Chương 2. Chết trong bản ngã là sống trong yêu

Chương 2. Chết trong bản ngã là sống trong yêu

Price:

Read more

Coi nó là dễ (Tập 1) - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 2. Chết trong bản ngã là sống trong yêu


Câu hỏi 1
Thầy nói hôm qua rằng khoa học và tôn giáo là đối lập đối xứng. Ở phương Tây có nhiều trường phái thuyết giảng về huyền môn khoa học, và các con đường của mật tông và yoga cũng rất có tính hệ thống. Tài liệu của thầy cũng hợp lí một cách sâu sắc và sắc sảo. Dường như tồn tại chiếc cầu giữa khoa học hợp lí và tôn giáo phi lí. Xin thầy bình luận.
Chiếc cầu này là có thể đấy - và chiếc cầu này là có thể chỉ bởi vì chúng là đối lập đối xứng. Kẽ hở tồn tại, cho nên kẽ hở này có thể được bắc cầu qua.
Các cái đối lập có thể gặp gỡ, và chúng có thể gặp gỡ chỉ bởi vì chúng là đối lập. Các cái đối lập hấp dẫn lẫn nhau. Đó là cách toàn thể cuộc sống vận động, có sự năng động. Chính là qua các đối lập cực: đàn ông/đàn bà, âm/dương, vật chất/tâm trí, đất và trời, cái này và cái kia, thường xuyên có việc bắc cầu, nhưng việc bắc cầu là có thể chỉ bởi vì chúng là các cái đối lập. Nếu chúng không đối lập thì không có nhu cầu về bất kì cầu nào.
Cho nên điều đầu tiên cần được hiểu: khoa học và tôn giáo là đối lập đối xứng, nhưng bắc cầu qua chúng là có thể được. Chiếc cầu đó sẽ không làm cho chúng là một. Thực ra, chiếc cầu đó sẽ làm cho việc đối lập đối xứng to lớn hơn, rõ ràng hơn.
Tôn giáo có thể có hương vị khoa học, nó có thể có tính hệ thống, nhưng nó không bao giờ trở thành khoa học, nó vẫn còn là huyền bí. Nó lấy cách ăn mặc của khoa học, phương pháp luận, thuật ngữ của khoa học, nhưng nó vẫn còn là huyền bí, nó vẫn còn là thơ ca.
Bạn có thể dịch thơ sang văn xuôi; văn xuôi có thể được dịch thành thơ. Chỉ bằng việc dịch văn xuôi sang thơ bạn sẽ không làm cho nó thành thơ - nó sẽ vẫn còn là văn xuôi. Và chỉ bằng việc dịch thơ sang văn xuôi, nó sẽ không trở thành văn xuôi, nó sẽ vẫn còn là thơ. Phật nói theo văn xuôi, nhưng điều ông ấy nói là thơ.
Tôi không phải là nhà thơ. Tôi nói văn xuôi, nhưng điều tôi nói có tính thơ, linh hồn của nó là thơ. Và nó vẫn còn là thơ.
Tôn giáo có thể dùng việc hệ thống hoá của khoa học - đó là điều Mật tông và Yoga đã làm. Khoa học cũng có thể dùng huyền bí như phương pháp để hỏi vào trong thực tại, và mọi khoa học lớn đều đã dùng nó, nhưng dầu vậy nó vẫn còn là khoa học. Tin cậy cơ bản của khoa học là vào lí trí. Tin cậy cơ bản của tôn giáo không vào lí trí. Trên ngoại vi tôn giáo có thể trở thành khoa học, nhưng ở cốt lõi nó vẫn còn là phi lí trí. Và khoa học, ở ngoại vi, có thể trở thành rất rất thơ ca, nhưng ở cốt lõi nó vẫn còn là lí trí.
Albert Einstein, hay các nhà khoa học lớn, các nhà thám hiểm lớn, là rất giống các nhà huyền bí. Tìm kiếm của họ trong thực tại gần như là một với tìm kiếm của William Blake vào trong thực tại. Con mắt của Einstein đầy tính huyền bí, nhưng sâu bên dưới tin cậy của ông ấy là vào lí trí. Cho dù ông ấy loạng choạng vớ phải cái gì đó qua trực giác, ông ấy sẽ lập tức dịch nó vào trong lí trí. Ông ấy sẽ tin cậy nó chỉ khi nó trở thành hợp lí.
Và chính cái đối lập là trường hợp với nhà huyền bí: cho dù ông ấy đi tới biết cái gì đó về thực tại mà rất hợp lí, ông ấy sẽ biến đổi nó thành bất hợp lí, ông ấy sẽ biến và đổi nó thành thơ.
Họ là đối lập, nhưng họ có thể được bắc cầu - và họ bao giờ cũng được bắc cầu ở bất kì chỗ nào bạn có thể tìm thấy một người mâu thuẫn. Nhưng thế thì người đó sẽ là mâu thuẫn. Người đó sẽ nói theo hai cách diễn đạt cùng nhau và người đó sẽ nói theo mâu thuẫn, trong điều ngược đời. Mọi nhà khoa học lớn đều có tính ngược đời, và mọi nhà huyền bí lớn cũng vậy.
Một thầy, dù là của khoa học hay của tôn giáo, nhất định có tính ngược đời. Người đó không thể là người một chiều được, người đó phải ở trong hoà điệu với cả hai thực tại - nhưng thế thì người đó trở nên rất rất khó hiểu.
Đó là vấn đề của bạn với tôi: tôi nói về cái bất hợp lí, nhưng tôi nói một cách hợp lí về cái bất hợp lí. Tôi ủng hộ tất cả cho cái phi logic, nhưng cách tiếp cận của tôi sao? - tôi dần dần thuyết phục bạn hướng tới cái phi logic qua cái logic. Tôi biện minh cho nó. Biện luận của tôi cho cái phi logic nhất định là có tính logic, vì không biện luận nào có thể phi logic trong bản thân nó - nó phải có tính logic.
Hôm nọ tôi đã nhắc tới rằng trong kinh sách cổ có nói rằng từng ngôi đền nên có ít nhất một hình maithun - hợp nhất dục - trên ngưỡng cửa của ngôi đền này - ít nhất một. Nếu nó có thể có nhiều, tốt. Thầy là ngưỡng cửa, cánh cửa, lối mở. Chân thầy được bắt rễ trong đất và tay thầy vươn hướng lên trời - thầy là chiếc cầu giữa lí trí và phi lí trí. Thầy là chiếc cầu giữa tôn giáo và khoa học, giữa yêu và logic. Thầy là ngưỡng cửa - do đó thầy có thể thuyết phục bạn, thầy có thể dùng biện luận logic, và vậy mà mục đích của thầy vẫn còn là phi logic. Một khi bạn được thuyết phục, thầy ném bạn vào trong điều huyền bí. Nó là bước nhảy lượng tử.
Tôi muốn nói cái gì đó thêm về truyền thống cổ đại đó:
Tài liệu của kiến trúc sư trung cổ, mọi tài liệu ở Ấn Độ, đều làm thành một qui tắc rằng mọi ngôi đền đều phải mang bức điêu khắc maithun trên cổng vào của chúng. 'Maithun' là từ tiếng Phạn - rất hàm chứa. Nó không ngụ ý giao hợp thông thường, nó không ngụ ý đôi nam nữ bình thường đang trong yêu - nó ngụ ý Unio Mystica. Nó ngụ ý hai người được tan biến sâu sắc vào nhau tới mức họ không còn là hai. Đó không chỉ là một đôi làm tình - đó là yêu, và đôi này đã biến mất vào trong nó. Đó là trạng thái của việc mất vào trong nhau, của tính một.
Tài liệu của kiến trúc sư khác nói rằng đền phải là việc gặp gỡ của trời và đất. Đất là thấy được, logic, vật chất. Trời là mông lung, mây mờ, không xác định. Ngôi đền phải là chỗ mà cái xác định gặp cái không xác định. Ngôi đền phải là chỗ mà cái biết gặp cái không biết.
Đàn ông có tính logic, con người đại diện cho logic, toán học, hệ thống hoá, khoa học. Đàn bà có tính phi logic, trực giác, cảm giác, xúc động, thơ ca; mông lung, không xác định và không định nghĩa được. Hình maithun đại diện cho việc gặp gỡ này của logic và phi logic, của tâm trí và trái tim, của thân thể và linh hồn - của mọi cặp đối lập của âm và dương. Và khi âm và dương gặp gỡ và hội nhập và trở thành một, ngôi đền được tạo ra. Yêu là ngôi đền: cực thích, trạng thái đó của cực thích tuôn chảy nơi bạn không biết bạn là ai - đàn ông hay đàn bà - nơi bạn không biết bất kì sự đồng nhất nào, mọi đồng nhất đều bị mất, khi bạn ở trong trạng thái hoàn toàn của quên lãng và nhớ lại... quên mọi cái bạn đã biết về bản thân bạn và nhớ lại mọi điều bạn thực sự là, quên là một bản ngã và nhớ là cái toàn thể. Đó là nghĩa của maithun.
