Read more
Sống Thiền - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 15. Rồng
không nằm vũng nước
Osho kính yêu
Chokei một hôm nói, "Cho dù ông nói rằng a la hán vẫn có ba chất độc,
ông không nên nói rằng Như Lai có hai ngôn ngữ. Ta không nói rằng Như Lai không
có ngôn ngữ nhưng nói rằng ông ấy không có hai ngôn ngữ."
Hofuku nói, "Ngôn ngữ của Như Lai là gì?"
Chokei nói, "Làm sao người điếc có thể nghe được nó?"
Hofuku nói, "Ta biết ông đang nói từ nguyên tắc thứ hai."
Chokei nói, "Ngôn ngữ của Như Lai là gì?"
Hofuku nói, "Uống chén trà đã."
Bình luận của Setcho là:
Ai nói từ nguyên lí thứ nhất, ai nói từ nguyên lí thứ hai?
Rồng không nằm chỗ vũng nước;
Nơi rồng ẩn, sóng dậy
Khi không gió nào thổi.
Ô! Ông, thiền sư Chokei
Ông đã làm thâm tím đầu ông trên cổng rồng.
Osho ơi,
Với cân rưỡi cá trống, nó mổ lên lá sen. Biết
xoáy ốc khi nó nghe một, đằng nào nó cũng sẽ bị đánh.
Osho ơi,
Tâm trí tôi đang đi tới sôi lên! Nó bị cưỡng
bách để thử và giải mã những chuyện này, cho dù điều đó cho cảm giác giống như
đọc văn bia trên bia mộ riêng của người ta.
Cho nên tôi làm cho tâm trí tôi ra, dùng
nó, từ bỏ, và đẩy nó đi.
Thế rồi tôi làm cho nó ra lần nữa, từ bỏ và
đẩy nó đi.
Thế rồi nó ra, dùng tôi, từ bỏ và đẩy tôi
đi.
Tôi phát điên hay đi vào Thiền! Cứu tôi với!
Không, Đừng cứu - cứ làm nó đi!
Hay không dừng lại không làm điều bạn không
làm!
Osho ơi, tôi đem đầu đã chặt của tôi cho thầy.
Maneesha, trước khi Nivedano
đánh trống và Niskriya chặt đầu bạn, tôi phải giải thích đôi điều mà bạn có thể
không nhận biết.
Thứ nhất là từ a la hán. Nó đơn
giản nghĩa là người đã vượt qua kẻ thù. Trong một phiên bản tốt hơn, từ chỗ nó
được dẫn tới, nó được gọi là arihanta, điều làm cho nó rõ ràng hơn rằng nó
không chỉ vượt qua kẻ thù: ari nghĩa là kẻ thù và hanta nghĩa là người đã sát hại.
Và kẻ thù thì sao? Có ba kẻ
thù: tham lam, sân hận và si mê.
Ở Ấn Độ, Hindu giáo là sanatan,
tôn giáo vĩnh hằng. Người ta không biết khi nào nó bắt đầu, ai bắt đầu nó. Từ
Hindu giáo, như việc nổi dậy, hai tôn giáo khác đã được sinh ra: cái này là
Jaina giáo, cái kia là Phật giáo. Người Jaina chỉ tin vào a la hán. Từ của họ
dành cho nó là arihanta; họ không biết gì về bồ tát. Thái độ của Jaina giáo là,
một khi một người đã giết mọi kẻ thù - tham lam, ghen tị, giận dữ, thèm khát -
thế thì không còn điểm nào cho người đó cho dù để nói ra một lời; người đó
không có gì để truyền đạt. Nếu bất kì cái gì được truyền đạt, nó được truyền đạt
bởi sự hiện diện của người đó. Người đó cũng giống như cái giếng. Nếu bạn khát
bạn đi ra giếng, giếng sẽ không chạy theo bạn.
Có lẽ đây là một trong các lí
do mà Jaina giáo vẫn còn là một tôn giáo rất nhỏ. Mặc dầu nó có hiểu biết triết
lí rất tinh tế, phức tạp, nó đã không có thầy; nó chỉ có a la hán. Họ đã đạt tới
và công việc của họ đã được thực hiện. So sánh không phải là điều bắt buộc. Tại
sao họ phải bận tâm tới khổ, đau khổ, bóng tối của bất kì ai? Mọi người bằng bất
kì cách nào đều phải tranh đấu với nó theo cách riêng của người đó; bạn không
thể ép buộc bất kì ai được chứng ngộ. Vấn đề là gì?
