Chương 5. Bí mật của người bị chết đuối

Chương 5. Bí mật của người bị chết đuối

Price:

Read more

Coi nó là dễ (Tập 2) - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 5. Bí mật của người bị chết đuối

Nhiều tạm bợ và ảo tưởng
hơn số được viết trên nước,
là việc tìm kiếm của chúng ta từ phật
về hạnh phúc hơn trong thế giới bên kia.
Đã thế, trên tâm
không có mây treo,
và không có núi ở đó
để trăng ẩn đằng sau.
Trong cách chúng ta đi qua thế giới này
của sinh và tử,
chúng ta không có bạn đồng hành;
chúng ta chết đơn độc,
chúng ta được sinh ra một mình.
Trận lụt bao la
lan đi mãi
nhưng bản thân ông nhường,
và nó để ông nổi trên nó.
Người thấy không,
nói không,

nghe không,
đơn giản vượt qua
Phật.
Người suy nghĩ mang tính tạo tác bằng ý nghĩ của mình. Đây là một trong những chân lí nền tảng nhất cần được hiểu. Mọi điều bạn trải nghiệm đều là tạo tác của bạn. Đầu tiên bạn tạo ra nó, thế rồi bạn trải nghiệm nó, và thế rồi bạn bị mắc vào trong kinh nghiệm này - vì bạn không biết rằng cội nguồn của tất cả tồn tại trong bạn. Có một chuyện ngụ ngôn nổi tiếng:
Ngày xưa một người đi du hành, ngẫu nhiên anh ta đi vào thiên đường. Trong quan niệm Ấn Độ về thiên đường có những cây thoả ước ở đó, kalpatarus. Bạn cứ ngồi dưới chúng, ham muốn bất kì cái gì, và ngay lập tức cái đó được đáp ứng - không có kẽ hở giữa ham muốn và đáp ứng ham muốn.
Không có kẽ hở giữa ý nghĩ và một vật. Bạn nghĩ, và ngay lập tức nó trở thành vật; ý nghĩ hiện thực hoá một cách tự động. Nhưng kalpatarus này không là gì ngoài biểu tượng cho tâm trí. Tâm trí có tính sáng tạo, sáng tạo với các ý nghĩ của nó.
Người này mệt mỏi, thế là anh ta ngủ dưới một cây kalpataru, cây thoả ước. Khi anh ta thức dậy anh ta cảm thấy rất đói, thế là anh ta đơn giản nói, "Mình cảm thấy đói thế, mình ước mình có thể có thức ăn nào đó từ đâu đó." Và ngay lập tức thức ăn xuất hiện từ không đâu cả - chỉ nổi ra trong không trung, thức ăn ngon lành.
Anh ta đói tới mức anh ta đã không chú ý gì mấy tới nơi thức ăn tới - khi bạn đói bạn không triết lí. Anh ta lập tức bắt đầu ăn, và thức ăn ngon tới mức anh ta bị mắc vào với thức ăn. Một khi cơn đói qua rồi anh ta nhìn quanh. Vì anh ta cảm thấy rất được thoả mãn, ý nghĩ khác vụt hiện lên trong anh ta: "Giá mà mình có thể có cái gì đó để uống..." - Và không có cấm đoán nào trong thiên đường; lập tức, rượu ngon xuất hiện.
Đang uống rượu được thảnh thơi trong làn gió mát của thiên đường dưới bóng cây, anh ta bắt đầu tự hỏi, "Có chuyện gì thế nhỉ? Điều gì đang xảy ra? Mình đã rơi vào giấc mơ, hay ma nào đó quanh đây đang giở trò với mình?"
Và ma xuất hiện. Và chúng thật dữ tợn, khủng khiếp, phát buồn nôn. Và anh ta bắt đầu run rẩy, và một ý nghĩ nảy sinh trong anh ta: "Giờ mình chắc chết rồi. Nhưng người này sẽ tới giết mình." Và anh ta bị giết.
Chuyện ngụ ngôn này là ngụ ngôn cổ, có ý nghĩa mênh mông. Nó phác hoạ toàn thể cuộc đời bạn. Tâm trí bạn là cây thoả ước, kalpataru - bất kì cái gì bạn nghĩ, sớm hay muộn đều được đáp ứng. Đôi khi kẽ hở là tới mức bạn đã hoàn toàn quên mất rằng bạn đã ham muốn nó ngay chỗ đầu tiên; đôi khi kẽ hở là nhiều năm, hay đôi khi nhiều kiếp. Cho nên bạn không thể kết nối với cội nguồn.
Nhưng nếu bạn quan sát sâu bạn sẽ thấy mọi ý nghĩ của bạn đều đang tạo ra bạn và cuộc sống của bạn. Chúng tạo ra địa ngục của bạn, chúng tạo ra cõi trời của bạn. Chúng tạo ra khổ của bạn, chúng tạo ra vui của bạn.
Chúng tạo ra cái tiêu cực, chúng tạo ra cái tích cực. Cả hai đều là ảo tưởng - đau đớn và vui thú, mơ dịu ngọt và ác mộng, cả hai đều là ảo tưởng.
Điều gì được ngụ ý bởi việc gọi những điều này là ảo tưởng? Nghĩa duy nhất là ở chỗ chúng là tạo tác của bạn. Bạn đang tạo ra thế giới ảo thuật quanh bản thân bạn - đó là điều được ngụ ý bởi từ maya. Mọi người ở đây đều là nhà ảo thuật. Và mọi người đều chăng kéo và thêu dệt thế giới ảo thuật quanh bản thân mình, và thế rồi bị mắc vào - bản thân con nhện bị mắc vào trong mạng nhện của riêng nó.
Không có người nào hành hạ bạn ngoại trừ bản thân bạn. Không có người nào ngoại trừ bản thân bạn; cả đời bạn là công việc của bạn, tạo tác của bạn.
Phật giáo nói nhiều về sự kiện này một cách rất nhấn mạnh. Một khi điều này được hiểu, mọi sự bắt đầu thay đổi. Thế thì bạn có thể chơi quanh; thế thì bạn có thể thay đổi địa ngục của bạn thành cõi trời - đó chỉ là vấn đề bức tranh từ cách nhìn khác. Hay nếu bạn quá đắm đuối với khổ, bạn có thể tạo ra thật nhiều khổ tuỳ ý, theo sự hài lòng của bạn. Nhưng thế thì bạn không bao giờ phàn nàn, vì bạn biết rằng đó là tạo tác của bạn, đó là bức tranh của bạn, bạn không thể làm cho bất kì ai cảm thấy phải chịu trách nhiệm cho nó. Thế thì toàn thể trách nhiệm là của bạn.
Thế thì một khả năng mới nảy sinh: bạn có thể bỏ việc tạo ra thế giới, bạn có thể dừng việc tạo ra nó. Không có nhu cầu tạo ra cõi trời và địa ngục, không có nhu cầu tạo ra chút nào. Đấng sáng tạo có thể thảnh thơi, rút lui.
Việc rút lui đó của tâm trí là thiền. Bạn đã thấy tất cả, cách này cách nọ. Bạn đã tận hưởng và bạn đã khổ, và bạn đã thấy những thống khổ và cực lạc: yêu và ghét, giận dữ và từ bi, thất bại và thành công, bạn đã thấy tất cả. Lên cao và xuống thấp, bạn đã sống qua hết. Dần dần, dần dần kinh nghiệm này làm cho bạn tỉnh táo rằng bạn là người tạo tác.
Nếu bạn đã từng dùng bất kì ma tuý nào, bạn biết điều đó. Ma tuý đơn giản xả năng lượng tâm trí bạn ra và mọi thứ bắt đầu xảy ra. Bạn được mang vào thế giới khác. Nếu một người chịu khổ vì chứng hoang tưởng và người đó liên tục nếm LSD, việc nếm này sẽ là rất rất khủng khiếp. Người đó sẽ bị hành hạ, người đó sẽ bị bao quanh bởi kẻ thù, người đó sẽ khổ nhiều. Nếu người đó không sống từ sợ mà sống từ yêu và vui, người đó sẽ có những kinh nghiệm đẹp.
Aldous Huxley nói rằng ông ấy đã sống những kinh nghiệm cõi trời lớn lao qua LSD. Nhưng Karl Reiner nói rằng ông ấy đã trải qua địa ngục. Và cả hai đều đúng. Họ nghĩ họ là đối ngược lẫn nhau, phê bình lẫn nhau. Reiner nghĩ ma tuý tạo ra địa ngục. Ma tuý chẳng tạo ra cái gì cả. Mọi thứ được tạo ra bởi tâm trí bạn; ma tuý chỉ có thể khuếch đại nó lên. Chúng có thể lên mức thái quá, chúng có thể cho phép mọi thứ xuất hiện dưới dạng rất phóng đại, cả nghìn lần lớn hơn chúng là vậy. Lỗ đất chuột đùn biến thành núi, có vậy thôi. Ma tuý chỉ có thể phóng đại lên, nhưng hạt mầm được tâm trí bạn cung cấp.
Cả đời bạn là một loại nếm trải ma tuý. Khi bạn ở dước tác động của ma tuý, mọi thứ xảy ra nhanh chóng; tức khắc; chúng bắt đầu xảy ra. Khi bạn đang sống cuộc sống bình thường thông thường, mọi thứ mất thời gian lâu hơn một chút, thời gian thường. Nhưng nó là cùng một trò thôi. Cuộc sống của bạn và kinh nghiệm ma tuý của bạn là không tách rời, vì cả hai đều là từ tâm trí - làm sao chúng có thể tách rời được?