Maithun nghĩa là những người yêu trong trạng thái sâu sắc của tính một, trong trạng thái của kết hợp bên trong - không chỉ kết hợp bên ngoài. Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng chỉ con người mới có thể đi tới kết hợp bên trong đó - con vật không thể đi tới được. Bạn đã bao giờ nhìn con vật làm tình chưa? Bạn sẽ không bao giờ thấy bất kì cực lạc nào trên mặt chúng, trong mắt chúng, không bao giờ. Làm tình được thực hiện như chuyện thường, hiện tượng sinh học. Chúng làm việc đó gần như việc kéo lê.
Các nhà sinh học, nhà sinh lí học, đều đồng ý với sự kiện rằng con cái, ngoại trừ trong con người, đã không biết tới cực thích chút nào; không con vật cái nào biết tới cực thích. Đó là đặc quyền của con người biết tới cực thích. Cực thích có nghĩa là sự kết hợp bên trong, ngay trong con người...
Chín mươi phần trăm đàn bà trong quá khứ đã không biết tới cực thích - điều đó có nghĩa họ chưa bao giờ biết tới bất kì cái gì về sự kết hợp bên trong. Yêu của họ vẫn còn là sinh học. Họ đã được tự nhiên dùng để sinh sản, nhưng đã không có tính thiền trong đó. Quan sát riêng của tôi là thế này: vì hiện tượng này, mọi tôn giáo cũ đã chống lại dục - vì dục đại diện cho con vật. Nhưng họ đã không nhận biết rằng con người có thể siêu việt trên dục - và việc siêu việt có thể xảy ra chỉ qua dục - rằng con người có thể đạt tới cái gì đó bên trong qua cái bên ngoài. Rằng cái mà không thể có cho con vật là có thể cho con người. Con người có thể đi vào trong trạng thái cực thích, trong cực lạc, nơi dục trở thành không liên quan, bị bỏ lại đằng sau. Thân thể trở thành không liên quan, tâm trí trở thành không liên quan. Người ta nhảy vào trong chính chiều sâu của bản thể - trong một khoảnh khắc, tất nhiên, nhưng Thượng đế trở thành sẵn có.
Maithun nghĩa là: yêu sâu sắc, cực kì sâu sắc tới mức một thoáng nhìn về Thượng đế trở thành sẵn có.
Maithun nghĩa là một đôi mà không còn là đôi nữa, một trạng thái của việc là một đôi từ bên ngoài, nhưng từ bên trong chỉ có một - sự tồn tại tất cả một mình. Trong một khoảnh khắc nhị nguyên bị vượt qua, trong một khoảnh khắc hài hoà được đạt tới, hoà hợp đã xảy ra - do đó, cực thích là thảnh thơi thế. Và Wilhelm Reich là đúng: nếu con người có thể trở nên có khả năng của niềm vui cực thích, thế thì điên, mọi loại thần kinh, rối loạn tâm thần, sẽ biến mất khỏi trái đất.
Đó là kinh nghiệm của Mật tông nữa. Nhưng đặt hình maithun lên ngưỡng cửa của ngôi đền cần dũng cảm lớn. Chính bước này là cuộc cách mạng sâu sắc. Những người đó phải là dũng cảm; họ đã tuyên bố cái gì đó bởi điều đó. Họ nói: Chính là chỉ qua yêu mà các đối lập cực mới có thể được bắc cầu.
Thầy là yêu. Thầy là trong trạng thái cực thích liên tục. Thầy là tính một. Nhị nguyên của thầy đã mất rồi. Thầy biết rằng chỉ cái một tồn tại. Trong trạng thái đó, các cái đối lập có thể được bắc cầu.
Cặp đôi xoắn lấy nhau trong yêu sâu sắc đứng đó trên ngưỡng của ngôi đền trong cực lạc lớn lao của tính một: bị mất đi, được hội nhập: là một với cái gì đó sâu hơn và cao hơn cả hai.
Bạn phải rơi vào yêu với thầy. Thầy là ngưỡng cửa tới Thượng đế. Bạn phải học cách hội nhập với thầy, cách trở thành một với thầy. Chỉ qua điều đó mà bạn sẽ biết việc bắc cầu.
Họ đứng đó bị sở hữu bởi Thượng đế có tên là Yêu. Và điều đó đích xác là mối quan hệ giữa đệ tử và thầy: bị sở hữu bởi yêu sâu sắc, mênh mông. Nó không có tính dục, nó không có tính thể chất - nhưng nó là cùng cái được đạt tới bởi hai người yêu. Nó là cùng một thứ! Đỉnh là một. Hai người yêu đi qua sinh lí, qua sinh học; họ đi qua một con đường dài để đạt tới đỉnh. Đệ tử và thầy đạt tới đỉnh đó ngay lập tức. Họ không đi lòng vòng; họ không đi qua thân thể hay tâm trí. Đó là nghĩa của buông xuôi, hay shraddha, hay tin cậy.
Yêu của họ mở ra cánh cửa của cảm nhận mới, cách nhìn mới vào thực tại. Cách nhìn mới đó vào thực tại bắc cầu qua các đối lập cực. Họ đi qua từ cái bình thường sang cái phi thường, từ văn xuôi sang thơ ca, từ logic sang yêu, từ tách rời sang thống nhất, từ bản ngã sang trạng thái của vô ngã.
Bạn đã không thấy nó xảy ra sao? Sâu trong yêu, bản ngã biến mất. Bạn không thể tìm thấy nó. Do đó tôi nhấn mạnh: trong khi làm tình, bao giờ cũng nhớ nhìn một lần ít nhất khi bạn đang đạt tới đỉnh - nhìn vào trong. Có bản ngã nào không? Và kinh nghiệm đó có thể trở thành tỏ ngộ satori.
Bình thường bạn không nhìn vào bên trong. Bạn trở nên bị mê mải với vui thú của yêu, với niềm vui của yêu, tới mức bạn quên mất thiền. Nếu bạn có thể nhớ trong khoảnh khắc đó khi bạn đang tan biến, nếu bạn có thể nhớ có cái nhìn vào bên trong, bạn sẽ không bao giờ là cùng con người nữa. Đi ra khỏi yêu, bạn sẽ là người mới toàn bộ. Một sinh linh mới được sinh ra. Bạn sẽ có cách cảm nhận mới và cách nhìn mới vào thực tại.
Một khi được thấy, rằng bản ngã không tồn tại, bạn không thể thu lại bản ngã đó. Và cho dù bạn thu lại nó, bạn sẽ biết nó là giả, nó là rởm. Bây giờ hiểu biết đó đã xuyên thấu sâu trong bạn.
Những người yêu đi từ thời gian sang vô thời gian. Quan sát: khi đỉnh xảy ra, thời gian biến mất. Trong một khoảnh khắc, thời gian dừng lại, toàn thế giới dừng lại, mọi chuyển động dừng lại. Việc dừng đó của mọi chuyển động và thời gian là điều chúng ta ngụ ý bởi 'đỉnh', cực đỉnh, cực thích.
Thời gian có thể dừng lại với thầy nữa. Và nó dừng lại! - nó dừng lại mọi ngày ở đây cho nhiều người. Trong những khoảnh khắc, bạn chỉ trong hoà điệu với tôi. Bạn không còn đó, tôi không còn đây. Cả hai chúng ta đã biến mất. Cái gì đó tồn tại mà ở ngoài cả hai. Bạn đã đi vào trong ngôi đền, bạn đã bắc cầu cái đối lập cực.
Thực tại không thể thực sự bị phân chia; nó không thể bị phân chia thành logic và yêu, thành thời gian và vĩnh hằng, thành thân thể và linh hồn, thành Thượng đế và vật chất - nó không thể bị phân chia. Mặc dầu các đối lập cực tồn tại, chúng không phải là kẻ thù, chúng là các phần bù. Chúng hỗ trợ lẫn nhau: không có cái này, cái kia sẽ không có thể có được.
Bạn có thể nghĩ về thơ ca được không nếu không có logic bị bỏ lại? Hay bạn có thể nghĩ về logic được không nếu không yêu nào được bỏ lại? Chúng có vẻ đối lập, vậy mà sâu bên dưới ở đâu đó chúng hỗ trợ, chúng nuôi dưỡng lẫn nhau, chúng làm mạnh lẫn nhau.
Cho nên, việc bắc cầu là có thể, nhưng nó bao giờ cũng xảy ra qua yêu. Nó bao giờ cũng xảy ra qua ngưỡng cửa. Tôi gọi thầy là ngưỡng cửa.
Trong khoảnh khắc của yêu hay tin cậy... bạn chỉ ở đây và bây giờ! Bây giờ vĩnh hằng, ở đây tuyệt đối. Bạn đang ở trên lối cửa.
