Chương 7. Phá thủng đáy

Chương 7. Phá thủng đáy

Price:

Read more

Coi nó là dễ (Tập 2) - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 7. Phá thủng đáy

Trên biển của chết và sống,
thuyền của người lặn được chất hàng
bằng "có" và "không có".
Nhưng nếu đáy thuyền bị phá thủng,
"có" và "không có" biến mất.
Tâm trí không thể trở thành phật;
thân thể không thể trở thành phật;
chỉ cái không thể trở thành phật
mới có thể trở thành phật.
Như sét
biến mất như giọt sương,
cái tan biến như ma -
vậy nghĩ về bản thân ông.
Tâm trí đi tìm phật
ở mọi chỗ khác
là ngu xuẩn
trong chính trung tâm của ngu xuẩn.
Sương trên lá sen
không được nhuộm bởi mầu của nó,
chỉ dường như nó vậy,
là dạng thực của phật.
Một bà già tới văn phòng của bác sĩ, than, "Bác sĩ ơi, dạ dày tôi bị đau!"
Bác sĩ nói, "Nhưng thưa bà, tôi là tiến sĩ triết."
Trong thoáng chốc bà ấy quên mất chỗ đau, và thế rồi dường như phân vân. "Triết à? Đó là loại bệnh gì vậy?"
Vâng, triết học là bệnh, và không phải là bệnh thường nữa. Nó không phải là bệnh cảm lạnh thông thường, nó là ung thư - ung thư của linh hồn. Một khi một người bị mất hút trong rừng rậm của triết lí người đó trở nên ngày một bị dính líu nhiều hơn với từ ngữ, khái niệm, trừu tượng hoá. Và không có kết thúc cho nó, người ta có thể liên tục sống mãi cùng nhau.
Triết lí toàn là trò chơi tâm trí; tâm trí tồn tại qua nó. Và chân lí có thể được biết chỉ khi bạn ở trong trạng thái của vô trí. Cho nên triết gia không bao giờ đi tới biết chân lí. Chừng nào triết lí còn chưa bị bỏ đi hoàn toàn, trong tính toàn bộ, người ta không thể biết chân lí là gì hay Thượng đế là gì.
Triết lí nghĩ về Thượng đế và do đó liên tục bỏ lỡ Thượng đế. Nó liên tục thêu và dệt các lí thuyết vòng vo; nó không bao giờ chạm tới mục tiêu. Nó đi trong vòng tròn - nó tạo ra một ý tưởng về Thượng đế, và thế rồi ý tưởng đó tạo ra các ý tưởng khác... và các ý tưởng thì không tin vào kiểm soát sinh đẻ; chúng liên tục tái tạo bản thân chúng.
Tâm trí làm ra triết lí, tạo ra triết lí, sống qua nó. Không có triết lí tâm trí không thể tồn tại được cho dù một khoảnh khắc. Tâm trí phải là người Hindu hay người Mô ha mét giáo hay người Ki tô giáo hay người cộng sản. Tâm trí không thể còn lại cho dù một khoảnh khắc trong sự tồn tại nếu nó không là người Hindu, không là người Mô ha mét giáo, không là người Jaina, không là người Ki tô giáo. Nếu tâm trí không có triết lí để phụ thuộc vào, nó chết do đói. Nếu không có nạng chống để đỡ nó, nếu việc nuôi dưỡng liên tục không được trao cho nó để cho nó có thể nghĩ ngày một nhiều hơn, quá trình này dừng lại. Triết lí giữ nó diễn ra.
Phật giáo không phải là triết lí - ít nhất không là vậy trong sự hiện diện của Phật hay trong sự hiện diện của Nhất Hưu. Những người đã nhận ra đều đã nhận ra một điều tuyệt đối, rằng chân lí xảy ra trong trạng thái phi triết lí. Chân lí xảy ra trong trạng thái của việc không biết, chân lí xảy ra trong hồn nhiên. Chân lí xảy ra khi không có mây ý nghĩ di chuyển trong tâm thức bạn, khi bầu trời là tuyệt đối trong trẻo, khi không có trừu tượng hoá, khi bạn không có ý tưởng Thượng đế là gì hay Thượng đế không là gì - khi bạn không tin vào Thượng đế và bạn không tin vào không Thượng đế, khi bạn đơn giản trong trạng thái không biết. Bạn không tuyên bố tri thức nào: tâm thức không tuyên bố đó bắt đầu mở ra. Mọi tri thức đều nặng gánh và làm đóng bạn.
Và Thiền là một trong những thuốc để đi ra khỏi cái bệnh có tên là triết lí. Không trường phái nào khác đã từng có khả năng phát minh ra thuốc mạnh thế để đi ra khỏi thế giới của triết lí như Thiền đã làm.
Phật đã không dạy cái gì để tin vào. Ông ấy không phải là thầy giáo theo nghĩa đó, vì ông ấy đã không dạy. Ông ấy, ngược lại, là phản thầy giáo - ông ấy lấy đi mọi giáo lí mà mọi người đã mang. Dần dần, dần dần, ông ấy giúp cho các đệ tử trở nên hoàn toàn khoả thân, trần trụi.
Triết lí là trang phục đẹp mà tâm trí níu bám lấy. Một khi triết lí bị bỏ đi, tâm trí là xấu. Không người nào thích nó, nó gây buồn nôn. Thế thì việc bỏ tâm trí trở thành rất dễ dàng - thực ra níu bám lấy nó trở thành không thể được. Người ta phải bỏ nó; việc bỏ đó tới một cách không tránh khỏi và cần thiết, theo cách riêng của nó.
Triết lí đích xác là gì? Nó là việc giả vờ biết, mà lại chẳng biết bất kì cái gì chút nào. Nó là suy nghĩ. Suy nghĩ bao giờ cũng ngụ ý người này là dốt nát nhưng đang cố trang điểm cái gì đó. Bất kì khi nào bạn nghĩ, điều đó đơn giản chỉ ra bạn không biết. Hoặc bạn biết hoặc bạn không biết. Làm sao bạn có thể nghĩ được? Bạn có thể nghĩ cái gì?
Nếu tôi nói, "Thượng đế có tồn tại hay không?" và bạn nói với tôi, "Tôi sẽ nghĩ về điều đó" bạn đang định nghĩ về cái gì? Hoặc bạn biết hoặc bạn không biết - chỉ đơn giản như điều đó. Bạn định nghĩ về cái gì? Và bất kì cái gì bạn nghĩ cũng đều sẽ là bịa đặt của bạn, sẽ là dối trá. Việc nghĩ bao gồm dối trá.
Nhưng người ta có thể chứng minh cho bản thân mình rằng những dối trá đó là chân lí; người ta có thể biện minh cho chúng. Thực ra chân lí không cần biện minh. Chân lí là hiển nhiên; chỉ dối trá mới cần biện minh - chúng không hiển nhiên, chúng cần nhân chứng. Chân lí đơn giản là chân lí; nó có đó không cần tranh cãi.
Đó là lí do tại sao các tuyên bố vĩ đại về chân lí là tuyệt đối không có biện minh nào. Trong kinh Cựu Ước không có biện minh về Thượng đế. Nó đơn giản nói: Thượng đế hiện hữu. Không biện minh nào được cho, không chứng minh nào được nghĩ ra. Upanishads đơn giản tuyên bố; chúng là các tuyên bố, công bố cho toàn thế giới, nhưng không có biện minh đằng sau chúng. Chúng không phải là qui tắc tam đoạn luận, chỉ là những khẳng định thơ ca. Ai đó đã biết, và người đó tuyên bố. Nếu bạn hỏi người đó, "Bằng chứng là gì?" người đó nói, "Ông cũng có thể biết."
Khi Vivekananda tới Ramakrishna, ông ta hỏi câu hỏi này: "Ông có thể chứng minh cho tôi rằng Thượng đế tồn tại không?" Và Ramakrishna nói, "Ta không thể chứng minh được rằng Thượng đế tồn tại, nhưng ta có thể làm cho ông biết. Ông có sẵn sàng không? Ngay chính khoảnh khắc này!"
Vivekananda bị rung chuyển tới tận gốc rễ của ông mình. Người đang đứng đó và hỏi, "Ông có sẵn sàng không? Ngay chính khoảnh khắc này ta có thể chỉ Thượng đế cho ông! Nhưng không có chứng minh." Vivekananda đã không mong đợi điều này. Ông ta đã gặp nhiều triết gia trước đó; ông ta đã mong đợi cái gì đó giống việc đó Ramakrishna chắc sẽ cho vài chứng minh, chắc sẽ biện minh ủng hộ Thượng đế, chắc sẽ phá huỷ chứng minh nói rằng Thượng đế không tồn tại. Ông ta chưa bao giờ bắt gặp một người của tri thức thực; đây là lần đầu tiên.
Họng ông ta khô lại, ông ta không thể thốt ra được một lời, ông ta đơn giản câm. Trong một khoảnh khắc mọi thứ dừng lại. Và Ramakrishna chạm ngực ông ta bằng chân và ông ta rơi vào trong cực lạc sâu. Khi ông ta quay lại ông ta run rẩy. Điều ông ta đã thấy là không thể nào tin được - ông ta đã rơi ra khỏi tâm trí một khoảnh khắc. Cái chạm đó của chân Ramakrishna: trong một khoảnh khắc ông ta đã rơi ra khỏi tâm trí.
Cũng cùng điều đó đã xảy ra đêm qua. Sarjano có đó - và Vivekananda phải đã ở trong đích xác cùng tình huống như Sarjano đã ở đêm hôm qua - và tôi đã bảo anh ta cầm chân tôi trong tay anh ta trong một khoảnh khắc, và nó đã xảy ra. Trong một khoảnh khắc anh ta đã trượt ra khỏi tâm trí.
