức và mọi dốt nát đã biến mất bạn có thể phản ánh sự tồn tại như nó vậy. Tri thức được thu nhận sau việc sinh của bạn, nhưng việc biết tới cùng bạn. Và bạn càng thu được nhiều tri thức, việc biết sẽ ngày càng bắt đầu biến mất vì nó trở nên bị che đậy bởi tri thức. Tri thức là đích xác giống như bụi và việc biết giống như tấm gương.
Tâm của việc biết là bây giờ. Tri thức bao giờ cũng là của quá khứ. Người tri thức có nghĩa là kí ức. Tri thức nghĩa là bạn đã biết cái gì đó, bạn đã kinh nghiệm cái gì đó, và bạn đã tích luỹ kinh nghiệm của bạn. Việc biết là về hiện tại. Và làm sao bạn có thể ở trong hiện tại nếu bạn đang níu bám lấy quá nhiều tri thức? Điều đó là không thể được; bạn sẽ phải bỏ níu bám tri thức. Và tri thức được thu nhận; việc biết là bản tính của bạn. Việc biết bao giờ cũng bây giờ - tâm của việc biết là bây giờ. Và tâm của bây giờ...?
Từ "now-bây giờ" là hay. Tâm của nó là chữ "O" mà cũng là biểu tượng cho số không. Tâm của bây giờ là số không, tính không. Khi tâm trí không còn nữa, khi bạn chỉ là tính không, chỉ là số không - Phật gọi nó đích xác là điều đó, shunya, số không - thế thì mọi thứ bao quanh bạn, mọi thứ ở bên trong và bên ngoài, là được biết, nhưng được biết như tri thức, được biết theo cách khác toàn bộ. Cùng cách đó mà hoa biết cách mở ra, và cá biết cách bơi, và đứa trẻ trong bụng mẹ biết cách lớn, và bạn biết cách thở - ngay cả trong khi ngủ, ngay cả trong cơn mê, bạn liên tục thở - và tim biết cách đập. Đây là một loại biết khác toàn bộ, bản chất thế, nội bộ thế. Nó không được thu nhận, nó là tự nhiên.
Tri thức được nhận trong trao đổi với việc biết. Và khi bạn đã nhận được tri thức, cái gì xảy ra cho việc biết? Bạn quên mất việc biết. Bạn đã thu được tri thức và bạn đã quên việc biết. Và việc biết là cánh cửa tới điều thiêng liêng; tri thức là rào chắn cho điều thiêng liêng. Tri thức có tiện dụng trong thế giới. Vâng, nó sẽ làm cho bạn hiệu quả hơn, có kĩ năng, một cơ chế tốt, thế này thế nọ; bạn có thể có khả năng kiếm sống theo cách tốt hơn. Mọi điều đó có đó và tôi không phủ nhận nó. Và bạn có thể dùng tri thức theo cách đó; nhưng đừng để tri thức trở thành rào chắn cho điều thiêng liêng. Bất kì khi nào tri thức không được cần, gạt nó sang bên và nhận chìm bản thân bạn vào trong trạng thái không biết - điều cũng là trạng thái của việc biết, việc biết thực. Tri thức được nhận trong trao đổi với việc biết và việc biết bị quên đi. Nó chỉ phải được nhớ lại - bạn đã quên nó.
Chức năng của thầy là để giúp bạn nhớ lại nó. Tâm trí phải được nhắc nhở lại, vì việc biết không là gì ngoài việc nhận lại, thu thập lại, nhớ lại. Khi bạn bắt gặp chân lí nào đó, khi bạn bắt gặp một thầy, và bạn thấy chân lí của bản thể thầy, cái gì đó bên trong bạn lập tức nhận ra nó. Thậm chí không một khoảnh khắc bị mất. Bạn không nghĩ về nó, liệu nó đúng hay không - việc suy nghĩ cần thời gian. Khi bạn lắng nghe chân lí, khi bạn cảm thấy sự hiện diện của chân lí, khi bạn đi vào trong giao cảm gần với chân lí, cái gì đó bên trong bạn sẽ lập tức nhận ra nó, không biện luận nào. Không phải là bạn chấp nhận, không phải là bạn tin: bạn nhận ra. Và nó có thể không được nhận ra nếu nó đã không được biết tới bằng cách nào đó, ở đâu đó, sâu bên dưới trong bạn.
