Chương 6. Là người hiếm hoi

Chương 6. Là người hiếm hoi

Price:

Read more

Ngôn ngữ của sự tồn tại - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 6. Là người hiếm hoi
Thưa thầy kính yêu của chúng tôi,
Một sư hỏi Bàn Khuê, "Các thầy giáo tổ tiên từ thời cổ đại đã được chứng ngộ lớn qua những thực hành khó khăn và đau đớn. Tôi đã nghe nói rằng thầy nữa, đã hoàn thành giáo huấn vĩ đại lớn qua các thực hành khó khăn đa dạng. Nhưng với những người như tôi, người không chuyên tâm thực hành, và không được chứng ngộ, chỉ nhận ra rằng chính trạng thái của tôi là không sinh, vô trí chứng ngộ không thực sự lắng đọng vào bất kì cái gì."
Bàn Khuê đáp:
"Điều đó giống như trường hợp của lữ khách đi ngang qua các đỉnh núi cao nơi không có nước, và trở nên khát. Ai đó tìm nước ở thung lũng xa xôi, tìm kiếm gẫy lưng đây đó. Chung cuộc, người đó tìm thấy nước và đen nó trở lại để cho người khác uống.
"Cho dù họ đã không vật lộn như vậy, những người uống nước được tươi tỉnh lên, cũng hệt như người đã trải qua khó khăn đi lấy nước trước. Còn với những người hoài nghi và sẽ không uống, không có cách nào để cơn khát của họ được dịu đi.
"Vì ta đã không gặp được ai đó với con mắt chứng ngộ, ta làm mòn mỏi bản thân ta một cách sai lầm. Chung cuộc ta đã khám phá ra phật trong vô trí riêng của ta, và ta đang nói cho mọi người về phật của vô trí riêng của họ, mà họ không phải làm gì khó khăn - cũng giống như uống nước và làm cho cơn khát của họ dịu đi.
"Việc dùng vô trí chứng ngộ cố hữu trong mọi người, hệt như nó vậy, là đã tìm thấy an bình và phúc lạc, không có khó khăn về lẫn lộn - đây chẳng phải là giáo huấn đúng thiêng liêng sao?"
Và lúc khác ai đó đó hỏi Bàn Khuê, "Việc soi sáng đầy đủ của con mắt về thực tại là được hoàn thành theo thời gian và mua vụ, hay nó được nhận ra ngay cả trong một ngày?"
Bàn Khuê đáp, "Điều đó không phải là vấn đề về thời gian và mùa vụ; điều đó được hoàn thành chỉ khi con mắt về con đường là rõ ràng, không kẽ hở nào. Điều đó được hoàn thành bởi việc thực hành cống hiến thành tâm chuyên tâm cho việc nuôi dưỡng nó."
Maneesha, Bàn Khuê là một trong những Thiền sư yêu thích nhất của tôi, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi đồng ý với ông ấy về mọi điểm. Với những điều bản chất tôi đồng ý tuyệt đối, nhưng với điều không bản chất tôi bất đồng. Và chính điều các bạn phải nhớ rằng yêu một người không có nghĩa là đồng ý với người đó hay bất đồng với người đó. Đồng ý và bất đồng ở thấp xa bên dưới thế giới của yêu. Tôi yêu Bàn Khuê chỉ vì mục đích riêng của ông ấy. Ông ấy là người chứng ngộ duy nhất với cái nhìn vô cùng về thực tại, nhưng về những điều không bản chất tôi không đồng ý với ông ấy.
Có lẽ thời gian đã thay đổi. Có lẽ tôi là loại người khác, và có lẽ những người đang nghe tôi là một thế giới khác toàn bộ. Tôi đáp ứng cho Bàn Khuê tương ứng theo bạn, tôi nhìn Bàn Khuê trong hoàn cảnh của bạn; bằng không Bàn Khuê chẳng có nghĩa gì. Chúng ta thảo luận về ông ấy với lí do đơn giản là ông ấy có thể rọi ánh sáng nào đó cho bạn trên đường. Cho dù thoáng chút của điều tối thượng được đạt tới qua ông ấy, nó là quá đủ.
Tôi sẽ nói cho bạn chỗ tôi đồng ý và chỗ tôi không đồng ý, nhưng khi có liên quan tới tình yêu của tôi nó là điều tuyệt đối. Tôi yêu người này và kính trọng ông ấy. Nhưng điều tự nhiên là khi thời gian thay đổi, ngôn ngữ thay đổi. Biểu tượng thay đổi, biểu dụ thay đổi, và mọi thứ đã được nói cả nghìn năm trước không thể được lặp lại đích xác, ngoại trừ bởi vẹt.
Bàn Khuê có một trường phái lớn của riêng ông ấy. Ông ấy vẫn được hàng nghìn người theo. Tôi đã gặp vài đệ tử của Bàn Khuê, và khi tôi bảo họ rằng tôi đồng ý trên những điều nền tảng nhưng tôi bất đồng trên những điều không bản chất, họ không thể tin được tôi. Họ nói, "Nếu thầy yêu thầy của thầy, nếu thầy có tình cảm nào đó với thầy, thế thì làm sao thầy có thể bất đồng được?"
Quan điểm của tôi là khác toàn bộ. Nếu bạn yêu một người chỉ thế thì bạn mới có quyền bất đồng. Nếu bạn không yêu một người, bạn có quyền gì để bất đồng? Chỉ yêu mới cho bạn tự do đồng ý hay không đồng ý. Không có yêu không có tự do. Bạn bị buộc phải đồng ý như mọi tôn giáo của thế giới đang làm - ép buộc mọi người theo cách tâm lí để tin vào những điều nào đó và không tin vào những điều khác nào đó.
Cách thức ép buộc của họ là rất tinh vi, họ đang dùng toàn thể tâm trí vô ý thức chưa chứng ngộ của bạn.
Tham của bạn được bành trướng tới tận trời. Cõi trời và thiên đường là gì ngoài tham của bạn được nhân lên cả nghìn lần? Và địa ngục là gì ngoài sợ của bạn? Và tất cả các tu sĩ của mọi tôn giáo của thế giới đang làm gì? Họ đang làm cùng điều cho dù họ là người Mô ha mét giáo hay người Hindu hay người Ki tô giáo hay người Do Thái. Họ đang cho bạn an ủi về khổ của bạn, về đau khổ của bạn; họ an ủi bạn rằng nó sẽ không kéo dài mãi mãi đâu - thế giới này là khổ nhưng bên ngoài thế giới này mở ra những cánh cửa của thiên đường và vui thú vĩnh hằng, cho nên chỉ phải có chút ít kiên nhẫn. Karl Marx không sai khi ông ấy nói rằng tôn giáo đã vận hành như thuốc phiện của mọi người. Tôi không phải là người theo Marx nhưng phát biểu này tôi không thể phủ nhận được, ông ấy là tuyệt đối đúng. Tôn giáo đã chứng tỏ là thuốc phiện.
