Chương 1. Trở về từ đường rò

Chương 1. Trở về từ đường rò

Price:

Read more

Coi nó là dễ (Tập 1) - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 1. Trở về từ đường rò

Nghỉ trên đường quay lại

từ con đường rò
tới đường không bao giờ rò;
nếu trời mưa, để nó mưa;
nếu trời gió, để nó gió.
Cái ngã của ta từ lâu trước đây,
không tồn tại trong tự nhiên;
không đâu mà đi khi chết,
không cái gì chút nào.
Khi được hỏi, ông ấy trả lời;
không câu hỏi, không trả lời;
thế rồi thầy Daikaku
Phải đã không có gì
trong tâm trí.
Tâm trí chúng ta -
Vô chung,
vô thuỷ,
mặc dầu nó được sinh, mặc dầu nó chết -
Điều tinh tuý của cái trống rỗng!
Mọi tội phạm phải
trong ba thế giới
sẽ nhạt nhoà và biến mất
cùng với bản thân ta.
Tôn giáo là phi hợp lí - bởi phi hợp lí và vì phi hợp lí. Lí trí không thể chứa được nó; lí trí là nhỏ thế.
Tôn giáo là bầu trời bao la của sự tồn tại. Lí trí là hiện tượng con người tí hon. Lí trí phải bị mất đi, phải bị bỏ đi. Chỉ bằng việc đi ra ngoài tâm trí người ta mới bắt đầu hiểu cái gì có đấy. Đó là thay đổi triệt để. Không triết lí nào có thể đem tới thay đổi triệt để đó - duy nhất tôn giáo.
Tôn giáo là phi triết lí, phản triết lí, và Thiền là dạng thuần khiết nhất của tôn giáo. Thiền là chính tinh hoa của tôn giáo. Do đó nó là phi lí, nó là ngớ ngẩn. Nếu bạn cố hiểu nó một cách logic bạn sẽ bị hoang mang. Nó chỉ có thể được hiểu một cách phi logic. Nó phải được tiếp cận trong thông cảm và yêu sâu sắc. Bạn không thể tiếp cận tới Thiền qua các khái niệm kinh nghiệm, khoa học, mang tính đối thể. Tất cả chúng đều phải bị bỏ đi.
Nó là hiện tượng tâm. Bạn phải cảm thấy nó thay vì nghĩ nó. Bạn phải là nó để biết nó. Hiện hữu là biết. Và không có việc biết khác.
Đó là lí do tại sao tôn giáo đã chọn một loại ngôn ngữ khác. Tôn giáo phải nói trong ngụ ngôn, trong thơ ca, trong biểu dụ, trong huyền thoại. Đó là những cách gián tiếp để hướng dẫn tới chân lí - chỉ hướng dẫn tới chân lí thôi, không chỉ thẳng; chỉ thì thào, không la to. Nó tới với bạn trong mối quan hệ sâu sắc.
Những bài thơ nhỏ này của Thiền sư, Nhất Hưu, có tầm quan trọng mênh mông. Chúng không là thơ lớn, nhớ lấy, vì đó không phải là mối quan tâm. Thơ đã được dùng như phương cách, để cho tâm bạn có thể bị khuấy động. Thơ không phải là mục đích. Nhất Hưu không quan tâm tới việc tạo ra thơ lớn; ông ấy không thực là nhà thơ, ông ấy là nhà huyền bí. Nhưng thay vì nói văn xuôi, ông ấy nói thơ ca - vì lí do nào đó.
Lí do là: thơ có cách chỉ dẫn gián tiếp tới mọi thứ. Thơ mang nữ tính. Văn xuôi mang nam tính. Văn xuôi, chính cấu trúc của nó, là logic; thơ về căn bản phi logic. Văn xuôi phải rõ ràng; thơ phải mơ hồ - đó là cái đẹp của nó, phẩm chất của nó. Văn xuôi đơn giản nói điều nó nói; thơ nói nhiều thứ. Văn xuôi được cần trong thế giới hàng ngày, trong bãi chợ. Nhưng bất kì khi nào cái gì đó của tâm phải được nói ra, văn xuôi bao giờ cũng bị thấy là không thích hợp - người ta phải rơi lại vào thơ ca.
Có hai cách diễn đạt trong ngôn ngữ. Từng ngôn ngữ đều bao gồm hai cách diễn đạt: một cách là văn xuôi, cách kia là thơ ca. Văn xuôi đã trở thành chi phối vì nó là tiện ích. Thơ ca đã biến mất dần dần vì nó không có tiện ích. Nó được cần tới chỉ khi bạn trong yêu. Nó được cần tới chỉ khi bạn đang nói về yêu, chết, lời cầu nguyện, chân lí, Thượng đế - nhưng chúng không phải là hàng hoá. Chúng không bán được ở bãi chợ, chúng cũng không được mua.
Thế giới của chúng ta, dần dần, dần dần đã trở thành tuyến tính. Cách diễn đạt kia, cách diễn đạt sâu hơn, đã mất nghĩa của nó với chúng ta. Và bởi vì việc biến mất của cách diễn đạt thứ hai, cách diễn đạt của thơ ca, con người đã trở nên rất nghèo - vì mọi giầu có đều là của tâm. Tâm trí rất nghèo này, tâm trí là kẻ ăn xin. Tâm trí sống qua điều tầm thường. Tâm là lối mở tới những thứ sâu sắc của sự sống, tới chiều sâu của sự tồn tại, tới điều huyền bí của càn khôn.
Nhớ điều này có hai cách diễn đạt trong ngôn ngữ, hai cách nói, hai mức độ sử dụng ngôn ngữ. Có cách diễn đạt chân lí, khái niệm và công thức rõ ràng, cách diễn đạt của logic thuần tuý, thông tin đối thể, khoa học chính xác. Nhưng đó không phải là cách diễn đạt của tâm, và đó không phải là cách diễn đạt của yêu, và đó không phải là cách diễn đạt của tôn giáo.
Khoa học và tôn giáo là đối lập đối xứng. Chúng thuộc vào các chiều hướng khác nhau của sự tồn tại. Chúng không chờm lấp lên nền tảng của nhau, các lĩnh vực của nhau. Chúng đơn giản không bao giờ gặp nhau! Chúng không bắt chéo nhau. Và tâm trí hiện đại đã được huấn luyện về khoa học, do đó tôn giáo đã trở thành gần như lạc hậu, của quá khứ. Dường như là không có tương lai cho tôn giáo.
Sigmund Freud đã tuyên bố rằng không có tương lai cho ảo tưởng có tên tôn giáo. Nhưng nếu không có tương lai cho tôn giáo, cũng không có tương lai cho con người. Khoa học sẽ phá huỷ nhân loại - vì nhân loại có thể sống chỉ qua tính thơ ca, tính biểu dụ. Sự sống thu lấy ý nghĩa chỉ qua tâm. Con người không thể sống bằng một mình tâm trí được. Con người không thể sống bằng một mình tính toán, toán học. Toán học có thể phục vụ, nhưng không thể là người chủ. Cái đầu chỉ có thể là người phục vụ, và như người phục vụ nó là rất hữu dụng; nhưng khi nó giả vờ trở thành người chủ, nó là nguy hiểm, nó gây tác hại.
Cách diễn đạt của khoa học đối thể sống trong thế giới các sự kiện. Mọi thứ như chúng vậy; bạn nói điều bạn ngụ ý, chính xác như bạn có thể nói, và một cách rõ ràng. Thế thì việc nói đang giải mật câu đố, định nghĩa, mô tả các giới hạn - cái này là cái này, không là cái kia. Nó là nước, không phải hơi và không phải băng. Ở đây là ở đây, không ở kia. Một là một, hai bằng hai, chết là chết. Đây là thế giới sự kiện - đờ đẫn và chết, cũ rích và tù đọng.
Không thể nào sống chỉ trong thế giới các sự kiện, vì thế thì bạn sẽ không bao giờ có khả năng thảnh thơi. Thực ra, là vô nghĩa để sống trong thế giới sự kiện - bạn sẽ có được nghĩa từ đâu? Bạn sẽ có được giá trị từ đâu? Thế thì hoa hồng không có cái đẹp; nó chỉ là một sự kiện thực vật. Thế thì yêu không có vẻ huy hoàng; nó chỉ là sự kiện sinh học.
Làm sao người ta có thể sống trong sự kiện được? Sống trong sự kiện, sự sống bắt đầu trở nên vô nghĩa. Không phải ngẫu nhiên mà tâm trí triết lí hiện đại đang liên tục nói vể cái vô nghĩa. Chúng ta đã tạo ra nó bằng việc quyết định sống chỉ trong một cách diễn đạt - cách diễn đạt văn xuôi.
Điều tốt là chúng ta có cách diễn đạt này, cách diễn đạt các sự kiện, cách diễn đạt văn xuôi. Thế giới của chúng ta không thể diễn đạt được mà không có nó, đúng. Nó được cần, nhưng nó không thể là mục đích của sự sống. Nó chỉ có thể phục vụ. Nhưng chúng ta chưa bao giờ dùng nó khi chúng ta muốn rót tâm mình ra và nói cái là thực sự trong chúng ta, ẩn kín và gần như không thể nào gọi tên được.
