Chương 7. Không để ý

Chương 7. Không để ý

Price:

Read more

A, Cái Này - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 7. Không để ý

Người cổ đại nói:
"(Tự-)trau dồi chiếm thời gian không thể tưởng được (trong khi) chứng ngộ được đạt tới trong một khoảnh khắc."
Nếu huấn luyện có hiệu quả, chứng ngộ sẽ được đạt tới trong một cái bật ngón tay.
Vào thời đã qua của Thiền sư Hui Chueh ở núi Lang Yeh, có một đệ tử đã mời ông ấy tới để xin chỉ giáo. Thầy dạy cô ấy luôn xem xét câu: "Không để ý."
Cô ấy tuân theo chỉ giáo của thầy một cách nghiêm ngặt không tái phạm.
Một hôm nhà cô ấy bị cháy, nhưng cô ấy nói: "Không để ý."
Hôm khác, con trai cô ấy ngã xuống nước và khi người đứng ngoài gọi cô ấy, cô ấy nói: "Không để ý."
Cô ấy gìn giữ đích xác chỉ giáo của thầy mình bằng việc bỏ mọi ý nghĩ bất chợt.
Một hôm, khi chồng cô ấy bật lửa để rán bánh vặn, cô ấy ném vào trong chảo đầy dầu (thực vật) sôi một miếng bột nhão, tạo nên tiếng động.
Khi nghe thấy tiếng động này, cô ấy ngay lập tức được chứng ngộ. Thế rồi cô ấy ném cái chảo đầy dầu xuống đất, vỗ tay và cười.
Tưởng cô ấy điên, chồng cô ấy rầy la cô ấy và nói: "Sao em làm việc này? Em có điên không?"
Cô ấy đáp: "Không để ý."
Thế rồi cô ấy đi tới thầy Hui Chueh và đề nghị thầy xác nhận thành tựu của mình.
Thầy xác nhận rằng cô ấy đã đạt được quả thiêng.
Có hai con đường đi tới chân lí tối thượng. Con đường thứ nhất là tự trau dồi và con đường thứ hai là của chứng ngộ. Con đường thứ nhất về căn bản là sai. Nó chỉ có vẻ là con đường; nó không là vậy. Người ta cứ liên tục đi theo vòng tròn, nhưng người ta chưa bao giờ đạt tới. Con đường thứ hai dường như không phải là con đường vì không có không gian cho con đường khi cái gì đó xảy ra ngay lập tức, khi cái gì đó xảy ra tức khắc. Khi cái gì đó xảy ra mà không mất thời gian gì, làm sao có thể có con đường được?
Điều ngược đời này phải được hiểu sâu nhất có thể được: con đường thứ nhất dường như là con đường nhưng lại không phải là con đường; con đường thứ hai dường như không là con đường nhưng lại là con đường. Con đường thứ nhất dường như là con đường bởi vì có thời gian vô hạn; nó là hiện tượng thời gian. Nhưng bất kì cái gì xảy ra trong thời gian đều không thể dẫn bạn ra ngoài thời gian được; bất kì cái gì xảy ra trong thời gian chỉ làm mạnh thêm thời gian.
Thời gian nghĩa là tâm trí. Thời gian là phóng chiếu của tâm trí. Nó không tồn tại; nó chỉ là ảo tưởng. Chỉ hiện tại mới tồn tại - và hiện tại không phải là một phần của thời gian. Hiện tại là một phần của vĩnh hằng. Quá khứ là thời gian, tương lai là thời gian; cả hai không có tính tồn tại. Quá khứ chỉ là kí ức và tương lai chỉ là tưởng tượng; kí ức và tưởng tượng, cả hai đều không có tính tồn tại. Chúng ta tạo ra ra quá khứ vì chúng ta níu bám lấy kí ức; níu bám lấy kí ức là cội nguồn của quá khứ. Và chúng ta tạo ra tương lai bởi vì chúng ta có nhiều ham muốn còn chưa được hoàn thành, chúng ta có nhiều tưởng tượng còn chưa được hiện thực hoá. Và ham muốn cần tương lai như màn ảnh trên đó chúng có thể được phóng chiếu.
Quá khứ và tương lai là hiện tượng tâm trí; và quá khứ và tương lai làm ra toàn thể ý tưởng của bạn về thời gian. Bình thường bạn nghĩ rằng thời gian bị chia thành ba phân chia: quá khứ, hiện tại và tương lai. Điều đó là sai toàn bộ. Điều đó không phải là cách người đã thức tỉnh nhìn thời gian. Họ nói thời gian bao gồm chỉ hai phân chia: quá khứ và tương lai. Hiện tại không phải là một phần của thời gian chút nào; hiện tại thuộc vào cõi bên kia.
Con đường thứ nhất - con đường của tự trau dồi - là con đường thời gian; nó chẳng liên quan gì tới vĩnh hằng. Và chân lí là vĩnh hằng.
Con đường thứ hai - con đường của chứng ngộ, các Thiền sư bao giờ cũng gọi là đường vô lộ vì nó dường như không phải là con đường chút nào. Nó không thể dường như là con đường được, nhưng chỉ vì chủ định để trao đổi chúng ta sẽ gọi nó là "con đường thứ hai," một cách tuỳ tiện. Con đường thứ hai không phải là một phần của thời gian, nó là một phần của vĩnh hằng. Do đó nó xảy ra ngay lập tức; nó xảy ra trong hiện tại. Bạn không thể ham muốn được nó, bạn không thể tham vọng về nó.
Trên con đường thứ nhất, con đường giả, mọi thứ đều được phép. Bạn có thể tưởng tượng, bạn có thể ham muốn, bạn có thể tham vọng. Bạn có thể thay đổi mọi ham muốn thế giới này của bạn thành ham muốn trong thế giới khác. Đó là điều cái gọi là người tôn giáo vẫn đang làm. Họ không ham muốn tiền thêm nữa - họ chán với nó, mệt mỏi với nó, thất vọng với nó, ngán với nó - nhưng họ bắt đầu ham muốn Thượng đế. Ham muốn còn dai dẳng; nó đổi đối thể của nó. Tiền không còn là đối thể của ham muốn mà là Thượng đế; vui thú không còn là đối thể của ham muốn mà là phúc lạc. Nhưng bạn có thể tưởng tượng ra phúc lạc nào? Bất kì cái gì bạn tưởng tượng nhân danh phúc lạc đều không là gì ngoài ý tưởng của bạn về vui thú - có thể được làm tinh tế thêm chút ít, được trau dồi thêm, được làm phức tạp thêm nhưng nó không thể nhiều hơn điều đó.
Những người dừng việc ham muốn các thứ thế gian bắt đầu ham muốn cõi trời và vui thú cõi trời. Nhưng chúng là gì? - dạng được khuếch đại của cùng những ham muốn cũ, thực ra còn nguy hiểm hơn ham muốn thế gian, vì với ham muốn thế gian một điều là tuyệt đối chắc chắn: bạn nhất định bị thất vọng sớm hay muộn. Bạn sẽ thoát ra khỏi chúng; bạn không thể vẫn còn trong chúng mãi mãi được. Chính bản chất của chúng là tới mức chúng hứa hẹn cho bạn, nhưng chúng không bao giờ hoàn thành lời hứa của chúng - hàng hoá không bao giờ được chuyển giao. Bạn có thể vẫn còn bị chúng lừa bao lâu? Ngay cả người ngu nhất cũng có những thoáng nhìn, thỉnh thoảng thôi, rằng mình đang săn đuổi ảo tưởng mà không thể được hoàn thành bởi chính bản chất của sự tồn tại. Người thông minh đi tới việc nhận ra này sớm hơn.
Nhưng với ham muốn thế giới kia có nguy hiểm lớn hơn nhiều vì chúng là của thế giới kia, và để nhìn chúng và trải nghiệm chúng bạn sẽ phải đợi cho tới cái chết. Chúng sẽ xảy ra chỉ sau cái chết cho nên bạn không được tự do với chúng trong cuộc sống, trong khi bạn còn sống động. Và người đã sống một cách vô ý thức cả đời mình, cái chết của người đó sẽ là cao trào của vô thức; người đó sẽ chết đi trong vô ý thức. Trong chết người đó cũng sẽ không có khả năng làm vỡ mộng bản thân mình. Và người chết đi trong vô ý thức lại được sinh ra trong vô ý thức. Nó là cái vòng luẩn quẩn; nó cứ diễn ra mãi. Và người được sinh ra trong vô ý thức sẽ lặp lại cùng những ngu xuẩn mà người đó đã từng lặp lại trong hàng triệu kiếp.
Chừng nào bạn chưa trở nên tỉnh táo và nhận biết trong cuộc sống, chừng nào bạn chưa thay đổi phẩm chất của việc sống của bạn, bạn sẽ không chết một cách có ý thức đâu. Và chỉ cái chết có ý thức mới có thể mang bạn tới việc sinh có ý thức; và thế thì cuộc sống có ý thức hơn nhiều mở ra cánh cửa của nó.
Đổi ham muốn thế gian thành ham muốn thế giới kia là chiến lược cuối cùng của tâm trí để giữ cho bạn bị bắt giữ, để giữ bạn là tù nhân, để giữ bạn trong tù túng.