Đây là cách tiếp cận nền tảng của Thiền.
"Đứa em mới sinh của mày đã biết nói chưa?"
"Ồ, rồi chứ," bé Mike nói. "Bây giờ mẹ và bố đang dạy cho nó giữ yên tĩnh."
Xã hội dạy bạn tri thức. Nhiều trường học, cao đẳng, đại học thế... tất cả họ đều cống hiến cho việc tạo ra tri thức, nhiều tri thức hơn, cấy tri thức vào mọi người. Và chức năng của thầy chính là điều đối lập: điều xã hội đã làm cho bạn thầy phải hoàn tác lại. Chức năng của thầy về căn bản là chống xã hội, và không cái gì có thể được làm về nó. Thầy nhất định phải là chống xã hội.
Jesus, Pythagoras, Phật, Lão Tử, tất cả họ đều là chống xã hội. Không phải là họ muốn chống xã hội, nhưng khoảnh khắc họ nhận ra cái đẹp của việc không biết, cái bao la của việc không biết, cái hồn nhiên của việc không biết, khoảnh khắc nếm trải của việc không biết xảy ra cho họ, họ muốn truyền đạt nó cho người khác, họ muốn chia sẻ nó cùng người khác. Và chính quá trình đó là chống xã hội.
Mọi người hỏi tôi tại sao xã hội chống lại tôi. Xã hội không chống lại tôi - tôi chống lại xã hội. Nhưng tôi không thể đừng được việc đó - tôi phải làm việc của tôi. Tôi phải chia sẻ điều đã xảy ra cho tôi, và trong chính việc chia sẻ đó tôi đi ngược lại xã hội. Toàn thể cấu trúc của nó được bắt rễ trong tri thức, và chức năng của thầy là phá huỷ cả tri thức và dốt nát và đem bạn trở lại thời thơ ấu của bạn.
Jesus nói: Chừng nào ông chưa giống như trẻ nhỏ ông sẽ không vào trong vương quốc của Thượng đế.
Thực ra, xã hội làm cho bạn bị bật rễ khỏi bản tính của bạn. Nó thúc bạn ra khỏi trung tâm. Nó làm cho bạn thành thần kinh.
Tiến hành một bài giảng đại học, một nhà tâm thần nổi tiếng được một sinh viên hỏi, "Thưa thầy, thầy đã nói cho chúng tôi về người bất thường và hành vi của người đó, nhưng về người bình thường thì sao?"
"Khi chúng tôi tìm thấy người đó," nhà tâm thần đáp, "chúng tôi chữa cho người đó."
Xã hội liên tục chữa cho người bình thường. Mọi đứa trẻ được sinh ra bình thường, nhớ lấy; thế rồi xã hội chữa cho nó. Thế rồi nó trở thành bất thường. Nó trở thành người Hindu, người Mô ha mét giáo, người Ki tô giáo, người cộng sản, người Cơ đốc giáo... có nhiều loại thần kinh thế trên thế giới. Bạn có thể chọn, bạn có thể mua bất kì loại thần kinh nào bạn muốn. Xã hội tạo ra mọi loại; mọi kích cỡ và hình dạng của thần kinh đều có sẵn, cho việc thích của mọi người.
Thiền chữa cho bạn khỏi cái bất thường của bạn. Nó làm cho bạn bình thường trở lại, nó làm cho bạn bình thường. Nó không làm cho bạn thành thánh nhân, nhớ lấy. Nó không làm cho bạn thành người linh thiêng, nhớ lấy. Nó đơn giản làm cho bạn thành người bình thường - đem bạn trở lại bản tính của bạn, trở lại cội nguồn của bạn.
