Chương 2. Thầy và đệ tử

Chương 2. Thầy và đệ tử

Price:

Read more

Cỏ tự nó mọc - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 2. Thầy và đệ tử

Doãn Sinh ở gần nhà Liệt Tử, mấy tháng không được dạy bảo điều gì cả, một hôm nhân lúc Liệt Tử nhàn rỗi, xin Liệt Tử truyền đạo cho. Mười lần qua hỏi, mười lần không được Liệt Tử chỉ bảo. Doãn Sinh giận, qua từ biệt Liệt Tử, Liệt Tử làm thinh.
Doãn Sinh mấy tháng không qua nữa, nhưng lòng vẫn thắc mắc muốn biết đạo, sau lại trở qua.
Liệt Tử bảo:
Trước kia ta tưởng anh thông minh, không ngờ tầm thường như vậy. Ngồi đó, ta sẽ chỉ cho ta đã học được gì ở thầy ta.
Từ khi ta là đệ tử của thầy ta, sau ba năm, lòng không dám cân nhắc đến phải trái, miệng không dám nói đến lợi hại, lúc đó mới chỉ được thầy ta liếc mắt nhìn thôi.
Sau năm năm, lòng ta mới lại cân nhắc phải trái, miệng ta lại nói đến lợi hại, lúc đó thầy ta mới tươi tỉnh cười với ta.
Sau bảy năm, lòng ta tự nhiên suy tư, không thấy gì là phải trái nữa; miệng ta tự nhiên nói ra, không biết gì là lợi hại nữa, lúc đó thầy ta mới cho ta ngồi cùng chiếu.
Chín năm sau, giải thoát được ý nghĩ trong lòng và lời nói ngoài miệng, đã không phân biệt cái phải trái, lợi hại của ta ở đâu mà cũng không phân biệt cái phải trái của người ở đâu, cũng không phân biệt thầy ta là thầy, bạn ta là bạn nữa. Mọi thứ là như nhau.
Còn anh, anh ở nhà thầy chưa được bao lâu mà đã hai ba lần tỏ ra bất mãn.
Doãn Sinh rất xấu hổ, nín thở hồi lâu, không dám thốt ra một lời.
Nghệ thuật vĩ đại nhất trên thế giới là việc là đệ tử. Điều đó không thể được so sánh với bất kì cái gì. Nó là duy nhất và vô song. Không cái gì giống như nó tồn tại trong bất kì quan hệ nào khác, không cái gì giống như nó có thể tồn tại.
Là đệ tử, ở cùng với thầy, là đi vào trong cái không biết. Bạn không thể rất hung hăng ở đó. Nếu bạn hung hăng, cái không biết sẽ không bao giờ được hiển lộ cho bạn. Nó không thể được hiển lộ cho tâm trí hung hăng. Chính bản chất của nó là tới mức bạn phải có tính cảm nhận, không hung hăng.
Việc tìm chân lí không phải là việc tìm tích cực, nó là tính thụ động sâu sắc - trong tính thụ động sâu của bạn, bạn sẽ đón nhận. Nhưng nếu bạn trở nên quá tích cực và quan tâm, bạn sẽ bỏ lỡ. Nó giống như bụng mẹ, nó là nữ tính, bạn đón nhận chân lí như người đàn bà đón nhận việc mang thai.
Nhớ điều này... thế thì nhiều điều sẽ trở nên dễ hiểu hơn.
Ở gần thầy là chỉ tính thụ động, hấp thu bất kì cái gì thầy cho hay bất kì cái gì thầy là - không hỏi. Khoảnh khắc bạn bắt đầu hỏi bạn đã trở thành hung hăng, tính cảm nhận bị mất, bạn đã trở nên tích cực. Thụ động, nữ tính, không còn đó. Không ai đã bao giờ đạt tới chân lí như người nam - hung hăng, bạo hành. Điều đó là không thể được. Bạn đạt tới một cách rất im lặng.
Thực ra, bạn chờ đợi và chân lí đạt tới bạn. Chân lí tìm kiếm bạn, giống như nước tìm đất hổng nào đó, đi xuống thấp, tìm ra chỗ, và trở thành hồ.
Tâm trí tích cực quá bị tràn đầy với bản thân nó; tâm trí tích cực nghĩ rằng nó biết chân lí là gì. Người ta chỉ phải hỏi, ít nhất câu hỏi được biết; chỉ vì câu trả lời người ta phải tìm và kiếm.
Nhưng khi bạn trở nên thụ động, thậm chí câu hỏi là không được biết tới. Hỏi thế nào? Hỏi cái gì? Hỏi để làm gì? Không có câu hỏi, người ta không thể làm được gì khác ngoài chờ đợi. Đây là kiên nhẫn - và đây là kiên nhẫn vô hạn - bởi vì vấn đề không phải là thời gian, vấn đề không phải là bạn chờ đợi trong vài tháng, hay vài năm. Nếu bạn có kiên nhẫn trong vài năm, điều đó sẽ không ích gì, bởi vì tâm trí mà nghĩ rằng nó phải chờ đợi trong ba năm, thực ra, không phải là chờ đợi. Người đó đang nhìn một cách tích cực xem khi nào ba năm qua đi, thế thì người đó có thể nhảy, lại hung hăng, và hỏi; thế thì người đó có thể đòi hỏi rằng thời kì chờ đợi qua đi, rằng bây giờ người đó được quyền biết. Không có gì giống điều đó. Không ai đã bao giờ được quyền biết chân lí.
Đột nhiên một khoảnh khắc tới khi bạn sẵn sàng, và kiên nhẫn của bạn đã trở thành không phải của thời gian, mà của vĩnh hằng; bạn không chờ đợi cái gì đó, nhưng đơn giản chờ đợi, bởi vì chờ đợi là đẹp thế; bản thân việc chờ đợi là thiền sâu thế, bản thân chờ đợi là thành tựu vô cùng thế - ai bận tâm về bất kì cái gì khác? Khi chờ đợi đã trở thành toàn bộ, mãnh liệt, toàn thể tới mức thời gian biến mất và việc chờ đợi lấy phẩm chất của vĩnh hằng, thế thì ngay lập tức bạn sẵn sàng. Bạn không được trao quyền, nhớ lấy - bạn không thể đòi hỏi. Bạn đơn giản sẵn sàng và bạn thậm chí không nhận biết rằng bạn sẵn sàng. Bởi vì chính nhận biết sẽ là cản trở cho tính sẵn sàng của bạn; chính nhận biết sẽ chỉ ra rằng bản ngã có đó, đang quan sát ở trong góc, đang ẩn kín ở đâu đó.
Và bản ngã bao giờ cũng hung hăng, dù là ẩn kín hay không ẩn kín, rõ ràng hay không rõ ràng. Ngay cả ẩn kín trong góc sâu nhất của vô thức, bản ngã vẫn hung hăng. Và khi tôi nói rằng trở nên thụ động toàn bộ là nghệ thuật của việc là đệ tử, tôi ngụ ý - làm tan biến bản ngã. Thế thì không có ai đang đòi hỏi, yêu cầu, thế thì đơn giản không có ai - bạn là ngôi nhà trống, sự trống rỗng sâu sắc, đơn giản chờ đợi. Và đột nhiên, mọi điều bạn có thể đã đòi hỏi lại được trao cho bạn, không có việc bạn đòi hỏi về nó.
Jesus nói: Hỏi, và nó sẽ được trao cho ông. Nhưng đó không phải là giáo huấn cao nhất. Jesus không thể cho được giáo huấn cao nhất cho những người ở quanh ông ấy bởi vì họ đã không biết cách là đệ tử. Trong truyền thống Do Thái thầy giáo và học sinh đã tồn tại, nhưng đệ tử và thầy về căn bản là hiện tượng phương Đông. Thầy giáo đã tồn tại - người đã dạy nhiều điều; và học sinh đã tồn tại, học sinh chân thật - người đã học nhiều.
