Read more
Coi nó là dễ (Tập
1) - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 13. Bồ đề
đạt ma, Mèo và Môi
Vì cuộc hành trình sống
chẳng là gì ngoài buồn và đau,
sao chúng ta phải ngần ngại thế
khi trở lại với bầu trời của nơi sinh của
chúng ta?
Viết cái gì đó và bỏ nó lại sau chúng ta,
nó có đó nhưng là giấc mơ.
Khi chúng ta thức tỉnh chúng ta biết
thậm chí không có người nào đọc nó.
Mặc dầu chúng ta không thuyết giảng học
thuyết,
không yêu cầu nở hoa vào mùa xuân;
chúng rụng và rải rác,
chúng biến thành bụi.
Chúng ta được sinh ra, chúng ta chết đi.
Tất cả đều như nhau,
Thích ca mâu ni, Bồ đề đạt ma,
Mèo và môi.
Làm cứng nhắc thành phật là sai;
mọi điều thêm nữa ta nghĩ vậy
khi ta nhìn vào phật đá.
Chuyện ngụ ngôn được kể về một
con rết bị viêm khớp đi tìm lời khuyên của một con cú già khôn ngoan. "Này
rết," cú nói, "mày có một trăm chân, tất cả đều sưng vù. Giờ nếu tao
mà là mày, tao sẽ tự đổi tao thành con cò. Chỉ với hai chân mày sẽ cắt bỏ đau đớn
đi chín mươi tám phần trăm, và nếu mày dùng cánh, mà có thể chả cần mọi chân nữa."
Rết phấn chấn. "Tôi chấp
nhận gợi ý của ông mà không ngần ngại gì." Nó nói, "Giờ nói cho tôi,
làm sao tôi làm được thay đổi đó?"
"Ồ," cú nói.
"Tao đâu có biết chi tiết - tao chỉ làm chính sách chung thôi."
Phật giáo không quan tâm tới
chính sách chung. Nó không quan tâm tới suy đoán triết lí. Nó quan tâm tới chi
tiết của cuộc sống, khổ của sống và nguyên nhân của chúng. Nó không cho bạn các
giải pháp kì quặc. Nó không cung cấp cho bạn những mơ mới. Nó đơn giản nhìn đối
diện vào trong cuộc sống. Nó không đem Thượng đế vào, hay cõi trời và địa ngục.
Nó không tạo ra thượng đế học chút nào - vì mọi thượng đế học đều là nỗ lực để
thoát khỏi các vấn đề thực của cuộc sống.
Cho nên đôi khi điều xảy ra với
các triết gia, với các nhà thượng đế học, là Phật giáo dường như không phải là
tôn giáo chút nào, vì nó không nói về thiên đường, nó không nói về linh hồn
vĩnh hằng. Nó nói về khổ, khổ sở, thất vọng, lo âu, phiền não của cuộc sống.
Nhiều người đã nghĩ rằng Phật
giáo là bi quan - nó không phải vậy. Nó đơn giản muốn đối diện với cuộc sống
như cuộc sống vậy, và cuộc sống là khổ, và cuộc sống là phiền não. Cách dễ dàng
né tránh cuộc sống là trốn thoát vào trong điều trừu tượng, đi vào trong mảnh đất
mơ, bắt đầu nghĩ về cái gì đó khác, thêu và dệt ra các lí thuyết để cho bạn có
thể ẩn trốn sự kiện, vết thương của cuộc sống.
Phật giáo là rất thế tục, gắn với
đất, có tính sự kiện. Nó muốn bạn đương đầu với cuộc sống, vì chỉ qua đương đầu
với phiền não của cuộc sống mới có khả năng siêu việt lên. Nhưng mọi người
không muốn đối diện với cuộc sống. Họ sợ. Họ kinh hoàng. Sâu bên dưới họ biết rằng
cuộc sống là lo âu. Đối diện với nó nghĩa là trở nên lo âu, bị rắc rối. Đối diện
với nó nghĩa là sẽ trở thành không thể nào sống được. Đối diện với nó nghĩa là
bạn sẽ bị tê liệt - bị tê liệt bởi sợ, bị tê liệt bởi chết, vì sống là chết và
không gì khác.
Mọi thứ đều đang chết đi mọi
khoảnh khắc. Mọi thứ đang biến mất vào trong chết.
Phật giáo nói thoát vào trong
các trừu tượng hoá sẽ không giúp ích gì. Đi vào trong chi tiết của sống thực sự
là đi vào sự giúp đỡ. Điều đó là khó khăn, điều đó là gian truân, nó cần can đảm
- nhưng đó là cách duy nhất để đối diện với nó.
Suốt nhiều thời đại, các tu sĩ
đã từng khai thác con người. Họ đã từng cho mọi người những con đường dễ dàng để
thoát. Họ đã từng lừa dối mọi người. Các tu sĩ chưa bao giờ cho phép mọi người
trở nên có học vấn, trở nên thông minh, vì nếu mọi người trở nên có học vấn và
thông minh, họ sẽ có khả năng nhìn thấu toàn thể trò chơi mà các tu sĩ đã từng
chơi suốt.
Các tu sĩ đã phụ thuộc vào dốt
nát của con người, và họ đã cố gắng giữ cho con người dốt nát nhất có thể được.
Kinh sách tôn giáo không nên được cho phép; mọi người phải không đọc chúng. Ở Ấn
Độ, chỉ người Brahmins mới được phép đọc Vedas, vì nếu mọi người đều được phép
đọc Vedas, thế thì bạn có thể giả vờ rằng có cái gì đó trong nó được bao lâu?
Không có gì cả! Mọi người sẽ thấy điều đó. Và một khi họ đã thấy nó, làm sao bạn
sẽ lừa dối được họ? Làm sao bạn sẽ khai thác được họ?
Quyền lực của các tu sĩ và
chính khách phụ thuộc vào dốt nát của con người. Phật giáo đem tới ánh sáng
khác toàn bộ.
Phật giáo nói: Quên về Vedas và
Upanishads đi; đừng lo nghĩ về chúng. Cuộc sống của bạn là đủ để đi vào trong -
đó là Veda thực. Cuốn sách duy nhất phải được đọc là cuốn sách cuộc sống, và
trí huệ duy nhất mà là có thể là qua việc đọc cuốn sách cuộc sống. Trở nên
thông minh đi.
Phật giáo là tôn giáo của thông
minh. Từ 'buddha-phật' bắt nguồn từ 'buddhi' - buddhi nghĩa là thông minh.
Chính là chỉ qua thông minh mà người ta mới có thể trở nên nhận biết.
Các tu sĩ rất giận Phật. Họ nhổ
bật rễ tôn giáo của ông ấy từ đất nước này. Và ngày các tu sĩ thành công trong
việc nhổ bật rễ Phật giáo khỏi nước này, nước này sa ngã khỏi thông minh, trở
thành ngu xuẩn, và vẫn còn ngu xuẩn kể từ đó - vì việc nở hoa vĩ đại nhất của
nước này là Phật. Nó là cao trào của nhiều thế kỉ làm việc, nỗ lực.
Nó là cao trào, cực đỉnh. Những
ngày của Phật đã là những ngày của đỉnh cao nhất của nước này; nước này đã biết
tới các đỉnh cao đầy ánh sáng mặt trời. Một khi Phật và gốc rễ của ông ấy bị
phá huỷ ở nước này, nó sa ngã khỏi những đỉnh cao ánh sáng mặt trời đó vào
trong thung lũng tăm tối.
Nhưng các tu sĩ rất hài lòng. Mọi
người lại dốt nát. Mọi người lại hỏi họ phải làm gì và phải không làm gì - và họ
đã phục vụ món ăn cũ mà không bao giờ có tác dụng. Tôi đã nghe:
Một nhà triệu phú thất học quyết
định bỏ tiền của mình cho một đại học địa phương nhỏ. Anh con trai không sẵn
sàng bị loại ra khỏi bản di chúc. Anh ta biết rằng bố mình là người dốt nát và
cả thẹn, cho nên một hôm anh ta nói với ông già này, "Bố ơi, con hi vọng bố
nhận biết rằng ở trường đại học đó, trường bố đã quyết định cho mọi tiền của bố,
con trai và con gái đều được nhận vào cùng nhau!" Người bố có vẻ giật
mình, và anh con trai tiếp tục, "Không chỉ thế," anh ta nói,
"nhưng cả con trai và con gái đều dùng cùng một chương trình đào tạo!"
Bây giờ mặt người bố bắt đầu tối
sầm lại, và anh con trai nghiêng người tới để thì thào, "Nhưng điều tồi tệ
nhất, bố ơi, trước khi một cô gái có thể tốt nghiệp, cô ấy phải trình luận văn
cho ông trưởng khoa!"
"Chuyện đó giải quyết vấn
đề," ông bố gầm lên. "Cái trường đó sẽ không có được một xu của
tao!"
Các tu sĩ đã sống theo điều đó
suốt nhiều thời đại - chỉ những lời to lớn. Mọi người không biết những lời đó
có nghĩa gì. Những lời to lớn được thốt ra với sự long trọng và nghiêm chỉnh lớn
lao, và mọi người đã từng nghĩ cái gì đó lớn lao đang xảy ra. Không cái gì đã xảy
ra! Mọi người vẫn còn dốt nát, mọi người vẫn còn khổ. Không cái gì đã xảy ra
qua khái niệm về Thượng đế và cõi trời và linh hồn và mọi điều đó - không cái
gì đã xảy ra. Mọi người vẫn còn phi tôn giáo. Thực ra, mọi người đã trở nên
ngày càng đờ đẫn hơn. Họ càng tin vào những lời lớn lao này, họ càng trở nên đờ
đẫn hơn.
Phật giáo đem tới chiều hướng
khác toàn bộ. Nó nói tôn giáo không có trong sách vở. Nó nói tôn giáo không có
trong những lời vĩ đại, những lời lớn lao, các triết lí phức tạp. Tôn giáo chẳng
liên quan gì tới các nhà ngôn ngữ, với các chuyên gia ngôn ngữ. Tôn giáo có cái
gì đó liên quan tới phẩm chất cuộc sống của bạn. Nếu bạn có thể đem thông minh
vào cuộc sống của bạn, tôn giáo bùng nổ.
