Chương 12. Để Không Bụi Nào Lắng Đọng

Chương 12. Để Không Bụi Nào Lắng Đọng

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Sống Thiền – Osho

Bài Nói Về Thiền

Chương 12. Để Không Bụi Nào Lắng Đọng











Nghe hoặc Tải MP3 'Sống Thiền' ê


Osho kính yêu,

Seppo phát biểu với hội chúng và nói, "Toàn thế giới rộng lớn, nếu ta nhặt nó lên bằng đầu ngón tay, nó được thấy giống như hạt gạo. Ta ném nó trước mặt các ông, nhưng các ông không thấy nó. Đánh trống lên đi, bảo các sư đi làm và tìm nó."

Setcho nói:

Đầu bò biến mất, đầu ngựa xuất hiện;

Không bụi trên gương của sư tổ Sokei.

Ông đánh trống và tìm nó vô ích.

Hoa xuân nở cho ai?

Osho ơi,

Tại sao bản tính của tâm trí lại tới mức nó không biết những giới hạn của riêng nó, tới mức nó tưởng nó là không thể thiếu được?

Và câu hỏi thứ hai:

Các từ 'chứng kiến' và 'nhận biết' dường như không xuất hiện trong Thiền nhiều mấy. Có phải là chứng kiến là năng lực quan sát tâm trí đang chạy cùng với rãnh của nó mà không bị đồng nhất với nó không, trong khi Thiền gây choáng váng tâm trí ra khỏi rãnh của nó đi vào trong kẽ hở của vô ý nghĩ?

Và câu hỏi thứ ba:

Tôi thường đã có cảm giác rằng nếu tôi có thể thực sự nghe chỉ một lời của thầy, thực sự thấy chỉ một cử chỉ của thầy, thực sự rơi vào trong một kẽ hở nhỏ của im lặng của thầy, rốt cuộc tôi chắc đã hiểu thầy. Có phải vậy không?

Maneesha, điều đó đã được nhiều người hỏi rồi, tại sao từ 'nhận biết', hay 'tính quan sát', hay 'việc chứng kiến' không xuất hiện trong giai thoại Thiền. Câu hỏi này là có liên quan... nó không xuất hiện trong lời và giai thoại được viết trong lời. Bạn sẽ phải tìm nó giữa các lời, trong im lặng xảy ra giữa thầy và đệ tử, hay giữa thầy này và thầy khác.

Nhận biết không phải là cái gì đó Thiền nói tới vì Thiền là nhận biết.

Thiền không liên quan gì tới làm bất kì cái "về" nào.

Triết lí có thể nói về nhận biết, các nhà tư tưởng có thể nói về tính quan sát, các thầy giáo có thể dạy việc chứng kiến là gì, nhưng Thiền là nhận biết.

Bạn phải hiểu thấu nó; nó bao giờ cũng có đó trong mọi giai thoại - nhưng không thấy được thế, không sờ mó được thế, không sẵn có cho ngôn ngữ. Nếu bạn cố tìm nó bạn sẽ không thấy nó, vì mọi việc tìm đều là bằng tâm trí.

Nếu bạn quên tất cả về việc tìm nhận biết và chỉ im lặng, bạn đã thấy nó.

Thiền là nhận biết thuần khiết.

Nhưng chắc chắn nó không được nhắc tới, vì nó không thể được nhắc tới. Thiền muốn không nói về nó, nhưng xảy ra cho tim bạn, làm bạn bắt lửa; đem bạn tới hoà điệu, hài hoà, âm nhạc... nơi nhận biết sẽ không phải là cái gì đó về một đối thể - nơi bạn sẽ là nhận biết.

Trong im lặng tuyệt đối của bạn, khi tâm trí không có đó, cái gì còn lại?

Tâm trí là gợn sóng duy nhất của đại dương.

Khi các gợn sóng mất đi đại dương, cái không thấy được vì các gợn sóng... đột nhiên bạn nhận ra bạn là nó.

Bạn đi đâu để tìm ra nó?

Seppo phát biểu với hội chúng và nói, "Toàn thế giới rộng lớn, nếu ta nhặt nó lên bằng đầu ngón tay, nó được thấy giống như hạt gạo. Ta ném nó trước mặt các ông, nhưng các ông không thấy nó. Đánh trống lên đi, bảo các sư đi làm và tìm nó."