Trong các làng Ấn Độ nơi đàn bà đi làm trên cánh đồng, hay ở đâu đó nơi con đường đang được làm, hay cây cầu đang được làm, và đàn bà làm việc có con nhỏ... Một hôm tôi mới đi tản bộ qua bên sông, một chiếc cầu đang được xây dựng và có một đứa trẻ nhỏ dưới gốc cây, hạnh phúc thế, vui vẻ thế, cực lạc thế. Tôi không thể tin được... cái gì có thể là nguyên nhân cho điều đó? Thế là tôi đợi bên cạnh cây này. Mẹ nó đang làm việc trên cầu, và cô ấy quay lại cho đứa trẻ bú sữa. Tôi nói với cô ấy, "Cô có đứa con thực sự hay. Tôi chưa bao giờ bắt gặp một đứa trẻ phiêu diêu như thế trong cả đời tôi."
Cô ấy nói, "Nó chả là gì cả. Chúng tôi là người nghèo, chúng tôi có thể làm gì được? Chúng tôi không thể đảm đương được việc có ai đó chăm sóc đứa con, cho nên chúng tôi cho con uống thuốc phiện nào đó. Dù là nó đói hay khát, dù trời nóng hay lạnh, chả thành vấn đề. Trong khi có thuốc phiện, nó tận hưởng thiên đường."
Mọi tôn giáo đều đã từng đem thuốc phiện cho người đi theo của họ và đem địa ngục cho những người không theo họ. Nhưng dùng tâm lí của mọi người - sợ của họ, tham của họ, tham vọng của họ - không phải là con đường của tôn giáo đích thực. Nó không phải là con đường của yêu. Nó rất tàn nhẫn vì nếu bạn dùng tham của mọi người bạn sẽ không biến đổi họ. Và bạn sẽ sợ nếu ai đó khác cố biến đổi họ, vì bạn không thể làm cho họ phải bỏ tham và sợ của họ.
Rất ít người trong toàn thể lịch sử đã từng có khả năng bỏ được sợ của họ và nhìn thẳng vào thực tại. Không có địa ngục và không có cõi trời, nhưng có sự tồn tại đẹp, đẹp tới mức giấc mơ của bạn cũng không thể mơ được nó. Bạn phải hiện thực nó.
Thầy có kinh nghiệm đích thực sẽ không đòi hỏi tin hay không tin của bạn, thầy sẽ chỉ hỏi về cuộc truy tìm của bạn. Thầy sẽ bảo bạn rằng giếng không còn xa gì, cho nên đừng vẫn còn khát. Nếu bạn níu bám lấy khổ của bạn, không ai ngoài bạn chịu trách nhiệm. Bạn có thể bỏ mọi khổ của bạn, mọi khổ sở của bạn, nếu bạn bỏ tâm trí bạn. Nó toàn là hiện tượng tâm trí.
Tôi yêu Bàn Khuê. Ông ấy được hỏi:
"Các thầy giáo tổ tiên từ thời cổ đại đã được chứng ngộ lớn qua những thực hành khó khăn và đau đớn. Tôi đã nghe nói rằng thầy nữa, đã hoàn thành giáo huấn vĩ đại lớn qua các thực hành khó khăn đa dạng. Nhưng với những người như tôi, người không chuyên tâm thực hành, và không được chứng ngộ, chỉ nhận ra rằng chính trạng thái của tôi là không sinh, vô trí chứng ngộ không thực sự lắng đọng vào bất kì cái gì."
Trong nhiều thế kỉ đã từng có những người tìm kiếm bị chia rẽ tại điểm này. Có những người tìm kiếm nói rằng chứng ngộ tới một cách dần dần. Bạn phải làm việc vì nó, bạn phải làm nhiều loại thực hành cho nó. Nó là ngôi sao xa xôi và cuộc hành trình là mệt mỏi, và bạn gần như phải đi qua việc tự hành hạ bạn nhân danh tạo kỉ luật cho bản thân bạn. Trường phái kia nói rằng chứng ngộ bao giờ cũng bất thần. Nó không phải là vấn đề du hành tới bất kì chỗ nào hay đi bất kì chỗ nào, nó đơn giản là vấn đề thức tỉnh cái ta riêng của bạn.
Có lẽ trong đêm, trong mơ bạn có thể đã từng tới thăm một ngôi sao xa xôi. Nhưng khi bạn thức dậy, bạn biết bạn đã không đi đâu cả, bạn bao giờ cũng ở đây. Tâm trí của bạn cảm thấy khổ sở, đau khổ; nó cảm thấy mọi loại xúc động, gắn bó, ham muốn và thèm khát, nhưng đó toàn là phóng chiếu của tâm trí. Đằng sau tâm trí là cái ta thực của bạn mà chưa bao giờ đi bất kì đâu cả. Nó bao giờ cũng ở đây và ở đây.
Cho nên vấn đề về chứng ngộ, dù nó là dần dần hay bất thần, là vấn đề rất phức tạp. Những người nói nó là dần dần, họ đã làm ra các bước đi, thủ tục, kỉ luật để được tuân theo. Và theo cách này, có lẽ, sau nhiều kiếp bạn có thể trở thành phật. Người tin vào chứng ngộ bất thần không có kỉ luật, không qui tắc, ngoại trừ một điều đơn giản - thức dậy, không còn là người mộng du. Không hành động từ giấc ngủ, hành động từ thức tỉnh!
Cho nên trên con đường của chứng ngộ bất thần mọi thứ được cần là đi vào bên trong, nhìn vào bên trong và tìm ra điểm mà có thể là nhận biết hai mươi bốn giờ. Và điểm đó có đó, bạn chỉ đang quay lưng vào nó thôi. Bất kì chỗ nào bạn đi, nó bao giờ cũng cùng với bạn. Nó là chính trung tâm của sự tồn tại của bạn; không có nó bạn không thể tồn tại được lấy một khoảnh khắc.
Vấn đề không phải là đạt tới hay thành đạt dần dần nào đó. Vấn đề là việc quay vào trong lớn lao. Mắt chúng ta nhìn ra ngoài, ham muốn của chúng ta đạt tới các vì sao. Quay vào trong nghĩa là vô ham muốn, không tham, không thiên đường, không Thượng đế - chỉ nhìn vào trong không gian riêng của bạn, điều đang ẩn kín bên trong bạn. Cuộc sống này từ đâu tới? Tâm thức này từ đâu tới?