Và không ai có thể trao nó cho
bạn được. Chỉ bạn mới có thể trao món quà này cho bản thân bạn - món quà của
thông minh. Mọi người đều đang mang tiềm năng này cho bản thân bạn. Tiềm năng
này phải được đánh bóng; tiềm năng này phải được phát triển, giúp đỡ, nuôi dưỡng.
Từng người được sinh ra như hạt mầm của thông minh lớn. Từng người được sinh ra
là vị phật. Không cần phải xin tri thức, trí huệ; bạn chứa nó. Chỉ tìm vào bên
trong.
Nhưng các tu sĩ không quan tâm
tới điều đó, vì nếu một người bắt đầu tìm vào bên trong, người đó sẽ thôi đi đến
đền chùa, tới nhà thờ Hồi giáo, tới nhà thờ. Nếu người đó bắt đầu nhìn vào bên
trong, người đó sẽ không hỏi tu sĩ, giáo sĩ, bác học. Người đó sẽ hỏi bất kì ai
để làm gì? Người đó sẽ phải có ánh sáng riêng của mình. Người đó sẽ là ánh sáng
lên bản thân mình.
Đó là lí do tại sao các tu sĩ
giận Phật thế. Họ không giận Mahavira đến thế - Jaina giáo đã tiếp tục ở Ấn Độ
- nhưng họ chống Phật rất dữ. Cái gì đã xảy ra? Người này phải đã đem tới ánh
sáng mới nào đó. Người này phải đã là một đột phá trong tâm thức con người.
Đóng góp của ông ấy là gì? Đóng góp của ông ấy là điều này - rằng từng người đều
có thể là ánh sáng lên bản thân người đó; rằng không người nào cần đi theo bất
kì ai, bắt chước bất kì ai; rằng không người nào cần nhận mệnh lệnh từ bất kì
ai, nhận lời răn dạy từ bất kì ai. Và nếu bạn liên tục nhận lời răn dạy từ ai
đó, bạn sẽ vẫn còn kém hơn con người, bạn sẽ vẫn còn là robot.
Tôn giáo không phải là vâng lời:
tôn giáo là nổi dậy. Và qua tôn giáo của vâng lời, cái gì đã xảy ra? Mọi người
đã trở nên ngày một phức tạp hơn, văn hoá hơn, những kẻ giả vờ, kẻ đạo đức giả,
nhưng sâu bên dưới họ vẫn còn như cũ. Không cái gì thực sự đã xảy ra. Chỉ bề mặt
đã trở nên sáng bóng; cái gì đó như trang trí, việc trang hoàng đã xảy ra.
Nhưng tâm thức con người vẫn còn nguyên thuỷ, chưa tiến hoá. Tôi đã nghe:
Có một cuộc hội nghị của các
nhà truyền giáo từ khắp nơi trên thế giới. Từng người đều báo cáo về bài nói bốc
lửa của mình thế nào, công việc tiên phong của mình ra sao, và tư cách điển
hình của mình thế nào, người đó đã cải tâm cho dân bản địa sang Ki tô giáo thế
nào.
Trong số những việc báo cáo đó
là một nhà truyền giáo từ khu vực ăn thịt người của châu Phi. Người đó nữa, đã
khoe về tiến bộ của mình với dân bản xứ. Sau khi tất cả các báo cáo đã được đệ
trình, một câu hỏi hướng về nhà truyền giáo từ khu vực ăn thịt người: Ông đã chấm
dứt được những người ăn thịt người khỏi ăn thịt người chưa?
Nhà truyền giáo trả lời rằng
ông ấy đã không chấm dứt được việc ăn thịt người, nhưng trong khi họ ăn một
cách chính thức, bằng tay, ông ấy đã đạt được mục đích lớn làm cho họ ăn bằng
dao và dĩa.
Đó là cách tôn giáo đã thành
công. Mọi ngưởi vẫn còn như cũ - họ vẫn ăn thịt người, nhưng bây giờ, thay vì
ăn, bằng tay, họ ăn bằng dao và dĩa.
Phật giáo muốn thay đổi chính gốc
rễ của bạn. Nó là việc biến đổi. Nó là cách sống trên bình diện khác của tâm thức.
Những lời kinh này chỉ là những thoáng nhìn vào các chi tiết đó.
Lời kinh thứ nhất:
Vì cuộc hành trình sống
chẳng là gì ngoài buồn và đau,
sao chúng ta phải ngần ngại thế
khi trở lại với bầu trời của nơi sinh của
chúng ta?
Cuộc sống là cuộc hành trình từ
không đâu tới không đâu. Không cái gì được đạt tới qua nó. Không ai đã bao giờ
đạt tới bất kì cái gì qua cuộc sống. Mọi người chạy, và họ chạy nhanh, và họ
liên tục thu lấy tốc độ, nhưng họ không bao giờ đạt tới bất kì chỗ nào. Họ làm
việc vất vả, họ lao động vất vả, nhưng chẳng cái gì đã bao giờ xảy ra từ công
việc đó, không cái gì được tạo ra.
Hàng triệu người đã sống trước bạn, và họ ở đâu? Đã biến mất trong cát bụi, cát bụi về với cát bụi. Và chúng ta sẽ biến mất vào trong cùng cát bụi đó sớm hay muộn. Mọi thành tựu của chúng ta sẽ rơi vào trong cát bụi và biến mất. Hàng nghìn nền văn minh đã tồn tại và biến mất không dấu vết nào.
Cuộc sống dường như chẳng đạt tới cái gì - nó phần lớn là những rối rít chẳng về cái gì, phần lớn là ồn ào chẳng về cái gì; câu chuyện được kẻ ngu kể, đầy giận dữ và ồn ào, chẳng có ý nghĩa gì.
Đây là việc đương đầu đầu tiên mà người ta phải trải qua. Nếu bạn muốn hiểu Phật, bạn phải nhìn thẳng mắt vào cuộc sống. Đừng co lại. Đừng nhìn sang bên - nhìn thẳng vào cuộc sống. Nghĩa của cuộc sống là gì? Nó đạt tới cái gì? Chung cuộc nó đi tới cái gì? Chẳng tới cái gì cả. Chỉ như giấc mơ lớn - những cung điện đẹp trong mơ, và vương quốc lớn trong mơ, và đến sáng, khi bạn thức dậy, mọi thứ đều mất đi và mất mãi mãi. Thực ra, nó dường như không có đó chút nào. Bạn chỉ đã tin rằng nó có đó. Thành công của bạn là niềm tin của bạn...
Mới hôm nọ tôi có đọc về một người - người đó là người điên. Người đó được đưa vào trong bệnh viện và được điều trị. Vấn đề của người đó là ở chỗ người đó tin rằng người đó là Alexander Đại đế. Sau ba năm điều trị, làm phân tâm, điều trị tâm thần và sốc điện và sốc insulin và đủ mọi thứ, một hôm bác sĩ tới với bệnh nhân này và nói, "Giờ ông được chữa khỏi rồi. Ông có thể về nhà.''
Người này bắt đầu khóc và nói, "Vâng, tôi biết tôi được chữa khỏi. Nhưng đây là loại chữa khỏi gì vậy? Khi tôi tới tôi đã là Alexander Đại đế - bây giờ tôi không là ai cả, chỉ không ai cả! Đây là loại chữa khỏi gì vậy? Khi tôi tới, tôi đã tự hào thế. Khi tôi tới, tôi đã là ai đó đặc biệt. Bây giờ các ông đã thu tôi thành không ai cả! Và các ông gọi điều đó là ‘chữa khỏi’ sao? Chữa cho tôi trở lại trạng thái cũ của tôi đi. Ít nhất tôi đã là ai đó."
Thành công của bạn là niềm tin của bạn. Danh vọng của bạn là niềm tin của bạn. Chúng là những giấc mơ được phóng chiếu.
Bây giờ có nhất trí trong những người làm việc trong các chiều sâu sâu nhất của tâm trí con người rằng mọi người đều bị thần kinh. Không phải là vài người bị thần kinh - tất cả đều bị thần kinh. Khác biệt là ở mức độ.
Pascal tương truyền đã nói rằng con người là con vật điên; con vật duy nhất đã phát điên, nổi cáu, ra khỏi rãnh, lạc lối. Pascal đã nói đó là tội nguyên thuỷ, rằng con người không còn là con vật tự nhiên. Cái gì đó phi tự nhiên đã xảy ra cho người đó, cái gì đó ở chính cốt lõi của bản thể con người. Người đó đã trở nên xa lạ với bản thân mình, với cội nguồn riêng của mình.
Người bình thường mà bạn thấy đang bước đi trên đường, đang làm chuyện kinh doanh của họ và văn phòng và cơ xưởng, chỉ là bình thường theo cái tên thôi. Không ai là bình thường cả. Chỉ thỉnh thoảng một Phật, một Christ, một Krishna, mới là bình thường - thỉnh thoảng thôi. Mọi người đều bất thường.
Và bất thường là gì? Họ liên tục tin vào giấc mơ cuộc sống này. Họ liên tục tin vào những giấc mơ mới. Nếu mơ này bị thất bại, họ lập tức tạo ra mơ khác.
Họ không bao giờ cho kẽ hở nào. Ham muốn này làm bạn thất bại - bạn lại sẵn sàng đi vào ham muốn khác. Thực ra, trước khi một ham muốn bắt đầu thất bại, bạn bắt đầu tạo ra ham muốn mới để cho bạn có nhà nào đó mà trú ngụ. Hi vọng này biến mất, bạn tạo ra hi vọng khác. Nhưng bạn liên tục hi vọng. Và bạn liên tục thấy cái chết xảy ra ở mọi nơi, và dầu vậy bạn vẫn liên tục hi vọng. Hi vọng chống lại mọi hi vọng: đây là chứng thần kinh. Thấy rằng mọi thứ rơi vào trong cát bụi và biến mất, dầu vậy bạn vẫn nghĩ trở nên nổi tiếng, thành công.
