Chương 1. Ý nghĩa của Thiền

Chương 1. Ý nghĩa của Thiền

Price:

Read more

Cỏ tự nó mọc - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 1. Ý nghĩa của Thiền

Ai đó hỏi thầy, Bokuju:
Chúng ta phải mặc và ăn mọi ngày -
Làm sao chúng ta thoát ra khỏi mọi điều đó?
Bokuju đáp:
Chúng ta mặc, chúng ta ăn.
Người hỏi nói:
Tôi không hiểu.
Bokuju đáp:
Nếu ông không hiểu,
Mặc quần áo vào và ăn thức ăn đi.
Thiền là gì?
Thiền là sự trưởng thành rất phi thường. Hiếm khi một khả năng như vậy trở thành thực tại vì nhiều điều ngẫu nhiên tham gia vào. Nhiều lần trước đây, khả năng này đã tồn tại - một sự xảy ra tâm linh nào đó có thể đã trưởng thành và trở thành giống như Thiền nhưng nó chưa bao giờ được nhận ra tới tính toàn bộ của nó. Chỉ thỉnh thoảng trong toàn thể lịch sử tâm thức con người mới có một điều như Thiền đi vào hiện hữu. Nó rất hiếm hoi.
Cho nên đầu tiên tôi muốn bạn hiểu Thiền là gì, bởi vì chừng nào bạn chưa hiểu điều đó, những giai thoại này sẽ chẳng có ích gì mấy. Bạn cần biết bối cảnh đầy đủ. Trong bối cảnh đó, trong hoàn cảnh đó, những giai thoại này trở nên chói sáng - đột nhiên bạn đạt tới nghĩa và ý nghĩa của chúng, bằng không chúng là các đơn vị tách rời. Bạn có thể tận hưởng chúng; thỉnh thoảng bạn có thể cười chúng; chúng rất nên thơ; chúng là hay trong bản thân chúng, tác phẩm nghệ thuật duy nhất, nhưng chỉ bằng việc nhìn vào những giai thoại này bạn sẽ không có khả năng xuyên thấu vào ý nghĩa của điều Thiền là gì.
Cho nên đầu tiên cố theo tôi một cách chậm rãi qua sự trưởng thành của Thiền - cách nó đã xảy ra. Thiền được sinh ra ở Ấn Độ, lớn lên ở Trung Quốc, và nở hoa ở Nhật Bản. Toàn thể tình huống này là hiếm hoi. Tại sao chuyện đã xảy ra là nó được sinh ra ở Ấn Độ, nhưng đã không thể lớn lên ở đây và phải tìm mảnh đất khác? Nó đã trở thành cây lớn ở Trung Quốc, nhưng không thể nở hoa ở đó được, nó lại phải tìm bầu khí hậu mới, bầu khí hậu khác - và ở Nhật Bản nó đã nở hoa như cây anh đào, trong hàng nghìn hoa. Điều đó không phải là trùng hợp ngẫu nhiên, nó không phải là tình cờ, nó có lịch sử bên trong sâu sắc. Tôi muốn làm lộ điều đó ra cho bạn.
Ấn Độ là hướng nội, Nhật Bản là hướng ngoại, và Trung Quốc ở chính giữa hai cực đoan này. Ấn Độ và Nhật Bản là đối lập tuyệt đối. Cho nên làm sao hạt mầm đã được sinh ra ở Ấn Độ và đã nở hoa ở Nhật Bản? Họ là đối lập; họ không có cái tương tự; họ là mâu thuẫn. Và tại sao Trung Quốc tới chính giữa, để cho mảnh đất cho nó?
Hạt mầm là hướng nội. Cố hiểu hiện tượng hạt mầm này, điều hạt mầm là gì. Hạt mầm là hiện tượng hướng nội, nó là hướng tâm - năng lượng chuyển vào bên trong. Đó là lí do tại sao nó là hạt mầm, được bao bọc và đóng với thế giới bên ngoài hoàn toàn. Thực ra hạt mầm là thứ cô đơn nhất, thứ cô lập nhất trong thế giới. Nó không có rễ trong đất, không có cành trong trời; nó không có kết nối nào với đất, không kết nối nào với trời. Thực ra nó không có quan hệ nào quanh nó. Hạt mầm là hòn đảo tuyệt đối, bị cô lập, bị để trong hang. Nó không quan hệ. Nó có vỏ cứng bao quanh, không cửa sổ, không cửa ra vào; nó không thể đi ra và không cái gì có thể đi vào.
Hạt mầm là tự nhiên cho Ấn Độ. Thiên tài của người Ấn Độ có thể tạo ra những hạt mầm có tiềm năng vô cùng, nhưng không thể cho chúng mảnh đất. Ấn Độ là tâm thức hướng nội.
Ấn Độ nói cái bên ngoài không tồn tại và cho dù nó tồn tại nó chỉ là cùng chất liệu như cái làm ra mơ. Toàn thể thiên tài của Ấn Độ đã từng cố gắng khám phá cách thoát khỏi bên ngoài, cách đi vào hang bên trong của trái tim, cách được định tâm trong bản thân người ta, và cách đi tới nhận ra rằng toàn thế giới đang tồn tại bên ngoài tâm thức chỉ là mơ - tốt nhất thì là đẹp, tồi nhất thì là ác mộng; dù đẹp hay xấu, trong thực tế, nó là mơ, và người ta không nên bận tâm nhiều về nó. Người ta nên thức tỉnh, và quên toàn thể giấc mơ về thế giới bên ngoài.
Toàn thể nỗ lực của Phật, Mahavira, Tilopa, Gorakh, Kabir, toàn thể nỗ lực của họ qua nhiều thế kỉ, đều đã là làm sao thoát khỏi bánh xe sống và chết: làm sao rào quanh bản thân bạn, làm sao hoàn toàn cắt bản thân bạn ra khỏi mọi quan hệ, làm sao được không quan hệ, không gắn bó, làm sao đi vào trong và quên bên ngoài. Đó là lí do tại sao Thiền đã được sinh ra ở Ấn Độ.
Thiền nghĩa là dhyan. Zen (thiền) là sự thay đổi trong tiếng Nhật Bản của từ dhyan. dhyan là toàn thể nỗ lực của tâm thức Ấn Độ. dhyan nghĩa là ở một mình, ở trong bản thể riêng của bạn tới mức thậm chí không một ý nghĩ tồn tại. Thực ra, trong tiếng Anh, không có việc dịch trực tiếp.
Suy tư không phải là từ này. Suy tư nghĩa là suy nghĩ, phản chiếu. Ngay cả chữ meditation cũng không phải là từ này vì meditation bao gồm một đối thể để suy tư về; nó nghĩa là cái gì đó có đó. Bạn có thể suy tư về Christ, hay bạn có thể suy tư về cây thập tự. Nhưng thiền dhyan nghĩa là một mình tới mức không có gì để suy tư tới. Không đối thể, chỉ tính chủ thể đơn giản tồn tại - tâm thức không mây, bầu trời thuần khiết.
Khi từ này tới Trung Quốc nó trở thành ch'an. Khi ch'an tới Nhật Bản, nó trở thành Zen. Nó bắt nguồn từ cùng gốc chữ Phạn, dhyan.
Ấn Độ có thể cho sinh ra dhyan. Trong hàng nghìn năm toàn thể tâm thức Ấn Độ đã từng du hành trên con đường của thiền dhyan - làm sao vứt bỏ mọi suy nghĩ và làm sao được bắt rễ trong tâm thức thuần khiết. Với Phật hạt mầm đã đi vào trong sự tồn tại. Với Phật hạt mầm đã đi vào trong sự tồn tại. Nhiều lần trước đây nữa, trước Phật Gautam, hạt mầm này đã đi vào trong sự tồn tại, nhưng nó không thể tìm được mảnh đất đúng cho nên nó đã biến mất. Và nếu hạt mầm này được trao cho tâm thức Ấn Độ nó sẽ biến mất, bởi vì tâm thức Ấn Độ sẽ đi ngày càng nhiều vào bên trong, và hạt mầm này sẽ trở nên ngày càng nhỏ hơn và nhỏ hơn, cho tới khi một khoảnh khắc tới nó trở thành vô hình. Lực hướng tâm làm cho mọi sự thành nhỏ hơn, nhỏ hơn, nhỏ hơn - tính nguyên tử - cho tới khi đột nhiên chúng biến mất. Nhiều lần trước Phật Gautam hạt mầm này đã được sinh ra - và trở thành một dhyani - thiền nhân, trở thành một thiền nhân vĩ đại. Thực ra Phật là một trong những người cuối cùng của chuỗi dài. Bản thân ông ấy nhớ tới hai mươi bốn chư phật trước ông ấy. Thế rồi có hai mươi bốn tirthankaras của người Jaina, và họ tất cả đều là thiền nhân. Họ đã không làm gì khác, họ đơn giản thiền, thiền, thiền và đi tới một điểm mà chỉ họ hiện hữu, và mọi thứ khác biến mất, bay hơi.