Tác động của vô trí, nếu bạn sẵn sàng, có thể đưa bạn vào trong trạng thái của vô trí. Và có việc biết. Việc biết là không qua tâm trí, nó bao giờ cũng qua vô trí; nó không qua người biết, nó chỉ có khi người biết không có.
Và triết lí liên tục chấp nhận người biết và liên tục cố gắng làm ra những đồ chơi nào đó - lí thuyết, học thuyết để tin vào - để cho người ta có thể tự lừa dối mình. Và người ta có thể tiếp diễn mãi, mãi mãi và mãi mãi. Tôi đã nghe:
Một người ngu dốt xoay xở để làm cho bản thân anh ta được mời tới bữa tiệc với sự tham dự của các nhà khoa học nổi tiếng thế giới. Trong số họ có Albert Einstein. Vị khách thất học này lập tức gây ra phiền toái cho mình bằng việc bám sát gót chân của nhà vật lí nổi tiếng và dạm hỏi nhà vật lí nghĩ điều gì là quan sát rất sâu sắc.
"Thưa tiến sĩ Einstein, xin ngài nói cho tôi" kẻ quấy rầy hỏi, "theo ý kiến của ngài, khác biệt gì giữa thời gian và vĩnh hằng?"
"Thưa ngài," Einstein trả lời, "nếu tôi để thời gian để giải thích khác biệt này, nó chắc là vĩnh hằng!"
Thực ra Einstein rất hoà nhã, dịu dàng, hào phóng. Ngay cả trong vĩnh hằng, khác biệt cũng không thể được giải thích. Ngay cả qua vĩnh hằng, nếu bạn liên tục thảo luận "Thời gian là gì?" và "Vĩnh hằng là gì?" bạn sẽ không đi tới bất kì kết luận gì dù là bất kì cái gì.
Năm nghìn năm của triết lí, và không một kết luận nào trong tay. Vâng, không một kết luận nào. Không có hai triết gia nào đồng ý; họ chỉ đồng ý để bất đồng. Họ thường xuyên tranh cãi chống lại nhau. Không có khả năng nào của đồng ý, vì hai dối trá không thể đồng ý được. Còn hai chân lí đồng ý sâu sắc tới mức chúng trở thành một chân lí - thế thì chúng không là hai, việc đồng ý là toàn bộ thế. Đó là lí do tại sao người ta nói rằng chỉ có một chân lí. Không thể có nhiều được, vì việc đồng ý là vô hạn và toàn bộ và toàn thể tới mức bất kì khi nào có hai chân lí chúng lập tức nhày vào thành một và trở thành một ngọn lửa.
Mọi chư phật đều đồng ý. Nhưng về cái gì? - cái không thể được nói ra. Nếu bạn nói nó, nó trở thành một phần của triết lí. Nó vẫn còn không được nói, nhưng nó có thể được kinh nghiệm.
Vì triết lí là giả vờ, nó tin vào những lời lớn lao. Nó tin vào việc buôn lời - nó tạo ra, bịa ra, những lời lớn lao mà mọi người có thể bị ấn tượng.
Người phê bình thẩm mĩ 1: "Tôi nghĩ nghệ thuật trừu tượng hình học của thiết kế trừu tượng chứng minh cho cách tiếp cận huyền bí, siêu hình và phi nhân tới quan niệm khách quan về trừu tượng."
Người phê bình thẩm mĩ 2: "Vâng, ông có quan điểm ở đó! Thực ra, điều đó hiển nhiên ngay cả từ thoáng nhìn bất chợt rằng bức tranh này đã được tạo ra bởi hoạt động hoang tưởng nghiêm trọng, được xảy ra bởi các cảm giác động tự phát, đôi khi được thực hiện bởi người đúc chuông có xu hướng mộng du, người tạo ra bức tranh về các đối tượng cong và không cong siêu việt diễn đạt cảm giác chủ quan theo xu hướng lập thể."
Người phê bình thẩm mĩ 3: "Tôi hoàn toàn đồng ý với cả hai ông - nó là bức tranh nhảm nhí!"
Triết lí liên tục tạo ra những lời khoa trương thế; nó không bao giờ đơn giản, nó không thể thế được. Nó không thể đảm đương được việc là đơn giản vì nếu nó đơn giản bạn sẽ thấy rằng nó là dối trá. Nó phải rất rất vòng vo, gián tiếp, đi ngoằn ngoèo - không bao giờ đi thẳng, không bao giờ đi tới đúng điểm. Toàn thể nỗ lực của nó không phải là đi tới đúng điểm: chỉ liên tục đi theo mọi hướng, nhưng không bao giờ về tới nhà. Và tạo ra những lời lẽ khoa trương tới mức bạn có thể gây ấn tượng cho những kẻ ngốc - chỉ kẻ ngốc mới bị ấn tượng bởi những lời lẽ khoa trương đó.
Chân lí là đơn giản. Rất đơn giản - đơn giản tới mức đứa trẻ cũng có thể hiểu được nó. Thực ra, đơn giản tới mức chỉ trẻ con mới có thể hiểu được nó. Chừng nào bạn chưa lại trở thành đứa trẻ lần nữa, bạn sẽ không có khả năng hiểu được nó. Nó là kinh nghiệm, không phải đồn đoán.
Nhưng một khi bạn bị nghiện với những từ lớn lao rất khó đem bạn xuống đất. Những từ lớn lao đó cho bản ngã của bạn sự mãn nguyện. Một khi tâm trí của người ta bắt đầu tận hưởng những từ lớn lao và các ý tưởng lớn lao và các lí thuyết phức tạp, rất khó cho người đó hạ xuống đất. Người đó bay trên trời, người đó vẫn còn trên tháp cao của tâm trí mình; người đó không bao giờ đi tới sự kiện, tới chân lí. Vì chân lí là đơn giản - và cái gì sẽ xảy ra cho triết lí của người đó?
Samantha được sáu tuổi thích nói phóng đại lên với hầu hết mọi thứ cô bé thấy hay làm. Một hôm đang nhìn ra ngoài cửa sổ, cô bé gọi mẹ mình, "Mẹ ơi, mẹ ơi! Lại đây nhanh lên! Có con sư tử đang bước đi trên phố bên ngoài nhà chúng ta!"
Mẹ của Samantha nhìn ra ngoài cửa sổ nhưng chỉ có thể thấy một con mèo màu hoe nhỏ. "Samantha! Con lại đang nói dối!" cô ta mắng mỏ. "Lên tầng vào phòng con ngay lập tức và cầu nguyện Thượng đế tha thứ cho việc là cô bé hư, và cầu xin ngài làm con dừng việc nói nhiều thứ dối trá thế."
Samantha chạy vào phòng mình thổn thức. Một lúc sau nó bước xuống mẹ nó và nói, "Con đã cầu nguyện Thượng đế như mẹ nói, mẹ ạ. Và ngài nói rằng ngài nữa cũng nghĩ còn mèo hoe có vẻ giống sư tử hơn."
Một khi bạn đã bắt đầu tận hưởng việc phóng đại, những lời đao to búa lớn, các lí thuyết khoa trương, điều đó sẽ là khó cho bạn. Bạn sẽ cố thu thập mọi loại chứng minh để thuyết phục bản thân bạn và những người khác rằng bạn đang trên đường đúng. Một khi ảo tưởng là bạn biết xảy ra cho bạn - và đó là ảo tưởng triết lí đem lại, rằng bạn biết - thế thì rất khó bỏ ảo tưởng đó, vì thế thì bạn trở thành người dốt lần nữa.
Đó là một trong những điều khó khăn nhất cho bạn trong việc hiện hữu cùng tôi. Khi bạn tới bạn tới với tri thức. Và toàn thể nỗ lực ở đây là để giúp bạn bỏ tri thức đó. Bạn tới đây để thu nhận thêm chút ít tri thức, không để bỏ cái bạn có. Bạn tới để tích luỹ thêm chút nữa; bạn tới để thu thập thêm vài luận cứ nữa cho điều bạn đã tin tưởng. Và tôi đang bảo bạn bỏ mọi cái bạn biết - vì bạn không thực sự biết; nó là ảo giác giả. Bạn đã tạo ra ý tưởng rằng bạn biết. Vâng, bỏ điều đó đi gây đau, vì thế thì bạn lại trở thành người dốt nát. Và bạn đã mất cả đời để thu được chút ít tri thức đó từ đây đó - từ nhà trường, cao đẳng, đại học và các tu sĩ và sách vở - bạn đã từng học và bạn đã từng tìm và với nỗ lực lớn lao và bạn đã tích luỹ được chút ít tri thức. Và bạn cảm thấy rằng bạn có thể không biết chân lí tuyệt đối nhưng bạn biết đủ để đi tới chân lí.
Khi bạn đi tới tôi bạn bị choáng - vì tôi đang bảo bạn lặp đi lặp lại rằng mọi điều bạn biết chỉ là chuyện nhảm nhí: đơn giản vứt nó đi! Thượng đế của bạn chỉ là hư cấu, lời cầu nguyện của bạn chỉ là sợ của bạn, yêu của bạn chỉ là việc giả vờ của bạn. Bạn là rởm, thất bại và mọi thứ; bạn chỉ là lừa dối.
Bỏ mọi thứ này đi! Và lại trở thành người dốt nát, vì từ dốt nát đó bạn có thể trưởng thành. Kĩ thuật của thiền Phật giáo không là gì ngoài kĩ thuật để giúp bạn thoát ra khỏi cuộc hành trình tri thức. Toàn thể cuộc hành trình này chỉ là rác rưởi.