Cuộc sống là cuộc hành trình từ không đâu tới không đâu: cái vòng luẩn quẩn, cuộc hành trình mơ. Và điều đó nữa cũng không phải là mơ rất dịu ngọt, mà là ác mộng. Ham muốn và phiền muộn, buồn và đau, khổ và khổ - bạn đạt tới cái gì? Thấy vị trên lưỡi bạn đi: bạn đã đạt tới vị gì? Chỉ khổ và khổ.
Mọi niềm vui chỉ là hi vọng. Khổ là thực tại, vui là hi vọng. Và hi vọng không bao giờ xảy ra. Hi vọng giống như đường chân trời: nó chỉ dường như xảy ra đâu đó ở kia, nhưng nó không bao giờ xảy ra trong bạn. Bạn liên tục chạy xô tới đường chân trời còn đường chân trời liên tục chạy ra xa khỏi bạn. Nó không tồn tại! Nó chỉ tồn tại trong ý tưởng của bạn.
Bị thất vọng cay đắng với cuộc sống là bắt đầu của trí huệ. Thấy ra cái vô tích sự của cuộc sống là bắt đầu của cuộc hành trình mới toàn bộ - cuộc hành trình đi vào trong. Bằng không, bạn liên tục say mê cái này hay cái khác.
Nhìn mà xem: bạn đã sống ba mươi năm, bốn mươi năm, năm mươi năm, sáu mươi năm - cái thu được là gì? Nhìn vào tay bạn mà xem: chúng trống rỗng.
Khi Alexander chết ông ấy bảo với các thượng thư, "Khi các ông mang thân thể ta qua phố, bỏ tay ta thò ra khỏi quan tài."
Họ phân vân. Họ nói, "Để làm gì? Không ai đã bao giờ nghe nói về điều đó. Và việc đó không được làm."
Và ông ấy nói, "Nhưng nó phải được làm."
"Để làm gì?" họ hỏi.
Và Alexander nói, "Để cho mọi người có thể thấy rằng ta cũng đang đi với hai bàn tay trống rỗng. Ta đã làm việc vất vả, ta đã vật lộn vất vả - nhưng cái không là vị duy nhất trên lưỡi ta. Tay ta trống rỗng. Ta muốn mọi người nhìn thấy rằng Alexander đang chết đi như một thất bại hoàn toàn!"
Mọi người đều chết đi theo cách đó. Nhưng nhận ra điều đó muộn thế là vô nghĩa. Nhận ra điều đó ở giữa cuộc sống là quan trọng lớn lao, vì thế thì thay đổi triệt để trở thành có thể. Phật đã nhận ra điều đó khi ông ấy chỉ mới hai mươi chín tuổi - còn trẻ, vừa lấy vợ vài năm trước, và con ông ấy mới sinh được một tháng trước. Đột nhiên một hôm, ông ấy thấy mơ biến mất. Và điều đó đã xảy ra thế nào?
Ông ấy đi qua... ông ấy đang đi tới tham dự một lễ hội, lễ hội hàng năm của tuổi trẻ nước ông ấy. Và trên đường ông ấy thấy một ông già. Ông ấy hỏi người đánh xe ngựa, "Chuyện gì đã xảy ra cho người này?"
Và người đánh xe nói, "Thưa ngài, điều này xảy ra cho mọi người sớm hay muộn. Mọi người đều trở nên già."
Phật nói, "Vậy ta cũng đang trở nên già."
Nhìn mà xem: ông ấy không quan tâm tới triết lí về tuổi già - tại sao tuổi già xảy ra, làm sao có thể ngăn cản được nó - ông ấy ngay lập tức quan tâm tới con người riêng của ông ấy. Ông ấy hỏi, " Vậy ta cũng đang trở nên già sao?"
Và người đánh xe nói, "Dạ thưa khó mà nói được nhưng tôi không thể nói dối được. Mọi người đều sẽ trở nên già - kể cả ngài. Không ai là ngoại lệ."
Và Phật nói, "Thế thì quay xe về cung điện đi. Thế thì ta đi tham gia lễ hội tuổi trẻ để làm gì? - ta đã trở nên già rồi. Nếu ta sẽ trở nên già, ta đã trở nên già rồi! Ta không còn trẻ nữa; tuổi trẻ đó là mơ. Nếu nó sẽ biến mất như điều đó, thật vô nghĩa mà nghĩ về nó, bám lấy nó."
Khi quay về nhà, họ bắt gặp một người chết. Xác chết được mang đi và Phật hỏi, "Chuyện gì đã xảy ra cho người này?"
Và người đánh xe nói, "Bước tiếp - sau tuổi già điều này xảy ra. Người ta chết."
Và Phật trẻ thế và rạng ngời thế, và cái gì đó đã thay đổi trong chính hoá chất của ông ấy. Mặt ông ấy trở nên xanh tái. Ông ấy nhắm mắt lại. Người đánh xe rất sợ hãi. Và Phật nói, "Thế thì, nếu cuộc sống sẽ biến mất giống điều đó, trước khi nó biến mất ta phải đi tìm. Giờ ta không thể phí hoài một khoảnh khắc."
Ngay khi họ đi vào cửa cung điện, họ bắt gặp một sannyasin, một sannyasin mặc áo choàng mầu hoàng thổ nhạt. Và Phật hỏi, "Điều gì đã xảy ra cho người này? Tại sao người đó mặc mầu hoàng thổ?"
Và ông già nói, "Người này đã trở nên nhận biết về tuổi già, người này đã trở nên nhận biết về chết - do đó người này đã từ bỏ mọi thứ ngu xuẩn mà mọi người đang sống qua. Người này đã trở thành một sannyasin; người này đã từ bỏ mọi hi vọng. Người này đang tìm vào bên trong. Trước khi cái chết tới người này muốn biết cuộc sống này là gì, nó tới từ đâu, nó đi tới đâu.
Chính đêm đó Phật trốn khỏi cung điện. Ông ấy đã trở thành một sannyasin.
Tính chất sannyas là gì? Tính chất sannyas là việc thừa nhận ở giữa cuộc sống rằng cuộc sống là mơ trôi nhanh qua.
Vì cuộc hành trình sống
chẳng là gì ngoài buồn và đau,
sao chúng ta phải ngần ngại thế
khi trở lại với bầu trời của nơi sinh của chúng ta?
Mọi người đều biết có khổ. Chúng ta giả vờ rằng nó không có, nhưng giả vờ là giả vờ. Chỉ người rất ngu mới có thể giả vờ lâu được. Bạn càng thông minh, càng sớm nhận ra rằng cuộc sống đang trôi qua nhanh chóng, nó chỉ như bong bóng xà phòng. Và điều đó nữa cũng đầy khổ! Bạn đã không khổ sao? Nhưng cái gì giữ bạn sống vậy? Nếu sống là khổ thế, tại sao không sụp đổ đi? Tại sao bạn liên tục sống mãi? Cái gì giữ cho bạn liên tục mãi thế? Hi vọng.
Hi vọng có đó như đường chân trời chờ đợi phía trước. Nó nói, "Mãi cho tới giờ cuộc sống đã là khổ, nhưng điều đó phải không là hoàn cảnh mãi được. Ngày mai mọi thứ sẽ tốt hơn. Với người đàn bà này bạn khổ; với người đàn bà khác mọi thứ sẽ tốt hơn. Với việc làm này bạn không hài lòng; với việc làm khác bạn sẽ hài lòng. Với chiếc xe cũ nát này bạn cảm thấy khổ sở, nhưng có những chiếc xe đẹp; bạn có thể có xe tốt hơn. Với ngần này tiền, tất nhiên, làm sao người ta có thể hạnh phúc được? Nhưng tiền có thể kiếm được." Chỉ là không ai cả bạn cảm thấy rằng cuộc sống không có nghĩa - trở thành ai đó và cuộc sống sẽ bắt đầu cho nghĩa và mầu sắc.
Những hi vọng này cứ liên tục lôi kéo bạn, bằng cách nào đó giữ cho bạn được gắn lại. Hi vọng là keo dính giữ cho bạn được gắn lại: bằng không, bạn sẽ rời ra thành từng mảnh.
Và điều tôi đang nói không phải là suy đoán. Cứ nhìn vào trong cuộc sống của bạn và bạn sẽ thấy chân lí của nó. Cái gì đang giữ bạn được gắn lại? Không phải là cuộc sống đang giữ bạn được gắn lại đâu; cuộc sống đã đánh mạnh vào bạn từ mọi góc - từ mọi hướng cuộc sống đang nện búa vào bạn. Nó là hi vọng. Hi vọng vận hành như bộ đệm. Các cú sốc của cuộc sống bị hi vọng hấp thu, và người ta tiếp tục sống và chờ đợi ngày mai. Và ngày mai không bao giờ tới. Và bất kì cái gì tới không bao giờ là cái bạn đã từng hi vọng.
Bạn liên tục nghĩ rằng mọi người khác đều hạnh phúc trừ bạn - và đó là tình huống của mọi người khác nữa. Họ nghĩ bạn hạnh phúc. Đó là lừa dối lẫn nhau. Cỏ bao giờ cũng xanh hơn ở phía bên kia hàng rào. Và đó cũng là hoàn cảnh với hàng xóm của bạn nữa: anh ta nghĩ cỏ trong đám cỏ nhà bạn là xanh hơn.
Mọi người liên tục giả vờ với người khác rằng họ hạnh phúc. Họ phải vậy, bằng không sẽ không thể nào sống được một khoảnh khắc. Sâu bên dưới họ khổ và họ đầy nước mắt, và trên bề mặt họ liên tục duy trì nụ cười. Nhưng nụ cười đó trở thành hiện tượng độc hại. Bạn thấy mọi người khác mỉm cười và bạn thấy mọi người hạnh phúc tới mức bạn nghĩ, "Chỉ mỗi mình khổ thôi. Nếu mình làm công việc thêm chút nữa, nếu mình làm việc chăm chỉ hơn chút nữa, nếu mình trở nên năng nổ hơn chút nữa trong tham vọng, mình sẽ đạt tới. Trông đấy! - những người khác đã đạt tới. Ai đó đã trở thành thủ tướng, ai đó đã trở thành tổng thống - mình cũng có thể làm cho điều đó thực hiện. Mình vẫn có cuộc sống còn lại." Đây là toàn thể trò chơi đang diễn ra.