Nhưng Jesus không thể tìm ra được đệ tử ở đó, ông ấy không thể cho giáo huấn cao nhất được. Ông ấy nói: Hỏi và điều đó sẽ được trao cho ông. Gõ cửa, và cửa sẽ được mở ra cho ông. Nhưng tôi bảo bạn, nếu bạn hỏi, bạn sẽ bỏ lỡ; nếu bạn gõ, bạn sẽ bị bác bỏ. Bởi vì chính việc gõ là hung hăng, chính việc hỏi là của bản ngã. Trong chính việc hỏi bạn có quá nhiều, và cánh cửa không thể được mở cho bạn.
Trong việc gõ cửa, bạn đang làm gì? Bạn đang bạo hành. Không. Ở cửa của đền việc gõ cửa là không được phép. Bạn phải tới cửa một cách im lặng tới mức ngay cả tiếng bước chân của bạn cũng không được nghe thấy. Bạn tới như cái không, dường như không ai đã tới. Bạn chờ đợi ở cửa và bất kì khi nào cửa mở bạn sẽ vào. Bạn không trong vội vàng. Bạn có thể ngồi và thảnh thơi ở cửa, bởi vì cửa biết rõ hơn bạn khi nào thì mở, và thầy bên trong biết rõ hơn bạn khi nào điều đó nên được cho.
Gõ cửa đền là thô thiển; hỏi thầy là thiếu lễ độ - bởi vì thầy không định dạy bạn cái gì, thầy không phải là thầy giáo. Thầy định tung cái gì đó cho bạn từ bản thể bên trong nhất của thầy - kho báu - và chừng nào bạn còn chưa sẵn sàng, điều đó không thể được làm. Ngọc không thể được ném trước heo. Thầy phải chờ đợi cho tới khi con heo của bạn đã biến mất, cho tới khi bạn đã thức tỉnh và bạn đã trở thành con người thực sự và con vật không còn đó nữa - hung hăng, thô tục, bạo hành. Mối quan hệ giữa thầy và đệ tử không phải là cưỡng hiếp: nó là tình yêu sâu sắc nhất.
Đó là khác biệt giữa khoa học và tôn giáo. Khoa học giống như cưỡng hiếp; có hung hăng hướng tới tự nhiên để biết bí mật của nó. Khoa học là nỗ lực bạo hành để ép buộc tự nhiên tiết lộ các bí mật của nó. Tôn giáo là tình yêu, nó là thuyết phục, nó là chờ đợi im lặng. Nó làm cho bản thân người ta sẵn sàng, được chuẩn bị, để cho bất kì khi nào khoảnh khắc của sự sẵn sàng bên trong của bạn tới, đột nhiên có việc điều chỉnh, mọi thứ rơi vào thành hàng lối và tự nhiên được hiển lộ cho bạn. Và khải lộ này là khác toàn bộ. Khoa học có thể ép buộc tự nhiên cho vài sự kiện - nhưng chân lí thì sao? Không. Khoa học sẽ không bao giờ có khả năng biết tới chân lí. Nhiều nhất, kẻ cướp, những người hung hăng, bạo hành, có thể vồ lấy vài sự kiện. Có vậy thôi. Và những sự kiện đó sẽ là ở trên bề mặt. Trung tâm bên trong nhất sẽ vẫn còn bị che giấu với họ bởi vì để đạt tới cái bên trong nhất, bạo hành không được dùng - không thể được dùng. Trung tâm bên trong nhất phải mời bạn, chỉ thế thì bạn mới có thể đi vào đó. Không được mời, không có cách nào. Như người khách, được mời, bạn đi vào trong điện thờ bên trong.
Mối quan hệ giữa thầy và đệ tử là khả năng cao nhất của tình yêu - bởi vì nó không phải là quan hệ của hai thân thể, nó không phải là quan hệ của bất kì hoan lạc nào, hay bất kì sự hài lòng nào, nó không phải là quan hệ của hai tâm trí, hai người bạn, trong hài hoà tinh tế, tinh thần. Không. Nó không có tính thân thể, không có tính dục; nó không là tinh thần không là tình cảm. Nó là hai cái toàn bộ, đi tới nhau và hội nhập vào trong nhau.
Và làm sao bạn có thể là toàn bộ nếu bạn hỏi câu hỏi? Nếu bạn hung hăng, bạn không thể là toàn bộ được. Tính toàn bộ bao giờ cũng im lặng; không có xung đột bên trong. Đó là lí do tại sao bạn không thể trong xung đột với bên ngoài. Tính toàn bộ là thanh thản và yên tĩnh và bình tĩnh. Nó là sự cùng nhau sâu sắc. Chờ đợi gần thầy, người ta học cách ở cùng nhau, không có chuyển động. Một trung tâm bất động đơn giản chờ đợi; khát tất nhiên, đói tất nhiên, cảm thấy khao khát trong mọi thớ thịt của thân thế, trong mọi tế bào của con người - nhưng chờ đợi, bởi vì thầy biết rõ hơn khi nào khoảnh khắc đúng tới. Không gõ cửa... cám dỗ sẽ có đó, và, khi thầy sẵn có, cám dỗ này trở nên rất, rất sâu và mãnh liệt. Sao không hỏi thầy? Thầy có thể cho, thế thì sao đợi, sao phí thời gian? Không, vấn đề không phải là phí thời gian. Thực sự, chờ đợi kiên nhẫn là việc dùng tốt nhất về thời gian. Mọi thứ khác có thể bị phí hoài nhưng chờ đợi không phí hoài, bởi vì chờ đợi là lời cầu nguyện, chờ đợi là thiền, chờ đợi là tất cả. Mọi thứ xảy ra qua nó.
Và tôi gọi nó là nghệ thuật vĩ đại nhất. Tại sao? Bởi vì giữa thầy và đệ tử điều huyền bí vĩ đại nhất được sống, điều sâu sắc nhất được sống, cái cao nhất tuôn chảy. Nó là quan hệ giữa cái biết và cái không biết, giữa cái hữu hạn và cái vô hạn, giữa hạt mầm và hoa, giữa thực tại và tiềm năng, giữa quá khứ và tương lai. Đệ tử chỉ là quá khứ; thầy chỉ là tương lai. Và ở đây, khoảnh khắc này, trong tình yêu sâu sắc và chờ đợi, họ gặp gỡ. Đệ tử là thời gian, thầy là vĩnh hằng. Đệ tử là tâm trí và thầy là vô trí. Đệ tử là tất cả những điều người đó biết, và thầy là tất cả những điều không thể được biết. Khi cây cầu xảy ra giữa thầy và đệ tử, nó là phép màu. Bắc cầu cái biết với cái không biết, và thời gian với vĩnh hằng, là phép màu.
Việc làm là ở phần của thầy, bởi vì thầy biết phải làm gì. Việc làm không thuộc phần của bạn, không nên là phần của bạn, bởi vì, bằng chính việc làm của bạn, bạn sẽ quấy rối toàn thể sự việc. Bạn không biết bạn là gì - làm sao bạn có thể làm được cái gì? Đệ tử chờ đợi, bết rõ rằng mình không thể làm được. Đệ tử không biết chiều hướng, đệ tử không biết cái gì là tốt và cái gì là xấu, đệ tử không biết bản thân mình. Làm sao đệ tử có thể làm được cái gì? Việc làm là của thầy; nhưng khi tôi nói rằng việc làm là của thầy, đừng hiểu lầm tôi.
Thầy chưa bao giờ làm cái gì - nếu đệ tử có thể chờ đợi, chính sự hiện hữu của thầy trở thành việc làm. Chỉ sự hiện diện của thầy trở thành tác nhân xúc tác, và nhiều điều bắt đầu xảy ra theo cách riêng của chúng.
Khi ai đó hỏi thầy vĩ đại Zenerin: Thầy làm gì với đệ tử của thầy? Ông ấy nói: Tôi làm gì à? Tôi đâu có làm gì. Người hỏi lại hỏi: Nhưng biết bao nhiêu điều xảy ra quanh thầy, thầy phải làm cái gì chứ. Zenerin nói: Ngồi yên tĩnh, không làm gì, xuân tới, và cỏ tự nó mọc lên.