Cho nên con đường thứ nhất không thực sự là con đường mà là sự lừa dối - nhưng việc lừa dối rất cám dỗ. Ngay chỗ đầu tiên, nó là tự trau dồi. Nó không chống lại bản ngã; nó được bắt rễ trong việc làm tinh vi bản ngã. Làm tinh vi bản ngã của bạn từ mọi cái thô thiển, thế thì bạn trở thành cái ngã. Bản ngã giống như kim cương thô: bạn liên tục mài cắt nó và đánh bóng nó và thế thì nó trở thành viên Kohinoor, rất quí giá. Đó là ý tưởng của bạn về 'cái ngã,' nhưng nó không là gì ngoài bản ngã với cái tên đẹp, với hương vị tâm linh được ném vào. Nó là cùng bản ngã ảo tưởng cũ.
Chính ý tưởng rằng "tôi đây" là sai. Cái toàn thể hiện hữu, Thượng đế hiện hữu - tôi không hiện hữu. Hoặc tôi có thể tồn tại hoặc Thượng đế có thể tồn tại; chúng ta không thể cả hai cùng tồn tại được - vì nếu tôi tồn tại, thế thì tôi là thực thể tách rời. Thế thì tôi có sự tồn tại riêng của tôi độc lập với Thượng đế. Nhưng Thượng đế đơn giản nghĩa là cái toàn bộ, cái toàn thể. Làm sao tôi có thể độc lập được với nó? Làm sao tôi có thể tách rời khỏi nó được? Nếu tôi tồn tại, tôi phá huỷ chính ý tưởng về tính toàn bộ.
Người phủ nhận Thượng đế là người bản ngã nhất. Không phải ngẫu nhiên mà Friedrich Nietzsche đã tuyên bố Thượng đế chết. Ông ấy là một trong những người bản ngã nhất có thể có. Chính bản ngã của ông ấy đã làm cho ông ấy chung cuộc bị điên. Bản ngã là điên rồ, điên rồ cơ bản, nền tảng nhất, từ đó mọi điên rồ khác nảy sinh. Ông ấy nói: "Thượng đế chết và con người tự do." Câu đó là có nghĩa. Trong một câu ông ấy đã nói toàn thể vấn đề: Con người có thể tự do chỉ nếu Thượng đế chết; nếu Thượng đế sống, thế thì con người không thể tự do được, thực ra con người không thể tồn tại được.
Chính ý tưởng rằng "tôi đây" là phi tâm linh. Ý tưởng về cái ngã là phi tâm linh.
Và tự trau dồi là gì? Nó là nỗ lực để đánh bóng; nó là nỗ lực để tạo ra tính cách đẹp, để bỏ đi mọi cái không đáng kính và để tạo ra mọi cái đáng kính. Đó là lí do tại sao ở các nước khác nhau mọi điều được trau dồi bởi người tâm linh - cái gọi là tâm linh. Điều đó tuỳ thuộc vào xã hội, điều gì xã hội kính trọng, điều đó sẽ được trau dồi.
Ở nước Nga Xô viết, trước cách mạng, đã có giáo phái Ki tô giáo tin rằng cơ quan dục nên bị cắt đi, chỉ thế thì bạn mới là người Ki tô giáo thực. Phát biểu của Jesus được hiểu đúng theo nghĩa đen. Jesus đã nói: Là hoạn quan của Thượng đế. Và những người ngu này đã tuân theo điều đó theo nghĩa đen. Mọi năm họ sẽ tụ tập hàng nghìn người và trong sự điên cuồng họ sẽ cắt bộ phận sinh dục của họ. Đàn ông cắt chim, đàn bà cắt vú. Và những người đã có khả năng làm điều đó đều được coi là thánh nhân; họ rất được kính trọng - họ đã làm việc hi sinh lớn lao. Bây giờ, ở bất kì chỗ nào khác họ cũng đều được coi là hoàn toàn điên rồ; nhưng vì trong xã hội đặc thù đó điều đó được kính trọng, họ là thánh nhân.
Ở Ấn Độ bạn có thể thấy nhiều người nằm trên giường gai hay kim, và họ được coi là những hiền nhân lớn. Nếu bạn nhìn vào trong mắt họ, họ chỉ là người ngu. Nằm trên giường gai không thể làm cho người ta thành tâm linh được. Điều đó sẽ đơn giản làm chết đi thân thể bạn, tính nhạy cảm của bạn. Thân thể bạn sẽ trở nên ngày càng đờ đẫn hơn; nó sẽ không cảm giác.
Đó là cách nó xảy ra. Mặt bạn không cảm thấy lạnh vì nó vẫn còn hở; nó trở nên không nhạy cảm với lạnh. Tay bạn không cảm thấy lạnh nhiều thế vì chúng để hở; chúng trở thành không nhạy cảm với lạnh. Đích xác theo cùng cách bạn có thể sống trần trụi. Chỉ trong vài tháng bắt đầu bạn sẽ cảm thấy lạnh; dần dần, dần dần thân thể bạn sẽ điều chỉnh.
Đó là cách sư Jaina sống trần trụi. Và các tín đồ của họ ca ngợi họ như bất kì cái gì; họ nghĩ: "Đây là điều tâm linh thực là gì. Trông đấy, họ đã đi ra ngoài thân thể!" Họ đã chẳng đi đâu cả; thân thể đã chỉ trở nên đờ đẫn. Và khi thân thể trở nên đờ đẫn nó tự nhiên tạo ra tính đờ đẫn của tâm trí nữa, bởi vì thân thể và tâm trí là một theo một cách sâu sắc. Thân thể là cái vỏ ngoài của tâm trí và tâm trí là cốt lõi bên trong của thân thể.
Nếu bạn thực sự muốn là tâm trí nhạy cảm, thông minh, bạn cần thân thể nhạy cảm, thông minh nữa. Vâng, thân thể có thông minh riêng của nó. Đừng giết nó, đừng phá huỷ nó, bằng không bạn sẽ phá huỷ thông minh của bạn. Nhưng nếu nó được kính trọng, thế thì nó trở thành cái gì đó tôn giáo, tâm linh, linh thiêng.
Bất kì cái gì mà xã hội kính trọng đều trở thành chất nuôi dưỡng cho bản ngã của bạn. Và mọi người sẵn sàng làm bất kì điều ngu xuẩn nào. Niềm vui duy nhất là ở chỗ nó sẽ mang tới sự kính trọng.
Tự trau dồi không là gì ngoài cái tên khác cho việc trau dồi bản ngã. Nó không phải là con đường thực. Thực ra, không con đường thực nào là được cần. Nó có vẻ giống như con đường gian nan, lâu dài; nó cần nhiều kiếp. Những người đã từng thuyết giảng về tự trau dồi đều biết hoàn toàn rõ rằng một kiếp là không đủ; bằng không họ sẽ bị lộ tẩy. Cho nên họ tưởng tượng ra nhiều nhiều kiếp, cuộc hành trình gian nan, lâu dài của nhiều kiếp sống. Thế rồi cuối cùng, sau một thời gian không tưởng tượng được, bạn đạt tới. Thực ra, bạn chưa bao giờ đạt tới. Bạn không thể đạt tới được vì bạn đã ở đó rồi. Do đó chính ý tưởng này về con đường dẫn tới mục đích là vô nghĩa.
Cố hiểu điều ngược đời này đi; nó rất có ý nghĩa trong việc hiểu tinh thần của Thiền.
Thiền không phải là đường đi, không phải là con đường. Do đó họ gọi nó là cổng vô môn, đường vô lộ, nỗ lực vô nỗ lực, hành động vô hành động. Họ dùng các thuật ngữ mâu thuẫn chỉ để trỏ tới một chân lí nào đó: rằng con đường nghĩa là có mục đích và mục đích phải ở trong tương lai. Bạn ở đây, mục đích ở kia, và giữa bạn và mục đích con đường được cần tới, chiếc cầu, để nối bạn. Chính ý tưởng về con đường nghĩa là bạn còn chưa về tới nhà, nghĩa là bạn đã không ở nhà.
Con đường thứ hai - đường vô lộ, con đường của chứng ngộ - có khải lộ khác toàn bộ nêu ra, có tuyên bố khác toàn bộ về giá trị mênh mông: rằng bạn đã là nó rồi. "A, cái này!" Không có chỗ nào mà đi, không cần đi. Không có người nào đi. Chúng ta đã chứng ngộ rồi. Chỉ thế thì nó mới xảy ra ngay lập tức - vì đó là vấn đề thức tỉnh.
Chẳng hạn, nếu bạn rơi vào giấc ngủ và bạn mơ... bạn có thể mơ rằng bạn ở trên mặt trăng. Bạn có nghĩ rằng nếu ai đó đánh thức bạn, bạn sẽ phải quay lại từ mặt trăng không? Thế thì sẽ mất thời gian. Nếu bạn đã lên tới mặt trăng, thế thì bạn sẽ phải quay lại và điều đó sẽ mất thời gian. Con tầu không gian có thể không sẵn có ngay bây giờ. Có thể không sẵn có vé; chỗ có thể hết. Nhưng bạn có thể được thức tỉnh vì đó chỉ là mơ rằng bạn đang trên mặt trăng. Thực ra bạn đang ở trên giường, ở trong nhà bạn: bạn đã không đi đâu cả. Chỉ lay một chút và bạn đột nhiên trở lại - trở lại từ giấc mơ của bạn.
