Chương 9. Ông có ngửi thấy nguyệt quế núi không?

Chương 9. Ông có ngửi thấy nguyệt quế núi không?

Price:

Read more

Coi nó là dễ (Tập 1) - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 9. Ông có ngửi thấy nguyệt quế núi không?


Nhà trú ngụ của ta
không có cột;
nó không có mái -
vậy mà mưa không làm ướt nó,
gió không đập vào nó.
Khi gió thổi,
gió núi gầm rú,
nhưng khi gió không thổi,
nó đơn giản không thổi.
Mặc dầu nó không có cầu,
mây vẫn trèo lên trời;
nó không hỏi xin giúp đỡ
của kinh phật Gautama.
Gợn sóng xuất hiện
trên nước không tù đọng
của giếng không được đào,
khi người vô hình dạng, vô thân thể
kéo nước lên từ nó.
Tâm trí:
Vì thực sự không có
cái gì như tâm trí,
nó sẽ được chứng ngộ
với việc chứng ngộ nào?
Câu chuyện:
Thiền sư: "Ta có đây cây thiền trượng, và vậy mà ta không có thiền trượng. Ông sẽ giải thích điều đó thế nào?"
Người Do Thái tập sự: "Tôi không giải thích được!"
Thầy: "Giờ, đừng hỗn láo! Nó là phận sự về phần ông - nếu ông thực sự ước ao đạt tới chứng ngộ như ông tuyên bố - làm mọi nỗ lực có thể để trả lời điều này đi."
Người tập sự: "Thôi được, tôi đoán rằng nhìn theo cách này thầy có thiền trượng; nhìn theo cách khác thầy không có."
Thầy: "Không, đó không phải là điều ta ngụ ý chút nào! Ta ngụ ý rằng nhìn đích xác theo cùng cách, ta có thiền trượng và ta không có thiền trượng. Bây giờ ông giải thích điều đó thế nào?" Người tập sự: "Tôi bỏ cuộc!"
Thầy: "Nhưng ông không được phép bỏ cuộc! Ông phải kéo căng từng li con người ông ra để làm sáng tỏ điều này."
Người tập sự: "Tôi sẽ không tranh cãi với thầy về liệu tôi có phải bỏ cuộc không. Sự kiện có tính tồn tại đơn giản là ở chỗ tôi quả thực bỏ cuộc."
Thầy: "Nhưng ông không ao ước đạt tới chứng ngộ sao"
Người tập sự: "Nếu đạt tới chứng ngộ có nghĩa là cân nhắc những câu hỏi ngu xuẩn chết tiệt như vậy, thế thì mặc xác nó! Tôi tiếc là làm cho thầy thất vọng, nhưng xin chào thầy!"
Mười hai năm sau.
Người tập sự: "Và như vậy tôi trở lại với thầy, ôi thầy, trong trạng thái tuyệt đối hối lỗi. Trong mười hai năm tới giờ, tôi đã lang thang với cảm giác khủng khiếp về sự hèn nhát và thiếu kiên nhẫn của tôi. Giờ tôi nhận ra rằng tôi không thể chạy xa khỏi cuộc sống được. Sớm hay muộn tôi phải đối diện với vấn đề tối thượng của càn khôn. Cho nên bây giờ tôi sẵn sàng tôi luyện bản thân tôi và cố gắng làm việc nghiêm chỉnh nhất về vấn đề thầy đã cho tôi.”
Thầy: "Đó là vấn đề gì vậy?"
Người tập sự: "Thầy đã nói rằng thầy có thiền trượng và vậy mà thầy không có thiền trượng. Tôi giải thích điều đó thế nào?"
Thầy: "Đó thực sự là điều ta nói sao? Sao mà ta ngố thế!"
Thiền không có giáo huấn, Thiền không có học thuyết. Thiền không cho hướng dẫn, vì nó nói không có mục đích. Nó nói bạn không phải đi theo hướng nào đó. Nó nói bạn đã ở đó rồi, cho nên bạn càng cố đạt tới đó, càng ít có khả năng đạt tới. Bạn càng tìm kiếm nhiều, bạn càng sẽ bỏ lỡ nhiều. Tìm là cách chắc chắn bỏ lỡ nó.
Hiểu nó đơn giản có nghĩa là hiểu ra vấn đề rằng nó là sẵn có, rằng nó đã xảy ra rồi, rằng nó là chính bản chất của sự tồn tại.
Chứng ngộ không phải là mục đích mà là phẩm chất của việc ở đây bây giờ. Làm sao nó có thể là mục đích được? vì mục đích không bao giờ là ở đây bây giờ - nó bao giờ cũng ở kia lúc sau, nó bao giờ cũng ở đâu đó khác. Nó giống như đường chân trời: nó bao giờ cũng ở xa và vậy mà có vẻ gần bên. Và người ta cảm thấy rằng "Nếu mình đi thêm chút ít nữa thôi, mình sẽ đạt tới đường chân trời." Nhưng người ta không bao giờ đạt tới cả, vì bạn càng đi tới đường chân trời, đường chân trời liên tục lùi ra xa thêm - vì thực ra không có gì cả. Chỉ là ảo tưởng.
Đất và trời không gặp nhau ở đâu cả. Chúng không thể gặp nhau được vì chúng không phải là hai, chúng không thể gặp nhau được vì chúng là một. Đất chỉ là việc vật chất hoá của không gian của trời; nó là con sóng trong đại dương của bầu trời. Làm sao chúng có thể gặp nhau được? Để gặp gỡ, ít nhất hai là được cần.Và chúng không phải là hai. Đường chân trời tồn tại chỉ trong tâm trí con người; nó không có chân lí mang tính tồn tại trong nó. Nhưng bạn có thể liên tục tìm và kiếm. Và bạn càng cảm thấy rằng bạn không hiểu nó, bạn càng trở nên lo âu để tìm nó. Bạn có thể trở nên điên theo nó.
Thiền nói: Không có đâu mà đi, cho nên không hướng dẫn nào được cần tới. Thế thì chủ định của Thiền sư là gì? Chủ định của ông ấy là mang bạn về ở đây bây giờ. Chủ định của ông ấy là đánh bạn mạnh tới mức bạn thức tỉnh ở đây bây giờ. Bạn đã rơi vào giấc ngủ và bạn đã bắt đầu sống trong mơ. Câu chuyện khác:
Thiền sinh: "Vậy, thưa thầy, linh hồn có bất tử hay không? Chúng ta vẫn còn khi thân thể chết hay chúng ta bị triệt tiêu? Chúng ta có thực sự đầu thai không? Linh hồn chúng ta có tách thành các phần riêng mà được quay lại, hay chúng ta như một đơn vị đi vào trong thân thể của cơ quan sinh học? Và chúng ta có duy trì kí ức của mình hay không? Hay học thuyết về tái sinh là sai? Có lẽ khái niệm Ki tô giáo về sự sống còn là đúng hơn chăng? Và nếu vậy, chúng ta có làm cho thân thể phục sinh không, hay linh hồn chúng ta có đi vào cõi tâm linh Plato thuần khiết không?" Thầy: "Bữa sáng của ông nguội rồi."
Đó là cách thức của Thiền: đem bạn về ở đây bây giờ. Bữa sáng còn quan trọng hơn nhiều so với bất kì khái niệm nào về Thượng đế. Bữa sáng là quan trọng hơn bất kì lí thuyết đầu thai, linh hồn, tái sinh, và mọi thứ vô nghĩa đó. Vì bữa sáng là ở đây bây giờ.
Với Thiền, ngay lập tức là điều tối thượng, và điều sắp xảy ra là điều siêu việt. Khoảnh khắc này là vĩnh hằng... bạn phải được thức tỉnh cho khoảnh khắc này.
Cho nên Thiền không phải là giáo huấn mà là phương cách - phương cách để quấy rối tâm trí mơ của bạn, phương cách bằng cách nào đó tạo ra một trạng thái mà bạn trở nên tỉnh táo, mà bạn phải thức dậy và nhìn, tạo ra căng thẳng quanh bạn tới mức bạn không thể vẫn còn ngủ một cách thoải mái được.
Và đây là cái đẹp của Thiền và cách mạng mà Thiền đem tới cho thế giới. Mọi tôn giáo khác đều là việc an ủi; họ giúp bạn ngủ ngon hơn. Thiền cố gắng làm thức tỉnh bạn; nó không có an ủi chút nào. Nó không nói về những điều lớn lao. Không phải là những điều lớn lao đó là không có đó, nhưng nói về chúng sẽ không giúp ích gì.
Mọi người có ý tưởng rất ngu xuẩn. Họ nghĩ ... một trong những thủ đoạn ưa thích của chúng ta là giả vờ rằng bằng việc nói về vấn đề chúng ta đang làm cái gì đó về nó. Đó là lí do tại sao phân tâm học đã trở nên quan trọng thế - và nó không là gì ngoài việc nói. Bệnh nhân liên tục nói về vấn đề của mình và người đó nghĩ rằng bằng việc nói về vấn đề của mình người đó đang giải quyết chúng.
Mọi người liên tục hỏi các câu hỏi, và nhận câu trả lời, và họ nghĩ rằng bằng việc hỏi câu hỏi và nhận câu trả lời họ đang làm cái gì đó về vấn đề thực của họ. Các câu trả lời được người khác trao cho sẽ không giúp bạn đâu; chúng có thể giúp bạn chỉ như việc an ủi.