Hạt mầm này đã được sinh ra với Parasnath, với Mahavira, Neminath, và những người khác, nhưng thế rồi nó vẫn còn lại với tâm thức Ấn Độ. Tâm thức Ấn Độ có thể cho sinh thành ra hạt mầm, nhưng không thể trở thành mảnh đất đúng cho nó. Tâm thức Ấn Độ cứ làm việc theo cùng một hướng và hạt mầm trở nên ngày càng nhỏ hơn, phân tử, nguyên tử và biến mất. Đó là cách nó đã xảy ra với Upanishad; đó là cách nó đã xảy ra với Veda; đó là cách nó đã xảy ra với Mahavira và mọi người khác.
Với Phật nó cũng sẽ xảy ra. Bồ đề đạt ma đã cứu ông ấy. Nếu hạt mầm đã bị bỏ lại với tâm thức Ấn Độ nó chắc đã tan biến rồi. Nó chắc không bao giờ nảy mầm được, bởi vì một kiểu đất khác là cần cho việc nảy mầm - mảnh đất rất cân bằng. Hướng nội là không cân bằng rất sâu, nó là cực đoan.
Bồ đề đạt ma đã trốn đi cùng hạt mầm này sang Trung Quốc. Ông ấy đã làm một trong những điều vĩ đại nhất trong lịch sử tâm thức: ông ấy đã tìm ra mảnh đất đúng cho hạt mầm mà Phật đã trao cho thế giới.
Bản thân Phật tương truyền đã nói: Tôn giáo của ta sẽ không tồn tại quá 500 năm, thế rồi nó sẽ biến mất. Ông ấy đã nhận biết rằng điều đó bao giờ cũng xảy ra theo cách đó. Tâm thức Ấn Độ cứ nghiền nó thành những mảnh ngày càng nhỏ hơn, thế rồi một khoảnh khắc tới khi nó trở thành nhỏ tới mức nó trở thành vô hình. Nó đơn giản không còn là một phần của thế giới này; nó biến mất vào trong trời.
Kinh nghiệm của Bồ đề đạt ma là vĩ đại. Ông ấy đã nhìn khắp xung quanh thế giới và đã quan sát sâu sắc về một chỗ nơi hạt mầm này có thể mọc lên.
Trung Quốc là nước rất cân bằng, không như Ấn Độ, không như Nhật Bản. Trung bình vàng là con đường ở đó. Ý thức hệ Khổng Tử là bao giờ cũng vẫn còn ở giữa: không hướng nội, không hướng ngoại; không nghĩ quá nhiều về thế giới này, không quá nhiều về thế giới kia - vẫn còn ở giữa. Trung Quốc đã không cho sinh thành ra tôn giáo, chỉ đạo đức. Không tôn giáo nào đã từng được sinh ra ở đó; tâm thức Trung Quốc không thể cho sinh ra tôn giáo được. Nó không thể tạo ra được hạt mầm. Mọi tôn giáo tồn tại ở Trung Quốc đều đã được nhập khẩu, chúng tất cả đều tới từ bên ngoài; Phật giáo, Hindu giáo, Mô ha mét giáo, Ki tô giáo - chúng tất cả đều tới từ bên ngoài. Trung Quốc là mảnh đất tốt nhưng nó không thể khởi nguồn cho bất kì tôn giáo nào, bởi vì để khởi nguồn một tôn giáo người ta phải đi vào trong thế giới bên trong. Để cho sinh ra một tôn giáo người ta phải giống thân thể nữ, bụng mẹ.
Tâm thức nữ tính là cực kì hướng nội. Đàn bà sống trong bản thân cô ấy; cô ấy có thế giới rất nhỏ bao quanh cô ấy, tối thiểu nhất có thể được. Đó là lí do tại sao bạn không thể làm cho đàn bà quan tâm tới những thứ bao la lớn lao. Không. Bạn không thể nói về Việt Nam với cô ấy, cô ấy không bận tâm. Việt Nam quá xa xôi, quá bên ngoài. Cô ấy quan tâm tới gia đình cô ấy, chồng, con, chó, đồ đạc, máy thu thanh, ti vi. Một thế giới rất nhỏ bao quanh cô ấy, chỉ cái tối thiểu. Bởi vì cô ấy không có thế giới rất lớn bao quanh nên rất khó cho đàn ông và đàn bà nói chuyện một cách thông minh - họ sống trong các thế giới khác biệt. Đàn bà là đẹp chỉ khi cô ấy giữ yên tĩnh; khoảnh khắc cô ấy bắt đầu nói thế thì những điều ngu xuẩn chui ra từ cô ấy. Cô ấy không thể nói một cách thông minh. Cô ấy không thể rất triết lí, không, điều đó là không thể được. Những điều này là quá xa xôi, cô ấy không bận tâm. Cô ấy sống trong vòng tròn rất nhỏ của thế giới riêng của mình, và cô ấy là trung tâm. Và bất kì cái gì có nghĩa đều là có nghĩa chỉ trong mối quan tâm tới bản thân cô ấy - bằng không nó không có nghĩa. Cô ấy không thể thấy tại sao bạn bị bận tâm về Việt Nam. Có vấn đề gì với bạn? Bạn không có quan hệ với người Việt Nam chút nào. Liệu có chiến tranh xảy ra hay không, đó không phải là mối quan tâm của bạn. Và đứa trẻ bị ốm và bạn bận tâm về Việt Nam! Cô ấy không thể tin được rằng cô ấy hiện diện gần bạn và bạn đang đọc báo.
Đàn bà sống trong thế giới khác. Đàn bà là hướng tâm, hướng nội. Mọi đàn bà đều là người Ấn Độ - dù họ ở đâu cũng không tạo ra khác biệt gì. Đàn ông là li tâm, anh ta đi ra ngoài. Khoảnh khắc anh ta có thể tìm được cớ anh ta sẽ trốn khỏi nhà. Anh ta về nhà chỉ khi anh ta không thể đi đâu khác được; khi mọi câu lạc bộ và khách sạn đều đóng cửa, thế thì, làm gì? Anh ta về lại nhà. Chẳng đâu mà đi, anh ta về nhà.
Đàn bà bao giờ cũng lấy gia đình làm trung tâm, dựa trên gia đình. Cô ấy đi ra ngoài chỉ khi điều đó là tuyệt đối cần thiết, khi cô ấy không thể làm được khác. Khi điều đó đã trở thành tuyệt đối cần thiết cô ấy đi ra ngoài. Bằng không cô ấy đặt cơ sở ở nhà.
Đàn ông là kẻ không nhà, kẻ lang thang. Toàn thể gia đình được tạo ra bởi đàn bà, không bởi đàn ông. Thực ra, văn minh tồn tại bởi vì đàn bà, không bởi vì đàn ông. Nếu anh ta được phép anh ta sẽ là kẻ lang thang - không nhà, không nền văn minh. Đàn ông đi ra, đàn bà đi vào; đàn ông hướng ngoại, đàn bà hướng nội. Đàn ông bao giờ cũng quan tâm tới cái gì đó khác hơn bản thân anh ta, đó là lí do tại sao anh ta trông mạnh khoẻ hơn. Bởi vì khi bạn quá quan tâm tới bản thân bạn, bạn trở nên ốm. Đàn ông trông hạnh phúc hơn.
Bạn bao giờ cũng thấy đàn bà buồn và quá bận tâm với bản thân họ. Hơi chút đau đầu, và họ rất bận tâm, bởi vì họ sống ở bên trong - đau đầu trở thành cái gì đó lớnc lao, mất cân xứng. Nhưng đàn ông có thể quên đau đầu, anh ta có quá nhiều đau đầu khác. Anh ta tạo ra nhiều đau đầu quanh bản thân mình tới mức không có khả năng nào cho việc đau đầu riêng của anh ta tới được và làm ra cái gì đó từ nó. Nó bao giờ cũng bé thế, anh ta có thể quên về nó. Đàn bà bao giờ cũng quan tâm - cái gì đó đang xảy ra ở chân, cái gì đó ở tay, cái gì đó ở lưng, cái gì đó ở dạ dầy, bao giờ cũng cái gì đó - bởi vì tâm thức riêng của cô ấy được hội tụ vào bên trong. Đàn ông ít bệnh hơn, mạnh khoẻ hơn, đi ra ngoài hơn, quan tâm hơn về điều xảy ra cho người khác.
Đó là lí do tại sao, trong mọi tôn giáo, bạn sẽ thấy rằng nếu có năm người hiện diện, bốn người sẽ là đàn bà, và một người là đàn ông. Và một người đàn ông đó có thể chỉ tới bởi vì người đàn bà nào đó - vợ đi đền chùa cho nên anh ta phải đi cùng với cô ấy. Hay, cô ấy định nghe bài nói về tôn giáo, cho nên anh ta đi cùng cô ấy. Trong mọi nhà thờ điều này sẽ là tỉ lệ đó, trong mọi nhà thờ, đền chùa, bất kì chỗ nào bạn tới. Ngay cả với Phật điều này cũng là tỉ lệ, với Mahavira đây là cùng tỉ lệ. Với Phật đã có năm mươi nghìn sannyasins - bốn mươi nghìn đàn bà và mười nghìn đàn ông. Tại sao?
