Read more
Sống Thiền - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 1. Trống rỗng,
không linh thiêng
Osho kính yêu
Lương Vũ đế hỏi Bồ đề đạt ma, "Nguyên lí đầu tiên của giáo huấn
linh thiêng là gì?"
Bồ đề đạt ma nói, "Trống rỗng, không linh thiêng."
"Ai đang đứng trước ta?"
"Không việc biết."
Hoàng đế không hiểu nghĩa của ông ấy. Bởi vậy Bồ đề đạt ma đi qua sông
và đi sang đất Nguỵ.
Về sau hoàng đế nói điều này với Shiko, ông này nói, "Thực ra bệ hạ
có biết người này là ai không?"
Hoàng đế nói, "Không việc biết."
Shiko nói, "Đây là bồ tát Kannon, người mang tâm ấn của Phật."
Hoàng đế đầy hối tiếc và muốn mời Bồ đề đạt ma quay lại, nhưng Shiko
nói, "Gửi sứ giả tới mời ông ấy lại là không hay. Ngay cả mọi người có tới,
ông ấy cũng không quay lại."
Setcho nói nó như thế này:
Giáo huấn linh thiêng sao? "Trống rỗng!"
Bí mật gì ở đây?
Lần nữa, "Ai đứng trước ta?"
"Không việc biết!"
Tất yếu, bụi gai và tầm xuân nảy nở;
Một cách bí mật, ban đêm, ông ấy qua sông.
Mọi người không thể đem ông ấy trở lại.
Bây giờ, bao nhiêu năm đã qua.
Vậy mà Bồ đề đạt ma vẫn đầy tâm trí ông - vô ích.
Thôi nghĩ về ông ấy đi!
Làn gió thoảng dịu dàng lan toả khắp vũ trụ.
Thầy nhìn quanh:
"Có sư tổ ở đó không? - Có! Đem ông ấy lại cho ta, và ông ấy có thể
rửa chân ta."
Osho ơi,
Bài thơ này dường như chứa điều bản chất của
Thiền - "Không việc biết." Đây có phải là lí do tại sao thầy đã gọi
Thiền là tôn giáo sống duy nhất không?
Maneesha, trước khi bạn hỏi câu
hỏi này, cây đã nghe thấy nó rồi.
Chính một trong những điều nền
tảng nhất cần được tất cả các bạn ghi nhớ là việc sống có chỉ khi không có học
thuyết có tổ chức, không hệ thống niềm tin, không giáo điều, không thượng đế học.
Khi chỉ có im lặng này và cây tận hưởng điệu vũ trong gió thoảng, trong tim bạn
cái gì đó lớn lên. Nó là của riêng bạn, nó không tới từ bất kì kinh sách nào;
không ai có thể trao nó cho bạn, bởi vì nó không phải là tri thức.
Đó là khác biệt lớn giữa mọi
tôn giáo về một bên và Thiền về bên kia. Mọi tôn giáo ngoại trừ Thiền đều là chết.
Họ đã trở thành các thượng đế học hoá thạch, hệ thống các triết lí, học thuyết,
nhưng họ đã quên mất ngôn ngữ của cây. Họ đã quên mất im lặng trong đó cây có
thể được nghe và được hiểu. Họ đã quên mất vui vẻ mà phải là tự nhiên và tự
phát của trái tim của mọi sinh linh sống.
Khoảnh khắc kinh nghiệm trở
thành lời giải thích, cách diễn đạt, nó không còn thở nữa; nó chết - và trên khắp
thế giới mọi người đang mang những học thuyết chết.
Tôi gọi Thiền là tôn giáo sống
duy nhất bởi vì nó không phải là tôn giáo, mà chỉ tính tôn giáo. Nó không có
giáo điều, nó không phụ thuộc vào bất kì người sáng lập nào. Nó không có quá khứ;
thực ra nó chẳng có gì để dạy bạn. Nó là điều kì lạ nhất đã xảy ra trong toàn
thể lịch sử nhân loại - kì lạ nhất bởi vì nó tận hưởng trong trống rỗng, nó nở
hoa trong hư không. Nó được hoàn thành trong hồn nhiên, trong không biết. Nó
không phân biệt giữa cái trần tục và cái thiêng liêng. Với nó, mọi thứ hiện hữu,
đều thiêng liêng.
Cuộc sống là thiêng liêng dù dưới
bất kì dạng nào, bất kì hình thể nào.
Bất kì chỗ nào có cái gì đó sống
và sống động, nó đều thiêng liêng.