Đây là điều thầy đang làm: ngồi yên tĩnh, không làm gì, chờ đợi cho đúng khoảnh khắc, mùa xuân. Đột nhiên, khi đệ tử và thầy gặp gỡ, sẽ có mùa xuân - xuân tới, và cỏ tự nó mọc lên. Và đây là cách nó xảy ra. Thầy đơn giản ngồi, không làm gì cả và đệ tử chờ đợi thầy làm cái gì đó. Thế rồi xuân tới. Và khoảnh khắc họ gặp gỡ, cỏ tự nó mọc lên.
Thực ra, chân lí là việc xảy ra; người ta chỉ phải cho phép nó. Không cái gì được làm một cách trực tiếp; người ta chỉ phải cho phép nó. Bạn sẽ không có khả năng biết nó, chừng nào nó chưa xảy ra, bởi vì mọi điều bạn biết là ở chỗ chỉ khi bạn làm cái gì đó thì cái gì đó mới xảy ra. Khi bạn không làm gì cả, chẳng cái gì xảy ra. Cho nên bạn hoàn toàn quên lãng về chiều hướng khác toàn bộ của mọi sự. Nhưng, nếu bạn quan sát cuộc sống riêng của mình, bạn sẽ thấy nhiều điều vẫn đang xảy ra mà không có việc làm của bạn. Bạn làm gì khi tình yêu xảy ra? Cỏ tự nó mọc lên. Đột nhiên mùa xuân có đó và cái gì đó nở hoa bên trong bạn, hoa cho ai đó - bạn đang trong tình yêu. Bạn đã làm gì?
Đó là lí do tại sao mọi người sợ tình yêu - bởi vì nó là việc xảy ra, bạn không thể thao túng nó, bạn không thể trong điều khiển. Đó là lí do tại sao mọi người nói rằng tình yêu là mù quáng. Thực ra, chính điều đối lập mới là hoàn cảnh - tình yêu là sự sáng tỏ duy nhất của cách nhìn. Tình yêu là con mắt duy nhất, nhưng mọi người nói rằng tình yêu là mù quáng bởi vì họ không thể làm được gì về nó. Nó chiếm quyền sở hữu và họ không còn trong kiểm soát, họ bị ném ra khỏi trung tâm. Họ nói nó là mù quáng vì lí do không có đó - nó là bất hợp lí. Nó giống như bệnh điên; nó giống như sốt cao; nó là cái gì đó đã xảy ra cho bạn, như bệnh tật. Nó xuất hiện là như vậy, bởi vì bạn không còn trong kiểm soát - cuộc sống đã tiếp quản. Chân lí có phẩm chất của tình yêu. Đó là lí do tại sao Jesus cứ nói, "Tình yêu là Thượng đế," hay "Thượng đế là tình yêu," bởi vì phẩm chất là của cùng một nguồn. Chân lí cũng xảy ra như tình yêu, bạn không làm gì về nó. Bạn thậm chí không gõ cửa.
Bạn hít vào, bạn thở ra; đó là điều cuộc sống là gì. Bạn làm nó thế nào? Bạn có là người làm không? Thế thì nín việc hít vào lại, trong vài giây, và bạn sẽ đi tới biết rằng bạn không là người làm. Bạn không thể nín nó lâu được. Trong vòng vài giây hơi thở tự nó sẽ buộc phì ra. Cứ thở nó ra: trong vòng vài giây bạn sẽ thấy bạn không thể làm được gì - hơi thở đang buộc bản thân nó đi vào. Thực ra, cỏ tự nó mọc lên, cũng giống như việc thở. Nó mọc lên theo cách riêng của nó; bạn không là người làm.
Nhưng bản ngã né tránh nhìn vào sự kiện như vậy. Bản ngã chỉ nhìn vào những thứ bạn có thể làm. Nó chọn lựa, tích luỹ những thứ mà có thể được làm, và nó né tránh, tống vào trong vô thức, những thứ xảy ra. Bản ngã là rất chọn lọc. Nó không nhìn vào cuộc sống trong tính toàn bộ .
Chân lí là việc xảy ra, việc xảy ra chung cuộc, việc xảy ra tối thượng, trong đó bạn tan biến vào trong cái toàn thể và cái toàn thể tan biến vào trong bạn. Theo lời của Tilopa, đó là mahamudra, cực thích tối thượng xảy ra giữa một đơn vị tâm thức và tâm thức toàn bộ, đại dương toàn bộ của tâm thức - giữa giọt nước và đại dương. Nó là cực thích toàn bộ, trong đó cả hai đều mất vào lẫn nhau và các căn cước tan biến.
Cùng điều đó xảy ra giữa thầy và đệ tử. Thầy có phẩm chất của đại dương và đệ tử vẫn là giọt nước - cái hữu hạn gặp cái vô hạn. Nhiều kiên nhẫn được cần, kiên nhẫn vô hạn được cần. Vội vàng không ích gì.
Bây giờ, cố hiểu chuyện ngụ ngôn Thiền hay này. Từng lời đều phải được phép đạt tới cốt lõi sâu nhất của bản thể, bởi vì đây là điều bạn ở đây để làm gì. Nếu bạn có thể hiểu được câu chuyện này, sẽ dễ dàng cho bạn ngày càng gần với tôi.
Doãn Sinh ở gần nhà Liệt Tử, mấy tháng không được dạy bảo điều gì cả, một hôm nhân lúc Liệt Tử nhàn rỗi, xin Liệt Tử truyền đạo cho. Mười lần qua hỏi, mười lần không được Liệt Tử chỉ bảo. Doãn Sinh giận, qua từ biệt Liệt Tử, Liệt Tử làm thinh.
Doãn Sinh mấy tháng không qua nữa, nhưng lòng vẫn thắc mắc muốn biết đạo, sau lại trở qua.
Liệt Tử là một trong các thầy của trường phái Lão Tử, một trong những đệ tử chứng ngộ của Lão Tử. Và Liệt Tử không phải là thầy thường, không đề cập tới những vấn đề nhỏ bé của bạn, hành động của bạn, không đề cập tới những giáo huấn nhỏ bé. Liệt Tử chỉ đề cập tới điều tối thượng. Ông ấy có nhiều đệ tử.
Có hai kiểu đệ tử. Một kiểu được thầy chọn; kiểu đệ tử kia là người đã chọn thầy. Phầm chất của họ là khác nhau. Người này, Doãn Sinh, phải đã là người thuộc loại thứ hai - và khác biệt là bao la. Khi thầy chọn bạn, điều đó là khác toàn bộ. Tất nhiên, bạn sẽ không bao giờ được phép biết rằng thầy đã chọn bạn. Thực ra, thầy sẽ thuyết phục bạn theo cách mà bạn sẽ cảm thấy rằng bạn đã chọn thầy. Thầy phải rất tinh tế về điều đó, bởi vì nếu thầy cho phép bạn biết rằng thầy đã chọn bạn, bản ngã của bạn có thể tạo ra nhiễu loạn, bởi vì bản ngã thích là thầy; bản ngã thích kiểm soát. Mọi ngày tôi đương đầu với cùng tình huống này: tôi phải không cho phép bạn biết rằng tôi đang chọn bạn, tôi phải cho bạn tự do chọn tôi.