Khi bạn đi sâu hơn vào bên trong bản thân bạn, bạn sẽ thấy trung tâm, và không chỉ của bản thân bạn. Nó sẽ là trung tâm của toàn thể sự tồn tại. Tại trung tâm chúng ta gặp gỡ, ở ngoại vi chúng ta tách rời. Chúng ta tách rời chỉ trong thân thể, trong tâm trí, nhưng bên ngoài thân thể và tâm trí chúng ta chỉ là một đại dương tâm thức. Không có ‘tôi đây’, đơn giản có nhận biết thuần khiết mà không phân biệt, không phân chia.
Trong khoảnh khắc của chứng ngộ ngay cả cây và chim và núi - mọi thứ đều trở nên chứng ngộ. Có câu nói của Phật Gautam, "Khoảnh khắc ta trở nên chứng ngộ, toàn thể vũ trụ trở nên chứng ngộ." Điều đó có thể bị tranh cãi, vì chúng ta chỉ thấy rằng chúng ta không chứng ngộ, nhưng nghĩa của ông ấy là khác toàn bộ. Ông ấy đang nói cho bản thân ông ấy. Từ khoảnh khắc đó mọi thứ đều trở thành chứng ngộ vì ông ấy đã thấy chính gốc rễ từ đó cuộc sống nảy sinh và liên tục nảy sinh vĩnh hằng, không bắt đầu, không kết thúc.
Bàn Khuê được hỏi, "Trong thời cổ đại các hiền nhân thường thực hành các kỉ luật khó khăn và gian nan và thế rồi chung cuộc sau nhiều năm, sau nhiều kiếp, họ đã trở nên chứng ngộ. Nhưng trong trường hợp của thầy điều đó dường như là khác. Thầy đã không thực hành kỉ luật nào, thầy đã không tự hành hạ thầy bằng nhịn ăn. Thầy đã không vặn xoắn thân thể thầy theo yoga. Làm sao thầy đã trở nên chứng ngộ?"
Bàn Khuê đáp:"Điều đó giống như trường hợp của lữ khách đi ngang qua các đỉnh núi cao nơi không có nước, và trở nên khát. Ai đó tìm nước ở thung lũng xa xôi, tìm kiếm gẫy lưng đây đó. Chung cuộc, người đó tìm thấy nước và đen nó trở lại để cho người khác uống.
"Cho dù họ đã không vật lộn như vậy, những người uống nước được tươi tỉnh lên, cũng hệt như người đã trải qua khó khăn đi lấy nước trước.
Tôi không đồng ý ở điểm này. Mọi người đều phải tìm ra chứng ngộ riêng của mình. Không ai có thể trao nó cho bạn được.
Bàn Khuê đang nói rằng ai đó khác có thể mang nước tới. Về nước thì điều đó là được, nó là cái gì đó đối thể và bên ngoài. Nước có thể được mang tới, nhưng không ai có thể đem chứng ngộ tới cho bạn được.
Điều phải được hiểu rất sâu là chứng ngộ là cuộc cách mạng cá nhân. Ai đó có thể cho bạn thách thức, ai đó có thể khiêu khích bạn đi tìm, sự hiện diện của ai đó có thể tiêm nhiễm bạn, nhưng không ai có thể trao cho bạn chứng ngộ.
Nếu nó là cái gì đó mà có thể được trao, chắc đã rất dễ dàng làm cho toàn thế giới thành chứng ngộ. Nó có thể được cấp bằng phát minh, có thể được tiếp thị - thế thì bạn cứ đi tới đường M.G.Road và uống chút chứng ngộ; thế thì người giầu sẽ thu được khối lượng chứng ngộ lớn và người nghèo sẽ khổ.
Ít nhất khi có liên quan tới chứng ngộ, đừng làm cho nó thành hiện tượng vật chất, định lượng. Nó là kinh nghiệm chủ quan, định tính cũng giống như yêu. Bạn có thể trao yêu cho ai đó được không? Không có cách nào. Bạn có thể yêu ai đó, nhưng bạn không thể trao yêu cho ai đó.
Yêu là kinh nghiệm bên trong của bạn, sâu tới mức bạn thậm chí không thể xác định được nó là gì. Mọi nhà thơ, mọi triết gia đều đã từng cố định nghĩa yêu là gì. Và hàng nghìn năm tìm kiếm và truy hỏi đã cho kết quả chỉ trong phát biểu đơn giản rằng yêu là không thể định nghĩa được. Bạn có thể hát nó, bạn có thể nhảy múa nó, nhưng bạn không thể định nghĩa nó. Đích xác cùng điều đó, trên mức độ cao hơn, là chứng ngộ.
Theo tôi yêu là bậc thang thấp nhất của chiếc thang và chứng ngộ là bậc cao nhất. Chúng có tương đồng về nhiều điểm. Cả hai đều xảy ra bất thần - bạn rơi vào yêu và nếu ai đó hỏi bạn tại sao, bạn đơn giản nhún vai. Bạn không thể trả lời được tại sao. Yêu không phải là cái gì đó để được hỏi. Bạn không biết bản thân bạn, nó chỉ xảy ra.
Chứng ngộ là cùng loại hiện tượng này nhưng ở trên đỉnh cao hơn. Nó chỉ xảy ra. Nó xảy ra khi bạn im lặng, nhìn vào trong. Hệt như tia chớp, bạn đột nhiên trở thành nhận biết, đầy ánh sáng, chói sáng. Nó không là câu trả lời cho bất kì câu hỏi nào. Mọi câu hỏi và mọi câu trả lời tan biến vào trong vẻ huy hoàng chói sáng của bản thể bên trong riêng của bạn.
Tôi khác với Bàn Khuê trong việc nói rằng không ai khác có thể trao nó cho bạn được. Nếu ai đó đã tìm ra nó, có lẽ người đó có thể gây hứng khởi cho bạn - không bởi lời của người đó, nhưng bởi chính bản thể của người đó, bởi mọi cử chỉ của người đó, bởi mọi cái nhìn của người đó. Bạn có thể thấy rằng một loại hiện diện khác bao quanh người đó, một loại im lặng khác toả sáng ra từ người đó. Bạn có thể có hương vị từ ai đó khác, nhưng không ai có thể trao nó cho bạn.