Hôm nay chúng ta bắt đầu thảo
luận vài sự kiện trong lịch sử lâu dài của Thiền - điều là duy nhất bởi vì
không tôn giáo nào khác tồn tại theo giai thoại. Chúng không phải là kinh sách
linh thiêng; chúng là sự kiện đơn giản đã xảy ra.
Điều đó là tuỳ ở bạn...
Nếu bạn hiểu chúng, chúng có thể
mở mắt bạn và tim bạn. Nếu bạn không hiểu chúng, chẳng cái gì khác sẽ có khả
năng mở được mắt bạn và tim bạn. Và điều tôi đang nói là rõ ràng, tuyệt đối.
Những giai thoại nhỏ này trong
chính tính nhỏ bé của chúng giống hệt giọt sương chứa toàn thể bí mật của đại
dương.
Nếu bạn có thể hiểu giọt sương
thì không cần hiểu đại dương, bạn đã hiểu nó.
Xin rất im lặng và cẩn thận.
Vũ đế của Trung Quốc đã hỏi Bồ
đề đạt ma... Một nghìn bốn trăm năm trước, Bồ đề đạt ma đã đi sang Trung Quốc.
Ông ấy là con người duy nhất: phát biểu của ông ấy, hành động của ông ấy, hành
vi của ông ấy, tất cả đều chứa tinh hoa thuần khiết của tôn giáo. Nhưng ông ấy
không phải là giáo sư, ông ấy không phải là người truyền giáo. Ông ấy là người
sẵn sàng chia sẻ bản thể của ông ấy với bạn mà không giữ lại cái gì - nhưng bạn
phải sẵn sàng để đón nhận nó.
Một cách tự nhiên, Vũ đế đã hỏi
Bồ đề đạt ma, Nguyên lí đầu tiên của giáo huấn linh thiêng là gì? Đó là cách
các sư Phật giáo khác đã mô tả nó cho ông ấy. Nhưng Bồ đề đạt ma không phải là
sư Phật giáo bình thường; thực ra, ông ấy chẳng liên quan gì tới Phật giáo cả.
Ông ấy là cái ta riêng của ông ấy - ông ấy thuộc vào không ai cả. Chỉ là trùng
hợp ngẫu nhiên mà thầy của ông ấy đã tình cờ là một Phật tử. Bản thân ông ấy
chưa bao giờ nói rằng ông ấy là một Phật tử; ông ấy không thể cam kết với cái
ngu xuẩn lớn thế.
Bạn sẽ thấy rằng người này gần
như là một con sư tử và lời của ông ấy giống hệt tiếng gầm của sư tử. Nhưng người
đã thấy Bồ đề đạt ma đều được ân huệ và những người đã hiểu ông ấy, không có
cách nào để xác định được lòng biết ơn của họ. Ông ấy không phải là người lắm lời;
ông ấy rất vắn tắt. Ông ấy không dùng một từ nhiều hơn được cần. Ông ấy không
quan tâm tới ngôn ngữ; ông ấy không quan tâm tới hoàng đế... Ông ấy chỉ quan
tâm tới chân lí - rằng nó không bị làm hỏng bởi bất kì mô tả nào, rằng nó phải
được giữ rõ ràng và thuần khiết.
Bồ đề đạt ma nói, "Trống rỗng,
không linh thiêng."
Bạn có thấy ngôn ngữ vắn tắt
này không? Ông ấy đã được Vũ đế hỏi về nguyên lí thứ nhất của giáo huấn linh
thiêng và ông ấy nói trống rỗng là thứ nhất, nhưng đừng gọi nó là linh thiêng -
không có linh thiêng gì cả. Khi mọi thứ là linh thiêng phỏng có ích gì mà gọi
cái gì đó là linh thiêng? Phân loại là có thể chỉ khi cái gì đó có thể là không
linh thiêng.
Với kinh nghiệm của người đã thức
tỉnh chỉ có tính không thuần khiết thế, đáng yêu thế, đẹp thế.
Nhưng khó mà gọi nó là 'linh
thiêng' vì từ hay đó đã bị làm biến chất bởi các tôn giáo, bởi việc tạo ra một
thực thể hư cấu: Không linh thiêng. Chỉ để làm cho ai đó là thánh nhân họ phải
làm toàn thể nhân loại thành tội nhân.
Thực tại là: không có thánh
nhân và không có tội nhân; chỉ có người đang ngủ và chỉ có người thức. Khác biệt
là nhỏ tới mức chỉ một chút ít nước băng lạnh nhỏ vào mắt bạn - và khác biệt biến
mất.