Jaina giáo đã tạo ra nhiều a la
hán, những đỉnh cao nhất của tâm thức, nhưng nó có cách tiếp cận rất khô khan,
cách tiếp cận rất vô nhân. Nó không nghĩ tới tất cả những người vẫn đang vật lộn
với bóng tối, mù loà, những người vẫn đang tìm con đường, những người thậm chí
có thể đi lạc lối. Khoảnh khắc một người trở thành a la hán, người đó cắt bỏ mọi
quan hệ của mình với nhân loại, ngay cả quan hệ có đệ tử.
Phật Gautam đã tạo ra việc nổi
dậy khác mà chung cuộc lên cao trào trong Thiền. Nó khác với Jaina giáo chỉ ở
điểm này: nó đem vào khái niệm mới, bồ tát. Bồ tát là người đã nhận ra bản thể
mình, người đã trở nên thức tỉnh, nhưng công việc của người đó đã không chấm dứt;
ngược lại, bây giờ công việc thực của người đó bắt đầu. Mãi cho tới giờ người
đó đã vật lộn vì bản thân mình, bây giờ người đó sẽ vật lộn vì người khác.
Theo Phật Gautam - và tôi đồng
ý với ông ấy một cách toàn bộ - con người của chứng ngộ không thể cưỡng lại được
cám dỗ khuyến khích người khác đi tìm kiếm... nâng cao, hỗ trợ, làm giầu và
chia sẻ ánh sáng riêng của người đó với những người khác. Việc cưỡng lại đó đơn
giản là không thể được cho người đó... Thái độ của người Jaina dường như rất lấy
cái ta làm trung tâm: bạn đã về nhà, công việc của bạn được kết thúc.
Chuyện này sẽ giúp bạn hiểu rõ
hơn...
Phật Gautam chết và tại cổng thiên
đường có mở hội lớn, vì rất hiếm khi... trong hàng triệu năm, may ra một người
đi tới đỉnh tâm thức lớn tới mức cửa thiên đường mở ra cho người đó. Điều đó là
biểu tượng thôi. Và đã có hân hoan lớn để đón chào ông ấy, nhưng ông ấy đã từ
chối vào cổng.
Ông ấy nói, "Xin đóng cổng
lại. Tôi sẽ đứng bên ngoài. Chừng nào mọi người sống còn chưa đi qua để vào bên
trong, tôi không thể vào được. Tôi sẽ là người cuối cùng vào. Mặc dầu đó là chờ
đợi lâu, tôi sẽ đợi. Tình yêu của tôi nói tôi có thể đợi, từ bi của tôi nói tôi
nên chờ đợi. Sẽ là độc ác về phần tôi khi người khác đang cần được đánh thức, lại
không đánh thức họ mà đi vào trong chốn xa hoa của thiên đường. Tôi sẽ tới,
nhưng tôi sẽ là người cuối cùng. Xin các ông làm cho cửa đóng lại." Và câu
chuyện là, cánh cửa bị đóng; Phật đứng bên ngoài, chờ đợi cho mọi sinh linh đi
qua.
Đó là nghĩa của bồ tát. Thành tựu
của bạn là không đủ nếu bạn không thể chia sẻ được nó. Bạn càng có thể chia sẻ
nó, bạn càng có nó nhiều hơn; bạn càng làm lan rộng ngọn lửa nhiều hơn, bạn
càng có thể đưa trái tim mình lên lửa, chứng ngộ của bạn càng vĩ đại hơn. A la
hán được so sánh với con thuyền nhỏ trong đó chỉ mỗi mình ông ấy ngồi, bồ tát
được so sánh với con thuyền lớn trong đó hàng triệu người có thể được chở sang
bờ bên kia.