Nhớ lấy, lối cửa là việc mở ra. Porphyrus đã viết: "Ngưỡng cửa là điều linh thiêng." Ngưỡng cửa là cái nối các cái đối lập. Ngôi đền thực sự là gì? Ngưỡng cửa. Nó nối thế giới với cõi bên kia; nó nối bãi chợ với thiền. Đó là lí do tại sao ngôi đền tồn tại ở bãi chợ - nó phải tồn tại ở đó.
Đó là lí do tại sao tôi nhấn mạnh: Không từ bỏ thế giới - cứ hiện hữu ở đó! Và vẫn còn ở đó, tìm thế giới kia và bạn sẽ thấy nó. Nó được ẩn đâu đó đằng kia trong bãi chợ. Nếu bạn chăm chú lắng nghe, nghe tiếng ồn của bãi chợ, bạn sẽ ngạc nhiên - có âm nhạc ẩn trong nó! Âm nhạc lớn trong nó! Chỉ bỏ việc thích và không thích đi. Lắng nghe chăm chú. Ở trong quan hệ với nó. Và mọi nơi trong cái biết bạn sẽ thấy cái không biết, trong cái hữu hình bạn sẽ thấy cái vô hình.
Porphyrus là đúng khi ông ấy nói ngưỡng cửa là điều linh thiêng. Ngưỡng cửa là biên giới giữa cái này và cái kia, giữa hai thế giới, chỗ bình thường, trần tục và thế giới linh thiêng bên ngoài. Ngưỡng cửa là điểm mà chúng ta đi qua từ phương thức hiện hữu này sang phương thức hiện hữu khác, từ mức độ tâm thức này sang mức độ tâm thức khác, từ thực tại này sang loại thực tại khác, từ kiếp sống này sang loại kiếp sống khác. Đi vào trong đền là biểu tượng cho đi vào trong chiều sâu riêng của người ta - hay chiều cao. Về mặt tồn tại chúng ngụ ý cùng điều. Bạn có thể gọi nó là chiều sâu hay bạn có thể gọi nó là chiều cao - chúng ngụ ý cùng một điều. Nó là chiều đứng.
Có hai chiều: chiều ngang và chiều đứng. Ngưỡng cửa nối hai chiều này. Cuộc sống trần tục bình thường là chiều ngang; cuộc sống tôn giáo là chiều đứng. Để tôi nhắc bạn về cây chữ thập Ki tô giáo: nó đơn giản biểu thị cho hai chiều này, chiều ngang và chiều đứng. Cây chữ thập là biểu tượng hay; cây chữ thập là ngưỡng cửa. Cây chữ thập là chiếc cầu nơi chiều ngang và chiều đứng gặp gỡ, nơi cái bình thường và cái phi thường gặp gỡ.
Và hiển nhiên, biểu dụ tự nhiên nhất cho việc mở ra và người mở ra chỉ có thể là trạng thái của làm tình. Theo một văn bản cổ đại khác: "Nơi bò cái đã chơi đùa với bò đực, kèm theo các con non của chúng, hay nơi đàn bà đẹp đã đùa rỡn với người yêu của họ, chỗ đó là chỗ thích hợp cho ngôi đền."
Một phát biểu kì lạ. Nghe lại đi. Bạn sẽ choáng, đặc biệt là người Hindu và người Ki tô giáo và Phật tử - tất cả đều sẽ bị choáng. Nhưng điều này bắt nguồn từ một văn bản phương Đông cổ. Nó nói: "Nơi bò cái đã chơi đùa với bò đực, kèm theo các con non của chúng, hay nơi đàn bà đẹp đã đùa rỡn với người yêu của họ, chỗ đó là chỗ thích hợp cho ngôi đền." Kì lạ, nhưng cực kì có ý nghĩa. Đó là cách nó phải vậy. Ngôi đền phải là việc gặp gỡ, việc bắc cầu.
Bạn hỏi: Thầy nói hôm qua rằng khoa học và tôn giáo là đối lập đối xứng.
Vâng, chúng là các đối lập đối xứng, do đó chúng bị hấp dẫn tới nhau như đàn ông và đàn bà. Chúng được gọi là rơi vào yêu. Chúng là phần bù nữa - mọi cái đối lập đều là phần bù nữa.
Ở phương Tây có nhiều trường phái thuyết giảng về huyền môn khoa học, và các con đường của mật tông và yoga cũng rất có tính hệ thống.
Đúng, có cách để dạy huyền môn khoa học, nhưng huyền môn bao giờ cũng đi ra ngoài khoa học. Đó là điều tôi đang làm ở đây! Tôi đang dạy tính phi logic, huyền môn khoa học, tính tôn giáo trần tục bằng logic.
Nhớ lấy điều đó: bất kì khi nào thực sự có cái gì đó xảy ra, sẽ có điều ngược đời - vì chiếc cầu sẽ được cần tới. Nhưng dầu vậy, huyền môn là huyền môn, khoa học có thể được dùng như một phương cách, nhưng huyền môn không bao giờ trở thành khoa học. Chuyến bay tối thượng vẫn còn phi khoa học, siêu việt lên.
Và Mật tông và Yoga là rất hệ thống - nhưng chỉ theo cách chúng có tính hệ thống. Một khi bạn đã đi theo chúng đủ lâu, chúng đẩy bạn vào trong hỗn độn, chúng đẩy bạn vào trong hỗn độn của sự tồn tại nơi mọi hệ thống đều phải bị bỏ đi - vì mọi hệ thống đều tí hon, vì mọi hệ thống đều là những nhà tù nhỏ được tâm trí làm ra.
Nhà tù là rất hệ thống. Bạn đã không thấy điều đó sao? Bạn đã bao giờ đi vào nhà tù chưa? Cứ đi để thấy... đó là thứ hệ thống nhất trên thế giới. Nhà bạn không hệ thống được như thế như nhà tù - mọi thứ đều hệ thống, mọi thứ đều tuân theo qui tắc nào đó, và một cách tuyệt đối. Mọi người dậy sớm buổi sáng đích xác vào giờ nào đó, họ ăn sáng, họ tắm, họ chuyển động như robots - mọi thứ đều hệ thống.
Thực ra, khi mọi thứ quá hệ thống bạn bị cầm tù, tự do bị nghiền nát. Tự do cần hỗn độn.
Một điều lạ đã được các nhà tâm lí quan sát. Điều lạ là ở chỗ trong quân đội mọi người được dạy rất hệ thống và mục đích của họ là tạo ra chiến tranh, mục đích của họ là tạo ra hỗn độn, mục đích của họ là chết, là giết và bị giết. Mục đích của họ là phá huỷ - mục đích của họ là Hiroshima, Nagasaki. Nhưng người quân đội là tuyệt đối hệ thống. Quân đội sống để tạo ra mất trật tự. Cứ nhìn phần bù: quân đội sống trong trật tự để tạo ra mất trật tự.
Và bạn có thấy cực khác không? Các nghệ sĩ tạo ra trật tự từ mất trật tự, nhưng họ sống rất luộm thuộm, sống lười biếng, sống rất mất trật tự. Nếu bạn nhìn nghệ sĩ sống, bạn sẽ bắt đầu nghĩ về tự tử. Chỉ tồi tệ! Không hệ thống chút nào. Bạn có thể đi và xem Chaitanya Hari - khi ông ấy đi ngủ, khi ông ấy thức dậy - không có trật tự. Và ông ấy tạo ra âm nhạc hay, ông ấy tạo ra trật tự.
Nghệ sĩ tạo ra trật tự, do đó họ phải bù cho điều đó bằng mất trật tự trong đời họ. Và người quân đội tạo ra mất trật tự, do đó họ phải bù cho điều đó bằng trật tự trong đời họ. Mọi sự đi vào cân bằng.
Chư phật nói rất logic vì mục đích của họ là phi logic. Và bạn có thể thấy các nhà vật lí hiện đại nói rất phi logic: lí thuyết tương đối là phi logic. Lí thuyết bất định là phi logic. Hình học phi Euclid là phi logic. Toán học cao cấp là phi logic. Họ nói rất phi logic và họ tạo ra logic, mục đích của họ là logic. Họ đang đi hướng tới trật tự.
Bạn bao giờ cũng thấy cân bằng này xảy ra. Cuộc sống không thể một phía được, bằng không nó biến mất. Nó cần ngày và đêm, mùa hè và mùa đông, sinh và tử; nó cần yêu và ghét.
Cho nên tôi nói: khoa học và tôn giáo là đối lập đối xứng, nhưng tôi không nói rằng việc bắc cầu là không thể được - việc bắc cầu bao giờ cũng xảy ra, liên tục đang xảy ra. Nó xảy ra từ phía của khoa học, nó xảy ra từ phía của tôn giáo nữa. Và khi nó xảy ra, bạn có thầy vĩ đại, một Phật hay một Einstein. Bất kì khi nào nó xảy ra bạn đều có siêu hiện tượng.