Phật giáo nói: Thấy ra điểm này là cho phép việc thức tỉnh trong bản thân ông. Thế thì cả hai có thể biến mất. Bạn có thể đơn giản để mọi thứ biến mất bằng việc không cộng tác, bằng việc rút bản thân bạn ra, bằng việc trở thành nhân chứng đơn giản, việc quan sát.
Các nhà khoa học nói rằng mọi ngày trong hai mươi bốn giờ, năm mươi nghìn ý nghĩ trôi qua người trung bình. Năm mươi nghìn ý nghĩ liên tục trôi qua. Bạn không cho phép mọi ý nghĩ được hiện thực hoá; bạn chọn lọc. Có những ý nghĩ tốt, có những ý nghĩ xấu, có những ý nghĩ đẹp và có những ý nghĩ xấu - bạn chọn.
Gần như là bạn có chiếc radio và mọi đài phát đều sẵn có trên radio. Toàn thể tiếng động của thế giới và các chính khách đều sẵn có trên radio. Nhưng bạn chọn đài phát - chọn lựa đó là của bạn. Hay bạn có thể chọn không bật radio lên; bạn có thể chọn tắt nó đi. Thế thì mọi tiếng ồn biến mất.
Đích xác đây là tình huống. Thiền nhân không chọn đài phát nào; ông ấy đơn giản tắt radio đi hay ngắt nó ra. Và mọi tiếng ồn và mọi chính khách và mọi cái vô nghĩa biến mất.
Nhưng nếu bạn muốn chọn, bạn có thể chọn; bạn có thể chọn bất kì đài phát nào. Mọi người trở nên bị nghiện với các đài phát. Khi bạn đi vào trong phòng của ai đó bạn có thể thấy radio của người đó. Bạn sẽ thấy kim chỉ đài phát mà người đó bị nghiện, liệu radio được bật hay không. Dần dần, dần dần, radio vẫn còn bị cố định vào đài phát đó, đài mà người đó thích.
Đó là tình huống của tâm trí bạn. Khi tôi nhìn vào trong bạn, tôi thấy kim của bạn bị cố định. Ai đó đã quyết định sống trong địa ngục; kim của người đó bị cố định. Và nó vẫn còn bị cố định lâu tới mức bây giờ ngay cả thay đổi sang đài phát khác cũng sẽ là khó khăn. Nó đã tích tụ gỉ sét; có thể nó đã mất khả năng được vặn từ đây sang kia, nó có thể đã trở nên cố định. Bạn có thể đã bỏ nó ở đó trong nhiều nhiều kiếp rồi; bạn đã quên mất rằng các đài phát khác vẫn đang sẵn có. Và bạn nghĩ bạn khổ, bạn phải nghe tiếng ồn này. Bạn không thích nó chút nào, nhưng bạn có thể làm gì được? - bạn phải nghe nó thôi.
Mọi người trở nên bị nghiện với ý nghĩ của họ. Thế thì điều đó tới thường xuyên hơn, được lặp lại nhiều hơn, tạo ra rãnh mòn trong đầu, trong các tế bào não, và trở thành thực tại của bạn. Một cách tự nhiên, bạn nghĩ bạn có thể làm gì được? - bạn là nạn nhân bất lực.
Phật giáo nói: Ông không phải là nạn nhân chút nào - không phải là nạn nhân của số phận, không phải là nạn nhân của Thượng đế, không phải là nạn nhân của cái gọi là lí thuyết về nghiệp. Đây chỉ là chiến lược thủ đoạn để tránh nhìn vào luật nền tảng của cuộc sống.
Khi bạn khổ bạn cố tìm ra cách giải thích nào đó. Có những giải thích hay sẵn có. Ai đó nói, "Đây là cách Thượng đế muốn nó phải vậy, cho nên mình có thể làm gì được? Mình phải sống nó. Nó không ở trong bàn tay mình. Con người là bất lực và Thượng đế là toàn quyền. Mình có thể làm được gì? Mọi điều là có thể cho mình đều hoặc là chịu khổ một cách hạnh phúc hay chịu khổ một cách bất hạnh. Chịu khổ vẫn có đó, cho nên cứ chịu khổ - một cách hạnh phúc nhất có thể được đi, không phàn nàn. Chịu khổ với sự chấp nhận - đó là mọi điều mà mình có thể làm. Hay mình có thể liên tục kêu khóc, nhưng không cái gì có thể thay đổi được nó. Nó ở bên ngoài mình."
Giải thích này giúp cho mọi người. Thế thì họ vẫn còn bị cố định trong thói quen cũ của họ. Họ quên mất rằng họ có thể thay đổi được bất kì cái gì.
Phật giáo tuyên bố rằng con người là tự do. Đó là đóng góp vĩ đại nhất của Phật giáo cho tâm thức con người và cho lịch sử tâm thức con người, rằng con người là hoàn toàn tự do, rằng con người là tự do. Không có Thượng đế người lập trình bạn, không có lập trình chút nào. Bạn đang lập trình cho bản thân bạn; bạn là người tự lập trình.
Có những giải thích khác: những người không tin vào Thượng đế, họ tin vào nghiệp. Bạn khổ, bạn trong đau khổ, và bạn nói, "Tôi có thể làm gì được? Đó là nghiệp của kiếp sống quá khứ của tôi, tôi phải trải qua nó." Điều này giúp cho việc chấp nhận; nó là sự an ủi. Nó cho bạn một loại yên tâm nào đó, nó làm cho cuộc sống dễ dàng hơn chút ít - bằng không cuộc sống sẽ là quá khó khăn, nó sẽ là không thể được, nó sẽ là không thể chịu đựng được.
Một khi bạn thấy ra vấn đề rằng nó là tiền định theo cách nào đó này khác - dù bởi Thượng đế hay nghiệp, đó là cùng chiến lược, không khác biệt; nghiệp là Thượng đế khác, chỉ từ là khác - bây giờ không cái gì có thể được làm. Bạn đã làm cái gì đó sai trong kiếp quá khứ, không có cách nào để hoàn tác nó bây giờ; cách duy nhất là trải qua nó. Trải qua điều tồi tệ nhất, và hi vọng điều tốt nhất. Vẫn còn trong một loại an ủi rằng cái gì đó tốt sẽ tới sớm hay muộn.
Đây là lí do tại sao mọi người trong khổ nhiều thế - vì cách giải thích của họ! Nếu bạn đã giải thích khổ của bạn, làm sao bạn sẽ biến đổi nó? Nếu bạn có giải thích nào đó, điều giúp cho bạn chấp nhận nó như nó vậy, thế thì không có khả năng nào cho biến đổi.
Phật giáo muốn lấy đi mọi lí thuyết và an ủi. Đó toàn là thuốc ngủ, thuốc độc chết người. Và sáng suốt mà Phật giáo muốn chia sẻ với bạn là ở chỗ bạn là tác nhân duy nhất, người sáng tạo duy nhất của cuộc đời bạn; không cái gì khác quyết định nó. Từng khoảnh khắc bạn đều trong kiểm soát. Bạn chỉ phải thấy nó và bạn phải cố gắng vài thay đổi - những thay đổi đó sẽ giúp bạn trở nên nhận biết nhiều hơn.
Ngày nào đó bạn cảm thấy rất khổ: cứ ngồi im lặng trên ghế, thảnh thơi, và bắt đầu tận hưởng. Làm điều đối lập lại - không chui vào cái bẫy của khổ: bắt đầu mỉm cười. Lúc ban đầu nó có vẻ giả tạo. Cứ phởn phơ đi, cứ được phúc lạc đi. Bắt đầu đung đưa, dường như có năng lượng nhảy múa lớn trong bạn. Và bạn sẽ ngạc nhiên rằng, dần dần, dần dần, cái mà đã bắt đầu gần như giả vờ đang trở thành thực. Khổ đang biến đi; nó không còn nắm giữ của nó lên bạn nữa, cái gì đó đã thay đổi. Tiếng cười đang nảy sinh trong bạn.
Thói quen cũ của bạn sẽ nói, "Mình đang làm gì đây? Nghiệp thì sao? Điều này không được cho là vậy; mình phải không làm những điều như thế. Điều này chống lại mọi triết lí và siêu hình. Quay lại trong nếp sống cũ đi! Điều này là không đúng, mình đang lừa bịp - mình phải khổ khi có khổ. Điều này là không đích thực, điều này là rởm."
Tâm trí sẽ mang tới đủ mọi thứ để tạo ra rối loạn lần nữa. Nhưng cứ khăng khăng: "Lần này mình sẽ bỏ lí thuyết nghiệp. Mình sẽ nhảy ra khỏi bánh xe! Lần này mình sẽ chọn cái đối lập cực." Bắt đầu nhảy múa, ca hát, và xem, bạn sẽ ngạc nhiên. Nhưng bạn sẽ trải nghiệm một chân lí lớn, rằng nó thay đổi; rằng bầu khí hậu thay đổi, rằng mây biến mất, rằng trời trở nên nắng ráo, rằng bạn là khác.
Đôi khi bạn cảm thấy rất hạnh phúc: làm cái đối lập. trở thành khổ - không vì lí do nào cả, chỉ trở thành khổ. Lúc ban đầu điều đó sẽ lại chỉ là việc làm. Nhưng chẳng mấy chốc bạn sẽ đi vào trong việc làm đó - vì mọi điều bạn đang làm không là gì ngoài việc làm, cho nên nó có thể được thay đổi.