Chúng ta sống theo cách bị giới hạn thế, mắt chúng ta không thấy gì mấy và tai chúng ta không nghe gì mấy và tim chúng ta không cảm gì mấy. Chúng ta sống ở mức tối thiểu, hệt như ngọn lửa nến nhỏ. Vũ trụ là bao la - thực ra tính bao la của nó là gần như không thể quan niệm được bởi tâm trí, vì tâm trí không thể quan niệm được cái gì vô giới hạn. Không có bắt đầu và không có kết thúc; không có biên giới ở bất kì đâu nơi vũ trụ kết thúc, nơi bạn đi tới một tấm biển có viết, "Ở đây kết thúc thế giới." Nó không kết thúc ở đâu cả.

Do đó tất cả các từ của chúng ta - ngay cả những từ như bao la, vô hạn, vĩnh hằng - là các nỗ lực rất nhỏ bé. Trong lời của Seppo, toàn thế gian mà tâm trí chúng ta có thể quan niệm được, nếu so với toàn thể vũ trụ thực, chỉ giống như hạt gạo. Nhỏ tới mức ông ấy nói, "Nếu ra ném nó trước mặt các ông, nhưng các ông không thấy nó. Đánh trống lên đi, bảo các sư đi làm và tìm nó.."

Nhỏ thế... ông ấy đang nói, "Quan niệm của chúng ta khi so sánh với thực tại là nhỏ tới mức vì tính nhỏ của nó chúng ta thậm chí không thể hiểu thấy được nó."

Tôi đã kể cho các bạn một câu chuyện của Bertrand Russell, chuyện duy nhất ông ấy đã từng viết ra. Ông ấy không phải là nhà văn viết truyện. Hiểu biết riêng của tôi là ở chỗ câu chuyện này đã bắt nguồn từ một trong những giấc mơ của ông ấy. Ông ấy là một triết gia lớn.

Câu chuyện là ở chỗ đức tổng giám mục England chết và thấy bản thân mình ở ngọc môn của cõi trời. Một cách tự nhiên ông ấy mong đợi sự đón chào lớn, các thiên thần cùng đàn hạc hát Hallelujiah. Điều ông ấy thấy chính là cái đối lập: một cái cổng lớn, lớn tới mức ông ấy không thể nào tìm ra được nó cao làm sao; ông ấy không thể thấy được chiều cao của nó mà ông ấy cũng không thể tìm thấy được các biên giới của nó. Đích thân ông ấy nhìn vào bản thân mình và một run rẩy lớn nảy sinh trong ông ấy - ông ấy trông như con kiến nhỏ đứng trước cánh cửa bao la đóng kín. Ông ấy gõ cửa và ông ấy biết rằng cái gõ của ông ấy sẽ không được ai nghe cả. Lần đầu tiên ông ấy nhận ra rằng cho dù ông ấy là tổng giám mục England, điều đó chẳng thành vấn đề gì cả. Trước cổng của Thượng đế ông ấy chỉ là một con kiến nhỏ.

Nhưng ông ấy cố gắng vất vả, ông ấy liên tục đập cửa. Cuối cùng, một cửa số mở ra và thánh Peter nhìn ông ấy bằng một nghìn mắt. Ông ấy co lại. Chỉ chói sáng của một nghìn mắt là đủ làm cho bất kì ai cũng phải co lại trong sợ hãi sâu sắc. Ông ấy muốn nói cái gì đó nhưng ông ấy không thể tìm được ra lời. Thánh Peter nói, "Đừng sợ, dù ông là bất kì ai, dù ông ở bất kì đâu, vì ta không thể thấy được ông. Ta đã nghe thấy một tiếng gõ nhỏ bé liên tục trong nhiều ngày, cho nên ta nghĩ thôi tốt hơn cả là ngó một cái đã. Ông đứng lên đi, dù ông đang ẩn ở bất kì chỗ nào."

Ngay cả tổng giám mục England cũng nghĩ, "Đây là Thượng đế... một nghìn mắt!"

Ông ta nói, "Thưa Cha..." và thánh Peter bật cười. Ông ấy nói, "Ta không phải là Thượng đế đâu, ta chỉ là thánh Peter thôi! Ta là người gác cổng, nhưng ông là ai?"

Ông ta trả lời to nhất có thể được, nhưng dường như đó chỉ là tiếng thì thào trong không gian bao la, "Tôi là tổng giám mục England."