Đây là giai thoại hay:
Đi lên chỗ ngồi cao, Dogen Zenji nói: "Thiền sư Hogen học với Keishin Zenji."
Một lần Keishin Zenji hỏi ông ấy, "Joza, ông đi đâu?'
Hogen nói. 'Tôi làm cuộc hành hương vô mục đích.'
Keishin nói, 'Vấn đề của cuộc hành hương của ông là gì?'
Hogen nói, 'Tôi không biết.'
Keishin nói, 'Không việc biết là điều thân thiết nhất.'
Hogen hốt nhiên đạt tới đại ngộ."
Bây giờ suy ngẫm về từng từ của giai thoại nhỏ này; nó chứa mọi kinh sách lớn của thế giới. Nó chứa nhiều hơn mọi kinh sách lớn chứa - vì nó cũng chứa cái không biết.
Đi lên chỗ ngồi cao...
Đây chỉ là biểu tượng, cách nói biểu dụ về cái gì đó rất có ý nghĩa. Thiền nói rằng con người là chiếc thang. Bậc thấp nhất là tâm trí và bậc cao nhất là vô trí. Thiền nói chỉ người đã đạt tới vô trí mới có đủ giá trị để đi lên chỗ ngồi cao và nói cho con người - không phải mọi người. Vấn đề không phải là tu sĩ hay người thuyết giảng.
Người Ki tô giáo đào tạo những người thuyết giảng; họ có đại học thượng đế học nơi các thuyết giảng viên được đào tạo. Đây là loại ngu xuẩn gì vậy? Vâng, bạn có thể dạy cho họ nghệ thuật hùng biện; bạn có thể dạy cho họ cách bắt đầu bài nói, cách kết thúc bài nói. Và đó đích xác là điều được dạy trong các đại học thượng đế học Ki tô giáo. Ngay cả cử chỉ nào cần làm, khi nào dừng lại, khi nào nói chậm và khi nào trở nên lớn tiếng - mọi thứ đều được trau dồi. Và những người ngu này liên tục thuyết giảng về Jesus, và họ đã không hỏi lấy một câu hỏi!
Có lần tôi tới thăm một đại học thượng đế học. Ông hiệu trưởng là bạn tôi; ông ấy mời tôi. Tôi hỏi ông ấy, "Anh có thể nói cho tôi Jesus đã học ở đại học thượng đế học nào? - vì Bài giảng trên núi hay thế, ông ấy phải đã học trong đại học thượng đế học nào đó. Phật đã học trong đại học thượng đế học nào?"
Mohammed là tuyệt đối vô giáo dục, nhưng cách ông ấy nói, cách ông ấy ca trong the Koran, là tuyệt vời.
Nó tới từ đâu đó khác. Nó không phải là giáo dục, nó không phải là tri thức. Nó tới từ trạng thái vô trí.
Bé Johnny là con trai của một mục sư địa phương. Một hôm cô giáo của nó hỏi cả lớp chúng nó muốn là gì khi chúng lớn lên.
Khi đến lượt mình trả lời nó đáp, "Con muốn là mục sư như bố con."
Cô giáo bị ấn tượng bởi quyết tâm của nó cho nên cô hỏi nó tại sao nó muốn làm người thuyết giảng.
"Dạ," nói nói một cách có suy nghĩ, "là vì bằng cách nào thì con vẫn phải đi tới nhà thờ ngày chủ nhật, con hình dung nó chắc sẽ thú vị hơn các bạn đứng lên và la lên rằng người ta phải ngồi xuống và lắng nghe."
Bạn có thể tạo ra người thuyết giảng, nhưng bạn không thể tạo ra thầy được.