Về vật lí, đàn ông có thể mạnh khoẻ hơn, về tâm linh, đàn bà có thể mạnh khoẻ hơn, bởi vì mối quan tâm của họ là khác nhau. Khi bạn có liên quan tới người khác bạn có thể quên thân thể mình, bạn có thể mạnh khoẻ hơn về thể chất, nhưng về tôn giáo bạn không thể trưởng thành dễ dàng thế. Trưởng thành tôn giáo cần mối quan tâm bên trong. Đàn bà có thể trưởng thành rất, rất dễ dàng trong tôn giáo, con đường đó là dễ dàng cho cô ấy, nhưng trưởng thành trong chính trị là khó. Và với đàn ông trưởng thành trong tôn giáo là khó. Hướng nội có ích lợi của nó; hướng ngoại có ích lợi của nó - và cả hai có nguy hiểm của chúng.
Ấn Độ là hướng nội, nước nữ tính; nó giống như bụng mẹ, rất cảm nhận. Nhưng nếu đứa trẻ vẫn còn trong bụng mẹ mãi mãi và mãi mãi, bụng mẹ sẽ trở thành nấm mồ. Đứa trẻ phải đi ra khỏi bụng mẹ nó, bằng không người mẹ sẽ giết chết đứa trẻ bên trong. Nó phải thoát ra, tìm ra thế giới bên ngoài, thế giới lớn lao hơn. Bụng mẹ có thể rất tiện nghi - nó là vậy! Các nhà khoa học nói chúng ta còn chưa có khả năng tạo ra cái gì tiện nghi hơn bụng mẹ. Với nhiều tiến bộ khoa học thế chúng ta đã không làm được cái gì tiện nghi hơn. Bụng mẹ chính là cõi trời. Nhưng ngay cả đứa trẻ cũng phải rời khỏi cõi trời đó và đi ra ngoài người mẹ. Bên ngoài một thời gian nào đó người mẹ có thể trở thành rất nguy hiểm. Bụng mẹ có thể giết chết, bởi vì thế thì nó sẽ trở thành việc cầm tù - tốt cho một thời gian nào đó, khi hạt mầm đang mọc, nhưng thế rồi hạt mầm phải được gieo trồng vào thế giới bên ngoài.
Bồ đề đạt ma đã nhìn quanh, quan sát toàn thế giới, và thấy rằng Trung Quốc có mảnh đất tốt nhất; nó là mảnh đất ở giữa, không cực đoan. Khí hậu không cực đoan, cho nên cây có thể mọc lên dễ dàng. Và nó có con người rất cân bằng. Cân bằng là mảnh đất đúng cho cái gì đó phát triển: quá lạnh là xấu, quá nóng là xấu. Trong khí hậu cân bằng, không quá lạnh không quá nóng, cây có thể phát triển.
Bồ đề đạt ma đã trốn đi cùng hạt mầm này, trốn đi với mọi điều mà Ấn Độ đã tạo ra. Không ai nhận biết về điều ông ấy làm, nhưng đó là một thực nghiệm vĩ đại. Và ông ấy đã chứng tỏ là đúng. Ở Trung Quốc, cây này đã phát triển, phát triển tới tỉ lệ bao la.
Nhưng mặc dù cây này đã trở nên ngày càng bao la hơn, không hoa nào phát triển. Hoa đã không tới, bởi vì hoa cần một nước hướng ngoại. Cũng như hạt mầm là hướng nội, vậy hoa là hướng ngoại. Hạt mầm đi vào bên trong; hoa đi ra bên ngoài. Hạt mầm giống như tâm thức nam. Hoa mở ra thế giới bên ngoài và toả ra hương thơm của nó cho thế giới bên ngoài. Thế thì hương thơm lan theo cánh gió tới góc xa nhất có thể được của thế gian. Với mọi hướng, hoa toát ra năng lượng được giữ trong hạt mầm. Nó là cánh cửa. Hoa muốn trở thành bướm và thoát ra khỏi cây. Thực ra, đó là điều chúng đang làm, theo cách rất tinh tế. Chúng đang toả ra hương của cây, nghĩa, ý nghĩa của cây cho thế giới. Chúng là những kẻ chia sẻ vĩ đại. Hạt mầm là kẻ keo kiệt vĩ đại, bị chứa với bản thân nó, và hoa là kẻ tiêu hoang vĩ đại.
Nhật Bản được cần tới. Nhật Bản là nước hướng ngoại. Chính phong cách sống và tâm thức là hướng ngoại. Trông đấy... ở Ấn Độ không ai bận tâm về thế giới bên ngoài nhiều lắm: về quần áo, nhà cửa, cách người ta sống. Không ai bận tâm. Đó là lí do tại sao Ấn Độ vẫn còn nghèo thế. Nếu bạn không lo nghĩ về thế giới bên ngoài, làm sao bạn có thể trở nên giầu được? Nếu không có quan tâm để cải tiến thế giới bên ngoài bạn sẽ vẫn còn nghèo. Và Ấn Độ bao giờ cũng rất nghiêm chỉnh, bao giờ cũng sẵn sàng trốn khỏi cuộc sống, với chư phật nói về cách trở thành kẻ bỏ dở hoàn hảo từ bản thân sự tồn tại - không chỉ từ xã hội, việc bỏ dở tối thượng khỏi bản thân sự tồn tại! Sự tồn tại là quá chán. Với con mắt Ấn Độ, cuộc sống chỉ là mầu xám - không cái gì thú vị trong nó, mọi thứ chỉ là chán, gánh nặng. Người ta phải mang nó bằng cách nào đó, bởi vì ngiệp quá khứ. Ngay cả một người Ấn Độ rơi vào trong cuộc sống, người đó nói đó là vì nghiệp quá khứ, người ta phải trải qua nó. Ngay cả tình yêu giống như gánh nặng người ta vẫn phải kéo lê.
Ấn Độ dường như nghiêng nhiều tới chết hơn là sống. Người hướng nội phải nghiêng về chết. Đó là lí do tại sao Ấn Độ đã tiến hoá mọi kĩ thuật về cách chết hoàn hảo, về cách chết hoàn hảo tới mức bạn không bị sinh ra lần nữa. Chết là mục đích, không phải là sống. Sống là dành cho kẻ ngu, chết là dành cho người trí huệ. Dù vị Phật, một Mahavira có thể đẹp đến đâu, bạn sẽ thấy họ đóng; quanh họ một hào quang lớn của dửng dưng tồn tại. Bất kì cái gì xảy ra, họ không quan tâm chút nào. Liệu nó xảy ra theo cách này hay cách nọ không tạo ra khác biệt; liệu thế giới tiếp tục sống, hay chết, điều đó không tạo ra khác biệt... dửng dưng vô cùng. Trong dửng dưng này việc nở hoa là không thể được; trong trạng thái bị giới hạn bên trong này, việc nở hoa là không thể được.
Nhật Bản là khác toàn bộ. Với tâm thức Nhật Bản cứ dường như là bên trong không tồn tại, chỉ bên ngoài là có nghĩa. Nhìn trang phục của người Nhật Bản mà xem. Mọi mầu sắc của hoa và cầu vồng - dường như bên ngoài là rất có nghĩa. Nhìn người Ấn Độ khi anh ta ăn, và nhìn người Nhật Bản. Nhìn vào người Ấn Độ khi anh ta uống trà - và nhìn người Nhật Bản.
Người Nhật Bản tạo ra lễ hội từ những điều đơn giản. Uống trà, người đó làm nó thành lễ hội. Nó trở thành nghệ thuật. Bên ngoài là rất quan trọng; quần áo là rất quan trọng, quan hệ là rất quan trọng. Bạn không thể tìm được người đi ra ngoài nhiều trên thế giới hơn người Nhật Bản - bao giờ cũng mỉm cười và trông hạnh phúc. Với người Ấn Độ họ sẽ trông nông cạn; họ sẽ không có vẻ nghiêm chỉnh. Người Ấn Độ là người hướng nội và người Nhật Bản là người hướng ngoại: họ là đối lập nhau.
Người Nhật Bản bao giờ cũng đi trong xã hội. Toàn thể văn hoá Nhật Bản có liên quan tới cách tạo ra xã hội đẹp, cách tạo ra mối quan hệ đẹp - trong mọi thứ, trong mọi thứ nhỏ bé - cách cho chúng ý nghĩa. Nhà của họ đẹp thế. Ngay cả nhà của người nghèo cũng có cái đẹp của riêng nó; nó là mĩ thuật, nó có tính duy nhất riêng của nó.
Nó có thể không rất giầu, nhưng dầu vậy nó vẫn giầu theo nghĩa nào đó - bởi vì cái đẹp, cách bài trí, tâm trí đã được đem vào tới mọi chi tiết nhỏ bé, tí hon: cửa sổ nên ở đâu, kiểu màn che nào nên được dùng, cách thức trăng nên được mời vào qua cửa sổ, từ đâu. Những điều rất nhỏ bé, nhưng mọi chi tiết đều quan trọng.
