Chương 7. Không là người chết

Chương 7. Không là người chết

Price:

Read more

Cỏ tự nó mọc - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 7. Không là người chết

Một cựu hoàng hỏi thầy Gudo: "Điều gì xảy ra cho người chứng ngộ sau cái chết?"
Gudo đáp: "Sao ta phải biết?"
Cựu hoàng nói: "Sao à? - vì ông là thầy."
Gudo nói: "Vâng, thưa ngài, nhưng không là người chết!"
Con người là dốt nát về cái thực. Và khó mà biết cái thực bởi vì, để biết cái thực, đầu tiên bạn phải là cái thực. Chỉ cái như nhau mới có thể biết cái như nhau.
Con người là giả. Như con người đang tồn tại, con người là kẻ đạo đức giả sâu sắc. Con người không thực là bản thân mình. Mặt nguyên thuỷ của con người hoàn toàn bị mất. Con người có nhiều mặt, con người dùng nhiều mặt, nhưng bản thân con người không nhận biết về mặt nguyên thuỷ: mặt riêng của mình.
Con người là kẻ bắt chước. Người đó bắt chước người khác, và, dần dần, người đó hoàn toàn quên rằng mình có bản thể duy nhất riêng của mình.
Cái thực chỉ có thể được biết khi bạn là thực. Nó là nỗ lực vô cùng; con đường là gian truân. Cho nên con người thử thủ đoạn. Người đó bắt đầu nghĩ về cái thực - triết lí hoá, lí thuyết hoá, tạo ra hệ thống trí tuệ về cái thực. Đó là mọi điều triết học là: thủ đoạn của tâm trí để lừa bản thân người ta về cái dốt nát của người ta, về việc không biết cái thực của người ta. Đó là lí do tại sao có nhan nhản các triết lí và toàn thế giới sống trong khái niệm và lí thuyết. Người Hindu, người Mô ha mét giáo, người Ki tô giáo, người Jainas, Phật tử - có hàng triệu khái niệm.
Và chúng là rẻ, bạn không cần thay đổi bản thân bạn; bạn chỉ cần tâm trí thông minh bình thường, tâm trí tầm thường. Không cần tới IQ nào cao hơn, cho nên không có khó khăn nào. Bạn có thể chấp nhận các khái niệm và bạn có thể che giấu dốt nát của bạn với bản thân bạn. Triết lí chỉ là phương pháp che giấu: người ta bắt đầu cảm thấy rằng người ta biết, mà chẳng biết chút nào; người ta bắt đầu cảm thấy rằng người ta đã đạt tới, mà thậm chí không lấy được bước đầu tiên.
Triết lí là bệnh tật lớn nhất, và một khi bạn bị bắt vào trong nó thì rất khó thoát ra khỏi nó bởi vì nó đáp ứng sâu sắc thế cho bản ngã. Người ta cảm thấy tổn thương khi người ta biết dốt nát của mình. Và dốt nát là toàn bộ và tuyệt đối; bạn không biết gì chút nào. Bạn đơn giản trong dốt nát tăm tối, và điều này gây tổn thương. Người ta muốn biết cái gì đó, ít nhất là cái gì đó, và triết lí cho bạn sự an ủi: có các lí thuyết, và nếu bạn có thông minh bình thường, điều đó sẽ có tác dụng - bạn có thể học lí thuyết đó, bạn có thể có hệ thống riêng của bạn, triết lí, và thế rồi bạn thấy thoải mái. Thế thì bạn không chỉ biết, mà bạn còn có thể dạy cho người khác, bạn có thể khuyên người khác, bạn có thể cứ biểu lộ tri thức của bạn cho người khác - và mọi thứ được giải quyết, dốt nát bị lãng quên.
Triết học nghĩa là một cách xây dựng logic về thực tại: nó là về và về và về, nó chưa bao giờ là cái thực. Nó cứ đi lòng vòng và lòng vòng, như đánh vào bụi cây, nhưng nó không bao giờ đánh vào trung tâm của cái thực. Nó không thể làm điều đó được, điều đó là không thể được cho triết học. Tại sao nó là không thể được? Bởi vì triết học dựa trên logic, và thực tại ở bên ngoài logic.
Bạn phải hiểu nó thêm chút nữa.
Logic là việc tìm sự nhất quán, còn thực tại là không nhất quán. Hay, nó nhất quán sâu sắc tới mức ngay cả cái đối lập cũng không phải là không nhất quán với nó. Thực tại là ngược đời: mọi cái đối lập gặp gỡ và quyện lẫn và hội nhập vào trong nó. Nó bao la thế. Logic là chật hẹp; logic giống như đường, hẹp, hướng đích. Thực tại giống như không gian bao la, không đích, không đi đâu cả; nó đã có đó rồi, đi theo mọi chiều cùng nhau. Logic là một chiều, thực tại là đa chiều. Logic nói A là A và không bao giờ có thể là B - đây là nhất quán của logic - và trong thực tại, A là A, nhưng bao giờ cũng chuyển động và cũng trở thành B.
Logic nói sống là sống và không bao giờ có thể là chết. Làm sao sống có thể là chết được? Nhưng trong thực tại, sống là chuyển động mọi khoảnh khắc vào chết. Sống là chết.
Logic nói yêu là yêu và không bao giờ có thể là ghét; nhưng yêu đang chuyển động mọi khoảnh khắc thành ghét, và ghét đang chuyển mọi khoảnh khắc thành yêu. Bạn yêu cùng người và bạn ghét cùng người - yêu càng sâu, ghét càng sâu. Ghét và yêu là hai mặt của cùng một đồng tiền. Bạn có thể ghét một người mà không yêu người đó không? Làm sao bạn có thể ghét một người mà không yêu người đó? Đầu tiên bạn phải yêu đã, chỉ thế thì bạn mới có thể ghét. Ghét cần yêu như bước đầu tiên. Làm sao bạn có thể trở thành đối nghịch với một người mà bạn chưa bao giờ thân thiện?
Bạn và thù là tách rời chỉ trong logic; trong thực tại chúng là cùng nhau. Nếu bạn tìm ghét của bạn sâu sắc, bạn sẽ thấy yêu ẩn kín.
Khoảnh khắc bạn được sinh ra, chết cũng được sinh cùng bạn. Sinh là bắt đầu của chết, và chết là cao trào của sinh. Heraclitus nói: Thượng đế là sống và chết, hè và đông, đói và no, tốt và xấu.
Bao giờ cũng cả hai. Và Thượng đế là thực tại.