Câu hỏi 2
Thầy sẽ không nói cho chúng tôi về các giấc mơ chứ? Tôi đã lấy việc mơ tôi đang mơ, hay sống qua tình huống đau đớn của quá khứ hay tương lai và giải quyết với chúng một cách khác nhau. Đôi khi tôi thức dậy trong cái chết của buổi đêm hay sau giấc ngủ ngắn với cảm giác khủng khiếp thế, sự mong manh, tôi cảm thấy tôi được năm tuổi. Sự hiện diện của thầy nhất định là trong tâm thức mơ của tôi, mọi giấc mơ từ khi tôi ở đây. Tất cả những phát triển mới này là gì? Tôi biết thầy đùa với cuộc sống mơ của chúng tôi, nhưng chúng chẳng phải là phần nhiều của cuộc truy tìm "tôi là ai?" đó sao?
Savita, dù bạn đang mơ hay không mơ, bạn đang mơ đấy. Dù bạn đang mơ với mắt nhắm hay với mắt mở cũng không tạo ra khác biệt. Bạn mơ trong đêm, bạn mơ ban ngày. Có mơ đêm và có mơ ngày. Bạn đơn giản liên tục thay đổi từ mơ này sang mơ khác, loại mơ này sang loại mơ khác.
Lắng nghe đi... Bạn mơ trong đêm, và thế rồi bất thình lình giấc mơ bị tan vỡ, thế thì bạn cảm thấy khiếp hãi - điều đó nữa cũng là mơ. Giờ bạn đang mơ về khiếp hãi, về tính mong manh, sợ. Thế rồi bạn lại rơi vào giấc ngủ và bạn bắt đầu mơ. Và đến sáng bạn mở mắt ra và bạn bắt đầu mơ với mắt mở. Mơ là sự liên tục. Tâm trí bạn được làm từ mơ. Tâm trí bạn bao gồm các giấc mơ.
Nhớ tới người đang nhìn các giấc mơ. Đánh thức nhân chứng đó đi. Đừng chú ý nhiều tới mơ.
Đó là chỗ Đông và Tây khác nhau. Tâm lí học phương Tây quá nghiện với mơ, phân tích mơ; người ta phải đi sâu vào các giấc mơ.
Savita là người trị liệu, nhà phân tâm, cho nên hiển nhiên cô ấy phải cảm thấy bị xúc phạm khi tôi hạ bệ hay đùa cuộc sống mơ của bạn. Đừng cảm thấy bị xúc phạm - đây là cách tiếp cận khác toàn bộ. Bằng việc phân tích giấc mơ bạn sẽ không bao giờ đi tới kết thúc chúng. Bằng việc phân tích giấc mơ bạn có thể trở nên hiểu biết thêm chút ít về mơ, nhưng nhận biết sẽ không xảy ra qua điều đó. Bằng việc phân tích các giấc mơ bạn thậm chí có thể bắt đầu mơ những giấc mơ hay hơn, nhưng mơ hay hơn cũng chỉ là mơ hệt vậy thôi. Bằng việc phân tích giấc mơ bạn có thể bắt đầu cảm thấy động cơ của bạn ẩn đằng sau giấc mơ, các ham muốn bị kìm nén của bạn, tham vọng của bạn, nhưng bạn sẽ không bao giờ đi tới biết bạn là ai. Làm sao người ta có thể đi tới biết mình là ai bằng việc phân tích giấc mơ? Mơ là đối thể và bạn là chủ thể. Bạn phải lấy paravritti - việc cải tâm; bạn phải chuyển một trăm tám mươi độ. Bạn phải dừng chú ý tới mơ; bạn phải chú ý tới người đã mơ.
Phương Đông quan tâm tới nhân chứng, không quan tâm tới điều nó chứng kiến. Bạn có thể thấy cây thực hay bạn có thể thấy cây mơ - điều đó không tạo ra khác biệt. Với cách tiếp cận phương Đông điều đó không tạo ra khác biệt liệu cây là thực hay chỉ là cây mơ. Trong cả hai trường hợp, nó là đối thể, trong cả hai trường hợp bạn không là nó. Cho nên có khác biệt gì liệu nó thực có đó hay bạn chỉ tưởng tượng ra nó?
Điều duy nhất tạo ra bất kì khác biệt là người ta, tấm gương, trong đó cây được phản xạ - thực hay không thực, điều đó là không liên quan. Nhưng vũng nước thuần khiết trong bạn nơi nó được phản xạ… chú ý, nhấn mạnh vào nhân chứng, đi sâu hơn vào nhân chứng đi.
Và đó là chủ định của tôi ở đây để giúp bạn - không để phân tích giấc mơ của bạn. Điều đó bạn có thể làm ở phương Tây theo cách khoa học hơn nhiều. Phương Tây đã trở thành rất rất khéo trong phân tích giấc mơ. Nhưng phương Đông chưa bao giờ lo nghĩ vì phương Đông nói mọi thứ đều là mơ, cho nên phỏng có ích gì mà phân tích?
Và không có chỗ kết thúc. Nếu bạn liên tục phân tích và cội nguồn tạo ra mơ có đấy, nó sẽ liên tục tạo ra mơ mới. Chúng sẽ tới và tới và tới... Đó là lí do tại sao không ai đã bao giờ được phân tâm toàn bộ; không tồn tại một người nào trên trái đất được phân tâm thực sự và toàn bộ, vì mục đích của phân tâm toàn bộ là ở chỗ mơ phải biến mất. Điều đó không xảy ra. Nó thậm chí đã không xảy ra cho Freud hay Jung. Họ liên tục mơ. Điều đó nghĩa là họ liên tục vẫn còn bị kìm nén; điều đó nghĩa là họ liên tục vẫn còn là cùng người như họ trước đây. Mơ vẫn tới, vì cội nguồn đã không được thay đổi triệt để.
Máy chiếu đang làm việc và bạn liên tục phân tích phim trên màn ảnh, và bạn liên tục nghĩ cách phân tích nó. Và thế rồi bạn làm khác đi, việc phân tích của bạn khác đi; và thế thì có các trường phái phân tâm. Freud nói cái gì đó, Jung nói thứ khác, Adler lại thứ khác, và cứ thế mãi. Bây giờ có nhiều cách phân tâm như có chừng ấy nhà phân tâm, và mọi người đều có ý kiến riêng của mình, và không ai có thể thực sự bị bác bỏ - vì tất cả đều là công việc mơ.
Bất kì cái gì bạn nói, nếu bạn có thể lớn tiếng nói nó, một cách thuyết phục, với thẩm quyền, với biện luận, với logic, nó hấp dẫn mọi người - nó phải thực. Và chúng tất cả đều dường như là thực, tất cả những diễn giải đó dường như là thực, vì không diễn giải nào là có giá trị gì. Mọi diễn giản đều sai!
Phương Đông có cách tiếp cận khác toàn bộ: chứng kiến - không phân tích. Trong phân tích bạn trở nên quan tâm quá nhiều, hội tụ quá nhiều vào mơ. Quên mơ đi: chỉ nhìn vào người quan sát. Người quan sát đó là thường hằng. Ban đêm nó thấy mơ; ban ngày nó thấy mơ. Đầu tiên bạn thấy giấc mơ, Savita, và thế rồi bạn đột nhiên thức dậy và bạn thấy kinh hoàng. Thế rồi bạn lại rơi vào giấc ngủ và bạn có thể thấy giấc mơ dịu ngọt, giấc mơ đẹp, giấc mơ hạnh phúc, hay lại ác mộng... và điều này cứ tiếp diễn mãi. Một điều là thường hằng: người thấy, người quan sát, nhân chứng.
Quay sang nhân chứng đi. Và đó là điều tôi đang cố nói với bạn - trong khi bạn đang mơ ban ngày và khi bạn mơ ban đêm, chỉ một điểm tốt về mơ là ở chỗ bạn nói:
Sự hiện diện của thầy nhất định là trong tâm thức mơ của tôi, mọi giấc mơ từ khi tôi ở đây.
Điều đó là tốt. Ít nhất một điều là thường hằng có đó mà sẽ giúp bạn rơi vào bản thân bạn. Nhấn mạnh vào sự hiện diện đó đi.
Gurdjieff hay nói với đệ tử của ông ấy, "Làm một điều thành thường hằng trong mơ của ông và sớm hay muộn ông sẽ loại bỏ mơ." Và những điều nhỏ bé ông ấy thường cho, những kĩ thuật, phương cách nhỏ bé - và chúng có tác dụng! Với người này ông ấy nói, "Bất kì khi nào ông mơ, ngay trong mơ thấy rằng ông đang đưa tay lên đầu. Và ban ngày cũng thực hành điều này nhiều lần để cho ông trở nên rất quen thuộc và thành thói quen với nó, để cho nó trở thành gần như máy móc, để cho ngay trong mơ ông cũng có thể để tay lên đầu." Và người này nói, "Cái gì sẽ xảy ra?"
Gurdjieff nói, "Khi ông đã trở nên có khả năng đó, tới và nói cái đó cho ta."
Ba tháng trôi qua và người này liên tục hết ngày nọ tới ngày kia, bước đi, ăn, bất kì khi nào người đó nhớ ra, người đó sẽ đưa tay lên đầu, và sẽ nhớ "Đêm nay mình sẽ để tay lên đầu mình."