Con người chắc chắn nghèo nàn nếu con người đã không cảm thấy sự không thích hợp của cách diễn đạt thông thường. Nếu có ai đó không may tới mức người đó đã không cảm thấy sự không thích hợp của cách diễn đạt bình thường, điều đó đơn giản chỉ ra người đó chưa bao giờ cảm thấy yêu, người đó chưa bao giờ cảm thấy bất kì khoảnh khắc thiền nào, người đó đã không biết tới cực lạc. Nhịp tim người đó không còn nữa; người đó chỉ là cái xác. Người đó sống và vậy mà không sống. Người đó di chuyển, bước đi, nhưng mọi cử chỉ của người đó là trống rỗng; chúng không chứa cái gì.
Nếu một người đã không cảm thấy sự không thích hợp của cách diễn đạt văn xuôi - cách diễn đạt kinh nghiệm, cách diễn đạt sự kiện, toán học - điều đó đơn giản chỉ ra rằng người đó đã không trải nghiệm bất kì điều bí ẩn nào của sự sống, rằng người đó đã không sống thực. Bằng không, làm sao bạn có thể tránh được điều bí ẩn? Rằng người đó chưa bao giờ thấy trăng tròn trong đêm; rằng người đó chưa bao giờ thấy cái đẹp và vẻ huy hoàng của đôi mắt con người. Rằng người đó chưa bao giờ cười, rằng người đó chưa bao giờ khóc; rằng người đó không biết nước mắt có ý nghĩa gì. Rằng người đó là robot. Người đó không phải là người, người đó không phải là con người - người đó không thuộc con người. Người đó chỉ là cái máy. Người đó làm việc, người đó kiếm sống, và thế rồi người đó chết. Người đó sinh sản và thế rồi người đó chết. Nhưng vô ích - người đó không thể nói được tại sao người đó đã sống ngay chỗ đầu tiên.
Đúng là loại diễn đạt này được cần tới, nó là một nhu cầu, nhưng cho dù mọi nhu cầu được đáp ứng, nhu cầu tối thượng vẫn còn không được đáp ứng bởi nó - nhu cầu mở hội, nhu cầu hân hoan; nhu cầu có đối thoại với các ngôi sao và đại dương và cát; nhu cầu cầm tay, nhu cầu rơi vào yêu, nhu cầu múa và hát. Cách diễn đạt bình thường không thể đáp ứng được cho nhu cầu tối thượng đó, và nhu cầu tối thượng đó là điều đặc thù trong nhân loại.
Con người là con người chỉ chừng nào người đó sống trong nhu cầu tối thượng.
Trong các vấn đề về yêu và chết và Thượng đế và con người, cách diễn đạt thứ nhất là không chỉ không thích hợp mà còn nguy hiểm nữa. Nếu bạn dùng loại diễn đạt thứ nhất cho mối quan tâm tối thượng về cuộc sống, dần dần chính cách diễn đạt của bạn sẽ phá huỷ chúng. Đó là cách chúng ta đã phá huỷ Thượng đế. Đó là cách chúng ta đã phá huỷ mọi cái là đẹp và có ý nghĩa. Dùng cách diễn đạt sai và sớm hay muộn bạn sẽ bị sập bẫy bởi cách diễn đạt sai, vì tâm trí bạn sống qua ngôn ngữ. Bạn chỉ biết cái tới trong ngôn ngữ của bạn; bạn chỉ biết cái mà bạn có thể nghĩ rõ ràng tới.
Nếu bạn đã bỏ thế giới mênh mang của trái tim, thế giới mênh mang của tình cảm, cảm giác, xúc động, thế thì một cách tự nhiên bạn bị đóng với Thượng đế. Và thế thì nếu bạn nói Thượng đế chết rồi, điều đó dường như là tuyệt đối đúng. Không phải là Thượng đế chết đâu - chỉ bạn chết khi hướng tới Thượng đế thôi. Sống động hướng tới Thượng đế là đi vào trong thơ ca. Thơ ca là cầu vồng giữa con người và Thượng đế, giữa con người như tâm trí và Thượng đế như điều bí ẩn. Đó là lối mở, cánh cửa, ngưỡng cửa.
Bạn đã bao giờ thấy Khajuraho, Konarak, hay các ngôi đền đẹp khác của Ấn Độ chưa? Trong kinh sách cổ có nói rằng trên từng ngưỡng cửa của đền đều phải có một bức tượng, một bức điêu khắc về những người yêu. Điều đó là rất lạ. Những kinh sách đó không đặc biệt nói tại sao; chúng đơn giản đề cập tới điều đó dành cho kiến trúc sư, rằng đó là điều phải có. Trên từng ngưỡng cửa của đền, trên cửa ra vào, phải có ít nhất một đôi đang trong maithun - trong cực thích, trong yêu sâu sắc, các chi của họ xoắn vào nhau, trong cực lạc lớn.
Tại sao lại trên cửa ra vào? Vì chừng nào bạn chưa biết yêu, bạn không thể biết chiếc cầu giữa con người và Thượng đế. Và cánh cửa là biểu tượng: cửa là ngưỡng giữa thế giới của tâm trí và thế giới của vô trí. Chính yêu bắc cầu từ thế giới của tâm trí sang vô trí. Chính là chỉ qua yêu mà chúng ta đi tới biết những điều bí ẩn cực thích của sự sống.
Điều đó rất có ý nghĩa - mặc dầu nhiều ngôi đền không được xây dựng theo cách đó. Mọi người đã từng né tránh nó. Họ quá đạo đức và ngu xuẩn. Nhưng phong tục tập quán cổ đại có ý nghĩa lớn lao: chỉ yêu mới có thể là ngưỡng cửa, vì chỉ yêu mới làm cho thơ ca của bạn sống động.
Nếu bạn dùng chỉ cách diễn đạt thứ nhất, bạn sẽ phá huỷ cái gì đó rất tinh tế trong bạn. Bạn sẽ trở nên ngày càng quen với đá và ngày càng ít nhận biết về hoa.
Nhưng có cách diễn đạt thứ hai, sâu bên dưới cách diễn đạt thứ nhất, như một cấu trúc cổ hơn nhiều bao quanh cách thứ nhất. Nó là cách diễn đạt về điều không thể thực sự được nói ra. Vâng, thơ ca là cách diễn đạt cho điều thực sự không thể được nói ra. Dầu vậy nó phải được nói. Có sự khẩn thiết để nói nó - và thơ ca là cách diễn đạt cho điều không thể được nói.
Cái mà có thể được nói ra thì có thể được nói qua văn xuôi. Làm sao bạn sẽ nói điều mà không thể được nói ra nếu bạn không có thơ ca? Nó là cách diễn đạt của điều không thể thực sự được nói ra, cách diễn đạt đó mà bạn nói vậy vì không phải im lặng hoàn toàn, cách diễn đạt của xúc động và cực lạc.
Những bài thơ nhỏ này của Nhất Hưu có thể không có tính thơ ca lắm- thực ra, R. H. Blyth, khi viết về những bài thơ này của Nhất Hưu, nói: "Những bài thơ nhỏ của Nhất Hưu không có giá trị thơ ca lớn, vậy mà chúng phác hoạ cho chúng ta về con người có sự chân thành sâu sắc, có lẽ quá thành thực thì không là nhà thơ trữ tình lớn." Chủ định không phải là thơ. Chủ định là để truyền đạt cái gì đó mà không thể được được truyền đạt qua cách nói thường. Thơ ca được dùng như phương tiện, nhớ điều đó. Đừng nghĩ dưới dạng văn học: nghĩ dưới dạng cực lạc đi.
Và đôi khi cực lạc có thể được diễn đạt qua những lời nhỏ. Mới hôm nọ tôi có đọc William Samuel. Ông ấy viết:
Suy ngẫm về điều bí ẩn của trao đổi suốt một ngày ở vùng núi miền quê hoang vắng của tôi, tôi đã chứng kiến việc sum vầy hạnh phúc của người bố và đứa con trai năm tuổi bị lạc trong rừng trong nhiều giờ. Tôi biết cậu bé đã được tìm thấy - và tôi biết tôi biết - nhưng mặc dầu việc biết tích cực này, tôi vẫn không thể nào làm dịu đi nỗi sợ của người bố hay đưa ông ấy tới việc hiểu chân lí tôi đã thấy. Thế rồi, ngay cả tôi cũng tự hỏi - ngay cả tôi cũng đã hỏi về tính không có khả năng trao đổi này khi điều dường như là quan trọng thế là làm điều đó - tôi đã thấy cậu bé và người bố tìm được lẫn nhau.
Ôi, sum họp mừng thế! Đứa bé nhếch nhác chân trần chạy ra khỏi rừng hét lên với mọi sức mạnh của nó, "Bố ơi! Bố ơi!" và tôi thấy người bố, đang thổn thức không ngượng ngùng, giang tay ôm đứa trẻ. Mọi điều ông ấy có thể nói là, "Trời! Lạy trời!" lặp đi lặp lại. "Trời! Lạy trời!"
Có những khoảnh khắc khi cái gì đó phải được nói ra và không cái gì có thể được nói. Có những khoảnh khắc khi nước mắt nói nhiều hơn lời. Có những khoảnh khắc khi tiếng cười nói nhiều hơn lời. Có những khoảnh khắc khi cử chỉ nói nhiều hơn lời nhiều. Có những khoảnh khắc khi im lặng nói nhiều hơn lời. Mọi tiếng cười, mọi nước mắt, mọi cử chỉ, im lặng, chúng đều được chứa trong cách diễn đạt thứ hai - cách diễn đạt của thơ ca.