Với Ấn Độ chẳng cái gì thành vấn đề, Nếu bạn đi tới một đền chùa Ấn Độ, nó chẳng có cửa sổ nào; không có gì, không vệ sinh, không quan tâm tới không khí, thoáng gió - chẳng cái gì cả. Ngay cả đền chùa cũng xấu, và bất kì cái gì cũng thế - bẩn, bụi chẳng ai bận tâm. Ngay trước ngôi đền bạn sẽ thấy bò nằm, chó đánh nhau, mọi người cầu nguyện. Không ai bận tâm. Chẳng có nghĩa gì về cái bên ngoài, họ không quan tâm chút nào tới cái bên ngoài.
Nhật Bản rất quan tâm tới cái bên ngoài - chính là ở cực đoan khác. Nhật Bản là nước đúng. Và toàn thể cây Thiền đã được cấy ở Nhật Bản, và ở đó nó nở hoa, trong cả nghìn mầu sắc. Nó đã đơm hoa.
Đây là cách nó lại phải xảy ra. Tôi lại nói về Thiền. Nó phải quay lại Ấn Độ vì cây đã nở hoa, và hoa đã rụng và Nhật Bản không thể tạo ra được hạt mầm. Nhật Bản không thể tạo ra được hạt mầm: nó không phải là nước hướng nội. Cho nên mọi thứ đã trở thành nghi lễ bên ngoài bây giờ. Thiền đã chết ở Nhật Bản. Nó đã nở hoa trong quá khứ, nhưng bây giờ, nếu bằng việc đọc trong sách - đọc D. T. Suzuki và những người khác - nếu bạn sang Nhật Bản để tìm Thiền, bạn sẽ quay về với tay trống rỗng. Bây giờ Thiền đang ở đây; ở Nhật Bản nó đã biến mất. Nước này có thể giúp cho nó nở hoa, nhưng bây giờ hoa đã biến mất, rụng xuống đất, và không cái gì có đó nữa. Có nghi lễ - người Nhật Bản rất sính nghi lễ - nghi lễ tồn tại. Mọi thứ trong các Thiền viện vẫn tiếp tục theo cùng cách, dường như tâm hồn bên trong vẫn có đó, nhưng điện thờ bên trong bị bỏ trống và trống rỗng. Người chủ nhà đã dời đi rồi. Thượng đế không còn đó nữa - chỉ nghi lễ trống rỗng. Và họ là những người hướng ngoại, họ sẽ tiếp tục nghi lễ. Mọi sáng họ sẽ dậy lúc năm giờ - sẽ có tiếng chiêng - họ sẽ đi lên phòng trà, và họ sẽ uống trà; họ sẽ đi vào phòng thiền, và họ sẽ ngồi với mắt nhắm. Mọi thứ sẽ được tuân theo đích xác dường như tâm linh có đó, nhưng nó đã biến mất rồi. Có các tu viện, có hàng nghìn sư, nhưng cây đã ra hoa và hạt mầm không thể được tạo ra ở đó.
Do đó tôi đang nói nhiều thế về Thiền ở đây - bởi vì lần nữa chỉ Ấn Độ mới có thể tạo ra hạt mầm. Toàn thế giới tồn tại trong thống nhất sâu, trong hài hoà - ở Ấn Độ hạt mầm lại có thể được cho sinh thành. Nhưng bao nhiêu thứ đã thay đổi quanh thế giới. Trung Quốc không còn là khả năng nữa, vì bản thân nó đã trở thành nước hướng ngoại. Nó đã trở thành cộng sản: bây giờ vật chất là quan trọng hơn tâm linh. Và bây giờ nó là đóng với những con sóng mới của tâm thức.
Với tôi, nếu bất kì nước nào trong tương lai có thể lại trở thành mảnh đất, đó là nước Anh.
Bạn sẽ ngạc nhiên, bởi vì bạn có thể nghĩ nó là Mĩ. Không. Bây giờ nước cân bằng nhất trên thế giới là nước Anh, cũng như trong thời cổ đại nó đã là Trung Quốc. Hạt mầm phải được mang tới nước Anh và được trồng ở đó; nó sẽ không nở hoa ở đó, nhưng nó sẽ trở thành cây lớn. Tâm thức Anh - vừa phải, bao giờ cũng đi theo đường giữa, tâm trí rộng rãi, không bao giờ đi vào cực đoan, chỉ vẫn còn ở giữa - sẽ có ích. Đó là lí do tại sao tôi cho phép ngày càng nhiều người Anh tới định cư quanh tôi. Điều đó không chỉ là vì lí do visa! Bởi vì một khi hạt mầm sẵn sàng, tôi muốn họ đem nó sang Anh. Và từ Anh nó có thể đi sang Mĩ, và nó sẽ nở hoa ở đó, bởi vì Mĩ là nước hướng ngoại nhất ngay bây giờ.
Tôi nói với bạn rằng Thiền là hiện tượng hiếm hoi, bởi vì chỉ nếu tất cả những tình huống này được đáp ứng thì điều như vậy mới có thể xảy ra.
Bây giờ, cố hiểu câu chuyện này. Những giai thoại nhỏ này là rất có nghĩa, bởi vì Thiền nhân nói rằng cái nảy sinh trong chiều sâu của bản thể bạn không thể được nói ra, nhưng có thể được chỉ ra. Một tình huống có thể được tạo ra trong đó nó có thể được ám chỉ tới, lời có thể không có khả năng nói được cái gì về nó, nhưng một giai thoại sống thì có thể. Đó là lí do tại sao Thiền lại có tính giai thoại thế. Nó sống trong chuyện ngụ ngôn, chỉ dẫn trong chuyện ngụ ngôn, và không ai khác đã từng có khả năng tạo ra những chuyện ngụ ngôn hay thế. Có những chuyện Sufi, có chuyện Hassid, và có nhiều chuyện khác, nhưng không cái gì sánh được với Thiền. Thiền đã đơn giản biết được mẹo đánh vào đúng điều và chỉ ra cái không thể được chỉ ra. Và theo cách đơn giản tới mức bạn có thể bỏ lỡ nó: bạn sẽ phải tìm nó, bạn sẽ phải dò dẫm vì nó, bởi vì giai thoại trong bản thân nó là đơn giản tới mức bạn có thể bỏ lỡ nó. Nó không rất phức tạp, thực ra, tâm trí không được yêu cầu; thay vì thế, việc mở ra của trái tim, để cho bạn có thể hiểu được.
Xem đấy... giai thoại nhỏ này nói toàn thể ý nghĩa về Thiền:
Ai đó hỏi thầy, Bokuju:
"Chúng ta phải mặc và ăn mọi ngày - Làm sao chúng ta thoát ra khỏi mọi điều đó?"
Nếu mà người đó hỏi cùng điều này với Phật, câu trả lời chắc đã không như nhau. Câu trả lời chắc đã tới từ tâm trí hạt mầm. Phật chắc đã nói: Mọi thứ là ảo tưởng - ăn, mặc, mọi thứ là ảo tưởng. Trở nên nhận biết hơn đi. Nhìn các ảo tưởng và mơ mộng của thế giới đi. Tất cả đều là maya. Trở nên nhận biết hơn và đừng cố tìm ra cách thoát khỏi nó, bởi vì làm sao người ta có thể thoát ra khỏi mơ được? Người ta đơn giản trở nên nhận biết và người ta ở ngoài. Ông có thấy người nào thoát ra khỏi mơ không? Mơ là không thực, làm sao ông có thể thoát ra khỏi nó được? Phép màu là ở chỗ ông đã đi vào nó ngay chỗ đầu tiên - bởi vì nó không có đó và ông đã đi vào nó! Và bây giờ ông đang tạo ra nhiều rắc rối hơn cho bản thân ông bằng việc hỏi làm sao thoát ra khỏi nó. Cùng cách như ông đã đi vào nó, đi ra khỏi nó đi! Làm sao ông đã đi vào mơ? Bằng việc tin rằng nó là thực. Đó là cách người ta đi vào mơ - bằng việc tin rằng nó là thực. Cho nên đơn giản vứt bỏ niềm tin, và thấy rằng nó là không thực, thế thì ông ở ngoài mơ - bằng việc tin rằng nó là thực. Cho nên đơn giản vứt bỏ niềm tin, và thấy rằng nó không phải là thực, thế thì ông ở ngoài mơ. Không có bước nào để đi ra, không có kĩ thuật nào để đi ra, không phương pháp nào. Phật chắc đã nói: Trông đấy... cả đời ông là mơ - và ông chắc đã từng ở ngoài nó.