Nếu bạn nhìn vào thực tại, bạn sẽ thấy mọi cái đối lập gặp gỡ. Thực tại là mâu thuẫn; logic là không mâu thuẫn. Logic là sạch sẽ, rõ ràng, đơn giản; thực tại là rất phức tạp. Thực tại không giống như tam đoạn luận logic hay bài toán toán học - nó có nhiều chiều. Và nó là có tương quan, mọi mâu thuẫn đều cùng nhau: ngày biến thành đêm, đêm lại biến thành ngày. Sáng không là gì ngoài chỉ dẫn rằng tối đang tới. Tuổi thanh niên trở thành tuổi già. Đẹp biến thành và trở thành xấu. Mọi thứ thay đổi, và trở thành cái đối lập.
Điều này phải được hiểu sâu sắc, bởi vì đây là khác biệt cơ bản giữa triết học và tôn giáo. Triết học là logic; tôn giáo thì không. Triết học là logic; tôn giáo là thực. Hiểu triết học không khó; hiểu tôn giáo gần như là không thể được. Logic nói theo ngôn ngữ rõ ràng; tôn giáo không thể nói được, bởi vì tôn giáo phải nói ngôn ngữ của thực tại.
Logic là mảnh mẩu được tâm trí chọn ra từ thực tại, nó không toàn bộ. Tôn giáo chấp nhận cái toàn thể và muốn biết nó như nó vậy. Logic là cách xây dựng tâm trí. Triết học, logic, khoa học, tất cả đều là những cách xây dựng tâm trí: chúng tất cả đều dựa trên logic.
Tôn giáo là việc khử cấu trúc của toàn thể tâm trí. Triết học là cấu trúc của tâm trí về thực tại, việc bịa ra hệ thống. Tâm trí vẫn còn đó và giúp bạn chọn, phóng chiếu, tìm. Trong tôn giáo bạn phải khử cấu trúc tâm trí. Thực tại vẫn còn như nó vậy, bạn không làm gì với thực tại - bạn đơn giản vứt bỏ tâm trí, và thế rồi bạn nhìn. Nếu tâm trí có đó, nó sẽ không cho phép bạn nhìn vào cái toàn thể. Tâm trí bị ám ảnh với nhất quán, nó không thể cho phép mâu thuẫn được.
Cho nên, bất kì khi nào bạn đi tới gần một người chứng ngộ, tâm trí bạn sẽ gặp khó khăn, bạn sẽ cảm thấy nhiều mâu thuẫn trong người đó. Tâm trí bạn sẽ nói, "Người này nói điều này, và thế rồi người đó mâu thuẫn luôn. Và thỉnh thoảng người đó nói điều này, và rồi lại nói cái gì đó khác - người đó không nhất quán." Người tôn giáo là, bởi chính bản chất của hoàn cảnh, có tính mâu thuẫn; người đó phải vậy, bởi vì người đó không đi tìm nhất quán, người đó đi tìm chân lí. Người đó đi tìm cái thực, và người đó sẵn sàng vứt bỏ mọi thứ vì cái thực, dù cái thực là bất kì cái gì. Người đó không có cấu trúc được lập sẵn cho cái thực - người đó không có ý tưởng thực tại phải như thế nào. Nếu nó là không nhất quán, nó là không nhất quán. Tốt. Người đó không có gì để áp đặt lên nó. Tâm trí tôn giáo đơn giản cho phép cái thực được hiển lộ bản thân nó. Người đó không có ý tưởng nó phải thế nào.
Người tôn giáo là thụ động; người logic, triết học, khoa học là năng nổ. Người đó lấy ý tưởng nào đó, qua ý tưởng đó, người đó cấu trúc thực tại. Quanh ý tưởng này người đó cố gắng khám phá cái thực. Ý tưởng này sẽ không cho phép bạn khám phá cái thực - chính ý tưởng này là cản trở.
Cho nên một con đường là logic, còn đường khác là thơ ca. Thơ ca ngược với logic. Logic là hợp lí, thơ ca là bất hợp lí. Logic là tính logic, thơ ca là tưởng tượng. Và phân biệt này phải được nhớ bởi vì tôn giáo không là cả hai - không logic, không thơ ca.
Logic là của tâm trí và tưởng tượng cũng là của tâm trí. Nhà thơ tưởng tượng thực tại. Tất nhiên, thực tại của người đó là nhiều mầu sắc hơn thực tại của nhà logic, bởi vì người đó tưởng tượng, và người đó không sợ. Người đó tự do hoàn toàn trong tưởng tượng của mình, người đó phải không đi theo bất kì ý tưởng nào. Người đó đơn giản mơ về thực tại: nhưng nó lại là "về". Người đó mơ về thực tại, người đó là ra cái toàn thể đẹp từ việc mơ của mình. Người đó mang mầu sắc, bởi vì sâu bên dưới là tưởng tượng. Logic là rõ ràng, không mầu, gần như xám; không có thơ ca trong nó bởi vì không có tưởng tượng trong nó. Thơ ca gần như mâu thuẫn, bởi vì nó là tưởng tượng. Nó không bận tâm. Bạn chưa bao giờ đòi hỏi nhà thơ phải nhất quán. Nếu nhà thơ viết một bài thơ hôm nay, ngày mai khác, và tự mâu thuẫn với bản thân mình, không ai bận tâm. Mọi người nói đây là thơ ca.
Nếu hoạ sĩ vẽ điều gì đó hôm nay, và chính cái đối lập vào ngày mai, bạn không đòi hỏi bất kì nhất quán nào, bạn không nói, "Ông đang làm gì vậy? Hôm qua ông vẽ trăng vàng và hôm nay ông vẽ trăng đỏ. Ông đang làm gì? Ông đang mâu thuẫn." Không! Không ai hỏi - đó là thơ ca, hội hoạ là thơ ca, điêu khắc là thơ ca, và bạn cho phép nhà thơ có mọi tự do. Nhưng thơ ca là tưởng tượng.
Tâm trí có hai trung tâm: trung tâm này là tư duy, trung tâm kia là tưởng tượng. Nhưng cả hai trung tâm đều là của tâm trí - và tôn giáo là ở ngoài, ngoài cả hai trung tâm, nó không của tâm trí chút nào. Nó không phải là khoa học không thơ ca - hay nó là cả hai. Đó là lí do tại sao tôn giáo là huyền môn sâu hơn bất kì thơ ca nào. Nó đơn giản vứt bỏ tâm trí, với mọi trung tâm của nó, và thế rồi nhìn. Nó cũng hệt như bạn gạt đôi kính của mình sang bên, và nhìn. Tâm trí có thể bị gạt sang bên bởi vì nó là cái máy; bạn không là tâm trí. Tâm trí giống như cửa sổ. Bạn đang đứng đó và nhìn qua cửa sổ, thế thì khung cửa sổ trở thành khung của thực tại. Bạn nhìn từ cửa sổ, trăng đã lên, và bầu trời đẹp, nhưng bầu trời của bạn sẽ bị đóng khung bởi cửa sổ. Và nếu cửa sổ có mầu sắc nào đó của kính, thế thì bầu trời của bạn sẽ được đổi mầu bởi cửa sổ.