Có nhiều cái tên cho bồ tát
tương ứng với chiều hướng mà từ này được dùng. Một trong những cái tên là Như
Lai - tathagata. Tathagata bắt nguồn từ gốc tathata. Tathata nghĩa là tính như
vậy, tính đây này; mọi thứ là ở đây và mọi thứ là bây giờ. Không có quá khứ và
không có tương lai; và trong tính như vậy của bạn, trong bản tính của bạn, bạn
đã chứng ngộ. Tathagata nghĩa là người quan niệm mọi người đều là chứng ngộ:
vài người nhận biết về nó, vài người không, vài người muốn chơi trò chơi cuộc sống
thêm chút nữa. Vài người gắn bó với con gấu bông của họ, nhưng sớm hay muộn người
ta gạt bỏ con gấu bông đó. Cách tiếp cận của tathagata là làm cho bạn nhận biết
rằng điều bạn đang níu bám chỉ là chất liệu mơ. Nếu bạn muốn níu bám bạn có thể
níu bám, nhưng nhớ, không có gì để níu bám cả.
Tôi đã kể cho các bạn câu ngạn
ngữ của người Jaina rằng người khát sẽ tới giếng, nhưng giếng không được giả định
đuổi theo người khát. Phát biểu song song của Phật Gautam với điều đó là,
"Nếu núi không thể tới ta được, ta sẽ đi tới núi! Hiển nhiên là khó cho
núi tới ta, nhưng điều đó không có nghĩa là núi phải bỏ ta. Ta sẽ đi."
Giai thoại nhỏ này liên quan tới
lời của Phật, và trong nhiều thế kỉ - hai mươi nhăm thế kỉ - lời của ông ấy đã
được thảo luận bởi những thầy lớn. Cái đẹp thế đã nở hoa trong những lời đó, những
cầu vồng như vậy đã đi ra từ những lời đó. Phật Gautam theo nghĩa này là rất hiếm
hoi. Không người nào khác trong toàn thể lịch sử đã từng được bình luận bởi nhiều
người thế và đã được trút xuống với nhiều nghĩa mới thế. Ông ấy chắc chắn một
mình.
Chokei, một bồ tát khác, một
hôm nói, "Cho dù ông nói rằng a la hán vẫn có ba chất độc... Ông ấy không
nói họ có, ông ấy đang nói, "ông không nên nói rằng Như Lai có hai ngôn ngữ.
Ta không nói rằng Như Lai không có ngôn ngữ nhưng nói rằng ông ấy không có hai
ngôn ngữ."
Điều đó đã từng được tranh cãi
lặp đi lặp lại mãi giữa các thầy... Với thế giới đương đại những phát biểu hay
này, những bình luận, đã mất nghĩa của chúng. Nhưng chừng nào chúng chưa được
làm sống lại, cái gì đó trong bạn sẽ vẫn còn bị thiếu. Chúng là bản chất thế
cho tâm linh con người và sự trưởng thành của con người.
Ông ấy đang nói rằng một như
lai không thể được nói là có hai ngôn ngữ. Đã có những thầy đã nói rằng như lai
có hai ngôn ngữ. Cho nên đầu tiên bạn phải hiểu... bằng không, Chokei sẽ không
được hiểu.
Những người đã nói một như lai
có hai ngôn ngữ đều có nghĩa riêng của họ. Một như lai phải nói với những người
không biết và một như lai cũng phải nói với những người biết. Hiển nhiên ông ấy
cần hai ngôn ngữ. Khi bạn ở cùng người biết, bạn dùng ngôn ngữ này, và khi bạn ở
cùng ai đó không biết, bạn phải dùng ngôn ngữ khác.
Nhưng Chokei nói, "Ông có
thể nói nếu ông muốn, rằng a la hán vẫn có ba chất độc - điều là không thể được,
vì một a la hán trở thành a la hán bằng việc vượt qua ba chất độc đó." Ông
có thể nói điều đó - Chokei cho phép điều đó - nhưng ông không thể nói về vị phật,
về như lai, rằng ông ấy có hai ngôn ngữ: "Ta không nói rằng Như Lai không
có ngôn ngữ nhưng nói rằng ông ấy không có hai ngôn ngữ."
Chokei đang nói cái gì đó có tầm
quan trọng mênh mông. Một mặt ông ấy nói, "Ta không nói rằng như lai không
có ngôn ngữ, nhưng ta chắc chắn nói rằng ông ấy không có hai ngôn ngữ."
Hokufu nói... Hofuku là một Thiền
sư khác - và đây là truyền thống trong Thiền rằng các thầy gặp gỡ và nói và
chơi với lời. Hofuku nói, "Ngôn ngữ của Như Lai là gì?" Nếu ông nói
ông ấy không có hai ngôn ngữ và ông không phủ nhận ông ấy không có ngôn ngữ
nào, thế thì ngôn ngữ của ông ấy là gì?