Ai đó hỏi George Bernard Shaw, "Chính trị là gì?
Và George Bernard Shaw nói, "Vua của cuộc thi leo núi. Đứa trẻ này leo lên đỉnh đống cứt lớn và những đứa khác cố chiếm chỗ nó - đó là chính trị."
Người đã đạt tới đâu đó giả vờ rằng mình đã đạt tới. Chẳng cái gì đã được đạt tới. Nhưng bây giờ người đó phải giữ thể diện của mình nữa, bằng không mọi người sẽ nói, "Thế thì anh đã từng làm cái gì? Nếu không cái gì đã được đạt tới bởi việc trở thành tổng thống của một nước và anh đã dành cả đời anh cho nó, anh là kẻ ngu xuẩn làm sao!" Cho nên khi một người trở thành tổng thống một nước, người đó liên tục mỉm cười, và người đó liên tục giả vờ rằng bất kì cái gì người đó muốn người đó đều đã đạt được. Đây chỉ là phương cách giữ thể diện. Sâu bên dưới người đó biết mọi thứ đều đã thất bại; sâu bên dưới người đó biết bây giờ không có hi vọng nào. Nhưng phỏng có ích gì mà đi nói điều đó cho mọi người? - vì họ sẽ cười và họ sẽ nghĩ bạn là ngu xuẩn. Và họ sẽ nghĩ, "Cả đời anh, anh đã làm việc cho chức vụ này, cho quyền lực này, và bây giờ anh đã đạt tới và anh nói anh chả đạt được cái gì - vậy cả đời anh đã là sự phí hoài sao?"
Không ai muốn thấy điều đó, rằng “Cả đời mình đã là sự phí hoài" - điều đó đi ngược lại bản ngã. Cho nên những người đã tới trên đống cứt to đó, người đã leo lên đỉnh, họ bắt đầu tuyên bố rằng họ đã đạt tới.
Trong cuộc sống không có đạt tới; không thể có được. Điều đó không phải là bản chất của cuộc sống. Cuộc sống thất bại, nó thất bại hoàn toàn. Dù bạn thất bại hay thành công cũng không tạo ra khác biệt - thất bại là như nhau. Những người thất bại, chắc chắn họ thất bại; nhưng những người thành công, họ cũng thất bại, và theo cùng tỉ lệ. Thấy ra điều này có tầm quan trọng lớn.
Một nhà tư tưởng lớn, Ruskin, đã nói rằng trong cuộc sống chỉ có hai điều thất vọng: ham muốn một thứ và không có được nó, và ham muốn một thứ và có được nó. Chỉ hai thất vọng thôi. Nếu bạn không có được nó, chắc chắn bạn bị thất vọng. Nhưng nếu bạn có nó, thế nữa bạn cũng bị thất vọng - vì bất kì cái gì bạn đã hi vọng đều không được đạt tới qua nó. Nó là cái gì đó khác. Hi vọng đó đã là phóng chiếu của bạn; nó không là thực tại.
Điều đó giống như bạn thấy hòn đá mầu lấp lánh trong ánh mặt trời buổi sáng và bạn nghĩ, "Đây là viên kim cương kohinoor!" và bạn đổ xô tới. Không chỉ bạn - nhiều người cũng đổ xô tới; cả thị trấn trở nên được tham gia vào điều đó. Và càng nhiều người bị dính líu vào bạn càng nghĩ, "Phải có cái gì trong nó chứ. Khi nhiều người thế đang đổ xô tới nó, phải có cái gì đó trong nó chứ! Vì nhiều người thế không thể sai được."
Bao giờ cũng nhớ: nhiều người thế không thể đúng được! Rất hiếm khi một người là đúng; nhiều người thế không thể là đúng được. Bất kì khi nào bạn thấy đám đông đi tới chỗ nào đó, quên mọi thứ về nó đi; bỏ ý tưởng đó đi. Nhiều người thế không thể đúng được. Đa số bao gồm rất rất nhiều người tầm thường. Nhưng người ta bắt đầu tin vào đám đông. Tôi đã nghe:
Một kẻ đầu cơ tích trữ trong cho thuê dầu mỏ chết đi và lên trời, chỉ tìm thấy một chỗ chen chúc chật chội tới mức anh ta chỉ có thể tìm được đúng một chỗ bên trong cửa. Kẻ đầu cơ phát hiện ra một thủ đoạn mà anh ta hi vọng sẽ làm giảm bớt sự tắc nghẽn. Anh ta lôi ra mảnh giấy và chiếc bút chì trong túi và viết nguệch ngoạc lời ghi: "Dầu hoả được khám phá ra ở địa ngục," rồi anh ta thả lên sàn.
Chẳng mấy chốc lời ghi này được nhặt lên và được đọc. Người đọc nó thì thào với vài người khác và chuồn mất. Những người mà người này đã bí mật kể cho, lại thì thào tương tự cho những người khác và đi theo anh ta. Có cuộc di cư chính qui theo hướng của người đã báo cáo.
Quan sát đám người diễu qua, kẻ đã bắt đầu loan tin đồn này trở nên ngày càng bồn chồn hơn. Anh ta không thể đứng đợi lâu thêm nữa được. "Có thể có cái gì đó trong chuyện này - mình đoán tốt hơn cả là đi xem nó thế nào," anh ta nói và tham gia vào nhóm người đang chạy tán loạn.
Cho dù bạn tạo ra tin đồn và nhiều người bắt đầu tin vào nó, chung cuộc bạn sẽ tin vào nó nữa. Đó là việc lừa dối rất rất chung cho nhiều người. Tạo ra dối trá, để mọi người tin vào nó, và chung cuộc bạn sẽ tin vào nó. Bao nhiêu người thế tin vào nó - phải có cái gì đó trong nó chứ. Bạn phải đã nghĩ sai rằng nó là dối trá. Một cách ngẫu nhiên bạn phải đã loạng choạng vớ phải chân lí, bằng không bao nhiêu người thế không thể nào tin được vào nó.
Nhiều người thế đổ xô tới hòn đá mầu trên phố dưới ánh mặt trời buổi sáng, và tất cả đều nghĩ rằng đó là kim cương, viên kim cương rất có giá trị. Nhưng khi bạn tới... nếu bạn không tới, tất nhiên bạn khổ. Bạn bao giờ cũng mang vết thương này. Nếu bạn tới, thế thì nó chỉ là hòn đá mầu thế nữa bạn cũng khổ.
Thất bại thì thất bại đã đành, thành công cũng thất bại nữa. Thấy ra điều này là để cho hi vọng bay hơi. Không thành vấn đề liệu bạn chết đi mà giầu hay nghèo. Không thành vấn đề liệu bạn chết đi là tội nhân hay thánh nhân. Không thành vấn đề liệu bạn chết đi là nổi tiếng hay chẳng ai biết, nổi tiếng hay khét tiếng. Chết tới và phá huỷ mọi thứ.
Chết rất dân chủ; nó không tin vào cấp bậc. Nó không bận tâm liệu một người là người làm công hay thủ tướng. Nó đơn giản tới! và cát bụi rơi trở lại cát bụi và biến mất. Nó sẽ không giúp bạn theo bất kì cách nào rằng bạn là giầu; nó sẽ không giúp bạn theo bất kì cách nào rằng bạn nổi tiếng; nó sẽ không giúp bạn theo bất kì cách nào rằng bạn là hoàng đế lớn, thế này thế nọ.
Nếu bạn có thể thấy ra điều đó trong khi bạn đang sống, thế thì cái gì đó là có thể - cái gì đó mà ở bên ngoài sống và chết. Tôi đã nghe:
Có một anh chàng, một quân nhân, đi du lịch ở Nam Thái bình dương, ngẫu nhiên bị nhiễm, theo cách thông thường, một bệnh đường sinh dục rất nặng và đặc biệt phiền phức - và hơn thế nữa, nó lại không phải là kiểu bệnh đường sinh dục bình thường, mà cái gì đó hoàn toàn bên ngoài sự bình thường theo mọi khía cạnh.
Đầu tiên là, phần kín của anh chàng này trở nên sưng tướng lên, anh ta phải mặc quần cỡ mười bốn lớn hơn bình thường. Và chúng biến thành mầu sẫm tía, và cũng cả mầu cam - với chấm tròn lớn và các sọc khắp xung quanh nữa! Nói tóm lại, nó là một đống lộn xộn, và không ai biết phải làm gì. Các bác sĩ mà anh ta tới tư vấn chẳng có ý tưởng về cách điều trị nó - điều tốt nhất họ có thể gợi ý là cắt nó đi, điều anh chàng này nói anh ta sẽ tuyệt đối không bao giờ cho phép. Thế là câu chuyện đi tới điểm mà anh ta quyết định phải quay lại hòn đảo mà từ đó anh ta đã bị mắc chứng bệnh đặc biệt này, vì anh ta hình dung họ chắc quen thuộc với nó, điều hoá ra lại là đúng. Họ biết đích xác nó là gì - anh ta được nhẹ nhõm! "Ông ngụ ý ông sẽ không cắt bỏ nó chứ?" anh ta hỏi bác sĩ trên đảo. "Phải rồi," bác sĩ nói. "Tôi biết điều đó, tôi biết những bác sĩ kia ở Mĩ đầy chuyện vớ vẩn!" anh ta nói với bác sĩ. "Tất cả họ đều nói rằng nó sẽ phải bị cắt đi.'' "Ồ, không," bác sĩ dỗ dành, "nó sẽ tự rụng trong vài ngày tới."
Nhưng đó là an ủi gì vậy?
Thành công hoá ra thất bại, thất bại thì đã thất bại rồi - tất cả đều thất bại. Và điều tối thượng là chết. Nó không phải là việc an ủi rằng bạn sẽ chết đi mà giầu dó. Nó không phải là an ủi rằng bạn sẽ chết đi mà nổi tiếng. Điều đó không tạo ra khác biệt gì. Kẻ ăn xin và vua, người nghèo và người giầu, chết tới và đơn giản xoá đi toàn thể cuộc sống của bạn.