Tôn giáo đơn giản là đi ra khỏi nhà hoàn toàn; nhìn vào thực tại, không nhìn qua cửa sổ, không qua bất kì cửa ra vào nào, không qua bất kì kính nào, không qua bất kì khái niệm nào, nhưng đơn giản nhìn nó như nó vậy, gạt tâm trí sang bên. Điều đó là khó bởi vì bạn bị đồng nhất với tâm trí tới mức bạn đã hoàn toàn quên mất rằng bạn có thể gạt nó sang bên. Nhưng đây là toàn thể phương pháp luận của tôn giáo: tất cả yoga, mật tông, và mọi kĩ thuật thiền đều không là gì ngoài cách gạt tâm trí sang bên, cách phá vỡ sự đồng nhất với tâm trí, và thế rồi nhìn. Thế thì bất kì cái gì là thực tại đều được hiển lộ: cái đang đó, được hiển lộ. Nhớ lấy điều này.
Thỉnh thoảng tôn giáo sẽ nói ngôn ngữ của logic, thế thì nó trở thành thượng đế học. Thỉnh thoảng tôn giáo sẽ nói ngôn ngữ của thơ ca, thế thì nó trở thành nghệ thuật khách quan, như Taj Mahal. Nếu bạn đi và ngắm Taj Mahal lần đầu tiên, bạn sẽ hiểu nghệ thuật khách quan là gì. Nhìn vào tác phẩm của nghệ thuật khách quan, như Taj Mahal, nếu bạn đơn giản ngồi và ngắm và nhìn, đột nhiên im lặng bao quanh bạn, an bình giáng xuống bạn. Chính cấu trúc của Taj Mahal có liên quan tới bản thể bên trong nhất của bạn; chỉ nhìn vào hình dáng của nó, cái gì đó thay đổi bên trong bạn.
Có hai kiểu nghệ thuật. Một kiểu nghệ thuật là có tính chủ quan - chẳng hạn, Picasso. Nếu bạn nhìn vào tranh của Picasso bạn có thể hiểu Picasso phải đã có kiểu tâm trí nào, bởi vì ông ấy hình dung, vẽ ra tâm trí riêng của ông ấy, và ông ấy phải đã sống trong ác mộng, bởi vì mọi bức tranh của ông ấy đều như ác mộng. Bạn không thể xem nó lâu được mà không cảm thấy mệt và buồn nôn. Nó là cái điên bên trong của ông ấy mà ông ấy đã vẽ vào mầu sắc, và nó lây nhiễm. Đây là nghệ thuật chủ quan: bất kì cái gì bạn làm, bạn đem vào trong tâm trí riêng của bạn.
Nghệ thuật khách quan không đem tâm trí riêng của bạn vào, nhưng tuân theo một số qui tắc khách quan để thay đổi người sẽ nhìn nó, thiền về nó.
Mọi nghệ thuật phương Đông đã cố gắng là khách quan. Nghệ sĩ không được tham gia vào trong nó, hoạ sĩ bị quên đi, nhà điêu khắc bị quên đi, kiến trúc sư bị quên đi, họ không được tham gia vào trong nó. Họ đơn giản tuân theo qui tắc khách quan nào đó để sáng tạo tác phẩm nghệ thuật, và trong hàng thế kỉ, bất kì khi nào ai đó nhìn vào nó, cái gì đó của thiền sẽ xảy ra trong họ. Vào đêm trăng tròn, ngồi gần Taj Mahal, không nói, chỉ thiền về nó, thời gian biến mất, một khoảnh khắc vô thời gian xảy ra. Và đột nhiên Taj Mahal không có đó ở bên ngoài, cái gì đó đang thay đổi bên trong bạn.
Thỉnh thoảng tôn giáo nói dưới dạng nghệ thuật khách quan, đem thực tại vào trong thế giới này của tâm trí. Thỉnh thoảng nó nói dưới dạng của logic, thế thì nó trở thành thượng đế học, thế thì nó tranh cãi. Nhưng đây là cả hai cách thoả hiệp với thế giới, thoả hiệp với tâm trí bình thường, tầm thường, đem tôn giáo tới tâm trí bình thường. Khi tôn giáo nói trong sự thuần khiết của nó, nó là ngược đời, như Đạo Đức Kinh của Lão Tử, hay các đoạn của Heraclitus, hay các câu chuyện Thiền này. Trong tính thuần khiết của nó tôn giáo siêu việt trên logic, tưởng tượng, cả hai. Nó là chính cõi bên kia.
Bây giờ, vài điều về "chính cõi bên kia", thế rồi chúng ta có thể đi vào câu chuyện này.
Nó là nhỏ, như hạt mầm. Nhưng nếu bạn cho phép nó vào mảnh đất của trái tim bạn, nó có thể phát triển thành cây bao la. Nó là nhỏ, nếu bạn nhìn vào hình dạng; nhưng nếu bạn nhìn vào cái vô hình dạng ẩn bên trong nó, nó không có giới hạn, nó là vô hạn.
Cái gì đó để nhận biết về chính cõi bên kia - thứ nhất, chính cõi bên kia, cái siêu việt, cần sự biến đổi trong bạn, bằng không bạn sẽ không có khả năng hiểu nó. Nó cần sự sáng tỏ của cảm nhận trong bạn. Vấn đề không phải là một mình trí tuệ; ngay cả thiên tài cũng có thể không có khả năng hiểu nó, và đôi khi ngay cả dân làng bình thường có thể có khả năng hiểu nó. Thỉnh thoảng ngay cả một Einstein có thể bỏ lỡ nó, bởi vì vấn đề không phải là láu cá, thông minh - vấn đề là về sáng tỏ, không láu cá. Sáng tỏ là khác. Láu cá là cách thức tinh ranh với thực tại; nó là tinh ranh. Sáng tỏ là khác hoàn toàn; nó không phải là tinh ranh, nó là hồn nhiên, tựa trẻ con. Bạn không có tâm trí, cửa sổ là mở hoàn toàn. Bạn không có ý tưởng nào, bởi vì tâm trí chất đầy với ý tưởng mất đi sự sáng tỏ của nó; nó chỉ như bầu trời đầy mây. Tâm trí đầy ý nghĩ là không trong suốt, nó là đồ đồng nát. Và qua đồ đồng nát đó, bạn không thể đi tới nhận ra thực tại là gì. Người ta phải lau sạch bản thân mình. Việc lau sạch sâu sắc được cần tới. Người ta phải đi qua nhiều việc thiền để cho, dần dần, tâm trí bạn trở nên trong trẻo, như bầu trời trong không mây. Cho nên vấn đề không phải là hiểu biết trí tuệ, vấn đề là kiểu hiện hữu khác, một hiện hữu trong trẻo, như bầu trời trong.