Chokei nói, "Làm sao người
điếc có thể nghe được nó?"
Đây là phát biểu hay thế với
nhiều ngụ ý thế. Tôi đang nói với bạn, nhưng bạn có nghĩ liệu tôi không có tai
tôi sẽ vẫn nói không? Việc nói của tôi cần bạn một cách tuyệt đối.
Đó là một trong những khám phá
khoa học mới nhất... các triết gia bao giờ cũng thảo luận về nó, nhưng thảo luận
của họ không có tính hợp thức khoa học. Nhưng khoa học bây giờ đã đi tới thấy
ra vấn đề, điều thách đố người thường. Chẳng hạn: tất cả các bạn đều có mầu sắc
quần áo khác nhau, nhưng đèn bị tắt, bạn có cho rằng mầu trắng vẫn còn trắng và
mầu lam sẽ vẫn còn lam, mầu đỏ sẽ vẫn còn đỏ và mầu lục sẽ vẫn còn lục không? Một
khi đèn bị tắt đi, mọi mầu sắc biến mất. Để mầu sắc có đó, ánh sáng là được cần.
Và mọi sự trở nên phức tạp: ánh sáng có thể có đó, mầu sắc có thể có đó, nhưng
nếu không có ai để nhìn, sẽ không có mầu sắc nào; mắt cũng được cần. Đây là những
cấu phần cơ bản.
Cho nên khi bạn rời khỏi phòng
của bạn và khoá nó lại, đừng ngạc nhiên là mọi thứ trong phòng bạn đã đổi mầu của
nó! Tất cả đều trở thành không mầu. Nhưng nếu bạn nhìn qua lỗ khoá, mầu lại sẽ
xuất hiện. Cho nên rất khó để tìm thấy phòng của bạn mà không nhìn thấy nó! Một
khi bạn thấy, mọi thứ có đó - và một khi bạn thôi nhìn thấy, chúng biến mất. Mắt
bạn là được cần.
Nhìn điều đó theo cách này. Một
người mù... Bạn nghĩ rằng với người đó có bất kì cái gì như mầu sắc hay ánh
sáng không? Cầu vồng có thể có đó, nhưng nó không có cho người mù. Sao có thể
có trên trời, nhưng chúng không có cho người mù. Âm nhạc lớn có thể có đó, nhưng
nếu bạn điếc nó không tồn tại cho bạn - và nếu mọi người khác cũng điếc - thế
thì âm thanh không tồn tại.
Bạn có thể hiểu được điều đó;
miền thấy của chúng ta là rất nhỏ, miền nghe cũng vậy. Ngay bây giờ bạn không
nghe thấy đài phát thanh nào. Trên khắp quả đất hàng nghìn đài phát thanh đang
phát, và những sóng đó đang đi qua bên cạnh bạn. Chúng là sẵn có cho tai bạn,
nhưng miền của tai bạn không sâu tới mức nó có thể bắt được chúng.
Chuyện xảy ra trong thế chiến
thứ hai. Một người bị trúng viên đạn vào đầu, viên đạn được lấy ra, nhưng cái
gì đó đã xảy ra bên trong hệ thống não của anh ta mà anh ta bắt đầu nghe thấy
đài phát thanh gần nhất mà không cần máy thu nào, hoàn toàn rõ và đúng.
Đầu tiên anh ta phân vân. Không
có đài thu radio nào xung quanh và anh ta có thể nghe mọi phát biểu, thời gian
và bài hát và mọi thứ. Anh ta nói với các bác sĩ - anh ta vẫn còn trong bệnh viện
- rằng cái gì đó thật kì lạ. Không ai tin anh ta, vì điều đó chưa bao giờ xảy
ra.
Nhưng chung cuộc họ phải thử -
ít nhất thử về mặt giả thuyết. Trong phòng khác họ để một máy thu radio, và một
bác sĩ ở đó ghi chép. Bác sĩ khác ở cùng với bệnh nhân cũng ghi chép về điều diễn
ra trong chương trình phát radio. Họ ngạc nhiên. Anh ta tuyệt đối chính xác.