Thế giới chỉ là giấc mơ. Chúng ta không cần đi đâu cả; chúng ta bao giờ cũng ở đây rồi; chúng ta đang ở đây và chúng ta sẽ ở đây. Nhưng chúng ta có thể rơi vào giấc ngủ và chúng ta có thể mơ.
Cảnh vệ quốc gia toàn Ấn đang trong cuộc diễn tập. Họ định bắt đầu trận đánh thử giữa quân "đỏ" và quân "xanh" thì họ nhận được một bức điện tín từ Delhi: "Vì cắt giảm ngân sách gần đây chúng tôi không thể cung cấp được vũ khí hay đạn dược, nhưng xin các vị tiếp tục trận đánh với mục đích luyện tập."
Viên tướng triệu tập quân lính lại và nói, "Chúng ta sẽ mô phỏng trận đánh. Nếu các anh ở cách kẻ thù một trăm mét, trỏ thẳng cánh tay ra và kêu lên 'pằng, pằng' thay cho súng trường. Nếu các anh ở trong vòng mười lăm mét, tung tay qua đầu và kêu lên 'bùm' thay cho lựu đạn. Nếu các anh ở trong vòng mét rưỡi, vẫy tay và kêu lên 'đâm, đâm' thay cho lưỡi lê."
Binh nhì Abul được cử đi tuần tra trinh sát, và rõ ràng mọi việc chiến đấu diễn ra theo hướng khác. Anh ta đi ra trong ba ngày và ba đêm, nhưng không thấy người khác.
Vào ngày thứ tư Abul đang ngồi dưới gốc cây, chán nản, thì anh ta thấy một hình người đi qua đồi theo hướng của anh ta. Anh ta nằm xuống trên tay và đầu gối và bò qua bùn và cỏ dại, như anh ta đã được huấn luyện. Rõ ràng đó là một người lính của toán kia.
Abul giơ tay ra và kêu lên 'pằng, pằng' nhưng anh ta không nhận được đáp ứng. Thế là anh ta chạy lại gần hơn, ném tay qua đầu và kêu lên "bùm!" rất to. Người lính kia thậm chí không quay lại hướng của anh ta. Thế là anh ta chạy thẳng tới người lính kia và quát vào tai anh ta "đâm-đâm! đâm-đâm!" nhưng dầu vậy anh ta không nhận được phản ứng nào.
Abul giận dữ. Anh ta tóm lấy tay người lính kia và quát lên, "Này! Anh không diễn tập theo qui tắc. Tôi đã bắn 'pằng, pằng', tôi đã kêu lên 'bùm,' và tôi đến ngay chỗ anh và nói 'đâm, đâm,' còn anh thậm chí đã không chỉ ra rằng anh đã thấy tôi."
Vào lúc này, người lính kia lăn quanh Abul và nói bằng giọng trầm, "Ầm, ầm, tôi là xe tăng!"
Đây là tình huống. Bạn không phải là điều bạn nghĩ bạn là vậy, bạn không phải là điều bạn tin bạn là vậy. Mọi niềm tin của bạn đều là mơ. Có thể bạn đã từng mơ lâu tới mức chúng dường như gần giống thực tại.
Cho nên vấn đề không phải là tự trau dồi: vấn đề là về chứng ngộ.
Thiền tin vào chứng ngộ bất thần vì Thiền tin rằng bạn đã chứng ngộ rồi; chỉ tình huống nào đó được cần điều có thể đánh thức bạn dậy. Chỉ chút ít tỉnh táo có thể làm được công việc. Nếu bạn có chút ít tỉnh táo, chỉ chút ít báo động và bạn đột nhiên thức tỉnh. Và mọi mơ cùng những ham muốn lâu dài của nó, những cuộc hành trình, các vương quốc, núi non, đại dương... tất cả chúng biến mất trong một thoáng chốc.
Câu chuyện hay này:
Người cổ đại nói:
"(Tự-)trau dồi chiếm thời gian không thể tưởng được (trong khi) chứng ngộ được đạt tới trong một khoảnh khắc."
Nhất định phải mất thời gian không thể tưởng được vì bạn sẽ tranh đấu với cái bóng. Bạn không thể chinh phục được chúng, bạn không thể phá huỷ được chúng. Thực ra, bạn càng tranh đấu với chúng, bạn càng tin vào sự tồn tại của chúng. Nếu bạn tranh đấu với cái bóng riêng của bạn, bạn có cho rằng có khả năng nào cho việc trở nên thắng lợi của bạn không? Điều đó là không thể được. Và nó là không thể được bởi vì cái bóng là mạnh hơn bạn tới mức thắng lợi là không thể được. Chính điều ngược lại: cái bóng không có sức mạnh, nó không có sự tồn tại, và bạn bắt đầu tranh đấu với cái gì đó không tồn tại - làm sao bạn có thể thắng được? Bạn sẽ tiêu tán năng lượng của bạn. Bạn sẽ trở nên mệt mỏi và cái bóng sẽ vẫn còn không bị ảnh hưởng. Nó sẽ không bị mệt. Bạn không thể giết được nó, bạn không thể thiêu đốt được nó, bạn thậm chí không thể chạy thoát được nó. Bạn càng chạy nhanh, nó càng tới sau bạn nhanh hơn.
Cách duy nhất để gạt bỏ nó là thấy rằng nó không có đó chút nào. Thấy rằng cái bóng là cái bóng là giải thoát. Chỉ thấy, không trau dồi! Và một khi cái bóng biến mất, cuộc sống của bạn chói sáng theo cách riêng của nó. Chắc chắn sẽ nảy sinh hương thơm lớn, nhưng nó sẽ không là cái gì đó được trau dồi; nó sẽ không là cái gì đó được vẽ từ bên ngoài.
Đó là khác biệt giữa thánh nhân và hiền nhân. Thánh nhân đi theo con đường của tự trau dồi. Ông ấy thực hành bất bạo động, như Mahatma Gandhi; ông ấy thực hành chân lí, tính chân lí; ông ấy thực hành tính chân thành, trung thực. Nhưng đây toàn là thực hành. Và bất kì khi nào bạn thực hành bất bạo hành, bạn đang làm gì? Cái gì thực sự xảy ra bên trong bạn? Bạn phải kìm nén bạo hành. Khi bạn thực hành - khi bạn phải thực hành - chân lí, điều đó nghĩa là gì? Nó đơn giản nghĩa là phi chân lí nảy sinh trong bạn và bạn kìm nén nó và bạn đi ngược lại nó, và bạn nói chân lí. Nhưng phi chân lí đã không biến mất khỏi bản thể bạn. Bạn có thể đẩy nó xuống vào trong chính tầng ngầm của bản thể bạn; bạn có thể ném nó vào trong bóng tối sâu của vô ý thức. Bạn có thể trở nên quên lãng hoàn toàn về nó. Bạn có thể quên rằng nó tồn tại, nhưng nó tồn tại và nó nhất định vận hành từ chỗ sâu đó, chiều sâu tăm tối của bản thể bạn theo cách tinh vi tới mức bạn sẽ không bao giờ nhận biết rằng bạn vẫn đang trong nắm bắt của nó - thực ra, còn bị nắm bắt nhiều hơn trước đây vì khi nó được cảm nhận có ý thức, bạn không bị nó nắm bắt nhiều thế. Bây giờ kẻ thù đã trở thành ẩn kín.
Đó là quan sát của tôi về Mahatma Gandhi. Ông ấy gìn giữ, trau dồi bất bạo hành; nhưng tôi đã nhìn sâu vào trong cuộc đời của ông ấy và ông ấy là một trong những người bạo hành nhất mà thế kỉ này đã biết tới. Nhưng bạo hành của ông ấy rất được trau chuốt; bạo hành của ông ấy là phức tạp tới mức nó có vẻ gần như bất bạo hành. Và bạo hành của ông ấy có những cách thức tinh vi tới mức bạn không thể phát hiện được nó một cách dễ dàng. Nó tới từ cửa sau; nó không bao giờ ở cửa trước. Bạn sẽ không tìm thấy nó trong phòng khách; nó không có đó. Nó đã bắt đầu sống ở đâu đó trong góc của người hầu ở sau nhà nơi không ai đã bao giờ đi tới, nhưng nó liên tục kéo dây của nó ở đó.
Chẳng hạn, nếu bình thường bạn giận, bạn giận với người đã khiêu khích. Mahatma Gandhi sẽ giận bản thân ông ấy, không với người kia. Ông ấy sẽ quay giận của mình lên bản thân mình; ông ấy sẽ làm cho nó thành hướng nội. Bây giờ rất khó phát hiện nó. Ông ấy sẽ liên tục nhịn ăn, ông ấy sẽ trở nên tự tử, ông ấy sẽ bắt đầu hành hạ bản thân ông ấy. Và theo một cách tinh tế ông ấy sẽ hành hạ người khác bằng việc hành hạ bản thân mình.