Và nhớ lấy, tri thức và việc biết là không đồng nghĩa. Việc biết mang tính tồn tại, tri thức chỉ mang tính trí tuệ. Việc biết là từ thông minh, tri thức chỉ từ kí ức - nó không cần thông minh. Thực ra, để né tránh thông minh mọi người trở nên nghiện tri thức - trở thành thông thái là thứ rẻ mạt. Và thế rồi họ bị háo hức về những thứ vô dụng.
Một thời gian nào đó, nhiều năm trước đây, Art Buchwald đã kể câu chuyện trên tờ New York Herald Tribune về một đạo diễn phim Hollywood người có sở thích chơi và thu thập các sách hiếm. Ông ta thích cái thú tiêu khiển của mình nhiều tới mức ông ta đã nói về nó thường xuyên, làm cho bạn bè phát ngán, những người mệt mỏi vì nghe điều đó. Một hôm, họ quyết định trêu ông ta. Họ thuê một diễn viên phụ và đem anh ta tới ăn trưa. Khi mà, điều không tránh khỏi, chủ đề này được đưa tới, anh diễn viên nói anh ta có một cuốn Kinh Thánh Đức cổ để trong nhà đã nhiều năm, nhưng nó bốc mùi khó chịu tới mức anh ta chung cuộc đem nó cho bà cô ở Santa Barbara.
"Ai in nó vậy?" người chơi sách hiếm hỏi.
"Tôi không biết...'Guten' cái gì đó," diễn viên phụ nói.
Ông đạo diễn bỏ dĩa của mình xuống.
"Không phải là Gutenburg à?" Diễn viên này nói anh ta tin rằng đó là cái tên.
Ông đạo diễn nhảy lên từ bàn. "Ta đi thôi!" ông ta la lên.
"Chúng ta sẽ thuê một chiếc máy bay!"
"Đi đâu?" chàng diễn viên hỏi.
"Đi lấy cuốn Kinh Thánh đó, anh bạn! Anh không nhận ra là anh có một trong những cuốn sách đầu tiên đã từng được in sao? Nó đáng giá ba trăm nghìn đô la đấy!"
Chàng diễn viên đứng dậy rất háo hức. Thế rồi đột nhiên anh ta lại ngồi xuống. "Nó không thể đáng giá cái gì cả," anh ta nói.
"Sao không?" ông đạo diễn quá kích động hỏi.
"Vì," chàng diễn viên đáp, "ai đó có tên Martin Luther đã viết nguệch ngoạc lên khắp nó rồi."
Bây giờ ông đạo diễn phải đã phát điên, phải đã rơi vào trong bất tỉnh! Mọi người bị kích động về điều tầm thường, và họ nghĩ họ đang làm công việc lớn lao. Mọi sở thích riêng của bạn, mọi tìm kiếm của bạn, mọi cái gọi là công việc tâm linh của bạn, có thể được thu lại một thứ đơn giản: trang điểm cho bản ngã. Và bản ngã là rào chắn duy nhất đang ngăn cản bạn khỏi việc biết cái đang đó.
Những lời kinh này của Nhất Hưu là rất thực chứng. Đó là khí hậu của Phật. Phật là người rất thực chứng - đó là lí do tại sao ông ấy phi logic. Ông ấy là người thực chứng, ông ấy muốn các sự kiện và chân lí. Và ông ấy muốn đi thẳng - ông ấy không muốn đi đây đó và lòng vòng. Ông ấy muốn nhắm trực tiếp, không muốn vòng tránh nó. Lời kinh thứ nhất:
Trên biển của chết và sống,
thuyền của người lặn được chất hàng
bằng "có" và "không có".
Nhưng nếu đáy thuyền bị phá thủng,
"có" và "không có" biến mất.
Đó là cách để cho triết lí rơi rụng đi. Triết lí là gì? Đó là cuộc chiến thường xuyên giữa hai phe - phe tin vào "có" và phe tin vào "không có". Người này nói "Có Thượng đế," người khác nói "Không có Thượng đế." Người này nói cái này, và người khác nói đích xác điều đối lập. Người này đề nghị chính đề và người khác lập tức đề nghị phản đề. Trò chơi này giữa người hữu thần và người vô thần được gọi là triết lí.
Toàn thể trò chơi này có thể được thu lại thành một công thức đơn giản: "Có/Không có." Người hữu thần nói "Có", người vô thần nói "Không có." Người này nói linh hồn tồn tại, người khác nói không có linh hồn. Người này nói cuộc sống có mục đích, người khác nói không có mục đích. Người này nói "Linh hồn là bất tử," người khác nói "Vô nghĩa." Và điều này đã từng liên tục kéo qua nhiều thời đại, qua các thời đại. Và không có kết luận nào.
Phật nói: Toàn thể trò chơi này là vô tích sự. Bởi lí do căn bản nào đó, trò chơi này là vô tích sự. Cuộc sống trong chính cấu trúc của nó là có tính biện chứng, nó tuỳ thuộc vào các đối lập cực - chính đề, phản đề. Mọi thứ tự động biến thành cái đối lập của nó: sinh biến thành chết, ngày biến thành đêm, yêu biến thành ghét, hi vọng biến thành thất vọng. Và ngược lại: thất vọng lại biến thành hi vọng, và đêm lại biến thành ngày, và ghét lại biến thành yêu, và chết lại biến thành sinh. Toàn thể bánh xe bao gồm các đối lập cực.
Phật nói: Chọn giữa những cực này sẽ là sai. Thấy cái toàn thể của nó đi; đừng nói "Có" hay "Không có". Đừng trở thành một phần của một phe, đừng trở thành một phần của một trường phái hay học thuyết - vì mọi học thuyết đều là bộ phận và từng học thuyết đều đang cố chứng minh rằng đây là cái toàn thể. Đây là cái bẫy của triết lí.
Một cách tự nhiên, khi bạn nói "Thượng đế là ánh sáng," làm sao bạn có thể tin được ai đó nói "Thượng đế là bóng tối"? Hiển nhiên người đó phủ nhận bạn; bạn sẵn sàng choảng nhau.
Nhưng Phật nói: Cứ nhìn - sáng biến thành tối mọi ngày, tối biến thành sáng mọi ngày. Vậy nên các bạn không thực sự mâu thuẫn với nhau, các bạn là bù nhau.
Các đối lập cực không phải là đối lập thực sự mà là phần bù. Cho nên không có cách nào để chọn - và nếu bạn chọn bạn sẽ trong khó khăn...
Bạn chọn yêu và thế rồi yêu đổi thành ghét và giận. Và thế thì bạn ở trong khó khăn, vì bạn đã tưởng yêu sẽ vẫn còn yêu mãi mãi. Bạn không thể níu bám lấy yêu mãi mãi được; trong chính chọn lựa của mình bạn đã chọn ghét nữa. Yêu/ghét là một quan hệ. Thực ra chúng ta không nên để 'yêu' và 'ghét' như hai từ, chúng ta nên làm thành một từ: 'yêu ghét'. Chúng ta không nên để 'ngày' và 'đêm' là hai từ, chúng ta nên làm thành một từ: 'ngày đêm'. 'Sinh chết'. Điều đó sẽ đúng hơn, gần với thực tại hơn - phân chia của chúng ta là giả.
Khi bạn trong yêu bạn nghĩ, "Bây giờ mình sẽ yêu mãi mãi và mãi mãi" - và bạn đã quên cách cuộc sống vận hành. Đến tối yêu mất đi rồi và giận nảy sinh - nhất định nảy sinh; bạn không thể làm khác được. Trong chọn yêu bạn đã chọn cả ghét nữa; đó là mặt kia của cùng đồng tiền. Nhưng bây giờ bạn đang trong khổ, bạn nghĩ bạn đang phản bội. Bạn nghĩ, "Làm sao nó lại xảy ra? Tại sao nó đang xảy ra? Tại sao với mình? Tại sao mình không thể yêu mãi mãi được? Tại sao người yêu của mình không yêu mình mãi mãi? Buổi sáng anh ấy đã quan tâm nhiều thế tới mình, còn bây giờ anh ấy muốn một mình, được bỏ lại một mình. Cái gì đã xảy ra? Mình đã đi sai ở đâu?"
Không ai đã đi sai, không cái gì đã xảy ra, mọi thứ đều đang xảy ra như nó phải vậy. Và chẳng mấy chốc cơn giận này sẽ đi qua và các bạn sẽ ôm ghì lẫn nhau lần nữa và yêu sẽ có đó - và bạn sẽ lại quên đi.
Để hiểu cuộc sống, đây là một trong những điều rất nền tảng cần thấy, rằng từng thứ đều ngụ ý cái đối lập của nó và từng thứ đều tự động biến thành cái đối lập của nó. Nếu bạn không muốn có bất kì kẻ thù nào thế thì đừng làm bạn - làm người bạn và bạn đã bắt đầu làm ra kẻ thù. Chỉ bạn mới có thể trở thành thù. Nếu bạn muốn không bao giờ bất hạnh thế thì đừng tìm kiếm hạnh phúc - nếu bạn tìm hạnh phúc bạn đang tìm bất hạnh nữa. Bất hạnh tới cùng, nó là một phần của trò chơi hạnh phúc, hạnh phúc không thể tồn tại mà không có nó. Sống tồn tại trong chết.