Nhưng khác biệt là bao la, bởi vì khi thầy chọn đệ tử, thầy chọn với hiểu biết hoàn hảo. Thầy nhìn thấu bạn, mọi tiềm năng của bạn, quá khứ và tương lai - toàn thể số mệnh được hiển lộ cho thầy. Nhưng khi bạn chọn thầy, gần như bao giờ bạn cũng sẽ sai. Bởi vì bạn dò dẫm trong bóng tối. Không biết mình là ai, làm sao bạn có thể chọn được? Không biết chân lí là gì, làm sao bạn có thể chọn được thầy? Làm sao bạn có thể phán xét? Bất kì cái gì bạn phán xét đều sẽ sai. Tôi nói một cách vô điều kiện: vấn đề không phải là liệu cái gì đó có thể sai và cái gì đó đúng. Không. Bất kì cái gì bạn chọn, đều sẽ sai, bởi vì bạn đang trong bóng tối, bạn không có ánh sáng bên trong qua đó mà phán xét. Bạn không có tiêu chí nào, bạn không có hòn đá thử nào. Bạn không thể biết được cái gì là vàng và cái gì không là vàng. Người tìm kiếm chân thành đơn giản cho phép thầy hiện hữu; người tìm kiếm chân thành cho phép thầy chọn mình. Người tìm kiếm ngu xuẩn cố chọn thầy, và thế rồi, từ chính lúc bắt đầu, rắc rối nảy sinh.
Liệt Tử và thầy của ông ấy, Lão Tử, có phẩm chất khác toàn bộ về quan hệ. Lão Tử đã chọn Liệt Tử. Doãn Sinh này đã chọn Liệt Tử, và khi đệ tử chọn anh ta hung hăng - bởi vì chính việc chọn lựa đó mà hung hăng bắt đầu. Và thầy không thể bác bỏ bạn, cho dù bạn chọn thầy, chỉ từ từ bi của thầy mà thầy không thể bác bỏ bạn.
Doãn Sinh ở gần nhà Liệt Tử, mấy tháng không được dạy bảo điều gì cả, một hôm nhân lúc Liệt Tử nhàn rỗi, xin Liệt Tử truyền đạo cho. Mười lần qua hỏi, mười lần không được Liệt Tử chỉ bảo. Doãn Sinh giận, qua từ biệt Liệt Tử, Liệt Tử làm thinh.
Doãn Sinh mấy tháng không qua nữa, nhưng lòng vẫn thắc mắc muốn biết đạo, sau lại trở qua.
Việc xin truyền đạo đó không thực là xin, nó chỉ là cách vồ lấy. Thực ra, anh ta hung hăng, không phải là người xin, việc xin chỉ là ngoại giao. Anh ta là kẻ trộm, không phải người xin. Bất kì khi nào anh ta thấy cơ hội và Liệt Tử nhàn rỗi, anh ta bắt đầu xin truyền đạo. Liệt Tử làm thinh cho tới khi cuối cùng ông ấy nói... Nhiều lần Liệt tử né tránh, trì hoãn, và nói: Lúc nào đó ta sẽ nói cho anh, lúc khác nào đó, ngay lúc này không hợp. Anh còn chưa chín. Nhưng Doãn Sinh cứ nài nỉ đến cùng Liệt Tử phải nói sự thực. Ông ấy nói: Trước kia ta tưởng anh thông minh, không ngờ tầm thường như vậy.
Tầm thường là gì? Bí mật không thể được hỏi, bạn phải thu được chúng. Bạn phải trở nên có năng lực. Bí mật là món quà từ thầy: bạn không thể ăn trộm chúng, bạn không thể xin chúng, bạn không thể vồ chúng, bạn không thể cướp chúng - không có cách nào. Bí mật chỉ có thể là món quà, không cái gì khác. Cho nên bạn phải có năng lực, năng lực tới mức thầy có thể trao chúng cho bạn như món quà. Thầy muốn chia sẻ chúng, nhưng bạn phải vươn lên trên tâm trí bình thường của bạn, bởi vì tâm trí bình thường sẽ không có khả năng chia sẻ. Đó là điều Jesus cứ nói hoài: Ngọc không thể được ném trước heo. Bởi vì heo sẽ không hiểu, hiểu biết không có đó.
Bạn có thể hiểu lời: những bí mật đó không phải là lời. Bạn có thể hiểu các khái niệm: những bí mật đó không phải là khái niệm. Chúng không phải là triết lí, học thuyết. Những bí mật đó là năng lượng bên trong nhất của thầy, kho báu bản thể của thầy. Nếu bạn vươn lên ngày càng cao hơn, chỉ thế thì bạn mới ngày càng ở gần thầy hơn, và chỉ khi thầy cảm thấy rằng bạn có thể ngồi cùng chiếu thì bí mật mới có thể được trao cho bạn. Không trước đó. Cho dù thầy muốn cho, thầy không thể cho được. Cho ai? Thầy muốn cho chúng từ lòng từ bi của thầy, nhưng chúng đơn giản sẽ bị phí hoài.
Chuyện xảy ra theo cùng cách mà một nhà huyền môn Sufi, Dhun-nun có một đệ tử. Đệ tử này phải giống như Doãn Sinh, nài nỉ, hỏi đi hỏi lại. Một hôm, Dhun-nun cho anh ta một hòn đá và bảo anh ta đi ra chợ, ra chợ rau, và thử bán nó. Hòn đá này rất to, trông thì đẹp. Nhưng thầy nói: "Đừng bán nó, chỉ thử bán nó thôi: quan sát, đi tới nhiều người và chỉ báo cáo cho ta chúng ta có thể kiếm được bao nhiêu về nó từ chợ rau." Người này đi. Nhiều người nhìn vào nó và họ nghĩ: Nó có thể là vật trưng bày tốt, con cái chúng ta có thể chơi với nó, hay chúng ta có thể dùng nó làm cái đo rau của chúng ta. Cho nên họ ra giá, nhưng chỉ vài đồng xu nhỏ, như mười xu. Người này quay về. Anh ta nói: "Nhiều nhất, chúng ta chỉ có thể kiếm được mười xu với nó - và đáp ứng là khác, từ hai tới mười xu."
Thầy nói: "Bây giờ anh đi sang chợ vàng và hỏi mọi người ở đó. Nhưng đừng bán nó, chỉ hỏi bao nhiêu thôi." Từ chợ vàng đệ tử này về, rất hạnh phúc, và anh ta nói: "Những người này tuyệt vời. Họ sẵn sàng trả một nghìn ru pi cho hòn đá này. Đáp ứng là khác, từ năm trăm tới một nghìn ru pi."
Thầy nói: "Bây giờ anh đi tới thợ kim hoàn, nhưng đừng bán nó." Anh ta đi tới thợ kim hoàn. Anh ta không thể nào tin được điều đó. Họ sẵn sàng trả năm mươi nghìn ru pi. Và khi anh ta không bán, họ cứ tăng giá lên - họ đạt tới một trăm nghìn ru pi. Nhưng anh ta nói: "Tôi không định bán nó." Họ nói: "Chúng tôi ra giá hai trăm nghìn ru pi, ba trăm nghìn ru pi, hay bất kì cái gì ông nói. Nhưng bán nó đi!" Anh ta nói: "Tôi không thể bán được. Tôi chỉ hỏi thôi." Anh ta không thể tin được điều đó - những người này điên. Bản thân anh ta nghĩ rằng giá được đưa ra ở chợ rau là đủ.
Anh ta quay về. Thầy cầm hòn đá và nói: "Chúng ta không định bán nó, nhưng bây giờ anh biết rằng điều đó phụ thuộc vào anh, vào liệu anh có hòn đá thử, vào hiểu biết." Bạn cứ hỏi các câu hỏi và bạn sống trong chợ rau. Bạn sống trong chợ rau và bạn có hiểu biết về chợ đó. Thế rồi bạn hỏi bí mật có giá trị: bạn hỏi kim cương. Đầu tiên trở thành thợ kim hoàn đi đã, và thế rồi tới tôi. Thế thì tôi sẽ dạy bạn.
Phẩm chất nào đó của hiểu biết là được cần tới, chỉ thế thì chân lí nào đó mới có thể được trao cho bạn. Và bí mật sao? Bạn không thể hỏi về chúng được, bởi vì trong chính việc hỏi bạn biểu lộ rằng bạn tới từ chợ rau. Bạn phải đợi; bạn phải đợi vô hạn. Thế thì bạn biểu lộ rằng bạn sẵn sàng hi sinh toàn thể cuộc sống của bạn cho chúng. Thế thì bạn biểu lộ bạn đánh giá bao nhiêu về các bí mật này - bạn sẵn sàng hi sinh bản thân mình một cách đầy đủ. Thế thì thầy đơn giản chia sẻ bản thể của thầy với bạn. Không cái gì được trao, bởi vì đây không phải là đồ vật. Năng lượng đơn giản nhảy từ thầy tới bạn như ngọn lửa. Nó đi vào bạn và thay đổi bạn hoàn toàn.