Trong đạo tràng của ông ấy, nếu ai đó bị tìm ra đang uống trà... Bây giờ trà là hồn nhiên thế, nhưng nó là tội lỗi trong đạo tràng của Mahatma Gandhi. Những đạo tràng này tồn tại bằng việc tạo ra mặc cảm trong mọi người; họ không bỏ lỡ bất kì cơ hội nào để tạo ra mặc cảm. Đó là bí mật thương mại của họ, cho nên không cơ hội nào phải bị bỏ lỡ. Ngay cả trà cũng đủ; nó phải được dùng. Nếu ai đó bị tìm ra uống trà, người đó là kẻ tội lỗi. Người đó phạm tội - còn nặng hơn tội ác, vì tội này là cái gì đó sâu hơn tội ác. Nếu ai đó bị tìm ra...
Và mọi người thường uống trà. Họ sẽ uống trà theo cách giấu diếm; họ phải che giấu. Chỉ để uống trà họ phải là kẻ cắp, kẻ lừa dối, kẻ đạo đức giả! Đó là điều cái gọi là tôn giáo của bạn đã từng làm cho hàng triệu người. Thay vì làm cho họ có tính tâm linh, họ đã làm cho mọi người, thu mọi người thành kẻ đạo đức giả.
Họ sẽ giả vờ rằng họ không uống trà, nhưng thỉnh thoảng họ sẽ bị bắt quả tang. Và Gandhi đi tìm, nhìn; ông ấy có thám tử dò la để tìm ra ai sẽ vi phạm qui tắc. Và bất kì khi nào ai đó bị tìm ra người đó sẽ được triệu tới... và Gandhi sẽ liên tục nhịn ăn để trừng phạt bản thân ông ấy.
"Đây là loại logic gì vậy?" bạn sẽ hỏi. Nó là logic rất đơn giản. Ở Ấn Độ nó được tuân theo từ nhiều thế kỉ. Thủ đoạn là ở chỗ Gandhi thường nói, "Ta phải chưa là thầy hoàn hảo, đó là lí do tại sao đệ tử có thể lừa ta. Cho nên ta phải làm thuần khiết bản thân ta. Các ông có thể lừa ta vì ta chưa hoàn hảo. Nếu ta hoàn hảo thì không ai có thể lừa ta được. Làm sao các ông có thể hình dung việc lừa thầy hoàn hảo? Cho nên có bất toàn nào đó trong ta."
Nhìn tính khiêm tốn kìa! Và ông ấy sẽ tự hành hạ mình; ông ấy sẽ liên tục nhịn ăn. Bây giờ Gandhi nhịn ăn vì bạn đã uống chén trà. Bạn sẽ cảm thấy thế nào? Việc nhịn ăn ba ngày của ông ấy là vì bạn, chỉ vì một chén trà! Điều đó sẽ là quá nặng lên bạn. Nếu ông ấy đánh vào đầu bạn thì nó chắc đã không nặng như vậy. Nếu ông ấy đã xúc phạm bạn, trừng phạt bạn, bảo bạn nhịn ăn ba ngày, điều đó chắc đã đơn giản hơn nhiều - và từ bi hơn nhiều. Nhưng ông già này tự mình nhịn ăn, tự mình hành hạ mình, và bạn bị kết án bởi mọi con mắt trong đạo tràng. Mọi người đang nhìn bạn như kẻ tội lỗi lớn: "Chính bởi vì anh mà thầy khổ. Và chỉ vì một chén trà sao? Anh đã sa ngã thấp làm sao!"
Và người này sẽ đi và chạm chân thầy và kêu khóc, nhưng Gandhi sẽ không nghe. Ông ấy phải làm thuần khiết bản thân ông ấy.
Đây toàn là bạo hành; tôi không gọi nó là bất bạo hành. Nó là bạo hành mức độ cao, nhưng theo cách tinh vi tới mức rất khó phát hiện. Cho dù Gandhi có thể đã không nhận biết chút nào về điều ông ấy làm - vì ông ấy đã không thực hành nhận biết, ông ấy đã thực hành bất bạo hành.
Bạn có thể liên tục thực hành... thế thì có cả nghìn lẻ một thứ cần được thực hành. Và khi nào bạn sẽ có khả năng thoát ra khỏi mọi điều là sai trong đời bạn? Nó sẽ mất thời gian không thể tưởng tượng nổi. Và thế nữa, bạn có cho rằng bạn sẽ ra khỏi nó không? Điều đó là không thể được; bạn sẽ không ra khỏi nó.
Tôi chưa bao giờ thấy bất kì ai đạt tới chân lí bằng tự trau dồi. Thực ra, những người đi theo tự trau dồi là người không thông minh mấy vì họ đã bỏ lỡ cái nhìn sâu nền tảng nhất: rằng chúng ta không đi đâu cả, rằng Thượng đế không phải là cái gì đó để được đạt tới; Thượng đế đã là hoàn cảnh trong bạn rồi. Bạn chứa Thượng đế, bạn được làm bằng chất liệu có tên là Thượng đế. Không cái gì phải được đạt tới - chỉ nhận biết nào đó, tự nhận biết.
Có câu chuyện bất thường ở New York nơi người ta có thể có thức ăn được nhập vào từ nước ngoài trên khắp thế giới.
Gần đây Mulla Nasruddin tới thăm cửa hàng này. Anh ấy thấy những hoa quả nhiệt đới hiếm hoi từ rừng rậm Nam Mĩ và nhiều thứ ngon lạ từ châu Phi và Trung Đông.
Ở một góc anh ta thấy một quầy với nhiều khay não người. Có não của chính khách giá $1 một nửa cân, não của kĩ sư giá $2 nửa cân, và có một khay não của thánh nhân giá $50 nửa cân.
Vì mọi não trông rất giống nhau, anh ta hỏi người đứng sau quầy, "Sao ông tính tiền nhiều thế cho não thánh nhân?"
Người này nhòm qua kính của mình và trả lời, "Ông có ý tưởng gì về chúng tôi phải đi tới bao nhiêu thánh nhân mới lấy được nửa cân não không?"
Quan sát của tôi về cái gọi là thánh nhân là đích xác cùng điều như vậy. Tôi không nghĩ họ là người rất thông minh - về căn bản là ngu si, vì trừ phi người ta là ngu si, người ta không thể đi theo con đường của tự trau dồi. Nó chỉ có vẻ là con đường; nó không phải vậy. Và nó là chán ngắt và nó là dài dòng; thực ra, nó là vô tận.
Bạn có thể thay đổi một thói quen; nó sẽ bắt đầu tự khẳng định bản thân nó ở đâu đó khác. Bạn có thể đóng cánh cửa này và cánh cửa khác lập tức mở ra. Đến lúc bạn đóng cánh cửa đó, cánh cửa khác nữa nhất định mở ra - vì về căn bản bạn vẫn còn như cũ, cùng người vô ý thức cũ. Cố gắng khiêm tốn bạn sẽ đơn giản trở nên ngày càng bản ngã hơn và không gì khác. Khiêm tốn của bạn sẽ đơn giản là một cách thức mới đáp ứng cho bản ngã của bạn. Sâu bên dưới bạn sẽ tưởng tượng bản thân bạn là người khiêm tốn nhất trên thế giới - không có người nào khiêm tốn hơn bạn. Bây giờ, đây là bản ngã nói theo ngôn ngữ mới, nhưng nghĩa là một. Ngôn ngữ được thay đổi nhưng nghĩa là một; được dịch sang ngôn ngữ khác nó không thay đổi. Đầu tiên bạn là người vĩ đại nhất trên thế giới, bây giờ bạn là người khiêm tốn nhất trên thế giới, nhưng bạn vẫn còn đặc biệt, bạn vẫn còn phi thường, bạn vẫn còn cao siêu. Đầu tiên bạn đã là cái này, bây giờ bạn là cái kia, nhưng sâu bên dưới không cái gì đã thay đổi. Không cái gì có thể thay đổi bằng việc tự trau dồi.
Một người chi hàng nghìn đô la để đi từ bác sĩ nọ tới bác sĩ kia cố tìm ra cách chữa cho chứng mất ngủ của mình. Cuối cùng một bác sĩ có khả năng giúp cho anh ta.
"Anh phải được làm nhẹ rất nhiều," một trong các bạn của anh ta nói một cách thông cảm.
"Anh nói điều đó đấy!" người bị chứng mất ngủ đáp lại. "Tại sao, đôi khi tôi nằm thức cả đêm nghĩ về làm sao tôi hay bị khổ thế."
Vậy cái gì đã thay đổi? Tự trau dồi chỉ cho bạn sự lừa dối: lừa dối rằng cái gì đó đang xảy ra, rằng bạn đang làm cái gì đó, rằng cái gì đó lớn lao đang trên đường; rằng nếu không phải hôm nay, thì mai nó sẽ xảy ra.
Hornstein chế tạo áo khoác, nhưng kinh doanh kém quá người nghèo này không thể ngủ được.
"Đếm cừu đi," Slodnick, bạn anh ta, khuyên. "Đó là cách chữa nổi tiếng nhất."
"Tôi có thể mất gì được?" Hornstein nói. "Tôi sẽ thử đêm nay."