Trống rỗng, không linh thiêng -
và Bồ đề đạt ma đã nói mọi điều có thể được nói. Thực ra ông ấy đã nói ngay cả
cái không thể được nói; giáo huấn của ông ấy là đầy đủ. Ông ấy đã đi tới điểm
chấm hết trong một câu - thậm chí câu không đầy đủ về văn phạm, nhưng chỉ là một
hướng dẫn:
Trống rỗng, không linh thiêng.
Vũ đế là một trong những hoàng
đế lớn nhất của Trung Quốc, một người rất văn hoá. Điều đó giáng rất mạnh vào
ông ấy. Ông ấy chưa bao giờ trông đợi rằng bất kì ai lại cư xử tệ ngay trước một
hoàng đế lớn. Và người này thậm chí còn không nói, Tâu bệ hạ, hay Thưa Chúa thượng.
Ông ấy thậm chí không đề cập tới hoàng đế. Mọi điều ông ấy nói là: Trống rỗng,
không linh thiêng.
Chắc chắn ông ta phải đã giận dữ
bên trong; điều đó là tự nhiên - ông ta đã từng chờ đợi trong ba năm. Bồ đề đạt
ma mất ba năm để tới - và ông ta đã nghe nhiều thế về người này và người này dường
như là một anh chàng rất kì lạ, hơi chút gàn gàn. Bực mình nhưng không bày tỏ
ra, vẫn cư xử như kẻ đạo đức giả phức tạp, có văn hoá, ông ta lại hỏi, "Thế
thì ai là người đang đứng trước ta? Nếu nguyên lí đầu tiên của sự tồn tại là trống
rỗng và không có gì linh thiêng, thế thì ông là ai?" Ai đang đứng trước
ta?
Bồ đề đạt ma là vĩ đại. Tôi
không thể quan niệm được về bất kì ai khác ở vào chỗ của ông ấy khi tôi thấy
câu trả lời của ông ấy. Nó đơn giản chỉ là của riêng ông ấy, tuyệt đối đích thực.
Ông ấy không bận tâm rằng hoàng đế bị bực mình - ông ấy thậm chí làm cho bực
mình hơn. Nhưng điều ông ấy nói là chân lí vĩ đại tới mức ông ấy không chịu
trách nhiệm.
Chân lí bao giờ cũng gây bực
mình.
Đó là lí do tại sao chân lí bao
giờ cũng bị đóng đinh.
Ông ấy đơn giản nói, không việc
biết.
Hoàng đế đã hỏi, Người nào đang
đứng trước ta? và Bồ đề đạt ma nói, không việc biết. Ông ấy thậm chí không dùng
từ 'tôi'. Bạn đơn giản thấy cái đẹp của người này và cam kết hoàn toàn của ông ấy
với chân lí - rằng ông ấy sẽ không đi xuống cho dù một bước để cho ông ấy có thể
được hiểu. Được hiểu hay không mặc kệ, tận tâm của ông ấy là với chân lí, không
với bất kì hoàng đế nào.
Bất kì khi nào tôi đi tới điểm
này tôi đều cảm thấy chúng ta cần nhiều Bồ đề đạt ma trên thế giới - những người
được hợp nhất thế, không thoả hiệp thế, không sợ hãi và tận tâm thế với chân
lí. Chân lí của ông ấy là ở chỗ ông ấy không biết ai đang đứng trước Vũ đế. Ông
ấy nói đích xác điều Socrates đã nói trong ngày cuối cùng của ông ấy: "Tôi
chẳng biết gì." Nhưng dầu vậy Socrates đã dùng từ 'tôi', ông ấy không ở hạng
của Bồ đề đạt ma. Nhìn khác biệt này: ông ấy nói, "Tôi chỉ biết rằng tôi
không biết gì," nhưng tôi còn lại và việc biết này rằng "tôi không biết
gì" còn lại.
Với Bồ đề đạt ma, mọi thứ đã bị
bỏ đi. Ông ấy nói, "Trước ông việc không biết đứng, chỉ hồn nhiên thuần
khiết."
Hoàng đế không hiểu nghĩa của
ông ấy.
Hiển nhiên sẽ là khó cho bất kì
ai để hiểu nghĩa này - trừ phi người đã hiểu thấu nó, nhưng thế thì người đó chắc
đã không hỏi.
Thấy rằng hoàng đế không hiểu
nghĩa của mình, Bồ đề đạt ma đi qua sông và đi sang đất Nguỵ. Đó là đi ra khỏi
lãnh thổ của hoàng đế.