Nếu thiên tài Trung Quốc Khổng Tử mà được hỏi - tâm trí cân bằng không hướng ngoại không hướng nội - ông ấy chắc đã nói: Không cần đi ra khỏi nó. Tuân theo những qui tắc này và ông sẽ có khả năng tận hưởng nó. Khổng Tử chắc đã cho vài qui tắc: những qui tắc đó phải được tuân theo, có vậy thôi. Người ta không cần đi ra khỏi nó. Người ta đơn giản phải lập kế hoạch cuộc đời mình theo cách đúng. Người ta thậm chí phải lập kế hoạch cuộc sống mơ theo cách đúng! Khổng Tử nói rằng cho dù trong mơ bạn phạm phải cái gì đó sai, bạn phải suy tư về nó - ở đâu đó trong giờ thức của bạn, bạn đã không đi theo con đường đúng. Bằng không làm sao bạn có thể đi sai trong mơ được? Lắng đọng cái gì đó, cân bằng cái gì đó đi - đó là lí do tại sao ông ấy có ba nghìn ba trăm qui tắc.
Nhưng ở Nhật Bản chắc đã có câu trả lời khác toàn bộ: với Phật câu trả lời chắc đã tới từ hạt mầm, với Khổng Tử nó tới từ cây - với Bokuju nó tới từ hoa. Tất nhiên đây là những câu trả lời khác nhau - được bắt rễ trong cùng chân lí, nhưng không dùng cùng biểu tượng, chúng không thể vậy. Điều Bokuju nói là đơn giả như hoa, nó là khả năng hoàn hảo nhất. Bokuju đáp: "Chúng ta mặc, chúng ta ăn." Câu trả lời đơn giản thế - và có mọi khả năng bỏ lỡ. Bạn có thể nghĩ: Ông ấy nói gì vậy? Nó có vẻ giống như nói lảm nhảm, vô nghĩa. Người này đã hỏi: "Chúng ta phải mặc và ăn mọi ngày - làm sao chúng ta thoát ra khỏi mọi điều đó?" Và Bokuju đáp: "Chúng ta mặc, chúng ta ăn."
Bokuju nói gì, ông ấy chỉ ra cái gì? Một chỉ dẫn rất tinh tế. Ông ấy đang nói: "Chúng ta cũng làm điều đó - chúng ta ăn, chúng ta mặc - nhưng chúng ta ăn toàn bộ tới mức người ăn không tồn tại, chỉ việc ăn. Chúng ta mặc toàn bộ tới mức người mặc không đi vào hiện hữu, mà chỉ có việc mặc. Chúng ta bước, nhưng không có người bước, chỉ có việc bước. Cho nên đây là ai mà đang hỏi việc đi ra khỏi nó?"
Nhìn vào khác biệt bao la này. Phật chắc đã nói rằng mọi điều này là mơ, việc ăn của bạn, việc mặc của bạn, việc bước của bạn - và Bokuju nói rằng bạn là giấc mơ. Khác biệt vô cùng. Bokuju đang nói: "Đừng mang bản thân ông vào, đơn giản ăn và bước và ngủ. Đây là ai mà hỏi để thoát ra khỏi nó? Vứt bản ngã này đi; nó là không tồn tại, và khi ông không có, làm sao ông có thể thoát ra khỏi nó? Không phải việc bước là mơ, nhưng người bước là mơ. Không phải việc ăn là mơ, nhưng người ăn là mơ."
Và quan sát kĩ lưỡng vào - nếu bạn thực sự bước, có người bước nào bên trong không? Việc bước xảy ra, nó là một quá trình. Chân chuyển động, tay chuyển động, bạn thở nhiều hơn, gió thổi trên mặt bạn, bạn tận hưởng; bạn càng đi nhanh, bạn càng cảm thấy sức sống mạnh hơn - mọi thứ đều đẹp. Nhưng thực sự có người bước không? Có ai đó ngồi bên trong, hay chỉ quá trình tồn tại? Nếu bạn trở nên nhận biết, bạn sẽ thấy chỉ quá trình tồn tại. Bản ngã là ảo tưởng: đó chỉ là bịa đặt tâm trí. Bạn ăn, và bạn nghĩ phải có ai đó ăn, bởi vì logic nói: Làm sao mình có thể bước đi mà không có người bước bên trong được? Làm sao mình có thể ăn mà không có người ăn ở đó? Làm sao mình có thể yêu mà không có người yêu ở bên trong? Đây là điều logic nói. Nhưng nếu bạn đã yêu, và nếu bạn đã đi tới một khoảnh khắc tình yêu thực sự tồn tại, bạn phải đã biết rằng không có người yêu bên trong - chỉ tình yêu, quá trình, năng lượng. Nhưng không có ai bên trong.
Bạn thiền, nhưng có thiền nhân nào không? Và khi thiền đi tới nở hoa, và mọi ý nghĩ dừng lại, ai có đó bên trong? Có ai đó không, người nói rằng mọi ý nghĩ đã dừng lại? Nếu điều đó có đó, thế thì dầu vậy thiền đã không nở hoa; ít nhất một ý nghĩ vẫn có đó. Khi thiền nở hoa đơn giản không có ai để ý tới nó, không ai cho nó việc thừa nhận, không ai nói: Vâng, nó đã xảy ra. Khoảnh khắc bạn nói: Vâng, nó đã xảy ra - nó đã mất rồi.
Khi thực sự có thiền, im lặng ngự trị; không có bất kì giới hạn nào, phúc lạc đập rộn ràng; không có bất kì biên giới nào vẫn có hài hoà; bởi không có ai ghi chú lại. Không có ai để nói: Vâng, điều này đã xảy ra. Đó là lí do tại sao Upanishad nói rằng khi một người nói: tôi đã nhận ra! Bạn có thể biết rõ rằng người đó đã không nhận ra. Đó là lí do tại sao chư phật đều đã nói rằng bất kì khi nào ai đó công bố, chính việc công bố đó chỉ ra rằng người đó đã không đạt tới đỉnh cuối cùng bởi vì tại đỉnh cuối cùng người công bố biến mất. Thực ra, nó chưa bao giờ có đó. Việc ăn không phải là giấc mơ - người ăn là giấc mơ.
Toàn thể nhấn mạnh đã thay đổi từ hạt mầm sang hoa.
Đó là lí do tại sao nhiều người ở phương tây nghĩ rằng gọi Thiền là 'Thiền Phật giáo' là không tốt, bởi vì khác biệt bao la được cảm thấy trong những câu trả lời. Nhưng họ sai. Thiền Phật giáo là Phật giáo thuần khiết tuyệt đối, thậm chí được thuần khiết luôn cả Phật, được thuần khiết luôn cả các khái niệm Phật giáo. Nó là điều bản chất nhất, dhyan thuần khiết nhất, việc nở hoa thuần khiết nhất của tâm thức. Không có bất kì trung tâm nào, bạn tồn tại. Không có bất kì trung tâm nào, bạn tồn tại. Không có bất kì ai, bạn tồn tại. Bạn hiện hữu, và dầu vậy bạn không có. Đó là điều Tilopa nhấn mạnh: vô ngã, anatta, trống rỗng, hư không.
Bokuju nói gì? Ông ấy nói: Chúng ta mặc, chúng ta ăn. Câu trả lời của ông ấy được kết thúc. Câu trả lời của ông ấy là đầy đủ, hoàn hảo. Ông ấy đơn giản nói: chúng ta ăn, và chúng ta mặc, và chúng ta chưa bao giờ thấy bất kì vấn đề gì, và chúng ta chưa bao giờ thấy bất kì ai có thể bước ra. Không có người nào bên trong cả. Việc ăn tồn tại, việc mặc tồn tại, bản ngã không tồn tại.
Ông ấy đang nói: Đừng hỏi câu hỏi ngu xuẩn. Người hỏi đã nói: Tôi không hiểu. Người đó có thể đã tới để tìm những qui tắc và kỉ luật nào đó, cách trở thành người tôn giáo, cách vứt bỏ những điều tầm thường này của ăn và mặc, cùng lệ thường đó; mọi ngày, lặp đi lặp lại, người ta cứ làm cùng một thứ. Người đó phải đã bị chán, ngán; mọi người đều đi tới điểm này. Nếu bạn hơi chút thông minh, bạn sẽ phải đi tới một điểm mà bạn sẽ cảm thấy chán. Chỉ kẻ ngốc và hiền nhân là không bao giờ chán, bằng không những người thông minh nhất định phát chán. Cái gì diễn ra? Mọi ngày bạn đi ngủ, chỉ để thức dậy vào buổi sáng. Và thế rồi ăn sáng, và thế rồi đi tới văn phòng, và cái này và cái nọ. Và bạn biết bạn đang làm mọi điều này để đi ngủ lần nữa, và bạn biết rõ rằng đến sáng lại cùng thường lệ đó sẽ bắt đầu. Người ta bắt đầu cảm thấy như robot.