Chuyện thường xảy ra là những người tìm kiếm đi tới Phật Gautam. Một triết gia lớn của thời đó, Maulingaputta, tới với năm trăm đệ tử của ông ta. Bản thân ông ấy là một thầy giáo nổi tiếng và ông ấy đã tới để thách thức Phật Gautam tranh cãi; đó là lí do tại sao ông ấy đã đem mọi đệ tử của mình tới.
Ở Ấn Độ đó là hiện tượng thông thường mà nay đã biến mất... nó hay thế - nhưng bây giờ việc thách thức ai đó dường như là cách thức để tạo ra kẻ thù. Trong nhiều thế kỉ điều đó đã không được xét tới ở Ấn Độ; việc thách thức đơn giản là vấn đề tới đối diện nhau, với những câu hỏi truy vấn, xuyên thấu, và tìm ra ai đã đi sâu hơn. Người đi sâu hơn là người chiến thắng. Đó là hiện tượng rất đáng yêu, rất thân thiện.
Maulingaputta nói với Phật Gautam, "Tôi đã tới đây để bày tỏ sự kính trọng của tôi với ông và cũng để thách thức ông."
Phật nói, "Ta thích thách thức của ông. Nhưng ông sẽ phải hoàn thành một điều kiện mà ta đã từng giữ cả đời ta. Ta không thể làm ra ngoại lệ được."
Và lúc đó đã có mười nghìn sư, các đệ tử của Phật. Maulingaputta nói, "Điều kiện gì cũng được, và tôi sẵn sàng chấp nhận nó."
Thế là Phật nói, "Điều kiện là ở chỗ ông phải ngồi im lặng cạnh ta trong hai năm - không câu hỏi, không câu trả lời. Sau hai năm ta sẽ bảo ông, bây giờ ông có thể hỏi."
Dòng truyền thừa Bàn Khuê tới từ Mahakashyap. Mahakashyap là con người hiếm hoi, không ai đã bao giờ nghe ông ấy nói. Ông ấy chưa bao giờ hỏi bất kì câu hỏi này, ông ấy chưa bao giờ trả lời bất kì ai, ngay cả lời chào cũng là quá nhiều. Mọi người đơn giản đi qua bên cạnh ông ấy dường như ông ấy không có. Ông ấy có một cái cây đặc biệt mà ông ấy thường ngồi bất kì khi nào Phật nói. Khi Phật nói với Maulingaputta, "Ông phải ngồi im lặng trong hai năm cạnh ta và thế rồi ông có thể có bất kì truy hỏi, bất kì tranh cãi, bất kì thảo luận, bất kì câu hỏi nào," đột nhiên một tiếng cười lớn buột ra - Mahakashyap phá lên cười.
Toàn thể hội chúng cảm thấy rất kì lạ vì người này chưa bao giờ nói cho bất kì ai, và chẳng có lí do đặc biệt gì để ông ấy đáng phải cười. Nhưng ông ấy chắc phải đã là một hoá thân của Sardar Gurudayal Singh, hay ngược lại. Sardar là người duy nhất trên toàn thế giới có thể cười trước khi chuyện cười được kể. Điều đó không thành vấn đề, vấn đề là tiếng cười. Sao không tận hưởng nó, sao chờ đợi? Đó là tin cậy sâu sắc rằng cái gì đó tốt lành sẽ tới.
Maulingaputta nói, "Sao người này lại cười?"
Phật nói, "Ông có thể đích thân hỏi ông ấy. Ông ấy là người hiếm hoi, ông ấy chẳng bao giờ nói. Trong hai mươi năm ông ấy đã từng ở cùng ta và ông ấy chưa bao giờ hỏi bất kì câu hỏi nào. Đây là lần đầu tiên mà đột nhiên ông ấy đã buột ra tiếng cười."
Thế là Maulingaputta hỏi Mahakashyap, "Sao ông cười vậy?"
Mahakashyap nói, "Ta cười vì anh chàng Phật Gautam này là tay đại thủ đoạn. Ông ta đã lừa ta bằng cùng thủ đoạn này đấy; ông ta đã bảo ta ngồi trong hai năm và ta đã ngồi tới giờ là hai mươi năm! Bây giờ ham muốn hỏi hay tranh cãi đã rơi xa đằng sau hàng dặm đường rồi. Cho nên nếu ông muốn hỏi, hỏi bây giờ đi; bằng không ông sẽ ngồi như ta vậy thôi. Và có nhiều sư khác sẽ là nhân chứng cho điều ta nói."
Phật đang cầm đoá hoa sen trong tay. Vào lúc đó ông ấy gọi Mahakashyap tới và trao đoá sen cho ông này với lời nói, "Điều ta có khả năng nói, ta đã nói cho mọi người. Còn điều ta không có khả năng nói, ta truyền nó cho ông."
Điều này được gọi trong Thiền là việc truyền ngọn đèn. Không cái gì được nói. Nhưng trong hai mươi năm im lặng bản thân người ta trở nên chứng ngộ. Đó không phải là cái gì đó mà Phật đã trao. Phật đơn giản tạo ra tình huống.
Maulingaputta vẫn còn im lặng trong hai năm và ông ấy thậm chí đã quên mất thời gian, rằng hai năm đã trôi qua. Chính Phật phải tới nhắc ông ấy, "Maulingaputta, bây giờ hai năm qua rồi. Tới và đương đầu với ta."
Ông ấy tới và chạm chân Phật Gautam và ông ấy nói, "Tôi xin lỗi, tôi đã kiêu ngạo. Tôi đã không hiểu chứng ngộ là gì. Bây giờ đừng làm cho tôi xấu hổ thêm. Chỉ trong im lặng trong hai năm mọi ý nghĩ đã biến mất. Im lặng sâu sắc ngự trị bên trong và tôi đã tìm ra bản thân tôi và cái đẹp và chân lí và cái thiện - tất cả đều cùng có trong bản thể riêng của tôi. Bây giờ không tìm, không kiếm gì cả. Mahakashyap là đúng."
Sau khi chạm chân Phật Gautam, ông ấy chạm chân Mahakashyap. Chính từ chuyện này mà Mahakashyap được coi là Thiền sư thứ nhất. Ông ấy là đệ tử của Phật, nhưng ông ấy đã bắt đầu một tín ngưỡng mới, của những người đơn giản ngồi im lặng trong nhiều năm.
Bạn nhớ Basho chứ - và hôm nay có nhiều nhà thơ ở đây, họ sẽ hiểu Basho - có lẽ là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất mà thế giới đã tạo ra.
Ngồi im lặng
không làm gì
xuân tới
và cỏ tự nó mọc lên.