Bạn có thể nghĩ rằng điều đó là
điều lớn lao; anh ta đáng phải thích thú! Không ai có thể tận hưởng được điều
đó trong hai mươi tư giờ, vì không có gì, không cách nào để tắt nó đi. Anh ta
không thể ngủ được, anh ta không thể nói được, vì việc phát sóng radio liên tục
diễn ra trong đầu anh ta. Anh ta không thể nghe được mọi người đúng. Anh ta
phát khùng. Tai anh ta phải được mổ.
Nhưng điều đó cho cái nhìn sâu
rằng mặc dầu mọi loại sóng đang đi qua - sóng radio, sóng truyền hình... cái lưới
của bạn là nhỏ và nó không bắt giữ được chúng. Hoặc chúng ở trên nó hoặc chúng ở
dưới nó. Điều chúng ta thấy chỉ là một miền nhỏ các thứ. Người mù không thể thấy
được ánh sáng, nhưng bạn có cho rằng người mù có thể thấy bóng tối không? Bình
thường điều được giả định là người mù phải sống trong bóng tối; bạn sai. Người
mù thậm chí không thể thấy được bóng tối, bởi vì người đó không có mắt để thấy.
Nếu bạn có thể thấy được bóng tối, không có vấn đề trong việc thấy ánh sáng, bởi
vì sáng và tối là một hiện tượng. Nhắm mắt lại và nó là tối; mở mắt ra và nó là
sáng. Đừng nghĩ rằng người mù là giống như bạn, vì bạn nhắm mắt bạn và bạn thấy
tối. Cùng điều đó không phải là tình huống cho người bị mù bẩm sinh, vì người
đó chẳng có gì để so sánh với nó - người đó chưa bao giờ thấy ánh sáng. Làm sao
người đó có thể nói, "Đây là bóng tối"?
Hofuku nói, "Ngôn ngữ của
Như Lai là gì?"
Chokei nói, "Làm sao người
điếc có thể nghe được nó?"
Ông ấy đang nói rằng chỉ những
người không điếc mới biết ngôn ngữ của Phật. Những người điếc có thể có nghe thấy
lời của ông ấy nhưng sẽ không hiểu ngôn ngữ của ông ấy, sẽ nghe lời của ông ấy
nhưng sẽ không hiểu nghĩa - điều có thể nhất sẽ là hiểu sai nghĩa của ông ấy.
Hofuku nói, "Ta biết ông
đang nói từ nguyên tắc thứ hai."
Bạn phải thấy tại sao Hofuku
nói, "Ông đang nói từ nguyên tắc thứ hai." Nguyên tắc thứ nhất là: Phật
nói; nguyên tắc thứ hai là: ai đó khác nghe. Nếu bạn nói từ quan điểm của người
nghe, thế thì bạn đang nói từ nguyên tắc thứ hai. Điều đó không thể được chấp
nhận. "Nói từ nguyên tắc thứ nhất, từ cội nguồn nguyên thuỷ. Ta không hỏi
liệu mọi người có nghe Phật hay không, ta đang hỏi liệu Phật có nói hay
không."
Chokei nói, "Ngôn ngữ của
Như Lai là gì?"
Lần nữa lại cùng câu hỏi. Chừng
nào bạn chưa nói từ cội nguồn nguyên thuỷ, Chokei sẽ hỏi lặp đi lặp lại,
"Ngôn ngữ của Như Lai là gì?"
Hofuku nói, "Uống chén trà
đã."
Câu trả lời này - "Uống
chén trà đã," - nghĩa là lắng nghe vị phật hay trở thành vị phật. Nó đơn
giản ngụ ý có nếm trải về điều đó, không nói về điều đó. Nó không phải là câu hỏi
để được thảo luận, nó là cái gì đó để được kinh nghiệm như việc nếm... Uống
chén trà đã!
Phát biểu này, "Uống chén
trà đã," đi vào trong nhiều giai thoại Thiền từ các chiều hướng khác nhau.
Một thầy đồ luận lí đi tới gặp
Nansen và ông ta hỏi về những điều lớn lao: Thượng đế và cõi trời và địa ngục,
và chân lí tối thượng, và thời gian và không gian; ông ấy đầy lời. Nansen nghe
và nói, "Đợi đã. Trước tiên uống chén trà đã."
Ông thầy đồ này cảm thấy hơi bị
xúc phạm. Ông ta đang hỏi những câu hỏi lớn lao thế và anh chàng này đem tới chén
trà! Một cách tự nhiên ông ta nói, "Đừng đổi chủ đề!"