Sáng hôm sau anh ta có vẻ mắt còn mờ hơn bao giờ.
"Có chuyện gì vậy?" Slodnick hỏi.
"Cừu tôi có thể đếm được," Hornstein rền rĩ. "Tôi đếm tới năm mươi nghìn. Thế rồi tôi xén lông cừu và làm ra năm mươi nghìn áo khoác. Thế là tới vấn đề làm cho tôi thức cả phần còn lại của đêm: tôi có thể kiếm năm mươi nghìn lớp vải lót ở đâu?"
Những thứ như vậy sẽ không giúp ích gì vì nếu tâm trí vẫn như cũ, nó sẽ liên tục tạo ra cùng vấn đề theo những cách khác nhau. Về căn bản gốc rễ phải được biến đổi; chỉ tỉa lá sẽ không giúp ích gì. Và tự trau dồi chỉ là tỉa lá.
Người cổ đại nói:
"(Tự-)trau dồi chiếm thời gian không thể tưởng được (trong khi) chứng ngộ được đạt tới trong một khoảnh khắc."
Chứng ngộ được đạt tới trong một khoảnh khắc. Tại sao? - vì bạn đã chứng ngộ rồi. Bạn đơn giản đã quên mất nó. Bạn phải được nhắc nhở, có vậy thôi.
Chức năng của thầy là để nhắc nhở bạn, không cho bạn con đường mà cho bạn việc nhớ lại; không cho bạn phương pháp trau dồi, không cho bạn tính cách, đức hạnh, mà chỉ nhận biết, thông minh, thức tỉnh.
Trong một khoảnh khắc nó có thể được đạt tới bởi vì bạn chưa bao giờ mất nó ngay chỗ đầu tiên. Bạn đang mơ rằng bạn không chứng ngộ. Bạn có thể mơ bạn ở cõi trời, bạn có thể mơ bạn ở địa ngục. Và bạn biết! - bạn mơ lúc thì bạn ở cõi trời và lúc thì ở địa ngục. Buổi sáng bạn có thể ở cõi trời và buổi tối bạn có thể ở địa ngục. Khoảnh khắc này bạn có thể ở cõi trời, khoảnh khắc khác bạn có thể ở địa ngục. Tất cả điều đó đều tuỳ thuộc vào bạn. Nó là cái gì đó liên quan tới tâm hồn bạn; nó không phải là cái gì đó bên ngoài bạn.
Một người chết, lên tới Ngọc Môn, và được thánh Peter chỉ vào phòng đợi. Ông ấy ngồi đó, tự nhiên lo âu muốn biết liệu ông ấy sẽ được cho vào Cõi trời hay vào Địa ngục. Cửa mở ra và một thánh nhân nổi tiếng bước vào.
Người này mừng rỡ, "Mình phải ở Cõi trời rồi!"
Vừa lúc đó cửa lại mở và một gái mãi dâm nổi tiếng bước vào. Người này đâm hoang mang. "Trong trường hợp đó mình phải ở Địa ngục rồi!" ông ấy nghĩ.
Trong khi ông ta vẫn còn đang vẩn vơ, thánh nhân vồ lấy gái mãi dâm và bắt đầu làm tình với cô ấy. Người này, sững sờ vì kinh ngạc, chạy tới thánh Peter và hỏi, "Ông phải nói cho tôi: đây là Cõi trời hay Địa ngục?"
"Ông không thể thấy được sao?" thánh Peter trả lời. "Nó là Cõi trời cho ông ta và là Địa ngục cho cô ta!"
Cõi trời và địa ngục không phải là nơi chốn địa lí; chúng không phải là cái gì đó bên ngoài bạn, chúng là cái gì đó thuộc vào tính bên trong của bạn. Nếu bạn thức, thế thì bạn ở trong một vũ trụ khác toàn bộ; dường như là trong thức tỉnh của bạn toàn thể sự tồn tại trở nên được thức tỉnh. Nó lấy mầu sắc mới, hương vị mới, hương thơm mới. Khi bạn ngủ, toàn thể sự tồn tại ngủ cùng bạn. Điều đó tất cả tuỳ thuộc vào bạn.
Cho nên vấn đề không phải là trau dồi bất kì tính cách nào, trở nên đức hạnh, trở thành thánh nhân. Vấn đề là làm sao thoát ra khỏi mơ, làm sao thoát ra khỏi quá khứ và tương lai, làm sao chỉ ở đây bây giờ.
Đó là điều chứng ngộ là gì... "A, cái này!"
Khi Alice ở tại tiệc trà nhà Mad Hatter, cô ấy để ý rằng không có sẵn mứt. Cô ấy hỏi mứt, và Mad Hatter nói, "Mứt được phục vụ vào mọi ngày khác."
Alice phản đối, "Nhưng hôm qua cũng không có mứt!"
"Điều đó là đúng," Mad Hatter nói. "Qui tắc là: mứt bao giờ cũng có hôm qua và mứt có ngày mai, không bao giờ có mứt hôm nay... vì hôm nay không phải là mọi ngày khác!"
Và đó là cách bạn đang sống: mứt hôm qua, mứt ngày mai, không bao giờ mứt hôm nay. Và đó là chỗ mứt có! Cho nên bạn chỉ tưởng tượng; bạn liên tục trong trạng thái ngủ, bị đánh thuốc. Bạn đã quên hoàn toàn rằng khoảnh khắc này là khoảnh khắc thực duy nhất có đó. Và nếu bạn muốn có bất kì tiếp xúc nào với thực tại, thức dậy ở đây bây giờ đi!
Do đó mới có ý tưởng kì lạ này của Thiền rằng chứng ngộ xảy ra ngay tức khắc. Nhiều người trở nên phân vân: "Làm sao nó có thể xảy ra ngay tức khắc được?" Người Ấn Độ đặc biệt trở nên rất phân vân vì họ có ý tưởng rằng đầu tiên bạn phải gạt bỏ mọi nghiệp quá khứ, và bây giờ ý tưởng ngu xuẩn này đã đạt tới phương Tây. Bây giờ ở phương Tây mọi người đang nói về nghiệp quá khứ: đầu tiên bạn phải gạt bỏ nghiệp quá khứ.
Bạn có biết quá khứ là bao lâu không? Nó là vĩnh hằng đấy! Và nếu bạn định gạt bỏ mọi nghiệp quá khứ, bạn sẽ không bao giờ gạt bỏ được nó đâu - chừng đó là chắc chắn. Và trong khi đó bạn sẽ tạo ra các nghiệp khác, và quá khứ sẽ liên tục trở nên ngày càng lớn hơn mọi ngày. Nếu đó là cách thoát duy nhất - rằng người ta phải gạt bỏ mọi nghiệp quá khứ - thế thì không có khả năng nào của chứng ngộ. Thế thì chưa bao giờ có bất kì Phật nào và sẽ không bao giờ có bất kì Phật nào; điều đó là không thể được. Cứ nghĩ về mọi kiếp quá khứ và mọi nghiệp mà bạn đã dựng lên - đầu tiên bạn phải gạt bỏ chúng. Và làm sao bạn sẽ gạt bỏ được chúng? Trong khi cố gạt bỏ chúng bạn sẽ phải tạo ra nghiệp khác. Và đây là cái vòng luẩn quẩn.
"Và để được chứng ngộ toàn bộ," những người tin vào triết lí nghiệp nói, "không chỉ bạn gạt bỏ các nghiệp xấu, bạn phải gạt bỏ các nghiệp tốt nữa - vì nghiệp xấu tạo ra xiềng xích sắt và nghiệp tốt tạo ra xiềng xích vàng. Nhưng xiềng xích là xiềng xích, và bạn phải gạt bỏ mọi loại xiềng xích." Bây giờ mọi sự thậm chí trở nên phức tạp hơn. Và làm sao bạn có thể gạt bỏ được nghiệp xấu? Nếu bạn hỏi họ, họ nói, "Tạo ra nghiệp tốt để gạt bỏ nghiệp xấu." Và làm sao bạn có thể gạt bỏ được nghiệp tốt? Thế thì các thánh nhân trở nên giận. Họ nói, "Thôi đi! Anh đang biện luận quá nhiều rồi. Đây không phải là vấn đề biện luận. Tin đi, tin cậy vào, có đức tin vào!"
Vấn đề không thực sự là việc gạt bỏ nghiệp. Khi vào buổi sáng bạn thức dậy, bạn có gạt bỏ mọi giấc mơ trước tiên không? Bạn đã là kẻ cắp trong mơ, kẻ giết người, kẻ cưỡng hiếp, hay thánh nhân... bạn có thể là đủ mọi thứ trong mơ. Bạn có phải gạt bỏ những giấc mơ đó trước tiên không? Khoảnh khắc bạn thức dậy bạn ở ngoài mọi giấc mơ đó - chúng bị kết thúc! Không có vấn đề gạt bỏ chúng.
Đó là thông điệp bản chất của Thiền: rằng bạn không cần lo nghĩ về nghiệp quá khứ; chúng toàn là những hành động mơ. Chỉ thức dậy và chúng tất cả đều bị kết thúc.