Toàn thể triết lí của Thiền được hàm chứa trong phát biểu đơn giản này, bài cú nhỏ này.
Ngồi im lặng
không làm gì
xuân tới
và cỏ tự nó mọc lên.
Bạn không phải làm gì cả. Chứng ngộ không phải là việc làm của bạn. Và nó không phải là món quà. Bạn đã chứng ngộ rồi, bạn chỉ đã không nhìn theo đúng hướng thôi. Khác biệt giữa người chứng ngộ và người không chứng ngộ là không nhiều; nó là bỏ qua được. Người này đã nhìn vào trong bản thân mình, người kia còn chưa nhìn vào bản thân mình. Đây không mấy là khác biệt. Vào bất kì lúc nào người ta cũng có thể nhìn vào bản thân mình. Có lẽ khi mắt bạn mệt với việc nhìn ra ngoài, bạn nhắm mắt lại trong chán chường và mệt mỏi hoàn toàn và nhìn vào bên trong.
Bạn đã tìm nhiều và chẳng tìm thấy gì bên ngoài. Bạn nhìn vào trong và đột nhiên mọi thứ bạn đã từng tìm kiếm đều đã có đó rồi. Bạn đã tới cùng nó trong thế giới này, nó là phẩm chất cố hữu của bạn.
Bàn Khuê đang nói rằng ai đó khác có thể đem nước tới, nhưng đó không phải là cách đúng để giải thích điều đó.
Ông ấy nói:
Còn với những người hoài nghi và sẽ không uống, không có cách nào để cơn khát của họ được dịu đi.
"Vì ta đã không gặp được ai đó với con mắt chứng ngộ, ta làm mòn mỏi bản thân ta một cách sai lầm. Chung cuộc ta đã khám phá ra phật trong vô trí riêng của ta, và ta đang nói cho mọi người về phật của vô trí riêng của họ, mà họ không phải làm gì khó khăn - cũng giống như uống nước và làm cho cơn khát của họ dịu đi.
Về điểm này tôi tuyệt đối đồng ý. Bản thân Bàn Khuê đã đột nhiên trở nên chứng ngộ mặc dầu ông ấy đã từng cố gắng. Tôi phải nhắc bạn về bản thân Phật Gautam. Trong sáu năm liên tục ông ấy đã cố gắng đủ mọi phương pháp và mọi kỉ luật sẵn có vào thời đó, mà chẳng cái gì xảy ra. Ông ấy đã trở nên mệt mỏi, hoàn toàn chán tới mức một đêm trăng tròn ngồi dưới gốc cây, ông ấy thậm chí bỏ luôn ham muốn chứng ngộ. Ông ấy đã bỏ mọi ham muốn khác. Ham muốn duy nhất mà ông ấy đã từng mang trong sáu năm - vào đêm trăng tròn đó ông ấy bỏ nốt cả cái đó nữa. Hoàn toàn vô ham muốn ông ấy đã ngủ một giấc ngủ cực kì sâu. Và khi ông ấy tỉnh dậy lúc sáng, ngôi sao cuối cùng đã lặn, và khi ngôi sao cuối cùng biến mất, ông ấy đã trở nên chứng ngộ.
Không phải là sáu năm huấn luyện đó làm cho ông ấy chứng ngộ đâu, chính là cái đêm thảnh thơi đó, việc buông bỏ hoàn toàn đó. Không có ham muốn, không tham vọng, tâm trí không vận hành chút nào. Khi bạn không có bất kì ham muốn nào, bất kì tham vọng nào, bất kì khao khát nào, tâm trí biến mất, vì tâm trí không là gì ngoài tổ hợp của tất cả những điều này. Nó không phải là thực thể trong bản thân nó, nó chỉ là sự tổ hợp, cũng như nắm đấm tay tôi. Nắm đấm không phải là thực thể, nó chỉ là năm ngón tay nắm lại. Bạn mở các ngón tay ra và nắm đấm biến mất.
Tâm trí không phải là thực tại. Nó không phải là sự kiện, nó đơn giản là tổ hợp của mọi ham muốn. Ngay cả một ham muốn cũng đủ giữ cho nó thở. Nhưng khi ham muốn cuối cùng rơi rụng đi, và điều đó chỉ có thể là ham muốn về chứng ngộ... vào sáng đó ông ấy đã tỉnh dậy mà không có tâm trí. Vào sáng đó ông ấy là một vô trí, im lặng thế, an bình thế. Quan sát ngôi sao cuối cùng tan biến, ông ấy cũng quan sát bản thân mình tan biến. Ông ấy còn lại chỉ là người quan sát.
Trạng thái quan sát này là tâm thức thuần khiết của bạn. Và nó không phải là của bạn, nó là tâm thức vũ trụ. Bạn có thể gọi nó là thức tỉnh, bạn có thể gọi nó là phật tính, bạn có thể gọi nó là chứng ngộ, cái tên không thành vấn đề.
"Việc dùng vô trí chứng ngộ cố hữu trong mọi người, hệt như nó vậy, là đã tìm thấy an bình và phúc lạc, không có khó khăn về lẫn lộn - đây chẳng phải là giáo huấn đúng thiêng liêng sao?"
Và lúc khác ai đó đó hỏi Bàn Khuê, "Việc soi sáng đầy đủ của con mắt về thực tại là được hoàn thành theo thời gian và mua vụ, hay nó được nhận ra ngay cả trong một ngày?"
Bàn Khuê đáp, "Điều đó không phải là vấn đề về thời gian và mùa vụ; điều đó được hoàn thành chỉ khi con mắt về con đường là rõ ràng, không kẽ hở nào. Điều đó được hoàn thành bởi việc thực hành cống hiến thành tâm chuyên tâm cho việc nuôi dưỡng nó."
Ông ấy đang làm ra một phát biểu vĩ đại. Ông ấy đang nói rằng vấn đề không phải là thời gian, nó không phải là vấn đề mùa vụ.
Trong làng của tôi một tu sĩ già rất được kính trọng như một người trí huệ. Tôi hay tới nhà ông ấy. Và với bất kì câu hỏi nào tôi đã hỏi ông ấy, ông ấy đều nói, "Đợi đã. Vào đúng lúc, vào đúng mùa vụ, cháu sẽ tìm ra câu trả lời."
Tôi trở về từ đại học và tôi đi tới thăm ông già này; ông ấy sắp chết. Tôi nói với ông ấy, "Ông đã lừa cháu. Cháu đã từng chờ đợi đúng khoảnh khắc và đúng mùa vụ. Nó đã không tới. Và cháu muốn hỏi ông, ít nhất trong khi ông sắp chết, phải trung thực. Ông nói cho cháu, thời gian đúng của ông có tới không?"