Ở Ấn Độ, chỗ từ đó thầy nói được gọi là vyaspeetha. Vyasa là một trong những thầy vĩ đại nhất mà Ấn Độ đã từng tạo ra, một trong những cổ Phật lâu nhất. Ông ấy đã có ảnh hưởng, tác động của ông ấy mênh mông, tới mức hàng nghìn cuốn sách tồn tại mang tên ông ấy mà không hề được ông ấy viết ra. Nhưng tên ông ấy trở thành quan trọng tới mức bất kì ai muốn bán sách của mình đều sẽ để tên riêng của Vyasa vào thay vì để tên riêng của mình. Tên ông ấy là đủ đảm bảo rằng cuốn sách có giá trị. Bây giờ các học giả phát rồ khi quyết định cuốn sách thực do Vyasa viết ra là cuốn nào.
Chỗ mà vị Phật ngồi nói được gọi là vyaspeetha - chỗ của Phật. Không ai khác được phép lên chỗ này trừ phi người đó đã đạt tới vô trí. Lên chỗ ngồi cao là biểu dụ: nó nói người này đã đạt tới trạng thái vô trí, người này đã đạt tới trạng thái của không việc biết, điều là cái biết thực.
...Dogen Zenji nói: "Thiền sư Hogen học với Keishin Zenji."
Một lần Keishin Zenji hỏi ông ấy, "Joza, ông đi đâu?'
Đây là cách thức Thiền để nói, "Mục đích của ông trong cuộc sống là gì? Ông đang đi đâu?" Nó cũng ngụ ý câu hỏi khác: "Ông tới từ đâu? Cội nguồn cuộc sống của ông là gì?" Nó cũng ngụ ý, "Ông là ai?" - vì nếu bạn có thể trả lời bạn đang tới từ đâu và bạn đang đi tới đâu, điều đó ngụ ý bạn phải biết bạn là ai.
Ba câu hỏi quan trọng nhất là: "Tôi là ai? Tôi từ đâu tới? Và tôi đang đi tới đâu?"
... Keishin Zenji hỏi, "Joza, ông đi đâu?'
Hogen nói. 'Tôi làm cuộc hành hương vô mục đích.'
Hogen nói. 'Tôi làm cuộc hành hương vô mục đích.' Thấy cái hay của câu trả lời này chưa. Đây là cách những điều cực kì đẹp xảy ra giữa thầy và đệ tử. Ông ấy nói:
" Tôi làm cuộc hành hương vô mục đích."
Nếu bạn đi tới Kaaba, thế thì đó không phải là cuộc hành hương vì có mục đích trong nó; nếu bạn đi Jerusalem hay Kashi đấy không phải là cuộc hành hương. Bất kì chỗ nào có mục đích đều có tham vọng, và bất kì chỗ nào có tham vọng đều có tâm trí, ham muốn. Và với ham muốn không có khả năng nào của bất kì cuộc hành hương nào.
Người hành hương chỉ có thể là vô mục đích. Thấy cái đẹp của nó đi! Chỉ Thiền sư mới có thể chấp thuận được nó và chỉ đệ tử Thiền mới có thể nói cái gì đó cực kì cách mạng.
"Tôi làm cuộc hành hương vô mục đích."
Thầy hỏi, "Ông đi đâu?" Và đệ tử nói, "Không nơi nào đặc biệt." Vô mục đích, hệt như lá khô bay trong gió, bất kì chỗ nào gió đưa nó đến: lên bắc, thế thì phương bắc là đẹp; xuống phương nam, thế thì phương nam là đẹp - vì tất cả đều thiêng liêng. Bất kì chỗ nào bạn đi, bạn đương đầu với cuộc sống. Bất kì chỗ nào bạn đi bạn đều gặp ngài. Bất kì chỗ nào bạn đi bạn đều đương đầu với ngài. Không cần có bất kì mục đích nào.