William Samuel cũng viết:
Một lần ở Trung Quốc, tôi được trao cho một bài thơ đơn giản để đọc và thế rồi để đưa ra cách diễn giải của tôi. Tôi đã sẵn sàng cho câu trả lời ngay lập tức nhưng được thông báo rằng tôi có hai mươi tám ngày để nghĩ về nó. "Sao lâu thế?" tôi hỏi, với sự nóng lòng thông thường của người phương Tây. "Vì chẳng cái gì đã được đọc một lần chừng nào nó còn chưa được đọc mười hai lần," là câu trả lời. "Đọc và đọc lại đi."
Tôi đã đọc lại. Mười hai lần mười hai để làm mười hai việc đọc - và tôi nghe thấy giai điệu mà tôi đã không thể nghe được nếu không làm như vậy. Kể từ đó tôi đã biết tại sao những dòng nào đó trong Kinh Thánh, hay bất kì cuốn sách nào khác, đã từng được đọc vô hạn lần rồi một ngày nào đó, chỉ với một lần đọc nữa, đột nhiên lấy ý nghĩa mới lớn lao.
Đó là toàn thể bí mật của các mật chú. Mật chú là bài thơ được cô đọng lại; nó là thơ tinh tuý. Chỉ bằng việc đọc nó, bạn không thể hiểu được nó. Không phải là bạn không hiểu về trí tuệ - nó là đơn giản, nghĩa là rõ ràng - nhưng nghĩa rõ ràng không phải là nghĩa thực. Nghĩa rõ ràng tới từ cách diễn đạt thứ nhất, và nghĩa ẩn sẽ phải chờ đợi. Bạn sẽ phải lặp lại nó trong yêu sâu sắc, trong tâm trạng cầu nguyện lớn lao... đôi khi nó sẽ bất thần bùng phát từ vô thức riêng của bạn, nó sẽ được hiển lộ ra cho bạn. Giai điệu sẽ được nghe thấy. Giai điệu đó là nghĩa - không phải là nghĩa mà bạn đã giải mã từ việc đọc lần đầu, việc đọc đầu tiên. Và người ta không bao giờ biết được khi nào điều đó xảy ra.
Do đó, ở phương Đông, mọi người đã từng nhẩm đọc Koran, Bhagavadgita, Dhammapada; họ liên tục nhẩm đọc. Mọi ngày, sáng và tối, họ liên tục nhẩm đọc. Họ nhẩm đọc nhiều lần nhất có thể được. Họ thậm chí không giỏi đếm; phỏng có ích gì mà đếm? Nhưng với từng lần nhẩm đọc, cái gì đó đi sâu hơn vào trong bạn, thói quen được làm sâu thêm. Và một ngày nào đó giai điệu được nghe thấy.
Khi bạn đã nghe thấy giai điệu này, bạn đã đi tới biết mật chú thật. Bạn đã vớ được tầng ẩn thứ hai, thơ thực trong nó. Điều đó không thể được hiểu: điều đó chỉ có thể được nghe thấy. Điều đó không thể được hiểu: điều đó chỉ có thể được trải nghiệm.
Những bài thơ nhỏ này của Nhất Hưu giống như các mật chú. Đừng cố hiểu chúng một cách trí tuệ. Thay vì thế, chơi với chúng bằng tình yêu sâu sắc, thông cảm, hoà hợp. Và, dần dần, như hương thơm, như giai điệu, cái gì đó sẽ nảy sinh trong bạn và bạn sẽ có khả năng thấy điều người này muốn truyền đạt. Ông ấy muốn truyền đạt cái mà không thể được truyền đạt; ông ấy muốn nói điều không thể được nói. Và ông ấy đã có khả năng truyền đạt điều đó.
Người này Nhất Hưu là một thầy kì lạ. Các Thiền sư đều là những thầy kì lạ. Người tôn giáo nhất định trở thành kì lạ, vì người đó sống theo cách khác toàn bộ - người đó sống trong thực tại tách rời. Người đó bắt đầu tồn tại ở đây như người ngoài. Người đó trở thành người lạ với thế giới bình thường này, vì người đó ở đây và vậy mà không thuộc vào nó. Người đó sống ở đây, nhưng không bị động chạm, không bị ô uế, không bị ô nhiễm bởi nó. Người đó sống ở đây, và sống theo cách mà người đó không thể nào bị đụng chạm được. Người đó không trốn khỏi thế giới. Người đó sống trong thế giới bình thường theo cách phi thường.
Tôi đã nghe vài câu chuyện về Nhất Hưu. Một chuyện là thế này, điều sẽ cho bạn hương vị nào đó về con người này. Trước khi chúng ta đi vào trong các bài thơ của ông ấy, tốt hơn cả là có nếm trải nào đó về con người này.
Một ngày mùa hè, trong khi làm việc, có lẽ là nhổ cỏ dại, Nhất Hưu thấy mệt thế, và bị nóng bức, đi tới ngôi đền và hóng gió cho bản thân mình trong luồng gió thoáng mát. Ông ấy cảm thấy sung sức tới mức ông ấy đi vào trong đền và lôi phật ra khỏi điện thờ, và buộc tượng phật vào cái cọc bên ngoài, nói, "Bây giờ, ông tự hóng mát đi nhé!"
Có vẻ ngớ ngẩn, buộc phật gỗ vào cọc, và nói với phật, "Bây giờ, ông tự làm mát ông đi nhé!" Nhưng nhìn xem... cái gì đó sâu sắc có đó. Với Nhất Hưu, không cái gì là chết thêm cả, thậm chí cả phật gỗ cũng không chết. Tất cả đều sống. Và ông ấy đã bắt đầu cảm thấy với mọi thứ như ông ấy cảm thấy cho bản thân mình. Những biên giới đó của tôi và bạn không còn liên quan. Ông ấy đã đi tới cái một.
Và bây giờ là chuyện khác, chính đối lập cực của chuyện này:
Một đêm, đêm mùa đông rất lạnh, ông ấy đang ở trong chùa. Và thế rồi đột nhiên, vào nửa đêm, tu sĩ của chùa nghe thấy tiếng động và thấy ánh sáng, thế là ông ta chạy tới: "Chuyện gì xảy ra thế?"
Ông ta thấy Nhất Hưu đang ngồi đó - ông này đang đốt phật gỗ. Tu sĩ thất kinh. Ông ta nói, "Ông điên hay làm sao vậy? Ông đã làm gì? Điều này là báng bổ. Không có tội lỗi khác nào lớn hơn điều này. Ông đã đốt phật của tôi!"
Và Nhất Hưu lấy một chiếc que nhỏ và bắt đầu khều trong tro. Và tu sĩ nói, "Giờ ông làm gì vậy, và ông đang cố làm gì?"
Và Nhất Hưu nói, "Ta đang cố tìm xương của phật đây."
Và tu sĩ nói, "Ông phải tuyệt đối điên rồi - làm sao ông có thể tìm được xương trong phật gỗ?"
Và Nhất Hưu cười và ông ấy nói, "Đêm thì dài và rất lạnh, và ông có nhiều phật gỗ thế - sao ông không đem ra thêm vài phật nữa? Và ông cũng có thể sưởi ấm bản thân ông được đấy."
Bây giờ người này là người kì lạ. Lần này ông ấy buộc phật gỗ vào ngày mùa hè nóng vào cột và nói, "Bây giờ, ông nữa tự hóng mát đi." Lần khác ông ấy đốt phật gỗ vì đêm quá lạnh. Và ông ấy nói với tu sĩ, "Nhìn ta đây - phật bên trong đang rét run." Thực ra, cả hai câu chuyện đều là một, từ hai góc khác nhau chúng là một.
Người của việc nhận ra, người đã hiểu, không tạo ra khác biệt. Phân biệt bị mất đi, phân chia biến mất. Mọi biên giới trở thành vô nghĩa. Con người của việc nhận ra bắt đầu sống trong vô giới hạn, trong vô hạn.
Bây giờ, những lời thơ này:
Nghỉ trên đường quay lại
từ con đường rò
tới đường không bao giờ rò;
nếu trời mưa, để nó mưa;
nếu trời gió, để nó gió.
Từng từ phải được xuyên thấu với sự thông cảm. ‘Đường rò' nghĩa là thế giới này, thế giới của ham muốn. Qua ham muốn chúng ta làm rò rỉ năng lượng của mình. Qua ham muốn chúng ta đang làm phí hoài bản thể của mình. Qua ham muốn chúng ta đang biến mất theo sự tiêu hao.
Thế giới này là Con đường rò. Con người đơn giản làm phí hoài bản thân mình ở đây. Không cái gì được thu lại từ nó, không bao giờ. Thực ra, bạn tới như hoàng đế và bạn chết như kẻ ăn xin. Đây là Con đường Rò rỉ! Từng đứa trẻ được sinh ra như hoàng đế và chẳng mấy chốc vương quốc bị mất, thuần khiết, hồn nhiên bị mất. Từng đứa trẻ đều là Adam trong Vườn Eden, và từng đứa trẻ phải bị đuổi khỏi Vườn này. Và nó bắt đầu đi vào trong thế giới của ham muốn.