Mắt ông ấy đầy nước mắt. Ông ấy nói, "Tha thứ cho ông, ông hay nói điều đó với mọi người, chỉ để tránh câu hỏi của họ - vì ông không biết câu trả lời. Bản thân ông cũng dốt nát như bất kì ai khác nhưng mọi người nghĩ ông là người trí huệ, và dần dần họ đã thuyết phục ông rằng ông là người trí huệ. Ông cũng đã bắt đầu tin vào điều đó."
Tôi nói, "Ít nhất bây giờ ông bỏ niềm tin đó đi. Chết như người dốt nát như ông vậy. Cả đời ông đã không trung thực, nhưng ngay cả một khoảnh khắc trước cái chết, nếu ông trung thực, có lẽ thời gian đúng và mùa vụ đúng có thể tới một cách bất thần." Và thực tại điều đó đã xảy ra. Ông ấy nhắm mắt lại, và tôi ngồi bên cạnh ông ấy và tôi thấy thay đổi xảy ra quanh năng lượng của ông ấy; có sự tươi mát, hương thơm khác. Khuôn mặt già nua của ông ấy trở nên đẹp thế - bị nhăn nheo bởi tuổi già, nhưng bây giờ biểu lộ sự chín chắn.
Ông ấy mở mắt ra và ông ấy cầm tay tôi trong tay ông ấy và ông ấy nói, "Ông không thể biết ơn bất kì ai trong đời ông hơn là cháu, mặc dầu cháu đã không làm gì cả. Nhưng nhìn ra sự kiện là cái chết đang tới, ông nhắm mắt lại và lần đầu tiên ông nhìn vào bên trong. Nó có đó, nó bao giờ cũng có đó." Ông ấy chết là người chứng ngộ. Ông ấy đã sống không chứng ngộ, trong khổ, trong khổ sở, nhưng ông ấy đã chết mà chứng ngộ, trong niềm vui vô cùng.
Ông ấy bảo tôi, "Mọi người không nên khóc than; mọi người không nên buồn hay nghiêm nghị vì cái chết của tôi là việc chói sáng. Điều mà sống đã không có khả năng cho tôi, cái chết của tôi đã trao cho tôi. Mở hội đi! Nói với mọi người rằng cái chết của tôi phải được mở hội."
Và khi tôi kể cho mọi người, họ không tin tôi. Tôi nói, "Dù các bác có tin tôi hay không, ước nguyện cuối cùng của ông già này nên được hoàn thành. Nếu các bác không thể mở hội được, tôi sẽ phải đem bạn tôi tới, và chúng tôi sẽ mở hội."
Tôi phải tụ tập mọi người, và họ đều ngần ngại vì cái chết không được mở hội, chết là thảm hoạ. Nhưng cái chết của người chứng ngộ, và đặc biệt cái chết làm cho một người thành chứng ngộ, phải là lễ hội chứ. Nó có giá trị hơn nhiều so với sinh. Sinh đem cuộc sống tới cho bạn. Cái chết được chứng ngộ đem bạn tới cuộc sống vĩnh hằng, cực lạc vô thời gian, phúc lạc không bao giờ chấm dứt.
Daio đã viết:
Bầu trời giao cảm hoàn hảo
Trong trẻo ở mọi nơi.
Nước sống động,
mắt liễu xanh.
Sao mọi người ngày nay
vội vàng thế?
Trong từng mảnh đất,
bầu trời giao cảm hoàn hảo.
Những người đi đúng
thật hiếm.
Daio đang nói: mọi thứ đẹp thế, sao và cây và chim, tại sao bạn không thể đơn giản hát và múa và tham gia vào trong vũ trụ này? Bạn đang vội vàng đi đâu? Bất kì chỗ nào bạn đi bạn đều sẽ thất vọng, vì cái bạn đang cố tìm được ẩn kín bên trong bạn.
Chính khoảnh khắc này có thể trở thành sự chói sáng của bạn. Không một bước nào phải được lấy.
Trong từng mảnh đất,
bầu trời giao cảm hoàn hảo.
Những người đi đúng
thật hiếm hoi.
Chỉ đi đúng, là người hiếm hoi! Đừng tìm nó bên ngoài. Đây là toàn thể giáo huấn của mọi chư phật.
Câu hỏi 1
Maneesha đã hỏi một câu hỏi:
Thưa thầy kính yêu của chúng tôi,
Tôi đã gặp ai đó với đôi mắt chứng ngộ, người không chỉ mang cho chúng tôi nước, mà còn làm mưa rào nó lên chúng tôi. Và vậy mà, và vậy mà...
Chúng tôi có bồn chồn, phức tạp, đi xa khỏi hồn nhiên tới mức chúng tôi chỉ có thể nhận được cái mà chúng tôi phải khổ về nó?
Đó là toàn thể việc huấn luyện sai của các tôn giáo, của các xã hội, của các nền văn hoá, điều nói rằng chừng nào bạn chưa xứng đáng với một thứ, chừng nào bạn chưa xứng với nó, bạn không thể có được nó. Đó là lí do, Maneesha, rằng nếu tôi bảo bạn rằng bạn chứng ngộ rồi, bạn nhìn đây đó ngay. Bạn không thể tin được - "Trời, mình chứng ngộ! Mà mình có làm cái gì đâu. Mình đã không tự hành hạ mình, mình đã không cầu nguyện. Mình đã không nhịn ăn, mình đã không biết tới kinh sách."
Nhưng tôi nói với bạn rằng với mọi thứ trừ chứng ngộ bạn sẽ phải làm việc. Nếu bạn muốn có tiền, bạn không thể ngồi với mắt nhắm được. Nếu bạn ngồi với mắt nhắm, bạn thậm chí có thể mất tiền - ai đó có thể cắt túi bạn. Với tiền bạn phải làm việc vất vả. Nếu bạn muốn quyền lực chính trị, bạn phải làm việc vất vả. Bạn phải tinh ranh, bạn phải không trung thực, bạn phải là kẻ đạo đức giả. Bạn phải dùng mọi loại phương tiện đúng hay sai để đạt tới mục đích. Duy nhất chứng ngộ, trong toàn thể hiện tượng của sự tồn tại, là không có bất kì nhu cầu nào để xứng với nó.
Nó đã ở đó rồi. Bạn có thể phủ nhận nó lâu chừng nào tuỳ bạn, bạn có thể tìm ra các cớ lâu chừng nào tuỳ bạn, nhưng chung cuộc bạn sẽ mệt mỏi với những cái cớ và bạn sẽ phải chấp nhận nó - "Vâng, mình chứng ngộ rồi."