Liệt tử bảo:
Trước kia ta tưởng anh thông minh, không ngờ tầm thường như vậy.
Việc hỏi dai dẳng chỉ ra tâm trí tầm thường. Bạn không hiểu bạn đang hỏi cái gì. Chưa trưởng thành, trẻ con, bạn dường như là tuyệt đối vô văn hoá, không biết bạn đang ở với ai, không biết bạn đang hỏi cái gì.
Và thế rồi thầy kể chuyện riêng của thầy với thầy riêng của mình. Đó là câu chuyện hiếm hoi.
Ngồi đó, ta sẽ chỉ cho ta đã học được gì ở thầy ta.
Thầy riêng của ông ấy là Lão Tử, cội nguồn của truyền thống Đạo, một trong những người vĩ đại nhất đã từng bước đi trên thế gian. Liệt Tử nói: Từ khi ta là môn đệ của thầy ta, sau ba năm, lòng không dám cân nhắc đến phải trái, miệng không dám nói đến lợi hại, lúc đó mới chỉ được thầy ta liếc mắt nhìn thôi.
Ba năm trôi qua. Ông ấy đơn giản hầu hạ thầy. Bạn có thể làm gì khác được? Bạn có thể đơn giản hầu hạ thầy. Không cái gì khác có thể được làm bởi đệ tử. Không chất vấn. Không hỏi han. Đệ tử đơn giản trở thành cái bóng của thầy, hầu hạ thầy, và qua hầu hạ, qua tình yêu, tôn kính, tin cậy của đệ tử, một thay đổi bắt đầu trong tâm trí.
Liệt Tử nói:
...Lòng không dám cân nhắc đến phải trái.
Điều trở thành gần như là không thể nào có được là nghĩ về cái gì là đúng và cái gì là sai. Khi bạn sống gần thầy, bạn không cần nghĩ. Bạn đơn giản đi cùng thầy. Bạn đơn giản theo chuyển động của thầy. Bạn để mọi thứ cho thầy. Bạn buông xuôi.
Liệt Tử nói:
lòng không dám cân nhắc đến phải trái, miệng không dám nói đến lợi hại.
Bởi vì trong việc sống gần thầy, toàn thể thái độ của bạn bắt đầu thay đổi. Lần đầu tiên, từ cửa sổ của thầy, bạn nhìn vào cái toàn bộ: chỗ sai và đúng gặp gỡ và quyện lẫn với nhau, nơi tối và sáng không còn tách biệt.
Heraclitus nói: Thượng đế là đêm và ngày, hè và đông, đói và no.
Qua thầy những thoáng nhìn đầu tiên bắt đầu tới bạn. Thầy trở thành cửa sổ: bạn càng tới gần, hiểu biết riêng của bạn càng bị ném vào hỗn độn. Bất kì cái gì bạn biết trước đây đều tuyệt đối vô dụng, vô tích sự. Bạn bị rung chuyển. Toàn thể nền tảng của bạn bị rung chuyển. Bạn bị ném ra khỏi bánh răng. Bạn không còn biết cái gì là đúng và cái gì là sai. Bạn đã nhìn qua thầy vào cái toàn thể, và cái toàn bộ chứa tất cả. Cá toàn bộ chứa mọi mâu thuẫn, cái toàn bộ chứa mọi sự ngược đời, trong cái toàn bộ mọi đối lập gặp gỡ và trở thành một. Đó là lí do tại sao Liệt Tử nói rằng ông ấy không còn dám nghĩ về cái gì là sai và cái gì là đúng. Mọi tiêu chí về đúng và sai bị vứt bỏ. Mọi khái niệm về cái gì lợi và cái gì hại đơn giản bay hơi. Lúc đó mới chỉ được thầy ta liếc mắt nhìn thôi.
Ba năm của tin cậy sâu sắc, hầu hạ, và khi thầy thấy rằng bây giờ tâm trí cũ không còn hoạt động nữa - tâm trí cũ, cái đã sống trong những cái đối lập, trong phân chia, thiện và ác, xấu và đẹp, thế này và thế nọ - cái phân chia tâm trí không còn nữa, lúc đó mới chỉ được thầy ta liếc mắt nhìn thôi
Liệt Tử ngụ ý cái gì? Phải chăng trong ba năm thầy không bao giờ nhìn vào Liệt Tử? Điều đó là không thể được. Hầu hạ thầy liên tục, thầy phải đã nhìn cả triệu lần. Thế thì ông ấy ngụ ý gì bởi liếc mắt?
Cái nhìn và cái liếc là hoàn toàn khác nhau. Cái nhìn là điều thụ động. Khi tôi nhìn bạn, mắt tôi vận hành như cửa sổ, bạn được phản chiếu, nó không phải là cái liếc. Liếc nghĩa là mắt tôi không vận hành như cửa sổ, nhưng mà mắt tôi bắt đầu vận hành như việc đổ năng lượng của tôi vào bạn. Chúng không thụ động; chúng được nạp bằng năng lượng của thầy. Khi cái nhìn được nạp bằng năng lượng bên trong nhất của thầy, thế thì nó trở thành cái liếc. Nó là lực rất sáng tạo. Nó đơn giản đi vào chính trái tim bạn, như mũi tên, nó xuyên thấu vào chính cốt lõi sâu nhất của bạn. Theo một nghĩa nào đó nó giống như mũi tên, bởi vì nó xuyên thấu; theo nghĩa khác nó giống như hạt mầm - bạn trở nên mang thai. Cái liếc là cái nhìn làm cho bạn mang thai bằng năng lượng của thầy. Cái liếc là khác toàn bộ với cái nhìn. Trong cái liếc thầy đi từ hiện hữu riêng của mình vào trung tâm của bạn. Cái liếc là cây cầu. Thầy phải đã nhìn vào Liệt Tử nhiều lần trong ba năm, nhưng đó không phải là cái liếc. Và bạn sẽ biết khác biệt này chỉ khi tôi cho bạn cái liếc. Thỉnh thoảng, tôi cho bạn cái liếc - nhưng bất kì khi nào tôi cho người nào đó cái liếc, chỉ người đó biết không ai khác có thể biết nó. Cái liếc phải được kiếm lấy, bạn phải sẵn sàng cho nó. Cái nhìn là được, nhưng cái liếc có năng lượng rất mạnh trong nó. Nó là việc truyền bản thể của thầy, nỗ lực đầu tiên của thầy để xuyên thấu bạn.
Lúc đó mới chỉ được thầy ta liếc mắt nhìn thôi. Nhớ khác biệt giữa cái nhìn và cái liếc. Cái nhìn chỉ là nhìn - không gì hơn. Cái liếc khác về chất - cái gì đó chuyển động. Cái nhìn trở thành phương tiện - nó không còn trống rỗng, cái gì đó đi cùng nó.
Nếu bạn đã rơi vào trong tình yêu với ai đó bạn có thể biết cái liếc là gì. Cùng người đàn bà đó đã nhìn vào bạn nhiều lần, nhưng đó là cái nhìn bình thường - như mọi người khác nhìn bạn. Thế rồi đột nhiên một hôm nào đó, một sáng xuân, cô ấy cho bạn cái liếc. Nó là khác toàn bộ; nó là lời mời; nó là lời đề nghị; nó là lời gọi. Đột nhiên cái gì đó xuyên vào tim bạn. Bây giờ người đàn bà này không còn như cũ nữa. Cái gì đó đã xảy ra giữa các bạn. Cái gì đó chỉ hai bạn biết, cái gì đó tuyệt đối riêng tư. Nó không công khai, không ai khác sẽ nhận biết rằng cái gì đó đã xảy ra; rằng cái nhìn đã trở thành cái liếc.