Và nếu bạn trở nên nhận biết, như ở Ấn Độ nơi mọi người đã trở nên nhận biết trong quá khứ, rằng điều này đã từng diễn ra trong hàng triệu kiếp, bạn nhất định cảm thấy hoàn toàn chán tới chết. Đó là lí do tại sao họ nói: Làm sao thoát ra khỏi nó? Bánh xe sống và chết này cứ quay, quay và quay và quay, và cũng hệt như chiếc máy quay đĩa hỏng, cùng một rãnh cứ thế lặp lại. Điều này đã xảy ra cho bạn hàng triệu lần. Bạn rơi vào tình yêu, bạn xây dựng gia đình, bạn làm việc vất vả, bạn cho sinh ra con cái, bạn vật lộn, bạn chết. Lặp lại và lặp lại, và lặp lại, nó cứ đến phát ngán. Đó là lí do tại sao, trở nên nhận biết về hiện tượng này này của liên tục tái sinh, Ấn Độ trở nên chán; toàn thể tâm thức trở nên chán tới mức toàn thể nỗ lực trở thành 'làm sao thoát ra khỏi nó?' Đó là điều người đó đã tới hỏi Bokuju: Xin giúp tôi thoát khỏi nó. Nó là quá nhiều và tôi không biết thoát đi đâu. Mặc quần áo, và ăn hàng ngày - làm sao thoát ra khỏi thường lệ chết này, đường mòn này? Bokuju nói: Chúng ta mặc, chúng ta ăn.
Ông ấy nói nhiều điều. Ông ấy nói rằng không có ai để thoát ra, cho nên, nếu không có ai, làm sao bạn có thể bị chán được? Ai sẽ bị chán?
Tôi cũng dậy mọi ngày vào buổi sáng, tắm rửa, ăn, mặc quần áo, làm mọi thứ mà bạn làm. Nhưng tôi không chán, tôi có thể cứ làm nó cho tới chính chỗ cuối của vĩnh hằng. Sao tôi không chán? Bởi vì tôi không có đó, cho nên ai sẽ bị chán? Và nếu bạn không có đó, ai sẽ nói rằng nó là việc lặp lại? Mọi sáng đều mới, nó không phải là lặp lại của quá khứ. Mọi bữa sáng đều mới. Mọi khoảnh khắc đều mới và tươi tắn như giọt sương trên nhành cỏ buổi sáng. Chính bởi vì kí ức của bạn - thu thập quá khứ, mang quá khứ, và bao giờ cũng nhìn vào khoảnh khắc tươi tắn qua quá khứ, quá khứ bụi bặm - mà bạn cảm thấy chán.
Bokuju sống trong khoảnh khắc và không đem khoảnh khắc khác vào để so sánh với nó. Không có ai mang quá khứ, và không có ai nghĩ về tương lai. Chỉ có một quá trình sống, dòng sông tâm thức, cái cứ chuyển từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, bao giờ cũng từ cái biết vào trong cái không biết, bao giờ cũng từ cái quen thuộc vào cái không quen thuộc. Cho nên ai có đó để mà lo nghĩ về việc thoát ra khỏi nó? Không có ai cả. Bokuju nói: Chúng ta ăn và chúng ta mặc, và câu chuyện chấm dứt! Chúng ta không tạo ra vấn đề từ nó.
Vấn đề nảy sinh bởi vì kí ức tâm lí. Bạn bao giờ cũng mang nó vào để so sánh và phán xét và kết án. Nếu tôi chỉ cho bạn đoá hoa, bạn không nhìn thẳng vào nó; bạn nói: Vâng, đây là hoa hồng đẹp. Cần gì gọi nó là hoa hồng? Khoảnh khắc bạn gọi nó là hoa hồng, mọi hoa hồng mà bạn đã biết trong quá khứ đã đi vào trong nó. Khoảnh khắc bạn gọi nó là hoa hồng, bạn đã so sánh nó với hoa khác, bạn đã nhận diện nó, bạn đã phân loại nó. Khoảnh khắc bạn gọi nó là hoa hồng, và khoảnh khắc bạn gọi nó là đẹp, mọi khái niệm của bạn về đẹp, kí ức về hoa hồng, tưởng tượng, mọi thứ, đã bước vào. Hoa hồng bị mất hút trong đám đông. Hoa hồng này bị mất hút trong đám đông. Hoa đẹp này bị mất hút trong kí ức và tưởng tượng và khái niệm của bạn. Thế thì bạn sẽ phát chán bởi vì nó sẽ giống như những bông hồng khác.
Khác biệt là gì? Nếu bạn nhìn thẳng vào hiện tượng này, vào hoa hồng này, mắt tươi tắn, trống rỗng quá khứ, tâm thức trong trẻo, cảm nhận thanh thản, cửa mở ra, lời không tồn tại, nếu bạn có thể ở đây, bây giờ, với hoa này trong một lúc, thế thì bạn sẽ hiểu khi Bokuju nói: Chúng ta mặc, chúng ta ăn.
Ông ấy đang nói làm mọi thứ toàn bộ trong hiện tại tới mức bạn không thể cảm thấy nó là sự lặp lại. Và bởi vì bạn không có đó, ai mang quá khứ, và ai tưởng tượng tương lai? Vắng mặt, bạn tồn tại, và thế thì một phẩm chất khác của sự hiện diện xảy ra cho bạn - từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc mới, tuôn chảy, phóng túng, tự nhiên. Từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác người ta đơn giản tuột qua, hệt như con rắn thỉnh thoảng tuột ra khỏi bộ da cũ. Bộ da cũ bị bỏ lại đằng sau, nó không bao giờ nhìn lại; nó không mang bộ da cũ. Con người của nhận biết đơn giản tuột từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, giống như giọt sương trượt từ nhành cỏ, không mang cái gì. Con người của nhận biết không có hàng hoá, người đó di chuyển không nặng gánh. Thế thì mọi thứ là mới, và thế thì không vấn đề nào được tạo ra.
Điều Bokuju đang nói là thế này: Tốt hơn cả là đừng tạo ra vấn đề bởi vì chúng ta chưa bao giờ biết bất kì ai giải quyết được bất kì vấn đề nào. Một khi được tạo ra, các vấn đề không thể được giải quyết. Đừng tạo ra chúng, đó là cách duy nhất để giải quyết chúng. Bởi vì một khi được tạo ra, trong chính cách tạo ra bạn đã lấy bước đi sai rồi. Bây giờ, bất kì điều gì bạn làm, bước sai đó sẽ không cho phép bạn giải quyết nó. Nếu bạn hỏi cách vứt bỏ bản ngã bạn đã tạo ra vấn đề mà không thể được giải quyết. Hàng nghìn thầy giáo tồn tại người cứ dạy cách giải quyết nó, cách khiêm tốn và cách không là bản ngã. Chẳng cái gì xảy ra - trong khiêm tốn của bạn nữa, bạn vẫn còn là bản ngã; trong cái vô ngã của bạn nữa, bạn mang bản ngã tinh vi. Không. Những người biết sẽ không giúp bạn giải quyết vấn đề nào cả. Họ sẽ đơn giản hỏi chỗ có bản ngã. Thực ra, họ sẽ hỏi chỗ có vấn đề. Họ sẽ giúp bạn hiểu vấn đề, không giải quyết nó, bởi vì vấn đề là sai. Câu trả lời không thể là đúng nếu câu hỏi là sai. Nếu chính câu hỏi được bắt rễ trong cái gì đó sai, thế thì mọi câu trả lời được cho sẽ là vô tích sự và chúng sẽ dẫn bạn tới nhiều câu hỏi sai hơn. Nó sẽ trở thành cái vòng luẩn quẩn - đó là cách các triết gia trở nên điên. Không nhìn vào tính sai của câu hỏi họ tạo ra câu trả lời; và thế rồi câu trả lời tạo ra nhiều câu hỏi hơn. Không câu trả lời nào giải quyết được cái gì.
Thế thì cái gì được thực hiện? Thiền nói gì? Thiền nói: Nhìn vào bản thân vấn đề, có câu trả lời ẩn kín. Nhìn vào câu hỏi một cách sâu sắc, và nếu cái nhìn là hoàn hảo, câu hỏi biến mất. Không câu hỏi nào đã bao giờ được trả lời, nó đơn giản biến mất; và, khi nó biến mất, nó biến mất không dấu vết.
Ông ấy đang nói: Vấn đề ở đâu? Chúng tôi cũng ăn, chúng tôi cũng mặc, nhưng chúng tôi đơn giản ăn và mặc. Sao tạo ra vấn đề? Bokuju đang nói: Chấp nhận cuộc sống như nó vậy đi. Đừng tạo ra vấn đề. Người ta phải ăn - thì ăn. Có cơn đói, bạn đã không tạo ra nó, nó phải được đáp ứng - thì đáp ứng nó. Nhưng đừng tạo ra vấn đề.
Khi mọi người tới tôi đây là toàn thể tình huống, mọi ngày. Họ đem tới vấn đề của họ nhưng tôi đã không bắt gặp một vấn đề nào, bởi vì không có ai. Bạn tạo ra chúng, và thế rồi bạn muốn câu trả lời cho chúng. Có những người sẽ cho bạn câu trả lời: đó là những giáo huấn nhỏ. Và có những người sẽ cho bạn cái nhìn sáng suốt vào trong vấn đề của bạn: đó là giáo huấn lớn. Giáo huấn nhỏ dẫn tới kỉ luật bị áp đặt, và giáo huấn lớn cho phép bạn trở nên phóng túng và tự nhiên.