Đây là một trong những sáng suốt vĩ đại nhất của Phật. Cho nên ông ấy nói: Chẳng có ích gì mà chọn lựa. Ai đó nói có Thượng đế, và ai đó nói không có Thượng đế - họ đơn giản chọn một mặt của thực tại. Thượng đế là tính toàn bộ: "Có" cộng với "Không có". Cho nên nếu bạn hỏi Phật, "Ông nói gì về Thượng đế?" ông ấy sẽ nói, "Ta có thể nói được gì? Nếu ta nói 'Có' ta sai. Nếu ta nói 'Không có' ta sai. Nếu ta nói ngài là cả hai, ta làm ông phân vân - thế thì ông nói ta làm cho ông lẫn lộn. Cho nên tốt hơn cả là ta giữ yên tĩnh. Ta sẽ không nói một lời; ta sẽ im lặng và ta cũng sẽ dạy ông im lặng. Khi ông muốn biết Thượng đế là gì, trở thành im lặng đi. Đừng chọn cách này cách nọ."
Triết lí là chọn lựa. Khi bạn nói "Tôi là người Hindu" bạn đã chọn - trong điều đó, bạn đang nói "Tôi không là người Mô ha mét giáo." Và Thượng đế là người Hindu, là người Mô ha mét giáo, là người Ki tô giáo, là người Jaina, là người cộng sản, là tất cả, và là không ai cả.
Tại sao mọi thứ biến thành cái đối lập của nó? Không ai muốn nó là vậy; dầu vậy nó vẫn biến thành. Đó là cách thức của sự tồn tại, Đạo, Pháp; đó là cách mọi sự vận động. Cũng như lửa cháy, đó là bản tính của lửa, cho nên đây là bản tính của sự tồn tại, rằng nó tự động biến thành cái đối lập của nó. Tại sao nó biến thành cái đối lập của nó? Vì cái đối lập chỉ là đối lập được thấy trên bề mặt. Được thấy từ cốt lõi sâu của thực tại nó không đối lập mà là phần bù.
Cứ nghĩ tới một thế giới mà không tồn tại ghét mà xem - bạn có nghĩ rằng sẽ có yêu không? Đó là điều triết lí sẽ nói. Có các triết gia về yêu, triết gia về hoà bình, người nói nếu không có chiến tranh trên thế giới thì sẽ có hoà bình. Và điều đó có vẻ logic, toán học, hấp dẫn - tới mức nếu không có chiến tranh sẽ chắc chắn có hoà bình; khi chiến tranh biến mất sẽ có mọi hoà bình và hoà bình và hoà bình. Điều đó không đúng.
Lắng nghe Phật. Phật nói: Chiến tranh và hoà bình là cùng nhau. Nếu chiến tranh biến mất, hoà bình sẽ tự động biến mất - sẽ không có cả chiến tranh lẫn hoà bình. Làm sao bạn sẽ biết rằng đây là hoà bình? Bạn sẽ quên tất cả về hoà bình.
Nghĩ mà xem, nếu chết biến mất khỏi thế giới liệu bạn có khả năng biết rằng bạn đang sống không? Không thể được. Làm sao bạn sẽ biết rằng bạn đang sống? Chết được cần để xác định sống. Chiến tranh được cần để xác định hoà bình, thù địch được cần để xác định bằng hữu, và ghét được cần để xác định yêu. Cho nên chúng là không tách rời. Chúng xác định lẫn nhau, chúng phụ thuộc lẫn nhau - nếu cái này biến mất, cái kia nhất định biến mất.
Triết lí chọn lựa. Có các triết lí hoà bình, những người nghĩ đáng phải không có chiến tranh, chỉ có hoà bình - rằng thế thì sẽ chỉ có hoà bình. Đó là điều Bertrand Russell đã nói. Điều đó là không thể được. Krishna gần chân lí hơn nhiều khi ông ấy nói rằng đôi khi có hoà bình và đôi khi có chiến tranh. Cả hai cùng tồn tại với nhau.
Tâm trí chúng ta chọn lựa một cách logic; logic không bao giờ cho phép cái đối lập. Sự tồn tại tuỳ thuộc vào cái đối lập. Do đó, logic và sự tồn tại không bao giờ gặp gỡ. Và triết lí là nỗ lực logic. Bạn càng nhiều logic, càng ít có khả năng biết chân lí là gì.
Phật nói: Đây là thế lưỡng nan, tình thế khó khăn của tâm trí con người - hiện hữu hay không hiện hữu. Nhưng cả hai là cùng nhau; bạn không thể quyết định được. Nếu bạn quyết định hiện hữu, bạn cũng đã quyết định không hiện hữu, và ngược lại. Vô chọn lựa dường như là chọn lựa đúng; chọn, và bạn bao giờ cũng chọn cái gì đó sai. Duy nhất vô chọn lựa là đúng. Đừng chọn lựa, để mọi thứ như chúng vậy. Khi đó là chiến tranh, để nó là vậy. Khi đó là hoà bình, để nó là vậy. Khi đó là yêu, để nó là vậy; khi đó là không yêu, để nó là vậy. Bạn vẫn còn tách xa, quan sát, nhân chứng.
Cứ thấy việc hiểu đó: bạn chỉ là nhân chứng, và mọi thứ biến thành cái đối lập của chúng theo cách riêng của chúng. Đỉnh được tiếp nối bởi thung lũng, cao được tiếp nối bởi thấp, vân vân và vân vân. Không cái gì bạn có thể làm được. Nếu bạn không chọn, người làm biến mất, bắt đầu bay hơi. Thế thì bạn chỉ có thể là ý thức về bất kì cái gì đang là hoàn cảnh. Đây là "phá thủng đáy".
Trên biển của chết và sống,
thuyền của người lặn được chất hàng
bằng "có" và "không có".
Nhưng nếu đáy thuyền bị phá thủng,
"có" và "không có" biến mất.
Vô chọn lựa là cách để thoát ra khỏi mọi níu bám này. Vô chọn lựa là lối ra khỏi thế giới này. Tâm trí bao giờ cũng chọn. Tôi đã nghe:
Mulla Nasruddin đang bước đi cùng con trai dọc theo con đường quê sau con lừa của họ, đang hài lòng gặm cỏ dọc đường. Một người, thấy Mulla và con trai đang bước đi và mồ hôi toát ra như tắm, nhận xét, "Trông họ ngu làm sao, đi bộ thay vì cưỡi lừa."
Nghe thấy nhận xét này, Mulla và con trai anh ta trèo lên lừa và cưỡi đi qua sang làng sau thì họ nghe thấy một ông già la lên, "Họ đáng phải xấu hổ, làm cho con lừa đáng thương phải cõng cả hai người cưỡi."
Mulla tụt xuống bước đi trong khi con trai anh ta cưỡi lừa sang làng tiếp. Ở đó, Mulla nghe thấy bình luận này: "Ông già đáng thương. Cậu con trai kia nên thấy xấu hổ, làm cho bố mình phải bước đi bộ."
Thế là Mulla trèo lên lừa, trong khi con anh ta xuống lừa và đi bộ một khoảng cách nào đó.
Chung cuộc, một dân làng khác quan sát, "Nhìn cái lão già cưỡi lừa kia, trong khi con ông ta phải đi bộ. Độc ác làm sao!"
Mulla vò râu, lắc đầu, và tự nhủ mình, "Mình không thể làm hài lòng tất cả mọi người và bất kì lúc nào."
Điều gì đã xảy ra trong câu chuyện này? Nó là một trong những chuyện Sufi nổi tiếng nhất - cái gì đã xảy ra? Mulla đã làm một điều, mọi người đã gợi ý phản đề. Và, thấy ra vấn đề, anh ta chọn phản đề này. Thế rồi ai đó gợi ý phản đề của phản đề này, vân vân và vân vân - anh ta bao giờ cũng chọn và chọn.
Đây là cách mọi người hoạt động; đây là cách thức của tâm trí. Bạn bao giờ cũng chọn. Bạn chọn thứ này, và sớm hay muộn từ đâu đó lời gợi ý sẽ tới: chọn cái khác đi - vì bạn trở nên mệt với cái bạn đã chọn, và cái khác là có ý nghĩa như cái này. Và khi bạn mệt về cái này, một cách tự nhiên bạn bắt đầu nghĩ về cái đối lập.
Bạn đã từng nhịn ăn quá nhiều, thế thì một cách tự nhiên bạn bắt đầu nghĩ tới thức ăn. Khi bạn ăn quá nhiều bạn bắt đầu nghĩ tới nhịn ăn. Khi bạn đã chạy theo tiền quá nhiều, một ngày nào đó bạn quyết định chạy khỏi thế giới, thế giới của tiền và mọi thứ, và đi lên Himalayas. Khi bạn đạt tới Himalayas, đến lúc bạn lên tới đó và ngồi trong hang, bạn thậm chí không lắng đọng ở đó và bạn bắt đầu nghĩ tới thế giới và tiền bạc và mọi thứ. Bạn trở nên sợ, ngồi trong hang đấy, về điều sẽ xảy ra cho bạn - ngày mai làm sao bạn sẽ có được thức ăn vì bây giờ bạn không có chút tiền nào? Và ban đêm bạn trở nên sợ, một mình trong rừng mà không có bảo vệ gì.
Bây giờ bạn thấy ra vấn đề, ở trong nhà hay làm sao: bạn được bảo vệ và có chỗ trú ngụ và an toàn. Bây giờ, khi bạn còn ở trong nhà bạn không bao giờ nghĩ về bảo vệ và an toàn; nó đã được chấp nhận, nó đã được coi là đương nhiên có. Bạn đã nghĩ về những thứ khác - bạn đã nghĩ rằng bạn đã gần như bị nhốt trong nhà tù, bạn đã nghĩ về bầu trời mở và những đỉnh đầy ánh mặt trời và những cánh rừng đẹp, và im lặng, im lặng nguyên thuỷ của Himalayas, và những đỉnh phủ tuyết và cái đẹp vĩnh hằng đó. Bạn đã nghĩ những điều này.