Điều thứ hai cần nhớ là ở chỗ tâm trí tôn giáo không bao giờ đi ra ngoài khoảnh khắc này, bởi vì khoảnh khắc bạn đi ra ngoài khoảnh khắc này bạn đã bắt đầu làm việc qua tâm trí. Tương lai không ở đây, cho nên làm sao bạn có thể nhìn vào nó được? Bạn chỉ có thể nghĩ về nó. Bạn có thể chỉ nghĩ về tương lai, bạn không thể nhìn thấy nó. Chỉ khoảnh khắc hiện tại có thể được thấy, nó đã ở đây. Cho nên tâm trí tôn giáo sống trong khoảnh khắc; bạn không thể buộc tâm trí tôn giáo đi ra ngoài khoảnh khắc này, bởi vì khoảnh khắc tâm trí nghĩ về tương lai, nó không còn là tôn giáo nữa. Lập tức phẩm chất của tâm trí đã đổi. Tâm trí tôn giáo tồn tại ở đây và bây giờ, và đó là cách duy nhất để tồn tại. Nếu bạn nghĩ về tương lai, khoảnh khắc không có đây, bạn đã ở trong bẫy của tâm trí và bạn đã cho phép ý nghĩ được hình thành. Trong hiện tại không có ý nghĩ. Bạn đã bao giờ quan sát điều này chưa? Ngay bây giờ, làm sao ý nghĩ có thể tồn tại? Không ý nghĩ nào đã bao giờ tồn tại trong hiện tại, nó bao giờ cũng tồn tại trong tương lai hay trong quá khứ. Hoặc bạn nghĩ về quá khứ - thế thì có tưởng tượng; hoặc bạn nghĩ về tương lai - thế thì có logic. Làm sao bạn có thể nghĩ về hiện tại được? Bạn chỉ có thể hiện hữu. Và khoảnh khắc này là tinh tế, nhỏ bé, nguyên tử tới mức không có không gian cho bất kì ý nghĩ nào tồn tại trong nó. Ý nghĩ cần không gian, cần chỗ, và trong hiện tại không có chỗ cho ý nghĩ. Chỉ hiện hữu có thể có đó. Cho nên bất kì khi nào bạn ở trong hiện tại, suy nghĩ dừng lại, hay, nếu bạn dừng suy nghĩ bạn sẽ ở trong hiện tại. Tâm trí tôn giáo không quan tâm tới tương lai, không quan tâm về điều đã xảy ra trong quá khứ. Nó sống trong khoảnh khắc và nó đi từ khoảnh khắc tới khoảnh khắc.
Khi khoảnh khắc này biến mất, khoảnh khắc khác tới: người tôn giáo đã đi vào trong nó. Người đó như dòng sông.
Điều rất, rất sâu cần được ghi nhớ là ở chỗ tâm trí tôn giáo, người tôn giáo, bao giờ cũng là quá trình, người đó bao giờ cũng chuyển động.
Tất nhiên, chuyển động là không mục đích. Nó là chuyển động không vì mục đích nào, nó đơn giản chuyển động - bởi vì chuyển động là bản chất của thực tại. Chuyển động là bản chất của thực tại, nó di chuyển cùng thực tại, cũng như ai đó nổi cùng dòng sông. Người đó di chuyển cùng dòng sông thời gian. Từng khoảnh khắc người đó sống, và di chuyển. Người đó không làm gì, người đó đơn giản sống khoảnh khắc này. Khi khoảnh khắc này đã qua, khoảnh khắc khác tới: người đó sống khoảnh khắc đó. Người tôn giáo có bắt đầu nhưng không có kết thúc; thức tỉnh có bắt đầu, nhưng không có kết thúc - nó diễn ra mãi và mãi.
Chính điều đối lập là hoàn cảnh với dốt nát - dốt nát không có bắt đầu, nhưng có kết thúc. Bạn có thể nói được khi nào dốt nát bắt đầu không? Nó không có bắt đầu. Khi nào dốt nát của Phật bắt đầu? Nó không có bắt đầu, nhưng nó có kết thúc. Nó kết thúc vào đêm trăng tròn nào đó, hai mươi nhăm thế kỉ trước. Dốt nát có chấm dứt, nhưng không có bắt đầu; chứng ngộ có bắt đầu, nhưng không có kết thúc. Và đó là cách vòng tròn trở thành đầy đủ. Khi người dốt nát trở nên chứng ngộ, vòng tròn là đầy đủ.
Dốt nát không có bắt đầu, nhưng có kết thúc; chứng ngộ có bắt đầu, nhưng không có kết thúc. Bây giờ vòng tròn là đầy đủ. Bây giờ đây là hiện hữu hoàn hảo có vòng tròn đầy đủ.
Nhưng hoàn hảo này không có nghĩa "tĩnh tại" nào, bởi vì chứng ngộ không có kết thúc; nó cứ diễn ra mãi mãi, tới vĩnh hằng, vĩnh viễn.
Bây giờ, cố hiểu câu chuyện như hạt mầm hay này.
Một cựu hoàng hỏi thầy Gudo: "Điều gì xảy ra cho người chứng ngộ sau cái chết?"
Nếu ông ấy hỏi các triết gia họ chắc đã cung cấp nhiều câu trả lời. Kinh sách đầy câu trả lời.
Điều gì xảy ra cho người chứng ngộ sau cái chết? Phật đã được hỏi cùng câu hỏi này lặp đi lặp lại, và thỉnh thoảng ông ấy đơn giản cười. Có lần chuyện xảy ra là lúc đó là buổi tối và một chiếc đèn đất nhỏ đang cháy gần Phật. Ai đó đã hỏi câu hỏi này, "Điều gì xảy ra cho người chứng ngộ sau cái chết?" Phật thổi tắt ngọn lửa, và hỏi, "Bây giờ điều gì xảy ra cho ngọn lửa mà không còn nữa? Nó đã đi đâu rồi? Bây giờ nó ở đâu? Mới khoảnh khắc trước nó còn đó, bây giờ nó đã đi đâu?" Cùng điều đó xảy ra cho người chứng ngộ.
Đây không phải là câu trả lời. Người này phải đã ra về mà không được thoả mãn, cảm thấy rằng Phật đã né tránh câu hỏi này.