Và thế rồi chuyện xảy ra sau ba tháng: một đêm người đó đang mơ rằng người đó bước đi trên đường và có nhiều giao thông và tiếng ồn, và đột nhiên người đó nhận ra, và người đó để tay lên đầu - và giấc mơ bị tan vỡ. Và vào khoảnh khắc đó khi mơ mất đi, người đó đột nhiên thấy bản thân mình lần đầu tiên - việc quay lại, việc cải tâm. Đó là vào nửa đêm. Người đó nhảy múa, người đó vui mừng thế. Và từ ngày đó, mơ biến mất.
Và khi mơ biến mất, thực tại tới ngày càng gần hơn mọi ngày. Chính mơ cản trở bạn không cho thấy cái đang hiện hữu.
Khi người đó tới vào buổi sáng để gặp Gurdjieff, trước khi người đó kể bất kì cái gì Gurdjieff đã nói, "Vậy là nó đã xảy ra rồi - vì ta thấy mắt ông có ánh sáng khác, sáng ngời. Chúng có sự sáng tỏ. Chất liệu mơ đó mà thường di chuyển đằng sau mắt ông không còn đó. Cho nên nó đã xảy ra! Vậy là ông đã có khả năng đưa tay lên! Giờ đừng lo nghĩ: bất kì khi nào nó tới, tay lại đưa lên đấy.
Mọi khả năng là ở chỗ nó có thể không tới lần nữa, vì ít nhất bạn đã làm một điều một cách có ý thức. Ngay cả trong mơ của bạn, chỉ một việc nhỏ đưa tay lên, bạn đã nhớ một điều nhỏ. Nó rất nhỏ, nhưng việc nhớ là lớn. Bạn đã nhớ, ngay cả trong mơ. Cho nên nhân chứng đã đạt tới đó - bây giờ không cần lo nghĩ."
Tôi muốn nói với Savita: Mời tôi ngày càng nhiều vào trong mơ của bạn. Để tôi cũng tận hưởng mơ của bạn. Đi vào mọi đêm với cảm giác rất ý thức rằng tôi sẽ có đó trong mơ của bạn. Làm cho nó thành nỗ lực tỉnh táo, có chủ định, và một ngày nào đó nó sẽ xảy ra. Nó sẽ không chỉ là hiện tượng như mơ. Tôi sẽ thực như hiện tại tôi đang vậy bây giờ, hay thậm chí còn hơn, vì ngay bây giờ tôi có thể thấy có mơ trong mắt Savita. Nếu trong mơ của bạn, bạn có thể thấy tôi như tôi đây dù chỉ một khoảnh khắc, mọi việc mơ sẽ biến mất.
Phân tích không ích gì đâu. Mơ phải ra đi. Khi mơ đã ra đi, thực tại bước vào. Theo cửa này, mơ đi ra; từ cửa khác thực tại đi vào. Và thực tại là im lặng, yên tĩnh, an bình, phúc lạc...
Câu hỏi 3
Tại sao có cảm giác, giống như mình đang chết khi mình đang trong yêu? Đang rơi vào trong yêu có phải là ham muốn tự tử không? Hay chỉ là bản năng tự diệt như lũ chuột lemming nối nhau bước xuống biển hay chuyến bay của bướm đêm vào ngọn lửa? Điều đó thật quái lạ.
Yêu là chết, nhưng người chết trong yêu không bao giờ tồn tại thực cả. Chính cái ngã không thực, ý tưởng về cái ngã, mới chết.
Cho nên yêu là chết, nó là tự tử, nó là nguy hiểm. Đó là lí do tại sao hàng triệu người đã quyết định chống lại yêu. Họ sống cuộc sống không yêu. Họ đã quyết định thiên về bản ngã - nhưng bản ngã là giả. Và bạn không thể liên tục níu bám vào cái giả được và cái giả sẽ không bao giờ trở thành thực được. Cho nên cuộc sống của người bản ngã bao giờ cũng vẫn còn trong bất an ninh. Làm sao bạn có thể làm cái gì đó không thực trở thành thực được?
Nó bao giờ cũng biến mất. Bạn phải bám lấy nó, bạn phải thường xuyên tạo ra nó lặp đi lặp lại. Nó là việc tự lừa dối. Và nó tạo ra khổ.
Khổ là vận hành của cái không thực. Cái thực là phúc lạc - Sat Chit Anand. Chân lí là phúc lạc, và chân lí là nhận biết. Sat nghĩa là chân lí, Chit nghĩa là tâm thức, Anand nghĩa là phúc lạc. Ba điều này là phẩm chất của chân lí. Nó là vậy, nó là tỉnh táo, và nó là phúc lạc.
Không thực là khổ. Địa ngục là cái không tồn tại nhưng bạn tạo ra, và cõi trời là cái tồn tại nhưng bạn không chấp nhận. Thiên đường là nơi bạn thực sự hiện hữu, nhưng bạn không đủ dũng cảm để đi vào trong nó. Và địa ngục là bịa đặt riêng tư của bạn. Nhưng vì nó là bịa đặt của bạn, bạn bám lấy nó.
Con người chưa bao giờ rời khỏi Thượng đế. Con người sống trong Thượng đế, nhưng dầu vậy vẫn khổ vì con người tạo ra địa ngục nhỏ quanh bản thân mình. Cõi trời không cần được tạo ra - nó đã có đó rồi; bạn phải thảnh thơi và tận hưởng nó. Địa ngục phải được tạo ra.
Đón nhận cuộc sống trong tâm trạng thảnh thơi đi. Không có nhu cầu tạo ra bất kì cái gì, và không có nhu cầu bảo vệ bất kì cái gì, và không có nhu cầu níu bám bất kì cái gì. Cái mà hiện hữu thì sẽ hiện hữu dù bạn có bám lấy nó hay không, và cái không hiện hữu thì không thể còn lại dù bạn níu bám nó hay không. Cái không hiện hữu là không hiện hữu, và cái hiện hữu là hiện hữu. Bạn hỏi:
Tại sao có cảm giác, giống như mình đang chết khi mình đang trong yêu?
Vì bản ngã, cái không thực, chết đi. Yêu mở ra cánh cửa tới cái thực. Yêu là ngưỡng cửa của ngôi đền. Yêu mở bạn hướng tới Thượng đế. Nó đem lại niềm vui lớn, nhưng đồng thời nó đem lại nỗi sợ lớn: bản ngã của bạn đang biến mất. Và bạn đã đầu tư nhiều thế vào bản ngã. Bạn đã sống vì nó, bạn đã từng được dạy và được ước định vì nó. Bố mẹ bạn, các tu sĩ, chính khách, giáo dục, trường học, cao đẳng, đại học, tất cả họ đã tạo ra bản ngã của bạn. Họ đã tạo ra tham vọng; họ là cơ xưởng để tạo ra tham vọng. Và một ngày nào đó bạn thấy bản thân bạn bị què quặt bởi tham vọng riêng của bạn, bị đóng cũi bởi bản ngã riêng của bạn. Bạn khổ nhiều, nhưng cả đời bạn đã được dạy rằng điều này là có giá trị, cho nên bạn bám lấy nó - bạn khổ và bạn bám lấy nó. Và bạn càng bám, bạn càng khổ.
Có những khoảnh khắc khi Thượng đế tới và gõ cửa nhà bạn. Đó là điều yêu là gì - Thượng đế gõ cửa nhà bạn. Có thể là qua người đàn bà, qua người đàn ông, qua đứa trẻ, qua yêu, qua hoa, qua mặt trời lặn, mặt trời mọc... Thượng đế có thể gõ cửa theo cả triệu cách. Nhưng bất kì chỗ nào Thượng đế gõ cửa, bạn đều trở nên sợ. Tu sĩ, chính khách, bố mẹ, và bản ngã được tạo ra - nó đang bị lâm nguy. Nó bắt đầu cảm thấy rằng nó đang chết. Bạn kéo lại. Bạn giữ lại. Bạn nhắm mắt lại, bạn bịt tai lại; bạn không nghe tiếng gõ. Bạn biến mất trở lại trong cái hố của bạn. Bạn đóng cửa ra vào của bạn.
Yêu cho cảm giác như chết - nó vậy đấy. Và những người muốn thực sự phúc lạc phải đi qua chết đó, vì phục sinh là có thể chỉ qua chết.
Jesus là đúng khi ông ấy nói bạn sẽ phải mang cây chữ thập của bạn trên vai bạn. Bạn sẽ phải chết đi. Ông ấy nói, "Chừng nào ông chưa được tái sinh, ông sẽ không thấy vương quốc của ta, ông sẽ không thấy điều ta đang dạy cho ông." Và ông ấy nói, "Yêu là Thượng đế." Ông ấy đúng vì yêu là ngưỡng cửa.