Nhưng chúng ta là những người ngủ và bất kì cái gì khớp với giấc ngủ của chúng ta đều có hấp dẫn lớn. Chúng ta nghe chỉ tương ứng với trạng thái tâm trí của chúng ta. Toàn thế giới đang ngủ. Hiếm khi có, chỉ thỉnh thoảng, một người không ngủ, người thức. Khi người đó nói với bạn có hiểu lầm, điều hiển nhiên. Người đó nói từ quan điểm của người đó, từ việc thức tỉnh của người đó, và người đó nói, "Quên tất cả về các giấc mơ của các ông đi - điều đó toàn là vô nghĩa! Tốt và xấu, chúng tất cả đều như nhau; thánh nhân và tội nhân, họ tất cả đều như nhau. Đơn giản thức dậy đi! Đừng lo nghĩ rằng đầu tiên bạn phải trở thành thánh nhân trong mơ của bạn, rằng bạn phải thay đổi bản thể bạn là tội nhân thành là thánh nhân trước tiên, thế thì bạn mới có thể thức dậy. Tại sao đi theo con đường dài thế? Bạn có thể thức dậy ngay mà! Bạn có thể thức dậy trong khi bạn đang phạm tội; trong khi bạn đang giết ai đó trong mơ của bạn, bạn có thể thức dậy. Không có vấn đề gì.
Thực ra, nếu bạn là thánh nhân bạn có thể không thích thức dậy. Kẻ giết người sẽ thấy dễ dàng thức dậy hơn vì người đó không có gì để mất, nhưng thánh nhân có danh vọng lớn để mất. Có thể ông ấy được đeo vòng hoa và giải thưởng Nobel được trao cho và mọi người vỗ tay và chạm chân ông ta... và đột nhiên còi báo động vang lên. Đây có phải là lúc cho còi báo động không? Còi báo động không thể đợi thêm chút nữa sao? Khi mọi sự đang diễn ra mềm dịu và đẹp thế, còi báo động có thể đợi một chút. Kẻ giết người chẳng có gì để mất. Anh ta đã khổ rồi; anh ta đang ở trong việc hành hạ bên trong sâu sắc. Thực ra, anh ta sẽ cảm thấy được nhẹ bớt nếu còi báo động tắt đi. Anh ta sẽ cảm thấy tự do lớn để thoát ra khỏi cơn ác mộng đó.
Do đó điều thường xảy ra là tội nhân thức dậy dễ dàng hơn thánh nhân, vì tội nhân trải qua ác mộng và thánh nhân đang có những giấc mơ dịu ngọt thế. Ai muốn thức dậy khi bạn đang là vua với cung điện bằng vàng và tận hưởng mọi thứ? Có thể bạn ở thiên đường trong mơ của bạn.
Nhưng một điều là chắc chắn: khi bạn ngủ bạn có ngôn ngữ nào đó - ngôn ngữ của ngủ - và bạn có thể hiểu người khác, người đang ngủ và nói cùng ngôn ngữ. Đó là lí do tại sao triết lí về nghiệp trở nên quan trọng thế, thịnh hành thế, chi phối thế. Nó đã thống trị gần mọi tôn giáo của thế giới theo những cách khác nhau.
Ở Ấn Độ đã có ba tôn giáo lớn: Hindu giáo, Jaina giáo, Phật giáo. Họ bất đồng về mọi điểm ngoại trừ về triết lí nghiệp; họ bất đồng về mọi điểm có thể. Họ bất đồng về sự tồn tại của Thượng đế, họ bất đồng về sự tồn tại của linh hồn, họ bất đồng về sự tồn tại của thế giới, nhưng họ không bất động về triết lí nghiệp. Nó phải có sự hấp dẫn sâu nào đó cho tâm trí ngủ. Và những người này không thể hiểu được Thiền.
Khi một bác học hay một muni Jaina tới tôi, người đó phân vân lắm. Người đó nói, "Thầy có dạy chứng ngộ ngay lập tức, bất thần không? Thế thì Mahavira thì sao, người đã phải tranh đấu trong nhiều kiếp để trở nên được chứng ngộ?"
Tôi nói với họ, "Những chuyện đó đều do các ông bịa ra. Mahavira mà ông nói tới là chuyện bịa của giấc mơ của ông; ông không biết về Mahavira thực. Làm sao ông có thể biết được về các kiếp sống quá khứ của ông ấy? Ông thậm chí không biết về kiếp sống quá khứ của ông!" Và thậm chí không có đồng ý nào về kiếp sống cuối cùng của ông ấy trong số các tín đồ của ông ấy - nói gì tới các kiếp sống quá khứ của ông ấy?
Trên những vấn đề có tính sự kiện như thế... chẳng hạn, liệu ông ấy có lấy vợ hay không: giáo phái này của người Jaina nói ông ấy không lấy vợ, vì với họ một người như Mahavira mà lấy vợ thì có vẻ xúc phạm, mất mặt. Và giáo phái khác của người Jaina nói ông ấy đã không chỉ lấy vợ, mà ông ấy còn có con gái nữa. Bây giờ điều đó đi quá xa - có con gái! Điều đó nghĩa là ông ấy phải đã mê đắm trong dục - vì vào thời đó câu chuyện về Jesus còn chưa xảy ra. Việc sinh đồng trinh còn chưa được biết tới!
Họ không thể đồng ý được... các đệ tử không thể đồng ý được về kiếp sống cuối cùng của Mahavira về các vấn đề sự kiện như hôn nhân, con gái, vân vân, và họ nói về các kiếp sống quá khứ của ông ấy!
Bất kì cái gì giúp cho bạn tiếp tục ngủ, trì hoãn, đều hấp dẫn. "Ngay cả Mahavira cũng phải làm việc vất vả nhiều nhiều kiếp, vậy làm sao chúng ta có thể trở nên được chứng ngộ trong kiếp này? Điều đó sẽ phải mất nhiều kiếp, cho nên không cần làm cái gì ngay bây giờ. Chúng ta có thể đợi! Và đằng nào thì nó sẽ không xảy ra ngay bây giờ; sẽ phải mất nhiều kiếp. Trong khi đó, tại sao không làm những thứ khác? Tích luỹ nhiều tiền, danh, quyền. Làm những thứ khác: ăn, uống, vui vẻ - vì điều này, chứng ngộ này, sẽ không xảy ra ngay bây giờ; nó sẽ cần nhiều kiếp. Và trong khi đó bạn không thể chỉ ngồi và đợi; người ta phải làm cái gì đó."
Người ngủ có thể hiểu ngôn ngữ hấp dẫn cho giấc ngủ của họ. Chúng ta chỉ hiểu cách làm lẩy cò quá trình nào đó trong bản thể chúng ta.
Đoàn Xơ Nhân từ định phái các nhà truyền giáo vào thế giới tội lỗi. Mẹ bề trên có một câu hỏi cuối cùng để hỏi từng ni trước khi quyết định người nào trong số họ là khớp nhất với nhiệm vụ đầy hiểm nguy phía trước.
"Xơ Agatha," bà ấy hỏi người thứ nhất. "Xơ sẽ làm gì nếu xơ đang bước đi dọc phố vắng ban đêm và một người đàn ông lạ xán tới xơ và tán tỉnh sỗ sàng?"
"Ồ, Mẹ linh thiêng của Thượng đế!" ni hổn hển nói. "Lạy mọi thánh giúp cho! Sao cơ, con sẽ quì xuống và cầu nguyện Đức Đồng trinh linh thiêng rằng linh hồn con có thể được cứu."
Mẹ bề trên ghi nhận rằng xơ Agatha có thể phù hợp hơn cho công việc ở nhà.
Cùng câu hỏi được hỏi cho xơ Agnes, xơ đáp, "Sao cơ, con sẽ đấm vào mũi hắn ta... và rồi bắt đầu chạy dọc phố nhanh nhất có thể, vừa kêu lên 'Cứu tôi với!'"
Mẹ bề trên ghi nhận xơ Agnes là một trong những ứng cử viên có thể cho công việc truyền đạo.
Tiếp đó bà ấy hỏi xơ Theresa, xơ bắt đầu, "Dạ, đầu tiên con sẽ kéo quần của nó xuống..." Mẹ bề trên lặng người một chút, nhưng xơ Theresa tiếp tục. "Và thế rồi con sẽ kéo váy của con lên, và rồi..."
"Xơ Theresa," ni cấp cao ngắt lời. "Bây giờ đó là loại câu trả lời gì vậy?"
"Dạ," người khác nói, "con hình dung ra là con có thể chạy nhanh với váy tốc lên hơn là nó có thể chạy với quần tụt xuống!"
Chúng ta hiểu chỉ cái mà chúng ta có thể hiểu. Nhân loại ngủ có thể hiểu chỉ những điều nào đó; nó có thể nghe chỉ những điều nào đó. Những điều khác không được nghe hay thậm chí nếu được nghe, chúng không được hiểu; chúng bị hiểu lầm.
Thiền đã từng bị hiểu lầm rất nhiều. Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng ngay cả các Phật tử cũng không hiểu Thiền.