Những người đã biết bao giờ cũng né tránh, nhưng những người không biết, họ có nhiều câu trả lời. Các học giả, bác học, bạn hỏi họ và họ sẽ cung cấp nhiều câu trả lời. Bạn có thể chọn bất kì câu trả lời nào theo cái thích của bạn.
Gudo đáp: "Sao ta phải biết?"
Ông đang hỏi cái gì đó về tương lai, và ta đang ở đây bây giờ. Với ta không có tương lai. Chỉ khoảnh khắc này tồn tại, không có khoảnh khắc khác. Ông đang nói về cái chết, cái chết của người chứng ngộ, đâu đó trong tương lai, hay đâu đó trong quá khứ. Điều gì đã xảy ra cho Phật?
Đó là lí do tại sao Gudo nói: "Sao ta phải biết?" Ông ấy ngụ ý: Ta ở đây và bây giờ; không quá khứ là nghĩa cho ta, không tương lai. Ông ấy đang nói: "Nhìn vào ta ngay bây giờ. Người chứng ngộ đang ở trước ông." Ông ấy đang nói: "Nhìn vào ta đi. Sao ông bận tâm?"
Có lần chuyện xảy ra là một người tới gặp Gudo - người đó là một thầy rất nổi tiếng - và người đó rất già, gần chín mươi tuổi. Người đó thuộc vào một giáo phái Phật giáo đặc biệt. Và người đó nói, "Tôi đã tới từ rất xa, và đời tôi gần như đi tới kết thúc, và tôi bao giờ cũng chờ đợi cơ hội để gặp thầy" - bởi vì Gudo nổi tiếng khắp nước là thầy của hoàng đế - "trước khi tôi chết tôi đã tới thầy bởi vì tôi phải hỏi thầy một câu hỏi. Trong gần năm mươi năm tôi đã từng nghiên cứu kinh sách, và tôi đã đi tới biết mọi điều. Duy nhất một điều quấy rối tôi. Trong kinh sách của tôi có viết rằng ngay cả cây và đá cũng sẽ trở nên chứng ngộ. Điều đó tôi không bao giờ hiểu nổi. Cây và đá sao?" Gudo nói, "Nói cho tôi một điều. Ông đã bao giờ nghĩ về bản thân ông chưa? Ông có thể trở nên chứng ngộ, hay không?" Người này nói, "Điều đó thực lạ, nhưng tôi phải thú nhận là tôi chưa bao giờ nghĩ tới điều đó."
Cây và đá và làm sao chúng có thể trở nên chứng ngộ - ông ấy đã từng nghĩ tới trong năm mươi năm! Và ông ấy đã tới từ rất xa để hỏi câu hỏi này với Gudo, và ông ấy chưa bao giờ nghĩ về bản thân mình.
Mọi người nói về cái chết, bây giờ biết rằng ngay bây giờ họ đang sống động. Cuộc sống là ở đây, đầu tiên biết nó đã. Sống nó một cách toàn bộ đi! Tại sao bạn nói về cái chết?
Mọi người nói về điều sẽ xảy ra sau cái chết. Tốt hơn là nghĩ về điều đang xảy ra cho bạn ngay bây giờ, sau việc sinh. Và khi cái chết tới, chúng ta sẽ gặp nó. Đầu tiên gặp gỡ cuộc sống mà đang ở đây bây giờ; và nếu bạn có thể gặp cuộc sống, bạn sẽ trở nên có khả năng gặp cái chết nữa. Người có thể sống đúng sẽ chết đúng. Người đã sống cuộc sống giầu có, toàn bộ của việc chuyển khoảnh khắc sang khoảnh khắc, sống, nhận biết, ý thức, tất nhiên sẽ làm cùng điều đó với cái chết, khi cái chết tới. Người đó sẽ sống nó, bởi vì người đó biết phẩm chất của cách sống trong hiện tại. Khi cái chết trở thành hiện tại, người đó sẽ sống nó. Nhưng mọi người quan tâm nhiều tới cái chết, ít quan tâm tới cuộc sống. Nhưng nếu bạn không thể biết được cuộc sống, làm sao bạn giả định rằng bạn sẽ có khả năng biết cái chết? Cái chết là không tách rời khỏi cuộc sống, nó là chính cao trào của sống. Nếu bạn bỏ lỡ cuộc sống, bạn sẽ không có khả năng thấy cái chết. Cái chết sẽ tới, nhưng bạn sẽ vô thức.
Đó là điều đang xảy ra. Mọi người chết đi trong vô thức sâu sắc, cơn mê. Họ sống cả đời họ trong vô thức, và khi bạn đối xử với cuộc sống bằng vô thức, làm sao bạn giả định rằng bạn sẽ có khả năng có ý thức trước cái chết? Cái chết sẽ xảy ra trong một khoảnh khắc, và cuộc sống là quá trình bẩy mươi hay tám mươi năm. Nếu bạn thậm chí không thể trở nên nhận biết trong tám mươi năm, nếu tám mươi năm là không đủ cho bạn trở nên ý thức, làm sao bạn sẽ có khả năng ý thức trong một giây? Chỉ người đã sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc mới có khả năng nhìn cái chết, bởi vì khi bạn đã sống cuộc sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, cái chết không thể trốn thoát được người đó. Người đó có sự sáng tỏ, sáng tỏ mãnh liệt tới mức ngay cả trong một khoảnh khắc, khi cái chết tới và di chuyển, người đó sẽ có khả năng thấy nó. Người đã có khả năng thấy cuộc sống, sẽ tự động có khả năng thấy cái chết - và thế thì người ta biết người ta không là sống không là chết. Người ta chỉ là nhân chứng.
Khi một người hỏi điều gì xảy ra cho người chứng ngộ sau cái chết, bản thân người đó không chứng ngộ. Người đó đang hỏi từ dốt nát sâu sắc của mình, cho nên khó mà trả lời. Điều đó giống như người mù hỏi điều gì xảy ra khi mặt trời lên vào buổi sáng. Làm sao giải thích được điều đó cho người đó? Làm sao làm trao đổi? Không thể được.
Có lần chuyện xảy ra là một người mù, không chỉ mù, người đó là một triết gia lớn. Cả làng bị quấy rối bởi người đó, bởi vì người đó chứng minh logic rằng không có ánh sáng. Người đó nói, "Tôi có tay. Tôi có thể sờ và cảm. Cho nên chỉ cho tôi ánh sáng ở đâu đi. Nếu cái gì đó tồn tại, nó có thể được sờ chứ; nếu cái gì đó tồn tại, nó có thể được nếm; nếu cái gì đó tồn tại, và ông đánh cái gì đó vào nó, tôi có thể nghe được âm thanh."