Về sau hoàng đế nói điều này với
Shiko - một Thiền sư khác, ông này nói, "Thực ra bệ hạ có biết người này
là ai không?"
Hoàng đế nói, "Không có việc
biết."
Shiko nói, "Đây là bồ tát
Kannon, người mang tâm ấn của Phật."
Hoàng đế đầy hối tiếc và muốn mời
Bồ đề đạt ma quay lại, nhưng Shiko nói, "Gửi sứ giả tới mời ông ấy lại là
không hay. Ngay cả mọi người có tới, ông ấy cũng không quay lại."
Một người như Bồ đề đạt ma không
bao giờ quay lại: cái gì là quá khứ là quá khứ; bạn không thể đem ông ấy quay lại
trong quá khứ. Bạn bỏ lỡ cơ hội, không cái gì có thể được làm về điều đó.
Một thầy giáo Thiền khác -
không phải thầy - đã ghi giai thoại này theo cách này:
Giáo huấn linh thiêng sao? "Trống rỗng!"
Đây là cách thức của thầy giáo. Đây không
phải là tiếng gầm sư tử, đây là một anh giáo làng, con chuột kêu rin rít như
cây...
Giáo huấn linh thiêng sao? "Trống rỗng!"
Bí mật gì ở đây?
Lần nữa, "Ai đứng trước ta?"
"Không việc biết!"
Ông ấy đơn giản lặp lại điều ông ấy đã
nghe; bản thân ông ấy đã không hiểu nó.
Tất yếu - nhưng ông ấy đưa ra bình luận về
nó!
Tất yếu, bụi gai và tầm xuân nảy nở;
Một cách bí mật, ban đêm, ông ấy qua sông.
Mọi người không thể đem ông ấy trở lại.
Bây giờ, bao nhiêu năm đã qua.
Vậy mà Bồ đề đạt ma vẫn đầy tâm trí ông -
vô ích.
Thôi nghĩ về ông ấy đi!
Làn gió thoảng dịu dàng lan toả khắp vũ trụ.
Thầy nhìn quanh:
Tôi sẽ không nói "thầy" vì tôi
không thể đồng ý được với ông ấy. Tôi có thể chấp nhận nhiều nhất là anh giáo
làng nhìn quanh và lặp lại cái gì đó thời thượng trong giới Thiền:
Có sư tổ ở đó không? Sư tổ... ông ấy đang
nói tới Bồ đề đạt ma. Những người sáng lập của Thiền được gọi là các sư tổ...
"Có sư tổ ở đó không? - Có!
Đem ông ấy lại cho ta, và ông ấy có thể rửa
chân ta."
Bây giờ ông ta đang cố giả vờ rằng
ông ta hiểu cách thức kì lạ của Thiền. Ông ta cũng làm những phát biểu kì lạ:
"Đem ông ấy lại cho ta, và ông ấy có thể rửa chân ta."
Điều đó đơn giản xấu xí. Anh
giáo làng không nên đi vào khu vực của chân lí. Lời của họ bao gồm những tri thức
vay mượn, nhỏ bé để truyền đạt. Họ không nên nói dường như họ là sư tử, vì họ
đâu có là sư tử. Ông ta đã không thêm một lời vào để làm cho phát biểu của Bồ đề
đạt ma thành dễ hiểu hơn; ông ta đã không cho bất kì sự trong suốt nào cho nó.
Ông ta đã không làm cho Vũ đế hiểu không việc biết là gì - ông ta là người giả
vờ.
Tên người này là Setcho. Nhiều
lần trong những bình luận này chúng ta sẽ bắt gặp những người chỉ là thầy giáo
nhưng giả vờ là thầy. Nhưng bạn phải hiểu rằng giai thoại này là đầy đủ thế...
Chỉ nếu bạn nhìn vào mắt tôi có
lẽ bạn có thể tìm ra lời bình luận hay nếu bạn nhìn vào bàn tay trống rỗng của
tôi, bạn có thể tìm thấy nghĩa.
Điều Bồ đề đạt ma đã nói là tuyệt
đối, đầy đủ. Không cái gì có thể được thêm vào cho nó và không cái gì có thể bị
xoá đi khỏi nó. Ngay cả một Phật Gautam chắc cũng đã ngạc nhiên bởi việc nở hoa
của Bồ đề đạt ma. Ông ấy đang nói rằng tất cả là trống rỗng và chừng nào bạn
chưa đi vào trong cái trống rỗng bạn sẽ không hiểu bất kì cái gì của cuộc sống
và những bí ẩn của nó. Và không cái gì là linh thiêng, cho nên đừng bận tâm trở
thành thánh nhân, lập kỉ luật cho bản thân bạn, thực hành cái này cái nọ.