Chết đi trong yêu. Nó là đẹp hơn nhiều so với sống trong bản ngã. Nó là thực hơn nhiều so với sống trong bản ngã. Sống trong bản ngã là chết trong yêu. Chết trong bản ngã là sống trong yêu. Nhớ lấy: khi bạn chọn bản ngã, bạn đang chọn chết thực - vì nó là chết trong yêu. Và khi bạn chọn yêu bạn chỉ chọn cái chết không thực, vì chết trong bản ngã bạn không mất bất kì cái gì - bạn đã không có gì từ chính lúc bắt đầu.
Đó là toàn thể nhấn mạnh của bài thơ của Nhất Hưu hôm qua. Bạn không hiện hữu, cho nên tại sao sợ? Ai sắp chết? Không có ai chết cả! Bạn đang bám vào ai? Bạn muốn ai làm ra an toàn? Bạn muốn ai bảo vệ và bọc sắt? Không có ai cả. Chỉ có trống rỗng... trống rỗng... hoàn toàn trống rỗng.
Lắng nghe bài ca của Nhất Hưu đi. Chấp nhận trống rỗng này và sợ sẽ biến mất. Là con bướm đêm khi bạn tìm thấy ngọn lửa của yêu cháy sáng - là con bướm đêm đi! Nhảy vào trong nó... và bạn sẽ mất cái giả và bạn sẽ có được cái thực; và bạn sẽ mất mơ và bạn sẽ có được điều tối thượng. Bạn sẽ mất cái gì đó mà không có đó và bạn sẽ có được cái gì đó mà bao giờ cũng ở đó rồi.
Câu hỏi 4
Tại sao mối quan hệ giữa đàn ông Ấn Độ và đàn bà phương Tây không thành công? Nó bao giờ cũng bị vỡ ở điểm nào đó. Cái gì là vấn đề thực, cái bước vào, cái dừng mối quan hệ không cho tăng trưởng chín muồi? Xin thầy nói cái gì đó.
Vedant Bharti, mọi mối quan hệ đều vỡ ở điểm nào đó - phải vỡ. Bạn không thể làm nhà của bạn ở ngưỡng cửa, bạn không nên làm vậy. Yêu là cánh cửa: đi qua nó đi. Đi qua, chắc chắn, đừng né tránh nó. Nếu bạn né tránh nó bạn sẽ bỏ lỡ vị thần trong đền. Nhưng bạn không nên làm nhà của bạn trên ngưỡng cửa, ở cửa. Đừng vẫn còn ở đó. Cánh cửa chỉ là lối mở. Bạn phải chuyển đi!
Quan hệ yêu là cái phải có, nhưng không là định mệnh, không là mục đích - chỉ là cái bắt đầu. Tôi ủng hộ tất cả cho yêu. Nhưng nhớ: yêu là cái gì đó mà phải được siêu việt lên nữa.
Có hai kiểu người - cả hai đều bị thần kinh. Một kiểu là những người sợ yêu quá nhiều vì họ sợ chết. Họ bám lấy bản ngã. Họ né tránh yêu. Họ có thể gọi nó là tôn giáo, nhưng nó không thể là tôn giáo được - nó chỉ là bản ngã cực kì và không cái gì khác. Đó là lí do tại sao các sư - Cơ đốc giáo, Hindu giáo, Phật giáo - họ có bản ngã mạnh hơn thế, tinh vi nhưng rất mạnh, được ẩn kín nhưng rất mạnh. Khiêm tốn chỉ trên bề mặt, nó chỉ là lớp phủ đường trên bản ngã độc. Họ có bản ngã ngoan đạo, nhưng bản ngã có đó. Và bản ngã ngoan đạo là nguy hiểm hơn bản ngã thường - vì bản ngã thường là rõ ràng, bạn không thể che giấu được nó. Nhưng bản ngã ngoan đạo ẩn rất kín và bạn có thể mang nó theo cách tinh vi mãi mãi và mãi mãi.
Cho nên điều này tạo ra một loại thần kinh: những người sợ yêu và họ nghĩ họ đang đi tới Thượng đế. Bạn không thể đi được vì bạn đã né tránh bản thân cánh cửa.
Thế rồi có loại thần kinh khác: thấy cái đẹp của yêu, thu lấy dũng cảm để nhảy vào trong nó, làm tan biến bản ngã trong vài khoảnh khắc... vì trong yêu nó chỉ có thể có trong vài khoảnh khắc. Cực lạc của yêu không thể vĩnh hằng được, vì nó là cực lạc giữa hai phần gặp gỡ, tan biến vào trong nhau. Chừng nào bạn chưa tan biến với cái toàn thể bạn không thể có cực lạc vĩnh hằng được. Việc tan biến với bộ phận - với đàn ông, với đàn bà - bạn sẽ tan biến chỉ trong một giọt rất nhỏ của Thượng đế. Nó không thể có tính đại dương được. Vâng, trong một khoảnh khắc bạn sẽ có hương vị, và thế rồi hương vị này biến mất. Điều này tạo ra một loại thần kinh khác: những người bám lấy chuyện tình. Nếu tình yêu chết đi với người đàn bà này, họ đổi sang đàn bà khác, đàn ông khác; họ cứ đi mãi. Họ bắt đầu sống trên ngưỡng cửa. Họ đã quên vị thần, họ đã quên về ngôi đền. Yêu phải được siêu việt vào trong lời cầu nguyện.
Đừng bao giờ ở trong bệnh thần kinh của loại thứ nhất, và đừng bao giờ níu bám lấy loại thần kinh thứ hai. Đi tiếp... chuyển tiếp đi.
Một hoàng đế lớn, Akbar, đã tạo ra một kinh đô nhỏ, đẹp ở Ấn Độ. Nó chưa bao giờ được dùng vì trước khi nó được hoàn thành Akbar đã chết. Cho nên kinh đô của ông ấy chưa bao giờ được chuyển từ Delhi tới nó. Tên của chỗ này là Fatehpur Sikri. Nó là một trong những thị trấn đẹp nhất đã từng được lập kế hoạch - và chưa bao giờ được bất kì người nào dùng.
Mọi chi tiết nhỏ bé đều được nhìn vào. Các kiến trúc sư lớn của những ngày đó đã được tư vấn, các bậc thầy lớn đã được tư vấn. Akbar đề nghị mọi thầy giáo lớn ở Ấn Độ vào thời đó cho ông ta một câu nói ngắn gọn mà có thể được viết lên cửa, lối đi. Một chiếc cầu dẫn tới Fatehpur Sikri - dòng sông phải được đi qua và Akbar đã làm một chiếc cổng đẹp trên chiếc cầu này. Người Sufi nào đó đã gợi ý lời của Jesus, và ông ấy thích điều đó. Nhiều câu nói đã được gợi ý, nhưng ông ấy thích câu đó và câu nói đó được viết lên cửa. Câu nói đó là hay. Nó không tồn tại trong Kinh Thánh; nó đã tới từ nguồn truyền khẩu khác. Nó nói: Cuộc sống là chiếc cầu - đi qua nó đi, nhưng đừng làm nhà trên nó.
Yêu cũng là chiếc cầu - đi qua nó đi.
Cho nên không chuyện tình nào đã bao giờ thành công. Cho bạn hi vọng, cho bạn hi vọng lớn, nhưng bao giờ cũng kết thúc trong thất vọng. Thất vọng đó là có sẵn rồi; cũng như cực lạc là có sẵn, thất vọng cũng vậy. Lúc ban đầu nó là cực lạc, đến cuối cùng nó là thất vọng. Thất vọng đó sẽ dẫn bạn đi ra ngoài, bằng không làm sao bạn sẽ đi ra ngoài được? Khi nào bạn sẽ tìm vị thần thực trong ngôi đền nếu bạn bám vào cửa? Nếu bạn nghĩ, "Cửa là đủ rồi và mình được mãn nguyện," thế thì không ai sẽ bao giờ di chuyển.
Jesus nói con người đạt tới Thượng đế qua yêu, yêu là Thượng đế - nhưng đây chỉ là một nửa của chân lí. Nửa kia là: con người không bao giờ đạt tới qua yêu - con người chỉ đạt tới bằng việc siêu việt trên yêu. Khi cả hai điều này được hiểu cùng nhau, bạn đã hiểu hiện tượng yêu. Yêu là Thượng đế và yêu không là Thượng đế. Lúc ban đầu, nó là vậy, đến cuối cùng nó không là vậy. Lúc ban đầu nó đem tới cực lạc, những ngày trăng mật đó, và thế rồi thất vọng, chán chường mà mọi hôn nhân đều chấm dứt trong đó.
Cứ nghĩ tới hai người ngồi cùng nhau, bị chán. Mọi thứ đều đã được thăm dò và không có gì để thăm dò thêm nữa. Đây là khoảnh khắc đấy! Hoặc bạn có thể bắt đầu tìm người đàn ông khác, người đàn bà khác, hoặc bạn có thể bắt đầu nhìn ra ngoài yêu.