Điều bạn gọi là cuộc sống đích thực cũng chỉ là một hành động. Có thể bạn đã thực hành nó lâu rồi, có vậy thôi, nhưng nó là hành động. Cho nên nó có thể được thay đổi thành hành động khác. Và một khi bạn đã học được thủ đoạn thay đổi hành động của bạn từ cái này sang cái khác, bạn sẽ có khả năng thấy tự do của bạn. Bạn là cái gì đó bên ngoài các hành động.
Chức năng của thầy là phá huỷ mọi hành động của bạn và làm cho bạn có khả năng là tự do. Phật giáo nói bạn là tự do, hoàn toàn tự do. Trải nghiệm tự do của bạn đi, và dần dần, dần dần thoát ra khỏi đường mòn cũ.
Chuyện xảy ra, một giáo sư tiếng Anh được mời nói về triết lí cuộc sống. Ông ấy là giáo sư về hưu, nổi tiếng, nhưng ông ấy muốn có thay đổi chút ít trong tiêu đề của bài giảng. Ông ấy nói, "Gọi nó là 'Ngữ pháp cuộc sống' đi." Một giáo sư về tiếng Anh: những người đã mời ông ấy nghĩ, "Điều đó cũng phải, nó là như nhau - triết lí cuộc sống hay ngữ pháp cuộc sống."
Và bạn có biết ông giáo sư này nói gì khi diễn thuyết không? Ông ấy nói: "Sống theo cách nói chủ động, không bị động. Nghĩ nhiều về điều các bạn làm cho xảy ra hơn là điều xảy ra cho bạn. Sống theo thức mệnh lệnh, thay vì theo thức cầu khẩn. Quan tâm tới mọi thứ như chúng vậy, thay vì như chúng có thể vậy. Sống trong thời hiện tại, đối diện với nghĩa vụ trong tay mà không hối tiếc về quá khứ hay lo nghĩ về tương lai. Sống trong ngôi thứ nhất, tự phê phán bản thân bạn thay vì tìm lỗi ở người khác. Sống theo số ít, chăm nom về việc chấp thuận lương tâm riêng của bạn nhiều hơn là sự tán thưởng của đám đông. Và nếu bạn muốn một động từ để chia, bạn không thể làm tốt hơn việc lấy động từ 'yêu'."
Đây là ngữ pháp cuộc sống. Toàn thể cuộc đời của ông ấy phải đã từng dạy ngữ pháp, ngữ pháp và ngữ pháp. Bây giờ nó đã trở thành gần như thói quen vô thức; ông ấy không thể nghĩ được theo bất kì thuật ngữ nào khác.
Đây là cách bạn bị mắc vào, bạn bị mắc vào bởi thói quen. Không có nghiệp nào nắm giữ bạn - hay nếu có bất kì nghiệp nào thì nó không là gì ngoài thói quen của bạn. Điều bạn đã từng làm lặp đi lặp lại, trở thành gần như một yếu tố quyết định trong đời bạn, trở thành có tính quyết định.
Nhưng người ta có thể bỏ bất kì thói quen nào. Bạn có thể đã từng hút thuốc trong ba mươi năm - nhưng bạn có thể bỏ điếu thuốc này, đã hút một nửa, trên sàn và không bao giờ cầm điếu thuốc khác trong tay. Bạn là tự do. Nếu bạn không thể bỏ được nó, điều đó đơn giản có nghĩa là bạn đang chọn không bỏ nó. Nếu mọi người nói, "Làm sao chúng tôi có thể thoát ra khỏi khổ được?" họ đơn giản nói, "Chúng tôi không muốn thoát ra khỏi khổ." Họ đang tự lừa dối bản thân họ.
Mọi người tới tôi và họ liên tục hỏi, "Làm sao thoát ra khỏi cái này?" Và tôi đơn giản phân vân, vì chỉ họ đang giữ bản thân họ trong nó; không ai khác có đó. Họ có thể thoát ra khỏi nó một cách dễ dàng. Năng lượng mà họ đang để vào trong việc ở trong nó là nhiều; ít năng lượng được cần để đi ra khỏi nó. Nhưng họ đã quên mất một điều - họ đã quên tự do của họ.
Thông điệp của Phật giáo là tự do. Tự do khỏi Thượng đế, tự do khỏi cõi trời và địa ngục, tự do khỏi sợ, tự do khỏi tương lai - tự do khỏi mọi giải thích này mà con người đã tạo ra suốt nhiều thời đại và bị chôn vùi và bị nghiền nát. Tôi đã nghe:
Một chuyên gia hiệu quả chết đi và được mang tới nấm mồ của mình bởi sáu người khênh quan tài. Khi họ tiến tới đích, nắp quan tài bật ra và chuyên gia hiệu quả ngồi dậy và la to, "Nếu các ông đặt cái này lên bánh xe các ông đã có thể sa thải được bốn người!"
Chỉ là thói quen của cả đời - chuyên gia hiệu quả là chuyên gia hiệu quả. Và đừng cười điều đó, đây là điều bạn đang làm. Bạn đang sống trong các thói quen, bạn sẽ chết trong các thói quen. Và bởi vì những thói quen này bạn sẽ bỏ lỡ cuộc sống thực. Cuộc sống thực bao gồm tự do. Và một khi bạn biết rằng bạn là tự do thế thì không có ám ảnh để chọn cái này hay cái kia. Bạn có thể chọn không chọn. Trạng thái đó được gọi là Phật tính.
Nhiều tạm bợ và ảo tưởng
hơn số được viết trên nước,
là việc tìm kiếm của chúng ta từ phật
về hạnh phúc hơn trong thế giới bên kia.
Đây là kinh quan trọng. Đi chậm vào trong nó. Điều đầu tiên: hỏi xin Phật giúp đỡ chúng ta là ngu xuẩn, bởi ba lí do. Thứ nhất, ông ấy không thể giúp được. Thứ hai, cho dù ông ấy có thể giúp, ông ấy sẽ không giúp. Thứ ba, chúng ta không cần được giúp đỡ vì tất cả chúng ta đã là chư phật rồi.
Thiền nhân nói: Vì ba lí do này, hỏi xin giúp đỡ từ Phật là ngu xuẩn. Thứ nhất, ông ấy không thể giúp được. Tại sao ông ấy không thể giúp được? Vì từ quan điểm của ông ấy bạn không cần bất kì sự giúp đỡ chút nào. Từ quan điểm của ông ấy toàn thể tình huống của bạn là nực cười. Toàn thể khổ của bạn là giả! Thay vì là tốt với bạn, ông ấy sẽ cười bạn - mặc dầu ông ấy không cười. Ông ấy liên tục biểu lộ lòng tốt của ông ấy với bạn, chỉ để không xúc phạm bạn một cách không cần thiết.
Nhưng điều căn bản là, từ quan điểm của phật tất cả khổ của bạn là ngu xuẩn thế. Cứ dường như bạn ở trong nhà đang bị cháy - cửa ra vào mở, cửa sổ mở, bạn có thể nhảy ra từ bất kì chỗ nào, và bạn chỉ ngồi đó và gào lên, "Cứu tôi với! Làm sao tôi ra khỏi ngôi nhà này? Nhà tôi đang bị cháy! Đem bản đồ, sách hướng dẫn tới cho tôi; dạy tôi kĩ thuật, phương pháp để thoát ra." Và ngôi nhà đang cháy và bạn chỉ đứng ở giữa nhà. Và cửa ra vào mở và cửa sổ mở - bạn có thể thoát ra ngay lập tức, thậm chí không phải mất tới một khoảnh khắc. Toàn thể tình huống này là nực cười.
Phật biết rằng tất cả các bạn đều là chư phật. Ngày một người trở nên chứng ngộ, với người đó toàn thế giới trở nên chứng ngộ. Thế thì người đó có thể thấy thấu suốt: người đó có thể thấy cái vĩnh hằng của bạn, người đó có thể thấy sự thuần khiết vĩnh hằng của bạn, người đó có thể thấy cội nguồn ẩn bên trong bạn, Thượng đế. Và bạn đang kêu, khóc, và người đó có thể thấy kho báu của bạn và vương quốc của bạn. Còn bạn đang cầu xin, cầu xin giúp đỡ.
Phật không thể giúp bạn được, vì ông ấy có thể thấy khổ của bạn là do bạn tự tạo ra, là ảo tưởng. Và ông ấy không thể giúp bạn vì lí do khác nữa: bản thân thầy đã biến mất như một bản ngã, như cái ngã. Không có người nào ở bên trong; phật là trống rỗng thuần khiết. Ai có đó để giúp bạn?
Bạn có thể nhận mọi sự giúp đỡ bạn cần, nhưng không ai có đó để giúp bạn. Để điều đó được rất rõ ràng: bạn có thể cùng chia sẻ năng lượng của phật, bạn có thể ăn năng lượng của ông ấy nhiều nhất có thể được, bạn có thể uống ông ấy và bạn có thể trở nên say sưa với ông ấy - nhưng ông ấy không thể làm được bất kì cái gì về phần riêng ông ấy. Cánh cửa không tồn tại nữa.