Bạn hỏi ai đó, "Có sự sống sau cái chết không?" và người đó nói, "Có chứ." Và bạn được tự do với sợ - sợ chết. Và bạn bắt đầu nghĩ linh hồn là bất tử.
Cứ nhìn những người tin vào tính bất tử của linh hồn: bạn sẽ thấy họ là những kẻ hèn lớn nhất có đó. Ở nước này điều đó đã xảy ra. Suốt nhiều thời đại, ít nhất trong năm nghìn năm, đất nước này đã từng tin vào tính bất tử của linh hồn, và trong một nghìn năm đất nước này vẫn còn trong cảnh nô lệ. Mọi người đã trở nên hèn thế, họ không thể nổi dậy chống lại nó. Không một cuộc cách mạng nào đã bao giờ xảy ra ở Ấn Độ.
Những người tin vào sự bất tử của linh hồn phải là tuyệt đối dũng cảm; họ đối diện với cái chết vì họ sẽ không chết. Nhưng hoàn cảnh lại chính là đối lập lại. Thực ra, niềm tin của họ vào sự bất tử của linh hồn không là gì ngoài việc bảo vệ, chỉ là áo giáp quanh sự hèn nhát của họ. Họ sợ chết, do đó họ tin vào ý tưởng rằng linh hồn là bất tử. Họ liên tục níu bám lấy ý tưởng này - chống lại chết. Họ không biết.
Nếu bạn hỏi một Thiền sư, "Linh hồn có bất tử không?" ông ấy sẽ không trả lời, vì ông ấy biết chính nỗi sợ của bạn đang hỏi câu trả lời. Nỗi sợ của bạn muốn được làm dịu đi; bạn cần sự an ủi. Bạn cần ai đó có thẩm quyền, người có thể nói, "Có, đừng sợ." Bạn cần một người lãnh đạo.
Không phải là trùng hợp ngẫu nhiên mà người Ki tô giáo nghĩ về Thượng đế như người cha, hay tu sĩ Cơ đốc giáo được gọi là ‘cha’. Từ sợ hãi, mọi người đang tìm người cha. Họ cần người cha ở đây và họ cần người Cha lớn tít trên trời. Những người này còn trẻ con, chưa trưởng thành; họ không thể đứng trên chân riêng của họ được. Họ không thể sống cuộc sống của họ theo cách riêng của họ được. Họ cần ai đó để dựa vào.
Thiền không nói về Thượng đế. Không phải là Thượng đế không có! Nhưng Thượng đế không phải là người cha. Và Thượng đế cũng không là người mẹ. Bạn không thể quan niệm về Thượng đế trong bất kì từ nào. Mọi từ của bạn đều không liên quan. Thượng đế chỉ có thể được trải nghiệm trong im lặng hoàn toàn. Trong im lặng tuyệt đối. Nhưng chẳng có ích gì mà nói về nó, vì nói về nó mọi người bắt đầu nghĩ họ đang làm công việc lớn lao. Thế rồi họ đọc kinh sách và họ triết lí hoá, và họ liên tục đánh bóng các quan niệm và học thuyết của họ, và liên tục tin tưởng. Và không cái gì đã bao giờ thay đổi trong cuộc sống của họ. Niềm tin của họ không bao giờ đem tới bất kì ánh sáng nào cho cuộc sống của họ. Thực ra, niềm tin của họ cản trở ánh sáng.
Thiền không phải là hệ thống niềm tin. Nó bao giờ cũng là việc thức tỉnh. Và Thiền sư nhất định phải nghiêm khắc. Đó là từ bi của ông ấy. Ông ấy phải đánh bạn. Và ông ấy liên tục tìm ra các phương cách làm sao đánh bạn. Lắng nghe câu chuyện này:
Một Thiền sư đang tôn thờ tượng Phật. Một sư đi ngang qua và nói, "Tại sao thầy tôn thờ Phật?"
"Ta thích tôn thờ Phật."
"Nhưng tôi nghĩ thầy nói rằng người ta không thể đạt tới chứng ngộ bằng việc tôn thờ Phật mà?"
"Ta không tôn thờ Phật để có được chứng ngộ."
"Thế thì sao thầy tôn thờ Phật? Thầy phải có lí do nào đó!"
"Chẳng lí do lí trấu gì cả. Ta thích tôn thờ Phật vậy."
"Nhưng thầy phải đang tìm kiếm cái gì đó; thầy phải có mục đích nào đó đang xét chứ!"
"Ta không tôn thờ Phật vì bất kì mục đích nào."
"Thế thì tại sao thầy tôn thờ Phật? Chủ định của thầy là gì trong việc tôn thờ Phật?"
Tại điểm này, thầy đơn giản nhảy lên và tát đốp vào mặt sư này!
Điều đó có vẻ hoang dã thế, không mong đợi chút nào. Và sư này không hỏi câu hỏi nào không liên quan: ông ta đang hỏi câu hỏi con người đơn giản chỉ từ tò mò. Ông ta đáng được đối xử như điều đó; không cần đánh ông ta. Không tu sĩ Hindu nào sẽ đánh ông ta, không tu sĩ Cơ đốc giáo nào sẽ đánh ông ta. Chủ định của họ là khác - chỉ Thiền sư mới có thể đánh ông ta. Chủ định của ông ấy là khác.
Tại sao ông ấy không đánh ông ta ngay chỗ đầu tiên? Tại sao ông ấy bận tâm trả lời nhiều câu hỏi thế và thế rồi đánh ông ta? Ông ấy đã tạo ra tình huống, tình huống đúng. Ông ấy đã tạo ra nhiệt. Ông ấy đã tạo ra sự tò mò ngày một nhiều hơn. Ông ấy đã đem sư này tới trạng thái từ đó việc đánh có thể đơn giản đánh ngã anh ta vào trong nhận biết.
Ông ấy đã giúp cho sư này nghĩ về điều đó ngày một nhiều hơn và nhiều hơn, đưa tới đỉnh của việc suy nghĩ - vì chỉ từ đỉnh cú đánh mới có thể có sự giúp đỡ nào đó. Nhưng việc ông ấy đánh sư này không hoang dã không kiêu căng - nó không bắt nguồn từ giận dữ, nhớ lấy. Câu chuyện này tôi đã tìm thấy trong một cuốn sách được một người Mĩ viết, người nghĩ thầy này đã trở nên giận vì việc hỏi dai dẳng của sư này, và từ giận dữ ông ấy đã đánh lại ông ta. Điều này là ngu xuẩn. Bạn đã bỏ lỡ toàn thể vấn đề. Nó không phải xuất phát từ giận! Ông ấy không bị xúc phạm bởi vấn đề; ông ấy đang tận hưởng vấn đề. Ông ấy đang mang sư này tới trạng thái mỗi lúc một nóng hơn theo cách mà câu hỏi này không được trả lời mà được tôn cao lên. Thấy khác biệt này đi.
Bình thường, bạn trả lời câu hỏi để cho câu hỏi này được kết thúc. Thiền sư đang trả lời để cho câu hỏi trở nên thậm chí càng châm chọc hơn và xuyên thấu hơn. Ông ấy đang giúp câu hỏi vươn lên với tính toàn bộ. Ông ấy đang trao ý tưởng này cho sư này rằng câu hỏi của ông ta là rất quan trọng và thầy không có khả năng trả lời nó. Thầy đang giúp cho bản ngã của sư này trở thành quả bóng lớn để cho một chiếc que nhỏ và... quả bóng nổ tung.
Điều đó không phải là từ giận dữ; nó chẳng liên quan gì tới giận dữ. Thầy không giận sư này, thầy không bực mình với sư này. Thầy phải cảm thấy hài lòng với sư này rằng ông ta đã hỏi - bây giờ ông ta đang cho thầy một cơ hội. Nhưng đó là phương cách. Thầy không trả lời.
Ngay cả tát cũng không phải là câu trả lời, nhớ lấy. Vài người bắt đầu nghĩ dường như tát là câu trả lời - đó không phải là câu trả lời. Tát chỉ để cho bạn cú quật bất thình lình, chỉ để làm rung chuyển nền móng của bạn, để cho dù một khoảnh khắc bạn trượt ra khỏi việc suy nghĩ của bạn, bạn sẽ có thoáng nhìn về thực tại. Thế thì bạn sẽ quên về Thượng đế và về Phật và về tôn thờ... và bạn sẽ chỉ thấy rằng bữa sáng của bạn đang bị nguội đi. Bạn sẽ tới ở đây bây giờ.
Thiền là cách tiếp cận mang tính tồn tại, không phải là cách tiếp cận triết lí tới cuộc sống. Và nó đã giúp vô cùng, nó đã mang nhiều người tới thức tỉnh.
Thiền không tin vào phân tích vấn đề, vì nó không tin rằng bất kì vấn đề nào cũng có thể được giải quyết ở mức riêng của nó. Không vấn đề nào có thể được giải quyết trừ phi tâm thức bạn được nâng lên cao hơn một chút so với vấn đề. Điều này phải được hiểu. Đây là cái gì đó rất nền tảng.
Bạn hỏi tôi một câu hỏi. Tôi có thể trả lời nó, nhưng bạn vẫn còn trên cùng mức độ tâm thức cũ. Câu trả lời của tôi không thể nâng tâm thức của bạn lên được. Bạn hỏi, "Thượng đế có tồn tại không?" Tôi có thể nói có hay không - nhưng bạn vẫn còn như cũ! Dù tôi nói có hay không sẽ không giúp bạn theo bất kì cách nào để trở nên có ý thức hơn. Nó sẽ không cho bạn nhiều hiện hữu hơn; nó sẽ chỉ cho bạn nhiều tri thức hơn thế này thế nọ.