Nhưng điều này chưa là gì cả, cái liếc đưa tình không là gì khi so với lúc thầy nhìn bạn, và nó không còn là cái nhìn mà là cái liếc. Bởi vì khi hai người yêu nhìn nhau với cái liếc đưa tình, họ đứng trên cùng bình diện. Cái liếc tình không thể rất có tải trọng được, nó chỉ giống như dòng sông chảy trên cùng mặt phẳng. Khi thầy nhìn bạn, nó giống như thác nước mạnh vô cùng, vì các bình diện là khác nhau. Cứ dường như thác Niagara đang rơi vào bạn. Bạn bị gột sạch toàn bộ và bạn sẽ không bao giờ là như cũ nữa. Bạn không thể là như cũ được nữa - không có quay lại.
Một khi thầy đã liếc nhìn vào bạn, tiếng rền của bản thể bên trong nhất của bạn vang theo cách khác, sống theo nhịp điệu khác. Thực ra bạn không còn như cũ: bản thể cũ đã biến mất qua cái liếc đó và bản thể mới đã đi vào hiện hữu. Đó là điều Liệt Tử nói - trong ba năm hầu hạ thầy liên tục, chờ đợi và chờ đợi, không hỏi cái gì, một ngày nào đó, ông ấy có được cái liếc từ thầy.
Sau năm năm, lòng ta mới lại cân nhắc phải trái, miệng ta lại nói đến lợi hại, lúc đó thầy ta mới tươi tỉnh cười với ta.
Cố hiểu thấu câu chuyện này: đây là chuyện của bạn. Nó không phải là cái gì đó đã xảy ra trong quá khứ, nó là cái gì đó đang sắp xảy ra trong tương lai. Mọi chuyện Thiền đều là chuyện tương lai về bạn. Cho nên đừng nghĩ nó là cái gì đó xảy ra trong quá khứ. Thiền chưa bao giờ trong quá khứ, nó bao giờ cũng trong tương lai. Và bạn phải đem nó vào trong hiện tại. Cái gì đã xảy ra? Sau ba năm hầu hạ thầy ông ấy đã không dám nghĩ tới cái gì là đúng và sai, đã không dám nói cái gì là đúng và sai, cái gì là hại và cái gì là lợi. Thế thì cái gì đã xảy ra sau cái liếc?... Lòng ta mới lại cân nhắc phải trái, miệng ta lại nói đến lợi hại. Điều gì đã xảy ra?
Đầu tiên bạn nghĩ cái gì đó là đúng và cái gì đó là sai, bởi vì xã hội đã ước định bạn theo cách đó. Đó không phải là suy nghĩ của bạn, đó không phải là bạn, đó là xã hội trong bạn. Xã hội đã ước định tâm trí bạn. Nó đã xuyên thấu vào bên trong bạn và kiểm soát bạn từ đó.
Bây giờ các nhà khoa học nói rằng sớm hay muộn chúng ta sẽ có khả năng gắn điện cực và phần sâu nhất của tâm trí và, qua những điện cực đó, người ta sẽ có khả năng bị kiểm soát. Chính phủ sẽ có khả năng kiểm soát cả nước, và bạn sẽ không biết rằng ai đó khác đang kiểm soát bạn. Bạn sẽ cảm thấy rằng bạn đang làm những điều này. Bạn có thể được yên lòng ngay lập tức: một nút bị nhấn. Bạn có thể bị làm cho giận dữ: một nút bị nhấn.
Delgado đã làm một thực nghiệm nổi tiếng. Ông ấy gắn một điện cực, một điện cực tí hon, nhỏ xíu, vào não con bò đực. Thế rồi ông ấy cho trình diễn cho công chúng. Ông ấy có một cái máy nhỏ trong tay, chỉ là một máy phát radio nhỏ với vài nút trên nó. Ông ấy nhấn một nút và con bò lao thẳng vào ông ấy, dữ tợn, và mọi người trở nên lo lắng rằng Delgado chắc bị giết. Đúng lúc đó, đích xác khi con bò sắp húc vào Delgado, ông ấy nhấn nút khác. Đột nhiên, con bò dừng lại dường như chết, như tượng. Điện cực bên trong đã được điều khiển bằng vô tuyến - con bò đã trở nên dữ tợn chỉ bởi việc nhấn nút, và nó có thể được dừng lại chỉ bởi việc nhấn nút.
Đây là phát kiến rất, rất mới nhưng xã hội đã từng làm điều đó từ thời tiền sử theo cách khác, theo cách tinh vi. Xã hội không gắn điện cực vào não bạn mặc dầu chẳng mấy chốc nó sẽ làm điều đó, bởi vì điều đó rẻ hơn, và dễ hơn, và thế thì sẽ không có khả năng nào cho con người tự do. Delgado đã làm một trong những điều nguy hiểm nhất, còn nguy hiểm hơn năng lượng nguyên tử, bom nguyên tử, hay bom H - bởi vì họ có thể giết thân thể bạn, nhưng Delgado có thể giết chính linh hồn bạn, chính khả năng của tự do của bạn. Và bạn sẽ không có khả năng biết rằng bạn đang vận hành bởi vì chỉ đạo của ai đó khác, bạn sẽ nghĩ rằng bạn đang làm nó.
Cùng điều đó đang được xã hội làm theo cách rất tinh vi, cách nguyên thuỷ. Xã hội dạy bạn cái gì là đúng và cái gì là sai. Từ chính thời thơ ấu nó áp đặt cái gì đúng và cái gì sai lên tâm trí bạn và thế rồi việc lặp lại liên tục thôi miên bạn - lặp lại liên tục và phản hồi. Bất kì khi nào bạn làm điều đúng bạn được ca ngợi, và bất kì khi nào bạn làm điều sai bạn bị kết án. Bất kì khi nào bạn làm đúng, có phản hồi tích cực; phần thưởng được trao cho bạn, việc ca ngợi.
Bất kì khi nào có cái gì đó sai, phản hồi tiêu cực được cho; bạn bị phạt, bị kết án. Đây là cách xã hội đã từng gắn điện cực vào bên trong bạn. Thế thì nó kiểm soát. Nếu xã hội của bạn đã ước định bạn là người ăn chay, bạn không thể ăn thịt được. Không phải là thịt không thể được ăn, nhưng đơn giản điện cực, các kiểm soát ước định và, nhìn thấy thịt, bạn sẽ bắt đầu nôn mửa. Điều đó không phải là cái gì bạn làm, điều đó được xã hội làm, và mọi xã hội đều ước định theo cách riêng của nó. Đó là lí do tại sao rất khó sống trong xã hội khác; sống ở nước ngoài trở thành khó. Các ước định của bạn là khác và ước định của họ là khác và mọi đạo đức đều không là gì ngoài các ước định. Cho nên khi một người bắt đầu đi tới tự do tối thượng và chân lí, đầu tiên ước định của xã hội sụp đổ.
Đó là điều đã xảy ra cho Liệt Tử. Sau ba năm hầu hạ thầy, quan sát, sống, ở cùng với thầy, ông ấy đã đi tới biết rằng mọi điều đúng và sai chỉ là ước định xã hội. Chúng sụp đổ. Thế rồi nảy sinh lương tâm riêng của bạn. Lương tâm thực. Lương tâm mà bạn mang ngay bây giờ là giả, là vay mượn. Thế rồi nảy sinh lương tâm riêng của bạn: thế thì bạn có cách nhìn riêng của bạn về cái gì là đúng và cái gì là sai. Đó là điều đã xảy ra.
Sau năm năm, lòng ta mới lại cân nhắc phải trái, miệng ta lại nói đến lợi hại, lúc đó thầy ta mới tươi tỉnh cười với ta.
Không phải là thầy đã liên tục buồn trong tám năm đó đâu. Nghiêm khắc, nghiêm chỉnh? Không! Thầy như Lão Tử bao giờ cũng cười. Ông ấy không phải là người nghiêm chỉnh. Tính nghiêm chỉnh là bệnh tật. Người chứng ngộ bao giờ cũng vui đùa, cả đời người đó không là gì ngoài chơi đùa. Làm sao ông ấy có thể nghiêm chỉnh được?