Phật đơn giản là tính sẵn có. Thầy vẫn còn sẵn có trong satsang; sự hiện diện của thầy, hay sự vắng mặt của thầy, có đó. Bạn có thể nhận nhiều tuỳ ý bạn, bạn có thể cho phép sự hiện diện đó xuyên thấu vào bạn sâu sắc khi bạn mở tâm bạn. Nhưng tất cả tuỳ thuộc vào bạn. Vâng, bạn có thể giúp cho bản thân bạn qua phật, nhưng phật không thể giúp bạn được. Không có hoạt động nào là có thể về phần phật.
Đôi khi bạn tới tôi và hỏi, "Osho ơi, thầy sẽ giúp tôi chứ?" bạn tạo ra vấn đề cho tôi. Nếu tôi nói tôi sẽ giúp, tôi là sai. Nếu tôi nói tôi sẽ không giúp, bạn bị tổn thương - tôi không tốt, không có tình. Tình huống là: tôi sẵn có. Bạn có thể giúp cho bản thân bạn qua sự hiện diện của tôi; tôi không thể làm được bất kì cái gì.
Thầy là tác nhân xúc tác. Sự hiện diện của thầy có thể làm lẩy cò một quá trình trong bạn, nhưng thầy không thể là người làm. Thầy không thể lấy bất kì sáng kiến nào, thầy không thể là người thao tác, thầy không thể áp đặt bất kì kỉ luật hay tính cách nào lên bạn, thầy không thể ép buộc bạn thay đổi - mọi bạo hành đó mất rồi. Bạo hành là cái bóng của bản ngã; ngày bản ngã biến mất, mọi bạo hành biến mất.
Đó là lí do tại sao tôi nói người làm điều tốt không phải là người tốt. Và người đi theo bạn và cố thay đổi bạn không phải là người để ở cùng. Người khao khát thay đổi bạn là kẻ bản ngã, người đó muốn làm bạn tương ứng với ý tưởng của người đó. Người đó là nguy hiểm, người đó sẽ phá huỷ bạn; người đó sẽ không giúp cho bạn. Người đó sẽ chặt bạn phần này và phần kia, người đó sẽ thay đổi các thứ trong bạn. Người đó có bản kế hoạch tổng thể mang theo mình, người đó có ý tưởng nào đó phải được thực hiện. Người đó sẽ không bận tâm về bạn. Toàn thể mối quan tâm của người đó là với ý tưởng của người đó; bạn chỉ là đồ chơi.
Đó là điều cái gọi là các mahatma của bạn liên tục làm. Họ liên tục cho bạn những hình mẫu của cuộc sống, họ liên tục ép buộc mọi thứ lên bạn: "Làm cái này, không làm cái kia. Nếu anh làm cái này anh sẽ được thưởng, nếu anh không làm cái này anh sẽ được thưởng. Nếu anh vâng lời, thiên đường là của anh. Nếu anh không vâng lời, thế thì anh rơi vào địa ngục."
Những người này là người nguy hiểm. Đây là các chính khách, không phải là người tôn giáo chút nào. Toàn thể nỗ lực của họ là để thay đổi mọi người; họ tận hưởng điều đó. Nhưng người không là vật. Người không phải là vải vẽ, bạn không thể vẽ người đó theo cách bạn muốn được. Đàn ông là Thượng đế, đàn bà là Thượng đế, từng con người đều là thiêng liêng. Ai có thể thay đổi được một người? Chính ý tưởng về thay đổi người là báng bổ, là tội lỗi.
Nhiều người tới tôi và họ nói, "Sao thầy không trao kỉ luật cho các sannyasin của thầy?" Tôi là ai mà trao kỉ luật cho các sannyasin của tôi? Tôi sẵn có. Bất kì cái gì họ muốn, họ có thể có; đó là chọn lựa của họ và tự do của họ. Tôi ở đây để dạy một điều thôi: Tự do. Không can thiệp vào trong đó. Nếu họ chọn vẫn còn trong thế giới, tốt. Nếu họ chọn thoát ra khỏi nó, tốt. Với tôi, tất cả đều tốt. Nhưng giá trị vĩ đại nhất là tự do.
Phật không thể được yêu cầu giúp bạn. Ông ấy là sự giúp đỡ - nhưng giúp đỡ thụ động, chỉ là sự hiện diện, cánh cửa. Bạn có thể đi qua nó, nhưng cửa không thể lôi bạn qua bản thân nó được. Ý thức về sự kiện này: nếu bạn ở cùng một thầy thực, thầy sẽ không lôi bạn đi bất kì chỗ nào. Thầy sẽ trút sự hiện diện của thầy lên bạn, thầy sẽ vẫn còn sẵn có theo cả nghìn lẻ một cách, nhưng thầy sẽ cho bạn tự do để chọn, tự do để hiện hữu. Sự hiện diện của thầy là không chủ động, không thể thế được; mọi hành động đều là bạo hành. Sự hiện diện của thầy là thụ động. Cho nên, với ba lí do, điều đó là không thể được. Nhất Hưu nói:
Nhiều tạm bợ và ảo tưởng
hơn số được viết trên nước,
là việc tìm kiếm của chúng ta từ phật
về hạnh phúc hơn trong thế giới bên kia.
Thứ hai, thầy sẽ không giúp bạn, vì bất kì cái gì được trao cho bạn từ thế giới bên ngoài đều không thể trở thành tự nhiên vĩnh hằng của bạn được. Ngay cả phật cũng không thể cho bạn chân lí được - vì chân lí không phải là vật để được cho hay được nhận, nó là kinh nghiệm nảy sinh trong bạn. Phật là dịp mà bạn có thể nở bung hoa. Nhưng không cái gì có thể được cho bạn, không cái gì có thể được truyền trao.
Có những thứ là không thể chuyển nhượng được. Chúng chỉ nảy sinh; chúng lớn lên. Chúng không phải là hàng hoá, chúng lớn lên như hương thơm lớn lên trong đoá hoa.
Chân lí là hương thơm của bạn. Cho nên cho dù ông ấy muốn, phật chắc sẽ không giúp bạn - vì bất kì cái gì được cho từ bên ngoài, chính bởi vì nó đã từng được cho từ bên ngoài, trở thành không thực. Nó không còn là món quà thực. Món quà thực phải nảy sinh trong bạn, nó phải được cho việc sinh thành bởi bạn, qua bạn. Nhiều nhất, thầy có thể là bà đỡ.
Đó là điều Socrates nói ông ấy là bà đỡ. Đứa trẻ lớn lên trong bụng người mẹ: bà đỡ có thể trở thành cơ hội để đem đứa con ra khỏi bụng mẹ một cách thuận tiện hơn, tiện lợi hơn. Đó là chức năng của thầy.
Thượng đế đang lớn lên trong bụng mẹ của bạn. Thầy có thể là cơ hội để đem việc sinh này xảy ra trong thuận tiện, với ít đau đớn nhất có thể được, với nhiều vui nhất có thể được, với mở hội.
Thứ ba, thầy không thể giúp được, vì thầy thấy chúng ta không cần bất kì giúp đỡ nào. Mọi điều chúng ta cần là nhận biết về tự do của chúng ta, nhận biết về luật nền tảng rằng ý nghĩ tạo ra thực tại - rằng chúng ta là những người sáng tạo, rằng mỗi và mọi người đều là người sáng tạo.
Đừng bao giờ nghĩ dù trong một khoảnh khắc rằng Thượng đế đã tạo ra thế giới. Bạn đã tạo ra thế giới của bạn. Và không có một thế giới, có nhiều thế giới như có ngần ấy người ở đây. Bạn sống trong thế giới của bạn, vợ bạn sống trong thế giới của cô ấy. Đó là lí do tại sao có va chạm - hai thế giới đó liên tục va chạm. Họ phải va chạm, họ chờm lấp lên.
Bạn thích cái này, người đàn bà của bạn thích cái khác. Không có cách nào để thuyết phục lẫn nhau, cách này hay cách nọ - việc thích là việc thích. Bạn thích đi tới rạp chiếu phim này, tới bộ phim này; cô ấy muốn đi tới rạp chiếu khác, bộ phim khác - việc thích là việc thích. Hai thế giới cùng nhau, chờm lấp, đan xen vào nhau - do đó mới có xung đột. Chúng ta không sống trong một thế giới. Có nhiều thế giới như có ngần ấy người.
Và phật là người đã thấy ra chân lí của điều đó, rằng ông ấy là người tạo ra thế giới của ông ấy, và ông ấy đã rút lui khỏi nó. Ông ấy không tạo thêm nữa. Phật sống ở đây trong thế giới này, mà không có thế giới. Đó là nghĩa của việc là phật: ông ấy sống trong thế giới nhưng không có thế giới cho ông ấy. Ông ấy sống trong thế giới nhưng thế giới không ở trong ông ấy. Việc tạo tác riêng của ông ấy đã hoàn toàn biến mất. Vải vẽ của ông ấy trống vắng: ông ấy không tạo thêm nữa, ông ấy không phóng chiếu thêm bất kì mơ nào.
Lại gần phật nghĩa là lại gần trống rỗng. Do đó có sợ. Người ta cảm thấy sợ. Nếu bạn nhìn vào trong mắt của phật bạn sẽ cảm thấy trống rỗng hoàn toàn, vực thẳm. Và bạn cảm thấy dường như, nếu bạn rơi vào trong nó, bạn sẽ không bao giờ đạt tới đáy nào. Không có gì cả. Không có đáy, nó là vực thẳm vĩnh hằng - người ta rơi và rơi và rơi. Người ta biến mất nhưng không bao giờ đi tới đáy của nó.