Nếu bạn là người vô thần và bạn hỏi, "Có Thượng đế không?" và tôi nói không, bạn sẽ cảm thấy rất hài lòng. Bạn sẽ nói, "Vậy là tôi đúng." Hay nếu tôi nói có, bạn sẽ nói, "Người này sai. Ông ấy chả biết gì. Ông ấy chỉ là người mù. Mình đã tranh cãi, mình đã nhìn vào vấn đề một cách sâu sắc, và mình không thể tìm được bằng chứng nào về Thượng đế."
Dù tôi nói có hay không, dù bạn là người hữu thần hay người vô thần, hoặc bạn sẽ tích luỹ tri thức, nhận nó nếu nó khớp với bạn, hay, nếu nó không khớp với bạn, bạn sẽ bác bỏ nó. Đó là điều bạn liên tục làm trong tâm trí. Nhưng tâm thức bạn không vươn lên. Và chừng nào tâm thức bạn còn chưa vươn lên thì không vấn đề nào có thể được giải quyết. Ngay chỗ đầu tiên vấn đề được tạo ra vì tâm thức của bạn, và nó có thể được giải quyết, không bởi bất kì câu trả lời nào - nó có thể được giải quyết chỉ bằng việc giúp tâm thức bạn đi lên cao hơn một chút từ chỗ nó đang vậy.
Đó là công việc của Thiền. Nó không phải là việc truyền tri thức - nó là việc truyền tâm thức, bản thể.
Bằng việc tát sư này, thầy đơn giản giúp sư này trở nên tỉnh táo thêm chút ít. Và nếu sư này trở nên tỉnh táo thêm chút ít, cái tát đó không chỉ là cái tát - đó là cú nhảy của bản thể thầy vào đệ tử. Nhưng để có điều đó bạn cần tình yêu lớn lao với thầy, bằng không bạn sẽ bỏ lỡ cái tát này. Bạn cần tin cậy lớn lao vào thầy. Điều này xảy ra mọi ngày.
Nếu tôi tát ai đó, nếu tôi nói cái gì đó gay gắt, nếu tôi đánh bản ngã của ai đó, thế thì trong một trăm trường hợp, chín mươi phần trăm mọi người bắt đầu phản ứng một cách trái ngược. Họ bỏ lỡ vấn đề! Họ bỏ lỡ cơ hội lớn. Nếu đôi khi tôi phê phán bạn, đó là cái tát vào mặt bạn. Nếu đôi khi tôi gay gắt với bạn, đó là cái tát lên mặt bạn. Những cái tát tinh tế.
Nhưng nhân loại không còn quan tâm tới chân lí như quan tâm tới bản ngã của mình. Ngay lập tức bạn sẵn sàng bỏ đi. Người này không dành cho bạn. Một cái tát, và bạn quên hết mọi điều về tìm kiếm. Thay vì trở nên nhận biết, tỉnh táo, thay vì nhận nhiều ý thức hơn, bạn đơn giản đóng lại.
Thiền cần bầu khí hậu đặc biệt, một chỗ - chỗ của yêu thương, tin cậy. Đó là lí do tại sao tôi nhấn mạnh rằng chừng nào bạn chưa là sannyasin, công việc của tôi không thể bắt đầu trên bạn được.
Mới hôm nọ, ai đó đã viết một bức thư, một bức thư hay; phải là từ một trái tim rất tử tế. Anh ấy hỏi, "Tôi không thể có quan hệ với thầy mà không trở thành sannyasin sao? Tôi không thể chỉ là người bạn được sao? Nó cứ phải là đệ tử à?" Câu hỏi này có liên quan. Bạn có thể là bạn của tôi chứ; không có vấn đề gì trong nó. Nhưng bạn sẽ bỏ lỡ chắc chắn như kẻ thù vậy. Người bạn sẽ bỏ lỡ cũng nhiều như kẻ thù - vì khi tôi tát bạn, bạn sẽ không có khả năng thức tỉnh. Bạn sẽ trở nên giận dữ vì bạn không mong đợi điều đó từ người bạn. Khi tôi đánh bạn đau, bạn sẽ đơn giản giận dữ; bạn sẽ trả đũa, bạn sẽ tranh cãi, bạn sẽ tranh đấu chống lại. Bạn bao giờ cũng đơn giản nói, “Thế thì tôi đi!"
Tính chất sannyas đơn giản có nghĩa là bạn sẵn sàng đi cùng tôi cho dù tôi đánh bạn. Bạn sẵn sàng đi cùng tôi cho dù tôi nghiền nát bạn, triệt tiêu bạn. Bạn sẵn sàng đi cùng tôi tới bất kì giới hạn nào. Tin cậy của bạn là nhiều hơn. Tin cậy của bạn vào tôi là nhiều hơn tin cậy của bạn vào bản thân bạn. Thế thì công việc bắt đầu. 'Công việc' đơn giản nghĩa là bạn đã trở nên sẵn có cho thầy - chỉ thế thì bạn mới có thể được thức tỉnh. Vì việc thức tỉnh sẽ là đau đớn. Nó sẽ không êm dịu lắm đâu, bạn đã ngủ lâu thế rồi, và bạn đã mơ nhiều giấc mơ đẹp thế. Và việc thức tỉnh chắc chắn sẽ phá huỷ mọi giấc mơ đó. Chúng là mơ, nhưng bạn mãi tới giờ đã tưởng rằng chúng là thực tại. Và khi ai đó bắt đầu lấy chúng đi khỏi bạn, điều đó gây đau. Bạn bắt đầu cảm thấy rằng "Mình chẳng được gì cả - ngược lại, mình đang bị mất mọi thứ mình đã có trước đây."
Thiền là chỗ đặc biệt, bầu khí hậu giữa thầy và đệ tử, của tin cậy, của yêu, của yêu vô hạn, cho nên đệ tử sẵn sàng đi tới bất kì đích nào. Bạn sẽ ngạc nhiên: đôi khi Thiền sư đã thực sự hoang dã.
Chuyện xảy ra trong một trong những đạo tràng của Thiền sư: bất kì khi nào thầy nói, và thầy hay nói về chân lí, thầy sẽ giơ một ngón tay lên trời. Đó là cử chỉ đặc thù của thầy. Một cách tự nhiên, nó trở thành trò cười. Bất kì ai muốn bắt chước thầy đều sẽ giơ ngón tay lên.
Một đệ tử trẻ, rất trẻ, trở nên rất thiện nghệ trong việc lặp lại và bắt chước cử chỉ của thầy - mặt thầy, cách thầy bước đi, cách thầy nói, cách thầy ngồi. Chỉ là một cậu thanh niên trẻ. Và ở bất kì chỗ nào, khi có thảo luận nghiêm chỉnh nào đó diễn ra, anh ta sẽ giơ ngón tay lên trời theo cùng cách như thầy.
Một hôm, cậu thanh niên đang đứng đằng sau thầy và thấy đang nói với mọi người và thầy giơ ngón tay lên, và từ sau lưng cậu trẻ cũng giơ ngón tay lên. Và thầy gọi anh ta tới... cầm con dao và chặt phăng ngón tay anh ta! Bây giờ, bạn không thể nghĩ được điều này là từ bi - chặt phăng ngón tay của anh ta. Và cậu trẻ la hét lên vì đau đớn, và thầy nói, "Chớ bỏ lỡ vấn đề! Bây giờ giơ ngón tay lên đi." Bây giờ ngón tay mất rồi, chẳng có gì mà giơ lên, và thầy nói, "Bây giờ, giơ ngón tay lên - đừng bỏ lỡ vấn đề!" Và cậu trẻ này, nước mắt lưng tròng, giơ ngón tay cụt lên trời... và chính khoảnh khắc đó tỏ ngộ xảy ra. Cậu trẻ được biến đổi.
Bây giờ, trên bề mặt điều đó là rất ác, bạo hành. Nếu bạn chỉ có thể thấy trên bề mặt bạn sẽ chống lại các Thiền nhân này mãi mãi. Họ chẳng có vẻ gì là thánh nhân cả. Thánh nhân không được biết làm những điều như vậy. Thánh nhân nói với cá và thánh nhân nói với cây, và chim tới và đậu trên vai họ. Chúng ta đã biết những thánh nhân như vậy. Nhưng thánh nhân chặt ngón tay chẳng bởi lí do đặc biệt nào sao? Của một cậu trẻ đơn giản thế, người chỉ từ hồn nhiên của mình, bắt chước thầy. Thầy có giận không? Nhưng nếu bạn nhìn sâu xuống dưới, cậu trẻ này đã được biến đổi.
Nếu bạn thấy biến đổi này, thế thì điều đó là xứng đáng với nó - cho dù thầy chặt đầu cậu trẻ điều đó chắc cũng đã xứng đáng với nó. Ngón tay không là gì cả. Cậu trẻ đã được biến đổi toàn bộ.
Về cùng Thiền sư này tương truyền là khi ông ấy đi tìm thầy riêng của mình, ông ấy đã trở nên rất nổi tiếng - nổi tiếng vì chim sẽ tới và đậu lên vai ông ấy và lên đầu ông ấy. Thậm chí một lần, khi ông ấy đang thiền dưới cây, chim đã làm tổ trong tóc ông ấy. Ông ấy đã trở nên nổi tiếng trên khắp nước. Mọi người thường tôn thờ ông ấy như vị Phật.