Bokuju nói: Chúng ta mặc, chúng ta ăn. Nhưng người này không thể hiểu được. Tất nhiên, khó hiểu điều đơn giản như vậy. Mọi người có thể hiểu những điều phức tạp nhưng họ không thể hiểu được những điều đơn giản. Bởi vì điều phức tạp có thể được phân chia, phân tích, được giải quyết một cách logic, nhưng cái gì cần làm với điều đơn giản? Bạn không thể phân tích nó, bạn không thể cắt nó thành từng mẩu, bạn không thể mổ xẻ nó - không có gì để mổ xẻ. Nó đơn giản thế. Và bởi vì nó đơn giản thế bạn bỏ lỡ nó. Người này không thể hiểu nổi. Nhưng dầu vậy, tôi nghĩ, người này là chân thành, vì người đó nói: tôi không hiểu.
Có những người rất phức tạp, người gật đầu để biểu lộ rằng họ đã hiểu. Đây là những kẻ ngu vĩ đại: không ai có thể giúp được họ bởi vì họ cứ giả vờ rằng họ hiểu. Họ không thể nói rằng họ không hiểu. Nếu họ nói điều này, họ sẽ có vẻ ngốc với bản thân họ. Họ giả vờ. Làm sao họ có thể không hiểu được một điều đơn giản như vậy? Họ cứ biểu lộ rằng họ đã hiểu, và bây giờ những phức tạp hơn sẽ nảy sinh. Ngay chỗ đầu tiên không có vấn đề gì, và chỗ thứ hai họ đã hiểu câu trả lời! Vấn đề không tồn tại, và bây giờ họ đã thu được tri thức về vấn đề này: họ nói họ hiểu! Họ trở nên ngày càng bị phân vân, chỉ là đống lộn xộn bên trong. Người như vậy tới tôi và tôi có thể thấy bên trong họ - họ chỉ là đống lộn xộn, mớ hẩu lốn. Họ đã không hiểu cái gì. Họ thậm chí đã không hiểu vấn đề của họ là gì, và họ có câu trả lời. Không chỉ điều đó, họ bắt đầu giúp đỡ người khác giải quyết vấn đề của họ.
Người này phải đã là người chân thực. Người đó nói: Tôi không hiểu. Đây là bước tốt hướng tới hiểu biết. Nếu bạn không hiểu, bạn có thể hiểu; khả năng này là để mở. Bạn khiêm tốn, bạn thừa nhận khó khăn, bạn thừa nhận rằng bạn là dốt. Đây là bước đầu tiên hướng tới việc biết, hướng tới hiểu biết: thừa nhận rằng bạn không biết. Ít nhất người đó hiểu được chừng này. Và đây là bước lớn lao.
Bokuju đáp:
Nếu ông không hiểu,
Mặc quần áo vào và ăn thức ăn đi.
Bokuju không có vẻ từ bi mấy, nhưng ông ấy từ bi đấy. Ông ấy đang nói: Ông không thể hiểu được, bởi vì tâm trí không bao giờ hiểu. Tâm trí là kẻ không hiểu lớn; tâm trí là chính rễ của dốt nát. Tại sao tâm trí không thể hiểu được? Bởi vì tâm trí là phần tí hon của bản thể bạn, và phần này không thể hiểu được, chỉ cái toàn thể mới có thể hiểu. Bao giờ cũng nhớ tới điều này: chỉ toàn bộ bản thể của bạn mới có thể hiểu được cái gì đó, không bộ phận nào có thể hiểu được. Cả cái đầu bạn lẫn trái tim bạn, lẫn tay bạn, lẫn chân bạn đều không thể hiểu được - chỉ toàn bộ bản thể bạn mới hiểu. Hiểu biết là của cái toàn bộ, hiểu lầm là của bộ phận. Bộ phận bao giờ cũng hiểu lầm, bởi vì bộ phận cố gắng giả vờ là cái toàn thể; đó là toàn thể vấn đề. Tâm trí cố nói rằng nó là toàn thể hiểu biết, nhưng nó chỉ là bộ phận.
Khi bạn rơi vào giấc ngủ, tâm trí của bạn ở đâu? Thân thể tiếp tục mà không có nó. Thân thể tiêu hoá thức ăn; không cần tới tâm trí. Não bạn có thể được bỏ ra hoàn toàn và thân thể bạn sẽ tiếp tục. Nó sẽ tiêu hoá thức ăn, nó sẽ phát triển, nó sẽ tống những thứ chết ra khỏi thân thể. Bây giờ các nhà khoa học đã đi tới cảm thấy rằng tâm trí chỉ là thứ xa hoa. Thân thể có trí huệ riêng của nó, nó không bận tâm về tâm trí. Bạn đã bao giờ quan sát rằng tâm trí cứ chơi trò là người biết vĩ đại, mà chẳng có cảm giác sơ sơ nhất rằng mọi điều quan trọng trong thân thể cứ diễn ra mà không có nó? Bạn ăn thức ăn. Thân thể không hỏi tâm trí cách tiêu hoá thức ăn; và đó là quá trình rất phức tạp. Không dễ biến thức ăn thành máu, nhưng thân thể biến đổi nó và cứ làm việc. Đó là quá trình rất phức tạp vì hàng nghìn yếu tố được tham gia vào. Theo đúng tỉ lệ, thân thể tiết ra dịch, cái được cần để tiêu hoá thức ăn. Thế rồi nó hấp thu cái được cần cho thân thể và nó loại ra cái không được cần, nó tống ra phân. Trong thân thể, mọi giây, hàng nghìn tế bào chết đi; thân thể cứ tống chúng ra khỏi luồng máu. Có hàng triệu nhu cầu về các hooc môn, vitamins, và hàng triệu thứ, và thân thể cứ tìm chúng từ bầu không khí. Khi thân thể cần nhiều ô xi hơn, nó lấy hơi thở sâu. Khi thân thể không cần nó, nó thảnh thơi việc thở. Mọi thứ cứ diễn ra - tâm trí chỉ là một phần trong toàn thể bộ máy này, và không rất bản chất đâu. Không có tâm trí con vật tồn tại, cây cối tồn tại, và tồn tại đẹp. Nhưng tâm trí là kẻ giả vờ lớn. Nó đơn giản giả vờ rằng nó là cơ sở, nền tảng, đỉnh cao, cực đỉnh. Nó cứ giả vờ. Bạn quan sát tâm trí bạn và bạn sẽ thấy. Với kẻ giả vờ này bạn muốn hiểu sao? Đây chỉ là một nốt sai trong bạn.
Bokuju đang nói gì? Ông ấy nói: Nếu ông không hiểu, mặc quần áo vào và ăn thức ăn đi. Đừng bận tâm về hiểu. Ông cũng giống như chúng ta thôi - ăn và mặc, và đừng cố hiểu. Chính nỗ lực đó, chính khoảnh khắc để hiểu tạo ra hiểu lầm. Không có nhu cầu. Đơn giản sống và hiện hữu. Đó là điều Bokuju nói: Ăn và mặc, chỉ hiện hữu. Quên về hiểu đi, cần gì? Nếu cây có thể tồn tại mà không có hiểu, cái gì là nhu cầu về bạn? Nếu toàn thể sự tồn tại có đó mà không có hiểu, sao bận tâm? Sao mang tâm trí tí hon nhỏ bé này vào và tạo ra vấn đề? Thảnh thơi và hiện hữu đi!
Bokuju đang nói rằng việc hiểu tới từ cái toàn bộ. Bạn đơn giản ăn, không cố hiểu. Bạn đơn giản di chuyển, bước đi, yêu, ngủ, ăn, tắm. Toàn bộ đi. Để mọi sự xảy ra. Đơn giản hiện hữu. Và đừng cố hiểu, bởi vì chính nỗ lực cố gắng, chính nỗ lực để hiểu, tạo ra vấn đề. Bạn trở nên bị phân chia. Đừng tạo ra vấn đề - chỉ hiện hữu.
Thỉnh thoảng thử điều này. Tôi muốn bạn thử điều này: thỉnh thoảng đi lên núi trong ba tuần và chỉ hiện hữu. Không cố gắng hiểu cái gì - chỉ hiện hữu, phóng túng tự nhiên. Khi bạn cảm thấy thích ngủ, đi ngủ. Khi bạn cảm thấy thích ăn, ăn. Nếu bạn không cảm thấy thích ăn, không ăn. Không có sự khẩn thiết. Cứ để mọi thứ cho thân thể, cho cái toàn bộ. Tâm trí là kẻ tạo ra vấn đề. Thỉnh thoảng nó nói: Ăn nữa đi, thức ăn rất ngon! Và khi thân thể nói: Đủ rồi, đợi đã, đừng ép buộc cái gì thêm nữa - bạn không nghe cái toàn bộ. Cái toàn bộ là trí huệ. Trong cái toàn bộ đó, tâm trí bạn, thân thể bạn, mọi thứ đều được tham dự.