Nansen nói, "Tôi không đổi
chủ đề đâu, tôi đem ông tới chủ đề." Ông ấy chuẩn bị trà, ông thầy đồ nhấm
nháp trà và Nansen hỏi, "Tôi có thể hỏi ông vị nó thế nào?"
Một cách tự nhiên ông thầy đồ
nói, "Ông có thể nếm cho bản thân ông ấy. Mùi vị không thể được thảo luận."
Nansen nói, "Ông là anh
chàng hay. Ngày nào đó có lẽ ông sẽ hiểu. Ít nhất ông không là kẻ ngốc. Những
chân lí tối thượng này, nghĩa của niết bàn và nghĩa của chứng ngộ... ông thậm
chí không thể diễn đạt được vị của trà và ông nói về chứng ngộ sao?"
Tôn giáo ở phương Đông chưa bao
giờ trở thành thượng đế học. Nó vẫn còn rất trần tục, rất gắn đất, rất thực chứng.
Và đặc biệt Thiền chưa bao giờ vẩn vơ; nó đem bạn trở lại với kinh nghiệm.
Không cái gì có thể được nói về kinh nghiệm này. Mọi điều được nói chỉ là cái
lưới để kéo bạn vào kinh nghiệm. Điều được nói là không đúng, nó chỉ là con trỏ
chỉ đường cho bạn tới chỗ bạn có thể tìm thấy chân lí.
Người ta nói về Mahavira - cả
ông ấy và Phật đều là người đương đại - rằng ông ấy chưa bao giờ nói, nhưng có
những kinh sách trong đó lời của Mahavira được thu thập. Dầu vậy, người ta nói
ông ấy chưa bao giờ nói. Điều đó có vẻ ngớ ngẩn nhưng bạn phải hiểu tính phức tạp
của sự việc này. Mahavira chắc chắn không bao giờ nói. Ông ấy không có hội
chúng lớn như Phật Gautam có. Ông ấy chỉ có một nhóm rất nhỏ những người được
chọn, người có thể hiểu được im lặng của ông ấy.
Ông ấy đã không viết ra một lời.
Mười một người đó mà ông ấy đã chọn lọc làm người nghe của mình, không có việc
nói của ông ấy, đã viết ra kinh sách. Chính phép màu là tất cả những người đó
đã viết cùng một điều. Chắc chắn họ hiểu im lặng.
Bản thân im lặng là ngôn ngữ;
nó chỉ cần trái tim rất im lặng, trái tim trống rỗng để hiểu nó.
Tâm trí không phải là cơ chế
đúng để hiểu những điều lớn lao. Nó hữu dụng cho điều trần tục, nhưng cho điều
linh thiêng, cho điều thiêng liêng, nó đơn giản là cản trở; do đó mới có nhấn mạnh
của phương Đông vào thiền. Thiền không là gì ngoài dần dần loại bỏ tâm trí và
đi tới điểm bạn không có tâm trí chút nào.
Trong không gian đó của vô trí
bạn có thể nghe thấy thầy - người có thể không nói chút nào, hay nếu thầy nói,
thế thì bạn sẽ có khả năng hiểu thầy. Bạn không thể hiểu lầm được thầy.
Bình luận của Setcho là:
Ai nói từ nguyên lí thứ nhất,
ai nói từ nguyên lí thứ hai?
Rồng không nằm chỗ vũng nước;
Nơi rồng ẩn, sóng dậy
Khi không gió nào thổi.
Ô! Ông, thiền sư Chokei
Ông đã làm thâm tím đầu ông
trên cổng rồng.
Setcho đã không có khả năng nói
cái gì đặc biệt. Anh ta đơn giản nói rằng chỉ như rồng không nằm chỗ vũng nước,
chư phật vĩ đại không thể được tìm ra trong lời.
Khi không gió nào thổi, không
sóng nảy sinh, có hiểu biết. Thế thì bạn đã đi tới nguyên tắc thứ nhất, cội nguồn.
Đừng nói về nguyên tắc thứ hai, vì điều đó là không liên quan. Có nhiều nguyên
tắc thứ hai như có những người nghe, nhưng nguyên tắc thứ nhất là một.
Maneesha đã hỏi... Chọn kinh
này cho bài nói này, cô ấy có chút ít hương vị của Thiền.