Khoảnh khắc bạn có bất kì mục đích nào bạn trở nên căng thẳng; bạn trở nên bị tập trung vào mục đích. Khoảnh khắc bạn có bất kì mục đích nào bạn tách rời khỏi cái toàn thể. Bạn có mục đích riêng, và có mục đích riêng là gốc rễ của mọi bản ngã. Không có mục đích riêng thì là một với cái toàn thể, và là một với cái toàn thể là có thể chỉ nếu bạn lang thang vô mục đích.
Thiền nhân là người lang thang, vô mục đích, không đích nào, không tương lai nào. Từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc người đó sống mà không có tâm trí nào; chỉ như lá khô người đó làm cho bản thân mình thành sẵn có cho gió. Người đó nói với gió, "Đưa tôi tới bất kì chỗ nào gió muốn." Nếu người đó theo gió bay cao trên trời, người đó không cảm thấy cao siêu với người khác, những người đang nằm trên đất. Nếu người đó rơi xuống đất người đó không cảm thấy kém cỏi người khác, những người đang theo gió bay cao trên trời. Người đó không thể thất bại được. Người đó không bao giờ có thể bị thất vọng. Khi không có mục đích, làm sao bạn có thể thất bại được? Và khi bạn không đi đâu cả nói riêng, làm sao bạn có thể ở trong thất vọng được? Mong đợi mang tới thất vọng. Tham vọng riêng tư đem tới thất bại.
Thiền nhân bao giờ cũng thắng lợi, ngay cả trong thất bại của người đó.
Keishin nói, 'Vấn đề của cuộc hành hương của ông là gì?'
Ông ấy hỏi lại để chắc chắn, vì ông kia có thể đơn giản lặp lại. Ông kia có thể đã đọc trong kinh sách Thiền cổ nào đó rằng "Người ta phải vô mục đích. Khi người ta vô mục đích, cuộc sống là cuộc hành hương." Do đó thầy hỏi lại:
... 'Vấn đề của cuộc hành hương của ông là gì?'
Hogen nói, 'Tôi không biết.'
Bây giờ, nếu Hogen chỉ lặp lại tri thức nào đó được thu thập từ kinh sách hay người khác, ông ấy chắc đã lại trả lời cùng điều, có thể được nói ra theo cách khác. Ông ấy chắc đã giống như con vẹt. Thầy đang hỏi cùng câu hỏi, nhưng câu trả lời đã thay đổi, thay đổi toàn bộ. Ông ấy đơn giản nói: Tôi không biết.
Làm sao bạn có thể biết được nếu bạn vô mục đích? Làm sao bạn có thể biết được khi nào bạn không có mục đích nào? Làm sao bạn có thể hiện hữu khi không có mục đích? Bản ngã có thể tồn tại chỉ với mục đích, tham vọng, ham muốn.
Hogen nói, 'Tôi không biết.'
Câu trả lời của ông ấy, đáp ứng của ông ấy, không phải là như vẹt. Ông ấy đã không lặp lại cùng điều lần nữa. Câu hỏi vẫn như cũ, nhớ lấy, nhưng câu trả lời đã đổi. Đó là khác biệt giữa người thông thái và người của việc biết, người trí huệ, người vận hành từ trạng thái của không việc biết.
"Tôi không biết."
Keishin phải đã cực kì sung sướng. Ông ấy nói:
'Không việc biết là điều thân thiết nhất.'
Tri thức tạo ra khoảng cách giữa bạn và thực tại. Bạn càng biết nhiều, khoảng cách càng lớn hơn - nhiều sách thế giữa bạn và thực tại. Nếu bạn đã nhồi nhét toàn thể cuốn Bách khoa toàn thư Encyclopedia Britannica, thế thì có nhiều khoảng cách giữa bạn và thực tại. Chừng nào thực tại chưa tìm thấy bạn qua rừng rậm của Encyclopedia Britannica hay bạn chưa cố tìm ra thực tại qua rừng rậm của Encyclopedia Britannica, sẽ không có gặp gỡ nào. Bạn càng biết nhiều, khoảng cách càng lớn hơn; bạn càng biết ít, khoảng cách càng mỏng hơn. Nếu bạn không biết chút nào không có khoảnh cách chút nào. Thế thì bạn đối diện với thực tại; thậm chí không đối diện - bạn là nó. Đó là lí do tại sao Thầy nói:
"Không việc biết là điều thân thiết nhất."