Chỉ đi vào trong bản thể riêng
của bạn.
Trong im lặng của trái tim,
không cái gì bị thiếu.
Thánh nhân chỉ giả vờ - vì thực
tại đã ở đó rồi. Nó không cần thực hành, không cần tính linh thiêng.
Mọi điều cần thiết là thức tỉnh.
Thức tỉnh và nhìn ai ở bên
trong bạn.
Điều đó không có nghĩa là bạn sẽ
đi tới biết tri thức lớn lao, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ đi tới biết bạn
là ai. Nó đơn giản nghĩa là bạn sẽ đi tới biết rằng có hồn nhiên thuần khiết.
Đó là bản thể tinh tuý của bạn, và trong nó không cái gì là linh thiêng.
Hoa hồng đẹp là đẹp, nhưng bạn
có nghĩ có các hoa hồng thánh thiện và hoa hồng tội lỗi không? Ngoại trừ các tu
sĩ người đã chi phối con người, chính các phân loại tội nhân và thánh nhân
không có trong sự tồn tại. Mọi thứ là đẹp, cực kì duyên dáng - nhưng không có
gì linh thiêng cả. Và khi bạn đi vào trong bản thân bạn, bạn thậm chí sẽ phải bỏ
ý tưởng về tôi ở ngoài. Không bỏ lại ý tưởng về tôi, bạn không thể đi vào bên
trong bản thân bạn được.
Cái tôi là bản ngã của bạn. Nó
là rào chắn, không phải là cầu.
Đó là lí do tại sao, thay vì
nói, "Tôi không biết," điều chắc đã đúng văn phạm hơn... Nhưng một
người như Bồ đề đạt ma không bận tâm tới văn phạm - bạn nghĩ tôi có bận tâm tới
văn phạm không?
Bồ đề đạt ma đơn giản nói,
không việc biết - và ông ấy đã nói mọi thứ; ông ấy đã không bỏ lại cái gì.
Tôi nhớ tới một câu chuyện...
Phật Gautam đi qua một khu rừng,
lúc đó là mùa thu và lá khô đang rụng tạo ra tiếng xào xạc lớn, nhảy nhót theo
gió khắp chốn. Ananda hỏi ông ấy, "Tôi không can thiệp vì bao giờ cũng có
người nào đó khác hỏi thầy; đó là cơ hội lớn cho tôi là tình cờ tôi một mình
cùng thầy. Tôi muốn hỏi một điều; tôi đã từng cưỡng lại nhưng bây giờ tôi không
thể cưỡng lại được nữa. Tôi muốn biết liệu thầy có nói cho chúng tôi mọi thứ mà
thầy biết không, hay thầy phải nói chỉ một số điều."
Phật Gautam cúi mình xuống; ông
ấy nhặt vài chiếc lá khô trong tay và ông ấy nói, "Ananda, ông có thấy những
chiếc lá khô này trong tay ta không? Ngần này là điều ta đã nói cho các ông. Và
nhìn lên lá khô khắp nơi trong rừng: ngần này ta đã không nói cho các ông. Vì
các ông không thể hiểu được ngay cả ngần này, vài chiếc lá này trong tay ta. Sẽ
là tuyệt đối phí thời gian đi nói về tất cả các lá trong khu rừng này. Việc biết
của ta là bao la; ta chỉ cho các ông việc nếm thử."
Nhưng nếu tình cở Bồ đề đạt ma
mà được hỏi, câu trả lời của ông ấy chắc đã là đối lập đối xứng lại. Ông ấy chắc
đã nói, "Ta đã nói mọi thứ rồi, ta đã không giữ lại bất kì cái gì cho bản
thân ta" - và đó là lí do tại sao ông ấy không được hiểu. Ông ấy đã nói
quá nhiều. Lời của ông ấy cô đọng tới mức chỉ một cụm từ đơn giản này, không việc
biết cũng có thể chứa cả nghìn kinh sách; dầu vậy nó sẽ vẫn còn không được hiểu.