Ông ấy đã trở nên rất bản ngã, một cách tự nhiên - thành tựu lớn thế. Thầy riêng của ông ấy tới và rất giận. Thầy nói, "Con chim này đang làm cái gì trong tóc ông? Vứt ngay mọi điều vô nghĩa này đi!" Ông ấy bị tổn thương, nhưng ông ấy đã hiểu. Và kể từ hôm đó, chim thôi tới ông ấy.
Mọi người tới để xem nhưng không chim nào tới - và họ ngạc nhiên. Họ hỏi thầy, "Chuyện gì đã xảy ra cho đệ tử của thầy? Ban đầu chim thường tới, con vật thường tới và đậu cạnh ông ấy, nhưng giờ chúng không còn tới nữa."
Thầy nói, "Giờ ông ấy đã biến mất, ông ấy không còn đặc biệt nữa. Ông ấy đã đạt tới. Giờ chim không chú ý gì tới ông ấy. Con vật đơn giản đi ngang qua. Ông ấy không có đó! Ban đầu ông ấy thường có đó. Ông ấy đã trở thành người đặc biệt; ông ấy đạt tới một loại bản ngã đặc biệt. Giờ ngay cả điều đó cũng bị vứt bỏ. Ông ấy đã trở nên chứng ngộ! - giờ ngay cả chứng ngộ cũng bị vứt bỏ. Cho nên chim không còn tới ông ấy nữa. Sao chúng phải tới khi không có ai cả? Và tại sao con vật phải tới và ngồi đó? - chúng có thể ngồi ở bất kì chỗ nào. Nó tất cả là như nhau. Không có người nào nữa."
Giờ thấy ra vấn đề đi! Thiền có cách tiếp cận khác toàn bộ hướng tới cuộc sống. Giờ thầy sung sướng là đệ tử đã biến mất hoàn toàn - vì người ta thậm chí có thể trở nên bị gắn bó với ý tưởng về chứng ngộ. Và bạn phải tỉnh táo về điều đó.
Mới vài tháng trước đây chuyện xảy ra: Tôi bảo Somendra "Bạn đã có một tỏ ngộ nhỏ" - kể từ đó tôi đã không thấy anh ấy cười. Kể từ đó trở đi anh ấy đã trở nên rất nghiêm chỉnh. Anh ấy đã trở nên chứng ngộ! Anh ấy đã đem nó tới trái tim mình. Anh ấy đã trở thành đặc biệt. Anh ấy không thể cười được, anh ấy không thể tận hưởng được - anh ấy không thể là bình thường.
Và bây giờ, nếu ý tưởng này bám quá nhiều vào anh ấy, nó sẽ trở thành lớp vỏ bao quanh anh ấy. Anh ấy phải bỏ điều đó. Anh ấy phải trở nên không chứng ngộ lần nữa. Anh ấy phải quên tỏ ngộ đó. Và không phải nó không có đó - nó có đó chứ - nhưng nhiều tỏ ngộ xảy ra trước khi tỏ ngộ tối thượng xảy ra. Và tỏ ngộ tối thượng gạt bỏ đi mọi tỏ ngộ, mọi samadhis. Chứng ngộ tối thượng là khi bạn quên chính ý tưởng về chứng ngộ. Thế thì có hồn nhiên. Thế thì chỉ có tự nhiên đơn giản.
Tôi đã đùa với Somendra và anh ấy bị mắc vào trong đó.
Tôi đang tạo ra ở đây một bầu khí hậu công việc - nhiều điều đang xảy ra, nhiều điều đang sắp xảy ra. Và bạn phải sẵn sàng. Và sự sẵn sàng đầu tiên là: khi tôi đánh bạn, khi tôi gây choáng cho bạn - bây giờ Somendra sẽ bị choáng - khi tôi gây choáng cho bạn, dùng cú choáng đó để trở nên tỉnh táo hơn chút ít đi, nhận biết hơn chút ít đi. Thiền là phương cách, không phải là phân tích cuộc sống.
Và bao giờ cũng nhớ, càn khôn là không thể biết được, một cách tuyệt đối, vì nó sống động. Phân tích giết chết. Và cũng nhớ: chỉ những thứ chết mới có thể được biết. Cuộc sống vẫn còn không được biết và không thể được biết.
Khoảnh khắc bạn biết, bạn đã giết chết cái gì đó. Và mọi người liên tục giết chết. Họ giết yêu - một khi bạn phân tích nó, nó bị giết chết. Mọi người bạo hành tới mức ngay cả trong yêu bạo hành của họ khăng khít có đó, ồn ào có đó.
Gửi hoa là một dạng hi sinh cuộc sống để chỉ ra sự kính mến cao độ. Khi bạn gửi một đoá hồng đẹp cho bạn gái hay bạn trai của bạn, bạn đang nói gì? Điều này không phải là hiểu biết. Bạn định nói gì khi bạn nói cái gì đó bằng đoá hoa? Bạn tặng hoa hồng cho bạn gái của bạn - bạn nói gì vậy? Bạn nói: "Anh sẽ giết cho em nhé, bé! - anh sẵn sàng giết, anh có thể giết. Trông đây, anh đã giết hoa hồng này."
Ngay cả yêu của bạn cũng không là gì ngoài trò quyền lực. Quyền lực bao giờ cũng giết chết. Bacon đã nói tri thức là quyền lực - phải là vậy, vì tri thức cũng giết chết. Khi bạn có thể giết cái gì đó, bạn cảm thấy quyền lực lớn.
Tôi đã nghe nói rằng trò giải trí ưa chuộng nhất của mọi người quanh Stalin là đi săn. Khi Brezhnev đưa Kissinger dự chuyến đi săn, ông ấy biểu lộ quyền lực của mình. Chuyện kể rằng bất kì khi nào Tito muốn biết rằng ông ấy vẫn còn trong kiểm soát, ông ấy giết hươu và gấu.
Bất kì khi nào mọi người muốn chỉ ra rằng họ có quyền lực, họ đều giết. Adolf Hitler phải giết để chứng tỏ quyền lực của ông ta. Và việc giết chóc liên tục diễn ra trên nhiều mức độ. Tri thức cũng là cách thức tinh vi của việc giết một thứ.
Thiền nhân không quan tâm tới tri thức vì họ không quan tâm tới quyền lực. Họ quan tâm tới cuộc sống như nó vậy. Họ quan tâm tới bữa sáng, không tới Thượng đế - không tới cõi trời, không tới linh hồn, không tới các kiếp quá khứ, không tới các kiếp tương lai. Một cách đơn giản chỉ bữa sáng này. Họ hoàn toàn dành cho cái ngay tức khắc.
Chúng ta chỉ biết cái mà chúng ta đã giết. Cho nên đừng bao giờ là người tìm kiếm tri thức, bằng không bạn sẽ trở thành kẻ giết hại, bạn sẽ là kẻ sát hại. Đó là điều khoa học liên tục làm. Trong mọi phòng thí nghiệm khoa học nó không là gì ngoài giết và giết - họ phải giết tự nhiên, họ liên tục giết. Đó là phương cách hay để che giấu bạo hành.
Đi và xem trong phòng thí nghiệm khoa học họ đã phát minh ra bao nhiêu cách để hành hạ những con vật hồn nhiên, đơn giản - nhân danh thực nghiệm! nhân danh cuộc truy tìm, nhân danh chân lí. Hành hạ không thể nào hình dung được. Nhưng khi nó là vì mục đích về chân lí, nó được phép - không ai nghĩ nhà khoa học là bạo hành.
Không ai nghĩ về triết gia là bạo hành, nhưng ông ta cũng bạo hành. Ông ta liên tục phân tích mọi thứ.
Thiền không quan tâm tới giết - thậm chí không quan tâm tới giết trong một từ. Nó không quan tâm tới việc biết: nó quan tâm tới việc hiện hữu. Và những lời kinh này sẽ giúp bạn thấy ra vấn đề.
Nhà trú ngụ của ta
không có cột;
nó không có mái -
vậy mà mưa không làm ướt nó,
gió không đập vào nó.
Đi vào trong từng lời với tình yêu sâu sắc, với thông cảm sâu sắc.
Đầu tiên:
Nhà trú ngụ của ta
không có cột;
Cái bên trong không có biên giới, không có hỗ trợ, không có cột đỡ. Nó là không gian vô hạn, nó là không gian thuần khiết. Nó là hư không. Và không có ai ở đó. Nó là hoàn toàn im lặng. Không một âm thanh nào đã bao giờ xuyên thấu được vào đó. Không ai đã bao giờ bước đi ở bãi cát đó của bản thể bên trong của bạn, không dấu chân nào có đó. Nó là mảnh đất tinh khôi.
Nếu bạn nhìn vào trong không gian bên trong đó, bạn sẽ bắt đầu biến mất. Bạn càng nhìn vào bên trong, bạn sẽ càng biến mất. Đó là lí do tại sao mọi người không muốn nhìn vào bên trong. Họ nói về tự biết mình, họ nói về cách nhìn vào bên trong; họ nói về kĩ thuật - nhưng họ không nhìn. Và không có kĩ thuật.
Nhìn vào trong là hiện tượng rất đơn giản. Nó đơn giản như nhìn ra ngoài. Bạn có thể đơn giản nhắm mắt lại và nhìn vào trong. Nhưng sợ nảy sinh, nỗi sợ lớn nảy sinh trong việc nhìn vào trong - vì cái trống rỗng đó tràn ngập bạn. Bạn bắt đầu biến mất; bạn bắt đầu cảm thấy dường như bạn sắp chết. Bạn chạy xô trở lại. Bạn bắt đầu nghĩ tới cả nghìn lẻ một thứ.