"Với cân rưỡi cá trống, nó
mổ lên lá sen. Biết xoáy ốc khi nó nghe một, đằng nào nó cũng sẽ bị đánh."
Cho nên bây giờ hai điều phải
được thực hiện: thứ nhất, Thầy Niskriya, cô ấy đã nói cái gì đó đúng cho nên
cho cô ấy một phần thưởng.
(Niskriya chạm đầu Maneesha bằng cây thiền
trượng và Maneesha cúi lạy Osho trong lòng biết ơn.)
Tốt. Và bây giờ Nivedano...
(Tiếng trống)
Tuyên bố với thế giới bằng tiếng
trống của bạn, ba lần...
(Tiếng trống)
(Tiếng trống)
(Tiếng trống)
Tốt.
Cô ấy đang nói,
"Osho ơi, tâm trí tôi đang
đi tới sôi lên! Nó bị cưỡng bách để thử và giải mã những chuyện này, cho dù điều
đó cho cảm giác giống như đọc văn bia trên bia mộ riêng của người ta."
Bạn đúng rồi, Maneesha, tôi
không có chén trà ở đây - nhưng dầu vậy bạn có thể uống chén trà. Nó sẽ không phải
là hữu hình... nhưng từ mắt tôi, từ cử chỉ của tôi, từ hiện diện của tôi, có nếm
trải đi. Không cần lo nghĩ về bia mộ của bạn.
Bước đi trên con đường của Thiền
là bước đi hướng tới cái chết lớn hơn, một cách có ý thức, tìm ra nấm mồ riêng
của người ta.
Mọi người đều chết, nhưng cũng
như mọi người sống một cách vô ý thức họ chết một cách vô ý thức. Sống của họ
không có nghĩa và ý nghĩa nào mà chết của họ cũng vậy. Một khi bạn bắt đầu trở
nên nhận biết chút ít... chỉ là một nhận biết nhỏ, một ngọn lửa nến nhỏ, và bạn
có thể thấy cái chết riêng của bạn mọi khoảnh khắc. Và bên ngoài cái chết của bạn
- là sống vĩnh hằng.
Chết là một hồi. Nó xảy ra hàng
triệu lần, nhưng nó không có khả năng phá huỷ năng lượng sống mà bạn là.
Và tôi có thể hiểu được khó
khăn của bạn. Bạn nói:
"Cho nên tôi làm cho tâm
trí tôi ra, dùng nó, từ bỏ, và đẩy nó đi. Thế rồi tôi làm cho nó ra lần nữa, từ
bỏ và đẩy nó đi. Thế rồi nó ra, dùng tôi, từ bỏ và đẩy tôi đi.
Tôi phát điên hay đi vào Thiền!
Cứu tôi với! Không, Đừng cứu - cứ làm nó đi! Hay không dừng lại không làm điều
bạn không làm!
Osho ơi, tôi đem đầu đã chặt của
tôi cho thầy.
Thiền chắc chắn là cách thức rất
mất trí. Chừng nào bạn còn chưa mất trí chút ít, bạn sẽ không đi tới Thiền. Điều
đó là đúng, khi bạn đi tới Thiền, mất trí của bạn sẽ trải qua thay đổi giả kim
thuật. Không lành mạnh của bạn sẽ trở thành lành mạnh lớn hơn của bạn, vô trí của
bạn sẽ trở thành trí huệ vô cùng của bạn.
Nhưng từ bên ngoài nó là mất
trí. Từ bên trong nó là điều lành mạnh duy nhất đã xảy ra trên hành tinh này.
Maneesha đã làm cho các bạn quá
im lặng. Tôi sẽ làm cho im lặng của bạn trở nên sâu sắc hơn và cách duy nhất
làm điều đó sâu sắc hơn là có tiếng cười thoải mái.
Bé Felix đang có bài kiểm tra từ
nhà tâm lí trẻ em.
"Bây giờ, Felix," bác
sĩ tâm thần nói, "cháu muốn là gì khi cháu lớn?"
"Cháu muốn là bác sĩ, nghệ
sĩ, hay người lau cửa sổ," Felix đáp.
"Bác hiểu," bác sĩ
tâm thần phân vân, "cháu không rất rõ ràng về điều đó, phải không?"
"Cái gì?" Felix nói.