Tính duy nhất của Bồ đề đạt ma
là ở chỗ ông ấy không bận tâm tới bất kì cái gì khác, ông ấy không có cân nhắc
khác. Chỉ một người khác, George Gurdjieff, chắc đã đồng ý với ông ấy. Trong
toàn thể lịch sử của các thầy vĩ đại duy nhất George Gurdjieff thường dạy cho
các đệ tử của ông ấy: Không cân nhắc. Không thoả hiệp. Để chân lí như nó vậy; bạn
không thể làm cho nó tốt hơn được. Bạn không thể tô vẽ nó, bạn không thể cho nó
chút ít mầu sắc thêm, chút ít vui vẻ thêm, chút ít tính diễn đạt hơn; bạn không
thể làm được bất kì cái gì.
Nếu bạn biết điều đó mắt bạn sẽ
giống hệt bầu trời trống rỗng. Tay bạn sẽ không giống việc nắm chặt giữ cái gì
đó mà trống rỗng chỉ ra rằng không có ai bên trong ngoài cái không thuần khiết.
Nhưng tính không thuần khiết
này là sống động, tính không này có trái tim. Tính không này nở hoa trong cả
nghìn hoa và cầu vồng, và điệu vũ trong con công, và tiếng hót trong con chim.
Tính không này gầm lên trong đại dương và tính không này im lặng trong thiền
nhân.
Tính không này, nhớ lấy, không
có nghĩa là điều bạn vẫn thường hiểu bởi tính không. Tốt hơn cả là chia từ này
thành hai. Khi Bồ đề đạt ma dùng 'tính không - nothingness' ông ấy đơn giản ngụ
ý không có vật nào no-thingness. Chỉ để vào dấu gạch ngang - và bạn đã làm cho
Bồ đề đạt ma thành hiểu được nhiều hơn. Tôi không thể làm được nhiều hơn điều
đó. Chỉ một gạch ngang nhỏ bé: nothingness (tính không) trở thành no-thingness
(không vật nào). Bạn là thực thể sống, không phải là vật.
Tính trống rỗng không có hàm
nghĩa phủ định mà chúng ta vẫn thường nghĩ trong tâm trí mình. Khi tôi chỉ cho
bạn căn phòng hoàn toàn trống rỗng, có hai cách để nói cái gì đó về nó. Hoặc bạn
có thể nói rằng căn phòng là trống rỗng hoặc bạn có thể nói rằng căn phòng là đầy
không gian. Đích xác chính từ 'room - phòng' có nghĩa là không gian. Bạn càng
mang nhiều đồ đạc vào càng có ít chỗ hơn. Bạn có thể chất đầy cả phòng với đồ đồng
nát và căn phòng biến mất. Nó có đó và nó không có đó. Bạn không thể ném nó ra
được, nhưng bạn có thể che giấu nó đằng sau đồ đạc của bạn, đằng sau tủ lạnh của
bạn, đằng sau ti vi của bạn. Lấy hết chúng ra... cái gì còn lại? Chỗ, cái trống
rỗng; theo nghĩa khẳng định, một không gian thuần khiết.
Cho nên nhớ lấy, khi Bồ đề đạt
ma nói tính trống rỗng, ông ấy không ngụ ý ý tưởng của bạn về tính trống rỗng.
Tính trống rỗng của ông ấy là đầy mênh mông; tính trống rỗng của ông ấy là khẳng
định mênh mông. Tính không của ông ấy đơn giản là không có vật nào; phủ nhận của
ông ấy đơn giản là hồn nhiên khẳng định. Điều đáng ngạc nhiên là trong hai phát
biểu nhỏ ông ấy đã làm lộ ra chính tâm điểm của tính tôn giáo.
Osho kính yêu
Bokushu hỏi một sư, "Ông từ đâu tới?" Sư này hét lên 'Katsu'.
Bokushu nói, "Sư già này được ông hét lên."
Sư lại hét nữa.
Bokushu nói, "Tiếng hét thứ ba và thứ tư thì sao?"
Sư vẫn còn im lặng.
Bokushu đánh sư này và nói, "Ông là đồ ngu rỗng đầu!"
Setcho nói nó như thế này:
Hai hét, ba hét;
Người biết biết rõ;
Nếu đi xuống địa ngục,
Cả hai đều mù.
Ai mù? Tóm lấy nó!
Phơi nó ra thế giới!
Osho ơi,
Tôi cũng là một kẻ ngu rỗng đầu - tôi không
hiểu kinh này chút nào! Thầy có thể cho lời hét thứ năm không?
Maneesha, nó là một công án
hay. Bokushu là một Thiền sư lớn.
Ông ấy hỏi một sư, Ông từ đâu tới?