Bạn đã không quan sát sao? Bất kì khi nào bạn ngồi im và nhìn vào trong, tâm trí tạo ra nhiều ý nghĩ thế ngay lập tức. Tại sao? Đó là phương cách của bạn. Nó giống như con mực: bất kì khi nào nó thấy rằng kẻ thù nào đó đang tới xung quanh, con mực tiết ra mực đen tối như đám mây quanh bản thân nó. Ngay lập tức đám mây mực bao quanh nó và kẻ thù không thể thấy được nó ở đâu.
Khi bạn đi vào bên trong, ngay lập tức tâm trí bạn bắt đầu tiết ra cả nghìn lẻ một ý nghĩ; ngay lập tức có việc dồn năng lượng lớn vào trong suy nghĩ. Điều này giống như con mực tiết ra mực đen tối quanh bản thân nó - để tạo ra đám mây để cho bạn không thể thấy được cái hư không bên trong nhất. Bạn không muốn thấy. Nhìn vào trong là tự tử - tự tử như một bản ngã, như một cái ta. Nhất Hưu nói:
Nhà trú ngụ của ta
không có cột;
nó không có mái…
Nó chỉ là bầu trời mở bao la... không cột, không mái. Nó là vô hạn.
vậy mà mưa không làm ướt nó,
gió không đập vào nó.
Làm sao mưa có thể làm ướt được nó nếu không có mái và không có cột? và không có nền đất? Bạn có cho rằng khi trời mưa bầu trời ướt không? Bầu trời vẫn còn như nó vậy. Mưa không thể làm ướt được nó. Bạn có cho rằng khi trời đầy mây, những mây đó để lại bất kì tác động nào lên bầu trời không? Bạn có cho rằng bầu trời trở nên bị ô uế, bị ô nhiễm bởi mây không? Bạn có cho rằng nó trở nên bị tối đi không? Bạn có cho rằng bất kì dấu hiệu nào được bỏ lại trên bầu trời không.
Làm sao bạn có thể chạm vào cái hư không thuần khiết được? Và hệt như có bầu trời bên ngoài, có bầu trời bên trong. Và ‘bên ngoài’ và ‘bên trong’ chỉ là những từ tuỳ tiện. Ngày bạn sẽ biết, nó tất cả là một bầu trời - bên ngoài và bên trong, nó tất cả là một. Người ta phải rất dũng cảm để đi vào bên trong nó. Một khi bạn có dũng cảm để nhìn thực tại của bạn, mọi sợ biến mất - vì mọi sợ đều dành cho bản ngã, mọi sợ đều là vì bản ngã. "Mình liệu có sống sót hay không?" là điều nỗi sợ tất cả là gì. Nhưng một khi bạn đã thấy bầu trời bên trong, nỗi sợ này không thể còn lại được. Bạn không hiện hữu, vậy thì sao? Bạn chưa bao giờ hiện hữu và bạn sẽ không bao giờ hiện hữu, không sinh không diệt. Và bạn là cái mà bao giờ cũng có đó và bao giờ cũng sẽ có đó. Nhưng bạn không phải là bản ngã đó!
Nó xuất hiện chỉ khi bạn không hiện hữu, khi bạn đã biến mất. Bạn chỉ là giấc mơ. Người mơ cũng là một phần của giấc mơ, và khi giấc mơ biến mất, người mơ cũng biến mất. Sống trong không gian bên trong này, bạn không sợ về an ninh. Thế thì bất an ninh là an ninh.
Đó là điều Alan Watts ngụ ý khi ông ấy nói 'trí huệ của bất an ninh.' Chỉ có một cách để thực sự an ninh và đó là: không có bất kì mái nào, không có bất kì cột nào. Chỉ đi trong bầu trời mở. Và thế thì nếu trời mưa, để cho trời mưa - bạn sẽ không bị ướt. Bạn sẽ là bầu trời, làm sao bạn có thể bị ướt được? Thế thì nếu chết tới, để nó tới - bạn sẽ không chết, vì làm sao bạn có thể chết được? Bạn chưa bao giờ được sinh ra. Bạn không tồn tại như một vật, như một thực thể.
Sống trong bất an ninh, người ta có an ninh. Cố để được an ninh, người ta vẫn còn bất an ninh. Đây là luật về hiệu quả ngược. Nếu bạn muốn cái gì đó bạn sẽ bỏ lỡ nó - chỉ bởi vì bạn muốn nó. Bạn càng muốn nhiều, bạn càng tạo ra nhiều khó khăn hơn. Và thế rồi có cái vòng luẩn quẩn. Bạn muốn an ninh, bạn không muốn chết. Nếu bạn không muốn chết, bạn sẽ phải chết cả nghìn lẻ một cái chết; bạn sẽ phải chết đi mọi ngày. Nếu bạn không muốn chết, thế thì mọi thứ sẽ trở thành thông điệp chết; thế thì bạn sẽ liên tục run rẩy; và sợ. Từ bất kì chỗ nào bạn sẽ thấy chết đang tới.
Và nếu bạn quên tất cả về chết, và bạn chấp nhận chết, thế thì ngay cả trong chết bạn sẽ không chết, ngay cả trong chết bạn sẽ là người quan sát. Chết sẽ tới và đi. Bạn sẽ thấy nó tới, bạn sẽ thấy nó đi qua, và bạn sẽ vẫn còn, bạn sẽ còn đó. Cái mà còn lại trong bạn mãi mãi và mãi mãi thì không phải là thực thể - nó là tâm thức. Nó không phải là linh hồn, nó là nhận biết, nó là nhận biết thuần khiết. Và nhận biết đó là một phần của nhận biết càn khôn.
Nhà trú ngụ của ta
không có cột;
nó không có mái -
vậy mà mưa không làm ướt nó,
gió không đập vào nó.
Một Thiền sư đang đi cùng đệ tử của mình. Họ bắt gặp một con sông nhỏ - họ phải đi qua nó. Nó không sâu lắm, sông nông thôi. Họ bắt đầu đi qua nó. Thầy bao giờ cũng nói với đệ tử, "Khi người chứng ngộ đi qua sông, chân ông ấy không bao giờ bị ướt." Tất cả họ đều chờ đợi cơ hội để thấy. Họ đâm ra phân vân vì chân của thầy bị ướt. Họ trở nên bị hoang mang lắm: "Thầy chúng ta chưa chứng ngộ sao?"
Và đang đứng giữa sông, thầy bắt đầu cười tiếng cười khoái trá, tiếng cười bụng, và họ hỏi, "Có chuyện gì thế ạ?"
Thầy nói, "Các ông ngu! Ta đã nói rằng chân người chứng ngộ không bao giờ trở nên bị ướt, và chân ta không trở nên bị ướt - còn chân đang bị ướt thì không phải là chân ta. Các ông không cần hoang mang; các ông không cần có vẻ trông ngẩn ngơ và bối rối thế. Nước này không chạm vào ta! Không cái gì có thể chạm vào ta được vì ta không có. Nước này của dòng sông không chạm vào bầu trời, nó không làm cho bầu trời ướt - làm sao nó có thể làm cho ta ướt được? Ta là một phần của bầu trời."
vậy mà mưa không làm ướt nó,
gió không đập vào nó.
Cho nên khi bạn đang giao cảm với thầy, nhớ điều đó - bạn đang giao cảm với ai đó, người là không ai cả; bạn đang giao cảm với cái gì đó không phải là thực thể mà chỉ là sự hiện diện. Giao cảm với thầy không phải là giao cảm với người mà là với sự hiện diện. Người sẽ trở nên ướt, nhưng sự hiện diện không thể trở nên ướt được. Sự hiện diện vẫn còn không bị ô nhiễm.
Sự hiện diện đó là bạn. Người ta chỉ phải tìm ra nó - có vậy thôi. Nhưng bạn đã trở nên bị vướng víu nhiều thế với các ý tưởng về bản thân bạn - rằng bạn là người Hindu, người Mô ha mét giáo, người Ki tô giáo, đàn ông, đàn bà, thế này thế nọ - bạn đã trở nên bị vướng víu với các căn cước tới mức bạn chưa bao giờ nhìn vào bên trong để thấy rằng bạn chỉ là bầu trời thuần khiết và không gì khác. Không người Hindu nào tồn tại, không người Mô ha mét giáo, không đàn ông, không đàn bà, không da đen, không da trắng. Đây toàn là các căn cước.
Nghĩ về người bị đồng nhất với những thứ này, nghĩ về bầu trời bên trong đi. Đây toàn là mây - người Hindu, người Mô ha mét giáo, người Ki tô giáo, người cộng sản, người tư bản - đây toàn là mây. Đừng bị ám ảnh quá nhiều với mây. Liên tục nhớ tới bầu trời.
Khi gió thổi,
gió núi gầm rú,
nhưng khi gió không thổi,
nó đơn giản không thổi.
Một khi được nhìn, hư không bên trong này, người ta trở thành cái như vậy. Từ này 'như vậy' có giá trị vô hạn trong kinh nghiệm của Phật, trên con đường của Phật - tathata hay như vậy. Khi không có người nào, thế thì cái gì xảy ra? Vài điều xảy ra...