Và khi bạn ngồi giữa cái đẹp vĩnh hằng đó bạn sẽ quên về nó. Bạn cảm nhận chỉ cái bạn không có; cái đã biến mất khỏi cảm nhận của bạn. Cảm nhận chỉ xảy ra khi cái gì đó mới xảy ra. Bạn thấy chỉ cái mới. Tâm trí có xu hướng không thấy cái cũ - phỏng có ích gì, bạn đã thấy nó rồi. Bây giờ lần đầu tiên bạn bắt đầu nghĩ về nhà và cái đẹp của nó. Không có sợ ở đó. Bây giờ ở đây có ngày càng nhiều sợ hơn, bạn không thể ngủ được trong đêm. Mặc dầu im lặng nguyên thuỷ có đó, im lặng này là quá nhiều; nó là nặng nề, bạn không thể chịu được nó. Nó tạo ra sợ trong bạn.
Bất kì khi nào bạn bắt gặp im lặng nguyên thuỷ bạn đều bắt đầu cảm thấy rất sợ, vì bạn đã sống trong thế giới của ngôn ngữ; bạn đã trở nên quen thuộc với nó. Bạn đã không thấy cái bất ổn này sao? Khi bạn gặp một người trên tàu hoả, trong xe bus, một người lạ, bạn bắt đầu cảm thấy bất ổn, người đó bắt đầu cảm thấy bất ổn - chừng nào các bạn còn chưa trở nên được giới thiệu cho nhau, chừng nào bạn còn chưa mang ngôn ngữ vào. Im lặng này gây đau cho cả hai. Bạn bồn chồn, người đó bồn chồn, và chung cuộc ai đó phải phá vỡ tảng băng. Tảng băng đó là im lặng. Ai đó phải hỏi, "Anh định đi đâu?" - ai đó phải đem ngôn ngữ vào. Một khi ngôn ngữ bước vào, trao đổi xảy ra. Thế thì bạn là một phần của thế giới con người. Bạn chưa nghe câu chuyện Thiền nổi tiếng này sao?
Bốn người quyết định đi vào trong im lặng trong một tuần. Vài giờ trôi qua, thế rồi một người nói, "Tôi tự hỏi liệu tôi đã tắt lửa trong nhà chưa hay vẫn còn để nó cháy."
Người khác nói, "Ông ngu vừa vừa chứ, ông đã nói rồi! Và chúng ta đã quyết định không nói."
Người thứ ba nói, "Ông nghĩ ông đang làm gì vậy? Ông cũng đã nói rồi!"
Và người thứ tư nói, "Tôi là người duy nhất đã không nói."
Khó mà im lặng. Ngôn ngữ là máu của chúng ta, xương của chúng ta, tuỷ của chúng ta. Con người sống trong biển ngôn ngữ.
Bạn không thấy điều đó xảy ra liên tục sao? Những người rất rất thạo nói trở thành rất quan trọng. Người có thể dùng ngôn ngữ một cách láu lỉnh trở thành người lãnh đạo, người lãnh đạo lớn của con người - và mọi kĩ năng của người đó có thể chỉ là ngôn ngữ. Người không thật thành thạo ngôn ngữ vẫn còn là người loại ba, vì xã hội này sống qua ngôn ngữ.
Người ta nói về Josef Stalin rằng ông ấy bao giờ cũng thường hỏi người bạn chí thân của mình bất kì khi nào một cái tên mới buột ra trong cuộc nói chuyện - ai đó, tác giả nào đó, nhà thơ nào đó, triết gia nào đó, nhà tư tưởng nào đó - ông ấy bao giờ cũng hỏi cùng câu hỏi: "Ông ta có là thiên tài không?" Và nếu câu trả lời là có, thế thì thiên tài này sẽ biến mất trong vài ngày. Người đó sẽ không được tìm thấy thêm nữa; người đó sẽ bị giết. Tại sao? Tại sao Stalin sợ thiên tài nhiều thế? Vì những người này là nguy hiểm. 'Thiên tài' nghĩa là người rất rất láu lỉnh với ngôn ngữ - người có thể viết hay, người có thể nói hay, người ăn nói lưu loát. Đây là những người nguy hiểm. Họ tạo ra nổi dậy, cách mạng; họ trở thành người lãnh đạo mọi người.
Nếu câu trả lời là không, rằng người đó không là thiên tài, chỉ là tác giả hay nhà thơ hạng hai, thế thì không có vấn đề gì.
Con người sống qua ngôn ngữ. Và bạn sẽ chỉ biết rằng ngôn ngữ của bạn là bản chất thế cho bạn khi bạn đã đi lên Himalayas - không bao giờ trước đó. Ở đây, điều đó được coi là đương nhiên. Ở đây, đôi khi ngồi trong phòng bạn, bạn cảm thấy rất thoải mái khi bạn một mình - im lặng thế. Nhưng điều đó nữa cũng bởi vì có nhiều ồn ào thế khắp xung quanh; trong tương phản nó là đẹp. Nếu bạn đi lên Himalayas, trong vòng vài ngày bạn sẽ trở nên kinh sợ, vì không có tương phản nào nữa.
Điều tốt là im lặng trong vài giờ, vì nó cho bạn thảnh thơi khỏi ngôn ngữ. Nhưng thế rồi lần nữa bạn lại sẵn sàng nói, trao đổi.
Những người sống trong thế giới nghĩ về những cái đẹp của những người đã từ bỏ và đi vào trong tu viện. Và những người sống trong tu viện đơn giản cảm thấy rằng họ đã bỏ lỡ cơ hội này để sống - cuộc sống có đó bên ngoài nơi mọi người đang tận hưởng, hân hoan, say đắm, ăn, yêu; cuộc sống thực có đó. Các sư trở nên buồn và thường xuyên nghĩ về thế giới. Đây là một trong những điều cơ bản để nhìn về tâm trí.
Phật nói: Một khi ông chọn một thứ, sớm hay muộn ông sẽ phải chọn cái đối lập. Bạn sẽ trở nên mệt mỏi về nó, bạn sẽ bắt đầu quên về nó, bạn sẽ không cảm nhận nó thêm chút nào nữa - và bạn sẽ bắt đầu nghĩ về cái đẹp của cái đối lập. Và từng thứ bạn chọn đều chỉ là một phần, nó không bao giờ là cái toàn thể. Nếu nó là cái toàn thể, không có nhu cầu chọn. Chọn lựa là về bộ phận, chỉ có thể là về bộ phận. Bạn không thể chọn cái toàn thể, vì thế thì chẳng có ích gì trong việc chọn.
Nếu bạn nói, "Tôi chọn sống, tôi chọn chết" thế thì điều bạn đang nói là, "Tôi chẳng quan tâm chút nào - dù nó là sống hay chết, nó tất cả là như nhau với tôi. Tôi không chọn."
Vô chọn lựa đem bạn tới cái toàn thể. Chọn lựa bao giờ cũng về bộ phận, cần phải như vậy. Và thế thì người ta đi từ chọn lựa này sang chọn lựa khác, trở thành mảnh gỗ trôi giạt - từ bờ này sang bờ kia, từ bờ kia sang bờ này. Đây là cách bạn đã từng chuyển động, suốt nhiều thời đại, trong nhiều kiếp thế.
Trên biển của chết và sống,
thuyền của người lặn được chất hàng
bằng "có" và "không có".
Nhưng nếu đáy thuyền bị phá thủng,
"có" và "không có" biến mất.
Nhảy đi! đích xác vào giữa, qua chỗ giữa. Đừng chọn. Vẫn còn tỉnh táo và không chọn. Để cuộc sống xảy ra mà không có chọn lựa về phần bạn, dường như bạn chỉ ngồi trong rạp chiếu phim: nó không phụ thuộc vào chọn lựa của bạn. Phim chuyển động, hình ảnh tới và đi, câu chuyện diễn ra; nó không phụ thuộc vào chọn lựa của bạn.
Nhưng ngay cả xem phim bạn vẫn bắt đầu chọn. Bạn bắt đầu nghĩ, "Nếu người này có nhân cách tốt hơn chút ít, nếu người này đạo đức hơn chút ít" - bạn đã bắt đầu chọn rồi. Và bạn biết rằng nó không phụ thuộc vào chọn lựa của bạn. Nó đã có đó, nó sẽ xảy ra như nó sẽ xảy ra, bạn chỉ có thể thảnh thơi và tận hưởng bất kì cái gì đang xảy ra.
Vâng - bằng không chọn lựa, phim sẽ không dừng lại, nó sẽ tiếp tục. Nhưng nó sẽ không còn ảnh hưởng lên bạn. Bạn sẽ vẫn còn không bị sao lãng, không bị rối loạn; bạn sẽ vẫn còn được định tâm.
Đó là cái đẹp của vô chọn lựa. Krishnamurti là đúng khi ông ấy nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại vào vô chọn lựa. Đó cũng là hương vị của Thiền.
Thiền đã tạo ra nhiều phương pháp để phá thủng đáy, để cho bạn có thể nhảy ra khỏi chọn lựa, nhị nguyên, các đối lập. Công án là một trong những phương pháp quan trọng nhất. Thầy cho câu đố nào đó, nó không phải là câu đố thường, để đệ tử suy ngẫm. Cái phi thường của nó là ở chỗ nó không thể được giải. Nó đã được làm ra với mọi chăm nom để cho tâm trí không thể cung cấp bất kì câu trả lời nào cho nó; nó là không thể trả lời được.