Mười nghìn ham muốn có đó. Chúng không thể được kết thúc, chúng không thể được hoàn thành. Chúng đem tới chỉ thất vọng và nhiều thất vọng hơn. Từng ham muốn đều là cái bẫy mới của thất vọng. Bạn lại hi vọng và bạn bị sập bẫy, và từng ham muốn chỉ đem tới thất vọng lớn. Nhưng trước lúc nó tới, bạn lại bắt đầu ham muốn. Bạn đi từ ham muốn này sang ham muốn khác. Bạn có thể liên tục đi trong hàng triệu kiếp. Thực ra, đó là cách chúng ta đã từng di chuyển.
Nhất Hưu gọi nó là Đường rò. Và Đường không bao giờ rò là gì? - thế giới trước khi chúng ta và nó được sinh ra, hay thế giới khi chúng ta và nó không còn nữa.
Trong Thiền, đây là một trong những cách thiền nền tảng nhất: tìm mặt mà bạn đã có trước khi bạn được sinh ra, hay, tìm mặt mà bạn sẽ có khi bạn chết. Chỉ nghĩ về điều đó cũng mang tới việc nhận ra lớn lao. Chỉ suy tư về nó thường xuyên - và người ta bắt đầu cảm thấy cái gì đó không có mặt. Cái đó là mặt nguyên thuỷ của bạn: vô mặt. Bạn không có mặt nào trước khi bạn được sinh ra, bạn không có thân thể, bạn không có tâm trí, bạn không có tên, không hình dạng - không namarupa - không tên không hình. Bạn đã vậy, nhưng bạn đã không bị đồng nhất với bất kì cái gì.
Nhận ra nó lần nữa, trong số mọi tiếng ồn này của Đường rò, trong số mọi người đang chạy đuổi theo ham muốn, săn đuổi ham muốn này và rồi ham muốn khác và rồi ham muốn khác; nhận ra và hiểu mặt nguyên thuỷ này khi bạn không là thân thể không là tâm trí, mà chỉ là tâm thức thuần khiết, nhân chứng, là mục đích của mọi cách thiền. Điều đó được gọi là con đường không bao giờ rò. Nếu bạn có thể vẫn còn trong trạng thái đó, sinh lực của bạn sẽ không rò rỉ.
Và con đường quay lại là việc trở về cội nguồn đó, tới mặt nguyên thuỷ đó. Mọi tôn giáo đều là đường quay lại. Tôn giáo có nghĩa là quay một trăm tám mươi độ, quay ngược lại, quay ngược lại tuyệt đối. Chúng ta đang chạy xô ra xa khỏi cội nguồn nguyên thuỷ, chúng ta đang chạy xô ra khỏi bản thân mình. Chúng ta phải quay trở lại. Chúng ta phải đi tới cội nguồn nguyên thuỷ của mình - vì chỉ ở đó mới là an bình và mãn nguyện và phúc lạc. Chỉ ở đó mới có hoàn thành.
Cội nguồn là mục đích - chúng không bao giờ tách rời. Chỉ cội nguồn mới có thể là mục đích! Khi người ta đã quay trở lại cội nguồn nguyên thuỷ của mình, người ta đã đạt tới mọi điều mà sự sống có thể cho, mọi điều mà sự sống được ngụ ý cho.
Sống làm mất đi thiên đường; tôn giáo đang thu lại nó. Chạy xô vào trong thế giới của ham muốn là Adam, người sa ngã khỏi ân huệ; trở lại là Christ. Họ là cùng một người! Adam và Christ không phải là hai người tách biệt. Họ là cùng một người, chỉ hướng của họ đã thay đổi. Adam ở trên Con đường rò, đi xa khỏi cội nguồn, ngày càng đi xa hơn khỏi cội nguồn. Christ đang quay trở lại, đã lấy việc quay lại.
Từ Ki tô giáo 'conversion-cải tâm' ngụ ý đích xác điều đó: quay trở lại. Cải tâm không ngụ ý người Hindu trở thành người Ki tô giáo, hay người Mô ha mét giáo trở thành người Ki tô giáo. Cải tâm ngụ ý Adam trở thành Christ. Nó không liên quan tới Ki tô giáo; nó có cái gì đó liên quan tới bản thân tính Christ. Bằng việc trở thành người Ki tô giáo bạn không trở nên được cải tâm, không cái gì thay đổi. Bạn đã là người Hindu và bạn đã chạy xô vào trong thế giới của ham muốn, thế rồi bạn trở thành người Ki tô giáo và bạn tiếp tục chạy xô vào trong cùng thế giới đó - chỉ cái nhãn trên bạn là đổi. Bây giờ bạn không còn được gọi là người Hindu, bạn được gọi là người Ki tô giáo. Hay bạn có thể là người Ki tô giáo và có thể được cải tâm thành người Hindu - điều đó cũng không phải là cải tâm.
Cải tâm nghĩa là quay một trăm tám mươi độ - Adam quay lại, đường quay lại.
Các Phật tử thậm chí có một từ hay hơn cho nó. Từ đó là paravritti - điều đó đích xác có nghĩa là quay ngược lại và đích xác một trăm tám mươi độ. Ít hơn điều đó sẽ không có tác dụng. Nếu bạn bỏ lỡ cho dù một độ thôi, bạn sẽ vẫn chạy xô vào trong thế giới.
Đó là nghĩa của tính chất sannyas của tôi nữa - đường quay lại.
Và 'nghỉ ngơi' nghĩa là cuộc sống con người ngắn ngủi của chúng ta, ngắn tới mức mưa hay gió, sầu khổ hay đam mê, là chút ít khoảnh khắc hay nghĩa. Bây giờ lắng nghe bài thơ:
Nghỉ trên đường quay lại
từ con đường rò
tới đường không bao giờ rò;
nếu trời mưa, để nó mưa;
nếu trời gió, để nó gió.
Cuộc sống con người của chúng ta nhất thời thế. Chẳng ích gì mà bị rối lên về nó. Ai đó đã xúc phạm bạn và bạn làm nhặng sị lên nhiều thế - và điều đó nhất thời thế! Nó sẽ không ở lại. Tất cả đều sẽ mất đi. Hay ai đó đã thành công và phát điên. Hay ai đó đã tích luỹ nhiều của cải và không thể bước đi trên đất được, bắt đầu bay.
Trong thời cổ đại ở Rome đã có một truyền thống, một truyền thống hay. Nó đáng phải được tuân theo ở mọi nước. Bất kì khi nào một người chinh phục La mã mà quay về - người đó đã chinh phục các nước mới, đã là người lính vĩ đại, đang tới với thành công và thắng lợi lớn lao - quần chúng, đám đông, dân chúng, sẽ hô lên trong vui vẻ. Người đó được đón chào như thượng đế. Truyền thống là ở chỗ một người hầu thường bước sau người đó và liên tục nhắc người đó: "Đừng bị lừa bởi mọi người. Đừng bị lừa, thưa ngài, bởi mọi người! Đừng bị lừa bởi những kẻ ngu, bằng không ngài sẽ phát điên." Một người hầu, một người nô lệ, phải lặp lại điều đó liên tục ở ngay sau người chinh phục để cho người này sẽ nhớ. Bằng không điều đó là rất dễ: khi thành công tới, người ta phát điên.
Điều này nên được tuân theo ở mọi nước. Một người nên đi theo sát Jimmy Carter, Morarji Desai, chỉ để nhắc nhở họ rằng "Đừng bị lừa bởi thành công. Nó là nhất thời; nó chỉ là bong bóng, bong bóng xà phòng. Đừng để nó đi vào trong đầu ông."
Thành công đi vào trong đầu - và thất bại cũng vậy. Nó gây tổn thương. Và mọi thứ đều nhất thời. Việc nghỉ ngơi này là nhất thời. Nghĩ tới những cái vô hạn đi... trước việc sinh của bạn đã có vô hạn, thời gian vô thuỷ đã đi trước bạn; và sau việc chết của bạn thời gian sẽ đi tiếp sau bạn. Và giữa hai cái vô hạn này, bạn là cái gì? Sự sống của bạn là gì? Bong bóng xà phòng, chỉ là mơ của khoảnh khắc.
Đừng cho phép nó ảnh hưởng tới bạn. Nếu người ta có thể giữ nhận biết, và không bị ảnh hưởng bởi thành công và thất bại, ca ngợi và sỉ nhục, kẻ thù và bạn bè, thế thì người ta đang đi trở lại cội nguồn nguyên thuỷ. Người ta trở thành nhân chứng.
Nghỉ trên đường quay lại
từ con đường rò
tới đường không bao giờ rò;
nếu trời mưa, để nó mưa;
nếu trời gió, để nó gió.
Bạn không bị rối loạn về nó. Suy tư về nó, suy ngẫm về nó đi - nó là bí mật lớn, một trong những bí mật lớn của chư phật. Chỉ tỉnh táo rằng mọi thứ đều bình thường, nhất thời, giấc mộng giữa hè. Nó đang diễn ra, nó đã diễn ra. Bạn không thể bám chặt vào nó được. Không có nhu cầu níu bám lấy nó, không có nhu cầu đẩy nó. Nó diễn ra theo cách riêng của nó, tốt hay xấu, dù nó là bất kì cái gì, nó đang diễn ra. Mọi thứ đều đang diễn ra. Sông đang chảy. Bạn vẫn còn không bị rối loạn, tách rời, chỉ là nhân chứng. Đây là thiền.