Phật không thể giúp bạn được, vì ông ấy thấy các giấc mơ của bạn. Dường như bạn đang ngủ và bạn thấy giấc mơ rất nguy hiểm. Con hổ đang đi theo bạn và bạn gào lên, và trong giấc ngủ bạn kêu to, "Cứu tôi với! Cứu tôi với!" Và ai đó đang ngồi bên cạnh bạn vẫn thức. Bạn nghĩ người đó được cho là sẽ làm gì? Người đó có phải cố giúp bạn không? Thế thì người đó sẽ chỉ là người ngu như bạn vậy. Thế thì người đó sẽ ngủ như bạn, hay thậm chí còn hơn.
Người đó sẽ cười. Người đó biết không có hổ; đó chỉ là tạo tác của bạn, đó là tưởng tượng của bạn. Người đó có thể có tiếng cười vui. Nhưng bạn khổ - hổ của bạn có thể là tưởng tượng, nhưng trong khoảnh khắc đó khổ của bạn dường như là thực. Nước mắt trào ra, bạn run lên và lập cập.
Người đang thức này phải làm gì? Người đó không thể cứu bạn khỏi con hổ được, vì không có hổ ngay chỗ đầu tiên. Nhưng người đó có thể làm một điều: người đó có thể giúp bạn thức tỉnh.
Đó là lí do tại sao những kinh này là chán thế, bạn cảm thấy buồn. Pradeepa đã viết một bức thư cho tôi; anh cô ấy và vợ của anh cô ấy ở đây và cô ấy đã viết, "Osho ơi, lần cuối cùng họ đã ở đây thầy đã nói về Sufis, và họ đã xúc động bởi bài nói - đó là lí do tại sao họ đã tới lần nữa. Và bây giờ những lời kinh này của Nhất Hưu: chúng buồn và chúng tạo ra nỗi buồn." Cô ấy đã đề nghị tôi làm cái gì đó để cho anh cô ấy và vợ anh cô ấy không cảm thấy buồn ở đây. Chẳng cái gì có thể được làm. Với Nhất Hưu, tôi là Nhất Hưu.
Nhưng buồn này có giá trị mênh mông. Và bạn không ở đây chỉ để được giải trí, bạn ở đây để được chứng ngộ. Không có gì sai trong việc được giải trí - nếu bạn quyết định là điều đó, tốt - nhưng thế thì bạn bỏ lỡ một cơ hội lớn. Bạn cần được chứng ngộ. Và trước khi người ta trở nên thức tỉnh người ta phải trải qua nhiều tầng buồn của bản thể mình. Hết tầng nọ tới tầng kia có đó về nỗi buồn mà bạn đã kìm nén - vì bạn không bao giờ muốn bị buồn, bạn không bao giờ đối diện với nó.
Phật đem tất cả buồn của bạn ra trước bạn, vì cam kết của ông ấy là không để bạn ngủ và bạn mơ. Có thể những giấc mơ đó đôi khi dịu ngọt, nhưng mơ là mơ, dù ngọt hay đắng. Cho dù nó rất giải trí nó vẫn là mơ, và thời gian bị phí hoài.
Chân lí có thể không rất có tính giải trí, nhưng nó là việc chiếu sáng. Và một khi bạn đã thấy chân lí, cuộc sống đi vào chiều hướng mới toàn bộ. Chiều hướng đó là của phúc lạc. Và lại nhớ, phúc lạc không có nghĩa hạnh phúc - vì điều bạn ngụ ý bởi hạnh phúc lại là giải trí. Điều bạn ngụ ý bởi hạnh phúc không là gì ngoài vui thú, cảm giác, xúc động.
Phúc lạc có phẩm chất của an bình trong nó, im lặng, tĩnh lặng, không rối loạn. Không có đau và không có vui thú: trạng thái đó của bất nhị, Phật quan tâm tới nó. Và để đạt tới nó, nếu người ta phải trải qua buồn điều đó cũng xứng đáng với nó. Bất kì giá nào cũng được, vì điều bạn sẽ nhận ra là ở ngoài mọi giá trị; nó ở ngoài mọi việc hiểu thấu của bạn.
Con đường của Phật là con đường của thức tỉnh. Nhưng bạn có thể thức tỉnh chỉ khi buồn của bạn được nhấn mạnh một cách toàn bộ. Bằng không ai muốn thức tỉnh? Bạn phải được làm cho tỉnh táo về buồn của bạn, về địa ngục của bạn. Bạn phải được làm cho nhận biết về chết của bạn, về ốm của bạn. Bạn phải được làm cho nhận biết về mọi đau khổ mà bạn đã trải qua và bạn đang trải qua và bạn sẽ phải trải qua. Toàn thể điều này phải được nhấn mạnh. Tôi đã nghe:
Một nhà đạo diễn kịch Broadway quyết định ông ấy chán với quảng cáo rùng beng quá mức trong việc quảng cáo của nhiều buổi diễn thế. Ông ấy quyết định rằng ông ấy sẽ đưa thêm một điều khoản vào trong hợp đồng để cho ông ấy quyền chấp thuận mọi việc quảng cáo cho vở kịch mới mà ông ấy đã tạo ra.
Hết nhà văn nọ tới nhà văn kia đã chuẩn bị các quảng cáo bằng việc đưa thêm vào sự chân thực và chân thành người đó nói người đó muốn có trong quảng cáo của mình. Ông này bác bỏ tất cả chúng. Chung cuộc, người ta mang tới một mảnh bản in có viết như thế này: "Đây là vở kịch có tổ hợp cả kịch của Shakespeare, hóm hỉnh của Rostand, sức mạnh của Tennessee Williams, trí tuệ của Marlowe, và điều huyền bí li kì của Dickens. Vĩ đại hơn Hamlet, xúc động hơn Kinh Thánh, đây là vở kịch mang định mệnh sống mãi mãi."
"Nó đấy!" đạo diễn kêu lên. "Không cường điệu! Chỉ chân lí đơn giản!"
Bạn đang sống trong một loại hi vọng được cường điệu, nó có thể bị phá huỷ chỉ bởi một loại buồn được cường điệu. Cực đối lập phải được mang vào. Bạn đang che giấu mọi vết thương của bạn, Phật muốn mở tất cả chúng ra. Một cách tự nhiên, người ta không thích điều đó. Nhìn vết thương của mình, điều đó gây đau. Cuộc sống bắt đầu có vẻ rất rất đau đớn, người ta cảm thấy thờ ơ với việc sống. Thế thì phỏng có ích gì? Người ta bắt đầu nghĩ tới tự tử.
Đó là điểm Phật muốn bạn đạt tới. Chỗ bạn bắt đầu nghĩ tới tự tử, duy nhất tính chất sannyas là có thể - không trước nó. Khi bạn nghĩ toàn thể cuộc sống là vô nghĩa, chỉ thế thì năng lượng của bạn mới bắt đầu được tập trung vào một điểm - rằng bây giờ nghĩa khác nào đó phải được tìm kiếm. "Cuộc sống này đã thất bại, về toàn bộ. Giờ cuộc sống khác phải được tìm kiếm. Mình đã sống bên ngoài bản thân mình và đã thấy nó tất cả đều là buồn bã và đau khổ. Giờ mình phải quay vào trong - quay một trăm tám mươi độ."
Đó là lí do tại sao những kinh này có vẻ buồn thế. Chúng đem chân lí của cuộc sống bạn vào trung tâm.
Nhiều tạm bợ và ảo tưởng
hơn số được viết trên nước,
là việc tìm kiếm của chúng ta từ phật
về hạnh phúc hơn trong thế giới bên kia.
Và mọi người ngu xuẩn tới mức ngay cả khi họ tới vị phật - người không biết tương lai, người không biết quá khứ, người sống trong khoảnh khắc vĩnh hằng - họ vẫn hỏi về cuộc sống sau chết. Họ muốn có hạnh phúc lớn trong thế giới bên kia. Họ không quan tâm tới việc được thức tỉnh ở đây bây giờ, họ quan tâm tới việc làm thế giới đẹp nào đó sau cái chết.
Phật quan tâm tuyệt đối tới ở đây bây giờ. Ông ấy muốn bạn thức tỉnh ở đây bây giờ. Nhưng bạn đi tới ông ấy và hỏi, "Linh hồn có bất tử không? Tôi có sống sau chết không? Điều gì sẽ xảy ra sau chết? Điều gì xảy ra sau chết? Mọi người đi đâu?"
Và Phật thường cười vào tất cả những câu hỏi này và ông ấy đơn giản gạt tất cả chúng sang bên. Thực ra đây là cách thức thông thường của ông ấy: bất kì khi nào ông ấy vào một thị trấn các đệ tử của ông ấy sẽ đi quanh thị trấn mà tuyên bố cho từng và mọi người, "Đừng hỏi mười một câu hỏi này." Và mười một câu hỏi này tất cả đều là câu hỏi siêu hình: thế giới bên kia, Thượng đế, cõi trời, địa ngục, nghiệp - mọi loại rác rưởi.
Phật thường nói: Hỏi điều ngay tức khắc, điều là câu hỏi ngay bây giờ. Để ta trở thành câu trả lời cho điều đó.