Chẳng hạn "tiếng vỗ tay của một bàn tay": đệ tử suy ngẫm về tiếng vỗ tay của một bàn tay. Bây giờ, không thể có âm thanh được, đó là điều không thể được về mặt logic - hai tay sẽ cần phải có. Âm thanh không thể có đó chừng nào hai thứ chưa động chạm vào nhau - chỉ thế thì âm thanh mới có thể được tạo ra. Một bàn tay không thể tạo ra được âm thanh; điều đó là không thể được. Bây giờ, điều đó phải được suy ngẫm tới.
Đệ tử biết điều đó là không thể được, thầy biết điều đó là không thể được. Hết ngày nọ tới ngày kia, đệ tử sẽ suy ngẫm về âm thanh của một bàn tay. Và anh ta biết điều đó là không thể được nhưng thầy nói, "Liên tục suy ngẫm đi. Vì nó là không thể được, nó là quan trọng." Anh ta liên tục suy ngẫm, suy ngẫm; anh ta làm cho bản thân mình gần như phát rồ.
Một cách tự nhiên, nếu bạn nghĩ về nó, bạn sẽ dần dần, dần dần trở nên phát rồ. Tâm trí bạn sẽ nói, "Mình đang làm gì? Không thể có âm thanh được!" Nhưng thầy nói, "Cứ suy ngẫm đi, ông phải tìm ra nó. Có âm thanh," thầy nói, "mà không được tạo ra bởi hai bàn tay. Làm đi và tìm ra nó."
Đôi khi nhiều tháng trôi qua và đôi khi nhiều năm. Nhưng một hôm tâm trí đi tới đỉnh tối thượng của nó. Tâm trí bắt đầu thực sự phát rồ - nó quay cuồng, nó cứ đi và chuyển theo vòng tròn và vòng tròn, và nó không thể tạo ra bất kì câu trả lời nào. Nó đi tới năng lực tối thượng của nó. Từ năng lực đó, có tan vỡ và phá thủng.
Đột nhiên tất cả là im lặng. Câu hỏi này đã biến mất, người hỏi đã biến mất, tâm trí không còn đó, không ý nghĩ nào có đó, tất cả là hoàn toàn im lặng. Đó là tiếng vỗ tay của một bàn tay.
Đây là tỏ ngộ. Đây là "phá thủng đáy." Thế thì không có "Có" và không có "Không có". Thế thì bạn không thể nói "Có Thượng đế" và bạn không thể nói "Không có Thượng đế". Thế thì cái toàn thể hiện hữu, thế thì cái một hiện hữu - không bị phân chia. Cái toàn thể này là Thượng đế, hay niết bàn hay Đạo.
Tâm trí không thể trở thành phật…
Bây giờ, đây là công án:
Tâm trí không thể trở thành phật;
thân thể không thể trở thành phật;
chỉ cái không thể trở thành phật
mới có thể trở thành phật.
Bây giờ toàn thể cái vô nghĩa này của nó! Nhưng Thiền dùng cái vô nghĩa theo cách rất nhạy cảm. Nó có nghĩa trong cái vô nghĩa của nó. Bây giờ, bạn không thể làm ra bất kì cái gì từ phát biểu này:
Tâm trí không thể trở thành phật;
thân thể không thể trở thành phật;
chỉ cái không thể trở thành phật
mới có thể trở thành phật.
Đó là lí do tại sao những người như Arthur Koestler nghĩ rằng Thiền toàn là vô nghĩa. Trên bề mặt, vâng. Tại cốt lõi sâu nhất, điều nhạy cảm nhất đã từng xảy ra trên trái đất này. Đó là nghĩa của vô nghĩa! Đây không phải là những phát biểu triết lí - đó là chỗ Arthur Koestler liên tục bỏ lỡ. Đây không phải là những phát biểu triết lí, đây là những phương cách. Đây là những phương cách để đưa bạn tới điên khùng tới mức từ cái điên khùng cực kì của nó tâm trí đi tới điểm dừng. Bạn có thể liên tục lặp lại kinh này được bao lâu?
Tâm trí không thể trở thành phật;
thân thể không thể trở thành phật;
chỉ cái không thể trở thành phật
mới có thể trở thành phật.
Bao lâu? Điều này phải được suy ngẫm, nó là công án. Thầy sẽ nói, "Tìm ra nghĩa của nó." Bây giờ, không có nghĩa; không ai có thể tìm ra nghĩa! Nhưng bạn cố tìm ra nghĩa - và bạn sẽ không có khả năng tìm ra nó, nhưng chính nỗ lực này sẽ dẫn bạn tới trạng thái nào đó.
Tôi đã nghe, chuyện xảy ra: Một người đàn bà đang bị béo ra. Cô ấy đi tới bác sĩ, bác sĩ cho cô ấy một chai các viên thuốc đỏ đẹp và bảo cô ấy, "Trong vòng một tháng, ít nhất bẩy cân trọng lượng sẽ biến mất. Và trong vòng một năm, dần dần, cô sẽ trở thành bình thường."
Cô ấy rất sung sướng, cô ấy đi về nhà. Cô ấy có hai con gái, một tuổi và bẩy tuổi - chúng thích cái chai này và những viên thuốc đỏ nhiều tới mức chúng nuốt tất cả các viên thuốc này. Bây giờ người đàn bà này rất sợ. Cô ấy gọi điện cho bác sĩ, bac sĩ nói, "Đừng lo nghĩ. Trong vài ngày tụi con gái sẽ phát rồ; chúng sẽ không có khả năng ngủ được chút nào, chúng sẽ vẫn còn thức tỉnh táo. Và chúng sẽ có năng lượng lớn và chúng sẽ vẫn còn bất ổn trong vài ngày; chúng sẽ nhảy nhót và la hét và chạy quanh khắp nhà. Nhưng không cái gì thực sự hại cả - trong vòng bẩy ngày chúng sẽ bình tĩnh lại. Cho nên đừng lo nghĩ."
Nhưng bẩy ngày đó là địa ngục. Lũ con gái không ngủ chút nào; cả đêm chúng la hét và nhảy nhót. Và chúng có nhiều năng lượng thế, người đàn bà này không thể kiểm soát được chúng. Chúng làm cho người đàn bà này phát rồ. Trong bẩy ngày chúng bình thản lại, nhưng người đàn bà này hoàn toàn bị suy sụp. Nhưng một điều xảy ra: cô ấy mất bẩy cân trọng lượng.
Bây giờ, đó là điều khác toàn bộ - không phải là kết luận logic, nó có thể đã không xảy ra qua bản thân thuốc, nhưng đó là điều thực sự xảy ra. Và bác sĩ đã nói, "Trong một tháng cô sẽ mất bẩy cân." Cô ấy mất trong một tuần.
Đây là điều công án là gì. Bạn sẽ không thu được câu trả lời nhưng cái gì đó khác sẽ xảy ra. Đó là nghĩa của cái vô nghĩa. Bạn sẽ nghĩ về nghĩa và không nghĩa nào sẽ tới - vì không có cái nào, cho nên làm sao nó có thể tới được?
Arthur Koestler là đúng rằng nó là phát biểu vô nghĩa. Và vậy mà ông ấy đã bỏ lỡ toàn thể vấn đề. Nó là phát biểu vô nghĩa, nhưng cố làm ra nghĩa từ nó bạn sẽ đưa tâm trí bạn tới phát rồ. Bạn sẽ trở nên bất ổn, rối loạn, khuấy động tới mức bạn sẽ đạt tới cực đỉnh. Bạn sẽ bắt đầu sôi ở một trăm độ - và tại điểm đó việc bay hơi xảy ra. Đó là sản phẩm phụ.
Đột nhiên toàn thể tâm trí mất đi, và mất theo mọi vấn đề của nó và mọi triết lí của nó và mọi câu trả lời và câu hỏi. Tất cả, từ rễ tới ngọn, đã đơn giản biến mất. Bạn đơn giản nhìn quanh và không có tâm trí! Bạn nhìn ra, và nó không có đó. Bạn nhìn vào, và nó không có đó. Bạn tìm ở mọi nơi, và nó không có đó: bạn không thể tìm được bản thân bạn.
Và đây là khoảnh khắc của tỏ ngộ, khi bạn không thể tìm ra bản thân bạn. Khi bạn không thể tìm ra bản thân bạn, bạn đã tìm ra nó. Bây giờ bản ngã không có đó, có im lặng lớn lao.
Tâm trí không thể trở thành phật;
thân thể không thể trở thành phật…
Hiển nhiên - vì tâm trí là một nửa và thân thể là nửa kia. Và cả hai đã từng được tin. Có nhiều tôn giáo tin vào tâm trí - đa số các tôn giáo tin vào tâm trí và chống lại thân thể. Tất cả họ đều dạy thực hành chống lại thân thể. Ki tô giáo là chống thân thể, Jaina giáo chống lại thân thể. Họ dạy bạn cách phá huỷ thân thể bạn một cách có chủ ý, họ dạy bạn cách phá huỷ mọi năng lượng mà thân thể có, vì đó là kẻ thù của bạn: nếu bạn có thể phá huỷ thân thể bạn sẽ biết Thượng đế hay bạn sẽ biết chân lí hay bất kì cái gì nó là vậy. Họ sống trong tâm trí, họ đã chọn tâm trí.