Thứ nhất, nếu không có người nào, không có người nào để kiểm soát cuộc đời bạn, không có người nào để thao túng, không có người nào để lập kỉ luật. Mọi kiểm soát, mọi kỉ luật, mọi thao thúc biến mất. Đó là điều tự do là gì - đó là điều moksha là gì. Không phải cái gì đó ở xa xăm trên trời, mà là cái gì đó sâu bên trong bạn ngay bây giờ.
Khi bạn không có đó, làm sao bạn có thể kiểm soát được cuộc sống của bạn? Mọi kiểm soát biến mất - và với kiểm soát biến mất, mọi loại căng thẳng biến mất, với kiểm soát biến mất mọi lo lắng biến mất, với kiểm soát biến mất mọi lo âu biến mất. Bạn trở thành luồng mở, mở tới mức
Khi gió thổi,
gió núi gầm rú,
nhưng khi gió không thổi,
nó đơn giản không thổi.
Thế thì bất kì cái gì xảy ra cứ xảy ra. Con người của Thiền khác toàn bộ với con người của Yoga, và phân biệt này phải được hiểu.
Con người của Yoga là trong kiểm soát chặt chẽ vô cùng. Toàn thể phương pháp luận của Yoga là làm sao kiểm soát được bản thân bạn, làm sao kiểm soát một cách tuyệt đối. Con người của Yoga không thể bị quấy rối bởi vì người đó ở trong kiểm soát hoàn toàn thế. Con người của Thiền không thể bị quấy rối bởi vì không có kiểm soát. Nhưng khác biệt là lớn lao.
Con người của Yoga không trong kiểm soát một cách tuyệt đối, không ai có thể vậy. Có những khả năng khi người đó sẽ đánh mất kiểm soát của mình. Bạn chỉ phải mang ra những khả năng này - người đó sẽ mất kiểm soát, vì mọi kiểm soát đều là tương đối, nó tuỳ vào mức độ nào đó.
Quan sát kiểm soát của bạn: nếu có tờ mười ru pi bạn có thể không lấy cắp nó, nhưng mười nghìn ru pi thì sao? Thế thì bạn cảm thấy xiêu xiêu chút ít. Và mười vạn ru pi? Thế thì bạn bắt đầu nghĩ, thế thì ý tưởng này dường như đáng nghĩ tới. Bạn bắt đầu mơ... mười vạn ru pi sao? Và chỉ vì một lần, và mọi người đang làm nhiều tội lỗi thế, bạn sẽ làm một và chỉ một lần. Và thế rồi bạn có thể cúng dường nửa số tiền này cho nhà thờ hay cho đền chùa. Và điều đó cũng không sai, vì nó không thuộc vào người ăn xin - nó thuộc vào người nào đó rất giầu, và chẳng thành vấn đề với người đó liệu người đó có ít hay nhiều hơn mười vạn. Và ngay chỗ đầu tiên người đó đã bóc lột mọi người để có số tiền này. Giờ bạn đang thu thập năng lượng để làm việc đó! Nhưng nếu nó là mười triệu ru pi thì sao? Thế thì bạn sẽ không nghĩ lần thứ hai: bạn sẽ đơn giản tóm lấy nó và chạy biến.
Có giới hạn chắc chắn cho mọi kiểm soát; bên ngoài điều đó bạn sẽ sụp đổ. Không người nào có thể ở trong kiểm soát tuyệt đối được, vì kiểm soát là thứ phi tự nhiên và không cái gì phi tự nhiên đã bao giờ có thể là tuyệt đối. Chỉ tự nhiên mới có thể là tuyệt đối. Phi tự nhiên phải được duy trì; nó lấy năng lượng, xung đột, vật lộn. Và khi bạn đang kiểm soát bản thân bạn, có ai đó bên trong bạn người chống lại nó - bằng không phỏng có ích gì mà kiểm soát?
Kiểm soát bao giờ cũng chia chẻ bạn: người kiểm soát và người đang bị kiểm soát, đầu chó và đuôi chó. Và đuôi chó đợi cơ hội riêng của nó. Thường xuyên có sủa và chúng liên tục tranh đấu bên trong bạn. Và bạn biết điều đó! Có những khoảnh khắc mà bạn có thể kiểm soát giận của bạn, và có những khoảnh khắc mà bạn không thể kiểm soát được. Có những khoảnh khắc mà bạn có thể kiểm soát được bất kì cái gì, và có những khoảnh khắc bạn không thể kiểm soát được. Đôi khi đầu chó nắm quyền và đôi khi đuôi chó nắm quyền.
Và xung đột tiếp tục và thắng lợi không bao giờ là tuyệt đối. Không ai đã bao giờ thắng việc đó vì kẻ kia vẫn còn đó, có thể mệt mỏi, nghỉ ngơi, chờ đợi đến lượt của nó. Và bất kì khi nào kẻ này đang kiểm soát, kẻ kia đang thu lấy quyền lực bằng việc nghỉ ngơi. Và sao kẻ đang trong kiểm soát là đang làm mất đi quyền lực bởi việc kiểm soát? Vì kiểm soát nghĩa là năng lượng đang bị mất đi, bị tiêu tán. Sớm hay muộn, kẻ kiểm soát trở nên yếu và kẻ bị kiểm soát trở nên mạnh. Và điều này liên tục diễn ra, đây là bánh xe.
Con người của Yoga dường như ở trong kiểm soát lớn, nhưng không thể ở trong kiểm soát tuyệt đối được. Người đó đã kìm nén. Mọi thứ người đó đã kìm nén đều đang chờ đợi ở đó bên dưới người đó như núi lửa - nó sẽ bùng phát. Và khi nó bùng phát, nó sẽ bị ném thành các mảnh mẩu.
Con người của Thiền không thể bị quấy rối - nhưng lí do là khác toàn bộ. Không phải là người đó ở trong kiểm soát tuyệt đối: người đó không thể bị quấy rối bởi vì người đó không có.
Và thế thì một điều nữa cần được hiểu: vì người đó không có, không có phân chia. Người đó chỉ là người tự nhiên. Nhưng bạn mang ý tưởng về kiểm soát từ con người của Yoga, và đó là lí do tại sao con người tự nhiên bao giờ cũng bị hiểu lầm. Chẳng hạn:
Một thầy chết và đệ tử của ông ấy bắt đầu kêu khóc, nước mắt tuôn như mưa, thổn thức. Bản thân đệ tử này được biết tới như người chứng ngộ. Những người khác nói, "Điều này là không phải - ông phải không than vãn chứ, ông phải không khóc chứ. Mọi người sẽ nghĩ gì? Người chứng ngộ mà khóc thì có là phải không?'
Và đệ tử đó nói. "Không có chuyện phải trái ở đây - nếu nước mắt tới, chúng tới. Không có người nào ngăn cản chúng."
Đây là cách nhìn khác toàn bộ - đây là con người tự nhiên.
Và họ nói, "Nhưng ông đã từng nói cho chúng tôi rằng chỉ thân thể chết, thế thì tại sao ông than và khóc vì thân thể chết của thầy? Chỉ thân thể mới chết và thân thể chỉ là vật chất. Nó sẽ chết đi - cát bụi trở về với cát bụi."
Và ông ấy nói, "Các ông đang nói về cái gì vậy? Tôi không khóc vì linh hồn - linh hồn không bao giờ chết, được, cho nên tôi không khóc vì linh hồn! Tôi khóc vì thân thể, vì nó đẹp, đẹp thế. Tôi sẽ không bao giờ có khả năng thấy một người đẹp thế bước đi lần nữa. Tôi sẽ không bao giờ nghe thấy tiếng nói của thầy." Và họ nói, "Nhưng ông phải không bị gắn bó chứ!"
Nhưng ông ấy nói, "Tôi không gắn bó! Chỉ đoá hoa đã héo đi và nước mắt đang trào ra ở mắt tôi - tôi không gắn bó. Những nước mắt này không tới từ gắn bó."
Điều này rất khó hiểu, vì chúng ta chỉ biết nước mắt tới từ gắn bó. Chúng ta đã không biết tới nước mắt tự nhiên - chúng ta đã quên mọi thứ tự nhiên. Chúng ta biết nước mắt của gắn bó; chúng ta không biết nước mắt của hồn nhiên. Thiền nhân là người tự nhiên.
Khi gió thổi,
gió núi gầm rú…
Đây là mô tả của Thiền nhân.
nhưng khi gió không thổi,
nó đơn giản không thổi.
Khi ông ấy cười, ông ấy cười. Khi ông ấy khóc, ông ấy khóc. Nó là hiện tượng đơn giản. Cũng như chim hót, Thiền sư nói; cũng như hoa nở, ông ấy sống. Nhưng cuộc sống của ông ấy không có động cơ tương lai, không có mục đích. Lời của ông ấy không phải là giáo huấn mà là khẳng định của niềm vui - hallelujah! việc mở hội bản thể của ông ấy. Và điều đó nữa khi nó xảy ra thì nó xảy ra. Khi nó không xảy ra, nó không xảy ra.
Đã từng có các Thiền sư người nói cả đời họ, và đã từng có các Thiền sư không bao giờ nói. Đôi khi chuyện xảy ra là bài ca được hát lên bằng lời, và đôi khi chuyện xảy ra là bài ca được hát lên trong im lặng. Nhưng không có người nào làm cái gì đó. Bất kì cái gì đang xảy ra đều đang xảy ra.