Cái ngã của ta từ lâu trước đây,
không tồn tại trong tự nhiên;
không đâu mà đi khi chết,
không cái gì chút nào.
Lần nữa, cố hiểu từng từ: Cái ngã của ta từ lâu trước đây... Trước việc sinh chúng ta đã vô tồn tại, và chúng ta sẽ lại như vậy sau chết. Không cái ngã nào đã có đó, và không cái ngã nào sẽ có đó sau chết.
Phật nhấn mạnh rất nhiều vào cách nhìn này về vô ngã, vì mọi ham muốn của chúng ta đều treo quanh quan niệm về cái ngã: Tôi hiện hữu. Nếu tôi hiện hữu, thế thì cả nghìn lẻ một ham muốn sẽ nảy sinh. Nếu tôi không hiện hữu, thế thì làm sao ham muốn có thể nảy sinh ra từ hư vô được?
Đây là một trong những đóng góp quan trọng nhất của Phật cho thế giới. Khi có liên quan tới ý tưởng về vô ngã, ông ấy đã vượt xa mọi thầy khác - Krishna và Christ và Zarathustra và Lão Tử - ông ấy đã vượt hơn tất cả.
Đây là một trong những cách thiền nền tảng nhất. Nếu nó có thể lắng đọng trong bạn rằng "Tôi không hiện hữu," thế thì đột nhiên thế giới biến mất. Biết rằng "Tôi không hiện hữu" là biết rằng không có nhu cầu làm bất kì cái gì, là bất kì cái gì, sở hữu bất kì cái gì, đạt tới bất kì cái gì. Khi không có cái ngã, tham vọng là không liên quan. Nếu có cái ngã, thế thì tham vọng là có liên quan.
Đó là lí do tại sao mọi tôn giáo khác, ngoại trừ Phật giáo, đã rơi vào bẫy. Cái bẫy là: họ cố gắng không ham muốn các thứ của thế giới này, nhưng thế rồi họ bắt đầu ham muốn các thứ của thế giới khác. Nhưng điều đó là một - ham muốn là một. Không thành vấn đề bạn ham muốn cái gì. Không tạo ra khác biệt gì chút nào khi đối thể của ham muốn của bạn là gì - ham muốn là một.
Bạn ham muốn tiền hay bạn ham muốn thiền: ham muốn là một. Chỉ đối thể đã thay đổi. Và đối thể không phải là vấn đề - vấn đề là bản thân ham muốn, bản thân việc ham muốn. Ai đó ham muốn sống lâu ở đây, thân thể đẹp ở đây, thành công, tên tuổi, danh vọng; ai đó khác ham muốn cuộc sống vĩnh hằng với Thượng đế trên thiên đường - khác biệt là gì? Khác biệt duy nhất dường như là điều này: rằng người thứ nhất không tham bằng người thứ hai. Người thứ hai tham hơn.
Đó là lí do tại sao cái gọi là người tâm linh của bạn là người rất tham. Điều không chỉ là ngẫu nhiên là Ấn Độ rất tham - nó tâm linh thế. Tính tâm linh đó tạo ra tham mới. Thực ra, cái gọi là mahatma liên tục thuyết giảng cho mọi người: "Không ham muốn các thứ của thế giới này vì chúng là nhất thời. Ham muốn các thứ của thế giới khác vì chúng là vĩnh hằng." Và điều này họ gọi là từ bỏ sao? Đây là từ bỏ sao? Đây là đang trở nên ham muốn nhiều hơn. Đây là đòi hỏi về ban thưởng vĩnh hằng.
Phàm nhân là người đơn giản, họ được thoả mãn với các ham muốn nhất thời. Và người thế giới kia dường như là tuyệt đối tham. Họ không được thoả mãn với thế giới này; họ cần thế giới khác nơi các thú vui vĩnh hằng tồn tại, nơi cái đẹp không bao giờ tàn, nơi sự sống bao giờ cũng trẻ, nơi người ta sống và sống và không bao giờ trở nên già.
Đây là tham! Đây là tham thuần tuý! Được cấy sang thế giới khác. Điều này là tham hơn thế giới đầu. Tránh cái gọi là chủ nghĩa vật chất tâm linh này đi; nó hoàn toàn là vật chất. Nó không thay đổi cuộc sống của bạn. Nó không thể nào thay đổi được cuộc sống. Nó đơn giản nuôi dưỡng tâm trí cũ của bạn. Thậm chí nó đầu độc bạn nhiều hơn.
Phật nói thiền cơ bản là để thấy rằng "Tôi đã không hiện hữu và tôi sẽ không hiện hữu, cho nên làm sao tôi có thể hiện hữu ở giữa hai hư vô này? Nếu tôi đã không hiện hữu trước đây và tôi sẽ lại không hiện hữu sau chết, thế thì làm sao tôi có thể hiện hữu ngay bây giờ được?" Người ta không thể tồn tại giữa hai hư vô được. Thế thì cái này nữa cũng phải là hư vô - chúng ta đã không nhìn đúng nó thôi.
Cái ngã của ta từ lâu trước đây…
Trước việc sinh chúng ta đã vô tồn tại, vô ngã, và chúng ta lại sẽ là vậy sau chết. Do đó chúng ta ở trong ước định này tại khoảnh khắc hiện tại, không có thứ nào trong thế giới mà chúng ta có thể gọi là của riêng chúng ta được - thậm chí không cả cái ngã riêng của chúng ta. Điều này đi tới cốt lõi sâu nhất của vấn đề.
Không trục xuất các thứ - trục xuất cái ngã của bạn thôi, và thế thì các thứ tự động bị trục xuất. Nếu tôi không hiện hữu, thế thì làm sao nhà có thể thuộc về tôi được? Nếu tôi không hiện hữu, thế thì làm sao tôi có thể sở hữu người đàn bà hay người đàn ông được? Nếu tôi không hiện hữu, thế thì làm sao tôi có thể sở hữu được đứa con? Nếu tôi không hiện hữu, thế thì làm sao việc sở hữu là có thể? Không có người nào để sở hữu. Thấy sự khác biệt đi.
Các tôn giáo khác đã nói: Từ bỏ vật sở hữu! Phật nói: Từ bỏ người sở hữu. Chắc chắn, điều đó đi sâu hơn vô hạn. Bạn có thể từ bỏ vật sở hữu, nhưng người sở hữu còn lại, và với người sở hữu, lại có bản kế hoạch tổng thể để sở hữu - người sở hữu sẽ mang tính sở hữu của mình vào theo cửa sau.
Bạn có thể thấy điều đó xảy ra: một người từ bỏ cuộc sống trần tục của mình, đi lên hang động Himalaya, nhưng thế rồi người đó sở hữu hang đó. Và nếu ai đó khác tới và bắt đầu sống trong hang đó, người đó sẽ đuổi anh ta ra. Người đó sẽ nói, "Cút ra! Đây là hang của tôi." Và người này đã từ bỏ nhà của anh ta, vợ anh ta, con anh ta. Bây giờ cùng tính sở hữu đã đi vào dưới dạng mới.
Không thành vấn đề bạn sở hữu cái gì, nhưng nếu bạn sở hữu thế thì bạn vẫn còn trên Con đường rò.
Trục xuất các thứ không có nghĩa là trốn khỏi các thứ. Các thứ có đó, chúng sẽ ở mọi nơi. Trong hang Himalaya các thứ cũng sẽ có đó - núi, cây - và bạn có thể bắt đầu sở hữu chúng. Nếu bạn ngồi dưới cây nào đó, bạn bắt đầu sở hữu nó. Đây là cây của bạn; không người khổ hạnh khác nào có thể tới và thiền ở đó; người đó phải tìm cây riêng của mình. Hay bạn bắt đầu sở hữu đền chùa, tu viện hồi giáo, nhà thờ. Hay bạn bắt đầu sở hữu các triết lí - Hindu giáo, Ki tô giáo, Mô ha mét giáo. Hay bạn bắt đầu sở hữu kinh sách -Gita, Koran, Kinh Thánh. Hay bạn bắt đầu sở hữu khái niệm về Thượng đế: "Đây là khái niệm Thượng đế của tôi. Khái niệm của anh là sai và khái niệm của tôi là đúng."
Phật chặt tận rễ. Ông ấy nói không có người nào để sở hữu. Thấy cái hay của điều đó và tầm quan trọng mênh mông của nó. Ông ấy đơn giản chặt tận rễ. Ông ấy không chặt cành và lá; chúng sẽ lại mọc ra, vì rễ vẫn còn không bị động chạm. Chặt rễ và toàn thể cây chết. Đừng bỏ vật sở hữu: bỏ người sở hữu. Và thế thì bạn có thể sống trong thế giới và không có vấn đề gì. Chỉ sống trong thế giới và không sở hữu vì không có người nào để sở hữu.
Đó là lí do tại sao tôi không bảo các sannyasin của tôi từ bỏ thế giới. Tôi nói từ bỏ bản ngã và sống trong thế giới. Thế giới không thể làm bất kì hại gì cho bạn. Mọi điều hại xảy ra đều xảy ra qua bản ngã. Đó là điều Phật gọi là 'cái ngã'; nó là từ của ông ấy cho 'bản ngã': atta - cái ngã.