Đó là nghĩa là lời kinh của Nhất Hưu:
Vì cuộc hành trình sống
chẳng là gì ngoài buồn và đau,
sao chúng ta phải ngần ngại thế
khi trở lại với bầu trời của nơi sinh của chúng ta?
Và ông ấy nêu ra một câu hỏi rất thích đáng, rằng cuộc sống là khổ, đau khổ, thất bại hoàn toàn - dầu vậy, sao chúng ta phải ngần ngại thế khi trở lại với bầu trời của nơi sinh của chúng ta?
Người ta nên nghĩ, khi cuộc sống là thất bại thế, mọi người sẽ bắt đầu quay vào bên trong một cách dễ dàng. Điều đó không phải là hoàn cảnh. Và có cơ chế kì lạ đang làm việc. Quan sát riêng của tôi là ở chỗ nếu cuộc sống mà không là khổ thế mọi người chắc đã đi vào bên trong dễ dàng hơn; vì cuộc sống là khổ thế, họ liên tục hi vọng ngày càng nhiều. Để phủ nhận khổ, họ tạo ra hi vọng lớn hơn. Họ không thể quay lại được. Để phủ nhận khổ, để làm cho khổ có vẻ nhỏ, họ tạo ra núi hi vọng lớn hơn, và những hi vọng đó liên tục kéo ra ngoài và ra ngoài.
Hiện tượng kì lạ này phải được hiểu. Bất kì khi nào bạn đang khổ, bạn cần mơ lớn để thoát ra khỏi nó, hi vọng lớn, một loại hứng khởi nào đó, cái nhìn nào đó vào tương lai, thiên đường nào đó ở đâu đó, để cho bạn có thể kéo bản thân bạn lại và nhảy ra khỏi khổ. Nhưng hi vọng lớn đó lại sẽ trở thành khổ lớn - và thế thì bạn sẽ phải thoát ra khỏi nó và bạn sẽ phải tạo ra hi vọng còn lớn hơn. Đây là cách người ta cứ liên tục thế mãi, đi xa khỏi bản thân mình.
Quan sát mọi người, và quan sát bản thân bạn đi; rất khó bỏ khổ, khó lắm. Người ta bám lấy nó. Không có gì khác sao? Cứ quan sát bản thân bạn nếu có hai phương án sẵn có cho bạn. Phương án này là: là trống rỗng, sẽ không có khổ và không có vui; và phương án kia là: không là trống rỗng, là ai đó, cái gì đó, nhưng bạn sẽ phải khổ, khổ sẽ có đó. Và bạn bao giờ cũng sẽ chọn khổ thay vì tính rỗng.
Tính rỗng làm mọi người kinh hoàng hơn là khổ. Và cốt lõi bên trong nhất là trống rỗng. Tính không làm mọi người sợ nhiều hơn là khổ. Không ai muốn là cái không - và bản tính bên trong nhất của chúng ta là tính không, do đó chúng ta không thể chấp nhận được nó. Chúng ta liên tục tìm kiếm, chúng ta liên tục cố gắng trở thành ai đó, cái gì đó. Và nếu chúng ta không thể có vui, ít nhất chúng ta có thể có đau. Nếu chúng ta không thể có được vui thú, chúng ta có thể bám lấy đau đớn. Nhưng có một an ủi: ít nhất có cái gì đó để bám vào; chúng ta không chỉ là trống rỗng. Đó là lí do tại sao mọi người ngần ngại thế.
Tôi quan sát mọi ngày... Các đôi tới tôi: họ cả hai đều khổ, nhưng không sẵn sàng bỏ nhau. Ít nhất cuộc sống dường như đầy - đầy khổ, nhưng ít nhất là đầy; đầy chất độc, nhưng chiếc cốc lại đầy. Chiếc cốc rỗng, thậm chí không chất độc rót vào nó, dường như khó chấp nhận hơn. Đàn bà cảm thấy rằng ở một mình sẽ khó hơn là ở cùng người đàn ông, người đơn giản tạo ra khổ cho cô ấy và không gì khác. Và đàn ông nghĩ rằng ở một mình trong đêm tối, và không ai xung quanh, sẽ là khổ hơn người đàn bà chì chiết, người đang làm cho anh ta phát khùng. Ít nhất ai đó có đó để chì chiết anh ta, ai đó có đó để mong đợi, ai đó có đó để sợ sệt, ai đó có đó để trốn thoát khỏi... ít nhất ai đó có đó. Bạn có thể làm cái gì đó với ai đó. Bạn có thể ngồi trong khách sạn muộn trong đêm và tận hưởng thời gian vì người đàn bà đang ở nhà - bạn có thể thoát khỏi cô ấy. Nhưng nếu không có người nào - ngay cả việc thoát cũng trở thành khó khăn, ngay cả niềm vui của việc thoát đó là không sẵn có.
Tôi thấy họ trong khổ, họ thấy họ trong khổ, và họ đã từng trong khổ bẩy năm, mười năm, và không một ngày nào có hạnh phúc nào, và họ mệt mỏi và họ mòn mỏi, nhưng khi tôi bảo họ tách ra... chuyện đơn giản thế! Tại sao tạo ra khổ lẫn cho nhau? "Không, chúng tôi không thể tách ra được, chúng tôi không thể bỏ nhau được." Thế rồi đột nhiên họ bắt đầu nghĩ họ yêu nhau. Điều này là kì lạ!
Nếu các bạn yêu nhau, thế thì tại sao các bạn tạo ra khổ cho nhau? Nhưng khoảnh khắc ai đó gợi ý tách ra, đột nhiên một ham muốn lớn nảy sinh và hiểu biết lớn rằng "Không, mình yêu người đàn bà này và cô ấy yêu mình nhiều thế." Và họ bắt đầu nghĩ về những ngày mà chưa bao giờ có đó, và những cái đẹp chưa bao giờ có đó. Và họ bắt đầu lại hi vọng rằng có thể ngày mai mọi sự sẽ khác.
Mười năm họ đã cố gắng vất vả. Chẳng cái gì đã xảy ra. Nhưng họ nói, "Thêm một ngày nữa... ai biết?" Mọi người liên tục hi vọng. Và hi vọng này chung cuộc dẫn bạn vào cái chết và không chỗ nào khác.
Bỏ hi vọng là trở nên có tính tôn giáo. Đạt tới vô hi vọng tâm linh là trở nên tự do khỏi khổ. Nhớ lấy, từ 'vô hi vọng' là hay vô cùng. Nó không chỉ là việc thiếu vắng hi vọng - nó là việc thiếu vắng cả hai hi vọng và vô hi vọng, vì khi hi vọng đã biến mất, làm sao bạn có thể vô hi vọng được? Để là vô hi vọng, hi vọng được cần tới; nó là cái bóng của hi vọng. Khi hi vọng đã mất hoàn toàn và bạn đã thấy nó một cách thấu đáo và bạn đã bỏ nó, vô hi vọng cũng biến mất theo cách riêng của nó. Bạn bị bỏ lại không có hi vọng, không có vô hi vọng - và sự thuần khiết của nó và phúc lành của nó.
Và chỉ thế thì người ta mới đi tới biết bầu trời bên trong của người ta: nó là trống rỗng như bầu trời. Và đó là quê hương của chúng ta. Đó là chỗ mà chúng ta tới, và đó là chỗ chúng ta phải đi, và đó là chỗ chúng ta phải hiện hữu. Hiện hữu trong trạng thái đó là hiện hữu mà không khổ và đau.
Nhớ trong tâm trí: vui thích chỉ hiện hữu khi nó không có; khi nó hiện hữu, nó không có. Vui thích bao giờ cũng biến mất, cho nên chúng ta bao giờ cũng tìm nó. Đó là tội lỗi nguyên thuỷ. Không nếm táo vì bạn sẽ phải đi tìm quả táo khác ngay sau đó, và thế thì không có tận cùng cho nó. Điều này dẫn tới điều khác, vân vân và vân vân. Và bạn trở nên vướng mắc vào mười nghìn thứ, thế thì sự việc trở thành rất rất khó quay về nhà. Bạn đã đầu tư bản thân bạn vào nhiều thứ tới mức sự việc trở thành gần như không thể nào thoát ra khỏi những vướng mắc đó.
Người tôn giáo là người không bị vướng mắc vào bất kì chỗ nào, người không có hi vọng, người không có tương lai, người không sống trong ngày mai, người sống bây giờ, ở đây. Và thấy: lúc ban đầu tôi đã bảo bạn cuộc sống là cuộc hành trình từ không đâu tới không đâu - với người tôn giáo cuộc sống trở thành cuộc hành trình từ không đâu tới bây giờ ở đây.
Tôi nhớ tới một câu chuyện nhỏ:
Có một người vô thần lớn. Ông ấy đã viết trong phòng khách của mình dòng chữ lớn: God is nowhere - Thượng đế không ở đâu cả. Thế rồi đứa con được sinh ra cho ông ấy, đứa trẻ nhỏ từ từ lớn lên, học chữ. 'Nowhere' là từ to lớn cho đứa trẻ nhỏ và nó cố đánh vần chữ này, cho nên nó nói, "God is now here - Thượng đế là bây giờ ở đây." Nó làm ra hai từ từ 'nowhere' - now - bây giờ, here - ở đây. Nhưng điều đó trở thành việc biến đổi trong cuộc sống của người bố.
Nghe thấy đứa con đọc, "God is now here - Thượng đế là bây giờ ở đây," người bố đạt tới một loại tỏ ngộ. Ông ấy chưa bao giờ nghĩ về điều đó. Nowhere - không đâu cả là nowhere không đâu cả! "Không đâu cả có thể biến thành bây giờ ờ đây sao?" Đột nhiên ông ấy được thức tỉnh tới một loại không gian khác toàn bộ. Sự hồn nhiên của đứa trẻ trở thành cánh cửa, lối mở.