Nhiều Phật tử chính thống đã tới tôi hỏi tại sao tôi nhấn mạnh Thiền nhiều thế, vì nó không phải là truyền thống Phật giáo chính. Điều đó là đúng; truyền thống Phật giáo chính là chống lại Thiền. Thiền dường như có chút ít kì quặc, chút ít lập dị, bởi lẽ đơn giản là nó đem chân lí mới toàn bộ thế tới cho bạn: chứng ngộ ngay lập tức. Chưa bao giờ có tôn giáo nào khác đã nhấn mạnh điều đó nhiều thế: rằng bạn có năng lực trở nên chứng ngộ ngay bây giờ - tất cả là tuỳ ở bạn.
Nếu huấn luyện có hiệu quả, chứng ngộ sẽ được đạt tới trong một cái bật ngón tay.
Không có đường như vậy, nhưng có kỉ luật nào đó để đánh thức bạn dậy. Điều đó được gọi là "huấn luyện." Huấn luyện không liên quan gì tới tính cách của bạn nhưng là cái gì đó liên quan tới tâm thức của bạn. Huấn luyện đơn giản nghĩa là một không gian nào đó, một hoàn cảnh nào đó phải được tạo ra quanh bạn trong đó việc thức tỉnh là dễ dàng hơn việc rơi vào giấc ngủ - cũng giống như khi bạn muốn ai đó thức dậy bạn vẩy nước lạnh vào mắt người đó. Không phải là bạn dạy người đó đức hạnh, không phải là bạn dạy người đó bất bạo hành - những thứ đó sẽ không giúp cho người đó thức tỉnh. Nhưng nước lạnh, đó là hiện tượng khác toàn bộ; điều đó tạo ra hoàn cảnh. Hay bạn cho người đó chén trà; điều đó giúp người đó thức dậy. Hay bạn bảo người đó đi chậm, chạy, hét; điều đó sẽ giúp cho người đó thức dậy nhanh chóng hơn.
Mọi phương pháp Thiền đều giống điều đó: nước lạnh vẩy vào mắt bạn, búa đánh vào đầu bạn. Thiền là khác toàn bộ với các tôn giáo khác. Nó không cho bạn tính cách nào đó; nó chắc chắn cho bạn hoàn cảnh.
Vào thời đã qua của Thiền sư Hui Chueh ở núi Lang Yeh, có một đệ tử đã mời ông ấy tới để chỉ giáo. Thầy dạy cô ấy luôn xem xét câu: "Không để ý."
Bây giờ, điều này tạo ra hoàn cảnh. Thầy bảo cô ấy thiền về câu ngắn này: "Không để ý." Và nó phải được thiền ở những tình huống khác nhau, trong mọi tình huống có thể. Nó phải không được quên bất kì lúc nào; nó phải được nhớ liên tục, dù bất kì cái gì xảy ra.
Cô ấy tuân theo chỉ giáo của thầy một cách nghiêm ngặt không tái phạm.
Một hôm nhà cô ấy bị cháy, nhưng cô ấy nói: "Không để ý."
Bây giờ, điều này tạo ra hoàn cảnh. Đây là huấn luyện thực, đây là kỉ luật. Nhà cháy và cô ấy nhớ chỉ giáo: "Không để ý." Khi nhà không cháy và mọi sự trôi chảy, tốt, điều đó là dễ, và bạn có thể ngồi trong góc nhỏ bạn đã làm trong nhà để thiền - thế thì bạn có thể nói, "Không để ý." Nó là dễ, nhưng nó sẽ không đánh thức bạn dậy; nó thậm chí có thể giúp cho bạn rơi vào giấc ngủ. Nhưng khi nhà bị cháy thì rất khó, rất khó. Vật sở hữu của bạn bị lâm nguy, cuộc sống của bạn bị nguy hiểm, an ninh của bạn mất rồi, an toàn của bạn mất rồi. Bạn có thể chỉ là kẻ ăn xin ngày hôm sau trên phố chẳng cái gì còn lại.
Nhưng người đàn bà này phải đã là một đệ tử thực.
Cô ấy nói: "Không để ý."
Và cô ấy không chỉ nói điều đó, cô ấy không để ý. Cô ấy thảnh thơi, dường như không cái gì đã xảy ra. Và khoảnh khắc bạn có thể thấy nhà bạn bị cháy và có thể thấy nó dường như là không cái gì xảy ra, thì không cái gì xảy ra. Nhà sẽ bị cháy, nhưng bạn sẽ ra khỏi kinh nghiệm đó lần đầu tiên với sự sáng tỏ, không có bụi nào trên tấm gương của bạn, với sáng suốt lớn lao. Mọi thứ đang cháy! Toàn thể cuộc sống đang cháy vì chúng ta đang chết mọi khoảnh khắc. Không cái gì an ninh, không cái gì an toàn. Chúng ta chỉ liên tục tin rằng mọi thứ là an ninh và an toàn. Trong thế giới này của các luồng và thay đổi, nơi chết là đầu cuối tối thượng của mọi thứ, làm sao có thể có bất kì an ninh nào được?
Nếu bạn có thể thấy nhà riêng của bạn bị cháy và liên tục thiền một cách im lặng, thảnh thơi, trong buông bỏ sâu sắc - không để ý - bạn đi ra khỏi nó là một người khác toàn bộ, với tâm thức mới, được tái sinh.
Hôm khác, con trai cô ấy ngã xuống nước và khi người đứng ngoài gọi cô ấy, cô ấy nói: "Không để ý."
Bây giờ thậm chí còn khó hơn - vì nhà, sau rốt, là thứ chết. Chúng ta có thể làm nhà khác, tiền có thể được kiếm nữa. Nhưng con trai bạn ngã xuống nước, đang chết đuối... điều này là tình huống khó khăn hơn, nhiều gắn bó hơn - con trai riêng của bạn. Và với người mẹ, con trai là việc kéo dài của cô ấy, một phần của cô ấy, một phần của linh hồn cô ấy, của bản thể cô ấy. Dầu vậy cô ấy nói, "Không để ý."
Cô ấy gìn giữ đích xác chỉ giáo của thầy mình bằng việc bỏ mọi ý nghĩ bất chợt.
Nếu điều này là có thể... bởi vì đây là hai vấn đề trên thế giới: tính sở hữu đồ vật và sự thân thuộc với con người. Đây là vấn đề của bạn nữa. Đó là chỗ mọi người đang ngủ: hoặc họ có tính sở hữu đồ vật hoặc họ ở trong quan hệ thân thuộc với con người. Đây là hai điểm giữ cho bạn bị che mờ, lẫn lộn, vô nhận biết.
Cô ấy qua được cả hai phép thử. Và nếu bạn có thể qua được hai điều này: nếu bạn có thể trở nên nhận biết rằng bạn không sở hữu gì... Dùng mọi thứ nhưng không sở hữu cái gì, và quan hệ với mọi người nhưng không trở thành một phần của bất kì tình thân thuộc nào.
Quan hệ là một điều, tình thân thuộc là khác hoàn toàn. Quan hệ không đưa bạn vào bất kì tù túng nào; tình thân thuộc là tù túng. Yêu mọi người, nhưng đừng ghen, đừng sở hữu. Quan hệ với nhiều người nhất có thể được, nhưng vẫn còn tự do và để cho họ cũng tự do với bạn.
Đừng cố chi phối và đừng cho phép bất kì người nào chi phối bạn.
Dùng mọi thứ, nhưng nhớ lấy: bạn vào thế giới với đôi bàn tay trắng và bạn sẽ đi khỏi thế giới lại với bàn tay trắng, cho nên bạn không thể sở hữu cái gì.
Nếu hai điều sáng suốt này trở nên rõ ràng và bạn bắt đầu không để ý, mọi ý nghĩ bất chợt sẽ biến mất khỏi tâm trí bạn. Và mọi ý nghĩ đều là bất chợt, không ý nghĩ nào là bản chất. Điều bản chất là im lặng; ý nghĩ toàn là bất chợt. Khi ý nghĩ biến mất, điều bản chất nổi lên bề mặt. Im lặng lớn bùng nổ trong giai điệu vô cùng. Và kinh nghiệm đó là giải thoát, kinh nghiệm đó là thiêng liêng.
Một hôm, khi chồng cô ấy bật lửa để rán bánh vặn, cô ấy ném vào trong chảo đầy dầu (thực vật) sôi một miếng bột nhão, tạo nên tiếng động.
Khi nghe thấy tiếng động này, cô ấy ngay lập tức được chứng ngộ.
Đó là điều tôi gọi là... nếu bạn sẵn sàng, nếu hoàn cảnh sẵn sàng, thế thì bất kì cái gì cũng có thể làm lẩy cò quá trình chứng ngộ - bất kì cái gì. Chỉ:
Khi nghe thấy tiếng động này, cô ấy ngay lập tức được chứng ngộ.
Không cái gì đặc biệt đã xảy ra, chỉ tiếng động bình thường. Bạn bắt gặp loại tiếng động đó mọi ngày nhiều lần. Nhưng nếu hoàn cảnh đúng có đó, bạn ở không gian đúng... và cô ấy đã ở trong không gian đúng: không sở hữu, không quan hệ với bất kì cái gì, với bất kì người nào, không chi phối. Cô ấy ở trong trạng thái của giải thoát, chỉ ngay trên đường biên. Một bước thêm nữa và cô ấy sẽ đi vào trong thế giới của chư Phật. Và bước nhỏ đó có thể được gây ra bởi bất kì cái gì dù là cái gì.