Điều này bao giờ cũng được các
Thiền sư hỏi khi một đệ tử mới tới. Và chỉ bằng việc trả lời của đệ tử này là
quyết định được liệu người đó có được chấp nhận như một đệ tử hay bị tống ra.
Nó là quan trọng lắm, nó không chỉ là tính dễ gần gũi, không phải là một loại
giới thiệu.
Khi Bokushu hỏi sư này,
"Ông từ đâu tới?" Sư này hét lên 'Katsu'. Cũng như các bạn nói
Yaa-Hoo thôi! - nó là tiếng hét, không nói gì mà làm cho rõ ràng rằng "Tôi
ở đây và chẳng thành vấn đề tôi từ đâu tới. Ông đang hỏi loại câu hỏi vô nghĩa
gì vậy? Tôi có thể tới từ bất kì đâu - điều đó không thành vấn đề. Điều thành vấn
đề là: Tôi đã tới."
Tiếng hét là việc tuyên bố rằng
"Tôi ở đây và ông đang hỏi câu hỏi ngu xuẩn... Hỏi cái gì đó về tôi đi! Đừng
phí thời gian."
Nhưng Bokushu không được thoả
mãn dễ dàng thế, vì bây giờ nó đã trở thành truyền thống. Cho nên khi thầy hỏi
- mặc dầu bạn không hiểu bạn đang làm gì - bạn có thể cho tiếng hét. Nó đã được
biết rồi; nó được viết trong các kinh sách... hàng nghìn sự việc. Nhưng bạn
không thể lừa một người có phẩm chất của Bokushu .
Bokushu nói, "Sư già này
được ông hét lên."
Sư lại hét nữa.
Bokushu nói, "Tiếng hét thứ
ba và thứ tư thì sao?"
Bây giờ anh ta đã tạo ra rắc rối.
Anh ta chưa bao giờ nghe nói về tiếng hét thứ ba và thứ tư. Tiếng hét thứ nhất
và thứ bai đã trở thành truyền thống vào thời của Bokushu, và chức năng của thầy
là cắt bỏ truyền thống. Cho nên ông ấy nói, "Được, được, những tiếng hét
này là được, chỉ cần nói cho ta về tiếng hét thứ ba và thứ tư."
Sư vẫn còn im lặng.
Bokushu đánh sư này và nói,
"Ông là đồ ngu rỗng đầu!"
Thiền là kì lạ - không chỗ nào
khác trên thế giới có cái gì giống như điều này đã xảy ra. Sư này, người lạ
này, vẫn còn im lặng cho câu trả lời. Anh ta có thể đã hét lên lần thứ ba, anh
ta có thể đã hét lên lần thứ tư, thứ năm... vấn đề là gì? Nhưng thay vì hét lên
lần thứ ba và thứ tư, anh ta đơn giản vẫn còn im lặng. Anh ta nói, "Đừng
phí thời gian. Khi có liên quan tới trò chơi, trò chơi truyền thống, nó là đủ rồi;
bây giờ im lặng là tiếng hét thứ ba và thứ tư của tôi." Và chỉ trong Thiền
mới có thể có chuyện Bokushu đánh sư này và nói, "Ông là đồ ngu rỗng đầu!!"
Đó là việc chấp nhận. Anh ta đã
được chấp nhận như một đệ tử bởi vì im lặng của anh ta. Đánh anh ta là để chấp
nhận anh ta, và gọi anh ta "Ông là đồ ngu rỗng đầu" là cách diễn đạt
rất thương mến. Nó gần như là nói, "Người yêu ơi, cưng ơi." Nó không
phải là bác bỏ. Trong hai tiếng hét này anh ta đã theo truyền thống, nhưng anh
ta sẽ không tiếp tục lặp lại truyền thống; anh ta đã cho tiếng hét riêng của mình,
và đó là im lặng.
Bokushu đánh sư này và nói,
"Ông là đồ ngu rỗng đầu!"
Trong Thiền kẻ ngu rỗng đầu gần
như sẵn sàng cho thiền. Người đầy tri thức là ở xa khỏi thiền. Kẻ ngu rỗng đầu
đơn giản là cách nói yêu thương rằng bạn không xa xôi khỏi việc trở thành trí
huệ.
Kẻ ngu có thể trở thành trí huệ;
người thông thái không bao giờ. Người rỗng đầu có thể trở thành rỗng tâm trí,
nhưng người mang kinh sách và bằng cấp và đại học và thư viện trong đầu, người
đó ở xa xôi. Thầy sẽ không phí thời gian không cần thiết cho người như vậy.