Bạn đã sống tình yêu, bạn đã thấy những cái đẹp của nó và bạn đã thấy những cái xấu của nó; bạn đã thấy niềm vui của nó, bạn đã thấy nỗi khổ của nó; bạn đã thấy cõi trời của nó và địa ngục của nó. Nó không phải là cõi trời thuần, không; bằng không thì không ai đã bao giờ đi tới Thượng đế. Nó là cõi trời thuần và địa ngục thuần - nó là cả hai. Địa ngục và cõi trời là hai mặt của nó. Lúc ban đầu là hi vọng và đến cuối là thất vọng.
Đi qua hi vọng đó và thất vọng đó lặp đi lặp lại, một ngày nào đó hiểu biết nảy sinh, "Mình đang làm cái gì trên ngưỡng cửa thế này? Mình phải đi ra ngoài chứ!" Và không từ giận dữ mà từ hiểu biết người ta đi ra ngoài.
Cho nên điều thứ nhất: không mối quan hệ nào đã bao giờ thành công. Và điều may mắn là không quan hệ nào đã bao giờ thành công - bằng không, khi nào bạn sẽ có quan hệ với Thượng đế? Tại sao bạn phải nghĩ tới Thượng đế? Con người nghĩ tới Thượng đế vì yêu cho một thoáng nhìn. Con người nghĩ tới Thượng đế vì yêu cho hi vọng. Và con người phải nghĩ về Thượng đế vì yêu cho thất vọng. Mọi hi vọng đều biến thành vô vọng.
Không có yêu sẽ không có việc tìm Thượng đế vì con người sẽ không có kinh nghiệm nào về hi vọng và nghĩa và ý nghĩa và điều vĩ đại. Yêu cho bạn thoáng nhìn về cõi bên kia... đừng bám lấy nó. Nhận hướng dẫn của nó, và tìm cái gì đó nhiều hơn, liên tục tìm. Dùng yêu như bàn đạp đi. Bạn hỏi:
Tại sao mối quan hệ giữa đàn ông Ấn Độ và đàn bà phương Tây không thành công?
Vậy điều thứ nhất: không mối quan hệ nào là thành công, dù giữa đàn ông Ấn Độ và đàn bà phương Tây, hay đàn ông phương Tây và đàn bà phương Tây, hay đàn ông Ấn Độ và đàn bà Ấn Độ. Nó không thể thành công được; chính bản tính của nó cấm đoán nó. Có cảm giác nó thành công, nhưng nó không bao giờ thành công. Nó tới rất rất gần thành công, nhưng nó không bao giờ đích xác tới điểm đó. Nó đưa bạn đi cuộc hành trình lớn, nhưng nó không bao giờ cung cấp mục đích. Nó giữ cho hi vọng của bạn còn cháy, nhưng chỉ hi vọng thôi. Nhưng tốt, ít nhất nó đưa bạn tới ngưỡng cửa. Một bước phải được lấy; nửa cuộc hành trình là hoàn thành, nhưng nửa cuộc hành trình vẫn còn lại.
Và điều thứ hai: nó là khó khăn hơn giữa đàn ông Ấn Độ và đàn bà phương Tây, hay đàn ông phương tây và đàn bà Ấn Độ. Vấn đề không phải là giữa đàn ông và đàn bà, vấn đề là giữa phương Đông và phương Tây. Đàn ông và đàn bà chỉ là đàn ông và đàn bà; Đông và Tây không tạo ra khác biệt. Nhưng tâm trí có đó. Những tâm trí đó tạo ra rắc rối.
Người Ấn Độ có một loại tâm trí và người phương Tây đã tiến hoá sang một loại tâm trí khác. Cho nên khi đàn ông Ấn Độ ở cùng với đàn bà phương Tây, hay ngược lại, không có trao đổi. Họ không nói cùng một ngôn ngữ. Không chỉ có việc họ không nói cùng ngôn ngữ - tiếng Anh, tiếng Đức hay tiếng Pháp hay tiếng Italy - họ có thể nói cùng ngôn ngữ, dầu vậy họ không nói cùng ngôn ngữ, vì họ có các loại tâm trí khác nhau. Mong đợi của họ là khác nhau, ước định của họ là khác nhau. Đàn ông Ấn Độ có thể nói điều này và đàn bà phương Tây hiểu điều khác. Người đàn bà này nói điều này và đàn ông Ấn Độ hiểu cái gì đó khác. Chừng nào họ chưa bỏ tâm trí đi, chừng nào họ chưa trở thành đàn ông và đàn bà thuần khiết, sẽ có khó khăn lớn.
Và Vedant Bharti phải đang hỏi câu hỏi này từ kinh nghiệm riêng của anh ấy. Một đêm, ngẫu nhiên tạt qua Vedant Bharti, tôi nghe được đối thoại này:
Vedant Bharti: "Ồ, bé tuyệt đẹp, cưng của anh! Anh có phải là người đàn ông đầu tiên em đã từng lên giường cùng không?"
Và cô gái Mĩ: "Tất nhiên anh là vậy! Sao mà mọi người Ấn Độ các anh bao giờ cũng hỏi cùng câu hỏi ngu xuẩn đó?"
Tâm trí khác nhau... Tâm trí Ấn Độ rất có tính gia trưởng nam. Đàn bà phương Tây bây giờ là đàn bà được giải phóng; cô ấy sống trong một chỗ khác toàn bộ. Cô ấy không là người đàn bà mà bạn đã sống cùng trong nhiều thế kỉ ở Ấn Độ. Bây giờ không thể nào sở hữu được người đàn bà phương Tây; cô ấy không còn là tài sản riêng nữa - cô ấy tự do như bạn vậy.
Ở Ấn Độ, đàn bà đã từng bị coi như tài sản riêng; đàn ông có thể sở hữu cô ấy. Không chỉ người thường - ngay cả những người vĩ đại ở Ấn Độ cũng nghĩ về đàn bà như vật sở hữu. Bạn có thể đã nghe câu chuyện nổi tiếng về Mahabharata. Yudhishthira, một trong những người rất nổi tiếng trong lịch sử Ấn Độ - và đã được coi là rất tôn giáo, ông ấy nổi tiếng như dharmaraj, vua tôn giáo, hay của tôn giáo - chơi bời, đánh bạc, ông ấy thậm chí đã đặt cọc vợ ông ấy. Ông ấy đánh bạc cô ấy, vì người ta nghĩ rằng vợ bạn là tài sản của bạn. Ông ấy đặt cược vương quốc của mình, ông ấy đặt cược kho báu của mình, ông ấy đặt cược mọi thứ; thế rồi chỉ còn lại mỗi vợ - ông ấy đặt cược cả vợ nữa. Và dầu vậy ở Ấn Độ ông ấy là một trong những người tôn giáo vĩ đại nhất. Đây là loại người tôn giáo gì vậy? Cứ nghĩ tới việc đặt cược người sống, cho việc đánh bạc mà xem? Nhưng ở Ấn Độ đàn bà đã từng bị coi là tài sản; bạn là người sở hữu, và là người sở hữu toàn thể và duy nhất.
Ở phương Tây cảnh nô lệ đó không còn nữa, nó đã biến mất. Điều đó là tốt. Nó phải biến mất khỏi Ấn Độ nữa. Không ai có thể sở hữu bất kì ai, đàn ông hay đàn bà. Không người nào có thể bị sở hữu; không người nào có thể bị thu lại thành tài sản! Điều này là xấu, điều này là tội lỗi! Cái gì có thể là tội lớn hơn điều này?
Bạn có thể yêu một người, nhưng bạn không thể sở hữu được. Yêu mà sở hữu có đấy thì không phải là yêu - nó là bản ngã.
Ở Ấn Độ, đàn ông có tính rất gia trưởng nam. Và đàn bà Ấn Độ còn chưa khẳng định được tự do của cô ấy. Không tồn tại cái gì như phong trào giải phóng phụ nữ ở Ấn Độ. Đàn bà vẫn liên tục sống theo cùng cách.
Cho nên khi một người Ấn Độ rơi vào yêu một người đàn bà phương Tây, vấn đề nảy sinh - anh ta bắt đầu sở hữu. Và tâm trí Ấn Độ bị ám ảnh rất nhiều với dục; điều đó nữa cũng tạo ra vấn đề. Bạn sẽ ngạc nhiên khi tôi nói tâm trí Ấn Độ rất bị ám ảnh với dục, vì bạn nghĩ Ấn Độ rất tôn giáo và đạo đức. Vâng, nó vậy đấy, nhưng tính đạo đức và tôn giáo của nó tất cả đều dựa nhiều thế trên kìm nén cái mà sâu bên dưới là ám ảnh với dục.
Nếu người đàn bà của bạn chỉ cầm tay ai đó khác, chồng phát điên. Chỉ cầm tay thôi! Cầm tay có thể chỉ là một cử chỉ đơn giản của thân thiện. Không có nhu cầu cho bất kì mầu sắc dục nào cho nó, nhưng đàn ông Ấn Độ không thể nghĩ được điều đó. Nếu người đàn bà của anh ta cầm tay ai đó khác, điều đó nghĩa là cô ấy có quan hệ dục với ai đó khác. Anh ta sẽ phát rồ. Anh ta sẽ không thể nào ngủ được. Anh ta sẽ muốn giết người đàn ông này hay người đàn bà này hay bản thân anh ta. Cái gì đó đã đi rất xa.