"England nào?" thánh Peter nói. "Chưa bao giờ nghe thấy nó. Nói có lí vào. Ông thuộc vào hệ mặt trời nào?"

"Hệ mặt trời sao?"

Chúng ta biết rằng chúng ta thuộc vào mặt trời này. Đây là hệ thống mặt trời của chúng ta, mọi hành tinh, mặt trăng. Cho nên ông ta nói, "Tôi thuộc về hệ mặt trời duy nhất có đó!"

Thánh Peter cười. Ông ấy nói, "Nó chẳng hiểu gì! Có hàng triệu và hàng triệu hệ mặt trời và hàng nghìn tỉ hành tinh. Ông sẽ phải cho ta chỉ số của hệ mặt trời của ông."

Tổng giám mục là người rất có học, nhưng ông ta chưa bao giờ nghe nói rằng có chỉ số!

Thánh Peter nói, "Ta không thể giúp được. Không nhận ra được ông, ông đã tới từ đâu, ông là ai, và chủ định của ông là gì... Chỉ số được cần vì thế thì ra có thể chạy vào thư viện của Thượng đế và hỏi thủ thư chỉ số này chỉ ra liệu có hành tinh nào đó trong hệ mặt trời này nơi một loại sự sống nào đó tồn tại."

Từ "chỉ số" là đủ...! Tổng giám mục thức dậy. Ông ta vã mồ hôi. Ông ta nhận ra chúng ta nhỏ bé làm sao và quan niệm của chúng ta nhỏ bé làm sao.

Nhân tiện, trước khi ông ấy tỉnh dậy ông ấy đã hỏi thánh Peter, "Có lẽ Jesus Christ có thể giúp được chăng. Ông hỏi Jesus đi; ông ấy biết chúng tôi, tôi là đại diện cho ông ấy ở England."

Thánh Peter nói, "Jesus nào? Ông nói về cái gì vậy, anh chàng này là ai?"

Tổng giám mục nói, "Trời! Ông ấy là đứa con trai duy nhất của Thượng đế mà!"

Thánh Peter nói, "Ta chẳng biết gì về... Sự kiện là, ta đã không thấy Thượng đế mãi cho tới giờ. Nó bao la thế ở đây bên trong cửa này... bên ngoài không là gì cả; bên trong cửa nó bao la tới mức ông không thể tìm được bất kì ai. Ta không biết Jesus này là ai, ta không biết Thượng đế này là ai. Mọi điều ta biết là ta là thánh Peter người gác cổng."

Seppo đang nói, nếu bạn đi tìm chân lí, xin dừng lại đi. Chân lí là bao la thế bạn sẽ bị lạc. Thay vì tìm bất kì chân lí nào, cứ là bản thân bạn thôi.

Trong chính bản thể của bạn, bạn sẽ thấy hạt mầm của toàn thể vũ trụ.

Trong nhịp đập trái tim bạn, bạn sẽ thấy nhịp đập trái tim vũ trụ.

Bình luận của Setcho:

Đầu bò biến mất, đầu ngựa xuất hiện;

Không bụi trên gương của sư tổ Sokei.

Ông đánh trống và tìm nó vô ích.

Hoa xuân nở cho ai?

Setcho đang nói, Đầu bò biến mất, đầu ngựa xuất hiện... thay vì đơn giản nói rằng bạn là tấm gương: một thứ xuất hiện; một thứ biến mất.

Không bụi trên gương của sư tổ - người biết bản thân mình, không bụi nào đọng trên người đó.

Ông đánh trống và tìm nó vô ích - bạn sẽ không tìm thấy nó.

Hoa xuân nở cho ai?

Thỉnh thoảng, các bình luận của Setcho tới rất gần với chân lí. Ông ấy đang nói rằng bạn chỉ là tấm gương: mọi thứ xuất hiện và biến mất; bạn giữ cho gương của bạn không bụi, sạch sẽ. Với những người sạch như tấm gương, hoa xuân nở.

Tôi đã kể cho các bạn về sự kiện một trong những đệ tử của Phật Gautam trở nên chứng ngộ. Mọi người khác trở nên nhận biết rằng cái gì đó đã xảy ra bởi vì hoa liên tục mưa xuống đệ tử này như mưa.

Những hoa này không phải là hoa bạn nhìn bằng mắt bạn đâu, đây là hoa bạn cảm thấy bằng tim bạn. Và im lặng càng tăng trưởng, hoa càng mưa rào xuống nhiều hơn.