Giai thoại này là đầy đủ, nhưng
cùng anh giáo làng đó, Setcho, nói nó như thế này:
Hai hét, ba hét;
Người biết biết rõ;
Nếu đi xuống địa ngục,
Cả hai đều mù.
Ai mù? Tóm lấy nó!
Phơi nó ra thế giới!
Nó cực kì xuẩn ngốc - tôi sợ là
chúng ta sẽ phải gặp anh chàng Setcho lặp đi lặp lại. Anh giáo làng không nên
đi vào hang sư tử, nhưng chàng Setcho này đã đi vào; bây giờ tôi không thể cứu
được anh ta.
Maneesha, bạn nói,
"Tôi cũng là một kẻ ngu rỗng
đầu - tôi không hiểu kinh này chút nào! Thầy có thể cho lời hét thứ năm
không?"
Chúng ta sẽ cho - chúng ta cho
nó mọi ngày rồi! Chúng ta sắp lan toả tiếng hét khắp thế giới. Nó sẽ được nghe
thấy trên mọi phố, trong mọi nhà.
Nhưng điều tốt là bạn cũng hiểu
bản thân bạn như một kẻ ngu rỗng đầu. Tôi không đánh mọi người, nhưng
Niskriya... đánh Maneesha. Đánh đi!
(Niskriya, người quay video, đang ngồi đích
xác đằng sau Maneesha. Anh ấy đứng dậy và hôn nhẹ Maneesha lên đầu cô ấy.)
Thế là đủ cho việc suy nghĩ
nghiêm chỉnh - cây không thích điều đó! Và tôi bao giờ cũng nghe cây. Nhìn đấy...
chúng đã trở thành im lặng....
Một bưu tá trẻ ở Washington bị
đưa ra toà vì hiếp một trong những cô phục vụ.
Cô phục vụ viện lẽ rằng cô ấy
đang nghiêng người ra ngoài cửa sổ để xem tổng thống Mĩ lái xe dọc phố phía dưới
trong cuộc diễu binh. Anh bưu tá hạ thấp cửa sổ lên người cô ấy, làm mắc kẹt cô
ấy, và làm cách của anh ta với cô ấy.
"Nhưng thưa cô," quan
toà nói, "sao cô không kêu lên?"
"Cái gì?" cô gái khiếp
hãi khóc, "và để cho mọi người nghĩ tôi ủng hộ Ronald Reagan sao?"
Olivia Oppenheimer là một bà
goá rất giầu, có một con vẹt tên là Percy, có thể nói và hát trong bốn thứ tiếng.
Percy là một thành công khổng lồ
ở các bữa tiệc và Olivia yêu nó. Nhưng Percy có một nhược điểm: nó thích bay
qua hàng rào và chơi các con gà hàng xóm.
Olivia thử mọi thứ để chữa cho
Percy khỏi thói quen của nó, nhưng chẳng mấy thành công. Chung cuộc, bà ấy lấy
một chiếc kép và cắt hết lông trên đầu con vẹt.
"Thế," bà ấy nói,
"điều đó sẽ dạy cho mày. Bây giờ mọi quí bà gà sẽ không coi mày là điển
trai thêm nữa đâu!"
Hai đêm sau, Olivia có bữa tiệc.
Percy, con vẹt, đậu ở chỗ thông thường của nó trên piano khi khách vào.
Nửa chừng bữa tiệc, hai người
hói tới.
"Này!" Percy gọi ra.
"Lại đây với tôi đi, hai con gà mái chơi!"
Một hôm anh thanh niên da đỏ bạo
dạn, con trai của Tù trưởng Gấu Chạy, hỏi bố anh ta làm sao anh ta quyết định đặt
tên gì cho con trai anh ta.
"Đơn giản," Gấu Chạy
nói, "khi tao làm tình, tao nhìn quanh và nếu tao thấy con ó bay vòng
quanh trên trời, tao cọi đứa con là Ó Bay, nếu tao thấy con ngựa chạy qua, tao
gọi đứa trẻ là Ngựa Phi. Vấn đề chỉ là cái gì lôi kéo sự chú ý của tao khi tao
làm tình với mẹ mày. Cho nên, bây giờ mày hiểu chưa, Bao Rách?"
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Osho.
Bây giờ hai phút cho im lặng
tuyệt đối, không chuyển động... mắt nhắm, hệt như bạn bị đông cứng tuyệt đối.
Thu lấy toàn thể năng lượng bên
trong....
Bây giờ thảnh thơi... buông bỏ...!
Bây giờ, quay lại cuộc sống.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Osho.
0 Đánh giá