Đây là điều được Phật gọi là tự do: không người nào kiểm soát và thao túng, mọi kiểm soát biến mất - tự do được sinh ra. Tự do khỏi cái ta, tự do thực. Tự do vì cái ta là tự do rởm. Yoga cố gắng tự do vì cái ta, còn Thiền không là gì ngoài tự do khỏi cái ta? Thế thì người ta trở thành giống như cây cối, như con vật, như đứa trẻ.
Hiền nhân giống như đứa trẻ, không như người yogi, không như mahatma. Mahatma đang cố gắng liên tục kiểm soát bản thân mình, hết ngày nọ tới ngày kia - kiềm chế, bỏ cái này, tạo cái kia. Toàn thể cuộc sống của ông ta là nỗ lực riêng của ông ta. Và, một cách tự nhiên, cái gọi là các mahatma có vẻ rất mệt mỏi, buồn rầu, tuyệt vọng. Cuộc sống của họ không có phẩm chất của niềm vui. Họ nói về sat chit anand, nhưng cuộc sống của họ không có phẩm chất của vui vẻ.
Thiền nhân có phẩm chất của vui vẻ. Họ không nói về sat chit anand - họ là sat chit anand. Họ là chân lí, họ là phúc lạc, họ là tâm thức.
Một lần Mã Tổ được hỏi, "Tại sao Phật không bao giờ nói về Thượng đế?"
Mã Tổ nói, "Ông ấy bận rộn thế trong sống ngài, đó là lí do tại sao. Ông ấy không nói về Thượng đế vì ông ấy quá bận sống ngài.''
Trạng thái này là trạng thái đơn giản, trạng thái tự nhiên. Bạn không thể ba hoa về điều đó được. Không đứa trẻ nào ba hoa về thời thơ ấu của nó, không hiền nhân nào có thể ba hoa về tính hiền nhân của ông ấy - nó là thời thơ ấu thứ hai. Ông ấy được tái sinh, vòng tròn là đầy đủ. Ông ấy đã thấy thế giới, ông ấy đã thấy những cách thức của thế giới, ông ấy đã thấy mọi khổ của nó, ông ấy đã trở nên trí huệ. Bây giờ ham muốn không còn lôi ông ấy đi xa khỏi thực tại. Ông ấy đơn giản sống. Cảm thấy đói, ông ấy ăn; cảm thấy buồn ngủ, ông ấy ngủ. Ông ấy liên tục làm những điều nhỏ bé của cuộc sống, nhưng ông ấy trở thành không ai cả một cách tuyệt đối.
Mặc dầu nó không có cầu,
mây vẫn trèo lên trời;
nó không hỏi xin giúp đỡ
của kinh phật Gautama.
Và khi bạn trở nên tự nhiên, tự phát, đơn giản, bạn bắt đầu vươn lên - theo cách riêng của bạn. Bạn không cần hỏi xin giúp đỡ từ Phật Gautama. Không giúp đỡ nào được cần.
Mặc dầu nó không có cầu,
mây vẫn trèo lên trời;
nó không hỏi xin giúp đỡ
của kinh phật Gautama.
Không có nhu cầu phải có bất kì hướng dẫn nào. Nếu bạn đơn giản, thế thì tính đơn giản là đủ. Nếu bạn là tự nhiên, thế thì tính tự nhiên đó là đủ. Nếu bạn không tự nhiên, bạn sẽ cần sự giúp đỡ của thầy. Và thầy sẽ không cho bạn bất kì cái gì - thầy sẽ đơn giản lấy đi mọi thứ là giả trong bạn, mọi thứ là không đích thực trong bạn.
Thầy, thầy thực, đơn giản ném bạn trở lại tính tự nhiên hoàn toàn riêng của bạn. Thầy không làm bạn thành kẻ thành đạt. Thầy không cho bạn những giấc mơ lớn mà bạn phải trở thành cái này và bạn phải trở thành cái kia. Thầy đơn giản nói: Ông thảnh thơi đi. Ông ở trong buông bỏ đi. Ông hiện hữu đi - đừng trở thành.
Đây là thông điệp cơ bản riêng của Phật: là ánh sáng lên bản thân ông. Nếu bạn không là vậy, thế thì bạn cần sự giúp đỡ của thầy, chỉ trong lúc này. Nhưng giúp đỡ của thầy là gì? Thầy ném bạn trở lại bản thân bạn; thầy liên tục ném bạn trở lại bản thân bạn. Bạn muốn bám lấy thầy và thầy liên tục ném bạn trở lại.
Thầy thực không cho phép bạn bám lấy thầy. Thầy giúp bạn gỡ bám ra, vì gỡ bám là trưởng thành, bám víu là ấu trĩ. Và nhớ lấy: là trẻ con là một điều, ấu trĩ là điều hoàn toàn khác. Là trẻ con nghĩa là trở thành hiền nhân; là ấu trĩ nghĩa là vẫn còn bám víu, chưa trưởng thành.
Gợn sóng xuất hiện
trên nước không tù đọng
của giếng không được đào,
khi người vô hình dạng, vô thân thể
kéo nước lên từ nó.
Và đây là điệp khúc thường xuyên của Phật, rằng tất cả đều là mơ. Không cái gì đã bao giờ xảy ra và không cái gì bao giờ sẽ xảy ra. Nhưng tâm trí sống trong hi vọng và qua hi vọng; nó liên tục suy nghĩ rằng cái gì đó sắp xảy ra. Không cái gì bao giờ xảy ra. Tất cả đều hiện hữu. Do đó thầy nhắc đệ tử về bữa sáng.
Tất cả đều hiện hữu. Bạn phải được thường xuyên nhắc nhở về điều đó, bởi vì bạn liên tục chạy xa khỏi nó. Mọi việc đi đều là mơ - dù bạn đi vì tiền hay vì Thượng đế không thành vấn đề. Dù bạn nghĩ về thân thể hay về linh hồn không thành vấn đề. Dù bạn muốn trở nên rất giầu, rất nổi tiếng, hay được chứng ngộ, không thành vấn đề. Tất cả đều là mơ. Việc trở thành là mơ.
Nhìn vào bên trong cái mà bạn đang là vậy đi, và đừng liên tục tìm cái mà bạn muốn vậy. Hi vọng là bí mật của tâm trí; tâm trí sống qua hi vọng, nuôi dưỡng bản thân nó qua hi vọng. Một khi bạn thôi hi vọng, một khi bạn thảnh thơi và bạn để hi vọng biến mất, đột nhiên bạn thức tỉnh tới chân lí - chân lí của bản thể bạn, chân lí của toàn thể sự tồn tại.
Gợn sóng xuất hiện
trên nước không tù đọng
của giếng không được đào…
Cuộc sống của bạn là vậy đấy. Bạn đã không thấy đi thấy lại trong mơ của bạn sao? Hồ có đó và gợn sóng xuất hiện, và chiếc thuyền, và bạn đang đi trên thuyền - và không có hồ và không có gợn sóng và không có thuyền và không có cả khách lữ hành. Và đến sáng bạn thấy bản thân bạn chỉ nằm trong giường - đã không có hồ, không nước, không thuyền, không cái gì cả. Nhưng tất cả đã xảy ra.
Để tôi nhắc lại cho bạn giấc mơ nổi tiếng của Trang Tử:
Một đêm ông ấy mơ rằng ông ấy đã biến thành con bướm. Sáng hôm sau, ngồi giữa những người đi theo, ông ấy bắt đầu cười như điên. Và một đệ tử hỏi, "Có chuyện gì vậy? Chúng tôi chưa bao giờ thấy thầy cười như điên thế."
Ông ấy nói, "Có rắc rối thế, và ta nghĩ rằng ta sẽ chẳng bao giờ có khả năng giải được nó. Ta đã rơi vào điều khó hiểu lớn."
Họ nói, "Cứ kể lại cho chúng tôi đi - có thể chúng tôi giúp được gì chăng."
Và Trang Tử nói, "Đêm qua ta đã mơ rằng ta đã trở thành bướm."
Thế là họ nói, "Nhưng đó đâu có là điều khó hiểu lớn. Tất cả chúng tôi đều mơ, và chúng tôi biết nó là mơ."
Trang Tử nói, "Đấy không phải là vấn đề. Bây giờ vấn đề nảy sinh: có thể là bây giờ bướm đã rơi vào giấc ngủ say và đang mơ rằng nó đã trở thành Trang Tử." Giờ ai là đúng? Liệu Trang Tử đã mơ đúng rằng ông ấy là bướm, hay bướm đang mơ đúng rằng nó là Trang Tử? "Và ta là ai? Ta chỉ là giấc mơ trong tâm trí của bướm chăng? Vì nếu Trang Tử có thể trở thành bướm trong mơ, thế thì tại sao bướm không thể trở thành Trang Tử trong mơ?"
Cứ nghĩ về bướm đang đậu dưới bóng cây lấy giấc ngủ trưa ngon lành, và đang mơ rằng chúng là sannyasins... trong bồ đồ mầu cam, đang thiền, làm Vipassana, đang nghĩ tới những điều lớn lao. Và bạn cũng sẽ bị phân vân - có lẽ Trang Tử là đúng.
Ai là thực? Bướm đang mơ về Trang Tử? Trang Tử đang mơ về bướm?
Câu trả lời của Phật là chẳng cái nào là thực cả - chỉ người đã trở nên nhận biết về vấn đề, người đó là thực. Và người đó không là cả hai; người đó không là Trang Tử không là bướm. Người đó, tấm gương để những mơ này được phản chiếu, màn ảnh trên đó những vở kịch này được diễn... việc chứng kiến đó.