Và dân làng rất bị quấy nhiễu, bởi vì họ không thể thu được bằng chứng nào. Ông ấy có bốn giác quan và ông ấy nói, "Tôi có bốn giác quan. Ông đem ánh sáng tới trước tôi đi và tôi sẽ xem qua bốn giác quan của tôi liệu nó có đó hay không. Và họ nói, "Bởi vì ông mù, ông không thể thấy được." Ông ấy cười và nói, "Dường như là các ông đang mơ. Mắt là gì? Và làm sao các ông có thể chứng minh được rằng các ông có mắt và tôi không có? Các ông kể về ánh sáng đi, nó là gì. Giải thích nó cho tôi." Họ không thể làm được điều đó. Điều đó là không thể được. Nhưng họ cảm thấy rất thất vọng, bởi vì người này bị mù và họ có mắt, và họ biết ánh sáng là gì. Nhưng làm sao giải thích cho người mù?
Thế rồi Phật tới thị trấn đó. Tất cả họ đem triết gia điên này, người mù điên này, tới Phật và họ hỏi Phật, "Thầy cố giải thích cho ông ta, chúng tôi đã thất bại. Và người này là cái gì đó: ông ta đã chứng minh rằng ánh sáng không có đó bởi vì nó không thể được sờ, không thể được ngửi, không thể được nếm, không thể được nghe. Cho nên làm sao nó có thể tồn tại được? Bây giờ thầy đã tới, thầy có thể giải thích cho ông ta." Phật nói, "Các ông ngu! Ánh sáng không thể được giải thích cho người mù. Chính nỗ lực này là ngớ ngẩn. Nhưng ta biết một người là thầy chữa lớn. Các ông đem người này tới ông ấy, và ông ấy sẽ chữa mắt của ông ta."
Người này được đưa tới thầy chữa, mắt của ông ta được chữa trị. Ông ta không thực mù. Trong vòng sáu tháng ông ta bắt đầu nhìn được. Thế rồi ông ta chạy tới Phật, bây giờ ở thị trấn khác. Ông ta sụp xuống chân Phật và ông ta nói, "Vâng, bây giờ tôi biết. Ánh sáng có. Bây giờ tôi biết tại sao những dân làng nghèo đó không thể chứng minh được nó, và bây giờ tôi cũng biết rằng thầy đã làm đúng khi gửi tôi tới thầy chữa. Tôi cần trị liệu - không phải triết lí, không phải lí thuyết về ánh sáng.
Khi người dốt hỏi, "Cái gì xảy ra cho người chứng ngộ sau cái chết?" bỏ nó đấy đi. Ngay cả, "Cái gì xảy ra cho người chứng ngộ trong khi người đó sống?" cũng không thể được giải thích. Không thể được giải thích. Điều gì đã xảy ra cho tôi? Làm sao tôi có thể giải thích nó được? Không khả năng nào. Điều đó là không thể được - chừng nào bạn còn chưa bắt đầu nhìn, chừng nào mắt bạn còn chưa mở ra. Chừng nào bạn còn chưa được thay đổi, không cái gì có thể được giải thích. Trao đổi là không có khả năng, bởi vì chứng ngộ là phẩm chất khác toàn bộ của hiện hữu, và bạn hoàn toàn mù với nó. Bạn có thể tin rằng tôi chứng ngộ, nhưng bạn không thể thấy được nó. Niềm tin đó sẽ có ích, bởi vì niềm tin đó sẽ cho phép bạn vẫn còn mở. Tin cậy đó sẽ có ích, bởi vì bạn có thể phủ nhận, bạn có thể nói, "Không, tôi không thể tin được. Làm sao tôi có thể tin được? Làm sao tôi có thể tin cậy khi tôi không biết?" Điều đó sẽ đóng bạn lại: thế thì không có khả năng nào. Đó là lí do tại sao tôn giáo cứ nhấn mạnh vào tin cậy, shraddha. Người mù chỉ có thể tin và tin cậy khi mọi người nói rằng ánh sáng tồn tại. Và nếu người đó tin cậy, thế thì có khả năng. Nếu người đó không tin cậy, thế thì người đó thậm chí sẽ không cho phép chữa trị. Người đó sẽ nói, "Các ông làm gì vậy? Không có ánh sáng, và không có cái thứ gì như mắt. Tôi không tin các ông, cho nên xin đừng phí thời gian của các ông, và đừng phí thời gian của tôi."
Không thể trao đổi được từ bình diện này với bình diện khác; nó sẽ không vận hành chút nào. Bạn phải vươn lên bình diện khác của hiện hữu; chỉ thế thì đột nhiên bạn có thể thấy. Và khi bạn thấy và kinh nghiệm, thế thì chân lí được hoàn thành. Nhưng trước khi bạn thấy, người ta phải có đức tin, phải tin cậy, chỉ để cho phép biến đổi.
Gudo đáp: "Sao ta phải biết?"
Chết chưa tới. Khi nó tới, nó tới. Thế thì ta sẽ biết và ta sẽ thông báo cho ông, nhưng ngay bây giờ ta không biết.
Người chứng ngộ sẽ không cho bạn lí thuyết. Người đó sẽ cho bạn cái nhìn sáng suốt, không lí thuyết. Sáng suốt là hiện tượng sâu sắc với bạn; lí thuyết chỉ là vay mượn. Người đó không thể đáp lại, bởi vì có các lí thuyết về điều gì xảy ra cho người chứng ngộ. Một số nói người đó lên tới bình diện gọi là moksha, nơi người đó sống mãi mãi. Một số nhiều mầu sắc hơn, họ nói người đó lên tới vương quốc của Thượng đế và sống cùng Thượng đế mãi mãi, giống như Jesus ngồi bên cạnh ngai vàng của Thượng đế, ở bên phải, với các thiên thần nhảy múa và ca hát và lễ hội cứ diễn ra liên miên. Có cả triệu lí thuyết. Nhưng chúng tất cả đều được bịa ra bởi các nhà thượng đế học để an ủi mọi người. Bạn hỏi - vậy ai đó phải cho bạn câu trả lời chứ.
Nhưng không phải là người chứng ngộ: họ vẫn còn im lặng về điều đó. Họ không quan tâm chút nào. Jesus nói: Xem hoa loa kèn trên cánh đồng. Chúng tồn tại chỉ ở đây và bây giờ. Chúng không bận tâm về ngày mai; ngày mai sẽ chăm nom cho bản thân nó.