Cuộc sống là từ không đâu cả tới không đâu cả, nhưng nó có thể là từ không đâu cả tới bây giờ ở đây. Đó là mọi điều thiền là gì: biến không đâu cả thành bây giờ ở đây.
Hiện hữu bây giờ và hiện hữu ở đây... và đột nhiên bạn được chuyển từ thời gian vào vĩnh hằng. Thế thì cuộc sống biến mất, cái chết biến mất. Thế thì lần đầu tiên bạn biết cái gì hiện hữu. Bạn có thể gọi nó là Thượng đế, hay bạn có thể gọi nó là niết bàn - đó toàn là lời - nhưng bạn đi tới biết cái đang hiện hữu. Và biết nó là được giải thoát, được giải thoát khỏi mọi đau khổ, khỏi mọi khổ, khỏi mọi ác mộng.
Hiện hữu bây giờ ở đây là thức tỉnh. Hiện hữu ở đâu đó khác là ở trong mơ - thế thì có các bộ phận của mơ. Bây giờ ở đây không phải là một phần của mơ mà là của thực tại, một phần của thực tại, một phần của sự tồn tại.
Viết cái gì đó và bỏ nó lại sau chúng ta,
nó có đó nhưng là giấc mơ.
Khi chúng ta thức tỉnh chúng ta biết
thậm chí không có người nào đọc nó.
Và bất kì cái gì chúng ta đang làm đều vô tích sự thế, dường như nếu trong mơ ai đó muốn viết bài thơ với ý tưởng rằng khi người đó thức dậy buổi sáng người đó sẽ có khả năng đưa bài thơ này cho những người khác. Mọi người sẽ thích nó và tận hưởng nó. Nhưng khi bạn thức dậy buổi sáng, sẽ không có bài thơ, và tất cả những người bạn đã từng gặp trong mơ sẽ không được tìm thấy lần nữa; cũng sẽ không có người nào đọc nó. Nhưng đó là mọi điều cuộc sống chúng ta chứa đựng.
Viết cái gì đó và bỏ nó lại sau chúng ta,
nó có đó nhưng là giấc mơ.
Khi chúng ta thức tỉnh chúng ta biết
thậm chí không có người nào đọc nó.
Ý tưởng về việc được ghi nhớ trong lịch sử, có tên tuổi, để lại tên tuổi đằng sau, được hầu hết mọi người mang theo. Đó là loại tính hữu tử hay lây: bạn muốn sống qua kí ức của người khác. Bạn biết chết đang tới; bây giờ cách duy nhất để sống là: sống qua kí ức của người khác, làm cái gì đó để cho người khác sẽ nhớ bạn. Nếu bạn có thể làm cái gì đó tốt, thì tốt; bằng không, làm cái gì đó xấu - nhưng làm cái gì đó để cho người khác sẽ phải nhớ bạn.
Điều này cho một loại an ủi: "Mình sẽ mất đi, nhưng mình sẽ được nhớ tới." Nhưng vấn đề là gì? Cho dù mọi người có nhớ bạn hàng thế kỉ, vấn đề là gì? - bạn qua rồi, và bạn đã qua rồi! Việc nhớ của họ sẽ không tạo ra bạn. Việc nhớ của họ sẽ không cho bạn bất kì cuộc sống nào. Và ai bận tâm nhớ tới bất kì ai?
Tôi đã nghe rằng ở một trường cô giáo đang nói về Adam và Eve, và một cậu bé rất háo hức về toàn thể câu chuyện này. Đó là giờ lịch sử và cô giáo đang dạy lịch sử từ lúc bắt đầu, từ Adam và Eve, và cô hỏi cậu bé, ''Johnny, con quan tâm nhiều thế tới câu chuyện này - có chuyện gì vậy?" Và Johnny nói, "Con thích là Adam.”
Cô giáo nói, "Con không hài lòng với điều con đang vậy sao - sao con phải thích là Adam?"
Nó nói, "Ít nhất vì một điều, nếu như con là Adam con chắc không phải đọc bài lịch sử."
Ai muốn đọc lịch sử? Ai quan tâm tới nhà vua ngu xuẩn nào đó, thủ tướng ngu xuẩn nào đó - ai bận tâm? Bạn mà là thủ tướng; bạn có cho rằng ai đó sẽ bận tâm về bạn không? Chỉ trẻ nhỏ sẽ bị buộc phải đọc về bạn; chúng phải bị ép buộc, bị doạ, phạt, thưởng. Và thế nữa, một khi chúng đã làm xong bài thi chúng sẽ quên hết về bạn. Và hơn nữa: chúng sẽ giận bạn và sẽ không bao giờ có khả năng tha thứ cho bạn.
Bạn không thể chỉ sống như người thường được sao? Tại sao bạn đã trở thành thủ tướng? Chỉ để hành hạ trẻ con sao?
Nhưng mọi người đều có ý tưởng về việc để lại cái tên - dấu chân trên cát của thời gian. Tất cả đều vô nghĩa. Sống khoảnh khắc này đi. Sống khoảnh khắc này trong chân lí của nó, trong tính không đâu cả của nó, và quên hết mọi điều về tương lai. Không có thời gian khác, và không có nghĩa trong bất kì ngày mai nào.
Mặc dầu chúng ta không thuyết giảng học thuyết,
không yêu cầu nở hoa vào mùa xuân;
chúng rụng và rải rác,
chúng biến thành bụi.
Nhất Hưu nói Phật đã không thuyết giảng học thuyết - ông ấy đã đơn giản chỉ ra nó, không nói nó. Mặc dầu chúng ta không thuyết giảng học thuyết... vì chân lí tối thượng không thể được thuyết giảng. Nó có thể được chỉ ra nhưng không được nói ra, nó có thể được chỉ dẫn. Và nó ở mọi nơi! Nó đang xảy ra khắp xung quanh.
Lá khô, lá úa rụng khỏi cây là bài thuyết giáo - bài thuyết giáo về toàn thể cuộc sống, bài thuyết giáo về chết. Giọt sương buổi sớm biến mất, bay hơi trong ánh mặt trời - bài thuyết giáo về cuộc sống! Đó là cách cuộc sống biến mất. Đừng quá bị gắn bó với nó. Đừng trở nên có tính sở hữu về nó. Nó sẽ xảy ra cho bạn nữa - bạn không nhiều hơn giọt sương trên nhành cỏ.
Bạn có thấy giọt sương trượt khỏi nhành cỏ không... lăn đi, lăn đi, lăn đi và mất đi? Mahavira đã dùng đích xác biểu dụ đó. Đó là điều cuộc sống là gì: giọt sương trên nhành cỏ, trượt dần, trượt dần. Khoảnh khắc này nó có đó, khoảnh khắc khác nó mất rồi. Khoảnh khắc này chúng ta ở đây, và khoảnh khắc khác chúng ta đã đi.
Và với khoảnh khắc đơn giản này, chúng ta làm nhặng sị lên làm sao - bao nhiêu bạo hành, tham vọng, vật lộn, xung đột, giận dữ, hận thù. Chỉ với khoảnh khắc nhỏ bé này! Chỉ chờ tầu hoả trong phòng đợi nhà ga, và tạo ra nhiều ồn ào thế: tranh đấu, làm tổn thương lẫn nhau, cố sở hữu, cố làm ông chủ, cố chi phối - tất cả điều đó đều là chính trị. Và thế rồi tầu hoả tới và bạn đi mãi mãi. Và bạn sẽ không bao giờ được nghe nói tới lần nữa, và không bao giờ được nhìn thấy lần nữa. Và bạn sẽ không bao giờ thấy những người mà bạn đã tranh đấu, và bạn sẽ không bao giờ thấy người đàn bà bạn cố gắng sở hữu, và bạn sẽ không bao giờ thấy người đàn ông bạn chì chiết cho tới chết. Thấy điều đó đi.
Phật giáo không phải là học thuyết. Nó đơn giản là nỗ lực để đánh vần cuộc sống như nó vậy. Nó đơn giản mở ra cuốn sách cuộc sống cho bạn đọc - và nó ở mọi nơi!
Mặc dầu chúng ta không thuyết giảng học thuyết,
không yêu cầu nở hoa vào mùa xuân;
chúng rụng và rải rác,
chúng biến thành bụi.
Và đó là tính toàn thể của Phật giáo, mùi vị toàn thể của Phật giáo. Hoa nở khoảnh khắc này, khoảnh khắc khác chúng mất rồi, rơi xuống thành cát bụi... biến mất. Chúng ta tới trên trái đất này, xuân tới và chúng ta nở hoa, và thế rồi chúng ta mất đi, và bụi được bỏ lại đằng sau. Và mọi việc nói huyên thuyên, và mọi khổ sở đó, và mọi đau đớn đó... chúng ta chịu đựng một cách không cần thiết. Mọi ác mộng đó của thua và thắng, của thất bại và thành công, và mọi rối loạn đó... chẳng vì chủ định gì chút nào.
Phật giáo là chỉ dẫn đơn giản tới cuộc sống. Phật nói: nhìn vào cuộc sống! Pháp đang được thuyết giảng mọi khoảnh khắc. Nó có trong mọi nhành cỏ và trong mọi vì sao. Cứ nhìn mà xem: sống là nhất thời, và chết tới, và chết tới một cách không tránh khỏi. Thấy điều đó, làm sao bạn có thể trở nên có tính sở hữu được? Thấy điều đó, làm sao bạn có thể trở nên ghen tị được? Thấy điều đó, làm sao bạn có thể trở thành tâm trí vì tiền được? Thấy điều đó, làm sao bạn có thể trở thành người keo kiệt được? Thấy điều đó, làm sao bạn có thể liên tục giết lẫn nhau được?
Việc thấy điều đó sẽ là việc biến đổi. Cuộc sống nhất thời thế. Im lặng sẽ bất ngờ giáng xuống, và không phải là im lặng được thực hành đâu. Không có nhu cầu thực hành. Chỉ thấy ra vấn đề này, im lặng sẽ giáng xuống bạn, an bình sẽ nảy sinh trong bạn. Trong chính khoảnh khắc im lặng và an bình đó bạn sẽ có khả năng thấy, mắt bạn sẽ trở nên trong trẻo.