Mọi người không muốn hỏi điều đó, họ muốn né tránh nó. Bạn đang trong khổ và bạn hỏi, "Cái gì sẽ xảy ra sau chết?" Mọi người tới tôi nữa; họ nói, "Cái gì sẽ xảy ra sau chết?" Tôi nói, "Thứ nhất xem cái gì đang xảy ra trước chết." Họ không quan tâm tới điều đó. Trước chết sao? Ai bận tâm về trước chết? Câu hỏi thực là sau chết.
Nếu bạn không thể thấy được cái gì đang xảy ra bây giờ, và bạn không muốn nhìn nó, câu chuyện này sẽ là hệt như vậy về sau nữa. Ai đó đã hỏi, "Câu hỏi này đã từng theo đuổi tôi từ chính thời thơ ấu: đá cảm thấy thế nào ở bên trong? Bên trong đá, nó là thế nào?"
Trước hết hãy hỏi cảm giác thế nào khi bạn là người - vì có thời bạn đã là đá nữa, nhưng thế thì bạn đã lo nghĩ, tôi biết, thế thì bạn đã lo nghĩ về cảm thấy là người thì thế nào. Bây giờ bạn là người, bạn lo nghĩ về là đá thì cảm thấy thế nào. Bạn có bỏ lỡ mọi cơ hội không?
Và nhớ lấy, việc cảm là như nhau. Nếu bạn có thể biết việc cảm bên trong là thế nào ngay bây giờ, bạn sẽ biết cảm bên trong là thế nào ở bất kì chỗ nào khác. Bên trong là như nhau, chỉ bên ngoài khác nhau. Người này là đàn bà từ bên ngoài, người khác là đàn ông từ bên ngoài; từ bên trong, không ai là đàn ông và không ai là đàn bà. Và đàn ông liên tục bị phân vân bởi đàn bà. Cho dù người đàn ông vĩ đại nhất của bạn, cái gọi là người đàn ông vĩ đại, vẫn liên tục bị phân vân bởi điều huyền bí của đàn bà.
Điều đó cảm thấy thế nào? Từ bên trong nó là như nhau, ngay cả trong đá. Bên trong bao giờ cũng là như nhau; chỉ ngoại vi bên ngoài, hình và dáng, là khác nhau. Bên trong là Thượng đế. Thượng đế là phần bên trong của mọi vật.
Nhưng những câu hỏi này! Bây giờ, nghĩ mà xem, một người đã liên tục nghĩ từ thời thơ ấy - điều đó phải trở thành nỗi ám ảnh - làm sao cảm được bên trong tảng đá. Và người này còn chưa hỏi, "Ngay bây giờ bên trong tôi cảm thấy thế nào?"
Phật quan tâm tới cái tức khắc, cái sắp xảy ra. Đi vào bên trong ngay ở đây bây giờ đi: đi vào thực tại của bạn và nhìn. Và bất kì cái gì bạn biết sẽ giải quyết mọi vấn đề của bạn. Không siêu hình nào được cần, một mình thiền là đủ.
Nhưng mọi người thường hỏi ông ấy, "Giúp chúng tôi về cuộc sống tương lai." Và ông ấy sẵn sàng ở đây, sẵn có ở đây, để biến đổi bạn. Nhưng bạn không quan tâm tới việc được biến đổi ở đây, vì bạn có cả nghìn thứ khác để làm. Bạn đang nghĩ rằng sau khi cuộc sống kết thúc và tất cả những thứ đẹp đẽ của cuộc sống đã được làm, thế thì nghỉ ngơi trong nấm mồ, vâng, thế thì người ta có thể thiền. Thế thì người ta có thể nghĩ về những điều lớn lao. Sao bị bận tâm ngay bây giờ? Ngay bây giờ có nhiều thứ cần làm thế - nhiều thứ thú vị thế để làm.
Phật không thể giúp bạn về tương lai được, vì với phật không có tương lai. Thời gian duy nhất cho phật là hiện tại. Ông ấy không thể giúp bạn về quá khứ được, vì không có quá khứ. Nó tất cả là một bây giờ.
Đã thế, trên tâm
không có mây treo,
và không có núi ở đó
để trăng ẩn đằng sau.
Và nếu bạn có thể thấy điều đó, và nếu bạn có thể đi vào trong cái ngay bây giờ của mọi thứ bên trong bản thân bạn vào khoảnh khắc này, bạn sẽ ngạc nhiên...
Đã thế, trên tâm
không có mây treo,
và không có núi ở đó
để trăng ẩn đằng sau.
Tất cả là rõ ràng ở đó! Chính khoảnh khắc này! Chỉ bạn không có đó. Tất cả là rõ ràng ở đó - chỉ rõ ràng, trong suốt, rõ như pha lê. Và nó đã từng là vậy từ lúc thời gian bắt đầu. Sự thuần khiết bên trong của bạn là tuyệt đối, nó không thể bị làm nhiễm bẩn.
Điều đó hệt như một người đang ngủ, bạn lay người đó và người đó thức dậy. Ngay cả khi người đó đang ngủ, năng lực thức dậy của người đó vẫn không bị phá huỷ. Nó có đó; nó giống như nền móng. Trên đỉnh có thể có các tầng ngủ, mơ, nhưng sâu bên dưới người đó thức. Bằng không làm sao bạn có thể đánh thức người đó chỉ bằng việc lay người đó? Cũng như báo thức, chỉ ai đó gọi từ bên ngoài, và người đó mở mắt ra và hỏi, "Ai gọi tôi đấy?" Và người đó đang ngủ và người đó đang mê cả nghìn lẻ một thứ, và người đó hoàn toàn mất hút trong những thứ đó. Nhưng cái gì đó vẫn nhận biết.
Cái gì đó đó bao giờ cũng nhận biết. Cái gì đó đó không bao giờ mất nhận biết của nó.
Bạn bị mất hút trong ý nghĩ; ý nghĩ là mơ. Bạn bị mất hút trong cái đầu - và sáng tỏ đó tồn tại trong tâm. Đầu là lẫn lộn của bạn, một cách tự nhiên: năm mươi nghìn ý nghĩ thoáng qua đầu bạn mọi ngày, nó thực sự bao giờ cũng là giờ cao điểm, hai mươi bốn giờ. Và năm mươi nghìn ý nghĩ này tôi đang nói tới là dành cho người rất rất trung bình bình thường. Tôi không nói gì về người loạn thần kinh và các triết gia và những nhà tư tưởng, người điên; tôi không nói gì về họ cả, đây chỉ là trung bình.
Nhiều ý nghĩ thế thoáng qua cái đầu: làm sao bạn có thể vẫn còn sáng tỏ được? Nhiều mây thế: làm sao bạn có thể thấy mặt trời?
Nhưng có không gian bên trong bạn, suối nguồn của sáng tỏ: tâm bạn. Trượt qua cái đầu và rơi vào trong tâm đi. Và đột nhiên người ta nhận biết.
Đã thế, trên tâm
không có mây treo…
Vì không một ý nghĩ nào đã bao giờ thoáng qua tâm. Cơ chế ý nghĩ là ở trong đầu, và cơ chế của nhận biết là ở trong tâm. Tâm bao giờ cũng nhận biết. Đó là lí do tại sao bất kì khi nào bạn làm cái gì đó từ tâm nó đều có cái đẹp, cái đẹp siêu việt, duyên dáng. Nó có cái gì đó của điều thiêng liêng - có thể là điều nhỏ bé, cử chỉ nhỏ bé, nhưng trong cử chỉ đó Thượng đế được hiển lộ. Và bất kì cái gì bạn làm từ cái đầu của bạn bao giờ cũng được tính toán, tinh ranh, láu lỉnh và vẫn còn trần tục và xấu xí.
Đã thế, trên tâm
không có mây treo,
và không có núi ở đó
để trăng ẩn đằng sau.
Ở đó tất cả đều sáng sủa. Và cả hai không gian này đều sẵn có cho bạn, nhưng bằng cách nào đó bạn chỉ đứng bên vệ đường, được bao quanh bởi giao thông và tiếng ồn.
Thoát ra khỏi đầu bạn và đi vào trong tâm của bạn. Nghĩ ít thôi, cảm nhiều hơn. Đừng bị gắn bó quá nhiều với ý nghĩ; đi sâu hơn vào trong cảm giác. Thấy ra thay đổi này: nó chỉ là thay đổi động thái. Bạn mất hút trong ý nghĩ của mình, bạn không thể nghe được tiếng chim hót. Thế rồi bạn thay đổi động thái. Chỉ hội tụ vào thay đổi, nó là việc dịch chuyển. Bạn không còn bị lo nghĩ bởi các ý nghĩ: đột nhiên mọi chim có đó đang hót, hoa nở, tia nắng mặt trời xuyên qua cây cối và gió đùa giỡn với lá khô. Chỉ việc dịch chuyển...
Và đích xác điều đó phải được làm. Do đó, người thực sự muốn được thức tỉnh cần học mọi cách thức của nhạy cảm. Cảm nhiều hơn, chạm nhiều hơn, nhìn nhiều hơn, nghe nhiều hơn, nếm nhiều hơn. Và các mahatmas tất cả đều đã làm cùn đi tính nhạy cảm của bạn. Họ đã từng bảo bạn, "Không nếm, nếm là nguy hiểm." Họ đã từng bảo bạn, "Không nghe nhạc; quên giác quan đi." Và bởi vì bạn đã trở thành khép kín mọi giác quan, việc cảm của bạn đã biến mất - vì việc cảm có thể sống chỉ qua chất nuôi dưỡng mà các giác quan của bạn trao cho nó.