Ai đó đã mang cuốn Tân Ước cho một Thiền sư, và ông ấy đọc vài câu từ nó - đặc biệt câu này: Xem hoa loa kèn trên cánh đồng. Chúng không làm việc cực nhọc, chúng không nghĩ về ngày mai, và chúng đẹp trong ở đây và bây giờ tới mức ngay cả Solomon, hoàng đế vĩ đại, trong đỉnh vinh quang của mình, đã không trang điểm đẹp được như thế. Khi ông ấy đọc câu này Thiền sư nói: "Dừng lại! Bất kì ai đã nói điều này đều là vị Phật." Ông ấy đã không biết về Jesus, ông ấy đã không biết về Ki tô giáo. Ki tô giáo đã tới Nhật Bản chỉ vài ngày trước. Thầy nói: "Dừng lại! Không cần nói thêm cái gì nữa. Bất kì ai đã nói điều này đều là vị Phật."
Mọi người chứng ngộ đều nhấn mạnh vào việc vẫn còn lại trong khoảnh khắc. Đó là lí do tại sao Gudo nói, "Sao ta phải biết?"
Cựu hoàng nói: "Sao à? - vì ông là thầy."
Từ thầy chúng ta mong đợi câu trả lời, nhưng thực ra, thầy không bao giờ cho bạn câu trả lời, thầy đơn giản phá huỷ câu hỏi của bạn. Có khác biệt bao la giữa những điều này. Từ thầy chúng ta mong đợi câu trả lời cho câu hỏi của chúng ta, nhưng nếu câu hỏi là ngu xuẩn, câu trả lời không thể tốt hơn. Làm sao bạn có thể trả lời câu hỏi ngu xuẩn theo cách khôn ngoan được? Chính câu hỏi là ngu xuẩn. Ai đó tới và hỏi: "Vị của mầu lục là gì?" Nó là ngớ ngẩn, bởi vì không có quan hệ. Nhưng câu hỏi có vẻ hoàn hảo, về mặt ngôn ngữ nó là hoàn hảo. Bạn có thể hỏi: "Vị của mầu lục là gì?" Không có lỗi trong ngôn ngữ, trong cách trình bày.
Cùng điều đó là trường hợp này, với nhiều lí do, khi ai đó hỏi: "Điều gì xảy ra cho người chứng ngộ khi người đó chết?" Thứ nhất, người đó không bao giờ chết. Người chứng ngộ là người đã đi tới biết cuộc sống vĩnh hằng. Người đó không bao giờ chết. Thứ hai, người chứng ngộ không còn là người. Bản ngã của người đó bị tan biến, đó là lí do tại sao người đó đã chứng ngộ. Cho nên, ngay chỗ đầu tiên, người đó không bao giờ chết; ở chỗ thứ hai, người đó đã chết, bởi vì người đó không còn nữa.
Phật đã di chuyển quãng bốn mươi năm sau chứng ngộ của ông ấy, nhưng trong bốn mươi năm đó, trong khi ông ấy lang thang từ làng nọ sang làng kia, nói liên tục cho mọi người, cho họ bất kì cái gì ông ấy đã đạt tới, người ta nói rằng ông ấy chưa hề thốt ra một lời nào và ông ấy chưa hề lấy một bước đi. Điều này có nghĩa gì? Điều được nói đúng là ông ấy chưa bao giờ thốt ra một lời nào, bởi vì ông ấy không còn nữa. Làm sao bạn có thể thốt ra một lời khi bạn không có? Cứ dường như là bản thân sự tồn tại, không phải Phật, đã thốt ra những lời đó, bởi vì bây giờ Phật không còn là người nữa, chỉ cái tên còn lại, thứ tiện dụng, chức năng. Bằng không không có nhu cầu cho điều đó. Ông ấy chưa bao giờ lấy một bước đi, nhưng ông ấy đã lang thang và lang thang. Cả tỉnh Bihar được gọi là "Bihar" bởi vì việc lang thang của ông ấy. Bihar nghĩa là lang thang, và bởi vì ông ấy lang thang ở đó, toàn tỉnh được biết tới là Bihar. Nhưng người ta nói là ông ấy chưa hề lấy một bước đi - và điều đó là đúng, tuyệt đối đúng - ông ấy chưa bao giờ lấy một bước đi.
Tôi nói với các bạn: Trong nói liên tục với bạn nhưng tôi đã không thốt ra một lời. Khi bản ngã không có đó, ai có thể thốt ra? Thế thì điều gì xảy ra khi tôi nói với bạn? Nó cũng giống như làn gió thoảng qua cây; nó cũng giống như suối đi tới sông; nó cũng giống như hoa mở ra. Nhưng tôi không có đó. Và hoa không thể tuyên bố rằng nó mở bản thân nó. Làn gió thoảng không thể nói, "Tôi đi qua những cây này," bởi vì làn gió thoảng không có bản ngã để nói điều đó. Sông không thể nói, "Tôi đang đi tới đại dương." Sông di chuyển, nhưng không có người nào đang di chuyển. Tôi nói với bạn, nhưng tôi đã không thốt ra lấy một lời.
Nhưng làm sao trao đổi những điều này? Người chứng ngộ đã chết rồi; quá khứ đã biến mất, trung tâm không còn đó. Bây giờ người đó không ở đâu cả - người đó tồn tại ở mọi nơi. Bây giờ người đó là một với cái toàn thể, sóng đã đánh mất bản thân nó trong đại dương. Cho nên, khi bạn thấy Phật đứng đó, thân thể đó chỉ là điểm liên hệ, có vậy thôi. Không cái gì khác. Nó giống như phích cắm điện. Nếu bạn cắm vào có năng lượng chuyển động; bằng không năng lượng ở mọi nơi. Cho nên, khi Phật đứng đó, ông ấy chỉ là điểm liên hệ cho vũ trụ. Ông ấy không còn đó nữa, ông ấy chỉ là lối chuyển, chỉ là cái neo trong thế giới này. Và khi cái neo bị mất, đó là khi thân thể của Phật sẽ bị bỏ đi.
Bạn hỏi, "Điều gì xảy ra?" Khi sóng không còn nữa, điều gì xảy ra? Nó trở thành đại dương. Khi vị Phật không còn nữa, thân thể biến mất như sóng đã biến mất, Phật đã chết, đó là lí do tại sao ông ấy là vị Phật; và điều thứ hai, ông ấy không bao giờ có thể chết, bởi vì một khi bản ngã mất đi, cuộc sống vĩnh hằng được đạt tới. Bây giờ Phật không ở bất kì chỗ nào: ông ấy ở mọi nơi. Khi bạn không có một trung tâm, toàn thể sự tồn tại trở thành trung tâm của bạn.