Nhớ lấy, lời kinh hay thế, tuyệt vời thế, cực kì có ý nghĩa thế:
"Không việc biết là điều thân thiết nhất."
Khoảnh khắc bạn không biết, sự thân thiết nảy sinh giữa bạn và thực tại, tình bạn lớn nảy sinh. Nó trở thành chuyện tình. Bạn ôm choàng lấy thực tại; thực tại xuyên thấu vào bạn, như những người yêu xuyên thấu vào nhau. Bạn tan vào trong nó như tuyết tan trong ánh mặt trời. Bạn trở thành một với nó. Không có gì để phân chia. Chính tri thức phân chia; chính việc không biết thống nhất lại.
Nghe lời kinh cực kì có ý nghĩa này:
'Không việc biết là điều thân thiết nhất.'
Hogen hốt nhiên đạt tới đại ngộ."
Ông ấy phải đã ở rất gần, hiển nhiên. Khi ông ấy nói, "Tôi không biết," ông ấy phải đã ở ngay trên đường biên. Khi ông ấy nói, "Tôi đang làm cuộc hành hương vô mục đích," ông ấy chỉ còn một bước xa với đường biên. Khi ông ấy nói, "Tôi không biết," ngay cả một bước đó cũng biến mất. Ông ấy đang đứng trên đường biên.
Và khi thầy nói, khi thầy xác nhận, chiếu sáng, và nói, "Không việc biết là điều thân thiết nhất"... khi thầy vỗ lưng ông ấy: "Không việc biết là điều thân thiết nhất"...
Hogen hốt nhiên đạt tới đại ngộ."
Ngay lập tức, chính khoảnh khắc đó, ông ấy vượt qua biên giới. Ngay lập tức níu bám cuối cùng của ông ấy biến mất. Bây giờ ông ấy thậm chí không thể nói, "Tôi không biết."
Người ngu nói, "Tôi biết"; người thông minh đi tới biết rằng "Tôi không biết." Nhưng có siêu việt lên trên cả hai khi chỉ im lặng ngự trị. Không cái gì có thể được nói, không cái gì có thể được thốt ra. Hogen đi vào trong im lặng đó, chứng ngộ lớn lao đó, và hốt nhiên, ngay lập tức, không khoảng thời gian nào.
Chứng ngộ bao giờ cũng bất thần vì nó không là thành tựu; nó đã là hoàn cảnh rồi. Nó chỉ là việc nhớ lại, nó chỉ là việc nhắc nhở, nó chỉ là việc nhận ra. Bạn đã chứng ngộ rồi; bạn chỉ không nhận biết về nó. Nó là nhận biết cái đã là hoàn cảnh rồi.
Suy ngẫm về giai thoại hay này đi. Để lời kinh này vang vọng trong bản thể bạn:
"Không việc biết là điều thân thiết nhất."

Và người ta chẳng bao giờ biết: đột nhiên chứng ngộ có thể xảy ra cho bạn như nó đã xảy ra cho Hogen. Nó đang xảy ra cho nhiều người ở đây, vì điều tôi đang làm mọi ngày đều đang phá huỷ tri thức của bạn, phá huỷ và phá huỷ mọi níu bám của bạn và các chiến lược của tâm trí. Bất kì ngày nao khi tâm trí bạn sụp đổ, khi bạn không thể giữ được nó gắn lại với nhau nữa, nhất định có chứng ngộ bất thần. Nó không phải là việc đạt tới, do đó nó có thể xảy ra trong một khoảnh khắc, lập tức. Xã hội đã buộc bạn quên nó đi; công việc của tôi ở đây là để giúp bạn nhớ ra nó.
..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post