Cái ngã của ta từ lâu trước đây,
không tồn tại trong tự nhiên…
Phật đã làm việc trong sáu năm liên tục trong việc tìm kiếm cái ngã. Bạn đã nghe giáo huấn nổi tiếng mọi thời đại: Biết bản thân ông! Phật đã làm việc cần mẫn. Trong sáu năm ông ấy đã cố gắng từ mọi ngõ ngách, từ mọi góc độ, từ mọi phía có thể, để xuyên thấu vào trong thực tại này của cái ngã. Nhưng ông ấy đã không thể nào tìm được nó. Biết bản thân ông, và cái ngày bạn biết, bạn sẽ biết không có cái ngã.
Ngày đó bạn đã biết - khi bạn biết rằng không có cái ngã. Có trống rỗng hoàn toàn bên trong, tuyệt đối trống rỗng, im lặng không bị quấy rối, im lặng trinh nguyên. Chưa bao giờ có bất kì ai. Nó chỉ là mơ.
Trong đêm bạn mơ và bạn nghĩ bạn đã trở thành hoàng đế. Và đến sáng bạn thấy bản thân bạn trong cùng chiếc giường cũ, và bạn không là hoàng đế. Nhưng tâm trí có thể tưởng tượng; tâm trí là lực tưởng tượng lớn. Cái ngã là tưởng tượng của tâm trí. Nó không tồn tại trong thực tại.
Những người đã xuyên thấu sâu vào trong bản thể riêng của mình đều đã đi tới biết im lặng hoàn toàn. Không người nào được tìm thấy ở đó. Và đó là việc nhận ra vĩ đại nhất: không tìm thấy người nào ở đó... thế thì mọi vấn đề đều biến mất, vì người tạo ra vấn đề đã biến mất.
Cái ngã của ta từ lâu trước đây,
không tồn tại trong tự nhiên;
không đâu mà đi khi chết,
không cái gì chút nào.
Cái không nghĩa là không cái gì chút nào. Có một giai thoại Thiền nổi tiếng:
Một người tới một Thiền sư và hỏi, "Chó có Phật tính không?"
Bây giờ bạn không thể hỏi câu hỏi như thế ở bất kì chỗ nào khác. Nếu bạn hỏi người Ki tô giáo, "Chó có bản tính Christ không?" ông ta sẽ tuyệt đối phát rồ. Bạn đang sỉ nhục Christ, đứa con trai duy nhất của Thượng đế. Đây không chỉ là khinh bỉ, đây là báng bổ. Nhưng trong Phật giáo bạn có thể hỏi; không có vấn đề về điều đó.
Đệ tử này hỏi thầy, "Chó có cùng bản tính như Phật không?"
Và câu trả lời của thầy là rất kì lạ và rất thách đố, và suốt nhiều thế kỉ mọi người đã từng suy tư về điều đó; nó đã trở thành công án để suy tư.
Thầy nói, "Mu" chẳng ngụ ý gì. Bây giờ vấn đề là: thầy ngụ ý gì bằng việc nói mu? Nó cũng có thể ngụ ý không; nó có thể ngụ ý cái không, nó có thể có nghĩa không. Thầy có nói rằng chó không có cùng bản tính như Phật không? Điều đó là không thể được từ Thiền sư. Thế thì thầy ngụ ý gì bởi mu? Thầy không ngụ ý không - thầy không ngụ ý cái gì. Thầy nói: Phật là cái không, chó cũng vậy. Thầy nói có bằng việc nói không.
Thầy nói: Có, chó có cùng bản tính như Phật, nhưng Phật là cái không! Chó cũng vậy. Không có cái ngã, dù trong Phật hay trong chó. Không có người nào ở đó bên trong! Phật là trống rỗng và chó cũng vậy. Chỉ hình dạng là khác, mơ là khác. Chó đang mơ nó là chó - có vậy thôi. Bạn đang mơ bạn là người, ai đó đang mơ người đó là cây. Nhưng bên trong không có người nào - im lặng thuần khiết.
Im lặng này là samadhi. Khi bạn bắt đầu có thoáng nhìn về im lặng này, cuộc sống của bạn bắt đầu thay đổi. Thế thì bạn lần đầu tiên sống theo cách thơ ca. Thế thì chết không tạo ra sợ trong bạn. Thế thì không cái gì có thể quấy rối bạn hay làm sao lãng bạn.
Lời đáp của thầy, mu, thực sự có nghĩa là có. Nhưng thầy đã không nói có bởi lí do nào đó - vì có sẽ bị hiểu lầm. Thế thì người này chắc đã nghĩ rằng chó cũng có cùng cái ngã như Phật - đó là lí do tại sao thầy đã không dùng từ 'có'. Thầy đã nói không. Nhưng thầy không ngụ ý rằng chó không có cùng bản tính. Thầy ngụ ý cả hai đều có tính không bên trong. Hình dạng là khác.
Với một Phật tử, đặc biệt một Phật tử Thiền, không có gì là báng bổ và không cái gì là linh thiêng.
Lắng nghe câu chuyện này:
Đó là một cuộc tụ tập trọng thể, trang trọng của những người có mối quan tâm sâu sắc, tụ họp lại để học về Chân lí. Họ đã tụ tập, họ đã tin, để nghe về các bí mật chung cuộc của càn khôn. Chung cuộc họ đã mặt đối mặt với cái Tuyệt đối, cái Tối thượng, cuối cùng, họ nghĩ, để biết tới vàng ngọc của trí huệ mà vì nó hoàng tử và người nghèo đã vật lộn từ lúc bắt đầu thời gian.
Tưởng tưởng mọi sự trang trọng của nó, sự trọng thể, không khí mong đợi rót đầy phòng khi thầy bước vào. Im lặng kích thích giáng xuống. Căn phòng trở thành nhà thờ. Mọi con mắt đều dồn lên thầy và đã có những người nghĩ họ thấy hào quang của thầy. Đã có những người thấy thiên thần lơ lửng gần đó.
Thầy ngồi xuống và chuẩn bị nói. Khán giả cúi mình ra phía trước và thở khẽ đi chuẩn bị để bắt mọi lời thầy. Cuối cùng, sau điều dường như là thời gian không bao giờ kết thúc, Thầy của Ngay thẳng mở mồm và dạy họ, nói, "Hôm nay, chính khoảnh khắc này, ta đang mặc bộ đồ lót rất mờ." Và đó là mọi điều thầy dạy hôm đó.
Thiền có cách tiếp cận khác toàn bộ tới sự sống. Nó không tin vào điều linh thiêng, nó không tin vào điều báng bổ. Nó không tin vào bất kì cái gì - tất cả là một. Chó và Thượng đế - tất cả là một. Phật, không Phật - tất cả là một. Người dốt, người trí huệ - tất cả là một. Tội nhân và thánh nhân - tất cả là một.
Khi được hỏi, ông ấy trả lời;
không câu hỏi, không trả lời;
thế rồi thầy Daikaku
phải đã không có gì
trong tâm trí.
Cố đi vào từng từ đi. Tâm trí trong sự thuần khiết riêng của nó chỉ là tấm gương, gương rỗng. Nó không chứa cái gì. Nó là gương vì nó trống rỗng, vì chỉ cái trống rỗng mới gọi là gương. Nếu cái gì đó đã được chứa đựng, thế thì phản xạ của bạn sẽ không là phản xạ đúng. Khi gương là tuyệt đối trống rỗng, nó là gương hoàn hảo nhất.
Trong thiền tâm trí trở thành ngày càng giống gương hơn. Dần dần mọi bụi của ý nghĩ biến mất, mọi mây của ham muốn biến mất... và thế thì không có cái gì còn lại, anatta, vô ngã, tính không, mu. Tâm trí trong sự thuần khiết của nó chỉ là gương, không bị quấy rối bởi đam mê và không bị che phủ bởi ý nghĩ. Mọi thứ xuất hiện như nó vậy.
Daikaku - tên Nhật Bản của Bồ đề đạt ma- đã trả lời khi được hỏi, ăn khi ông ấy đói, ngủ khi ông ấy mệt. Cuộc sống thực của hiền nhân. Không cái gì trong tâm trí: niết bàn. Lắng nghe:
Khi được hỏi, ông ấy trả lời…
Người chứng ngộ không có câu trả lời làm sẵn. Người đó không có ý nghĩ sẵn sàng để ném vào đầu bạn. Ông ấy đáp ứng. Việc thốt ra của ông ấy là đáp ứng của ông ấy. Ông ấy là tấm gương. Đệ tử tới trước thầy và ông ấy đáp ứng; ông ấy đáp ứng theo nhu cầu của đệ tử. Ông ấy không có ý tưởng cố định. Ông ấy không quan tâm tới việc phân phát cái gì đó và trao nó cho mọi người. Ông ấy đơn giản đợi đó như tấm gương. Bạn tới và bạn thấy mặt bạn.
Do đó mới có mâu thuẫn của thầy. Thầy giáo là nhất quán, còn thầy thì nhất định là mâu thuẫn, không nhất quán. Gương phải không nhất quán: khoảnh khắc này nó đang phản xạ mèo; khoảnh khắc khác nó phản xạ người; khoảnh khắc khác nó phản xạ nước mắt, khoảnh khắc khác lại tiếng cười. Làm sao gương có thể nhất quán được? Bạn không thể bảo gương: "Phải nhất quán chứ! Hôm qua tao thấy nước mắt trong mày, hôm nay tao thấy tiếng cười. Hôm qua tao nhìn vào mày và mày đã buồn, và hôm nay mày có vẻ rất hạnh phúc. Hôm qua tao đã thấy mày trong thiền sâu sắc; hôm nay tao thấy mày đang nhảy múa và hát. Điều này là không nhất quán!"