Câu hỏi này là ngu xuẩn. Nó có vẻ logic đấy, có nghĩa đấy, nhưng nó là ngu xuẩn. Đó là lí do tại sao Gudo đã đáp: Sao ta phải biết? Nhiều điều được ngụ ý. Gudo đang nói: Ta không có. Ai phải biết? Khi sóng biến mất trong đại dương, làm sao ta phải biết?
Cựu hoàng nói: "Sao à? - vì ông là thầy."
Chúng ta mong đợi câu trả lời từ thầy, nhưng câu trả lời được cho bởi thầy giáo, không bởi thầy. Thầy đơn giản phá huỷ tâm trí của bạn; cho dù dường như là họ đang trả lời bạn, họ không bao giờ trả lời cả. Họ là khó nắm bắt. Bạn hỏi cái gì đó, họ nói về cái gì đó khác. Bạn hỏi về A, họ nói về B. Nhưng họ rất có tính thuyết phục, cám dỗ. Họ nói về B và họ thuyết phục bạn rằng, vâng, câu hỏi của bạn được trả lời. Nhưng câu hỏi của bạn là ngu xuẩn, chúng không thể được trả lời, chúng là không liên quan. Cho nên thầy không bao giờ trả lời các câu hỏi. Thầy cho bạn cảm giác rằng thầy đang trả lời bạn, nhưng thầy đơn giản cố gắng kéo đất dưới chân bạn đi. Toàn thể nỗ lực là để cho tâm trí bạn sụp đổ, sập đổ. Nếu bạn có thể ở gần thầy trong chút ít, bạn sẽ sập đổ. Thầy là hỗn độn; bạn sẽ bị kéo xuống hoàn toàn. Không câu hỏi không câu trả lời nào sẽ có đó. Chỉ thế thì, khi im lặng tồn tại trong bạn, thầy đã thành công với bạn.
Câu trả lời sẽ lại rót đầy tâm trí bạn, cho nên làm sao thầy có thể cho bạn câu trả lời được? Chúng sẽ là lí thuyết, chúng sẽ không cho phép bạn đi vào trong thực tại. Thầy thực chặt đi câu hỏi của bạn cho tới khi, dần dần, bạn dừng hỏi, và khi khoảnh khắc không việc hỏi nào tới, chỉ thế thì câu trả lời mới được cho. Nhưng câu trả lời đó không bằng miệng; câu trả lời đó là từ chính hiện hữu của thầy. Thế thì thầy rót bản thân mình vào bạn. Thầy là phương tiện, và cái toàn thể rót qua thầy vào bạn.
Sao à? - vì ông là thầy.
Chúng ta nghĩ rằng thầy phải rất thông thái, rằng thầy phải biết mọi thứ. Thực ra thầy biết cái không: thầy đã đạt tới dốt nát hoàn hảo, bởi vì chỉ dốt nát mới có thể là hồn nhiên, tri thức không bao giờ. Tri thức bao giờ cũng tinh ranh, nó không bao giờ có thể là hồn nhiên. Dốt nát hoàn hảo. Thầy không biết gì. Tri thức đã vứt bỏ. Thầy hiện hữu, nhưng thầy không là người biết, và bất kì cái gì thầy nói đều từ hồn nhiên của thầy, không từ tri thức của thầy. Thầy có thể nói cả triệu điều, bởi vì hồn nhiên là có năng lực thế. Thầy có thể cứ nói và nói trong nhiều năm - trong bốn mươi năm Phật đã nói. Bây giờ các học giả nói rằng với một người dường như không thể nào nói suốt được bốn mươi năm - và về nhiều điều thế. Điều đó dường như là điều khó với họ bởi vì họ không biết rằng hồn nhiên là không thể vét cạn. Tri thức sẽ bị vét cạn. Nếu tôi biết cái gì đó, nó bị giới hạn, thế thì tôi không thể cứ tiếp diễn mãi được. Và tôi bảo bạn rằng nếu bạn sẵn sàng, tôi có thể cứ nói mãi tới vĩnh hằng, bởi vì nó không phải là từ việc biết, mà là từ dốt nát hoàn hảo.
Dốt nát hoàn hảo không phải là dốt nát của bạn: dốt nát của bạn là không hoàn hảo. Bạn biết - thực ra bạn biết quá nhiều. Bạn không thể tìm ra người dốt nát mà không biết. Người đó có thể biết ít, nhiều, nhưng người đó biết; người đó có thể biết một cách sai hay đúng, nhưng người đó biết. Ngay cả kẻ ngốc cũng biết, và khăng khăn rằng người đó biết một cách đúng. Duy nhất người chứng ngộ phủ nhận rằng mình biết. Socrates nói: "Khi tôi còn trẻ, tôi biết nhiều điều, thực ra tôi biết tất. Thế rồi tôi trở nên chín chắn thêm một chút và tôi bắt đầu cảm thấy rằng tôi đã không biết mấy, thực ra, rất ít. Và khi tôi trở nên rất, rất già thế thì tôi hiểu toàn thể sự việc. Bây giờ tôi chỉ biết một điều: rằng tôi không biết."
Khi ông ấy còn trẻ ông ấy biết nhiều thứ... Tuổi trẻ kiêu căng. Chỉ người chưa chín chắn mới là thông thái; chín chắn giống như dốt nát, nó không biết. Hay nó biết chỉ điều là nó không biết.
Gudo đáp: "Sao ta phải biết?"
Cựu hoàng nói: "Sao à? - vì ông là thầy."
Câu trả lời được mong đợi. Thầy phải biết chứ. Nếu thầy không biết, thế thì ai khác biết đây?
Và Gudo thực hay - ông ấy nói:
Vâng, thưa ngài, nhưng không là người chết!
Ta là thầy đấy, nhưng không là người chết. Đợi đã. Khi nào ta chết, thế thì ta sẽ nói điều gì xảy ra khi người chứng ngộ chết. Ta vẫn còn sống và ông hỏi ta về chết. Nó đã không xảy ra, cho nên sao ta phải biết? Khi nào nó xảy ra, ta sẽ báo cáo cho ông.

Điều đó không bao giờ xảy ra cho người chứng ngộ. Gudo thực sự là tài tình. Điều đó không bao giờ xảy ra cho người chứng ngộ. Chỉ người dốt nát chết. Chỉ bản ngã chết. Khi không có trung tâm bên trong bạn, ai có thể chết? Làm sao cái chết là có thể? Cái chết là có thể cho bản ngã, cho cái ngã. Làm sao cái chết có thể xảy ra cho người vô ngã? Mọi người chứng ngộ qua các thời đại đều đã từng nói duy nhất một điều: Chết đi bản ngã để cho ông có thể đạt tới cái vĩnh hằng. Để bản ngã chết đi, thế thì sẽ không có cái chết cho ông, ông trở thành bất tử.
..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post