Cho nên khi một người mới tới đây và nhìn mọi người ôm ghì lẫn nhau, cầm tay, nhảy múa, ca hát, người đó bị phân vân - vì người đó chỉ biết một loại đạo tràng, loại nghĩa địa, nơi mọi người là chết, chỉ ngồi dưới cây, đờ đẫn, không cảm thấy bất kì cái gì, chỉ tụng "Rama-Rama-Rama". Và việc tụng đó chỉ là một loại lời ru để cho họ có thể ép buộc mọi giác quan của họ rơi vào giấc ngủ.
Nếu bạn muốn nhận biết, bạn phải có tính nhạy cảm. Bạn phải cho phép mọi giác quan của bạn trở nên bắt lửa. Thế thì tâm bắt đầu sống. Thế thì hoa sen của tâm mở ra và không bao giờ có kết luận nào.
Trong cách chúng ta đi qua thế giới này
của sinh và tử,
chúng ta không có bạn đồng hành;
chúng ta chết đơn độc,
chúng ta được sinh ra một mình.
Đừng bị mất hút quá nhiều trong thế giới của quan hệ, vì mọi quan hệ đều là việc mơ. Nhớ tới tính một mình hoàn toàn của bạn.
chúng ta chết đơn độc,
chúng ta được sinh ra một mình.
Và cuộc sống này chỉ là chỗ ở tạm qua đêm. Đừng trở nên cam kết quá nhiều với nó, đừng bị dính líu quá nhiều. Ở tạm qua đêm trong nhà trọ, bạn không bị dính líu. Bạn vẫn còn ở đó trong đêm và bạn biết rằng đến sáng bạn phải ra đi, cho nên bạn không trở nên lo nghĩ về chỗ trọ của đoàn lữ hành.
Cuộc sống này chỉ là cuộc hành trình, cuộc sống này chỉ là chiếc cầu. Đi qua nó đi; đừng trở nên quá dính líu trong nó. Vẫn còn tách rời, không gắn bó. Và tính một mình đó và tính tách rời đó phải không là điều bị ép buộc. Nếu nó bị ép buộc, bạn đã bỏ lỡ vấn đề. Nó phải xuất phát từ hiểu biết của bạn. Nếu nó bị ép buộc, nó sẽ giết chết giác quan của bạn; nếu nó là từ hiểu biết, các giác quan của bạn sẽ trở nên sống động hơn.
Trận lụt bao la
lan đi mãi
nhưng bản thân ông nhường,
và nó để ông nổi trên nó.
Và nhớ lấy, nếu bạn không bị dính líu thế thì không có vấn đề về tranh đấu, không có vấn đề về vật lộn. Chính những người bị dính líu là người trở nên rất rất vật lộn, vì họ có ý tưởng nào đó về cái gì phải được làm. Họ muốn thế giới phải hiện hữu theo cách nào đó; nó phải được thay đổi. Họ trở nên dính líu tới mức họ không thể ngủ được. Họ phải sơn tường của nhà trọ, họ phải trang hoàng các bức tường, họ phải đổi giường, họ phải kê dọn đồ đạc - và đến sáng họ phải ra đi. Và cả đêm bị mất trong việc kê dọn và tranh đấu và thay đổi mọi thứ.
Từ hiểu biết, không từ thực hành bị ép buộc, bạn bắt đầu nổi cùng cuộc sống. Thế thì mọi thứ là được; thế thì bạn không xô đẩy dòng sông...
Trận lụt bao la
lan đi mãi
nhưng bản thân ông nhường,
và nó để ông nổi trên nó.
Và nếu bạn bắt đầu đánh nhau với nó bạn đơn giản đánh nhau với bản thân bạn và không với bất kì ai khác. Nếu bạn bắt đầu vật lộn với cuộc sống bạn sẽ trở nên ngày một đóng hơn, một cách tự nhiên, trong phòng thủ. Nếu bạn bắt đầu vật lộn với cuộc sống bạn sẽ bị đánh bại, vì bạn sẽ tiêu tán năng lượng của bạn vào tranh đấu.
Nếu bạn không tranh đấu với cuộc sống, bạn nổi cùng dòng chảy, bạn đi cùng sông, bạn đi xuôi dòng - bạn không cố đi ngược dùng, bạn không có ý tưởng, bạn đơn giản ở trong một loại buông xuôi với cuộc sống - đây là tin cậy, đây là buông xuôi. Và đây là nó! Thế thì phép màu xảy ra: nếu bạn không tranh đấu với cuộc sống, cuộc sống đơn giản giúp bạn - nó khênh bạn trên vai nó.
Bạn có thấy xác chết nào nổi trên sông không? Và bạn có quan sát bí mật của người chết không? Khi người đó sống người đó bị dòng sông nhận chìm, một cách tự nhiên. Có thể người đó đã không biết cách tranh đấu, người đó đã không biết cách bơi: người đó đã bị sông nhận chìm. Người đó phải đã từng tranh đấu, người đó phải đã cố gắng vất vả để thoát ra khỏi nó: người đó bị nhận chìm.
Bây giờ người đó chết, và người đó nổi trên bề mặt. Cái gì đã xảy ra? Dường như khi người đó sống người đó đã không biết bí mật này. Giờ người đó biết; giờ sông không nhận chìm người đó. Người bơi giỏi nhất là người biết cách cư xử với sông dường như bạn chết - dường như bạn bị chết - thế thì sông nhận bạn.
Đây là buông bỏ: việc sống dường như chết, việc sống mà không có gắn bó, việc sống mà không có tính sở hữu, việc sống mà không có níu bám. Việc sống với niềm vui.
Người thấy không,
nói không,
nghe không,
đơn giản vượt qua
Phật.
Và nếu bạn có thể nổi cùng với sông mà không làm nhà trên nó, phép màu này sẽ xảy ra:
Người thấy không…
Bạn sẽ có khả năng thấy điều không thể được thấy. Và bạn sẽ có khả năng thấy rằng khi nó xảy ra, người thấy cũng biến mất. Bạn sẽ có khả năng thấy điều không thể được gọi là cái được thấy.
Đây là ba ngôi của kinh nghiệm: người biết, cái được biết và tri thức. Đây là ba ngôi của kinh nghiệm. Nếu người ta trở nên thảnh thơi toàn bộ, ba ngôi này biến mất. Thế thì không còn người là người biết và không có cái được biết; đơn giản có việc biết. Người biết và cái được biết đã bị tan biến vào trong việc biết. Mọi danh từ đã tan biến vào trong động từ sống.
Người thấy không,
nói không…
Có một kinh nghiệm mà không phải là kinh nghiệm, mà bạn không thể gọi là kinh nghiệm được. Đó là lí do tại sao Phật không bao giờ nói về Thượng đế - vì nói về Thượng đế là sai, là làm sai lạc đi, là gây ấn tượng sai lầm, là phản bội. Nó là cái gì đó mà không ai đã bao giờ thấy. Nó là cái gì đó mà chỉ được thấy khi người thấy đã biến mất, nó là cái gì đó tới trong cách nhìn của bạn chỉ khi bạn không có đó. Nó là sự thống nhất toàn toàn: không có phân chia về kinh nghiệm và cái được kinh nghiệm, về cái được quan sát và người quan sát. Mọi phân biệt, mọi nhị nguyên, đã biến mất. Làm sao bạn có thể nói cái gì về nó?
nói không…
Đó là lí do tại sao hiền nhân nói cả nghìn lẻ một thứ về cả nghìn lẻ một thứ, nhưng không bao giờ nói bất kì cái gì về chân lí. Không cái gì có thể được nói về nó. Hiền nhân là chân lí. Bạn có thể cùng chia sẻ ông ấy, bạn có thể uống nhiều nhất có thể được từ ông ấy, bạn có thể sống trong tính gần gũi của ông ấy và bạn có thể được biến đổi bởi việc ở gần ông ấy - nhưng không có gì có thể được nói vể chân lí.
Đạo có thể được nói ra không phải là Đạo thực. Chân lí được thốt ra ngay lập tức trở thành dối trá.
Người thấy không,
nói không,
nghe không,
đơn giản vượt qua
Phật.
Phật tính là sự siêu việt tuyệt đối của tất cả - ngay cả Phật cũng được bao hàm trong cái tất cả đó. Người ta trở thành phật chỉ khi người ta vượt qua ngay cả Phật tính. Cố thấy điều đó đi. Nếu ai đó nói "Tôi đã đạt tới Phật tính''và níu bám lấy nó như một kinh nghiệm, người đó còn chưa đạt tới đâu; nó vẫn là một phần của thế giới kinh nghiệm. Bản ngã vẫn còn dai dẳng - có thể nó đã trở nên rất tinh vi, nhưng nó có đó.
Phật thực là người đã biến mất - biến mất như người kinh nghiệm. Đó là việc vượt qua hoàn toàn. Và trong việc vượt qua đó, người ta là Thượng đế.