Setcho là đúng:

Hoa xuân nở cho ai?

Chúng nở cho bạn, nhưng bạn ngủ. Chúng nở cho bạn, nhưng gương của bạn đầy bụi bạn không thể phản xạ được chúng, bạn không thể đánh giá cao được chúng - bạn không thể ca bài ca trong việc ca ngợi chúng.

Setcho đã nói tới sư tổ Sokei như tấm gương. Sư tổ Sokei cũng được biết tới là Eno và Huệ Năng. Huệ Năng là cái tên quen thuộc và nổi tiếng hơn của ông ấy.

Khi thầy của Sokei, sư tổ thứ năm Obai Gunin đã già, ông ấy ước ao chỉ định người kế tục mình. Sư trưởng của Obai, Shinshu trình bài thơ chứng minh mức độ thành đạt của ông ấy. Bài thơ viết:

Thân là cây bồ đề,

Tâm giống như gương,

Thỉnh thoảng nhiễm bụi và đánh bóng nó,

Và để không bụi nào đọng lên nó.

Trong Thiền, bất kì khi nào một thầy chọn đệ tử, đây là cách thức: bất kì người nào có thể trình ra một bài thơ nhỏ chứa chân lí, sẽ được chấp nhận.

Bài thơ này - Thân là cây bồ đề... vì hoa của việc thức tỉnh nở trong thân thể, nó có rễ trong thân thể; Tâm giống như gương. Thỉnh thoảng nhiễm bụi và đánh bóng nó và để không bụi nào đọng lên nó - dường như là rất lớn lao và triết lí. Dường như là Shinshu đáng được chấp nhận làm người kế tục. Nhưng ông ấy đã không được chấp nhận. Điều này sẽ chỉ ra cho bạn chiều sâu của Thiền và cách tiếp cận của nó hướng tới cuộc sống và sự tồn tại:

Sokei nói:

Bồ đề về bản tính là vô cây.

Gương vốn đã vô dạng.

Về nguồn gốc không có gì.

Thế thì bụi có thể lắng đọng lên cái gì?

Bài thơ của Shinshu hay, nhưng không có chiều sâu của thơ của Sokei: Bồ đề về bản tính là vô cây... Cây mọc. Bồ đề là bản tính của bạn - nó đã có đó, được trưởng thành đầy đủ. Từng người trong các bạn đều là một phật được hoàn thành một cách toàn bộ. Dù bạn biết nó hay không, điều đó không tạo ra khác biệt gì.

Và nói về gương là không đúng, vì tâm thức của bạn là vô hình dạng; nó không thể là gương được. Và bởi vì nguyên thuỷ không có gì, thế thì bụi có thể lắng đọng trên cái gì được?

Với bài thơ này Sokei trở thành sư tổ thứ sáu, thầy vĩ đại thứ sáu sau Bồ đề đạt ma.

Câu hỏi thứ nhất của bạn, Maneesha:

"Tại sao bản tính của tâm trí lại tới mức nó không biết những giới hạn của riêng nó, tới mức nó tưởng nó là không thể thiếu được?"

Điều đó là bản tính của tâm trí, cũng như điều đó là bản tính của mọi thứ. Bạn chưa bao giờ nghĩ tại sao bạn không có bốn tay. Bạn chưa bao giờ nghĩ tại sao Thượng đế quên để hai mắt ra đằng sau, các đèn hậu để cho không cần quay người, bạn đơn giản bước lùi, bước tiến...

Người ta nói... Khi Henry Ford chết và đương đầu với Thượng đế, ông ta rất giận Thượng đế... câu chuyện này rất hay.

Thượng đế nói, "Ta hiểu ông là nhà phát minh lớn. Ta muốn hỏi ông một điều: Ông nghĩ gì về sáng tạo của ta?"

Henry Ford nói, "Sáng tạo của ngài sao? Nó đầy lỗi thế. Cứ nhìn mà xem: ngài đã để chỉ mỗi hai mắt và quên mất đèn hậu! Ngài đã không cho con người bánh răng ngược để cho con người có thể đi lùi lại theo thời gian. Nếu như ngài đã cho con người một bánh răng, thanh niên có thể đi vào thời thơ ấu của họ hay vào trong bụng mẹ họ - hay trẻ con có thể đi lên trước. Ngài đã không cho con người tự do đi trong thời gian lùi về sau hay tiến lên trước. Ngài dường như chống lại tự do chuyển động!"