Nó chỉ là một hiện tượng khác toàn bộ. Nó không là tiền bạc, không quyền lực, không danh vọng, không danh tiếng. Bạn không phải học nó, bạn không phải kiếm nó. Nó ở trong chính trái tim bạn, nó là nhịp đập con tim bạn. Bạn chỉ phải nhìn vào trong bản thể riêng của bạn.
Bây giờ cái gì đó thực sự nghiêm chỉnh. Bạn thấy đấy, Sardar Gurudayal Singh đã cười rồi. Và đó là một người khó khăn, Sardar!
Trước khi tôi kể chuyện cười, tôi phải nói với bạn rằng nếu bạn kể chuyện cười cho người Anh, người đó cười hai lần. Một lần, để không có vẻ ngu xuẩn; và lần nữa vào giữa đêm khi người đó hiểu nó. Nếu bạn kể cùng chuyện cười đó cho người Đức, người đó đơn giản tự hỏi tại sao mọi người cười. Sannyasin lâu nhất của tôi, Haridas, đang ở đây. Anh ấy tới từ Đức. Anh ấy đã ở cùng tôi gần mười lăm năm, nhưng ngay cả hôm nay anh ấy vẫn hỏi mọi người, "Tại sao các bạn cười?" Tâm trí người Đức có một đặc thù, nó là tâm trí rất nghiêm chỉnh. Việc cười là chuyện không nghiêm chỉnh.
Nếu bạn kể cùng chuyện cười đó cho người Do Thái, người đó sẽ ngắt bạn nửa chừng. Người đó sẽ nói, "Im đi. Đây là chuyện cười cũ và hơn nữa anh đang kể nó sai toét." Rất khó làm cho người Do Thái cười với chuyện cười vì gần như mọi chuyện cười đều có tính Do Thái. Đó là độc quyền của họ. Và lí do là ở chỗ họ đã chịu khổ nhất trên thế giới. Chỉ để sống tiếp, họ đã phải tìm ra cái gì đó để cười; bằng không cuộc sống chẳng là gì ngoài khổ.
Từ khi Moses rời khỏi Ai Cập với những người đi theo của ông ấy để đi tìm miền đất thánh ở Israel, trong bốn nghìn năm người Do Thái liên tục trong khổ sở. Điều đó đã không dừng lại lấy một khoảnh khắc. Một mình Adolf Hitler đã giết sáu triệu người Do Thái. Nhưng vì khổ liên tục của họ mà họ phải phát minh ra cái gì đó để cười, cái gì đó để tận hưởng. Chẳng có gì trong cuộc sống của họ để cười.
Tôi bao giờ cũng tự hỏi rằng không có lấy một chuyện cười của người Ấn Độ. Tôi đã từng đi tìm trong thời gian dài cho dù một chuyện cười Ấn Độ, nhưng chính bởi vì Ấn Độ chưa bao giờ khổ cả. Ngay cả trong cái nghèo của nó, ngay cả trong cảnh nô lệ của nó, tôn giáo của nó cũng nhiều tới mức nó giữ cho Ấn Độ kiên nhẫn, như thuốc phiện. Việc hợp lí hoá là ở chỗ bạn khổ vì hành động ác trong các kiếp sống quá khứ của bạn. Giải thích là ở chỗ nếu bạn chịu đựng một cách an bình, cái thu được của bạn ở thế giới bên kia sẽ là lớn.
Đó chắc chắn là hiện tượng rất nghèo nàn. Ấn Độ đã từng là mảnh đất nghiêm chỉnh của những người thấy, của các thánh nhân. Bạn không mong đợi thánh nhân kể chuyện cười. Bạn có thể hình dung được Mahavira cười không? Điều đó sẽ kì lạ như việc gặp con trâu cười. Bạn có thể tin vào trâu, nhưng bạn không thể tin được rằng Mahavira sẽ cười.
Mabel đang dựng ngược tóc xoăn của mình lên trước gương trong phòng ngủ ở khách sạn Bóng Tối.
"Anh có nhận ra, George này," cô ấy nói, "rằng căn phòng này được coi là bị ám bởi một con ma khát máu cứ trở lại hàng năm vào ngày này lúc nửa đêm để tìm một người đàn ông hiến tế không?
"George...anh đâu? George... anh đâu?"
Bạn có thấy rằng Sardar Gurudayal đã không cười không? Vào nửa đêm anh ấy sẽ nhận ra ý tưởng này.
Wu, một người Trung Quốc, bao giờ cũng ăn ở nhà hàng Hi Lạp của Plato Salado, vì Plato làm món cơm rang ngon thế.
Mọi đêm, Wu tới, ngồi xuống và gọi "Mơm dang." Và mọi đêm, Plato cười lăn lộn khi ông ta nghe Wu gọi món. Thỉnh thoảng, Plato thậm chí còn bảo tất cả các khách hàng yên tĩnh và lắng nghe Wu gọi món "mơn dang."
Cuối cùng, Wu phát bực mình và quyết định thực hành nói “cơm rang” cho đúng.
Lần sau Wu đi tới nhà hàng của Plato, anh ta đĩnh đạc công bố, "Xin cho tôi cơm rang."
Plato choáng nhìn lên.
"Ông nói gì?" người Hi Lạp hỏi.
"Ông nghe điều tôi nói đó," Wu quát lại, "ông là đồ bòi Hi nạp déo mẹ!"
Rainbow Banana-Kiss, một người hippy có tuổi, đang rít điên cuồng điếu thuốc trong đau khổ tột cùng về cuộc hôn nhân thất bại. Tuyệt vọng, ông ta với lấy điện thoại, lôi ra một số điện thoại mà ông ta đã để trong túi, và quay số đó.
"Xin chào," một giọng nói ghi âm ở đầu dây kia nói, "đây là Julie Frostbelly thuộc công ti Li dị bạn tâm giao.
"Chúng tôi biết điều lo âu của bạn," giọng nói này tiếp tục. "Câu chuyện của bạn có lẽ diễn ra cái gì đó như thế này... Vài năm trước, bạn đã gặp ai đó đặc biệt. Điều đó thật tuyệt vời. Tuần trăng mật là cực lạc. Các bạn lập tức nhớ tới các kiếp sống quá khứ cùng nhau. Dục của bạn là yêu mật tông thực. Các kênh và linh hồn xác nhận điều các bạn đã biết một cách trực giác, rằng các bạn tìm tìm thấy bạn tâm giao của các bạn.