Thượng đế mà chúng ta đã trở nên quen thuộc rất nhiều là tưởng tượng riêng của chúng ta; nó không phải là Thượng đế thực. Thượng đế của người Ki tô giáo và của người Hindu và của Phật tử không phải là Thượng đế thực. Thượng đế thực là Thượng đế mà không một lời nào đã từng được thốt ra về ngài. Thượng đế của Kinh Thánh và của Vedas và của Koran không phải là Thượng đế thực. Thượng đế thực là người mà với người đó bao giờ cũng vẫn còn hoàn toàn im lặng. Thượng đế của chúng ta là tạo tác của chúng ta. Tôi đã nghe:
Một người đàn bà ở Manhattan chết và làm di chúc để lại di sản của bà ấy cho Thượng đế. Để giải quyết di sản này một vụ kiện được đệ trình, do đó gọi Thượng đế là một bên. Trát hầu toà được ban ra và toà án trải qua các động thái cố tống đạt nó. Báo cáo chung cuộc nói: "Sau việc tìm kiếm thích đáng và mẫn cán, Thượng đế không thể được tìm thấy trong Thành phố New York."
Nhưng đó là loại Thượng đế mọi người đang tìm kiếm. Bạn đang tìm loại Thượng đế nào? Bạn có hình ảnh nào đó trong tâm trí bạn, rằng ngài sẽ thổi sáo, ngài sẽ giống Krishna, hay ngài sẽ chỉ là hình dạng được khuếch đại của Jesus Christ, hay ngài sẽ giống thế này hay giống thế nọ... Bạn đơn giản trải qua các cử chỉ trống rỗng của tôn giáo; tôn giáo thực chưa sở hữu cuộc sống của bạn.
Thượng đế thực không thể được tưởng tượng; Thượng đế thực chỉ xảy ra khi mọi tưởng tượng đã dừng hiện hữu. Thượng đế thực không thể được thấy; Thượng đế thực chỉ có thể được thấy khi người thấy không còn nữa. Thượng đế thực không thể trở thành đối thể được - thu Thượng đế thành đối thể là phá huỷ ngài, là giết ngài, là sát hại ngài. Thượng đế thực bao giờ cũng xảy ra ở cốt lõi bên trong nhất của tính chủ thể của bạn - không ở kia, mà ở đây. Không lúc khác, mà bây giờ. Không ở ngoài mà ở trong. Và 'ở trong' đó cũng chỉ cho một khoảnh khắc - khi Thượng đế đã xảy ra, cái 'trong' đó cũng biến mất. Thế thì không có gì bên ngoài, không có gì bên trong: tất cả là một.
Đây là chức năng của thầy - làm cho bạn tỉnh táo về điều không thể được nói ra, về điều không thể được mô tả. Tình yêu lớn được cần, thông cảm lớn được cần hướng tới thầy. Chỉ thế thì những điều không thể tưởng tượng được này, những điều không thể mô tả được, những điều không thể định nghĩa được, mới có thể được hiểu.
Thầy không thể cho bạn Thượng đế, nhưng thầy có thể làm cho trái tim bạn bắt lửa với khao khát về ngài.
Người bán hàng trẻ lo sợ. Anh ta đánh mất lượng hàng bán lớn mà anh ta cứ tưởng còn trong túi. Trong khi thảo luận vấn đề này với người giám sát, người bán hàng nhún vai và nói, "Ông có thể đưa con ngựa tới chỗ nước nhưng ông không thể làm cho nó uống nước được."
"Trời đất!" người giám sát la lên. "Ai bảo anh làm cho nó uống nước? Việc của anh là làm cho nó khát chứ!"
Đó là việc của thầy - làm cho bạn khao khát cái gì đó vô hình. Đó là một loại khát điên, bạn không thể chứng minh một cách logic bất kì cái gì về nó. Đó là một loại tiêm nhiễm. Do đó satsang mới được cần tới - bạn phải ở trong giao cảm sâu sắc với thầy. Dần dần, dần dần, cái gì đó lây nhiễm đi vào trong bản thể bạn. Cái nhìn của mắt thầy, cử chỉ bị bắt trong khoảnh khắc mà bạn hoàn toàn im lặng và lưu thông của tâm trí không còn chuyển động - chỉ việc dừng lại, im lặng, dấu chấm… và cái gì đó bắt đầu khuấy động trong bạn.
Thầy có đó bên ngoài bạn. Chính sự hiện diện của thầy bắt đầu gọi tới cái gì đó đã từng ngủ từ lâu. Người ta bắt đầu trở dậy, người ta mở mắt ra.
Ở cùng với thầy là mối quan hệ rất kì lạ, kì lạ nhất - vì thầy không hiện hữu, và đệ tử hiện hữu quá nhiều. Và, dần dần, dần dần, cái không của thầy tràn ngập đệ tử: thấy cái đẹp của cái không, đệ tử bắt đầu bỏ tính ai đó của mình.
Chuyện kể lại là đám cháy phát ra trong một ngôi nhà. Bên trong, một người đang ngủ. Họ cố gắng mang anh ta ra qua cửa sổ, nhưng không thể mang nổi. Người này nặng nề, to lớn, cân nặng. Họ đã cố gắng qua cửa ra vào, nhưng cũng không thể được. Anh ta thực sự ngủ say.
Và bạn biết đấy, khi một người đang ngủ say người đó trở nên rất nặng; nếu người đó thức bạn có thể khênh người đó dễ dàng. Bạn có quan sát sự kiện này không? Bế đứa trẻ nhỏ khi nó thức, và nó là nhẹ. Và bế cùng đứa trẻ đó khi nó ngủ say, nó nặng. Ngủ có phẩm chất của tính nặng trong nó - có thể ngủ hoà điệu nhiều hơn với sức hút của trái đất, nhận biết hoà điệu nhiều hơn với việc thăng lên trời. Hai từ này không được dùng theo cách khoa học, chỉ có tính biểu dụ, nhưng bất kì khi nào một người trở nên thức tỉnh người đó đều trở nên rất nhẹ. Và nếu bạn đã khênh ai đó đang trong cơn mê thế thì bạn sẽ biết, sự việc trở thành gần như không thể nào mang khênh được người đó.
Họ đã thử từ cửa sổ, họ không thể khênh được. Họ đã thử qua cửa ra vào, họ không thể khênh được.
Một người trí huệ nói, "Đánh thức anh ta dậy, anh ta sẽ tự thoát ra!"
Đó là điều chủ định của thầy là gì. Bằng nhận biết của thầy, bằng tác động của nhận biết của thầy, phẩm chất ngủ của bạn dần dần, dần dần bị tiêu tán, bị tản mát đi. Ánh sáng của thầy khơi gợi ánh sáng của bạn, im lặng của thầy kêu gọi im lặng của bạn.
Và nhớ lấy, thầy không làm bất kì cái gì nói riêng. Thầy chỉ hiện hữu ở đây: mọi sự xảy ra theo cách riêng của nó. Nhưng đệ tử phải rất quan sát, đệ tử phải rất rất chăm chú, đệ tử phải rất rất hội tụ và tập trung. Đệ tử phải vẫn còn không chớp mắt. Đệ tử phải gần như trong một loại đắm đuối sâu sắc, mọi tỉnh táo - cũng như khi bạn trong yêu, toàn thế giới biến mất, chỉ người yêu của bạn hiện hữu.
Chừng nào thầy còn chưa là người yêu của bạn, chừng nào toàn thể năng lượng của bạn còn chưa chuyển hướng tới thầy, biến đổi sẽ là không thể được. Bạn phải quan sát mọi cử chỉ, mọi sắc thái.
Sau khi Billroth, nhà giải phẫu thành Viennese, đã nói với sinh viên rằng bác sĩ cần hai năng khiếu - không nôn và năng lực quan sát - ông ấy nhúng ngón tay vào trong chất đắng được nôn ra và liếm nó, rồi yêu cầu sinh viên làm cùng điều đó. Họ làm điều đó mà không do dự. Với cái cười toe toét, Billroth nói, "Các em đã đỗ bài kiểm tra thứ nhất, nhưng trượt bài kiểm tra thứ hai, vì không em nào chú ý rằng tôi đã nhúng ngón thứ nhất vào, nhưng liếm ngón thứ hai."
Vâng, người ta phải rất rất chăm chú với thầy để nhìn mọi cử chỉ, vì trong những cử chỉ đó là thông điệp thực. Cách thầy bước đi, cách thầy ngồi, cách thầy nhìn bạn, cách thầy hiện hữu. Điều thầy nói là phụ. Điều thầy hiện hữu, mới là chính, rất nền tảng. Cho nên những người bị lạc trong luận cứ của họ và trong lời của họ và trong lí thuyết của họ, trong mong đợi của họ, liên tục bỏ lỡ.
Nhiều tạm bợ và ảo tưởng
hơn số được viết trên nước,
là việc tìm kiếm của chúng ta từ phật
về hạnh phúc hơn trong thế giới bên kia.
Đã thế, trên tâm
không có mây treo,
và không có núi ở đó
để trăng ẩn đằng sau.
Trong cách chúng ta đi qua thế giới này
của sinh và tử,
chúng ta không có bạn đồng hành;
chúng ta chết đơn độc,
chúng ta được sinh ra một mình.
Trận lụt bao la
lan đi mãi
nhưng bản thân ông nhường,
và nó để ông nổi trên nó.
Người thấy không,
nói không,
nghe không,
đơn giản vượt qua
Phật.
Vượt qua Phật! Tôi quả quyết điều đó ở đây, tôi ngụ ý điều đó! Vượt qua Phật - vì đó là Phật tính thực khi bạn đã vượt qua ngay cả Phật.

Cội nguồn vĩnh hằng đó là sẵn có cho bạn. Bạn may mắn đấy. Đừng bỏ lỡ nó.

0 Đánh giá

Ads Belove Post