Thượng đế choáng và khi Henry Ford nói điều này có tin đồn rằng Thượng đế đầy nước mắt trong mắt. Ford nói, "Ngài đã đặt điểm hoan lạc vào trong thân thể con người giữa hai ống xả! Nó có nhạy cảm theo bất kì cách nào không? Điểm hoan lạc nên được đặt ở bất kì đâu khác, nhưng không ở chỗ ngài đã đặt vào - điều đó ngu xuẩn thế!"

Tôi không biết liệu câu chuyện này là đúng hay không, nhưng dường như là đúng.

Nó chính là bản tính của tâm trí, cũng như nó là bản tính của mọi thứ. Hoa hồng chưa bao giờ nghĩ về việc trở thành hoa sen; nó không bận tâm rằng nó nhỏ thế. Giới hạn này là tuyệt đối cần thiết, về bản chất. Bạn chưa bao giờ hỏi về vài bộ phận thay thế để cho nếu một cái đầu bị mất, bạn có thể đặt cái đầu khác lên. Bạn chưa bao giờ hỏi. Ngay cả vấn đề về bộ phận thay thế cũng không nảy sinh, rằng đây là hệ thống không đúng; mọi xe đều tới với các bộ phận thay thế, mọi đứa trẻ nhỏ nên tới với cái túi mang cho nó các bộ phận thay thế nhỏ: mắt thay thế, chân thay thế... Gãy xương xảy ra, mắt mất thị lực... nếu bạn có các thứ thay thế cùng bạn, bạn có thể lập thức thay ngay. Chúng ta đơn giản chấp nhận tình huống này như nó vậy. Việc chấp nhận này là tự nhiên.

Đó là lí do tại sao, Maneesha, tâm trí không bao giờ nghĩ rằng nó có giới hạn nào. Nó coi nó là vô hạn - giới hạn nào? Nó có thể nghĩ về những thứ xa xăm nhất có thể được. Và một cách tự nhiên nó nghĩ nó là không thể thiếu được. Mọi người đều nghĩ, "Không có tôi, cái gì sẽ xảy ra cho thế giới?" Bạn có thể không nói điều đó cho bất kì ai, nhưng sâu bên dưới bạn nghĩ rằng không có bạn, thế giới không thể chạy được. Sẽ có hỗn độn, mọi thứ sẽ bị lộn ngược. Chính bởi vì sự hiện diện của bạn mà mặt trời mọc hàng ngày; bằng không ít nhất chủ nhật nó sẽ vào ngày nghỉ.

Anh chàng đáng thương này, khi toàn thế giới đang vào ngày nghỉ - và đó là ngày của anh ta, chủ nhật - anh ta vẫn phải làm công việc thường ngày của mình: lại mọc lên, chuyển động toàn thể vòng tròn, lại lặn xuống... Trong bốn tỉ năm, từ khi trái đất tồn tại - chúng ta không đếm thời gian trước nó... Đã có thời gian trước nó, nhưng trong ít nhất bốn tỉ năm mặt trời chưa bao giờ trễ, chưa bao giờ ốm, chưa bao giờ vào ngày nghỉ, chưa bao giờ đi tuần trăng mật. Anh chàng đáng thương này đơn giản liên tục làm các công việc thường lệ.

Nhưng tại cốt lõi sâu nhất của mọi người, cảm giác là ở chỗ "Không có mình, sẽ có chỗ trống mà không thể được lấp đầu. Mình là không thể thiếu được; không ai có thể lấy được chỗ của mình" - và chúng ta đã biết, chúng ta đã lấy chỗ của ai đó!

Trước bạn, nhiều triệu người đã tới và đi, thỉnh thoảng ngựa và thỉnh thoảng bò đực. Chẳng cái gì là không thể thiếu được, nhưng cảm thấy không thể thiếu được là rất đáp ứng cho bản ngã.