Có những tôn giáo đã chọn thân thể - rất ít, và họ không được gọi là tôn giáo. Người Charvakas ở Ấn Độ: họ có tính tôn giáo như người Ki tô giáo và người Jainas, nhưng tôn giáo của họ bao gồm thân thể. Đó là lí do tại sao đa số tôn giáo sẽ gọi họ là phi tôn giáo, phản tôn giáo. Họ không phải vậy. Tôn giáo của họ là khác toàn bộ, đối lập cực, họ tin vào thân thể. Họ nói không có tâm trí, không có linh hồn, đó toàn là điều vô nghĩa. Chỉ sống thân thể bạn: ăn, uống, và vui vẻ. Tôn giáo của Epicurus là tôn giáo của thân thể.
Nhưng cả hai là sai theo Nhất Hưu, theo Phật, theo tôi nữa. Cả hai là sai - vì con người là một toàn thể, một toàn thể hữu cơ: tâm trí và thân thể là cùng nhau. Thực ra con người không phải là tâm trí và thân thể, mà là tâm-thân. Thân thể chỉ là phần thấy được của tâm trí, và tâm trí là phần không thấy được của thân thể. Chúng là một năng lượng.
Tâm trí không thể trở thành phật…
Đúng, nó không thể vậy được. Chống lại thân thể, tâm trí không thể trở thành phật được.
thân thể không thể trở thành phật;
Chống lại tâm trí, thân thể không thể trở thành phật. Nếu bạn tin vào phần thứ nhất, bạn sẽ trở thành người tâm linh. Nếu bạn tin vào phần thứ hai, bạn sẽ trở thành người duy vật. Nhưng cả hai cách bạn sẽ bỏ lỡ tôn giáo thực.
chỉ cái không thể trở thành phật
mới có thể trở thành phật.
Và bây giờ phát biểu kì lạ này.
Tâm trí không thể trở thành phật;
thân thể không thể trở thành phật…
Cả hai không thể trở thành phật một cách tách rời, rời ra. Nhưng cả hai cùng nhau có thể trở thành phật. Thực ra cả hai cùng nhau đã là phật rồi.
Như sét
biến mất như giọt sương,
cái tan biến như ma -
vậy nghĩ về bản thân ông.
Đây lại là việc suy ngẫm khác.
Như sét
biến mất như giọt sương,
cái tan biến như ma -
vậy nghĩ về bản thân ông.
Mọi thứ đều là nhất thời. Chỉ cho khoảnh khắc này, như giọt sương trong buổi sáng, khi mặt trời lên, và thế thì nó sẽ biến mất. Hay sét trong mây - bạn thậm chí đã không thấy nó, và nó mất rồi. Tất cả đều tạm thời; không cái gì ngụ lại, mọi thứ tới và biến mất. Không chỉ điều đó - mọi thứ biến mất và biến thành cái đối lập của nó.
Thấy điều này, không có gì để níu bám lấy; suy nghĩ điều này, người ta trở nên không bị gắn bó. Người ta bắt đầu trong một loại buông bỏ, người ta cho phép bất kì cái gì xảy ra. Người ta không có ám ảnh rằng nó đáng phải như vậy, người ta không có phàn nàn với sự tồn tại. Người ta đơn giản tin cậy và chảy cùng sự tồn tại - dù nó đưa người ta đi tới chỗ nào và dù bất kì cái gì xảy ra hay sẽ xảy ra. Người ta không có mục đích định sẵn.
Như sét
biến mất như giọt sương,
cái tan biến như ma -
vậy nghĩ về bản thân ông.
Tâm trí đi tìm phật
ở mọi chỗ khác
là ngu xuẩn
trong chính trung tâm của ngu xuẩn.
Và đây là ngu xuẩn lớn nhất, đi tìm phật, vì bạn đã là nó rồi. Điều này phải được lặp đi lặp lại mãi - đây là phát biểu vĩ đại nhất, tiềm năng nhất. Một ngày nào đó bạn có thể nghe nó, một ngày nào đó nó có thể đánh vào bạn, một ngày nào đó nó có thể xuyên thấu tim bạn như mũi tên - nóng. Và trong chính khoảnh khắc đó bạn sẽ được biến đổi. Do đó nó phải được lặp đi lặp lại.
Tâm trí đi tìm phật
ở mọi chỗ khác
là ngu xuẩn
trong chính trung tâm của ngu xuẩn.
Ngu xuẩn lớn nhất là một. Mọi ngu xuẩn khác nảy sinh ra từ nó, nó là mẹ của mọi ngu xuẩn khác. Điều đó là cái gì? Đi tìm phật. Bạn sẽ không bao giờ tìm thấy phật ở bất kì chỗ nào, vì ông ấy đã là bạn rồi. Nếu bạn tìm ông ấy bạn sẽ bỏ lỡ. Người tìm kiếm sẽ không bao giờ tìm thấy - người tìm thấy là người dừng việc tìm kiếm.
Lần nữa, có hai phe, hai triết lí. Ai đó nói "Tìm bên ngoài." Có những tôn giáo nói, "Thượng đế có đó trên cõi trời, bên ngoài ông. Tôn thờ Thượng đế đi: tạo ra đền chùa, làm tượng, hình ảnh, biểu tượng. Học lời cầu nguyện đúng và dạng nghi lễ đúng, và phụng sự Thượng đế, và ông sẽ tìm thấy ngài ở đâu đó bên ngoài." Đây là một loại tôn giáo, đi tìm bên ngoài - Hindu giáo, Ki tô giáo, Mô ha mét giáo.
Có loại tôn giáo khác tìm kiếm bên trong. Jaina giáo: nó nói, "Nhìn vào bên trong. Thượng đế không ở bên ngoài. Cái ngã của ông là cái ngã tối thượng, Thượng đế cư ngụ bên trong ông. Cho nên đi vào, nhưng vẫn tìm." Vài người tìm bên ngoài, vài người tìm bên trong.
Thiền nói: Không tìm chút nào! Tìm bên ngoài, tìm bên trong, không có khác biệt. Tới chừng mực đó chúng ta biết tất cả là mơ, tới chừng mực đó chúng ta trở thành không gắn bó với bất kì cái gì xảy ra - với mọi thứ và với cái ngã. Bạn càng trở nên tách rời với mọi thứ và với cái ngã, bạn bắt đầu mất đi ý tưởng về bên trong và bên ngoài. Phân chia đó lại là cùng nhị nguyên - trong, ngoài. Không có gì bên trong, không có gì bên ngoài, tất cả là một. Sai lầm của chúng ta là tìm chân lí bên ngoài hay bên trong. Sai lầm lớn là nhìn vào tất cả. Thế thì phải làm gì?
Công thức Thiền là đơn giản: không làm, vô vi. Ngồi im lặng không làm gì - không nhìn ra ngoài không nhìn vào trong, không tìm bất kì cái gì chút nào, chỉ là bản thân bạn - và trong khoảnh khắc đó, phật được biết tới. Phật là chính bản thể bạn. 'Phật' trong Phật giáo nghĩa đích xác là điều 'Thượng đế' ngụ ý trong các tôn giáo khác.
Sương trên lá sen
không được nhuộm bởi mầu của nó,
chỉ dường như nó vậy,
là dạng thực của phật.
Và một phát biểu nổi dậy lớn, bao giờ cũng cần được ghi nhớ. Bằng cách nào đó, sâu bên trong, ý tưởng này còn dai dẳng trong bạn rằng Phật là ai đó đặc biệt - rằng khi bạn trở thành phật bạn sẽ là ai đó phi thường. Đó lại là tâm trí của người tìm kiếm cũ, cái không thể tin được vào cái đang vậy, nhưng bao giờ cũng khao khát cái không có. Nghe phát biểu này:
Sương trên lá sen
không được nhuộm bởi mầu của nó,
chỉ dường như nó vậy,
là dạng thực của phật.
Thức dậy đi! Và lắng nghe! Hệt như bạn vậy - Hệt như bạn vậy, tôi nhắc lại - bạn là phật. Không cái gì phải được thêm vào cho bạn, không cái gì phải bị lấy đi khỏi bạn. Hệt như bạn vậy, đích xác như bạn vậy, trong tính bình thường hoàn toàn của bạn, bạn là phật.
Ngày bạn nhận ra điều này bạn sẽ ngạc nhiên - bạn sẽ bắt đầu cười. Toàn thể việc tìm kiếm này buồn cười làm sao, và các vấn đề của bạn buồn cười làm sao! Nghe hai câu chuyện này:
Một sư có lần hỏi một Thiền sư, "Chó có phật tính không?"
Thầy đáp, "Có, nó có."
Thế rồi sư lại hỏi, "Thầy có phật tính không không?"
Thầy đáp, "Không, ta không có."
Thế là sư nói, "Nhưng tôi nghĩ mọi người đều có phật tính!"
Thầy đáp, "Ừ, nhưng ta không phải là mọi người! Thực ra ta là không ai cả - cho nên làm sao ta có thể có phật tính được?"
Ông ấy có phật tính! Đây là cách Thiền nhân diễn đạt bản thân họ, trong những câu đố. Nhưng ông ấy đã làm vấn đề này thành rất rõ ràng. Trong tính không ai cả của bạn, hay trong tính bình thường của bạn... Và tính bình thường phải là tới mức bạn thậm chí không tuyên bố rằng bạn là phật. Nếu bạn tuyên bố, bạn không là phật. Đó là lí do tại sao ông ấy nói, "Ừ, nhưng ta không là mọi người. Thực ra ta là không ai cả - làm sao ta có thể là phật được?" Khi người ta biết, người ta không tuyên bố. Câu chuyện khác:
Một Thiền sư đã tôn thờ bức tượng Phật. Một người mới tới và hỏi, "Tại sao thầy tôn thờ Phật? Tôi tưởng Thiền dạy chúng ta không tôn thờ. Một số Thiền sư chẳng nhổ vào Phật đó sao?"