Chỉ bức ảnh chụp mới có thể nhất quán, không phải gương. Ảnh chụp là ảnh chụp. Nếu có nước mắt, chúng sẽ còn lại đó mãi mãi. Ảnh chụp là chết; nó không đáp ứng. Nếu khỉ tới, ảnh chụp sẽ liên tục chỉ ra nước mắt của nó. Nếu hiền nhân tới, vẫn cùng điều đó. Nhưng nhớ, với thầy chuyện là khác. Nếu bạn là khỉ, thế thì thầy sẽ biểu lộ mặt bạn; thế thì câu trả lời của thầy sẽ ở trong đáp ứng cho bản thể bạn. Thầy đáp ứng. Thầy không đáp lời, thầy đáp ứng.
Khi được hỏi, ông ấy trả lời;
không câu hỏi, không trả lời;
Đó là lí do tại sao chuyện đã xảy ra là Kabir và Farid, hai thầy Ấn Độ vĩ đại, đã gặp gỡ và ngồi cùng nhau trong hai ngày liên tục - không một lời nào được trao đổi. Hai tấm gương phản chiếu lẫn nhau, họ có thể phản chiếu cái gì? Cứ để hai tấm gương trước nhau mà xem: tấm gương nọ sẽ phản chiếu tấm gương kia, và cứ thế mãi... phản chiếu và phản chiếu và phản chiếu, nhưng không cái gì sẽ được phản chiếu. Có cái không.
Hai im lặng ngồi cùng nhau, Farid và Kabir, nhìn vào nhau. Không có câu hỏi, không có câu trả lời. Không có người nào, do đó không có đáp ứng.
Khi được hỏi, ông ấy trả lời;
không câu hỏi, không trả lời;
thế rồi thầy Daikaku
phải đã không có gì
trong tâm trí.
Vâng, đó là tâm trí của thầy - thầy không có gì trong tâm trí. Có cái gì đó trong tâm trí là vẫn còn không chứng ngộ. Có cái không trong tâm trí là trở nên chứng ngộ. Thậm chí nếu bạn có chứng ngộ trong tâm trí, thế thì bạn còn chưa chứng ngộ. Có cái không trong tâm trí là được chứng ngộ. Nhớ điều đó.
Để tôi nhắc lại điều đó: Nếu bạn có ý tưởng rằng bạn đã trở nên chứng ngộ, thế thì bạn chưa chứng ngộ. Thậm chí ý tưởng này là đủ giữ bạn bị buộc với con đường rò rỉ; thậm chí ý tưởng này là đủ giữ bạn bị buộc với thế giới của ham muốn.
Mới hôm nọ, ai đó đã viết cho tôi một bức thư. Người đó nghĩ người đó đã trở nên chứng ngộ, cho nên người đó muốn tới tôi và bắt tay tôi. Bắt tay là hoàn toàn tốt, nhưng chính ý tưởng rằng bạn đã trở nên chứng ngộ sẽ giữ bạn không chứng ngộ. Đợi đã... khi bạn sẵn sàng, tôi sẽ bắt tay bạn. Bạn chỉ đợi thôi, có chút ít kiên nhẫn vào. Để cho mọi ý tưởng biến mất, ngay cả ý tưởng về chứng ngộ.
Ngày bạn đi tới giống tấm gương, tôi sẽ bắt bản thể tôi bằng bản thể bạn - tại sao tay?! Tay sẽ không có tác dụng.
thế rồi thầy Daikaku
phải đã không có gì
trong tâm trí.
Bình thường, chúng ta bước qua hàng bó giải pháp cho vấn đề không còn tồn tại. Mọi người đều như vậy. Bạn đang mang cả nghìn giải pháp cho những vấn đề không còn tồn tại nữa - và bạn gọi nó là tri thức. Nó cản trở năng lực của bạn để biết. Nó không phải là tri thức.
Bỏ mọi giải pháp mà bạn đang mang đi. Bỏ mọi câu trả lời mà bạn đang mang đi. Chỉ vẫn còn im lặng. Và bất kì khi nào câu hỏi nảy sinh, từ im lặng đó bạn sẽ nghe thấy câu trả lời - và đó sẽ là câu trả lời. Nó sẽ không tới từ bạn, nó sẽ không tới từ kinh sách, nó sẽ không tới từ bất kì đâu - nó sẽ tới từ không đâu cả và nó sẽ tới từ không ai cả. Nó sẽ tới từ tính không bên trong nhất của bạn.
Các tôn giáo khác gọi tính không đó là 'Thượng đế'. Phật thường nhấn mạnh từ 'tính không' - và một cách có ý nghĩa thế, có nghĩa thế. Vì một khi bạn dùng từ 'Thượng đế', mọi người bắt đầu bị gắn bó với nó. Thế thì họ có ý tưởng nào đó; họ hỏi Thượng đế trông giống cái gì. Bạn không thể hỏi tính không có vẻ giống cái gì - hay bạn có thể hỏi? Một khi bạn có từ 'Thượng đế', bạn bắt đầu hỏi: "Làm sao làm ra hình ảnh? Làm sao tạo ra đền chùa? Làm sao tôn thờ? Làm sao cầu nguyện? Cho ngài tên gì?" Và thế rồi có nhiều cái tên và nhiều hình ảnh... và thế thì tranh đấu phát sinh.
Đó là lí do tại sao Phật nhấn mạnh vào từ 'tính không' nhiều thế - vì nó thực sự hay. Nó không cho phép bất kì trò chơi nào được chơi với nó. Nó không cho phép bản thân nó bị bạn làm biến chất. Nhưng nếu bạn hiểu đúng, tính không nghĩa là Thượng đế, Thượng đế nghĩa là tính không.
Tâm trí chúng ta -
Vô chung,
vô thuỷ,
mặc dầu nó được sinh, mặc dầu nó chết -
Điều tinh tuý của cái trống rỗng!
Tâm trí là gì?
Tâm trí phải được hiểu theo hai cách. Một: Tâm trí với chữ 'T' hoa. Đó là Tâm trí phổ quát, Tâm trí càn khôn, Tâm trí của cái toàn thể - bản thân cái toàn thể, tâm thức tràn ngập khắp sự tồn tại. Nó là sự tồn tại có ý thức. Nó là sống động, sống động tới chính cốt lõi. Mọi thứ đều sống động. Bạn có thể biết nó, bạn có thể không biết nó. Nó có thể không hữu hình với bạn, nó có thể không thấy được với bạn, nhưng mọi thứ đều sống động. Duy nhất sự sống tồn tại.
Và chết là huyền thoại. Chết là ảo tưởng. Vô thức cũng vậy. Ngay cả tảng đá cũng không phải là vô thức - nó là ý thức theo cách riêng của nó. Nó có thể không sẵn có cho chúng ta, có thể không có khả năng cho chúng ta biết liệu nó có ý thức hay không, vì có cả triệu cách thức của việc có ý thức; cách thức của con người không phải là cách thức duy nhất. Cây có ý thức theo cách riêng của chúng, và chim có theo cách riêng của chúng, và con vật và tảng đá cũng vậy.
Ý thức có thể được diễn đạt theo nhiều cách có thể. Vũ trụ này có vô hạn cách diễn đạt.
Tâm trí với chữ 'T' hoa là Tâm trí càn khôn - cái phải được đạt tới. Đó là điều Phật gọi là 'cái không', đó là điều ông ấy gọi là trống rỗng tựa gương.
Thế rồi có tâm trí khác mà chúng ta liên tục nói tới với chữ 't' thường, tâm trí nhỏ nhoi. Thế thì tâm trí tôi là khác, tâm trí bạn là khác; tâm trí con người là khác với tâm trí của cây, và tâm trí của cây là khác với tâm trí của đá. Thế thì có những khác biệt. Và từng tâm trí có giới hạn riêng của nó; nó là tí hon.
Người ta phải biến mất từ cái tí hon để sang cái vô hạn. Chữ 't' thường phải bị tan biến vào trong chữ 'T' hoa.
Chữ 't' thường, tâm trí nhỏ, là một phần của thời gian, và chữ "T' hoa, Tâm trí càn khôn, là vĩnh hằng. Chữ 't' thường cũng là một phần của chữ 'T' hoa. Vĩnh hằng xuyên thấu vào trong thời gian - cũng như trăng được phản xạ trong hồ; không thực có đó, nhưng được phản xạ.
Tâm trí nhỏ bé của chúng ta chỉ là các phản xạ của Tâm trí lớn. Khi trăng lên, trăng tròn, hàng triệu hồ trên đất sẽ phản xạ nó, và biển và sông và ao. Bất kì chỗ nào có chút nước nó sẽ được phản xạ. Nhưng trăng là một và phản xạ có hàng triệu... các tâm trí nhỏ bé của chúng ta cũng vậy. Tâm trí với chữ 'T' hoa là một - bạn có thể gọi nó là Tâm trí Phật, bạn có thể gọi nó là Tâm trí của cái toàn thể, Tâm trí càn khôn, hay Tâm trí được gọi là Thượng đế. Đây chỉ là những cái tên khác nhau cho cùng một thực tại.