"Cháu hoàn toàn rõ ràng. Cháu muốn nhìn đàn bà cởi truồng!"
Bà già Grumblebum mọi ngày đều
tới khám bác sĩ. Bác sĩ - một người rất kiên nhẫn - khôi hài với bà ấy, lắng
nghe im lặng và thỉnh thoảng cho bà ấy thuốc.
Một hôm bà Grumblebum không tới.
Hôm sau bác sĩ hỏi, "Hôm qua bà ở đâu vậy? Tôi nhớ bà."
"Tôi sẽ nói sự thật cho
ông," bà ấy đáp, "tôi bị ốm!"
Tại cuộc nói chuyện thượng đỉnh
mới nhất, Ronald Reagan và Mikhail Gorbachev liên tục tranh cãi về nước nào là
số một, Nga hay Mĩ.
Chung cuộc, để không bắt đầu thế
chiến thứ ba, họ quyết định giải quyết điều đó với nhau bằng cuộc chạy đua ma
ra tông.
Sáng hôm sau vào lúc tám giờ,
hai nhà lãnh đạo thế giới bắt đầu cuộc đua. Hai giờ rưỡi sau đó, Gorbachev sung
sướng chạy qua vạch kết thúc, nhưng phải sáu giờ nữa trước khi Reagan làm điều
đó. Ông ta hoàn toàn kiệt sức, nhưng vẫn chưa nản chí.
Sáng hôm sau tờ Washington Post
đưa câu chuyện: "Trong cuộc đua ma ra tông ngoạn mục tổng thống vĩ đại của
chúng ta đã về đích thứ hai tuyệt vời. Chúng tôi nghe nói rằng Gorbachev cũng
tham gia, nhưng ông ta về thứ hai so với người cuối cùng."
Một người đàn bà Anh và cậu con
trai trẻ của bà ấy đang đi trong taxi ở New York. Khi người lái xe taxi xuống
Phố 42, cậu con trai bị mê mải bởi các quí bà được trang điểm loè loẹt đang đi
dọc phố, mỗi chài người qua đường.
"Những cô kia đang làm gì ạ?"
cậu bé hỏi.
Mẹ nó ngượng ngùng và nói,
"Mẹ nghĩ rằng họ bị lạc và đang hỏi mọi người về hướng đi."
Người lái taxi nghe lỏm được điều
này và nói lớn, "Sao bà không bảo nó sự thật? Nói cách khác họ là gái mãi
dâm."
Người đàn bà Anh bực bội và con
trai bà ấy hỏi, "Gái mãi dâm là gì? Họ có giống đàn bà khác không? Họ có
con không?"
"Tất nhiên có," mẹ nó
đáp lại, "đó là nơi người lái taxi ra đời!"
Ba cô gái Cơ đốc giáo muốn tham
gia vào một nữ tu viện, nhưng đó là một phẩm chức rất nghiêm ngặt cho nên các
cô gái phải trải qua cuộc phỏng vấn trước khi họ được chấp nhận.
Mẹ Tối cao gọi cô gái thứ nhất
tới và hỏi cô ấy, "Con sẽ làm gì nếu con bị một người đàn ông dừng lại
trong đêm tối?"
"Con sẽ quì xuống và cầu
nguyện Jesus," cô gái đáp. "Tốt," xơ trưởng quay sang cô gái thứ
hai. "Còn con sẽ làm gì?"
"Con sẽ kêu lên và la hét
xin cứu giúp," cô gái đáp lại. "Tốt," Mẹ Linh thiêng quay sang
cô gái cuối trông rất trẻ trung và hồn nhiên. "Và con sẽ làm gì, con
yêu?"
"Con sẽ kéo quần của người
đó xuống," cô gái đáp lại. "A, con yêu!" Mẹ Tối cao kêu lên gần
như trong cơn ngất. "Và thế rồi con sẽ làm gì?"
"Con sẽ kéo váy lên,"
cô bé đáp.
"Jesus Christ, xin cứu
chúng con!" xơ già càu nhàu. "Và thế rồi sao?"
"Thế rồi," cô gái
nói, "Con sẽ chạy như ma đuổi!"
Bây giờ, nhắm mắt lại.
Trong hai phút chỉ tuyệt đối
tĩnh lặng, dường như đông cứng.
Thảnh thơi...
Được rồi, quay lại đi.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Osho.
0 Đánh giá