Chúng ta làm bản thân mình thành không thể thiếu được theo những cách nhỏ bé. Chúng ta xây dựng gia đình... bây giờ bạn có thể nói với thế giới, "Không có tôi, cái gì sẽ xảy ra cho vợ tôi?" Và mọi người đều biết chẳng cái gì sẽ xảy ra, cô ấy sẽ đơn giản hạnh phúc, nhưng bạn đang mang một gánh nặng lớn. Không có bạn, cái gì sẽ xảy ra cho con cái? Không cái gì cả. Chúng sẽ trở thành mồ côi và Mẹ Teresa sẽ cho chúng một gia đình tốt. Bạn đang cản trở Mẹ Teresa một cách không cần thiết. Vì chúng ta không thể chứng minh được rằng chúng ta là không thể thiếu được cho các ngôi sao và cho mặt trăng và cho mặt trời, chúng ta tạo ra các quan hệ nhỏ: bố, mẹ, vợ, và chồng, và bạn bè. Và chúng ta làm ra các câu lạc bộ: câu lạc bộ Sư tử - cái gì sẽ xảy ra cho câu lạc bộ Sư tử nếu không có bạn? Nó sẽ đơn giản là câu lạc bộ lừa; bạn là sư tử duy nhất! Chúng ta tạo ra ảo tưởng quanh bản thân mình rằng chúng ta là không thể thiếu được.





Một trong các giáo sư của tôi chưa bao giờ đi nghỉ trong cả đời ông ấy. Tôi trở thành sinh viên của ông ấy chỉ mới ba tháng trước khi ông ấy sẽ về hưu. Ông ấy nổi tiếng khắp đại học là người có tình yêu lớn với sinh viên - ông ấy sẽ không đi nghỉ phép. Cho dù ông ấy ốm, ông ấy vẫn tới dạy.

Tôi hỏi ông ấy, "Có chuyện gì vậy? Sao thầy chưa bao giờ đi bất kì kì nghỉ nào?" Tôi đã không mong đợi câu trả lời mà ông ấy cho tôi - ông ấy là người rất chân thành, Ts. Das - ông ấy nói với tôi, "Không ai đã hỏi điều này; mọi người chỉ ca ngợi. Anh không ca ngợi, ngược lại, anh hỏi, nghi vấn. Tôi phải nói với anh chân lí. Chân lí là ở chỗ nếu tôi mà đi bất kì kì nghỉ nào, không cái gì sẽ thay đổi, mọi thứ sẽ chạy trơn tru và cảm giác của tôi về việc không thể thiếu được sẽ bị phá huỷ. Tôi muốn là không thể thiếu được: không có tôi đại học sẽ là hỗn độn. Và tôi biết, nó sẽ không là hỗn độn."

Tôi có thể hiểu vấn đề của ông giáo sư đáng thương này, vì ông ấy là người độc thân - già lão, không vợ, không con, không cái gì khác theo đó ông ấy có thể tuyên bố việc không thiếu được của ông ấy.

Ông ấy đã xoay xở điều đó bằng việc không đi nghỉ. Toàn thể đại học, mọi giáo sư đều cảm thấy điều đó, rằng chắc chắn ông ấy là siêu nhân. Ngay cả chủ nhật văn phòng của ông ấy cũng vẫn mở. Bất kì học giả nào muốn tới vào chủ nhật Ts Das đều sẵn có. Toàn thể đại học đóng cửa, chỉ văn phòng của ông ấy là không đóng cửa; nó không bao giờ đóng cửa.

Khi ông ấy về hưu tôi tới tiễn ông ấy ở ga tầu hoả và tôi nói, "Thầy đi sao? Thầy không lo nghĩ điều gì sẽ xảy ra cho đại học?"

Ông ấy nhìn tôi. Ông ấy nói, "Đừng làm phiền hà tôi - ít nhất khi tôi sắp đi xa. Không cái gì sẽ xảy ra, mọi thứ đều sẽ ổn. Điều đó làm tôi đau nhiều tới mức tôi tôi đi và không cái gì xảy ra, và anh làm cho tôi nhận biết về điều đó. Nói về cái gì đó khác đi."

Tôi có thể thấy rằng con người này, một người rất có học và rất giản dị, chân thành sẽ co lại ở Calcutta, đâu đó một mình. Và tôi nghĩ ông ấy không sống được quá bốn hay năm tháng. Sau khi về hưu ông ấy trở thành vô dụng thế. Tôi biết hoàn toàn rõ rằng nếu như ông ấy vẫn còn ở đại học chắc ông ấy đã sống. Không có dấu hiệu của chết; ông ấy hoàn toàn mạnh khoẻ. Nhưng tôi có thể hình dung được ông ấy ở Calcutta chỗ nào đó trong một căn phòng nhỏ - bởi vì một giáo sư về hưu không thể xoay xở được lâu đài ở Calcutta - trong nhà tập thể của người độc thân: một ông già, hoàn toàn vô dụng, thậm chí không ai tới nói với ông ấy, "Xin chào ngài."