Mặc dầu chúng ta không thuyết giảng học thuyết,
không yêu cầu nở hoa vào mùa xuân;
chúng rụng và rải rác,
chúng biến thành bụi.
Chúng ta được sinh ra, chúng ta chết đi.
Tất cả đều như nhau,
Thích ca mâu ni, Bồ đề đạt ma,
Mèo và môi.
Chúng ta được sinh ra, chúng ta chết đi. Tất cả đều như nhau. Mọi người đều bình đẳng. Chết là cộng sản tuyệt đối. Sống tạo ra khác biệt - chết không bao giờ tạo khác biệt. Sống làm mọi người khác biệt; chết biến họ thành có tính một, như nhau. Sống phụ thuộc vào biên giới, phân biệt, định nghĩa. Chết tới và xoá đi mọi thứ.
Chúng ta được sinh ra, chúng ta chết đi. Tất cả đều như nhau. Và không có khác biệt. Thích ca mâu ni - Phật - Daikaku - Bồ đề đạt ma - Mèo và môi, tất cả là như nhau! Không có gì khác biệt. Chó chết hay phật chết, không có khác biệt.
Thấy sự xuyên thấu này của chết đi. Nó lấy đi tất cả - thế thì tại sao lại níu bám? Phỏng có ích gì mà níu bám? Khi chết đang tới để lấy đi tất cả, sao không thả ra theo cách riêng của bạn? Trong việc không níu bám đó bạn sẽ có khả năng thấy cái gì đó có giá trị tuyệt đối. Nếu bạn không níu bám vào bất kì cái gì - vào thân thể, vào tâm trí, vào tài sản, vào đất đai, vào vợ, vào chồng, vào con, vào đất nước, vào tôn giáo, nhà thờ - nếu bạn không níu bám vào bất kì cái gì, thế thì cái gì còn lại để chết lấy đi? Tự bản thân bạn đã bỏ chúng; bạn đã bỏ chúng theo cách riêng của bạn. Thế thì cái gì còn lại cho chết? Không cái gì bị bỏ lại.
Việc chết này, chết đi tất cả và mọi thứ, việc không níu bám này, là nghĩa của tính chất sannyas, từ bỏ. Thế thì không cái gì được bỏ lại cho chết - bạn đã bỏ nó rồi. Không công việc nào được bỏ lại cho chết - bạn đã chinh phục chết. Bây giờ chết không thể lấy bất kì cái gì từ bạn. Bất kì cái gì nó có thể lấy đi đều đã bị từ bỏ. Bây giờ cái gì còn lại trong bạn? - chỉ việc chứng kiến, nhận biết im lặng, không bị ô uế bởi sở hữu, không bị ô uế bởi ham muốn và khao khát.
Nhận biết này là Phật tính. Nhận biết này là kinh nghiệm tối thượng. Và duy nhất nhận biết này là điều tất cả chúng ta đều tìm kiếm, nhưng tìm theo những cách sai. Đây là việc thức tỉnh.
Làm cứng nhắc thành phật là sai;
mọi điều thêm nữa ta nghĩ vậy
khi ta nhìn vào phật đá.
Nhưng nhớ lấy, đừng làm cứng bản thân bạn. Điều này phải được nhớ vì nó xảy ra. Nếu bạn thấy cuộc sống đang thoáng trôi qua, chết đang tới, người ta không cần sở hữu cái gì, bạn bắt đầu trở nên cứng nhắc - vì bạn nghĩ nếu bạn đủ cứng nhắc bạn sẽ có khả năng từ bỏ. Bạn không từ bỏ bởi hiểu biết, bạn đang từ bỏ bởi cứng nhắc. Bạn bỏ lỡ vấn đề. Thế thì lần nữa bản ngã nảy sinh, vì mọi cứng nhắc đều là bản ngã.
Đó là lí do tại sao các sư trở nên bản ngã quá nhiều. Họ nghĩ họ đã từ bỏ thế giới - dường như họ đã làm cái gì đó lớn lao. Việc nghĩ rằng họ đã làm cái gì đó lớn lao chỉ ra dốt nát của họ. Nếu thế giới là nhất thời, bạn đã làm gì? Bạn đã đơn giản thấy tính nhất thời của nó, vậy thôi.
Buổi sáng bạn không nói to lên trong khu lân cận, "Tôi đã từ bỏ các cung điện trong mơ!" Mọi người sẽ cười, mọi người sẽ nói bạn điên. Mơ là mơ! Bạn không thể từ bỏ nó được. Bạn không thể bắt giữ nó, bạn cũng không thể từ bỏ nó. Mơ là mơ. Nếu bạn biết nó, nó biến mất; nếu bạn không biết nó, nó còn lại.
Những người nói họ đã từ bỏ con họ, vợ họ, gia đình họ, thế giới, tiền bạc, số dư ngân hàng, đơn giản đang nói rằng những mơ đó vẫn là thực với họ. Họ đang thoát đi từ những mơ đó, nhưng những mơ đó đang theo họ; những mơ đó sẽ ám ảnh họ dù họ ở bất kì chỗ nào. Họ có thể ngồi trong hang động Himalaya, nhưng những mơ đó sẽ liên tục tới đi tới lại mãi. Chúng có đó; họ đã bỏ chúng sâu bên dưới trong thế giới, nhưng chúng là thực tại. Họ sợ. Tại sao có sợ này? Không ai đã bao giờ sợ mơ. Được biết tới, mọi sợ biến mất.
Và những người này làm cứng nhắc lên. Đi và xem sư Jaina, cứng nhắc làm sao! Toàn thể nỗ lực của ông ấy là để co lại; ông ấy sống trong một loại bịt miệng: ông ấy đóng bản thân ông ấy với mọi nơi. Ông ấy sợ cuộc sống tới mức ông ấy sẽ không nhìn vào đàn bà; ông ấy sợ cuộc sống tới mức ông ấy sẽ không ở trong nhà của chủ hộ.
Ông ấy sợ tới mức ông ấy vẫn còn nấp đằng sau bản thân ông ấy. Ông ấy đóng mọi cánh cửa và cửa sổ. Ông ấy trở nên rất cứng nhắc. Ông ấy trở thành gần như đá.
Tính cứng nhắc này không phải là giải thoát. Tính cứng nhắc này không phải là niết bàn. Đây là một loại tự tử! Sợ chết, ông ấy đã tự tử - nhưng đây là loại lợi lộc gì? Sợ cuộc sống, ông ấy đã không đạt tới bình diện tâm thức cao hơn nào đó. Sợ cuộc sống, ông ấy đã rơi trở lại. Từ sợ, ông ấy đã trở nên bị tê liệt.
Ông ấy sẽ nhịn ăn vì ông ấy sợ rằng nếu ông ấy ăn ngon thì dâm dục sẽ nảy sinh - vì nếu bạn ăn ngon, năng lượng tự nhiên được tạo ra, sinh học của bạn liên tục tạo ra hooc môn dục. Ông ấy sợ thức ăn, do đó mới nhịn ăn. Ông ấy sợ nhìn đàn bà vì ông ấu biết tâm trí của ông ấy. Nhìn vào khuôn mặt đẹp, lại cái gì đó sẽ bị khuấy động trong ông ấy, cái gì đó sẽ nảy sinh. Ông ấy biết những ham muốn đó có đó. Ông ấy đã từ bỏ các đối thể, nhưng những ham muốn đó là ở bên trong. Đối thể bạn có thể từ bỏ, nhưng làm sao bạn từ bỏ được ham muốn? Chúng là một phần của con người bạn.
Cho nên ông ấy sợ. Nếu ông ấy đi vào trong tiếp xúc với một đối thể của ham muốn, sự hiện diện của đối thể đó có thể giúp cho ham muốn sôi lên, trào lên bề mặt. Ông ấy không thể ngồi cùng người đàn bà một mình và thấy thoải mái; ông ấy sẽ rất bất ổn. Bây giờ, đây là loại giải thoát gì vậy? Đây không phải là giai đoạn cao hơn - đây là giai đoạn thấp hơn người thường! Đây là giai đoạn bệnh hoạn. Và, một cách tự nhiên, để bảo vệ bản thân mình ông ấy phải làm cho bản thân mình cứng nhắc lên, ông ấy trở thành đần độn.
Đó là lí do tại sao, trong cái gọi là thánh nhân bạn sẽ không thấy thông minh chút nào. Họ trở nên đần độn. Họ phải trở nên đần độn, vì ngay cả thông minh cũng là nguy hiểm. Họ phải trở nên ngày một không thông minh hơn: họ rơi lại vào trong một loại xuẩn ngốc nào đó. Họ ăn ít hơn, họ nhịn nhiều hơn, họ ngủ ít hơn; họ hành hạ thân thể họ theo cả nghìn lẻ một cách. Nếu trời lạnh họ sẽ ngồi trần trụi cho nên da trở thành chai cứng. Nếu trời nóng họ sẽ ngồi bên cạnh lửa, cho nên dần dần mọi sự nhạy cảm bị mất đi - vì với nhạy cảm họ sợ việc thích nhục dục có thể tới bất kì khoảnh khắc nào. Nếu bạn nhạy cảm, nhục dục ở ngay đằng sau nó. Họ trở thành giống như đá thay vì trở thành giống như hoa.
Phật phải giống như hoa - nhạy cảm vô hạn, mở. Phật không thể vẫn còn trong trạng thái đóng; trạng thái đóng là trạng thái của bệnh hoạn. Phật hoàn toàn mở, sẵn có - sẵn có cho gió và mặt trời và mặt trăng, sẵn có cho... cho cái toàn thể. Vì ông ấy đã thấy cái vô tích sự của cuộc sống, giờ không có sợ. Ông ấy đã thấy mọi mơ thấu suốt. Ông ấy đã nhìn, đã suy ngẫm về chúng, và đã đi ra ngoài chúng. Dấu hiệu duy nhất về phật là tính dịu hiền của ông ấy, sự tinh tế của ông ấy, tinh tế tuyệt đối của ông ấy.