Ở phương Tây mọi sự được nhìn theo cách rất khác. Người ta có thể cầm tay của ai đó chỉ như cử chỉ thân thiện vô cùng, của yêu thương, của chia sẻ. Nó không cần có bất kì ngụ ý dục nào cho nó. Hay, cho dù nó có, đó không phải là chuyện của bất kì ai khác. Đó là tự do của người này. Một người phải quyết định cuộc sống của mình, cách sống, sống cùng ai. Không ai khác có thể là nhân tố quyết định, nhưng điều đó tạo ra vấn đề.
Lắng nghe điều này: ở phương Tây dục không quan trọng thế như người ở phương Đông nghĩ nó vậy. Dục đã gần như trở thành việc chia sẻ năng lượng, việc chơi đùa đáng yêu với nhau, trò vui. Nó không còn có sự nghiêm chỉnh mà nó đã thường có trong quá khứ. Ở Ấn Độ nó vẫn rất rất nghiêm chỉnh. Và khi cái gì đó là nghiêm chỉnh, nhớ lấy, bản ngã phải đã được tham gia vào trong nó. Bản ngã bao giờ cũng nghiêm chỉnh; nó làm cho mọi thứ thành nghiêm chỉnh. Và bất kì khi nào cái gì đó chơi đùa, điều đó đơn giản chỉ ra bản ngã không còn được tham gia vào trong nó. Và mọi tính chơi đùa đều là tốt vì nó là giải thoát.
Khi bạn rơi vào yêu... nếu mọi người Ấn Độ đều rơi vào yêu - và ở đây nó sẽ xảy ra lặp đi lặp lại - khi người Ấn Độ rơi vào yêu, anh ta đang rơi một cách rất nghiêm chỉnh. Đó là rắc rối. Và người đàn bà có thể không nghĩ nó là nghiêm chỉnh chút nào. Cô ấy có thể nghĩ nó chỉ dành cho khoảnh khắc thôi. Bạn hấp dẫn cô ấy - trong khoảnh khắc đó. Không có cam kết trong đó; không có ngày mai cho nó. Nhưng tâm trí Ấn Độ đang mang không chỉ ngày mai - mang cả đời. Hay có những người thậm chí còn nghĩ tới kiếp khác trong tương lai. Những điều đó là các nguồn ẩn kín bạn không nói về chúng, nhưng va chạm sẽ xảy ra.
Cô ấy đã rơi vào yêu bạn vì cô ấy tận hưởng việc yêu; nó là kinh nghiệm đẹp. Cô ấy đã không rơi vào yêu bạn nói riêng - cô ấy đang trong yêu với bản thân việc yêu. Đó là khác biệt. Bạn không trong yêu với bản thân việc yêu - bạn rơi vào yêu với người đàn bà đặc biệt này. Đó là chuyện sống-chết cho bạn. Nếu ngày mai cô ấy bắt đầu đi với ai đó khác, bạn sẽ điên. Nhưng bạn đã hiểu lầm. Nó đã là cử chỉ của khoảnh khắc thôi.
Cô gái Mĩ vừa mới trở về New York từ kì nghỉ ở Anh và đã nói với người bạn tốt nhất của cô ấy. "Mabel ơi, em đã nghĩ về Keith ngay từ khi em rời khỏi Anh. Bây giờ em quay về nhà và em nghĩ em không nên viết cho anh ấy vì tình bạn của chúng em chỉ là qua loa."
"Nhưng, Wendy này, em đã hứa cưới anh ta!"
"Em biết, nhưng đó là tất cả thế thôi."
Hôn nhân không còn có tính nghiêm chỉnh mà nó đã có ở phương Đông. Hôn nhân chỉ là một loại tình bạn - không cái gì đặc biệt về nó.
Nếu bạn không hiểu những tâm trí khác biệt này, nó sẽ là vấn đề khó, việc trao đổi sẽ không thể có được. Đàn ông ở phương Đông bao giờ cũng tận hưởng tự do - mm? - họ nói "Con trai là con trai." Nhưng đàn bà đã không được trao cho bất kì tự do nào. Ở phương Tây không có phân biệt. Đàn ông hay đàn bà - cả hai đều tự do. Và bất kì cái gì đàn ông đã từng làm, bây giờ đàn bà cũng đang làm nó; cô ấy có mọi quyền để làm nó.
Ở phương Đông chúng ta giở thủ đoạn. Thủ đoạn là ở chỗ chúng ta đặt đàn bà ở rất cao trên bệ lớn; chúng ta tôn sùng đàn bà. Đó là thủ đoạn để cầm tù cô ấy. Chúng ta thoả mãn cho bản ngã của cô ấy qua việc tôn thờ. Chúng ta nói, "Đàn bà là nữ thượng đế, đàn bà là thuần khiết. Đàn bà không phải của thế gian này. Đàn bà phải là đồng trinh trước hôn nhân và thế thì cô ấy phải vẫn còn một vợ một chồng trong cả đời cô ấy." Và chúng ta kính trọng điều này quá nhiều, và chúng ta đã ước định người đàn bà về điều này nhiều tới mức họ trở nên nghiện với bản ngã, và họ vẫn còn trên bệ. Bị cầm tù ở đó, xiềng xích có đó! Và đàn ông tận hưởng mọi loại tự do. Con trai là con trai...
Đàn bà ở phương Tây đã đi xuống khỏi bệ này. Cô ấy nói, "Hoặc anh cũng đi lên bệ hoặc em đi xuống. Cả hai ta phải tồn tại trên cùng nền đất." Và đó là cách nó phải vậy.
"Tôi nói điều này, ông già," Clive nói với người chủ bữa tiệc, 'có cô gái trẻ khá ngon lành này mà tôi đâm ra thực sự hoà thuận, ông biết tôi ngụ ý cái gì chứ."
Ông ấy bước đi và tiếp tục, "Và tôi tự hỏi liệu tôi có thể dùng phòng ngủ dự phòng của ông trong một thời gian ngắn được không."
"Không, tôi không bận tâm đâu," ông chủ đáp. "Nhưng vợ ông thì sao?"
"Ồ, đừng bận tâm về bà ấy," Clive nói. "Tôi sẽ chỉ để thời gian ngắn thôi và tôi chắc bà ấy sẽ không mất tôi đâu."
"Tôi biết bà ấy sẽ không mất ông," ông chủ nói. "Mới năm phút trước bà ấy đã mượn phòng ngủ dự phòng rồi!"
Bản ngã nam không bao giờ cho phép điều đó xảy ra. Nó cho phép bản thân nó có mọi loại tự do; nó không cho phép người đàn bà có tự do đó. Bây giờ mọi sự đã thay đổi ở phương Tây. Đàn ông và đàn bà đang đứng trên cùng mặt phẳng như những con người. Đàn bà không còn là nữ thần, và cô ấy không giả vờ và cô ấy không muốn giả vờ.
Nhưng tâm trí Ấn Độ bị che mờ rất nhiều bởi quá khứ.
Nếu bạn bỏ những tâm trí này, nếu bạn chỉ là đàn ông và đàn bà, thế thì không có vấn đề gì. Vấn đề nảy sinh từ tâm trí Ấn Độ và tâm trí Trung Quốc và tâm trí Mĩ - nếu bạn bỏ tâm trí thế thì không có vấn đề gì. Thế thì yêu có thể tuôn chảy, và bạn có thể trưởng thành qua nó.
Nhưng dầu vậy nhớ lấy: không yêu nào có thể là việc thoả mãn tối thượng. Nó có thể đi con đường dài nhưng nó không thể đi toàn thể con đường. Chung cuộc bạn phải đi ra ngoài nó. Học cách yêu bằng việc yêu mọi người, thế thì một ngày nào đó dùng việc học đó để rơi vào yêu với cái toàn thể, với bản thân sự tồn tại. Chỉ ngày đó bạn đã về tới nhà.
Câu hỏi cuối cùng
Không cái gì tốt, không cái gì xấu. Không cái gì thu được, không cái gì mất đi. Coi nó là dễ dàng. Với điều này như một tham chiếu, xin thầy giải thích sự khác biệt giữa người hưởng lạc ăn uống và Phật tử Thiền.
Không có gì cả. Phật tử Thiền biết nó, người hưởng lạc ăn uống không biết nó. Đó là khác biệt duy nhất - ngoài ra không có gì.
Giữa người chứng ngộ và người không chứng ngộ không có khác biệt chút nào, thậm chí không một li khác biệt. Người chứng ngộ biết nó, người không chứng ngộ không biết nó - có vậy thôi. Người không chứng ngộ tin vào khoảnh cách, vào khác biệt, do đó người đó tạo ra nó. Người chứng ngộ đã đi tới biết không có khác biệt. Niềm tin này đã biến mất.

0 Đánh giá

Ads Belove Post