"Bây giờ, nhiều năm sau," giọng nói ghi âm tiếp tục. "Nhiệt tình mất đi rồi. Dục là bình thường, và bạn tâm giao của bạn là cái của nợ. Bạn tình của bạn ăn miếng bánh to nhất, muốn nhiều tiền hơn, và đi yêu bất kì đồ ngốc nào đi qua và nháy mắt ra hiệu. Đối diện với nó đi - mối quan hệ chết rồi.
"Li dị bạn tâm giao có đây để giúp bạn. Luật sư của chúng tôi, Boris Babblebrain và Henry Hypojerk, sẽ giúp bạn có việc li dị hợp pháp đầy đủ mà vẫn giữ phong cách sống vũ trụ của bạn.
"Qua trị liệu sáng tạo, bạn có thể làm quyết định mấu chốt như ai bắt đầu giữ đệm nước, con bài Tarot, và trẻ con.
"Tới và gặp chúng tôi, và với sự thoải mái của bạn, nhân viên tinh thần của chúng tôi sẽ giúp giải phóng bạn khỏi mọi căng thẳng nghiệp. Từng người trong các bạn sẽ được cho một câu mật chú li dị riêng của bạn.
"Sau rốt, các bạn có lẽ sẽ tăng cường cùng nhau lần nữa trong kiếp tới!"
Percy và Peggy Sue lấy nhau và tiếp tục tuần trăng mật tại Bahamas. Trong khi họ ở đó, Percy mua một con vẹt đẹp trong lồng và đem nó trở về phòng khách sạn.
Nhưng mọi lúc Percy và Peggy Sue bắt đầu làm tình, con vẹt lại bắt đầu bình luận về các cử động của họ.
Con vẹt hỗn xược nói những thứ như, "Cô gái kia, Peggy Sue!" và "Tiếp đi Percy, anh có thể làm tốt hơn điều đó!" và "Ồ! Ồ! Làm chậm lại đi! Làm nhanh lên, quay trái...!"
Cuối cùng, các mô tả của con vẹt nói trắng ra tới mức Percy nhảy ra khỏi giường và quăng tấm ga giường lên che cái lồng. "Nếu mày không câm đi," anh ta quát lên, "tao sẽ cho mày vào sở thú!"
Tối hôm đó những người đi tuần trăng mật đóng gói va li để rời khỏi khách sạn. Nhưng Peggy Sue gặp rắc rối khi đóng va li của mình; cô ấy không thể thắt khoá lại được.
"Cưng ơi," Percy nói, "sao em không nằm lên nắp, và anh sẽ thử." Nhưng va li không đóng được.
"Này, anh yêu," Peggy Sue nói, "anh nằm lên nắp và em sẽ thử." Nhưng điều đó cũng không được.
"Nghe đây," Percy gợi ý, "sao chúng mình không cùng nằm lên nắp, và chúng mình cả hai cùng thử."
Vào lúc này, con vẹt kéo được ga trải giường ra và hét lên, "Sở thú hay không sở thú, điều này tôi đã thấy!"
Nivedano...
(Tiếng trống)
(Nói lắp bắp)
Nivedano...
(Tiếng trống)
Im lặng.
Bạn đã ném đi tâm trí của bạn.
Nhắm mắt lại,
cảm thấy thân thể hoàn toàn bị đông cứng.
Nhìn vào trong. Bạn càng có thể đi sâu hơn,
bạn sẽ càng ở gần với bản tính phật của bạn hơn.
Điều đó là rất đơn giản vì nó là không gian riêng của bạn, bạn không xâm lấn vào không gian của bất kì ai khác. Bạn đang đi vào trong bản thể riêng của bạn.
Ngày càng sâu hơn. Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy im lặng sâu, an bình từ bên trong, và một sinh lực tươi mới, một phúc lạc mà bạn chưa bao giờ mơ tới.
Đây là vĩnh hằng của bạn, đây là phật bên trong của bạn. Những người đi tìm đâu đó khác đều bị lạc.
Những người đi vào trong bị ngạc nhiên khi thấy rằng toàn thể sự huy hoàng và kho báu của sự tồn tại đều sẵn có cho họ.
Ở trung tâm của cội nguồn sống của bạn, bạn cũng được kết nối với vũ trụ. Nhịp tim đập của bạn dần dần bắt đầu trở nên hài hoà hơn với nhịp đập của vũ trụ.
Khi bạn trở thành một bạn đã về tới nhà.
Để làm cho nó rõ ràng hơn, Nivedano...
(Tiếng trống)
Thảnh thơi... buông bỏ... chỉ quan sát.
Thân thể có đó, tâm trí có đó,
nhưng bạn không có.
Bạn là người quan sát.
Việc quan sát chứng kiến cái ta này là phật.
Hân hoan trong việc tìm thấy nó đi.
Để nó chìm vào trong mọi thớ thịt của bản thể bạn.
Để cho khi bạn bước ra bạn không là cùng người
như bạn đã đi vào, bạn mang cái gì đó của phật đi cùng bạn.
Mọi ngày nó liên tục tăng lên. Một khoảnh khắc tới mà vị phật có đó, dù bạn ở trong hay ngoài. Đó là sự hoàn thành tối thượng.
Quá trình này rất đơn giản. Bất kì cái gì bạn đang trải nghiệm bây giờ, liên tục trải nghiệm nó trong các hoạt động hai mươi bốn giờ của bạn. Cũng hệt như dòng chảy ngầm, cũng hệt như hơi thở, cũng hệt như nhịp tim đập.
Bạn không phải nhớ nó, nó có đó.
Bạn biết nó có đó, và việc biết này sẽ biến đổi toàn thể bản thể bạn, mọi hoạt động của bạn, toàn thể nhân cách của bạn.
Nó sẽ cho bạn việc sinh thành mới, việc phục sinh.
Nivedano...
(Tiếng trống)
Quay lại,
nhưng không quay lại như bạn đã đi vào,
đem cái gì đó từ kho báu bên trong đi cùng bạn.
Một cách an bình, im lặng, duyên dáng
ngồi xuống như phật trong vài giây,
Chỉ nhớ lại,
chỉ nhớ lại bản thân bạn
rằng đây là kinh nghiệm duy nhất trên thế giới
mà với nó không cái gì đặc biệt được cần tới,
không nỗ lực, không kỉ luật.
Nó đã là bản tính của bạn.
Bạn là nó.
Được chứ, Maneesha?
Dạ vâng, thưa Thầy kính yêu.
Chúng ta có thể mở hội việc phục sinh của chư phật không?

Dạ vâng, thưa Thầy kính yêu.
..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post