Nhất Hưu là đúng. Kinh này có tầm quan trọng lớn - nhớ nó đi:
Làm cứng nhắc thành phật là sai;
mọi điều thêm nữa ta nghĩ vậy
khi ta nhìn vào phật đá.
Tôi đã nghe về Nhất Hưu: một sư trẻ tới gặp ông ấy và thầy hỏi, "Ông muốn gì từ ta?"
Sư trẻ nói, "Tôi đã tới trong việc đi tìm chứng ngộ."
Nhất Hưu hỏi, "Ông đã ở đâu trước đây? Ông đã ở cùng ai đó khác không?"
Anh ta nói, "Dạ có, tôi đã ở cùng với thầy nào đó."
"Và ông đã học được gì ở đó?"
Sư này nói, "Tôi sẽ chỉ cho thầy - tôi đã học các tư thế yoga." Và anh ta ngồi trong tư thế siddhasana - trong tư thế phật - mắt nhắm, bất động.
Nhất Hưu cười, đánh mạnh vào đầu anh ta, và nói, "Ông ngu thì có! Chúng ta không cần thêm phật nào nữa - chúng ta có nhiều phật đá ở chỗ này rồi. Ông cút khỏi đây đi. Không thêm phật đá ở đây đâu!"
Và điều đó là đúng, vì ông ấy đã sống trong ngôi đền có mười nghìn phật đá. Ông ấy nói, "Chúng ta phát mệt khi chăm sóc mười nghìn phật này. Giờ chúng ta không muốn thêm phật nào nữa. Biến đi!"
Nhưng đó là điều mọi người học nhân danh tôn giáo - họ trở thành phật đá.Nhấn mạnh của tôi là ở chỗ bạn nên mềm mại, cởi mở, nữ tính, tựa hoa, tuôn chảy. Bạn càng tuôn chảy, bạn càng nhạy cảm, bạn càng sống động, bạn càng có thể hiện hữu bây giờ ở đây. Và hiện hữu bây giờ ở đây thực sự là phật.Phật tính không phải là một loại làm cứng nhắc. Cho nên dù ở bất kì đâu bạn tìm thấy ai đó cứng nhắc, ở bất kì đâu bạn thấy một mahatma tuyệt đối cứng nhắc, biết cho rõ rằng đây là chỗ sai để ở. Tìm cái mềm mại, tìm yêu, tìm từ bi đi - vì từ người cứng nhắc chỉ bạo hành có thể nảy sinh.
Và đôi khi chuyện xảy ra: người này có thể tin vào bất bạo hành, nhưng từ một người cứng nhắc chỉ bạo hành là có thể, bất bạo hành là không thể được. Hiểu biết riêng của tôi về các sư Jaina là - tôi đã thấy nhiều người trong số họ - họ dạy bất bạo hành, nhưng họ sống trong bạo hành sâu sắc. Tất nhiên, họ không giết người khác, nhưng họ giết bản thân họ - điều đó là như nhau. Họ không hùng hổ với người khác; họ đã quay hùng hổ lên bản thân họ; họ đã trở thành kẻ thù riêng của họ. Họ tự hành hạ bản thân họ, và họ tận hưởng việc hành hạ đó. Họ là những kẻ tự bạo. Họ cần điều trị tâm thần.
Người thực của thức tỉnh không cứng nhắc, người đó không bị đông cứng. Người đó đã tan chảy. Băng đã biến mất trong nước. Và chung cuộc nước biến mất trong hơi. Giai đoạn thứ nhất của Phật tính là tan từ băng thành nước, và giai đoạn thứ hai là biến mất ngay cả từ nước thành hơi nước. Thế thì người ta trở thành một phần của bầu trời. Thế thì người ta đã về nhà.
Làm cứng nhắc thành phật là sai;
mọi điều thêm nữa ta nghĩ vậy
khi ta nhìn vào phật đá.
Nhớ lời kinh này đi - vì bạn đang đi tìm Phật tính, đó là lí do tại sao bạn đã tụ tập quanh tôi. Đó là lí do tại sao bạn ở đây! Có chủ ý, không chủ ý; một cách cố ý, một cách ngẫu nhiên - nhưng bạn ở đây với chủ định duy nhất trở thành chư phật. Nhớ điều này: đừng trở thành cứng nhắc.
Đó là lí do tại sao nhấn mạnh của tôi là nhiều thế vào việc ca hát, nhảy múa, ca tụng, yêu. Nhấn mạnh này chỉ để giữ cho bạn tuôn chảy, được tan ra. Bản ngã muốn đông cứng, bản ngã có thể có đó chỉ nếu bạn cứng nhắc. Bản ngã biến mất nếu bạn tan chảy. Cho nên mọi điều giúp cho việc tan chảy đều là tốt, và mọi điều giúp cho việc cứng nhắc đều là xấu.
Tỉnh táo vào, vì việc làm đông cứng bản thân bạn trong hình mẫu nào đó là rất dễ dàng, làm đông cứng bản thân bạn trong tính cách nào đó là rất dễ dàng. Sống một cách vô tính cách, bị tan ra, là rất khó - nhưng đó là thách thức thực. Con người thực chấp nhận thách thức đó rằng "Tôi sẽ không tạo ra tính cách. Tôi sẽ sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, không có tính cách nào, từ tâm thức của tôi, không từ lương tâm của tôi."
Người sống qua lương tâm trở thành cứng nhắc. Người sống qua tâm thức vẫn còn mềm mỏng. Tại sao? Vì người có ý tưởng nào đó về cách sống, một cách tự nhiên trở thành cứng nhắc. Người đó liên tục mang tính cách của mình quanh bản thân mình. Tính cách đó giống như áo giáp, việc bảo vệ, an ninh của người đó; cả đời người đó được đầu tư vào tính cách đó. Và người đó bao giờ cũng phản ứng với các tình huống thông qua tính cách này, không trực tiếp. Nếu bạn hỏi người đó một câu hỏi, câu trả lời của người đó được làm sẵn. Đó là dấu hiệu của người cứng nhắc - người đó đờ đẫn, ngu si, máy móc. Người đó có thể là cái máy tính tốt, nhưng người đó không phải là người. Bạn làm cái gì đó và người đó phản ứng theo cách đã được thiết lập sẵn. Phản ứng của người đó là dự đoán được; người đó là robot.
Người thực hành động một cách tự phát. Nếu bạn hỏi người đó một câu hỏi, câu hỏi của bạn nhận được đáp ứng, không phải là phản ứng. Người đó mở lòng với câu hỏi của bạn, phơi bày bản thân người đó cho câu hỏi của bạn, đáp ứng cho nó. Bạn nghe câu trả lời đó lần đầu tiên; người đó cũng nghe câu trả lời đó lần đầu tiên. Nó không được quản lí, nó không được chuẩn bị, nó không được làm sẵn. Câu hỏi của bạn khuấy động nó; câu hỏi của bạn tạo ra tình huống cho nó xảy ra, và vân vân... Mọi đáp ứng của người đó đều là tự phát. Người đó không sống theo ý thức hệ. Người đó đơn giản sống không có ý thức hệ nào - hệt như dòng sông.
Sông không mang sách hướng dẫn, nó không mang bản đồ. Nó không biết đại dương ở đâu - chỉ niềm khao khát mơ hồ về đại dương là đủ. Thế rồi nó bắt đầu chuyển động, dần dần tìm ra đường của nó. Đôi khi đi lên bắc và đôi khi đi xuống nam và đôi khi đi sang đông và đôi khi đi sang tây... dích dắc. Nó không giống như đường sắt. Từng khoảnh khắc quyết định. Bất kì chỗ nào nó thấy một không gian thấp hơn, nó chuyển vào chỗ đó, và cảm thấy nó đang đi tới gần đại dương hơn - vì đại dương là không gian thấp nhất. Tìm ra chỗ thấp, nó di chuyển tới đại dương. Đại dương ở xa xôi; bạn không thể thấy được nó, nhưng sông đạt tới nó.
Bạn đã bao giờ nghe nói về bất kì dòng sông nào bỏ lỡ đại dương không? Và không có sách hướng dẫn, và không có bản đồ - phép màu là không dòng sông nào đã bao giờ bỏ lỡ! Không sông nào có thể bỏ lỡ.
Tâm thức là dòng sông. Đừng mang sách hướng dẫn. Đừng là người Hindu và người Mô ha mét giáo - những người này đang mang sách hướng dẫn. Cứ di chuyển chậm rãi, từ từ, tự phát, tỉnh táo, nhạy cảm, sống động với từng khoảnh khắc, sống động một cách toàn bộ - vì không có ngày mai, không có khoảnh khắc tiếp. Theo cách này người ta về nhà một ngày nào đó, người ta bay hơi, người ta biến mất. Đó là ngày khi người người ta đã tới.
Việc biến mất của bạn là bắt đầu của cái thực xuất hiện trong bạn. Việc biến mất của bạn là việc xuất hiện của Thượng đế. Nhớ điều đó. Đây là một trong những điều quan trọng nhất cần nhớ; bằng không, cái gọi là những người tâm linh, sớm hay muộn, sẽ làm cứng nhắc lại. Và khoảnh khắc họ làm cứng nhắc, họ đã phá huỷ mọi khả năng. Thế thì họ không trở nên ngày một thông minh, nhận biết. Họ trở thành đờ đẫn và chết.
Đừng bao giờ trở thành mahatma, đờ đẫn và chết. Sống động đi. Trở thành hồn nhiên với mọi tính cách, mọi ý thức hệ, mọi ý tưởng hoàn hảo. Người là người hoàn hảo thì nhất định trở thành thần kinh. Và mọi người cứng nhắc đều thần kinh. Chỉ người mềm mại mới thiêng liêng - càng mềm mại, càng thiêng liêng.
Đó là lí do tại sao bạn không thể thấy được Thượng đế, vì ngài là mềm mại thế, mềm mại tới mức ngài là vô hình. Bạn không thể thấy được Thượng đế vì ngài là mềm mại thế, bạn không thể chạm vào ngài được. Bạn có thể trở thành Thượng đế, nhưng bạn không thể thấy được ngài, bạn không thể chạm vào ngài.
0 Đánh giá