Tâm trí nhỏ bé này có bắt đầu và kết thúc. Tâm trí lớn kia không có bắt đầu, không kết thúc.
Bây giờ lắng nghe những lời này:
Tâm trí chúng ta -
vô chung,
vô thuỷ,
mặc dầu nó được sinh, mặc dầu nó chết -
Điều tinh tuý của cái trống rỗng!
Một phát biểu rất mâu thuẫn. Một mặt Nhất Hưu nói: Tâm trí chúng ta - vô chung, vô thuỷ... Ông ấy đang nói về Tâm trí với chữ 'T' hoa.
Thế rồi ông ấy nói: mặc dầu nó được sinh, mặc dầu nó chết... bây giờ ông ấy đang nói về tâm trí chữ 't' thường, tâm trí nhỏ. Tâm trí nhỏ được sinh ra và chết đi; Tâm trí lớn tiếp tục. Tâm trí nhỏ chỉ là phản xạ; phản xạ được sinh ra và chết đi.
Là phản xạ bạn được sinh ra và bạn sẽ chết đi. Nếu bạn níu bám quá nhiều vào phản xạ, bạn sẽ khổ. Đó là điều khổ là gì, đó là điều địa ngục là gì. Nếu bạn không bị gắn bó quá nhiều, nếu bạn không níu bám lấy phản xạ... thân thể là phản xạ, tâm trí này là phản xạ, cuộc sống này là phản xạ. Nếu bạn quan sát nó một cách im lặng, bạn sẽ có khả năng thấy mọi phản xạ này đi qua - và thế thì bạn trở nên nhận biết về gương trong đó các phản xạ này đang đi qua.
Gương đó là vĩnh hằng. Đạt tới gương đó là biết chân lí là gì.
Mọi tội phạm phải
trong ba thế giới
sẽ nhạt nhoà và biến mất
cùng với bản thân ta:
Ba thế giới là thế giới của quá khứ và hiện tại và tương lai - thế giới của thời gian. Kinh này có nghĩa cách mạng lớn lao.
Mọi tội phạm phải
trong ba thế giới
sẽ nhạt nhoà và biến mất
cùng với bản thân ta.
Khoảnh khắc bạn biết rằng bạn không hiện hữu, thế thì mọi điều bạn đã làm trong quá khứ, đang làm trong hiện tại, hay sẽ làm trong tương lai, cũng đã biến mất. Khi người làm biến mất, việc làm đã biến mất.
Ở phương Đông, mọi người đã quan tâm quá nhiều tới nghiệp, hành động. Họ đã rất sợ vì bất kì điều gì xấu họ đã làm trong quá khứ, họ phải trả cho chúng, họ phải khổ vì chúng.
Nhất Hưu đang cho bạn một chìa khoá lớn: Không sợ - vì bạn không hiện hữu, cho nên bạn đã không làm bất kì cái gì! Làm sao bạn có thể làm được? vì ngay chỗ đầu tiên bạn không hiện hữu. Ông ấy đang lấy đi chính nền đất dưới chân bạn - cùng với nó, mọi thứ biến mất.
Mọi tội phạm phải
trong ba thế giới
sẽ nhạt nhoà và biến mất
cùng với bản thân ta.
Cho nên điều duy nhất là đi sâu vào trong bản thân bạn và thấy tính không của bạn. Bạn không cần làm các điều tốt để cân bằng lại với điều xấu mà bạn đã làm. Bạn không đi và làm các hành vi tốt - vì dù bạn làm xấu hay tốt, bạn vẫn còn trong ảo tưởng của người làm. Thấy khác biệt này đi!
Tôn giáo thường dạy bạn có đạo đức, làm điều tốt, tránh tội lỗi. Nhớ Mười lời răn đó - chúng bao gồm tôn giáo bình thường: Không làm cái này, làm cái kia. Tôn giáo phi thường nói: Biến mất như người làm đi - không bận tâm về làm điều tốt hay xấu. Và ai biết cái gì là tốt và cái gì là xấu?
Thực ra, chẳng cái gì là tốt và chẳng cái gì là xấu, vì sự tồn tại là một - làm sao có thể có hai được? Nó tất cả là một. Tốt biến thành xấu, xấu biến thành tốt; người ta chẳng bao giờ biết cái gì là cái gì. Mọi thứ đều liên tục thay đổi vào lẫn nhau. Bạn có thể quan sát điều đó...
Bạn đang làm cái gì đó tốt, và cái gì đó xấu hiện ra. Người mẹ cố bảo vệ đứa con khỏi mọi điều xấu của thế gian, và chỉ bởi vì cô ấy bảo vệ, cô ấy đang ép buộc mình đi vào trong chúng - vì cô ấy đang tạo ra cám dỗ.
Nhớ câu chuyện cổ: Thượng đế nói với Adam không được ăn từ cây này - ngài đã tạo ra cám dỗ. Ngài phải đã là người bố tốt, ngài đã phá huỷ đứa trẻ. Chỉ bởi việc nói, "Đừng ăn từ Cây Tri thức," ngài đã tạo ra cám dỗ và ham muốn, ham muốn không cưỡng lại được, để ăn từ cây đó.
Bây giờ, ngài muốn làm điều tốt, nhưng cái gì đã xảy ra? Tội lỗi nguyên thuỷ đã xảy ra.
Tất cả những người liên tục làm điều tốt đều chứng tỏ là rất gây hại; người làm điều tốt là người gây hại nhất trên thế giới. Thế giới đã khổ nhiều từ họ. Ý định của họ là tốt, nhưng hiểu biết của họ là... Và chỉ ý định tốt sẽ không làm được cái gì cả.
Những người hiểu, họ nói vấn đề không phải là tốt hay xấu: vấn đề là việc biến mất của người làm. Hay chúng ta có thể nói điều đó theo cách này: Vẫn còn là người làm là xấu; biến mất như người làm là tốt. Không hiện hữu là đức hạnh; hiện hữu là tội lỗi.
Đây là hiểu biết của Phật. Mọi việc làm của chúng ta chỉ là mơ. Khi người ta trở nên thức tỉnh, người ta đơn giản bắt đầu cười: mọi xấu, mọi tốt, đều đã chỉ là việc mơ. Lắng nghe câu chuyện này:
Ngày xưa có một người công nhân, người này ghét cay ghét đắng cà phê. Tuy nhiên vợ anh ta không biết điều này. Anh ta chưa bao giờ nói cho cô ấy. Cô ấy thích cà phê lắm và rất vui sướng trong việc đóng gói bình bảo ôn các đồ ăn trưa cho anh ta mọi sáng.
Anh ta bao giờ cũng mang hộp thức ăn và bình bảo ôn này đi làm, nhưng là người tằn tiện, lại mang chúng về nhà vào buổi tối, bình bảo ôn cà phê vẫn không được đụng tới. Thế rồi, để tiết kiệm một xu, và vì vợ anh ta thích cà phê nhiều như anh ta ghét nó, anh ta rót cà phê trở lại bình cà phê khi cô ấy không nhìn. Anh ta xin lỗi không uống cà phê tối với lí do rằng cà phê làm cho anh ta ngủ không ngon.
Một đêm cô vợ mơ rằng chồng mình không chung thuỷ với mình. Đêm hôm sau cô ấy lại có cùng giấc mơ. Điều đó làm cho cô ấy giận dữ, nhưng cô ấy không nói gì. Đại loại một tuần sau, giấc mơ này lại xảy ra lần thứ ba, làm cho cô ấy ghen và buồn khổ nhiều. "Đúng rồi," cô ấy nghĩ. "Điều đó phải là đúng. Đồ giun dế này không chung thuỷ với mình!" Thế là cô ấy lập kế hoạch báo thù cho bản thân mình. Điều này cô ấy đã làm bằng việc đổ một nhúm thạch tín vào bình bảo ôn của anh ta mọi sáng cho tới khi cô ta tự giết chết mình.
Trong phiên xử trắng án của người chồng, quan toà nói, "Chuyện bao giờ cũng là một: những người tin vào mơ tự giết bản thân họ."
Giấc mơ lớn nhất là mơ "tôi hiện hữu" - và điều đó đã trở thành việc tự tử của chúng ta. Bây giờ điều đó có vẻ rất ngược đời. Ý tưởng rằng "tôi hiện hữu" đã chứng tỏ rất có tính tự tử. Và nếu bạn biến mất như cái ngã, nếu bạn cam kết với tự tử tâm linh đó, lần đầu tiên bạn sẽ bắt đầu sống. Lần đầu tiên bạn sẽ được sinh ra cho cuộc sống vĩnh hằng. Lần đầu tiên bạn sẽ biết cái gì đó mà không của thời gian.
Và thế thì không cái gì tốt, không cái gì xấu. Thế thì người ta ăn khi người ta đói, ngủ khi người ta mệt, trả lời khi câu hỏi được nêu ra. Thế thì người ta không có ý tưởng về sống thế nào - thế thì người ta sống không có tâm trí. Thế thì người ta sống với tính không trong người ta, và đây là mục đích của Phật giáo. Sống như tính không là niết bàn.

0 Đánh giá

Ads Belove Post