Thầy đáp, "Một số người nhổ vào Phật và một số người tôn thờ Phật. Ta ưa thích loại người kia."
Nhưng nó tất cả là như nhau. Cuộc sống liên tục như nó vậy. Một số người tôn thờ Phật, một số người nhổ vào Phật, cuộc sống liên tục như nó vậy.
Con người của Thiền không có chọn lựa, chỉ có ưa thích - và làm rõ ràng cho bản thân bạn khác biệt giữa chọn lựa và ưa thích. Chọn lựa nói "Tôi rất nghiêm chỉnh về nó." Chọn lựa nói "Theo cách này tôi muốn sống, theo cách khác tôi không muốn sống chút nào. Đây là cách sống; cách kia là vô giá trị."
Ưa thích đơn giản nói "Tôi thích cái này, nhưng nếu nó không xảy ra thì cái kia cũng tốt." Không có nghiêm chỉnh tham gia vào trong đó. Một cách tự nhiên, Thiền sư cũng có ưa thích. Khi ông ấy ngủ ông ấy không ngủ trên gai, ông ấy ngủ trên giường. Đây là ưa thích, không phải là chọn lựa - nếu ông ấy phải ngủ trên gai, ông ấy sẽ ngủ ở đó nữa. Nếu giường không sẵn có và giấc ngủ đang tới, ông ấy sẽ ngủ trên gai nữa. Nhưng lần nữa đây không phải là chọn lựa; chỉ trong hoàn cảnh đó nó là khả năng duy nhất để làm.
Ông ấy ăn thức ăn, ông ấy không ăn đá - đó là ưa thích, không là chọn lựa. Nhớ lấy, Thiền sư cũng bước và đi qua cửa, không đi qua tường. Đó chỉ là ưa thích. Đó là điều thầy này đang nói: "Ừ, vài người nhổ vào Phật và vài người tôn thờ Phật. Ta ưa thích tôn thờ."
Nhưng ông ấy không nghiêm chỉnh về điều đó. Người Ki tô giáo không thể thoải mái về điều đó - nếu ai đó nhổ vào Christ người đó sẽ điên lên, người đó sẽ giết người này! Người đó sẽ không có khả năng dung thứ cho điều này, mặc dầu Ki tô giáo liên tục nói về khoan dung và yêu và tha thứ cho kẻ thù. Nhưng người đó sẽ không tha thứ cho kẻ thù này, người đó sẽ giết kẻ thù này.
Nếu bạn nhổ vào Phật và Thiền sư đang tôn thờ, ông ấy sẽ chỉ nhìn bạn và nghĩ, "Anh ta ưa thích nhổ, ta ưa thích tôn thờ." Không có chọn lựa tham gia vào, nhưng có việc tách rời lớn. Thấy ra vấn đề đi, nó có giá trị mênh mông. Ưa thích là được, chọn lựa là không tốt.
Và khi "Trở thành vô chọn lựa" được nói ra, vài người ngu bắt đầu nghĩ rằng họ không thể ưa thích bây giờ - vì họ nghĩ ưa thích là chọn lựa. Họ bắt đầu nghĩ rằng bây giờ họ không thể ưa thích.
Ở Ấn Độ chuyện đã xảy ra: có các mahatma ở Ấn Độ, các thánh nhân - rất nổi tiếng, được hàng nghìn người tôn thờ - toàn thể danh tiếng của họ là do họ không ưa thích. Nếu họ ăn và bạn chỉ ngồi trước họ và đái ra đó, điều đó là được. Hay họ có thể chỉ ngồi ở chỗ bẩn - điều đó là được, vì họ nghĩ đây là vô chọn lựa. Vì ý tưởng này, Ấn Độ đã trở nên bẩn thế. Nếu các mahatma đang làm những điều lớn lao thế, thế thì những người đi theo, nếu không lớn lao chừng đó, cũng đi theo một chút xíu - họ cũng phải không chọn lựa. Ấn Độ đã trở thành nghèo thế.
Bạn không cần phạm phải sai lầm này. Nếu có khả năng là giầu, ưa thích là giầu đi! đừng ưa thích là nghèo. Nhưng nhớ rằng đây là ưa thích, không là chọn lựa. Nếu giầu một ngày nào đó biến mất - vì mọi thứ đều đang thoáng qua, giọt sương trên lá sen, thế thì điều đó là hoàn toàn được, thế thì là nghèo. Không chọn nghèo, không chọn giầu. Nhưng ưa thích là hoàn toàn tốt và lành mạnh.
Nếu bạn có thể mạnh khoẻ, ưa thích là mạnh khoẻ đi. Nếu bạn không thể như vậy, thế điều đó là được, thế thì chấp nhận ốm bệnh của bạn. Nhưng tôi không nói chọn ốm bệnh.
Thảm hoạ đó đã xảy ra ở nước này. Trong ít nhất bốn hay năm nghìn năm, nước này đã sống trong triết lí vô nghĩa thế: "Không chọn lựa." Đó là lí do tại sao nước này vẫn còn nghèo. "Thậm chí không ưa thích." Vậy bất kì cái gì đang vậy, nó là được. Mọi người đã từng chết và chết đói, mọi người xấu xí, mọi người ốm bệnh, cuộc sống của họ là cuộc sống của chó - nhưng họ vẫn cứ sống. Họ đã mất năng lượng để sống, để thay đổi, để biến đổi bản thân họ.
Tôn giáo trở thành rất độc hại ở Ấn Độ. Điều này phải không nên được lặp lại! Tôi đã sống trong nghèo, tôi đã sống trong giầu. Và phải thẳng thắn với bạn, giầu là tốt hơn. Mạnh khoẻ cũng vậy, tất cả mọi thứ tốt của cuộc sống cũng vậy - nhưng đây chỉ là ưa thích.
Ưa thích đơn giản có nghĩa là bạn không rất nghiêm chỉnh về nó. Nếu có thể vui đùa được, tốt. Bạn không có xu hướng chết vì nó, rằng nếu nó không xảy ra bạn sẽ tự tử, rằng nếu bạn không là người giầu nhất trên thế giới thế thì bạn sẽ không muốn sống chút nào - điều đó là ngu xuẩn.
Thiền nhân không chọn lựa - họ không chọn thế giới, họ không chọn từ bỏ thế giới. Nhưng họ đã sống trong thế giới; họ ưa thích. Họ nói, "Điều này dường như là tự nhiên hơn." Họ sống như người thường, cũng như bạn sống. Nhưng họ sống với thông minh phi thường, họ sống với nhận biết lớn.
Khi chọn lựa biến mất ngày càng nhiều và ưa thích thế chỗ nó, bạn ngày càng trở nên thông minh hơn, tỉnh táo hơn, ý thức hơn. Minh mẫn, duyên dáng nảy sinh trong bản thể bạn.
Sương trên lá sen
không được nhuộm bởi mầu của nó…
Nhất Hưu đang nói: Là giọt sương trên lá sen đi. Mặc dù từ bên ngoài giọt sương sẽ có vẻ được tô màu bởi lá sen - nếu lá sen mầu lục giọt sương sẽ có vẻ mầu lục, sẽ có vẻ màu lục tươi - vậy mà nó không được tô mầu, nó vẫn còn không được tô mầu. Nó không bị ảnh hưởng bởi lá sen; đó chỉ là dáng vẻ.
Thiền nhân sống trong thế giới, nhưng không bị tô mầu. Người đó có thể có vợ, người đó có thể có con, nhưng người đó vẫn còn không được tô mầu:
Sương trên lá sen
không được nhuộm bởi mầu của nó…
Ông ấy di chuyển qua thế giới, không bị nhiễm bẩn, không bị ô nhiễm bởi nó. Thế giới không bao giờ đi vào trong ông ấy. Đó là lí do tại sao ông ấy không lo nghĩ về việc thoát ra khỏi nó. Ông ấy không quan tâm tới việc đi lên Himalayas. Tại sao? Để làm gì? Ông ấy biết thế giới không ở trong ông ấy, cho nên phỏng có ích gì mà đi bất kì chỗ nào khác? Người trốn khỏi thế giới là sợ thế giới, vì khi người đó ở trong thế giới, thế giới đi vào trong người đó và người đó không thể chống lại được. Người đó không có khả năng, người đó bất lực, người đó còn chưa nhận biết đủ để hiện hữu để cho thế giới không thể đi vào trong người đó. Để tránh điều này, người đó trốn lên Himalayas. Nhưng làm sao người đó sẽ trở nên có ý thức hơn ở trên Himalayas được?
Nếu thế giới không thể làm cho bạn ý thức hơn, Himalayas không thể làm cho bạn ý thức được, chắc chắn - điều đó là không thể được cho Himalayas. Thế giới là thách thức! Và thông minh tồn tại chỉ khi có thách thức. Nó được mài sắc bởi thách thức - bằng thách thức lớn hơn, thông minh lớn hơn xảy ra.
Sương trên lá sen
không được nhuộm bởi mầu của nó,
chỉ dường như nó vậy,
là dạng thực của phật.
Người chủ tiệm trong cửa hàng và công nhân trong cơ xưởng và nông dân trên đồng - giọt sương trên lá sen, nếu nó không bị lá tô mầu, thế thì không có vấn đề gì. Bạn có thể là nông dân hay chủ tiệm hay thư kí hay người chủ, bạn có thể là bất kì người nào - đó chỉ là hình dạng. Sâu bên trong, vẫn còn không bị gắn bó với bất kì cái gì đang xảy ra quanh bạn. Ưa thích là được - đừng chọn lựa. Và bạn là phật.

Chính thân thể này là phật, và chính trái đất này là thiên đường hoa sen.

0 Đánh giá

Ads Belove Post