Chính ngày ông ấy ra đi, tôi bảo ông ấy, "Xin cẩn thận đừng chết quá nhanh đấy."

Ông ấy nói, "Anh ngụ ý gì?"

Tôi nói, "Tôi đơn giản nói một chân lí tâm lí, điều tâm lí học bây giờ chấp nhận, rằng người về hưu làm thu ngắn khoảng sống của họ ít nhất năm tới mười năm. Khi họ không về hưu họ có tiện dụng nào đó, nghĩa nào đó, họ được ai đó cần tới."

Được cần tới là một trong những nhu cầu lớn lao nhất của con người. Nếu không ai cần bạn, lập tức câu hỏi nảy sinh: Sao tiếp tục sống? Vấn đề là gì? Không có ai sẽ khóc ngày mai, không có ai sẽ tới nấm mồ của bạn để đặt vài bông hồng ở đó. Bạn sẽ bị quên đi dường như bạn chưa bao giờ hiện hữu. Bao nhiêu người đã từng hiện hữu trên thế gian này? Ai nhớ tới họ? Cùng điều đó sẽ là tình huống với bạn, với mọi người.

Chúng ta chỉ là những chữ kí trên nước. Thậm chí trước khi chúng ta kí xong, chúng ta bắt đầu biến mất.

Không ai là không thể thiếu được, Maneesha này, nhưng bản ngã sẽ không chấp nhận điều đó; điều đó là không thể tiêu hoá nổi. Một khi bạn chấp nhận nó, rằng bạn không phải là không thể thiếu được, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng vô cùng tới với bạn, mọi gánh nặng...

Tôi đã từng ở trong các văn phòng nơi trên mọi bàn của các viên chức, trưởng phòng, giám thị, có hàng chồng hồ sơ - và tôi biết tại sao những hồ sơ đó liên tục tăng lên thành núi. Lí do là bất kì ai có nhiều hồ sơ trên bàn đều không thể thiếu được nhiều hơn; không có người đó chẳng cái gì có thể xảy ra. Hồ sơ chuyển chậm tới mức tôi phải làm ra một châm ngôn. Cũng như Albert Einstein đã khám phá ra rằng ánh sáng chuyển động với vận tốc lớn nhất, tôi phải làm ra một châm ngôn rằng hồ sơ, đặc biệt ở Ấn Độ, chuyển động với tốc độ chậm nhất. Bụi liên tục đọng trên chúng, không ai làm cái gì, không ai muốn làm, bởi vì nếu không có hồ sơ trên bàn của bạn, bạn đang làm gì ở đây? Bạn là ai? - bạn đánh mất định nghĩa của bạn.

Điều tốt là hiểu rằng chúng ta không phải là không thể thiếu được, và rằng tâm trí của chúng ta là rất giới hạn. Nó sẽ đem bạn tới gần chân lí hơn.

Câu hỏi thứ hai của bạn, Maneesha, tôi đã trả lời rồi. Bạn đã hỏi:

"Osho ơi, Các từ 'chứng kiến' và 'nhận biết' dường như không xuất hiện trong Thiền nhiều mấy. Có phải là chứng kiến là năng lực quan sát tâm trí đang chạy cùng với rãnh của nó mà không bị đồng nhất với nó không, trong khi Thiền gây choáng váng tâm trí ra khỏi rãnh của nó đi vào trong kẽ hở của vô ý nghĩ?"

Maneesha, Thiền đơn giản không cho bất kì hỗ trợ bản chất nào cho tâm trí.

Với Thiền, tâm trí không hiện hữu.

Không phải là tâm trí phải bị loại bỏ.

Không phải là tâm trí phải được dừng lại khỏi vận hành. Vâng, những điều này phải được nói bởi vì bạn không biết gì về vô trí. Một khi bạn có thoáng nhìn về vô trí bạn sẽ bắt đầu mỉm cười..."Mình đã đánh nhau với cái bóng - tâm trí không có đó."

Câu hỏi thứ ba của bạn:

"Osho ơi, Tôi thường đã có cảm giác rằng nếu tôi có thể thực sự nghe chỉ một lời của thầy, thực sự thấy chỉ một cử chỉ của thầy, thực sự rơi vào trong một kẽ hở nhỏ của im lặng của thầy, rốt cuộc tôi chắc đã hiểu thầy. Có phải vậy không?"