Điều gì đã xảy ra? Trong tám năm đó Lão Tử đã không hề cười hay mỉm cười sao? Không, đó không phải là vấn đề: ông ấy phải đã cười nhiều lần chứ, và ông ấy phải đã mỉm cười nhiều lần chứ. Nhưng với Liệt Tử, trong bản thể bên trong nhất của ông ấy, cái gì đó đã xảy ra vào ngày đó: lần đầu tiên mặt thầy thảnh thơi trong nụ cười. Thày phải ám ảnh đệ tử liên tục; thầy phải rất nghiêm khắc; từ lòng từ bi, thầy phải làm việc liên tục. Đây là về khuôn mặt bên trong, không về khuôn mặt bên ngoài. Với tám năm này Lão Tử phải đã theo dõi bản thể bên trong nhất của Liệt Tử bằng khuôn mặt nghiêm khắc, rất nghiêm khắc, về kỉ luật bên trong. Thế rồi thấy rằng lương tâm riêng của Liệt Tử đã tiến hoá, ông ấy phải đã mỉm cười, lần đầu tiên. Nụ cười đó có liên quan tới khuôn mặt bên trong, không với khuôn mặt bên ngoài. Lần đầu tiên, Liệt Tử cảm thấy nhiều nụ cười từ thầy rơi lên mình như mưa rào. Ông ấy có thể cảm thấy rằng thầy đã thảnh thơi về ông ấy - không còn nghiêm khắc, không còn là người đốc công. Thầy đã mỉm cười.
Một khi lương tâm riêng của bạn đã nảy sinh, không cần thầy phải nghiêm khắc với bạn. Thầy phải nghiêm khắc bởi vì bạn có lương tâm giả ngay chỗ đầu tiên. Cái đó phải bị phá huỷ. Thế thì thầy phải nghiêm khắc vì lương tâm riêng của bạn phải được kết tinh. Khi nó đã kết tinh, bạn có trung tâm riêng của bản thể của bạn; thế thì thầy có thể mỉm cười và thảnh thơi. Một nửa công việc đã được làm. Bây giờ không cần bất kì kỉ luật bên ngoài nào từ thầy cho bạn. Bạn có lương tâm riêng của bạn. Bây giờ bạn có ánh sáng bên trong riêng của bạn, điều sẽ chỉ ra cho bạn cái gì là sai và cái gì là đúng. Bây giờ bạn có thể đi theo cách riêng của bạn.
Đó là nghĩa của việc mỉm cười của thầy - điều đó được cảm thấy. Khi bạn thực sự đạt tới lương tâm riêng của bạn, bạn sẽ cảm thấy nụ cười của thầy rơi vào bên trong bạn, mưa rào xuống; chúng sẽ bao quanh bạn từ mọi góc bản thể bạn. Đó là lí do tại sao thầy mở hội việc sinh thành lương tâm riêng của bạn.
Sau bảy năm, lòng ta tự nhiên suy tư, không thấy gì là phải trái nữa; miệng ta tự nhiên nói ra, không biết gì là lợi hại nữa, lúc đó thầy ta mới cho ta ngồi cùng chiếu.
Lần nữa, nó lại giống như xoáy ốc hay như đường núi. Bạn lại đi tới cùng điểm ở độ cao cao hơn, lặp đi lặp lại, xoáy ốc bên trong. Lương tâm giả sụp đổ, ước định của xã hội sụp đổ, lương tâm bên trong riêng của bạn nảy sinh. Bây giờ điều đó nữa cũng biến mất.
Sau bảy năm, lòng ta tự nhiên suy tư, không thấy gì là phải trái nữa; miệng ta tự nhiên nói ra, không biết gì là lợi hại nữa Đây là thảnh thơi toàn bộ. Lương tâm, lương tâm bên trong, cũng được cần bởi vì bạn không tự nhiên tuyệt đối. Lương tâm bên ngoài được cần vì bạn không có lương tâm bên trong. Lương tâm bên trong được cần vì bạn còn chưa tự nhiên tuyệt đối: cái gì đó sai có thể xảy ra qua bạn. Nhưng khi bạn tự nhiên tuyệt đối, điều Tilopa gọi là 'phóng túng và tự nhiên', thế thì không hại nào có thể xảy ra qua bạn. Bạn đơn giản không còn nữa; bạn không thể gây hại được. Bây giờ không có nhu cầu, cho nên lương tâm bên trong của bạn cũng tan biến. Bây giờ bạn trở thành như trẻ nhỏ, đơn giản và thuần khiết, nói mọi thứ xảy ra cho bạn, nghĩ mọi thứ xảy ra cho bạn. Ý nghĩ nổi trong tâm trí bạn, nhưng bạn không bận tâm; mồm bạn nói mọi điều, bạn không liên quan. Điều đó giống như trẻ nhỏ, hay giống như người điên: tuyệt đối thảnh thơi, dường như không có ai đang kiểm soát. Và khi kiểm soát hoàn toàn bị mất, bản ngã biến mất bởi vì bản ngã không là gì ngoài kẻ kiểm soát - khi không có kiểm soát, bạn là ai? Bạn hệt như dòng sông chảy ra đại dương, hay như mây nổi trên trời. Bạn không còn đó; con người, bản ngã, đã biến mất. Bây giờ bạn đơn giản tự nhiên.
Sau bảy năm, lòng ta tự nhiên suy tư... Bạn không thể làm được cái gì, bởi vì không có ai để làm. Nếu ý nghĩ tới, chúng tới. Nếu chúng không tới, tốt; nếu chúng tới, tốt. Mồm nói cái gì đó - không có ai để kiểm soát nó, cho nên nó nói. Thỉnh thoảng ai đó hỏi và không câu trả lời nào tới; người như vậy sẽ vẫn còn im lặng. Thỉnh thoảng không có ai hỏi bất kì cái gì và người này cười và trả lời, bởi vì nó tới. Người này cư xử như người điên!
Ở Ấn Độ, có một giáo phái, một giáo phái đặc biệt, có tên là Baul - từ baul nghĩa là điên. Họ sống trong trạng thái thứ ba này liên tục. Họ làm bất kì cái gì xảy ra: không tốt, không xấu, không chọn lựa về phần họ. Họ đi như gió, và họ là một trong những hiện tượng đẹp nhất trên thế gian. Họ nhảy múa, họ ca hát, thậm chí thỉnh thoảng khi không có ai, trên con đường đơn độc, họ vẫn sẽ hát; như hoa đã đi tới nở hoa trên con đường đơn độc nơi không ai bước đi. Nhưng hoa có hương thơm để lan toả, và nó cứ lan toả hương thơm. Họ sống đơn giản 'phóng túng và tự nhiên'.
Lúc đó thầy ta mới cho ta ngồi cùng chiếu.
Bây giờ đệ tử đã biến mất; bản ngã không còn đó. Bây giờ thầy và đệ tử đã trở thành một, bây giờ không có phân biệt. Thầy kéo Liệt Tử qua, lần đầu tiên kéo đệ tử qua để ngồi cùng thầy trên cùng chiếu. Chỉ là biểu tượng. Nhưng, sâu bên trong, rất, rất có ý nghĩa. Thầy đã kéo ông ấy về phía thầy bây giờ, khi thấy rằng không rào chắn nào tồn tại, không có bản ngã nào chống lại. Khi đệ tử biến mất, thầy cũng biến mất.
Thầy không có đó, thực ra, từ chính lúc ban đầu. Chỉ bởi vì bản ngã của đệ tử mà ông ấy mới là thầy. Đệ tử là kẻ dốt nát, đó là lí do tại sao ông ấy là thầy. Bây giờ không có đệ tử và không có thầy. Cả hai đã biến mất.