Khi nghe thấy tiếng động này...
Tiếng động đó trở thành tiếng còi báo động, cọng rơm cuối cùng trên lưng con lạc đà.
... cô ấy ngay lập tức được chứng ngộ. Thế rồi cô ấy ném cái chảo đầy dầu xuống đất, vỗ tay và cười.
Tại sao cô ấy làm điều đó: Vỗ tay và cười? Khi người ta trở nên chứng ngộ, tiếng cười là sản phẩm phụ tự nhiên; nó tới một cách tự phát - bởi lẽ đơn giản là chúng ta đã từng tìm và kiếm trong nhiều kiếp về cái gì đó mà đã có bên trong rồi. Toàn thể nỗ lực của chúng ta thật nực cười! Toàn thể nỗ lực của chúng ta là ngớ ngẩn. Người ta cười vào trò đùa vũ trụ lớn lao này. Người ta cười vào khả năng khôi hài mà Thượng đế phải có hay sự tồn tại phải có: rằng chúng ta đã có nó cùng mình và chúng ta đi tìm nó. Người ta cười vào nỗ lực nực cười của riêng mình, cuộc hành trình dài dài, cuộc hành hương, vì cái gì đó mà chưa bao giờ bị mất ngay chỗ đầu tiên. Do đó mới có tiếng cười, do đó mới có vỗ tay.
Tưởng cô ấy điên, chồng cô ấy rầy la cô ấy và nói...
Và tất nhiên, bất kì người nào vẫn đang ngủ, thấy ai đó khác đột nhiên trở nên chứng ngộ, vỗ tay và cười, thì nhất định nghĩ rằng người kia đã mất trí. Đột phá này sẽ có vẻ như suy sụp với người đang ngủ; nó không phải là suy sụp. Nhưng người ngủ không thể đừng được điều đó; người đó có thể hiểu chỉ tương ứng với giá trị của người đó, tiêu chí của người đó.
... chồng cô ấy rầy la cô ấy và nói, "Sao em làm việc này? Em có điên không?"
Cô ấy đáp: "Không để ý."
Cô ấy tiếp tục: thiền của cô ấy vẫn có đó. Cô ấy đang theo chỉ giáo của thầy tới chính tận cùng. Người chồng đang gọi cô ấy là điên và cô ấy nói: "Không để ý."
Thế giới sẽ gọi bạn là điên. Thế giới bao giờ cũng gọi chư Phật là điên. Không để ý. Điều đó là tự nhiên; nó phải được chấp nhận như vấn đề tất nhiên.
Thế rồi cô ấy đi tới thầy Hui Chueh và đề nghị thầy xác nhận thành tựu của mình.
Chức năng của thầy có nhiều. Thứ nhất: để giúp bạn thức dậy, để khiêu khích bạn vào thức tỉnh; để tạo ra tình huống trong đó việc ngủ trở nên ngày càng khó hơn và việc thức tỉnh trở nên ngày càng dễ hơn; và khi lần đầu tiên bạn được thức tỉnh, thầy xác nhận điều đó, vì rất khó cho bản thân người đó biết. Tính bên trong này là không biết được thế. Bản ngã mất rồi, và mọi giá trị cũ đã mất, tâm trí cũ không còn vận hành. Mọi thứ đều mới thế; không cái gì dường như là liên tục với cái cũ. Dường như không có cách nào để phán xét, đánh giá, chắc chắn. Người ta ở sâu trong kính nể và ngạc nhiên. Người ta không biết cái gì đang xảy ra, cái gì đã xảy ra, cái gì đang là tất cả đó. Người ta đơn giản lúng túng.
Do đó chức năng cuối cùng của thầy là xác nhận, là nói, "Được, nó đấy."
Thầy xác nhận rằng cô ấy đã đạt được quả thiêng.
Thiền nhân gọi điều này là "quả thiêng," kết quả, việc nở hoa - đi tới thức tỉnh tối thượng, đi tới kinh nghiệm tối thượng về bản thân bạn và sự tồn tại. Nhưng nhớ lấy: nó chỉ có thể xảy ra trong khoảnh khắc. Nó chỉ có thể xảy ra ngay lập tức. Nó chỉ có thể xảy ra bây giờ - bây giờ hay không bao giờ.
Bạn sẽ hỏi: "Thế thì tại sao có mọi phương pháp, huấn luyện này?" Chúng chỉ là để đưa bạn quay trở lại bây giờ. Bạn đã đi quá xa trong kí ức và tưởng tượng. Chúng không tạo ra bất kì trau dồi nào; chúng không giúp cho tự trau dồi mà cho việc đưa bạn về nhà.
Ở đây chúng ta đang dùng mọi loại phương pháp, và nhiều người nữa sẽ tới chúng ta sẽ phát minh ra những phương pháp mới, vì những người khác nhau sẽ cần các phương pháp khác nhau. Trong tâm xã mới chúng ta sẽ có mọi phương pháp có thể có. Nó chưa bao giờ được thử trên qui mô như thế. Mọi tôn giáo đều có vài phương pháp, nhưng chúng ta sẽ có mọi phương pháp của mọi tôn giáo của quá khứ và của mọi tôn giáo sẽ xảy ra trong tương lai. Chúng ta sẽ tạo ra không gian cho mọi loại người, không cho bất kì kiểu đặc thù nào. Các tôn giáo cũ đang lỡ theo cách đó.
Chẳng hạn, chỉ một kiểu người đặc biệt mới có thể được giúp bởi phương pháp của Mahavira - chỉ kiểu người thuộc vào kiểu của Mahavira mới có thể được giúp. Nó là phương pháp luận rất giới hạn. Mahavira đã đạt tới quả thiêng; ông ấy dạy cùng phương pháp mà qua đó ông ấy đã đạt tới. Jesus có phương pháp riêng của ông ấy, Mohammed có phương pháp riêng của ông ấy. Cho nên không tôn giáo nào của quá khứ có thể là phổ quát vì nó thuộc vào một kiểu nào đó và chỉ kiểu đó mới có thể được lợi bởi nó.
Do đó một vấn đề đã nảy sinh: bạn có thể được sinh ra trong gia đình người Jaina và bạn có thể không có cùng kiểu mà phương pháp Jaina có thể giúp được. Thế thì bạn gặp khó khăn; toàn thể cuộc sống của bạn sẽ bị phí hoài. Bạn sẽ thử phương pháp này; nó sẽ không phù hợp với bạn - và bạn sẽ không thay đổi phương pháp của bạn. Bạn sẽ nghĩ đó là vì nghiệp quá khứ của bạn mà phương pháp này không có tác dụng, rằng sẽ phải mất thời gian. Bạn sẽ hợp lí hoá. Bạn có thể được sinh ra trong gia đình người Hindu và phương pháp Hindu có thể không có tác dụng.
Có nhiều kiểu người thế trên thế giới, và khi thế giới đã trưởng thành và tâm thức mọi người đã trưởng thành, ngày càng nhiều kiểu mới, ngày càng nhiều người lai đã đi vào trong sự tồn tại mà không bao giờ có trước đây - điều không bao giờ tồn tại trong thời của Mahavira, điều chưa bao giờ tồn tại trong thời của Krishna. Có nhiều kiểu người, người lai. Và trong tương lai điều này sẽ xảy ra ngày càng nhiều hơn; thế giới đang trở thành một làng nhỏ.
Nỗ lực của tôi là dùng mọi phương pháp của quá khứ, để làm cho chúng được cập nhật, để làm cho chúng thành đương đại, và tạo ra những phương pháp mới cho tương lai - cho tương lai của nhân loại. Do đó điều tôi đang dạy không là Hindu giáo không là Phật giáo không là Ki tô giáo, và vậy mà tôi đang dạy điều bản chất của mọi tôn giáo.
Bạn ở đây không để trau dồi bản ngã tâm linh nào đó mà để làm tan biến mọi bản ngã, làm tan biến mọi giấc ngủ. Bạn ở đây để thức dậy. Tình huống đang được tạo ra - dùng tình huống này một cách toàn bộ nhất có thể được đi.
Nhớ người đàn bà này, người đã thiền về "Không để ý." Tính toàn bộ thế là được cần. Nhà cháy và cô ấy nói: "Không để ý." Con trai cô ấy ngã xuống nước và cô ấy nói: "Không để ý." Chồng cô ấy gọi cô ấy là điên và cô ấy nói: "Không để ý." Thế thì việc thiền đơn giản như thế - về không để ý - tạo ra chỗ cần thiết trong đó cô ấy trở nên bắt lửa, cháy. Bản thể bên trong của cô ấy bùng nổ. Cô ấy không còn là cùng người cũ nữa; cô ấy được tái sinh. Cô ấy được tái sinh là chứng ngộ. Cô ấy trở thành vị Phật.

Tất cả các bạn đều là chư Phật - đang ngủ, nhưng các bạn đều là chư Phật tất cả như nhau. Chức năng của tôi không phải là làm ra chư Phật từ bạn, vì bạn đã là điều đó rồi, nhưng chỉ để giúp bạn nhớ điều đó, để nhắc nhở bạn.
..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post