Không phải là tôi nói cắt bỏ tâm trí đi - điều đó nữa sẽ là phi tự nhiên, điều đó nữa là bộ phận. Tâm trí phải có chỗ riêng của nó, tỉ lệ riêng của nó, nhưng nó phải không được phép là kẻ độc tài. Nếu nó trở thành kẻ độc tài, thế thì nó tạo ra vấn đề. Và thế thì nó tìm kiếm giải pháp, và giải pháp tạo ra nhiều vấn đề hơn, và bạn cứ thế cho tới khi bạn chấm dứt trong nhà thương điên.
Số mệnh của tâm trí là nhà thương điên. Những người đi nhanh, tất nhiên, tới sớm hơn; những người đi chậm, họ tới muộn hơn chút ít - nhưng mọi người đều trong hàng đợi. Số mệnh của tâm trí là nhà thương điên, bởi vì bộ phận cố giả vờ là cái toàn thể đã là điên, không lành mạnh.
Và mọi tôn giáo đã giúp tạo ra phân chia trong bạn. Mọi tôn giáo đã giúp cho tâm trí trở nên ngày một độc tài hơn. Họ nói: Giết thân thể. Và bạn không hiểu điều mình đang làm, và bạn bắt đầu giết thân thể. Tâm trí và thân thể và linh hồn - chúng tất cả tồn tại cùng nhau, trong tính cùng nhau. Chúng là việc ở cùng nhau. Đừng phân chia; phân chia là giả, phân chia là chính trị. Nếu bạn phân chia, tâm trí trở thành kẻ độc tài vì tâm trí là phần nói giỏi hơn trong thân thể. Không có gì khác trong nó.
Điều đó xảy ra trong cuộc sống nữa: nếu một người giỏi nói hơn, người đó sẽ trở thành người lãnh đạo mọi người. Nếu người đó có thể nói giỏi, nếu người đó là nhà hùng biện, nếu người đó có thể thao túng ngôn ngữ, người đó sẽ trở thành người lãnh đạo. Không phải là người đó có khả năng là người lãnh đạo đâu, nhưng người đó là người nói giỏi, người đó gây ấn tượng lên tâm trí mọi người, người đó là người thuyết phục giỏi, người bán hàng giỏi, nói giỏi. Đó là lí do tại sao người hùng biện lãnh đạo thế giới. Tất nhiên, họ lãnh đạo nó vào đống lộn xộn ngày một sâu sắc hơn bởi vì họ không phải là người lãnh đạo con người. Họ không có phẩm chất nào khác hơn việc nói. Cho nên nghị viện của bạn không là gì ngoài nhà nói. Mọi người cứ nói, và người có thể thao túng được ngôn ngữ tốt hơn trở thành thủ trưởng. Đó là lí do tại sao nghị viện của bạn và nhà thương điên của bạn không khác nhau mấy - chúng là một thôi.
Phẩm chất của việc là toàn bộ là khác hoàn toàn. Đó không phải là vấn đề giỏi nói, đúng hơn đó là vấn đề cho mọi bộ phận tỉ lệ của nó. Đó là sự hài hoà. Đó là cho cuộc sống của bạn nhịp điệu hài hoà với mọi thứ đang tồn tại trong nó. Thế thì tâm trí cũng đẹp. Thế thì nó không dẫn bạn tới nhà thương điên. Thế thì tâm trí trở thành tâm trí vĩ đại hơn, tâm trí trở thành chứng ngộ. Nhưng cái toàn thể của bạn tồn tại như một toàn thể; bạn không phân chia bản thân mình; trí huệ của bạn vẫn còn không bị phân chia. Đó là điều Bokuju đang nói, và đó là điều Thiền tất cả là gì. Đó là lí do tại sao tôi nói rằng Thiền là hiện tượng hiếm hoi. Không tôn giáo nào khác đã đạt tới việc nở hoa vĩ đại như vậy. Bởi vì Thiền đã đi tới hiểu rằng hiểu biết là về cái toàn bộ - bạn ăn, bạn ngủ, bạn là tự nhiên và bạn là toàn bộ, và đừng cố phân chia bản thân bạn, tâm trí và thân thể, linh hồn và vật chất. Đừng phân chia. Với phân chia xung đột và bạo hành kéo tới, với phân chia hàng triệu vấn đề kéo tới, và không có giải pháp. Thay vì thế, chỉ có một giải pháp và đó là lại trở thành toàn thể, để mọi thứ cho tính toàn bộ tự nhiên.
Tâm trí sẽ có đó nhưng chức năng của nó sẽ là khác toàn bộ. Tôi cũng dùng tâm trí. Tôi đang nói với bạn, tâm trí được cần tới. Để trao đổi tâm trí được cần tới; thực ra nó là thiết bị trao đổi. Với kí ức tâm trí được cần tới. Nó là cái máy tính. Nhưng để hiện hữu, cái toàn thể của bạn được cần tới. Trong thân thể - và khi tôi nói 'thân thể' tôi ngụ ý cái toàn thể của bạn: thân thể, tâm trí, linh hồn - mọi thứ đều có chức năng riêng của nó. Nếu tôi muốn bắt cái gì đó, tôi sẽ dùng tay tôi. Nếu tôi muốn chuyển động, tôi sẽ dùng chân tôi. Nếu tôi muốn trao đổi, tôi sẽ dùng tâm trí của tôi. Có vậy thôi. Bằng không tôi vẫn còn như một toàn thể. Và khi tôi dùng tay tôi, cái toàn thể của tôi hỗ trợ cho tay tôi. Chúng không được dùng để chống lại cái toàn thể, nhưng với sự hợp tác của cái toàn thể. Khi tôi dùng chân tôi và bước đi, chúng được dùng nhưng có cái toàn thể, trong cộng tác. Thực ra, chúng đang vận hành, bước đi vì cái toàn thể, không vì bản thân chúng. Nếu tôi nói với bạn, trao đổi, tôi dùng tâm trí một lúc. Nếu tôi có cái gì đó trong cái toàn thể của tôi mà tôi muốn trao đổi, tôi dùng tâm trí của tôi, tôi dùng tay tôi và cử chỉ của tôi, tôi dùng mắt tôi; nhưng chúng được dùng bởi cái toàn thể. Cái toàn thể vẫn còn là tối cao. Cái toàn thể vẫn còn là người chủ. Khi bộ phận trở thành người chủ, thế thì bạn tan rã, thế thì tính cùng nhau của bạn sẽ bị mất.
Bokuju nói: Nếu ông không hiểu, không có nhu cầu. Đừng lo nghĩ về điều đó. Ông cứ đi và mặc quần áo và ăn thức ăn. Tôi không biết điều người đó đã làm, nhưng với bạn, tôi cũng nói: Nếu bạn hiểu - hay. Nếu bạn không hiểu - đi đi, mặc quần áo và ăn thức ăn đi. Bởi vì hiểu biết sẽ tới chỉ như cái bóng của bản thể toàn bộ của bạn. Sống cuộc sống trong tính toàn bộ của nó đi, và đừng sợ cuộc sống toàn bộ. Đừng là kẻ hèn, và đừng cố trốn lên núi và tu viện.
Tôi đã cho bạn tính chất sannyas để sống trong thế giới toàn bộ nhất có thể được. Chỉ bằng việc sống một cách toàn bộ trong thế giới bạn sẽ siêu việt lên trên nó. Đột nhiên bạn sẽ đi tới biết rằng bạn ở trong thế giới, nhưng không phải là của nó. Tôi đem cho bạn một khái niệm mới toàn bộ về tính chất sannyas. Tính chất sannyas cũ nói: Thoát li đi, từ bỏ đi! Nhưng tôi bảo bạn rằng những người thoát li là không toàn bộ, không toàn thể. Tôi bảo bạn rằng những người thoát li là bị què quặt. Điều đó không dành cho bạn. Bạn sống cuộc sống trong tính toàn bộ của nó; bạn sống nó, toàn thể nhất có thể được. Và bạn càng toàn thể, bạn sẽ càng trở nên linh thiêng. Phẩm chất của tính thiêng liêng tới khi người ta sống một cách dũng cảm không sợ hãi, không hi vọng, không ham muốn. Người ta đơn giản tuột từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, tươi tắn mới mẻ hoàn toàn.

Đây là điều tính chất sannyas được ngụ ý cho bạn. Tính chất sannyas là sống cuộc sống trong tính toàn bộ của nó, từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc; cho phép nó xảy ra mà không có điều kiện nào về phần bạn. Và thế thì, nếu bạn cho phép điều này chừng nấy, cuộc sống cho phép bạn siêu việt. Vẫn còn trong thung lũng, bạn trở thành đỉnh núi, và chỉ thế thì nó là đẹp. Nếu bạn đi lên đỉnh núi, thung lũng bị mất - và thung lũng có cái đẹp riêng của nó. Nếu bạn vẫn còn trong thung lũng, đỉnh núi bị mất - và đỉnh núi có cái đẹp riêng của nó. Và tôi muốn bạn trở thành con người của thung lũng và đỉnh núi, cả hai cùng nhau. Vẫn còn trong thung lũng, là đỉnh núi đi - và thế thì bạn sẽ có khả năng hiểu Thiền là gì.
..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post