Thầy đã kéo ông ấy vào chiếu riêng của thầy; bên trong, thầy đã kéo ông ấy và họ đã trở thành một. Đây là mahamudra. Đây là cực thích xảy ra giữa thầy và đệ tử khi họ gặp gỡ. Một cái liếc yếu ớt có thể tới với bạn qua cực thích dục, rất yếu, rất mờ nhạt. Nhưng khó mà có cái gì khác tương tự, đó là lí do tại sao tôi nói qua cực thích dục - cái gì đó của cùng điều xảy ra. Cái gì đó. Như giọt nước có thể được so sánh với đại dương - chỉ giống như thế. Cực thích dục giống như giọt nước, và khi cực thích tâm linh xảy ra giữa thầy và đệ tử, nó là cảm giác đại dương.
Chín năm sau, giải thoát được ý nghĩ trong lòng và lời nói ngoài miệng, đã không phân biệt cái phải trái lợi hại của ta ở đâu mà cũng không phân biệt cái phải trái của người ở đâu, cũng không phân biệt thầy ta là thầy, bạn ta là bạn nữa. Mọi thứ là như nhau.
Đầu tiên tốt và xấu biến mất, thế rồi lợi và hại biến mất, và thế rồi ý niệm: Ai là ai? Anh và tôi, tôi và anh, chúng biến mất.
Martin Buber đã viết một cuốn sách hay, Ta và Người. Huyền môn Do Thái đi tới điểm này rồi vẫn còn bị mắc kẹt tại đó. Nó là một trong những điểm rất cao, nơi đệ tử và thầy là người tìm kiếm và cái toàn thể. Họ đi tới một điểm đối thoại trực tiếp giữa 'ta' và 'người', nhưng họ vẫn còn ở đó. Huyền môn phương Đông lấy bước nhảy chung cuộc - 'ta' và 'người' cũng biến mất. Đối thoại biến mất. Chỉ có im lặng. Mọi thứ là như nhau. Bây giờ Liệt Tử thậm chí không nhận biết liệu Lão Tử là thầy mình hay không. Ông ấy không nhận biết liệu ông ấy là đệ tử hay không.
Trong những khoảnh khắc như vậy nhiều điều không thể tin được đã xảy ra trong lịch sử của Thiền. Thầy bao giờ cũng đánh đệ tử nhiều lần trong nhiều năm. Thỉnh thoảng thầy ném đệ tử ra khỏi cửa và đá đệ tử! Thiền sư là rất khắc nghiệt. Và thế rồi đệ tử trở nên được chứng ngộ, sau hai mươi hay ba mươi năm làm việc và kỉ luật vất vả với thầy. Và đệ tử tới và anh ta tát thầy - điều này chưa bao giờ xảy ra ở bất kì đâu trước đây. Và thầy cười, tiếng cười bụng, và thầy nói: Đích xác đúng. Ông làm giỏi đấy.
Có lần chuyện xảy ra là một đệ tử sắp lên đường và thầy gọi anh ta tới và đánh thật đau vào đầu anh ta và tát anh ta. Và đệ tử này nói: "Thế này thì quá thể. Tôi có làm gì đâu. Tôi thậm chí còn không thốt ra lấ một tiếng. Tôi vào phòng thầy và thầy bắt đầu đánh tôi. Thế này thì quá thể." Thầy nói: "Không! Ông sắp lên đường và ta có thể thấy rằng khoảnh khắc ông trở lại, ông sẽ chứng ngộ. Và đây là cơ hội cuối cùng của ta để đánh ông!"
Còn anh, anh ở nhà thầy chưa được bao lâu mà đã hai ba lần tỏ ra bất mãn.
Doãn Sinh rất xấu hổ, nín thở hồi lâu, không dám thốt ra một lời.
Phải mất hai mươi bốn năm cho Liệt Tử đi tới điểm mà thầy kéo ông ấy vào chiếu của thầy, và mở trái tim thầy và bí mật ẩn kín nhất của bản thể thầy. Và đệ tử này mới ở đây một năm và anh ta cảm thấy phẫn uất, hùng hổ, giận dữ, vì Liệt Tử không trả lời câu hỏi của anh ta và không cho anh ta bí mật mà anh ta đang khao khát.
Một năm trong việc mở rộng vô hạn của vĩnh hằng là gì? Chẳng là gì cả. Nhưng vội vàng của bạn làm cho nó có vẻ rất, rất lâu. Hai mươi nhăm thế kỉ đã qua từ thời Liệt Tử. Nếu ông ấy quay lại, ông ấy chắc không có khả năng tin được rằng gần như không có khả năng để mọi người chờ đợi thậm chí một năm. Tôi đã bắt gặp những người nói: Chúng tôi đã tới chỉ cho ba ngày thôi. Tôi đã bắt gặp những người thiền một lần, và thế rồi họ tới tôi và họ nói: Chẳng cái gì đã xảy ra.
Con người đã trở nên ngày càng ngu xuẩn, tầm thường hơn. Bạn có thể có những thứ nhỏ bé dễ dàng, chúng giống như hoa mùa vụ: bạn để hạt mầm trong đất, và trong vòng ba tuần chúng mọc lên. Nhưng, đến cuối vụ, chúng sẽ mất đi. Chúng là chốc lát. Bạn có thể có cà phê uống liền: bạn không thể có thiền tức khắc được. Đặc biệt trong tâm trí của phương Tây, thời gian là quá quan trọng, quá nặng nề. Phương Tây bị ám ảnh về thời gian. Nghe chuyện cổ tích phương Đông, bạn có thể thích thú chúng, nhưng bạn phải nhận biết về thời gian riêng của bạn. Ở phương Tây mọi thứ được làm theo cách vội vàng tới mức bạn không thể tận hưởng được cái gì. Bạn đi từ chỗ này sang chỗ khác, bao giờ cũng đi, du hành nhanh. Bạn càng đi nhanh hơn, càng ít có ý nghĩa trong việc du hành, bởi vì bạn đi từ điểm này sang điểm khác và tất cả những cái ở giữa bị mất. Du hành bằng xe bò kéo có cái đẹp riêng của nó. Du hành bằng máy bay phản lực là ngu xuẩn vì nó không du hành chút nào. Nó có thể là chuyến đi kinh doanh. Điều đó là được. Với kinh doanh điều đó là được. Bạn tiết kiệm thời gian. Nhưng để du hành, để du hành bạn phải đi chậm. Không có gì giống như đi lang thang trên đôi chân bạn, thế thì bạn tận hưởng từng khoảnh khắc của nó - từng cây đi qua. Bạn trở thành một với cả triệu thứ, và bạn đang được làm giầu lên qua nó.
Bởi vì ám ảnh thời gian này, tốc độ đã trở thành mục đích duy nhất. Bạn không biết bạn đang đi đâu, nhưng bạn rất hạnh phúc vì bạn đang đi nhanh. Chiều hướng bị mất nhưng tốc độ ở trong tay bạn.

Tâm trí này sẽ không có khả năng tìm điều tối thượng bởi vì điều tối thượng ngụ ý cái vĩnh hằng. Nó không giống như hoa mùa vụ: nó là cây tối thượng, vĩnh hằng. Để nó trở thành mảnh đất, và để nó bắt rễ trong bạn, kiên nhẫn vô hạn và chờ đợi được cần tới. Nếu bạn có thể chỉ đợi, thế thì mọi cái khác, tôi có thể hứa, sẽ tới. Bạn đơn giản đợi cùng tôi, và mọi thứ sẽ theo sau. Nhưng đừng trong vội vàng và đừng hỏi điều bí mật - chúng sẽ được trao cho bạn khi bạn sẵn sàng. Chúng bao giờ cũng được trao. Thực ra, nói rằng chúng được trao là không đích xác đúng. Khi bạn sẵn sàng, đột nhiên bạn sẽ thấy rằng bất kì cái gì bạn đang cố đạt tới đều đã ở bên trong bạn. Bạn bao giờ cũng có nó: nó đã là hoàn cảnh rồi. Thầy chỉ là tác nhân xúc tác; thầy ngồi, im lặng, yên tĩnh, không làm gì. Xuân tới và cỏ tự nó mọc lên.
..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post