Tâm trí:
Vì thực sự không có
cái gì như tâm trí,
nó sẽ được chứng ngộ
với việc chứng ngộ nào?
Và bây giờ tới một trong những lời kinh có ý nghĩa nhất, và chỉ những người đã đi theo lời kinh này mãi cho tới giờ mới có khả năng hiểu được nó. Bây giờ Nhất Hưu đánh mạnh. Ông ấy nói:
Tâm trí:
Vì thực sự không có
cái gì như tâm trí…
Vì tâm trí không có nghĩa gì ngoài mọi quá trình mơ. Bạn gọi tâm trí là tâm trí duy vật vì người đó mơ về tiền; và bạn gọi tâm trí là tâm trí tâm linh vì người đó mơ về tỏ ngộ - nhưng tâm trí là việc mơ, tâm trí sống trong mơ. Nó nghĩ về cái xa xôi, về cái xa xăm. Nó sống trong tưởng tượng và trong kí ức; cả hai đều là một phần của tưởng tượng. Nó không bao giờ đi tới thực tại; thực tại là quá nhiều cho nó. Đối diện, đương đầu với thực tại nó tan ra và biến mất như giọt sương biến mất trong ánh mặt trời buổi sáng. Bất kì khi nào tâm trí đi tới ở đây bây giờ, tới bữa sáng, đột nhiên nó bay hơi.
Thử nó mà xem: ăn sáng, cứ ăn sáng và không nghĩ về Thượng đế và Quỉ và tiền và đàn bà và đàn ông, và yêu và cả nghìn thứ khác - không nghĩ. Chỉ ăn bữa sáng, chỉ ở đó, ở đó một cách toàn bộ - trong nó. Không đi đây đó. Hoàn toàn hiện diện. Và tâm trí ở đâu? Bạn sẽ không tìm thấy tâm trí.
Tâm trí chưa bao giờ được tìm thấy. Những người đã nhìn, họ bao giờ cũng thấy không có tâm trí.
Tâm trí:
Vì thực sự không có
cái gì như tâm trí,
nó sẽ được chứng ngộ
với việc chứng ngộ nào?
Và thế thì câu hỏi nảy sinh: Nếu không có tâm trí, thế thì tại sao có việc nói này về chứng ngộ? Nếu không có tâm trí, ở đó - không có gì để trở nên được chứng ngộ, không ai để trở nên được chứng ngộ. Nếu không có tâm trí, không ảo tưởng, thế thì làm sao thoát ra khỏi ảo tưởng? Nếu không có tâm trí, thế thì làm sao trở thành cái gì đó mà ở bên ngoài tâm trí? Nếu tâm trí không tồn tại, thế thì phỏng có ích gì mà nói rằng người ta phải đạt tới vô trí?
Tâm trí trong bản thân nó là không hiện hữu... người ta không thể nói được về chứng ngộ thêm chút nào nữa. Nhưng thực ra, đây là chứng ngộ. Chứng ngộ không phải là thoát ra ngoài tâm trí: chứng ngộ là thấy rằng tâm trí không tồn tại - thế thì bạn đột nhiên được chứng ngộ. Thế thì bạn là phật.
Có một chuyện nổi tiếng về học sĩ Nho giáo đi tìm chứng ngộ từ một Thiền sư. Môn sinh thường phàn nàn rằng bản mô tả của thầy là không đầy đủ theo cách nào đó, rằng thầy giữ lại manh mối quan trọng nào đó. Thầy cam đoan với anh ta rằng thầy đã không giữ lại cái gì với anh ta. Môn sinh cứ khăng khăng rằng có cái gì đó mà thầy đã giữ lại đối với anh ta. Thầy thì khăng khăng rằng thầy đã không giữ lại cái gì với anh ta.
Về sau, hai người bước đi cùng nhau trên con đường núi. Đột nhiên thầy nói, "Ông có ngửi thấy mùi nguyệt quế núi không?' Môn sinh nói, "Có ạ!"
Thầy nói, "Thấy đấy! Ta không giữ lại cái gì với ông cả."
Một câu chuyện kì lạ, nhưng cực kì quan trọng. Thầy đang nói gì? Mùi của nguyệt quế... Thầy nói với đệ tử, "Ông có ngửi thấy mùi nguyệt quế núi không?" Họ bao giờ cũng bàn tới điều ngay tức khắc: tới bữa sáng, tới nguyệt quế núi. Họ không bận tâm về những thứ triết lí. Và đệ tử này ngửi và anh ta nói, "Có ạ!"
Và thầy nói, "Thấy đấy! ta không giữ lại cái gì với ông cả. Cũng như ông có thể ngửi thấy mùi nguyệt quế núi, vậy ông có thể ngửi mùi Phật tính ngay bây giờ, chính khoảnh khắc này. Nó là trong nguyệt quế núi. Nó là trên con đường núi này. Nó là trong con chim, nó là trong mặt trời. Nó là trong ta, nó là trong ông. Ông đang nói tới chìa khoá và manh mối nào vậy? Ông đang nói về bí mật nào vậy?"
Thiền không có bí mật nào được nói ra. Thiền toàn là tính mở. Thiền không phải là nắm tay: nó là bàn tay xoè. Nó không có ý thức hệ bí truyền. Nó rất đời thường, rất trần tục, rất đơn giản. Nếu bạn bỏ lỡ, điều đó đơn giản chứng tỏ rằng bạn có tâm trí rất phức tạp. Nếu bạn bỏ lỡ, điều đó đơn giản có nghĩa là bạn đã từng tìm các ý thức hệ phức tạp, và Thiền đơn giản lôi bạn trở lại thực tại, về bữa sáng, về nguyệt quế núi. Về tiếng chim hót này. Đây là tiếng gọi của Phật! Về với im lặng hoàn toàn này - đây là sự hiện diện của Phật. Giao cảm này giữa tôi và bạn. Khoảnh khắc này khi tôi không hiện hữu và bạn không hiện hữu. Mọi thứ đều mở, mọi thứ đều sẵn có.
Ai đó hỏi một Thiền sư, "Bản tính tối thượng của thực tại là gì?”
Thầy đáp, "Hỏi cái cột ở đằng kia!"
Người này đáp ứng, "Thưa thầy, tôi không hiểu!"
Thầy nói, "Ta cũng chẳng hiểu."
Đó không phải là câu hỏi của hiểu biết. Hoặc bạn thấy nó hoặc bạn không thấy nó. Hoặc nó có đó, được cảm, được thấy, được nhận ra, hoặc bạn đã bỏ lỡ. Nó đơn giản thế. Không có phức tạp trong nó. Thầy nói, "Hỏi cái cột ở đằng kia!"
Chính điều rất tự nhiên là đệ tử này nói, "Thưa thầy, tôi không hiểu - làm sao cái cột kia sẽ trả lời cho tôi được?" vì anh ta đã hỏi một câu hỏi lớn nhất: bản tính tối thượng của thực tại là gì? Và do đó anh ta nói, "thưa thầy, tôi không hiểu." Và thầy nói, "Ta cũng chẳng hiểu."
Không có gì để hiểu và không có ai để hiểu. Mọi thứ đơn giản hiện hữu! Việc hiểu tạo ra vấn đề. Bạn nghĩ bạn không hiểu cho nên bạn phải hiểu - thế thì việc hiểu tạo ra vấn đề mới, và thế rồi bạn giải chúng và giải pháp của bạn lại tạo ra nhiều vấn đề mới hơn... và nó cứ tiếp diễn thế mãi. Một câu trả lời tạo ra mười câu hỏi, và nó là việc thoái lui vô tận.
Không cái gì phải được hiểu! Cuộc sống phải được sống, không được hiểu. Các bạn là chư phật, và các cái cột cũng vậy.
Một lần khác chuyện xảy ra - cùng thầy này đã hỏi han một đệ tử, "Ông đã tới rất muộn. Ông đã ở đâu cả ngày này?"
Anh ta nói, "Có trận đấu cưỡi ngựa đánh bóng. Một trận đấu lớn diễn ra và tôi trở nên quan tâm. Tôi xem." Thầy hỏi, "Người chơi chắc mệt?"
Và anh ta nói, "Vâng, đến cuối họ rất mệt."
"Và ngựa cũng mệt chứ?"
Và đệ tử này nói, "Vâng, ngựa cũng mệt."
Và thầy nói, "Thế còn các cột? Cột mệt chứ?"
Và đệ tử này đâm phân vân - làm sao cột có thể mệt được.
Anh ta nói, "Thưa thầy, xin cho tôi chút thời gian để nghĩ." Và anh ta suy ngẫm về nó cả đêm, và chỉ đến sáng, khi mặt trời mọc anh ta mới hiểu được vấn đề.
Anh ta chạy xô tới phòng thầy và anh ta nói, "Vâng, thưa thầy - chúng mệt."
Và thầy nói, "Vậy là ông đã thấy ra vấn đề."
Tất cả là một, cho nên nếu người chơi mệt, ngựa mệt, cột phải đã trở nên mệt. Tất cả là một. Không cái gì tách rời. Chúng ta không phải là đảo. Cho nên đá và sao, tất cả đều được nối với nhau.
Và mọi thứ đều được nối trong khoảnh khắc này, đang tham gia vào khoảnh khắc này. Nếu bạn trở thành chính khoảnh khắc này, mọi thứ đều được đạt tới. Không có chứng ngộ khác.

Thiền là cách về nhà - và là cách đơn giản nhất và là cách tự nhiên nhất.

0 Đánh giá

Ads Belove Post