Thiền sư Niskriya...

(Lần này Niskriya có cây thiền trượng theo mình!)

Vâng, một cú đánh ngoạn mục lên Maneesha.

(Niskriya gõ lên đầu cô ấy.)

Đúng rồi! Đây là con dấu về việc là đúng.

Bây giờ chúng ta có thể có vài điều thực sự hay. Maneesha này liên tục hỏi những câu hỏi nghiêm chỉnh!

Barbara Beanbag đã ở chợ và đang bước về nhà mang theo một con vịt.

Một người say loạng choạng đi tới theo hướng ngược lại, dừng lại và nói, "Này! Chị làm gì với con lợn đó?"

Barbara nhìn anh ta một cách lạnh nhạt và đáp, "Đây không phải là lợn, nó là vịt!"

"Tôi biết chứ," người say nói, "tôi đang nói chuyện với vịt!"

Abraham Grossman, thanh niên độc thân giầu có, đang tiếp đãi một người đàn bà lộng lẫy, Gloria, ăn tối trong nhà tầng mái của mình.

Khi người phục vụ Trung Quốc của anh ta rót cà phê, Gloria hỏi, "Ngô, làm sao anh làm cà phê ngon thế?"

"Ngộ lấy nước thực sôi," Ngô giải thích, "và khuấy trong cà phê, dất dất chậm."

"Vâng," Gloria nói, "nhưng điều đó rõ ràng thế. Làm sao anh lọc nó thông minh thế?"

"Ngộ lấy tất lụa của ông chủ..." Ngô bắt đầu.

"Cái gì!" Grossman la lên. "Anh lấy đôi tất lụa tốt nhất của tôi để lọc cà phê sao?"

"Ồ, không, ông chủ," Ngô đáp. "Ngộ chưa bao giờ lấy tất sạch của ông chủ cả."

Kowalski nghe thấy tiếng động trong vườn và đi ra thì thấy con chó của mình đang chơi với con thỏ của nhà hàng xóm.

Kowalski xoay xở lôi con thỏ ra khỏi mồm con chó, nhưng thấy rằng nó đã chết.

Anh ta không muốn làm phật lòng hàng xóm, cho nên anh ta lén chui qua hàng rào và để con thỏ trở lại chỗ nuôi con vật của nó, để cho hàng xóm sẽ nghĩ nó chết an bình tại nhà.

Tối hôm đó, Kowalski nghe thấy hàng xóm của mình la hoảng trong vườn.

"Có chuyện gì vậy?" Kowalski hỏi, ra vẻ hồn nhiên.

"Tôi vừa mới thấy con thỏ của tôi, chết rồi, lại ở trong chỗ nuôi con vật," hàng xóm đáp.

"Ôi thương quá!" Kowalski thở dài thông cảm.

"Điều đó cũng được," hàng xóm nói, "có mỗi chuyện là tôi đã chôn nó hôm qua!"

Moishe Finkelstein có bọng mắt sệ xuống và trông rất mệt mỏi, khi anh ta đi vào văn phòng của bác sĩ.

"Bác sĩ ơi," Moishe nói, "Tôi mơ mọi đêm. Đêm qua thật là khủng khiếp! Tôi ở trên máy bay, tôi có dù mở ra ở trên và chúng tôi cách đất tám cây số, để làm một kỉ lục độ cao nhảy dù mới.

"Tôi mở cửa, tiến một bước lên trước, kéo dây dù - bác sĩ nghĩ cái gì xảy ra?"

"Tôi chẳng có ý tưởng nào," bác sĩ nói.

Moishe nhìn chăm chăm vào chỗ xa xăm và nói, "Bộ đồ ngủ của tôi tụt xuống."

Bây giờ hai phút cho im lặng.

Tĩnh lặng đi. Nhắm mắt lại.

Thu bản thân bạn vào bên trong, cũng hệt như bạn đang là tượng đá.

Được rồi, thảnh thơi đi...

Bây giờ, quay lại.

Được chứ Maneesha?

Vâng, thưa Osho.

Xem Tiếp Chương 13 - Quay Về Mục Lục

Đọc Miễn Phí Sách Osho - Download Sách Osho PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Osho Hoặc Download ê

0 Đánh giá

Ads Belove Post